BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 02/2025/TT-BKHĐT
|
Hà Nội, ngày
03 tháng 01 năm 2025
|
THÔNG
TƯ
QUY ĐỊNH BỘ CHỈ TIÊU
THỐNG KÊ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM
Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11
năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và
Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê ngày 12 tháng
11 năm 2021;
Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP
ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Thống kê;
Căn cứ Nghị định số 94/2022/NĐ-CP
ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê
thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng
sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương;
Căn cứ Nghị định số 62/2024/NĐ-CP
ngày 07 tháng 6 năm 2024 sửa đổi, bổ sung một số điều, phụ lục của Nghị định số
94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê và Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2022 của
Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê
quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu
tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Nghị định số 89/2022/NĐ-CP
ngày 28 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê;
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư quy định Bộ chỉ tiêu
thống kê phát triển bền vững
của Việt Nam.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.
Thông tư này quy định Bộ chỉ tiêu thống
kê phát triển bền vững của Việt Nam gồm:
a)
Danh mục chỉ tiêu thống kê
phát triển bền vững của Việt Nam quy định tại Phụ lục I Thông
tư này gồm 145 chỉ tiêu thống kê phản ánh 17 mục tiêu phát triển
bền vững của Việt Nam;
b)
Nội dung chỉ tiêu thống kê
phát triển bền vững của Việt Nam quy định tại Phụ lục II Thông
tư này gồm khái niệm, phương pháp
tính; phân tổ chủ yếu; kỳ công bố; nguồn số
liệu và cơ quan chịu trách nhiệm thu
thập, tổng hợp.
2.
Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam là bộ chỉ tiêu thống kê liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên kết vùng nhằm
cung cấp số liệu đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.
3.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá
nhân cung cấp thông tin thống kê, sản xuất thông tin thống kê và sử dụng thông tin thống kê về
các mục tiêu phát triển bền vững của
Việt Nam.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống
kê) chủ trì, phối hợp với các
cơ quan có liên quan:
a)
Thu thập, tổng hợp thông tin thống kê
thuộc Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam bảo đảm cung cấp số liệu thống kê đầy đủ, chính xác, kịp thời và đáp ứng yêu cầu so sánh quốc tế;
b)
Xây dựng và hoàn thiện các
hình thức thu thập thông tin Bộ chỉ tiêu
thống kê phát triển bền vững của Việt Nam;
c)
Xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam và phổ biến thông
tin thống kê các chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam.
2.
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao và các cơ quan có liên quan căn cứ vào Bộ chỉ tiêu thống kê
phát triển bền vững của Việt Nam có trách nhiệm thu thập, tổng hợp, biên soạn những chỉ tiêu
được phân công và cung cấp cho Bộ Kế hoạch và
Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để tổng hợp
chung.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 10 tháng 3 năm 2025.
2.
Thông tư số 03/2019/TT-BKHĐT
ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư quy định Bộ chỉ tiêu thống kê
phát triển bền vững của Việt Nam hết hiệu lực kể từ ngày
Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng
mắc, các cơ quan, đơn vị gửi ý kiến
về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để kịp thời có hướng dẫn, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo
cáo);
- Các Phó Thủ tướng Chính
phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành
phố trực thuộc TW;
- Công báo;
- Website của Chính phủ;
- Website của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Vụ Pháp chế;
- Lưu: VT, TCTK (5).
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Chí Dũng
|
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CHỈ TIÊU
THỐNG KÊ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2025/TT-BKHĐT ngày 03 tháng 01 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
STT
|
Mã số
|
Mã số chỉ
tiêu quốc gia tương ứng
|
Mục tiêu,
tên chỉ tiêu
|
Mục tiêu 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi
|
1
|
1.1.1
|
|
Tỷ lệ dân số sống dưới
chuẩn nghèo quốc tế
|
2
|
1.2.1
|
1802
|
Tỷ lệ nghèo đa chiều
|
3
|
1.2.2
|
1803
|
Tỷ lệ trẻ em nghèo đa chiều
|
4
|
1.3.1.a
|
|
Tỷ lệ người lao động tham gia bảo hiểm xã
hội
|
5
|
1.3.1.b
|
|
Tỷ lệ người lao động tham gia bảo hiểm thất
nghiệp
|
6
|
1.3.1.c
|
0714
|
Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế
|
7
|
1.3.1.d
|
0716
|
Số người được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
|
8
|
1.3.1.e
|
|
Số người được hỗ trợ xã hội
hàng tháng tại cộng đồng
|
9
|
1.3.1.g
|
|
Số người được hỗ trợ xã hội
đột xuất
|
10
|
1.3.1.h
|
|
Số người được nuôi dưỡng
tập trung trong cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội
|
11
|
1.4.1
|
|
Tỷ lệ dân số sống trong hộ
tiếp cận với các dịch vụ cơ bản
|
Mục tiêu 2. Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững
|
12
|
2.1.2
|
0813
|
Tỷ lệ mất an ninh lương thực
|
13
|
2.2.1
|
1607
|
Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng (chiều
cao theo tuổi - thể thấp còi)
|
14
|
2.2.2.a
|
1607
|
Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng (cân
nặng theo chiều cao - thể gầy còm)
|
15
|
2.2.2.b
|
|
Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi thừa cân, béo
phì
|
16
|
2.3.1
|
|
Năng suất lao động ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản
|
17
|
2.3.2
|
|
Thu nhập bình quân lao động
ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản
|
18
|
2.4.1
|
0814
|
Tỷ lệ diện tích đất sản
xuất nông nghiệp đạt hiệu quả và bền
vững
|
19
|
2.5.1.a
|
|
Số lượng nguồn gen giống cây trồng được bảo tồn
|
20
|
2.5.1.b
|
|
Số lượng nguồn gen giống vật nuôi được bảo tồn
|
21
|
2.c.1
|
1101
|
Chỉ số giá tiêu dùng nhóm lương thực, thực phẩm
|
Mục tiêu 3. Bảo
đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc
lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi
|
22
|
3.1.1
|
1603
|
Tỷ số tử vong mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống
|
23
|
3.1.2
|
|
Tỷ lệ phụ nữ đẻ được nhân viên y tế có kỹ năng đỡ
|
24
|
3.2.1
|
1605
|
Tỷ suất chết của trẻ em dưới 05 tuổi
|
25
|
3.2.2.a
|
1604
|
Tỷ suất chết của trẻ em dưới 01 tuổi
|
26
|
3.3.1.a
|
1608
|
Số ca hiện nhiễm HIV được phát hiện trên 100.000 dân
|
27
|
3.3.2
|
|
Số ca mắc mới lao trên 100.000 dân
|
28
|
3.3.3
|
|
Số ca mắc mới sốt rét trên 100.000 dân
|
29
|
3.5.2
|
|
Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên sử dụng rượu, bia tới mức nguy hại
|
30
|
3.6.1
|
1901
|
Số vụ tai nạn giao thông; số
người chết, bị thương do tai nạn giao thông
|
31
|
3.7.1
|
|
Tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi có nhu cầu tránh thai và có sử dụng biện pháp
tránh thai hiện đại
|
32
|
3.7.2
|
|
Tỷ suất sinh ở tuổi vị thành niên (10-14
tuổi; 15-19 tuổi)
|
33
|
3.8.1
|
|
Mức độ bao phủ các dịch vụ
y tế thiết yếu
|
34
|
3.8.2
|
|
Tỷ lệ người sống trong hộ có chi phí y tế lớn so với tổng chi tiêu
|
35
|
3.a.1
|
|
Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên sử dụng thuốc lá
|
36
|
3.b.1
|
1606
|
Tỷ lệ trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin
|
37
|
3.c.1
|
|
Số nhân viên y tế trên
10.000 dân
|
Mục tiêu 4. Đảm
bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người
|
38
|
4.1.1
|
1503
|
Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông
|
39
|
4.1.2
|
|
Tỷ lệ học sinh hoàn thành các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông
|
40
|
4.2.2
|
|
Tỷ lệ huy động trẻ em 05 tuổi đi học mẫu giáo
|
41
|
4.3.1.a
|
1507
|
Số sinh viên đại học trên
10.000 dân
|
42
|
4.3.1.b
|
0203
|
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo
|
43
|
4.4.1
|
1317
|
Tỷ lệ người từ 15-64 tuổi biết kỹ năng về công
nghệ thông tin và truyền thông
|
44
|
4.5.1
|
|
Chỉ số bình đẳng giới trong
giáo dục các cấp tiểu học, trung
học cơ sở, trung học phổ thông
|
45
|
4.6.1
|
|
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở
lên biết chữ
|
46
|
4.7.1
|
|
Tỷ lệ trường có phổ biến
kiến thức về giới, phòng chống bạo lực, xâm hại; cung cấp kiến thức về HIV
|
47
|
4.a.1
|
|
Tỷ lệ các trường học có
(a) điện; (b) internet dùng cho mục đích
học tập; (c) máy tính dùng cho mục đích
học tập; (d) cơ sở hạ tầng và tài liệu phù
hợp với học sinh, sinh viên khuyết tật;
(e) nước uống; (f) hệ thống vệ sinh tiện lợi và riêng rẽ
cho từng giới tính và (g) chỗ rửa tay thuận tiện
|
48
|
4.c.1
|
|
Tỷ lệ giáo viên đạt trình
độ chuẩn được đào tạo trở lên
|
Mục tiêu 5. Đạt
được bình đẳng về giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái
|
49
|
5.1.1.a
|
0103
|
Tỷ số giới tính khi sinh
|
50
|
5.2.1
|
|
Tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái
từ 15 tuổi trở lên đã từng bị bạo lực bởi
chồng hoặc bạn tình hiện tại hoặc trước đây trong
12 tháng qua
|
51
|
5.2.2
|
|
Tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái
từ 15 tuổi trở lên đã từng bị bạo lực tình
dục bởi những người không phải chồng hoặc
không phải bạn tình trong 12 tháng qua
|
52
|
5.3.1
|
|
Tỷ lệ phụ nữ từ 20-24 tuổi đã kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng lần đầu
trước 15 tuổi, trước 18 tuổi
|
53
|
5.3.1.a
|
|
Tỷ lệ tảo hôn
|
54
|
5.4.1
|
|
Tỷ lệ thời gian làm công việc
nội trợ và chăm sóc gia đình không được trả công
|
55
|
5.5.1.a
|
0211
|
Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội
|
56
|
5.5.1.b
|
0212
|
Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân
|
57
|
5.5.2
|
|
Tỷ lệ nữ là nhà lãnh đạo
trong các ngành, các cấp và các đơn vị
|
58
|
5.6.1
|
|
Tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi tự quyết định về quan
hệ tình dục, sử dụng biện pháp tránh thai và chăm
sóc sức khỏe sinh sản
|
59
|
5.a.1
|
|
Tỷ lệ hộ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với
đất sản xuất nông nghiệp
|
60
|
5.b.1
|
|
Tỷ lệ người sở hữu điện thoại di động
|
Mục tiêu 6. Đảm
bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người
|
61
|
6.1.1
|
1808
|
Tỷ lệ dân số được sử dụng
nguồn nước hợp vệ sinh
|
62
|
6.2.1
|
1809
|
Tỷ lệ dân số sử dụng hố xí
hợp vệ sinh
|
63
|
6.3.1
|
|
Tỷ lệ nước thải đô thị được
thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy
chuẩn theo quy định
|
64
|
6.3.1.a
|
|
Tỷ lệ khu công nghiệp đang
hoạt động có hệ thống xử lý nước
thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường
|
65
|
6.4.1.a
|
|
Tỷ lệ hồ chứa lớn được kiểm soát, giám
sát để bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu
của lưu vực sông
|
66
|
6.4.1.b
|
|
Tỷ lệ các hồ chứa lớn, quan
trọng trên các lưu vực sông được
vận hành theo quy chế phối hợp liên hồ chứa
|
67
|
6.6.1.a
|
|
Số lượng khu Ramsar được thành lập và công nhận
|
Mục tiêu 7. Đảm
bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi
người
|
68
|
7.1.1
|
|
Tỷ lệ dân số sử dụng điện
|
69
|
7.1.2
|
|
Tỷ lệ hộ có sử dụng nhiên
liệu sạch
|
70
|
7.2.1
|
|
Tỷ trọng năng lượng tái tạo
trong tổng tiêu dùng năng lượng cuối cùng
|
71
|
7.3.1.a
|
|
Tổng cung năng lượng sơ cấp/GDP
|
72
|
7.3.1.b
|
|
Tiêu hao năng lượng so với tổng sản phẩm trong
nước
|
73
|
7.b.1
|
|
Công suất lắp đặt năng lượng tái tạo
|
Mục tiêu 8. Đảm
bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên
tục; tạo việc làm đầy đủ,
năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người
|
74
|
8.1.1
|
|
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước bình
quân đầu người
|
75
|
8.1.1.b
|
0503
|
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
|
76
|
8.2.1
|
|
Tốc độ tăng năng suất lao động
|
77
|
8.3.1
|
0206
|
Tỷ lệ lao động có việc làm
phi chính thức
|
78
|
8.5.1
|
0209
|
Thu nhập bình quân một lao
động có việc làm
|
79
|
8.5.2
|
0204
|
Tỷ lệ thất nghiệp
|
80
|
8.6.1
|
|
Tỷ lệ người từ 15-24 tuổi không có việc làm và không tham gia học tập hoặc đào
tạo
|
81
|
8.7.1
|
0207
|
Tỷ lệ người từ 05-17 tuổi tham gia lao động
|
82
|
8.8.1
|
|
Số người bị tai nạn lao động
|
83
|
8.9.1
|
|
Tỷ lệ đóng góp của hoạt
động du lịch trong tổng sản phẩm trong nước
|
84
|
8.10.1
|
|
Số chi nhánh ngân hàng thương mại và số máy ATM trên 100.000 dân từ 15 tuổi trở lên
|
85
|
8.10.2
|
0707
|
Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác
|
Mục tiêu 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu
cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường
đổi mới
|
86
|
9.1.2.a
|
1202
|
Số lượt hành khách vận
chuyển và luân chuyển
|
87
|
9.1.2.b
|
1203
|
Khối lượng hàng hóa vận
chuyển và luân chuyển
|
88
|
9.2.1.a
|
|
Tỷ trọng giá trị tăng thêm
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tổng sản phẩm trong
nước
|
89
|
9.2.1.b
|
0904
|
Giá trị tăng thêm bình quân đầu người ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
theo sức mua tương đương
|
90
|
9.2.2
|
|
Tỷ trọng lao động có việc làm
trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
|
91
|
9.3.2
|
|
Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang có dư nợ tại các tổ
chức tín dụng
|
92
|
9.5.1
|
1406
|
Chi cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ so với tổng sản phẩm trong nước
(GDP)
|
93
|
9.5.2
|
1403
|
Số người hoạt động nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ trên
1.000.000 dân
|
94
|
9.c.1
|
1314
|
Tỷ lệ dân số được phủ sóng
bởi mạng di động
|
95
|
9.c.2
|
|
Tỷ lệ hộ gia đình được phủ
mạng internet băng rộng cáp quang
|
Mục tiêu 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội
|
96
|
10.1.1.a
|
|
Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người của 40% dân số có thu nhập thấp nhất so với tốc độ tăng trưởng về thu nhập bình quân đầu người
|
97
|
10.1.1.b
|
|
Tốc độ tăng chi tiêu bình quân đầu người của 40% dân số chi tiêu thấp nhất so với tốc độ tăng trưởng về chi tiêu bình quân đầu người
|
98
|
10.2.1
|
|
Tỷ lệ người sống dưới 50% thu nhập trung vị
|
99
|
10.4.1
|
|
Tỷ trọng giá trị lao động
trong tổng sản phẩm trong nước
|
100
|
10.4.2
|
1805
|
Hệ số bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập (hệ số Gini)
|
101
|
10.7.1
|
|
Tỷ lệ chi phí tuyển dụng mà
lao động di cư phải trả so với thu nhập hàng tháng ở nước đến làm việc
|
Mục tiêu 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo
môi trường sống và làm việc an toàn, phân bổ hợp lý dân cư
và lao động theo vùng
|
102
|
11.1.1
|
|
Tỷ lệ dân số sống trong các
nhà tạm
|
103
|
11.5.1
|
2103
|
Số người chết, mất tích, bị
thương do thiên tai trên 100.000 dân
|
104
|
11.5.2
|
2103
|
Tổng giá trị thiệt hại do
thiên tai gây ra
|
105
|
11.6.1
|
2107
|
Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý
|
106
|
11.8.1
|
|
Tỷ lệ xã được công
nhận đạt tiêu chuẩn nông thôn mới
|
107
|
11.8.2
|
2107
|
Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn
được thu gom, xử lý
|
Mục tiêu 12. Đảm bảo mô hình sản xuất và tiêu
dùng bền vững
|
108
|
12.4.2
|
2106
|
Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý
|
109
|
12.4.3
|
|
Tỷ lệ khu vực ô nhiễm môi
trường đất được xử lý, cải tạo và
phục hồi theo quy định
|
Mục tiêu 13. Ứng
phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai
|
110
|
13.1.1
|
2103
|
Số người chết, mất tích, bị
thương do thiên tai trên 100.000 dân
|
111
|
13.2.2
|
2110
|
Lượng phát thải khí
nhà kính bình quân đầu người
|
112
|
13.3.1.a
|
|
Tỷ lệ cơ sở phát thải khí
nhà kính xây dựng và thực hiện kế hoạch
giảm phát thải khí nhà kính
|
113
|
13.3.2
|
|
Tỷ lệ dân số được phổ biến
kiến thức về phòng, chống thiên tai
|
Mục tiêu 14. Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương,
biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững
|
114
|
14.1.1.a
|
|
Tỷ lệ điểm quan trắc chất lượng nước biển ven bờ
đạt yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các
thông số: Ô nhiễm chất hữu cơ (N-NH4+) và
dầu mỡ khoáng
|
115
|
14.5.1
|
|
Tỷ lệ diện tích các khu bảo
tồn biển, ven biển trên tổng diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia
|
Mục tiêu 15. Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo
tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh
thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài
nguyên đất
|
116
|
15.1.1
|
2102
|
Tỷ lệ che phủ rừng
|
117
|
15.1.2
|
|
Tỷ lệ diện tích các khu bảo
tồn thiên nhiên trên đất liền so với diện tích lãnh
thổ đất liền
|
118
|
15.2.1.a
|
|
Diện tích rừng được bảo vệ
|
119
|
15.3.1
|
2105
|
Tỷ lệ diện tích đất bị thoái
hóa
|
120
|
15.6.1
|
|
Tỷ lệ tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương tham gia vào hệ thống cơ sở dữ liệu
quốc gia về nguồn gen và tri thức truyền thống về nguồn
gen
|
121
|
15.6.2
|
|
Số lượng hồ sơ tiếp cận nguồn gen và chia
sẻ lợi ích
|
Mục tiêu 16. Thúc đẩy xã hội hòa bình, công bằng, bình đẳng vì sự phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp
cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách
nhiệm giải trình và có sự
tham gia ở các cấp.
|
122
|
16.1.1
|
|
Số nạn nhân của tội cố ý
giết người trên 100.000 dân
|
123
|
16.1.3
|
1905
|
Tỷ lệ dân số bị bạo lực
|
124
|
16.1.4
|
|
Tỷ lệ dân số cảm thấy an toàn
khi đi bộ một mình quanh khu vực sống sau
khi trời tối
|
125.
|
16.2.1
|
|
Tỷ lệ người dưới 18 tuổi đã từng bị người chăm sóc, nuôi dưỡng xử phạt về thể
chất hoặc bị xử phạt về tinh thần trong tháng qua
|
126
|
16.2.2
|
|
Số nạn nhân của nạn mua bán
người được phát hiện trên 100.000
dân
|
127
|
16.2.3
|
|
Tỷ lệ người từ 18-29 tuổi đã từng bị bạo lực tình dục trước 18 tuổi
|
128
|
16.3.1
|
|
Tỷ lệ nạn nhân bị bạo lực
trong 12 tháng qua đã trình báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan, đoàn thể có thể hỗ trợ
|
129
|
16.4.2
|
|
Tổng số vũ khí, vật liệu nổ
và công cụ hỗ trợ trái phép bị tịch
thu
|
130
|
16.5.1
|
|
Tỷ lệ người phải trả chi phí không chính
thức khi sử dụng dịch vụ công
|
131
|
16.5.2
|
|
Tỷ lệ doanh nghiệp phải trả chi phí không
chính thức khi sử dụng dịch vụ công
|
132
|
16.6.1
|
|
Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước
so với dự toán chi ngân sách nhà nước đã được phê duyệt
|
133
|
16.6.2
|
|
Tỷ lệ dân số hài
lòng về dịch vụ công trong lần gần đây
nhất
|
134
|
16.9.1
|
0113
|
Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai sinh
|
Mục tiêu 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối
tác toàn cầu vì sự phát
triển bền vững
|
135
|
17.1.1
|
0602
|
Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước
so với tổng sản phẩm trong nước
|
136
|
17.1.2
|
|
Tỷ trọng các khoản chi được
bảo đảm từ nguồn thu thuế
|
137
|
17.3.1.a
|
|
Vốn hỗ trợ phát triển chính
thức và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
|
138
|
17.3.1.b
|
|
Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
|
139
|
17.4.1
|
|
Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
|
140
|
17.6.1
|
1307
|
Số thuê bao truy nhập
Internet băng rộng trên 100 dân
|
141
|
17.8.1
|
1306
|
Tỷ lệ người sử dụng Internet
|
142
|
17.11.1
|
1006
|
Trị giá hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu
|
143
|
17.17.1
|
|
Tổng số dự án đầu tư theo
phương thức đối tác công tư
|
144
|
17.19.1
|
|
Tỷ lệ đăng ký khai sinh
|
145
|
17.19.2
|
|
Tỷ lệ đăng ký khai tử
|
PHỤ LỤC II
NỘI DUNG CHỈ TIÊU
THỐNG KÊ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2025/TT-BKHĐT ngày 03 tháng 01 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Mục tiêu 1: Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi
nơi
1.1.1. Tỷ lệ dân số sống dưới chuẩn nghèo quốc
tế
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ dân số sống dưới chuẩn nghèo quốc tế là phần trăm dân số có
mức thu nhập bình quân một ngày dưới 2,15 Đô la Mỹ theo sức mua tương đương 2017 so
với tổng dân số tại thời điểm đó.
Công
thức tính:
Tỷ lệ dân số sống dưới chuẩn nghèo quốc tế (%)
|
=
|
Dân số có thu
nhập bình quân một ngày dưới 2,15 Đô la Mỹ theo sức mua tương đương 2017
|
x 100
|
Tổng dân số
|
2. Phân tổ chủ yếu
-
Giới tính;
-
Dân tộc;
-
Thành thị/nông thôn;
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
-
Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo
sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
1.2.1. Tỷ lệ nghèo đa chiều
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ nghèo đa chiều là tỷ lệ phần
trăm giữa số hộ nghèo đa chiều so với tổng số hộ.
Công
thức tính:
Tỷ lệ nghèo đa
chiều (%)
|
=
|
Số hộ nghèo đa
chiều
|
x 100
|
Tổng số hộ
|
Chuẩn nghèo đa chiều bao gồm 2 tiêu chí: (1)
Tiêu chí về thu nhập và (2) tiêu chí về mức
độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản. Các tiêu chí để xác định chuẩn nghèo đa chiều
dựa trên văn bản quy phạm pháp luật
tương ứng theo từng thời kỳ.
2. Phân tổ chủ yếu
-
Dân tộc của chủ hộ;
-
Thành thị/nông thôn;
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
-
Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo
sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
1.2.2. Tỷ lệ trẻ em nghèo đa chiều
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ trẻ em nghèo đa chiều là tỷ lệ phần trăm giữa số trẻ em từ 0-15 tuổi nghèo đa chiều so với tổng số trẻ em từ 0-15 tuổi.
Công
thức tính:
Tỷ lệ trẻ em nghèo
đa chiều (%)
|
=
|
Tổng số trẻ em từ 0-15
tuổi nghèo đa chiều
|
x 100
|
Tổng số trẻ em từ 0-15
tuổi
|
Dựa trên nguồn số liệu hiện có, các chiều tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản để xác định nghèo đa chiều trẻ em gồm giáo dục, y tế, nhà ở, nước hợp vệ sinh, hố xí hợp vệ sinh, dinh dưỡng và tiếp cận công nghệ thông tin. Một trẻ em được gọi là nghèo
đa chiều nếu thiếu hụt từ 2 chiều tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Đối với mỗi chiều, có
các chỉ tiêu tương ứng để xác định mức độ thiếu hụt.
Lưu
ý: Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước
về vấn đề trẻ em có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn tiêu chuẩn xác định
nghèo đa chiều trẻ em thì phương pháp tính sẽ thay đổi theo quy định của văn bản pháp luật.
2. Phân tổ chủ yếu
-
Giới tính;
-
Dân tộc;
-
Thành thị/nông thôn;
-
Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo
sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
1.3.1.a. Tỷ lệ người lao động tham gia bảo
hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm
thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động
khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng
vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Số người tham gia bảo hiểm xã hội gồm số người tham
gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và số
người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại
hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà
nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn
mức đóng, phương thức đóng phù hợp
với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội
để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc các
đối tượng sau:
-
Người lao động là công dân Việt Nam
thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm:
+
Người làm việc theo hợp đồng lao động
không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp người lao động và
người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi
khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản
lý, điều hành, giám sát của một bên;
+
Cán bộ, công chức, viên chức;
+
Công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công
an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ
yếu;
+
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ
quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân
dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương
như đối với quân nhân;
+
Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân
dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
+
Dân quân thường trực;
+
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng quy định tại Luật
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng, trừ trường hợp điều ước quốc
tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên có quy định khác;
+
Vợ hoặc chồng không hưởng lương từ ngân
sách nhà nước được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng
thành viên cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được hưởng chế
độ sinh hoạt phí;
+
Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát
viên, người đại diện phần vốn nhà nước,
người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã có hưởng
tiền lương;
+
Người hoạt động không chuyên trách ở
cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
+
Đối tượng quy định tại điểm a khoản này làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương
làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất;
+
Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh
doanh tham gia theo quy định của Chính phủ;
+
Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát
viên, người đại diện phần vốn nhà nước,
người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã không hưởng
tiền lương.
-
Người lao động là công dân nước ngoài
làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã
hội bắt buộc khi làm việc theo hợp đồng lao
động xác định thời hạn có thời hạn từ
đủ 12 tháng trở lên với người sử dụng
lao động tại Việt Nam.
-
Người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã
hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn
vị sự nghiệp công lập; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc
Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và tổ chức cơ yếu; tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ
quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế
hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, tổ hợp tác,
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn,
sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là
công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và
không phải là người đang hưởng lương hưu,
trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng.
Tỷ lệ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội là
tỷ lệ phần trăm giữa số người tham gia bảo hiểm xã hội so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm báo cáo.
Công
thức tính:
Tỷ lệ người lao động
tham gia bảo hiểm xã hội (%)
|
=
|
Số người tham gia bảo
hiểm xã hội năm báo cáo
|
x 100
|
Lực lượng lao động
trong độ tuổi lao động năm báo cáo
|
2. Phân tổ chủ yếu
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
-
Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
-
Số người tham gia bảo hiểm xã hội: Dữ
liệu hành chính của Bảo hiểm xã hội
Việt Nam;
-
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động: Điều tra lao
động việc làm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
-
Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);
-
Phối hợp: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
(cung cấp số liệu về số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội).
1.3.1.b. Tỷ lệ người lao động tham gia bảo
hiểm thất nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm,
tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp được xác định
như sau:
-
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm
việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
+
Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
+
Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
Trong
trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động
và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết
đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
-
Người lao động theo quy định tại khoản 1
Điều 43 Luật Việc làm đang hưởng lương hưu, giúp
việc gia đình thì không phải tham gia bảo
hiểm thất nghiệp.
-
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm
cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội -
nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ
chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh
nghiệp, hợp tác xã, hộ dân cư, hộ
kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có
thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.
Tỷ lệ người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp so với lực
lượng lao động trong độ tuổi lao động năm báo cáo.
Công
thức tính:
Tỷ lệ người lao động
tham gia bảo hiểm thất nghiệp (%)
|
=
|
Số người tham gia bảo
hiểm thất nghiệp năm báo cáo
|
x 100
|
Lực lượng lao động
trong độ tuổi lao động năm báo cáo
|
2. Phân tổ chủ
yếu
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
-
Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
-
Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp: Dữ liệu hành
chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
-
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động: Điều tra lao
động việc làm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
-
Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
-
Phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bảo hiểm xã hội Việt Nam (cung cấp số liệu về
số người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp).
1.3.1.c. Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế
1. Khái niệm, phương pháp tính
a)
Số người tham gia bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp
dụng đối với các đối tượng theo quy định của
Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi
nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Số người tham gia bảo hiểm y tế được xác định theo
6 nhóm đối tượng cụ thể như sau:
-
Nhóm do người lao động và người sử
dụng lao động đóng;
-
Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng;
-
Nhóm do ngân sách nhà nước đóng;
-
Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ
mức đóng;
-
Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình;
-
Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
Chi
tiết về người tham gia bảo hiểm y tế thuộc 06 nhóm
tham gia bảo hiểm y tế quy định tại Điều 1, Điều
2, Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6 Chương I Nghị định số 146/2018/NĐ-CP
ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
b)
Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế
Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế là tỷ lệ phần
trăm giữa số người tham gia bảo hiểm y tế so với dân số
trung bình năm báo cáo.
Công
thức tính:
Tỷ lệ người tham gia
bảo hiểm y tế (%)
|
=
|
Số người tham gia bảo
hiểm y tế năm báo cáo
|
x 100
|
Dân số trung bình
năm báo cáo
|
2. Phân tổ chủ yếu
-
Nhóm tham gia bảo hiểm y tế;
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
-
Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
-
Số người tham gia bảo hiểm y tế: Dữ liệu hành chính
của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
-
Dân số trung bình: Điều tra biến động
dân số và kế hoạch hóa gia
đình.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
-
Chủ trì: Bộ kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);
-
Phối hợp: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
(thu thập số liệu số người tham gia bảo hiểm y tế).
1.3.1.d. Số người được hưởng bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính, phân
tổ chủ yếu
a)
Số người được hưởng bảo hiểm xã hội
Số người được hưởng bảo hiểm xã hội là số người đã tham gia bảo hiểm xã hội được nhận tiền bảo hiểm xã hội (tính
theo số người, bất kể một người nhận được
nhiều loại bảo hiểm xã hội khác nhau).
Số người được hưởng bảo hiểm xã hội được chi trả
theo các chế độ: Ốm đau, thai sản; tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.
Phân tổ chủ yếu
-
Chế độ trợ cấp;
-
Thời gian hưởng (hưởng 1 lần/hàng tháng);
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
-
Vùng kinh tế - xã hội.
b)
Số người được hưởng bảo hiểm y tế
Số người được hưởng bảo hiểm y tế là số người đã
tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh
được hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh
(tính theo số lượt người khám chữa
bệnh bảo hiểm y tế).
Phân tổ chủ yếu
-
Hình thức điều trị (nội trú/ngoại trú);
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
-
Vùng kinh tế - xã hội.
c)
Số người được hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Số người được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là số
người đã tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp khi mất việc làm
(thất nghiệp) được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp (tính
theo số người hưởng bảo hiểm thất nghiệp).
Phân tổ chủ yếu
-
Chế độ trợ cấp (trợ cấp thất nghiệp/hỗ trợ học nghề/hỗ trợ
đào tạo nâng cao kỹ năng nghề);
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
-
Vùng kinh tế - xã hội.
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu: Dữ
liệu hành chính của Bảo hiểm xã hội Việt
Nam.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
1.3.1.e. Số người được hỗ trợ xã hội hàng
tháng tại cộng đồng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng gồm:
1.
Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi
dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a)
Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm
con nuôi;
b)
Mồ côi cả cha và mẹ;
c)
Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích
theo quy định của pháp luật;
d)
Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi
dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà
xã hội;
đ)
Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành
án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành
quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
e)
Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
g)
Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc,
nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà
xã hội;
h)
Cả cha và mẹ đang trong thời gian
chấp hành án phạt tù tại trại giam
hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt
buộc;
i)
Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích
theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi
dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà
xã hội;
k)
Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích
theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành
án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành
quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l)
Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành
án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành
quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2.
Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này đang
hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung
học, chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì
tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp
xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối
đa không quá 22 tuổi.
3.
Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.
4.
Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo
chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có
chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích
theo quy định của pháp luật và đang
nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ
16 đến 22 tuổi và người con đó đang học
văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này
(sau đây gọi chung là người đơn thân
nghèo đang nuôi con).
5.
Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
a)
Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng
dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và
quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng
trợ cấp xã hội hàng tháng;
b)
Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo,
hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm
a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
c)
Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc
diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
d)
Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng
dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện
tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội
nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm
sóc tại cộng đồng.
6.
Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo
quy định pháp luật về người khuyết tật.
7.
Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các
khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
8.
Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có
nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền
lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã
hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.
2. Phân tổ chủ yếu
-
Giới tính;
-
Nhóm đối tượng;
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế
độ báo cáo thống kê ngành Lao động -
Thương binh và Xã hội.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội.
1.3.1.g. Số người được hỗ trợ xã hội đột xuất
1. Khái niệm, phương pháp tính
Những đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội đột xuất
bao gồm:
+
Hộ gia đình có người chết, mất tích
do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; tai nạn giao thông, tai
nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các
lý do bất khả kháng khác;
+
Người bị thương nặng do thiên tai, hỏa
hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm
trọng hoặc các lý do bất khả kháng
khác;
+
Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị bị hư hỏng nặng, đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên
tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng
khác mà không còn nơi ở;
+
Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo
quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở,
lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác;
+
Trẻ em có cả cha và mẹ chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý
do bất khả kháng khác mà không còn người thân
thích chăm sóc, nuôi dưỡng.
2. Phân tổ chủ yếu
-
Nhóm đối tượng;
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế
độ báo cáo thống kê ngành Lao động -
Thương binh và Xã hội.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội.
1.3.1.h. Số người được nuôi dưỡng tập trung
trong cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội
1. Khái niệm, phương pháp tính
Đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo
trợ xã hội, nhà xã hội, gồm:
1.
Đối tượng bảo trợ xã hội có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm:
a)
Đối tượng trẻ em thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc,
nuôi dưỡng tại cộng đồng, gồm:
Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
-
Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm
con nuôi;
-
Mồ côi cả cha và mẹ;
-
Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;
-
Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi
dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà
xã hội;
-
Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành
án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành
quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
-
Cả cha và mẹ mất tích theo quy
định của pháp luật;
-
Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc,
nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà
xã hội;
-
Cả cha và mẹ đang trong thời gian
chấp hành án phạt tù tại trại giam
hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt
buộc;
-
Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định
của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ
sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
-
Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định
của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù
tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định
xử lý vi phạm hành chính tại trường
giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc,
cơ sở cai nghiện bắt buộc;
-
Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang
trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý
vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt
buộc.
Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm
HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà
không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội
hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có
công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
b)
Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;
c)
Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc,
nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà
xã hội theo quy định của pháp luật về người
khuyết tật.
2.
Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:
a)
Nạn nhân của bạo lực gia đình;
nạn nhân bị xâm hại tình
dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
b)
Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về
nơi cư trú;
c)
Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3.
Người chưa thành niên, người không
còn khả năng lao động là đối tượng thuộc
diện chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính
4.
Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội bao gồm:
a)
Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;
b)
Người không thuộc diện quy định tại khoản
1 và khoản 2 không có điều kiện sống
tại gia đình, có nhu cầu vào sống tại
cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội.
2. Phân tổ chủ yếu
-
Nhóm đối tượng;
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
-
Vùng kinh tế - xã hội
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế
độ báo cáo thống kê ngành Lao động -
Thương binh và Xã hội.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội.
1.4.1. Tỷ lệ dân số sống trong hộ tiếp cận
với các dịch vụ cơ bản
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ dân số sống trong hộ tiếp cận với các
dịch vụ cơ bản là phần trăm dân số sống trong hộ được tiếp cận với các dịch vụ cơ
bản trong tổng dân số trong năm xác định.
Các
dịch vụ cơ bản được xác định theo
chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều quy định trong chuẩn nghèo
quốc gia tương ứng theo từng thời kỳ.
Công
thức tính:
Tỷ lệ dân số sống trong hộ tiếp cận với các dịch vụ cơ bản
(%)
|
=
|
Dân số sống trong hộ
được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản
|
x 100
|
Tổng dân số
|
2. Phân tổ chủ yếu
-
Thành thị/nông thôn;
-
Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo
sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
Mục tiêu 2: Xóa đói, bảo đảm an ninh lương
thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững
2.1.2. Tỷ lệ mất an ninh lương thực
1. Khái niệm, phương pháp tính
An
ninh lương thực là trạng thái
mà mọi người có khả năng tiếp cận các
thực phẩm an toàn, bổ dưỡng, đầy đủ để duy
trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động.
Chỉ tiêu này đo lường tỷ lệ phần trăm dân số trải qua tình trạng mất an ninh lương thực ở mức
độ vừa và nghiêm trọng.
Công
thức tính:
Tỷ lệ mất an ninh
lương thực (%)
|
=
|
Dân số trải qua tình
trạng mất an ninh lương thực
|
x 100
|
Tổng dân số
|
Dân
số trải qua tình trạng mất an ninh
lương thực được thu thập và tính toán theo thang đo FIES. Thang đo FIES
do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên
hợp quốc (FAO) quy định nhằm đánh giá các mức
độ thiếu lương thực, thực phẩm của dân số, gồm 8 nội dung như
sau:
STT
|
Nội dung
thang đo
|
1
|
Lo lắng không có đủ thức ăn
|
2
|
Không thể mua thực phẩm bảo đảm dinh dưỡng và
tốt cho sức khỏe
|
3
|
Chỉ ăn một vài loại thực
phẩm
|
4
|
Phải bỏ một bữa ăn
|
5
|
Ăn ít hơn số lượng cần phải ăn
|
6
|
Cạn kiệt thực phẩm
|
7
|
Bị đói.
|
8
|
Không ăn gì cả ngày
|
Dữ liệu ở cấp độ cá nhân hoặc hộ gia đình được thu thập bằng cách áp dụng bảng câu hỏi về an ninh lương thực trong một cuộc điều tra mẫu.
Phương
pháp được sử dụng để phân tích dữ
liệu FIES xuất phát từ lý thuyết đáp
ứng câu hỏi (IRT). Mô hình IRT cụ thể được áp dụng cho dữ liệu FIES là mô
hình Rasch (mô hình logistic một tham số, 1-PL).
2. Phân tổ chủ yếu: Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo
sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
2.2.1. Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh
dưỡng (chiều cao theo tuổi - thể thấp còi)
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi là tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi có chiều cao theo tuổi
thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của chiều cao trung vị của quần thể tham
khảo của Tổ chức Y tế Thế giới.
Quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là một nhóm trẻ có sức khỏe, cân
nặng và chiều cao phát triển bình thường. Cân nặng và
chiều cao của những trẻ em này được Tổ chức
Y tế Thế giới dùng làm chuẩn để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của những trẻ em cùng độ tuổi. Quần
thể tham khảo năm 2006 của Tổ chức Y tế Thế giới là chuẩn
mới thay thế cho quần thể tham khảo cũ trước đây của Hoa
Kỳ và của Tổ chức Y tế Thế giới.
Tình
trạng dinh dưỡng được phân loại theo
các mức sau:
-
Bình thường: ≥ - 2SD
-
Suy dinh dưỡng:
Độ I (vừa): < - 2SD và ≥ - 3SD
Độ II (nặng): < - 3SD và ≥ - 4SD
Độ III (rất nặng): < - 4SD
Trong
đó, SD là độ chênh lệch chuẩn.
Công
thức tính:
Tỷ lệ trẻ em dưới 05
tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi (%)
|
=
|
Số trẻ em dưới 05
tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi
|
x 100
|
Số trẻ em dưới 05
tuổi được đo
chiều cao
|
2. Phân tổ chủ yếu
-
Giới tính;
-
Dân tộc (Kinh/khác);
-
Thành thị/nông thôn;
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
-
Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều
tra dinh dưỡng.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Y tế.
2.2.2.a. Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh
dưỡng (cân nặng theo chiều cao - thể gầy còm)
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng thể gầy còm là tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi có chiều cao theo tuổi
thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của chiều cao trung vị của quần thể tham
khảo của Tổ chức Y tế Thế giới.
Quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là một nhóm trẻ có sức khỏe, cân
nặng và chiều cao phát triển bình thường. Cân nặng và
chiều cao của những trẻ em này được Tổ chức
Y tế Thế giới dùng làm chuẩn để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của những trẻ em cùng độ tuổi. Quần
thể tham khảo năm 2006 của Tổ chức Y tế Thế giới là chuẩn
mới thay thế cho quần thể tham khảo cũ trước đây của Hoa
Kỳ và của Tổ chức Y tế Thế giới.
Tỷ lệ trẻ em dưới 05
tuổi suy dinh dưỡng thể gầy còm (%)
|
=
|
Số trẻ em dưới 05
tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao
|
x 100
|
Số trẻ em dưới 05
tuổi được cân và đo
chiều cao
|
2. Phân tổ chủ yếu
-
Giới tính;
-
Dân tộc (Kinh/khác);
-
Thành thị/nông thôn;
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
-
Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố:
Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều
tra dinh dưỡng.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Y tế.
2.2.2.b. Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi thừa cân,
béo phì
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi thừa cân, béo phì được tính
bằng tổng số trẻ em dưới 05 tuổi bị thừa cân, béo phì tính
trên tổng số trẻ dưới 05 tuổi được cân, đo trên địa bàn (tỉnh/huyện/xã) tại
thời điểm điều tra.
Cách
đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ em dưới 05 tuổi dựa vào Z- Score của chỉ số
cân nặng theo chiều cao. Theo các tiêu chuẩn của Quần thể tham khảo WHO 2006, tình trạng
thừa cân, béo phì của trẻ em dưới 05 tuổi được phân
loại khi Z- score cân nặng theo chiều cao ở
ngưỡng như sau:
Chỉ số Z-score cân nặng theo chiều cao (WHZ):
1 < Z-score ≤ 2
|
Trẻ nguy cơ thừa cân
|
2 < Z-score ≤ 3
|
Trẻ thừa cân
|
Z-score > 3
|
Trẻ béo phì
|
Công
thức tính:
Tỷ lệ trẻ em dưới 05
tuổi bị thừa cân, béo phì (%)
|
=
|
Số trẻ em dưới 05
tuổi bị thừa cân, béo phì
|
x 100
|
Tổng số trẻ em dưới
05 tuổi được cân và đo chiều cao
|
2. Phân tổ chủ yếu
-
Giới tính;
-
Dân tộc (Kinh/khác);
-
Thành thị/nông thôn/miền núi;
-
Tỉnh, thành phố;
-
Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều
tra dinh dưỡng.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Y tế.
2.3.1. Năng suất lao động ngành nông, lâm
nghiệp và thủy sản
1. Khái niệm, phương pháp tính
Năng
suất lao động ngành nông, lâm nghiệp
và thủy sản phản ánh hiệu suất làm
việc của lao động ngành nông, lâm nghiệp và
thủy sản, thường đo bằng tổng sản phẩm trong nước ngành
nông, lâm nghiệp và thủy sản tính
bình quân một lao động có việc làm
ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong
thời kỳ tham chiếu.
Công
thức tính:
Năng suất lao động ngành
nông, lâm nghiệp và thủy sản
|
=
|
Tổng sản phẩm trong
nước ngành nông, lâm nghiệp và thủy
sản
|
Tổng số lao động có
việc làm ngành nông, lâm nghiệp và
thủy sản
|
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu
-
Điều tra thống kê;
-
Chế độ báo cáo thống kê;
-
Dữ liệu hành chính.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
2.3.2. Thu nhập bình quân lao động ngành nông,
lâm nghiệp và thủy sản
1. Khái niệm, phương pháp tính
Thu
nhập của lao động ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có việc làm
bao gồm những khoản thu nhập sau:
-
Thu nhập từ tiền công, tiền lương và
các khoản thu nhập khác có tính chất như
lương, gồm: Tiền làm thêm, tiền thưởng, tiền phụ cấp,...
của những người lao động làm công hưởng lương trong nền
kinh tế. Các khoản thu nhập này có thể
bằng tiền hoặc hiện vật.
-
Thu nhập từ các hoạt động sản xuất
kinh doanh, gồm: Thu lợi từ các hoạt động sản xuất nông
nghiệp để bán sản phẩm, lợi nhuận từ việc
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ,... không bao gồm những khoản thu nhập từ lãi suất cho vay hay
lợi tức được trả mà không liên quan đến công việc đang làm.
Thu
nhập bình quân một lao động ngành
nông, lâm nghiệp và thủy sản có việc làm là tổng thu nhập của tất cả lao động ngành
nông, lâm nghiệp và thủy sản có việc làm so với tổng số lao động có việc làm.
Công
thức tính:
Thu nhập bình
quân một lao động ngành nông, lâm nghiệp và
thủy sản có việc làm
|
=
|
Tổng thu nhập của tất
cả lao động có
việc làm ngành nông lâm nghiệp và
thủy sản
|
Tổng số lao động có
việc làm ngành nông, lâm nghiệp và
thủy sản
|
2. Phân tổ chủ yếu: Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều
tra lao động và việc làm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
2.4.1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông
nghiệp đạt hiệu quả và bền vững
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả và bền vững là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích đất sản xuất nông
nghiệp đạt hiệu quả và bền vững so với tổng
diện tích đất sản xuất nông nghiệp;
Công
thức tính:
Tỷ lệ diện tích
đất sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả và
bền vững (%)
|
=
|
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả và bền vững
|
x 100
|
Tổng diện tích
đất sản xuất nông nghiệp
|
Đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng cây hằng năm và đất trồng cây lâu năm. Đất trồng cây hằng năm bao gồm đất trồng lúa,
đất trồng cây hằng năm khác.
Chỉ tiêu này được tính dựa trên
kết quả điều tra mẫu thông qua 11 chỉ tiêu
thành phần tương ứng với 11 chủ đề thuộc 3 khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường.
Khía cạnh
|
Chủ đề
|
Chỉ tiêu
thành phần
|
Kinh tế
|
Năng suất đất
|
Giá trị sản phẩm trên một
hecta
|
Lợi nhuận
|
Thu nhập ròng
|
Khả năng thích ứng và
phục hồi
|
Cơ chế giảm thiểu rủi ro
|
Môi trường
|
Sức khỏe của đất
|
Tỷ lệ thoái hóa đất
|
Sử dụng nước
|
Sự ổn định của nguồn nước tưới
|
Rủi ro ô nhiễm phân
bón
|
Sử dụng phân bón
|
Rủi ro thuốc bảo vệ thực vật
|
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
|
Đa dạng sinh học
|
Áp dụng hỗ trợ đa dạng sinh học trong sản xuất nông
nghiệp
|
Xã hội
|
Việc làm tốt
|
Tiền công, tiền lương trong
nông nghiệp
|
An ninh lương thực, thực phẩm
|
An ninh lương thực, thực phẩm theo thang đo trải
nghiệm mất an ninh lương thực (FIES)
|
Quyền sử dụng đất
|
Đảm bảo quyền sử dụng đất
|
Tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững được tính cho từng chỉ tiêu thành phần và phân loại theo 3 mức độ: Cao, chấp nhận được và
không bền vững, dựa trên phân loại và
tổng hợp diện tích theo 3 mức độ từ cấp độ nông
trại (là cơ sở có sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp trong thời gian tham chiếu,
gồm hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp,...). Tổng các tỷ lệ theo các mức độ hiệu quả và bền vững cao, chấp nhận được và không bền vững của
mỗi chỉ tiêu thành phần bằng 100%.
Tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả và
bền vững (SDG 2.4.1) bằng tổng tỷ lệ sản xuất hiệu quả và
bền vững ở mức cao và chấp nhận được của chỉ
tiêu thành phần mà tổng tỷ lệ sản
xuất hiệu quả và bền vững ở mức cao và chấp nhận được của nó thấp nhất trong 11 chỉ tiêu
thành phần. Công thức tính:
Trong
đó:
SDG241a+d: Tỷ
lệ đất sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả và bền vững.
SId:
Tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp đạt
hiệu quả và bền vững ở mức cao của chỉ tiêu thành phần thứ n.
Sla:
Tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp đạt
hiệu quả và bền vững ở mức chấp nhận được của chỉ tiêu
thành phần thứ n.
n:
Số chỉ tiêu thành phần.
Tính tỷ lệ đất sản xuất nông
nghiệp đạt hiệu quả và bền vững của mỗi chỉ tiêu thành phần:
Mẫu số ở tất cả các chỉ tiêu thành phần là diện tích đất sản xuất nông
nghiệp của các nông trại trong danh sách
mẫu.
Tử số của mỗi chỉ tiêu thành phần theo từng mức độ
sản xuất hiệu quả và bền vững cao, trung bình,
không bền vững lần lượt là tổng diện tích
đất sản xuất nông nghiệp của các nông
trại trong danh sách mẫu được phân loại sản xuất hiệu quả và bền vững theo mức độ cao,
chấp nhận được, không bền vững. Mỗi nông trại được phân loại sản xuất hiệu quả và bền vững theo tiêu chí của từng chỉ tiêu
thành phần.
Công
thức tính:
Trong
đó:
Sld;
Sla; SIu : Lần lượt là tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững ở mức cao, chấp nhận được, không bền vững;
m:
Số nông trại trong danh sách điều tra mẫu;
d,a,u:
Lần lượt là số nông trại được phân loại hiệu quả và bền vững ở mức cao; chấp nhận được, không bền vững
(d+a+u = m);
A:
Diện tích đất sản xuất nông
nghiệp, của mỗi nông trại.
Bộ tiêu chí phân loại hiệu quả và bền vững dựa trên phương pháp luận của Tổ chức Nông
Lương Liên Hợp Quốc (FAO) xây dựng. Cụ thể
như sau:
STT
|
Chỉ tiêu
thành phần
|
Tiêu chí sản
xuất hiệu quả và bền vững
(Tiêu chí phân loại
hiệu quả bền vững ở cấp nông trại)
|
1
|
Giá trị sản phẩm trên
một hecta
|
Mỗi nông trại sẽ tính
giá trị sản phẩm trên 1 hecta đất sản xuất
nông nghiệp, tập hợp thành 1 dãy số
liệu về giá trị sản phẩm trên một
hecta, từ đó tìm ra giá trị tương ứng với phân vị 90 của dãy số liệu đó.
Phân loại hiệu quả và bền vững ở cấp nông trại:
Mức độ cao: Giá
trị sản phẩm trên 1 đơn vị diện tích
của nông trại ≥ 2/3 giá trị của phân
vị 90;
Chấp nhận được:
Giá trị sản phẩm trên 1 đơn vị diện
tích của nông trại ≥ 1/3 giá trị
của phân vị 90 và < 2/3 giá trị
của phân vị 90;
Không bền vững:
Giá trị sản phẩm trên 1 đơn vị diện
tích của nông trại <1/3 giá
trị của phân vị 90.
Thời gian tham chiếu: Năm trước liền kề năm điều
tra.
|
2
|
Thu nhập ròng
|
Phân loại hiệu quả và bền
vững ở cấp nông trại:
Mức độ cao:
Trong 3 năm liên tiếp, hoạt động sản xuất nông
nghiệp của nông trại có lãi ở cả 3 năm;
Chấp nhận được:
Trong 3 năm liên tiếp, hoạt động sản xuất nông
nghiệp của nông trại có lãi 1 hoặc 2 năm;
Không bền vững:
Trong 3 năm liên tiếp, hoạt động sản xuất nông
nghiệp của nông trại không có lãi ở bất kỳ năm nào.
Thời gian tham chiếu: 3 năm trước liền kề năm điều
tra.
|
3
|
Cơ chế giảm thiểu rủi
ro
|
Chỉ tiêu thành phần này
đo lường các cơ chế giảm thiểu rủi ro sau:
- Tiếp cận được với tín dụng;
- Tiếp cận được với bảo hiểm;
- Đa dạng hóa trong sản
xuất của trang trại (tỷ trọng của một loại sản phẩm nông nghiệp không lớn hơn 66% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của nông trại).
Phân loại hiệu quả và bền
vững ở cấp nông trại:
Mức độ cao: Nông
trại đảm bảo được 2 trong 3 cơ chế;
Chấp nhận được:
Nông trại đảm bảo được 1 cơ chế;
Không bền vững:
Nông trại không đảm bảo được cơ chế
nào.
Thời gian tham chiếu: Năm trước liền kề năm điều
tra.
|
4
|
Tỷ lệ thoái
hóa đất
|
Chỉ tiêu thành phần này
đo lường tỷ lệ đất bị thoái hóa do các vấn
đề liên quan đến xói mòn đất, giảm
độ phì nhiêu của đất, xâm nhập mặn,
hạn hán, ô nhiễm, mất đa dạng sinh học đất,... qua đánh
giá của nông trại dựa trên thực tiễn sản xuất.
Tỷ lệ đất sản xuất
nông nghiệp bị thoái hóa
|
=
|
Tổng diện tích
đất sản xuất nông nghiệp bị thoái
hóa
|
x100
|
Tổng diện tích
đất sản xuất nông nghiệp
|
Phân loại hiệu quả và bền
vững ở cấp nông trại:
Mức độ cao: Tỷ
lệ thoái hóa đất <10%
Chấp nhận được:
Tỷ lệ thoái hóa đất ≥ 10% và < 50%
Không bền vững:
Tỷ lệ thoái hóa đất ≥ 50%
Thời gian tham chiếu: 3 năm trước liền kề năm điều
tra.
|
5
|
Sự ổn định của nguồn
nước tưới
|
Chỉ tiêu thành phần này
đánh giá sự ổn định của nguồn nước tưới dưới 3 góc độ: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu; sự sụt giảm của mực nước
ngầm, sông, suối; tổ chức phân bổ
nguồn nước tưới có hiệu quả hay không thông qua
đánh giá của nông trại dựa trên thực tiễn sản xuất.
Phân loại hiệu quả và bền
vững ở cấp nông trại:
Mức độ cao:
Nguồn nước tưới ổn định qua các năm;
Chấp nhận được:
Nguồn nước tưới không ổn định qua các năm hoặc không rõ là có ổn định hay không nhưng
có tổ chức phân phối nước đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước cho tưới tiêu;
Không bền vững:
Các trường hợp còn lại.
Thời gian tham chiếu: 3 năm trước liền kề năm điều
tra.
|
6
|
Sử dụng phân
bón
|
Chỉ tiêu thành phần này
đánh giá rủi ro về ô nhiễm phân bón
thông qua bộ chỉ tiêu về “Biện pháp
giảm thiểu tác hại của phân bón đến môi trường” thông qua đánh giá của nông trại dựa trên thực
tiễn sản xuất.
Phân loại nông trại:
Mức độ cao: Nông
trại thực hiện ít nhất bốn biện pháp
để giảm thiểu rủi ro ô nhiễm môi
trường;
Chấp nhận được:
Nông trại thực hiện 2-3 biện pháp để
giảm thiểu rủi ro ô nhiễm môi trường;
Không bền vững:
Nông trại chỉ thực hiện 1 biện pháp hoặc không thực hiện bất kỳ biện pháp nào để giảm thiểu rủi ro ô nhiễm môi trường.
Thời gian tham chiếu: Năm trước liền kề năm điều
tra.
|
7
|
Sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật
|
Chỉ tiêu thành phần này
đánh giá rủi ro về ô nhiễm thuốc bảo vệ
thực vật thông qua bộ chỉ tiêu về
“Biện pháp giảm thiểu tác hại của
thuốc bảo vệ thực vật liên quan đến sức khỏe” và
“Biện pháp giảm thiểu các tác hại của thuốc bảo vệ thực vật liên quan đến môi
trường” thông qua đánh giá của nông
trại.
Phân loại hiệu quả và bền
vững ở cấp nông trại:
Mức độ cao: Nông
trại tuân thủ cả 3 biện pháp liên
quan đến sức khỏe và ít nhất 4 biện pháp
liên quan đến môi trường;
Chấp nhận được:
Nông trại thực hiện 2 hoặc 3 biện pháp liên quan
đến sức khỏe và 2 hoặc 3 biện pháp
liên quan đến môi trường;
Không bền vững:
Nông trại chỉ thực hiện 1 biện pháp hoặc không thực hiện bất kỳ biện pháp nào
liên quan đến sức khỏe và chỉ thực hiện 1
biện pháp hoặc không thực hiện bất
kỳ biện pháp nào liên quan đến môi trường.
Thời gian tham chiếu: Năm trước liền kề năm điều
tra
|
8
|
Áp dụng hỗ trợ đa
dạng sinh học trong sản xuất nông nghiệp
|
Chỉ tiêu thành phần này
đánh giá mức độ hiệu quả và bền vững về đa
dạng sinh học trong sản xuất với 5 tiêu chí:
- Để lại ít nhất 10% diện tích
cho thảm thực vật tự nhiên hoặc đa dạng;
- Nông trại sản xuất các sản
phẩm nông nghiệp được chứng nhận hữu cơ, hoặc các
sản phẩm của nó đang trải qua quá
trình chứng nhận;
- Nông trại không sử dụng các
chất kháng khuẩn quan trọng về mặt y tế làm
chất kích thích tăng trưởng;
- Ít nhất hai nhóm sản phẩm
chiếm tỷ trọng từ 10% trở lên;
- Thực hành luân canh trên ít nhất 80% diện tích canh tác của nông trại trong thời gian 3 năm (không bao gồm cây
trồng lâu năm và đồng cỏ lâu dài)
trong thời gian 3 năm;
- Sử dụng giống thuần chủng.
Phân loại hiệu quả và bền
vững ở cấp nông trại:
Mức độ cao: Đáp
ứng từ 3 tiêu chí trở lên;
Chấp nhận được:
Đáp ứng 2 tiêu chí;
Không bền vững:
Không đáp ứng bất kỳ tiêu chí nào.
|
9
|
Tiền công, tiền lương trong nông nghiệp
|
Phân loại nông trại:
Mức độ cao: Mức
tiền công, tiền lương của lao động cao hơn mức lương tối
thiểu của quốc gia hoặc mức lương tối thiểu của ngành nông nghiệp;
Bền vững mức độ chấp nhận được: Mức tiền công, tiền lương của lao động bằng mức
lương tối thiểu của quốc gia hoặc mức lương tối thiểu của ngành nông
nghiệp;
Không bền vững:
Mức tiền công, tiền lương của lao động thấp hơn mức
lương tối thiểu của quốc gia hoặc mức lương tối thiểu của ngành nông
nghiệp.
|
10
|
Thang đo trải nghiệm
mất an ninh lương thực, thực phẩm (FIES)
|
Chỉ tiêu thành phần này
đánh giá mức độ hiệu quả và bền vững ở cấp
nông trại thông qua trải nghiệm mất
an ninh lương thực của các thành viên trong nông trại
theo thang đo và phân loại FIES.
Mức độ cao: Nông
trại không rơi vào tình trạng mất an ninh
lương thực, thực phẩm hoặc chỉ rơi vào tình trạng mất an
ninh dạng nhẹ;
Chấp nhận được:
Tình trạng mất an ninh lương thực, thực phẩm ở nông
trại là vừa phải;
Không bền vững:
Tình trạng mất an ninh lương thực, thực phẩm của nông
trại là nghiêm trọng.
|
11
|
Đảm bảo quyền sử dụng
đất
|
Chỉ tiêu thành phần này
đánh giá mức độ hiệu quả và bền vững ở cấp
nông trại thông qua 4 tiêu chí:
- Giấy tờ hợp pháp về đất
sản xuất nông nghiệp;
- Tên của các thành viên của
nông trại trên giấy tờ hợp pháp
(có quyền hoặc đồng quyền sở hữu hoặc sở hữu quyền sử dụng
đất);
- Quyền bán;
- Quyền thừa kế.
Phân loại nông trại:
Mức độ cao: Có
giấy tờ hợp pháp với tên chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu quyền sử dụng trên đó hoặc có quyền bán bất kỳ mảnh
đất sản xuất nông nghiệp nào hoặc có
quyền thừa kế bất kỳ mảnh đất sản xuất nông nghiệp nào;
Chấp nhận được:
Có giấy tờ hợp pháp ngay cả khi thành
viên của nông trại không được ghi tên là chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu quyền
sử dụng;
Không bền vững:
Các trường hợp còn lại.
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Chỉ tiêu thành phần;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ
công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp;
- Điều tra nông thôn, nông nghiệp
giữa kỳ.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
2.5.1.a. Số lượng nguồn
gen giống cây trồng được bảo tồn
1. Khái niệm, phương pháp tính
Nguồn
gen là các loài sinh vật,
các mẫu
vật di truyền trong khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và trong tự nhiên.
Giống
cây trồng là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với
quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít
nhất là
một đặc tính và di truyền
được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các
chu kỳ nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử
dụng.
Nguồn
gen giống cây trồng là những giống cây trồng sống hay
mẫu vật di truyền của chúng có khả năng tạo ra hoặc tham gia tạo ra cây trồng mới.
Bảo
tồn tại chỗ là bảo tồn loài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng; bảo tồn loài cây trồng, có giá trị trong môi trường sống, nơi hình
thành và phát triển các đặc điểm đặc
trưng của chúng.
Bảo
tồn chuyển chỗ là bảo tồn loài hoang dã ngoài môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài cây trồng, có giá trị ngoài môi trường sống, nơi hình
thành và phát triển các đặc điểm đặc
trưng của chúng; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các cơ sở khoa học
và công nghệ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di
truyền.
Các hình thức lưu
giữ nguồn gen cây trồng phổ biến đang sử dụng trong bảo tồn chuyển chỗ gồm:
- Ngân hàng gen hạt
giống (lưu giữ trong kho lạnh);
- Ngân hàng gen đồng
ruộng (lưu giữ trên đồng ruộng);
- Ngân hàng gen in-vitro (lưu giữ trong ống nghiệm, bình
thủy tinh).
Thời gian lưu giữ
nguồn gen trong kho lạnh thường được phân
thành các loại:
+ Dài hạn: Lưu giữ
50 - 100 năm, tùy thuộc điều kiện, phương tiện bảo quản;
+ Trung hạn: Lưu
giữ 10-15 năm, tùy thuộc điều kiện, phương tiện bảo quản.
Phương pháp tính: Thống
kê số
lượng nguồn gen giống cây trồng được lưu giữ, bảo tồn tại các cơ sở bảo tồn,
lưu giữ tài nguyên thực vật.
2. Phân tổ chủ yếu
- Tên nguồn gen;
- Thời gian lưu
giữ (kho lạnh): Trung hạn, dài hạn.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp
và phát triển nông thôn.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.5.1.b. Số lượng nguồn
gen giống vật nuôi được bảo tồn
1. Khái niệm, phương pháp tính
Giống
vật nuôi
là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng
cố, phát triển do tác động của con người phải có số lượng bảo đảm
để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau (khoản 9 Điều 2 Luật Chăn nuôi năm 2018).
Nguồn
gen giống vật nuôi là các động vật
sống và sản phẩm giống của chúng
mang thông tin di truyền có khả năng tạo ra
hoặc tham gia tạo ra giống vật nuôi mới (khoản 21 Điều 2 Luật Chăn nuôi
năm 2018).
Bảo
tồn tại chỗ là bảo tồn loài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng; bảo tồn loài vật nuôi đặc hữu, có giá trị trong môi trường sống, nơi hình
thành và phát triển các đặc điểm đặc
trưng của chúng.
Bảo
tồn chuyển chỗ là bảo tồn loài hoang dã ngoài môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài vật nuôi đặc hữu, có giá trị ngoài môi trường sống, nơi hình
thành và phát triển các đặc điểm đặc
trưng của chúng; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các cơ sở khoa học
và công nghệ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di
truyền.
Thời gian lưu giữ
nguồn gen trong kho lạnh thường được phân
thành các loại:
+ Dài hạn: Lưu giữ
50 - 100 năm, tùy thuộc điều kiện, phương tiện bảo quản;
+ Trung hạn: Lưu giữ
10 - 15 năm, tùy thuộc điều kiện, phương tiện bảo quản.
Phương pháp tính: Thống
kê số
lượng nguồn gen giống vật nuôi tại các tổ chức, cá nhân
lưu giữ, bảo tồn giống vật nuôi.
2. Phân tổ chủ yếu
- Hình thức bảo
tồn;
- Thời gian lưu
giữ: Trung hạn, dài hạn.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp
và phát triển nông thôn.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.c.1. Chỉ số giá tiêu
dùng nhóm lương thực, thực phẩm
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chỉ số giá tiêu dùng nhóm lương thực, thực phẩm là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh xu
hướng và
mức độ biến động giá cả chung theo
thời gian của các mặt hàng lương thực, thực phẩm tiêu
dùng hàng ngày của người dân.
Danh mục hàng hoá đại diện
gồm các mặt hàng lương thực, thực phẩm chủ yếu, đại diện cho tiêu dùng của dân cư trong một
giai đoạn nhất định, được sử dụng để điều tra thu thập giá định kỳ, phục vụ
tính chỉ
số giá tiêu dùng.
Quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng là tỷ
trọng chi tiêu cho các nhóm hàng lương thực, thực phẩm trong tổng chi tiêu của dân cư của năm được
chọn làm gốc so sánh. Quyền số này được sử dụng cố định trong 5 năm.
Sau mỗi chu kỳ 5
năm, danh mục mặt hàng đại diện, quyền số lại được cập nhật cho phù hợp với thị
trường tiêu dùng và cơ cấu chi tiêu cho đời sống hàng ngày
của người dân trong thời kỳ
hiện tại.
Công thức tính:
Chỉ số giá tiêu dùng nhóm lương thực, thực phẩm được tính
toán theo công thức Laspeyres bình quân nhân gia quyền có dạng tổng quát như sau:
Trong đó:
:
Chỉ số giá tiêu dùng kỳ báo cáo (t) so với
kỳ gốc cố định (0);
:
Tương ứng là giá tiêu dùng kỳ
báo cáo (t) và kỳ gốc cố định (0);
:
Quyền số kỳ gốc cố định (0);
: Chi tiêu dùng ở
kỳ gốc cố định (0);
n : Số mặt hàng.
Phương pháp tính chỉ
số giá tiêu dùng nhóm lương thực, thực phẩm
Chỉ số giá tiêu dùng nhóm lương thực, thực phẩm được tính từ kết quả điều tra giá tiêu dùng của từng tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương. Chỉ số giá tiêu dùng được tính bằng phương pháp
bình quân nhân gia quyền giữa mức biến
động giá của các nhóm mặt hàng với quyền số tương ứng.
Chỉ số giá tiêu dùng nhóm lương thực, thực phẩm của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số giá tiêu
dùng của mỗi nhóm lương thực,
thực phẩm được chọn điều tra với quyền số tương ứng.
Chỉ số giá tiêu dùng nhóm lương thực, thực phẩm của 6 vùng
kinh tế được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số giá nhóm
lương thực, thực phẩm của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương trong vùng với quyền số tương ứng.
Chỉ số giá tiêu dùng nhóm lương thực, thực phẩm của cả nước được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số giá nhóm
lương thực, thực phẩm của các vùng kinh tế
với quyền số tương ứng.
2. Phân tổ chủ yếu
- Lương thực/thực
phẩm;
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra giá tiêu dùng;
- Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
Mục tiêu 3: Bảo đảm cuộc
sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi
3.1.1. Tỷ số tử vong mẹ
trên 100.000 trẻ đẻ sống
1. Khái niệm, phương pháp tính
- Tử vong mẹ là số phụ nữ tử
vong trong thời gian mang thai hoặc trong vòng
42 ngày sau khi kết thúc thai nghén do bất
cứ nguyên nhân nào liên quan đến thai nghén hoặc bệnh lý bị nặng lên do mang
thai hoặc sinh đẻ gây ra mà không phải
do tai nạn hoặc tự tử.
- Tỷ số tử vong mẹ
trên 100.000 trẻ đẻ sống là số tử vong mẹ của một khu vực trong kỳ nghiên cứu tính trên 100.000 trẻ
đẻ ra sống của khu vực đó trong cùng kỳ.
Công thức tính:
Trong đó:
MRb : Tỷ số tử vong
mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống;
: Số phụ nữ chết
do những nguyên nhân liên quan đến mang thai và
sinh đẻ trong thời kỳ nghiên cứu;
B: Số trẻ em đẻ ra
sống trong thời kỳ nghiên cứu.
2. Phân tổ chủ yếu: Nhóm dân tộc (Kinh/khác).
3. Kỳ
công bố: 10 năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Cơ sở dữ liệu ngành Y tế (các trường hợp tử
vong mẹ được thẩm định).
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục
Thống kê);
- Phối hợp: Bộ Y
tế.
3.1.2. Tỷ lệ phụ nữ đẻ
được nhân viên y tế có kỹ năng đỡ
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ phụ nữ đẻ được
nhân viên y tế có kỹ năng đỡ là số phụ nữ đẻ trong kỳ báo cáo được nhân viên y tế có kỹ năng đỡ tính trên 100 phụ
nữ đẻ trong cùng thời kỳ.
Nhân viên y tế có kỹ năng bao gồm
bác sỹ
chuyên khoa phụ sản từ định hướng trở lên,
hộ sinh trung cấp trở lên, y sỹ sản nhi,
những cán bộ y tế khác có phạm vi hành nghề sản phụ khoa hoặc phạm vi hành nghề phù hợp theo quy
định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Công thức tính:
Tỷ lệ phụ nữ đẻ được nhân
viên y tế có kỹ năng đỡ (%)
|
=
|
Tổng số phụ nữ đẻ được nhân
viên
y tế có kỹ năng đỡ
trong kỳ báo cáo
|
˟
|
100
|
Tổng số phụ nữ đẻ trong kỳ báo cáo
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc (Kinh/khác);
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Y tế.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Y tế.
3.2.1. Tỷ suất chết của
trẻ em dưới 05 tuổi
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ suất chết của
trẻ em dưới 05 tuổi là số đo mức độ chết của trẻ em từ 05 năm đầu tiên của cuộc sống,
được định nghĩa là số trẻ em dưới 05 tuổi chết tính
bình quân trên 1.000 trẻ em sinh ra
sống trong thời kỳ nghiên cứu.
Công thức tính:
Trong đó:
U5MR: Tỷ
suất chết của trẻ em dưới 05 tuổi;
5D0:
Số trẻ em chết ở độ tuổi dưới 05 tuổi
trong thời kỳ nghiên cứu;
B: Số trẻ đẻ ra
sống trong thời kỳ nghiên cứu.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Dân tộc
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ
công bố: Năm.
Riêng phân tổ dân tộc công bố theo kỳ 5
năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến
động dân số và kế hoạch hóa gia
đình;
- Điều tra, thu
thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã
hội của 53 dân tộc thiểu số.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
3.2.2.a. Tỷ suất chết của
trẻ em dưới 01 tuổi
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ suất chết của
trẻ em dưới 01 tuổi là số đo mức độ chết của trẻ em trong năm đầu tiên của cuộc sống.
Tỷ suất này được định nghĩa là số trẻ em dưới 01 tuổi chết tính bình quân trên một
nghìn trẻ em sinh ra sống trong thời kỳ nghiên
cứu.
Công thức tính:
Trong đó:
IMR : Tỷ suất chết
của trẻ em dưới 01 tuổi;
D0 : Số
trẻ em chết ở độ tuổi dưới 1 tuổi trong thời kỳ nghiên cứu;
B : Số trẻ đẻ ra
sống trong thời kỳ nghiên cứu.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Dân tộc;
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ
công bố: Năm.
Riêng phân tổ dân tộc công bố theo kỳ 5
năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến
động dân số và kế hoạch hóa gia
đình;
- Điều tra, thu
thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã
hội của 53 dân tộc thiểu số.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
3.3.1.a. Số ca hiện nhiễm
HIV được phát hiện trên 100.000 dân
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số ca hiện nhiễm
HIV được phát hiện trên 100.000 dân là tỷ số giữa tổng số người đã được cơ quan y
tế phát hiện bị nhiễm HIV tại thời điểm báo cáo so với tổng
dân số.
Công thức tính:
Tổng số người hiện nhiễm HIV được phát hiện trên 100.000 dân
|
=
|
Tổng số người hiện nhiễm HIV tại thời điểm báo cáo
|
x
|
100.000
|
Tổng dân số
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Y tế.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Y tế.
- Phối hợp: Bộ Kế
hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
3.3.2. Số ca mắc mới lao
trên 100.000 dân
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số ca mắc mới lao
trên 100.000 dân là số ca bệnh lao mới được phát
hiện (tất cả các dạng bệnh lao)
trên 100.000 dân trong năm xác định.
Công thức tính:
Số ca mắc mới lao trên
100.000 dân
|
=
|
Tổng số bệnh nhân mắc lao mới được
phát hiện trong năm xác định
|
x
|
100.000
|
Dân số trung bình
trong cùng năm
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội;
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Y tế.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Y tế;
- Phối hợp: Bộ Kế
hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
3.3.3. Số ca mắc mới sốt
rét trên 100.000 dân
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số ca mắc mới sốt
rét trên 100.000 dân là số người có ký sinh trùng sốt rét mới được phát hiện tính trên
100.000 dân trong năm xác định.
Công thức tính:
Số ca mắc mới sốt rét
trên 100.000 dân
|
=
|
Tổng số người có ký sinh
trùng sốt rét
mới được phát hiện trong
năm xác định
|
x
|
100.000
|
Dân số trung bình
trong cùng năm
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Y tế.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Y tế;
- Phối hợp: Bộ Kế
hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
3.5.2. Tỷ lệ người từ 15
tuổi trở lên sử dụng rượu, bia tới mức nguy hại
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ người từ 15
tuổi trở lên sử dụng rượu, bia tới mức nguy hại là tỷ lệ phần trăm
số người từ 15 tuổi trở lên sử dụng rượu, bia tới mức nguy hại so với tổng dân số từ 15 tuổi
trở lên trong năm xác định.
- Mức độ:
+ Mức nguy cơ
thấp: Uống ≤ 2 đơn vị cồn/ngày với nam giới, ≤ 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới
và không uống quá năm ngày trong một tuần;
+ Mức nguy cơ cao:
Uống từ 2 - ≤ 5 đơn vị cồn/ngày;
+ Mức nguy hại: Uống
≥ 6 đơn vị cồn/ngày hoặc có 1 lần bất kỳ trong 30 ngày qua uống ≥ 6 đơn vị cồn/lần.
Công thức tính:
Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở
lên sử
dụng rượu, bia tới
mức nguy hại
|
=
|
Số người từ 15 tuổi trở lên
sử
dụng rượu, bia tới mức nguy hại
|
x
|
100
|
Dân số từ 15 tuổi trở lên
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Dân tộc;
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ
công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra thống
kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Y tế.
3.6.1. Số vụ tai nạn giao
thông; số người chết, bị thương do tai nạn giao thông
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tai nạn giao thông là sự kiện bất
ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham
gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông
công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng
(gọi là mạng lưới giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không), nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc an toàn giao
thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự
cố đột xuất không kịp phòng tránh, đã gây ra
những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khỏe
con người hoặc tài sản.
Một lần hoặc nhiều
lần va chạm liên tiếp giữa các đối tượng tham gia giao thông tại một địa điểm
nhất định thì được gọi là một vụ tai nạn giao thông. Vụ tai nạn giao thông xảy ra đối với
một hoặc nhiều đối tượng tham gia giao thông.
Số người bị tai
nạn giao thông gồm những người bị thương và
chết do tai nạn giao thông gây ra.
Người chết do tai
nạn giao thông gồm toàn bộ số người bị chết do các tai nạn giao thông gây ra.
Người bị thương là những người bị
tổn thương về thể xác và tâm trí do ảnh hưởng trực tiếp của tai nạn giao thông, làm ảnh hưởng
đến cuộc sống bình thường.
Số người bị thương
do tai nạn giao thông gồm toàn bộ số người bị thương phải điều trị do tai nạn giao
thông gây ra.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại tai nạn
(đường bộ/đường sắt/đường thuỷ/đường hàng hải);
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo thống kê ngành Công an;
- Chế độ báo cáo thống kê ngành Giao thông vận
tải.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì:
+ Bộ Công an: Thu thập
số vụ tai nạn giao thông; số người chết, bị thương do tai nạn giao thông đường bộ/đường
sắt/đường thuỷ;
+ Bộ Giao thông vận tải (Cục hàng hải Việt Nam):
Thu thập số vụ tai nạn giao thông; số người chết, bị thương do tai nạn giao thông đường hàng hải.
- Phối hợp: Bộ Kế
hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
3.7.1. Tỷ lệ phụ nữ từ
15-49 tuổi có nhu cầu tránh thai và có sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại
1. Khái niệm, phương pháp tính
Phương pháp tránh thai hiện đại bao gồm triệt sản nữ, đặt vòng tránh thai, que tránh thai, thuốc tiêm, thuốc uống ngừa thai, bao cao su nữ, các biện pháp màng chắn tránh thai (bao gồm
màng ngăn, mũ chụp cổ tử cung và chất diệt tinh trùng
dạng bọt, mỡ, kem và xốp đệm tránh thai), phương pháp vô kinh khi con bú, ngừa thai khẩn cấp và
các phương pháp hiện đại khác, miếng dán tránh thai hoặc
vòng âm đạo.
Tỷ lệ phụ nữ từ 15-49
tuổi có nhu cầu tránh thai và có sử dụng biện pháp
tránh thai hiện đại là tỷ lệ phần trăm
số phụ nữ từ 15-49 tuổi có nhu cầu tránh thai đang
sử dụng (hoặc chồng/bạn tình đang sử dụng) ít nhất một biện
pháp tránh thai hiện đại tính trên tổng số phụ nữ từ 15-49 tuổi có nhu cầu tránh thai.
Công thức tính:
Tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi có nhu cầu tránh thai và
có sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại (%)
|
=
|
Số phụ nữ từ 15-49 tuổi có
nhu cầu tránh thai đang
sử dụng (hoặc chồng/bạn tình
đang sử dụng) ít nhất một biện
pháp tránh
thai hiện đại
|
x
|
100
|
Tổng số phụ nữ từ 15-49 tuổi có nhu cầu tránh
thai
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Nhóm tuổi;
- Tình trạng hôn nhân;
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra biến
động dân số và kế hoạch hóa gia
đình.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
3.7.2. Tỷ suất sinh ở
tuổi vị thành niên (10-14 tuổi; 15-19 tuổi)
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ suất sinh ở
tuổi vị thành niên (10-14 tuổi; 15-19 tuổi) là
tổng số trẻ sinh ra sống của phụ nữ ở
tuổi vị thành niên (10-14 tuổi; 15-19 tuổi) trên
một nghìn
phụ nữ ở cùng nhóm tuổi.
Công thức tính:
Tỷ suất sinh ở tuổi vị thành niên (10-14 tuổi; 15-19
tuổi)
|
=
|
Tổng số trẻ sinh ra sống của phụ nữ ở tuổi
vị thành niên (10-14 tuổi; 15-19 tuổi)
|
x
|
1.000
|
Tổng số phụ nữ ở tuổi vị thành
niên (10-14 tuổi; 15-19 tuổi)
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Trình độ học vấn
của người mẹ;
- Nhóm tuổi (10-14
tuổi; 15-19 tuổi);
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
3. Kỳ
công bố
- Tỷ suất sinh của
nhóm tuổi
15-19 công bố theo kỳ năm.
- Tỷ suất sinh của
nhóm tuổi
10-14 công bố theo kỳ 5 năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến
động dân số và kế hoạch hóa gia
đình;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục
Thống kê);
- Phối hợp: Bộ Y
tế.
3.8.1. Mức độ bao phủ các
dịch vụ y tế thiết yếu
1. Khái niệm, phương pháp tính
Mức độ bao phủ các dịch vụ thiết
yếu dựa trên những can thiệp sức khỏe bao gồm sức khỏe sinh sản, bà mẹ, trẻ sơ sinh
và trẻ
em, dịch vụ dân số, các bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm,
năng lực cung cấp dịch vụ và khả năng tiếp cận, giữa đại bộ phận dân cư nói chung và bộ
phận dân cư khó khăn nhất.
Chỉ tiêu này (index) được
đo lường theo thang điểm từ 0 đến 100 được tính
là trung bình khối của 14 chỉ tiêu về của độ bao
phủ dịch vụ y tế:
- Tỷ lệ phụ nữ
trong độ tuổi sinh sản (15-49 tuổi) áp dụng và hài lòng biện pháp tránh thai
hiện đại.
- Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 4
lần.
- Tỷ lệ trẻ em
dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin.
- Tỷ lệ trẻ em
dưới 05 tuổi nghi ngờ bị viêm phổi (ho và khó thở không phải do dị dạng ở ngực và tắc mũi) trong
hai tuần trước cuộc điều tra được điều trị tại cơ sở y tế.
- Tỷ lệ người bệnh
lao được phát hiện và điều trị khỏi.
- Tỷ lệ người
nhiễm HIV hiện đang được điều trị ARV (ART).
- Tỷ lệ phần trăm
dân số
ở các khu vực có dịch sốt rét ngủ có màn được phun thuốc vào
đêm trước khi điều tra.
- Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp
vệ sinh.
- Tỷ lệ người trên 18 tuổi có huyết áp bình thường
(theo chuẩn của nhóm tuổi), bất kể tình trạng điều trị.
- Tỷ lệ người trên 25 tuổi có chỉ số đường
huyết ở mức chuẩn theo nhóm tuổi.
- Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi
trở lên hút thuốc lá được sử dụng dịch vụ cai nghiện thuốc lá.
- Số giường bệnh
viện bình quân đầu người, với ngưỡng tối đa 18 trên 10.000 dân.
- Số nhân lực y tế (bác sỹ, điều dưỡng
và dược
sĩ) trên một 10.000 dân.
- Chỉ số năng lực
cốt lõi quốc tế (IHR), đó là tỷ lệ phần trăm trung bình của các thuộc tính của 13 năng
lực cốt lõi đã đạt được tại một thời điểm cụ thể.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi.
3. Kỳ
công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Y tế.
3.8.2. Tỷ lệ người sống
trong hộ có chi phí y tế lớn so với tổng chi tiêu
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ người sống
trong hộ có chi phí y tế lớn so với tổng chi tiêu
là tỷ lệ người sống trong hộ có chi tiêu về y tế
chiếm tỷ lệ lớn (hơn 10% hoặc 25%) trong tổng số chi tiêu của hộ.
Công thức tính:
Tỷ lệ người sống trong hộ có chi phí y tế lớn so
với tổng chi tiêu (%)
|
=
|
Số người sống trong hộ có
chi phí y tế lớn hơn 10% hoặc lớn hơn 25% tổng chi tiêu của hộ
|
x
|
100
|
Tổng số người sống trong hộ được khảo sát
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc của chủ
hộ;
- Thành thị/nông thôn;
- Vùng kinh tế - xã hội;
3. Kỳ
công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
3.a.1. Tỷ lệ người từ 15
tuổi trở lên sử dụng thuốc lá
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ người từ 15
tuổi trở lên sử dụng thuốc lá là phần trăm dân số từ 15 tuổi trở lên
hiện đang sử dụng bất kỳ sản phẩm
thuốc lá nào.
Sản phẩm thuốc lá là sản phẩm được
sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản
phẩm, khác dùng để hút, nhai, ngửi.
Công thức tính:
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên sử dụng thuốc lá
(%)
|
=
|
Dân số từ 15 tuổi trở lên
sử dụng thuốc lá
|
x
|
100
|
Dân số 15 tuổi trở lên
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ
công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra thống
kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Y tế;
- Phối hợp: Bộ Kế
hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
3.b.1. Tỷ lệ trẻ em dưới
01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ trẻ em dưới
01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin là tỷ lệ phần trăm giữa số trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm (uống) đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo quy
định của Bộ Y tế so với tổng số trẻ em dưới 01 tuổi trong cùng kỳ báo cáo.
Công thức tính:
Tỷ lệ trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin (%)
|
=
|
Số trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm (uống)
đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo
quy định của Bộ Y tế trong kỳ báo cáo
|
x
|
100
|
Tổng số trẻ em dưới 01 tuổi trong cùng kỳ báo cáo
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ của
cơ sở y tế.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Y tế.
3.c.1. Số nhân viên y tế
trên 10.000 dân
1. Khái niệm, phương pháp tính
Nhân viên y tế là lao động hiện có việc làm trong các cơ sở
y tế (kể cả công và tư, kể cả biên chế và hợp đồng) tại thời điểm báo cáo của một khu
vực.
Nhân viên y tế gồm:
Bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, các nhân viên y tế khác.
Công thức tính:
Số nhân viên y tế trên 10.000 dân
|
=
|
Tổng số nhân viên y tế làm việc tại các cơ sở
y tế tại thời điểm báo cáo
|
x
|
10.000
|
Tổng dân số
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại nhân viên y tế (Bác sĩ, dược sĩ, điều
dưỡng, hộ sinh, các nhân viên y tế khác);
- Loại hình (công/tư);
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Báo cáo định kỳ
của các cơ sở y tế;
- Điều tra cơ sở y
tế.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Y tế;
- Phối hợp: Bộ Kế
hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
Mục tiêu 4: Đảm bảo nền
giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập
suốt đời cho tất cả mọi người
4.1.1. Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ học sinh đi
học phổ thông gồm tỷ lệ học sinh đi học chung phổ thông và tỷ lệ học
sinh đi học đúng tuổi phổ thông.
a) Tỷ lệ học sinh
đi học chung phổ thông
Tỷ lệ học sinh đi
học chung cấp tiểu học là tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh đang học cấp tiểu
học so với tổng dân số ở độ tuổi cấp tiểu học từ 6 - 10 tuổi.
Tỷ lệ học sinh đi
học chung cấp trung học cơ sở là tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh đang học cấp trung
học cơ sở so với tổng dân số ở độ tuổi cấp trung học cơ sở từ 11-14 tuổi.
Tỷ lệ học sinh đi
học chung cấp trung học phổ thông là tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh đang học cấp trung
học phổ thông so với tổng dân số ở độ tuổi cấp trung học phổ thông từ 15 - 17
tuổi.
Công thức tính:
Tỷ lệ học sinh đi học chung cấp học i năm học t (%)
|
=
|
Số học sinh đang học cấp học i năm học t
|
x
|
100
|
Dân số trong độ tuổi cấp học i trong năm học t
|
b) Tỷ lệ học sinh
đi học đúng tuổi phổ thông
Tỷ lệ học sinh đi
học đúng tuổi cấp tiểu học là tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh từ 6 - 10 tuổi đang
học cấp tiểu học so với tổng dân số trong độ tuổi cấp tiểu học từ 6 - 10 tuổi.
Tỷ lệ học sinh đi
học đúng tuổi cấp trung học cơ sở là
tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh từ 11
- 14 tuổi đang học cấp trung học cơ sở so với tổng dân số trong độ
tuổi cấp trung học cơ sở từ 11 - 14 tuổi.
Tỷ lệ học sinh đi
học đúng tuổi cấp trung học phổ thông
là tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh từ
15 - 17 tuổi đang học cấp trung học phổ thông
so với tổng dân số trong độ
tuổi cấp trung học phổ thông từ 15 - 17 tuổi.
Công thức tính:
Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp học
i năm học t (%)
|
=
|
Số học sinh trong độ tuổi cấp học i đang học cấp
học i năm học t
|
˟
|
100
|
Dân số trong độ tuổi cấp học i trong năm học t
|
Tuổi học sinh quy
ước bằng năm khai giảng năm học trừ đi năm sinh của học sinh trong giấy khai
sinh.
2. Phân tổ chủ yếu
- Chung/đúng tuổi;
- Cấp học (tiểu
học; trung học cơ sở; trung học phổ thông)
- Giới tính;
- Dân tộc;
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo thống kê ngành Giáo dục;
- Điều tra biến
động dân số và kế hoạch hóa gia
đình;
- Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Phối hợp: Bộ Kế
hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
4.1.2. Tỷ lệ học sinh hoàn
thành các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông
1. Khái niệm, phương pháp tính
a. Tỷ lệ học sinh
hoàn thành cấp tiểu học là tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học năm học (t) so với số học sinh lớp 01 đầu năm học (t-4).
Công thức tính:
Tỷ lệ học sinh hoàn thành
cấp tiểu học (%)
|
=
|
Số học sinh hoàn thành chương
trình tiểu học năm học t
|
˟
|
100
|
Số học sinh lớp 01 năm học t-4
|
b. Tỷ lệ học sinh
hoàn thành cấp trung học cơ sở: là tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh tốt nghiệp trung
học cơ sở năm học (t) so với số học sinh lớp 06 đầu năm học (t-3).
Công thức tính:
Tỷ lệ học sinh hoàn thành
cấp trung học cơ sở (%)
|
=
|
Số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở năm học t
|
˟
|
100
|
Số học sinh lớp 06 đầu năm học t-3
|
c. Tỷ lệ học sinh
hoàn thành cấp trung học phổ thông là
tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh được
công nhận
tốt nghiệp trung học phổ thông năm học (t) so với số học sinh lớp 10 đầu năm học (t-2).
Công thức tính:
Tỷ lệ học sinh hoàn thành
cấp trung học phổ thông
(%)
|
=
|
Số học sinh được công nhận tốt nghiệp
trung học phổ thông năm học t
|
˟
|
100
|
Số học sinh lớp 10 đầu năm học t-2
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Cấp học;
- Giới tính;
- Dân tộc;
- Khuyết tật;
- Loại hình;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Giáo dục.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4.2.2. Tỷ lệ huy động trẻ
em 05 tuổi đi học mẫu giáo
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ huy động trẻ
em 05 tuổi là tỷ lệ phần trăm giữa số trẻ em 05 tuổi đang học tại trường
mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo
độc lập, lớp mẫu giáo tại cơ sở giáo dục khác so với dân số độ tuổi 05
tuổi.
Công thức tính:
Tỷ lệ huy động trẻ em 05 tuổi đi học mẫu giáo
năm học t (%)
|
=
|
Số trẻ em 05 tuổi đang học mẫu giáo, mầm non năm học t
|
˟
|
100
|
Dân số trong độ tuổi 05 tuổi năm t
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Giáo dục.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4.3.1.a. Số sinh viên đại
học trên 10.000 dân
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số sinh viên đại học trên 10.000 dân là tỷ
số giữa số sinh viên đang học trình độ đại học trên mười nghìn dân.
Công thức tính:
Số sinh viên đại học trên 10.000 dân
|
=
|
Số sinh viên đang học trình độ đại
học
|
˟
|
100
|
Tổng dân số
|
2. Phân tổ chủ yếu: Loại
hình.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Giáo dục.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Phối hợp: Bộ Kế
hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
4.3.1.b. Tỷ lệ lao động đã
qua đào tạo
1. Khái niệm, phương pháp tính
Lao động qua đã đào tạo, gồm:
- Lao động đã qua đào tạo có bằng/chứng chỉ:
Là người
từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm hoặc thất nghiệp, đã
từng theo học và tốt nghiệp chương
trình đào tạo chuyên môn kỹ thuật thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đồng thời được
cấp một trong các loại bằng hoặc chứng chỉ sau: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng,
đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học.
- Người chưa theo
học một chương trình đào tạo chuyên môn kỹ thuật nào nhưng
do tự học, do được truyền nghề hoặc
vừa làm vừa học nên họ đã có được kỹ năng, tay nghề, tương đương với bậc 1 của công nhân kỹ thuật
có bằng/chứng
chỉ cùng nghề và thực tế đã từng làm công việc này với thời gian từ 3 năm trở lên. Nhóm này thường
được gọi là công nhân kỹ thuật không bằng/chứng chỉ.
Công thức tính:
Tỷ lệ lao động đã qua đào
tạo có
bằng, chứng chỉ (%)
|
=
|
Số lao động đã qua đào tạo có bằng/chứng chỉ
|
x
|
100
|
Lực lượng lao động
|
Tỷ lệ lao động đã qua đào (%)
|
=
|
Số lao động đã qua đào tạo
|
x
|
100
|
Lực lượng lao động
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật;
- Ngành kinh tế;
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra lao
động và việc làm;
- Chế độ báo cáo thống kê ngành Lao động -
Thương binh và xã hội.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục
Thống kê): Chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp “Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng/chứng chỉ”.
- Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội: Chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp “Tỷ lệ lao động qua đào tạo”.
4.4.1. Tỷ lệ người từ
15-64 tuổi biết kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ người từ 15-64
tuổi biết kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông là tỷ lệ phần trăm giữa số người từ 15-64 tuổi biết kỹ
năng công nghệ thông tin và truyền thông so với tổng số người từ 15-64 tuổi của kỳ báo cáo.
Công thức tính:
Tỷ lệ người người từ 15-64 tuổi biết kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền
thông (%)
|
=
|
Số người người từ 15-64 tuổi biết kỹ năng
công nghệ thông tin và truyền thông
|
˟
|
100
|
Tổng số người từ 15-64 tuổi
|
Tiêu chí xác định
người có kỹ năng công nghệ thông tin và
truyền thông, tiêu chí sắp
xếp người có kỹ năng vào nhóm có kỹ năng cơ bản hay nâng
cao được quy định bởi Bộ Thông tin và Truyền
thông nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của từng thời kỳ và
bảo đảm mục tiêu so sánh quốc
tế.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Dân tộc;
- Nhóm tuổi;
- Thành thị/nông thôn;
- Kỹ năng (cơ bản/nâng cao);
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ
công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục
Thống kê).
- Phối hợp: Bộ Thông tin và Truyền
thông.
4.5.1. Chỉ số bình đẳng
giới trong giáo dục các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chỉ số bình đẳng giới
trong giáo dục các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông là tỷ số giữa
giá trị
của một chỉ tiêu giáo dục của nữ giới so với nam giới. Giá trị của chỉ số càng gần 1 cho thấy
sự bình đẳng giữa nữ và nam càng
cao; càng gần 0 cho thấy sự bất bình đẳng càng lớn.
Công thức tính:
Chỉ số bình đẳng giới
của chỉ tiêu i
|
=
|
Giá trị của chỉ tiêu i
của nữ giới
|
˟
|
100
|
Giá trị của chỉ tiêu i
của nam giới
|
Trong đó:
i: Tỷ lệ học sinh
đi học chung/đúng tuổi cấp tiểu học; tỷ lệ học sinh đi học chung/đúng tuổi cấp trung
học cơ sở; tỷ lệ học sinh đi học chung/đúng tuổi cấp trung học phổ thông.
2. Phân tổ chủ yếu: Cấp
học.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo thống kê ngành Giáo dục;
- Điều tra biến
động dân số và kế hoạch hóa gia
đình;
- Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Phối hợp: Bộ Kế
hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
4.6.1. Tỷ lệ dân số từ 15
tuổi trở lên biết chữ
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi
trở lên biết chữ là tỷ lệ phần trăm giữa dân số 15 tuổi trở lên tại thời điểm
(t) biết chữ (có thể đọc, viết và hiểu được một câu
đơn giản bằng chữ quốc ngữ, chữ dân tộc hoặc chữ
nước ngoài) so với tổng dân số từ 15 tuổi trở lên
tại thời điểm đó.
Công thức tính:
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ (%)
|
=
|
Dân số từ 15 tuổi trở lên
biết chữ
|
x
|
100
|
Dân số từ 15 tuổi trở lên
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Nhóm dân tộc
(Kinh/khác);
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến
động dân số và kế hoạch hóa gia
đình.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
4.7.1. Tỷ lệ trường có phổ
biến kiến thức về giới, phòng chống bạo lực, xâm hại; cung cấp kiến thức về HIV
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ trường có phổ biến kiến
thức về giới, phòng chống bạo lực, xâm hại; cung cấp kiến thức về HIV là tỷ lệ phần trăm
số trường có phổ biến kiến thức về giới tính,
phòng chống bạo lực, xâm hại; cung cấp
kiến thức về HIV trong tổng số trường của cấp học đó.
Công thức tính:
Tỷ lệ trường có phổ biến kiến
thức về giới, phòng chống bạo lực, xâm hại; cung cấp kiến thức về HIV cấp học n (%)
|
=
|
Số trường có phổ biến kiến thức về giới, phòng chống bạo lực, xâm
hại; cung cấp kiến thức về HIV cấp học n
|
x
|
100
|
Tổng số trường của cấp học n
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Cấp học;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Giáo dục.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4.a.1. Tỷ lệ các trường
học có: (a) điện; (b) internet dùng cho mục đích học tập; (c) máy tính dùng cho
mục đích học tập; (d) cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với học sinh, sinh viên
khuyết tật; (e) nước uống; (f) hệ thống vệ sinh tiện lợi và riêng rẽ cho từng
giới tính và (g) chỗ rửa tay thuận tiện
1. Khái niệm, phương pháp tính
Là tỷ lệ phần trăm
các trường
học theo cấp học có các cơ sở hoặc dịch vụ có
sẵn, gồm:
- Điện: Các nguồn năng
lượng thường xuyên và sẵn có cho phép sử dụng đầy đủ và bền vững cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền
thông cho mục đích giảng dạy, học tập.
- Internet dùng cho mục đích học tập: Internet có
sẵn để tăng cường việc giảng dạy, học
tập và học sinh có thể truy cập được. Truy cập có
thể thông
qua băng thông cố định, băng rộng cố
định hoặc qua mạng di động.
- Máy tính dùng cho mục đích học tập: Sử dụng máy
tính để hỗ trợ cung cấp các khóa học hoặc
nhu cầu giảng dạy và học tập độc lập. Máy tính
bao gồm các loại sau:
+ Máy tính để bàn;
+ Máy tính xách tay;
+ Máy tính bảng.
- Cơ sở hạ tầng phù hợp với học sinh
khuyết tật: Là cơ sở hạ tầng mà tất cả người sử dụng có thể tiếp cận được, kể cả
những người khuyết tật. Khả năng tiếp cận bao gồm dễ đi vào, dễ thoát ra hoặc dễ dàng sử dụng các dịch vụ và cơ sở của nhà trường.
- Các tài liệu phù hợp với học sinh
khuyết tật bao gồm các tài liệu học tập và các
sản phẩm hỗ trợ cho phép học sinh khuyết
tật/hạn chế về chức năng tiếp cận với việc học và
tham gia đầy đủ vào trường học. Các tài liệu học
tập có thể tiếp cận bao gồm sách
giáo khoa, tài liệu giảng dạy, tài liệu đánh giá và các tài liệu khác có sẵn và được cung cấp dưới các
định dạng thích hợp như âm thanh, chữ nổi,
ngôn ngữ
ký hiệu
và các định dạng đơn giản mà học sinh khuyết tật /hạn chế về chức năng có thể sử dụng.
- Nước uống là nguồn nước bảo
đảm theo quy định tại khoản 1 điều 5, Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT
ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về y tế trường học.
- Hệ thống vệ sinh
tiện lợi và riêng rẽ cho từng giới tính: Là
các nhà vệ sinh tách riêng cho nam, nữ
của các cơ sở học tập.
- Chỗ rửa tay
thuận tiện: Là chỗ rửa tay đang sử dụng được, có nước hợp vệ sinh
và xà phòng cho tất cả các học sinh nam và học sinh nữ.
Công thức tính:
Tỷ lệ trường học ở cấp học n có phương tiện cơ
sở f (%)
|
=
|
Số trường học ở cấp học n có
phương tiện cơ sở f
|
x
|
100
|
Tổng số trường học ở cấp học n
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Cấp học;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Giáo dục.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4.c.1. Tỷ lệ giáo viên
đạt trình độ chuẩn được đào tạo trở lên
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn được
đào tạo
trở lên là tỷ lệ phần trăm giữa số giáo
viên đạt trình độ chuẩn được
đào tạo
trở lên theo cấp học (tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông) so với tổng
số giáo viên của cấp học tương ứng.
Giáo viên tiểu
học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt trình độ chuẩn được đào tạo trở lên là giáo
viên có bằng cử nhân sư phạm, cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Công thức tính:
Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo trở lên (%)
|
=
|
Số giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào
tạo trở lên ở cấp học n
năm học t
|
x
|
100
|
Tổng số giáo viên ở cấp học n năm học t
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Cấp học;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Giáo dục.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu 5: Đạt được bình
đẳng về giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái
5.1.1.a. Tỷ số giới tính khi sinh
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ số giới tính khi sinh là số
bé trai sinh ra sống trên 100 bé gái sinh
ra sống của một khu vực trong kỳ báo cáo (thường là một năm).
Công thức tính:
Tỷ số giới tính khi sinh
|
=
|
Tổng số bé trai sinh ra sống trong kỳ báo cáo
|
x
|
100
|
Tổng số bé gái sinh ra sống
trong kỳ báo cáo
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Thành thị/nông thôn;
- Vùng kinh tế - xã hội;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến
động dân số và kế hoạch hóa gia
đình;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục
Thống kê);
- Phối hợp: Bộ Y
tế.
5.2.1. Tỷ lệ phụ nữ và trẻ
em gái từ 15 tuổi trở lên đã từng bị bạo lực bởi chồng hoặc bạn tình hiện tại
hoặc trước đây trong 12 tháng qua
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở
lên đã từng bị bạo lực bởi chồng hoặc bạn tình
hiện tại hoặc trước đây trong 12 tháng qua là tỷ lệ phần trăm phụ nữ và
trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên đã từng bị bạo
lực về thể chất, tình dục hoặc tinh thần bởi chồng hoặc bạn tình hiện tại hoặc
trước đây trong 12 tháng qua so với tổng số phụ nữ và
trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên.
Các loại bạo lực
được xác định như sau:
a) Bạo lực về thể
chất: Bao gồm các hành vi nhằm mục đích làm tổn hại đến nạn nhân
như đẩy, nắm lấy, xoắn cánh tay, kéo tóc, tát, đá, cắn hoặc đánh bằng nắm tay, hoặc đe dọa hoặc tấn công bằng một số
loại vũ khí, súng hoặc dao,...
Công thức tính:
Tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái từ
15 tuổi trở lên đã từng bị bạo lực
về thể chất bởi chồng hoặc bạn tình hiện tại hoặc
trước đây trong 12 tháng qua (%)
|
=
|
Số phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên đã từng bị bạo lực về thể chất bởi chồng hoặc bạn tình
hiện tại hoặc trước đây trong 12 tháng qua
|
x
|
100
|
Tổng số phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở
lên
|
b) Bạo lực tình dục là hành vi tình dục
có hại
hoặc không mong muốn được áp đặt trên một người nhất định. Bạo lực tình dục bao gồm các hành vi tiếp xúc lạm dụng tình dục, buộc phải
tham gia vào các hành vi tình dục, cố gắng hoặc hoàn
thành hành vi tình dục mà không có sự đồng
ý, loạn
luân, quấy rối tình dục,...
Công thức tính:
Tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên
đã từng bị bạo lực tình dục bởi chồng
hoặc bạn tình hiện
tại hoặc trước đây trong 12 tháng qua (%)
|
=
|
Số phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi
trở lên
đã từng bị bạo lực tình dục bởi
chồng hoặc bạn tình trong 12 tháng qua
|
x
|
100
|
Tổng số phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở
lên
|
c) Bạo lực tinh
thần là hành vi lạm dụng tình cảm và kiểm soát hành vi. Bạo lực tinh thần thường gắn với bạo lực thể chất và tình dục của
chồng hoặc bạn tình.
Tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên
đã từng bị bạo lực về tinh thần bởi chồng hoặc bạn
tình hiện tại hoặc
trước đây trong 12 tháng qua (%)
|
=
|
Số phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên
đã từng bị bạo lực về tinh thần bởi chồng hoặc bạn tình
trong 12 tháng qua
|
x
|
100
|
Tổng số phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở
lên
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Nhóm tuổi;
- Dân tộc;
- Trình độ học
vấn;
- Hình thức bạo
lực (thể chất/tình dục/tinh thần);
- Tần suất bạo
lực;
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ
công bố: 10 năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát sức khỏe dân cư và kinh nghiệm
cuộc sống.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
5.2.2. Tỷ lệ phụ nữ và trẻ
em gái từ 15 tuổi trở lên đã từng bị bạo lực tình dục bởi những người không
phải chồng hoặc không phải bạn tình trong 12 tháng qua
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở
lên đã từng bị bạo lực tình dục bởi những người không phải chồng hoặc không phải bạn tình trong 12 tháng qua là tỷ lệ phần trăm số phụ nữ và
trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên đã từng bị bạo
lực tình dục bởi những người không
phải là
chồng hoặc không phải bạn tình trong 12 tháng qua so với tổng số phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên.
Công thức tính:
Tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên
đã từng bị bạo lực tình dục bởi
những người không phải chồng
hoặc không phải bạn tình trong 12 tháng qua (%)
|
=
|
Số phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi
trở lên
đã từng bị bạo lực tình dục bởi
những người không phải chồng hoặc không phải bạn tình
trong 12 tháng qua
|
x
|
100
|
Tổng số phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở
lên
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Nhóm tuổi;
- Nơi xảy ra;
- Trình độ học
vấn;
- Dân tộc;
- Tần suất bạo
lực;
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ
công bố: 10 năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát sức khỏe dân cư và kinh nghiệm
cuộc sống.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
5.3.1. Tỷ lệ phụ nữ từ
20-24 tuổi đã kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng lần đầu trước 15 tuổi, trước
18 tuổi
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ phụ nữ từ 20-24
tuổi đã kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng lần đầu trước 15 tuổi,
trước 18 tuổi là phần trăm số phụ nữ từ 20-24 tuổi đã kết hôn hoặc chung sống
như vợ chồng lần đầu trước 15 tuổi, trước 18 tuổi so với tổng số phụ nữ từ 20-24
tuổi.
Công thức tính:
Tỷ lệ phụ nữ từ 20-24 tuổi đã kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng lần đầu
trước 15 tuổi, trước 18 tuổi
(%)
|
=
|
Số phụ nữ từ 20-24 tuổi đã
kết hôn
hoặc sống chung như vợ chồng lần đầu trước 15 tuổi, trước 18 tuổi
|
x
|
100
|
Tổng số phụ nữ từ 20-24 tuổi
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc (Kinh/khác);
- Trình độ học
vấn;
- Thành thị/nông thôn;
- Vùng kinh tế - xã hội;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
3. Kỳ
công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
5.3.1.a. Tỷ lệ tảo hôn
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tảo hôn là việc lấy vợ,
lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn
theo quy định của pháp luật.
Luật Hôn nhân và Gia
đình quy định độ tuổi kết hôn là nam
từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18
tuổi trở lên.
Tỷ lệ tảo hôn là tỷ lệ phần
trăm số trường hợp kết kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng chưa đủ tuổi
theo quy định của pháp luật trên tổng số trường hợp đã
kết hôn
hoặc sống chung như vợ chồng.
2. Phân tổ chủ yếu: Dân tộc.
3. Kỳ
công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra thực
trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục
Thống kê);
- Phối hợp: Ủy ban
Dân tộc.
5.4.1. Tỷ lệ thời gian làm
công việc nội trợ và chăm sóc gia đình không được trả công
1. Khái niệm phương pháp tính
Công việc nội trợ
và chăm sóc gia đình không được trả công bao gồm việc chuẩn bị thực phẩm, rửa bát/chén, dọn dẹp và sửa chữa nhà ở, giặt là/ủi, làm vườn, chăm sóc vật nuôi, mua sắm, lắp
đặt, phục vụ và sửa chữa đồ dùng cá nhân và
gia đình, chăm sóc trẻ em và chăm sóc người
bệnh, người cao tuổi hoặc người khuyết tật trong gia đình, ...
Công thức tính:
Tỷ lệ thời gian làm công
việc nội trợ và chăm sóc gia đình không được trả công (%)
|
=
|
Số giờ trung bình hàng
ngày làm công việc nội trợ và chăm sóc gia đình
không được trả công
|
x
|
100
|
24
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra lao
động việc làm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
5.5.1.a. Tỷ lệ nữ đại biểu
Quốc hội
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ nữ đại biểu
Quốc hội là số phần trăm giữa nữ đại biểu Quốc hội so với tổng số đại
biểu Quốc hội trong cùng nhiệm kỳ.
Công thức tính:
Tỷ lệ nữ đại biểu
Quốc hội nhiệm
kỳ k (%)
|
=
|
Số nữ đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ k
|
x
|
100
|
Tổng số đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ k
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Nhóm tuổi;
- Trình độ học
vấn;
- Dân tộc.
3. Kỳ
công bố: Đầu mỗi
nhiệm kỳ.
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Văn phòng Quốc hội.
5.5.1.b. Tỷ lệ nữ đại biểu
Hội đồng nhân dân
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ nữ đại biểu
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố thuộc trung ương) là tỷ lệ phần trăm giữa số nữ
đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh so với tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cùng nhiệm kỳ.
Tỷ lệ nữ đại biểu
Hội đồng nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc
trung ương) là tỷ lệ phần trăm giữa số nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện
so với tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện cùng nhiệm kỳ.
Tỷ lệ nữ đại biểu
Hội đồng nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn) là
tỷ lệ phần trăm giữa số nữ đại biểu
Hội đồng nhân dân cấp xã so với tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã cùng nhiệm kỳ.
Công thức tính:
Tỷ lệ nữ đại biểu
Hội đồng nhân dân cấp t nhiệm
kỳ k (%)
|
=
|
Số nữ đại biểu Hội đồng nhân
dân cấp t nhiệm kỳ k
|
x
|
100
|
Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp t nhiệm kỳ k
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Cấp hành chính;
- Dân tộc;
- Nhóm tuổi;
- Trình độ học
vấn.
3. Kỳ
công bố: Đầu mỗi
nhiệm kỳ.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nội vụ.
5.5.2. Tỷ lệ nữ là nhà
lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ nữ là nhà lãnh đạo
trong các ngành, các cấp và các đơn vị là tỷ lệ phần trăm lao động nữ là nhà lãnh đạo
trong các ngành, các cấp và các đơn vị so với tổng số lao động là nhà lãnh đạo
trong các ngành, các cấp và các đơn vị.
Lao động là nhà lãnh đạo
trong các ngành, các cấp và các đơn vị được xác định theo Danh mục nghề nghiệp Việt Nam được Thủ
tướng Chính phủ ban hành.
Công thức tính:
Tỷ lệ nữ là nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị (%)
|
=
|
Số nữ là nhà lãnh đạo trong các
ngành, các cấp và các đơn vị
|
x
|
100
|
Tổng số nhà lãnh đạo trong các
ngành, các cấp và các đơn vị
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Thành thị/nông thôn;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra lao
động và việc làm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
5.6.1. Tỷ lệ phụ nữ từ
15-49 tuổi tự quyết định về quan hệ tình dục, sử dụng biện pháp tránh thai và
chăm sóc sức khỏe sinh sản
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ phụ nữ từ 15-49
tuổi tự quyết định về quan hệ tình dục, sử dụng biện pháp
tránh thai và chăm sóc sức khỏe sinh
sản là tỷ lệ phần trăm phụ nữ trong độ tuổi từ 15- 49 tuổi được lựa chọn hoặc tự
quyết định cả ba khía cạnh: Quan hệ tình dục, sử dụng biện pháp
tránh thai và chăm sóc sức khỏe sinh
sản.
Công thức tính:
Tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi tự quyết định
về quan hệ tình dục, sử dụng biện pháp tránh thai và chăm sóc sức khỏe
sinh sản (%)
|
=
|
Số phụ nữ từ 15-49 tuổi được lựa chọn hoặc tự
quyết định về quan hệ tình dục, sử dụng biện pháp tránh thai và chăm sóc sức
khỏe
sinh sản
|
x
|
100
|
Tổng số phụ nữ từ 15-49 tuổi
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Nhóm tuổi;
- Trình độ học
vấn;
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra biến
động dân số và kế hoạch hóa gia
đình.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
5.a.1. Tỷ lệ hộ sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất sản
xuất nông nghiệp
1. Khái niệm phương pháp tính
Hộ có sử dụng đất sản
xuất nông nghiệp là hộ gia đình có thực hiện hoạt động trồng trọt trong 12 tháng qua trên đất
sản xuất nông nghiệp (đất giao lâu dài, đất chuyển nhượng, đi thuê, mượn, đấu
thầu).
Không tính: Các hộ
có hoạt
động sản xuất lâm nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; các
hộ có
quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nhưng
không canh tác trên đất đó; các hộ có thành viên
tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ như
người lao động làm công ăn lương.
Tỷ lệ hộ sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất sản
xuất nông nghiệp là phần trăm số hộ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đối với đất sản xuất nông
nghiệp so với tổng số hộ có sử dụng đất sản
xuất nông nghiệp.
Công thức tính:
Tỷ lệ hộ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đối với
đất sản xuất nông nghiệp (%)
|
=
|
Số hộ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất sản xuất nông nghiệp
|
x 100
|
Tổng số hộ có sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính của chủ hộ;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
3. Kỳ
công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp;
- Điều tra nông thôn, nông nghiệp
giữa kỳ.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
5.b.1. Tỷ lệ người sở hữu
điện thoại di động
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ người sở hữu
điện thoại di động là tỷ lệ phần trăm giữa số người sở hữu điện thoại di động so
với tổng dân số của kỳ báo cáo.
Công thức tính:
Tỷ lệ người sở hữu
điện thoại di động (%)
|
=
|
Số người sở hữu điện thoại di động
|
x
|
100
|
Tổng dân số
|
Tùy theo yêu cầu
quản lý của từng thời kỳ và để bảo đảm mục tiêu
so sánh quốc tế số người sở hữu điện thoại
di động được quy định theo độ tuổi nhất định. Vì
vậy, phạm vi thu thập số liệu sẽ được
quy định cụ thể trong từng phương án điều tra.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Dân tộc;
- Khuyết tật;
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ
công bố: Năm.
Riêng phân tổ
Khuyết tật công bố theo kỳ 5 năm.
4. Nguồn số liệu
- Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam;
- Điều tra quốc
gia về người khuyết tật.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
Mục tiêu 6: Đảm bảo đầy đủ
và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người
6.1.1. Tỷ lệ dân số được sử dụng nguồn nước hợp vệ
sinh
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ dân số sử dụng nguồn
nước hợp vệ sinh là tỷ lệ phần trăm giữa dân số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh so với tổng dân số.
Công thức tính:
Tỷ lệ dân số được sử
dụng nguồn nước hợp vệ sinh (%)
|
=
|
Dân số được sử dụng nguồn nước hợp
vệ sinh
|
x
|
100
|
Tổng dân số
|
Nguồn nước hợp vệ
sinh là những nguồn nước chính dùng
cho ăn, uống của hộ gia đình như sau:
- Nước máy;
- Giếng khoan;
- Giếng đào được bảo vệ;
- Nước suối, khe mó được bảo vệ;
- Nước mưa;
- Nước mua từ xe
xitec chở nước;
- Nước đóng chai, bình.
2. Phân tổ chủ yếu:
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
6.2.1. Tỷ lệ dân số sử
dụng hố xí hợp vệ sinh
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ dân số sử dụng hố xí hợp vệ sinh là tỷ lệ phần trăm
giữa dân số sử dụng hố xí hợp vệ sinh so với tổng dân số.
Công thức tính:
Tỷ lệ dân số sử dụng
hố xí hợp vệ sinh (%)
|
=
|
Dân số sử dụng hố xí
hợp vệ sinh
|
˟
|
100
|
Tổng dân số
|
Hố xí hợp vệ sinh bao
gồm:
- Hố xí tự hoại, thấm
dội nước;
- Hố xí đào (cải tiến có ống thông hơi; có bệ
ngồi);
- Hố xí ủ phân trộn.
2. Phân tổ chủ yếu
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo
sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
6.3.1. Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom, xử
lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định
1. Khái niệm, phương pháp tính
-
Nước thải là nước đã qua sử dụng và được xả thải ra môi trường xung quanh. Xử lý nước thải là quá
trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại
trong nước thải, đảm bảo nước thải ra môi trường đạt tiêu
chuẩn, quy chuẩn theo quy định.
-
Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom,
xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo
quy định là tỷ lệ phần trăm nước thải đô thị được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định trên 80% tổng công
suất cấp nước sạch tại địa phương.
Công
thức tính:
Tỷ lệ nước thải đô
thị được thu gom, xử lý đạt tiêu
chuẩn, quy chuẩn theo quy định (%)
|
=
|
Tổng công suất khai thác xử lý nước
thải đô thị
|
x 100
|
Tổng công suất khai thác của nhà máy nước
x 80%
|
2. Phân tổ chủ yếu
-
Loại đô thị (loại đặc biệt/loại I/loại
II/loại III/loại IV/loại V);
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số
liệu: Chế độ báo cáo thống kê
ngành Xây dựng.
5. Cơ quan chịu
trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Xây dựng.
6.3.1.a. Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động
có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu
chuẩn môi trường là tỷ
lệ phần trăm các khu công nghiệp đang hoạt động có
nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt tiêu
chuẩn môi trường trong tổng số các
khu công nghiệp đang hoạt động.
Công
thức tính:
Tỷ lệ khu công
nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý
nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi
trường (%)
|
=
|
Số lượng các
khu công nghiệp đang hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường
|
x 100
|
Tổng số khu công
nghiệp đang hoạt động
|
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số
liệu: Chế độ báo cáo thống kê
ngành Kế hoạch và Đầu tư.
5. Cơ quan chịu
trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ Quản lý các khu
kinh tế).
6.4.1. a. Tỷ lệ hồ chứa lớn được kiểm soát,
giám sát để bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu của lưu vực sông
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ hồ chứa lớn được kiểm soát, giám sát để bảo
đảm duy trì dòng chảy tối thiểu của lưu vực sông là
tỷ lệ phần trăm số hồ chứa lớn được kiểm soát, giám sát để bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu của lưu vực
sông so với tổng số hồ chứa lớn.
Việc kiểm soát, giám sát được thực hiện theo quy
định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Dòng
chảy tối thiểu là dòng chảy ở mức
thấp nhất cần thiết để duy trì dòng sông hoặc đoạn sông
nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh và bảo đảm mức tối thiểu cho hoạt động khai thác, sử
dụng nguồn nước của các đối tượng sử dụng nước.
Công
thức tính:
Tỷ lệ hồ chứa lớn
được kiểm soát, giám sát để bảo đảm duy trì dòng
chảy tối thiểu của lưu vực sông (%)
|
=
|
Số hồ chứa lớn được
kiểm soát, giám sát để bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu của lưu vực sông
|
x 100
|
Tổng số hồ chứa lớn
|
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số
liệu: Dữ liệu hành chính.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
6.4.1.b. Tỷ lệ các hồ chứa lớn, quan trọng
trên các lưu vực sông được vận hành theo quy chế phối hợp liên hồ chứa
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ các hồ chứa lớn, quan trọng trên các
lưu vực sông được vận hành theo quy
chế phối hợp liên hồ chứa là tỷ lệ phần trăm các hồ chứa lớn, quan trọng trên
các lưu vực sông được vận hành theo
quy chế phối hợp liên hồ chứa so với tổng số
hồ chứa lớn, quan trọng trên các lưu vực sông.
Các
hồ chứa lớn, quan trọng trên các lưu vực sông được vận hành theo quy chế phối hợp liên hồ chứa bao gồm các hồ thuộc danh mục các hồ thủy lợi, thủy điện trên
lưu vực sông được Thủ tướng Chính phủ quy định.
Công
thức tính:
Tỷ lệ các hồ chứa lớn, quan trọng trên các lưu vực sông
được vận hành theo quy chế phối hợp liên
hồ chứa (%)
|
=
|
Các hồ chứa lớn, quan
trọng trên các lưu vực sông được
vận hành theo quy chế phối hợp liên hồ chứa
|
x 100
|
Tổng số hồ chứa lớn,
quan trọng trên các lưu vực sông
|
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu: Dữ
liệu hành chính.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
6.6.1.a. Số lượng khu Ramsar được thành lập và
công nhận
1. Khái niệm, phương pháp tính
Khu
Ramsar là vùng đất ngập nước có tầm
quan trọng quốc tế được Ban thư ký Công ước Ramsar công
nhận. Theo quy định trên, Công
ước Ramsar là tên viết tắt của Công ước về các vùng đất ngập nước có
tầm quan trọng quốc tế.
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số
liệu: Dữ liệu hành chính.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
Mục tiêu 7: Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn
năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người
7.1.1. Tỷ lệ dân số sử dụng điện
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ dân số sử dụng điện là tỷ
lệ phần trăm của dân số sử dụng điện trên tổng dân số (chỉ tính dân số
sử dụng điện lưới).
Công
thức tính:
Tỷ lệ dân số sử dụng điện (%)
|
=
|
Dân số sử dụng điện
|
x 100
|
Tổng dân số
|
2. Phân tổ chủ yếu
-
Thành thị/nông thôn;
-
Vùng kinh tế - xã hội;
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số
liệu: Khảo sát mức sống dân
cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu
trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
7.1.2. Tỷ lệ hộ có sử dụng nhiên liệu sạch
1. Khái niệm, phương pháp tính
Nhiên
liệu sạch là loại nhiên liệu có tác động tối thiểu đến môi trường khi được sản xuất, sử dụng, và thải bỏ. Các
đặc điểm chính của nhiên liệu sạch bao gồm:
+
Phát thải thấp: sản sinh ít khí thải
độc hại như CO2, Nox, Sox, và các hạt bụi mịn khi đốt cháy.
+
Tái tạo được: có thể được tái
tạo hoặc có nguồn gốc từ các nguồn tài nguyên không cạn kiệt.
+
Thân thiện với môi trường: Ít
gây tác động tiêu cực đến hệ sinh thái
và sức khoẻ con người.
+
Hiệu suất năng lượng cao: Có khả năng
chuyển hoá năng lượng một cách hiệu
quả.
Một số ví dụ về nhiên liệu
sạch bao gồm:
+
Điện: Đặc biệt là điện từ các
nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, và thủy điện.
+
Hydro: Khi sản xuất từ nước và sử
dụng năng lượng tái tạo để phân tách nước.
+
Khí sinh học (biogas): Sản xuất từ quá trình phân hủy sinh học của các vật liệu hữu cơ.
+
Nhiên liệu sinh học (biofuels): Như ethanol và
biodiesel, sản xuất từ cây cối hoặc chất
thải sinh học.
+
Khí tự nhiên (natural gas): Mặc dù
không hoàn toàn không phát thải, nhưng vẫn được xem là sạch hơn so với than và dầu.
Hộ gia đình sử dụng nhiên liệu
sạch để nấu ăn là hộ chủ yếu sử dụng bếp điện, bếp năng
lượng mặt trời, LPG (khí dầu mỏ hóa lỏng),
bếp ga/bếp ga sinh học, các bếp sử dụng ethanol hoặc cồn.
Hộ gia đình sử dụng nhiên liệu
sạch để sưởi ấm là những hộ gia đình chủ yếu dùng hệ thống sưởi trung tâm hoặc sử dụng máy sưởi năng lượng mặt trời, điện,
đường ống ga tự nhiên, LPG/ga hóa lỏng, ga sinh học, hoặc
cồn/ethanol.
Hội gia đình sử dụng nhiên liệu
sạch để thắp sáng là những hộ gia đình chủ yếu sử dụng điện, đèn năng lượng mặt trời, đèn
sạc điện hoặc chạy bằng pin, đèn sử dụng khí
ga tự nhiên.
Công
thức tính:
Tỷ lệ hộ có sử dụng nhiên liệu sạch (%)
|
=
|
Số hộ gia đình
chủ yếu sử dụng nhiên liệu sạch để nấu ăn,
sưởi ấm và thắp sáng
|
x 100
|
Tổng số hộ
|
2. Phân tổ chủ yếu
-
Giới tính của chủ hộ;
-
Thành thị/nông thôn;
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số
liệu: Khảo sát mức sống dân
cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu
trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
7.2.1. Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng
tiêu dùng năng lượng cuối cùng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tiêu
dùng năng lượng tái tạo bao gồm tiêu
dùng năng lượng từ: Thủy điện, nhiên liệu
sinh học rắn, gió, mặt trời, nhiên liệu
sinh học lỏng, khí sinh học, địa nhiệt, sóng biển và chất thải. Tổng tiêu dùng năng lượng cuối cùng được tính từ
bảng cân đối và số liệu thống kê
quốc gia là tổng tiêu dùng cuối cùng trừ sử dụng phi năng lượng.
Các
nguồn năng lượng tái tạo cụ thể:
-
Năng lượng mặt trời;
-
Năng lượng thủy điện;
-
Năng lượng gió;
-
Năng lượng nhiên liệu sinh học lỏng
bao gồm xăng sinh học, diesel sinh học và nhiên liệu sinh
học lỏng khác;
-
Nhiên liệu sinh học rắn bao gồm gỗ củi, chất thải động
vật, chất thải thực vật, rượu đen, bã mía và than củi,...;
-
Năng lượng thải bao gồm năng lượng từ rác thải đô thị tái tạo.
Tiêu
dùng năng lượng cuối cùng là phần
năng lượng tiêu dùng trực tiếp cho toàn xã hội khi tiêu dùng năng lượng bị mất hoàn
toàn, không tái tạo ra nguồn năng lượng khác. Năng lượng tiêu dùng cuối cùng không gồm năng lượng tiêu dùng để chế biến ra các
loại năng lượng mới.
Công
thức tính:
Tỷ trọng năng lượng tái
tạo trong tổng tiêu dùng năng lượng cuối cùng
(%)
|
=
|
Năng lượng tái
tạo
|
x 100
|
Tổng tiêu dùng
năng lượng cuối cùng
|
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu
-
Điều tra thống kê;
-
Chế độ báo cáo thống kê;
-
Dữ liệu hành chính.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
-
Chủ trì: Tổng cục Thống kê;
-
Phối hợp: Bộ Công Thương.
7.3.1.a. Tổng cung năng lượng sơ cấp/GDP
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tổng cung năng lượng sơ cấp/GDP: là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ
giữa việc sử dụng năng lượng và GDP. Chỉ tiêu cho
biết để tạo ra một đơn vị tổng sản phẩm trong nước (GDP) cần sử
dụng bao nhiêu đơn vị năng lượng.
Năng
lượng sơ cấp là năng lượng được khai
thác hoặc thu được trực tiếp từ thiên nhiên, chưa
qua quá trình chuyển đổi bao gồm nhiên liệu
hóa thạch (như than đá, đá phiến dầu,
than bùn và các sản phẩm than bùn, dầu
thô và khí tự nhiên), nhiên liệu sinh
học, rác thải, năng lượng hạt nhân, thủy điện, địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng gió và nhiệt từ các máy bơm nhiệt thu được từ môi trường xung quanh.
Tổng cung năng lượng sơ cấp là tổng lượng năng
lượng mà một quốc gia sử dụng trong một thời kỳ nhất định
và được tính như sau:
Công
thức tính:
Tổng cung năng lượng
sơ cấp
|
=
|
Sản xuất năng lượng
sơ cấp
|
+
|
Nhập khẩu năng lượng
(gồm năng lượng sơ cấp và chuyển đổi)
|
-
|
Xuất khẩu năng lượng
(gồm năng lượng sơ cấp sơ cấp và chuyển đổi)
|
-
|
Dự trữ hàng hải, hàng không quốc tế (gồm + năng lượng sơ cấp
và chuyển đổi)
|
+
|
Chênh lệch tồn kho
(gồm năng lượng sơ cấp và chuyển đổi)
|
Tổng cung năng lượng
sơ cấp/GDP
|
=
|
Tổng cung năng lượng
sơ cấp
|
GDP
|
Tổng cung năng lượng sơ cấp được tính bằng đơn vị
tấn đầu tương đương (TOE); GDP được tính theo giá so sánh.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
-
Điều tra thống kê;
-
Chế độ báo cáo thống kê;
-
Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
-
Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);
-
Phối hợp: Bộ Công Thương; Bộ Xây
dựng; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
7.3.1.b. Tiêu hao năng lượng so với tổng sản
phẩm trong nước
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tiêu
hao năng lượng bao gồm tiêu hao năng lượng dùng cho sản xuất và tiêu hao năng lượng dùng cho sinh hoạt.
Năng
lượng dùng cho sản xuất và
sinh hoạt gồm: Xăng, dầu, khí, than, điện,...
Công
thức tính:
Tiêu hao năng lượng
so với tổng sản phẩm trong nước (%)
|
=
|
Tiêu hao năng lượng
|
x 100
|
Tổng sản phẩm trong
nước
|
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
-
Điều tra thống kê;
-
Chế độ báo cáo thống kê;
-
Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
-
Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);
-
Phối hợp: Bộ Công Thương.
7.b.1. Công suất lắp đặt năng lượng tái tạo
1. Khái niệm, phương pháp tính
Năng
lượng tái tạo gồm: Điện từ năng lượng
mặt trời, điện từ năng lượng gió, điện từ năng lượng thủy
triều.
a.
Công suất lắp đặt điện từ năng lượng mặt trời
Sản lượng điện từ năng lượng mặt trời là sản lượng
điện sản xuất ra từ nguồn năng lượng mặt trời được tính trên đồng hồ đo sản lượng tại nơi sản xuất chuyển qua cho bên tiêu thụ trong một thời kỳ nhất định.
Năng
lượng mặt trời là ánh sáng và bức xạ
nhiệt từ mặt trời, đã được con người khai thác từ xưa bằng cách sử dụng một loạt các công
nghệ và ngày càng phát triển cao hơn.
Các
ứng dụng năng lượng mặt trời gồm: Nước nóng năng lượng mặt trời, chiếu sáng, năng lượng mặt trời nấu
ăn, nước sạch thông qua chưng cất và tẩy uế, điện năng lượng mặt trời, không gian sưởi
ấm và làm mát thông qua kiến trúc năng lượng mặt trời, quá trình tích nhiệt độ cao cho mục
đích công nghiệp, điện năng lượng mặt trời dựa trên
các động cơ nhiệt và tế bào quang điện.
Phương
pháp tính:
Thu
năng lượng mặt trời, cách phổ biến
nhất là sử dụng tấm panel. Công nghệ
năng lượng mặt trời được phổ biến một trong hai cách thụ
động và chủ động tùy thuộc vào
cách thu, chuyển đổi và phân phối năng lượng
mặt trời.
Kỹ thuật năng lượng mặt trời chủ động bao gồm việc sử dụng các tấm panel thu quang điện và thu nhiệt năng lượng
mặt trời. Hoạt động công nghệ làm tăng nguồn cung cấp năng lượng gọi là công nghệ nguồn
cung. Kỹ thuật năng lượng mặt trời thụ động bao gồm định hướng một tòa
nhà với Mặt Trời, lựa chọn vật liệu với khối lượng nhiệt thuận
lợi, hiệu ứng phân tán ánh sáng và thiết kế không
gian tự nhiên lưu thông không khí. Công nghệ
thụ động làm giảm nhu cầu năng lượng gọi là công
nghệ phía cầu.
Trong
phạm vi chỉ tiêu này chỉ tính
đến nguồn năng lượng mặt trời đã được dùng
để sản xuất ra điện hay chỉ tính sản lượng
điện sản xuất được từ nguồn năng lượng mặt trời.
Công
suất điện năng lượng mặt trời là khả
năng sản xuất điện của nhà máy trên cơ sở công suất lắp đặt của nhà máy. Vì vậy, đơn vị tính
cũng được sử dụng đơn vị như các nguồn điện
khác là: W hoặc bội số của W là kW và MW.
Sản lượng điện là lượng điện được sản xuất trong
thời gian nhất định được tính theo kWh. Sản lượng điện
được tính trên đồng hồ đo sản lượng tại nơi sản xuất
chuyển qua cho tiêu thụ.
Điện sản xuất được đo đếm ở đầu máy phát của từng tổ
máy qua đồng hồ tổng của nhà máy đã tách riêng phần điện tự dùng và tổn thất trên máy biến áp số còn lại chính
là điện tiêu thụ.
b.
Công suất lắp đặt điện từ năng lượng gió
Công
suất lắp đặt và sản lượng điện từ
năng lượng gió là sản lượng điện sản xuất ra từ nguồn năng
lượng gió được tính trên đồng hồ đo
sản lượng tại nơi sản xuất chuyển qua cho bên tiêu thụ
trong một thời kỳ nhất định.
Năng
lượng gió là động năng của không
khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái
Đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời. Sử dụng năng
lượng gió là một trong các cách lấy
năng lượng xa xưa nhất từ môi trường tự nhiên và đã
được biết đến tự thời kỳ cổ đại.
Năng
lượng gió mô tả quá trình mà
gió đã được sử dụng để tạo ra năng lượng cơ học hoặc điện. Tua
bin gió chuyển đổi năng lượng động lực trọng gió
thành Năng lượng cơ học. Năng lượng cơ học này có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ cụ thể (chẳng hạn
như xay ngũ cốc hoặc bơm nước) hoặc một máy phát điện có
thể chuyển đổi năng lượng cơ học thành điện,
nhà máy điện.
Gió
là một dạng của năng lượng mặt trời, do sưởi ấm không
đồng đều của bầu khí quyển của mặt trời, các
bất thường của bề mặt trái đất, và
vòng quay của trái đất. Mô hình dòng
chảy gió được sửa đổi bởi địa hình của trái đất, sông nước, và
độ che phủ thực vật. Năng lượng gió dòng chảy
này, hoặc chuyển động có thể được sử
dụng khi qua tua-bin gió hiện đại, để tạo ra điện.
Phương
pháp tính
Trong
phạm vi chỉ tiêu này chỉ tính
đến nguồn năng lượng gió được dùng
cho phát điện hay chỉ tính sản lượng điện
được sản xuất được từ nguồn năng gió mà thôi.
Công
suất điện năng lượng gió là khả năng
sản xuất điện của nhà máy nên đơn vị tính cũng được sử dụng như các nguồn điện khác là: W hoặc bội số của W là kW và MW.
Sản lượng điện là lượng điện được sản xuất trong
thời gian nhất định được tính theo kWh. Sản lượng điện
được tính trên đồng hồ đo sản lượng tại nơi sản xuất
chuyển qua cho tiêu thụ.
Điện sản xuất được đo đếm ở đầu máy phát của từng tổ
máy qua đồng hồ tổng của nhà máy đã tách riêng phần điện từ dùng và tổn thất trên máy biến áp số còn lại chính
là điện tiêu thụ.
c.
Công suất lắp đặt điện từ năng lượng thủy triều
Công
suất lắp đặt và sản lượng điện từ
năng lượng thủy triều là sản lượng điện sản xuất ra từ
nguồn năng lượng thủy triều được tính trên đồng hồ đo sản
lượng tại nơi sản xuất chuyển qua cho bên tiêu thụ trong
một thời kỳ nhất định.
Điện thủy triều được khai thác từ sự thay đổi của
thủy triều lên xuống hàng ngày. Lợi
dụng dòng thủy triều người ta sẽ lắp đặt hệ thống thiết bị
sản xuất điện.
Hiện nay có 2 loại công nghệ
khai thác được áp dụng tại các
nước trên thế giới để khai thác hiệu quả nguồn năng lượng này là khai thác dựa vào
động năng dòng chảy thủy triều và
khai thác dựa vào thế năng của thủy triều.
Với công nghệ khai thác dựa vào
thế năng của thủy triều, người ta phải xây dựng
hồ chứa và lợi dụng quy luật triều lên xuống để tạo ra sự chênh lệch cột nước tĩnh của khối
lượng nước trong hồ và ngoài biển hoặc ngược lại. Khi đó
sử dụng các tuabin nước để phát điện. Công nghệ này có ưu điểm
là làm giảm được tính không ổn định
của năng lượng thủy triều, tuy nhiên lại gặp khó
khăn khi phải xây đập để tạo nên các
hồ chứa tại các vùng biển thường có điều kiện địa hình phức tạp.
Hiện nay một số nơi trên thế giới đã triển khai hệ thống máy phát điện sử dụng năng lượng
thủy triều.
Phương
pháp tính:
Công
suất điện năng lượng thủy triều là khả
năng sản xuất điện của nhà máy vì vậy đơn vị tính
cũng được sử dụng đơn vị như các nguồn điện
khác là: W hoặc bội số của W là KW và MW.
Sản lượng điện là lượng điện được sản xuất trong
thời gian nhất định được tính theo kWh. Sản lượng điện
được tính trên đồng hồ đo sản lượng tại nơi sản xuất
chuyển qua cho tiêu thụ.
Điện sản xuất được đo đếm ở đầu máy phát của từng tổ
máy qua đồng hồ tổng của nhà máy đã tách riêng phần điện tự dùng và tổn thất trên máy biến áp số còn lại chính
là điện tiêu thụ.
2. Phân tổ chủ yếu
-
Công suất;
-
Loại năng lượng (mặt trời/gió/thủy
triều).
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu: Điều
tra năng lực sản xuất của một số sản phẩm công nghiệp.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Công Thương.
Mục tiêu 8: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền
vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho
tất cả mọi người
8.1.1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người
1. Khái niệm,
phương pháp tính
Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người được tính
bằng cách chia tổng sản phẩm trong nước
trong năm cho dân số trung bình trong năm tương ứng. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người
có thể tính theo giá hiện hành,
tính theo nội tệ hoặc ngoại tệ, cũng có thể
tính theo giá so sánh để tính tốc độ
tăng.
Công
thức tính:
Tổng sản phẩm trong
nước bình quân đầu người (VND/người)
|
=
|
Tổng sản phẩm trong
nước (GDP) trong năm (tính bằng VND)
|
Dân số trung bình
trong cùng năm
|
Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tính
bằng ngoại tệ được tính bằng USD theo tỷ giá
hối đoái (hiện hành) hoặc
tỷ giá sức mua tương đương.
Tổng sản phẩm trong
nước bình quân đầu người theo tỷ giá hối đoái hoặc sức mua tương đương (USD)
|
=
|
GDP bình quân đầu
người tính bằng VND
|
Tỷ giá hối đoái VND/USD hoặc tỷ giá sức mua tương đương bình quân năm
|
Tổng độ tăng tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu
người được tính theo công thức sau:
Tốc độ tăng tổng sản
phẩm trong nước bình quân đầu người (%)
|
=
|
Tổng sản phẩm trong
nước bình quân đầu người năm báo cáo
|
x 100 -100
|
Tổng sản phẩm trong
nước bình quân đầu người năm trước năm báo cáo
|
2. Phân tổ chủ yếu
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
-
Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
-
Điều tra thống kê;
-
Chế độ báo cáo thống kê;
-
Dữ liệu hành chính;
-
Tỷ giá của Đồng Việt Nam (VND) với Đô
la Mỹ (USD) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng
cục Thống kê) công bố căn cứ vào báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tỷ giá sức mua tương đương do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng
cục Thống kê) tính toán căn cứ vào số
liệu công bố của Tổ chức Ngân hàng thế
giới.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
8.1.1.b. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
1. Khái niệm, phương pháp tính
a)
Tính tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý, 6
tháng, 9 tháng, năm
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý, 6 tháng, 9 tháng, năm
(kỳ) là tỷ lệ phần trăm tăng lên của tổng sản phẩm trong nước (GDP) của kỳ này so với
GDP của cùng kỳ năm trước.
Tốc độ tăng trưởng GDP được tính theo giá so sánh theo công thức sau:
Tốc độ tăng trưởng
GDP (%)
|
=
|
GDPn1
|
x 100 -100
|
GDPn0
|
Trong
đó:
GDPn1
: Là GDP theo giá so sánh của quý, 6 tháng, 9 tháng
hoặc năm báo cáo;
GDPn0:
Là GDP theo giá so sánh của quý, 6 tháng, 9 tháng
hoặc năm trước năm báo cáo.
b)
Tính tốc độ tăng trưởng GDP bình quân theo thời kỳ (nhiều năm)
Công
thức tính:
Trong
đó:
GY:
Tốc độ tăng GDP bình quân năm theo thời
kỳ; từ năm sau năm gốc so sánh đến năm thứ n;
GDPn:
GDP theo giá so sánh năm cuối (năm thứ n) của thời kỳ nghiên
cứu;
GDP0:
GDP theo giá so sánh năm gốc so sánh của thời kỳ nghiên cứu;
n:
Số năm tính từ năm sau năm gốc so sánh
cho đến năm báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
-
Ngành kinh tế;
-
Loại hình kinh tế;
-
Mục đích sử dụng;
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
-
Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
-
Điều tra thống kê;
-
Chế độ báo cáo thống kê;
-
Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
8.2.1. Tốc độ tăng năng suất lao động
1. Khái niệm, phương pháp tính
Năng
suất lao động là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất làm việc của
lao động, thường đo bằng tổng sản phẩm trong nước tính bình quân một lao động trong thời kỳ tham chiếu.
Công
thức tính:
Năng suất lao động (VND/lao động)
|
=
|
Tổng sản phẩm trong
nước
|
Tổng số người có
việc làm bình quân
|
Tốc độ tăng năng suất lao động được tính theo công thức sau:
Tốc độ tăng năng suất
lao động (%)
|
=
|
Năng suất lao động
năm báo cáo
|
x 100 - 100
|
Năng suất lao động
năm trước năm báo cáo
|
2. Phân tổ chủ yếu
-
Ngành (hoặc khu vực) kinh tế;
-
Loại hình kinh tế.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
-
Điều tra thống kê;
-
Chế độ báo cáo thống kê;
-
Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
8.3.1. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính
thức
1. Khái niệm, phương pháp tính
Lao
động có việc làm phi chính thức là những người có việc làm
thuộc một trong năm nhóm sau: (i) Lao động
gia đình không được hưởng lương, hưởng công; (ii)
Người chủ của cơ sở, lao động tự làm trong khu vực phi chính thức; (iii) Người làm công hưởng lương không được ký hợp
đồng lao động hoặc được ký hợp đồng lao động nhưng không
được cơ sở tuyển dụng đồng bảo hiểm xã hội
theo hình thức bắt buộc; (iv) Xã viên hợp tác xã không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; (v) Lao động tự làm hoặc lao động làm
công hưởng lương trong các hộ gia đình
hoặc hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Lao
động trong khu vực hộ nông, lâm nghiệp
và thủy sản.
Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức là tỷ lệ phần trăm giữa số người có việc làm phi chính thức so với tổng số lao động có
việc làm.
Công
thức tính:
Tỷ lệ lao động có
việc làm phi chính thức (%)
|
=
|
Số lao động có
việc làm phi chính thức
|
x 100
|
Số lao động có
việc làm
|
2. Phân tổ chủ yếu
-
Giới tính;
-
Nhóm tuổi;
-
Trình độ chuyên môn kỹ thuật;
-
Ngành kinh tế;
-
Khu vực kinh tế;
-
Loại hình kinh tế;
-
Nghề nghiệp;
-
Thành thị/nông thôn;
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
-
Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công
bố: Năm.
4. Nguồn số
liệu: Điều tra lao động và việc làm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
8.5.1. Thu nhập bình quân một lao động có việc
làm
1. Khái niệm, phương pháp tính
Thu
nhập của lao động có việc làm
bao gồm những khoản thu nhập sau:
-
Thu nhập từ tiền công, tiền lương và
các khoản thu nhập khác có tính chất như
lương, gồm: Tiền làm thêm, tiền thưởng, tiền phụ cấp,...
của những người lao động làm công hưởng lương trong nền
kinh tế. Các khoản thu nhập này có thể
bằng tiền hoặc hiện vật.
-
Thu nhập từ các hoạt động sản xuất
kinh doanh, gồm: Thu lợi từ các hoạt động sản xuất nông
nghiệp để bán sản phẩm, lợi nhuận từ việc
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ,... không bao gồm những khoản thu nhập từ lãi suất cho vay hay
lợi tức được trả mà không liên quan đến công việc đang làm.
Thu
nhập bình quân một lao động có
việc làm là tổng thu nhập của tất cả lao
động có việc làm so với tổng số lao
động có việc làm.
Công
thức tính:
Thu nhập bình
quân một lao động có việc làm
|
=
|
Tổng thu nhập của tất
cả lao động có việc làm
|
Tổng số lao động có
việc làm
|
2. Phân tổ chủ yếu
-
Giới tính;
-
Nghề nghiệp;
-
Ngành kinh tế;
-
Thành thị/nông thôn;
-
Vùng kinh tế - xã hội;
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số
liệu: Điều tra lao động và việc làm.
5. Cơ quan chịu
trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
8.5.2. Tỷ lệ thất nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính
Người thất nghiệp là người từ đủ 15 tuổi trở lên
mà trong thời kỳ tham chiếu có đầy đủ cả 03
yếu tố: Hiện không làm việc, đang tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc.
-
Người thất nghiệp còn là những người
hiện không có việc làm và sẵn sàng
làm việc nhưng trong thời kỳ tham chiếu không đi tìm việc do đã chắc chắn có một công
việc hoặc một hoạt động sản xuất kinh doanh để bắt đầu sau thời
kỳ tham chiếu.
Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa số người
thất nghiệp so với lực lượng lao động.
Công
thức tính:
Tỷ lệ thất nghiệp (%)
|
=
|
Số người thất nghiệp
|
x 100
|
Lực lượng lao động
|
2. Phân tổ chủ yếu
-
Giới tính;
-
Nhóm tuổi;
-
Thành thị/nông thôn;
-
Trình độ chuyên môn kỹ thuật;
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
-
Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số
liệu: Điều tra lao động và việc làm.
5. Cơ quan chịu
trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
8.6.1. Tỷ lệ người từ 15-24 tuổi không có việc
làm và không tham gia học tập hoặc đào tạo
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ người từ 15-24 tuổi không có việc làm
và không tham gia học tập hoặc đào tạo là
phần trăm người từ 15-24 tuổi hiện không có việc làm và không tham gia học tập hoặc đào tạo trong tổng số người từ 15-24 tuổi.
Công
thức tính:
Tỷ lệ người từ 15-24
tuổi không có việc làm và không tham gia học tập hoặc đào tạo (%)
|
=
|
Tổng số người từ 15-24
tuổi - Số người từ 15-24 tuổi có việc
làm - Số người từ 15-24 tuổi hiện không làm việc nhưng được đào tạo, học tập
|
x 100
|
Tổng số người từ 15-24
tuổi
|
Hoặc
Tỷ lệ người từ 15-24
tuổi không có việc làm và không tham gia học tập hoặc đào tạo (%)
|
=
|
(Số người từ 15-24
tuổi thất nghiệp + Số người từ 15-24 tuổi ngoài lực
lượng lao động) - (Số người từ 15-24 tuổi thất nghiệp hiện đang đi học hoặc đào
tạo + Số người từ 15-24 tuổi ngoài lực
lượng lao động đang đi học hoặc đào tạo
|
x 100
|
Tổng số người từ 15-24
tuổi
|
2. Phân tổ chủ yếu
-
Giới tính;
-
Thành thị/nông thôn;
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số
liệu: Điều tra lao động và việc làm.
5. Cơ quan chịu
trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
8.7.1. Tỷ lệ người từ 05 - 17 tuổi tham gia
lao động
1. Khái niệm, phương pháp tính
Người từ 05 - 17 tuổi tham gia lao động là những
người từ đủ 05 đến 17 tuổi trong thời gian tham chiếu có làm việc từ 01 giờ trở lên để tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích được nhận tiền công,
tiền lương hoặc để thu lợi nhuận hoặc để phụ giúp thành
viên trong gia đình nhận tiền công, tiền
lương; ngoại trừ các công việc nội trợ của hộ gia đình
và/hoặc công việc vặt ở nhà trường hoặc các công việc nông nghiệp tự sản, tự tiêu.
Tỷ lệ người từ 05 - 17 tuổi tham gia lao động là tỷ
lệ phần trăm giữa số người từ 05 - 17 tuổi tham gia lao động so với tổng dân
số từ 05 - 17 tuổi.
Công
thức tính:
Tỷ lệ người từ 05 -
17 tuổi tham gia lao động (%)
|
=
|
Số người từ 05 - 17
tuổi tham gia lao động
|
x 100
|
Tổng dân số từ 05 - 17 tuổi
|
2. Phân tổ chủ yếu
-
Giới tính;
-
Nhóm tuổi (05 - 15 tuổi; 16 - 17 tuổi);
-
Ngành kinh tế;
-
Nghề nghiệp;
-
Thành thị/nông thôn;
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương.
-
Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số
liệu: Điều tra lao động và việc làm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
-
Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);
-
Phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
8.8.1. Số người bị tai nạn lao động
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tai
nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ
thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá
trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca,
ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.
Tai
nạn lao động được phân loại như sau:
-
Tai nạn lao động chết người;
-
Tai nạn lao động nặng (bị thương nặng);
-
Tai nạn lao động nhẹ (bị thương nhẹ).
Người bị tai nạn lao động là người bị thương hoặc bị
chết trong các vụ tai nạn lao động. Tai nạn lao động chết
người là tai nạn mà người bị nạn chết
ngay tại nơi xảy ra tai nạn hoặc chết trên đường đi cấp
cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian đang điều trị; chết do
tái phát của chính vết thương do tai
nạn lao động gây ra (theo kết luận tại biên bản khám nghiệm pháp y).
2. Phân tổ chủ yếu
-
Giới tính;
-
Dạng chấn thương;
-
Số người chết;
-
Nhóm ngành kinh tế;
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số
liệu: Chế độ báo cáo thống kê
ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
Báo
cáo thống kê của các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Nghị
định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật An toàn, vệ sinh lao
động.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội.
8.9.1. Tỷ lệ đóng góp của hoạt động du lịch
trong tổng sản phẩm trong nước
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ đóng góp của hoạt động du lịch trong GDP được
tính bằng giá trị tăng thêm của hoạt động du lịch so với GDP theo giá hiện hành.
Trong đó giá trị tăng thêm của hoạt động du
lịch được tạo ra bởi tất cả các ngành để đáp ứng tiêu dùng du lịch của khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế trên
lãnh thổ việt Nam trong khoảng thời gian đi du lịch.
Khách
du lịch hội địa là công dân Việt Nam,
người nước ngoài thường trú tại Việt
Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Khách
du lịch quốc tế đến Việt Nam là công dân không phải là người thường trú tại
Việt Nam - đất nước mà họ cư trú thường
xuyên trong khoảng thời gian ít hơn 1 năm liên tục và mục đích của chuyến đi
không phải là để thực hiện các
hoạt động kiếm tiền.
Phân
ngành kinh tế của hoạt động du lịch bao gồm lưu trú,
ăn uống, vận tải, ngành bán lẻ, dịch vụ khác
(y tế, vui chơi giải trí, bảo hiểm,..).
Phân
tổ tỷ lệ đóng góp của hoạt động du
lịch xanh trong GDP được tính tương tự như tỷ lệ đóng
góp của hoạt động du lịch trong GDP. Từ số liệu giá trị tăng thêm của hoạt động du lịch phân theo
ngành dịch vụ lữ hành, lưu trú, ăn uống, vận
tải, thương mại và các ngành dịch vụ khác, kết hợp với các chỉ tiêu như tỷ
lệ các cơ sở dán nhãn xanh và tỷ lệ
phương tiện sử dụng điện hoặc năng lượng xanh được các cơ quan chức năng thực hiện và báo cáo sẽ tính toán
được phân tổ tỷ lệ giá trị tăng thêm xanh của hoạt động du lịch.
Công
thức tính:
Tỷ lệ đóng góp
của hoạt động du lịch trong GDP năm (n)
|
=
|
Giá trị tăng thêm
(VA) của hoạt động du lịch năm (n)
|
x 100
|
GDP theo giá hiện hành
năm (n)
|
2. Kỳ công bố: 2 năm.
3. Nguồn số liệu
-
Điều tra thống kê (Điều tra chi tiêu
của khách du lịch, Điều tra chi tiêu
của hộ gia đình trong đó có chi tiêu cho hoạt
động du lịch, điều tra doanh nghiệp, cơ sở cá thể kinh
doanh dịch vụ lữ hành hàng năm, vụ lữ hành);
-
Báo cáo thống kê (Số lượng khách
du lịch nội địa, số lượng khách du lịch quốc
tế hàng năm, tỷ lệ số lượng điểm tham quan, mua sắm, điểm
dừng chân, nhà hàng phục vụ khách du lịch được dán nhãn xanh, tỷ lệ cơ sở lưu trú
được dán nhãn bông sen xanh), tỷ lệ phương
điện sử dụng điện hoặc năng lượng xanh,.. phục vụ cho việc
tính toán các chỉ tiêu liên quan đến
hoạt động du lịch do các cơ quan có thẩm quyền ban hành,
dán nhãn và thực hiện báo cáo thống kê;
-
Nguồn khác: Hệ số chi phí
trung gian, bảng cân đối liên ngành cập nhật mới nhất.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
-
Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);
-
Phối hợp: Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch.
8.10.1. Số chi nhánh ngân hàng thương mại và
số máy ATM trên 100.000 dân từ 15 tuổi trở lên
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chi
nhánh ngân hàng thương mại là đơn vị
phụ thuộc ngân hàng thương mại, hạch toán phụ thuộc, có con dấu, có nhiệm
vụ thực hiện một hoặc một số chức năng của ngân hàng thương mại theo phân cấp của ngân hàng thương mại và phù hợp với quy định của pháp luật.
ATM
là thiết bị giao dịch tự động mà khách hàng có thể sử dụng để gửi, nạp, rút tiền mặt, chuyển khoản,
thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ, vấn
tin tài khoản, thực hiện các giao dịch
khác theo quy định của pháp luật.
Công
thức tính:
Số chi nhánh
ngân hang thương mại trên 100.000 dân từ
15 tuổi trở lên
|
=
|
Số chi nhánh
ngân hàng thương mại
|
x 100.000
|
Dân số từ 15 tuổi trở
lên
|
Số máy ATM
trên 100.000 dân từ 15 tuổi trở lên
|
=
|
Số máy ATM
|
x 100.000
|
Dân số từ 15 tuổi trở
lên
|
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Số chi nhánh ngân hàng thương mại và số máy ATM: Dữ liệu hành chính;
- Dân số từ 15
tuổi trở lên: Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam: Cung cấp số liệu số chi nhánh ngân
hàng thương mại và số máy ATM;
-
Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng
cục Thống kê): Cung cấp số liệu dân số
từ 15 tuổi trở lên.
8.10.2. Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên có tài
khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao
dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức
được phép khác là tỷ lệ phần trăm giữa số người từ 15 tuổi
trở lên có tài khoản giao dịch đang còn hoạt động tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác so với dân số từ 15 tuổi trở lên.
Công
thức tính:
Tỷ lệ người từ 15
tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng
hoặc các tổ chức được phép khác (%)
|
=
|
Số người từ 15 tuổi
trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác
|
x 100
|
Dân số từ 15 tuổi trở
lên
|
-
Dân số từ 15 tuổi trở lên là người dân
mang quốc tịch Việt Nam có độ tuổi từ 15
tuổi trở lên.
-
Tài khoản bao gồm: Tài khoản thanh toán;
thẻ ngân hàng do các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở hoặc phát hành; tài khoản Mobile Money do các
doanh nghiệp viễn thông được phép
cung ứng.
+
Tài khoản thanh toán là tài khoản
tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng.
+
Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán
do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và
điều khoản được các bên thỏa thuận, không
bao gồm các loại thẻ do các tổ chức cung ứng hàng hóa, dịch vụ phát hành
chỉ để sử dụng trong việc thanh toán hàng hóa, dịch vụ của chính các tổ chức phát hành đó.
+
Tài khoản Mobile Money là tài khoản
viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có
giá trị nhỏ do các doanh nghiệp viễn thông
được phép cung ứng cho khách hàng.
2. Phân tổ chủ yếu
-
Giới tính;
-
Nhóm tuổi.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
-
Số người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác: Dữ liệu hành chính;
-
Dân số từ 15 tuổi trở lên: Điều tra
thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
-
Chủ trì: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
Cung cấp số liệu số người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản
giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ
chức được phép khác;
-
Phối hợp:
+
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống
kê): Cung cấp số liệu dân số từ 15
tuổi trở lên.
+
Bộ Công an.
Mục tiêu 9: Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng
chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi
mới
9.1.2.a. Số lượt hành khách vận chuyển và luân chuyển
1. Khái niệm, phương pháp tính
a)
Số lượt hành khách vận chuyển
Số lượt hành khách vận chuyển là số hành khách được vận chuyển bởi các đơn vị chuyên vận tải và các đơn vị
thuộc các ngành khác có hoạt động kinh doanh vận tải, không
phân biệt độ dài quãng đường vận chuyển, số
lượng hành khách vận chuyển là số hành
khách thực tế đã được vận chuyển.
b)
Số lượt hành khách luân chuyển
Số lượt hành khách luân chuyển là số lượt hành khách được vận chuyển tính theo
chiều dài của quãng đường
vận chuyển.
Công
thức tính:
Số lượt hành
khách luân chuyển
|
=
|
Số lượt hành
khách vận chuyển
|
x
|
Quãng đường vận
chuyển
|
Trong
đó:
Quãng
đường vận chuyển là quãng đường tính
giá vé đã được cơ quan có thẩm quyền quy
định.
Đối với xe khách cho thuê theo hợp đồng vận tải
chuyến thì lượt hành khách vận chuyển
của mỗi hợp đồng chỉ tính 1 lần hành khách vận chuyển theo số ghế phương tiện.
2. Phân tổ chủ yếu
-
Ngành vận tải (đường sắt/đường bộ/đường thuỷ/đường hàng
không);
-
Loại hình kinh tế;
-
Trong nước/ngoài nước;
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
-
Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
-
Tổng điều tra kinh tế;
-
Điều tra doanh nghiệp;
-
Điều tra cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể;
-
Điều tra hoạt động thương mại và dịch
vụ.
5. Cơ quan chịu
trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
9.1.2.b. Khối lượng hàng hóa vận chuyển và
luân chuyển
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Khối lượng hàng hoá vận chuyển
a)
Khối lượng hàng hoá vận chuyển
Khối lượng hàng hoá vận chuyển là khối lượng hàng hoá đã được vận chuyển trong kỳ, không
phân biệt độ dài quãng đường vận chuyển. Đơn
vị tính khối lượng hàng hoá vận
chuyển là tấn (T), vận tải đường ống là mét khối (m3) nhưng quy đổi ra tấn để cộng chung khi tính tổng khối lượng vận chuyển.
Khối lượng hàng hoá vận chuyển được tính theo
trọng lượng thực tế của hàng hoá vận chuyển
(kể cả bao bì nếu có). Khối lượng hàng
hoá vận chuyển chỉ được tính sau khi kết thúc
quá trình vận chuyển, đã vận chuyển đến nơi
giao nhận theo quy định trong hợp đồng vận chuyển và làm xong thủ tục giao nhận. Đối với hàng hoá cồng kềnh vận
chuyển bằng ô tô, trong điều kiện không thể cân đo trực tiếp được khối lượng thì quy
ước tính bằng 50% trọng tải phương tiện hoặc
tính theo thỏa thuận giữa chủ phương tiện và chủ hàng để tính khối lượng hàng
hoá thực tế.
b)
Khối lượng hàng hóa luân chuyển
Khối lượng hàng hóa luân chuyển là khối lượng hàng hóa được vận chuyển tính theo
chiều dài của quãng đường
vận chuyển.
Công
thức tính:
Khối lượng hàng
hóa luân chuyển (T.Km)
|
=
|
Khối lượng hàng
hóa vận chuyển (T)
|
x
|
Quãng đường đã
vận chuyển (Km)
|
2. Phân tổ chủ yếu
-
Ngành vận tải (đường sắt/đường bộ/đường thuỷ/đường hàng
không);
-
Loại hình kinh tế;
-
Trong nước/ngoài nước;
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
-
Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
-
Tổng điều tra kinh tế;
-
Điều tra doanh nghiệp;
-
Điều tra cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể;
-
Điều tra hoạt động thương mại và dịch
vụ.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
9.2.1.a. Tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo trong tổng sản phẩm trong nước
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) là tỷ lệ phần trăm của giá trị tăng thêm được tạo ra của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
so với GDP trong một thời kỳ nhất định.
Công
thức tính:
Tỷ trọng giá
trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo trong GDP
|
=
|
Giá trị tăng thêm
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
|
x 100
|
Tổng sản phẩm trong
nước
|
Trong
đó:
Giá trị tăng thêm
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
|
=
|
Giá trị sản xuất ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo
|
-
|
Chi phí trung gian ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
|
2. Phân tổ chủ yếu
-
Loại hình kinh tế;
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
-
Tổng điều tra kinh tế;
-
Điều tra doanh nghiệp;
-
Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể;
-
Kết quả các cuộc điều tra thống kê
trong Chương trình điều tra thống kê quốc
gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và
Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
9.2.1.b. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo bình quân đầu người theo sức mua tương đương
1. Khái niệm, phương pháp tính
Giá
trị tăng thêm ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo bình quân đầu người theo sức mua tương đương
(PPP) được tính bằng giá trị tăng thêm
của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
trong năm theo sức mua tương đương chia cho dân số trung bình
trong năm tương ứng.
Công
thức tính:
Trong
đó:
VAcbctbq:
Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo bình quân đầu người theo sức mua tương
đương;
VAcbcttd:
Giá trị tăng thêm ngành chế biến, chế
tạo theo sức mua tương đương.
VAcbcttd = VAcbcthh x
Ttd
VAcbcthh:
Giá trị tăng thêm ngành chế biến, chế
tạo tính theo giá hiện hành;
Ttd:
Tỷ giá sức mua tương đương của Việt
Nam so với tỷ giá bình quân toàn cầu;
Ptb:
Dân số trung bình trong năm.
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu
-
Tổng điều tra kinh tế;
-
Điều tra doanh nghiệp;
-
Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể;
-
Kết quả các cuộc điều tra thống kê
trong Chương trình điều tra thống kê quốc
gia.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
9.2.2. Tỷ trọng lao động có việc làm trong
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ trọng lao động có việc làm trong ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo là tỷ lệ phần
trăm giữa số lao động có việc làm trong ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo so với tổng số lao động có việc làm.
Công
thức tính:
Tỷ trọng lao động có
việc làm trong ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo
|
=
|
Số lao động có
việc làm trong ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo
|
x 100
|
Tổng số lao động có
việc làm
|
2. Phân tổ chủ yếu: Giới tính.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số
liệu: Điều tra lao động và việc làm.
5. Cơ quan chịu
trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
9.3.2. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang
có dư nợ tại các tổ chức tín dụng
1. Khái niệm phương pháp tính
Doanh
nghiệp nhỏ và vừa được phân
theo quy mô, bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ,
doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.
a)
Doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh
nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh
vực công nghiệp, xây dựng
có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội
bình quân năm không quá 10 người và tổng
doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn
không quá 3 tỷ đồng.
Doanh
nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương
mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc
tổng nguồn vốn. không quá 3 tỷ đồng.
b)
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh
nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công
nghiệp, xây dựng có số
lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm
không quá 100 người và tổng doanh thu của
năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không
quá 20 tỷ đồng nhưng không phải là
doanh nghiệp siêu nhỏ.
Doanh
nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình
quân năm không quá 50 người và tổng doanh
thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không
quá 50 tỷ đồng nhưng không phải là
doanh nghiệp siêu nhỏ.
c)
Doanh nghiệp vừa
Doanh
nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công
nghiệp, xây dựng có số
lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm
không quá 200 người và tổng doanh thu của
năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không
quá 100 tỷ đồng nhưng không phải là
doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ.
Doanh
nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình
quân năm không quá 100 người và tổng doanh
thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không
quá 100 tỷ đồng nhưng không phải là
doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ.
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số
liệu: Dữ liệu hành chính.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
9.5.1. Chi cho nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ so với tổng sản phẩm trong nước (GDP)
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chi
cho nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ là các khoản chi gồm chi
đầu tư phát triển, chi cho nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và chi khác. Nguồn cấp kinh phí được chia thành 3 loại nguồn:
(1)
Ngân sách nhà nước (gồm cả các nguồn
có tính chất ngân sách nhà nước),
được chia thành ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương. Ngân sách trung ương gồm kinh phí cân đối từ Bộ Khoa học và Công nghệ và từ các bộ, ngành. Ngân sách địa
phương là nguồn được cân đối từ ngân
sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
(2)
Ngoài ngân sách nhà nước gồm từ các doanh nghiệp và từ cơ sở giáo dục đại
học, cao đẳng;
(3)
Nguồn từ nước ngoài.
Tỷ lệ chi cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ so với tổng sản phẩm trong nước được
tính theo công thức sau:
Tỷ lệ chi cho nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ so với tổng sản phẩm trong nước (%)
|
=
|
Chi cho nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ
|
x 100
|
Tổng sản phẩm trong
nước
|
2. Phân tổ chủ
yếu: Nguồn cấp kinh phí.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu
-
Chi cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: Điều tra nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
-
Tổng sản phẩm trong nước: Điều tra thống kê; Chế độ báo cáo thống kê; Dữ
liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
-
Chủ trì: Bộ Khoa học và Công
nghệ;
-
Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng
cục Thống kê).
9.5.2. Số người hoạt động nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ trên 1.000.000 dân
1. Khái niệm, phương pháp tính
Người nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là người có
trình độ từ cao đẳng trở lên trực tiếp tham
gia và dành tối thiểu 10% thời gian vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc các khu vực
hoạt động sau:
-
Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức
nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn
lâm, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm
nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và hình
thức khác;
-
Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng được
tổ chức theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo
dục nghề nghiệp;
-
Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ
được tổ chức dưới hình thức trung tâm, văn phòng,
phòng thử nghiệm và hình thức khác;
-
Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp khác có hoạt động NC&PT;
-
Các doanh nghiệp có hoạt động
NC&PT.
Phương
pháp tính:
-
Số cán bộ nghiên cứu tính theo đầu người là tổng
số cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở
lên trực tiếp tham gia và dành tối
thiểu 10% thời gian vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
-
Số người nghiên cứu quy đổi tương
đương toàn thời gian (Full time equivalent-FTE) là
số người có trình độ cao đẳng trở lên
trực tiếp tham gia vào hoạt động nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ được quy đổi sang tương đương toàn thời gian dựa
trên mức độ sử dụng thời gian dành cho nghiên cứu và phát triển trong năm thống kê. Một FTE là một người dùng toàn bộ (100%) thời gian làm việc của mình cho hoạt động nghiên cứu và phát triển trong 1 năm.
Để tính được số FTE cần xác định
được hệ số sử dụng thời gian cho nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ của mỗi nhóm người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ.
Công
thức tính:
Số người hoạt động
nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ (FTE)
|
=
|
Số người hoạt động
nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ khu vực tổ chức nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ x hệ số quy đổi
|
+
|
Số người hoạt động
nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ khu vực đại học x hệ số quy đổi
|
+
|
Số người hoạt động
nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ khu vực doanh nghiệp x hệ số quy đổi
|
+
|
(Tương tự, theo khu
vực hoạt động),…
|
Theo
kết quả nghiên cứu của Bộ Khoa học và
Công nghệ (2019) cho thấy hệ số quy đổi của tổ chức nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ là 1; khu vực đại học là 0,31; khu vực hành chính sự nghiệp là 0,22; khu vực tổ chức dịch vụ KH&CN là 0,3; khu vực doanh
nghiệp là 0,71. Hệ số quy đổi có thể
được thay đổi theo từng giai đoạn.
2. Phân tổ chủ yếu
-
Trình độ chuyên môn;
-
Khu vực hoạt động;
-
Giới tính;
-
Lĩnh vực khoa học và công nghệ.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số
liệu: Điều tra nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ.
5. Đơn vị chịu
trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ khoa học và Công nghệ.
9.c.1. Tỷ lệ dân số được phủ sóng bởi mạng di
động
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ dân số được phủ sóng bởi
mạng di động là tỷ lệ phần trăm giữa dân số trong phạm vi được phủ sóng di động so với dân
số trung bình của kỳ báo cáo.
Công
thức tính:
Tỷ lệ dân số được phủ sóng bởi mạng di động (%)
|
=
|
Dân số trong phạm vi
phủ sóng thông tin di động
|
x 100
|
Dân số trung bình
|
Dân
số trong phạm vi phủ sóng thông tin di động là dân số trong phạm vi có tín hiệu thông tin di động tế bào (3G/4G/5G) đảm bảo tiêu chuẩn (về thông tin di động) theo quy định hiện hành.
2. Phân tổ chủ yếu
-
Công nghệ (3G/4G/5G);
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số
liệu: Chế độ báo cáo thống kê
ngành Thông tin và Truyền thông.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
-
Chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền thông;
-
Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng
cục Thống kê).
9.c.2. Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng
internet băng rộng cáp quang
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng internet băng rộng
cáp quang là tỷ lệ phần trăm giữa số hộ gia đình được phủ mạng internet băng rộng cáp quang so với
tổng số hộ gia đình của kỳ báo cáo.
Công
thức tính:
Tỷ lệ hộ gia đình
được phủ mạng internet băng rộng cáp quang (%)
|
=
|
Số hộ gia đình
được phủ mạng internet băng rộng cáp quang
|
x 100
|
Tổng số hộ
|
2. Phân tổ chủ
yếu: Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số
liệu: Chế độ báo cáo thống kê
ngành Thông tin và Truyền thông.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
-
Chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền thông;
-
Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng
cục Thống kê).
Mục tiêu 10: Giảm bất bình đẳng trong xã hội
10.1.1.a. Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu
người của 40% dân số có thu nhập thấp nhất so với tốc độ tăng trưởng về thu
nhập bình quân đầu người
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người của 40% dân
số có thu nhập thấp nhất so với tốc độ tăng
trưởng về thu nhập bình quân đầu người được tính bằng tỷ lệ giữa (a) và (b).
(a)
Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu
người của 40% dân số có thu nhập thấp
nhất là tỷ lệ giữa thu nhập bình quân đầu người của nhóm 40% dân số có thu nhập thấp năm t so với năm t-1.
(b)
Tốc độ tăng trưởng về thu nhập bình quân đầu người nói chung là tỷ lệ giữa thu nhập bình
quân đầu người năm t so với năm t-1.
Công
thức tính:
Tốc độ tăng thu nhập
bình quân đầu người của 40% dân số
có thu nhập thấp nhất so với tốc độ tăng trưởng về thu
nhập bình quân đầu người
|
=
|
Tốc độ tăng thu nhập
bình quân đầu người của 40% dân số
có thu nhập thấp nhất
|
Tốc độ tăng trưởng về
thu nhập bình quân đầu người nói chung
|
2. Phân tổ chủ
yếu: Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số
liệu: Khảo sát mức sống dân
cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
10.1.1.b. Tốc độ tăng chi tiêu bình quân đầu
người của 40% dân số có chi tiêu thấp nhất so với tốc độ tăng trưởng về chi
tiêu bình quân đầu người
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tốc độ tăng chi tiêu bình quân đầu người của 40% dân
số có chi tiêu thấp nhất so với tốc độ tăng
trưởng về chi tiêu bình quân đầu người được tính bằng tỷ lệ giữa (a) và (b).
(a)
Tốc độ tăng chi tiêu bình quân đầu
người của 40% dân số có chi tiêu thấp
nhất là tỷ lệ giữa chi tiêu bình quân đầu người của nhóm 40% dân số có chi tiêu thấp năm t so với năm t-1.
(b)
Tốc độ tăng trưởng về chi tiêu bình quân đầu người nói chung là tỷ lệ giữa chi tiêu
bình quân đầu người năm t so với năm t-1.
Công
thức tính:
Tốc độ tăng chi tiêu
bình quân đầu người của 40% dân số có
chi tiêu thấp nhất so với tốc độ tăng trưởng về chi tiêu
bình quân đầu người
|
=
|
Tốc độ tăng chi tiêu
của 40% dân số có chi tiêu thấp nhất
|
Tốc độ tăng trưởng về
chi tiêu bình quân đầu người nói chung
|
2. Phân tổ chủ
yếu: Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số
liệu: Khảo sát mức sống dân
cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu
trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
10.2.1. Tỷ lệ người sống dưới 50% thu nhập
trung vị
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ người sống dưới 50% thu nhập trung vị là tỷ lệ
phần trăm dân số có thu nhập bình
quân đầu người thấp hơn 50% thu nhập trung vị bình quân đầu người của quốc gia so với tổng dân số.
2. Phân tổ chủ yếu
-
Giới tính;
-
Nhóm tuổi;
-
Thành thị/nông thôn;
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo
sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
10.4.1. Tỷ trọng giá trị lao động trong tổng
sản phẩm trong nước
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ trọng giá trị lao động trong tổng sản phẩm trong
nước là phần trăm số chi trả cho người lao động tính
trong tổng sản phẩm trong nước.
Chi
trả cho người lao động là tổng số
tiền thù lao bằng tiền mặt hoặc hiện vật mà người sử dụng lao động phải trả cho công việc do
người lao động thực hiện trong kỳ.
Chi
trả cho người lao động bao gồm:
-
Tiền lương (bằng tiền hoặc hiện vật);
-
Đóng góp bảo hiểm xã hội cho người
lao động (chi phí của người sử dụng lao động).
Công
thức tính:
Tỷ trọng giá
trị lao động trong tổng sản phẩm trong nước (%)
|
=
|
Tổng chi trả cho
người lao động
|
x 100
|
Tổng sản phẩm trong
nước
|
2. Kỳ công bố: 5 năm.
3. Nguồn số liệu
-
Điều tra thống kê;
-
Chế độ báo cáo thống kê;
-
Dữ liệu hành chính.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
10.4.2. Hệ số bất bình đẳng trong phân phối
thu nhập (hệ số Gini)
1. Khái niệm, phương pháp tính
Hệ số Gini (G) được tính dựa vào đường cong Lorenz. Đường cong Lorenz được tạo bởi 2 yếu tố: Tỷ lệ thu
nhập của dân cư cộng dồn và tỷ lệ dân
số tương ứng cộng dồn.
Hệ số Gini là giá trị của diện tích A (được tạo bởi đường cong Lorenz và đường thẳng 45°
từ gốc tọa độ) chia cho diện tích A+B (là diện
tích tam giác vuông nằm dưới đường thẳng 45° từ gốc tọa độ).
Công
thức tính:
Trong
đó:
G:
Hệ số Gini;
Fi:
Tỷ lệ dân số cộng dồn đến người thứ
i;
Yi:
Tỷ lệ thu nhập cộng dồn đến người thứ i.
Khi
đường cong Lorenz trùng với đường
thẳng 45° (đường bình đẳng tuyệt đối)
thì hệ số Gini bằng 0 (vì A=0), xã hội
có sự phân phối thu nhập bình
đẳng tuyệt đối, mọi người dân có thu nhập
như nhau. Khi đường cong Lorenz trùng với trục hoành,
hệ số Gini bằng 1 (vì B=0), xã hội có
sự phân phối thu nhập bất bình đẳng tuyệt đối, một người dân hưởng toàn bộ thu nhập của cả xã hội. Hệ số Gini nhận giá
trị từ 0 đến 1. Hệ số Gini càng gần 1 thì
sự bất bình đẳng về thu nhập trong dân
cư càng lớn.
Hệ Số Gini có giá trị chính xác nhất khi được tính dựa trên số
liệu thu nhập bình quân của từng người dân. Tuy
nhiên, căn cứ vào tính sẵn có và sự thuận tiện trong tính toán cũng có thể tính
hệ số Gini dựa trên số liệu thu nhập bình
quân đầu người theo nhóm dân cư. Giá trị của
hệ số Gini tính theo nhóm dân cư thấp hơn giá trị của hệ số Gini tính theo từng người dân.
Số nhóm dân cư càng lớn thì tính
chính xác của hệ số Gini càng cao.
2. Phân tổ chủ yếu
-
Thành thị/nông thôn;
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
-
Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo
sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
10.7.1. Tỷ lệ chi phí tuyển dụng mà lao động
di cư phải trả so với thu nhập hàng tháng ở nước đến làm việc
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ chi phí tuyển dụng mà lao động di cư phải trả so với thu nhập hàng tháng ở
nước đến làm việc là chỉ tiêu
phản ánh tỷ lệ của tổng chi phí mà
người lao động nhập cư phải trả để có việc làm
ở nước ngoài tính trên thu nhập trung bình
hàng tháng của người lao động từ công việc đó
tại nước đến lao động.
Thời gian tham chiếu: Chi phí tuyển dụng và
thu nhập được sử dụng để tính chỉ tiêu
này tham chiếu đến công việc đầu tiên
ở nước đến làm việc và năm làm việc đầu tiên của người lao động nhập cư ở nước đến.
Chi
phí mà người lao động nhập cư phải trả để có việc làm ở nước ngoài bao gồm
bất kỳ khoản phí hay chi phí nào phát sinh trong quá trình tuyển dụng để người lao động có được việc làm
đầu tiên ở nước ngoài. Những khoản chi phí này tương ứng với tổng số tiền mà
người lao động nhập cư và/hoặc gia đình
của họ phải trả để tìm kiếm, để bảo đảm để
nhận được một công việc từ người sử dụng lao động ở nước
ngoài cũng như chi phí để đến được nơi làm việc cho công việc đầu tiên ở
nước ngoài (vé máy bay, lệ phí visa, chi phí đi lại,.;.).
Thu
nhập của người lao động nhập cư ở nước đến bao gồm các
khoản thu nhập thực tế họ nhận được trong tháng gần nhất của công việc đầu tiên ở nước đến, bao gồm cả các khoản thưởng và
các khoản thu nhập khác (ví dụ thu nhập làm
thêm giờ) và trừ đi các khoản bị trừ như thuế, đóng bảo hiểm cũng như các
khoản trừ tính theo lương để thu hồi lại bất
kỳ chi phí tuyển dụng nào mà người sử
dụng lao động phải trả.
Vì
việc gợi nhớ đến việc làm đầu tiên
ở nước ngoài có thể gây khó khăn. Do
vậy khuyến nghị sẽ tập trung vào những lao
động nhập cư mà công việc đầu tiên của
họ ở nước ngoài xảy ra trong một giai đoạn nhất định (ví
dụ bằng hoặc ít hơn 3 năm).
Công
thức tính:
Tỷ lệ chi phí
tuyển dụng mà lao động di cư phải trả so
với thu nhập hàng tháng ở nước đến làm việc (%)
|
=
|
Tổng chi phí
người lao động di cư phải trả để có việc làm
ở nước ngoài
|
x 100
|
Tổng thu nhập bình
quân hàng tháng của người lao động từ công việc đó ở nước đến làm việc
|
2. Phân tổ
-
Giới tính;
-
Nhóm tuổi;
-
Trình độ chuyên môn kỹ thuật;
-
Nước đến lao động chủ yếu.
3. Kỳ công
bố: 5 năm.
4. Nguồn số
liệu: Điều tra lao động và việc làm.
5. Cơ quan chịu
trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
Mục tiêu 11: Phát triển đô thị, nông thôn bền
vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân
bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng
11.1.1. Tỷ lệ dân số sống trong các nhà tạm
1. Khái niệm, phương pháp tính
Những người sống trong các nhà tạm là người sống trong các loại nhà có kết cấu cột, tường bằng các vật liệu đơn giản như
gỗ tạp/tre, đất vôi/rơm, phiên/liếp/ván ép, mái tấm lợp, mái lá/rơm/rạ/giấy dầu.
Công
thức tính:
Tỷ lệ dân số sống trong các nhà tạm (%)
|
=
|
Dân số sống trong các
nhà tạm
|
x 100
|
Tổng dân số
|
2. Phân tổ chủ yếu
-
Giới tính;
-
Nhóm tuổi;
-
Thành thị/nông thôn;
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
-
Vùng kinh tế - xã hội;
-
Nhóm thu nhập.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số
liệu: Khảo sát mức sống dân
cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
11.5.1. Số người chết, mất tích, bị thương do
thiên tai trên 100.000 dân
1. Khái niệm, phương pháp tính
Thiên
tai là hiện tượng tự nhiên bất thường
có thể gây thiệt hại về người, tài
sản, môi trường, điều kiện sống và
các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: Bão,
áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ
quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
Số người chết, mất tích, bị thương do thiên
tai trên 100.000 dân là số người chết, mất tích, bị thương do thiên tai tính trên 100.000 dân trong năm xác định.
Công
thức tính:
Số người chết, mất tích,
bị thương do thiên tai trên 100.000 dân
|
=
|
Số người chết, mất tích,
bị thương do thiên tai
|
x 100.000
|
Tổng dân số
|
2. Phân tổ chủ yếu
-
Giới tính;
-
Nhóm tuổi;
-
Loại thiên tai (áp thấp nhiệt đới/bão/lũ/lũ
quét/sạt lở đất/ngập lụt/hạn hán/nắng nóng/rét
hại);
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số
liệu: Chế độ báo cáo thống kê
ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
-
Chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
-
Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng
cục Thống kê).
11.5.2. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai
gây ra
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra
được tính là tổng thiệt hại về vật chất bao
gồm: Nhà ở, kết cấu hạ tầng và các cơ sở vật chất liên quan; mùa màng, tàu thuyền, lồng bè
nuôi trồng thủy sản, hải sản và các dạng vật
chất khác.
2. Phân tổ chủ yếu
-
Nhóm loại hình thiên tai;
-
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
-
Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số
liệu: Chế độ báo cáo thống kê
ngành Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
11.6.1. Tỷ lệ chất thải
rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ chất thải
rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng chất thải rắn sinh
hoạt đô thị được thu gom, xử lý so với tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh.
- Khối lượng chất
thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý là khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, vận
chuyển bởi các công ty dịch vụ công ích, doanh
nghiệp tư nhân, tổ, đội thu
gom chất thải rắn sinh hoạt,... và đưa đến các cơ sở xử lý chất thải rắn hoặc bãi
chôn lấp.
Công thức tính:
Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu
gom, xử lý (%)
|
=
|
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu
gom, xử lý (tấn)
|
x
|
100
|
Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh (tấn)
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
11.8.1. Tỷ lệ xã được
công nhận đạt tiêu chuẩn nông thôn mới
1. Khái niệm, phương pháp tính
Xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới là xã đạt các tiêu chí nông thôn mới và được công nhận bằng văn bản của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Công thức tính:
Tỷ lệ xã được công nhận đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (%)
|
=
|
Số xã được công nhận đạt tiêu chuẩn
nông thôn mới
|
x 100
|
Tổng số xã thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
|
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
11.8.2. Tỷ lệ chất thải
rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý
1. Khái niệm, phương pháp tính
- Tỷ lệ chất thải
rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý
là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng
chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý
so với tổng khối lượng chất thải rắn
sinh hoạt nông thôn phát sinh.
- Khối lượng chất
thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý là khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, vận
chuyển bởi các công ty dịch vụ công ích, doanh
nghiệp tư nhân, tổ, đội thu
gom chất thải rắn sinh hoạt,... và đưa đến các cơ sở xử lý chất thải rắn hoặc bãi
chôn lấp.
Công thức tính:
Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được
thu gom, xử lý (%)
|
=
|
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được
thu gom, xử lý (tấn)
|
x 100
|
Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh (tấn)
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường;
- Chế độ báo cáo thống kê ngành tài nguyên và môi trường.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Mục tiêu 12: Đảm bảo mô
hình sản xuất và tiêu dùng bền vững
12.4.2. Tỷ lệ chất thải
nguy hại được thu gom, xử lý
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chất thải là vật chất ở thể
rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Chất thải nguy hại
là chất
thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn,
gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
Tỷ lệ chất thải
nguy hại được thu gom, xử lý là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng chất thải nguy hại
được thu gom, xử lý (kể cả tái chế, đồng xử lý, thu
hồi năng lượng từ chất thải nguy hại)
so với tổng khối lượng chất thải nguy hại phát
sinh.
Tỷ lệ này càng cao phản ánh mức độ bảo vệ
môi trường
càng tốt
và ngược
lại.
Công thức tính:
Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom,
xử lý (%)
|
=
|
Khối lượng chất thải nguy hại được thu
gom, xử lý (tấn)
|
x 100
|
Tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh (tấn)
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Thu gom/xử lý;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Phối hợp: Bộ Công Thương; Bộ Y
tế.
12.4.3. Tỷ lệ khu vực ô
nhiễm môi trường đất được xử lý, cải tạo và phục hồi theo quy định
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ khu vực ô nhiễm môi trường đất được
xử lý, cải tạo và phục hồi là tỷ lệ phần trăm tổng số khu vực đất bị ô nhiễm được hoàn thành việc xử lý, cải tạo trên tổng số khu vực
đất bị ô nhiễm được phát hiện tính đến kỳ báo cáo.
Công thức tính:
Tỷ lệ số khu vực ô nhiễm môi trường đất được xử lý,
cải tạo và phục hồi theo
quy định (%)
|
=
|
Tổng số khu vực đất bị ô
nhiễm được hoàn thành việc xử
lý, cải
tạo (điểm)
|
x 100
|
Tổng số khu vực đất bị ô
nhiễm được phát hiện
|
Trong đó:
Khu vực đất bị ô nhiễm là khu vực được phát hiện có một hoặc nhiều
chất gây ô nhiễm tồn lưu vượt quá quy
chuẩn kỹ thuật môi trường, ảnh
hưởng xấu đến con người, môi trường và hệ sinh thái.
Khu vực đất bị ô nhiễm được tính trong chỉ số này bao gồm: khu
vực đất canh tác bị ô nhiễm do hóa chất, hóa chất bảo vệ thực vật; khu vực bị nhiễm chất độc hóa học do chiến
tranh; khu vực khai thác khoáng sản độc hại đã kết thúc hoạt động, khu vực đất thuộc khu sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kho chứa hóa chất, kho chứa
thuốc bảo vệ thực vật được xác định bị ô nhiễm tồn lưu; làng
nghề, khu vực bãi chôn lấp không hợp vệ sinh đã dừng hoạt động
hoặc đóng cửa.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại khu vực đất
bị ô nhiễm;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo thống kê ngành tài nguyên và môi trường;
- Điều tra các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Mục tiêu 13. Ứng phó kịp
thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai
13.1.1. Số người chết, mất
tích, bị thương do thiên tai trên 100.000 dân
1. Khái niệm, phương pháp tính
Thiên tai là hiện
tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài
sản, môi
trường, điều kiện sống và các hoạt động
kinh tế - xã hội, bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét,
mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt
lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng
chảy, nước dâng, xâm nhập mặn,
nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương
muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
Số người chết, mất
tích, bị
thương do thiên tai trên 100.000 dân là: Số người chết, mất tích,
bị thương do thiên tai tính trên 100.000 dân trong năm xác định.
Công thức tính:
Số người chết, mất tích,
bị thương do thiên tai trên 100.000 dân
|
=
|
Số người chết, mất tích,
bị thương do thiên tai
|
x 100.000
|
Tổng dân số
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Loại thiên tai (áp thấp
nhiệt đới/bão/lũ/lũ quét/sạt lở đất/ngập lụt/hạn hán/nắng nóng/rét hại);
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp
và phát triển nông thôn.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Phối hợp: Bộ Kế
hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
13.2.2. Lượng phát thải
khí nhà kính bình quân đầu người
1. Khái niệm, phương pháp tính
Khí nhà kính là loại
khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính.
Hiệu ứng nhà kính là hiện
tượng năng lượng bức xạ của Mặt trời được hấp thụ trong khí quyển, chuyển hóa thành nhiệt
lượng gây hiện tượng nóng lên toàn cầu. Theo Công ước
khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, các khí nhà kính chủ
yếu gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs, SF6, NF3.
Lượng phát thải khí nhà kính trong năm được quy đổi ra lượng khí
CO2 tương đương, được thu thập số liệu
trên phạm
vi cả nước.
Công thức tính:
Lượng phát thải khí nhà kính
bình quân đầu người (tấn CO2
tương đương/người)
|
=
|
Tổng lượng phát thải khí nhà kính quy
đổi ra CO2 tương đương
|
Tổng dân số
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại khí thải;
- Nguồn phát thải.
3. Kỳ
công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;
- Chế độ báo cáo thống kê ngành tài nguyên và môi trường.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Phối hợp: Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Công
Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
13.3.1.a. Tỷ lệ cơ sở
phát thải khí nhà kính xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà
kính
1. Khái niệm, phương pháp tính
Cơ sở phát thải khí nhà kính phải
thực hiện kiểm kê khí nhà kính là cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở
lên hoặc
thuộc một trong các trường hợp sau:
- Nhà máy nhiệt
điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương
(TOE) trở lên;
- Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
- Tòa nhà thương mại
có tổng
tiêu thụ
năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
- Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt
động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.
Danh mục các cơ sở phát thải khí nhà kính phải
thực hiện kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ quy định và cập nhật định kỳ hai năm một lần.
Công thức tính:
Tỷ lệ cơ sở phát thải khí nhà kính
xây dựng và thực hiện kế
hoạch giảm phát thải khí nhà kính
|
=
|
Số cơ sở phát thải khí nhà kính
phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính
|
x 100
|
Số cơ sở phát thải khí nhà kính
phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính
|
2. Kỳ
công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
13.3.2. Tỷ lệ dân số được
phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ dân số được phổ
biến kiến thức về phòng, chống thiên tai là tỷ lệ phần trăm dân
số được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai so với tổng
dân số.
Công thức tính:
Tỷ lệ dân số được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai (%)
|
=
|
Dân số được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai
|
x 100
|
Tổng dân số
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
3. Kỳ
công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu:
- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp
và phát triển nông thôn;
- Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Mục tiêu 14. Bảo tồn và
sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững
14.1.1.a. Tỷ lệ điểm quan
trắc chất lượng nước biển ven bờ đạt yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
đối với các thông số: Ô nhiễm chất hữu cơ (N-NH4+) và dầu mỡ khoáng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Vùng biển ven bờ
để quản lý chất lượng nước biển là vùng
biển (bao gồm cả các khu vực đầm phá) tính từ đường
bờ biển tới đường cách bờ biển 06 hải lý (khoảng 10,8 km).
Các thông số kỹ
thuật đo được của các chất tồn tại trong môi trường nước biển, nếu vượt quá ngưỡng QCVN, các chất này có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước
biển, tác động xấu tới các loài sinh
vật và
hệ sinh thái môi trường
biển.
Trong hệ thống
quan trắc môi trường quốc gia, chương trình
quan trắc môi trường biển (môi trường nước khu
vực cửa sông, ven biển, biển xa bờ) tiến hành
đánh giá chất lượng môi trường nước
biển thông qua một số thông số chính như: Độ muối, DO, N-NH4+, N-NO3-,
P-PO43-, CN, kim loại nặng (Pb, Cd, Hg), dầu mỡ,
chlorophyll-a. Hàm lượng của các chất này trong nước biển là các
thông số kỹ thuật đo được của các chất đó tồn tại trong
nước biển.
Trong phạm vi chỉ
tiêu này chỉ tính tỷ lệ điểm quan trắc chất lượng nước biển ven bờ đạt
yêu cầu
của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các
thông số: Ô nhiễm chất hữu
cơ (N-NH4+) (%) và dầu mỡ khoáng (%).
N-NH4+ là một trong những thông số đặc trưng cho ô
nhiễm chất dinh dưỡng trong môi trường nước
biển. Nếu trong môi trường nước biển tồn tại lượng chất dinh dưỡng trên với hàm lượng cao sẽ
dẫn tới các hiện tượng như thủy triều đỏ, gây thối và mùi khó chịu
trong môi trường nước biển.
Dầu mỡ khoáng trong nước là lượng dầu mỡ có mặt trong môi trường nước
biển do hoạt động của con người gây ra, nếu hàm lượng dầu mỡ trong nước biển vượt quá ngưỡng QCVN sẽ gây ô nhiễm môi trường biển và ảnh hưởng xấu
tới các loài thủy sinh vật.
Các thông số và giá trị giới hạn
được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển (QCVN 10:2023/BTNMT) của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Phương pháp sử
dụng để xác định hàm lượng một số chất trong nước biển là phương pháp lấy
mẫu nước tại các vị trí quan trắc, sau đó đưa về phân tích kết quả tại phòng
thí nghiệm.
Phương pháp lấy
mẫu quan trắc chất lượng nước biển được áp dụng theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Phương pháp phân tích xác định các thông số trong nước biển thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc
gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế.
Số liệu được sử
dụng để báo cáo thống kê đối với chỉ tiêu
này là số liệu quan trắc của các thông số được tính bằng giá trị trung bình của các đợt quan trắc
trong năm.
Tỷ lệ các thông số chất
lượng nước biển ven bờ đạt yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là tỷ lệ các thông số nước
biển ven bờ tại thời điểm lấy mẫu so với các
thông số chất lượng nước biển ven bờ
đạt yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Tùy vào các thông số
chất lượng nước biển ven bờ mà tỷ lệ đánh giá chất lượng nước biển ven bờ đạt hay không đạt quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia.
2. Kỳ
công bố: Năm
3. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
14.5.1. Tỷ lệ diện tích
các khu bảo tồn biển, ven biển trên tổng diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia
1. Khái niệm, phương pháp tính
Các khu bảo tồn
biển nhằm bảo vệ các hệ sinh thái, các loài thủy sinh vật biển có
giá trị kinh tế, khoa học; góp phần phát triển kinh tế
biển, cải thiện sinh kế của cộng đồng ngư dân
các địa phương ven biển.
Diện tích các khu bảo
tồn biển là diện tích của phần biển, đảo, quần đảo, ven biển của các khu bảo tồn
biển để bảo vệ đa dạng sinh học biển.
Tỷ lệ diện tích các khu bảo
tồn biển, ven biển trên tổng diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia là tỷ lệ phần trăm diện tích các khu bảo tồn biển, ven
biển so với tổng diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia.
Công thức tính:
Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển trên tổng diện tích tự nhiên vùng biển
quốc gia (%)
|
=
|
Diện tích các khu
bảo tồn biển, ven biển trên tổng diện tích tự nhiên vùng biển
quốc gia
|
x 100
|
Tổng diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia
|
2. Kỳ
công bố: 5 năm.
3. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Mục tiêu 15: Bảo vệ và
phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh
thái, chống sa mạc hoá, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất
15.1.1. Tỷ lệ che phủ rừng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ che phủ rừng
là tỷ
lệ phần trăm giữa diện tích rừng so với tổng diện tích đất tự nhiên trên một phạm
vi địa lý nhất định.
Công thức tính:
Tỷ lệ che phủ rừng
(%)
|
=
|
Diện tích rừng hiện có
|
x 100
|
Tổng diện tích đất tự nhiên
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Nguồn gốc hình thành: Rừng tự
nhiên và rừng trồng;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra kiểm kê rừng.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
15.1.2. Tỷ lệ diện tích
các khu bảo tồn thiên nhiên trên đất liền so với diện tích lãnh thổ đất liền
1. Khái niệm, phương pháp tính
Khu bảo tồn thiên nhiên là khu vực
địa lý được xác lập ranh giới và
phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng
sinh học.
Diện tích các khu bảo
tồn thiên nhiên gồm vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo
tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan,... được công nhận trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
Công thức tính:
Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn thiên
nhiên trên đất liền so với diện tích lãnh thổ đất
liền (%)
|
=
|
Diện tích các khu
bảo tồn thiên nhiên trên đất
liền
|
x 100
|
Diện tích lãnh thổ đất liền
|
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ
công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
15.2.1a. Diện tích rừng
được bảo vệ
1. Khái niệm, phương pháp tính
Diện tích rừng được bảo
vệ là diện tích rừng giao, khoán cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình quản lý bảo vệ kết hợp với khai thác hợp lý nhằm ngăn chặn
những tác nhân xâm hại đến rừng như chặt phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm
sản và
săn bắt động vật rừng trái phép.
Diện tích rừng được bảo
vệ gồm diện tích rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đã
được giao, khoán cho các chủ
rừng quản lý bảo vệ tính đến thời điểm nhất định.
2. Phân tổ chủ yếu
- Theo mục đích sử dụng: rừng
đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
- Theo loại hình kinh tế: kinh
tế nhà nước; kinh tế ngoài nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra kiểm kê rừng.
- Chế độ báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
15.3.1. Tỷ lệ diện tích
đất bị thoái hóa
1. Khái niệm, phương pháp tính
Đất bị thoái hóa là đất bị
thay đổi những đặc tính và tính chất vốn có ban đầu (theo chiều hướng xấu) do sự tác động của điều
kiện tự nhiên và con người.
Thoái hoá đất có khả năng xảy ra
trên tất
cả các loại đất: Đất sản xuất nông
nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản,
đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng.
Đất bị thoái hóa gồm các loại hình sau: Đất bị khô hạn, hoang mạc hóa; đất bị hoang hóa; sạt lở đất;
kết von, đá ong hóa; đất bị chai cứng, chặt bí;
ô nhiễm đất; xói mòn đất; đất bị
ngập úng; đất bị mặn hóa; đất bị phèn hóa.
Công thức tính:
Tổng diện tích đất bị thoái hóa
|
=
|
Diện tích đất bị thoái hóa
nhẹ
|
+
|
Diện tích đất bị thoái hóa
trung bình
|
+
|
Diện tích đất bị thoái hóa
nặng
|
Tổng hợp phân hạng mức độ thoái hóa đất (đất bị
thoái hoá nặng, thoái hoá trung bình,
thoái hoá nhẹ) theo quy định kỹ thuật
về điều tra thoái hóa đất của Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
Tỷ lệ diện tích đất bị thoái hóa
(%)
|
=
|
Tổng diện tích đất bị thoái hóa
|
x 100
|
Tổng diện tích đất
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình thoái hoá;
- Loại đất (đất
sản xuất nông nghiệp/đất lâm nghiệp/đất nuôi trồng thuỷ sản/đất bằng chưa sử dụng/đất đồi núi chưa sử dụng);
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ
công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo thống kê ngành tài nguyên và môi trường;
- Điều tra, đánh giá thoái hóa đất
của các vùng kinh tế - xã hội; các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
15.6.1. Tỷ lệ tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương tham gia vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn
gen và tri thức truyền thống về nguồn gen
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương tham gia vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gen và tri thức truyền
thống về nguồn gen là tỷ lệ phần trăm số tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương tham gia vào hệ thống cơ sở
dữ liệu quốc gia về nguồn gen và tri thức truyền thống về nguồn gen trên tổng số tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương.
Công thức tính:
Tỷ lệ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia vào hệ thống cơ
sở dữ liệu quốc gia về nguồn gen và tri thức truyền thống về nguồn gen
|
=
|
Số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia vào hệ thống cơ
sở dữ liệu quốc gia về nguồn gen và tri thức truyền thống về nguồn gen
|
x 100
|
Tổng số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
|
2. Kỳ
công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
15.6.2. Số lượng hồ sơ
tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích
1. Khái niệm, phương pháp tính
Nguồn gen bao gồm
các loài sinh vật, các mẫu vật di truyền trong khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn
đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ và trong tự nhiên. Trong đó, mẫu
vật di truyền là mẫu vật thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm mang các đơn vị chức
năng di truyền còn khả năng tái sinh.
Tiếp cận nguồn gen
là hoạt
động điều tra, thu thập nguồn gen để nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm thương mại.
Hợp đồng tiếp cận
nguồn gen và chia sẻ lợi ích là hợp đồng thỏa thuận giữa Bên cung cấp và Bên tiếp cận về
các điều khoản và điều kiện để thực hiện hoạt động tiếp cận nguồn gen cho
các mục
đích sử
dụng và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen.
2. Kỳ
công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Mục tiêu 16: Thúc đẩy xã
hội hoà bình, công bằng, bình đẳng vì phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp
cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm
giải trình và có sự tham gia ở các cấp
16.1.1. Số nạn nhân của tội
cố ý giết người trên 100.000 dân
1. Khái niệm, phương pháp tính
Cố ý giết người là hành vi mà người
phạm tội nhận thức rõ ràng về tính chất nguy hiểm cho xã
hội và
mong muốn gây ra hậu quả chết
người.
Công thức tính:
Số nạn nhân của tội cố ý giết người trên
100.000 dân (%)
|
=
|
Số nạn nhân của tội cố ý giết người
|
x 100.000
|
Tổng dân số
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Công an;
- Phối hợp: Bộ Kế
hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
16.1.3. Tỷ lệ dân số bị
bạo lực
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ dân số bị bạo lực là tỷ lệ phần trăm
số người bị bạo lực so với tổng dân số.
Dân số bị bạo lực
bao gồm: Bạo lực thể chất, bạo lực tình dục, bạo lực tinh thần.
- Bạo lực thể chất
là các hành vi nhằm mục đích làm tổn hại về thể chất đối với nạn nhân. Bạo lực thể
chất bao gồm các hành vi tấn công bằng vũ lực, hành
vi gây thương tích hoặc có nguy cơ gây thương tích về thể chất như đẩy, kéo
tóc, tát, đá, cắn hoặc dùng vũ khí để tấn
công,...
- Bạo lực tình dục là hành vi tình dục
ngoài mong muốn hoặc cố gắng đạt được hành
vi tình dục ngoài mong muốn của
nạn nhân, không được sự đồng ý của nạn nhân hoặc sử dụng vũ lực đe dọa, lạm dụng quyền lực/vị trí ép buộc nạn nhân phải đồng ý;...
- Bạo lực tinh
thần là hành vi, lời nói có tính chất đe dọa, xúc phạm, kiểm soát bất hợp pháp, đập phá đồ đạc hay bất kì
hành vi nào gây tổn hại về mặt tinh
thần đối với nạn nhân.
Công thức tính:
Tỷ lệ dân số bị bạo lực (%)
|
=
|
Số người bị bạo lực
|
x 100
|
Tổng dân số
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Loại bạo lực
(thể chất/tình dục/tinh thần);
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ
công bố: 10 năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát sức khỏe dân cư và kinh nghiệm
cuộc sống.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
16.1.4. Tỷ lệ dân số cảm
thấy an toàn khi đi bộ một mình quanh khu vực sống sau khi trời tối
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ dân số cảm thấy an
toàn khi đi bộ một mình quanh khu vực sống sau khi trời tối là tỷ lệ phần trăm
số người cảm thấy an toàn khi đi bộ một mình quanh
khu vực sống sau khi trời tối so với
tổng dân số.
Công thức tính:
Tỷ lệ dân số cảm thấy an toàn
khi đi bộ một mình quanh khu vực
sống sau khi trời tối (%)
|
=
|
Số người cảm thấy an toàn
khi đi bộ một mình quanh khu vực
sống sau khi trời tối
|
x 100
|
Tổng dân số
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ
công bố: 10 năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát sức khỏe dân cư và kinh nghiệm
cuộc sống.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
16.2.1. Tỷ lệ người dưới
18 tuổi đã từng bị người chăm sóc, nuôi dưỡng xử phạt về thể chất hoặc bị xử
phạt về tinh thần trong tháng qua
1. Khái niệm, phương pháp tính
Hình phạt về thể
chất là hành động gây ra sự đau đớn, khó chịu về thể chất nhưng chưa đến mức gây ra thương tích.
Xử phạt về tinh
thần là hành động quát, mắng,... có tính xỉ nhục, xúc phạm đến trẻ em.
Tỷ lệ người dưới
18 tuổi đã từng bị người chăm sóc,
nuôi dưỡng xử phạt về thể chất hoặc bị
xử phạt về tinh thần trong tháng qua là tỷ lệ phần trăm số người dưới 18 tuổi đã từng trải qua
bất kỳ hành vi xử phạt thể chất hoặc xử phạt tinh thần do người chăm sóc trong tháng vừa
qua so với tổng số người dưới 18 tuổi được khảo sát.
Công thức tính:
Tỷ lệ người dưới 18 tuổi đã
từng bị người chăm sóc, nuôi dưỡng
xử phạt về thể chất hoặc bị xử phạt về tinh thần trong tháng qua (%)
|
=
|
Số người dưới 18 tuổi đã
từng trải qua bất kỳ hành vi xử phạt
thể chất hoặc xử phạt tinh thần do người chăm sóc trong tháng qua
|
x 100
|
Tổng số người dưới 18 tuổi được khảo sát
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
3. Kỳ
công bố: 10 năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát sức khỏe dân cư và kinh nghiệm
cuộc sống.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
16.2.2. Số nạn nhân của
nạn mua bán người được phát hiện trên 100.000 dân
1. Khái niệm, phương pháp tính
Nạn nhân của nạn mua bán người là người bị xâm hại bởi hành vi mua bán người,
mua bán người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 150
và Điều 151 Bộ Luật Hình sự.
Chỉ tiêu này được tính bằng số nạn nhân của nạn mua bán người được phát hiện tính bình quân trên 100.000 dân trong cùng kỳ.
Các nạn nhân được phát hiện là kết quả của cơ
quan chức năng trong quá trình giải cứu, trao trả hoặc nạn nhân tự trở về trình báo và được cơ
quan có thẩm quyền xác định là nạn nhân.
Công thức tính:
Số nạn nhân của nạn mua bán
người được phát hiện trên 100.000 dân (%)
|
=
|
Số nạn nhân của nạn mua bán
người được phát hiện
|
x 100.000
|
Tổng dân số
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ
công bố: Năm
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Công an;
- Phối hợp: Bộ Kế
hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
16.2.3. Tỷ lệ người từ
18-29 tuổi đã từng bị bạo lực tình dục trước 18 tuổi
1. Khái niệm, phương pháp tính
Bạo lực tình dục trước 18
tuổi bao gồm bất kỳ hoạt động tình dục nào bị bắt buộc do người trưởng thành thực hiện đối
với một đứa trẻ, mà đứa trẻ này có quyền được bảo vệ theo luật hình sự, gồm:
a) Việc dụ dỗ hoặc
cưỡng ép một đứa trẻ tham gia vào bất kỳ hoạt động tình
dục bất hợp pháp hoặc có hại về mặt tâm lý;
b) Việc sử dụng
trẻ em trong khai thác tình dục với lợi ích
thương mại;
c) Việc sử dụng
trẻ em trong các hình ảnh âm thanh hoặc hình ảnh về lạm dụng tình
dục trẻ em;
d) Mại dâm trẻ em, nô lệ tình dục, bóc lột tình dục trong du
lịch, buôn bán vì mục đích bóc lột tình dục (trong và giữa các quốc gia), bán trẻ em vì mục đích tình dục và hôn nhân cưỡng bức.
Tỷ lệ người từ 18-29
tuổi đã từng bị bạo lực tình dục trước 18 tuổi là
tỷ lệ phần trăm số người từ 18-29 tuổi
được báo cáo bị bất kỳ hành vi bạo lực tình dục nào trước tuổi 18 trong tổng số người tuổi từ 18-29 tuổi
được khảo sát.
Công thức tính:
Tỷ lệ người từ 18-29 tuổi đã
từng bị bạo lực tình dục trước 18
tuổi (%)
|
=
|
Số người từ 18-29 tuổi được báo cáo bị bất kỳ
hành vi bạo lực tình dục nào trước 18 tuổi
|
x 100
|
Tổng số người tuổi từ 18-29 tuổi được khảo sát
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Tình trạng hôn nhân;
- Trình độ học
vấn;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
3. Kỳ
công bố: 10 năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát sức khỏe dân cư và kinh nghiệm
cuộc sống.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
16.3.1. Tỷ lệ nạn nhân bị
bạo lực trong 12 tháng qua đã trình báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan,
đoàn thể có thể hỗ trợ
1. Khái niệm, phương pháp tính
Nạn nhân bị bạo lực bao
gồm bạo lực thể chất, bạo lực tình dục, bạo lực tinh thần.
- Bạo lực thể chất
là các hành vi nhằm mục đích làm tổn hại về thể chất đối với nạn nhân. Bạo lực thể
chất bao gồm các hành vi tấn công bằng vũ lực, hành
vi gây thương tích hoặc có nguy cơ gây thương tích về thể chất như đẩy, kéo
tóc, tát, đá, cắn hoặc dùng vũ khí để tấn
công,...
- Bạo lực tình dục là hành vi tình dục
ngoài mong muốn hoặc cố gắng đạt được hành
vi tình dục ngoài mong muốn của
nạn nhân, không được sự đồng ý của nạn nhân hoặc sử dụng vũ lực đe dọa, lạm dụng quyền lực/vị trí ép buộc nạn nhân phải đồng ý;...
- Bạo lực tinh
thần là hành vi, lời nói có tính chất đe dọa, xúc phạm, kiểm soát bất hợp pháp, đập phá đồ đạc hay bất kì
hành vi nào gây tổn hại về mặt tinh
thần đối với nạn nhân.
Công thức tính:
Tỷ lệ nạn nhân bị bạo lực trong 12 tháng qua đã trình báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan, đoàn thể có thể hỗ trợ (%)
|
=
|
Số nạn nhân bị bạo lực trong 12 tháng đã trình báo với
cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan, đoàn
thể có
thể hỗ trợ
|
x 100
|
Tổng số nạn nhân bị bạo lực trong 12 tháng qua
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Loại bạo lực;
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ
công bố: 10 năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát sức khỏe dân cư và kinh nghiệm
cuộc sống.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
16.4.2. Tổng số vũ khí,
vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trái phép bị tịch thu
1. Khái niệm phương pháp tính
Vũ khí, vật liệu
nổ, công cụ hỗ trợ trái phép gồm:
a) Vũ khí là thiết
bị, phương tiện hoặc tổ hợp những thiết bị, phương tiện được chế tạo, sản xuất
có khả
năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe con người, phá hủy kết cấu vật
chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, vũ khí thô
sơ, vũ khí thể thao, súng săn.
b) Vật liệu nổ là là sản phẩm dưới
tác động
của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra
tiếng nổ, bao gồm:
- Thuốc nổ là hóa chất hoặc
hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích;
- Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi
nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích
thích ban đầu lam nổ khối thuốc nổ
hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.
c) Công cụ hỗ trợ
là là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm
pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:
- Súng bắn điện,
hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi;
súng bắn
đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh
dấu và
đạn sử dụng cho các loại súng này; phương tiện
xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê,
chất gây
ngứa; lựu đạn khói, lựu đạn cay,
quả nổ; dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi
cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống
đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh; ghế thẩm vấn đối tượng đặc biệt thuộc danh mục do Bộ
trưởng Bộ Công an ban hành;
- Động vật nghiệp
vụ là động
vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội thuộc
danh mục do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành;
- Công cụ khác có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại điểm a khoản này, không thuộc
danh mục do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.
Chỉ tiêu này chỉ tính số lượng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
trái phép bị tịch thu để đánh giá mức độ an toàn
trong dân cư, gây nguy hiểm cho an
ninh xã hội.
2. Kỳ
công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Công an;
- Phối hợp: Bộ
Quốc phòng.
16.5.1. Tỷ lệ người phải
trả chi phí không chính thức khi sử dụng dịch vụ công
1. Khái niệm, phương pháp tính
Dịch vụ công là những hoạt
động phục vụ các lợi ích chung, thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức và công dân do Nhà nước
trực tiếp thực hiện hoặc chuyển giao cho các
cơ sở ngoài Nhà nước thực
hiện nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng. Dịch vụ công
là những hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc
thực thi chức năng quản lý hành chính nhà nước và bảo đảm cung ứng các
hàng hóa công cộng phục vụ nhu cầu
chung, thiết yếu của xã hội. Việc tiến hành hoạt động ấy có thể do nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm.
Tỷ lệ người phải
trả chi phí không chính thức khi sử dụng dịch vụ công là tỷ lệ phần
trăm số người được xác định trả chi phí không
chính thức khi sử dụng dịch vụ cộng
trong tổng số người sử dụng dịch vụ công được khảo sát.
Công thức tính:
Tỷ lệ người phải trả chi phí
không chính thức khi sử dụng dịch vụ
công (%)
|
=
|
Số người được xác định phải trả chi phí không chính thức khi sử
dụng dịch vụ công
|
x 100
|
Tổng số người sử dụng dịch vụ công được khảo sát
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Nhóm tuổi;
- Giới tính;
- Loại hình chính thức;
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra thống
kê (Khảo
sát đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước).
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nội vụ.
16.5.2. Tỷ lệ doanh
nghiệp phải trả chi phí không chính thức khi sử dụng dịch vụ công
1. Khái niệm, phương pháp tính
Dịch vụ công là những hoạt
động phục vụ các lợi ích chung, thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức và công dân do Nhà nước
trực tiếp thực hiện hoặc chuyển giao cho các
cơ sở ngoài Nhà nước thực
hiện nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng. Dịch vụ công
là những hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc
thực thi chức năng quản lý hành chính nhà nước và bảo đảm cung ứng các
hàng hóa công cộng phục vụ nhu cầu
chung, thiết yếu của xã hội. Việc tiến hành hoạt động ấy có thể do nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm.
Tỷ lệ doanh nghiệp
phải trả chi phí không chính thức khi sử dụng dịch vụ công là tỷ lệ phần
trăm số doanh nghiệp được xác định phải trả chi phí
không chính thức khi sử dụng dịch vụ công trong tổng số
doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công được khảo sát.
Công thức tính:
Tỷ lệ doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
khi sử dụng dịch vụ công (%)
|
=
|
Số doanh nghiệp được xác
định phải trả chi phí không chính thức
khi sử dụng dịch vụ công
|
x 100
|
Tổng số doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công được khảo sát
|
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra thống
kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
16.6.1. Tỷ lệ chi ngân
sách nhà nước so với dự toán chi ngân sách nhà nước đã được phê duyệt
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước
so với dự toán chi ngân sách nhà nước đã được phê duyệt phản ánh mức độ chênh lệch giữa tổng chi ngân
sách thực tế so với dự toán NSNN được Quốc
hội quyết định; được đo lường bằng tỷ lệ Quyết toán chi NSNN so với Dự toán chi NSNN đã được
Quốc hội quyết định.
Công thức tính:
Tỷ lệ chi ngân sách Nhà
nước so với dự toán đã được phê duyệt (%)
|
=
|
Quyết toán chi NSNN
|
x 100
|
Dự toán chi NSNN đã được Quốc hội quyết định
|
2. Kỳ
công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu: Số liệu NSNN đã chuyển đổi theo
GFS để cung cấp cho các tổ chức quốc tế và công bố công khai trên Cổng TTĐT của Bộ Tài
chính.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài chính.
16.6.2. Tỷ lệ dân số hài
lòng về dịch vụ công trong lần gần đây nhất
1. Khái niệm, phương pháp tính
Dịch vụ công là những hoạt
động phục vụ các lợi ích chung, thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức và công dân do Nhà nước
trực tiếp thực hiện hoặc chuyển giao cho các
cơ sở ngoài Nhà nước thực
hiện nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng. Dịch vụ công
là những hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc
thực thi chức năng quản lý hành chính nhà nước và bảo đảm cung ứng các
hàng hóa công cộng phục vụ nhu cầu
chung, thiết yếu của xã hội. Việc tiến hành hoạt động ấy có thể do nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm.
Dịch vụ công gồm 3 loại:
Dịch vụ công trong lĩnh vực sự nghiệp; dịch vụ công
trong lĩnh vực công ích và dịch vụ
công trong lĩnh vực hành chính nhà nước hay còn gọi là dịch vụ hành chính
công.
Dịch vụ sự nghiệp
công gồm
các hoạt
động cung cấp phúc lợi xã hội thiết yếu cho người dân như: Giáo dục,
văn hóa, khoa học, chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao, bảo hiểm, an sinh xã hội,...
Dịch vụ công ích là các hoạt
động cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người dân và cộng đồng
như: Vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, cấp nước sạch, vận tải công cộng đô thị, phòng chống thiên tai,... Một số
hoạt động khu vực tư nhân có thể đảm nhiệm như: Vệ sinh môi trường, cung
ứng nước sạch.
Dịch, vụ hành chính công là loại
dịch vụ gắn liền với chức năng quản lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân.
Đây là một phần trong chức năng quản lý nhà nước. Để thực
hiện chức năng này, nhà nước phải tiến hành
những hoạt động phục vụ trực tiếp như
cấp giấy phép, giấy chứng nhận, đăng ký,
công chứng, thị thực, hộ tịch,...
Tỷ lệ dân số hài lòng về dịch vụ
công trong lần gần đây nhất là tỷ lệ phần trăm dân
số hài
lòng về dịch vụ công trong lần gần
đây nhất
trong tổng số người dân được được khảo sát.
Công thức tính:
Tỷ lệ dân số hài lòng về dịch vụ công
trong lần gần đây nhất (%)
|
=
|
Dân số hài lòng về dịch vụ công
trong lần gần đây nhất
|
x 100
|
Tổng số người dân được khảo sát
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Nhóm thu nhập;
- Người khuyết
tật;
- Dân tộc;
- Loại hình dịch vụ công;
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra thống
kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nội vụ.
16.9.1. Tỷ lệ trẻ em
dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai sinh
1. Khái niệm, phương pháp tính
Trẻ em dưới 05
tuổi đã được đăng ký khai sinh là số trẻ em dưới 05 tuổi tính từ ngày sinh, được đăng
ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh theo quy định của Luật Hộ tịch.
Tỷ lệ trẻ em dưới
05 tuổi đã được đăng ký khai sinh là tỷ lệ phần trăm giữa số trẻ em dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai sinh so với
tổng số trẻ em dưới 05 tuổi trong kỳ báo cáo.
Công thức tính:
Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi đã
được đăng ký khai sinh (%)
|
=
|
Số trẻ em dưới 05 tuổi đã
được đăng ký khai sinh
|
x 100
|
Số trẻ em dưới 05 tuổi
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Dân tộc;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ
công bố: Năm.
Riêng phân tổ dân tộc công bố theo kỳ 5
năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến
động dân số và kế hoạch hóa gia
đình;
- Cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư;
- Cơ sở dữ liệu về
hộ tịch điện tử;
- Kho dữ liệu chuyên ngành dân số.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục
Thống kê);
- Phối hợp:
+ Bộ Công an;
+ Bộ Y tế: Cung
cấp kho dữ liệu chuyên ngành dân số;
+ Bộ Tư pháp: Cung cấp cơ sở
dữ liệu về hộ tịch điện tử.
Mục tiêu 17: Tăng cường
phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững
17.1.1 Tỷ lệ thu ngân sách
nhà nước so với tổng sản phẩm trong nước
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chỉ tiêu này phản ánh huy động thu
NSNN so với GDP. Trong đó, gồm 2 chỉ số thành phần: (i) Tỷ lệ thu NSNN và viện trợ so với
GDP và (ii) Tỷ lệ thu từ thuế, phí so với GDP.
Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước
so với tổng sản phẩm trong nước là tỷ lệ phần trăm giữa thu ngân sách nhà nước
so với tổng sản phẩm trong nước.
Công thức tính:
Tỷ lệ thu ngân sách nhà
nước so với tổng sản
phẩm trong nước (%)
|
=
|
Tổng thu ngân sách nhà nước
|
x 100
|
Tổng sản phẩm trong nước
|
Thu ngân sách nhà nước
bao gồm: Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;
Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch
vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt
động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện
nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; Các khoản viện trợ không
hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa
phương; Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Các chỉ tiêu tổng thu ngân sách nhà nước và tổng sản phẩm
trong nước cùng được tính theo giá hiện hành.
2. Kỳ
công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu
- Thu ngân sách nhà nước: Số liệu NSNN đã chuyển đổi theo GFS để cung cấp cho các tổ chức quốc tế
và công bố công khai trên Cổng TTĐT của Bộ Tài
chính;
- Tổng sản phẩm
trong nước: Điều tra thống kê; Chế độ báo cáo thống kê; Dữ liệu hành chính.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục
Thống kê);
- Phối hợp: Bộ Tài chính.
17.1.2. Tỷ trọng các khoản
chi được bảo đảm từ nguồn thu thuế
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng các khoản chi NSNN
(chi đầu tư và chi thường xuyên) được bảo đảm từ nguồn thu từ thuế, phí (không bao gồm
thu tiền sử dụng đất, thu tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà
nước và
thu viện trợ); được đo lường bằng tỷ
lệ thu từ thuế, phí so với tổng chi NSNN.
Công thức tính:
Tỷ trọng các khoản chi được bảo đảm từ nguồn thu thuế (%)
|
=
|
Thu từ thuế, phí
|
x 100
|
Tổng chi ngân sách nhà nước
|
2. Kỳ
công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu: Số liệu Ngân sách nhà nước đã chuyển đổi theo
GFS để cung cấp cho các tổ chức quốc tế và công bố công khai trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tài
chính.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài chính.
17.3.1.a. Vốn hỗ trợ phát
triển chính thức và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Khái niệm
- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA),
vốn vay ưu đãi là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung
cấp cho nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội.
- Vốn đối ứng là khoản vốn đóng góp của phía Việt Nam (bằng
hiện vật hoặc tiền) trong chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nhằm chuẩn bị và thực hiện chương
trình, dự án được bố trí từ nguồn ngân sách
trung ương ngân sách địa phương, chủ
dự án tự
bố trí, vốn đóng góp của đối tượng thụ hưởng và các nguồn vốn
hợp pháp khác.
- Cơ quan chủ
quản: Quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định số 114/2021/NĐ-CP
ngày 16/12/2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
- Vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
nước ngoài gồm 3 loại sau:
+ Vốn ODA không hoàn lại là khoản vốn ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài, được cung cấp
theo hình thức dự án độc lập hoặc kết hợp với các dự án đầu tư sử dụng
vốn vay ODA, vay có ưu đãi nước ngoài.
+ Vốn vay ODA là khoản vay nước
ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua
sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà
tài trợ nước ngoài hoặc đạt ít nhất 25% đối
với khoản vay không có điều kiện ràng buộc.
+ Vốn vay ưu đãi là khoản vay
nước ngoài có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay
ODA.
- Vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
được phân loại theo các tiêu thức sau:
+ Vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ ký kết phân theo các nhà tài trợ.
+ Vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ ký kết phân theo các ngành, các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA và vay
ưu đãi của các nhà tài trợ.
+ Vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
thực hiện phân theo các ngành, lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA và vay
ưu đãi của các nhà tài trợ.
- Kế hoạch năm: Là kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, giao để
triển khai các hoạt động của chương trình,
dự án
thực hiện trong năm báo cáo.
b) Phương pháp tính
Tổng mức đầu tư của dự án
|
=
|
Vốn vay ODA
|
+
|
Vay ưu đãi
|
+
|
Viện trợ không hoàn lại
|
+
|
Vốn đối ứng
|
Vốn nước ngoài
|
=
|
Vốn vay ODA
|
+
|
Vay ưu đãi
|
+
|
Viện trợ không hoàn
lại
|
- Lũy kế giải ngân vốn ODA, vay ưu
đãi từ
đầu dự án đến thời điểm báo cáo là tổng giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi
từ bắt đầu dự án đến thời điểm báo cáo.
- Lũy kế giải ngân vốn ODA, vay ưu
đãi từ
đầu năm đến thời điểm báo cáo là tổng giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi
từ đầu năm đến thời điểm báo cáo.
- Lũy kế giải ngân vốn đối ứng từ
đầu dự án đến thời điểm báo cáo là tổng giải ngân vốn đối ứng bắt đầu dự án đến thời điểm báo cáo.
- Lũy kế giải ngân vốn đối ứng từ
đầu năm đến thời điểm báo cáo là tổng giải ngân vốn đối ứng từ đầu năm đến thời điểm báo cáo.
- Vốn nước ngoài quy đổi sang
USD: Tỷ giá hối đoái quy đổi tại thời điểm phê
duyệt dự án và được ghi
trong quyết định phê duyệt.
2. Phân tổ chủ yếu
- Hình thức hỗ trợ
(vốn ODA không hoàn lại, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi);
- Ngành kinh tế;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo thống kê đối với các cơ quan chủ
quản sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi các nhà tài
trợ;
- Chế độ báo cáo thống kê ngành Kế hoạch và Đầu tư;
- Chế độ báo cáo thống kê của các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan liên ngành như: Bộ Tài chính, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước Việt
Nam,...
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
17.3.1.b. Vốn đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam
1. Khái niệm, phương pháp tính
Vốn đầu tư nước
ngoài là toàn bộ vốn bằng tiền hoặc tài sản hợp pháp do nhà
đầu tư nước ngoài đưa vào Việt
Nam để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và
các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Vốn đầu tư đăng ký gồm:
- Vốn đầu tư đăng
ký mới
của những dự án đầu tư mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong kỳ.
- Vốn đầu tư điều
chỉnh là vốn đầu tư bổ sung hoặc giảm đi của những dự án đã được cấp
giấy chứng nhận đăng ký đầu tư từ trước đó.
- Giá trị vốn góp, mua cổ phần,
mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
vào các tổ chức kinh tế.
2. Phân tổ chủ yếu
- Ngành kinh tế;
- Nước/vùng lãnh thổ đầu
tư;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo hoạt động
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Chế độ báo cáo thống kê ngành Kế hoạch và Đầu tư.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ kế hoạch và Đầu tư.
17.4.1. Nghĩa vụ trả nợ
nước ngoài quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
1. Khái niệm, phương pháp tính
Nghĩa vụ trả nợ
nước ngoài quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
là nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia (không
bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc ngắn hạn
dưới 12 tháng) so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Nợ nước ngoài quốc gia trong
chỉ tiêu này đề cập đến các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ nước ngoài
được Chính
phủ bảo lãnh, nợ của doanh
nghiệp và tổ chức tín dụng được vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự
trả theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Công thức tính:
Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài
quốc gia so với tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa và dịch vụ (%)
|
=
|
Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài
của quốc gia (không bao gồm
nghĩa vụ trả nợ gốc ngắn hạn dưới 12 tháng)
|
x 100
|
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa và dịch vụ
|
2. Kỳ
công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu: Dữ liệu nợ công của Việt Nam
do Bộ Tài chính quản lý thông qua việc sử dụng phần mềm DMFAS và tổng hợp báo cáo thống kê từ các cơ quan có liên quan.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài chính.
17.6.1. Số thuê bao truy
nhập Internet băng rộng trên 100 dân
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số thuê bao truy nhập
Internet băng rộng gồm số thuê bao truy nhập Internet băng rộng cố định và số thuê bao truy nhập
Internet băng rộng di động đang được duy trì dịch vụ tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.
Công thức tính:
Số thuê bao truy nhập Internet băng rộng trên 100 dân (%)
|
=
|
Số thuê bao truy nhập Internet băng rộng
|
x 100
|
Tổng dân số
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Phương thức kết
nối (cố định/di động);
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền
thông;
- Phối hợp: Bộ Kế
hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
17.8.1. Tỷ lệ người sử
dụng Internet
1. Khái niệm; phương pháp tính
Tỷ lệ người sử
dụng Internet là tỷ lệ phần trăm giữa số người sử dụng Internet so với tổng dân số của kỳ báo cáo.
Công thức tính:
Tỷ lệ người sử dụng Internet (%)
|
=
|
Số người sử dụng Internet
|
x 100
|
Tổng dân số
|
Người sử dụng
Internet là người truy nhập vào mạng Internet để đọc tin tức, tìm kiếm thông tin, tham gia mạng
xã hội,
mua sắm trực tuyến, sử dụng dịch vụ hành chính
công trực tuyến,... thông qua máy tính, điện
thoại di động, máy tính bảng, máy trò chơi, tivi kỹ thuật số.
Tùy theo yêu cầu
quản lý của từng thời kỳ và để bảo đảm mục tiêu
so sánh quốc tế, số người sử dụng
Internet được quy định theo độ tuổi và tần suất sử dụng nhất định. Vì vậy, phạm vi thu
thập số liệu sẽ được quy định cụ thể trong từng phương án điều tra.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Dân tộc;
- Khuyết tật (5
năm);
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ
công bố: Năm.
Riêng phân tổ
khuyết tật công bố theo kỳ 5 năm.
4. Nguồn số liệu
- Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam;
- Điều tra quốc
gia về người khuyết tật.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
17.11.1. Trị giá hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Khái niệm
a.1) Hàng hóa xuất
khẩu gồm toàn bộ hàng hóa có xuất xứ trong nước và
hàng hóa nước ngoài tái xuất khẩu,
được đưa ra nước ngoài, làm giảm nguồn của cải, vật chất của đất nước. Trong đó:
- Hàng hóa có xuất
xứ trong nước là hàng hoá được khai thác, sản xuất, chế biến trong nước theo các quy định về
xuất xứ hàng hóa của Việt Nam;
- Hàng hóa tái xuất
khẩu là hàng hóa có xuất xứ nước ngoài mà trước đó đã được nhập khẩu và được thống kê là
hàng nhập khẩu, sau đó lại xuất khẩu
nguyên trạng hoặc chỉ chế biến giản đơn, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản
của hàng hóa.
a.2) Hàng hóa nhập
khẩu gồm toàn bộ hàng hóa có xuất xứ nước ngoài
và hàng Việt Nam tái nhập khẩu, được
đưa từ nước ngoài vào Việt Nam, làm tăng nguồn của cải, vật chất của đất nước.
- Hàng hoá có xuất
xứ nước ngoài là hàng hóa được khai thác, sản xuất, chế biến ở nước ngoài theo các quy định
về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam;
- Hàng hóa tái nhập
khẩu là hàng hóa của Việt Nam đã xuất khẩu và được thống kê vào
hàng xuất khẩu trước đó, sau đó lại nhập
khẩu nguyên trạng hoặc chỉ chế biến giản đơn, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản
của hàng hóa.
b) Phạm vi thống kê
b.1) Hàng hóa được
tính trong thống kê xuất khẩu, nhập khẩu gồm:
(1) Hàng hóa mua/bán theo các hợp đồng thương mại thông
thường ký với nước ngoài;
(2) Hàng hóa thuộc
loại hình hàng đổi hàng với nước ngoài,
không sử dụng các hình thức thanh
toán;
(3) Hàng hóa thuộc
các hợp
đồng gia công, lắp ráp ký với nước ngoài, có
hoặc không
thay đổi quyền sở hữu, bao gồm: Thành phẩm hoàn trả sau gia công, lắp ráp; nguyên liệu/vật
tư xuất khẩu, nhập khẩu để gia công, lắp ráp; hàng hóa
làm mẫu phục vụ cho gia công, lắp ráp; máy móc, thiết
bị trực tiếp phục vụ gia công, lắp ráp, được thoả thuận trong hợp đồng gia công, lắp ráp;
(4) Hàng hóa thuộc
các giao dịch giữa doanh nghiệp mẹ với doanh nghiệp con, chi nhánh đầu tư trực
tiếp ở nước ngoài, hàng hóa giao dịch giữa người mua và
người bán
có mối quan hệ đặc biệt;
(5) Hàng hóa tái xuất/tái nhập: Hàng hoá nước ngoài/hàng hóa trong nước
đã nhập
khẩu/xuất khẩu và được thống kê vào nhập khẩu/xuất khẩu trước đó, sau đó lại xuất
khẩu/nhập khẩu nguyên dạng hoặc chỉ sơ chế, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản
của hàng hoá, trừ hàng hóa tạm nhập khẩu/tạm xuất khẩu phải chịu sự kiểm tra,
giám sát của cơ quan Hải quan và phải tái xuất/tái nhập theo quy định của pháp luật;
(6) Hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu thuộc loại hình vay nợ, viện trợ Chính
phủ, phi chính phủ, các tổ chức quốc tế
và các hình thức viện trợ nhân đạo khác;
(7) Hàng hóa thuộc
hợp đồng thuê/cho thuê tài chính (máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải), theo đó người thuê có quyền lợi, trách nhiệm, chịu
rủi ro,... liên quan đến hàng hóa. Nếu trong hợp đồng không
xác định rõ các nội dung trên thì căn cứ vào thời hạn thuê là 12 tháng trở
lên;
(8) Hàng hóa trả
lại trong kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu (hàng
hóa mà trước đó đã được thống kê vào hàng xuất khẩu
hoặc nhập khẩu, sau đó được tái nhập hoặc tái xuất);
(9) Hàng hóa tạm
nhập, tạm xuất có thời hạn để sử dụng tạm thời cho mục đích cụ thể nhưng sau
đó được
chuyển đổi loại hình hải quan để không thực hiện tái xuất, tái nhập. Những hàng hóa
đó bao gồm: Hàng hóa hội chợ,
triển lãm, giới thiệu sản phẩm; tài liệu hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học,
giáo dục,
thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh, nghiên cứu và phát triển sản
phẩm; phương tiện vận tải, công ten nơ và các
thiết bị liên quan đến vận
tải; các động sản khác;
(10) Hàng hoá mua/bán, trao đổi qua biên giới, không có hợp đồng thương mại;
(11) Các hàng hóa đặc
thù:
- Vàng phi tiền
tệ: Là vàng ở các dạng bột, thanh, thỏi, miếng, xu, vàng trang sức,...
dưới dạng tinh chế, thô hoặc dạng bán sơ chế do các doanh
nghiệp, ngân hàng thương mại
(trừ ngân hàng, tổ chức khác nhận ủy quyền thực hiện giao dịch của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam) xuất khẩu, nhập khẩu cho mục đích
kinh doanh, sản xuất, gia công, chế tác,... theo quy định
của pháp luật;
- Tiền giấy, chứng
khoán chưa phát hành, tiền xu không hoặc chưa đưa vào
lưu thông; các bộ sưu tập tiền xu hoặc
tiền giấy;
- Phương tiện lưu
giữ thông tin, hình ảnh: Băng từ, đĩa từ, CD-ROM, thẻ thông minh,... đã hoặc
chưa ghi âm, hình, dữ liệu, trò chơi điện tử, phần mềm,..., được sản xuất để dùng chung cho mọi
khách hàng hoặc để mua/bán thông thường (trừ các loại được sản xuất theo yêu cầu riêng của khách hàng hoặc bản
gốc phim ảnh, tác phẩm nghệ thuật, chương trình
truyền hình, chương trình biểu diễn
nghệ thuật,...);
- Hàng hóa gửi
hoặc nhận qua đường bưu điện hoặc dịch vụ chuyển phát nhanh;
- Điện năng xuất
khẩu, nhập khẩu;
- Hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu sử dụng phương thức thương mại điện tử: Việc trao đổi thông tin, đặt hàng, ký kết hợp
đồng thương mại và thanh toán với nước ngoài được thực hiện qua mạng Internet nhưng hàng hóa được đưa
ra khỏi/đưa vào lãnh thổ Việt Nam, thực hiện các
thủ tục hải quan thông thường, được tính đến trong
thống kê nếu hàng hóa thuộc phạm vi thống kê;
- Hàng hóa, nhiên liệu
bán cho các phương tiện vận tải nước ngoài sử dụng trong hành
trình giao thông quốc tế; hàng hóa, nhiên liệu
mua để sử dụng trong hành trình giao thông quốc tế;
- Dầu thô và khoáng sản
được khai thác trong khu vực thềm lục địa, vùng
đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hải
phận quốc tế, vùng chồng lấn được mua, bán với nước ngoài;
- Thiết bị giàn khoan do doanh nghiệp mua/bán ngoài khơi,
không thực hiện tờ khai hải quan;
- Máy bay, tàu thuyền
và phương tiện vận tải khác thuộc các giao dịch không thực hiện tờ khai hải quan;
- Hàng hóa nhận
được từ các tổ chức quốc tế ở nước ngoài
hoặc gửi đi cho các tổ chức quốc tế
(trừ hàng hóa gửi hoặc nhận giữa các tổ chức quốc tế);
- Hàng hóa là tài sản
di chuyển, hàng hóa là hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh phải khai theo quy
định;
- Chất thải và phế liệu có giá trị thương
mại;
- Vệ tinh trong
trường hợp có thay đổi quyền sở hữu giữa các tổ chức, cá nhân
trong nước với nước ngoài.
b.2) Hàng hóa không tính trong thống kê gồm:
(1) Hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu tại chỗ: Hàng hóa do thương
nhân Việt Nam ký hợp đồng mua/bán với thương nhân nước ngoài nhưng được giao/nhận
tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.
(2) Hàng hóa do thương nhân Việt Nam mua của nước ngoài
và bán thẳng cho nước thứ ba, hàng hóa không về
Việt Nam hoặc có về Việt Nam nhưng không làm
thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu thông thường tại Hải
quan Việt Nam.
(3) Hàng hóa mua/bán tại các cửa hàng miễn thuế (Duty Free Shop).
(4) Hàng hóa tạm
nhập, tạm xuất có thời hạn sau đó được tái xuất, tái nhập như: Hàng tham
dự triển lãm, hội chợ, giới
thiệu sản phẩm; tài liệu hội nghị, hội thảo, nghiên
cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể
thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh, nghiên cứu và phát triển sản
phẩm; phương tiện vận tải, công ten nơ và các
thiết bị liên quan đến vận
tải.
(5) Hàng hoá chỉ
đơn thuần đi qua lãnh thổ Việt Nam với mục đích
chuyển tải, quá cảnh.
(6) Các loại hàng hóa đặc thù gồm:
- Hàng hoá thuộc
hợp đồng cho thuê hoặc đi thuê hoạt động (máy bay,
tàu thuyền, máy móc thiết bị):
Không có sự chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa sau thời
gian thuê/cho thuê;
- Hàng hoá của Chính phủ Việt Nam
gửi hoặc nhận với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan
đại diện tại tổ chức quốc tế của Việt Nam ở nước ngoài;
- Hàng hóa gửi và nhận của các cơ quan đại
diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước ngoài,
cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế
đặt tại Việt Nam;
- Vàng tiền tệ: Vàng thuộc giao
dịch của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc các tổ chức được Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam ủy quyền xuất
khẩu, nhập khẩu cho mục đích dự trữ, cân đối tiền tệ theo qui định của pháp luật;
- Tiền xu đang lưu
hành, tiền giấy, tiền séc và chứng khoán đã phát
hành trong khâu lưu thông;
- Hàng hóa với
chức năng là phương tiện rỗng dùng để chứa hàng hóa:
Công-ten-nơ, các thùng, chai, lọ và các loại khác theo phương thức
quay vòng chỉ nhằm mục đích vận chuyển hàng
hóa;
- Các sản phẩm,
nội dung truyền nhận theo phương thức điện tử (phần mềm, các sản phẩm âm thanh, hình ảnh,
phim, sách điện tử và loại khác);
- Phương tiện lưu
giữ thông tin, hình ảnh, chứa phần mềm được sản xuất theo yêu cầu hoặc đơn
đặt hàng riêng; bản gốc phim ảnh, tác phẩm nghệ thuật, chương trình truyền hình, chương trình biểu
diễn nghệ thuật,...
- Hàng hóa đưa ra hoặc
đưa vào lãnh thổ Việt Nam bất hợp pháp;
- Hàng hóa đưa vào hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ hải quan của Việt Nam với mục đích sửa chữa hoặc
bảo trì nếu hoạt động đó không làm
thay đổi xuất xứ của hàng hóa;
- Hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu là vũ khí, khí tài nhằm bảo vệ lợi ích,
chủ quyền và an ninh quốc gia
thuộc các danh mục bí mật của nhà nước;
- Chất thải, phế
liệu không có trị giá thương mại.”
c) Phương pháp tính
“Thời điểm thống kê: Là thời điểm cơ
quan Hải quan chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan.
Những thay đổi trên tờ khai hải
quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan sẽ được cập nhật vào hệ thống thông tin hải quan và được điều chỉnh
trong các báo cáo thống kê.
Trong vòng 90 ngày sau khi kết thúc năm báo cáo, cơ
quan thống kê sẽ ngừng cập
nhật các thay đổi trên tờ khai hải quan.
Trị giá thống kê hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu:
- Đối với hàng hóa phải nộp
thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu và các loại thuế liên quan
trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu,
nhập khẩu thì trị giá thống kê là trị giá tính thuế của hàng hóa.
- Đối với hàng hóa không phải
nộp thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu và các loại thuế liên quan
trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu,
nhập khẩu thì trị giá thống kê là trị giá khai báo của hàng hóa được cơ quan hải quan chấp nhận.
- Trị giá thống kê hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu tính bằng Đô la Mỹ (USD). Cơ quan hải quan căn cứ vào quy định hiện hành về tỷ giá tính thuế đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để quy đổi các ngoại tệ về
đồng Đô la Mỹ.
Xác định trị giá thống kê trong những
trường hợp đặc thù:
- Trường hợp tờ
khai hải quan đăng ký một lần nhưng xuất khẩu hoặc nhập khẩu nhiều lần thì trị giá thống kê là trị giá thực tế của hàng hóa khi xuất
khẩu, nhập khẩu;
- Tiền giấy, tiền
kim loại và các giấy tờ có giá chưa phát
hành, chưa đưa vào lưu thông: Trị giá thống kê là chi phí để
sản xuất ra tiền giấy, tiền kim loại và các giấy tờ có giá
(không phải là mệnh giá của tiền giấy,
tiền kim loại hay các giấy tờ có giá này);
- Phương tiện
trung gian dùng để chứa thông tin bao gồm: Băng từ, đĩa từ, CD-ROM, thẻ thông minh và các phương tiện trung gian khác đã hoặc chưa chứa thông
tin, trừ loại được sản xuất theo yêu cầu hoặc đơn
đặt hàng riêng: Thống kê theo trị giá hải quan toàn bộ của các hàng hóa
này (không phải chỉ là trị giá của các phương tiện
trung gian chưa có thông tin);
- Hàng hóa được phép ghi giá tạm tính khi đăng ký tờ
khai hải quan thì trị giá thống kê phải được điều chỉnh khi có giá chính thức
trên tờ
khai sửa đổi, bổ sung;
- Hàng gia công, chế
biến, lắp ráp: Tính trị giá toàn bộ hàng hoá nguyên
liệu trước khi gia công, chế biến, lắp
ráp và toàn bộ giá trị thành phẩm hoàn trả sau gia công, chế biến, lắp ráp;
- Các giao dịch không khai trị giá (ví dụ: hàng đổi hàng, hàng viện trợ
nhân đạo,...)
thì trị
giá của
hàng hóa trong thống kê được tính theo
nguyên tắc xác định trị giá hải quan;
- Hàng trả lại:
Trị giá thống kê là trị giá hàng hóa được định giá theo
trị giá
của giao dịch xuất khẩu hoặc nhập khẩu
ban đầu;
- Điện năng xuất
khẩu, nhập khẩu: Trị giá thống kê là trị giá khai trên tờ khai hải quan;
- Hàng hóa theo hợp
đồng thuê tài chính: Tính trị giá của hàng hóa trên
cơ sở giá bán của hàng hóa tương tự
(loại trừ các dịch vụ cung cấp kèm theo hợp đồng cho thuê
như chi phí đào tạo, bảo trì, phí tài chính).
Loại tiền và tỷ giá: Trị giá thống kê hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu tính bằng Đô la Mỹ (USD). Cơ quan hải quan căn cứ vào quy định hiện hành về tỷ giá tính thuế đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để quy đổi các ngoại tệ sử
dụng trong thống kê.
Đơn vị tính thống kê: Là đơn vị tính quy đổi sử
dụng trong các biểu mẫu thống kê. Các đơn vị tính lượng khác nhau được quy đổi về đơn vị tính thống nhất
trong biểu mẫu căn cứ vào các dữ liệu từ hồ sơ hải quan.
Nước đối tác thương mại:
Xuất khẩu: Thống kê theo “nước, vùng lãnh thổ cuối
cùng hàng đến”: Là nước hoặc vùng lãnh
thổ mà
tại thời điểm xuất khẩu, người khai
hải quan biết được hàng hoá của Việt Nam sẽ được chuyển đến để bốc dỡ, không tính nước mà hàng hoá trung chuyển, quá cảnh.
Nhập khẩu: Thống kê theo “nước, vùng lãnh thổ xuất
xứ” là nước hoặc vùng lãnh thổ mà tại đó hàng hóa được nuôi trồng, khai thác, sản xuất hoặc chế biến, theo các quy định về
xuất xứ hàng hóa của Việt Nam.”
2. Phân tổ chủ yếu
- Danh mục hàng hóa xuất, nhập
khẩu Việt Nam;
- Nước, vùng lãnh thổ cuối
cùng hàng đến (đối với xuất khẩu) là
nước hoặc vùng lãnh thổ mà tại thời điểm
xuất khẩu, người khai hải quan biết được hàng
hoá của Việt Nam sẽ được chuyển đến để
bốc dỡ, không tính nước mà hàng hoá trung chuyển, quá cảnh.
- Nước, vùng lãnh thổ xuất
xứ (đối với nhập khẩu) là nước hoặc vùng lãnh
thổ mà
tại đó
hàng hóa được nuôi trồng, khai thác, sản xuất hoặc
chế biến, theo các quy định về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam.
- Phương thức vận
chuyển hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu phân
chia theo: đường không, đường thủy,
đường bộ và loại khác.
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương: Số liệu của mỗi tỉnh, thành phố được tổng hợp từ tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập
khẩu của toàn bộ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký mã số
doanh nghiệp tại tỉnh, thành phố đó.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Tài chính;
- Phối hợp: Bộ Kế
hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
17.17.1. Tổng số dự án
đầu tư theo phương thức đối tác công tư
1. Khái niệm, phương pháp tính
Dự án đầu tư theo
phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là đầu tư theo phương thức PPP) là tập hợp các đề xuất có liên quan đến
việc đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công
thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động sau đây:
+ Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
+ Cải tạo, nâng cấp, mở rộng,
hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công
trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có;
+ Vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có.
- Đầu tư theo
phương thức đối tác công tư là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn
giữa nhà nước và nhà đầu tư tư nhân
thông qua việc ký kết và thực hiện hợp
đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham
gia dự án
PPP.
2. Phân tổ chủ yếu
- Lĩnh vực đầu tư;
- Tổng mức đầu tư;
- Vốn nhà nước tham gia
trong dự án;
- Loại hợp đồng;
- Thời gian thực
hiện hợp đồng.
3. Kỳ
công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Báo cáo tình hình thực
hiện PPP hàng năm.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
17.19.1. Tỷ lệ đăng ký
khai sinh
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ đăng ký khai sinh là tỷ
lệ phần trăm giữa số người đã được đăng ký khai
sinh so với tổng dân số trong kỳ báo cáo.
Công thức tính:
Tỷ lệ đăng ký khai sinh
(%)
|
=
|
Số người được đăng ký
khai sinh
|
x 100
|
Tổng dân số
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Dân tộc;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ
công bố: Năm.
Riêng phân tổ dân tộc công bố theo kỳ 5
năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến
động dân số và kế hoạch hóa gia
đình;
- Cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư;
- Cơ sở dữ liệu về
hộ tịch điện tử;
- Kho dữ liệu chuyên ngành dân số.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục
Thống kê);
- Phối hợp: Bộ Công an; Bộ Y tế ;
Bộ Tư pháp.
17.19.2. Tỷ lệ đăng ký
khai tử
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số trường hợp tử
vong được đăng ký khai tử là số trường hợp chết được đăng ký khai tử trong kỳ
nghiên cứu. Số trường hợp tử vong được đăng ký
khai tử gồm cả các trường hợp tuyên bố chết theo
bản án/quyết định của tòa án và đã
được ghi vào sổ việc thay
đổi hộ tịch theo quy định tại Luật Hộ tịch,
đăng ký khai tử đúng hạn và đăng ký khai
tử quá
hạn.
Tỷ lệ đăng ký khai tử là tỷ lệ phần trăm
giữa số người đã được đăng ký khai tử so với tổng dân
số trong kỳ báo cáo.
Công thức tính:
Tỷ lệ đăng ký khai tử (%)
|
=
|
Số người được đăng ký
khai tử
|
x 100
|
Tổng dân số
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Dân tộc;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ
công bố: Năm.
Riêng phân tổ dân tộc công bố theo kỳ 5
năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến
động dân số và kế hoạch hóa gia
đình;
- Cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư;
- Cơ sở dữ liệu về
hộ tịch điện tử;
- Kho dữ liệu chuyên ngành dân số.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục
Thống kê);
- Phối hợp: Bộ Công an; Bộ Y tế;
Bộ Tư pháp.