|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Nghị quyết 23/2021/QH15 Kế hoạch tài chính quốc gia vay trả nợ công 5 năm
Số hiệu:
|
23/2021/QH15
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Quốc hội
|
|
Người ký:
|
Vương Đình Huệ
|
Ngày ban hành:
|
28/07/2021
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
QUỐC HỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Nghị quyết số: 23/2021/QH15
|
Hà Nội, ngày 28
tháng 7 năm 2021
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ
KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH QUỐC GIA VÀ VAY, TRẢ NỢ CÔNG 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Ngân
sách nhà nước số 83/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật
số 59/2020/QH14;
Căn cứ Luật Quản
lý nợ công số 20/2017/QH14;
Căn cứ Luật Đầu tư
công số 39/2019/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 64/2020/QH14;
Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 24/TTr-CP ngày 16
tháng 7 năm 2021, Báo cáo số 23/BC-CP ngày 16 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ,
Báo cáo thẩm tra số 12/BC-UBTCNS15 ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban Tài
chính, Ngân sách, Báo cáo tiếp thu, giải trình số 27/BC-UBTVQH15 ngày 28 tháng
7 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến đại biểu Quốc hội;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Mục tiêu tổng quát
Huy động, phân bổ, quản lý, sử dụng có hiệu quả tổng
thể các nguồn lực, trong đó nguồn lực bên trong là chiến lược, cơ bản, lâu dài
kết hợp hiệu quả với nguồn lực bên ngoài là quan trọng, phục vụ mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh,
chủ động hội nhập quốc tế; tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước, tăng tỷ trọng
các nguồn thu bền vững, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi đầu tư
phát triển, bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, tăng cường phân cấp,
phân quyền, tạo sự chủ động của ngân sách địa phương gắn với nâng cao và cá thể
hóa trách nhiệm; quản lý chặt chẽ nợ công, giữ vững an ninh, an toàn nền tài
chính quốc gia; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm giải trình, bảo
đảm công khai, minh bạch; tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm
toán và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý tài chính quốc gia.
Điều 2. Mục tiêu cụ thể
1. Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025
khoảng 8,3 triệu tỷ đồng; tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân không
thấp hơn 16% GDP, trong đó từ thuế, phí khoảng 13 - 14% GDP; tỷ trọng thu nội địa
bình quân khoảng 85-86% tổng thu ngân sách nhà nước.
2. Tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 -
2025 khoảng 10,26 triệu tỷ đồng, trong đó tỷ trọng chi đầu tư phát triển bình
quân khoảng 28%, tỷ trọng chi thường xuyên bình quân khoảng 62-63% tổng chi
ngân sách nhà nước. Trong tổ chức thực hiện, phấn đấu tăng tỷ trọng chi đầu tư
phát triển đạt khoảng 29%, giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 60%.
Tổng chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước
khoảng 2,87 triệu tỷ đồng, trong đó chi từ nguồn vốn ngoài nước khoảng 300
nghìn tỷ đồng, chi từ nguồn cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước khoảng 248 nghìn
tỷ đồng.
3. Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021
- 2025 bình quân 3,7% GDP, trong đó bội chi ngân sách trung ương bình quân 3,4%
GDP, bội chi ngân sách địa phương bình quân 0,3% GDP; trong tổ chức thực hiện,
phấn đấu giảm xuống dưới 3,7% GDP.
4. Tổng mức vay trong giai đoạn 2021 - 2025 khoảng
3,068 triệu tỷ đồng, trong đó mức vay của ngân sách trung ương khoảng 2,9 triệu
tỷ đồng; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 1,7 triệu tỷ đồng; tổng
mức vay của ngân sách địa phương khoảng 148 nghìn tỷ đồng, mức vay của từng địa
phương trong phạm vi giới hạn nợ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà
nước; nghĩa vụ trả nợ của chính quyền địa phương khoảng 35,3 nghìn tỷ đồng.
5. Hạn mức bảo lãnh Chính phủ và hạn mức vay về cho
vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài trong giai đoạn 2021 - 2025:
a) Tốc độ tăng dư nợ bảo lãnh Chính phủ năm sau
không vượt quá tốc độ tăng GDP danh nghĩa của năm trước, riêng hạn mức bảo lãnh
cho hai ngân hàng chính sách tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hằng năm;
b) Hạn mức rút vốn ròng các khoản vay được Chính phủ
bảo lãnh cả giai đoạn không quá 76,5 nghìn tỷ đồng và hạn mức rút vốn các khoản
Chính phủ vay về cho vay lại không quá 222 nghìn tỷ đồng.
6. Bảo đảm an toàn nợ công với các mục tiêu:
a) Trần nợ công hằng năm không quá 60% GDP; ngưỡng
cảnh báo là 55% GDP;
b) Trần nợ Chính phủ hằng năm không quá 50% GDP;
ngưỡng cảnh báo là 45% GDP;
c) Trần nợ nước ngoài của quốc gia hằng năm không
quá 50% GDP; ngưỡng cảnh báo là 45% GDP;
d) Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không
bao gồm nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản cho vay lại) không quá 25% tổng thu
ngân sách nhà nước;
đ) Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia (không
bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc ngắn hạn dưới 12 tháng) không quá 25% tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Điều 3. Định hướng công tác tài
chính quốc gia
1. Về thu ngân sách nhà nước: Khẩn trương sửa đổi,
hoàn thiện hệ thống chính sách thu để cơ cấu lại nguồn thu ngân sách, thúc đẩy
tăng thu hợp lý kết hợp nuôi dưỡng nguồn thu bền vững. Đẩy mạnh các biện pháp
khai thác dư địa thu, chống thất thu, giảm nợ đọng thuế, mở rộng cơ sở thuế.
2. Về chi ngân sách nhà nước: Từng bước cơ cấu lại
chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm dần
tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới cơ chế phân bổ chi thường xuyên theo
kết quả thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm chi cho con người, an sinh xã hội, y tế,
môi trường, quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học,
công nghệ... theo quy định của pháp luật.
3. Về cân đối ngân sách nhà nước: Vay bù đắp bội
chi ngân sách nhà nước chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển. Chỉ chi ngân sách nhà
nước trong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong khả năng trả nợ. Kiểm soát
chặt chẽ nghĩa vụ nợ dự phòng, rà soát các khoản bảo lãnh mới, bảo đảm đúng quy
định và hiệu quả.
Điều 4. Nhiệm vụ và giải pháp
thực hiện
1. Chấp hành nghiêm Luật
Ngân sách nhà nước. Nghiên cứu, sửa đổi Luật
Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan phù hợp với thực tiễn
theo hướng đổi mới cơ chế phân cấp ngân sách, cơ bản khắc phục tình trạng lồng
ghép trong quản lý ngân sách nhà nước, tăng vai trò chủ đạo của ngân sách trung
ương; đẩy mạnh phân cấp, khuyến khích các địa phương sáng tạo, tăng thu, huy động
các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, tạo sự chủ động và tự
chịu trách nhiệm cho chính quyền địa phương trong việc quyết định, sử dụng ngân
sách. Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách đối với các cơ quan, đơn vị, nhất là đối
với các cơ quan, đơn vị có cơ chế tài chính, ngân sách đặc thù; xây dựng cơ chế,
chính sách quản lý tài chính, ngân sách đặc thù đối với một số địa phương có điều
kiện, đặc biệt là các đô thị lớn nhằm huy động các nguồn thu, tạo nguồn lực
phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
2. Thực hiện các giải pháp khả thi để đạt tỷ lệ huy
động cao hơn vào ngân sách nhà nước, khai thác các dư địa thu, mở rộng và chống
xói mòn cơ sở thuế, đẩy mạnh chống thất thu, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ đọng thuế
dưới 5% tổng thu ngân sách nhà nước. Khẩn trương sửa đổi, hoàn thiện một số luật
thuế, nhất là Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt... Chú trọng các nguồn
thu từ đất đai, tài nguyên, khoáng sản để tránh thất thoát. Hạn chế việc lồng
ghép các chính sách xã hội trong pháp luật về thuế. Rà soát, hoàn thiện các quy
định ưu đãi thuế để tránh thất thu, bảo đảm minh bạch, công bằng, khả thi, phù
hợp với xu thế phát triển và thông lệ quốc tế. Ban hành đồng bộ các văn bản hướng
dẫn để tổ chức thực hiện tốt Luật Quản lý thuế,
đảm bảo thu đúng, thu đủ và khắc phục các tồn tại, bất cập trong thực hiện, đặc
biệt đối với các hoạt động chuyển giá, thương mại điện tử và các hình thức kinh
doanh trên nền tảng số. Tập trung các khoản thu phí, lệ phí do các cơ quan quản
lý nhà nước, doanh nghiệp nhà nước thu vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định
của Luật Phí và lệ phí.
3. Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân
sách theo hướng bền vững, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu
tư phát triển; bảo đảm nguồn lực cho quốc phòng, an ninh, thực hiện cải cách
chính sách tiền lương, đảm bảo an sinh xã hội; ưu tiên cho giáo dục - đào tạo,
khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tập trung cao hơn các nguồn lực cho bảo
vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển hạ tầng công nghệ
thông tin, viễn thông, kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia, tạo nền tảng chuyển đổi
số quốc gia trong tình hình mới. Tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền
lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2022. Không sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn
dư cho đầu tư xây dựng cơ bản và các mục đích khác, trừ trường hợp Nghị quyết của
Quốc hội cho phép. Chính phủ chịu trách nhiệm về việc các Bộ, cơ quan trung
ương, các địa phương thực hiện đúng quy định trong các Nghị quyết của Quốc hội
về việc sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư cho các mục đích khác, bảo đảm
đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo đúng Nghị quyết 27-NQ/TW. Số tăng thu,
tiết kiệm chi hàng năm ưu tiên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo Nghị quyết
Trung ương 7 (khóa XII), giảm bội chi, trả nợ gốc, sử dụng cho đầu tư phải tập
trung cho các dự án lớn trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 -
2025 để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định
của Luật Ngân sách nhà nước.
Nâng cao hiệu quả phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn
lực tài chính, ngân sách nhà nước, gắn với đề cao trách nhiệm của các Bộ, cơ
quan trung ương, địa phương; khắc phục tình trạng phân bổ vốn đầu tư công dàn
trải, kéo dài, đặc biệt là nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, gắn hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Rà soát việc duy trì, quản lý và sử dụng các quỹ
tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức, hoạt
động của các quỹ này nhằm nâng cao tính minh bạch, hiệu quả hoạt động của quỹ;
tăng cường công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước
đối với các quỹ, sắp xếp lại các quỹ có nguồn thu, nhiệm vụ chi trùng với ngân
sách nhà nước hoặc không còn phù hợp.
4. Đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức vay trong
nước và ngoài nước. Phát hành trái phiếu Chính phủ tập trung vào kỳ hạn dài từ
5 năm trở lên, kết hợp linh hoạt phát hành một số kỳ hạn dưới 5 năm để đáp ứng
nhu cầu huy động vốn và phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ; phấn đấu kỳ
hạn phát hành bình quân trái phiếu Chính phủ đạt từ 9 - 11 năm, tiếp tục thực
hiện tái cơ cấu danh mục nợ trái phiếu Chính phủ. Nâng cao tỷ trọng vay ngoài
nước hỗ trợ ngân sách chung để tăng tính chủ động trong quản lý sử dụng vốn
vay. Thực hiện phát hành trái phiếu quốc tế khi có nhu cầu và điều kiện thị trường
thuận lợi.
5. Bố trí thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn, không
để xảy ra tình trạng nợ quá hạn làm ảnh hưởng đến các cam kết của Chính phủ và
hệ số tín nhiệm quốc gia. Kiểm soát chặt chẽ các nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân
sách nhà nước, bội chi và nợ của chính quyền địa phương. Kiểm soát chặt chẽ cấp
bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay trong phạm vi hạn mức bảo lãnh.
Việc huy động và sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi
của các nhà tài trợ nước ngoài phải bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội và khả
năng trả nợ. Các khoản vay mới vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước
ngoài chỉ sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường
xuyên. Tập trung cho một số lĩnh vực chủ chốt để đảm bảo phát huy được tối đa
hiệu quả kinh tế, ưu tiên đầu tư cho các dự án trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng gắn
với phát triển bền vững, có hiệu ứng lan tỏa, ứng phó với biến đổi khí hậu,
nâng cao chất lượng môi trường, giáo dục, y tế, công nghệ.
6. Triển khai công cụ quản lý nợ Chính phủ theo quy
định phù hợp với yêu cầu thực tiễn, gắn với quản lý ngân sách nhà nước, quản lý
ngân quỹ nhà nước, bảo đảm hiệu quả, an toàn và thanh khoản của ngân sách nhà
nước. Căn cứ điều kiện thị trường, thực hiện các nghiệp vụ cơ cấu lại nợ với
chi phí phù hợp; đổi mới phương thức và công cụ quản lý, thống kê nợ nước ngoài
của quốc gia phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và thông lệ quốc tế; tách bạch
nợ nước ngoài của khu vực công (nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh) và nợ tự
vay, tự trả của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng.
7. Tiếp tục thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp nhà
nước theo hướng tập trung giữ những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa
bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác không đầu tư. Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh
tế nhà nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực
và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Bảo đảm công
khai, minh bạch trong cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước.
Tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước nộp vào ngân sách nhà nước chỉ sử dụng
cho đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, quan trọng của quốc gia,
địa phương và bổ sung vốn điều lệ cho một số doanh nghiệp nhà nước then chốt
Nhà nước cần đầu tư và nắm giữ vốn theo quy định.
8. Đẩy mạnh việc rà soát, hoàn thiện đồng bộ cơ chế
tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở thực hiện
tính đúng, tính đủ giá dịch vụ sự nghiệp công theo lộ trình, bảo đảm công khai,
minh bạch; ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở cho việc xác định
giá dịch vụ sự nghiệp công. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách để
thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước tham gia cung cấp dịch vụ công
và đảm bảo quyền lợi của người sử dụng dịch vụ công. Sớm hoàn thiện các văn bản
hướng dẫn việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp
công sử dụng ngân sách nhà nước theo phương thức đặt hàng hoặc đấu thầu; rà
soát, đánh giá và tiếp tục hoàn thiện cơ chế cho phép cổ phần hóa đối với đơn vị
sự nghiệp công lập có đủ điều kiện, gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
Đến năm 2025 giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% số
lượng đơn vị sự nghiệp công lập và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân
sách nhà nước so với năm 2021; giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách
nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016 - 2020.
9. Hoàn thiện các thể chế về quản lý, sử dụng tài sản
công chuyên ngành phù hợp với Luật Quản lý, sử dụng
tài sản công; đẩy nhanh tiến độ phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án sắp
xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền quản lý,
sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết gắn với việc đảm bảo
trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch và tăng cường giám sát, bảo đảm kỷ
cương, kỷ luật và sử dụng hiệu quả, đúng pháp luật.
10. Tăng cường quản lý tài chính, ngân sách nhà nước,
nợ công theo kế hoạch trung hạn, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất giữa kế hoạch
tài chính với kế hoạch đầu tư công, kế hoạch vay, trả nợ công. Thường xuyên
đánh giá những tác động của vay vốn đến dư nợ công, nợ Chính phủ và nghĩa vụ trả
nợ. Gắn kết tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước và tỷ lệ trả nợ trực tiếp từ ngân
sách trong điều hành ngân sách nhà nước hằng năm. Không ban hành các chính
sách, chế độ, các chương trình, đề án mới khi không cân đối được nguồn. Trường
hợp các chỉ tiêu nợ công chạm ngưỡng cảnh báo, Chính phủ báo cáo Quốc hội tình
hình, giải pháp kiểm soát đặc biệt quản lý nợ công.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách
nhà nước, nợ công, quản lý tài sản công, tăng cường công tác giám sát, thanh
tra, kiểm tra, kiểm toán; đảm bảo kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước được
sử dụng làm căn cứ phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước và phê chuẩn quyết
toán ngân sách địa phương cấp tỉnh, thành phố hàng năm. Đẩy mạnh việc phòng chống
tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, đề
cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu; khen thưởng, động viên tổ chức, cá
nhân có thành tích xuất sắc; xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân có các vi
phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Chính phủ, các Bộ, cơ quan trung ương và chính
quyền địa phương các cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức thực hiện
có hiệu quả Nghị quyết này.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính,
Ngân sách, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu
Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành
viên, Kiểm toán nhà nước, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát,
kiểm toán việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ nhất thông qua ngày 28 tháng 7 năm 2021.
Epas: 56841
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Vương Đình Huệ
|
Nghị quyết 23/2021/QH15 về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 do Quốc hội ban hành
NATIONAL
ASSEMBLY
-------
|
SOCIALIST REPUBLIC
OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
No. 23/2021/QH15
|
Hanoi, July 28,
2021
|
RESOLUTION REGARDING
NATIONAL FINANCIAL, BORROWING AND PUBLIC DEBT REPAYMENT PLAN FOR 2021 – 2025
PERIOD NATIONAL ASSEMBLY Pursuant to the Constitution of the Socialist
Republic of Vietnam; Pursuant to the Law on State Budget No.
83/2015/QH13 amended by the Law No. 59/2020/QH14; Pursuant to the Law on Public Debt Management
No. 20/2017/QH14; Pursuant to the Law on Public Investment No.
39/2019/QH14 amended by the Law No. 64/2020/QH14; In the light of the Report No. 24/TTr-CP dated
July 16, 2021, the Report No. 23/BC-CP dated July 16, 2021 of the Government,
the Review Report No. 12/BC-UBTCNS15 dated July 21, 2021 of the Committee on
Financial and Budgetary Affairs; the Feedback and Explanatory Report No.
27/BC-UBTVQH15 dated July 28, 2021 of the National Assembly’s Standing
Committee and judgements of the National Assembly’s deputies, ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article 1. Overall objectives Effectively mobilize, allocate, distribute, manage
and use all resources, including internal resources playing strategic,
fundamental and long-term roles which are effectively combined with external
resources playing significant roles, to achieve socio-economic development
objectives, ensure macroeconomic stability, promote economic growth, solve
social security issues, strengthen national defense and security, proactively
engage in international integration; continue to restructure the state budget,
increase the proportion of sustainable revenue, make the most efficient use of
recurrent expenditure to increase spending on capital investment activities,
ensure the leading role of the central budget, push up decentralization and delegation
of authority, grant more autonomy to the local budget, raise and personalize
responsibilities; strictly manage public debt, maintain security and safety for
the national financial system; tighten up rules and discipline, improve
accountability, ensure public availability and transparency; strengthen
supervision, inspection, examination and audit, and improve the effectiveness
and efficiency of national financial management. Article 2. Specific objectives 1. Total state budget revenue in the 2021 - 2025
period is expected to reach about VND 8.3 million billion; the rate of
mobilization of resources into the state budget on average will account for at
least 16% of GDP, including taxes and fees accounting for about 13% - 14% of
GDP; the proportion of domestic collections on average will account for about
85% - 86% of total state budget revenue. 2. Total state budget expenditure for the 2021 -
2025 period is expected to reach about VND 10.26 million billion of which
average capital investment expenditure and average recurrent expenditure
accounts for 28% and approximately 62-63%, respectively. In the course of
implementation, strive to increase the rate of capital investment expenditure
to about 29% or decrease the rate of recurrent expenditure to about 60%. Total state budget expenditure for capital
investment is expected to reach approximately VND 2.87 million billion,
including nearly VND 300 thousand billion in expenditure derived from offshore
capital and about VND 248 thousand billion from equitization and state capital
divestment capital. 3. The average state budget deficit in the
2021-2025 period is expected to account for 3.7% of GDP, including the average
central budget deficit which accounts for 3.4% of GDP, and the average local
budget deficit which accounts for 0.3% of GDP; in the course of implementation,
strive to reduce such rate to less than 3.7% of GDP. 4. Total borrowed amount in the period 2021 - 2025
is expected to be as much as VND 3,068 million billion, including about VND 2.9
million billion borrowed by the central budget; the central Government's
obligation to directly repay debt is expected to be about VND 1.7 million
billion; total amount borrowed by the local budget is expected to be VND about
148 trillion and the amount borrowed by each local budget must fall within the
borrowing limit prescribed by law on state budget; the local government's
obligation to repay debt is expected to be about VND 35.3 trillion. 5. Government guarantee limit and borrowing limit
on ODA on-lending and preferential offshore loans during the 2021 – 2025
period: ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 b) The net withdrawal limit of
government-guaranteed loans during the whole period must not exceed VND 76.5
trillion and the withdrawal limit on the Government’s loans for on-lending
would not exceed VND 222 trillion. 6. Prudential targets for public debt: a) The annual public debt ceiling shall not exceed
60% of GDP; the warning threshold shall be 55% of GDP; b) The annual government debt ceiling shall not
exceed 50% of GDP; the warning threshold shall be 45% of GDP; c) The annual national foreign debt ceiling shall
not exceed 50% of GDP; the warning threshold shall be 45% of GDP; d) The Government's direct debt repayment
obligation (excluding the obligation to repay debt incurred from on-lending)
shall not exceed 25% of total state budget revenue; dd) The national foreign debt repayment obligation
(excluding the obligation to repay under-12-month loans) shall not exceed 25%
of total export turnover of goods and services. Article 3. National financial
orientations 1. Regarding the state budget revenue: Press ahead
with amending and perfecting collection policies to restructure budget
revenues, promote reasonable revenue growth in combination with nurturing
sustainable revenue sources. Strengthen measures to make best use of revenue
surpluses, combat loss of revenue, reduce tax arrears, and expand the tax base. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 3. Regarding the state budget balancing: Amounts
borrowed for offsetting against state budget deficit shall be used for capital
investment purposes only. The state budget spending must be within the economic
capacity and the state budget’s borrowing must be within the debt repayment
capacity. Strictly control provisional debt obligations, examine newly-provided
guarantees with the objectives of ensuring compliance with regulations and
efficiency. Article 4. Missions and
solutions 1. Strictly comply with the Law on State Budget.
Study and amend the State Budget Law and related legal documents to meet
practical requirements with a view to renovating the budget decentralization
mechanism, basically overcoming the overlapping situation in state budget
management, increasing the leading role of the central budget; promote
decentralization, encourage local jurisdictions to be creative and to increase
collection and mobilization of resources for socio-economic development within
their remit, grant and allow local authorities autonomy and self-responsibility
for their budget decision and use. Reform the mechanism for allocation of
budget to agencies and units, especially those adopting specific financial and
budgetary mechanisms; formulate specific financial and budgetary management
mechanisms and policies applicable to a number of eligible local jurisdictions,
especially major cities, in order to mobilize revenues and provide for
resources for use in socio-economic development tasks under local jurisdiction. 2. Adopt possible solutions to achieving a higher
rate of mobilization of resources into the state budget, exploiting revenue
surpluses, expanding and preventing tax base erosion, fiercely combating
revenue loss, striving to reduce the ratio of tax arrears to total state budget
revenue to less than 5%. Expeditiously amend and perfect a number of tax laws,
especially the Law on Value Added Tax, the Law on Corporate Income Tax, and the
Law on Special Consumption Tax, etc. Focus on revenues from land, natural
resources and minerals to avoid any loss. Restrain the integration of social
policies into tax-related legislation. Review and finalize regulations on tax
incentives to avoid loss of revenue, ensure transparency, fairness and
feasibility to follow development trends and conform to international
practices. Promulgate consistent instructional documents to succeed in
implementing the Law on Tax Administration, to ensure correct and full
collection and overcome shortcomings and issues arising during the period of
implementation, especially with respect to transfer pricing, e-commerce and
digital business activities. Concentrate fees and charges collected by state
management agencies and state enterprises in the state budget according to the
provisions of the Law on Fees and Charges. 3. Continue to restructure state budget expenditure
with a view to ensuring sustainability, reducing the proportion of recurrent
expenditure, increasing the proportion of capital investment expenditure;
ensure resources available for national defense and security tasks, implement
salary policy reforms, ensure social security; give priority to education -
training, science, technology and innovation; focus more resources on
environmental protection, climate change adaptation, development of information
technology and telecommunications infrastructure, make connections to the national
database and lay foundation for national digital transformation in the new
context. Concentrate resources to implement wage reforms as from July 1, 2022.
Avoid using the residual wage reform amounts for investment in capital
construction and other purposes, unless otherwise permitted by the National
Assembly’s resolutions. The Government must be responsible for compliance of
its Ministries, central and local authorities with the provisions of the
National Assembly's resolutions on the use of the residual wage reform amounts
for other purposes, ensuring adequate funds for wage reforms in accordance with
the Resolution No. 27-NQ/TW. The annual amounts of increased revenue and
reduced expenditure must be preferred to fund wage reforms according to the Resolution
of the 7th Plenary Session of the 12th Party Central
Committee, help reduce overspending and repay outstanding principal and, when
being used for investment purposes, must be concentrated on major projects in
the medium-term public investment plan for the 2021 - 2025 period to accelerate
the completion and performance of other tasks as prescribed by the Law on State
Budget. Improve the efficiency of allocation, management
and use of financial and state budget resources and raise the responsibilities of
ministries, central and local authorities; put an end to the careless and
prolonged allocation of public investment capital, especially ODA loans and
foreign preferential loans, and align the effective use of investment capital
with thrift and anti-extravagance practice. Scrutinize the maintenance, management and use of
off-budget state financial funds. Amend and supplement regulations on
organization and operation of these funds in order to improve operational
transparency and efficiency of funds; strengthen the state management,
supervision, inspection, examination and audit of funds, reorganize funds whose
revenue or expenditure coincides with those of the state budget or are no
longer suitable. 4. Diversify funding sources and onshore or
offshore borrowing methods. Issue government bonds with more emphasis placed on
those with long maturity which is 5 years or more, and flexibly issue those
with various maturity periods of less than 5 years to meet the needs of
capitalization and development of Government bond markets; strive to issue
those with the average maturity ranging from 9 to 11 years, and continue to
restructure Government bond debt portfolios. Increase the proportion of foreign
loans used for supporting the general budget in order to elevate the autonomy
in the management and use of loans. Issue international bonds when demands and
favorable market conditions exist. 5. Manage to settle and repay debts in full and on
time so that overdue debt would not affect the Government's commitments and the
national credit factor. Strictly control the provisional debt obligations of
the state budget, overspending and debts of local governments. Strictly control
the grant of Government guarantees for loans within the permissible limits. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 6. Deploy the instruments for management of the
Government’s debt prescribed in regulations in conformity with practical
requirements, state budget management, state treasury management, and ensure
efficiency, safety and liquidity of the state budget. Depending on market
conditions, carry out the debt restructuring with appropriate costs; reform the
methods and instruments for the management and statistics of the national
external debts in accordance with the requirements of economic development and
international practices; separate the public-sector foreign loans (i.e.
government loans, government-guaranteed loans) and self-arranged loans of
enterprises and credit institutions. 7. Continue to reorganize state-owned enterprises
with the intention of focusing on retaining key and essential sectors; key
national defense and security zones; sectors in which enterprises of other
economic sectors do not invest. Consolidate and develop a number of
large-scale, efficient state-owned economic groups having regional and
international competitiveness in a number of key industries and sectors in the
economy. Ensuring public availability and transparency in the process of
equitization and divestment of state capital in state-owned enterprises.
Proceeds from equitization and divestment of state capital that are paid into
the state budget shall only be used for investment in national and local key
and important infrastructure and replenishment of the charter capital of a
number of key state-owned enterprises in which the state investment capital
participation are needed in accordance with regulations. 8. Strengthen the review and completion of the
synchronous financial autonomy mechanism for public service delivery units on
the basis of correctly and fully calculating public administrative service
prices according to the roadmap, ensuring public disclosure, transparent; issue
economic - technical norms as a basis for determining public service prices.
Review, amend and supplement mechanisms and policies to attract off-state
budget resources to participate in provision of public services and utilities,
and protect the interests of public service users. As early as possible
complete documents guiding the provision of public non-business services on the
list of public non-business services funded by the state budget by
commissioning or tendering; review, evaluate and continue to improve the
mechanism to enable the equitization of qualified public non-business units,
and succeed in handling social issues. By 2025, on average, reduce the number of public
non-business units nationwide by 10%, and public personnel receiving salaries
from the state budget by 10% as against the rate in 2021; reduce direct expenditure
from the state budget for public non-business units by 10% on average as
against the rate in the 2016-2020 period. 9. Perfect institutions for management and use of
specialized public property in accordance with the Law on Management and Use of
Public Property; speed up the approval process and organize the implementation
of the plan to rearrange and disposal of public property, including house and
land; promote decentralization, delegation of authority over management and use
of public property for joint venture and affiliation purposes, associated with
ensuring accountability, public disclosure, transparency and strengthening
supervision, ensuring rules and discipline as well as using such public
property effectively and in compliance with law. 10. Strengthen the management of finance, state
budget and public debt according to the medium-term plan, ensure the
consistency and coherence between the financial plan and the public investment
plan, the plan for borrowing and repayment of public debt. Regularly assess the
impacts of borrowing on outstanding public debt, government debt and debt
repayment obligations. Relate the rate of state budget deficit with the rate of
direct debt repayment from the state budget during the process of annual state
budget management. Avoid issuing new policies, facilities, programs and
projects when failing to balance the state budget. In case public debt targets
reach the warning thresholds, the Government shall report to the National
Assembly on this situation and recommend special control measures for public
debt management. Tighten rules and discipline for financial – state
budget affairs, public debt, public asset management, strengthen supervision,
inspection, examination and audit; ensure that audit results of the State Audit
are used as a basis for approval of final accounts of the state budget and
approval of final accounts of the local budgets of provinces or cities.
Strengthen combat against corruption and extravagance during the process of
management and use of public finance and public property, and heighten the
personal responsibility of the heads; commend and reward organizations and
individuals with outstanding achievements and performance; strictly sanction
organizations and individuals that commit violations in accordance with law. Article 5. Implementation 1. The Government, Ministries, central and local
authorities at all levels shall, depending on their assigned functions and
duties, take charge of effectively implementing this Resolution. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 This Resolution is passed in the 1st
Congress of the XVth National Assembly of the Socialist Republic of
Vietnam on July 28, 2021. CHAIRMAN
Vuong Dinh Hue
Nghị quyết 23/2021/QH15 ngày 28/07/2021 về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 do Quốc hội ban hành
14.589
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|