Trách nhiệm khi gây TNGT

Chào luật sư. Tôi xin nhờ luật sư tư vấn trường hợp như sau: Vào ngày 26/02/2011 vào lúc 18h30 trên đoạn đường về nhà , mẹ tôi bị xe máy chạy với tốc độ 78km/h (theo kết luận của CAGT và không bật đèn trong điều kiện trời tối và có sương mù (theo người đi làm cùng mẹ tôi ). Mẹ tôi đã sang hẳn phần đường từ đường lớn về đường dong phía về nhà tôi. Xe máy đi ngược chiều và đâm trực diện vào xe đạp do mẹ tôi điều khiển. Hậu quả làm mẹ tôi võ hộp sọ và mất trên đường đi cấp cứu.xe đạp bị gãy rời bánh trước và văng xa khoảng 3m.sau khi mẹ tôi mất,phía gia đình gây tai nạn bồi thường theo hình thức nhỏ giọt 10, 20 ,30 ,40 triệu theo từng đợt. gia đinh tôi  rât bức xúc.( mẹ tôi là thương binh và đang hưởng chế đọ theo qui định la 520 nghìn/ tháng Theo kết luận điều tra của công an điều tra huyện thì mẹ tôi hoàn toàn sai do sang đường đôt ngột không nhương đường cho xe máy dẫn đến tai nạn( ở đây có sự thỏa hiệp trước do phía gây tai nạn có người thân làm CSĐT) Tôi xin nhờ luất sư tư vấn  giúp tôi về trách nhiệm dân sự và hình sự bên gây tai nạn phải chịu va gia đình tôi bây gờ phải làm như thế nào.Mong sớm nhận được sự tư vấn cưa luật sư. Xin chân thành cảm ơn luật sư   Trân trọng

Điều 202.  Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ  

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến năm năm.

 2. Phạm tội  thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định; 

“b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;”

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;  

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn  giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Lái xe trường hợp này có dấu hiệu vi phạm quy định tại điều 202 Bộ luật hình sự, việc xem xét trách nhiệm hình sự sẽ được cơ quan tiến hành tố tụng xác định trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

Về trách nhiệm dân sự: Người điều khiển xe và chủ sở hữu xe phải chịu trách nhiệm bồi thường cho gia đình nạn nhân, các khoản bồi thường gia đình nạn nhân được hưởng bao gồm: Khoản chi phí cho việc cứu chữa nạn nhân; Chi phí hợp lý cho việc mai táng; Tiền bồi thường tổn thất tinh thất cho những người thân của gia đình nạn nhân....

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
232 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào