Xin hỏi về quyền tranh chấp đất đã có giấy tờ
Chào bạn!
Theo thông tin bạn cung cấp chúng tôi xác định, ông nội và bà nội của vợ bạn có khối tài sản chung là quyền sử dụng diện tích đất đang tranh chấp. Ông nội vợ bạn mất đi không để lại di chúc, do vậy quyền thừa kế tài sản của ông nội vợ bạn (tương đương với 1/2 khối tài sản chung vợ chồng) sẽ được chia theo pháp luật.
Theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 676 Bộ luật dân sự thì những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông nội vợ bạn gồm có các cụ nội vợ bạn (nếu các cụ còn sống), bà nội vợ của bạn, con đẻ, con nuôi của ông nội vợ bạn. Những người này sẽ có quyền lợi như nhau đối với di sản do ông nội vợ của bạn để lại.
Do vậy, việc định đoạt tài sản thừa kế phải được sự đồng thuận của tất cả các đồng thừa kế, nếu thiếu một trong các đồng thừa kế không tham gia các giao dịch liên quan đến di sản thừa kế thì các giao dịch đó đều không phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong trường hợp cụ thể của bạn thì người cô vợ bạn ở xa có quyền thừa kế di sản của ông nội vợ bạn để lại như các đồng thừa kế khác. Nếu các bên không thể thỏa thuận được với nhau về hướng giải quyết thì có thể yêu cầu Tòa án Nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật. Khi giải quyết, Tòa án sẽ căn cứ vào quy định của pháp luật thừa kế cũng như các tình tiết khách quan khác của vụ án để đưa ra phán quyết công bằng.
Nếu Tòa án xác định diện tích đất này là tài sản chung của ông bà nội vợ của bạn thì bà nội vợ của bạn được hưởng phần tài sản tương đương với 1/2 diện tích đất tranh chấp, 1/2 còn lại sẽ được chia làm 5 phần bằng nhau (gồm bà nội vợ bạn và bốn người con của ông bà).
Trân trọng!
Theo thông tin bạn cung cấp chúng tôi xác định, ông nội và bà nội của vợ bạn có khối tài sản chung là quyền sử dụng diện tích đất đang tranh chấp. Ông nội vợ bạn mất đi không để lại di chúc, do vậy quyền thừa kế tài sản của ông nội vợ bạn (tương đương với 1/2 khối tài sản chung vợ chồng) sẽ được chia theo pháp luật.
Theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 676 Bộ luật dân sự thì những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông nội vợ bạn gồm có các cụ nội vợ bạn (nếu các cụ còn sống), bà nội vợ của bạn, con đẻ, con nuôi của ông nội vợ bạn. Những người này sẽ có quyền lợi như nhau đối với di sản do ông nội vợ của bạn để lại.
Do vậy, việc định đoạt tài sản thừa kế phải được sự đồng thuận của tất cả các đồng thừa kế, nếu thiếu một trong các đồng thừa kế không tham gia các giao dịch liên quan đến di sản thừa kế thì các giao dịch đó đều không phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong trường hợp cụ thể của bạn thì người cô vợ bạn ở xa có quyền thừa kế di sản của ông nội vợ bạn để lại như các đồng thừa kế khác. Nếu các bên không thể thỏa thuận được với nhau về hướng giải quyết thì có thể yêu cầu Tòa án Nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật. Khi giải quyết, Tòa án sẽ căn cứ vào quy định của pháp luật thừa kế cũng như các tình tiết khách quan khác của vụ án để đưa ra phán quyết công bằng.
Nếu Tòa án xác định diện tích đất này là tài sản chung của ông bà nội vợ của bạn thì bà nội vợ của bạn được hưởng phần tài sản tương đương với 1/2 diện tích đất tranh chấp, 1/2 còn lại sẽ được chia làm 5 phần bằng nhau (gồm bà nội vợ bạn và bốn người con của ông bà).
Trân trọng!
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Thư Viện Pháp Luật
Chia sẻ trên Facebook
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?