Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 329/QĐ-TTg Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến 2020 định hướng 2030 2017

Số hiệu: 329/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 15/03/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Phấn đấu đến 2020: Trung bình mỗi người đọc 04 cuốn sách/năm

Đây là mục tiêu được nêu ra tại Quyết định 329/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, phấn đấu tăng cường hoạt động thư viện, xuất bản đến năm 2020 sẽ đạt:

- Trung bình mỗi người dân đọc 04 cuốn sách/năm;

- Mức hưởng thụ bình quân sách là 05 bản/người dân và đạt 01 bản sách/người dân trong hệ thống thư viện công cộng;

- Số lượng người truy cập và sử dụng thông tin tại các thư viện đạt 300.000.000 lượt/năm;

- 100% cơ sở giáo dục ở các cấp bậc, cấp học có thư viện với vốn tài liệu phù hợp (50% cơ sở giáo dục bậc phổ thông có thư viện đạt chuẩn);

- 90% thư viện công cộng có vốn tài liệu tổng hợp đủ khả năng phục vụ cho mọi đối tượng (trong đó có bộ phận phục vụ thiếu nhi và người khuyết tật);

- 80% thư viện của các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học có đủ vốn tài liệu chuyên sâu.

Quyết định 329/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/3/2017.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 329/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG CỘNG ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật xuất bản ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Pháp lệnh thư viện ngày 28 tháng 12 năm 2000;

Căn cứ Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án) với nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Phát triển văn hóa đọc là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước.

2. Phát triển văn hóa đọc trên cơ sở khai thác có hiệu quả và không ngừng phát triển nguồn vốn tri thức, văn hóa của con người và dân tộc Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tri thức của nhân loại.

3. Nhà nước hỗ trợ phát triển văn hóa đọc, đồng thời đẩy mạnh việc đa dạng hóa, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển văn hóa đọc.

4. Các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các cơ sở giáo dục và các tổ chức khác liên quan cùng gia đình, cộng đồng có trách nhiệm tham gia và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển văn hóa đọc.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc (xuất bấn phẩm in và điện tử) trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên và chú trọng tới người dân ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tê - xã hội khó khăn; cải thiện môi trường đọc; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu chủ yếu đến năm 2020:

- Về khả năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức:

+ Phấn đấu 80% học sinh, sinh viên và người học khác tại các cơ sở giáo dục được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học;

+ Phấn đấu 20% - 25% người dân ở khu vực nông thôn, 15% - 20% người dân ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức và các dịch vụ liên quan tại các thư viện công cộng, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, cơ quan xuất bản và phát hành.

- Về nâng cao kiến thức, kỹ năng đọc:

+ Phấn đấu 40% - 50% người dân có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời;

+ Phấn đấu 85% người sử dụng thư viện (đối với học sinh, sinh viên là 90%) có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí.

- Về tăng cường hoạt động thư viện, xuất bản:

+ Phấn đấu đạt mức hưởng thụ bình quân sách là 05 bản/người dân và đạt 01 bản sách/người dân trong hệ thống thư viện công cộng; mỗi người dân trung bình đọc 04 cuốn sách/năm;

+ Phấn đấu số lượt người truy cập và sử dụng thông tin tại các thư viện đạt 300.000.000 lượt/năm;

+ Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục ở các bậc, cấp học có thư viện với vốn tài liệu phù hợp, trong đó 50% cơ sở giáo dục ở bậc phổ thông có thư viện đạt chuẩn theo quy định; 90% thư viện công cộng có vốn tài liệu tổng hợp đủ khả năng phục vụ cho mọi đối tượng, trong đó có bộ phận phục vụ thiếu nhi và người khuyết tật; 80% thư viện của các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học có đủ vốn tài liệu chuyên sâu.

b) Định hướng đến năm 2030:

Người dân có thói quen đọc và kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, trí thức tại nơi sinh sống, học tập, công tác. Các chỉ tiêu phát triển văn hóa đọc được duy trì và củng cố. Môi trường đọc tiếp tục được cải thiện. Hoạt động thư viện, xuất bản có khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của người dân (bao gồm cả xuất bản phẩm in và điện tử).

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền

a) Tăng cường thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường, cộng đồng và toàn xã hội về tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa đọc.

b) Huy động sự tham gia có hiệu quả của các phương tiện thông tin, truyền thông trong cả nước với nhiều hình thức thực hiện đa dạng, phù hợp. Khuyến khích các phương tiện thông tin đại chúng có chuyên mục thường kỳ về văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc.

c) Biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong phát triển văn hóa đọc; có hình thức tôn vinh người đọc có hiệu quả.

2. Xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc

a) Tăng cường vận động, khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân, nhất là học sinh, sinh viên, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức xây dựng, duy trì thói quen đọc (xuất bản phẩm in và điện tử, trong đó tiếp tục chú trọng sách in) phù hợp với điều kiện của mỗi cá nhân.

b) Huy động sự tham gia, phối hợp triển khai có hiệu quả của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc xây dựng, duy trì thói quen đọc (nhà trường, thư viện, nhà xuất bản, nhà sách...) và tăng cường vai trò của gia đình.

c) Hướng dẫn kỹ năng và phương pháp đọc phù hợp với từng nhóm đối tượng, chú trọng đối tượng học sinh, sinh viên; định hướng và thúc đẩy xu hướng, thị hiếu đọc lành mạnh trong xã hội.

3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và đẩy mạnh xã hội hóa

a) Rà soát, đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách liên quan cần thiết, góp phần tạo môi trường đọc thuận lợi; xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư cho phát triển văn hóa đọc.

b) Tiếp tục đề xuất và trình Quốc hội dự án Luật thư viện.

c) Xây dựng và triển khai có hiệu quả chính sách thu hút nguồn lực trong và ngoài nước tham gia phát triển văn hóa đọc.

d) Rà soát, lựa chọn và đẩy mạnh triển khai các chương trình, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có nội dung liên quan đến phục vụ phát triển văn hóa đọc, trong đó xác định cụ thể các nội dung, mức độ liên quan để triển khai việc lồng ghép phù hợp, hiệu quả.

đ) Đẩy mạnh phát triển thư viện tư nhân, tủ sách dòng họ, tủ sách gia đình, tủ sách khuyến học; hỗ trợ nâng cao chất lượng nhân lực trong hệ thống thư viện tư nhân và loại hình tủ sách; bổ sung tiêu chí về tủ sách gia đình thành tiêu chuẩn xét công nhận gia đình văn hóa.

e) Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhằm phát huy vai trò của các doanh nghiệp và cơ sở khác hoạt động trong lĩnh vực phát hành, kinh doanh xuất bản phẩm đối với phát triển văn hóa đọc.

4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện công lập, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin

a) Xây dựng và phát triển hệ thống thư viện hiện đại, có vốn tài liệu phong phú, thân thiện với người sử dụng, trở thành trung tâm thông tin, văn hóa, giáo dục của cộng đồng, nơi giao lưu giữa tác giả - tác phẩm và người đọc, phục vụ hiệu quả nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân; chú trọng phát triển thư viện trường học, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

b) Thí điểm và hình thành thư viện điện tử phục vụ cộng đồng và nguồn học liệu mở cho trường học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức nhanh chóng, thuận tiện.

c) Đa dạng hóa các dịch vụ thư viện; tăng cường phổ biến, hướng dẫn về phương pháp sử dụng thư viện có hiệu quả; đẩy mạnh dịch vụ thư viện lưu động tại các địa phương, nhất là ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; thúc đẩy phối hợp, liên kết giữa các thư viện với trung tâm văn hóa, thể thao, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã; tăng cường luân chuyển sách, báo, tài liệu giữa các thư viện, chú trọng luân chuyển từ hệ thống thư viện công cộng tới các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đến các trường học, đồn biên phòng, trại giam, các thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng...

5. Nâng cao chất lượng nội dung và hình thức xuất bản phẩm

a) Bảo đảm chất lượng và nội dung thông tin trong xuất bản phẩm, nhất là sách in; đa dạng hóa xuất bản phẩm, chú trọng sách, tài liệu về giáo dục kỹ năng sống, tinh thần tự hào dân tộc, lối sống lành mạnh, thái độ ứng xử văn minh, giàu lòng nhân ái, phổ biến kiến thức; các tác phẩm của nước ngoài có chất lượng, đạt giải thưởng quốc tế uy tín.

b) Bảo đảm cơ cấu xuất bản phẩm hợp lý, đặc biệt là sách nhằm đáp ứng nhu cầu đọc ngày càng cao và đa dạng của người dân; chú trọng hỗ trợ, đầu tư, khuyến khích sáng tác, xuất bản sách phục vụ trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số, người khuyết tật và các đối tượng thiệt thòi khác trong xã hội.

c) Phát triển đa dạng các loại sách (bỏ túi, sách nói, sách điện tử) có nội dung phong phú dành cho các nhóm đối tượng, tập trung vào các nội dung phổ cập kiến thức, kỹ năng sống và kỹ năng làm việc.

6. Mở rộng hợp tác quốc tế

a) Tăng cường giao lưu văn hóa trong lĩnh vực xuất bản, thư viện và các hoạt động văn hóa khác; đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá các tác phẩm có giá trị của Việt Nam ra nước ngoài, đồng thời lựa chọn các tác phẩm có chất lượng của nước ngoài để giới thiệu, phổ biến tại Việt Nam.

b) Tích cực phối hợp tổ chức hoặc tham gia các sự kiện quốc tế liên quan đến phát triển văn hóa đọc.

c) Tranh thủ sự hỗ trợ của các quốc gia, các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.

IV. KINH PHÍ VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN

1. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án

Từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước; các nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn huy động hợp pháp khác.

2. Nguyên tắc sử dụng kinh phí

a) Giai đoạn 2017 - 2020:

- Ngân sách trung ương:

Hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu: Thông tin, tuyên truyền, quảng bá; hướng dẫn kỹ năng, phương pháp và các hoạt động liên quan đến văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc; thí điểm xây dựng thư viện điện tử phục vụ cộng đồng và nguồn học liệu mở cho trường học; tổ chức Giải thưởng về phát triển văn hóa đọc hàng năm; thí điểm và triển khai nhân rộng các mô hình hoạt động có hiệu quả trong phát triển văn hóa đọc; kiểm tra, giám sát, đánh giá tác động, hiệu quả của việc thực hiện Đề án.

- Ngân sách địa phương:

Hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu: Phát triển mạng lưới thư viện, nhà sách, tủ sách tại địa phương; tăng cường vốn tài liệu cho hệ thống thư viện công cộng các cấp, nhất là ở cấp cơ sở, ở vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá và hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; trang bị xe ô tô thư viện lưu động cho thư viện cấp tỉnh.

- Nguồn kinh phí được sử dụng lồng ghép thông qua việc thực hiện những nội dung liên quan của các chương trình, đề án khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Nguồn kinh phí huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước chiếm tỷ lệ lớn trong tổng kinh phí thực hiện Đề án.

b) Giai đoạn 2021 - 2030:

- Ngân sách trung ương: Tiếp tục hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ đã được xác định tại Đề án.

- Ngân sách địa phương: Tiếp tục hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ đã được xác định tại Đề án, chú trọng nội dung phát triển cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và các hoạt động khác liên quan phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

- Tiếp tục thực hiện lồng ghép việc sử dụng kinh phí với các chương trình, đề án liên quan khác.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực từ xã hội để tham gia thực hiện Đề án.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Đề án, xây dựng kế hoạch thực hiện trong từng giai đoạn; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án; đề xuất Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung nội dung Đề án nếu cần thiết.

b) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách và các quy định cụ thể cần thiết liên quan đến phát triển văn hóa đọc.

c) Chủ trì xây dựng mô hình phát triển văn hóa đọc, thí điểm xây dựng thư viện điện tử, xây dựng bộ sưu tập số cho cộng đồng; tổ chức Giải thưởng phát triển văn hóa đọc hàng năm.

d) Chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc lồng ghép với nội dung các chương trình, đề án khác liên quan trong quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án này.

đ) Vận động và tìm nguồn tài trợ, xã hội hóa phục vụ phát triển văn hóa đọc.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; chủ động lồng ghép với các chương trình, đề án khác liên quan thuộc lĩnh vực quản lý được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan trong việc nghiên cứu, triển khai phù hợp với chương trình của từng bậc học, cấp học.

c) Chỉ đạo rà soát, kiện toàn hệ thống thư viện trường học; xây dựng và phát triển nguồn học liệu mở; nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng.

d) Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả triển khai Đề án, định kỳ hàng năm gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông

a) Triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, trong đó chú trọng việc xây dựng và triển khai chương trình tuyên truyền, quảng bá phát triển văn hóa đọc; chủ động lồng ghép với các chương trình, đề án khác liên quan thuộc lĩnh vực quản lý được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xuất bản.

c) Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả triển khai Đề án, định kỳ hàng năm gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Ủy ban dân tộc

Phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động lồng ghép với các chương trình, đề án khác liên quan thuộc lĩnh vực quản lý được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính

Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành liên quan bố trí nguồn vốn đầu tư, kinh phí chi thường xuyên thực hiện Đề án và các chương trình, đề án khác có nội dung liên quan lồng ghép với Đề án này theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ; phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án.

6. Các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ

Có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật hiện hành.

7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Bố trí ngân sách, huy động nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện Đề án tại địa phương, trong đó chú trọng phát triển mạng lưới thư viện, nhà sách, tủ sách, đẩy mạnh xã hội hóa phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

b) Lồng ghép việc thực hiện Đề án với quá trình triển khai thực hiện các chương trình, đề án khác liên quan tại địa phương.

c) Phối hợp chặt chẽ với các bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông và các cơ quan khác liên quan trong việc chỉ đạo xây dựng phong trào đọc sách, phát triển văn hóa đọc, gắn kết với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

d) Sử dụng đúng mục đích, hiệu quả các nguồn kinh phí hỗ trợ của ngân sách trung ương cho phát triển văn hóa đọc theo đúng quy định pháp luật.

đ) Kiểm tra, giám sát và định kỳ hàng năm báo cáo tình hình triển khai Đề án tại địa phương, gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

8. Đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương

Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, nhất là trong việc tuyên truyền, định hướng phát triển, gắn với các chương trình, đề án khác liên quan.

9. Đề nghị các tổ chính chính trị - xã hội; các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp liên quan

a) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ hoạt động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động về văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc; triển khai lồng ghép với các hoạt động, phong trào do tổ chức mình chủ trì hoặc phối hợp thực hiện có liên quan hoặc hỗ trợ việc phát triển văn hóa đọc; chú trọng triển khai đối với các nhóm đối tượng như phụ nữ, trẻ em, công nhân, các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT, PL, KTTH, QHĐP, QHQT, NN, TCCV;
- Lưu: VT, KGVX (3b).KN

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam

 

PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness 
---------------

No. 329/QD-TTg

Hanoi, March 15, 2017

 

DECISION

ON APPROVAL FOR PROJECT ON PROMOTION OF READING CULTURE IN COMMUNITY BY 2020 WITH AN ORIENTATION TO 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Publishing Law dated November 20, 2012;

Pursuant to the Education Law dated June 14, 2005; Law on Amendments to certain articles of the Education Law dated November 25, 2009;

Pursuant to the Library Ordinance dated December 28, 2000;

Pursuant to the cultural development strategies by 2020 promulgated together with the Decision No. 581/QD-TTg dated May 06, 2009 by the Prime Minister;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

HEREBY DECIDES:

Article 1. Approval for the project on promotion of reading culture in the community by 2020 with an orientation to 2030 (hereinafter referred to as "the Project") with the following contents:

I. VIEWPOINTS

1. Promotion of reading culture is one of the important contents in the development of national culture and education.

2. Reading culture shall be developed on the basis of effective exploitation and continuous development of knowledge and culture of human and Vietnamese peoples and selective acceptance of essence of human knowledge.

3. The State shall assist the promotion of reading culture, enhance diversification and mobilize all private sector involvement to participate in promotion of reading culture.

4. Committees, local authorities, unions, social organizations, educational institutions and other relevant organizations together with families and the community shall participate in and facilitate promotion of reading culture.

II. OBJECTIVES

1. General objectives

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Specific objectives

a) Primary objectives by 2020:

- In terms of accessibility to information and knowledge:

+ 80% of students and other learners at educational institutions centers is expected to gain access to information and knowledge in public libraries or libraries of educational/cultural/scientific institutions.

+ 20% - 25% of people living in rural areas and 15% - 20% of people living in disadvantaged areas are expected to get access to information, knowledge and other relevant services in public libraries, community study centers, commune postal and cultural centers or publishers.

- In terms of improving knowledge and reading skills:

+ 40% - 50% of people is expected to be capable of obtaining information and knowledge through endless reading and learning;

+ 85% of library users (90% of students) is expected to be capable of obtaining information and knowledge through reading for study, research and entertainment purposes.

- In terms of library and publishing activities:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ The number of visitors gaining access to information in libraries is expected to reach 300,000,000 visitors per year;

+ It is expected that 100% of educational institutions at all levels will have libraries with appropriate reading materials, provided that 50% of high schools have standard libraries; 90% of public libraries have consolidated reading materials satisfying all readers’ needs including reading areas serving readers that are children and disabled people; 80% of libraries of scientific institutions/centers have adequate specialized reading materials.

b) Orientation to 2030:

It is expected that the people will have reading habits and skills to access to information and knowledge in the places where they are living, working or studying. Criteria for promotion of reading culture will be maintained and improved. Reading environment will be improved. Library and publishing activities will satisfy readers' needs (including physical and electronic materials).

III. TASKS AND SOLUTIONS

1. Enhancement of dissemination

a) Provide and disseminate more information in order to raise public awareness of the importance of promotion of reading culture.

b) Mobilize efficient participation of the mass media throughout the country in various and suitable manners. It is recommended that periodic columns on reading culture and development thereof are published on the mass media.

c) Praise and reward promptly organizations and individuals for actively contributing to promotion of reading culture; honor readers effectively.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Mobilize all sectors, especially students, officials and public employees to develop and keep reading habits (physical and electronic materials, especially printed books) in accordance with their situations.

b) Mobilize participation and effective cooperation of relevant authorities and organizations, such as: schools, libraries, publishers, bookstores, etc. in developing and maintaining reading habits and defining the role of families.

c) Provide guidance on reading skills and methods suitable for each group, primarily groups of students; orient and promote trends and healthy taste of reading in the society.

3. Completion of mechanisms and policies and enhancement of private sector involvement

a) Review and propose development and amendments of related mechanisms and policies to contribute to a convenient reading environment; develop policies on encouraging investment in promotion of reading culture.

b) Continue to request the National Assembly to consider approving projects on the Library Law.

c) Develop and implement effectively policies to attract domestic and foreign resources to participate in promotion of reading culture.

d) Review, select and implement programs or projects approved by competent authorities serving promotion of reading culture, including determining contents and relations in details.

dd) Enhance development of private libraries, family or study encouragement bookcases; assist in improving qualifications of personnel working for private library and bookcase systems; add criteria for family bookcases to standards of considering cultural family recognition.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Improve operational effectiveness of the public library system and enhance application of information technology.

a) Develop a state-of-the-art library system with diversified documents and friendly with users, becoming information-cultural-educational centers of the community where writers, works and readers exchange together, serving endless people's needs of study effectively; focus on development of school libraries to contribute to the reform of part of or the entire education and training.

b) Experiment with electronic libraries to serve the community and open study materials for schools; enhance application of information technology serving access to information and knowledge for people speedily and conveniently.

c) Diversify library services; provide guidance on how to use libraries effectively; enhance mobile library services in all areas, especially rural areas and disadvantaged areas; promote cooperation and association between libraries and cultural-sports centers, community study centers, commune postal and cultural centers; enhance exchange of books, newspapers and documents among libraries, especially exchange from the public library system to rural, mountainous and disadvantaged areas, schools, bordering stations, cell houses, private libraries serving the public, etc.

5. Improvement of content quality and forms of materials

a) Ensure quality and contents of information mentioned in materials, particularly printed books; diversify materials, focus on books and documents on life skills and patriotic education, healthy lifestyle, good behavior and popularization of knowledge; foreign materials having good quality and achieving prestigious international awards.

b) Ensure suitable structure of materials, particularly books that satisfy variable people’s needs of reading; focus on assistance, investment and encouragement of composing and publishing children’s books, books for ethnic minority, disabled people and other disadvantaged people.

c) Develop a wide variety of books such as: pocket books, audio books and e-books with rich contents for target groups and focus on dissemination of knowledge, life skills and working skills.

6. Promotion of international cooperation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Cooperate actively in organizing or participate in international events related to promotion of reading culture.

c) Utilize assistance from foreign countries, organizations and individuals during the execution of the Project.

IV. FUNDING AND FINANCIAL MECHANISM OF THE PROJECT

1. Funding for executing the Project

The funding for executing the Project shall be provided by state budget in compliance with regulations on allocation of state budget; sponsorship or assistance provided by domestic or foreign organizations and individuals and other legal funding.

2. Rules for using the funding

a) For the period of 2017 - 2020:

- Central budget:

The central budget shall assist performance of certain primary tasks, such as: disseminating; providing guidelines for skills, methods and other activities related to reading culture and development thereof; experiment with development of electronic libraries serving the community and open study materials for schools; organizing annual awards for promotion of reading culture; experiment with and expanding operating models of promotion of reading culture effectively; carrying out inspections, supervision and assessing impacts and effectiveness of the Project.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The local budget shall assist performance of certain primary tasks, such as: Developing networks of local libraries, bookstores and bookcases; providing documents for the public library system of all levels, especially basic levels, rural, mountainous, bordering and island areas, ethnic minority areas, disadvantaged and extremely disadvantaged areas; disseminating and providing training and refresher courses for personnel; providing mobile library cars for provincial libraries.

- The use of funding shall be combined with performing related contents of other programs or projects approved by competent authorities.

- The funding mobilized from domestic and foreign organizations and individuals accounts for a large proportion in the total funding for executing the Project.

b) For the period of 2021 - 2030:

- The central budget shall continue to assist fulfillment of tasks determined in the Project.

- The local budget shall continue to assist fulfillment of tasks determined in the Project, focusing on development of facilities, personnel and other relevant activities suitable for different conditions of each province.

- The use of the funding shall continue to be combined with other relevant programs and projects.

- All private sectors shall be mobilized and used effectively to participate in execution of the Project.

V. EXECUTION OF THE PROJECT

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Take charge or cooperate with ministries, industries and local authorities in executing the Project and develop plans for each period; carrying out inspection and supervision, assessing, consolidating of reports and summarizing execution of the Project; requesting the Prime Minister to amend the Project (if necessary).

b) Take charge or cooperate with relevant authorities in reviewing, developing, amending or promulgating within its competence or requesting competent authorities to promulgate mechanisms, policies and specific regulations related to promotion of reading culture.

c) Take charge of forming the model of promotion of reading culture, experiment with development of electronic libraries and digital collections for the community; organizing annual awards for promotion of reading culture.

d) Actively cooperate with ministries, industries and local authorities in combining the Project with contents of other relevant programs or projects in the course of implementing objectives and tasks of this Project.

dd) Mobilize and seek for sponsorship and private sector involvement to contribute to promotion of reading culture.

2. The Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall:

a) Cooperate closely with the Ministry of Culture, Sports and Tourism and relevant authorities in executing the Project within their competence; actively combine the Project with other relevant programs or projects under their management approved by competent authorities.

b) Take charge or cooperate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism and relevant authorities in conducting research and executing the Project in compliance with programs of each school grade and level.

c) Direct the review and complete the school library system; develop open study materials; improve operating quality of community study centers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The Ministry of Information and Communications shall:

a) Execute the Project within its competence, focusing on developing and implementing programs on dissemination of promotion of reading culture; actively combine the Project with other relevant programs or projects under its management approved by competent authorities.

b) Direct improvement of quality and effectiveness of publishing activities.

c) Carry out inspections and supervision and assess effectiveness of the Project and send annual results to the Ministry of Culture, Sports and Tourism for consolidating and reporting to the Prime Minister.

4. The Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Justice and the Committee for Ethnic Minorities Affairs shall:

Cooperate closely with the Ministry of Culture, Sports and Tourism and relevant authorities in executing the Project within their competence; actively combine the Project with other relevant programs or projects under their management approved by competent authorities.

5. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall:

Take charge or cooperate closely with the Ministry of Culture, Sports and Tourism and relevant ministries or industries in providing investment or operating funding for executing the Project and other relevant programs or projects to combine with the Project according to current state budget allocation and suitable for the balance capacity of stage budget for each period; cooperate in conducting inspections and supervision of execution of the Project.

6. Ministries, ministerial and governmental authorities shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. People’s Committees of provinces/central-affiliated cities shall:

a) Allocate budget and mobilize resources to execute the Project in their provinces/central-affiliated cities (hereinafter referred to as "provinces"), focusing on developing the system of libraries, bookstores and bookcases and promoting private sector involvement suitable for different conditions of each province.

b) Combine the execution of the Project with execution of other related programs or projects in their provinces.

c) Cooperate closely with the Ministry of Culture, Sports and Tourism, Ministry of Education and Training, Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Ministry of Information and Communications and other relevant authorities in directing the development of reading movement and promotion of reading culture associated with the campaign for “All people unite in building a cultural life” and the campaign for "Renewed rural development" in their provinces.

d) Use the funding provided by the central budget for promotion of reading culture for proper purposes and effectively.

dd) Carry out inspections and supervision and send annual reports on execution of the Project in their provinces to the Ministry of Culture, Sports and Tourism for consolidating and reporting to the Prime Minister.

8. The Central Propaganda Department of the Central Committee of the Communist Party of Vietnam shall:

Cooperate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism and relevant ministries or industries in performing objectives and tasks of the Project, particularly in dissemination and orientation of development associated with other related programs or projects.

9. Relevant socio-political organizations and socio-political-professional organizations shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Actively participate in dissemination of reading culture and development thereof; combine the Project with activities or campaigns that they take charge or cooperate in connection with promotion of reading culture; focus on executing the Project for women, children and workers and in disadvantaged areas.

Article 2. This Decision comes into force from the signing date.

Article 3. Ministers, heads of ministerial and governmental authorities, Chairpersons of People’s Committees of provinces shall implement this Decision.

 

 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Vu Duc Dam

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 329/QĐ-TTg ngày 15/03/2017 phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


23.332

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.29.213
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!