Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 21/2021/TT-BYT vệ sinh trong mai táng hỏa táng

Số hiệu: 21/2021/TT-BYT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Trường Sơn
Ngày ban hành: 26/11/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/2021/TT-BYT

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2021

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ VỆ SINH TRONG MAI TÁNG, HỎA TÁNG

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20 tháng 6 năm 2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng.

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về vệ sinh trong bảo quản, quàn, mai táng, hỏa táng, di chuyển thi thể, hài cốt người chết.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến hoạt động bảo đảm vệ sinh trong bảo quản, quàn, mai táng, hỏa táng, di chuyển thi thể, hài cốt người chết trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thi thể (thi hài) là xác của người chết.

2. Hài cốt là xương của người chết khi cải táng.

3. Tro cốt là phần còn lại sau khi hỏa táng toàn bộ thi thể, hài cốt.

4. Quàn là việc thực hiện lưu giữ, bảo quản thi thể của người chết trước khi mai táng hoặc hỏa táng.

5. Khâm liệm là việc thực hiện các thủ tục để chuyển thi thể vào quan tài.

6. Mai táng là việc lưu giữ thi thể hoặc hài cốt, tro cốt của người chết ở một địa điểm dưới mặt đất.

7. Hỏa táng là việc thiêu thi thể hoặc hài cốt ở nhiệt độ cao đến khi thành tro cốt.

8. Cải táng là việc chuyển hài cốt để tiếp tục mai táng hoặc sang hình thức táng khác.

Chương 2.

VỆ SINH TRONG MAI TÁNG, HỎA TÁNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHẾT KHÔNG DO DỊCH BỆNH NGUY HIỂM

Điều 4. Vệ sinh trong quàn thi thể

1. Thời gian quàn thi thể không quá 48 giờ kể từ khi chết trong điều kiện không có bảo quản lạnh.

2. Thời gian quàn thi thể không quá 07 ngày kể từ khi chết trong điều kiện bảo quản lạnh ở nhiệt độ từ 4°C trở xuống.

3. Trường hợp phải quàn thi thể lâu hơn thời gian quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì phải bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ -10oC trở xuống.

4. Trường hợp có nhiều người chết do thiên tai, thảm họa, thời gian quàn thi thể do người đứng đầu tổ chức chịu trách nhiệm khắc phục thiên tai, thảm họa quyết định.

Điều 5. Vệ sinh trong khâm liệm thi thể

1. Thực hiện khâm liệm theo phong tục, tập quán, tín ngưỡng của địa phương. Trường hợp thi thể có dịch chảy ra phải bảo đảm làm sạch khu vực khâm liệm.

2. Đóng kín quan tài. Kiểm tra và dán kín các khe hở của quan tài (nếu có) để bảo đảm không bị rò rỉ, thấm nước, không bị bục, vỡ trong quá trình di chuyển.

Điều 6. Vệ sinh trong di chuyển thi thể, hài cốt, tro cốt

1. Vệ sinh trong di chuyển thi thể:

a) Di chuyển thi thể trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam: trường hợp di chuyển bằng đường bộ, thi thể được bao bọc kín bằng các vật liệu không thấm nước và được di chuyển bằng phương tiện riêng. Trường hợp di chuyển bằng đường hàng không, đường thủy hoặc đường sắt thi thể được đặt ở hòm riêng và kín;

b) Di chuyển thi thể qua biên giới, thi thể phải được đặt trong quan tài ba lớp: lớp trong làm bằng kẽm hoặc bằng vật liệu khác có khả năng chịu lực, không rò rỉ, có lót chất hút ẩm và được hàn kín; lớp giữa làm bằng gỗ; lớp ngoài làm bằng ván ép;

c) Trường hợp người chết với số lượng lớn trong thiên tai, thảm họa, việc sử dụng phương tiện di chuyển thi thể do người đứng đầu tổ chức chịu trách nhiệm khắc phục thiên tai, thảm họa quyết định nhưng bảo đảm thi thể được bọc kín, không bị rò rỉ, không thấm nước, không bị bục, vỡ trong quá trình di chuyển.

2. Vệ sinh trong di chuyển hài cốt, tro cốt: khi di chuyển hài cốt, tro cốt phải được đặt trong các vật dụng bảo đảm không bị rò rỉ, không thấm nước, không bị bục, vỡ trong quá trình di chuyển.

Điều 7. Vệ sinh đối với người trực tiếp tham gia hoạt động quàn, khâm liệm, di chuyển, mai táng, hỏa táng thi thể, hài cốt

Người trực tiếp tham gia hoạt động quàn; khâm liệm; di chuyển thi thể, hài cốt; mai táng, hỏa táng sử dụng khẩu trang, găng tay trong suốt quá trình thực hiện công việc. Sau khi công việc kết thúc rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay.

Điều 8. Vệ sinh nhà tang lễ, khu vực mai táng, hỏa táng, dụng cụ, phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động mai táng, hỏa táng

1. Nhà tang lễ, khu tổ chức tang lễ bảo đảm vệ sinh sạch sẽ toàn bộ bề mặt của nền nhà, tường xung quanh nơi đặt thi thể và các vật dụng có tiếp xúc với thi thể.

2. Các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động mai táng, hỏa táng được vệ sinh sạch sẽ sau khi công việc đã hoàn thành.

3. Bảo đảm khu vực mai táng, hỏa táng sạch sẽ; thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh theo quy định về quản lý chất thải thông thường.

Điều 9. Vệ sinh trong hoạt động cải táng

1. Thời gian cải táng: tùy theo điều kiện chất đất, phong tục tập quán và tín ngưỡng của dân tộc, địa phương mà thời gian cải táng có thể khác nhau nhưng thời gian từ khi mai táng đến khi cải táng không dưới 36 tháng.

2. Chất thải phát sinh trong toàn bộ quá trình thực hiện cải táng được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định về quản lý chất thải thông thường.

3. Các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động cải táng được vệ sinh sạch sẽ sau khi công việc đã hoàn thành.

4. Người trực tiếp tham gia các hoạt động cải táng sử dụng khẩu trang, găng tay trong suốt quá trình thực hiện công việc. Sau khi công việc kết thúc rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay.

Điều 10. Vệ sinh trong mai táng, hỏa táng người chết không do mắc dịch bệnh nguy hiểm tại khu vực áp dụng biện pháp cách ly y tế

1. Vệ sinh trong quàn, khâm liệm; di chuyển thi thể; mai táng, hỏa táng người chết trong khu vực áp dụng biện pháp cách ly y tế thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7Điều 8 Thông tư này.

2. Việc tổ chức tang lễ bảo đảm tuân thủ các quy định phòng, chống dịch của khu vực áp dụng biện pháp cách ly y tế.

3. Vệ sinh đối với phương tiện và người tham gia vận chuyển thi thể ra khỏi khu vực áp dụng biện pháp cách ly y tế thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.

Điều 11. Vệ sinh trong mai táng, hỏa táng người chết số lượng lớn do thiên tai, thảm họa và thi thể đang phân hủy

1. Đối với người chết số lượng lớn do thiên tai, thảm họa:

a) Bọc kín thi thể bằng các vật dụng bảo đảm không bị rò rỉ, không thấm nước, không bị bục, vỡ;

b) Vệ sinh trong quàn, khâm liệm; di chuyển thi thể; mai táng, hỏa táng thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7Điều 8 Thông tư này.

2. Đối với thi thể đang phân hủy:

a) Vệ sinh trong xử lý, quàn, khâm liệm thi thể thực hiện theo quy định tại Điều 12Điều 13 Thông tư này;

b) Vệ sinh trong nhà tang lễ, khu vực mai táng, hỏa táng, dụng cụ, phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động mai táng, hỏa táng, di chuyển thi thể thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6Điều 8 Thông tư này;

c) Người trực tiếp tham gia hoạt động di chuyển thi thể, mai táng, hỏa táng thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

Chương 3.

VỆ SINH TRONG MAI TÁNG, HỎA TÁNG NGƯỜI CHẾT DO DỊCH BỆNH NGUY HIỂM

Điều 12. Xử lý thi thể

1. Thân nhân người chết hoặc người phát hiện ra thi thể người chết do dịch bệnh nguy hiểm thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thi thể được phát hiện.

2. Người tham gia xử lý thi thể được tập huấn về các biện pháp phòng, chống dịch, xử lý thi thể. Khi tham gia xử lý thi thể mang đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân (trang phục phòng hộ, kính che mắt, găng tay cao su, khẩu trang y tế, giầy hoặc ủng).

3. Bọc kín thi thể bằng túi đựng thi thể làm bằng vật liệu chống thấm, không trong suốt, chắc chắn, không bị bục, thủng, thành túi có độ dày ≥ 150µm; khóa kéo phải kín và cố định chắc chắn bằng dây buộc hoặc băng dính; khử khuẩn bên ngoài túi đựng thi thể bằng dung dịch chứa 0,1% Clo hoạt tính. Trường hợp không có túi đựng thi thể, bọc kín thi thể bằng 02 lớp vải, sau đó bọc kín thi thể bằng 02 lớp ni-lon; khử khuẩn bên ngoài lớp ni-lon thứ nhất bằng dung dịch chứa 0,1% Clo hoạt tính. Thực hiện tương tự với lớp ni-lon thứ hai.

4. Khử khuẩn toàn bộ các bề mặt khu vực có người chết và các vật dụng có tiếp xúc với thi thể bằng dung dịch chứa 0,1% Clo hoạt tính, cồn 70% hoặc các chế phẩm diệt khuẩn bề mặt; chất thải phát sinh trong quá trình xử lý thi thể được thu gom, xử lý như chất thải lây nhiễm.

5. Sau khi công việc kết thúc, người tham gia xử lý thi thể phải tháo, cởi bỏ các phương tiện bảo vệ cá nhân và thu gom, xử lý như chất thải lây nhiễm; rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay.

6. Đối với dịch bệnh nguy hiểm có yêu cầu về xử lý thi thể khác với quy định tại Điều này thì thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

Điều 13. Vệ sinh trong quàn, khâm liệm thi thể

1. Thời gian quàn thi thể không quá 24 giờ kể từ khi chết hoặc phát hiện thi thể. Trường hợp phải quàn thi thể lâu hơn 24 giờ thì phải bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ -10°C trở xuống.

2. Đóng kín quan tài. Dán kín các khe hở của quan tài (nếu có) để bảo đảm không bị rò rỉ, thấm nước, không bị bục, vỡ trong quá trình di chuyển.

3. Chất thải phát sinh được thu gom, xử lý như chất thải lây nhiễm.

Điều 14. Vệ sinh trong vận chuyển quan tài chứa thi thể

1. Người đi cùng phương tiện vận chuyển quan tài chứa thi thể mang đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân (kính che mắt, găng tay cao su, khẩu trang y tế, giầy hoặc ủng).

2. Ngay sau khi vận chuyển quan tài chứa thi thể tới nơi mai táng, hỏa táng phải khử khuẩn toàn bộ bề mặt phương tiện chở quan tài bằng dung dịch chứa 0,1% Clo hoạt tính, cồn 70% hoặc các chế phẩm diệt khuẩn bề mặt.

3. Sau khi công việc kết thúc, người đi cùng phương tiện vận chuyển quan tài chứa thi thể phải tháo, cởi bỏ các phương tiện bảo vệ cá nhân và thu gom, xử lý như chất thải lây nhiễm; rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay.

Điều 15. Vệ sinh trong tổ chức tang lễ

1. Người tổ chức và tham gia tang lễ thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

2. Vệ sinh nhà tang lễ, khu vực tang lễ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này; chất thải tiếp xúc trực tiếp với quan tài được thu gom, xử lý như chất thải lây nhiễm.

Điều 16. Vệ sinh trong mai táng, hỏa táng

1. Khi mai táng thi thể, tiến hành rắc một lớp vôi bột xung quanh thành và đáy huyệt trước khi đặt quan tài xuống huyệt. Trước khi lấp đất, rắc một lớp vôi bột ở xung quanh và trên mặt quan tài.

2. Sau khi mai táng, hỏa táng phải vệ sinh, khử khuẩn dụng cụ, thiết bị dùng để mai táng, vận chuyển thi thể đến lò hỏa táng, khu vực mai táng, hỏa táng bằng dung dịch chứa 0,1% Clo hoạt tính, cồn 70% hoặc các chế phẩm diệt khuẩn bề mặt.

3. Người trực tiếp tham gia hoạt động mai táng, hỏa táng sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân (kính che mắt, găng tay cao su, khẩu trang y tế, giầy hoặc ủng) trong suốt quá trình thực hiện công việc. Sau khi công việc kết thúc cởi bỏ phương tiện bảo vệ cá nhân, rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay.

4. Chất thải tiếp xúc trực tiếp với quan tài và phương tiện bảo vệ cá nhân được thu gom, xử lý như chất thải lây nhiễm.

Điều 17. Vệ sinh trong hoạt động cải táng

Vệ sinh trong hoạt động cải táng thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Trách nhiệm thi hành

1. Trách nhiệm của Cục Quản lý môi trường y tế: chỉ đạo, hướng dẫn, phổ biến, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

2. Trách nhiệm của Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, phổ biến, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này;

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các đơn vị trong kiểm tra việc thực hiện vệ sinh trong hoạt động mai táng, hỏa táng trên địa bàn quản lý;

c) Tuyên truyền, hướng dẫn, vận động cộng đồng thực hiện bảo đảm vệ sinh trong hoạt động mai táng, hỏa táng trên địa bàn;

d) Tổ chức tập huấn về biện pháp phòng, chống dịch và xử lý thi thể người chết do dịch bệnh nguy hiểm cho người tham gia xử lý thi thể;

đ) Bố trí các nguồn lực cần thiết cho việc tổ chức thực hiện vệ sinh trong hoạt động mai táng, hỏa táng.

Điều 19. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2022.

2. Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Điều 20. Tổ chức thực hiện

Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, các khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) để xem xét giải quyết./.

Nơi nhận:
- Ủy ban Xã hội của Quốc hội (để giám sát);
- Văn phòng Chính phủ (Phòng Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ);
- Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, MT, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trường Sơn

MINISTRY OF HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 21/2021/TT-BYT

Hanoi, November 26, 2021

 

CIRCULAR

SANITATION IN BURIAL AND CREMATION

Pursuant to Law on Environmental Protection No. 72/2020/QH14 dated November 17, 2020;

Pursuant to Law on Prevention of Infectious Diseases dated November 21, 2007;

Pursuant to Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 of Government on functions, tasks, powers, and organizational structure of Ministry of Health;

At request of Director General of Health Environment Management Agency,

Minister of Health promulgates Circular on sanitation in burial and cremation.

Chapter 1.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Scope

This Circular deals with sanitation in preservation, embalming, burial, cremation, and transportation of dead bodies and skeletal remains.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to Vietnamese and foreign agencies, organizations, and individuals related to sanitation matter in preservation, embalming, burial, cremation, and transportation of dead bodies and skeletal remains in Vietnamese territory.

Article 3. Definition

In this Circular, terms below are construed as follows:

1. “dead body” (corpse) refers to the body of a deceased person.

2. “skeletal remains” refer to bones of a deceased person in bone collecting process.

3. “cremains” refer to the remains of a human body after cremating their dead body and skeletal remains.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. “shrouding” refers to procedures to be adopted in order to move the dead body into a coffin.

6. “burial” refers to the act of placing a dead body or skeletal remains or cremains of a deceased person into the ground.

7. “cremation” refers to the act of incinerating a dead body or skeletal remains into cremains at a high temperature.

8. “bone collecting” refers to the act of moving skeletal remains for further burial or other forms of final disposition.

Chapter 2.

SANITATION IN BURIAL AND CREMATION OF PERSONS WHO DIED OF CAUSES OTHER THAN DANGEROUS DISEASES

Article 4. Sanitation in embalming

1. Embalming shall last no longer than 48 hours since the time of death without refrigeration.

2. Embalming shall last no longer than 7 days since the time of death in 4oC or lower.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. In case many people are killed as a result of natural disasters or emergencies, embalming duration shall be decided by individuals in charge of remediation affairs.

Article 5. Sanitation in shrouding

1. Enshroud in accordance with local customs, tradition, and religion. Any seepage of bodily fluid must be cleaned completely at shrouding sites.

2. Close the coffin. Check and seal the coffins to prevent leakage, seepage, crack, and damage during transportation.

Article 6. Sanitation in transportation of corpses, skeletal remains, and cremains

1. Sanitation in corpse transportation:

a) When transport corpses within Vietnamese territory: during transportation via road, the corpses must be wrapped in watertight materials and carried by separate vehicles. During transportation via airway, waterway, or railway, the corpses must be placed in separate and closed coffins;

b) When transport corpses across borders: the corpses must be placed in 3-layer coffins: the inner layer is made of zinc or other materials that can withstand load, prevent leak, is lined with desiccant and welded tight; the middle layer is made of wood; the outer layer is made of plywood;

c) In case of heavy casualties caused by natural disasters or emergencies, the use of transport vehicles shall be decided by heads of organizations in charge of remediation affairs as long as the corpses are tightly wrapped to prevent leakage, seepage, and damage during transportation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 7. Sanitation for individuals engaging in embalming, shrouding, transportation, burial, and cremation of corpses, skeletal remains

Individuals engaging in embalming, shrouding, transportation of corpses and skeletal remains, burial, and cremation must wear face masks and gloves throughout the process. Upon finishing, wash hands with soap or hand sanitizer.

Article 8. Sanitation of funeral parlors, burial grounds, cremation areas, instruments and equipment serving burial, cremation

1. Funeral parlors and funeral areas must have their floor and walls surrounding the corpses and items making contact with the corpses cleaned properly.

2. Tools and equipment serving burial and cremation must be cleaned thoroughly once burial and/or cremation are done.

3. Keep burial grounds and cremation areas clean; collect, transport, and treat wastes in accordance with regulations and law on waste management.

Article 9. Sanitation in bone collecting

1. Interval between burial and bone collecting: depending on soil quality, traditions, customs, and religion of the locals, interval between burial and bone collecting must not be lower than 36 months.

2. Wastes produced during bone collecting must be collected, transported, and treated in accordance with regulations on waste management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Individuals performing bone collecting must wear face masks and gloves throughout the process. Upon finishing, wash hands with soap or hand sanitizer.

Article 10. Sanitation in burial and cremation of persons who died of causes other than dangerous diseases in areas under quarantine

1. Sanitation in embalming, shrouding, corpse transportation, burial, and cremation of the deceased in areas under quarantine shall conform to Article 4 through Article 8 hereof.

2. Funerals shall be organized in a manner that conforms to epidemic control regulations of areas under quarantine.

3. Sanitation for vehicles and individuals engaging in transportation of corpses out of areas under quarantine shall conform to Article 14 hereof.

Article 11. Sanitation in burial and cremation of heavy casualties caused by natural disasters, emergencies and decomposing corpses

1. In case of heavy casualties caused by natural disasters and emergencies:

a) Wrap the corpses in materials that can prevent leakage, seepage, and damage;

b) Sanitation in embalming, shrouding, corpse transportation, burial, and cremation shall conform to Article 4 through Article 8 hereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Sanitation in processing, embalming, and shrouding shall conform to Article 12 and Article 13 hereof;

b) Sanitation in funeral parlors, burial grounds, cremation areas, tools, and equipment serving burial, cremation, and transportation of corpses shall conform to Clause 1 Article 6 and Article 8 hereof;

c) Individuals engaging in transportation, burial, and cremation of corpses shall conform to Article 7 hereof.

Chapter 3.

SANITATION IN BURIAL AND CREMATION OF PERSONS WHO DIED OF DANGEROUS DISEASES

Article 12. Corpse processing

1. Relatives of the deceased or individuals discovering corpses of the deceased who died of dangerous diseases must immediately inform People’s Committees of communes where the corpses are discovered.

2. Individuals processing corpses must receive training in disease prevention, control, and corpse processing. Wear proper personal protective equipment when processing corpses (protective suit, eyewear, rubber gloves, medical face masks, shoes or boots).

3. Wrap corpses with body bags made of non-absorbent, non-transparent, firm materials with thickness ≥ 150µm; zip fasteners must be tight and fixed by strings or tapes; sterilize exterior of body bags with 0,1% activated Chlorine solution. In case body bags are not available, tightly wrap corpses with 2 layers of cloth then 2 layers of nylon; sterilize exterior of the first nylon layer with 0,1% activated Chlorine solution. Follow suit for the second nylon layer.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Once the work is done, individuals carrying out the work must take off personal protective equipment and treat them as infectious wastes; wash hands with soap or hand sanitizer.

6. In case dangerous diseases require corpses to be processed in manners other than those mentioned under this Article, comply with professional guidance of Ministry of Health.

Article 13. Sanitation in embalming and shrouding

1. Embalming shall last no longer than 24 hours since death or corpse discovery. Embalming must take place at -10oC or lower in order to last longer than 24 hours.

2. Close the coffin. Seal the coffin tightly to prevent leakage, seepage, and damage during transportation.

3. Wastes produced in the process must be collected and treated in the same manner as infectious wastes.

Article 14. Sanitation in transportation of coffins containing corpses

1. Passengers of vehicles carrying coffins containing corpses muse wear proper personal protective equipment (eyewear, rubber gloves, medical face masks, shoes or boots).

2. As soon as coffins reach burial grounds or cremation locations, the vehicles carrying the coffins must be sterilized with 0,1% activated Chlorine solution, 70% alcohol, or surface disinfectant preparations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 15. Sanitation in funeral organization

1. Individuals organizing and participating in funeral must adopt epidemic control measures in accordance with guidance of Ministry of Health.

2. Sanitation of funeral parlors and funeral locations must conform to Clause 1 Article 8 hereof; wastes that make direct contact with the coffin shall be collected and treated in the same manner as infectious wastes.

Article 16. Sanitation in burial and cremation

1. During burial process, dust lime powder around and in the grave prior to lowering the coffins into the grave. Prior to filling the grave, dust lime powder around and on the coffins.

2. Once burial or cremation process is complete, sanitize and sterilize equipment involved in burial process, transportation to crematoriums, burial grounds, cremation areas with 0,1% activated Chlorine solution, 70% alcohol, or surface disinfectant preparations.

3. Persons engaging in burial and cremation must wear proper personal protective equipment (eyewear, rubber gloves, medical face masks, shoes or boots) throughout the process. Once the work is done, take off personal protective equipment and wash hands with soap or hand sanitizer.

4. Wastes making direct contact with coffins and personal protective equipment shall be collected and treated in the same manner as infectious wastes.

Article 17. Sanitation in bone collecting

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter 4.

IMPLEMENTATION

Article 18. Responsibilities for implementation

1. Responsibilities of Health Environment Management Agency: directing, guiding disseminating, and inspecting implementation of this Circular.

2. Responsibilities of Departments of Health of provinces and central-affiliated cities:

a) directing, guiding, disseminating, and examining implementation of this Circular;

b) taking charge and cooperating with Departments of Natural Resources and Environment in directing entities to inspect sanitation in burial and cremation in their provinces and central-affiliated cities;

c) disseminating, guiding, and mobilizing the community to ensure sanitation in burial and cremation in their provinces and central-affiliated cities;

d) organizing training in epidemic control and handling of corpses of persons who died of dangerous diseases;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 19. Entry into force

1. This Circular comes into force from January 10, 2022.

2. Circular No. 02/2009/TT-BYT dated May 26, 2009 of Minister of Health expires from the effective date hereof.

Article 20. Organization for implementation

Director General of Health Environment Management Agency, Chief of the Ministry Office, Chief Ministry Inspectorates, Directors, Directors General, General Directors of Departments and General Departments affiliated to Ministry of Health are responsible for the implementation of this Circular.

Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry for consideration./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Truong Son

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 21/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.927

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.161.151
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!