Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 15/2023/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Người ký: Phạm Tiến Dũng
Ngày ban hành: 05/12/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng cấp cho CIC từ ngày 01/01/2025

Ngày 05/12/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 15/2023/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng cấp cho CIC từ ngày 01/01/2025

Tổ chức tín dụng cung cấp cho Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) toàn bộ Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ, bao gồm các nhóm chỉ tiêu sau:

- Thông tin định danh về khách hàng vay;

- Thông tin về người có liên quan của khách hàng vay (đang được cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho khách hàng vay);

- Thông tin về cho vay và các hoạt động cấp tín dụng khác, không bao gồm nhóm chỉ tiêu:

+ Thông tin về thẻ tín dụng;

+ Thông tin mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp (không bao gồm tổ chức tín dụng);

- Thông tin về thẻ tín dụng;

- Thông tin mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp (không bao gồm tổ chức tín dụng);

- Thông tin về biện pháp bảo đảm cấp tín dụng;

- Thông tin về hoạt động xử lý nợ xấu nội bảng;

- Thông tin ngoại bảng;

- Báo cáo tài chính năm (theo báo cáo tài chính đã nộp cho cơ quan Thuế hoặc báo cáo tài chính đã được kiểm toán) của khách hàng vay là doanh nghiệp.

Quyền và nghĩa vụ của CIC trong hoạt động thông tin tín dụng

- Đầu mối xây dựng, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định về Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng.

- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc cung cấp thông tin tín dụng của tổ chức tín dụng và việc thực hiện hoạt động thông tin tín dụng của tổ chức tự nguyện theo hợp đồng ký kết với CIC.
 
- Công khai các nguyên tắc, phạm vi sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng, quy trình khai thác và sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng, giá dịch vụ thông tin tín dụng.

- Tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng để cung cấp theo đề nghị của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.

- Hỗ trợ đào tạo cán bộ về nghiệp vụ thông tin tín dụng theo nhu cầu của tổ chức tín dụng, tổ chức tự nguyện.

- Tổ chức cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập và thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo quy định của Chính phủ.

- Ban hành tiêu chí và tổ chức thực hiện việc đánh giá chất lượng cung cấp thông tin tín dụng cho CIC; áp dụng các biện pháp khuyến khích đổi với tổ chức, cá nhân thực hiện tốt hoạt động thông tin tín dụng; đề xuất các đơn vị chức năng xử lý vi phạm quy định về hoạt động thông tin tín dụng.

- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.

Xem chi tiết tại Thông tư 15/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/2023/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2023

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước).

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (sau đây gọi là CIC) làm đầu mối tổ chức, thực hiện.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Vụ, Cục, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi chung là đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước).

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng).

3. Tổ chức tự nguyện tham gia hoạt động thông tin tín dụng (sau đây gọi chung là tổ chức tự nguyện).

4. Khách hàng vay.

5. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thông tin tín dụng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là hoạt động thông tin tín dụng) là hoạt động thu thập, trao đổi, xử lý, lưu giữ, bảo mật thông tin tín dụng, tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng và cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.

2. Thông tin tín dụng là tập hợp các dữ liệu liên quan khoản cấp tín dụng của khách hàng vay tại tổ chức tín dụng, khoản nợ của khách hàng vay do tổ chức tự nguyện tham gia hoạt động thông tin tín dụng quản lý.

3. Khách hàng vay là tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng), cá nhân được tổ chức tín dụng cấp tín dụng hoặc có nghĩa vụ trả nợ tại tổ chức tự nguyện tham gia hoạt động thông tin tín dụng.

4. Người có liên quan của khách hàng vay là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với khách hàng vay của tổ chức tín dụng theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, các quy định của Ngân hàng Nhà nước về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

5. Sản phẩm thông tin tín dụng là báo cáo tín dụng, báo cáo chấm điểm, xếp hạng tín dụng hoặc các sản phẩm khác do CIC tạo lập trên cơ sở thông tin thu thập được theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

6. Dịch vụ thông tin tín dụng là dịch vụ cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng và các tiện ích khác của CIC.

7. Cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia là tập hợp các thông tin tín dụng, sản phẩm thông tin tín dụng được thu thập, xử lý, lưu giữ, khai thác sử dụng trên hệ thống thông tin của CIC.

8. Tổ chức tự nguyện là tổ chức có hợp đồng trao đổi thông tin với CIC trên nguyên tắc tự nguyện cam kết cung cấp thông tin tín dụng và sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng, bao gồm:

a) Quỹ đầu tư phát triển, quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ bảo vệ môi trường, quỹ bảo lãnh tín dụng, tổ chức thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô;

b) Doanh nghiệp có chức năng mua bán nợ, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản;

c) Tổ chức cung cấp dịch vụ cho vay, bảo hiểm bảo lãnh, cho thuê tài sản, mua hàng trả chậm, trả dần, cầm đồ có điều kiện về lãi suất, thời hạn, tiền thuê, biện pháp bảo đảm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

9. Thông tin tiêu cực về khách hàng vay là thông tin tín dụng về nợ xấu, vi phạm nghĩa vụ thanh toán và các thông tin bất lợi khác ảnh hưởng đến kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay (bao gồm thông tin phá sản, vi phạm hành chính và các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật đối với khách hàng vay.

10. Tổ chức thông tin tín dụng nước ngoài là tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài về thông tin tín dụng.

Điều 4. Mục đích của hoạt động thông tin tín dụng

Hoạt động thông tin tín dụng nhằm tạo lập Cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia để:

1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.

2. Hỗ trợ tổ chức tín dụng, tổ chức tự nguyện trong hoạt động kinh doanh.

3. Hỗ trợ khách hàng vay tiếp cận nguồn vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu đời sống, kinh tế, xã hội theo quy định của pháp luật.

4. Hỗ trợ tổ chức khác tiếp cận thông tin tín dụng theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Nguyên tắc hoạt động thông tin tín dụng

1. Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Đảm bảo tính khách quan và không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

3. Đảm bảo chính xác, trung thực, đầy đủ, kịp thời đối với thông tin tín dụng cung cấp cho CIC quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 Thông tư này.

Điều 6. An toàn, bảo mật thông tin tín dụng

CIC, tổ chức tín dụng, tổ chức tự nguyện, tổ chức khác được cung cấp thông tin tín dụng phải:

1. Có biện pháp bảo vệ thông tin tín dụng để chống lại mất mát, truy cập, sử dụng hoặc tiết lộ trái phép.

2. Có giải pháp khôi phục dữ liệu trong trường hợp dữ liệu bị lỗi, bị mất, bị hỏng và phương án khôi phục hoạt động sau khi dữ liệu bị lỗi, bị mất, bị hỏng.

3. Đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin tín dụng theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật về an toàn, bảo mật thông tin.

Điều 7. Các hành vi bị cấm trong hoạt động thông tin tín dụng

1. Thu thập, cung cấp, trao đổi, sử dụng trái phép các thông tin thuộc phạm vi, danh mục bí mật nhà nước.

2. Cố ý làm sai lệch nội dung thông tin tín dụng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan.

3. Trao đổi, cung cấp thông tin tín dụng sai đối tượng hoặc cho bên thứ ba trái quy định của pháp luật.

4. Lợi dụng các hoạt động thông tin tín dụng để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

5. Cản trở hoạt động thu thập và khai thác thông tin tín dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Chương II

HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN TÍN DỤNG

Điều 8. Thu thập thông tin

CIC được thu thập:

1. Thông tin tín dụng do tổ chức tín dụng, tổ chức tự nguyện cung cấp theo quy định tại Thông tư này.

2. Thông tin từ các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định liên quan khác của pháp luật.

3. Thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước, các nguồn thông tin hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Thông tin tín dụng cung cấp cho CIC

1. Tổ chức tín dụng cung cấp cho CIC toàn bộ Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ, bao gồm các nhóm chỉ tiêu sau:

a) Thông tin định danh về khách hàng vay;

b) Thông tin về người có liên quan của khách hàng vay (đang được cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho khách hàng vay);

c) Thông tin về cho vay và các hoạt động cấp tín dụng khác (không bao gồm nhóm chi tiêu tại điểm d và điểm đ);

d) Thông tin về thẻ tín dụng;

đ) Thông tin mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp (không bao gồm tổ chức tín dụng);

e) Thông tin về biện pháp bảo đảm cấp tín dụng;

g) Thông tin về hoạt động xử lý nợ xấu nội bảng;

h) Thông tin ngoại bảng;

i) Báo cáo tài chính năm (theo báo cáo tài chính đã nộp cho cơ quan Thuế hoặc báo cáo tài chính đã được kiểm toán) của khách hàng vay là doanh nghiệp.

2. Tổ chức tự nguyện cung cấp cho CIC toàn bộ hoặc một phần Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng quy định tại khoản 1 Điều này trên cơ sở hợp đồng trao đổi thông tin với CIC.

3. Việc cung cấp thông tin tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện dưới dạng các tệp dữ liệu điện tử theo Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng. Trường hợp một số nhóm hoặc toàn bộ các nhóm chỉ tiêu thông tin tín dụng không thể cung cấp được dưới dạng các tệp dữ liệu điện tử, tổ chức tín dụng, tổ chức tự nguyện có thể cung cấp bằng văn bản trên cơ sở thống nhất với CIC

Điều 10. Thời hạn cung cấp thông tin tín dụng

Thời hạn cung cấp các nhóm chỉ tiêu tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này như sau:

1. Tổ chức tín dụng cung cấp theo tần suất quy định cụ thể tại Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng ban hành kèm theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trừ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

2. Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp định kỳ hai lần một tháng.

3. Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô cung cấp định kỳ một lần một tháng.

Điều 11. Xử lý, lưu giữ thông tin tín dụng

1. CIC sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật về nghiệp vụ tiếp nhận, chuẩn hóa, làm sạch, ghép nối và cập nhật để xử lý thông tin tín dụng của Cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia.

2. Thông tin tín dụng được lưu giữ tại CIC trong thời gian tối thiểu 05 năm kể từ ngày phát sinh.

3. Việc xử lý, lưu giữ thông tin tín dụng phải bảo đảm tính toàn vẹn, đầy đủ, không bị sai lệch thông tin và khai thác, chiết xuất được theo nhu cầu của CIC.

Điều 12. Đối tượng, phạm vi được cung cấp thông tin tín dụng

1. Đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng để phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

2. Cơ quan quản lý nhà nước khác được cung cấp thông tin tín dụng theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức tín dụng, tổ chức tự nguyện được cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng trên cơ sở hợp đồng ký kết với C1C.

4. Khách hàng vay được cung cấp thông tin tín dụng của chính khách hàng vay theo hướng dẫn của CIC.

5. Tổ chức thông tin tín dụng nước ngoài được cung cấp, khai thác và trao đổi các sản phẩm thông tin tín dụng về khách hàng vay trên cơ sở biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác, hợp đồng ký kết với CIC phù hợp với quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia mà tổ chức thông tin tín dụng nước ngoài được thành lập và hoạt động.

6. Ngoài đối tượng quy định tại các khoản trên, tổ chức khi khai thác dịch vụ thông tin tín dụng về khách hàng vay phải có sự đồng ý của khách hàng vay đó theo quy định của pháp luật có liên quan và đảm bảo tuân thủ theo hợp đồng thỏa thuận với CIC. Sự đồng ý của khách hàng vay phải được thể hiện ở một định dạng có thể được in, sao chép bằng văn bản, bao gồm cả dưới dạng điện tử hoặc định dạng kiểm chứng được.

Điều 13. Hạn chế cung cấp thông tin tín dụng

1. Thông tin tiêu cực về khách hàng vay chỉ được cung cấp trong thời gian tối đa 05 năm, kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ trường hợp phục vụ yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức tự nguyện chỉ được cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng tương ứng với phạm vi cung cấp thông tin cho CIC theo hợp đồng trao đổi thông tin.

3. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Thông tư này và các quy định khác của pháp luật sẽ bị tạm dừng quyền khai thác dịch vụ thông tin tín dụng theo hợp đồng thỏa thuận với CIC.

Chương III

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN TÍN DỤNG

Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của CIC

1. Đầu mối xây dựng, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định về Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng.

2. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc cung cấp thông tin tín dụng của tổ chức tín dụng và việc thực hiện hoạt động thông tin tín dụng của tổ chức tự nguyện theo hợp đồng ký kết với CIC.

3. Công khai các nguyên tắc, phạm vi sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng, quy trình khai thác và sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng, giá dịch vụ thông tin tín dụng.

4. Tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng để cung cấp theo đề nghị của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này.

5. Hỗ trợ đào tạo cán bộ về nghiệp vụ thông tin tín dụng theo nhu cầu của tổ chức tín dụng, tổ chức tự nguyện.

6. Tổ chức cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập và thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo quy định của Chính phủ.

7. Ban hành tiêu chí và tổ chức thực hiện việc đánh giá chất lượng cung cấp thông tin tín dụng cho CIC; áp dụng các biện pháp khuyến khích đối với tổ chức, cá nhân thực hiện tốt hoạt động thông tin tín dụng; đề xuất các đơn vị chức năng xử lý vi phạm quy định về hoạt động thông tin tín dụng.

8. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan.

Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước

1. Đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được đề nghị CIC hỗ trợ cung cấp thông tin, sản phẩm thông tin tín dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.

2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chủ trì, phối hợp với CIC và các đơn vị liên quan thực hiện thanh tra hoạt động thông tin tín dụng tại tổ chức tín dụng.

3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với CIC và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện thanh tra hoạt động thông tin tín dụng tại tổ chức tín dụng trên địa bàn.

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam cung cấp thông tin về các khoản nợ đã mua cho CIC định kỳ một lần một tháng theo các chỉ tiêu quy định tại Hệ thống chỉ tiêu theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng

1. Thiết lập cơ sở hạ tầng thông tin đáp ứng yêu cầu tạo lập dữ liệu, kiểm soát dữ liệu cung cấp cho CIC; ban hành các quy định nội bộ và quản lý hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng trong toàn hệ thống.

2. Thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền khai thác, sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng theo hợp đồng ký kết với CIC.

3. Cử cán bộ, nhân viên tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ thông tin tín dụng do CIC tổ chức hoặc phối hợp tổ chức.

4. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với CIC và quy định liên quan của pháp luật.

Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tự nguyện

1. Đảm bảo có sự đồng ý của khách hàng vay về việc cung cấp thông tin tín dụng cho CIC.

2. Thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền khai thác, sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng theo thỏa thuận tại hợp đồng ký kết với CIC.

3. Cử cán bộ, nhân viên tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ thông tin tín dụng do CIC tổ chức hoặc phối hợp tổ chức.

4. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với CIC và quy định liên quan của pháp luật.

Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng vay

1. Được khai thác miễn phí đối với thông tin tín dụng về chính khách hàng vay quy định tại điểm a, c, d, đ, e, h khoản 1 Điều 9 và khoản 4 Điều 12 Thông tư này một lần trong một năm.

2. Sử dụng sản phẩm thông tin tín dụng về chính khách hàng vay theo hướng dẫn của CIC.

3. Thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền khai thác, sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng theo quy định của CIC.

4. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của CIC và quy định liên quan của pháp luật.

Chương IV

ĐIỀU CHỈNH DỮ LIỆU SAI SÓT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 19. Điều chỉnh dữ liệu sai sót

1. Trường hợp CIC phát hiện hoặc nghi ngờ dữ liệu có sai sót, CIC phối hợp với tổ chức tín dụng, tổ chức tự nguyện để xem xét điều chỉnh lại dữ liệu theo trình tự sau:

a) Dữ liệu không đúng tiêu chuẩn như sai mẫu tệp, thiếu chỉ tiêu thông tin bắt buộc, trùng lặp thông tin hoặc các lỗi kỹ thuật khác, CIC gửi trả lại toàn bộ dữ liệu hoặc phần dữ liệu sai sót. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, tổ chức tín dụng, tổ chức tự nguyện phải chỉnh sửa và gửi lại dữ liệu báo cáo;

b) Dữ liệu nghi ngờ có sai sót được CIC gửi trả lại toàn bộ dữ liệu hoặc phần dữ liệu có nghi ngờ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, tổ chức tín dụng, tổ chức tự nguyện phải kiểm tra, xác minh lại dữ liệu và thông báo kết quả cho CIC, nếu có sai sót, thực hiện điều chỉnh dữ liệu theo quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Trường hợp tổ chức tín dụng, tổ chức tự nguyện phát hiện dữ liệu tại CIC có sai sót, tổ chức tín dụng, tổ chức tự nguyện thông báo qua hệ thống điện tử hoặc gửi bằng văn bản đề nghị CIC điều chỉnh. Nếu CIC xác minh sai sót do CIC, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày xác minh sai sót, CIC thực hiện điều chỉnh dữ liệu theo yêu cầu.

3. Trường hợp phát hiện dữ liệu có sai sót, tổ chức tín dụng, tổ chức tự nguyện phải gửi lại dữ liệu thông tin tín dụng và có xác nhận (bằng văn bản hoặc phương thức xác nhận điện tử chữ ký số) của Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoặc người được ủy quyền nêu rõ lý do sai sót và đề nghị CIC điều chỉnh dữ liệu sai sót đó.

4. Trường hợp khách hàng vay phát hiện thông tin tín dụng về chính khách hàng vay có sai sót, khách hàng vay đề nghị với CIC, tổ chức tín dụng, tổ chức tự nguyện (sau đây gọi là tổ chức tiếp nhận) điều chỉnh lại thông tin. Việc đề nghị điều chỉnh thực hiện qua hệ thống điện tử hoặc gửi bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do đề nghị và phải cung cấp các tài liệu, căn cứ chứng minh dữ liệu có sai sót.

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, tổ chức tiếp nhận thông báo cho khách hàng vay về tính hợp lệ của đề nghị đó. Trường hợp cần bổ sung thông tin để giải quyết, tổ chức tiếp nhận thông báo để khách hàng vay cung cấp bổ sung thông tin, tài liệu liên quan;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị hợp lệ, tổ chức tiếp nhận thực hiện giải quyết theo quy định. Trường hợp cần kiểm tra, xác minh nội dung đề nghị tại các cơ quan, tổ chức có liên quan, tổ chức tiếp nhận được kéo dài thời gian giải quyết đề nghị theo tình hình thực tế nhưng phải thông báo cho khách hàng vay biết về nguyên nhân kéo dài thời gian;

c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày điều chỉnh dữ liệu xong, tổ chức tiếp nhận thông báo cho khách hàng vay về kết quả điều chỉnh đó.

Điều 20. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Thông tư này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xem xét hạn chế khai thác thông tin tín dụng theo quy định tại Điều 13 Thông tư này và bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Điều khoản chuyển tiếp

1. CIC chủ động thực hiện chuyển đổi thông tin tín dụng trong vòng 05 năm trở về trước kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành theo Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng tại Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức tín dụng, tổ chức tự nguyện có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin chuyển đổi cho CIC trong trường hợp cần thiết.

2. Trong thời hạn 60 ngày từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, CIC thỏa thuận với tổ chức tự nguyện để ký lại hoặc sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã ký với CIC đảm bảo phù hợp với các quy định về thời hạn, phạm vi cung cấp thông tin tín dụng, cam kết tuân thủ các quy định về an toàn, bảo mật thông tin của Thông tư này và trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin chuyển đổi cho CIC theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 22. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

2. Các văn bản sau đây hết hiệu lực từ ngày Thông tư này có hiệu lực:

a) Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28 tháng 01 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

b) Thông tư số 27/2017/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28 tháng 01 năm 2013 quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 23. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.


Nơi nhận:
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Thủ trưởng các đơn vị thuộc NHNN;
- Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VP, PC, TTGSNH4, CIC (4 bản).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Phạm Tiến Dũng

STATE BANK OF VIETNAM
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 15/2023/TT-NHNN

Hanoi, December 5, 2023

 

CIRCULAR

CREDIT INFORMATION-RELATED ACTIVITIES OF STATE BANK OF VIETNAM

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010 and the Law on Amendments to the Law on Credit Institutions dated November 20, 2017;

Pursuant to Decree No. 102/2022/ND-CP dated December 12, 2022 of the Government of Vietnam on functions, tasks, entitlements, and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

At the Chief Inspector of the Banking Inspection and Supervision Agency;

The Governor of the State Bank of Vietnam hereby promulgates a Circular on credit information-related activities of the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as “SBV”).

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Scope

This Circular provides for credit information-related activities of SBV organized and implemented by the Vietnam National Credit Information Center (hereinafter referred to as "CIC").

Article 2. Regulated entities

1. Departments, Divisions, and units under the organizational structure of SBV, SBV branches in provinces, centrally affiliated cities, and asset management single-member limited liability companies of Vietnamese credit institutions (hereinafter referred to as “SBV units”).

2. Credit institutions and foreign bank branches (hereinafter referred to as “credit institutions”).

3. Organizations voluntarily participate in credit information-related activities (hereinafter referred to as “voluntary organizations”).

4. Borrowers.

5. Other organizations and individuals involved in credit information-related activities.

 Article 3. Interpretation of terms

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Credit information-related activities of SBV (hereinafter referred to as “credit information-related activities”) refer to the collection, exchange, handling, archiving, and confidentiality of credit information, establishment of credit information products, and provision of credit information services of SBV.

2. Credit information refers to the collection of data concerning credit extended to borrowers at credit institutions and debts of borrowers managed by voluntary organizations.

3. Borrower refers to an organization (excluding credit institutions) and/or individual to whom credit is extended by a credit institution or is obligated to pay debts at a voluntary organization.

4. Related person of borrower refers to an organization and/or individual having a direct or indirect relationship with a borrower of a credit institution according to the Law on Credit Institutions and regulations of SBV on limits and prudential ratios of credit institutions.

5. Credit information product refers to a credit report, scoring report, credit ranking, or other products established by CIC based on the collected information according to Article 8 of this Circular.

6. Credit information services are services of provision of credit information products and other utilities of CIC.

7. National Credit Information Database refers to the collection of credit information and credit information products collected, handled, retained, and used on the information system of CIC.

8. Voluntary organizations refer to organizations with information exchange contracts with CIC on the principle of voluntary declaration of credit information provision and credit information service use, including:

a) Development investment funds, development support funds, environmental protection funds, credit guarantee funds, and organizations implementing programs and projects on microfinance;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Providers of services of loans, guarantee insurance, asset lease, deferred-payment procurement, installment-payment procurement, pawnbrokers with conditions for interests, terms, rental, and obligation security according to laws.

9. Negative information on borrowers refers to information on bad debts, violations of payment obligations, and other disadvantaged information affecting the results of the assessment of the solvency of borrowers (including information on bankruptcy, administrative violations, and Courts’ judgments and decisions legally effective to borrowers).

10. Foreign credit information organizations are organizations established and operated under foreign credit information laws.

Article 4. Purposes of credit information-related activities   

Credit information-related activities aim to establish the National Credit Information Database to:

1. Enable SBV to carry out the state management of fields of banking and currencies.

2. Assist credit institutions and voluntary organizations in their business operations.

3. Assist borrowers in accessing capital sources meeting their life-related, economic, and social needs as prescribed by laws.

4. Assist other organizations in accessing credit information as prescribed by laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Comply with personal data protection laws and relevant laws.

2. Ensure objectivity and prevent any impact on legitimate rights and benefits of relevant organizations and individuals.

3. Ensure accuracy, truthfulness, adequacy, and timeliness of credit information provided for CIC as prescribed in Articles 8, 9, and 10 of this Circular.

Article 6. Credit information safety and confidentiality

CIC, credit institutions, voluntary organizations, and other organizations providing credit information shall:

1. Adopt measures to protect credit information to prevent loss and illegal access, use, or disclosure.

2. Adopt measures to restore data in case of error, loss, or damage and measures to restore operations after the occurrence of the mentioned case. 

3. Ensure safety and confidentiality of credit information according to this Circular and information safety and confidentiality laws.

Article 7. Forbidden acts in credit information-related activities 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Deliberately falsifying credit information, affecting legitimate rights and benefits of relevant organizations and individuals.

3. Exchanging and providing information for incorrect subjects or third parties contrary to laws.

4. Taking advantage of credit information-related activities to infringe on the benefits of the State and legitimate rights and benefits of organizations and individuals.

5. Obstructing the collection and utilization of legal credit information of organizations and individuals.

Chapter II

CREDIT INFORMATION-RELATED ACTIVITIES

Article 8. Information collection

CIC is allowed to collect:

1. Credit information provided by credit institutions and voluntary organizations according to this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Information from state management authorities and other legal sources of information as prescribed by laws.

Article 9. Credit information provided for CIC

1. Credit institutions shall provide all of the information from the system of credit information categories in each period for CIC under decisions of the Governor of SBV. Credit information categories include:

a) Information on the identification of borrowers;

b) Information on related persons of borrowers (to whom credit is extended by credit institutions capable of credit extension);

c) Information on loans and other credit extension operations (excluding the groups of categories prescribed in Points d and dd);

d) Information on credit cards;

d) Information on purchase and authorized purchase of corporate bonds (excluding credit institutions);

e) Information on measures to guarantee credit extension;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



h) Information on the off-balance sheet;

i) Annual financial statement (according to the financial statement submitted to the tax authority or the audited financial statement) of the borrower that is an enterprise.

2. Voluntary organizations shall provide all or part of the information from the system of credit information categories for CIC as prescribed in Clause 1 of this Article based on information exchange contracts with CIC.

3. The provision of credit information prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be carried out in the form of electronic data files according to the system of credit information categories.  In case several or all of the groups of credit information categories are unable to provide information in the form of electronic data files, credit institutions and voluntary organizations may provide information in writing based on agreements with CIC.

Article 10. Frequency of provision of credit information

The frequency of provision of the information in the categories prescribed in Clause 1 Article 9 of this Circular is as follows:

1. Credit institutions shall provide information with the frequency prescribed in the system of credit information categories enclosed with decisions of the Governor of the SBV, excluding regulations prescribed in Clause 2 and Clause 3 of this Article. 

2. The Vietnam Bank for Social Policies shall provide credit information twice a month.

3. The People’s Credit Fund and microfinance institutions shall provide credit information once a month.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. CIC shall use technological and technical measures concerning receipt, standardization, data cleansing, pairing, and update to handle credit information of the National Credit Information Database.

2. Credit information shall be retained at CIC for at least 5 years from its date of occurrence.

3. Credit information processing and retention shall ensure the integrity, adequacy, and accuracy of the information, enabling the utilization and extraction of such information according to CIC's needs.

Article 12. Eligible recipients of credit information and scope thereof

1. Units of SBV may be provided with credit information products to serve the state management requirements of SBV.

2. Other state management authorities may be provided with credit information according to laws.

3. Credit institutions and voluntary organizations may be provided with credit information services based on contracts concluded with CIC.

4. Borrowers may be provided with their credit information according to the guidelines of CIC.

5. Foreign credit information organizations may be provided with and utilize and exchange credit information products concerning borrowers based on memorandums of understanding, cooperation agreements, and contracts concluded with CIC in conformity with relevant Vietnamese laws and laws of countries where such organizations are established and operated.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 13. Credit information provision restrictions  

1. Negative information on borrowers shall only be provided for up to 5 years from the ending date of such information, excluding other cases where the provision of such information is requested by state management authorities as prescribed by laws.

2. Voluntary organizations may only be provided with credit information services corresponding to the scope of information that they provide for CIC under information exchange contracts.

3. Organizations and individuals violating Articles 5, 6, and 7 of this Circular and other laws shall be suspended from utilizing credit information services based on agreement contracts with CIC.

Chapter III

RIGHTS AND OBLIGATIONS OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN CREDIT INFORMATION-RELATED ACTIVITIES

Article 14. Rights and obligations of CIC

1. Develop decisions on the system of credit information categories and present them to the Governor of SBV.

2. Urge, inspect, and supervise the provision of credit information of credit institutions and credit information-related activities of voluntary organizations according to contracts concluded with CIC.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Establish credit information products for provision at the requests of units of SBV according to Clause 1 Article 12 of this Circular.

5. Provide training for credit information staff according to the needs of credit institutions and voluntary organizations.

6. Provide credit information services following the public service provider model and implement financial autonomy regulations according to regulations of the Government of Vietnam.

7. Promulgate criteria for and implement the assessment of the quality of credit information provision for CIC; apply encouragement measures to organizations and individuals that carry out credit information-related activities well; request competent authorities to handle violations against regulations on credit information-related activities.

8. Carry out other rights and obligations according to this Circular and relevant laws.

Article 15. Rights and duties of units of SBV

1. Units of SBV may request CIC to provide information and credit information products to carry out the functions and tasks of state management of units of SBV.

2. The Banking Inspection and Supervision Agency shall take charge and cooperate with CIC and relevant units in inspecting credit information-related activities at credit institutions.

3. SBV branches in provinces and centrally affiliated cities shall take charge and cooperate with CIC and relevant units in inspecting credit information-related activities at credit institutions in their areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 16. Rights and obligations of credit institutions

1. Establish information infrastructures meeting the requirements for the establishment of data and control of data provided for CIC; issue internal regulations and manage the system of credit information categories in their whole system.

2. Adequately and promptly pay fees for utilization and use of credit information services according to contracts concluded with CIC.

3. Send officials and employees to participate in courses of professional training in credit information organized or jointly organized by CIC.

4. Carry out other rights and obligations according to agreements with CIC and relevant laws.

Article 17. Rights and obligations of voluntary organizations 

1. Ensure the consensus of borrowers on the provision of credit information for CIC.

2. Adequately and promptly pay fees for utilization and use of credit information services according to agreements in contracts concluded with CIC.

3. Send officials and employees to participate in courses of professional training in credit information organized or jointly organized by CIC.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 18. Rights and obligations of borrowers

1. Utilize their credit information prescribed in Points a, c, d, dd, e, and h Clause 1 Article 9 and Clause 4 Article 12 of this Circular once per year free of charge.

2. Use credit information products concerning themselves according to the guidelines of CIC.

3. Adequately and promptly pay fees for utilization and use of credit information services according to the regulations of CIC.

4. Carry out other rights and obligations according to the regulations of CIC and relevant laws.

Chapter IV

ADJUSTMENTS TO DATA ERRORS AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 19. Adjustments to data errors

1. If CIC detects or suspects that data contains errors, it shall cooperate with credit institutions and voluntary organizations in assessing and adjusting data as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Regarding data suspected to contain errors, CIC shall return all of the data or parts of the data suspected to contain errors. Within 3 working days, credit institutions and voluntary organizations shall inspect, re-verify data, notify CIC of the results, and adjust the data according to Clause 3 of this Article in case of errors.

2. In case credit institutions and voluntary organizations detect that data at CIC contains errors, they shall notify CIC of such errors through electronic systems or written documents to request adjustments.   If CIC verifies that the errors are caused by CIC, within 3 working days from the verification date, it shall adjust the data according to the requests.

3. In case of detecting data errors, credit organizations and voluntary organizations shall re-send the data on credit information with confirmation (by written documents or e-signatures) of the General Directors (Directors) or authorized persons, specifying the reasons for such errors and requesting CIC to adjust them.

4. In case borrowers detect errors in their credit information, they shall request CIC, credit institutions, and voluntary organizations (hereinafter referred to as “receiving organizations”) to adjust the information.  Requests for adjustments shall be made through electronic systems or sent in the form of written documents specifying the reasons for requests and providing documents and evidence proving the errors of data.

a) Within 5 working days from the date on which requests are received, receiving organizations shall notify borrowers of the validity of such requests.  In case additional information is needed for the settlement, receiving organizations shall notify borrowers of the necessity for the provision of additional information and relevant documents;

b) Within 10 working days from the date on which valid requests are received, receiving organizations shall carry out the settlement as per regulation.  In case it is necessary to inspect and verify the requested contents at relevant agencies and organizations, receiving organizations may extend the time limit for settling requests according to actual situations while notifying borrowers of the reasons for the extension;

c) Within 2 working days from the date the data is adjusted, receiving organizations shall notify borrowers of the adjustment results.

Article 20. Handling of violations

Organizations and individuals violating this Circular shall, depending on the nature and severity of their violations, be subject to restriction of access to credit information according to Article 13 of this Circular and handled as prescribed by laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 21. Transitional provision

1. CIC shall proactively carry out the conversion of credit information created in the last 5 years before the effective date of this Circular according to the system of credit information categories as prescribed in decisions of the Governor of SBV.   Credit institutions and voluntary organizations shall cooperate in providing converted information for CIC in case of necessity.

2. Within 60 days from the effective date of this Circular, CIC shall reach agreements with voluntary organizations to re-sign or amend contracts concluded with them to ensure conformity with regulations on the frequency and scope of credit information provision, declaration of compliance with information safety and security regulations of this Circular, and responsibilities for cooperation in providing converted information for CIC according to Clause 1 of this Article.

Article 22. Entry into force

1. This Circular comes into force as of January 1, 2025.

2. The following documents shall be annulled from the effective date of this Circular:

a) Circular No. 03/2013/TT-NHNN dated January 28, 2013 of the Governor of SBV;

b) Circular No. 27/2017/TT-NHNN dated December 31, 2017 of the Governor of SBV.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chief of Office, Chief Inspector of the Banking Inspection and Supervision Agency, General Director of the Vietnam National Credit Information Center, directors of units of SBV, credit institutions, and relevant organizations and individuals shall implement this Circular.

 

 

PP. GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Pham Tien Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 15/2023/TT-NHNN ngày 05/12/2023 quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


23.484

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.109.101
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!