Có phải là hành động tự vệ không?

Thưa luật sư! Cảm ơn luật sư đã lắng nghe tôi. Tôi xin trình bày sự việc như sau. Chiều ngày 16-1 (Âl), tôi cùng Qúy, Trung và Thế- là những người bạn cùng xóm đến nhà anh Hào dự buổi liên hoan trước khi anh Hào lên đường nhập ngũ. Anh Hào cũng có mời 4 người bạn ở làng bên gồm: Kiên, Kỳ,  Nam, Đức sang cùng chung vui. Chúng tôi có ngồi uống rượu với nhau được môt lúc thì giữa Quý, Trung và Kỳ có lời qua tiếng lại, nhưng chúng tôi can ngăn nên 2 bên vẫn tiếp tục uống, uống được một lúc thì Đức va Nam đi về. Lúc đó, hai bên vẫn có xích mích với nhau nên tôi gọi Trung và Quý ra ngoài đường trước cổng nhà anh Hào chơi Mấy người ở xóm bên tưởng rằng chúng tôi đón đánh họ nên Kỳ đã gọi điện kêu thanh niên ở xóm họ đến, được một lúc thì chúng tôi thấy khoảng 7-8 người đi 4 xe máy đến, họ xuống xe và có ý định đánh chúng tôi, và tôi liền đấm 1 người trong số họ và lúc đó thì Đức- người đã đến nhà anh Hào lúc nãy, liền rút một con dao trong người ra đuổi theo tôi, Quý liền bảo tôi: Chạy đi. Tôi liền chạy đi nhưng Đức vẫn đuổi theo tôi, tôi vớ được một cái gậy bên đường đánh lại anh ta 2 phát trúng vào cổ. Ngay sau đó tôi về nhà. Ngày mai tôi có nghe nói Đức bị tôi đánh sái hàm trái và có chảy máu ở mặt, nghe thấy thế tôi bảo mẹ tôi sang xem thế nào và mẹ tôi sang thăm và có đưa cho gia đình anh Đức 200.000đ. Nhưng vào ngày 21-1(Âl) mẹ Đức sang nhà tôi đòi bồi thường thêm 2.000.000đ để chi trả cho tiền chụp cắt-lớp ở bệnh viện 115( Vinh-Nghệ An). Tôi xin phép được hỏi với sự việc như trên tôi có phải trả 2 triệu đó không. Và tôi hành động như thế có phải là hành động tự vệ không? Xin chân thành cảm ơn luật sư đã lắng nghe tôi.

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của  người khác 

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

 

 

106.  Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng  

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.

Điều 15.  Phòng vệ chính đáng 

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả  rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. 

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.

Hành vi của bạn có thể sẽ phạm tội cố ý gây thương tích, Tuy nhiên bạn cần xem xét bên bị hại bị có bị thương tích trên 11% hay chưa? Tuy nhiên với hành vi của bạn thì theo tôi bạn nên bồi thường cho người bị hại theo yêu cầu của họ (2000000đ)

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
274 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào