Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Luật thanh tra 2010 số 56/2010/QH12

Số hiệu: 56/2010/QH12 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành: 15/11/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Luật số: 56/2010/QH12

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2010

LUẬT

THANH TRA

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật thanh tra,

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về tổ chức, hoạt động thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân.

Điều 2. Mục đích hoạt động thanh tra

Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.

2. Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

3. Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.

4. Định hướng chương trình thanh tra là văn bản xác định phương hướng hoạt động thanh tra trong 01 năm của ngành thanh tra do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ.

5. Kế hoạch thanh tra là văn bản xác định nhiệm vụ chủ yếu về thanh tra của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong 01 năm do Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra xây dựng để thực hiện Định hướng chương trình thanh tra và yêu cầu quản lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.

6. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, bao gồm tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

7. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là công chức được phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

8. Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.

Điều 4. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra

1. Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm:

a) Thanh tra Chính phủ;

b) Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ);

c) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);

d) Thanh tra sở;

đ) Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện).

2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Điều 5. Chức năng của cơ quan thanh tra nhà nước

Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Hoạt động thanh tra

Hoạt động thanh tra do Đoàn thanh tra, Thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện.

Điều 7. Nguyên tắc hoạt động thanh tra

1. Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.

2. Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

Điều 8. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan nhà nước

Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, xử lý kịp thời kết luận, kiến nghị thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

Điều 9. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra

Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra trong hoạt động thanh tra phải tuân theo quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật có liên quan và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

Điều 10. Trách nhiệm và quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có trách nhiệm thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định về thanh tra, có quyền giải trình về nội dung thanh tra, có quyền và trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra phải cung cấp đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp; có quyền và trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 11. Trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thực hiện chức năng thanh tra với cơ quan, tổ chức hữu quan

1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an, Viện kiểm sát, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan Công an, Viện kiểm sát có trách nhiệm xem xét kiến nghị khởi tố vụ án hình sự do cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyển đến và trả lời bằng văn bản về việc xử lý kiến nghị đó.

3. Cơ quan, tổ chức hữu quan khác khi nhận được yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra có trách nhiệm thực hiện và trả lời bằng văn bản về việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý đó.

Điều 12. Ban thanh tra nhân dân

1. Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo hoạt động.

Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước do Ban chấp hành Công đoàn cơ sở ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đó hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo hoạt động.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để Ban thanh tra nhân dân thực hiện nhiệm vụ của mình.

Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra.

2. Thanh tra không đúng thẩm quyền, phạm vi, nội dung thanh tra được giao.

3. Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; kết luận sai sự thật; quyết định, xử lý trái pháp luật; bao che cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.

4. Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức.

5. Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.

6. Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụ thanh tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thanh tra nhà nước; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.

7. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ thanh tra.

8. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

9. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

Chương 2.

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC; CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH

MỤC 1. THANH TRA CHÍNH PHỦ

Điều 14. Tổ chức của Thanh tra Chính phủ

1. Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

2. Thanh tra Chính phủ có Tổng Thanh tra Chính phủ, các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và Thanh tra viên.

Tổng Thanh tra Chính phủ là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu ngành thanh tra. Tổng Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Thanh tra Chính phủ.

3. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ do Chính phủ quy định.

Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ

1. Trong quản lý nhà nước về thanh tra, Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Xây dựng chiến lược, Định hướng chương trình, văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt hoặc ban hành theo thẩm quyền; hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra;

b) Lập kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ; hướng dẫn Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra;

c) Chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra; bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra;

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức bộ máy, biên chế thanh tra các cấp, các ngành, điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên các cấp, các ngành;

đ) Yêu cầu bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là bộ), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; tổng kết kinh nghiệm về công tác thanh tra;

e) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ;

g) Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác thanh tra.

2. Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập;

b) Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Thanh tra vụ việc khác do Thủ tướng Chính phủ giao;

d) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi cần thiết.

3. Quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra Chính phủ

1. Tổng Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ sau đây:

a) Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ; lãnh đạo Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra và tổ chức triển khai Định hướng chương trình thanh tra;

c) Chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các Thanh tra bộ; giữa Thanh tra bộ với Thanh tra tỉnh;

d) Xem xét xử lý vấn đề mà Chánh Thanh tra bộ không nhất trí với Bộ trưởng, Chánh Thanh tra tỉnh không nhất trí với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác thanh tra. Trường hợp Bộ trưởng không đồng ý với kết quả xử lý của Tổng Thanh tra Chính phủ thì Tổng Thanh tra Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Tổng Thanh tra Chính phủ có quyền hạn sau đây:

a) Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về quyết định của mình;

b) Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Bộ trưởng kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Thủ tướng Chính phủ giao; quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

c) Đề nghị Bộ trưởng, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành thanh tra trong phạm vi quản lý của bộ, của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về quyết định của mình;

d) Kiến nghị Bộ trưởng đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ quy định do bộ đó ban hành trái với quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, của Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra; trường hợp Bộ trưởng không đình chỉ hoặc không hủy bỏ văn bản đó thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

đ) Đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, của Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra;

e) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra;

g) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Thủ tướng Chính phủ có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.

MỤC 2. THANH TRA BỘ

Điều 17. Tổ chức của Thanh tra bộ

1. Thanh tra bộ là cơ quan của bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

2. Thanh tra bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.

Chánh Thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.

Phó Chánh Thanh tra bộ giúp Chánh Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ.

3. Thanh tra bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra bộ

1. Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, Thanh tra bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra bộ; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ;

b) Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Thanh tra sở; hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc bộ thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra;

c) Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;

d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng, Thanh tra bộ.

2. Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập;

b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách;

c) Thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng giao;

d) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ khi cần thiết.

3. Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra bộ

1. Chánh Thanh tra bộ có nhiệm vụ sau đây:

a) Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của bộ; lãnh đạo Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của bộ; phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh giải quyết việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Chánh Thanh tra bộ có quyền hạn sau đây:

a) Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về quyết định của mình;

b) Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng giao;

c) Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ tiến hành thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan đó khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về quyết định của mình;

d) Kiến nghị Bộ trưởng tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tra của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ;

đ) Kiến nghị Bộ trưởng giải quyết vấn đề liên quan đến công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ;

e) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra;

g) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

h) Kiến nghị Bộ trưởng xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.

MỤC 3. THANH TRA TỈNH

Điều 20. Tổ chức của Thanh tra tỉnh

1. Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

2. Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.

Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.

Phó Chánh Thanh tra tỉnh giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra tỉnh.

3. Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh

1. Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;

b) Yêu cầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là sở), Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra;

c) Chỉ đạo công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính đối với Thanh tra sở, Thanh tra huyện;

d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh.

2. Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của sở, của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập;

b) Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;

d) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi cần thiết.

3. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra tỉnh

1. Chánh Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ sau đây:

a) Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; lãnh đạo Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các Thanh tra sở, giữa Thanh tra sở với Thanh tra huyện; chủ trì phối hợp với Chánh Thanh tra bộ xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

c) Xem xét xử lý vấn đề mà Chánh Thanh tra sở không nhất trí với Giám đốc sở, Chánh Thanh tra huyện không nhất trí với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác thanh tra. Trường hợp Giám đốc sở không đồng ý với kết quả xử lý của Chánh Thanh tra tỉnh thì Chánh Thanh tra tỉnh báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

2. Chánh Thanh tra tỉnh có quyền hạn sau đây:

a) Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quyết định của mình;

b) Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Giám đốc sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao; quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

c) Yêu cầu Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thanh tra trong phạm vi quản lý của sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quyết định của mình;

d) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết vấn đề về công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ;

đ) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra;

e) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.

MỤC 4. THANH TRA SỞ

Điều 23. Tổ chức của Thanh tra sở

1. Thanh tra sở là cơ quan của sở, giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Thanh tra sở được thành lập ở những sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Thanh tra sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.

Chánh Thanh tra sở do Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.

Phó Chánh Thanh tra sở giúp Chánh Thanh tra sở thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra sở.

3. Thanh tra sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc sở; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra bộ.

Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra sở

1. Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc sở phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra sở; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở.

2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở.

3. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của sở.

4. Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao.

5. Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc sở thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra.

6. Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của sở.

7. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc sở, Thanh tra sở.

8. Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của sở khi cần thiết.

9. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

10. Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra sở

1. Chánh Thanh tra sở có nhiệm vụ sau đây:

a) Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của sở; lãnh đạo Thanh tra sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi được phân cấp quản lý nhà nước của sở.

2. Chánh Thanh tra sở có quyền hạn sau đây:

a) Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở về quyết định của mình;

b) Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Giám đốc sở giao;

c) Yêu cầu thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở tiến hành thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của cơ quan đó khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở về quyết định của mình;

d) Kiến nghị Giám đốc sở tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tra của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở;

đ) Kiến nghị Giám đốc sở giải quyết vấn đề về công tác thanh tra, trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh hoặc Chánh Thanh tra bộ;

e) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra;

g) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

h) Kiến nghị Giám đốc sở xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Giám đốc sở có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.

MỤC 5. THANH TRA HUYỆN

Điều 26. Tổ chức của Thanh tra huyện

1. Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

2. Thanh tra huyện có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.

Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.

Phó Chánh Thanh tra huyện giúp Chánh Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra huyện.

3. Thanh tra huyện chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra tỉnh.

Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra huyện

1. Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thanh tra huyện có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;

b) Báo cáo kết quả về công tác thanh tra;

c) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thanh tra huyện.

2. Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra huyện có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, của Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Thanh tra vụ việc phức tạp, có liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao.

3. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra huyện

1. Chánh Thanh tra huyện có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; lãnh đạo Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Chánh Thanh tra huyện có quyền hạn sau đây:

a) Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về quyết định của mình;

b) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra;

c) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết vấn đề về công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh;

d) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.

MỤC 6. CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH

Điều 29. Việc giao chức năng thanh tra chuyên ngành cho cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực

Việc giao chức năng thanh tra chuyên ngành cho cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định theo đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ sau khi đã thống nhất với Bộ trưởng.

Điều 30. Hoạt động thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

1. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập. Hoạt động thanh tra chuyên ngành do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Khi tiến hành thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Chương 3.

THANH TRA VIÊN, NGƯỜI ĐƯỢC GIAO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH, CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA

Điều 31. Thanh tra viên

1. Thanh tra viên là công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Thanh tra viên được cấp trang phục, thẻ thanh tra.

2. Thanh tra viên phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Điều 32. Tiêu chuẩn chung của Thanh tra viên

1. Thanh tra viên phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;

b) Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó;

c) Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra;

d) Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự), trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác từ 05 năm trở lên chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước.

2. Căn cứ vào tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, Chính phủ quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với Thanh tra viên của từng ngạch thanh tra.

Điều 33. Ngạch Thanh tra viên

1. Thanh tra viên có các ngạch như sau:

a) Thanh tra viên;

b) Thanh tra viên chính;

c) Thanh tra viên cao cấp.

2. Thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thanh tra viên do Chính phủ quy định.

Điều 34. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành

Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải là công chức của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chuyên ngành, am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ thanh tra.

Tiêu chuẩn cụ thể của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành do Chính phủ quy định.

Điều 35. Cộng tác viên thanh tra

Trong hoạt động thanh tra, cơ quan thanh tra nhà nước có quyền trưng tập cộng tác viên thanh tra. Cộng tác viên thanh tra là người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ thanh tra.

Tiêu chuẩn cụ thể, chế độ, chính sách, trách nhiệm đối với cộng tác viên thanh tra; việc trưng tập cộng tác viên thanh tra do Chính phủ quy định.

Chương 4.

HOẠT ĐỘNG THANH TRA

MỤC 1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 36. Xây dựng, phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra

1. Chậm nhất vào ngày 15 tháng 10 hằng năm, Tổng Thanh tra Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra.

Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm xem xét, phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra chậm nhất vào ngày 30 tháng 10 hằng năm.

2. Sau khi được phê duyệt, Định hướng chương trình thanh tra được Thanh tra Chính phủ gửi cho Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Căn cứ vào Định hướng chương trình thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm lập kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ và hướng dẫn Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra cấp mình.

3. Chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm, Chánh Thanh tra bộ, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Chánh Thanh tra tỉnh căn cứ vào Định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ và yêu cầu công tác quản lý của bộ, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp phê duyệt kế hoạch thanh tra.

Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hằng năm.

4. Chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hằng năm, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở, Chánh Thanh tra huyện căn cứ vào kế hoạch thanh tra của Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh và yêu cầu công tác quản lý của sở, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp phê duyệt kế hoạch thanh tra.

Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hằng năm.

5. Kế hoạch thanh tra quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức có liên quan.

Điều 37. Hình thức thanh tra

1. Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất.

2. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.

3. Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

4. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.

Điều 38. Căn cứ ra quyết định thanh tra

Việc ra quyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây:

1. Kế hoạch thanh tra;

2. Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;

3. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

4. Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.

Điều 39. Công khai kết luận thanh tra

1. Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Hình thức công khai kết luận thanh tra bao gồm:

a) Công bố tại cuộc họp với thành phần bao gồm người ra quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức họp báo;

b) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

c) Đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp;

d) Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra;

đ) Cung cấp theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận thanh tra quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và lựa chọn ít nhất một trong các hình thức công khai quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này.

Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm cung cấp kết luận thanh tra cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi có yêu cầu.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc công khai kết luận thanh tra theo các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 40. Xử lý và chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra

1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết luận thanh tra hoặc nhận được kết luận thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra:

a) Xử lý, yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý sai phạm về kinh tế;

b) Xử lý, yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật;

c) Áp dụng, yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật;

d) Xử lý vấn đề khác thuộc thẩm quyền trong kết luận thanh tra.

2. Người có trách nhiệm xử lý kết luận thanh tra mà không xử lý hoặc xử lý không đầy đủ thì bị xem xét xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Điều 41. Xử lý hành vi không thực hiện yêu cầu, kết luận, quyết định xử lý về thanh tra

1. Trong quá trình thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra mà không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, chính xác, kịp thời theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra hoặc tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 42. Xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra

Trong quá trình thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra mà không hoàn thành nhiệm vụ thanh tra hoặc cố ý không phát hiện hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý mà không xử lý, không kiến nghị việc xử lý hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật về thanh tra thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

MỤC 2. HOẠT ĐỘNG THANH TRA HÀNH CHÍNH

Điều 43. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính

1. Hoạt động thanh tra chỉ được thực hiện khi có quyết định thanh tra.

2. Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.

Đoàn thanh tra có Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên khác.

Điều 44. Quyết định thanh tra hành chính

1. Quyết định thanh tra bao gồm các nội dung sau đây:

a) Căn cứ pháp lý để thanh tra;

b) Phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ thanh tra;

c) Thời hạn thanh tra;

d) Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên khác của Đoàn thanh tra.

2. Chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra, quyết định thanh tra phải được gửi cho đối tượng thanh tra, trừ trường hợp thanh tra đột xuất.

Quyết định thanh tra phải được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra. Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập biên bản.

Điều 45. Thời hạn thanh tra hành chính

1. Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra được quy định như sau:

a) Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 150 ngày;

b) Cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày;

c) Cuộc thanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra sở tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.

2. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.

3. Việc kéo dài thời hạn thanh tra quy định tại khoản 1 Điều này do người ra quyết định thanh tra quyết định.

Điều 46. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra hành chính

1. Trong quá trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra;

b) Kiến nghị với người ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra quy định tại Điều 48 của Luật này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;

c) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; khi cần thiết có thể tiến hành kiểm kê tài sản liên quan đến nội dung thanh tra của đối tượng thanh tra;

d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;

đ) Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý;

e) Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra có hành vi tẩu tán tài sản;

g) Quyết định niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra khi có căn cứ cho rằng có vi phạm pháp luật;

h) Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

i) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với người đang cộng tác với cơ quan thanh tra nhà nước hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra;

k) Báo cáo với người ra quyết định thanh tra về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó.

2. Khi xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp quy định tại các điểm đ, e, g, h và i khoản 1 Điều này thì Trưởng đoàn thanh tra phải quyết định hoặc kiến nghị hủy bỏ ngay việc áp dụng biện pháp đó.

3. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này, Trưởng đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

Điều 47. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra hành chính

1. Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra.

2. Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó.

3. Kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra quy định tại Điều 46 của Luật này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.

4. Kiến nghị việc xử lý về vấn đề khác liên quan đến nội dung thanh tra.

5. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn thanh tra và trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo.

Điều 48. Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra hành chính

1. Người ra quyết định thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra;

b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;

c) Trưng cầu giám định về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;

d) Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý;

đ) Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

e) Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra tẩu tán tài sản, không thực hiện quyết định thu hồi tiền, tài sản của Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước hoặc của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;

g) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với người đang cộng tác với cơ quan thanh tra nhà nước hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra;

h) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác và xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức cố ý cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định thanh tra;

i) Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý kết quả thanh tra; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra;

k) Quyết định thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra gây ra;

l) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra, các thành viên khác của Đoàn thanh tra;

m) Đình chỉ, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra khi không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hoặc là người thân thích với đối tượng thanh tra hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ thanh tra;

n) Kết luận về nội dung thanh tra;

o) Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết.

2. Khi xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này thì người ra quyết định thanh tra phải quyết định hoặc kiến nghị hủy bỏ ngay việc áp dụng biện pháp đó.

3. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này, người ra quyết định thanh tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

Điều 49. Báo cáo kết quả thanh tra hành chính

1. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra và gửi tới người ra quyết định thanh tra. Trường hợp người ra quyết định thanh tra là Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thì báo cáo kết quả thanh tra còn phải được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.

2. Báo cáo kết quả thanh tra phải có các nội dung sau đây:

a) Kết luận cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra;

b) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật;

c) Ý kiến khác nhau giữa thành viên Đoàn thanh tra với Trưởng đoàn thanh tra về nội dung báo cáo kết quả thanh tra;

d) Biện pháp xử lý đã được áp dụng và kiến nghị biện pháp xử lý.

3. Trường hợp phát hiện có hành vi tham nhũng thì trong báo cáo kết quả thanh tra phải nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra hành vi tham nhũng theo các mức độ sau đây:

a) Yếu kém về năng lực quản lý;

b) Thiếu trách nhiệm trong quản lý;

c) Bao che cho người có hành vi tham nhũng.

4. Báo cáo kết quả thanh tra phải nêu rõ quy định của pháp luật làm căn cứ để xác định tính chất, mức độ vi phạm, kiến nghị biện pháp xử lý.

Điều 50. Kết luận thanh tra hành chính

1. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra và gửi tới Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên, đối tượng thanh tra. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước là người ra quyết định thanh tra thì kết luận thanh tra còn phải được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.

2. Kết luận thanh tra phải có các nội dung sau đây:

a) Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra;

b) Kết luận về nội dung thanh tra;

c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật;

d) Biện pháp xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị biện pháp xử lý.

3. Trong quá trình ra văn bản kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo; yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra.

MỤC 3. HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH

Điều 51. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành và phân công Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập

1. Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Bộ trưởng, Giám đốc sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.

2. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Trong trường hợp phân công Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập thì Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phải xác định rõ phạm vi, nhiệm vụ, thời hạn tiến hành thanh tra.

Khi tiến hành thanh tra độc lập thì Thanh tra viên phải xuất trình thẻ thanh tra; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải xuất trình thẻ công chức.

Điều 52. Quyết định thanh tra chuyên ngành

1. Quyết định thanh tra bao gồm các nội dung sau đây:

a) Căn cứ pháp lý để thanh tra;

b) Phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ thanh tra;

c) Thời hạn thanh tra;

d) Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên khác của Đoàn thanh tra.

2. Quyết định thanh tra phải được công bố cho đối tượng thanh tra ngay khi tiến hành thanh tra.

Điều 53. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành

1. Trong quá trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra;

b) Kiến nghị với người ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra quy định tại Điều 55 của Luật này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;

c) Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép, đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;

d) Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra;

đ) Kiểm kê tài sản liên quan đến nội dung thanh tra của đối tượng thanh tra;

e) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;

g) Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý;

h) Quyết định niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra khi có căn cứ cho rằng có vi phạm pháp luật;

i) Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

k) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với người đang cộng tác với cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra;

l) Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra có hành vi tẩu tán tài sản;

m) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

n) Báo cáo với người ra quyết định thanh tra về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó.

2. Khi xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp quy định tại các điểm g, h, i, k và l khoản 1 Điều này thì Trưởng đoàn thanh tra phải quyết định hoặc kiến nghị hủy bỏ ngay việc áp dụng biện pháp đó.

3. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này, Trưởng đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

Điều 54. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập

1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi tiến hành thanh tra theo Đoàn có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra;

b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;

c) Kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra quy định tại Điều 53 của Luật này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;

d) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

đ) Kiến nghị việc xử lý về vấn đề khác liên quan đến nội dung thanh tra;

e) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Trưởng đoàn thanh tra về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo.

2. Trong quá trình thanh tra, các thành viên khác của Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều này.

3. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép, đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;

b) Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra;

c) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

d) Báo cáo Chánh Thanh tra, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công; chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

Điều 55. Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra chuyên ngành

1. Người ra quyết định thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra;

b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;

c) Trưng cầu giám định về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;

d) Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra tẩu tán tài sản, không thực hiện quyết định thu hồi tiền, tài sản của Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;

đ) Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

e) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với người đang cộng tác với cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra;

g) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác và xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức cố ý cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định thanh tra;

h) Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý kết quả thanh tra; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra;

i) Quyết định thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra gây ra;

k) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra, các thành viên khác của Đoàn thanh tra;

l) Đình chỉ, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra khi không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hoặc là người thân thích với đối tượng thanh tra hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ thanh tra;

m) Kết luận về nội dung thanh tra;

n) Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết.

2. Khi xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều này thì người ra quyết định thanh tra phải quyết định hoặc kiến nghị hủy bỏ ngay việc áp dụng biện pháp đó.

3. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này, người ra quyết định thanh tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

Điều 56. Thời hạn thanh tra, thời hạn gửi quyết định thanh tra, thời hạn công bố quyết định thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra chuyên ngành

Thời hạn thanh tra, thời hạn gửi quyết định thanh tra, thời hạn kể từ ngày ký quyết định thanh tra đến ngày công bố quyết định thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra chuyên ngành do Chính phủ quy định.

MỤC 4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA ĐỐI TƯỢNG THANH TRA

Điều 57. Quyền của đối tượng thanh tra

1. Đối tượng thanh tra có quyền sau đây:

a) Giải trình về vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra;

b) Khiếu nại về quyết định, hành vi của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; khiếu nại về kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại;

c) Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân là đối tượng thanh tra có quyền tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật về tố cáo.

Điều 58. Nghĩa vụ của đối tượng thanh tra

1. Chấp hành quyết định thanh tra.

2. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.

3. Thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

MỤC 5. HỒ SƠ THANH TRA, TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA

Điều 59. Hồ sơ thanh tra

1. Việc thanh tra phải được lập hồ sơ.

2. Hồ sơ thanh tra do Đoàn thanh tra tiến hành gồm có:

a) Quyết định thanh tra; biên bản thanh tra; báo cáo, giải trình của đối tượng thanh tra; báo cáo kết quả thanh tra;

b) Kết luận thanh tra;

c) Văn bản về việc xử lý, kiến nghị việc xử lý;

d) Tài liệu khác có liên quan.

3. Khi tiến hành thanh tra độc lập, hồ sơ thanh tra gồm có:

a) Văn bản phân công nhiệm vụ thanh tra;

b) Biên bản thanh tra (nếu có);

c) Quyết định xử lý hoặc văn bản kiến nghị việc xử lý;

d) Tài liệu khác có liên quan.

4. Việc lập, quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 60. Trách nhiệm của cơ quan điều tra

Cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật quy định tại điểm o khoản 1 Điều 48điểm n khoản 1 Điều 55 của Luật này và xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan điều tra phải thông báo bằng văn bản về việc xử lý cho cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; trường hợp vụ việc có nội dung, tình tiết phức tạp thì thời hạn trả lời có thể kéo dài, nhưng không quá 60 ngày; quá thời hạn này mà cơ quan thực hiện chức năng thanh tra không nhận được thông báo bằng văn bản về việc xử lý của cơ quan điều tra thì có quyền kiến nghị Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan điều tra cấp trên.

Chương 5.

ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC

Điều 61. Kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước

1. Kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm.

2. Việc quản lý, cấp và sử dụng ngân sách của cơ quan thanh tra nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Điều 62. Đầu tư hiện đại hóa hoạt động thanh tra

Nhà nước có chính sách đầu tư, phát triển công nghệ thông tin và các phương tiện khác để bảo đảm cho tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước.

Điều 63. Chế độ, chính sách đối với Thanh tra viên

Chế độ, chính sách, tiền lương, phụ cấp, trang phục và chế độ đặc thù đối với Thanh tra viên do Chính phủ quy định.

Điều 64. Thẻ thanh tra

Thẻ thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ cấp cho Thanh tra viên để sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

Mẫu thẻ thanh tra và chế độ sử dụng thẻ thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ quy định.

Chương 6.

THANH TRA NHÂN DÂN

MỤC 1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 65. Tổ chức Thanh tra nhân dân

Thanh tra nhân dân được tổ chức dưới hình thức Ban thanh tra nhân dân.

Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.

Điều 66. Nhiệm vụ của Ban thanh tra nhân dân

Ban thanh tra nhân dân có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.

Điều 67. Quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân

1. Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.

2. Khi cần thiết, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước giao xác minh những vụ việc nhất định.

3. Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua việc giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và người lao động, biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý.

MỤC 2. BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Điều 68. Tổ chức Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn

1. Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân tại thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu.

Căn cứ vào địa bàn và số lượng dân cư, mỗi Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có từ 05 đến 11 thành viên.

Thành viên Ban thanh tra nhân dân không phải là người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân cấp xã.

Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn là 02 năm.

2. Trong nhiệm kỳ, thành viên Ban thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được nhân dân tín nhiệm thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn đề nghị Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân đã bầu ra thành viên đó bãi nhiệm và bầu người khác thay thế.

Điều 69. Hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn

1. Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trực tiếp chỉ đạo hoạt động.

2. Ban thanh tra nhân dân căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn, chương trình hành động và sự chỉ đạo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn đề ra phương hướng, nội dung kế hoạch hoạt động của mình.

3. Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn. Khi cần thiết, Trưởng Ban thanh tra nhân dân được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn.

Điều 70. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Thông báo cho Ban thanh tra nhân dân những chính sách, pháp luật chủ yếu liên quan đến tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã; các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương.

2. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết cho Ban thanh tra nhân dân.

3. Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân, thông báo kết quả giải quyết trong thời hạn chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị đó; xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban thanh tra nhân dân hoặc người có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban thanh tra nhân dân.

4. Thông báo cho Ban thanh tra nhân dân kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở.

5. Hỗ trợ kinh phí, phương tiện để Ban thanh tra nhân dân hoạt động theo quy định của pháp luật.

Điều 71. Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn

1. Hướng dẫn việc tổ chức Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu Ban thanh tra nhân dân.

2. Ra văn bản công nhận Ban thanh tra nhân dân và thông báo cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp và nhân dân ở địa phương; tổ chức cuộc họp của Ban thanh tra nhân dân để Ban thanh tra nhân dân bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.

2. Hướng dẫn Ban thanh tra nhân dân xây dựng chương trình, nội dung công tác; định kỳ nghe báo cáo về hoạt động của Ban thanh tra nhân dân; đôn đốc việc giải quyết những kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân.

4. Động viên nhân dân ở địa phương ủng hộ, phối hợp; tham gia các hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

5. Xác nhận biên bản, kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân.

MỤC 3. BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Điều 72. Tổ chức Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước

1. Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước do Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bầu.

Ban thanh tra nhân dân có từ 03 đến 09 thành viên là người lao động hoặc đang công tác trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.

Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân là 02 năm.

2. Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Ban thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được tín nhiệm thì Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đề nghị Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bãi nhiệm và bầu người khác thay thế.

Điều 73. Hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước

1. Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước do Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trực tiếp chỉ đạo hoạt động.

2. Căn cứ vào nghị quyết Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và sự chỉ đạo của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Ban thanh tra nhân dân lập chương trình công tác theo từng quý, từng năm.

3. Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.

Điều 74. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước

1. Thông báo cho Ban thanh tra nhân dân về các chế độ, chính sách và những thông tin cần thiết khác; bảo đảm quyền lợi đối với thành viên Ban thanh tra nhân dân trong thời gian thành viên đó thực hiện nhiệm vụ.

2. Yêu cầu các đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung giám sát để Ban thanh tra nhân dân thực hiện nhiệm vụ.

3. Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân; thông báo kết quả giải quyết trong thời hạn chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị đó; xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban thanh tra nhân dân hoặc người có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban thanh tra nhân dân.

4. Thông báo cho Ban thanh tra nhân dân kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.

5. Hỗ trợ kinh phí, phương tiện để Ban thanh tra nhân dân hoạt động theo quy định của pháp luật.

Điều 75. Trách nhiệm của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở

1. Phối hợp với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước tổ chức Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bầu Ban thanh tra nhân dân.

2. Ra văn bản công nhận Ban thanh tra nhân dân và thông báo cho cán bộ, công nhân, viên chức trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; tổ chức cuộc họp của Ban thanh tra nhân dân để Ban thanh tra nhân dân bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.

3. Hướng dẫn Ban thanh tra nhân dân xây dựng chương trình, nội dung công tác, định kỳ nghe báo cáo kết quả hoạt động và giải quyết kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân đối với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.

4. Động viên người lao động ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước ủng hộ, tham gia hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

5. Xác nhận biên bản, kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân.

Chương 7.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 76. Hoạt động thanh tra trong các cơ quan khác của Nhà nước; tổ chức và hoạt động thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1. Căn cứ vào quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan khác của Nhà nước tổ chức và chỉ đạo hoạt động thanh tra trong ngành, cơ quan mình.

2. Tổ chức và hoạt động thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân do Chính phủ quy định.

3. Tổ chức và hoạt động thanh tra trong Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về ngân hàng.

Điều 77. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.

Luật thanh tra số 22/2004/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

Điều 78. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Phú Trọng

THE NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 56/2010/QH12

Hanoi, November 15, 2010

 

LAW

ON INSPECTION

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10;
The National Assembly promulgates the Law on Inspection
.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Law provides for the organization and activities of state inspection and people's inspection.

Article 2. Purposes of inspection activities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Interpretation of terms

In this Law the terms below are construed as follows:

1. State inspection means the examination, assessment and handling by competent state agencies of the implementation of policies and laws, and the performance of tasks and exercise of powers by agencies, organizations and individuals according to the order and procedures specified by law. State inspection includes administrative inspection and specialized inspection.

2. Administrative inspection means inspection conducted by competent state agencies of the implementation of policies and laws and the performance of tasks and exercise of powers by agencies, organizations and individuals under these agencies' management.

3. Specialized inspection means inspection conducted by competent slate agencies in specific sectors or domains of the observance of specialized laws, professional-technical regulations and management rules of these sectors or domains by agencies, organizations and individuals under these agencies' management.

4. Inspection program orientations means a document setting out the orientations for inspection activities of the inspection sector in a year proposed by the Inspector General of the Government Inspectorate and approved by the Prime Minister.

5. Inspection plan means a document selling out major inspection tasks of an agency performing the inspection function in a year and elaborated by the head of this agency for implementing the inspection program orientations and management requirements of the head of the state management agency of the same level.

6. Agencies assigned to perform the specialized inspection function means agencies performing the stale management in specific sectors or domains, including directorates and departments of ministries and branches of provincial-level departments, which are assigned to perform the specialized inspection function.

7. Person assigned to perform the specialized inspection task means a civil servant assigned to perform the inspection task of an agency assigned to perform the specialized inspection function.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Agencies performing the inspection function

1. State inspection agencies, including:

a/The Government Inspectorate;

b/ Inspectorates of ministries and ministerial-level agencies (below collectively referred to as ministerial inspectorates):

c/ Inspectorates of provinces and centrally run cities (below collectively referred to as provincial inspectorates);

d/ Inspectorates of provincial-level departments;

e/ Inspectorates of rural districts, urban districts, towns and provincial cities (below collectively referred to as district inspectorates).

2. Agencies assigned to perform the specialized inspection function.

Article. 5. Functions of state inspection agencies

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Inspection activities

Inspection activities shall be conducted by inspection teams, inspectors and persons assigned to perform the specialized inspection task.

Article 7. Principles of inspection activities

1. Compliance with law; assurance of accuracy, objectiveness, honesty, publicity, democracy and promptness.

2. No overlap in the scope, subjects, contents and duration of inspection among agencies performing the inspection function: and no obstruction to normal operations of inspected agencies, organizations and individuals.

Article 8. Responsibilities of heads of state agencies

The Prime Minister, ministers, heads of ministerial-level agencies, chairpersons of People's Committees of provinces and centrally run cities (below referred to as provincial-level People's Committees), heads of professional agencies of provincial-level People's Committees, chairpersons of People's Committees of rural districts, urban districts, towns and provincial cities (below referred to as district-level People's Committees) and heads of agencies assigned to perform the specialized inspection function shall, within the ambit of their respective tasks and powers, organize and direct inspection activities, and promptly respond to inspection conclusions and recommendations and be held responsible before law for their acts and decisions.

Article 9. Responsibilities of heads of state inspection agencies, heads of agencies assigned to perform the specialized inspection function, heads of inspection teams, inspectors, persons assigned to perform the specialized inspection task, inspection collaborators and other members of inspection teams

In inspection activities, heads of state inspection agencies, heads of agencies assigned to perform the specialized inspection function, heads of inspection teams, inspectors, persons assigned to perform the specialized inspection task, inspection collaborators and other members of inspection teams shall observe this Law and other relevant laws, and be held responsible before law for their acts and decisions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Inspected agencies, organizations and individuals shall comply with inspection requests, recommendations and decisions, may explain inspection contents, and have other rights and responsibilities under this Law and other relevant laws.

2. Agencies, organizations and individuals that have information and documents related to inspection contents shall fully and promptly provide them at the request of inspection decision issuers, heads of inspection teams, inspectors, persons assigned to perform the specialized inspection task, inspection collaborators and other members of inspection teams, lake responsibility for the accuracy and truthfulness of provided information and documents, and have other rights and responsibilities under this Law and other relevant laws.

Article 11. Coordination between agencies performing the inspection function and concerned agencies and organizations

1. Agencies performing the inspection function shall, within their respective tasks and powers, coordinate with (he Public Security, the Procuracy and concerned agencies and organizations in preventing, detecting and handling law violations.

2. Within the ambit of their respective tasks and powers, the Public Security and the Procuracy shall consider recommendations on institution of criminal cases from agencies performing the inspection function and reply in writing on handling of these recommendations.

3. Upon receiving inspection requests, recommendations and handling decisions, other concerned agencies and organizations shall comply with these requests, recommendations and handling decisions and reply in writing on their compliance.

Article 12. People's inspection boards

1. People's inspection boards established in communes, wards and townships shall be organized and operate under the guidance and direction of the Vietnam Fatherland Front Committees in these communes, wards and townships.

People's inspection boards established in state agencies, public non-business units and state enterprises shall be organized and operate under the guidance and direction of the grassroots Trade Union Executive Committees in these agencies, units and enterprises.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 13. Prohibited acts

1. Abusing one's position or inspection powers to commit illegal acts, to harass for bribes, or cause difficulties or troubles to inspected subjects.

.2. Conducting inspection beyond assigned competence, scope or contents.

3. Intentionally refraining from issuing inspection decisions upon detecting signs of law violation; making untruthful conclusions, illegal decisions or handling; covering up agencies, organizations and individuals that commit law violations.

4. Disclosing information or documents on inspection contents in the inspection process before official conclusions are made.

5. Providing inaccurate or untruthful information or documents; appropriating or destroying documents or material evidences related to inspection contents.

6. Opposing, obstructing, bribing, intimidating, taking revenge on or bullying persons performing the inspection task or providing information or documents to state inspection agencies; causing difficulties to inspection activities.

7. Illegally intervening in inspection activities, taking advantage of one's influence on persons performing the inspection task.

8. Giving, receiving or brokering bribes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter II

ORGANIZATION, TASKS AND POWERS OF STATE INSPECTION AGENCIES; AGENCIES ASSIGNED TO PERFORM THE SPECIALIZED INSPECTION FUNCTION

Section 1 THE GOVERNMENT INSPECTORATE

Article 14. Organization of the Government Inspectorate

1. The Government Inspectorate is an agency of the Government, answerable to the Government for performing the state management of the work of inspection, settlement of complaints and denunciations and prevention and combat of corruption nationwide; and performs activities of inspection, settlement of complaints and denunciations and prevention and combat of corruption under law.

2. The Government Inspectorate is composed of the Inspector General, Deputy Inspectors General and inspectors.

The Inspector General is a cabinet member and the head of the inspection sector. The Inspector General is answerable to the National Assembly and the Prime Minister for the work of inspection. settlement of complaints and denunciations and prevention and combat of corruption.

Deputy Inspectors General shall assist the Inspector General in performing his/her tasks as assigned by the latter.

3. The organizational structure of the Government Inspectorate shall be stipulated by the Government.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. In the state management of inspection, the Government Inspectorate has the following tasks and powers:

a/ To formulate and submit strategies, program orientations and legal documents on inspection to competent authorities for promulgation or approval, or promulgate them according to its competence; to guide. propagate, examine and inspect the implementation of the law on inspection;

b/ To work out its inspection plans; to guide ministerial and provincial inspectorates in working out, and organizing the implementation of, their inspection plans;

c/ To direct inspection work and provide professional guidance on inspection; to provide professional inspection training for the contingent of officials and civil servants engaged in inspection work;

d/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs in. guiding the organizational apparatus and state payrolls of inspectorates of all levels and sectors, conditions and criteria for appointment of chief inspectors, deputy chief inspectors and inspectors of all levels and sectors;

c/ To request ministries and ministerial-level agencies (below collectively referred to as ministries) and provincial-level People's Committees to report on inspection work; to summarize and report on results of inspection work; to summarize experience in inspection work:

f/ To monitor, urge and examine the implementation of the Prime Minister's and its own inspection conclusions, recommendations and handling decisions;

g/ To enter into international cooperation on inspection work.

2. In inspection activities, the Government Inspectorate has the following tasks and powers:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To inspect complicated cases related to management responsibilities of many ministries and provincial-level People's Committees;

c/ To inspect other cases assigned by the Prime Minister;

d/ To examine, when necessary, the accuracy and lawfulness of inspection conclusions and post-inspection handling decisions of ministers and heads of ministerial-level agencies (below collectively referred to as ministers) and chairpersons of provincial-level People's Committees.

3. It shall perform the state management of the settlement of complaints and denunciations under the law on complaints and denunciations.

4. It shall perform the state management of the prevention and combat of corruption, and perform the corruption prevention and combat task under the anti-corruption law.

Article 16. Tasks and powers of the Inspector Genera!

1. The Inspector General has the following tasks:

a/ To lead, direct and examine inspection work within the state management scope of the Government; to lead the Government Inspectorate in performing its tasks and powers under this Law and other relevant laws;

b/ To submit to the Prime Minister for approval inspection program orientations and organize their implementation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ To consider and settle inspection work-related matters on which opinions of ministerial chief inspectors are different from those ministers or opinions of provincial chief inspectors are different from those of chairpersons of provincial-level People's Committees. In case a minister disagrees with results of handling by the Inspector General, to report such to the Prime Minister for consideration and decision.

2. The Inspector General has the following powers:

a/ To decide on inspection when detecting signs of law violation and to be answerable to the Prime Minister for his/her decisions;

b/ To decide on re-inspection of cases on which conclusions have been made by ministers when detecting signs of law violation in these cases as assigned by the Prime Minister: to decide on re-inspection of cases on which conclusions have been made by chairpersons of provincial-level People's Committees when detecting signs of law violation in these cases:

c/ To propose ministers or request chairpersons of provincial-level People's Committees to conduct inspection within the management scope of their ministries or provincial-level People's Committees when detecting signs of law violation. In case ministers or chairpersons of provincial-level People's Committees refuse to do so. to issue inspection decisions, report on and be answerable to the Prime Minister for his/her decisions;

d/ To recommend ministers to terminate the implementation of regulations or annul regulations promulgated by their ministries which are contrary to regulations of superior state agencies or the Inspector General on inspection work. In case ministers refuse to do so. to submit them to the Prime Minister for decision:

e/ To terminate the implementation of. and request the Prime Minister to annul, regulations of provincial-level People's Committees or provincial-level People's Committee chairpersons which are contrary to regulations of superior state agencies or the Inspector General on inspection work;

f/ To recommend competent state agencies to amend, supplement or promulgate regulations to meet management requirements: to recommend the termination of implementation or annulment of unlawful regulations detected through inspection;

g/ To recommend the Prime Minister to examine liability and handle persons who are under the Prime Minister's management and commit law violations detected through inspection or fail to comply with inspection conclusions or handling decisions; to request heads of agencies or organizations to examine liability and handle persons who are under the management of such agencies or organizations and commit law violations detected through violation or fail to comply with inspection conclusions or handling decisions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 17. Organization of ministerial inspectorates

1. Ministerial inspectorates are agencies of ministries, assisting ministers in the state management of inspection, settlement of complaints and denunciations and prevention and combat of corruption: conduct administrative inspection of agencies, organizations and individuals under their ministries' management: conduct specialized inspection of agencies, organizations and individuals under the state management within their ministries' sectors or domains; settle complaints and denunciations and prevent and combat corruption under law.

2. A ministerial inspectorate is composed of the chief inspector, deputy chief inspectors and inspectors.

Ministerial chief inspectors are appointed, relieved of duly or dismissed by ministers after reaching agreement with the Inspector General.

Ministerial deputy chief inspectors shall assist ministerial chief inspectors in performing the latter's tasks under the latter's assignment.

3. Ministerial inspectorates shall submit to the direction and management by ministers and concurrently to the work direction and organizational and professional guidance by the Government Inspectorate.

Article 18. Tasks and powers of ministerial inspectorates

1. In the state management of inspection within the scope of state management of ministries, ministerial inspectorates have the following tasks and powers:

a/ To work out and submit inspection plans to ministers for approval; to organize the implementation of inspection plans for which they are responsible; to guide, monitor, urge and examine the implementation of inspection plans by their ministries' agencies assigned to perform the specialized inspection function;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ To request heads of their ministries" agencies assigned to perform the specialized inspection function to report on inspection work; to summarize and report on results of inspection work within the scope of their ministries' state management;

d/ To monitor, urge and examine the implementation of ministers' and their own inspection conclusions, recommendations and handling decisions.

2. In inspection activities, ministerial inspectorates have the following tasks and powers:

a/ To inspect the observance of policies and laws, performance of tasks and exercise of powers by agencies, organizations and individuals under their ministries' direct management: to inspect state enterprises established under ministers' decisions:

b/ To inspect the observance of specialized laws, professional and technical regulations and management rules of the sectors or domains under their ministries' management by agencies, organizations and individuals within the scope of state management of these sectors or domains;

c/ To inspect other cases assigned by ministers:

d/ To examine the accuracy and lawfulness of inspection conclusions and post-inspection handling decisions of heads of their ministries' agencies assigned to perform the specialized inspection function or chairpersons of provincial-level People's Committees in cases within the sectors or domains under their ministries' state management when necessary.

3. They shall assist ministers in performing the state management of the settlement of complaints and denunciations: and perform the task of settling complaints and denunciations under the law on complaints and denunciations.

4. They shall assist ministers in performing the slate management of corruption prevention and combat work; and perform the task of preventing and combating corruption under the anti-corruption law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Ministerial chief inspectors have the following tasks:

a/ To lead, direct and examine inspection work within their ministries' state management scope: to lead their inspectorates in performing their tasks and exercising their powers under this Law and other relevant laws;

b/ To assume the prime responsibility for handling overlaps in the scope, subjects, contents and duration of inspection under their ministries' state management: to coordinate with provincial chief inspectors in handling overlaps in scope, subjects.

contents and duration of inspection in provinces and centrally run cities.

2. Ministerial chief inspectors have the following powers:

a/ To decide on inspection when detecting signs of law violation and be answerable to ministers for their decisions:

b/ To decide on re-inspection of cases on which conclusions have been made by heads of their ministries' agencies assigned to perform the specialized inspection function or chairpersons of provincial-level People's Committees when detecting signs of law violation in these cases as assigned by ministers:

c/ To request heads of agencies assigned to perform the specialized inspection function to conduct inspection within the management scope of these agencies when detecting signs of law violation. In case heads of agencies assigned to perform the specialized inspection function refuse to do so, to issue inspection decisions, report on and be answerable to ministers for their decisions;

d/ To recommend ministers to suspend the execution of unlawful inspection decisions of agencies and units under their ministries' direct management;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

f/ To recommend competent stale agencies to amend, supplement or promulgate regulations to meet management requirements: to recommend termination or annulment of unlawful regulations detected through inspection work;

g/ To sanction administrative violations under the law on handling of administrative violations:

h/ To recommend ministers to examine liability and handle persons under their respective management who commit law violations detected through inspection or fail to comply with inspection conclusions or handling decisions: to request heads of agencies or organizations to examine liability and handle persons under management of these agencies or organizations who commit law violations detected through inspection or fail to comply with inspection conclusions or handling decisions.

Section 3: PROVINCIAL INSPECTORATES

Article 20. Organization of provincial inspectorates

1. Provincial inspectorates are professional agencies of provincial-level People's Committees, responsible for assisting People's Committees of the same level in the work of inspection, settlement of complaints and denunciations and prevention and combat of corruption, and inspecting, settling complaints and denunciations and preventing and combating corruption under law.

2. A provincial inspectorate is composed of the chief inspector, deputy chief inspectors and inspectors.

Provincial chief inspectors shall be appointed, relieved of duty or dismissed by chairpersons of People's Committees of the same level after reaching agreement with the Inspector General.

Provincial deputy chief inspectors shall assist provincial chief inspectors in performing the latter's tasks under the latter's assignment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 21. Tasks and powers of provincial inspectorates

1. In the state management of inspection within the scope of state management of provincial-level People's Committees, provincial inspectorates have the following tasks and powers:

a/ To work out and submit inspection plans to chairpersons of provincial-level People's Committees for approval, and organize the implementation of these plans:

b/ To request professional agencies of provincial-level People's Committees (below collectively referred to as provincial-level departments) and district-level People's Committees to report on inspection work; lo summarize and report on results of inspection work;

e/ To direct inspection work and provide professional guidance on administrative inspection lo provincial-level department inspectorates and district inspectorates:

d/ To monitor, urge and examine the execution of provincial-level People's Committee chairpersons' and their own inspection conclusions, recommendations and handling decisions.

2. In inspection activities, provincial inspectorates have the following tasks and powers:

a/ To inspect the implementation of policies and laws, performance of tasks and exercise of powers by provincial-level departments and district-level People's Committees, to inspect slate enterprises established under decisions of chairpersons of provincial-level People's Committees;

b/ To inspect complicated cases related to responsibilities of many provincial-level departments and district-level People's Committees:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ To examine, when necessary, the accuracy and lawfulness of inspection decisions and post-inspection handling decisions of directors of provincial-level departments and chairpersons of district-level People's Committees.

3. They shall assist provincial-level People's Committees in performing the state management of the settlement of complaints and denunciations: and settle complaints and denunciations under the law on complaints and denunciations.

4. They shall assist provincial-level People's Committees in performing the state management of corruption prevention and combat work; and perform the task of corruption prevention and combat under the anti-corruption law.

Article 22. Tasks and powers of provincial chief inspectors

1. Provincial chief inspectors have the following tasks:

a/ To lead, direct and examine inspection work within the state management scope of provincial-level People's Committees; to lead provincial inspectorates in performing the tasks and exercising the powers under this Law and other relevant laws;

b/ To assume the prime responsibility for handling overlaps in the scope, subjects, contents and duration of inspection among provincial-level department inspectorates or between provincial-level department inspectorates and district inspectorates; to assume the prime responsibility for. and coordinate with ministerial chief inspectors in, handling overlaps in the scope, subjects, contents and duration of inspection in provinces and centrally run cities;

c/ To consider and handle inspection-related matters on which provincial-level department chief inspectors disagree with provincial-level department directors or district chief inspectors disagree with chairpersons of district-level People's Committees. In case provincial-level department directors disagree with results of handling by provincial chief inspectors, to report them to chairpersons of provincial-level People's Committees for consideration and decision.

2. Provincial chief inspectors have the following powers:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To decide on re-inspection of cases on which conclusions have been made by provincial-level department directors when detecting signs of law violation in these cases as assigned by chairpersons of provincial -level People's Committees; to decide on re-inspection of cases on which conclusions have been made by district-level People's Committee chairpersons when detecting signs of law violation in these cases;

c/ To request provincial-level department directors or district-level People's Committee chairpersons to conduct inspection within the management scope of their provincial-level departments or district-level Peoples Committees when detecting signs of law violation. In case these directors or chairpersons refuse to do so. to issue inspection decisions, report on and be answerable to provincial-level People's Committee chairpersons for their decisions;

d/ To recommend provincial-level People's Committee chairpersons to settle inspection-related issues. In case their recommendations are not accepted, to report such to the Inspector General;

e/ To recommend competent state agencies to amend, supplement or promulgate regulations to meet management requirements; to recommend termination or annulment of unlawful regulations detected through inspection work;

f/ To recommend provincial-level People's Committee chairpersons to examine liability and handle persons under their respective management who commit law violations detected through inspection or fail to comply with inspection conclusions or handling decisions; to request heads of agencies or organizations to examine liability and handle persons under the management of these agencies or organizations who commit law violations detected through inspection or fail to comply with inspection conclusions or handling decisions.

Section 4: PROVINCIAL-LEVEL DEPARTMENT INSPECTORATES

Article 23. Organization of provincial-level department inspectorates

1. Provincial-level department inspec-torates are agencies of provincial-level departments, assisting provincial-level department directors in conducting administrative inspection and specialized inspection, settling complaints and denunciations, and preventing and combating corruption under law.

Provincial-level department inspectorates shall be established in provincial-level departments which perform the state management task under authorization by provincial-level People's Committees or under law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Provincial-level department chief inspectors shall be appointed, relieved of duty or dismissed by provincial-level department directors after reaching agreement with provincial chief inspectors.

Provincial-level department deputy chief inspectors shall assist provincial-level department chief inspectors in performing their tasks under the latter's assignment.

3. Provincial-level department inspectorates shall submit to the direction and management by provincial-level department directors, and concurrently to provincial inspectorates' work direction and professional guidance on administrative inspection, and ministerial inspectorates professional guidance on specialized inspection.

Article 24. Tasks and powers of provincial-level department inspectorates

1. To work out and submit inspection plans to provincial-level department directors for approval, and organize the implementation of inspection plans falling under their responsibility; to guide, monitor, urge and examine the implementation of inspection plans by their provincial-level departments' agencies assigned to perform the specialized inspection function.

2. To inspect the implementation of policies and laws, performance of tasks and exercise of powers by agencies, organizations and individuals under their provincial-level departments' direct management.

3. To inspect the observance of specialized laws, professional and technical regulations and management rules of their sectors or domains by agencies, organizations and individuals under their provincial-level departments' management.

4. To inspect other cases assigned by provincial-level department directors.

5. To guide and inspect agencies and units under their provincial-level departments in observing the law on inspection.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. To monitor, urge and examine the execution of inspection conclusions, recommendations and handling decisions of provincial-level department directors and inspectorates.

8. To examine the accuracy and lawfulness of inspection conclusions and post-inspection handling decisions of heads of their provincial-level departments' agencies assigned to perform the specialized inspection function., with regard to cases in the state management sectors or domains of their provincial-level departments when necessary.

9. To settle complaints and denunciations under the law on complaints and denunciations.

10. To prevent and combat corruption under the anti-corruption law.

Article 25. Tasks and powers of provincial-level department chief inspectors

1. Provincial-level department chief inspectors have the following tasks:

a/ To lead, direct and examine inspection work within the state management scope of their provincial-level departments; to lead provincial-level departments in performing the tasks and exercising the powers under this Law and other relevant laws;

b/ To handle overlaps in the scope, subjects, contents and duration of inspection within the scope of their provincial-level departments' decentralized state management responsibility.

2. Provincial-level department chief inspectors have the following powers:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/To decide on re-inspection of cases on which conclusions have been made by heads of their provincial-level departments' agencies assigned to perform the specialized inspection function when detecting signs of law violation in these cases as assigned by provincial-level department directors;

c/ To request heads of their provincial-level departments' agencies assigned to perform the specialized inspection function to conduct inspection within the scope of these agencies' responsibility when detecting signs of law violation. In case heads of these agencies refuse to do so. to issue inspection decisions, report on and be answerable to provincial-level department directors for their decisions;

d/ To recommend provincial-level department directors to suspend the execution of unlawful inspection decisions of agencies and units under their provincial-level departments' direct management;

e/ To recommend provincial-level department directors to settle inspection-related matters. In case their recommendations are not accepted, to report such to provincial chief inspectors or ministerial chief inspectors;

f/ To recommend competent state agencies to amend, supplement or promulgate regulations to meet management requirements; to propose termination or annulment of unlawful regulations detected through inspection;

g/ To sanction administrative violations under the law on handling of administrative violations;

h/ To propose provincial-level department directors to examine liability and handle persons under the management of provincial-level department directors who commit law violations detected through inspection or fail to comply with inspection conclusions or handling decisions.

Section 5 DISTRICT INSPECTORATES

Article 26. Organization of district inspectorates

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. A district inspectorate is composed of the chief inspector, deputy chief inspectors and inspectors.

District chief inspectors shall be appointed, relieved of duty or dismissed by district-level People's Committee chairpersons after reaching agreement with provincial chief inspectors.

District deputy chief inspectors shall assist district chief inspectors in performing their tasks under the latter's assignment

3. District inspectorates shall submit to the direction and management by chairpersons of People's Committees of the same level, and concurrently to the work direction and professional guidance of provincial inspectorates.

Article 27. Tasks and powers of district inspectorates

1. In the state management of inspection within the scope of state management of district-level People's Committees, district inspectorates have the following tasks and powers:

a/ To work out and submit inspection plans to chairpersons of district-level People's Committees for approval, and organize the implementation of these plans;

b/ To report on results of inspection work;

c/ To monitor, urge and examine the execution of district-level People's Committee chairpersons' and their own inspection conclusions, recommendations and handling decisions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ To inspect the implementation of policies and laws, performance of tasks and exercise of powers by district-level People's Committees" professional agencies and commune level People's Committees;

b/ To inspect complicated cases related to responsibilities of many professional agencies of district-level and commune-level People's Committees;

c/ To inspect other cases and matters as assigned by chairpersons of district-level People's - Committees;

3. They shall assist district-level People's Committees in performing the state management of the settlement of complaints and denunciations; and perform the task of settling complaints and denunciations under the law on complaints and denunciations.

4. They shall assist district-level People's Committees in performing the state management of corruption prevention and combat work; and perform the task of corruption prevention and combat under the anti-corruption law.

Article 28. Tasks and powers of district chief inspectors

1. District chief inspectors shall lead, direct and examine inspection work within the state management scope of district-level People's Committees; and lead their inspectorates in performing the tasks and exercising the powers under this Law and other relevant laws.

2. District chief inspectors have the following powers:

a/ To decide on inspection when detecting signs of law violation and be answerable to chairpersons of district-level People's Committees for their decisions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ To recommend district-level People's Committee chairpersons to settle inspection-related issues. In case their recommendations are not accepted, to report such to provincial chief inspectors;

d/ To recommend district-level People's Committee chairpersons to examine liability and handle persons under their respective management who commit law violations detected through inspection or fail to comply with inspection conclusions or handling decisions: to request heads of other agencies or organizations to examine liability and handle persons under the management of these agencies or organizations who commit law violations detected through inspection or fail to comply with inspection conclusions or handling decisions.

Section 6: AGENCIES ASSIGNED TO PERFORM THE SPECIALIZED INSPECTION FUNCTION

Article 29. Assignment of the specialized inspection function to agencies performing the task of state management in specific sectors or domains

The assignment of the specialized inspection function to agencies performing the task of state management in specific sectors or domains shall be stipulated by the Government at the proposal of the Inspector General after reaching agreement with concerned ministers.

Article 30. Inspection activities of agencies assigned to perform the specialized inspection function

1. Agencies assigned to perform the specialized inspection function shall not establish independent inspectorates. Specialized inspection activities shall be conducted by persons assigned to perform the specialized inspection task under this Law and other relevant laws.

2. When conducting inspection, persons assigned to perform the specialized inspection task may sanction administrative violations and perform other tasks and exercise other powers under law.

Chapter III

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 31. Inspectors

1. Inspectors are civil servants, officers of the People's Army or the People's Public Security appointed to inspection ranks to perform inspection tasks. Inspectors shall be provided with uniforms and inspector's cards.

2. Inspectors shall abide by law and take responsibility to heads of their direct managing agencies and before law for the performance of their assigned tasks and exercise of their vested powers.

Article 32. General criteria of inspectors

1. An inspector must fully meet the following criteria:

a/ Being loyal to the Fatherland and the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam; having good ethical qualities, good sense of responsibility, being incorruptible, honest, just and objective;

b/ Having a university degree, and state management and legal knowledge; particularly, specialized inspectors must also have relevant professional knowledge;

c/ Possessing a diploma or certificate of inspection skills;

d/ Having been engaged in inspection work for at least 2 years (excluding probation period), except cadres, civil servants, public employees, officers of the People's Army and the People's Public Security who have worked" mother agencies, organizations or units for-at least 5 years before being transferred to stale inspection agencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 33. Inspector ranks

1. Inspectors have the following ranks:

a/ Inspector;

b/ Principal inspector; c/ Senior inspector:

2. The competence and procedures for appointing, relieving of duty and dismissing inspectors are specified by the Government.

Article 34. Persons assigned to perform the specialized inspection task

Persons assigned to perform the specialized inspection task must be civil servants of agencies assigned to perform the specialized inspection function, and have professional qualifications and skills suitable to their specialized work, legal knowledge and inspection skills.

Specific criteria for persons assigned to perform the specialized inspection task shall be stipulated by the Government.

Article 35. Inspection collaborators

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Specific criteria, regimes, policies for and responsibilities of inspection collaborators: and the employment of collaborators shall be stipulated by the Government.

Chapter IV

INSPECTION ACTIVITIES

Section 1 GENERAL PROVISIONS

Article 36. Elaboration and approval of inspection program orientations and inspection plans

1. By October 15 every year at the latest, the Inspector General shall submit to the Prime Minister for approval inspection program orientations.

The Prime Minister shall examine and approve inspection program orientations no later than October 30 every year.

2. After inspection program orientations are approved, they shall be sent by the Government Inspectorate to ministers and chairpersons of provincial-level People's Committees.

Based on the inspection program orientations, the Inspector General shall elaborate an inspection plan of the Government Inspectorate and guide ministerial inspectorates and provincial inspectorates in elaborating their own inspection plans.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ministers and chairpersons of provincial-level People's Committees shall examine and approve inspection plans no later than November 25 every year.

4. By December 5 every year at the latest, provincial-level department chief inspectors, heads of provincial-level departments' agencies assigned to perform the specialized inspection function and district chief inspectors shall base themselves on inspection plans of ministerial inspectorates, provincial inspectorates and management requirements of provincial-level departments and their agencies assigned to perform the specialized inspection function and district-level People's Committees to submit inspection plans to heads of state management agencies of the same level for approval.

Provincial-level department directors and district-level People's Committee chairpersons shall examine and. approve inspection plans no later than December 15 every year.

5. Inspection plans specified in Clauses 2. 3 and 4 of this Article shall be sent to to-be-inspected subjects and related agencies and organizations.

Article 37. Inspection forms '

1. Inspection activities shall be conducted in the form of planned inspection, regular inspection or unexpected inspection.

2. Planned inspection shall be conducted under approved plans.

3. Regular inspection shall be conducted on the basis of the functions and tasks of agencies assigned to perform the specialized inspection function.

4. Unexpected inspection shall be conducted upon detecting signs of law violations of agencies, organizations or individuals, to meet requirements of the settlement of complaints and denunciations. prevention and combat of corruption or under assignment by heads of competent state management agencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The issuance of an inspection decision must be based on any of the following grounds

1. Inspection plan;

2. Request of the head of a state management agency;

3. Detection of signs of a law violation;

4. Requirements of the settlement of complaints or denunciations or prevention and combat of corruption.

Article 39. Public notification of inspection conclusions

1. Inspection conclusions shall be publicly notified, unless otherwise provided by law.

2. Forms of public notification of inspection conclusions include:

a/ Announcement at a meeting attended by the inspection decision issuer, inspection team, inspected subject(s). related agencies, organizations and individuals, or at a press conference:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Posting on websites of stale inspection agencies, agencies assigned to perform the specialized inspection function or state management agencies of the same level;

d/ Display at working offices of agencies or organizations subject to inspection;

e/ Provision to related agencies, organizations and individuals at their request.

3. Within 10 days after signing inspection conclusions specified at Point a. Clause 2 of this Article. an inspection decision issuer shall publicly notify these inspection conclusions and choose at least one of the forms of public notification specified at Points b. c and d, Clause 2 of this Article.

When requested, inspection decision issuers shall provide inspection conclusions to related agencies, organizations and individuals.

4. The Government shall specify the public notification of inspection conclusions in the forms specified in Clause 2 of this Article.

Article 40. Handling and direction of execution of inspection conclusions

1. Within 15 days after making or receiving inspection conclusions, heads of state management agencies of the same level or heads of agencies assigned to perform the specialized inspection function shall direct the execution of inspection conclusions through:

a/ Handling economic violations, or requesting or recommending competent state agencies to handle these violations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Applying remedies or measures to improve mechanisms, policies or laws, or requesting or recommending competent state agencies to apply these remedies or measures:

d/ Settling other matters within their competence in inspection conclusions.

2. Persons who are responsible for handling inspection conclusions but fail to do so or improperly handle them shall be examined for liability and handled under law.

Article 41. Handling of acts of failing to comply with inspection requests, conclusions or handling decisions

1. In the course of inspection, inspected subjects, agencies, organizations and individuals that have information and documents relevant to inspection contents but fail to provide them at the request of inspection decision issuers, heads of inspection teams, inspectors, persons assigned to perform the specialized inspection task, inspection collaborators or other members of inspection teams, or provide them insufficiently, inaccurately or untimely, or destroy them shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively sanctioned, disciplined or examined for penal liability, If-causing damage, they shall pay compensations under law.

2. Inspected subjects and related agencies, organizations and individuals that have to comply with inspection conclusions or handling decisions but fail to do so or do so inadequately or untimely shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively sanctioned, disciplined or examined for penal liability. If causing damage, they shall pay compensations under law.

Article 42. Handling of law violations of inspection decision issuers.--beads of inspection teams, inspectors and persons assigned to perform the specialized inspection task, inspection collaborators and other members of inspection teams

In the course of inspection, inspection decision issuers, heads of inspection teams, inspectors and persons assigned to perform the specialized inspection task, inspection collaborators and other members of inspection teams who fail to fulfill the inspection task, deliberately fail to detect law violations or fail to handle or propose competent authorities to handle law violations which they have detected and are severe enough for handling, or commit other acts in violation of the law on inspection shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined or examined for penal liability. If causing damage, they shall pay compensations under law.

Section 2: ADMINISTRATIVE INSPECTION ACTIVITIES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Inspection activities may be conducted only when inspection decisions are issued.

2. Heads of state inspection agencies may issue inspection decisions and form inspection teams to execute inspection decisions. When finding it necessary, heads of State management agencies may issue inspection decisions and form inspection teams!"

An inspection team is composed of the head, inspectors and other members.

Article 44. Administrative inspection decisions

1. An inspection decision contains the following details:

a/ Legal grounds for inspection;

b/ Inspection scope, subjects, contents and tasks:

c/ Inspection duration;

d/ Head, inspectors and other members of the inspection team.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Inspection decisions shall be announced within 15 days after they are signed. The announcement of inspection decisions must be recorded in writing.

Article 45. Administrative inspection duration

1. The duration for conducting an inspection is specified as follows:

a/ An inspection conducted by the Government Inspectorate must last not more than 60 days. For complicated cases, this duration may be prolonged but must not exceed 90 days. For particularly complicated inspections which involve many domains or many localities, the inspection duration may be prolonged but must not exceed 150 days:

b/ An inspection conducted by a provincial or ministerial inspectorate must last not more than 45 days. For complicated cases, such duration may be prolonged but must not exceed 70 days;

c/ An inspection conducted by a district or provincial-level department inspectorate must last not more than 30 days. In mountainous, border, island, deep-lying or remote areas with difficult access, the inspection duration may be prolonged but must not exceed 45 days.

2. The duration of an inspection shall be counted from the date of inspection decision announcement to the date of inspection completion at the inspected place.

3. The prolongation of the inspection duration specified in Clause 1 of this Article shall be decided by inspection decision issuers.

Article 46. Tasks and powers of heads of administrative inspection teams

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ To organize and direct their inspection team members to strictly comply with inspection decisions;

b/ To propose inspection decision issuers to apply measures within the ambit of their tasks and powers provided in Article 48 of this Law to assure the fulfillment of assigned tasks;

c/ To request inspected subjects to provide information and documents, report in writing or explain matters related to inspection contents. When necessary, they may inventory inspected subjects' assets related to inspection contents;

d/ To request agencies, organizations and individuals that have information and documents related to inspection contents to provide these information and documents;

el To request competent persons to temporarily seize illegally used money, objects or permits when finding it necessary to promptly stop law violations or to verify circumstances to serve as proofs for conclusion or handling;

f/ To request credit institutions at which inspected subjects have accounts to blockade these accounts in service of their inspection when having grounds to believe that inspected subjects have committed acts of asset dispersal;

g/ To decide on scaling up documents of inspected subjects when having grounds to believe that they commit law violations;

h/ To suspend or propose competent persons to stop acts when finding that these acts cause serious damage to the interests of the State, the legitimate rights and interests of agencies, organizations or individuals;

i/ To recommend competent persons to suspend the execution of decisions on disciplining, transfer to other jobs or retirement of persons who are cooperating with state inspection agencies or are being inspected if finding that the execution of these decisions may obstruct the inspection;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. When finding it unnecessary to apply measures specified at Points e, f, g. h and i. Clause 1 of this Article, inspection team heads may decide on or request the immediate cancellation of these measures.

3. When performing the tasks and powers specified in Clause 1 of this Article, inspection team heads arc answerable to inspection decisions issuers and responsible before law for their acts and decisions.

Article 47. Tasks and powers of members of administrative inspection teams

1. To perform tasks assigned by their inspection team heads.

2. To request inspected subjects to provide information and documents, report in writing, or explain matters related to inspection contents; to request agencies, organizations or individuals that have information or documents related to inspection contents to provide these information or documents.

3. To recommend their inspection team heads to apply measures within the ambit of the latter's tasks and powers specified in Article 46 of this Law to assure the fulfillment of their assigned tasks.

4. To recommend the handling of other matters related to inspection contents.

To report on results of performance of their assigned tasks to their inspection team heads, and lake responsibility before law and their inspection team heads for the accuracy, truthfulness and objectivity of reported contents.

Article 48. Tasks and powers of administrative inspection decision issuers

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ To direct, examine and supervise inspection teams in their execution of inspection decisions;

b/ To request inspected subjects to provide information and documents, report in writing, or explain matters related to inspection contents; to request agencies, organizations or individuals that have information or documents related to inspection contents to provide these information or documents;

c/ To solicit assessment of matters related to inspection contents;

d/ To request competent persons to temporarily seize illegally used money, objects or permits when finding it necessary to promptly stop law violations or to verify circumstances to serve as proofs for conclusion or handling;

e/ To suspend or recommend competent persons to stop acts when finding that these acts cause serious damage to the interests of the State, the legitimate rights and interests of agencies, organizations and individuals;

f/ To request credit institutions at which inspected subjects have accounts to blockade these accounts in service of their inspection when having grounds to believe that inspected subjects have committed acts of asset dispersal, fail to comply with decisions of heads of state inspection agencies or state management agencies on recovery of money and assets;

g/ To recommend competent persons to suspend the execution of decisions on disciplining, transfer to other jobs or retirement of persons who are cooperating with state inspection agencies or are being inspected when finding that the execution of these decisions may obstruct the inspection;

h/ To recommend competent persons to suspend from work and handle cadres, civil servants and public employees who intentionally obstruct the inspection or fail to comply with inspection requests, recommendations or decisions:

i/ To decide on handling according to their competence or recommend competent persons to handle inspection results; to inspect and urge the execution of inspection handling decisions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

k/ To settle complaints and denunciations related to responsibilities of heads and other members of inspection teams:

l/ To dismiss or replace heads or members of inspection teams who fail to satisfy inspection requirements or tasks or commit law violations or are relatives of inspected subjects or cannot, for other objective reasons, perform their inspection tasks;

m/ To make conclusions on inspection contents;

n/ To transfer dossiers of cases of law violation to investigative agencies when detecting their criminal signs, and concurrently notify such in writing to the procuracies of the same level.

2. When finding it unnecessary to apply the measures specified at Points d, e. f, g and h. Clause 1 of this Article, inspection decision issuers may decide on or recommend the immediate cancellation of the application of such measures.

3. When performing the tasks and powers specified in Clause 1 of this Article, inspection decision issuers shall be held responsible before law for their acts and decisions.

Article 49. Reports on administrative inspection results

1. Within 15 days after the completion of an inspection, an inspection team head shall make and send a written report on inspection results to the inspection decision issuer. In case an inspection decision issuer is concurrently the head of a state management agency, a report on inspection results shall also be sent to the head of the state inspection agency of the same level.

2. A repot on inspection results must have the following contents:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Clear determination of the nature and severity of violations, their causes, and responsibilities of violating agencies, organizations or individuals;

c/ Divergence of opinions between members and the head of the inspection team on the report's contents;

d/ Handling measures already applied and recommended ones.

3. In case of detecting acts of corruption, the report on inspection results must clearly state the responsibility of the head of the agency or organization in which such acts of corruption occur according to the following levels:

a/ Weak management capability;

b/ Irresponsibility in management;

c/ Covering up of persons committing acts of corruption.

4. A report on inspection results must clearly state legal provisions used as grounds for determining the nature and severity of violations and recommended handling measures.

Article 50. Administrative inspection conclusions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Inspection conclusions must have the following contents:

a/ Assessment of the implementation of policies and laws, the performance of tasks and exercise of powers by inspected subjects, which arc included in inspection contents;

b/ Conclusions on inspection contents;

c/ Clear determination of the nature and severity of violations, their causes and responsibilities of violating agencies, organizations and individuals;

d/ Handling measures already applied and recommended ones.

3. In the course of preparing written inspection conclusions, inspection decision issuers may request heads and members of inspection teams to report: or request inspected subjects to explain to further clarify mailers necessary for making inspection conclusions.

Section 3: SPECIALIZED INSPECTION ACTIVITIES

Article 51. Competence to issue specialized inspection decisions and assign inspectors or persons assigned to perform the specialized inspection task to conduct independent inspection

1. Ministerial chief inspectors, provincial- level department chief inspectors and heads of agencies assigned to perform the specialized inspection function may issue inspection decisions and form inspection teams to execute inspection decisions. When finding it necessary, ministers and provincial-level department directors may issue inspection decisions and form inspection teams.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In case they assign inspectors or persons assigned to perform the specialized inspection task to conduct independent inspection, ministerial chief inspectors, provincial-level department chief inspectors and heads of agencies assigned to perform the specialized inspection function shall clearly determine the inspection scope, tasks and duration.

Upon conducting independent inspection, inspectors shall produce their inspector's cards while persons assigned to perform the specialized inspection task shall produce their civil servant's cards.

Article 52. Specialized inspection decisions

1. An inspection decision must contain the following details:

a/ Legal grounds for inspection;

b/ Inspection scope, subjects, contents and tasks;

c/ Inspection duration;

d/ Head, inspectors and other members of the inspection team.

2. Inspection decisions shall be notified to inspected subjects upon conducting inspection.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. In the course of inspection, inspection team heads have the following tasks and powers:

a/ To organize and direct inspection team members in strictly complying with inspection decisions;

b/ To recommend inspection decision issuers to apply measures within the ambit of their tasks and powers specified in Article 55 of this Law to assure the performance of assigned tasks;

c/ To request inspected subjects to produce their licenses, permits, business registration certificates, practice certificates, provide information and documents, report in writing, or explain matters related to inspection contents;

d/ To make written records of violations of inspected subjects;

e/ To inventory inspected subjects assets related to inspection contents;

f/ To request agencies, organizations and individuals that have information and documents related to inspection contents to provide such information and documents;

g/ To- request competent persons to temporarily seize illegally used money, objects or permits when finding it necessary to promptly stop law violations or to verify circumstances to serve as proofs for conclusion or handling;

h/ To decide on sealing up documents of inspected subjects when having grounds to believe that they commit law violations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

j/ To suspend competent persons to suspend the execution of decisions on disciplining, transfer to other jobs or retirement of persons who are cooperating with state inspection agencies, agencies assigned to perform the specialized inspection function or are being inspected when finding that the execution of these decisions may obstruct the inspection;

k/ To request credit institutions at which inspected subjects have accounts to blockade these accounts in service of the inspection when having grounds to believe that inspected subjects have committed acts of asset dispersal;

l/ To sanction administrative violations under the law on handling of administrative violations;

m/ To report to inspection decision issuers on inspection results and take responsibility for the accuracy, truthfulness and objectivity of these reports.

2. When finding it unnecessary to apply the measures specified at Points g. h, i, j and k. Clause 1 of this Article, inspection decision issuers may decide on or propose the immediate cancellation of the application of such measures.

3. When performing the tasks and powers specified in Clause 1 of this Article, heads of inspection teams shall be held responsible before inspection decision issuers and law for their acts and decisions.

Article 54. Tasks and powers of members of inspection teams, inspectors and persons assigned to perform the specialized inspection task while conducting independent inspection

1. When conducting team inspection, inspectors and persons assigned to perform the specialized inspection task have the following tasks and powers:

a/ To perform tasks assigned by their inspection team heads;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ To recommend inspection team heads to apply the measures within the ambit of their tasks and powers specified in Article 53 of this Law to assure the performance of assigned tasks;

d/ To sanction administrative violations under the law on handling of administrative violations:

e/ To recommend the handling of other matters to inspection contents:

f/ To report on results of performance of assigned tasks to inspection team heads and to be held before law and answerable to inspection team heads for accuracy, truthfulness and objectivity of reported contents.

2. In the course of inspection, other members of inspection teams shall perform the tasks and exercise the powers specified at Points a. b. c, e and f. Clause 1 of this Article.

3. When conducting independent inspection, inspectors and persons assigned to perform the specialized inspection task have the following tasks and powers:

a/ To request inspected subjects to produce licenses, permits, business registration certificates, practice certificates, provide information and documents, report in writing and explain matters related to inspection contents: to request agencies, organizations and individuals that have information and documents relevant inspection contents to provide these information and documents;

b/ To make written records of violations of inspected subjects:

c/ To sanction administrative "violations under the law on handling of administrative violations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 55. Tasks and powers of specialized inspection decision issuers

1. Specialized inspection decision issuers have the following tasks and powers:

a/ To direct, examine and supervise inspection teams in strictly complying with inspection decisions:

b/ To request inspected subjects to provide information and documents, report in writing or explain matters related to inspection contents; to request agencies, organizations and individuals that have information and documents related to inspection contents to provide these information and documents;

c/ To solicit assessment of matters related to inspection contents;

d/ To request credit institutions at which inspected subjects have accounts to blockade these accounts in service of the inspection when having grounds to believe that inspected subjects have committed acts of asset dispersal, fail to comply with decisions of heads of state inspection agencies, agencies assigned to perform the specialized inspection function or state management agencies on money and asset recovery:

e/ To suspend or recommend competent persons to stop acts when finding that these acts cause serious damage to the interests of the State and the legitimate rights and interests of agencies, organizations and individuals;

f/ To propose competent persons to suspend the execution of decisions on disciplining, transfer to other jobs or retirement of persons who are cooperating with stale inspection agencies or agencies assigned to perform the specialized inspection function or are being inspected when finding that the execution of these decisions may obstruct the inspection;

g/ To recommend competent persons to suspend from work and handle cadres, civil servants and public employees who intentionally obstruct the inspection or fail to comply with inspection requests, recommendations or decisions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

i/ To decide on recovering money and assets which are appropriated, illegally used or lost due to law violations of inspected subjects;

j/ To settle complaints and denunciations related to the responsibilities of heads and other members of inspection teams;

k/ To dismiss or replace heads or members of inspection teams who fail to satisfy inspection requirements or tasks or commit law violations or are relatives of inspected subjects or cannot, for other objective reasons, perform their inspection tasks;

l/ To make conclusions on inspection contents;

m/ To transfer dossiers of cases of law violation to investigative agencies when detecting their criminal signs, and concurrently notify such in writing to the procuracies of the same level.

2. When finding it unnecessary to apply the measures specified at Points d. c. f. g and

h. Clause I of this Article, inspection decision issuers may decide on or propose the immediate cancellation of the application of such measures.

3. When performing the tasks and powers specified in Clause I of this Article, inspection decision issuers shall be held responsible before law for their acts and decisions.

Article 56. Inspection duration, time limits for sending and announcing inspection decisions, reporting inspection results and specialized inspection conclusions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Section 4: RIGHTS AND OBLIGATIONS OF INSPECTED SUBJECTS

Article 57. Rights of inspected subjects

1. Inspected subjects have the following rights:

a/ To explain matters related to inspection contents;

b/ To complain about decisions or acts of inspection decision issuers, inspection team heads, inspectors, persons assigned to perform the specialized inspection task, inspection collaborators or other members of inspection teams in the course of inspection; to complain about inspection conclusions or inspection-related handling decisions under the law on complaints;

c/ To claim damages under law. .

2. Individuals being inspected subjects have the right to denounce law-breaking acts of inspection decision issuers, inspection team heads, inspectors, persons assigned to perform the specialized inspection task, inspection collaborators and other members of inspection teams under the law on denunciations.

Articled 58. Obligations of inspected subjects

1. To comply with inspection decisions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To comply with inspection requests, recommendations and conclusions and handling decisions of inspection decision issuers, inspection team heads, inspectors, persons assigned to perform the specialized inspection task, inspection collaborators, other members of inspection teams and competent state agencies.

Section 5: INSPECTION DOSSIERS, RESPONSIBILITIES OF INVESTIGATIVE AGENCIES

Article 59. Inspection dossiers

1. Inspections shall be recorded in dossiers.

2. A dossier of inspection conducted by an inspection team comprises:

a/ Inspection decision; written record of the inspection; reports and explanations of inspected subjects; report on inspection results;

b/ Inspection conclusions;

c/ Documents on the handling or recommendations for handling;

d/ Other relevant documents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Documents on assignment of inspection tasks;

b/ Written record of the inspection (if any);

c/ Handling decisions or written recommendations for handling;

d/ Other relevant documents.

4. The compilation, management and use of inspection dossiers comply with law.

Article 60. Responsibilities of investigative agencies

Investigative agencies shall receive dossiers of law violation cases specified at Point n, Clause 1, Article 48, and Point m. Clause 1, Article 55 of this Law and process them under the criminal procedure law.

Within 20 days after receiving dossiers, investigative agencies shall notify in writing the processing thereof to agencies performing the inspection function. For cases involving complicated details and circumstances, the reply time limit may be prolonged but must not exceed 60 days. Past that time limit, if agencies performing the inspection function receive no written notices from investigative agencies, they may request the procuracies of the same level and superior investigative agencies to process these dossiers.

Chapter V

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 61. Operation funding of state inspection agencies

1. Operations of state inspection agencies arc funded by the state budget.

2. The management, allocation and use of budget funds of state inspection agencies comply with the law on the state budget.

Article 62. Investment in modernization of inspection activities

The State shall adopt policies to invest in and develop information technology and other facilities for the organization and operation of state inspection agencies.

Article 63. Regimes and policies for inspectors

Regimes, policies, wages, allowances, uniform expenses and special regimes for inspectors shall be stipulated by the Government.

Article 64. Inspector's cards

Inspector's cards shall be granted by the Government Inspector General to inspectors for use while performing their inspection tasks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter VI

PEOPLE'S INSPECTORATE

Section 1 GENERAL PROVISIONS

Article 65. Organization of People's Inspectorate

People's Inspectorate is organized in the form of people's inspection boards.

People's inspection boards are set up in communes, wards, townships, state agencies, public non-business units and state enterprises.

Article 66. Tasks of people's inspection boards

People's inspection boards are tasked to supervise the implementation of policies and laws, the settlement of complaints and denunciations and the implementation of the law on grassroots democracy by responsible agencies, organizations and individuals in their communes, wards, townships, state agencies, public non-business units and state enterprises.

Article 67. Powers of people's inspection boards

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. When necessary, to be assigned by chairpersons of commune-level People's Committees or heads of state agencies, public non-business units and state enterprises to verify certain cases.

3. To recommend chairpersons of commune-level People's Committees or heads of state agencies, public non-business units and state enterprises to redress loopholes or mistakes detected through the supervision; to guarantee legitimate rights and interests of citizens and laborers, and praise units and individuals that record achievements. Upon detecting law violators, to recommend competent agencies and organizations to examine and handle them.

Section 2: PEOPLE'S INSPECTION BOARDS IN COMMUNES. WARDS AND TOWNSHIPS

Article 68. Organization of" people's inspection boards in communes, wards and townships

1. People's inspection boards in communes, wards and townships shall be elected by people's conferences or people's representatives' conferences in villages, hamlets or street population groups.

Depending on geographical area and population size of a commune, ward or township a people inspection board may be composed of between 5 and 11 members.

Members of people's inspection boards must not be incumbent cadres of commune-level People's Committees.

A term of office of people's inspection boards in communes, wards and townships is 2 years.

2. During the term of office, people's inspection board members who fail to fulfill their tasks or are no longer trusted by the people shall be dismissed and replaced by others elected by people's conferences or people's delegates' conferences which have elected them at the request of commune, ward or township Vietnam Fatherland Front Committees.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. People's inspection boards in communes, wards and townships shall directly submit to the operation direction by Vietnam Fatherland Front Committees of the same level.

2. People's inspection boards shall base themselves on resolutions of People's Councils of communes, wards and townships and programs of action and directions of Vietnam Fatherland Front Committees of communes, wards and townships to set forth orientations and plans for their operation.

3. People's inspection boards shall report on their operations to Vietnam Fatherland Front Committees of communes, wards and townships. When necessary, heads of people's inspection boards may be invited to attend meetings of People's Councils. People's Committees and Vietnam Fatherland Front Committees of communes, wards or townships.

Article 70. Responsibilities of commune-level People's Committees

1. To notify people's inspection boards of major policies and laws related to organization, operation and tasks of commune-level People's Councils and People's Committees: on annual socio-economic development objectives and tasks of localities.

2. To request related organizations and individuals to fully and promptly provide necessary information and documents to people's inspection boards.

3. To examine and promptly settle recommendations of people's inspection boards, and notify handling results within 15 days after receiving these recommendations; to handle persons who obstruct operation of people's inspection boards or persons who take revenge on or bully members of people's inspection boards.

4. To notify people's inspection boards of results of the settlement of complaints and denunciations, or the implementation of the law on grassroots democracy.

5. To provide funds or facilities to support people's inspection boards to operate under law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To guide the organization of people's conferences or people's representatives' conferences in villages, hamlets and street population groups for electing people's inspection boards.

2. To issue documents recognizing people's inspection boards and notify the recognition to Peoples Councils and People's Committees of the same level and local people: to organize meetings of people's inspection boards for electing the boards' heads, deputy heads and assigning tasks to each member.

3. To guide people's inspection boards in working out their working programs and activities; to periodically hear reports on operation of people's inspection boards; to urge the settlement of recommendations of people's inspection boards.

4. To encourage local people to support, cooperate and participate in activities oi people's inspection boards.

5. To certify written records and recommendations of people's inspection boards.

Section 3: PEOPLE'S INSPECTION BOARDS IN STATE AGENCIES, PUBLIC NON-BUSINESS UNITS AND STATE ENTERPRISES

Article 72. Organization of people's inspection boards in state agencies, non-business units and stale enterprises

1. People's inspection boards in state enterprises, non-business units and state enterprises shall be elected by employees' conferences or employees' representatives' conferences.

A people's inspection board is composed of between 3 and 9 members being workers and employees in a state agency, non-business unit or state enterprise.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. During the term of office, the people's inspection board members who fail to accomplish their tasks or are no longer trusted shall be dismissed and replaced by others elected by the employees' conferences or employees representatives' conferences at the proposal of grassroots Trade Union Executive Committees.

Article 73. Operation of people's inspection boards in state agencies, non-business units and state enterprises

1. People's inspection boards in state agencies, non-business units and state enterprises shall directly submit to the operation direction by grassroots Trade Union Executive Committees.

2. Based on resolutions of employees' conferences or employees' representatives' conferences of state agencies, non-business units of State enterprises, and directions of grassroots Trade Union Executive Committees, people's inspection boards shall work out quarterly and annual working programs.

3. People's inspection boards shall report on their operations to grassroots Trade Union Executive Committees, employees' conferences or employees" representatives" conferences of state agencies, non-business units or state enterprises.

Article 74. Responsibilities of heads state agencies, non-business units and state enterprises

1. To notify people's inspection boards of regimes, policies and other necessary information; to ensure the interests of members of people's inspection boards when these members perform their tasks.

2. To request units and individuals under their management to promptly and sufficiently provide information and documents directly related to supervision contents for people's inspection boards to perform their tasks.

3. To examine and promptly settle recommendations of people's inspection boards; to notify settlement results within 15 days after receiving these requests; to handle persons who obstruct operations of people's inspection boards or persons who take revenge on or bully members of people's inspection boards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. To provide funds or facilities to support people's inspection boards to operate under law.

Article 75. Responsibilities of grassroots Trade Union Executive Committees

1. To coordinate with heads of their state agencies, non-business units or state enterprises in organizing employees conferences or employee representatives' conferences to elect people's inspection boards.

2. To issue documents recognizing people's inspection boards and notify such recognition to cadres, workers and employees in their state agencies, non-business units or state enterprises; to organize meetings of people's inspection boards for electing their heads, deputy heads and assigning tasks to each member.

3. To guide people's inspection boards in working out their working programs and activities; to periodically hear reports on operation results and settle recommendations of people's inspection boards.

4. To encourage laborers in state agencies, non-business units and state enterprises to support and participate in activities of people's inspection boards.

5. To certify written records and recom­mendations of people's inspection boards.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. In pursuance to the provisions of this Law and other relevant laws, the Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy, the State Audit and other state agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, organize and direct inspection activities in their sectors or agencies.

2. Inspection organization and activities in the People's Anny and the People's Public Security shall be stipulated by the Government.

3. Inspection organization and activities in the State Bank of Vietnam comply with this Law and the banking law.

Article 77. Effect

This Law takes effect on July 1, 2011.

Law No. 22/2004/QH11 on Inspection ceases to be effective on the effective date of this Law.

Article 78. Implementation detailing and guidance

The Government and other competent agencies and organizations shall detail and guide the implementation of articles and clauses of this Law as assigned: and guide other necessary contents of this Law to meet state management requirements.

This Law was passed on November 15, 2010, by the XIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 8th session. -

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY




Nguyen Phu Trong

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Luật thanh tra 2010

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


309.045

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.85.111
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!