Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 39/2024/TT-BTC quy định về đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức và cấp chứng chỉ nghiệp vụ thẩm định giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu: 39/2024/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Lê Tấn Cận
Ngày ban hành: 16/05/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Quy định về chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá

Ngày 16/05/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 39/2024/TT-BTC quy định về đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức và cấp chứng chỉ nghiệp vụ thẩm định giá, trong đó quy định rõ về chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá.

Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá

Tại Điều 12 Thông tư 39/2024/TT-BTC quy định về chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá, cụ thể:

- Học viên có kết quả từ 5 (năm) điểm trở lên đối với mỗi bài kiểm tra là học viên đạt yêu cầu lớp học và được cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá tài sản hoặc Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá doanh nghiệp tùy theo chương trình học mà học viên tham gia đào tạo.

Học viên đã được cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá tài sản được phép học bổ sung để hoàn thành chương trình của lớp đào tạo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Thông tư 39/2024/TT-BTC để được cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ về thẩm định giá doanh nghiệp.

- Thủ trưởng đơn vị đào tạo (hoặc cấp phó được Thủ trưởng đơn vị đào tạo phân công) ký, cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá. Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá theo Mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 39/2024/TT-BTC và phải được đóng dấu giáp lai ảnh của học viên.

- Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá tài sản là một trong những điều kiện để đăng ký dự thi cấp thẻ thẩm định viên về giá lĩnh vực thẩm định giá tài sản. Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá doanh nghiệp là một trong những điều kiện để đăng ký dự thi cấp thẻ thẩm định viên về giá lĩnh vực thẩm định giá tài sản hoặc để đăng ký dự thi cấp thẻ thẩm định viên về giá lĩnh vực thẩm định giá doanh nghiệp.

Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá cũng là điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý, sử dụng của người thành lập hội đồng thẩm định giá tham gia hội đồng thẩm định giá theo quy định tại Điều 60 Luật Giá 2023.

- Các trường hợp cấp lại Chứng chỉ vì bị mất, bị hỏng do thiên tai, địch họa hoặc lý do bất khả kháng khác sẽ do đơn vị đào tạo xem xét, quyết định nhưng phải ghi rõ Chứng chỉ cấp lại và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cấp lại này.

Xem chi tiết tại Thông tư 39/2024/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024.

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/2024/TT-BTC

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2024

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, CẬP NHẬT KIẾN THỨC VÀ CẤP CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ

Căn cứ Luật Giá ngày 19 tháng 6 năm 2023;

Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức và cấp chứng chỉ nghiệp vụ thẩm định giá.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, cấp chứng chỉ nghiệp vụ thẩm định giá cho thẩm định viên về giá và người làm công tác thẩm định giá của nhà nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với người có nhu cầu dự thi để được cấp Thẻ thẩm định viên về giá; người có Thẻ thẩm định viên về giá; thẩm định viên về giá; người làm công tác thẩm định giá của Nhà nước; đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá; cơ quan quản lý nhà nước về thẩm định giá; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá (sau đây gọi tắt là đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức).

Điều 3. Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức

1. Chương trình, nội dung, thời gian đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức phải phù hợp với các đối tượng tham dự lớp đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo quy định tại Thông tư này.

2. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức phải đảm bảo thường xuyên cập nhật, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của người tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức.

3. Việc đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức được tổ chức dưới hình thức tập trung. Trong trường hợp phát sinh tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh hoặc các trường hợp cần thiết khác, Bộ Tài chính thông báo việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức được thực hiện theo hình thức trực tuyến.

4. Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức phải thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

Điều 4. Yêu cầu đối với đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức

Đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức khi tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

1. Có đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đạt đầy đủ các tiêu chuẩn sau:

a) Có trình độ đại học, sau đại học chuyên ngành phù hợp với chuyên đề giảng dạy;

b) Có thời gian công tác từ 5 (năm) năm trở lên liên quan trực tiếp đến chuyên đề giảng dạy;

c) Người đã tham gia nghiên cứu, giảng dạy liên quan đến các chuyên đề giảng dạy tại các cơ sở đào tạo hoặc người đã làm công tác quản lý nhà nước liên quan đến giá, thẩm định giá hoặc các chuyên gia, thẩm định viên về giá trong và ngoài nước có đủ trình độ, uy tín chuyên môn phù hợp với các chuyên đề của lớp học quy định tại Thông tư này.

2. Có kế hoạch, nội dung, chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức phù hợp với quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 15, Điều 16Điều 20 Thông tư này.

3. Phải bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, bao gồm phòng học, bàn ghế, bảng viết, giáo cụ và các trang thiết bị cần thiết khác (tự có hoặc có hợp đồng thuê). Trường hợp thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo hình thức trực tuyến, thì phải bảo đảm cơ sở vật chất (tự có hoặc có hợp đồng thuê) để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo hình thức này.

Điều 5. Quyền và trách nhiệm của đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức

1. Quyền của đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức

a) Chiêu sinh và chủ động triển khai thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo đúng các đối tượng quy định Thông tư này;

b) Được thu tiền dịch vụ từ những học viên tham dự lớp học. Mức thu tiền dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức do Thủ trưởng đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức quyết định. Việc thu, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán đối với nguồn thu tiền dịch vụ từ đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật;

c) Cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá, Chứng chỉ bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước và xác nhận hoàn thành cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá theo quy định tại Thông tư này.

2. Trách nhiệm của đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức

a) Chấp hành các quy định về đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức; kiểm tra đánh giá kết quả học tập, cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá, Chứng chỉ bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước và xác nhận hoàn thành cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá theo quy định tại Thông tư này;

b) Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư này;

c) Thực hiện việc lấy ý kiến đánh giá của học viên vào Phiếu đánh giá chất lượng lớp học theo Mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về tính đúng đắn, hợp pháp của kết quả đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức và các Chứng chỉ hoặc xác nhận do đơn vị mình cấp;

đ) Cấp lại chứng chỉ hoặc xác nhận hoàn thành cập nhật kiến thức do sai thông tin học viên hoặc không đúng so với mẫu chứng chỉ theo quy định của Bộ Tài chính hoặc trong trường hợp bị mất, bị hỏng theo yêu cầu của học viên;

e) Không được cấp Chứng chỉ hoặc xác nhận hoàn thành cập nhật kiến thức cho những người không có tên trong danh sách học, những người có tham gia học nhưng không đạt yêu cầu lớp học theo quy định tại Thông tư này;

g) Lưu trữ đầy đủ hồ sơ liên quan đến việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức quy định tại Điều 7 Thông tư này;

h) Cung cấp đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn các thông tin, tài liệu, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức;

i) Chịu sự kiểm tra của Bộ Tài chính trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.

Điều 6. Chế độ báo cáo việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức

1. Đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức thực hiện báo cáo định kỳ hàng Quý về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá của đơn vị mình theo các nội dung sau:

a) Tên báo cáo: Báo cáo về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá Quý I/ II/ III/ IV;

b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Quyết định mở từng lớp học; Quyết định công nhận kết quả đạt yêu cầu từng lớp học; Danh sách học viên đạt yêu cầu từng lớp học và được cấp Chứng chỉ hoặc xác nhận hoàn thành cập nhật kiến thức theo Mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; Lịch học của từng lớp học kèm theo nội dung, chương trình;

c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá;

d) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Quản lý giá;

đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo bằng một trong các hình thức sau: Gửi trực tiếp tại Văn phòng cơ quan tiếp nhận; hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính; hoặc gửi thư điện tử theo địa chỉ [email protected] (bản scan); hoặc qua hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng khi hệ thống này được xây dựng và đi vào hoạt động;

e) Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất ngày cuối cùng của tháng đầu Quý liền kề sau Quý báo cáo;

g) Tần suất thực hiện báo cáo: Định kỳ hàng Quý;

h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Ngày cuối cùng của Quý báo cáo;

i) Mẫu báo cáo: Quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá của đơn vị mình theo các nội dung sau:

a) Tên báo cáo: Báo cáo tình hình hoạt động và phương hướng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức năm;

b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Tình hình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá trong năm báo cáo;

c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá;

d) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Quản lý giá;

đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo bằng một trong các hình thức sau: Gửi trực tiếp tại Văn phòng cơ quan tiếp nhận; hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính; hoặc gửi thư điện tử theo địa chỉ [email protected] (bản scan); hoặc qua hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng khi hệ thống này được xây dựng và đi vào hoạt động;

e) Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất trước ngày 31/01 của năm liền sau năm báo cáo;

g) Tần suất thực hiện báo cáo: Định kỳ hàng năm;

h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Ngày cuối cùng của năm báo cáo;

i) Mẫu báo cáo: Quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức thực hiện báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá của mình.

4. Đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 7. Lưu trữ hồ sơ đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức

1. Hồ sơ đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lưu trữ tại Bộ Tài chính bao gồm:

a) Báo cáo quý về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá của đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức gửi đến Bộ Tài chính;

b) Báo cáo năm về tình hình hoạt động và phương hướng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức của đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức gửi đến Bộ Tài chính;

c) Báo cáo đột xuất về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá của đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức gửi đến Bộ Tài chính.

2. Hồ sơ đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức phải lưu trữ tại đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức bao gồm:

a) Các tài liệu quy định tại Điều 6 Thông tư này;

b) Các bài kiểm tra của học viên đối với đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá và bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước;

c) Phiếu đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức;

d) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

3. Hình thức lưu trữ bằng giấy hoặc dữ liệu điện tử. Thời gian lưu trữ là 10 (mười) năm đối với hồ sơ tổ chức đào tạo và 05 (năm) năm đối với hồ sơ tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức. Thủ trưởng đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá phải chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ, tiêu hủy hồ sơ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Chương II

ĐÀO TẠO VỀ NGHIỆP VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ

Điều 8. Đối tượng đào tạo

1. Người có nhu cầu dự thi để được cấp thẻ thẩm định viên về giá.

2. Các đối tượng khác có nhu cầu tham gia lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá.

Điều 9. Đơn vị đào tạo

Các đơn vị sau đây đáp ứng đủ các yêu cầu quy định tại Điều 4 Thông tư này được tổ chức đào tạo nghiệp vụ về thẩm định giá:

1. Các cơ sở giáo dục đại học có chuyên ngành đào tạo trình độ đại học về thẩm định giá theo quy định của pháp luật giáo dục - đào tạo.

2. Các đơn vị có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá thuộc Bộ Tài chính.

3. Hội nghề nghiệp về thẩm định giá.

Điều 10. Hình thức tổ chức, nội dung và chương trình đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá

1. Lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá được tổ chức tập trung một kỳ liên tục hoặc nhiều kỳ nhưng không kéo dài quá 3 (ba) tháng cho một lớp học và phải đảm bảo dạy và học đủ thời lượng, nội dung và chương trình theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Nội dung và chương trình đào tạo:

Tên Chuyên đề

Số giờ học

A

PHẦN KIẾN THỨC CHUNG

Chuyên đề 1

Pháp luật áp dụng trong lĩnh vực thẩm định giá

24

Chuyên đề 2

Nguyên lý hình thành giá cả thị trường và Nguyên lý căn bản về thẩm định giá

24

Chuyên đề 3

Phân tích tài chính doanh nghiệp

20

B

PHẦN KIẾN THỨC NGHIỆP VỤ

Chuyên đề 4

Thẩm định giá bất động sản

24

Chuyên đề 5

Thẩm định giá động sản 1 (Thẩm định giá máy, thiết bị)

24

Chuyên đề 6

Thẩm định giá động sản 2 (Thẩm định giá tài sản vô hình và các động sản khác)

20

Chuyên đề 7

Thẩm định giá doanh nghiệp

24

a) Lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá tài sản bao gồm 05 chuyên đề: Pháp luật áp dụng trong lĩnh vực thẩm định giá; Nguyên lý hình thành giá cả thị trường và Nguyên lý căn bản về thẩm định giá; Thẩm định giá bất động sản; Thẩm định giá động sản 1 (Thẩm định giá máy, thiết bị); Thẩm định giá động sản 2 (Thẩm định giá tài sản vô hình và các động sản khác);

b) Lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá doanh nghiệp bao gồm các chuyên đề quy định tại điểm a khoản này và 02 chuyên đề: Phân tích tài chính doanh nghiệp; Thẩm định giá doanh nghiệp;

c) Thời lượng cho một lớp đào tạo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này là 116 giờ, lớp đào tạo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này là 160 giờ, chưa bao gồm thời gian ôn tập và kiểm tra đánh giá kết quả học tập quy định tại Điều 11 Thông tư này;

d) Các học viên đã có kết quả đạt yêu cầu của lớp đào tạo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được phép học bổ sung để hoàn thành chương trình của lớp đào tạo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

3. Một lớp học đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá tối đa không quá 150 học viên.

4. Đơn vị tổ chức đào tạo thực hiện việc biên soạn tài liệu đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá theo nội dung khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng về thẩm định giá quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này; đồng thời, có trách nhiệm cập nhật những nội dung, quy định mới của nhà nước liên quan đến lĩnh vực giá, thẩm định giá trong quá trình giảng dạy.

Điều 11. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập

1. Kết thúc lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá, đơn vị đào tạo phải tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Nội dung các bài kiểm tra phải thể hiện được những kiến thức cơ bản của các chuyên đề trong chương trình học:

a) Đối với lớp đào tạo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 10 Thông tư này, việc kiểm tra được thực hiện bằng 2 (hai) bài viết; trong đó, bài kiểm tra cho phần kiến thức chung là 120 phút, cho phần kiến thức nghiệp vụ là 150 phút;

b) Đối với các học viên theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 10 Thông tư này phải làm 01 (một) bài kiểm tra viết 150 phút cho các chuyên đề học bổ sung.

2. Điểm các bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10 (mười). Bài kiểm tra dưới 5 điểm là bài kiểm tra không đạt yêu cầu.

3. Học viên tham dự lớp học không đảm bảo tối thiểu 80% thời gian học theo quy định cho mỗi chuyên đề thì không được tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập cho phần kiến thức có chuyên đề đó và phải học lại chuyên đề còn thiếu.

4. Trường hợp vì lý do thai sản, tai nạn, ốm đau có giấy chứng nhận của bệnh viện (sau đây gọi tắt là lý do đặc biệt), học viên không tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập được thì học viên phải có đơn đề nghị hoãn kiểm tra và phải được Thủ trưởng đơn vị đào tạo chấp thuận.

5. Học viên có bài kiểm tra không đạt yêu cầu và học viên chưa dự kiểm tra vì lý do đặc biệt quy định tại khoản 4 Điều này có quyền dự kiểm tra lại một lần đối với mỗi bài kiểm tra. Thời gian tổ chức kiểm tra lại cho những học viên trên do Thủ trưởng đơn vị đào tạo quyết định nhưng không quá 6 (sáu) tháng kể từ ngày kết thúc lớp đào tạo.

Điều 12. Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá

1. Học viên có kết quả từ 5 (năm) điểm trở lên đối với mỗi bài kiểm tra là học viên đạt yêu cầu lớp học và được cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá tài sản hoặc Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá doanh nghiệp tùy theo chương trình học mà học viên tham gia đào tạo.

Học viên đã được cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá tài sản được phép học bổ sung để hoàn thành chương trình của lớp đào tạo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Thông tư này để được cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ về thẩm định giá doanh nghiệp.

2. Thủ trưởng đơn vị đào tạo (hoặc cấp phó được Thủ trưởng đơn vị đào tạo phân công) ký, cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá. Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá theo Mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này và phải được đóng dấu giáp lai ảnh của học viên.

3. Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá tài sản là một trong những điều kiện để đăng ký dự thi cấp thẻ thẩm định viên về giá lĩnh vực thẩm định giá tài sản. Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá doanh nghiệp là một trong những điều kiện để đăng ký dự thi cấp thẻ thẩm định viên về giá lĩnh vực thẩm định giá tài sản hoặc để đăng ký dự thi cấp thẻ thẩm định viên về giá lĩnh vực thẩm định giá doanh nghiệp.

Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá cũng là điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý, sử dụng của người thành lập hội đồng thẩm định giá tham gia hội đồng thẩm định giá theo quy định tại Điều 60 Luật Giá.

4. Các trường hợp cấp lại Chứng chỉ vì bị mất, bị hỏng do thiên tai, địch họa hoặc lý do bất khả kháng khác sẽ do đơn vị đào tạo xem xét, quyết định nhưng phải ghi rõ Chứng chỉ cấp lại và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cấp lại này.

Chương III

BỒI DƯỠNG THẨM ĐỊNH GIÁ NHÀ NƯỚC

Điều 13. Đối tượng bồi dưỡng

1. Người làm công tác thẩm định giá nhà nước.

2. Các đối tượng khác trong các cơ quan nhà nước và người có nhu cầu bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước.

Điều 14. Đơn vị bồi dưỡng

Các đơn vị có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá thuộc Bộ Tài chính đáp ứng đủ các yêu cầu quy định tại Điều 4 Thông tư này được tổ chức bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước.

Điều 15. Hình thức tổ chức, nội dung và chương trình bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước

1. Lớp bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước được tổ chức tập trung một kỳ liên tục, phải đảm bảo dạy và học đủ thời lượng, nội dung và chương trình theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Thời lượng cho một lớp bồi dưỡng được quy định là 40 giờ, chưa bao gồm thời gian ôn tập và kiểm tra đánh giá kết quả học tập quy định tại Điều 16 Thông tư này.

Tên chuyên đề

Số giờ học

A

PHẦN KIẾN THỨC CHUNG

Chuyên đề 1

Pháp luật áp dụng trong lĩnh vực thẩm định giá và hoạt động thẩm định giá của Nhà nước

8

Chuyên đề 2

Nguyên lý căn bản về thẩm định giá và việc áp dụng trong hoạt động thẩm định giá của Nhà nước

4

Chuyên đề 3

Phân tích tài chính doanh nghiệp

4

B

PHẦN KIẾN THỨC NGHIỆP VỤ

Chuyên đề 4

Thẩm định giá bất động sản

8

Chuyên đề 5

Thẩm định giá động sản 1 (Thẩm định giá máy, thiết bị)

8

Chuyên đề 6

Thẩm định giá động sản 2 (Thẩm định giá tài sản vô hình và các động sản khác)

4

Chuyên đề 7

Thẩm định giá doanh nghiệp

4

3. Một lớp học bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước tối đa không quá 150 học viên.

4. Đơn vị tổ chức bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước thực hiện việc biên soạn tài liệu bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước theo nội dung khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng về thẩm định giá quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này; đồng thời, có trách nhiệm cập nhật những nội dung, quy định mới của nhà nước liên quan đến lĩnh vực giá, thẩm định giá (trong đó có thẩm định giá nhà nước) trong quá trình giảng dạy.

Điều 16. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập

1. Kết thúc lớp bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước, đơn vị bồi dưỡng phải tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Việc kiểm tra được thực hiện bằng 1 (một) bài viết (tự luận hoặc trắc nghiệm do Thủ trưởng đơn vị bồi dưỡng quyết định) trong thời gian tối đa 150 phút cho cả phần kiến thức chung và phần kiến thức nghiệp vụ. Nội dung bài kiểm tra phải thể hiện được những kiến thức cơ bản của các chuyên đề trong chương trình học.

2. Điểm bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10 (mười). Bài kiểm tra dưới 5 điểm là bài kiểm tra không đạt yêu cầu.

3. Học viên tham dự lớp học không đảm bảo tối thiểu 80% thời gian học theo quy định cho mỗi chuyên đề thì không được tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập và phải học lại chuyên đề còn thiếu.

4. Trường hợp vì lý do đặc biệt, học viên không tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập được thì học viên phải có đơn đề nghị hoãn kiểm tra và phải được Thủ trưởng đơn vị tổ chức bồi dưỡng chấp thuận.

5. Học viên có bài kiểm tra không đạt yêu cầu và học viên chưa dự kiểm tra vì lý do đặc biệt quy định tại khoản 4 Điều này có quyền dự kiểm tra lại một lần. Thời gian tổ chức kiểm tra lại cho những học viên trên do Thủ trưởng đơn vị bồi dưỡng quyết định nhưng không quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày kết thúc lớp bồi dưỡng.

Điều 17. Chứng chỉ bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước

1. Học viên có kết quả bài kiểm tra từ 5 (năm) điểm trở lên là học viên đạt yêu cầu lớp học và được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước.

2. Thủ trưởng đơn vị bồi dưỡng (hoặc cấp phó được Thủ trưởng đơn vị bồi dưỡng phân công) ký, cấp Chứng chỉ bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước. Chứng chỉ bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước theo Mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này và phải đóng dấu giáp lai ảnh của học viên.

3. Các trường hợp cấp lại Chứng chỉ vì bị mất, bị rách, bị cháy, bị hủy hoại do thiên tai, địch họa hoặc lý do bất khả kháng khác do đơn vị bồi dưỡng xem xét, quyết định nhưng phải ghi rõ Chứng chỉ cấp lại và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cấp lại này.

4. Người có Chứng chỉ bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước được tham gia hội đồng thẩm định giá theo quy định tại Điều 60 Luật Giá.

Người tham gia hội đồng thẩm định giá nhà nước có trách nhiệm chủ động thực hiện cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về thẩm định giá thông qua hoạt động thực thi công vụ của mình đồng thời qua ít nhất một trong các hình thức sau:

a) Tham gia hội nghị phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá hoặc hội nghị tập huấn công tác thẩm định giá do Bộ Tài chính tổ chức hằng năm. Thời lượng tham gia tối thiểu: 01 hội nghị/năm;

b) Tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức về thẩm định giá do các đơn vị bồi dưỡng quy định tại Điều 14 Thông tư này tổ chức hằng năm. Thời lượng tham gia tối thiểu: 01 lớp/năm.

Chương IV

CẬP NHẬT KIẾN THỨC VỀ NGHIỆP VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ

Điều 18. Đối tượng cập nhật kiến thức

1. Thẩm định viên về giá, trừ trường hợp thẻ thẩm định viên về giá được cấp dưới 01 năm tính đến thời điểm đăng ký hành nghề.

2. Các đối tượng khác có nhu cầu.

Điều 19. Đơn vị cập nhật kiến thức

1. Các trung tâm có chức năng bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá thuộc Bộ Tài chính và Hội nghề nghiệp về thẩm định giá đáp ứng đủ các yêu cầu tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức quy định tại Điều 4 Thông tư này thì được tổ chức cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá.

2. Trước khi mở lớp cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá đầu tiên trong năm, các đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này phải gửi công văn thông báo về Bộ Tài chính đối với việc cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá của mình.

Điều 20. Hình thức tổ chức, nội dung, tài liệu và thời lượng cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá

1. Lớp cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá được tổ chức tập trung một kỳ liên tục và phải đảm bảo đủ thời gian, nội dung và tài liệu theo các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và định hướng nội dung cập nhật theo thông báo hằng năm của Bộ Tài chính. Mỗi lớp cập nhật kiến thức không quá 150 học viên.

2. Nội dung cập nhật kiến thức

a) Các quy định của pháp luật về giá, thẩm định giá và pháp luật khác có liên quan đến hoạt động thẩm định giá của Việt Nam và quốc tế;

b) Kỹ năng, kinh nghiệm thẩm định giá, các tình huống thẩm định giá và đạo đức nghề nghiệp;

c) Các kiến thức và thông tin khác liên quan đến thẩm định giá.

3. Tài liệu cập nhật kiến thức do đơn vị tổ chức lớp cập nhật kiến thức thực hiện biên soạn và phải chứa đựng các nội dung cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều này. Đơn vị tổ chức cập nhật kiến thức có trách nhiệm thường xuyên cập nhật những nội dung, quy định mới của nhà nước liên quan đến lĩnh vực giá, thẩm định giá trong quá trình giảng dạy.

4. Thời lượng cập nhật kiến thức tối thiểu hằng năm là 20 giờ/năm đối với lĩnh vực thẩm định giá tài sản và 24 giờ/năm đối với lĩnh vực thẩm định giá doanh nghiệp. Trường hợp học viên đã tham dự lớp cập nhật kiến thức nhưng chưa đủ số giờ cập nhật kiến thức theo quy định thì phải tham dự tiếp các lớp cập nhật khác của cùng một đơn vị cập nhật kiến thức để bổ sung đủ số giờ cập nhật theo quy định nhưng tối đa không quá 2 (hai) lớp/năm.

Điều 21. Xác nhận hoàn thành cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá

1. Học viên đã tham dự đủ số giờ cập nhật kiến thức theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Thông tư này được xác nhận hoàn thành cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá theo lĩnh vực thẩm định giá tài sản hoặc thẩm định giá doanh nghiệp.

Thủ trưởng đơn vị cập nhật kiến thức (hoặc cấp phó được Thủ trưởng đơn vị cập nhật kiến thức phân công) ký, cấp xác nhận hoàn thành cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá.

2. Xác nhận hoàn thành cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá quy định tại khoản 1 Điều này là một trong những điều kiện để thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá theo lĩnh vực thẩm định giá tài sản hoặc thẩm định giá doanh nghiệp kể từ ngày được cấp xác nhận hoàn thành cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá đến hết ngày 31/12 năm sau liền kề.

3. Trường hợp thẩm định viên về giá hành nghề tham dự Hội nghị Hội thẩm định viên về giá ASEAN thì Giấy chứng nhận tham dự Hội nghị thay thế văn bản xác nhận hoàn thành cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá khi đăng ký hành nghề thẩm định giá.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 22. Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc quản lý đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá

1. Tiếp nhận, tổng hợp số liệu, báo cáo về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá của các đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức.

2. Thông báo định hướng nội dung cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá cho năm liền kề trước ngày 31/12 hằng năm.

3. Định kỳ hoặc đột xuất, Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) tiến hành kiểm tra việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá của các đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 23. Điều khoản chuyển tiếp

1. Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá được cấp theo quy định tại Quyết định số 87/2008/QĐ-BTC ngày 22/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính được công nhận như chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư này.

2. Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá được cấp theo quy định tại Thông tư số 204/2014/TT-BTC ngày 23/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá và Thông tư số 11/2019/TT-BTC ngày 20/02/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 204/2014/TT-BTC được công nhận như chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá doanh nghiệp, chứng chỉ bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước theo quy định tại Thông tư này.

3. Những lớp đào tạo, bồi dưỡng về thẩm định giá có quyết định mở lớp học trước ngày Thông tư này có hiệu lực tiếp tục được thực hiện đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ bồi dưỡng theo quy định tại Thông tư số 204/2014/TT-BTC ngày 23/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá và Thông tư số 11/2019/TT-BTC ngày 20/02/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 204/2014/TT-BTC.

Điều 24. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

2. Thông tư số 204/2014/TT-BTC ngày 23/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá và Thông tư số 11/2019/TT-BTC ngày 20/02/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 204/2014/TT-BTC ngày 23/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc;
- Các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các Hội, Đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính;
- Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Hội thẩm định giá Việt Nam;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, QLG (400b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Tấn Cận

PHỤ LỤC I

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG LỚP HỌC
(Kèm theo Thông tư số 39/TT-BTC ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG LỚP HỌC

………., ngày... tháng... năm……..

Nhằm đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá; chúng tôi tiến hành lấy ý kiến phản hồi của Ông/Bà về các nội dung liên quan đến chất lượng chương trình, tài liệu thông qua việc trả lời các câu hỏi trong phiếu hỏi dưới đây. Các thông tin phản hồi của Ông/Bà sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá.

Câu 1. Xin Ông/Bà cho biết một số thông tin sau đây:

1. Họ và tên: ……………………………………………………………….

2. Mã số cán bộ, công chức, viên chức/ Số thẻ thẩm định viên về giá (nếu có): ………………………………………………………………

3. Tên lớp học: ……………………………………………………………..

4. Thời gian tổ chức:………………………………………………………..

5. Đơn vị tổ chức: ……………………………………………………………..

6. Địa điểm tổ chức: …………………………………………………………..

Câu 2. Dưới đây là các tiêu chí đánh giá liên quan đến chất lượng chương trình, tài liệu mà Ông/Bà trực tiếp được học tập. Ông/Bà hãy lựa chọn mức đánh giá (con số) trong thang đánh giá mà mình thấy phù hợp nhất về từng tiêu chí, đánh dấu X hoặc √ vào ô số đó.

Mức độ đánh giá

1

2

3

4

5

Không đạt

Đạt

Khá

Tốt

Rất tốt

TT

Nội dung

Mức độ đánh giá

1

Thực hiện các quy định của Bộ Tài chính về (đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá)

1

2

3

4

5

2

Chuyên đề học đã đạt được mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức. Học viên đã được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ năng cần thiết về thẩm định giá.

1

2

3

4

5

3

Nội dung chuyên đề phù hợp với nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức của học viên tham dự

1

2

3

4

5

4

Giảng viên giảng dễ hiểu, nhiệt tình, trách nhiệm cao; giải đáp tốt các câu hỏi của học viên

1

2

3

4

5

5

Giảng viên thực hiện đúng theo kế hoạch giảng dạy về nội dung và thời gian

1

2

3

4

5

Câu 3. Những ý kiến đóng góp khác của Ông/Bà để nâng cao chất lượng chương trình, tài liệu

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ÔNG/BÀ!

--------------------------------

Ghi chú:

(1) Nếu lớp học có nhiều chuyên đề thì đánh giá cho từng chuyên đề.

(2) Nếu lớp học có nhiều giảng viên thì đánh giá cho từng giảng viên.

PHỤ LỤC II

DANH SÁCH HỌC VIÊN ĐẠT YÊU CẦU LỚP HỌC VÀ ĐƯỢC CẤP CHỨNG CHỈ HOẶC XÁC NHẬN HOÀN THÀNH CẬP NHẬT KIẾN THỨC
(Kèm theo Thông tư số 39/TT-BTC ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

A. Đối với đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá và bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước

TÊN ĐƠN VỊ
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………….

………, ngày … tháng … năm …

Kính gửi: Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá)

DANH SÁCH HỌC VIÊN ĐẠT YÊU CẦU LỚP HỌC VÀ ĐƯỢC CẤP CHỨNG CHỈ ……………..

(Lớp: …………………)

Thời gian lớp học từ ngày... tháng... năm... đến ngày .... tháng... năm...

(Kèm theo Quyết định công nhận kết quả đạt yêu cầu lớp học số... ngày ... tháng... năm....)

TT

Họ tên

Số CCCD/ Hộ chiếu

1

2

3

* Ghi chú: Giữa các trang của Danh sách phải có dấu giáp lai của đơn vị.

Nơi nhận:
- Như trên;
- ……….;
- Lưu: ……

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên, đóng dấu)

B. Đối với cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá

TÊN ĐƠN VỊ
CẬP NHẬT KIẾN THỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………….

………, ngày … tháng … năm …

Kính gửi: Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá)

DANH SÁCH HỌC VIÊN ĐẠT YÊU CẦU LỚP HỌC VÀ ĐƯỢC XÁC NHẬN HOÀN THÀNH CẬP NHẬT KIẾN THỨC VỀ NGHIỆP VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ THEO LĨNH VỰC THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN/ DOANH NGHIỆP

(Lớp: ……………….)

Thời gian lớp học từ ngày... tháng... năm………đến ngày .... tháng ……..năm…….

(Kèm theo Quyết định xác nhận hoàn thành cập nhật kiến thức lớp học số... ngày... tháng... năm....)

TT

Họ tên

Số thẻ thẩm định viên về giá

Đơn vị công tác

1

2

3

4

* Ghi chú: Giữa các trang của Danh sách phải có dấu giáp lai của đơn vị.

Nơi nhận:
- Như trên;
- ……….;
- Lưu: ……

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC III

BÁO CÁO QUÝ VỀ VIỆC TỔ CHỨC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, CẬP NHẬT KIẾN THỨC
(Kèm theo Thông tư số 39/TT-BTC ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

TÊN ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO
BỒI DƯỠNG, CNKT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………….

………, ngày … tháng … năm …

BÁO CÁO

Tình hình hoạt động Quý……..1

Kính gửi: Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá)

(Tên đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức) báo cáo tình hình tổ chức đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá/bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước/cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá Quý ... năm ... như sau:

1. Lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá

TT

Lớp học

Quyết định mở lớp (số ngày tháng năm)

Quyết định công nhận đạt yêu cầu lớp học (số ngày tháng năm)

Số lượng học viên đạt yêu cầu lớp học và được cấp Chứng chỉ

1

Lớp 1

2

Lớp 2

...

...

Tổng số

(Lớp)

(Học viên)

2. Lớp bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước

TT

Lớp học

Quyết định mở lớp (số ngày tháng năm)

Quyết định công nhận đạt yêu cầu lớp học (số ngày tháng năm)

Số lượng học viên đạt yêu cầu lớp học và được cấp Chứng chỉ

1

Lớp 1

2

Lớp 2

Tổng số

(Lớp)

(Học viên)

3. Lớp cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá

TT

Lớp học

Quyết định mở lớp (số ngày tháng năm)

Quyết định xác nhận hoàn thành cập nhật kiến thức (số ngày tháng năm)

Số lượng học viên đạt yêu cầu và được cấp xác nhận hoàn thành cập nhật kiến thức

1

Lớp 1

2

Lớp 2

...

...

Tổng số

(Lớp)

(Học viên)

Nội dung khác (nếu có): ……………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

Hồ sơ gửi kèm theo Báo cáo: Quyết định mở từng lớp học; Quyết định công nhận đạt yêu cầu hoặc Quyết định xác nhận hoàn thành cập nhật kiến thức từng lớp học; Danh sách học viên đạt yêu cầu từng lớp học và được cấp Chứng chỉ hoặc xác nhận hoàn thành cập nhật kiến thức; Lịch học của từng lớp học kèm theo nội dung, chương trình.

Nơi nhận:
- Như trên;
- ……….;
- Lưu: ……

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên, đóng dấu)

_____________________________

1 Ghi rõ kỳ báo cáo, ví dụ Quý I năm 2024.

PHỤ LỤC IV

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, CẬP NHẬT KIẾN THỨC
(Kèm theo Thông tư số 39/TT-BTC ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

TÊN ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO
BỒI DƯỠNG, CNKT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………….

………, ngày … tháng … năm …

BÁO CÁO

Tình hình hoạt động năm ...1,

Phương hướng hoạt động năm ...2

Kính gửi: Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá)

(Tên đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức) báo cáo tình hình tổ chức đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá/bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước/cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá năm ………… như sau:

1. Thông tin chung về đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức

1.1. Tên đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá (bao gồm tên tiếng Anh, tiếng Việt và tên viết tắt).

1.2. Quyết định thành lập đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

1.3. Thủ trưởng đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá, gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, số CCCD/Hộ chiếu và ngày cấp, nơi cấp, chức vụ.

1.4. Địa chỉ cơ sở chính đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá; điện thoại; fax; website.

2. Tình hình tổ chức đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá/bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước/cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá

2.1. Năm bắt đầu mở khóa đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá (thường xuyên/không thường xuyên, lý do).

2.2. Số khóa đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mở trong kỳ báo cáo; số học viên được chiêu sinh trung bình mỗi khóa.

2.3. Kết quả kiểm tra đánh giá kết quả học tập và cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá/Chứng chỉ bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước/Xác nhận hoàn thành cập nhật kiến thức.

2.4. Giảng viên lớp đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức

- Số giảng viên tham gia giảng dạy;

- Học hàm, học vị giảng viên.

2.5. Chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức.

2.6. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng thẩm định giá.

2.7. Các nội dung liên quan khác (nếu có).

3. Thống kê chi tiết tình hình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá trong kỳ báo cáo

3.1. Lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá

TT

Lớp học

Ngày bắt đầu

Ngày kết thúc

Số học viên tham dự

Số học viên đạt yêu cầu

Quyết định

1

Lớp 1

2

Lớp 2

...

...

Tổng số

(Lớp)

(Học viên)

(Học viên)

(Quyết định)

3.2. Lớp bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước

TT

Lớp học

Ngày bắt đầu

Ngày kết thúc

Số học viên tham dự

Số học viên đạt yêu cầu

Quyết định

1

Lớp 1

2

Lớp 2

...

...

Tổng số

(Lớp)

(Học viên)

(Học viên)

(Quyết định)

3.3. Lớp cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá

TT

Lớp học

Ngày bắt đầu

Ngày kết thúc

Số học viên tham dự

Số học viên đạt yêu cầu

Quyết định

1

Lớp 1

2

Lớp 2

...

...

Tổng số

(Lớp)

(Học viên)

(Học viên)

(Quyết định)

4. Thuận lợi, khó khăn và kiến nghị:

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

5. Phương hướng hoạt động năm tiếp theo:

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Nơi nhận:
- Như trên;
- ……
- Lưu: ……

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên, đóng dấu)

_______________________________

1 Ghi rõ kỳ báo cáo, ví dụ năm 2024.

2 Năm liền kề của kỳ báo cáo, ví dụ năm 2025.

PHỤ LỤC V

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VỀ THẨM ĐỊNH GIÁ
(Kèm theo Thông tư số 39/TT-BTC ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

1. Chuyên đề Pháp luật áp dụng trong lĩnh vực thẩm định giá

1.1. Pháp luật về thẩm định giá: các quy định chung về thẩm định giá; các quy định đối với thẩm định viên về giá; các quy định đối với doanh nghiệp thẩm định giá; thẩm định giá nhà nước; cơ sở dữ liệu về giá; thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về giá...

1.2. Pháp luật khác áp dụng trong lĩnh vực thẩm định giá

a) Pháp luật về tài sản và các quyền về tài sản: khái niệm tài sản và quyền tài sản, các loại tài sản bao gồm tài sản hữu hình, tài sản vô hình,...; các hình thức sở hữu; quyền sở hữu (nội dung quyền sở hữu, việc xác lập và chấm dứt quyền sở hữu);

b) Pháp luật về đất đai: các quy định chung; quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước, quyền hạn và nghĩa vụ của công dân đối với đất đai; quyền hạn và nghĩa vụ của người sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất; tài chính về đất đai và giá đất;

c) Pháp luật về doanh nghiệp:

Khái niệm cơ bản về doanh nghiệp (doanh nghiệp; tư cách pháp nhân; tính trách nhiệm hữu hạn; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp); các mô hình doanh nghiệp tại Việt Nam; thành lập và tổ chức lại doanh nghiệp;

Pháp luật về cổ phần hóa, về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;

d) Pháp luật về kinh doanh bất động sản, hợp đồng, thuế, giải quyết tranh chấp, phá sản.

2. Chuyên đề Nguyên lý hình thành giá cả thị trường và Nguyên lý căn bản về thẩm định giá

2.1. Nguyên lý hình thành giá cả thị trường

a) Bản chất kinh tế của phạm trù giá cả trong nền kinh tế thị trường

b) Sự hình thành giá cả thị trường và các nhân tố tác động

c) Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

- Chi phí sản xuất;

- Giá thành sản phẩm;

- Phân biệt chi phí sản xuất với giá thành sản phẩm.

2.2. Nguyên lý căn bản về thẩm định giá

a) Khái niệm về thẩm định giá; đặc trưng của hoạt động thẩm định giá; đối tượng thẩm định giá; mục đích và vai trò của thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường;

b) Cơ sở giá trị thẩm định giá;

c) Toán ứng dụng trong thẩm định giá;

d) Phạm vi công việc thẩm định giá;

đ) Báo cáo thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá, hồ sơ thẩm định giá;

e) Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá;

g) Giới thiệu về Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam và Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế.

2.3. Việc áp dụng trong hoạt động thẩm định giá của Nhà nước (dành cho lớp bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước)

a) Báo cáo thẩm định giá, thông báo kết quả thẩm định giá, hồ sơ thẩm định giá;

b) Các lưu ý trong áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá đối với hoạt động thẩm định giá của Nhà nước (bán, thanh lý, cho thuê, liên doanh, liên kết, chuyển giao tài sản công hoặc mua, đi thuê hàng hóa, dịch vụ, tài sản có sử dụng vốn nhà nước).

3. Chuyên đề Phân tích tài chính doanh nghiệp

3.1. Khái quát về phân tích tài chính doanh nghiệp: mục tiêu; nội dung; phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp.

3.2. Cơ sở dữ liệu phục vụ cho phân tích tài chính doanh nghiệp: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh báo cáo tài chính và các cơ sở dữ liệu khác.

3.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp, tình hình tài trợ và bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, tình hình công nợ và khả năng thanh toán, khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, điểm hòa vốn và việc ra quyết định, hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn, rủi ro tài chính và dự báo nhu cầu tài chính.

4. Chuyên đề Thẩm định giá bất động sản

4.1. Khái quát về bất động sản và thị trường bất động sản; các yếu tố ảnh hưởng đến giá bất động sản.

4.2. Thẩm định giá bất động sản

a) Khái niệm; vai trò; mục đích của thẩm định giá bất động sản;

b) Cơ sở giá trị trong thẩm định giá bất động sản

c) Phạm vi công việc trong thẩm định giá bất động sản;

d) Báo cáo thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá, hồ sơ thẩm định giá bất động sản;

đ) Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá bất động sản theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam.

4.3. Bài tập ứng dụng cụ thể cho các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá bất động sản.

5. Chuyên đề Thẩm định giá động sản 1 (Thẩm định giá máy, thiết bị)

5.1. Khái quát về máy, thiết bị và thị trường máy, thiết bị; các yếu tố ảnh hưởng đến giá máy, thiết bị.

5.2. Thẩm định giá máy, thiết bị

a) Khái niệm; vai trò; mục đích của thẩm định giá máy, thiết bị;

b) Cơ sở giá trị trong thẩm định giá máy, thiết bị;

c) Phạm vi công việc trong thẩm định giá máy, thiết bị;

d) Báo cáo thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá, hồ sơ thẩm định giá máy, thiết bị;

đ) Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá máy, thiết bị theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam.

5.3. Bài tập ứng dụng cụ thể cho các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá máy, thiết bị.

6. Chuyên đề Thẩm định giá động sản 2 (Thẩm định giá tài sản vô hình và các động sản khác)

6.1. Khái quát về tài sản vô hình và thị trường tài sản vô hình; các yếu tố ảnh hưởng đến giá tài sản vô hình.

6.2. Thẩm định giá tài sản vô hình

a) Khái niệm; vai trò; mục đích của thẩm định giá tài sản vô hình;

b) Cơ sở giá trị trong thẩm định giá tài sản vô hình;

c) Phạm vi công việc trong thẩm định giá tài sản vô hình;

d) Báo cáo thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá, hồ sơ thẩm định giá tài sản vô hình;

đ) Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam.

6.3. Bài tập ứng dụng cụ thể cho các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình.

6.4. Khái quát về việc thẩm định giá một số động sản khác.

7. Chuyên đề Thẩm định giá doanh nghiệp

7.1. Khái quát về doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp; các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp.

7.2. Thẩm định giá doanh nghiệp

a) Khái niệm; vai trò; mục đích của thẩm định giá doanh nghiệp;

b) Cơ sở giá trị trong thẩm định giá doanh nghiệp;

c) Phạm vi công việc trong thẩm định giá doanh nghiệp;

d) Báo cáo thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá, hồ sơ thẩm định giá doanh nghiệp;

đ) Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam.

7.3. Thẩm định giá doanh nghiệp trong cổ phần hóa và thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam

7.4. Bài tập ứng dụng cụ thể cho các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp.

PHỤ LỤC VI

MẪU CHỨNG CHỈ ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG THẨM ĐỊNH GIÁ NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Thông tư số 39/TT-BTC ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

A. Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá

ĐƠN VỊ: …………….
(Tên đơn vị đào tạo)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

Ảnh
4x6cm
(đóng dấu giáp lai)

CHỨNG CHỈ

ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ

(Lĩnh vực thẩm định giá: ………….……….)

Chứng nhận: Ông (Bà): ………………………………..

Ngày sinh: ……………………. Quê quán……………

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: ………..cấp ngày…….tại……..

Đơn vị công tác:………………………………………………

Đã hoàn thành Lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá

Từ ngày…………………..đến ngày………………….

Tại ………………………………………………………

QĐ công nhận kết quả lớp học số…..

ngày …./…./…

Số chứng chỉ: ………….

…….., ngày…tháng…năm…..

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên, đóng dấu)

B. Chứng chỉ bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước

ĐƠN VỊ: ………..…………….
(Tên đơn vị bồi dưỡng)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

Ảnh
4x6cm
(đóng dấu giáp lai)

CHỨNG CHỈ

BỒI DƯỠNG THẨM ĐỊNH GIÁ NHÀ NƯỚC

Chứng nhận: Ông (Bà): ………………………………..

Ngày sinh: ……………………. Quê quán……………

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: ………..cấp ngày…….tại……..

Đơn vị công tác:………………………………………………

Đã hoàn thành Lớp bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước

Từ ngày…………………..đến ngày………………….

Tại ………………………………………………………

QĐ công nhận kết quả lớp học số…..

ngày …./…./…

Số chứng chỉ: ………….

…….., ngày…tháng…năm…..

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên, đóng dấu)

MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 39/2024/TT-BTC

Hanoi, May 16, 2024

 

CIRCULAR

ON TRAINING, REFRESHER TRAINING, CONTINUING PROFESSIONAL DEVELOPMENT IN VALUATION AND ISSUANCE OF CERTIFICATES OF VALUATION TRAINING

Pursuant to the Price Law dated June 19, 2023;

Pursuant to Decree No. 14/2023/ND-CP dated April 20, 2023 of the Government on functions, tasks, powers, and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the request of the Director of the Price Management Department;

The Minister of Finance promulgates a Circular on training, refresher training, continuing professional development (CPD) in valuation and issuance of certificates of valuation training.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



This Circular provides for training, refresher training, CPD in valuation, and issuance of certificates of valuation training to valuers and state valuers.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to individuals who wish to take the examination to be granted a valuer card; holders of valuer cards; valuers; state valuers; providers of training, refresher training, CPD in valuation; valuation authorities; other agencies, organizations and individuals involved in training, refresher training, CPD in valuation (hereinafter referred to as training, refresher training, CPD).

Article 3. Principles of training, refresher training, CPD

1. The program, content, and duration of training, refresher training, CPD must be suitable for the trainees of corresponding classes in accordance with this Circular.

2. The content of training, refresher training, CPD must be regularly updated, improved in quality, and meeting the requirements of the trainees of corresponding classes.

3. The training, refresher training, CPD shall be delivered at a specific location. In case of an emergency, incident, disaster, natural disaster, epidemic or other necessary cases, the Ministry of Finance shall notify the switch of the training, refresher training, CPD to online mode.

4. The delivery of training, refresher training, CPD must comply with this Circular.

Article 4. Requirements for training, refresher training, CPD providers

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The team of lecturers participating in teaching in training, refresher training, CPD must fully meet the following standards:

a) Obtain a bachelor or post-graduate degree in a major appropriate to their teaching subjects;

b) Have at least 5 (five) years of work experience directly related to their teaching subjects;

c) Individuals who have participated in research or teaching related to the teaching topics at training institutions, or individuals who have held state management positions related to prices, valuation, or Vietnamese and foreign valuation experts, valuers with sufficient qualifications and professional prestige appropriate to the teaching subjects of the classes specified in this Circular.

2. The plans, contents, programs, materials for training, refresher training, CPD shall comply with Article 10, Article 11, Article 15, Article 16 and Article 20 of this Circular.

3. Have sufficient facilities for training, refresher training, CPD, including classrooms, desks, chairs, whiteboards, teaching materials, and other necessary equipment (self-owned or under contract). In case the training, refresher training, CPD is delivered in the online mode, the provider shall have sufficient facilities (self-owned or under contract) for the online mode.

Article 5. Rights and responsibilities of training, refresher training, CPD providers

1. Rights of training, refresher training, CPD providers

a) Enroll trainees and proactively deliver training, refresher training, CPD to the trainees specified in this Circular;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Issue certificates of valuation training, certificates of state valuation refresher training and confirmation of completion of CPD in valuation in accordance with this Circular.

2. Responsibilities of training, refresher training, CPD providers

a) Comply with regulations on training, refresher training, CPD; administer exams to evaluate trainees’ performance, issue certificates of valuation training, certificates of state valuation refresher training, and confirmations of completion of CPD in valuation in accordance with this Circular;

b) Strictly comply with the reporting regulations as prescribed in this Circular;

c) Collect students' feedback on the class quality assessment form using the Form specified in Appendix I issued with this Circular;

d) Take full legal responsibility for the accuracy and legality of the results of training, retraining, and CPD, and certificates or confirmations they issued;

dd) Re-issue the certificate or confirmation of completion of CPD due to inaccuracy in trainee information or non-compliance with the certificate form of the Ministry of Finance, or in case of loss or damage at the trainee’s request;

e) Avoid issuing the certificate or confirmation of completion of CPD to individuals not included in the class list and individuals who have attended the class but fail to meet the class requirements as specified in this Circular;

g) Maintain full records related to the delivery of training, refresher training, CPD specified in Article 7 of this Circular;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



i) Facilitate the inspections carried out by the Ministry of Finance in implementing the regulations in this Circular.

Article 6. Reporting regulations on training, refresher training, CPD

1. The training, refresher training, CPD provider shall make quarterly reports on their delivery of training, refresher training, CPD in valuation with the following contents:

a) Report name: Report on delivery of training, refresher training, CPD in valuation in first/second/third/fourth quarter;

b) Required documents in the report: Decision to open each training class; decision on recognition of learning outcomes for each training class; list of trainees who meet the requirements of each training class and are granted certificates or confirmations of completion of CPD using the form specified in Appendix II issued herewith; schedule of each training class with its content and program;

c) Reporting entities: Training, refresher training, CPD providers in valuation;

d) Receiving authority: Department of Price Management;

dd) Reports shall be sent and received in one of the following forms: sent directly to the receiving authority’s office; or sent via postal service; or via email to [email protected] (scanned copy); or through a specialized reporting information software system when this system is built and put into operation;

e) Deadline for sending reports:  No later than the last day of the first month of the quarter immediately following the reporting quarter;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



h) Data cutoff date: Last day of the reporting quarter;

i) Report form:  specified in Appendix III issued with this Circular.

2. The training, refresher training, CPD provider shall make annual reports on their delivery of training, refresher training, CPD in valuation with the following contents:

a) Report name: Report on performance and directions for training, refresher training, CPD in the year;

b) Required information in the report: Delivery of training, refresher training, CPD in valuation in the reporting year;

c) Reporting entities: Training, refresher training, CPD providers in valuation;

d) Receiving authority: Department of Price Management;

dd) Reports shall be sent and received in one of the following forms: sent directly to the receiving authority’s office; or sent via postal service; or via email to [email protected] (scanned copy); or through a specialized reporting information software system when this system is built and put into operation;

e) Deadline for sending reports:  No later than January 31 of the year immediately following the reporting year;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



h) Data cutoff date: Last day of the reporting year;

i) Report form:  specified in Appendix IV issued with this Circular.

3. The training, refresher training, CPD provider shall send ad-hoc reports upon request from competent authorities on their delivery of training, refresher training, CPD in valuation.

4. The training, refresher training, CPD provider shall bear responsibility for the accuracy and truthfulness of the reports specified in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of this Article.

Article 7. Maintenance of documentation on training, refresher training, CPD

1. Documentation on training, refresher training, CPD maintained at the Ministry of Finance includes:

a) Quarterly reports on delivery of training, refresher training, CPD in valuation sent by training, refresher training, CPD providers to the Ministry of Finance;

b) Annual reports on performance and directions of training, refresher training, CPD in valuation sent by training, refresher training, CPD providers to the Ministry of Finance;

c) Ad-hoc reports on delivery of training, refresher training, CPD in valuation sent by training, refresher training, CPD providers to the Ministry of Finance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Documents specified in Article 6 of this Circular;

b) Exams taken by trainees in valuation training and state valuation refresher training;

c) Evaluation form for the quality of training, refresher training, CPD;

d) Other related documents (if any).

3. Documentation shall be maintained in either physical paper form or electronic format. The maintenance period is 10 (ten) years for training documentation and 5 (five) years for refresher training and CPD documentation. The head of the training, refresher training, CPD provider in valuation shall manage the maintenance, storage, and disposal of documentation in compliance with applicable archival laws.

Chapter II

VALUATION TRAINING

Article 8. Trainees

1. Individuals who wish to take the exam to be granted a valuer card.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 9. Training providers

Any entities that meet the requirements specified in Article 4 of this Circular are eligible to provide valuation training:

1. Higher education institutions that provide bachelor’s disciplines in valuation in accordance with education and training law.

2. Entities with the function of training, refresher training in valuation under the Ministry of Finance.

3. Professional associations of valuation.

Article 10. Delivery mode, content and training program in valuation

1. Valuation training class can be delivered in either a single continuous session or spread across multiple sessions, with a maximum duration of 3 months per class and the training class must provide sufficient time for teaching and learning, and adhere to the content and program requirements outlined in Clause 2 of this Article.

2. Training content and program:

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Number of study hours

A

GENERAL KNOWLEDGE

 

Topic 1

Laws applied in the field of valuation

24

Topic 2

Principles of market price formation and Basic principles of valuation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Topic 3

Corporate financial analysis

20

B

PROFESSIONAL KNOWLEDGE

 

Topic 4

Real estate valuation

24

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Valuation of personal property 1 (Valuation of machinery and equipment)

24

Topic 6

Valuation of personal property 2 (Valuation of intangible assets and other personal property)

20

Topic 7

Business valuation

24

a) Training class in asset valuation includes 5 topics: Laws applied in the field of valuation; Principles of market price formation and Basic principles of valuation; Real estate valuation; Valuation of personal property 1 (Valuation of machinery and equipment); Valuation of personal property 2 (Valuation of intangible assets and other personal property);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The duration for a training class specified in Point a, Clause 2 of this Article is 116 hours, for a training class specified in Point b, Clause 2 of this Article is 160 hours, excluding duration for review and learning outcome assessment specified in Article 11 of this Circular;

d) Trainees who successfully complete the training class outlined in Point a, Clause 2 of this Article are eligible to enroll in additional classes to fulfill the program requirements specified in Point b, Clause 2 of this Article.

3. The maximum class size for valuation training is 150 trainees.

4. The training provider shall compile training documents on valuation according to the content of the training program framework specified in Appendix V issued with this Circular; and also update new content and regulations of the state related to the field of prices and valuation during the teaching process.

Article 11. Examination and assessment of trainees’ performance

1. At the end of the valuation training class, the training provider must administer an examination to evaluate the trainees’ performance.  The content of the examination must demonstrate basic knowledge of the topics in the curriculum:

a) For the training classes specified in Points a and b, Clause 2, Article 10 of this Circular, the assessment shall be conducted through two (2) written examinations; the general knowledge examination shall be 120 minutes long, and the professional knowledge examination shall be 150 minutes long;

b) For trainees as prescribed in Point d, Clause 2, Article 10 of this Circular, they must take 1 (one) 150-minute written examination for additional topics.

2. Examination scores are graded on a scale of 10 (ten).  A score below 5 points on the examination is considered failing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. In cases where a trainee is unable to attend the examination due to special reasons such as pregnancy, accident, or illness with a medical certificate from a hospital (hereinafter referred to as "special reasons"), the trainee must submit a request for postponement of the examination and obtain approval from the head of the training provider.

5. Trainees who have failed an examination or those who were unable to attend an examination due to special reasons as specified in Clause 4 of this Article are entitled to retake each examination once. The head of the training provider shall determine the schedule for retakes for these trainees, but the retake must be conducted within no more than 6 (six) months from the completion date of the training class.

Article 12. Certificate of valuation training

1. Trainees who obtain a score of 5 (five) or above on each examination are considered to have met the class requirements and will be granted a certificate of training in asset valuation or certificate of training in business valuation depending on the training program they have enrolled in.

Trainees who have been granted a certificate of training in asset valuation are allowed to take additional classes to complete the program specified in Clause b of Article 10(2) of this Circular to obtain a certificate of training in business valuation.

2. The head of the training provider (or a deputy assigned by the head of the training provider) shall sign and issue the certificate of valuation training. The certificate of valuation training shall follow the form in Appendix VI herewith and must bear the trainee's photo and seal.

3. The certificate of training in asset valuation is one of the prerequisites for registering to take the examination for the issuance of a valuer card in the field of asset valuation.  Certificate of training in business valuation is one of the prerequisites for registering to take the examination for the issuance of a valuer card in the field of asset valuation or for the issuance of a valuer card in the field of business valuation.

The certificate of valuation training is also a prerequisite for officials, public employees, workers under the management and employment of the council establishment entity to participate in valuation councils as stipulated in Article 60 of the Law on Prices.

4. In cases where a certificate is lost or damaged due to natural disasters, war, or other force majeure circumstances, the training provider shall review and make a decision on re-issuance. However, the re-issued certificate must clearly indicate that it is a re-issuance and the training provider shall bear legal responsibility for such re-issuance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



STATE VALUATION REFRESHER TRAINING

Article 13. Trainees

1. State valuers.

2. Other individuals in regulatory agencies and individuals who wish to receive state valuation refresher training.

Article 14. Refresher training providers

Entities with the function of training, refresher training in valuation under the Ministry of Finance that fully meet the requirements specified in Article 4 of this Circular may provide state valuation refresher training.

Article 15. Delivery mode, content and refresher training program in state valuation

1. The refresher training class in state valuation will be delivered in a single continuous session, with sufficient time for teaching and learning, and adhere to the content and program requirements outlined in Clause 2 of this Article.

2. The prescribed duration for a refresher training class is 40 hours, not including review time and examination to evaluate trainees’ performance specified in Article 16 of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Topic name

Number of study hours

A

GENERAL KNOWLEDGE

 

Topic 1

Laws applied in the field of valuation and state valuation

8

Topic 2

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4

Topic 3

Corporate financial analysis

4

B

PROFESSIONAL KNOWLEDGE

 

Topic 4

Real estate valuation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Topic 5

Valuation of personal property (Valuation of machinery and equipment)

8

Topic 6

Valuation of personal property 2 (Valuation of intangible assets and other personal property)

4

Topic 7

Business valuation

4

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The refresher training provider in state valuation shall compile refresher training documents on state valuation according to the content of the refresher training program framework specified in Appendix V issued with this Circular; and also update new content and regulations of the state related to the field of prices and valuation (including state valuation) during the teaching process.

Article 16. Examination and assessment of trainees’ performance

1. At the end of the refresher training class in state valuation, the refresher training provider must administer an examination to evaluate trainees’ performance. The assessment shall be conducted through one (1) written examination (subjective test or objective test as decided by the head of the refresher training provider) for a maximum of 150 minutes for both general knowledge and professional knowledge. The content of the exam must demonstrate basic knowledge of the topics in the curriculum.

2. Examination scores are graded on a scale of 10 (ten).  A score below 5 points on the examination is considered failing.

3. Trainees who do not attend at least 80% of the required class time for each topic will not be allowed to take the examination for that topic and will be required to retake the missing topic.

4. In cases where a trainee is unable to attend the examination due to special reasons, the trainee must submit a request for postponement of the examination and obtain approval from the head of the refresher training provider.

5. Trainees who have failed an examination or those who were unable to attend an examination due to special reasons as specified in Clause 4 of this Article are entitled to retake each examination once. The head of the refresher training provider shall determine the schedule for retakes for these trainees, but the retake must be conducted within no more than 06 (six) months from the completion date of the refresher training class.

Article 17. Certificate of state valuation refresher training

1. Trainees who obtain a score of 5 (five) or above on the examination are considered to have met the class requirements and are eligible to receive a certificate of state valuation refresher training.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. In cases where a certificate is lost, torn, burned, or damaged due to natural disasters, war, or other force majeure circumstances, the refresher training provider shall review and make a decision on re-issuance. However, the re-issued certificate must clearly indicate that it is a re-issuance and the training provider shall bear legal responsibility for such re-issuance.

4. Holders of certificates of state valuation refresher training are allowed to participate in the valuation council in accordance with Article 60 of the Price Law.

Members of the state valuation council are responsible for actively taking continuing professional development in valuation through their official duties and through at least one of the following methods:

a) Attend conferences to disseminate legal documents on valuation or training conferences on valuation held by the Ministry of Finance every year.  Minimum attendance duration: 1 conference/year;

b) Attend refresher training classes in valuation held annually by refresher training providers specified in Article 14 of this Circular.  Minimum attendance duration: 1 class/year.

Chapter IV

CONTINUING PROFESSIONAL DEVELOPMENT IN VALUATION

Article 18. Regulated entities of CPD

1. Valuers, except for those whose valuer cards’ validity period is less than 1 year until the practice registration time.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 19. CPD providers

1. Centers with the function of providing refresher training in valuation under the Ministry of Finance and the Professional Association of Valuation that meet the requirements for provide training, refresher training, CPD specified in Article 4 may provide CPD in valuation.

2. Before opening the first CPD class in valuation in the year, the provider specified in Clause 1 of this Article must send a relevant official dispatch to the Ministry of Finance.

Article 20. Delivery mode, content, documents and duration of CPD in valuation

1. The CPD class in valuation will be delivered in either a single continuous session, with sufficient time for teaching and learning, and adhere to the content and material requirements outlined in Clause 2 and clause 3 of this Article and the annual CPD orientation of the Ministry of Finance. The maximum class size for CPD is 150 trainees.

2. CPD content

a) Regulations on prices, valuation, and other laws related to Vietnamese and international valuation;

b) Valuation skills and experience, valuation situations and professional ethics;

c) Other knowledge and information related to valuation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The minimum annual CPD duration is 20 hours/year for the field of asset valuation and 24 hours/year for the field of business valuation.  If a trainee has attended a CPD class but has not yet met the required number of CPD hours, they must attend additional CPD classes offered by the same CPD provider to fulfill the required number of hours. However, the maximum number of additional classes per year is two (2).

Article 21. Confirmation of completion of CPD in valuation

1. Trainees who have attended the full number of CPD hours as prescribed in Clause 4, Article 20 of this Circular are certified to have completed CPD in valuation in the field of asset valuation or business valuation.

The head of the CPD provider (or deputy assigned by the head of the CPD provider) shall sign and issue confirmation of completion of CPD in valuation.

2. Confirmation of completion of CPD in valuation specified in Clause 1 of this Article is one of the conditions for valuers to register to practice valuation in the field of asset valuation or business valuation. This registration period extends from the date of receiving the certificate of completion of CPD in valuation to December 31st of the following year.

3. In case a practicing valuer attends the ASEAN Valuers Association (AVA) conference, the certificate of conference attendance may replace the confirmation of completion of CPD in valuation when registering to practice valuation.

Chapter V

IMPLEMENTATION

Article 22. Responsibilities of the Ministry of Finance in managing training, refresher training, CPD in valuation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Announce content orientation for CPD in valuation for the preceding year before December 31 every year.

3. On periodic or ad-hoc basis, the Ministry of Finance (Department of Price Management) shall inspect the operations of the training, refresher training, CPD providers; take actions against any violations against the law.

Article 23. Transitional provisions

1. Certificates of training, refresher training in valuation issued in accordance with Decision No. 87/2008/QD-BTC dated October 22, 2008 of the Minister of Finance are recognized as certificates of training in business valuation in accordance with this Circular.

2. Certificate of valuation training, certificate of refresher training in valuation issued in accordance with Circular No. 204/2014/TT-BTC dated December 23, 2014 of the Minister of Finance and Circular No. 11/2019/TT-BTC dated February 20, 2019 of the Minister of Finance are recognized as certificates of business valuation training and certificates of state valuation refresher training in accordance with this Circular.

3. Training and refresher training classes in valuation that were approved and scheduled to commence before the effective date of this Circular will be allowed to continue as planned, and trainees will be issued with training certificates, refresher training certificates upon successful completion as prescribed in Circular No. 204/2014/TT-BTC dated December 23, 2014 of the Minister of Finance and Circular No. 11/2019/TT-BTC dated February 20, 2019 of the Minister of Finance.

Article 24. Entry in force

1. This Circular comes into force as of July 1, 2024.

2. Circular No. 204/2014/TT-BTC dated December 23, 2014 of the Minister of Finance and Circular No. 11/2019/TT-BTC dated February 20, 2019 of the Minister of Finance cease to be effective from the effective date of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Le Tan Can

 

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 39/2024/TT-BTC ngày 16/05/2024 quy định về đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức và cấp chứng chỉ nghiệp vụ thẩm định giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.263

DMCA.com Protection Status
IP: 18.219.247.59
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!