Phát hiện cổ vật phải làm thế nào?

Tôi đào móng làm nhà, phát hiện được một chiếc bình, mọi người cho là bình thời xưa. Tôi muốn bán để kiếm ít tiền nhưng ông Trưởng thôn nói đó là đồ cổ, phải nộp cho Nhà nước. Tôi nghĩ chiếc bình này là vô chủ, sao tôi muốn bán lại không được? Lê Ba (le123…@gmail.com)

Nếu đó là đồ cổ thì bạn phải nộp cho nhà nước như ông Trưởng thôn đã nói.

Các hiện vật có từ một trăm năm tuổi trở lên, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học được coi là cổ vật, là di sản văn hóa.

Theo Luật di sản văn hóa và Nghị định 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ, mọi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu nhà nước và do nhà nước thống nhất quản lý. Di sản văn hóa phát hiện được, không xác định được chủ sở hữu là thuộc sở hữu nhà nước. Vì vậy, tổ chức, cá nhân khi phát hiện được cổ vật phải thông báo kịp thời địa điểm phát hiện và giao nộp cổ vật do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổ chức, cá nhân kịp thời thông báo và tự nguyện giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch thì tùy theo giá trị của di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được xét tặng, truy tặng Giấy khen, Bằng khen, Huy chương hoặc các hình thức khen thưởng khác theo quy định của pháp luật. Nghị định 96/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức tiền thưởng cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia được tính theo phương pháp lũy thoái từng phần, cụ thể là: Phần giá trị của tài sản đến 10 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 30%; trên 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 15%; trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 7%;  trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 1%; trên 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 0,5%.

Luật di sản văn hóa cũng quy định nghiêm cấm các hành vi như:

1. Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

2. Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa.

3. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

4. Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

5. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
290 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào