Thủ tục ghi chú kết hôn và ly hôn tại STP
Chào bạn!
Theo quy định, người có quốc tịch VN, đã định cư và nhập tịch nước khác nhưng chưa mất quốc tịch VN thì đến nay vẫn còn quốc tịch gốc (chưa hết thời hạn 5 năm theo Luật Quốc tịch).
Việc ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch đã đăng ký tại nước ngoài (kết hôn, khai sinh v.v...) cũng là một quy định của pháp luật vì vậy các bạn phải thực hiện đầy đủ, tuy nhiên khi nhận hồ sơ, cơ quan chức năng phải hướng dẫn các bạn bổ sung đầy đủ và cấp biên nhận có ngày hẹn cụ thể, nếu quá thời hạn bạn có thể khiếu nại về việc chậm trễ đó lên cấp có thẩm quyền để yêu cầu xem xét, xử lý.
Thân ái !!!
trích Luật Quốc tịch
....................
Điều 13. Người có quốc tịch Việt Nam
1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.
Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.
.................
trích Nghị định 158/2005/NĐ-CP
.............
MỤC 4: GHI VÀO SỔ HỘ TỊCH CÁC VIỆC HỘ TỊCH CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM ĐÃ ĐĂNG KÝ TẠI CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CỦA NƯỚC NGOÀI
Điều 55. Những trường hợp phải ghi vào sổ hộ tịch và thẩm quyền ghi vào sổ hộ tịch
1. Công dân Việt Nam đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài các việc: khai sinh; kết hôn; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi khi về nước thường trú phải làm thủ tục ghi vào sổ hộ tịch theo quy định tại Mục này.
2. Việc công nhận kết hôn; nuôi con nuôi; nhận cha, mẹ, con đã đăng ký trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng được ghi vào sổ hộ tịch theo quy định tại Mục này.
3. Sở Tư pháp, nơi đương sự cư trú thực hiện việc ghi vào sổ hộ tịch.
Điều 56. Thủ tục ghi vào sổ hộ tịch
1. Người có yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch phải xuất trình bản chính hoặc bản sao giấy tờ hộ tịch cần ghi.
2. Sau khi kiểm tra giấy tờ hợp lệ, cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp ghi vào sổ hộ tịch theo quy định tại Điều 57 của Nghị định này.
Điều 57. Cách ghi vào sổ hộ tịch
1. Việc ghi vào sổ hộ tịch được thực hiện như sau:
a) Việc sinh được ghi vào Sổ đăng ký khai sinh;
b) Việc kết hôn được ghi vào Sổ đăng ký kết hôn;
c) Việc nhận cha, mẹ, con được ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con;
d) Việc nuôi con nuôi được ghi vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi.
2. Khi ghi vào sổ hộ tịch phải ghi theo đúng nội dung của giấy tờ hộ tịch mà đương sự xuất trình; những nội dung trong sổ hộ tịch có mà trong giấy tờ hộ tịch không có, thì để trống, những nội dung trong giấy tờ hộ tịch có nhưng trong sổ hộ tịch không có thì ghi vào cột ghi chú của sổ hộ tịch.
3. Đối với những giấy tờ hộ tịch của công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước thường trú, thì sau khi thực hiện việc ghi chú vào sổ hộ tịch, Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp cho đương sự bản chính giấy tờ hộ tịch mới. Sổ ghi các sự kiện hộ tịch là căn cứ để cấp bản sao giấy tờ hộ tịch sau này.
Đối với việc công nhận kết hôn; nuôi con nuôi; nhận cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 2 Điều 55 của Nghị định này, thì sau khi thực hiện việc ghi chú vào sổ hộ tịch, Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp cho đương sự giấy xác nhận về việc đã ghi chú đó.
...............
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?