Đây được coi là tội lừa đảo không
Chào bạn!
Tôi chưa rõ thông tin của bạn lắm vì bạn chưa cho biết là mẹ bạn có ký hợp đồng vay tiền hay thím bạn là người đứng tên trên hợp đồng vay tiền, không biết mẹ bạn có ký văn bản nào liên quan đến việc bảo lãnh hay thế chấp cho thím bạn không? Nếu mẹ bạn ký vào hợp đồng vay hoặc văn bản thế chấp, bảo lãnh....thì rất khó bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho gia đình bạn được.
Về tội phạm bạn muốn biết tôi có thể trả lời bạn như sau:
Trường hợp này theo tôi chưa đủ các yếu tố cấu thành của tội lừa đảo, nó phù hợp với tội " Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" theo Điều 140 Bộ luật Hình sự:
Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Với giá trị tài sản lên đến 900 triệu thì thuộc khoản 4 Điều 140 với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân. Khoản 4 Quy định:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Trường hợp vụ việc nhà bạn được công thụ lý giải quyết thì gia đình bạn và những người cho vay nặng lãi đều là những người có liên quan đến vụ việc. Trong trường hợp những người cho vay nặng lãi gây sức ép hoặc đe dọa gia đình bạn thì bạn có thể nhờ đến sự can thiệp của cơ quan công an.
Về thời hạn điều tra, xét xử được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2004 đối với trường hợp này có thể lên đến 18 tháng bao gồm thời gian điều tra, gia hạn điều tra.....thời gian chuẩn bị xét xử....
Trường hợp người phạm tội mà bỏ trốn thì thời gian giải quyết vụ việc sẽ bị kéo dài hơn nữa./.
Chúc bạn sớm giải quyết được vụ việc!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?