Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 01/2014/TT-NHNN giao nhận bảo quản vận chuyển tiền mặt giấy tờ có giá

Số hiệu: 01/2014/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Đào Minh Tú
Ngày ban hành: 06/01/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2014/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2014

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ GIAO NHẬN, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN TIỀN MẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá,

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định việc giao nhận, bảo quản, vận chuyển; kiểm tra, kiểm kê, bàn giao, xử lý thừa thiếu tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong ngành Ngân hàng; việc thu, chi tiền mặt giữa Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng.

2. Việc đóng gói, niêm phong, kiểm đếm, giao nhận vàng, các loại kim khí quý, đá quý và các tài sản quý khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước).

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3. Khách hàng trong quan hệ giao dịch tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá với Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Tiền mặt” là các loại tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành.

2. “Tiền giấy” bao gồm tiền cotton và tiền polymer do Ngân hàng Nhà nước phát hành.

3. “Tài sản quý” bao gồm vàng, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ tiền mặt và các loại tài sản quý khác.

4. “Giấy tờ có giá” bao gồm trái phiếu, tín phiếu và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật.

5. “Tờ” là đơn vị về số lượng của tiền giấy, ngoại tệ tiền mặt, giấy tờ có giá.

6. “Miếng” là đơn vị về số lượng của tiền kim loại.

7. “Niêm phong” là việc sử dụng giấy niêm phong và/ hoặc kẹp chì để ghi dấu hiệu trên bó, túi, hộp, bao, thùng tiền đã được đóng gói theo quy định, đảm bảo bó, túi, hộp, bao, thùng tiền được giữ nguyên, đầy đủ.

8. “Kẹp chì” là một phương pháp niêm phong sử dụng kìm chuyên dùng kẹp hai đầu dây đã buộc miệng túi, bao, thùng tiền qua viên chì. Sau khi kẹp, dấu hiệu tên, ký hiệu riêng của đơn vị có tiền phải nổi rõ, đầy đủ trên bề mặt viên chì.

9. “Khách hàng” là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp ngoài ngành Ngân hàng có giao dịch tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá với Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Chương 2.

KIỂM ĐẾM, ĐÓNG GÓI VÀ GIAO NHẬN TIỀN MẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ

MỤC 1. QUY ĐỊNH VỀ ĐÓNG GÓI NIÊM PHONG TIỀN MẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ

Điều 4. Đóng gói tiền mặt

1. Một bó tiền gồm 1.000 (một nghìn) tờ tiền giấy cùng mệnh giá, cùng chất liệu được đóng thành 10 (mười) thếp, mỗi thếp gồm 100 (một trăm) tờ.

2. Một bao tiền gồm 20 (hai mươi) bó tiền cùng mệnh giá, cùng chất liệu.

3. Một túi tiền gồm 1.000 (một nghìn) miếng tiền kim loại đã qua lưu thông, cùng mệnh giá được đóng thành 20 (hai mươi) thỏi, mỗi thỏi gồm 50 (năm mươi) miếng.

4. Một hộp tiền gồm 2.000 (hai nghìn) miếng tiền kim loại mới đúc, cùng mệnh giá được đóng thành 40 (bốn mươi) thỏi, mỗi thỏi gồm 50 (năm mươi) miếng.

5. Một thùng tiền kim loại gồm 10 (mười) túi tiền cùng mệnh giá.

Đối với kho tiền Trung ương và kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Định, một thùng tiền kim loại gồm:

a) 50 (năm mươi) túi tiền loại mệnh giá 5.000 đồng;

b) 75 (bảy mươi lăm) túi tiền loại mệnh giá 2.000 đồng; 1.000 đồng; 500 đồng;

c) 100 (một trăm) túi tiền loại mệnh giá 200 đồng.

6. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ hướng dẫn quy cách đóng gói tiền mặt.

Điều 5. Niêm phong tiền mặt

1. Giấy niêm phong bó tiền là loại giấy mỏng, kích thước phù hợp với từng loại tiền và được in sẵn một số nội dung. Ngân hàng Nhà nước sử dụng giấy niêm phong màu trắng, mực in màu đen. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng màu giấy hoặc màu mực riêng trên giấy niêm phong sau khi thống nhất mẫu giấy niêm phong với Ngân hàng Nhà nước.

2. Trên giấy niêm phong bó, túi, hộp, bao, thùng tiền phải có đầy đủ, rõ ràng các nội dung sau: tên ngân hàng; loại tiền; số lượng (tờ, miếng, bó, túi) tiền; số tiền; họ tên và chữ ký của người kiểm đếm, đóng gói; ngày, tháng, năm đóng gói niêm phong.

3. Người có tên, chữ ký trên giấy niêm phong phải chịu trách nhiệm về bó, túi, hộp, bao, thùng tiền đã niêm phong.

4. Quy định niêm phong bao, túi, thùng tiền của Ngân hàng Nhà nước:

a) Kẹp chì đối với tiền mới in;

b) Kẹp chì kèm giấy niêm phong đối với tiền đã qua lưu thông.

5. Niêm phong tiền mới in:

a) Trên giấy niêm phong gói tiền mới in (10 bó) gồm các nội dung: cơ sở in, đúc tiền; loại tiền; số sêri; tên hoặc số hiệu của người đóng gói, đóng bao; năm sản xuất;

b) Trên bao tiền gồm các nội dung: ký hiệu loại tiền, năm sản xuất, sêri hoặc mã vạch bao tiền.

Điều 6. Đóng gói, niêm phong tài sản quý, giấy tờ có giá

Việc đóng gói, niêm phong ngoại tệ, giấy tờ có giá thực hiện như đóng gói, niêm phong tiền mặt.

Việc đóng gói, niêm phong, kiểm đếm, giao nhận vàng, các loại kim khí quý, đá quý và các tài sản quý khác được quy định tại một văn bản riêng.

MỤC 2. KIỂM ĐẾM VÀ GIAO NHẬN TIỀN MẶT, NGOẠI TỆ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ

Điều 7. Nguyên tắc thu, chi tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá

1. Mọi khoản thu, chi tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện thông qua quỹ của đơn vị.

2. Thu, chi tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá phải căn cứ vào chứng từ kế toán. Trước khi thu, chi phải kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán.

Tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá thu vào hay chi ra phải đủ, đúng với tổng số tiền (bằng số và bằng chữ), khớp đúng về thời gian (ngày, tháng, năm) trên chứng từ kế toán, sổ kế toán, sổ quỹ. Sau khi thu và trước khi chi tiền mặt, chứng từ kế toán phải có chữ ký của người nộp (hay lĩnh tiền) và thủ quỹ hoặc thủ kho tiền hoặc nhân viên thu, chi tiền mặt.

Điều 8. Bảng kê các loại tiền thu (hoặc chi)

Mỗi chứng từ kế toán thu (hoặc chi) tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá phải lập kèm theo một Bảng kê các loại tiền thu (hoặc chi) hoặc một biên bản giao nhận. Bảng kê, biên bản giao nhận được bảo quản theo quy định.

Điều 9. Kiểm đếm tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá

1. Khi thu, chi tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá phải được kiểm đếm chính xác.

2. Người nộp hoặc lĩnh tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá phải chứng kiến khi ngân hàng kiểm đếm hoặc kiểm đếm lại trước khi rời khỏi quầy chi của ngân hàng.

Điều 10. Thu, chi tiền mặt với khách hàng

1. Các khoản thu, chi tiền mặt của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi tắt là Sở Giao dịch), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với khách hàng phải thực hiện kiểm đếm tờ hoặc miếng theo đúng quy trình nghiệp vụ.

Trường hợp không thể kiểm đếm tiền mặt thu của khách hàng xong trong ngày, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng có thể thỏa thuận áp dụng phương thức thu nhận tiền mặt theo túi niêm phong và tổ chức kiểm đếm tờ (miếng) số tiền mặt đã nhận theo túi niêm phong vào ngày làm việc tiếp theo.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn thực hiện về quy trình thu, chi tiền mặt đối với khách hàng (kể cả thu, chi tiền mặt trong giao dịch một cửa, ngân hàng bán lẻ và các hoạt động có liên quan đến thu, chi tiền mặt khác).

3. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ hướng dẫn quy trình thu, chi tiền mặt áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước.

Điều 11. Giao nhận tiền mặt trong ngành Ngân hàng

1. Giao nhận tiền mặt theo bó tiền đủ 10 thếp, nguyên niêm phong hoặc túi tiền nguyên niêm phong kẹp chì trong các trường hợp:

a) Giao nhận tiền mặt trong nội bộ Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đối với tiền đã qua lưu thông (trừ trường hợp quy định tại điểm c Khoản 2 Điều này);

b) Giao nhận tiền mặt theo lệnh điều chuyển giữa kho tiền Trung ương với Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và ngược lại; giữa các kho tiền Trung ương với nhau; giữa các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh với nhau;

c) Giao nhận tiền mặt giữa Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngược lại; giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn tỉnh, thành phố với nhau.

2. Giao nhận tiền mặt theo bao, hộp, thùng nguyên niêm phong trong các trường hợp:

a) Giao nhận các loại tiền mới in, đúc của cơ sở in, đúc tiền hoặc của Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Các loại tiền được kiểm đếm, phân loại, đóng gói bằng hệ thống máy đa chức năng xử lý kiểm đếm, phân loại, đóng bó (túi) liên hoàn của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì được giao nhận như tiền mới in, đúc quy định tại Khoản này;

c) Xuất, nhập các loại tiền đã qua lưu thông giữa Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khi được Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định bằng văn bản.

3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định việc giao nhận tiền mặt trong hệ thống.

Điều 12. Kiểm đếm tiền mặt giao nhận trong ngành Ngân hàng

1. Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nhận tiền trong trường hợp quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 11 tổ chức kiểm đếm tờ (miếng) số tiền đã nhận phải thành lập Hội đồng kiểm đếm theo quy định tại Khoản 3 Điều 62 Thông tư này. Thời hạn kiểm đếm là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận tiền. Đơn vị giao cử người chứng kiến; trường hợp không cử người chứng kiến, đơn vị giao phải có thông báo bằng văn bản cho đơn vị nhận.

Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian kiểm đếm tiền mặt theo lệnh điều chuyển trong các trường hợp do nguyên nhân khách quan theo đề nghị của Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

Trường hợp Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nhận tiền không tổ chức kiểm đếm tờ (miếng) số tiền đã nhận theo lệnh điều chuyển có thể giao bó (túi) tiền nguyên niêm phong đó cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong cùng tỉnh, thành phố và phải cử người chứng kiến khi đơn vị nhận tổ chức kiểm đếm tờ (miếng).

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận tiền theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 11 tổ chức kiểm đếm tờ (miếng) số tiền đã nhận phải thành lập Hội đồng kiểm đếm theo quy định tại Khoản 3 Điều 62 Thông tư này. Thời hạn kiểm đếm là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận tiền. Đơn vị giao cử người chứng kiến; trường hợp không cử người chứng kiến, đơn vị giao phải có thông báo bằng văn bản cho đơn vị nhận.

3. Người chứng kiến là người đại diện đơn vị giao đến chứng kiến việc kiểm đếm của đơn vị nhận. Người chứng kiến phải trực tiếp xem xét, chứng kiến việc kiểm đếm của Hội đồng kiểm đếm đơn vị nhận; xác nhận sự sai sót của bó (túi) tiền, ký tên xác nhận vào mặt sau của giấy niêm phong bó (túi) tiền đó.

Điều 13. Giao nhận ngoại tệ, giấy tờ có giá

1. Các khoản thu, chi ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với khách hàng; giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; giữa Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện kiểm đếm tờ và theo đúng quy trình thu chi tiền mặt.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định việc giao nhận ngoại tệ trong hệ thống.

2. Giao nhận giấy tờ có giá thực hiện như sau:

a) Giao nhận giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và khách hàng; giữa Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải kiểm đếm tờ và thực hiện theo quy trình thu chi tiền mặt.

b) Giao nhận giữa cơ sở in, đúc tiền với kho tiền Trung ương, giữa kho tiền Trung ương và Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, giữa các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, giữa các kho tiền Trung ương thực hiện như sau:

- Giấy tờ có giá mới in giao nhận theo bao nguyên niêm phong kẹp chì như đối với tiền mặt hoặc bó nguyên niêm phong (nếu không chẵn bao); giấy tờ có giá đã qua lưu thông thì giao nhận theo bó đủ 10 thếp, nguyên niêm phong của Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, trường hợp không đủ bó thì giao nhận theo tờ.

Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nhận thành lập Hội đồng kiểm đếm tờ trước khi giao cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hay khách hàng.

- Giấy tờ có giá hết thời hạn lưu hành: giao nhận theo bó nguyên niêm phong của Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hoặc giao nhận theo tờ (trường hợp không đủ bó).

c) Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước để tham gia các nghiệp vụ thị trường tiền tệ, thực hiện giao nhận theo bó đủ 10 thếp nguyên niêm phong, trường hợp không đủ bó thì giao nhận theo tờ.

d) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định việc giao nhận giấy tờ có giá trong hệ thống.

Điều 14. Giao nhận tiền mặt với Kho bạc Nhà nước, đơn vị làm dịch vụ ngân quỹ của tổ chức tín dụng

1. Việc giao nhận tiền mặt giữa Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với Kho bạc Nhà nước và ngược lại thực hiện như việc giao nhận tiền mặt giữa Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại Thông tư này.

2. Đơn vị làm dịch vụ ngân quỹ của tổ chức tín dụng được nộp bó tiền đủ 10 thếp nguyên niêm phong cho Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán của tổ chức tín dụng đó mở tại Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh. Việc giao nhận, kiểm đếm các bó tiền trên trong ngành Ngân hàng, giữa Ngân hàng Nhà nước với Kho bạc Nhà nước thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 và Điều 12 Thông tư này.

Chương 3.

BẢO QUẢN TIỀN MẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ

MỤC 1. SẮP XẾP, BẢO QUẢN TIỀN MẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ TẠI QUẦY GIAO DỊCH VÀ TRONG KHO TIỀN

Điều 15. Sắp xếp, bảo quản tài sản tại quầy giao dịch và trong kho tiền

1. Hết giờ làm việc hàng ngày, toàn bộ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá phải được bảo quản trong kho tiền.

Giám đốc Sở Giao dịch, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quy định bằng văn bản việc bảo quản an toàn tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong thời gian nghỉ buổi trưa (nếu có) tại đơn vị.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định bằng văn bản việc bảo quản an toàn tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong thời gian nghỉ buổi trưa (nếu có) trong hệ thống.

2. Các loại tài sản bảo quản trong kho tiền phải được phân loại, kiểm đếm, đóng gói, niêm phong, được sắp xếp gọn gàng, khoa học.

3. Trong kho tiền Ngân hàng Nhà nước, tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá phải được đóng gói, niêm phong đúng quy định và được sắp xếp riêng ở từng khu vực hoặc riêng từng gian kho.

4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm ban hành quy định, hướng dẫn thực hiện việc bảo quản an toàn tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong hệ thống và có các biện pháp cần thiết để tăng cường đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản.

Điều 16. Bảo quản tài sản khi thực hiện các dịch vụ ngân quỹ khác

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định điều kiện, quy trình nhận, giao trả tài sản cho khách hàng, trách nhiệm của các bộ phận có liên quan (kế toán, ngân quỹ) trong việc đảm bảo an toàn tài sản khi làm dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn và các dịch vụ ngân quỹ khác; quy định việc giao nhận và bảo quản giấy tờ có giá cầm cố các khoản vay hoặc các trường hợp lưu ký giấy tờ có giá khác.

MỤC 2. QUẢN LÝ TIỀN MẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ VÀ KHO TIỀN

Điều 17. Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Chi cục trưởng Chi cục Phát hành và Kho quỹ, Giám đốc

1. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Chi cục trưởng Chi cục Phát hành và Kho quỹ, Giám đốc Sở Giao dịch, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là Giám đốc) chịu trách nhiệm về công tác tổ chức quản lý, đảm bảo an toàn, bí mật tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và hoạt động của kho tiền tại đơn vị mình, có nhiệm vụ:

a) Trang bị những phương tiện, thiết bị đảm bảo an toàn theo quy định;

b) Chỉ đạo áp dụng những biện pháp cần thiết chống mất mát, nhầm lẫn, để phòng trộm cướp, cháy nổ, lụt bão, ẩm mốc, mối mọt và các nguyên nhân khác, đảm bảo chất lượng tiền, tài sản bảo quản trong kho tiền;

c) Quản lý và giữ chìa khóa một ổ khóa lớp cánh ngoài cửa kho tiền;

d) Trực tiếp mở, khóa cửa để giám sát việc xuất, nhập, bảo quản tài sản trong kho tiền.

2. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Chi cục trưởng Chi cục Phát hành và Kho quỹ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như Giám đốc quy định tại Điều 23, Điều 25, Điều 26, Điều 28, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 36, Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 41, Điều 43, Điều 44, Điều 55, Điều 59, Điều 60, Điều 61, Điều 65, Điều 67 Thông tư này.

Điều 18. Trách nhiệm của Trưởng phòng Kế toán

1. Trưởng phòng Kế toán tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm quản lý, giám sát việc xuất, nhập và bảo quản tài sản trong kho tiền, có nhiệm vụ:

a) Tổ chức hạch toán tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá theo chế độ kế toán - thống kê;

b) Quản lý và giữ chìa khóa một ổ khóa lớp cánh ngoài cửa kho tiền, trực tiếp mở, khóa cửa kho tiền để giám sát việc xuất, nhập và bảo quản tài sản trong kho tiền;

c) Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán và sổ quỹ đảm bảo sự khớp đúng;

d) Trực tiếp tham gia kiểm kê tài sản định kỳ hoặc đột xuất đảm bảo sự khớp đúng giữa tồn quỹ thực tế với sổ kế toán và sổ quỹ; ký xác nhận tồn quỹ thực tế trên sổ quỹ, sổ theo dõi từng loại tài sản, sổ kiểm kê, thẻ kho.

đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc mở và ghi chép sổ sách của thủ quỹ, thủ kho tiền.

2. Trưởng phòng Kế toán Sở Giao dịch, Trưởng phòng Kế toán Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Trưởng phòng Kế toán - Tài vụ Cục Phát hành và Kho quỹ, Trưởng phòng Kế toán - Tài vụ Chi cục Phát hành và Kho quỹ chịu trách nhiệm quản lý, giám sát việc xuất, nhập và bảo quản tài sản trong kho tiền và thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại điểm a, b, c, d Khoản 1 Điều này.

Điều 19. Trách nhiệm của Thủ kho tiền

1. Thủ kho tiền Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn tuyệt đối các loại tài sản bảo quản trong kho tiền, có nhiệm vụ:

a) Thực hiện việc xuất - nhập tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá chính xác, kịp thời, đầy đủ theo đúng lệnh của cấp có thẩm quyền, đúng chứng từ kế toán hợp lệ, hợp pháp;

b) Mở sổ quỹ; sổ theo dõi từng loại tiền, từng loại tài sản; thẻ kho; các sổ sách cần thiết khác; ghi chép và bảo quản các sổ sách, giấy tờ đầy đủ, rõ ràng, chính xác;

c) Tổ chức sắp xếp tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong kho tiền gọn gàng khoa học, đảm bảo vệ sinh kho tiền; đề xuất áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá bảo quản trong kho tiền;

d) Quản lý, giữ chìa khóa một ổ khóa của lớp cánh trong cửa kho tiền bảo quản tài sản được giao, các ổ khóa cửa gian kho và các phương tiện bảo quản tài sản trong kho tiền (két, tủ sắt).

2. Thủ kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh bảo quản tiền mặt thuộc Quỹ dự trữ phát hành; vàng, các loại kim khí quý, đá quý và các tài sản khác.

3. Kho tiền Trung ương có một số thủ kho: thủ kho Quỹ dự trữ phát hành, thủ kho tài sản quý, thủ kho giấy tờ có giá. Từng thủ kho chịu trách nhiệm tài sản trong phạm vi được giao và thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

4. Giúp thủ kho tiền trong việc kiểm đếm, đóng gói, bốc xếp, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá có một số nhân viên phụ kho.

Điều 20. Trách nhiệm của Thủ quỹ

1. Thủ quỹ Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn tuyệt đối các loại tiền mặt thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành (đối với Ngân hàng Nhà nước), Quỹ tiền mặt (đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), tài sản quý, giấy tờ có giá; thực hiện thu chi tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá theo đúng chứng từ kế toán hợp lệ, hợp pháp; quản lý, ghi chép sổ quỹ và các sổ sách cần thiết khác đầy đủ, rõ ràng, chính xác.

2. Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có thể bố trí một số tổ thu, tổ chi. Mỗi tổ thu (hoặc tổ chi) do một thủ quỹ phụ trách và chịu trách nhiệm tài sản trong phạm vi được giao. Trong trường hợp này, bố trí một thủ quỹ kiêm thủ kho tiền bảo quản Quỹ nghiệp vụ phát hành.

3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có kho tiền bảo quản riêng Quỹ nghiệp vụ phát hành, ngoại tệ, giấy tờ có giá thì bố trí thủ quỹ kiêm thủ kho tiền bảo quản các tài sản được giao.

Trường hợp thủ quỹ kiêm thủ kho tiền quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này thì được hưởng các quyền lợi như thủ kho tiền.

Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố trực thuộc Trung ương được bố trí một thủ kho tiền chuyên trách bảo quản Quỹ nghiệp vụ phát hành, ngoại tệ, giấy tờ có giá.

4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có một hoặc một số thủ quỹ, giao dịch viên. Từng thủ quỹ, giao dịch viên chịu trách nhiệm tài sản trong phạm vi được giao; trong đó, bố trí một thủ quỹ kiêm thủ kho tiền hoặc một thủ kho tiền chuyên trách.

Điều 21. Trách nhiệm của Trưởng kho tiền Trung ương, Trưởng phòng Ngân quỹ Sở Giao dịch, Trưởng phòng Tiền tệ - Kho quỹ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh

1. Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ; tổ chức việc thu, chi (xuất, nhập), bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá theo quy định.

2. Hướng dẫn, kiểm tra việc mở và ghi chép sổ sách của thủ quỹ, thủ kho tiền.

3. Tham gia kiểm tra, kiểm kê, bàn giao tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.

Điều 22. Trách nhiệm của kiểm ngân

1. Kiểm ngân có nhiệm vụ kiểm đếm, tuyển chọn, đóng gói, bốc xếp, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.

2. Kiểm ngân chịu trách nhiệm tài sản đối với tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong phạm vi được giao kiểm đếm, tuyển chọn, đóng gói.

Điều 23. Nhiệm vụ của nhân viên an toàn kho tiền

1. Nhân viên an toàn kho tiền có nhiệm vụ:

a) Kiểm tra tại chỗ các điều kiện đảm bảo an toàn cho việc xuất, nhập tài sản trong kho tiền và khi tổ chức bốc xếp, vận chuyển đi, đến theo lệnh của cấp có thẩm quyền; kiểm tra công tác an toàn kho tiền trong giờ làm việc;

b) Kiểm soát và giám sát những người được vào làm việc trong kho tiền; được quyền kiểm tra, soát xét những người vào, ra kho tiền khi có nghi vấn;

c) Kiểm tra việc chấp hành quy định vào, ra kho tiền;

d) Đề xuất và kiến nghị với Giám đốc về các biện pháp tổ chức bảo vệ an toàn trong kho tiền.

2. Trường hợp không bố trí nhân viên an toàn kho chuyên trách thì thủ kho tiền kiêm nhiệm.

Điều 24. Tiêu chuẩn chức danh thủ kho tiền, thủ quỹ, kiểm ngân

Thủ kho tiền, thủ quỹ, kiểm ngân của Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, kho tiền Trung ương phải đủ tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Nhà nước và được quản lý theo Quy chế cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước. Thủ kho tiền Trung ương do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định. Thủ kho tiền Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh do Giám đốc quyết định.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ tiêu chuẩn chức danh thủ kho tiền, thủ quỹ, kiểm ngân của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật để quy định tiêu chuẩn chức danh thủ kho tiền, thủ quỹ, kiểm ngân trong hệ thống.

Điều 25. Các trường hợp không được bố trí làm cán bộ quản lý kho quỹ ngân hàng

1. Không bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột (kể cả anh, chị, em ruột vợ hoặc chồng) của Giám đốc, Phó Giám đốc làm thủ quỹ, thủ kho tiền.

2. Không bố trí những người có quan hệ là vợ chồng, bố mẹ, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột cùng tham gia giữ chìa khóa cửa kho tiền; cùng tham gia kiểm kê, kiểm đếm tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá hoặc cùng công tác trên một xe hay một đoàn xe vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.

Điều 26. Quy định ủy quyền của các thành viên tham gia quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và kho tiền

1. Quy định ủy quyền của Giám đốc:

a) Giám đốc được ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Giám đốc thực hiện nhiệm vụ quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và kho tiền trong một thời gian nhất định. Trường hợp Phó Giám đốc được ủy quyền vắng mặt thì Giám đốc được ủy quyền bằng văn bản cho Phó Giám đốc khác thực hiện nhiệm vụ quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và kho tiền.

b) Người được ủy quyền chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, kho tiền theo quy định tại Thông tư này và theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Đối với kho tiền Trung ương:

a) Đối với kho tiền Trung ương tại Hà Nội (Kho tiền I) tại 49 Lý Thái Tổ, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ được ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Cục trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và kho tiền trong một thời gian nhất định. Trường hợp Phó Cục trưởng được ủy quyền vắng mặt thì Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ được ủy quyền bằng văn bản cho Phó Cục trưởng khác thực hiện nhiệm vụ quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và kho tiền.

b) Đối với Kho tiền I tại địa điểm Ao Phèn, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ được ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Cục trưởng hoặc Trưởng kho tiền I thực hiện nhiệm vụ quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và kho tiền trong một thời gian nhất định. Trường hợp người được ủy quyền vắng mặt thì Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ được ủy quyền từng lần bằng văn bản cho Phó Cục trưởng khác hoặc một Phó Trưởng kho tiền I.

c) Đối với kho tiền Trung ương tại thành phố Hồ Chí Minh, Chi cục trưởng Chi cục Phát hành và Kho quỹ được ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát hành và Kho quỹ thực hiện nhiệm vụ quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và kho tiền trong một thời gian nhất định. Trường hợp Phó Chi cục trưởng được ủy quyền vắng mặt thì Chi cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ được ủy quyền bằng văn bản cho Phó Chi cục trưởng khác thực hiện nhiệm vụ quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và kho tiền.

d) Người được ủy quyền theo quy định tại điểm a, b và c Khoản này chịu trách nhiệm trước người ủy quyền về việc quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, kho tiền theo quy định tại Thông tư này và theo quy định của pháp luật có liên quan.

3. Trưởng phòng Kế toán được ủy quyền bằng văn bản cho Phó trưởng phòng thay mình quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và kho tiền trong một thời gian nhất định (văn bản ủy quyền phải được Giám đốc chấp thuận). Người được ủy quyền chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và Giám đốc về quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và kho tiền theo quy định tại Thông tư này và theo quy định của pháp luật.

4. Mỗi lần thủ kho tiền cần nghỉ làm việc theo chế độ, đi công tác, đi họp, đi học phải có văn bản đề nghị và được Giám đốc chấp thuận, Giám đốc có văn bản cử người thay thế và tổ chức kiểm kê, bàn giao tài sản. Người thay thế chịu trách nhiệm đảm bảo bí mật, an toàn tuyệt đối tài sản và hoạt động nghiệp vụ bình thường trong thời gian được giao nhiệm vụ.

5. Khi hết thời hạn ủy quyền và bàn giao lại tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, người được ủy quyền phải báo cáo công việc đã làm về quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, kho tiền cho người ủy quyền. Người được ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho người khác.

Người thay thế thủ kho tiền thực hiện theo quy định tại Khoản này.

6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định việc ủy quyền của Giám đốc, Trưởng phòng Kế toán về quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và kho tiền trong trường hợp đặc biệt không thể bố trí người được ủy quyền theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này.

MỤC 3. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CHÌA KHÓA KHO TIỀN, KÉT SẮT

Điều 27. Chìa khóa kho tiền, két sắt

Mỗi ổ khóa cửa kho tiền, cửa gian kho, két sắt phải có đủ và đúng hai chìa, một chìa sử dụng hàng ngày và một chìa dự phòng. Chìa khóa của ổ khóa số là một tổ hợp gồm mã số và chìa khóa định vị (nếu có).

Điều 28. Bảo quản chìa khóa cửa kho tiền

1. Từng thành viên giữ chìa khóa cửa kho tiền phải bảo quản an toàn chìa khóa sử dụng hàng ngày trong két sắt riêng đặt tại nơi làm việc trong trụ sở cơ quan.

2. Cửa kho tiền có khóa mã số, từng thành viên quản lý ổ khóa số tự đặt mã số và ghi lại mã số chính xác, dễ đọc lên giấy; phải ghi hai đến ba mã số để sử dụng hàng ngày và thay đổi thường xuyên. Từng mã số được niêm phong trong một phong bì riêng, bảo quản tại két sắt riêng cùng với chìa định vị đang dùng. Nếu quên mã số được phép mở niêm phong, sau đó tự niêm phong mới để bảo quản. Trường hợp muốn sử dụng mã số khác ngoài các mã số đã được niêm phong, phải có văn bản báo cáo Giám đốc; khi được cho phép bằng văn bản phải làm thủ tục mở hộp chìa khóa dự phòng, thay mã số khác và gửi chìa khóa dự phòng cửa kho tiền theo quy định tại Điều 31 Thông tư này.

Điều 29. Bảo quản chìa khóa gian kho, két sắt

1. Chìa khóa sử dụng hàng ngày của các két sắt (nếu có) của gian kho nào thì được để trong một hộp sắt nhỏ bảo quản ở một trong những két sắt đặt tại gian kho đó.

2. Chìa khóa sử dụng hàng ngày của gian kho, két sắt bảo quản hộp chìa khóa quy định tại Khoản 1 Điều này, chìa khóa đang dùng của két sắt bảo quản tài sản tại quầy giao dịch được bảo quản như chìa khóa đang dùng của cửa kho tiền.

Điều 30. Bàn giao chìa khóa cửa kho tiền

1. Mỗi lần bàn giao chìa khóa cửa kho tiền, người giao và người nhận trực tiếp giao nhận chìa khóa và ký nhận vào sổ bàn giao chìa khóa kho tiền. Đối với khóa mã số, khi bàn giao chìa khóa cửa kho tiền, cả ba thành viên giữ chìa khóa cửa kho tiền phải có mặt để mở cửa kho tiền. Người giao xóa mã số, giao chìa khóa định vị; người nhận phải đổi mã số.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định trong hệ thống việc bàn giao chìa khóa cửa kho tiền trong trường hợp sử dụng các loại khóa mã số đặc biệt.

Điều 31. Niêm phong và gửi chìa khóa dự phòng khóa cửa kho tiền

1. Việc niêm phong chìa khóa dự phòng cửa kho tiền được các thành viên giữ chìa khóa và cán bộ kiểm soát chứng kiến, lập biên bản, cùng ký tên trên niêm phong. Các mã số để sử dụng hàng ngày và thay đổi thường xuyên quy định tại Khoản 2 Điều 28 Thông tư này được từng thành viên ghi lại, niêm phong trong phong bì riêng cùng với chìa định vị dự phòng, chính là chìa khóa dự phòng của cửa kho tiền có khóa mã số. Hộp chìa khóa dự phòng được gửi vào kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, chi nhánh khác cùng hệ thống tổ chức tín dụng hay Kho bạc Nhà nước ngay trong ngày. Đơn vị nhận gửi có trách nhiệm bảo quản an toàn, nguyên vẹn niêm phong hộp chìa khóa dự phòng trong kho tiền của mình.

2. Kho tiền Trung ương gửi chìa khóa dự phòng của cửa kho tiền vào kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh gần nhất. Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh gửi chìa khóa dự phòng vào kho tiền Trung ương trên địa bàn - (nếu có) hay kho tiền Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố.

3. Hộp bảo quản chìa khóa dự phòng của cửa kho tiền có 2 ổ khóa, Giám đốc và thủ kho tiền mỗi người quản lý một ổ; chìa khóa hộp này được bảo quản như chìa khóa đang dùng của cửa kho tiền.

Điều 32. Quản lý chìa khóa dự phòng khóa cửa gian kho, két sắt

Chìa khóa dự phòng cửa gian kho, két sắt được làm thủ tục niêm phong như đối với chìa khóa dự phòng khóa cửa kho tiền và bảo quản tại két sắt của Giám đốc.

Điều 33. Mở hộp chìa khóa dự phòng

1. Các trường hợp mở hộp chìa khóa dự phòng:

a) Khi mất chìa khóa đang dùng hàng ngày hoặc cần phải mở cửa kho trong trường hợp khẩn cấp quy định tại Điều 38 Thông tư này;

b) Lưu giữ thêm các chìa khóa dự phòng của các ổ khóa mới, thay mã số khác hoặc các trường hợp thay đổi người quản lý, giữ chìa khóa;

c) Rút các chìa khóa dự phòng của các ổ khóa đã được thay mới;

d) Kiểm tra, kiểm kê chìa khóa dự phòng theo lệnh bằng văn bản của Giám đốc hoặc cấp có thẩm quyền.

2. Khi mở hộp chìa khóa dự phòng của khóa cửa kho tiền phải có sự chứng kiến của Giám đốc, Trưởng phòng Kế toán, thủ kho tiền, cán bộ kiểm soát; Giám đốc chỉ định 1 trong 3 thành viên giữ chìa khóa kho tiền mở hộp chìa khóa dự phòng. Trường hợp khẩn cấp phải mở hộp chìa khóa dự phòng mà người giữ chìa khóa vắng mặt thì Giám đốc chỉ định người được ủy quyền của người đó chứng kiến việc mở hộp chìa khóa dự phòng.

Mỗi lần mở hộp chìa khóa dự phòng quy định tại điểm a, b, c Khoản 1 Điều này phải có văn bản được Giám đốc chấp thuận.

Điều 34. Sửa chữa thay thế khóa cửa kho tiền

Nghiêm cấm làm thêm hoặc sao chụp chìa khóa cửa kho tiền, két sắt. Trường hợp ổ khóa hoặc chìa khóa cửa kho tiền bị hỏng, cần sửa chữa, thay thế phải có văn bản được Giám đốc chấp nhận, Giám đốc chịu trách nhiệm khi quyết định chọn đối tác (thợ) sửa chữa, thay thế khóa cửa kho tiền, két sắt. Khi thực hiện thay thế, sửa chữa khóa cửa kho tiền phải có sự chứng kiến của người giữ chìa khóa hoặc người được ủy quyền.

Điều 35. Trách nhiệm của cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng chìa khóa kho tiền, két sắt

Bảo đảm an toàn bí mật chìa khóa được giao, không làm thất lạc, mất mát, hư hỏng. Tuyệt đối không cho người khác xem, cầm, cất giữ hộ.

Không mang chìa khóa ra ngoài trụ sở cơ quan.

Điều 36. Trách nhiệm bảo mật chìa khóa cửa kho tiền

Không để xảy ra tình trạng lần lượt các chìa của các ổ khóa cửa kho tiền giao vào tay một người. Nếu xảy ra tình trạng này, coi như tất cả các ổ khóa cửa kho tiền đã bị lộ bí mật, bị mất chìa thì Giám đốc phải cho thay thế ổ khóa mới hoặc mã số mới theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Thông tư này.

Điều 37. Xử lý khi làm mất, lộ bí mật chìa khóa kho tiền, két sắt

1. Các chìa khóa cửa kho tiền, gian kho, két sắt không bảo quản theo đúng quy định tại Thông tư này được coi là đã bị lộ bí mật. Khi bị lộ bí mật chìa khóa phải thay thế ổ khóa mới hoặc mã số mới.

2. Trường hợp chìa khóa cửa kho tiền đang dùng hàng ngày bị mất, người làm mất chìa khóa phải báo cáo ngay với Giám đốc và báo cáo ngân hàng cấp trên theo hệ thống dọc (nếu có) bằng văn bản, nêu rõ nguyên nhân, thời gian và địa điểm mất chìa khóa. Đối với Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, nếu chìa khóa cửa kho tiền bị mất thì Giám đốc còn phải báo ngay với cơ quan công an cùng cấp; sau đó lập biên bản về việc mất chìa khóa và làm thủ tục xin lấy hộp chìa khóa dự phòng để sử dụng. Việc thay khóa mới phải thực hiện kịp thời trong thời gian không quá 36 giờ; trong thời gian này, phải tăng cường các biện pháp bảo vệ bảo đảm tuyệt đối an toàn tài sản.

Người làm lộ, làm mất chìa khóa phải kiểm điểm nghiêm túc và phải bồi thường chi phí thay ổ khóa mới; phải chịu kỷ luật hoặc bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 38. Xử lý cửa kho tiền trong trường hợp khẩn cấp

Trường hợp khẩn cấp, nếu thiếu một hay hai người giữ chìa khóa cửa kho tiền thì Giám đốc cho phép sử dụng chìa khóa dự phòng hoặc Giám đốc quyết định cho phá kho để cứu tài sản và báo cáo ngân hàng cấp trên theo hệ thống dọc (nếu có) kịp thời.

MỤC 4. VÀO, RA KHO TIỀN

Điều 39. Đối tượng được vào kho tiền

Khi thực hiện nhiệm vụ, những đối tượng sau được phép vào kho tiền:

1. Thống đốc, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kiểm tra các kho tiền trong ngành Ngân hàng.

2. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ vào các kho tiền trong ngành Ngân hàng để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

3. Cán bộ được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép bằng văn bản vào kiểm tra hoặc thanh tra kho tiền trong ngành Ngân hàng.

4. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, cán bộ được Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản cho phép kiểm tra kho tiền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn tỉnh, thành phố.

5. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kiểm tra kho tiền thuộc hệ thống.

6. Cán bộ được Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có văn bản cho phép kiểm tra kho tiền tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc hệ thống.

7. Giám đốc và các thành viên có trách nhiệm giữ chìa khóa cửa kho tiền.

8. Cán bộ kiểm soát vào kho tiền để giám sát việc xuất nhập tài sản; cán bộ kiểm tra kho tiền theo kế hoạch công tác đã được Giám đốc duyệt.

9. Cán bộ, nhân viên được giao nhiệm vụ tổ chức và bốc xếp, vận chuyển tài sản bảo quản trong kho tiền.

10. Các thành viên của Hội đồng kiểm kê tài sản kho quy định kỳ, đột xuất.

11. Cán bộ giám sát và cán bộ kỹ thuật, công nhân sửa chữa kho tiền; sửa chữa, lắp đặt, bảo dưỡng các thiết bị, các ổ khóa trong kho tiền, có giấy đề nghị, được Giám đốc chấp thuận cho phép vào kho tiền.

Điều 40. Các trường hợp được vào kho tiền

1. Thực hiện lệnh, phiếu xuất, nhập tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.

2. Nhập tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá vào bảo quản trong kho tiền hoặc xuất ra để sử dụng trong ngày.

3. Kiểm tra, kiểm kê tài sản trong kho tiền theo định kỳ hoặc đột xuất.

4. Vệ sinh kho tiền, bốc xếp, đảo kho.

5. Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt trang thiết bị trong kho tiền.

6. Cứu tài sản trong kho tiền trong các trường hợp khẩn cấp.

7. Xuất, nhập tài sản tạm gửi kho Ngân hàng Nhà nước; xuất nhập tài sản làm dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn, dịch vụ ngân quỹ khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

8. Các trường hợp khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Điều 41. Quy định vào, ra kho tiền

1. Khi vào, thủ kho tiền vào đầu tiên; khi ra, thủ kho tiền ra cuối cùng. Việc mở và đóng các ô khóa cửa kho tiền theo nguyên tắc từng người một và theo đúng thứ tự, khi mở cửa kho tiền: Giám đốc, Trưởng phòng Kế toán, thủ kho tiền; ngược lại, khi đóng cửa kho tiền: thủ kho tiền, Trưởng phòng Kế toán, Giám đốc. Mỗi lần vào, ra kho tiền mọi người phải ký tên xác nhận trên sổ đăng ký vào kho tiền.

2. Trước khi vào và sau khi ra khỏi kho tiền, các thành viên vào kho tiền phải có mặt đầy đủ tại gian đệm để chứng kiến các thành viên giữ chìa khóa kho tiền mở, đóng cửa kho tiền. Các thành viên giữ chìa khóa kho tiền phải tự bảo vệ bí mật mã số, chìa khóa cửa kho tiền khi mở, đóng cửa kho tiền.

Điều 42. Kiểm tra trước khi vào, ra kho tiền

1. Trước khi mở khóa, nhân viên an toàn kho, các thành viên giữ chìa khóa kho tiền phải quan sát kỹ tình trạng bên ngoài ổ khóa và cửa kho tiền.

a) Nếu thấy có vết tích nghi vấn, phải ghi đầy đủ nghi vấn trước khi mở khóa;

b) Nếu thấy vết tích đã có kẻ gian xâm nhập kho tiền, phải giữ nguyên hiện trường và thông báo cho cơ quan công an đến xem xét, lập biên bản; sau đó mới mở khóa vào kho tiền.

2. Trước khi ra khỏi kho tiền:

a) Kiểm tra các hiện vật cần mang ra ngoài kho;

b) Kiểm tra lại các hệ thống thiết bị an toàn;

c) Thủ kho tiền và nhân viên an toàn kho phải kiểm tra lại lần cuối cùng trước khi đóng cửa kho tiền.

MỤC 5. CANH GÁC, BẢO VỆ KHO TIỀN, QUẦY GIAO DỊCH

Điều 43. Nội quy kho tiền, quầy giao dịch tiền mặt

1. Những người có nhiệm vụ vào quầy giao dịch tiền mặt hoặc kho tiền phải mặc bảo hộ lao động hoặc trang phục giao dịch không có túi.

2. Người không có nhiệm vụ không được vào trong quầy giao dịch hoặc kho tiền.

3. Quầy giao dịch, kho tiền phải có nội quy do Giám đốc quy định.

Điều 44. Về làm việc ngoài giờ tại trụ sở kiêm kho tiền

Hết giờ làm việc, phải khóa cửa quầy giao dịch và các cửa thuộc khu vực kho tiền; ngoài lực lượng bảo vệ, nhân viên trực điều khiển thiết bị an toàn kho tiền đã được phân công (nếu có), không ai được tự ý ở lại một mình tại nơi làm việc trong trụ sở kiêm kho tiền. Nếu có yêu cầu làm việc ngoài giờ, ít nhất phải có 2 người, được Giám đốc cho phép bằng văn bản và thông báo cho bộ phận bảo vệ biết.

Điều 45. Canh gác, bảo vệ kho tiền

1. Kho tiền phải được canh gác, bảo vệ thường xuyên đảm bảo an toàn 24 giờ/ngày. Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an liên quan xây dựng phương án bảo vệ kho tiền.

2. Kho tiền Sở Giao dịch, kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, kho tiền Trung ương có lực lượng cảnh sát bảo vệ.

Điều 46. Trách nhiệm của bảo vệ

Những người có nhiệm vụ bảo vệ kho tiền phải chịu trách nhiệm về an toàn kho tiền trong phạm vi được phân công.

Chương 4.

VẬN CHUYỂN TIỀN MẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ

Điều 47. Quy trình vận chuyển

Quy trình vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá bắt đầu từ khi nhận, đóng gói niêm phong tài sản; bốc xếp lên phương tiện vận chuyển; vận chuyển trên đường, đến địa điểm nhận; giao hàng và kết thúc khi hoàn thành đầy đủ các thủ tục giao nhận.

Điều 48. Trách nhiệm tổ chức vận chuyển

1. Cục Phát hành và Kho quỹ có nhiệm vụ tổ chức vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá từ cơ sở in, đúc tiền, sân bay, bến cảng, nhà ga về kho tiền Trung ương; giữa các kho tiền Trung ương; từ kho tiền Trung ương đến kho tiền Sở Giao dịch, các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và ngược lại; giữa các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

Trường hợp cần thiết, Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cử người áp tải và giao tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá tại kho tiền Trung ương hoặc nhận, áp tải tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khác.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Định có nhiệm vụ tổ chức vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá giữa chi nhánh tỉnh Bình Định và kho tiền Trung ương, giữa các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố miền Trung, Tây Nguyên với nhau (theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ).

2. Ngân hàng Nhà nước vận chuyển ngoại tệ ra nước ngoài phải có Lệnh của Thống đốc.

3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định thủ tục và thẩm quyền cấp lệnh vận chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, lệnh điều chuyển tiền mặt giữa các chi nhánh và quy định việc vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá của hệ thống.

Điều 49. Giấy ủy quyền vận chuyển

Khi giao nhận và vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, người áp tải hàng phải có giấy ủy quyền của cấp có thẩm quyền.

Đối với việc vận chuyển ngoại tệ ra nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước, người áp tải phải có giấy ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Trước khi giao hàng cho người nhận, người giao phải kiểm tra tính hợp lệ và hợp pháp của giấy ủy quyền; kiểm tra các yếu tố đảm bảo an toàn theo quy định mới cho phép vận chuyển hàng ra khỏi trụ sở Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều 50. Phương tiện vận chuyển

1. Vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá phải sử dụng xe chuyên dùng và các phương tiện kỹ thuật cần thiết.

2. Vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước phải có xe hộ tống.

Trường hợp phải thuê phương tiện khác như máy bay, tàu hỏa, tàu biển để vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

3. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng phương tiện khác để vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải quy định bằng văn bản và hướng dẫn quy trình vận chuyển, bảo vệ, các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản.

4. Trường hợp Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có nhu cầu giao, nhận trực tiếp tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước tại kho tiền Trung ương và có khả năng tự bố trí phương tiện vận tải chở tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá (xe chuyên dùng), phải được sự chấp thuận của Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ.

Điều 51. Đảm bảo bí mật thông tin vận chuyển

1. Những người tổ chức và tham gia vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá phải tuyệt đối giữ bí mật các thông tin về thời gian, hành trình, loại hàng, khối lượng, giá trị, phương tiện vận chuyển, phương tiện bảo quản tài sản theo quy định bảo vệ bí mật Nhà nước.

2. Người không có nhiệm vụ không được đi cùng trên phương tiện vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.

3. Các văn bản liên quan đến công tác vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá sử dụng cụm từ “hàng đặc biệt” thay cho cụm từ “tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá” để đảm bảo bí mật thông tin vận chuyển.

Điều 52. Đảm bảo an toàn trên đường vận chuyển

1. Tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá khi vận chuyển phải được đóng gói, niêm phong và được bảo quản an toàn.

2. Phải tổ chức vận chuyển vào ban ngày (trừ trường hợp đặc biệt như vận chuyển bằng máy bay, tàu hỏa, tàu biển), hạn chế giao nhận hàng vào ban đêm.

3. Vận chuyển đường dài, cần nghỉ dọc đường tránh đỗ xe ở nơi đông người. Trường hợp nghỉ trên đường qua đêm, phải đưa xe hàng vào trụ sở Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc đơn vị công an, quân đội để có Điều kiện đảm bảo an toàn, phối hợp bố trí trực canh gác xe hàng hoặc gửi hàng vào bảo quản trong kho tiền.

Điều 53. Phối hợp bảo vệ trên tuyến đường vận chuyển

Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận được thông báo xe vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá của ngành Ngân hàng gặp sự cố trên tuyến đường tại địa phương mình, phải chủ động liên lạc, phối hợp với cơ quan công an địa phương cùng lực lượng của xe vận chuyển có biện pháp đảm bảo an toàn tài sản. Trường hợp cần thiết, phải đề nghị ủy ban nhân dân địa phương phối hợp và xử lý kịp thời những sự cố xảy ra.

Điều 54. Tổ chức tiếp nhận

Khi tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá vận chuyển đến nơi nhận, đơn vị nhận hàng phải huy động lực lượng lao động trong đơn vị tiếp nhận hàng nhanh nhất (kể cả ngoài giờ làm việc hoặc ngày nghỉ) đưa hàng vào kho tiền bảo quản an toàn.

Điều 55. Lực lượng tham gia vận chuyển và trách nhiệm của người áp tải

1. Khi vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá phải có đủ lực lượng Điều khiển phương tiện, áp tải, bảo vệ.

2. Người áp tải là người phụ trách chung trên đường vận chuyển, chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá; tổ chức thực hiện việc giao nhận, vận chuyển theo quy định tại Thông tư này.

Trường hợp khối lượng, giá trị tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá vận chuyển lớn phải tổ chức thành đoàn xe, có một số người áp tải, thì Giám đốc chỉ định một cán bộ áp tải làm trưởng đoàn.

Điều 56. Trách nhiệm bảo vệ vận chuyển

1. Xe vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước do cảnh sát có vũ trang bảo vệ; tùy theo khối lượng, giá trị và tính chất của mỗi chuyến hàng mà ngân hàng bàn bạc, thống nhất với đơn vị cảnh sát để quyết định số lượng người đi bảo vệ. Trường hợp có một xe hàng thì ít nhất có hai cảnh sát bảo vệ.

Lực lượng bảo vệ hoặc cảnh sát bảo vệ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá có trách nhiệm: có phương án bảo vệ hàng, người và phương tiện từ khi bắt đầu nhận hàng đến khi giao hàng xong và trở về trụ sở cơ quan an toàn; chấp hành đúng quy định trong vận chuyển theo Thông tư này; xử lý các trường hợp cụ thể xảy ra, không để xe bị kiểm tra, khám xét dọc đường. Khi xảy ra sự cố mất an toàn, phải trực tiếp chiến đấu và phân công các thành viên trong đoàn cùng phối hợp bảo vệ người, tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và phương tiện.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định trách nhiệm bảo vệ, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong hệ thống.

Điều 57. Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện

Người điều khiển phương tiện chịu trách nhiệm về kỹ thuật của phương tiện vận chuyển; chấp hành đúng quy định vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá theo Thông tư này; chấp hành luật giao thông; chủ động xin giấy ưu tiên hoặc mua vé qua cầu, phà nhanh chóng.

Điều 58. Sổ sách theo dõi vận chuyển

Đơn vị tổ chức vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá phải mở sổ theo dõi từng chuyến hàng, từ bố trí nhân lực, phương tiện, lịch trình vận chuyển.

Chương 5.

KIỂM TRA, KIỂM KÊ, BÀN GIAO, XỬ LÝ THỪA THIẾU TIỀN MẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ

MỤC 1. KIỂM TRA, KIỂM KÊ, BÀN GIAO TIỀN MẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ

Điều 59. Định kỳ kiểm tra, kiểm kê

1. Kiểm tra toàn diện công tác đảm bảo an toàn kho quỹ và tổng kiểm kê tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá mỗi năm 2 lần, thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 01 và ngày 01 tháng 7.

2. Kiểm kê Quỹ dự trữ phát hành và các tài sản khác bảo quản trong kho tiền mỗi tháng 1 lần, thời điểm 0 giờ ngày 01 hàng tháng.

3. Kiểm kê tiền mặt thuộc Quỹ tiền mặt của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Quỹ nghiệp vụ phát hành của Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, giấy tờ có giá, tài sản quý vào cuối giờ làm việc hàng ngày.

4. Kiểm tra, kiểm kê đột xuất trong các trường hợp:

a) Khi thay đổi các thành viên giữ chìa khóa cửa kho tiền;

b) Khi thay đổi ổ khóa hoặc bị mất chìa khóa cửa kho tiền;

c) Khi nghi có kẻ gian xâm nhập kho tiền, quầy thu chi tiền mặt hoặc tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá vận chuyển trên đường; phát hiện có nhầm lẫn về tài sản trong khi xuất nhập kho tiền và thu chi tiền mặt;

d) Khi có lệnh hoặc văn bản kiểm tra kho tiền của cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 39 Thông tư này;

đ) Kiểm tra việc kiểm đếm, tuyển chọn tiền mặt.

5. Giám đốc có quyền tổ chức kiểm kê, tổng kiểm kê đột xuất tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá bất kỳ lúc nào.

Điều 60. Phương pháp kiểm kê

1. Kiểm kê hiện vật các loại tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá để đảm bảo sự khớp đúng giữa tồn quỹ thực tế với số dư trên sổ kế toán và sổ quỹ (hoặc sổ theo dõi xuất nhập tài sản).

2. Các thành viên tham gia kiểm kê phải trực tiếp kiểm đếm từng bó, túi, bao, hộp, thùng tiền nguyên niêm phong đối với tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá đã đóng gói theo quy định; xem xét tình trạng nguyên niêm phong bó, túi, bao, hộp, thùng tiền hoặc tài sản quý, giấy tờ có giá. Trường hợp có nghi vấn, phải mở ra kiểm đếm hiện vật bên trong hoặc kiểm đếm lại từng tờ (đối với tiền mặt). Phải ghi kết quả kiểm kê (chi tiết các loại tài sản theo số lượng, giá trị) vào sổ sách theo quy định. Đối chiếu tài sản thực tế đã kiểm kê (số lượng, giá trị) với số dư trên sổ sách của kế toán và thủ quỹ (hoặc thủ kho tiền); nếu có chênh lệch (thừa hoặc thiếu) thì phải lập biên bản và xử lý theo quy định tại Điều 64 Thông tư này.

Việc kiểm kê tồn quỹ cuối ngày, đối với tiền chưa chẵn bó (túi) phải kiểm đếm tờ (miếng).

3. Biên bản kiểm kê được thông qua công khai, các thành viên Hội đồng kiểm kê, thủ quỹ (hoặc thủ kho tiền) phải ký tên xác nhận. Giám đốc, Trưởng phòng Kế toán, thủ quỹ (hoặc thủ kho tiền) phải ký tên xác nhận số liệu trên sổ quỹ hoặc sổ kiểm kê (nếu có).

Điều 61. Bàn giao tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá

Khi thay đổi một trong ba thành viên giữ chìa khóa cửa kho tiền (Giám đốc, Trưởng phòng Kế toán, thủ kho tiền) phải tiến hành bàn giao tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá. Tùy theo yêu cầu công việc, thời gian nghỉ, Giám đốc có thể quyết định bằng văn bản việc bàn giao từng phần hay toàn bộ tài sản.

Người nhận phải trực tiếp xem xét, kiểm tra, kiểm đếm, không được ủy quyền cho người khác làm thay.

Điều 62. Hội đồng kiểm kê, Hội đồng kiểm đếm, phân loại tiền

1. Khi thực hiện kiểm kê định kỳ theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 59 Thông tư này và các trường hợp bàn giao tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá phải có Quyết định của Giám đốc thành lập Hội đồng kiểm kê.

2. Mỗi lần tổ chức kiểm đếm, phân loại tiền, giấy tờ có giá đã nhận theo bao, thùng hay bó, túi, hộp nguyên niêm phong, Giám đốc có Quyết định thành lập Hội đồng kiểm đếm, phân loại tiền.

3. Thành phần của Hội đồng kiểm kê hay Hội đồng kiểm đếm, phân loại tiền bao gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng: Giám đốc;

b) Các ủy viên: Trưởng các phòng hoặc bộ phận Kế toán, Kho quỹ, Kiểm soát (hoặc cán bộ kiểm soát).

c) Một số cán bộ giúp việc do Chủ tịch Hội đồng quyết định.

Hội đồng lập biên bản kiểm đếm, phân loại tiền hay biên bản kiểm kê và xử lý thừa hoặc thiếu tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá theo quy định hiện hành.

4. Trường hợp cần kiểm kê, kiểm tra đột xuất phải thành lập Hội đồng kiểm kê, thành phần Hội đồng do cấp có thẩm quyền quyết định kiểm kê, kiểm tra đột xuất quy định, nhưng không được ít hơn thành phần quy định tại Khoản 3 Điều này.

5. Việc kiểm kê cuối ngày do Giám đốc, Trưởng phòng Kế toán hoặc người được Giám đốc, Trưởng phòng Kế toán ủy quyền theo Điều 26 Thông tư này thực hiện, Giám đốc có thể huy động một số cán bộ nhân viên giúp việc kiểm kê cuối ngày. Việc giám sát kiểm kê cuối ngày thực hiện theo quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước (đối với việc kiểm kê của Ngân hàng Nhà nước) hoặc theo quy định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (đối với việc kiểm kê của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).

6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định việc kiểm kê tiền mặt tại máy rút tiền, gửi tiền tự động, tại các phòng nghiệp vụ có quỹ trong hệ thống.

Điều 63. Hội đồng kiểm kê, Hội đồng kiểm đếm, phân loại tiền kho tiền Trung ương

1. Hội đồng kiểm kê Quỹ dự trữ phát hành, tài sản quý, giấy tờ có giá tại kho tiền Trung ương định kỳ thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 01 và ngày 01 tháng 7 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập, gồm các thành viên sau:

a) Chủ tịch Hội đồng: Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ;

b) Các ủy viên: Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ.

2. Hội đồng kiểm kê Quỹ dự trữ phát hành, tài sản quý, giấy tờ có giá tại kho tiền Trung ương thời điểm 0 giờ ngày 01 hàng tháng gồm các thành viên sau:

a) Chủ tịch Hội đồng: Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ hoặc Chi cục trưởng Chi cục Phát hành và Kho quỹ;

b) Các ủy viên: Trưởng phòng Kế toán - Tài vụ, Trưởng Kho tiền, cán bộ kiểm soát.

3. Hội đồng kiểm đếm, phân loại tiền tại kho tiền Trung ương do Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ quyết định thành lập, gồm các thành viên sau:

a) Chủ tịch Hội đồng: Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ hoặc Chi cục trưởng Chi cục Phát hành và Kho quỹ;

b) Các ủy viên: Trưởng phòng Kế toán - Tài vụ, Trưởng Kho tiền, Trưởng phòng Tiêu hủy tiền, cán bộ kiểm soát.

4. Hội đồng kiểm kê, Hội đồng kiểm đếm, phân loại tiền kho tiền Trung ương được trưng tập một số cán bộ giúp việc do Chủ tịch hội đồng quyết định.

Hội đồng lập biên bản kiểm đếm, phân loại tiền hay biên bản kiểm kê và xử lý thừa hoặc thiếu tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá theo quy định hiện hành.

MỤC 2. XỬ LÝ THỪA HOẶC THIẾU TIỀN MẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ

Điều 64. Xử lý thừa hoặc thiếu tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong kiểm đếm, đóng gói

Trường hợp thiếu tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá theo Biên bản của Hội đồng kiểm đếm, phân loại tiền, Hội đồng kiểm kê theo quy định của Thông tư này, người có tên trên niêm phong bó, túi, hộp, bao, thùng tiền, tài sản quý, giấy tờ có giá phải bồi thường 100% giá trị tài sản thiếu. Nếu tái phạm thì tùy mức độ phải chịu kỷ luật theo quy định. Trường hợp nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Các trường hợp thừa tiền trong bó, túi, hộp, bao, thùng tiền được ghi thu nghiệp vụ cho ngân hàng có tên trên niêm phong.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ vào Khoản 1 Điều này để quy định trong hệ thống việc xử lý thừa hoặc thiếu tờ (miếng) trong các bó (túi) tiền đã giao nhận trong ngành Ngân hàng theo bó đủ 10 thếp nguyên niêm phong hoặc túi tiền kim loại nguyên niêm phong.

Điều 65. Xử lý các trường hợp thừa hoặc thiếu tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá bảo quản trong kho tiền, quầy giao dịch, trên đường vận chuyển

1. Các trường hợp phát hiện thừa hoặc thiếu tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong kho tiền, quầy giao dịch, trong quá trình vận chuyển, Giám đốc phải quyết định kiểm kê toàn bộ tài sản có liên quan. Giám đốc, Trưởng các phòng, ban hoặc bộ phận Kế toán, Kiểm soát, Kho quỹ có liên quan phải trực tiếp xem xét, kiểm tra, lập biên bản, ghi sổ sách và truy cứu trách nhiệm cá nhân của người được giao nhiệm vụ bảo quản tài sản, trách nhiệm của những người có liên quan để kịp thời thu hồi toàn bộ giá trị tài sản thiếu, mất.

2. Những vụ thiếu, mất tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá có giá trị từ 50 (năm mươi) triệu đồng trở lên hoặc các trường hợp thiếu, mất tiền mặt thuộc Quỹ dự trữ phát hành, phải điện báo cáo cấp trên theo hệ thống dọc (nếu có); tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh điện báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) trong 24 giờ.

3. Những vụ mất tiền có dấu hiệu do kẻ gian đột nhập lấy cắp, cướp tài sản; do tham ô, lợi dụng (có yếu tố cấu thành tội phạm), phải giữ nguyên hiện trường và báo cáo cơ quan công an.

Điều 66. Xử lý thiếu mất tiền do sơ suất trong nghiệp vụ

1. Trường hợp do sơ suất trong giao nhận, kiểm đếm, bảo quản dẫn đến thiếu, mất tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá phải bồi thường toàn bộ thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Đối với vụ việc thuộc Ngân hàng Nhà nước, phải thành lập Hội đồng giải quyết việc bồi thường thiệt hại để xử lý trách nhiệm vật chất.

Điều 67. Xử lý trường hợp thiếu mất tiền do nguyên nhân chủ quan

1. Giám đốc và những người có trách nhiệm quản lý, giám sát, bảo quản an toàn tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, nếu không hoàn thành nhiệm vụ để xảy ra thiếu mất tiền trong kho quỹ hoặc để cán bộ thuộc quyền quản lý tham ô, lợi dụng lấy cắp tài sản thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật; có liên đới trách nhiệm vật chất đến vụ mất tiền, mất tài sản thì phải bồi hoàn hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Đối với cán bộ, nhân viên làm công tác kho quỹ, nếu tham ô, lợi dụng lấy cắp tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá thì phải bồi thường 100% giá trị tài sản thiếu và buộc thôi việc hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương 6.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 68. Quyền lợi đối với cán bộ kho quỹ

Những cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ quản lý, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và chiến sĩ cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ có thành tích xuất sắc, dũng cảm bảo vệ tài sản thì được khen thưởng.

Những cán bộ, nhân viên làm công tác kho quỹ quy định ở Thông tư này được hưởng phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp độc hại, nặng nhọc; bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân và các quyền lợi khác theo quy định của Nhà nước và của ngành.

Điều 69. Báo cáo công tác an toàn kho quỹ

Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo công tác an toàn kho quỹ theo các nội dung tại Thông tư này. Báo cáo của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp trên (nếu có). Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tổng hợp báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) trước ngày 15 tháng 01 năm kế tiếp.

Điều 70. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước

1. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

2. Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm hướng dẫn kiểm soát việc tổ chức thực hiện trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước.

3. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm thanh tra việc tổ chức thực hiện Thông tư này của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều 71. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ các quy định tại Thông tư này để quy định và hướng dẫn thực hiện trong hệ thống cho phù hợp với mô hình hoạt động, cơ cấu tổ chức của đơn vị mình và chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn tiền, tài sản; tổ chức công tác kiểm soát việc tổ chức thực hiện trong hệ thống.

Chương 7.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 72. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/02/2014.

2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, các văn bản sau hết hiệu lực thi hành:

a) Quyết định số 60/2006/QĐ-NHNN ngày 27/12/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Chế độ giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá;

b) Quyết định số 27/2007/QĐ-NHNN ngày 21/6/2007 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Chế độ giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá ban hành theo Quyết định số 60/2006/QĐ-NHNN;

c) Thông tư số 21/2011/TT-NHNN ngày 30/8/2011 sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 3 Chế độ giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá ban hành theo Quyết định số 60/2006/QĐ-NHNN.

Điều 73. Trách nhiệm tổ chức thi hành

Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này.

Nơi nhận:
- Như Điều 73;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Văn phòng Chính phủ;
- Phòng Công báo - VPCP;
- Lưu: VP, PC, PHKQ.

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Đào Minh Tú

THE STATE BANK OF VIETNAM
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No: 01/2014/TT-NHNN

Hanoi, January 06,2014

 

CIRCULAR

STIPULATING THE DELIVERY, RECEIPT, PRESERVATION AND TRANSPORT OF CASH, PRECIOUS ASSETS AND VALUABLE PAPERS

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam No. 46/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to Law on Credit Institutions No. 47/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to the Government’s Decree No. 156/2013/ND-CP dated January 11, 2013, defining functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

Pursuant to the Government’s Decree No. 40/2012/ND-CP dated May 02, 2012, on issue of money; preservation and transportation of precious assets and valuable papers within the system of the State Bank, credit institutions and foreign banks’ branches;

At the proposal of Director of Treasury and Issuance Department;

The Governor of the State Bank of Vietnam promulgates the Circular stipulating the delivery, receipt, preservation and transportation of cash, precious assets and valuable papers,

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

1. This Circular stipulates the delivery, receipt, preservation and transportation; inspection, inventory, hand-over and handling superfluity or shortage of the cash, precious assets and valuable papers in the banking domain; the collection and expenditure of cash between the State Bank, credit institutions or foreign banks’ branches and their clients.

2. The packaging, sealing, counting, delivery and receipt of gold, precious metals, precious stones and other precious assets are not under the scope of regulation of this Circular.

Article 2. Subjects of application

1. The State Bank of Vietnam (below collectively referred to as the State Bank).

2. Credit institutions and foreign banks’ branches.

3. Clients in the transaction relations of cash, previous assets, valuable papers with the State Bank, credit institutions, foreign banks’ branches.

Article 3. Interpretation of terms

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. “Cash” means banknotes and coins issued by the State Bank.

2. “Banknotes” include cotton banknotes and polymer banknotes issued by the State Bank.

3. “Precious assets” include gold, precious metals, gems, foreign currencies in cash and other types of precious assets.

4. “Valuable papers” include bonds, bills and other types of valuable papers according to legal regulations.

5. “Sheet” means a quantitative unit of banknotes, foreign currencies in cash and valuable papers.

6. “Piece” means a quantitative unit of coins.

7. “Sealing” means the use of sealed papers and/ or lead clamps to record signs on bundles, bags, boxes, sacks or casks of cash packed as prescribed, ensuring those bundles, bags, boxes, sacks or casks of cash being kept intact and fully.

8. “Lead clamping” means a sealing method using specialized pliers clamped in the two ends of a string fastened mouths of bags, sacks or boxes of money with lead balls. After clamping, the name and specific signs of units having money must be clearly and fully embossed on the surface of the lead ball.

9. “Clients” means individuals, organizations, enterprises other than Banking sector that have transactions in cash, previous assets, valuable papers with the State Bank, credit institutions, foreign banks’ branches.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHECK, COUNT, PACKING, DELIVERY AND RECEIPT OF CASH, PRECIOUS ASSETS AND VALUABLE PAPERS

SECTION 1. REGULATIONS ON PACKING AND SEALING OF CASH, PRECIOUS ASSETS AND VALUABLE PAPERS

Article 4. Cash packing

1. A bundle of money shall include 1,000 (one thousand) sheets of banknotes with the same denomination and materials packed in 10 (tenth) sheaves, each sheaf includes 100 (one hundred) sheets.

2. A sack of money shall include 20 (twenty) bundles with the same denomination and material.

3. A bag of money shall include 1,000 (one thousand) pieces of coins circulated with the same denomination being packed in 20 (twenty) bars, each bar includes 50 (fifty) pieces.

4. A box of money shall include 2,000 (two thousands) pieces of newly-casted coins with the same denomination being packed in 40 (forty) bars, each bar includes 50 (fifty) pieces.

5. A box of coins shall include 10 (ten) bags of money with the same denomination.

For the Central cash vaults and the cash vaults of the State Bank’s branch in Binh Dinh province, a box of coins shall include:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) 75 (seventy five) bags of coins with the denominations of VND 2,000; VND 1,000 and VND 500;

c) 100 (one hundred) bags of coins with the denomination of VND 200.

6. Director of the Treasury and Issuance Department shall guide formalities of packing cash.

Article 5. Cash Sealing

1. Seal paper for bundle of money means a type of thin paper with dimension which is suitable with each type of money and readily printed a number of contents. The State Bank shall use sealed papers in white color and printing inks in black color. Credit institutions and foreign banks’ branches are entitled to use their own colors for papers or colors for printing inks on seal papers after unifying the sample of the seal paper with the State Bank.

2. On the seal papers of bundles, bags, boxes, sacks or buckets must have full and clear contents as follows: The bank names, types of money; quantities (sheets, pieces, bundles, bags) of money; amounts of money; surnames, names and signatures of the counting or packing officers; dates, months and years of packing and sealing.

3. Persons who have names and signatures on the seal papers must be responsible for bundles, bags, boxes, sacks and buckets of money sealed.

4. Regulations on sealing bags, sacks and casks of money of the State Bank:

a) Clamp leads for newly-issued money;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Put seals for newly-issued money:

a) On seal papers of newly-issued packs of money (10 bundles) shall include contents as follows: The printing or casting establishment of money; type of money, serial number; name or number sign of the officer who do packing in sack or in bag; year of manufacture;

b) On a sack of money shall have contents as follows: notation of type of money, year of issuance, serial or barcode of the money sack.

Article 6. Pack and seal of precious assets, valuable papers

The pack and seal of foreign currencies, valuable papers shall be conducted as the pack and seal of cash.

Pack, seal, check, count, delivery and receipt of gold, precious metals, gems and other precious assets shall be stipulated in a separate legal document.

SECTION 2. CHECK, COUNT, DELIVERY AND RECEIPT OF CASH, FOREIGN CURRENCIES AND VALUABLE PAPERS

Article 7. Principals in the collection and expenditure of cash, foreign currencies and valuable papers

1. All collections and expenditures of cash, foreign currencies and valuable papers of the State Bank, credit institutions, foreign banks’ branches shall be conducted through its funds.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cash, foreign currencies or valuable papers which are collected or paid must be enough and correct with the total amounts (in numbers and in words), be coincident in time (date, month, year) on account documents, account books or cash books. After collecting and before paying cash, account documents must have signatures of the submitting persons (or the receiver of money) and the cashier or the vault keeper or staff who collects or pays cash.

Article 8. The statement of types of money collected (or paid)

Every account document for the collection (or payment) of cash, foreign currencies or valuable papers, it is required to accompany by a statement of types of money collected (or paid) or a minute on delivery and receipt. The statement, the minute on delivery and receipt shall be preserved as prescribed.

Article 9. Check and count of cash, foreign currencies and valuable papers

1. When collecting, paying cash, foreign currencies or valuable papers, it is required to be precisely checked and counted.

2. The persons who pay or receive cash, foreign currencies or valuable papers must witness when the banks check and count or re-check and re-count before leaving the payment counters of the banks.

Article 10. Collection, payment of cash with clients

1. Cash revenues and expenses of the State Bank’s Transaction Center (below collectively referred to as the Transaction Center), The State Bank’s branches in centrally-run cities or provinces (below collectively referred to as the State Bank’s branches), credit institutions, branches of foreign banks with their clients must tally sheets or pieces according to professional processes.

In case the tally of cash collections from clients cannot be done within the day, credit institutions or branches of foreign banks and clients may agree to apply the method of cash collection and receipt in sealed bags and organize the tally according to sheets (pieces) of cash received in sealed bags on the following working day.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Director of the Department of Issuance and Treasury shall guide the processes of cash collection and payment for the State Bank.

Article 11. Delivery and receipt of cash in banking sector

1. Cash delivery and receipt in a bundle which is enough 10 sheaves, with its seal remains intact or the money bag with its lead seal remains intact in the following cases:

a) Cash delivery and receipt within internal Transaction Center, the State Bank’s branches for cash which were put into circulation (except cases prescribed in point c, Clause 2 of this Article);

b) Cash delivery and receipt based on transfer orders between the Central vaults with Transaction Center or with the State Bank’s branches and vice versa; among Central vaults; among the State Bank’s branches;

c) Cash delivery and receipt between the Transaction Center, the State Bank’s branches with credit institutions or branches of foreign banks and vice versa; among credit institutions or branches of foreign banks in localities of provinces or cities.

2. Cash delivery and receipt in bags, boxes or casks with its seals remain intact in the following cases:

a) Delivery and receipt of types of newly-printed or casted money of the printing or casting establishments or of the State Bank in cases as prescribed in Clause 1 of this Article;

b) Types of money are tallied, classified, packed by the multi-functional machine system handling the tally, classification or packing in bundles (bags) continuously of the State Bank, credit institutions, branches of foreign banks shall be delivered and received as newly-printed or casted money as prescribed in this Clause;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Credit institutions, branches of foreign banks shall stipulate the cash delivery and receipt within their system.

Article 12. Tally of cash delivered and received in banking sector

1. The Transaction Center, the State Bank’s branches receiving money in case as prescribed in point b, Clause 1 of Article 11 and organizing the tally of sheets (pieces) of money received must set up the Tally Councils as prescribed in Clause 3, Article 62 of this Circular. The tally duration is 30 working days from the date of receiving money. The delivering unit shall assign its personnel to witness; in case of no witness, the delivering unit must send a written notice to the receiving unit.

Director of the Department of Issuance and Treasury shall consider and decide extending the time of cash tally based on transfer orders in cases of having objective reasons at the proposal of the Transaction Center or the State Bank’s branches.

In case the Transaction Center or the State Bank’s branches receive money but do not organize tallying sheets (pieces) of cash received according to transfer orders, may deliver such bundles (bags) of money which its seals remain intact to credit institutions, branches of foreign banks within the same provinces or cities and have to assign persons to witness the money tally by sheets (pieces) organized by the receiving units.

2. Credit institutions, the State Bank’s branches receiving money as prescribed in point c, Clause 1 of Article 11, that organize tallying sheets (pieces) of money received, must set up the Tally Councils as prescribed in Clause 3, Article 62 of this Circular. The tally duration is 05 working days since the date of receiving money. The delivering unit shall assign its personnel to witness; in case of no witness, the delivering unit must send a written notice to the receiving unit.

3. The witness is the representative of the delivering unit coming to witness the tally of the receiving unit. The witness must directly consider, witness the tally of the Tally Council of the receiving unit; verify the flaws of the money bundle (bag), sign his/her name for verification on the back of the paper to seal such money bundle (bag).

Article 13 Delivery and receipts of foreign currencies or valuable papers

1. Foreign currency revenues and expenses between credit institutions, branches of foreign banks and their clients; between credit institutions, branches of foreign banks; between Transaction Centers or the State Bank’s branches and credit institutions or branches of foreign banks shall tally sheets and comply with processes of cash collection and payment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Delivery and receipt of valuable papers shall be conducted as follows:

a) Delivery and receipt between credit institutions, branches of foreign banks, Transaction Centers, the State Bank’s branches and their clients; between Transaction Centers, the State Bank’s branches and credit institutions, branches of foreign banks; among credit institutions or branches of foreign banks shall tally sheets and comply with processes of cash collection and payment.

b) Delivery and receipt between the printing or casting establishments with the Central vaults, between the Central vaults and the Transaction Centers, the State Bank’s branches, among the State Bank’s branches, among the Central vaults shall be conducted as follows:

- The newly-printed valuable papers shall be delivered and received in bags with the lead seals intact as for cash or bundles with seals intact (if no odd bags); valuable papers which were put into circulation shall be delivered and received in a bundle which is enough with 10 sheaves and the seals of the Transaction Centers or the State Bank's branches remain intact, except the case of not enough bundles where sheets shall be delivered and received.

The Transaction Centers, the State Bank’s branches shall set up the Council to tally sheets before delivering to credit institutions, branches of foreign banks or clients.

- Valuable papers are expired: Deliver and receive in bundles, in which the seals of Transaction Centers or the State Bank’s branches remain intact or deliver and receive sheets (in case there are not enough bundles).

c) Valuable papers which are deposited at the State Bank by credit institutions, branches of foreign banks or the State Treasury in order to participate in currency market shall conduct delivery and receipt of a bundle which is enough 10 sheaves with its seal remains intact, in case there are not enough bundles, it is required to deliver and receive sheets.

d) Credit institutions, branches of foreign banks shall stipulate the delivery and receipt of valuable papers within their system.

Article 14. Cash delivery and receipt with the State Treasury or units providing treasury services of credit institutions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Units under credit institutions providing treasury services shall be entitled to submit bundles of money which are enough 10 sheaves with intact seals to Transaction Centers, the State Bank’s branches via the payment deposit accounts of those credit institutions opened at Transaction Centers or the State Bank’s branches. The delivery, receipt and tally of above money bundles within the banking sector, between the State Bank with the State Treasury shall comply with provisions of Clause 1, Article 11 and Article 12 of this Circular.

Chapter 3.

PRESERVATION OF CASH, PRECIOUS ASSETS AND VALUABLE PAPERS

SECTION 1. ARRANGEMENT, PRESERVATION OF CASH, PRECIOUS ASSETS AND VALUEABLE PAPERS AT TRANSACTION COUNTERS AND IN VAULTS

Article 15. Arrangement, preservation of assets at transaction counters and in vaults

1. At the end of daily working hours, entire cash, precious assets and valuable papers must be preserved in vaults.

Directors of Transaction centers, Directors of the State Bank’s branches shall stipulate in writing the safe preservation of cash, precious assets and valuable papers during lunch break (if any) at their units.

Credit institutions, branches of foreign banks shall stipulate in writing the safe preservation of cash, precious assets and valuable papers during lunch break (if any) within their systems.

2. All types of assets preserved in vaults must be classified, tallied, packed, sealed and arranged neatly and scientifically.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Credit institutions, branches of foreign banks shall be responsible for promulgating regulations and guiding the implementation of the safe preservation of cash, precious assets and valuable papers within their systems and have necessary measures to strengthen the assurance of absolute safety for assets.

Article 16. Asset preservation while conducting other treasury services

Credit institutions, branches of foreign banks shall stipulate conditions, processes to receive and to return assets to clients, duties of relevant units (account, treasury) in the assurance of asset safety while providing services of asset management, preservation, renting cabinets and safe boxes and other treasury services; stipulate the deliver, receipt and preservation of valuable papers mortgaged for loans or other cases of depositing valuable papers.

SECTION 2. MANAGEMENT OF CASH, PRECIOUS ASSETS, VALUABLE PAPERS AND VAULTS

Article 17. Responsibilities of Director of the Department of Issuance and Treasury, Heads of the Sub-departments of Issuance and Treasury, Directors

1. Director of the Department of Issuance and Treasury, Heads of the Sub-departments of Issuance and Treasury, Directors of Transaction Centers, Directors of the State Bank’s branches, General Directors (Directors) of credit institutions or branches of foreign banks (below collectively referred to as Directors) shall be responsible for managerial organization, assurance of safety and secret for cash, precious assets, valuable papers and operations of vaults in their units, shall be obligated to:

a) Equip with means, equipment ensuring safety as prescribed;

b) Direct applying necessary measures to prevent loss, misleading, thief, robbery, fire, explosion, flood, storm, humidity, dampness and other reasons, ensure quality of money and assets being preserved in vaults;

c) Control and keep keys of one lock for outside wing of the vault door;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Director of the Department of Issuance and Treasury, Heads of Sub-departments of Issuance and Treasury shall perform their tasks and powers as Directors as prescribed in Article 23, Article 25, Article 26, Article 28, Article 31, Article 32, Article 33, Article 34, Article 36, Article 37, Article 38, Article 39, Article 41, Article 43, Article 44, Article 55, Article 59, Article 60, Article 61, Article 65 and Article 67 of this Circular.

Article 18. Responsibilities of Managers of Accounting Departments

1. Managers of Accounting departments of credit institutions or branches of foreign banks being responsible for managing, supervising the exit, entry and preservation of assets in vaults shall be obligated to:

a) Organize accounting cash, precious assets and valuable papers in compliance with statistical-accounting regime;

b) Control and keep keys of a lock for outside wing of the vault door, directly open and lock the vault door to supervise the exit, entry and preservation of assets in vaults;

c) Check, compare figures between accounting books and cash books to ensure the coincidence;

d) Directly participate in the inventory of assets periodically or extraordinarily to ensure the coincidence between actual balance of funds with accounting books and cash books; sign and verify actual balance of funds on cash books and books tracking each type of asset, inventory books and the vault tags.

dd) Guide, check the open and record of books of cashiers and keepers of vaults.

2. Managers of Accounting departments of Transaction Centers, Managers of Accounting Departments of the State Bank’s branches, Manager of Accounting - Financial Division of the Department of Issuance and Treasury, Heads of Accounting - Financial Divisions of the Sub-departments of Issuance and Treasury shall be responsible for managing, supervising the exit, entry and preservation of assets in vaults and perform their tasks in accordance with points a, b, c, d of Clause 1 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The vault keepers of Transaction Centers, the State Bank’s branches, credit institutions, branches of foreign banks being responsible for ensuring absolute safety for all types of assets preserved in vaults, shall be obligated to:

a) Conduct the exit and entry of cash, precious assets and valuable papers precisely, timely and completely in compliance with orders of competent levels, valid and legal accounting documents;

b) Open cash books, books tracking each type of money and each type of asset; the vault tags; other necessary books; record and preserve books and papers completely, precisely and clearly;

c) Organize arrangement of cash, precious assets and valuable papers in vaults neatly, scientifically to ensure sanitary of vaults; propose necessary measures to ensure quality of cash, precious assets and valuable papers stored in vaults;

d) Control and keep keys of one lock of outside wing of vault doors preserving received assets, locks of vault doors and means preserving assets in vaults (safe boxes, iron cabinets).

2. Keepers of vaults of the State Bank’s branches shall preserve cash under the issue preservation funds; gold, types of precious stones and metals and other assets.

3. The Central vault shall have a number of keepers: the keeper of the issuing preservation funds, the keeper for precious assets, and the keeper for valuable papers. Each keeper shall be responsible for assets within his/her assigned scope and perform his/her tasks in accordance with Clause 1 of this Article.

4. There are some vault assistants to help the vault keeper in counting, packaging, loading, transporting cash, precious assets and valuable papers

Article 20. Responsibilities of cashiers

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Transaction Centers, the State Bank’s branches may arrange a number of collection teams and payment teams. Each cashier shall be in charge of a collection (payment) group and responsible for the assigned assets. In this case, a Chief cashier concurrently being the treasurer shall be appointed to preserve the Issuing Operation Fund

3. State Bank’s branches which have private vault for preserving the Issuing Operation Fund, foreign currency and valuable papers, a cashier concurrently being the treasurer of the vault shall be appointed to preserve the assigned assets. In this case, the cashier concurrently being the treasurer of the vault as prescribed at Clauses 2, 3 this Article shall be entitled to enjoy rights as for the treasurer

The State Bank’s branches in centrally-run cities are permitted to arrange a vault keeper who is specialized in preserving the Issuing Professional Funds, foreign currencies and valuable papers.

4. Credit institutions, branches of foreign banks having one or a number of cashiers, transaction staff. Each cashier, transaction staff must be responsible for assets within his/her scope of assignment; of which a cashier concurrently being the treasurer or a treasurer shall be appointed to be in charge.

Article 21. Obligations of Heads of the Central vaults, Heads of Treasury Divisions of Transaction Centers, Heads of Monetary and Vault Divisions under State Bank’s branches

1. Guide, check the safe management of vaults; organize collection and payment (exit, entry), preservation and transport of cash, precious assets or valuable papers as prescribed.

2. Guide, check the open and record of books by cashiers and vault keepers.

3. Joint the inspection, tally and hand-over of cash, precious assets and valuable papers.

Article 22. Responsibilities of tally staff

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Tally staff shall be responsible for cash, precious assets and valuable paper within their scope of assignment for tallying, selecting and packing.

Article 23. Duties of security staff of vaults

1. Security staff of vaults shall have duties:

a) Checking on the spot conditions ensuring safety for the exit and entry of assets in vaults and during organization of loading and unloading, transporting in and out by orders of competent levels; checking safe assurance of vaults during working hours;

b) Controlling and supervising persons permitted to work in vaults; checking, searching suspicious persons who come in and go out of the vault;

c) Checking the implementation of regulations on exist and entry of vaults;

d) Suggesting and proposing Directors about measures to protect the safety in vaults.

2. In the event where there is not a specialized security officer for the vault, the treasurer shall take concurrent responsibility

Article 24. Standards of such titles as vault keepers, cashier, tally staff

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Credit institutions, branches of foreign banks shall base on standard of titles such as vault keepers, cashiers, tally staff of the State Bank and other legal provisions to stipulate standard of titles such as vault keepers, cashiers and tally staff in their system.

Article 25. Cases are not permitted to be assigned as management officers of banking vaults

1. Wife or husband, father, mother, natural children, adopted children, brothers and sisters (including brothers and sisters of wife or husband) of the Manager, Deputy Manager shall not be appointed for positions of cashier, vault keepers

2. Persons who are wife and husband; father, mother, natural children, adopted children; brothers and sisters shall not be appointed for jointly holding the keys of the vault's doors, jointly participating in the inventory, counting of cash, precious assets, valuable papers or jointly working in the same vehicle or group of vehicles that transport cash, precious assets and valuable papers

Article 26. Provisions on authorization by participants to the management of cash, precious assets, valuable papers and vaults

1. Provisions on authorization by Directors:

a) Director is entitled to authorize in writing for a Deputy Director to perform his task in managing cash, precious assets, valuable papers and vaults in a certain period. In case where the authorized Deputy Director is absent, Director is entitled to authorize in writing to another Deputy Director to perform his task in managing cash, precious assets, valuable papers and vaults.

b) The authorized persons shall be responsible with Director on the management of cash, precious assets, valuable papers and vaults as prescribed in this Circular and in accordance with relevant legal provisions.

2. For the Central Vaults:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) For the Vault No. I at Ao Phen, Director of the Department of Issuance and Treasury shall be entitled to authorize in writing a Deputy Director or Head of the Vault No. I to perform his/her task in managing cash, precious assets, valuable papers and vaults in a certain period. In case where the authorized Deputy Director is absent, Director of the Department of Issuance and Treasury shall be entitled to authorize each times in writing another Deputy Director or a Deputy Head of the Vault No. I.

c) For the Central Vault in Ho Chi Minh City, the Head of the Sub-department of Issuance and Treasury shall be entitled to authorize in writing a Deputy Head of the Sub-department of Issuance and Treasury to perform his/her task in managing cash, precious assets, valuable papers and vaults in a certain period. In case where the authorized Deputy Head of the Sub-department of Issuance and Treasury is absent, the Head of the Sub-department of Issuance and Treasury shall be entitled to authorize in writing another Deputy Head of the Sub-department of Issuance and Treasury to perform his/her task in managing cash, precious assets, valuable papers and vaults.

d) The authorized persons as prescribed in points a, b and c of this Clause shall be responsible before the authorizing person on the management of cash, precious assets, valuable papers and vaults in accordance with this Circular and relevant legal provisions.

3. Managers of Accounting Departments shall be entitled to authorize in writing a his/her Deputy to perform his/her task in managing cash, precious assets, valuable papers and vaults in a certain period (The authorized letter must be accepted by the Director). The authorized persons shall be responsible before the Manager and the Director on the management of cash, precious assets, valuable papers and vaults in compliance with this Circular and legal provisions.

4. The vault keeper must submit a written proposal to the Director for his approval if he wants to be on leave under the regulated regime or goes on business, goes to a meeting, wants to join a training course. The Director shall appoint in writing a substitute person and organize the inventory, handing over of the assets. The substitute person shall be responsible for confidentiality, absolute security of the assets and usual operational activities during the assigned period

5. Upon terminating the authorized period and having handed over assets, the authorized person must report the works he has done, relating to the management of cash, precious assets, valuable papers and vaults to the authorizer. The authorized person shall not be entitled to re-authorize another person.

The substitute person of the vault keeper shall also comply with provisions in this Clause.

6. Credit institutions, branches of foreign banks shall stipulate the authorization of Directors, Manager of Accounting Divisions in managing cash, precious assets, valuable papers and vaults in special cases where it is unable to assign authorized persons as prescribed in Clause 1 and Clause 3 of this Article.

SECTION 3. USE AND PRESERVATION OF KEYS OF VAULTS OR SAFE BOXES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Every lock of the vault door, door of the vault booth or safe box must have enough and correct two keys, one for daily use and another for reserve. Key of the digital lock shall be a combination of the code and the located key (if any).

Article 28. Preservation of key of vault doors

1. Every member keeping key of the vault door must preserve safely the daily-used key in separate safe box located at working place in the head office.

2. The vault door having code lock, each member managing code lock shall self-set his/her codes and record codes exactly, easily for read on papers; record two to three codes for daily use and regularly change. Each code shall be sealed in a separate envelope, preserved in separate safe box together with its located key used. If he/she forgets codes, it is permitted to open the seal and to re-seal for preservation. In case he/she wants to use other codes beside the sealed codes, it is required to have a written document reporting to the Director; when he/she is permitted in writing, it is required to conduct procedures for unlocking the key for reserve, replacing other codes and sending the key for reserve of the vault door as prescribed in Article 31 of this Circular.

Article 29. Preservation of keys of the vault booths and safe boxes

1. The daily-use keys of safe boxes (if any) of a vault booth shall be kept in a small iron box put in one of safe boxes inside such a vault booth.

2. The daily-use keys of vault booths or safe boxes preserving boxes of keys as prescribed in Clause 1 of this Article, the daily-use keys of the safe boxes preserving assets at transaction counters shall be preserved as the daily-use keys of the vault doors.

Article 30. Hand-over of the vault door's key

1. Every time of hand-over of the vault door’s key, the deliver and the receiver shall directly hand over and receive the key and sign in the hand-over book of the vault door's key. For the digital lock, when handing over the key of the vault door, all three members who hold the key of the vault door must be presented to open the vault door. The deliver shall erase the code, hand over the located key; the receiver shall change the code.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 31. Sealing and sending the backup key of the vault door’s lock

1. The sealing of the backup key of the vault door’s lock shall be witnessed, recorded in minutes and jointly signed names on the seal by all the member holders of the key and the supervising official. Codes for daily use and regular changes prescribed in clause 2, Article 28 of this Circular shall be recorded by each member and sealed in separate envelopes together with the backup located key, that is the backup key of the vault door which has the digital lock. The box of the backup key shall be sent to vault of another State Bank branch, another credit institution, and another branch in the same system of credit institution or at the State Treasury on the same day. The receiving unit shall be responsible for the safe and intact preservation of the seal of the backup key box in its vault.

2. The backup key of vault's doors of the Central Vault shall be sent to the vault of the nearest State Bank’s branch. The backup key of the State Bank’s branch shall be sent to the Central Vault in the local area (if any) or the vault of the State Treasury in provinces, cities

3. Box preserving the backup key of the vault’s doors shall have two locks, each lock shall be kept by the Manager and the vault keeper; keys of this box shall be preserved like keys in use of vault's doors

Article 32. Management of backup keys for door locks of the apartment store or the safe box

Backup keys for doors of the apartment store or the safe box shall be sealed up according to the same procedures as backup keys for the vault door and be preserved at the safe box of the Director.

Article 33. Unlocking boxes of backup keys

1. Cases of unlocking boxes of backup keys:

a) Where the key being daily used is lost or where the door of vault needs to be opened in urgent cases as prescribed in Article 38 of this Circular;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Where the backup keys of the locks, which have been changed, are taken out;

d) For the inspection, inventory of backup keys in accordance with the written order of the Director or competent levels.

2. The opening of the box of backup keys of vault door must be witnessed by Director, Chief Accountant, keeper of the vault, control officer; Director shall appoint 1 of 3 members who keep keys of the vault to open the backup key's box. If it is urgent to open the backup key's box but the key holder is absent, the Director shall appoint the authorized person of the key holder to witness the unlocking of the backup key’s box.

Every time of unlocking the backup key’s box prescribed in points a, b, c of Clause 1 of this Article, it is required to have a written consent of the Director.

Article 34. Repair and replacement of keys for vault doors

It is forbidden to make more or to duplicate keys of vault door or safe box. In case lock or key of vault door is damaged or needed to be repaired or replaced, it is required to have a written consent of the Director. The Director shall be responsible for deciding to select partner (technician) for repairing or replacing key for the vault door or the safe box. When replacing or repairing key of the vault door, it is required to have witness of the key holder or the authorized person of the key holder.

Article 35. Responsibilities of the official assigned to manage and use key of the vault door or the safe box

Ensure the safety and the secret of the assigned key, not to mislay, lose, and damage the key. It shall be strictly prohibited to allow other people to see, hold, and keep the key

Not to bring the keys out of the office.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Not to let the happening of a situation that gradually, all keys for the lock of vault door are handed over to a person. If such situation happens, it is supposedly all locks of the vault door disclosed or lost its keys, the Director must replace with new locks or codes as prescribed in Clause 1 of Article 37 of this Circular.

Article 37. Dealing with the cases where the keys of the vault’s door, safe box are lost or revealed

1. Keys of vault doors, apartment store or safe boxes which are not preserved according to this Circular shall be considered as being revealed. When the secret of the key is revealed, it is required to replace with new key or new code.

2. If the daily-used key of the vault door is lost, the person who has the key lost must immediately report to the Director and the higher bank in the vertical system (if any) in writing, state clearly reason, time and location where the key is lost. For the Transaction Service and a branch of the State Bank, if the key of the vault door is lost, the Director must immediately report to the police office of the same level, make a minute on the key loss and conduct procedures to get the backup key’s box for use. The replacement of new key must conduct timely within a period of 36 hours; in this period, it is required to strengthen measures to protect and to ensure absolutely safety of the assets.

The person who revealed or lost the key must be seriously reviewed and must compensate costs of replacing new lock; must be disciplined or be handled according to legal regulations.

Article 38. Dealing with the vault’s door in urgent cases

In urgent cases, if lacking one or two key keepers of the vault’s door, the Director shall permit the use of backup key or decide on breaking the door to save the asset and timely report to the bank of the superior level in the vertical system (if any).

SECTION 4. ENTRANCE AND EXIT OF THE VAULT

Article 39. Objects permitted to enter into the vault

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Governor, the deputy Governor of the State Bank upon the inspection of the vaults in banking sector.

2. Director of the Department of Issuance and Treasury entering into the vault in the system of the State Bank to perform the assigned tasks.

3. Officers who are permitted in writing by the Governor of the State Bank to enter into the vault for the inspection of the vault in banking sector.

4. Directors of the State Bank branches, officers who are permitted in writing by the Directors of the State Bank branches to inspect the vault of the credit institutions, foreign banks’ branches in the area of provinces, cities

5. Chairpersons of Management Boards, Chairpersons of Member Councils, General Directors of credit institutions or branches of foreign banks upon the inspection of the vault in their system.

6. Officers permitted in writing by Chairpersons of Management Boards, Chairpersons of Member Councils, General Directors (Directors) of credit institutions or branches of foreign banks to check vaults of credit institutions or branches of foreign banks within their system.

7. Directors and members who are responsible for keeping keys of the vault doors.

8. Controllers entering into the vault to supervise the delivery and receipt of assets; to inspect the vault in accordance with the working plan approved by the Directors.

9. Officers, staffs who are assigned to organize, load and transport assets preserved in vault.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11. Supervisors and technicians, workers who repair the vault who repair, install, maintain equipment, locks in the vault, and have an application approved by the Director to enter into the vault.

Article 40. Cases permitted to enter into vaults

1. Conduct orders, delivery and receipt slips for cash, precious assets or valuable papers.

2. Put cash, precious assets, and valuable papers into vaults for preservation or take out for daily use.

3. Carrying out the periodical or ad-hoc inspection, inventory of assets in the vault.

4. Cleaning the vault, loading, re-arranging the vault.

5. Repairing, maintaining or installing equipments in vaults.

6. Saving assets in vaults in urgent cases.

7. Delivering, receiving assets for temporary preservation at the State Bank’s store; delivering, receiving assets to perform the service of managing, preserving assets, renting cabinets or safe boxes or other treasury services of credit institutions or branches of foreign banks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 41. Provisions on the entrance into, exit from the vault

1. When entering, keepers of vaults shall enter first; when exiting, keepers of vaults shall exit last. The opening and closing of the vault door locks shall base on the principles person-by-person and in the right order, when opening the vault: Director, manager of accounting department, keeper of the vault; the order shall be conversed when closing the vault door: the vault keeper, manager of accounting department, director. Every time of entrance into or exit from the vault, everybody must sign their names for verification on the registration book for entering into the vault.

2. Before the entrance into or exit from the vault, members who enter into the vault must be fully presented at a buffer zone to witness members who are keeping the vault door keys to open and close the vault door. Members who are keeping the vault door keys must protect the secret of codes or keys of the vault door themselves when opening and closing the vault door.

Article 42. Inspection before entrance into or exit from the vault

1. Before opening the lock, safety guard of the vault and members who are keeping the vault door keys must observe carefully the situation outside the locks and vault's doors.

a) If traces are found, it is required to record fully traces before opening the lock;

b) If traces of intruders are found, it is required to keep the scene intact and inform the police agencies to inspect and make a record; then the vault's doors may be opened.

2. Before leaving the vault:

a) Check items needed to bring out of the vault;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The vault keeper and the vault safeguard staff must check again for last time before closing the vault door.

SECTION 5. GUARD AND PROTECTION OF THE VAULT OR THE TRANSACTION COUNTER

Article 43. Regulations of the vault or the cash transaction counter

1. Persons who have duties to enter into the cash transaction counter or the vault must wear labor safety clothes or transaction uniform with no pockets.

2. Persons who have no duties shall be not permitted to enter into the transaction counter or the vault.

3. The transaction counter and the vault must have regulations provided for by the Director.

Article 44. Working overtime at the head office which is also the vault

When the working hours end, it is required to lock the transaction counter and doors under the vault zone; beside the guard force, the staff on duties controlling safety equipments of the vault who have been assigned (if any), no one is permitted to stay alone at working place in the head office which is also the vault. If there is requirement of working overtime, there must be at least 2 people who are permitted in writing by the Director and the guardians must be informed.

Article 45. Guard and protection of the vault

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The vaults of the Transaction Offices, the vaults of the State Bank branches, the Central vaults shall have the protection police force.

Article 46. Responsibilities of security guard

Persons who have tasks of protecting the vault must be responsible for the security of the vault within their assigned tasks.

Chapter 4.

TRANSPORT OF CASH, PRECIOUS ASSETS AND VALUABLE PAPERS

Article 47. Transport process

Process of transporting cash, precious assets or valuable papers shall start from receiving, packing, sealing assets; loading to transportation means; transporting on roads, arriving at the places receiving, delivering and it shall be ended where all procedures of delivery and receipt have been completed.

Article 48. Responsibilities in organization of transport

1. The Department of Issuance and Treasury shall be responsible for organizing the transport of cash, precious assets and valuable papers from the establishments which printed or casted money, airports, harbors, stations to the Central vault; between the Central vaults; from the Central Vault to the vaults of State Bank branches and vice versa; between State Bank branches.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The State Bank branch of Binh Dinh province shall be responsible for organizing the transport of cash, precious assets and valuable papers between the branch of Binh Dinh province and the Central vault, between State Bank branches in provinces or cities in the Central region and Western Highlands (according to provisions of the Governor of the State Bank of Vietnam in each period).

2. The State Bank transporting foreign currencies to overseas must have Orders of the Governor.

3. Credit institutions, branches of foreign banks shall stipulate procedures and competencies in issuing orders for transporting foreign currencies to overseas, orders for shifting cash between branches and stipulate the transport of cash, precious assets and valuable papers within the system.

Article 49. Power of attorney for transport

When delivering, receiving and transporting cash, precious assets and valuable papers, persons who escort goods must have powers of attorney issued by the competent state levels.

For the transport of foreign currencies by the State Bank, persons who escort must have powers of attorney issued by the Governor of the State Bank.

Before delivering goods to the recipients, the delivers shall check the validity and legality of the powers of attorney; check elements which ensure safety according to new regulations on giving permits to transport goods out of the head offices of the State Bank, credit institutions or branches of foreign banks.

Article 50. Transport means

1. Transport of cash, precious assets or valuable papers must use specialized transport means and necessary technical means.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In cases where it is required to hire other transport means such as aircrafts, trains, ships for transporting cash, precious assets or valuable papers, the Governor of the State Bank shall decide.

3. In cases where credit institutions, branches of foreign banks use other means to transport cash, precious assets or valuable papers, those credit institutions or branches of foreign banks shall stipulate in writing and guide process of transport, protection and measures for ensuring security of the assets.

4. In cases the Transaction Services, the branches of the State Bank have demands in delivering or receiving directly cash, precious assets or valuable papers from the State Bank at the Central vault and are capable of self-arranging transport means for transporting cash, precious assets or valuable papers (specialized transport means), it is required to have approvals from Director of the Department of Issuance and Treasury.

Article 51. Ensuring the confidentiality of transport information

1. Persons involved in organization of and participation in transporting cash, precious asset or valuable papers must absolutely keep the confidentiality of information about time, route, type of goods, quantity, value, means of transportation, and means of preserving assets under the provisions on protection of the State secrets.

2. Persons who are not involved in the task shall be not permitted to accompany on means of transporting cash, precious assets or valuable papers.

3. Documents related to the work of transporting cash, precious assets, valuable papers used the phrase "special goods" instead of the phrase "cash, precious assets, valuable papers" to ensure the secret of transport information.

Article 52. Ensuring the safety on the way of transport

1. Cash, precious assets or valuable papers being transported must be packed, sealed and preserved safely.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. In case of long way transport, it is required to have a rest on the way, and avoid stopping the vehicle in crowded places. In case of taking a rest overnight on the way, the vehicle must be parked in the office of the State Bank, credit institutions or units of public security, army to ensure the security, coordinating to arrange guarding the vehicle or sending assets to the vault for preservation

Article 53. Coordination in protection of transporting routes

Transaction Services, State Bank branches, credit institutions, foreign banks’ branches at the receipt of the notice that the vehicle which transports cash, precious assets or valuable papers of the Banking sector faces the break down on the route of their local area, shall take initiative in communicating, coordinating with public security agency and the transport vehicle’s force to take measures for the safety of the assets. In case of necessity, ask local People's committee to coordinate and be responsible to timely settle the breakdowns

Article 54. Organization of receipt

At the arrival of the cash, precious asset or valuable papers, the receiving unit must mobilize the labor force at the unit to receive the assets as quick as possible (even working overtime or in holidays) to move the assets into the vault for preservation

Article 55. Forces involved in the transport and responsibility of the escorts

1. When transporting cash, precious assets or valuable papers, it is required to have sufficient forces to control the means of transport, escort and protection.

2. The escort is the one who takes general responsibility on the way of transport, takes responsibility for the security of cash, precious assets or valuable papers; organizing the delivery, receipt, transport in compliance with provisions of this Circular.

In case where the volume, value of transported cash, precious assets or valuable papers are large and the transport needs to be organized by team of vehicles and escorted by several persons, the Director shall appoint an escort to be the team leader.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Vehicles transporting cash, precious assets or valuable papers of the State Bank protected by an armed police force; it depends on the volume, value and nature of each shipment, banks shall discuss and unify with the police unit to determine the number of guardians. In case of a vehicle, it is required to have at least two polices for protection.

Security forces or police protecting cash, precious assets or valuable papers shall be responsible for: Having plans to protect goods, persons and means from starting receipt of goods until finalizing delivery of goods and returning to the head office safely; complying with regulations in transport as prescribed in this Circular; dealing with specific cases that happen and not letting the vehicle be examined, searched on the way. Where any unsafe case occurs, they shall directly fight and assign members of the team to jointly protect persons, cash, precious assets, valuable papers and means.

2. Credit institutions or branches of foreign banks shall stipulate responsibilities in protection or transport of cash, precious assets or valuable papers in their system.

Article 57. Responsibility of the vehicle driver

The vehicle driver shall be responsible for the technique of the transport means; correctly complying with provisions on the transport of cash, precious assets or valuable papers in accordance with this Circular; complying with the traffic law; taking initiative in asking for a preferential permit or buying bridge, ferry toll promptly

Article 58. Book for following up the transport

The unit that organizes the transport of cash, precious assets or valuable papers must open a book for following up each lot, from the arrangement of personnel, means to the schedule of transport

Chapter 5.

INSPECTION, INVENTORY, HAND-OVER AND SETTLEMENT OF THE EXCESS OR DEFICIENCY OF CASH, PRECIOUS ASSETS OR VALUABLE PAPERS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 59. Periodical inspection or inventory

1. The comprehensive examination of the security work for the vault and the general inventory of cash, precious assets, valuable papers shall be carried out twice per year, at 0 o'clock 01st January and 0 o'clock 01st July

2. The inventory of the Issuing Reserve Fund and other assets which are preserved in vault shall be performed on monthly basis, at 0 o'clock on the first day every month.

3. Inventory cash in the cash Funds of credit institutions or branches of foreign banks, the Fund for issuance of the Transaction Service, branches of the State Bank, valuable papers, other precious assets at the end of daily working hours.

4. The ad-hoc examination, inventory shall be carried out in following cases:

a) Where there is any change in the key keepers of vault’s door;

b) Where there is any change in the lock or key of the vault’s door is lost;

c) When there are doubts on having crooks invading in vault, cash collection and payment counters or cash, precious assets or valuable papers on transport; detecting mistakes on assets during delivery and receipt at vault and cash collection and payment;

d) Where there is an order or a document on the examination of the vault, issued by the competent level as provided for in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6 Article 39 of this Regime

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Director shall be entitled to organize the extraordinary inventory or total inventory of cash, precious assets or valuable papers at any time.

Article 60. Methods of inventory

1. Inventory for items of types of cash, precious assets or valuable papers to ensure the consistency between the actual balance of funds with the balance on the accounting book and the cash book (or the book for following up the entrance into and exit of assets).

2. Members participating in the inventory must directly check and count each bundle, bag, sack, box or cask with seal intact for cash, precious assets or valuable papers packed as prescribed; examine the sealed situation of bundles, bags, sacks, boxes or casks of cash, precious assets or valuable papers. In questionable cases, it is required to open for checking and counting items inside or checking and counting each sheet (for cash). It is required to record results of inventory (details of asset types according to quantity and value) in books as prescribed. Compare the actual assets invented (quantity, value) with the balance recorded in books of accountant and cashier (or the vault keeper); if there is a difference (excess or deficiency), it is required to make a minute and to settle in accordance with Article 64 of this Circular.

The inventory of the balance at the end of a day, for uneven money in bundles (or bags), it is required to check and to count sheets (or pieces).

3. The inventory minute must be passed publicly, members of the Inventory Council and the cashier (or the vault keeper) must sign their names for verification. Director, Head of Accounting Division, cashier (or the vault keeper) must sign their names for verification of figures recorded in the cash book or the inventory book (if any).

Article 61. Hand-over of cash, precious assets or valuable papers

Where there is a change in one of three key keepers of the vault’s door (Director, Chief of Accounting Division, treasurer), it is required to hand over cash, precious assets, valuable papers. Upon the requirement of the work, closing time, the Director may issue a decision on the handing over of a part of or the entire of assets.

The receiver must directly check, examine, count the assets and shall not be entitled to authorize others to do that on his behalf

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. When conducting the periodic inventory as prescribed in Clauses 1 and 2 of Article 59 of this Circular and cases of hand-over of cash, precious assets or valuable papers, it is required to have a Decision on setting up an inventory council by the Director.

2. Every time of checking, counting and classifying types of money or valuable papers received in sacks, casks or bundles, bags or boxes with seals intact, Director shall decide to set up a Council for checking, counting and classifying types of money.

3. Members of the Inventory Council or Council for checking, counting or classifying types of money shall include:

a) Chairperson of the Council: Director;

b) Members: Heads of departments or divisions of Accounting, Vault, Control (or controllers).

c) A number of assistant officers as being decided by Chairperson of the Council.

The Council shall make a minute for checking, counting and classifying types of money or a minute for inventory and dealing with the excess or deficiency of cash, precious assets or valuable papers in accordance with prevailing regulations.

4. If there is a need of ad-hoc inventory or inspection, it is required to set up an Inventory Council, members of such a Council shall be decided by levels competent to decision on ad-hoc inventory or inspection, but must not less than members prescribed in Clause 3 of this Article.

5. The inventory at the end of a day shall be performed by the Director, Chief of Accounting Division or the person authorized by the Director, Chief of Accounting Division in accordance with the Article 26 of this Circular. The Director may mobilize some officers to assist him in the inventory at the end of the working day. The supervision over the inventory at the end of the working day shall be performed in accordance with the Regulation on the internal control, auditing of the State Bank (for inventory of the State bank), or of the credit institutions, foreign banks’ branches (for inventory of credit institutions, foreign banks’ branches).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 63. The inventory council, the council for checking, counting and classifying types of money of the Central vault

1. The Inventory Council for the preservative Fund for issuance, precious assets, valuable papers at the Central vault periodically at 0 o'clock 01 January and 01 July shall be decided to set up by the Governor of the State Bank, including following members:

a) Chairperson of the Council: Director of Internal Audit Department;

b) Members: Director of the Financial - Accounting Department, Director of the Department of Issuance and Treasury.

2. The Inventory Council for the preservative Fund for issuance, precious assets, and valuable papers at the Central vault periodically at 0 o'clock first day monthly shall include following members:

a) Chairperson of the Council: Director of the Department of Issuance and Treasury or Head of Sub-department of Issuance and Treasury;

b) Members: Head of Accounting-Financial Department, Head of the Vault, controller.

3. The Council for checking, counting and classifying types of money at the Central vault shall be decided to set up by the Director of the Department of Issuance and Treasury, including members as follows:

a) Chairperson of the Council: Director of the Department of Issuance and Treasury or Head of the Sub-department of Issuance and Treasury;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The Inventory Council, the Council for checking, counting and classifying types of money of the Central vault are entitled to gather a number of assistants based on a decision of the Chairperson of the Council.

The Council shall make a minute for checking, counting and classifying types of money or a minute for inventory and dealing with the excess, deficiency of cash, precious assets or valuable papers in accordance with prevailing regulations.

SECTION 2. DEALING WITH THE EXCESS, DEFICIENCY OF CASH, PRECIOUS ASSETS OR VALUABLE PAPERS

Article 64. Dealing with the excess, deficiency of cash, precious assets or valuable papers in checking, counting and packing

In case of deficiency of cash, precious assets or valuable papers according to the minutes of the Council for checking, counting and classifying types of money, the Inventory Council under the provisions of this Circular, the person named on the seal of bundles, bags, boxes, sacks or casks of money, precious assets or valuable papers must compensate 100% of the deficient asset value. In case of recidivism, depending on the seriousness, they shall be subject to discipline in accordance with current provisions. Serious cases will be handled in accordance with legal provisions. For case where the amount of money in the cash bundle, bag, box, pack, and cask is excessive, that excessive amount shall be recorded as an operational receipt of the bank whose name is stated in the seal.

2. Credit institutions, branches of foreign banks shall base on Clause 1 of this Article to stipulate within its system the dealing with the excess or deficiency of sheets (or pieces) in money bundles (bags) delivered and received in the banking sector according to a bundle which is full of 10 sheaves sealed or a sack of coins sealed.

Article 65. Dealing with the excess or deficiency of cash, precious assets or valuable papers preserved in the vault, transaction counter or on the way of transport

1. Cases detected excess or deficiency of cash, precious assets or valuable papers in the vault, transaction counter or during the process of transport, the Director must decide on inventory of all related assets. Director, Head of related departments or committees or divisions of Accounting, Controlling, Treasury must directly review, inspect, make records, record books and prosecute individual obligations of person who are assigned to preserve assets and obligations of relevant persons to timely recover the entire lost and deficient value of assets.

2. Cases of deficiency or lost of cash, precious assets or valuable papers worth VND 50 (fifty) million or more or cases of deficiency or lost of cash under the reserve fund for issuance, it is required to report to the higher level under the vertical system (if any); credit institutions or branches of foreign banks shall report to branches of the State Bank, branches of the State Bank shall report to the State Bank (the Department of Issuance and Treasury) within 24 hours.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 66. Dealing with the deficiency or loss of money due to negligence in profession

1. In case of negligence in delivery and receipt, check, counting and preservation leading to a deficiency or loss of cash, precious assets or valuable papers, it is required to pay compensation for the entire damage and to be handled in accordance with legal provisions.

2. For cases which are under the State Bank, it is required to set up a Council for settlement of compensation to handle material responsibilities.

Article 67. Handling cases of deficiency or loss of money due to subjective reasons

1. In case where the Director and persons, who are responsible for the management, supervision, security assurance of cash, precious assets, valuable papers, fail to complete their duties, resulting in the deficiency, loss of money in the vault or enable their employees to embezzle, take advantage or steal assets, they shall be disciplined under provisions of laws; where they have jointly material responsibility in the loss of money, assets, they must compensate; or they shall be prosecuted for criminal liability

2. If the officers, employees who are in charge of treasury work, embezzle, take advantage to steal cash, precious assets, valuable papers, they shall be subject to the compensation for 100% of the value of the deficiency assets and be dismissed; or they shall be prosecuted for criminal liability

Chapter 6.

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 68. Rights and benefits for the vault staff

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The officers and staff working in the vault as prescribed in this Circular shall be entitled to enjoy responsibility allowance; harmful and heavy work allowance; feeding-up allowances for harmfulness in kind; be equipped with personal protection equipment… and other rights and benefits in accordance with provisions of the State and the branch.

Article 69. Report on the work of vault safety

State Bank branches, credit institutions and branches of foreign banks shall prepare annual report on the performance of the treasury safety work according to contents in this Circular. Report of the credit institutions, branches of foreign banks shall be sent to the State Bank branch in the local area and the credit institution, branches of foreign banks of the superior level (if any). State Bank branches, credit institutions and branches of foreign banks shall sum up reports and send to the State Bank (Department of Issuance and Treasury) before 15 January of the following year

Article 70. Responsibilities of relevant units of the State Bank

1. Director of the Department of Issuance and Treasury shall be responsible for guiding and checking the implementation of this Circular.

2. Director of Internal Audit Department shall be responsible for guiding the control of organizing the implementation within the system of the State Bank.

3. Chief of Banking inspection and supervision shall be responsible for inspecting the organization of implementation of this Circular by credit institutions and branches of foreign banks.

Article 71. Responsibilities of credit institutions, branches of foreign banks

Credit institutions, branches of foreign banks shall base on provisions in this Circular to stipulate and to guide the implementation within their systems in compliance with operational form, organizational structure of their units and bear obligations in ensuring safety for cash, assets; organize the control over the implementation within the system.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 72. Implementation effect

1. This Circular shall come into force on February 20, 2014.

2. From the effective date of this Circular, the following documents shall cease to be effective;

a) Decision No. 60/2006/QD-NHNN dated December 28, 2006, of the Governor of State Bank, promulgating the Regime for the delivery, receipt, preservation and transportation of cash, precious assets and valuable papers;

b) Decision No. 27/2007/QD-NHNN dated June 21, 2007 on the amendment, supplementation of a number of Articles of the Regime for the delivery, receipt, reservation and transportation of cash, precious assets and valuable papers promulgated in Decision No. 60/2006/QD-NHNN;

c) Circular No. 21/2011/TT-NHNN dated August 30, 2011 on the amendment, supplementation of Clause 5 of Article 3 of the Regime for the delivery, receipt, reservation and transportation of cash, precious assets and valuable papers promulgated in Decision No. 60/2006/QD-NHNN.

Article 73. Responsibilities in organization of implementation

Head of Office, Director of the Department of Issuance and Treasury, Director of the Transaction Service of the State Bank, Heads of units under the State Bank, Directors of branches of the State Bank in provinces or centrally-run cities, Chairpersons of the Management Boards, Chairpersons of the Member Councils, the General Directors (or Directors) of credit institutions, branches of foreign banks shall be responsible for organizing the implementation of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

FOR THE GOVERNOR
THE DEPUTY GOVERNOR




Dao Minh Tu

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 01/2014/TT-NHNN ngày 06/01/2014 quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


147.322

DMCA.com Protection Status
IP: 18.219.209.144
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!