Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Tiêu chuẩn TCVN 5603:2023 về Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm

Số hiệu: TCVN5603:2023 Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
Nơi ban hành: *** Người ký: ***
Ngày ban hành: Năm 2023 Ngày hiệu lực:
Tình trạng: Đã biết

Mục tiêu

Sản xuất ban đầu cần được quản lý theo cách đảm bảo rằng thực phẩm an toàn và phù hợp với mục đích sử dụng. Điều này sẽ bao gồm, khi cần:

- việc đánh giá sự phù hợp của nước được sử dụng ở những nơi có thể là nguồn phát sinh mối nguy, ví dụ: các hoạt động tưới tiêu cho cây trồng, rửa sạch...

- tránh các khu vực có môi trường đe dọa đến sự an toàn của thực phẩm (ví dụ các khu vực bị ô nhiễm);

- kiểm soát các chất ô nhiễm, sinh vật gây hại và bệnh hại đối với động vật và thực vật, trong phạm vi khả thi, để giảm thiểu mối đe dọa đối với an toàn thực phẩm (ví dụ: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y thích hợp);

- áp dụng các thao tác thực hành và các biện pháp để đảm bảo thực phẩm được sản xuất trong điều kiện vệ sinh phù hợp (ví dụ: làm sạch và bảo trì thiết bị thu hoạch, tráng rửa sạch, thực hành vắt sữa hợp vệ sinh).

Lý do cơ bản

Để giảm khả năng xâm nhập của chất ô nhiễm có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến an toàn thực phẩm hoặc sự phù hợp để tiêu thụ thực phẩm tất cả các công đoạn của chuỗi thực phẩm.

Các phương thức hoạt động có liên quan trong sản xuất ban đầu có thể gây khó khăn cho việc loại bỏ hoặc làm giảm một số mối nguy. Tuy nhiên, bằng cách áp dụng các chương trình tiên quyết như Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và/hoặc GHP, có thể thực hiện các bước để giảm thiểu sự xuất hiện và mức độ của các mối nguy trong chuỗi thực phẩm, ví dụ: khi vắt sữa để sản xuất sữa, các bước hợp vệ sinh trong sản xuất trứng, hoặc kiểm soát nước tưới dùng để trồng các loại rau dùng cho món salad. Không phải tất cả các quy định đều áp dụng cho mọi tình huống sản xuất ban đầu và các cơ sở sẽ phải xem xét sự phù hợp của các biện pháp được thực hiện.

6.2.1  Kiểm soát môi trường

Cần nhận diện các nguồn ô nhiễm tiềm ẩn từ môi trường. Đặc biệt, sản xuất ban đầu không được thực hiện ở những nơi có các chất ô nhiễm mà có thể dẫn đến sự có mặt của chúng trong thực phẩm ở mức không thể chấp nhận được, ví dụ, sử dụng các khu vực ô nhiễm2), nhà xưởng đặt gần các cơ sở phát ra mùi độc hại hoặc khó chịu có thể làm nhiễm độc thực phẩm hoặc gần nguồn nước bị ô nhiễm, ví dụ nước thải xả từ sản xuất công nghiệp hoặc dòng chảy từ đất nông nghiệp có nhiều phân bón hoặc dư lượng hóa chất, trừ khi có biện pháp làm giảm hoặc ngăn ngừa sự ô nhiễm thực phẩm.

6.2.2  Sản xuất hợp vệ sinh

Các tác động tiềm ẩn của các hoạt động sản xuất ban đầu đối với an toàn thực phẩm và sự phù hợp của thực phẩm cần được xem xét mọi thời điểm. Đặc biệt, điều này bao gồm việc xác định bất kỳ điểm cụ thể nào trong các hoạt động có khả năng ô nhiễm cao và thực hiện các biện pháp cụ thể để giảm thiểu và nếu có thể, loại bỏ khả năng đó.

Các nhà sản xuất cần thực hiện các biện pháp trong phạm vi có thể để:

- kiểm soát ô nhiễm từ đất, nước, thức ăn chăn nuôi, phân bón (bao gồm cả phân bón tự nhiên), thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y hoặc mọi tác nhân khác được sử dụng trong sản xuất ban đầu;

- bảo vệ nguồn thực phẩm khỏi phân và các tác nhân gây ô nhiễm khác (ví dụ: các tác nhân gây bệnh từ động vật truyền qua thực phẩm);

- kiểm soát sức khỏe động vật, thực vật để chúng không gây ra các mối đe dọa cho sức khỏe con người khi tiêu thụ thực phẩm, hoặc ảnh hưởng bất lợi đến tính phù hợp của sản phẩm (ví dụ: tuân thủ thời hạn thải hồi của thuốc thú y và thuốc bảo vệ thực vật, lưu giữ hồ sơ, nếu có);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.2.3  Xử lý, bảo quản và vận chuyển

Các quy trình cần được thực hiện để:

- phân loại thực phẩm để loại bỏ vật liệu không được sử dụng cho con người;

- thải bỏ hợp vệ sinh mọi vật vật liệu không đạt tiêu chuẩn;

- bảo vệ thực phẩm khỏi sự ô nhiễm bởi sinh vật gây hại, hoặc chất ô nhiễm hóa học, vật lý hoặc vi sinh hoặc các chất không mong muốn khác trong quá trình xử lý (ví dụ: phân loại, phân cấp, rửa), bảo quản và vận chuyển. Phải cẩn thận đ ngăn ngừa sự giảm chất lượng và hư hỏng thông qua các biện pháp thích hợp có thể bao gồm: kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và/hoặc các biện pháp kiểm soát khác.

6.2.4  Làm sạch, bảo trì và vệ sinh cá nhân

Cần có các phương tiện và quy trình thích hợp để đảm bảo rằng:

- việc làm sạch và bảo trì được thực hiện có hiệu lực và không ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm (ví dụ: đảm bảo thiết bị được sử dụng trong thu hoạch không phải là nguồn ô nhiễm);

- duy trì mức độ vệ sinh cá nhân thích hợp để đảm bảo nhân viên không phải là nguồn ô nhiễm (ví dụ do phân người).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Mục tiêu

Tùy theo tính chất công nghệ sản xuất và nguy cơ kèm theo chúng, nhà xưởng, thiết bị và phương tiện cần được bố trí, thiết kế và xây dựng để đảm bảo rằng:

- giảm thiểu ô nhiễm;

- sự thiết kế và bố trí cho phép bảo trì, làm sạch, khử trùng thích hợp và giảm thiu ô nhiễm do không khí;

- bề mặt và vật liệu, không có độc tố khi sử dụng, đặc biệt là những bề mặt tiếp xúc với thực phẩm;

- phải sẵn các phương tiện phù hợp để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và các biện pháp kiểm soát khác, khi thích hợp;

- có biện pháp bảo vệ có hiệu lực chống lại sự xâm nhập cũng như nơi ẩn náu của sinh vật gây hại;

- có đủ phương tiện, nhà vệ sinh thích hợp cho nhân viên.

Lý do cơ bản

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.3.1  Vị trí và kết cấu

6.3.1.1  Vị trí của cơ sở

Không bố trí các cơ sở sản xuất thực phẩm ở nơi có mối đe dọa đến an toàn thực phẩm, sự phù hợp của thực phẩm và các mối nguy không thể kiểm soát được bằng các biện pháp hợp lý. Vị trí của cơ sở, bao gồm cả các cơ sở tạm thời/di động, không được gây ra bất kỳ mối nguy hiểm nào từ môi trường mà không thể kiểm soát được. Đặc biệt, trừ khi có đủ các biện pháp bảo vệ, các cơ sở thường phải cách xa:

- khu vực có môi trường ô nhiễm và các hoạt động công nghiệp dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm;

- khu vực bị ngập lụt;

- khu vực dễ bị nhiễm sinh vật gây hại;

- khu vực không thể loại bỏ một cách có hiệu lực chất thải rắn và chất thải lỏng.

6.3.1.2  Thiết kế và bố trí cơ sở chế biến thực phẩm

Thiết kế và bố trí của các cơ sở chế biến thực phẩm phải cho phép bảo trì và làm sạch đầy đủ. Cách bố trí mặt bằng và hoạt động chế biến thực phẩm, bao gồm cả việc đi lại của nhân viên và vật liệu trong các tòa nhà, phải sao cho giảm thiểu hoặc ngăn ngừa lây nhiễm chéo.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.3.1.3  Kết cấu bên trong và nội thất

Kết cấu bên trong cơ sở chế biến thực phẩm phải được xây dựng chắc chắn bằng vật liệu bền, dễ bảo trì, làm sạch và dễ khử trùng khi cần. Chúng phải được xây dựng bằng vật liệu trơ và không độc hại theo mục đích sử dụng và điều kiện hoạt động bình thường. Đặc biệt, các điều kiện cụ thể sau đây phải được thỏa mãn, để bảo vệ an toàn thực phẩm và sự phù hợp của thực phẩm, khi thích hợp:

- bề mặt tường, vách ngăn và sàn nhà phải được làm bằng vật liệu chống thấm, dễ làm sạch và khử trùng, khi cần;

- tường và vách ngăn phải có bề mặt nhẵn và chiều cao phải phù hợp với thao tác làm vệ sinh;

- sàn phải dễ thoát nước và dễ làm vệ sinh;

- trần nhà và các thiết bị cố định phía trên trần (ví dụ đèn chiếu sáng) phải được thiết kế sao cho chống vỡ, giảm thiểu sự tích tụ bụi, ngưng tụ nước và khả năng rơi của chúng;

- cửa sổ phải dễ làm sạch, có kết cấu để giảm thiểu sự tích tụ bụi, có lắp các tấm chắn côn trùng có thể tháo lắp và làm sạch được, khi cần;

- cửa ra vào phải có bề mặt nhẵn, không thấm nước, dễ làm sạch và khử trùng, khi cần.

Bề mặt làm việc tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải trong trạng thái tốt, bền và dễ làm sạch, bảo trì và khử trùng. Chúng phải được làm bằng vật liệu nhẵn, không thấm nước và trơ với thực phẩm, trơ chất tẩy rửa và chất khử trùng trong điều kiện hoạt động bình thường.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Các cơ sở và kết cấu được đề cập đây bao gồm các quầy hàng chợ, xe bán hàng rong trên đường phố, máy bán hàng tự động và các cơ sở như lều và sạp.

Các cơ sở và kết cấu như vậy phải được bố trí, thiết kế và xây dựng sao cho tránh được ô nhiễm thực phẩm và các nơi ẩn náu của sinh vật gây hại. Cần cung cấp đủ các phương tiện vệ sinh và rửa tay thích hợp.

6.3.2  Cơ sở vật chất

6.3.2.1  Hệ thống thoát nước và thải bỏ chất thải

Hệ thống thoát nước, thải bỏ chất thải và các phương tiện cần được cung cấp đủ và luôn duy trì trạng thái hoạt động tốt. Chúng phải được thiết kế và xây dựng để tránh nguy cơ ô nhiễm thực phẩm hoặc ô nhiễm nguồn cấp nước. Đối với hệ thống ống nước, cần thực hiện các bước để ngăn chặn dòng chảy ngược, kết nối chéo và khí thải dự phòng khi thoát nước. Chú ý không để hệ thống thoát nước từ các khu vực bị ô nhiễm cao (như nhà vệ sinh hoặc khu vực sản xuất nguyên liệu) chảy sang khu vực thành phẩm phơi nhiễm với môi trường.

Chất thải phải được thu gom và do nhân viên đã được tập huấn thải bỏ và cần lưu giữ hồ sơ thải bỏ, khi thích hợp. Nơi thải bỏ chất thải cần bố trí xa cơ sở chế biến thực phẩm để ngăn ngừa sự xâm nhập của sinh vật gây hại. Các thùng chứa chất thải, sản phẩm phụ và các chất độc hại hoặc chất không ăn được phải được nhận diện cụ thể, có kết cấu phù hợp và làm bằng vật liệu không thấm, khi thích hợp.

Các vật chứa được sử dụng để chứa các chất độc hại trước khi thải bỏ phải được nhận diện và, khi thích hợp, có thể khóa được để ngăn ngừa sự ô nhiễm cố ý hoặc vô tình cho thực phẩm.

6.3.2.2  Phương tiện làm vệ sinh

Phải có đủ các phương tiện phù hợp để làm sạch thiết bị, dụng cụ. Các phương tiện này phải có đủ nguồn cung cấp nước nóng và/hoặc nước lạnh, nếu cần. Cần có khu vực làm sạch riêng cho các dụng cụ và thiết bị cho các khu vực bị ô nhiễm cao như nhà vệ sinh, khu thoát nước và thải bỏ chất thải. Các phương tiện để rửa thực phẩm cần tách riêng với các phương tiện làm sạch dụng cụ và thiết bị và sẵn có bồn rửa riêng để rửa tay và rửa thực phẩm, khi thích hợp.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Phải có đủ các phương tiện rửa và nhà vệ sinh để có thể duy trì vệ sinh cá nhân phù hợp và tránh làm ô nhiễm thực phẩm. Các phương tiện này phải được bố trí thích hợp và không được sử dụng cho các mục đích khác như bảo quản thực phẩm hoặc làm các vật dụng tiếp xúc với thực phẩm. Các phương tiện đó bao gồm:

- phương tiện để rửa và làm khô tay, kể cả xà phòng (tốt nhất là xà phòng dạng lỏng), chậu rửa và nguồn cung cấp nước nóng và/hoặc nước lạnh (hoặc được kiểm soát nhiệt độ thích hợp), khi thích hợp.

- bồn rửa tay thiết kế phải hợp vệ sinh, tốt nhất là có vòi không đóng, mở bằng tay; khi không thể thực hiện được, phải có các biện pháp thích hợp để giảm thiểu sự ô nhiễm từ vòi;

- phương tiện thay đồ phù hợp cho nhân viên, nếu cần.

Không được sử dụng bồn rửa tay để rửa thực phẩm hoặc rửa dụng cụ.

6.3.2.4  Nhiệt độ

Tùy thuộc vào tính chất của các hoạt động chế biến thực phẩm mà cần sẵn đủ phương tiện phù hợp để làm nóng, làm nguội, làm chín, làm lạnh, cấp đông thực phẩm, để bảo quản thực phẩm lạnh hoặc đông lạnh và kiểm soát nhiệt độ môi trường xung quanh nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và sự phù hợp của thực phẩm, khi cần.

6.3.2.5  Chất lượng không khí và sự thông gió

Thiết kế hệ thống thông gió tự nhiên hoặc dùng quạt cưỡng bức, đặc biệt nhằm:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- giúp kiểm soát nhiệt độ môi trường xung quanh;

- kiểm soát mùi có thể gây ảnh hưởng đến thực phẩm;

- kiểm soát độ ẩm để đảm bảo an toàn thực phẩm và sự phù hợp của thực phẩm (ví dụ: ngăn ngừa sự gia tăng độ ẩm của các loại thực phẩm sấy khô dẫn đến vi sinh vật phát triển và sinh các chất gây độc hại).

Hệ thống thông gió cần được thiết kế và xây dựng sao cho không thổi từ khu vực ô nhiễm sang khu vực sạch; hệ thống phải dễ bảo trì và làm sạch.

6.3.2.6  Ánh sáng

Cần cung cấp đủ ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo để cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoạt động hợp vệ sinh. Ánh sáng phải đảm bảo không ảnh hưởng bất lợi đến khả năng phát hiện các khuyết tật hoặc các chất ô nhiễm trong thực phẩm hoặc việc kiểm tra tình trạng vệ sinh của các phương tiện và thiết bị. Cường độ ánh sáng phải phù hợp với tính chất của hoạt động sản xuất. Các dụng cụ chiếu sáng phải được bảo vệ để đảm bảo thực phẩm không bị ô nhiễm do các dụng cụ chiếu sáng bị vỡ, khi thích hợp.

6.3.2.7  Bảo quản

Cần có đầy đủ các phương tiện để bảo quản một cách an toàn và hợp vệ sinh đối với các sản phẩm thực phẩm, thành phần thực phẩm, vật liệu bao gói thực phẩm và các hóa chất phi thực phẩm (bao gồm vật liệu làm sạch, chất bôi trơn, nhiên liệu), nếu cần thì phải tách biệt các phương tiện bảo quản. Quá trình bảo quản phải cho phép phân tách nguyên liệu và thực phẩm đã nấu chín, hoặc phân tách thực phẩm gây dị ứng và thực phẩm không gây dị ứng.

Các phương tiện bảo quản thực phẩm cần được thiết kế và xây dựng để:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- tránh sự xâm nhập và ẩn náu của sinh vật gây hại;

- thực phẩm được bảo vệ hiệu lực khỏi ô nhiễm, trong quá trình bảo quản bao gồm cả sự nhiễm chéo với chất gây dị ứng;

- tạo được môi trường nhằm giảm thiểu sự hư hỏng của thực phẩm (ví dụ bằng cách kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm không khí), khi cần.

Loại phương tiện cần thiết để bảo quản phụ thuộc vào bản chất của thực phẩm, có các phương tiện bảo quản riêng biệt, an toàn cho các vật liệu tẩy rửa và các chất độc hại, khi cần.

6.3.3  Thiết bị

6.3.3.1  Yêu cầu chung

Thiết bị và vật chứa tiếp xúc với thực phẩm phải phù hợp để tiếp xúc với thực phẩm; được thiết kế, xây dựng và bố trí để đảm bảo rằng chúng có thể được làm sạch đầy đủ (trừ các vật chứa chỉ sử dụng một lần); khử trùng (khi cần); và được lưu giữ hoặc loại bỏ khi cần để tránh ô nhiễm vào thực phẩm theo các nguyên tắc thiết kế hợp vệ sinh. Thiết bị và vật chứa phải được làm bằng vật liệu không độc hại theo mục đích sử dụng. Khi cần, thiết bị phải bền và có thể di chuyển được hoặc có thể tháo rời để bảo trì, làm sạch, khử trùng và thuận tiện cho việc kiểm tra sinh vật gây hại.

6.3.3.2  Thiết bị giám sát và kiểm soát thực phẩm

Thiết bị được sử dụng để làm chín, làm nóng, làm lạnh, bảo quản hoặc đông lạnh thực phẩm phải được thiết kế sao cho đạt được nhiệt độ thực phẩm cần thiết nhanh nhất nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, sự phù hợp của thực phẩm và để đảm bảo duy trì được nhiệt độ thực phẩm.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Phải có biện pháp có hiệu lực nhằm kiểm soát và giám sát độ ẩm, luồng không khí khác có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm hoặc sự phù hợp của thực phẩm, khi cần.

6.4  Đào tạo và năng lực

Mục tiêu

Tất cả mọi người tham gia vào quá trình chế biến thực phẩm, tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với thực phẩm phải có đủ hiểu biết về vệ sinh thực phẩm để đảm bảo họ có đủ năng lực phù hợp với các hoạt động công việc cần thực hiện.

Lý do cơ bản

Việc đào tạo là quan trọng đối với mọi hệ thống vệ sinh thực phẩm và năng lực của nhân viên.

Việc đào tạo đầy đủ về vệ sinh, và/hoặc hướng dẫn và giám sát tất cả nhân viên tham gia vào các hoạt động liên quan đến thực phẩm góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm và sự phù hợp của thực phẩm cho việc tiêu dùng.

6.4.1  Nhận thức và trách nhiệm

Đào tạo về vệ sinh thực phẩm là điều quan trọng cơ bản đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tất c nhân viên cần nhận thức được vai trò và trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ thực phẩm khỏi bị ô nhiễm hoặc hư hại. Những người xử lý thực phẩm phải có kiến thức và kĩ năng cần thiết để giúp họ xử lý thực phẩm hợp vệ sinh. Những người xử lý hóa chất tẩy rửa hoặc các hóa chất nguy hiểm tiềm ẩn khác cần được hướng dẫn sử dụng đúng cách để ngăn ngừa ô nhiễm thực phẩm.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Các yếu tố cần tính đến để xác định mức độ đào tạo bao gồm:

- tính chất của các mối nguy liên quan đến thực phẩm, ví dụ: khả năng duy trì sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh hoặc gây hư hỏng thực phẩm, sự tồn tại của chất ô nhiễm vật lý tiềm ẩn hoặc chất gây dị ứng đã biết;

- cách thức sản xuất, chế biến, xử lý và đóng gói thực phẩm, bao gồm cà khả năng ô nhiễm;

- mức độ và tính chất của việc chế biến hoặc cần chuẩn bị thêm trước khi tiêu thụ sản phẩm;

- các điều kiện thực phẩm được bảo quản;

- thời hạn dự tính trước khi thực phẩm được tiêu thụ;

- việc sử dụng và bảo trì các thiết bị, dụng cụ liên quan đến thực phẩm

Các chương trình đào tạo cũng cần xem xét trình độ kiến thức và kĩ năng của nhân sự được đào tạo. Các chủ đề được xem xét cho các chương trình đào tạo có thể bao gồm những vấn đề sau đây sao cho phù hợp với nhiệm vụ của mỗi người:

- các nguyên tắc vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- tầm quan trọng của vệ sinh cá nhân tốt, bao gồm rửa tay và mặc quần áo bảo hộ thích hợp, khi cần, để đảm bảo an toàn thực phẩm;

- thực hành vệ sinh tốt áp dụng cho sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

- các hành động thích hợp cần thực hiện khi quan sát thấy các vấn đề về vệ sinh thực phẩm.

Ngoài ra, đối với các hoạt động bán lẻ và dịch vụ thực phẩm, cần đào tạo cho nhân viên tương tác trực tiếp với khách hàng, vì họ có thể cần truyền đạt một số thông tin nhất định về sản phẩm (ví dụ: chất gây dị ứng) cho khách hàng.

6.4.3  Hướng dẫn và giám sát

Phương thức quản lý và giám sát cần thiết phụ thuộc vào quy mô của cơ sở, tính chất các hoạt động của cơ sở và loại thực phẩm có liên quan. Lãnh đạo, người giám sát và/hoặc người vận hành/công nhân cần có đủ kiến thức về các nguyên tắc và thực hành vệ sinh thực phẩm để có thể xác định các sai lệch và thực hiện hành động cần thiết phù hợp với nhiệm vụ của họ.

Cần thực hiện đánh giá định kỳ về hiệu lực của các chương trình đào tạo và hướng dẫn, cũng như giám sát và kiểm tra xác nhận thường xuyên đề đảm bảo rằng các phương pháp đang được thực hiện có hiệu lực. Nhân viên được giao nhiệm vụ thực hiện bất kỳ hoạt động nào được áp dụng để kiểm soát thực phẩm phải được đào tạo đầy đủ nhằm đảm bảo rằng họ đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ của mình và nhận thức được tác động của các nhiệm vụ đó đối với tính an toàn và tính phù hợp của thực phẩm.

6.4.4  Đào tạo bồi dưỡng

Các chương trình đào tạo cần được xem xét và cập nhật thường xuyên, khi cần. Cần có các hệ thống để đảm bảo những người chế biến thực phm và nhân viên liên quan đến việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm, ví dụ nhân viên bảo trì, luôn biết tất cả các phương pháp cần thiết để duy trì an toàn thực phẩm và sự phù hợp của thực phẩm. Cần lưu giữ hồ sơ về các hoạt động đào tạo.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Mục tiêu

Để thiết lập các hệ thống có hiệu lực cần phải:

- đảm bảo việc bảo trì thích hợp đối với cơ sở;

- đảm bảo sạch sẽ, khử trùng đầy đủ, khi cần;

- đảm bảo kiểm soát sinh vật gây hại;

- đảm bảo quản lý chất thải;

- giám sát hiệu lực của quy trình làm sạch, khử trùng, kiểm soát sinh vật gây hại và quản lý chất thải.

Lý do cơ bản

Để tạo điều kiện cho việc duy trì kiểm soát có hiệu lực các chất ô nhiễm thực phẩm, sinh vật gây hại và các tác nhân khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và sự phù hợp của thực phẩm.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.5.1.1  Yêu cầu chung

Cơ sở chế biến thực phẩm và thiết bị phải được bảo trì trong điều kiện thích hợp để:

- tạo thuận lợi cho mọi quy trình làm sạch và khử trùng;

- hoạt động theo đúng dự định;

- ngăn ngừa ô nhiễm thực phẩm, ví dụ từ sinh vật gây hại, mảnh kim loại, vữa bong, các mảnh vụn, hóa chất, gỗ, nhựa, thủy tinh, giấy.

Việc làm sạch phải loại bỏ cặn thực phẩm và chất bẩn có thể là nguồn ô nhiễm, kể cả chất gây dị ứng. Các phương pháp và vật liệu cần thiết đề làm sạch phụ thuộc vào bản chất sản xuất, kinh doanh thực phẩm và bề mặt cần làm sạch, có thể cần phải khử trùng sau khi làm sạch, đặc biệt là đối với các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm.

Cần chú ý vệ sinh trong quá trình làm sạch và bảo trì để không ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và sự phù hợp của thực phẩm, cần sử dụng các sản phẩm tẩy rửa thích hợp cho bề mặt tiếp xúc với thực phẩm trong khu vực chuẩn bị và bảo quản thực phẩm.

Các hóa chất để làm sạch cần được xử lý và dùng cẩn thận theo các chỉ dẫn của nhà sản xuất, ví dụ: sử dụng các dung dịch pha loãng, thời gian tiếp xúc chính xác và được bảo quản, tách riêng với thực phẩm, đựng trong các vật chứa được nhận diện rõ ràng để tránh ô nhiễm thực phẩm, khi cần.

Thiết bị và dụng cụ làm sạch được để riêng, có chỉ định phù hợp, được sử dụng cho các khu vực vệ sinh khác nhau, ví dụ: thực phẩm và bề mặt không tiếp xúc với thực phẩm.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.5.1.2  Quy trình và phương pháp làm sạch, khử trùng

Việc làm sạch có thể được thực hiện bằng cách sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp các phương pháp vật lý như dùng nhiệt, cọ rửa, xả nước, chân không (hoặc các phương pháp khác không sử dụng nước) và các phương pháp hóa học sử dụng dung dịch tẩy rửa, dung dịch kiềm hoặc dung dịch axit. Làm sạch không dùng nước hoặc các phương pháp khác là thích hợp để loại bỏ và thu lại các cặn thừa, mảnh vỡ trong một số hoạt động và/hoặc khu vực chế biến thực phẩm, những nơi mà nước có thể làm tăng khả năng nhiễm vi sinh vật. Cần thực hiện cần thận để đảm bảo quy trình làm sạch không gây ô nhiễm thực phẩm như: phun rửa áp lực có thể gây lan rộng sự ô nhiễm từ các khu vực bẩn, ví dụ sàn nhà và cống rãnh, trên diện rộng và làm ô nhiễm bề mặt tiếp xúc với thực phẩm hoặc làm thực phẩm bị phơi nhiễm.

Quy trình làm sạch ướt, khi thích hợp, bao gồm các bước sau đây:

- loại bỏ các mảnh vụn thô có thể nhìn thấy ra khỏi bề mặt;

- sử dụng dung dịch tẩy rửa thích hợp đề làm tơi chất bẩn;

- tráng rửa bằng nước (nước nóng nếu thích hợp) để làm tơi mảng bám và làm sạch chất tẩy rửa.

Khi cần thiết, việc làm sạch phải được thực hiện bằng cách dùng hóa chất để khử trùng, sau đó tráng rửa lại nhiều lần, trừ khi hướng dẫn của nhà sản xuất chỉ ra rằng, trên cơ sở khoa học, không cần tráng rửa lại. Nồng độ hóa chất và thời gian sử dụng hóa chất để khử trùng phải phù hợp với mục đích sử dụng và tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đạt hiệu lực tối ưu. Nếu việc làm sạch không có hiệu lực trong việc loại bỏ chất bẩn để chất khử trùng tiếp xúc với vi sinh vật hoặc nếu sử dụng nồng độ chất khử trùng thấp hơn mức có thể tiêu diệt vi sinh vật, thì các vi sinh vật có thể vẫn tồn tại.

Quy trình làm sạch và khử trùng phải đảm bảo rằng tất cả các bộ phận của cơ sở đều sạch sẽ. Các chương trình cần được xây dựng với sự tham vấn của các chuyên gia liên quan về lĩnh vực này, khi thích hợp.

Sử dụng các quy trình làm sạch và khử trùng đã được lập thành văn bản, khi thích hợp. Các văn bản này quy định:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- trách nhiệm đối với các công việc cụ thể;

- phương pháp, tần suất làm sạch và khử trùng, khi thích hợp;

- các hoạt động giám sát và kiểm tra xác nhận.

6.5.1.3  Giám sát hiệu lực các quy trình làm sạch và khử trùng

Việc áp dụng các quy trình làm sạch và khử trùng cần được giám sát tính hiệu lực và được kiểm tra xác nhận định kỳ bằng các phương pháp như kiểm tra trực quan và đánh giá để đảm bảo các quy trình đã được áp dụng đúng cách. Phương thức giám sát phụ thuộc vào tính chất của quy trình nhưng có thể bao gồm cả pH, nhiệt độ nước, độ dẫn điện, nồng độ chất tẩy rửa, nồng độ chất khử trùng và các thông số quan trọng khác để đảm bảo chương trình làm sạch và khử trùng đang được thực hiện như đúng thiết kế và kiểm tra xác nhận hiệu lực của chương trình đó.

Theo thời gian, các vi sinh vật đôi khi có thể kháng lại chất khử trùng. Quy trình làm sạch và khử trùng phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tiến hành đánh giá định kỳ các nhà sản xuất/nhà cung cấp chất khử trùng khi có thể để đảm bảo các chất khử trùng được sử dụng là có hiệu lực và thích hợp. Việc thay đổi luân phiên các chất khử trùng có thể được xem xét để đảm bảo vô hiệu hóa các loại vi sinh vật khác nhau (ví dụ: vi khuẩn và nấm).

Mặc dù hiệu lực của các chất tẩy rửa, chất khử trùng và hướng dẫn sử dụng đã được nhà sản xuất xác nhận hiệu lực, nhưng vẫn phải có các biện pháp để thực hiện lấy mẫu, thử nghiệm môi trường và bề mặt tiếp xúc với thực phẩm (ví dụ: gạc hoặc vật dụng dùng để lấy mẫu thử nghiệm protein hoặc chất gây dị ứng, hoặc các phép thử vi sinh đối với vi sinh vật chỉ thị) để kiểm tra xác nhận rằng các chương trình làm sạch và khử trùng có hiệu lực và đang được áp dụng đúng cách. Lấy mẫu vi sinh vật và thử nghiệm có thể không thích hợp trong mọi trường hợp và còn một cách tiếp cận khác là quan sát các quy trình làm sạch và khử trùng, bao gồm nồng độ chính xác của chất khử trùng, để đạt được kết quả cần thiết và đảm bảo rằng các quy trình được tuân thủ. Rà soát và điều chỉnh thường xuyên quy trình làm sạch và khử trùng, quy trình bảo trì để phản ánh mọi sự thay đổi trong mọi trường hợp và được lập thành văn bản, khi thích hợp.

6.5.2  Hệ thống kiểm soát sinh vật gây hại

6.5.2.1  Yêu cầu chung

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.5.2.2  Phòng ngừa sinh vật gây hại

Cơ sở phải được sửa chữa và giữ sạch để ngăn ngừa sự xâm nhập của sinh vật gây hại và loại bỏ các khu vực sinh sản tiềm ẩn của chúng. Cần đậy kín các hố, rãnh thoát nước và những nơi khác mà sinh vật gây hại có thể xâm nhập. Cửa cuốn phải được đóng kín. Sử dụng lưới chắn, ví dụ lắp lưới chắn trên cửa sổ, cửa ra vào và hệ thống thông gió, sẽ làm giảm sự xâm nhập của sinh vật gây hại. Đảm bảo không được để động vật xuất hiện trong khuôn viên của các cơ sở chế biến thực phẩm, bất cứ khi nào có thể.

6.5.2.3  Nơi ẩn náu và sự xâm nhập của sinh vật gây hại

Sự có mặt của thực phẩm và nước là môi trường thuận lợi để sinh vật gây hại ẩn náu và xâm nhập. Các nguồn thức ăn tiềm ẩn cần được bảo quản trong các vật chứa để tránh sinh vật gây hại và/hoặc cách xa nền nhà và tốt nhất là cách xa tường. Các khu vực bên trong, bên ngoài cơ sở chế biến thực phẩm phải luôn giữ sạch sẽ và không có rác thải. Khi thích hợp, cần thu gom rác thải vào các thùng chứa có nắp đậy, tránh sinh vật gây hại. Loại bỏ những nơi ẩn náu tiềm ẩn của các loài sinh vật gây hại, ví dụ các thiết bị cũ và không sử dụng.

Khuôn viên xung quanh các cơ sở chế biến thực phẩm cần được thiết kế sao cho giảm thiểu sự thu hút và ẩn náu của sinh vật gây hại.

6.5.2.4  Giám sát và phát hiện sinh vật gây hại

Các cơ sở và khu vực xung quanh cần được kiểm tra thường xuyên để phát hiện sự xâm nhập của sinh vật gây hại. Các thiết bị phát hiện và bẫy (ví dụ: bẫy đèn côn trùng, bẫy mồi) được thiết kế và bố trí sao cho không làm ô nhiễm nguyên liệu, sản phẩm hoặc phương tiện. Ngay cả khi việc giám sát và phát hiện được thực hiện bởi bộ phận thuê ngoài, cơ sở cũng phải rà soát các báo cáo giám sát và, đảm bảo rằng họ hoặc người tiến hành giám sát sinh vật gây hại được họ chỉ định đã thực hiện các hành động khắc phục, nếu cần (ví dụ: diệt trừ sinh vật gây hại, loại bỏ các địa điểm ẩn náu hoặc các đường xâm nhập).

6.5.2.5  Kiểm soát sinh vật gây hại xâm nhập

Khi có sinh vật gây hại xâm nhập, nhân viên hoặc đơn vị có chuyên môn cần xử lý ngay và thực hiện các hành động khắc phục phù hợp. Có thể xử lý bằng các tác nhân hóa học, vật lý, sinh học sao cho không đe dọa đến an toàn thực phẩm và sự phù hợp của thực phẩm. Cần nhận diện được nguyên nhân xâm nhập và thực hiện hành động khắc phục để ngăn ngừa tái phát. Cần lưu giữ hồ sơ về sự xâm nhập của sinh vật gây hại, quá trình giám sát và diệt trừ chúng.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.5.3.1  Yêu cầu chung

Cần đưa ra quy định thích hợp đối với việc loại bỏ và lưu giữ chất thải. Chất thải phải được thu gom và lưu giữ trong các thùng chứa có nắp đậy, không được để chúng bị chồng chất lên nhau và tràn ra ở khu vực xử lý, bảo quản thực phẩm và các khu vực làm việc khác hoặc môi trường liền kề để tránh làm ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và sự phù hợp của thực phẩm. Nhân viên chịu trách nhiệm xử lý chất thải (bao gồm cả chất thải nguy hại) cần được đào tạo thích hợp để họ không trở thành nguồn lây nhiễm chéo.

Khu vực lưu giữ chất thải phải dễ dàng nhận diện, được giữ sạch sẽ và có khả năng ngăn ngừa sinh vật gây hại xâm nhập. Các khu vực này cần cách xa khu vực chế biến.

6.6  Vệ sinh cá nhân

Mục tiêu

Để đảm bảo những người tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với thực phẩm:

- duy trì sức khỏe cá nhân tốt;

- giữ mức độ vệ sinh cá nhân tốt;

- hành vi và hành động thích hợp.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Người không giữ vệ sinh cá nhân tốt, người đang mang bệnh hoặc có vấn đề về sức khỏe hoặc người đó hành vi không hợp vệ sinh, là những người có thể làm ô nhiễm thực phẩm và truyền bệnh cho người tiêu dùng.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần thiết lập các chính sách và quy trình về vệ sinh cá nhân. Cơ sở cần đảm bảo rằng mọi nhân viên nhận thức được tầm quan trọng của vệ sinh cá nhân tốt, hiểu và tuân thủ các thực hành đảm bảo an toàn thực phẩm và sự phù hợp của thực phẩm.

6.6.1  Tình trạng sức khỏe

Những người đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh hoặc người đang mắc chứng bệnh có thể truyền qua thực phẩm thì không được vào khu vực chế biến thực phẩm vì khả năng họ làm ô nhiễm thực phẩm. Tất cả những người này phải báo cáo ngay bệnh hoặc triệu chứng bệnh cho ban lãnh đạo.

Sau khi hết các triệu chứng bệnh, nhân viên có thể tiếp tục được cách ly trong một thời gian cụ thể hoặc đối với một số bệnh, nhân viên phải được kiểm tra y tế trước khi trở lại làm việc.

6.6.2  Bệnh tật và vết thương

Một số triệu chứng bệnh cần được báo cáo cho ban lãnh đạo để xem xét nghiêm cấm đi vào khu vực xử lý thực phẩm và/hoặc xem xét kiểm tra y tế bao gồm:

- vàng da;

- tiêu chảy;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- sốt;

- viêm họng kèm theo sốt;

- thương tổn do nhiễm trùng da rõ rệt (nhọt, vết cắt v.v...);

- dịch chảy từ tai, mắt hoặc mũi.

Nhân viên bị đứt tay hoặc có vết thương hở được chỉ định làm việc tại các khu vực không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, khi cần. Khi nhân viên được phép tiếp tục làm việc trở lại, các vết cắt và vết thương cần được bọc bằng băng không thấm nước phù hợp và đeo găng tay, khi thích hợp. Áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp để đảm bảo các miếng dán không trở thành nguồn ô nhiễm (ví dụ: miếng dán có màu tương phản với màu của thực phẩm và/hoặc có thể phát hiện được bằng máy dò kim loại hoặc máy dò tia X).

6.6.3  Vệ sinh cá nhân

Nhân viên cần giữ vệ sinh cá nhân thật tốt và khi thích hợp cần mặc quần áo bảo hộ phù hợp, mang mũ che tóc và râu, đeo khẩu trang, đi giày bảo hộ. Cần thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa sự lây nhiễm chéo cho nhân viên thông qua việc rửa tay đầy đủ và đeo găng tay, khi cần. Nếu đeo găng tay, cần áp dụng các biện pháp thích hợp để đảm bảo găng tay không trở thành nguồn ô nhiễm.

Nhân viên, kể cả những người đeo găng tay, cần vệ sinh tay thường xuyên, đặc biệt là khi việc vệ sinh cá nhân không sạch có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. Những trường hợp đặc biệt phải rửa tay:

- khi bắt đầu các hoạt động xử lý thực phẩm;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- ngay sau khi sử dụng nhà vệ sinh;

- sau khi xử lý bất kỳ vật liệu b ô nhiễm nào, ví dụ chất thải hoặc nguyên liệu và thực phẩm chưa chế biến mà việc này dẫn đến ô nhiễm các mặt hàng thực phẩm khác.

Để tránh làm ô nhiễm thực phẩm, nhân viên cần rửa sạch tay bằng xà phòng và nước, sau đó lau khô sao cho không làm tay bị ô nhiễm trở lại. Các chất sát khuẩn tay không thay thế cho việc rửa tay và chỉ sử dụng chất sát khuẩn tay sau khi rửa tay.

6.6.4  Hành vi cá nhân

Khi tham gia các hoạt động xử lý thực phẩm, nhân viên cần hạn chế các hành vi có thể dẫn đến ô nhiễm thực phẩm, ví dụ:

- hút thuốc hoặc sử dụng sản phẩm hóa hơi;

- khạc nhổ;

- nhai kẹo cao su, ăn hoặc uống;

- chạm vào miệng, mũi hoặc những nơi có thể ô nhiễm khác;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Không được đeo hoặc mang các vật dụng cá nhân như trang sức, đồng hồ, kẹp hoặc các vật dụng khác như móng tay giả/mi mắt giả vào khu vực xử lý thực phẩm nếu chúng ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và sự phù hợp của thực phẩm.

6.6.5  Khách tham quan và những người khác từ bên ngoài cơ sở

Khách đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, bao gồm cả công nhân bảo trì, đặc biệt đến các khu vực sản xuất, chế biến hoặc xử lý thực phẩm phải được hướng dẫn và giám sát, mặc quần áo bảo hộ và tuân thủ các điều khoản khác quy định về vệ sinh cá nhân khác dành cho nhân viên, khi thích hợp. Khách được hướng dẫn về nội quy vệ sinh của cơ sở sản xuất, kinh doanh trước khi đến thăm và khuyến khích báo cáo bất kỳ các loại bệnh/chấn thương nào có thể dẫn đến các vấn đề ô nhiễm chéo.

6.7  Kiểm soát hoạt động

Mục tiêu

Để sản xuất thực phẩm an toàn và phù hợp cho con người, cần:

- xây dựng các yêu cầu về công thức đối với nguyên liệu và các thành phần khác, thành phần/công thức, sản xuất, chế biến, phân phối và sử dụng cho người tiêu dùng để đáp ứng phù hợp với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

- thiết kế, áp dụng, giám sát và rà soát các hệ thống kiểm soát hiệu lực phù hợp với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Lý do cơ bản

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Việc kiểm soát hoạt động đạt được nhờ vào hệ thống vệ sinh thực phẩm thích hợp tại chỗ. Phần sau đây mô tả các biện pháp thực hành có thể hỗ trợ việc nhận diện và áp dụng các biện pháp kiểm soát thích hợp cũng như các hoạt động cần thực hiện để đảm bảo công việc được kiểm soát.

6.7.1  Mô tả các sản phẩm và quá trình

Sau khi xem xét các điều kiện và hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, có thể cần chú ý nhiều hơn đến một số GHP đặc biệt quan trọng đối với an toàn thực phẩm. Trong trường hợp này, các điều khoản sau đây có thể được xem xét.

6.7.1.1  Mô tả sản phẩm

Cơ sở sản xuất, bảo quản hoặc xử lý thực phẩm cần có bản mô tả về thực phẩm. Các sản phẩm có thể được mô tả riêng lẻ hoặc mô tả theo nhóm sao cho không làm ảnh hưởng đến việc nhận thức về các mối nguy hoặc các yếu tố khác như tính phù hợp của sản phẩm với mục đích đã định. Khi phân nhóm bất kỳ nhóm sản phẩm thực phẩm nào cũng phải dựa trên việc chúng có sự tương tự nhau về đầu vào và thành phần, các đặc tính của sản phẩm [như độ pH, hoạt độ nước (aw)], cốc bước quy trình và/hoặc mục đích dự kiến.

Việc mô tả có thể bao gồm, khi thích hợp:

- mục đích sử dụng dự kiến của sản phẩm, ví dụ: thực phẩm ăn liền hoặc thực phẩm dùng để chế biến tiếp theo dành cho người tiêu dùng hoặc cơ sở khác, ví dụ: thủy sản tươi sống cần nấu chín;

- các sản phẩm dành cho những người tiêu dùng nhạy cảm, ví dụ: thực phẩm theo công thức hoặc thực phẩm dành cho các mục đích y tế đặc biệt;

- bất kỳ thông số kỹ thuật liên quan nào, ví dụ: thành phần nguyên liệu, hoạt độ nước, pH, hình thức bảo quản (nếu có) hoặc các đặc điểm quan trọng liên quan đến thực phẩm, ví dụ: sự có mặt của chất gây dị ứng;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- cung cấp hướng dẫn sử dụng, ví dụ giữ đông lạnh đến khi nấu chín, nấu chín đến nhiệt độ xác định trong khoảng thời gian xác định, hạn sử dụng của sản phẩm;

- bảo quản sản phẩm (ví dụ: bảo quản lạnh/đông lạnh/bảo quản ở nhiệt độ thường) và các điều kiện vận chuyển cần thiết;

- vật liệu sử dụng để bao gói thực phẩm.

6.7.1.2  Mô tả quá trình

Cơ sở cần xem xét tất cả các bước trong hoạt động đối với một sản phẩm cụ thể. Sẽ thuận tiện hơn nếu xây dựng được lưu đồ cho thấy trình tự và sự tương tác của tất cả các bước trong hoạt động, bao gồm nơi bảo quản nguyên liệu, các thành phần và các sản phẩm trung gian đi vào lưu đồ sản xuất và nơi các sản phẩm trung gian, các sản phẩm phụ và chất thải được thải ra ngoài hoặc bị loại bỏ. Lưu đồ có thể sử dụng cho một số sản phẩm thực phẩm tương tự được sản xuất bằng các bước sản xuất hoặc chế biến tương tự, để đảm bảo tất cả các bước đều được nắm bắt. Các bước cần được khẳng định tính chính xác bằng cách rà soát tại chỗ về hoạt động hoặc quá trình. Ví dụ: đối với các nhà hàng, lưu đồ có thể dựa trên các hoạt động chung từ tiếp nhận thành phần/nguyên liệu, bảo quản (lạnh, đông lạnh, nhiệt độ phòng), chuẩn bị trước khi sử dụng (rửa, rã đông) và nấu chín hoặc chuẩn bị thực phẩm.

6.7.1.3  Xem xét hiệu lực của các GHP

Sau khi xem xét các mô tả về sản phẩm và quy trình, cơ sở cần xác định (sử dụng thông tin liên quan đến các mối nguy và các biện pháp kiểm soát từ các nguồn khác nhau nếu thích hợp) liệu các GHP và các chương trình khác mà họ thực hiện có đủ để giải quyết các vấn đề về an toàn thực phẩm và sự phù hợp của thực phẩm hay không hoặc nếu một số GHP cần được quan tâm nhiều hơn. Ví dụ: máy thái thịt đã chín có thể yêu cầu vệ sinh đặc biệt và thường xuyên hơn để ngăn ngừa sự tích tụ của Listeria spp. trên bề mặt tiếp xúc giữa máy và thịt hoặc băng tải được sử dụng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, ví dụ trong sản xuất bánh sandwich, có thể yêu cầu tăng tần suất làm sạch hoặc có chương trình làm sạch đặc biệt. Khi đã nâng cao sự quan tâm về GHP như vậy nhưng vẫn không đủ để đảm bảo an toàn thực phẩm thì cần triển khai hệ thống HACCP (Điều 7).

6.7.1.4  Giám sát và hành động khắc phục

Cơ sở cần giám sát các quy trình và thực hành vệ sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh và khi có thể áp dụng hãy áp dụng cho mối nguy đang được kiểm soát. Các quy trình có thể bao gồm xác định các phương pháp giám sát (bao gồm xác định nhân viên chịu trách nhiệm, tần suất và chế độ lấy mẫu, nếu có) và lưu giữ hồ sơ giám sát. Tần suất giám sát phải phù hợp để đảm bảo có thể kiểm soát quy trình thích hợp.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- tái kiểm soát quy trình, ví dụ: thay đổi nhiệt độ hoặc thời gian, hoặc nồng độ chất khử trùng;

- tách riêng mọi sản phẩm bị ảnh hưởng và đánh giá mức độ an toàn và/hoặc tính phù hợp của nó;

- xác định cách xử lý thích hợp cho sản phẩm bị ảnh hưởng mà không được thị trường chấp nhận;

- xác định nguyên nhân dẫn đến sai lệch;

- thực hiện các bước ngăn ngừa sai lệch tái diễn.

Lưu giữ hồ sơ về các hành động khắc phục.

6.7.1.5  Kiểm tra xác nhận

Cơ sở cần thực hiện các hoạt động kiểm tra xác nhận có liên quan đến công việc, để kiểm tra xem các quy trình GHP đã được thực hiện một cách có hiệu lực hay chưa, việc giám sát thực sự đang diễn ra, tại nơi đã được lên kế hoạch và thực hiện các hành động khắc phục thích hợp khi các yêu cầu không được đáp ứng. Ví dụ về các hoạt động kiểm tra xác nhận có thể bao gồm những điều sau đây, nếu thích hợp:

- rà soát các quy trình, giám sát, hành động khắc phục và hồ sơ của các GHP;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- đánh giá hiệu quả làm sạch.

Lưu giữ hồ sơ về các hoạt động kiểm tra xác nhận GHP, khi thích hợp.

6.7.2  Các khía cạnh then chốt của GHP

Một số khía cạnh then chốt của các GHP được mô tả trong 6.7.2.1 và 6.7.2.2, có thể được coi là các biện pháp kiểm soát được áp dụng tại các CCP trong hệ thống HACCP.

6.7.2.1  Kiểm soát thời gian và nhiệt độ

Kiểm soát thời gian và nhiệt độ chưa đầy đủ, ví dụ: trong quá trình nấu chín, làm lạnh, chế biến và bảo quản, là một trong những lỗi phổ biến nhất của kiểm soát hoạt động. Điều này làm cho vi sinh vật tồn tại và phát triển và có thể gây bệnh truyền qua thực phẩm hoặc làm hư hỏng thực phẩm. Cần có hệ thống tại chỗ để đảm bảo rằng nhiệt độ được kiểm soát có hiệu lực tại nơi nó ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và sự phù hợp của thực phẩm.

Các hệ thống kiểm soát thời gian và nhiệt độ cần tính đến:

- bản chất của thực phẩm, ví dụ: hoạt độ nước, pH, mức ban đầu và các dạng vi sinh vật, ví dụ vi khuẩn gây bệnh và vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm;

- các tác động lên vi sinh vật, ví dụ thời gian trong vùng nhiệt độ thích hợp cho vi sinh vật phát triển/vùng nhiệt độ nguy hiểm;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- phương pháp đóng gói và chế biến;

- cách sản phẩm dự kiến sử dụng, ví dụ: nấu chín/chế biến tiếp hoặc ăn liền.

Các hệ thống này cũng phải quy định các giới hạn có thể chấp nhận được đối với các biến đổi về thời gian và nhiệt độ. Hệ thống kiểm soát nhiệt độ ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và sự phù hợp của thực phẩm cần được xác nhận hiệu lực, giám sát và ghi chép lại khi thích hợp. Các thiết bị giám sát ghi lại nhiệt độ phải được kiểm tra độ chính xác và được hiệu chuẩn định kỳ hoặc khi cần.

6.7.2.2  Các bước cụ thể của quá trình

Có nhiều bước chế biến riêng cho các loại thực phẩm cụ thể góp phần tạo ra các sản phẩm thực phẩm an toàn và phù hợp. Các bước này khác nhau tùy thuộc vào sản phẩm và có thể bao gồm các bước then chốt như nấu chín, làm lạnh, đông lạnh, sấy khô và đóng gói.

Thành phần của thực phẩm có thể đóng vai trò quan trọng để ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật và sản sinh độc tố, ví dụ: trong công thức thành phần có thể bổ sung chất bảo quản, bao gồm các axit, muối, phụ gia thực phẩm hoặc các hợp chất khác. Khi sử dụng công thức để kiểm soát vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm (ví dụ: điều chỉnh pH hoặc hoạt độ nước đến mức ngăn ngừa sự phát triển của chúng) thì cần có hệ thống tại chỗ để đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất đúng theo công thức và các thông số kiểm soát được giám sát.

6.7.2.3  Quy định đối với vi sinh vật 3), vật lý, hóa học và chất gây dị ứng

Khi các yêu cầu kỹ thuật về vi sinh vật, vật lý, hóa học và chất gây dị ứng được sử dụng để đảm bảo an toàn thực phẩm và sự phù hợp của thực phẩm thì các quy định đó cần dựa trên các nguyên tắc khoa học và khi thích hợp cần dựa trên tình trạng của các thông số về lấy mẫu, phương pháp phân tích, giới hạn chấp nhận được và quy trình giám sát. Các quy định có thể giúp đảm bảo rằng nguyên liệu và các thành phần khác phù hợp với mục đích sử dụng và các chất ô nhiễm được giảm thiểu.

6.7.2.4  Ô nhiễm vi sinh vật

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp từ những người chế biến thực phẩm;

- tiếp xúc với các bề mặt;

- từ thiết bị làm sạch;

- bị văng; hoặc

- bụi từ không khí.

Thực phẩm sống chưa qua chế biến khi không phải là dạng ăn liền thì có thể là nguồn ô nhiễm, do đó cần tách riêng với thực phẩm ăn liền về mặt vật lý hoặc theo thời gian, với bước làm sạch trung gian có hiệu lực và khi thích hợp là khử trùng có hiệu lực.

Sau khi sơ chế thực phẩm sống, bề mặt, đồ dùng, thiết bị, đồ đạc và phụ kiện tiếp xúc với thực phẩm cần được làm sạch kỹ và khử trùng những nơi cần thiết, đặc biệt là khi các nguyên liệu sống có tỷ lệ vi sinh vật tiềm ẩn cao như thịt và cá đã được xử lý hoặc chế biến.

Trong một số hoạt động chế biến thực phẩm, có thể cần hạn chế tiếp cận hoặc kiểm soát vì mục đích an toàn thực phẩm. Ví dụ: ở những nơi sản phẩm nguy cơ ô nhiễm cao, để tiếp cận các khu vực chế biến phải đi qua một phòng thay đồ được thiết kế phù hợp. Nhân viên có thể được yêu cầu mặc quần áo bảo hộ sạch (có thể khác màu với quần áo của các bộ phận khác đã trong phòng thay đồ) bao gồm mang khăn trùm đầu, che râu, đeo khẩu trang, mang giày dép, được yêu cầu rửa tay và khi cần sát trùng tay.

6.7.2.5  Ô nhiễm vật lý

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.7.2.6  Ô nhiễm hóa học

Cần hệ thống tại chỗ để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu sự ô nhiễm thực phẩm bởi các hóa chất độc hại, ví dụ: chất tẩy rửa, chất bôi trơn không dùng cho thực phẩm, dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và thuốc thú ý như kháng sinh. Các hợp chất tẩy rửa có độc tính, chất khử trùng và hóa chất bảo vệ thực vật phải được nhận diện, bảo quản và sử dụng an toàn sao cho tránh gây ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm bề mặt tiếp xúc với thực phẩm và ô nhiễm vật liệu đóng gói thực phẩm. Phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có thể sẽ gây hại nếu sử dụng không đúng cách, cần được kiểm soát để chúng được sử dụng đúng với mục đích.

6.7.2.7  Quản lý chất gây dị ứng 4)

Cần có hệ thống tại chỗ để tính đến bản chất gây dị ứng của một số loại thực phẩm, phù hợp với việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Sự mặt của chất gây dị ứng, ví dụ các loại hạt (tree nuts), sữa, trứng, giáp xác, cá, lạc, đậu nành, lúa mì, các loại ngũ cốc khác có chứa gluten và các dẫn xuất của chúng (không phải là danh sách đầy đủ; các chất gây dị ứng được xem xét còn tùy thuộc vào quốc gia và quần thể) cần được nhận diện trong nguyên liệu, các thành phần khác và trong sản phẩm. Cần có hệ thống quản lý tại chỗ đối với chất dị ứng khi tiếp nhận, trong quá trình chế biến và bảo quản để giải quyết các vấn đề từ các chất gây dị ứng đã biết. Hệ thống qun lý này bao gồm các biện pháp kiểm soát được thực hiện để ngăn ngừa sự có mặt của các chất gây dị ứng trong thực phẩm khi chưa được dán nhãn. Cần thực hiện các biện pháp kiểm soát để ngăn ngừa nhiễm chéo từ thực phẩm có chứa chất gây dị ứng với thực phẩm khác, ví dụ: tách biệt về mặt vật lý hoặc theo thời gian (với việc làm sạch có hiệu lực giữa các loại thực phẩm có thành phần chất gây dị ứng khác nhau). Thực phẩm cần được bảo vệ khỏi sự nhiễm chéo ngoài ý muốn với chất gây dị ứng bằng cách làm sạch, thay đổi dây chuyền và/hoặc trình tự sản phẩm. Trường hợp không thể ngăn ngừa nhiễm chéo mặc dù đã thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát, người tiêu dùng cần được thông báo. Khi cần thiết, người xử lý thực phẩm cần được đào tạo cụ thể nhận thức về chất gây dị ứng và thực hành sản xuất/chế biến thực phẩm liên quan, các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ gây dị ứng cho người tiêu dùng.

6.7.2.8  Nguyên liệu đầu vào

Chỉ sử dụng các nguyên liệu và các thành phần khác phù hợp với mục đích sử dụng. Nguyên liệu đầu vào bao gồm thành phần nguyên liệu thực phẩm cần được mua theo các yêu cầu kỹ thuật và việc tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật về an toàn thực phẩm và sự phù hợp của thực phẩm được kiểm tra xác nhận khi cần. Các hoạt động đảm bảo chất lượng của nhà cung cấp, ví dụ đánh giá, có thể thích hợp đối với một số thành phần. Kiểm tra nguyên liệu hoặc các thành phần khác, nếu thích hợp (ví dụ: kiểm tra bằng mắt thường các bao gói bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, hạn sử dụng và các chất gây dị ứng đã công bố, hoặc đo nhiệt độ đối với thực phẩm làm lạnh và đông lạnh) để có hành động thích hợp trước khi chế biến. Các phép thử trong phòng thử nghiệm có thể được tiến hành để kiểm tra an toàn thực phẩm và sự phù hợp của nguyên liệu hoặc thành phần, khi thích hợp. Các phép thử này có thể được thực hiện bởi bên mua, bên bán hoặc cả hai bên. Không chấp nhận nguyên liệu đầu vào nếu biết có chứa chất ô nhiễm hóa học, vật lý hoặc vi sinh mà các chất này không giảm xuống được đến mức chấp nhận được bằng các biện pháp kiểm soát được áp dụng trong quá trình phân loại và/hoặc chế biến nếu thích hợp. Đảm bảo luân chuyển có hiệu lực kho dự trữ nguyên liệu và các thành phần khác. Cần duy trì tài liệu về thông tin quan trọng đối với nguyên liệu nhập vào (ví dụ: chi tiết về nhà cung cấp, ngày nhận hàng, số lượng, v.v...).

6.7.2.9  Bao gói

Vật liệu và thiết kế bao gói phải an toàn và phù hợp cho việc sử dụng thực phẩm, bảo vệ toàn vẹn cho sản phẩm để giảm thiu ô nhiễm, ngăn ngừa hư hỏng và ghi nhãn đúng cách. Vật liệu bao gói hoặc các loại khí nếu được sử dụng không được chứa các chất ô nhiễm độc hại và không đe dọa đến sự an toàn, phù hợp của thực phẩm trong các điều kiện bảo quản và sử dụng như quy định. Bất kỳ bao bì nào có thể tái sử dụng đều phải bền, dễ làm sạch và khử trùng khi cần.

6.7.3  Nước

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.7.4  Tài liệu và hồ sơ

Lưu giữ hồ sơ thích hợp về hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong thời gian dài hơn hạn sử dụng sản phẩm hoặc theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

6.7.5  Quy trình thu hồi - loại bỏ thực phẩm không an toàn ra khỏi thị trường

Cơ sở cần đảm bảo đưa ra các quy trình xử lý có hiệu lực để ứng phó với các sai lỗi trong hệ thống vệ sinh thực phẩm. Cần đánh giá các sai lệch về mức độ tác động đối với an toàn thực phẩm và sự phù hợp của thực phẩm. Các quy trình cho phép nhận diện toàn diện, nhanh chóng và có hiệu lực mọi thực phẩm có thể gây nguy cơ cho sức khỏe cộng đồng và cơ sở loại bỏ chúng ra khỏi thị trường và/hoặc người tiêu dùng trả lại chúng cho cơ sở. Khi có sản phẩm bị thu hồi do có khả năng xuất hiện các mối nguy có thể dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tức thời, những sản phẩm khác được sản xuất trong các điều kiện tương tự cũng có thể gây nguy hại tương tự cho sức khỏe cộng đồng thì cần được đánh giá về độ an toàn và cũng có thể cần thu hồi sản phẩm đó. Phải báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền liên quan và xem xét thông báo báo công khai những nơi sản phẩm có thể đã đến tay người tiêu dùng và khi nào sản phẩm trả lại cho cơ sở hoặc loại bỏ chúng ra khỏi thị trường một cách thích hợp. Quy trình thu hồi cần được lập thành văn bản, được duy trì và cập nhật khi cần dựa trên những phát hiện của các đánh giá hiện trường theo định kỳ.

Các sản phẩm bị loại bỏ được lưu giữ hoặc trả về trong các điều kiện an toàn cho đến khi chúng bị tiêu hủy, nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép, được dùng cho mục đích khác ngoài mục đích tiêu dùng, được xác định là an toàn cho con người, hoặc được xử lý lại sao cho giảm mối nguy xuống mức có thể chấp nhận được. Cơ sở lưu giữ thông tin được lập thành dạng văn bản nguyên nhân, phạm vi thu hồi và các hành động khắc phục đã thực hiện.

6.8  Thông tin về sản phẩm và nhận thức của người tiêu dùng

Mục tiêu

Sản phẩm thực phẩm phải có thông tin đầy đủ để đảm bảo rằng:

- thông tin đầy đủ và dễ tiếp cận, có sẵn cho cơ sở tiếp theo trong chuỗi thực phẩm hoặc người tiêu dùng để họ có thể xử lý, bảo quản, chế biến, chuẩn bị và trình bày sản phẩm một cách an toàn và chính xác;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- có thể dễ dàng nhận diện lò hoặc mẻ và loại bỏ/trả lại nếu cần.

Người tiêu dùng cần được cung cấp đủ thông tin về vệ sinh thực phẩm để có thể:

- nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc và hiểu về nhãn sản phẩm;

- đưa ra các lựa chọn đúng đắn phù hợp cho riêng mình, bao gồm cả về các chất gây dị ứng;

- ngăn ngừa sự ô nhiễm và phát triển hoặc tồn tại của vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm bằng cách bảo quản, chuẩn bị và sử dụng thực phẩm đúng cách.

Lý do cơ bản

Thông tin về sản phẩm không đầy đủ và/hoặc không đủ kiến thức về vệ sinh thực phẩm nói chung, có thể dẫn đến việc xử lý sai sản phẩm ở các công đoạn sau của chuỗi thực phẩm. Xử lý sai có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh, hoặc các sản phẩm sẽ không còn phù hợp để tiêu thụ, ngay cả khi thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát vệ sinh trước đó trong chuỗi thực phẩm. Thông tin không đầy đủ về các chất gây dị ứng trong thực phẩm cũng có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh hoặc có khả năng bị tử vong do người tiêu dùng bị dị ứng.

6.8.1  Nhận biết lô hàng và truy xuất nguồn gốc

Việc nhận biết lô hàng hoặc các chiến lược nhận biết khác là điều cần thiết trong việc thu hồi sản phẩm và cũng giúp đảm bảo hiệu lực của việc luân chuyển kho. Mỗi vật chứa thực phẩm cần ghi nhãn không tẩy xóa được để nhận biết nhà sản xuất và lô hàng. Áp dụng TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, with Amendment 2010).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.8.2  Thông tin sản phẩm

Tất cả các sản phẩm thực phẩm cần kèm theo hoặc có thông tin đầy đủ cho cơ sở tiếp theo trong chuỗi thực phẩm hoặc người tiêu dùng để cho phép họ xử lý, chuẩn bị, trình bày, bảo quản và/hoặc sử dụng sản phẩm một cách an toàn và chính xác.

6.8.3  Ghi nhãn sản phẩm

Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn với hướng dẫn rõ ràng để người tiếp theo trong chuỗi thực phẩm có thể xử lý, trình bày, bảo quản và sử dụng sản phẩm một cách an toàn. Việc ghi nhãn cũng bao gồm cả thông tin nhận diện chất gây dị ứng thực phẩm trong sản phẩm dưới dạng thành phần nguyên liệu hoặc khi không thể loại trừ nhiễm chéo. Áp dụng TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, with Amendment 2010).

6.8.4  Hướng dẫn người tiêu dùng

Các chương trình hướng dẫn người tiêu dùng bao gồm cả vệ sinh thực phẩm nói chung. Các chương trình này khiến người tiêu dùng hiểu được tầm quan trọng của mọi thông tin trên nhãn sản phẩm, thực hiện theo hướng dẫn kèm theo sản phẩm và đưa ra những lựa chọn đúng đắn. Đặc biệt, người tiêu dùng cần được thông báo về mối quan hệ giữa việc kiểm soát thời gian/nhiệt độ, nhiễm chéo, các bệnh truyền qua thực phẩm và sự có mặt của chất gây dị ứng. Người tiêu dùng cũng cần được thông báo về 5 Chìa khóa của WHO đối với Thực phẩm An toàn hơn và được hướng dẫn để áp dụng các biện pháp vệ sinh thực phẩm thích hợp (ví dụ: rửa tay đúng cách, bảo quản và nấu chín đầy đủ, tránh nhiễm chéo) nhằm đảm bảo thực phẩm an toàn và phù hợp để tiêu dùng.

6.9  Vận chuyển

Mục tiêu

Trong quá trình vận chuyển, khi cần thiết, cần thực hiện các biện pháp để:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- bảo vệ thực phẩm khỏi bị hư hỏng có thể làm cho thực phẩm không còn phù hợp để tiêu thụ;

- cung cấp môi trường kiểm soát có hiệu lực sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh hoặc gây hư hỏng thực phẩm và sản sinh độc tố trong thực phẩm.

Lý do cơ bản

Thực phẩm có thể bị ô nhiễm hoặc có thể không đạt mục đích về tình trạng phù hợp để tiêu thụ, trừ khi thực hiện các biện pháp vệ sinh hiệu lực trước và trong quá trình vận chuyển, ngay cả khi các biện pháp thực hành vệ sinh thích hợp đã được thực hiện trước đó trong chuỗi thực phẩm.

6.9.1  Yêu cầu chung

Thực phẩm cần được bảo vệ đầy đủ trong quá trình vận chuyển6). Kiểu loại phương tiện vận chuyển hoặc vật chứa được yêu cầu phụ thuộc vào tính chất của thực phẩm và các điều kiện thích hợp nhất để vận chuyển thực phẩm.

6.9.2  Yêu cầu cụ thể

Phương tiện vận chuyển, vật chứa cần phải thiết kế và chế tạo, khi cần, sao cho:

- không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- cho phép tách riêng đảm bảo hiệu lực đối với các loại thực phẩm khác nhau hoặc các loại thực phẩm phải được tách riêng ra khỏi hàng hóa không phải thực phẩm có thể gây ô nhiễm trong quá trình vận chuyển, khi cần;

- bảo vệ có hiệu lực để chống ô nhiễm, bao gồm cả bụi và khói;

- có thể duy trì có hiệu lực nhiệt độ, độ m không khí, điều kiện môi trường xung quanh và các điều kiện khác cần thiết để bảo vệ thực phẩm chống lại sự phát triển của vi sinh vật gây hại, vi sinh vật không mong muốn, có thể làm cho thực phẩm không an toàn hoặc không còn phù hợp để tiêu dùng;

- cho phép kiểm tra được nhiệt độ, độ ẩm không khí cần thiết và các điều kiện môi trường khác.

6.9.3  Sử dụng và bảo trì

Phương tiện vận chuyển và vật chứa để vận chuyển thực phẩm cần được giữ gìn sạch sẽ, sửa chữa và bảo ôn thích hợp. Khi vận chuyển vật chứa và phương tiện chuyên chở thực phẩm lớn thì vật cha và phương tiện phải được chỉ định và đánh dấu chỉ sử dụng cho thực phẩm và chỉ được sử dụng cho mục đích đó, trừ khi thực hiện các biện pháp kiểm soát để đảm bảo không ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và sự phù hợp của thực phẩm.

Khi cùng một phương tiện vận chuyển hoặc vật cha được sử dụng để vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau hoặc không phải thực phẩm thì phải làm sạch có hiệu lực và khử trùng, sấy khô giữa các lần sử dụng, nếu cần.

7  Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) và hướng dẫn áp dụng

7.1  Tổng quan

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Các nguyên tắc HACCP có thể được xem xét trong suốt chuỗi thực phẩm từ sản xuất ban đầu đến tiêu thụ sản phẩm cuối cùng và việc áp dụng phải dựa trên chứng cứ khoa học về các mối nguy cho sức khỏe của con người. Mặc dù không phải lúc nào cũng khả thi khi áp dụng HACCP ở quá trình sản xuất ban đầu, nhưng một số nguyên tắc vẫn có thể được áp dụng và có thể được đưa vào các chương trình thực hành tốt (ví dụ: GAP, v.v...). Việc áp dụng HACCP có thể là thách thức đối với một số cơ sở. Tuy nhiên, các nguyên tắc HACCP có thể được áp dụng linh hoạt trong các hoạt động riêng lẻ và cơ sở có thể sử dụng các nguồn lực bên ngoài (ví dụ: các chuyên gia tư vấn) hoặc điều chỉnh kế hoạch HACCP chung do cơ quan cỏ thẩm quyền, học viện hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác cung cấp (ví dụ: hiệp hội thương mại hoặc hiệp hội các ngành nghề) cho phù hợp với tình huống cụ thể. Cùng với việc tăng cường an toàn thực phẩm, việc áp dụng HACCP có thể cho các lợi ích đáng kể khác, ví dụ các quá trình hiệu quả hơn dựa trên việc phân tích kỹ năng lực, sử dụng các nguồn lực có hiệu lực hơn bằng cách tập trung vào các khu vực quan trọng và ít thu hồi hơn thông qua việc nhận diện các vấn đề trước khi sản phẩm được xuất xưởng. Ngoài ra, việc áp dụng hệ thống HACCP có thể giúp các cơ quan có thẩm quyền xem xét và thúc đẩy thương mại quốc tế bằng cách tăng cường sự tin tưởng về an toàn thực phẩm.

Việc áp dụng thành công HACCP đòi hỏi sự cam kết và tham gia của ban lãnh đạo và nhân viên cũng như kiến thức và/hoặc đào tạo trong việc áp dụng HACCP đối với từng phương thức sản xuất, kinh doanh thực phẩm cụ thể. Khuyến khích cách tiếp cận đa ngành; cách tiếp cận đa ngành này phải phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm và có thể bao gồm, ví dụ: sự hiểu biết về sản xuất ban đầu, vi sinh vật, sức khỏe cộng đồng, công nghệ thực phẩm, sức khỏe môi trường, hóa học và kỹ thuật, tùy theo cách áp dụng cụ thể.

7.2  Các nguyên tắc của hệ thống HACCP

Hệ thống HACCP được thiết kế, xác nhận hiệu lực và thực hiện theo 7 nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1

Tiến hành phân tích mối nguy và xác định các biện pháp kiểm soát

Nguyên tắc 2

Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP).

Nguyên tắc 3

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Nguyên tắc 4

Thiết lập hệ thống kiểm soát, giám sát các CCP.

Nguyên tắc 5

Thiết lập các hành động khắc phục cần tiến hành khi khâu giám sát chỉ ra rằng có sự sai lệch so với các giới hạn tới hạn tại một CCP.

Nguyên tắc 6

Xác nhận hiệu lực của kế hoạch HACCP và thiết lập các thủ tục kiểm tra xác nhận để khẳng định hệ thống HACCP hoạt động hữu hiệu.

Nguyên tắc 7

Thiết lập tài liệu liên quan đến tất cả các quy trình, hồ sơ phù hợp với các nguyên tắc này và việc áp dụng chúng.

7.3  Các hướng dẫn chung để áp dụng hệ thống HACCP

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Trước khi bất kỳ cơ sở nào trong chuỗi thực phẩm áp dụng hệ thống HACCP, cơ sở đó phải có các chương trình tiên quyết, bao gồm các GHP được thiết lập theo Điều 6 của tiêu chuẩn này, sản phẩm thích hợp, các quy phạm thực hành dành riêng cho ngành và phù hợp với các yêu cầu về an toàn thực phẩm liên quan do cơ quan có thẩm quyền quy định. Các chương trình tiên quyết cần được thiết lập đúng, hoạt động đầy đủ và được kiểm tra xác nhận, nếu có thể, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng và thực hiện thành công hệ thống HACCP. Việc áp dụng HACCP sẽ không có hiệu lực nếu không thực hiện trước các chương trình tiên quyết bao gồm cả các GHP.

Đối với tất cả các phương thức sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhận thức và cam kết của lãnh đạo về an toàn thực phẩm là yếu tố cần thiết để thực hiện có hiệu lực hệ thống HACCP. Tính hiệu lực cũng phụ thuộc vào lãnh đạo, nhân viên có năng lực và được đào tạo thích hợp về HACCP. Do đó, việc đào tạo liên tục là cần thiết cho tất cả các cấp nhân sự, bao gồm cả người quản lý, sao cho phù hợp với sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Hệ thống HACCP nhận diện và tăng cường kiểm soát các mối nguy đáng kể, dựa trên các GHP mà cơ sở đã áp dụng, nếu cần. Mục đích của hệ thống HACCP là tập trung kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn (CCP). Bằng cách quy định các giới hạn tới hạn đối với các biện pháp kiểm soát tại các CCP và các hành động khắc phục khi không đáp ứng các giới hạn tới hạn và bằng cách xây dựng các hồ sơ của sản phẩm mà các hồ sơ này phải được rà soát trước khi sản phẩm xuất xưởng, HACCP cung cấp cách kiểm soát nhất quán và có thể kiểm tra xác nhận ngoài phạm vi mà các GHP đạt được.

Điều chỉnh phương pháp tiếp cận HACCP đối với từng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Các mối nguy, các biện pháp kiểm soát tại CCP và các giới hạn tới hạn, giám sát CCP, hành động khắc phục tại CCP và các hoạt động kiểm tra xác nhận có thể khác biệt đối với tình huống cụ thể và những hướng dẫn thích hợp được xác định trong quy phạm thực hành hoặc các hướng dẫn thích hợp khác có thể không phải là những hướng dẫn duy nhất được xác định cho một ứng dụng cụ thể hoặc có thể chúng có tính chất khác nhau.

Rà soát hệ thống HACCP định kỳ và bất cứ khi nào có sự thay đổi đáng kể có thể tác động đến các mối nguy tiềm ẩn và/hoặc các biện pháp kiểm soát (ví dụ: quá trình mới, thành phần mới, sản phẩm mới, thiết bị mới) liên quan đến ngành sn xuất, kinh doanh thực phẩm. Cũng cần thực hiện rà soát định kỳ khi việc áp dụng các nguyên tắc HACCP dẫn đến xác định rằng không cần CCP, để đánh giá nhu cầu thay đổi CCP.

7.3.2  Tính linh hoạt của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ và/hoặc kém phát triển7)

Việc áp dụng các nguyên tắc HACCP để xây dựng hệ thống HACCP có hiệu lực là trách nhiệm của từng cơ sở riêng lẻ. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có thể gặp những trở ngại đối với việc áp dụng có hiệu lực các nguyên tắc HACCP từ phía các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm riêng lẻ. Điều này đặc biệt liên quan đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ và/hoặc kém phát triển. Các rào cản đối với việc áp dụng HACCP trong các cơ sở nhỏ và kém phát triển đã được thừa nhận và các phương pháp tiếp cận linh hoạt để thực hiện HACCP trong các cơ sở này luôn sẵn có và được khuyến khích. Một số cách tiếp cận có thể cho phép điều chỉnh cách tiếp cận HACCP để giúp đỡ các cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ và/hoặc kém phát triển, ví dụ: xây dựng hệ thống dựa trên HACCP phù hợp với bảy nguyên tắc HACCP nhưng không phù hợp với bố cục hoặc các bước được mô tả trong Điều 7. Việc áp dụng HACCP của các cơ sở cần phải linh hoạt, nhưng tất cả bảy nguyên tắc cần được xem xét khi xây dựng hệ thống HACCP. Sự linh hoạt này cần tính đến bản chất của hoạt động, bao gồm cả nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, cơ sở hạ tầng, các quá trình, kiến thức và những ràng buộc trên thực tế, cũng như nguy cơ liên quan đến thực phẩm được sản xuất. Áp dụng tính linh hoạt như vậy, ví dụ: chỉ ghi lại kết quả giám sát khi có sự sai lệch thay vì ghi tất cả các kết quả giám sát để giảm bớt việc lưu giữ hồ sơ không cần thiết đối với một số cơ sở, không nhằm tác động tiêu cực đến hiệu quả của hệ thống HACCP và không gây nguy hiểm đối với an toàn thực phẩm.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ và/hoặc kém phát triển không phải lúc nào cũng có đủ nguồn lực, kiến thức chuyên môn cần thiết để xây dựng và áp dụng có hiệu lực hệ thống HACCP. Trong những trường hợp này, cần sử dụng các chuyên gia cố vấn từ các nguồn khác như các hiệp hội thương mại, hiệp hội ngành nghề, các chuyên gia độc lập và các cơ quan có thẩm quyền. Có thể có sẵn tài liệu về HACCP và đặc biệt là các hướng dẫn HACCP của các cơ quan có chuyên môn. Việc xây dựng hướng dẫn HACCP do các chuyên gia liên quan đến quá trình hoặc các hoạt động sẽ cung cấp các công cụ có ích cho cơ sở trong việc thiết kế và áp dụng kế hoạch HACCP. Khi các cơ sở sử dụng hướng dẫn HACCP do chuyên gia xây dựng, hướng dẫn HACCP phải cụ thể hóa đối với sản phẩm thực phẩm và/hoặc quá trình. Cơ sở cần được giải thích toàn diện về nền tảng của kế hoạch HACCP. Cơ sở chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc xây dựng và thực hiện hệ thống HACCP cũng như sản xuất thực phẩm an toàn.

Hiệu quả của bất kỳ hệ thống HACCP nào cũng đều phụ thuộc vào lãnh đạo và nhân viên có kiến thức và kỹ năng thích hợp về HACCP, do đó, việc đào tạo thường xuyên là cần thiết cho tất cả các cấp nhân sự, bao gồm cả ban lãnh đạo, phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7.4.1  Lập đội HACCP và xác định phạm vi (Bước 1)

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo có sẵn kiến thức và chuyên môn phù hợp để xây dựng hệ thống HACCP có hiệu lực. Điều này có thể đạt được bằng cách lập đội đa ngành chịu trách nhiệm về các quy trình khác nhau trong cả hoạt động, ví dụ: sản xuất, bảo trì, kiểm soát chất lượng, làm sạch và khử trùng. Đội HACCP có trách nhiệm xây dựng kế hoạch HACCP.

Trong trường hợp không có sẵn các kiến thức chuyên môn liên quan, nên lấy ý kiến các chuyên gia từ các nguồn khác, ví dụ hiệp hội thương mại, hiệp hội ngành nghề, chuyên gia độc lập, cơ quan thẩm quyền, tài liệu HACCP và hướng dẫn HACCP (bao gồm cả hướng dẫn HACCP dành riêng cho ngành). Những người được đào tạo tốt có thể có khả năng tiếp cận với hướng dẫn như vậy có thể áp dụng hệ thống HACCP tại cơ sở. Cơ sở có thể sử dụng kế hoạch HACCP chung được xây dựng từ bên ngoài khi thích hợp nhưng phải được điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Đội HACCP cần xác định phạm vi của hệ thống HACCP và các chương trình tiên quyết áp dụng. Phạm vi cần mô tả các sản phẩm thực phẩm và quá trình chế biến thực phẩm được đề cập.

7.4.2  Mô tả sản phẩm (Bước 2)

Cần xây dựng bản mô tả đầy đủ về sản phẩm, bao gồm thông tin an toàn có liên quan như các hợp chất (các thành phần nguyên liệu), tính chất vật lý/hóa học (ví dụ: hoạt độ nước, pH, chất bảo quản, chất gây dị ứng), phương pháp/công nghệ chế biến (xử lý nhiệt, cấp đông, sấy khô, ngâm nước muối, xông khói, v.v...), bao gói, độ bền/hạn sử dụng, điều kiện bảo quản và phương pháp phân phối. Trong cơ sở có sản xuất nhiều loại sản phẩm, có thể phân nhóm các sản phẩm các đặc tính tương tự hoặc các bước chế biến tương tự để xây dựng cùng kế hoạch HACCP. Mọi giới hạn liên quan đến sản phẩm thực phẩm đã được thiết lập về các mối nguy phải được xem xét và tính đến trong kế hoạch HACCP, ví dụ: giới hạn đối với phụ gia thực phẩm, chỉ tiêu vi sinh vật theo quy định, dư lượng tối đa thuốc thú y cho phép, thời gian và nhiệt độ xử lý nhiệt theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

7.4.3  Xác định mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng (Bước 3)

Mô tả mục đích sử dụng của cơ sở và việc sử dụng sản phẩm theo dự kiến của cơ sở tiếp theo trong chuỗi thực phẩm hoặc người tiêu dùng; bản mô tả có thể chịu tác động bởi thông tin bên ngoài, ví dụ, từ cơ quan có thẩm quyền hoặc từ các nguồn khác về những cách thức mà người tiêu dùng được biết là sử dụng sản phẩm khác với những gì mà cơ sở quy định. Trong các trường hợp cụ thể (ví dụ: bệnh viện), có thể tính đến nhóm người dễ bị tổn thương. Khi thực phẩm được sản xuất đặc biệt cho người dễ bị tổn thương, có thể cần tăng cường kiểm soát quá trình, giám sát các biện pháp kiểm soát thường xuyên hơn, kiểm tra xác nhận các biện pháp kiểm soát có hiệu lực bằng cách thử nghiệm các sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động khác để đảm bảo thực phẩm an toàn cho những người này.

7.4.4  Thiết lập lưu đồ tiến hành sản xuất (Bước 4)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- trình tự và sự tương tác của các bước trong hoạt động;

- vị trí nguyên liệu thô, thành phần nguyên liệu, chất hỗ trợ chế biến, vật liệu bao gói, các dụng cụ và sản phẩm trung gian đi vào dòng sản xuất;

- mọi quá trình thuê ngoài;

- nơi thực hiện gia công và tái chế;

- nơi đưa ra sản phẩm cuối cùng, sản phẩm trung gian, sản phẩm phụ hoặc nơi loại bỏ chất thải.

7.4.5  Xác định tại chỗ lưu đồ tiến trình sản xuất (Bước 5)

Cần thực hiện các bước để xác nhận tại thực địa đối với các hoạt động chế biến so với lưu đồ sản xuất ở tất cả các công đoạn, thời gian hoạt động và cải tiến lưu đồ khi thích hợp. Việc xác định lưu đồ phải do một người hoặc những người có đủ kiến thức về hoạt động chế biến thực hiện.

7.4.6  Lập danh sách tất cả các mối nguy tiềm ẩn có khả năng xảy ra và có liên quan đến từng bước, tiến hành phân tích mối nguy để nhận diện các mối nguy đáng kể và xem xét các biện pháp nhằm kiểm soát các mối nguy đã nhận diện (Bước 6/Nguyên tắc 1)

Phân tích mối nguy bao gồm việc nhận diện các mối nguy tiềm ẩn và đánh giá các mối nguy này để xác định mối nguy đáng kể đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm cụ thể. Ví dụ về bảng phân tích mối nguy được nêu trong Biểu đồ 2. Đội HACCP cần liệt kê tất cả các mối nguy tiềm ẩn. Sau đó, đội HACCP nhận diện nơi các mối nguy này có khả năng xảy từng bước (bao gồm tất cả các đầu vào của bước đó) theo phạm vi hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Các mối nguy phải cụ thể, ví dụ: các mảnh kim loại và nguồn gốc hoặc nguyên nhân xuất hiện phải được mô tả, như kim loại từ các lưỡi dao bị gãy sau khi chặt. Việc phân tích mối nguy có thể được đơn giản hóa bằng cách chia nhỏ các hoạt động sản xuất phức tạp và phân tích các bước trong lưu đồ liên kết được mô tả trong Bước 4.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Khi tiến hành phân tích mối nguy để xác định các mối nguy đáng kể, có thể xem xét các yếu tố sau:

- các mối nguy liên quan đến việc sản xuất hoặc chế biến các loại thực phẩm, bao gồm các thành phần nguyên liệu và các bước của quy trình (ví dụ từ việc khảo sát hoặc lấy mẫu và thử nghiệm các mối nguy trong chuỗi thực phẩm, từ việc thu hồi, từ thông tin trong tài liệu khoa học hoặc từ dữ liệu dịch tễ học);

- khả năng xảy ra các mối nguy, có tính đến chương trình tiên quyết khi không biện pháp kiểm soát bổ sung;

- khả năng xảy ra các mối nguy và mức độ nghiêm trọng của những tác hại của chúng ảnh hưởng tới sức khỏe con người; liên quan đến các mối nguy trong thực phẩm nếu không được kiểm soát 8);

- xác định được mức độ các mối nguy trong thực phẩm có thể chấp nhận được, ví dụ dựa trên quy định pháp luật, mục đích sử dụng và thông tin khoa học;

- bản chất của các phương tiện và thiết bị được sử dụng để chế biến sản phẩm thực phẩm;

- sự sống sót và phát triển của vi sinh vật gây bệnh;

- sự sản sinh hoặc tồn tại trong thực phẩm của các độc tố (ví dụ: độc tố nấm mốc), hóa chất (ví dụ: dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất gây dị ứng) hoặc các tác nhân vật lý (ví dụ: thủy tinh, kim loại);

- mục đích sử dụng và/hoặc xác suất sản phẩm bị người tiêu dùng xử lý sai có thể làm cho thực phẩm không an toàn;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Việc phân tích mối nguy không chỉ xem xét đến việc sử dụng theo dự kiến mà còn cả việc sử dụng khác với dự kiến (ví dụ: hỗn hợp súp được dự kiến sử dụng để trộn với nước và đun sôi, nhưng thường được sử dụng mà không qua xử lý nhiệt để tạo hương vị cho khoai tây chiên) nhằm xác định các mối nguy đáng kể cần được giải quyết trong kế hoạch HACCP (xem biểu đồ 2 để biết ví dụ về bảng phân tích mối nguy).

Trong một số trường hợp, có thể chấp nhận sự giản lược trong phân tích mối nguy của cơ sở. Quá trình giản lược này xác định các nhóm mối nguy (sinh học, vật lý và hóa học) để kiểm soát nguồn gốc của các mối nguy này mà không cần phân tích mối nguy toàn diện để xác định các mối nguy cụ thể cần quan tâm. Có thể có những hạn chế đối với cách tiếp cận như vậy vì các biện pháp kiểm soát có thể khác nhau đối với các mối nguy trong một nhóm, ví dụ: kiểm soát vi sinh vật sinh bào t gây bệnh so với tế bào sinh dưỡng của vi sinh vật gây bệnh. Các công cụ và tài liệu hướng dẫn chung dựa trên HACCP do các nguồn bên ngoài cung cấp, được thiết kế hỗ trợ bước này và giảm thiểu lo ngại về các biện pháp kiểm soát khác nhau cần thiết cho các mối nguy trong một nhóm.

Các mối nguy mà việc ngăn ngừa, loại bỏ hoặc giảm thiểu đến mức có thể chấp nhận được là điều cần thiết để sản xuất thực phẩm an toàn (vì chúng có khả năng xảy ra khi không được kiểm soát và có khả năng gây bệnh hoặc chấn thương nếu có) cần được nhận diện và kiểm soát bằng các biện pháp được thiết kế nhằm ngăn ngừa hoặc loại bỏ chúng hoặc giảm chúng xuống mức có thể chấp nhận được. Trong một số trường hợp, điều này có thể đạt được khi áp dụng thực hành vệ sinh tốt, một số trong đó có thể tập trung đến một mối nguy cụ thể (ví dụ: thiết bị làm sạch để kiểm soát sự ô nhiễm của thực phẩm ăn liền với Listeria monocytogenes hoặc ngăn ngừa nhiễm chéo chất gây dị ứng từ thực phẩm này sang thực phẩm khác không chứa chất gây dị ứng). Trong các trường hợp khác, các biện pháp kiểm soát cần được áp dụng trong quá trình, ví dụ tại các điểm kiểm soát tới hạn.

Cần xem xét các biện pháp kiểm soát nào có thể áp dụng được cho từng mối nguy, nếu có. Có thể cần nhiều biện pháp kiểm soát cho một mối nguy cụ thể. Ví dụ: để kiểm soát L. monocytogenes, có thể cần xử lý nhiệt để diệt trừ vi sinh vật trong thực phẩm, có thể cần làm sạch và khử trùng để ngăn ngừa sự lây truyền từ môi trường chế biến. Nhiều mối nguy có thể được kiểm soát bằng biện pháp kiểm soát cụ thể. Ví dụ: xử lý nhiệt có thể kiểm soát cả SalmonellaE. coli O157:H7 khi chúng là mối nguy có trong thực phẩm.

7.4.7  Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP) (Bước 7/Nguyên tắc 2)

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần xem xét các biện pháp kiểm soát hiện có được liệt kê trong bước 6, Nguyên tắc 1 được áp dụng tại CCP. Các điểm kiểm soát tới hạn chỉ được xác định đối với các mối nguy được xác định là đáng kể theo kết quả phân tích mối nguy. Các CCP được thiết lập các bước mà việc kiểm soát là cần thiết và khi có sự sai lệch có thể dẫn đến việc sản xuất thực phẩm có thể không an toàn. Các biện pháp kiểm soát tại CCP phải giảm các CCP xuống mức có thể chấp nhận được. Có thể có nhiều hơn một CCP trong một quy trình mà tại đó việc kiểm soát được áp dụng để giải quyết cùng một mối nguy (ví dụ: tại bước nấu chín có thể đặt CCP để tiêu diệt tế bào sinh dưỡng của vi sinh vật tạo bào tử gây bệnh, nhưng bước làm lạnh có thể là CCP để ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của bào tử). Tương tự, CCP có thể kiểm soát nhiều hơn một mối nguy (ví dụ: tại nấu chín có thể là CCP để xử lý vi sinh vật gây bệnh). Dùng cây quyết định để xác định xem tại bước áp dụng biện pháp kiểm soát phải là CCP trong hệ thống HACCP hay không. Cây quyết định phải linh hoạt, cho dù được sử dụng trong sản xuất, giết mổ, chế biến, bảo quản, phân phối hoặc các quá trình khác. Có thể sử dụng các cách tiếp cận khác như tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

Để nhận diện CCP, dù sử dụng cây quyết định hoặc cách tiếp cận khác, cũng cần xem xét những nội dung sau:

- Đánh giá xem biện pháp kiểm soát có thể được sử dụng ở quá trình đang được phân tích hay không:

+ Nếu không cần sử dụng các biện pháp kiểm soát ở bước này thì bước này không được coi là CCP đối với mối nguy đáng kể.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Xác định xem biện pháp kiểm soát ở bước bất kỳ có được sử dụng kết hợp với biện pháp kiểm soát ở bước khác để kiểm soát cùng một mối nguy hay không; nếu vậy, cả hai bước đều được coi là CCP.

Các CCP được xác định có thể được tóm tắt dưới dạng bảng, ví dụ: bảng HACCP được trình bày trong Biểu đồ 3, cũng như được đánh dấu bước thích hợp trên lưu đồ.

Nếu không có biện pháp kiểm soát nào ở bất kỳ bước nào đối với một mối nguy đáng kể đã được xác định thì sản phẩm hoặc quá trình phải được sửa đổi.

7.4.8  Thiết lập các giới hạn tới hạn đã qua xác nhận hiệu lực cho từng CCP (Bước 8/Nguyên tắc 3)

Thiết lập các giới hạn tới hạn để xác định xem CCP có đang được kiểm soát hay không và điều này cũng giúp cho việc tách biệt các sản phẩm được chấp nhận khỏi các sản phẩm không được chấp nhận. Các giới hạn tới hạn này phải đo lường hoặc quan sát được. Trong một số trường hợp, giới hạn tới hạn có thể có nhiều hơn một thông số được chỉ định kiểm soát một bước cụ thể (ví dụ: xử lý nhiệt thường bao gồm giới hạn tới hạn cho cả thời gian và nhiệt độ). Tiêu chí thường được sử dụng bao gồm các giá trị tối thiểu và/hoặc tối đa cho các thông số phù hợp liên quan đến các biện pháp kiểm soát như đo nhiệt độ, thời gian, độ ẩm, pH, hoạt độ nước, hàm lượng clo, thời gian tiếp xúc, tốc độ băng tải, độ nhớt, độ dẫn, tốc độ dòng, hoặc, nếu thích hợp, các thông số có thể quan sát được, ví dụ cài đặt máy bơm. Sai lệch so với giới hạn tới hạn cho thấy nhiều khả năng thực phẩm không an toàn đã được sản xuất.

Các giới hạn tới hạn đối với các biện pháp kiểm soát tại mỗi CCP phải được quy định và xác nhận hiệu lực một cách khoa học để có được bằng chứng rằng chúng có khả năng kiểm soát các mối nguy đến mức có thể chấp nhận được nếu được thực hiện đúng cách 9). Việc xác nhận hiệu lực của các giới hạn tới hạn có thể bao gồm việc tiến hành các nghiên cứu (ví dụ: nghiên cứu bất hoạt vi sinh vật). Cơ sở có thể không phải lúc nào cũng cần tự tiến hành hoặc thực hiện các nghiên cứu để xác nhận hiệu lực của các giới hạn tới hạn. Các giới hạn tới hạn có thể dựa trên các tài liệu, quy định hoặc hướng dẫn hiện có của các cơ quan có thẩm quyền hoặc các nghiên cứu do bên thứ ba thực hiện, ví dụ: các nghiên cứu do nhà sản xuất thiết bị thực hiện để xác định thời gian, nhiệt độ và độ sâu của lớp vật liệu thích hợp để sấy khô các loại quả hạch. Việc xác nhận hiệu lực của các biện pháp kiểm soát được mô tả đầy đủ hơn trong TCVN 12947:2020.

7.4.9  Thiết lập Hệ thống giám sát cho từng CCP (Bước 9/Nguyên tắc 4)

Giám sát các CCP là đo lường hoặc quan sát theo lịch trình CCP lên quan đến các giới hạn tới hạn của nó. Các quy trình giám sát phải có khả năng phát hiện sai lệch tại CCP. Ngoài ra, phương pháp và tần suất giám sát phải có khả năng phát hiện đúng lúc bất kỳ lỗi nào nằm ngoài giới hạn tới hạn, để tách riêng và đánh giá sản phẩm kịp thời. Tiến hành điều chỉnh các quy trình khi kết quả giám sát cho thấy có xu hướng sai lệch tại CCP. Việc điều chỉnh cần được thực hiện trước khi xảy ra sai lệch.

Các quy trình giám sát đối với các CCP phải có khả năng phát hiện kịp thời sự sai lệch so với giới hạn tới hạn để tách riêng các sản phẩm bị ảnh hưởng. Phương pháp và tần suất giám sát cần tính đến tính chất của sự sai lệch (ví dụ: nhiệt độ giảm hoặc sàng bị vỡ, nhiệt độ giảm nhanh trong quá trình thanh trùng hoặc nhiệt độ tăng dần trong kho lạnh). Việc giám sát các CCP phải thực hiện liên tục khi có thể. Việc giám sát các giới hạn tới hạn có thể đo lường được như thời gian và nhiệt độ xử lý thường có thể giám sát liên tục được. Các giới hạn tới hạn có thể đo lường khác như độ ẩm và nồng độ chất bảo quản không thể giám sát liên tục được. Các giới hạn tới hạn có thể quan sát được, ví dụ cài đặt máy bơm hoặc ghi nhãn đúng thông tin về chất gây dị ứng thích hợp hiếm khi được giám sát liên tục. Nếu việc giám sát không liên tục thì tần suất giám sát phải đủ để đảm bảo đáp ứng các giới hạn tới hạn trong phạm vi có thể và hạn chế lượng sản phẩm bị ảnh hưởng bởi sự sai lệch. Các phép đo vật lý và hóa học thường được ưu tiên hơn so với phép thử vi sinh vì các phép thử vật lý và hóa học có thể được thực hiện nhanh chóng và có thể luôn chỉ ra cách kiểm soát các mối nguy do vi sinh vật có liên quan đến sản phẩm và/hoặc quá trình.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Tất cả hồ sơ và tài liệu liên quan đến việc giám sát các CCP phải được người thực hiện giám sát ký tên hoặc ký tắt và cũng cần báo cáo kết quả cũng như thời gian đã thực hiện.

7.4.10  Thiết lập các hành động khắc phục (Bước 10/Nguyên tắc 5)

Các hành động khắc phục cụ thể cần được lập thành văn bản đối với từng CCP trong hệ thống HACCP để ứng phó có hiệu lực với các sai lệch khi chúng xảy ra. Khi các giới hạn tới hạn tại các CCP được giám sát liên tục và xảy ra sai lệch thì bất kỳ sản phẩm nào được sản xuất tại thời điểm xảy ra sai lệch đều có nguy cơ mất an toàn. Khi sự sai lệch trong việc đáp ứng giới hạn tới hạn xảy ra và việc giám sát không liên tục thì cơ sở phải xác định sản phẩm nào có thể bị ảnh hưởng bởi sự sai lệch đó.

Thực hiện các hành động khắc phục khi xảy ra sai lệch phải đảm bảo rằng CCP đã được kiểm soát và thực phẩm có nguy cơ không an toàn được xử lý thích hợp và không đến tay người tiêu dùng. Các hành động được thực hiện phải bao gồm tách riêng sản phẩm bị ảnh hưởng và phân tích tính an toàn để đảm bảo xử lý đúng cách.

Có thể cần có chuyên gia bên ngoài để tiến hành đánh giá về mức độ an toàn của sản phẩm khi xảy ra sai lệch. Có thể xác định rằng sản phẩm có thể được chế biến (ví dụ: đã qua thanh trùng) hoặc sản phẩm có thể được chuyển sang mục đích sử dụng khác. Trong các tình huống khác, sản phẩm có thể cần tiêu hủy (ví dụ nhiễm độc tố đường ruột Staphylococcus). Cần tiến hành phân tích nguyên nhân gốc rễ nếu có thể để xác định và khắc phục nguồn gốc của sự sai lệch nhằm giảm thiểu khả năng sai lệch tái diễn. Phân tích nguyên nhân gốc rễ có thể xác định lý do cho sự sai lệch giới hạn tới hạn hoặc mở rộng số lượng sản phẩm bị ảnh hưởng bởi sự sai lệch.

Chi tiết về các hành động khắc phục, bao gồm cả nguyên nhân gây ra sai lệch và quy trình xử lý sản phẩm, phải được ghi lại trong hồ sơ HACCP. Cần thực hiện rà soát định kỳ các hành động khắc phục cần để xác định các xu hướng và đảm bảo các hành động khắc phục có hiệu lực.

7.4.11  Đánh giá hiệu lực của kế hoạch HACCP và thủ tục kiểm tra xác nhận (Bước 11/Nguyên tắc 6)

7.4.11.1  Đánh giá hiệu lực của kế hoạch HACCP

Trước khi kế hoạch HACCP được tuân thủ, việc xác nhận hiệu lực là cần thiết; điều này bao gồm việc đảm bảo rằng các yếu tố sau đây cùng nhau có khả năng đảm bảo kiểm soát các mối nguy đáng kể liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm: xác định các mối nguy, điểm kiểm soát tới hạn, các giới hạn tới hạn, các biện pháp kiểm soát, tần suất và hình thức giám sát các CCP, các hành động khắc phục, tần suất, hình thức kiểm tra xác nhận và loại thông tin được ghi lại.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Trong trường hợp hướng dẫn HACCP do các chuyên gia bên ngoài xây dựng thay vì đội HACCP xây dựng, được sử dụng để thiết lập các giới hạn tới hạn, cần thận trọng để đảm bảo rằng các giới hạn này được áp dụng đầy đủ cho các hoạt động, sản phẩm cụ thể hoặc các nhóm sản phẩm đang được xem xét.

Trong quá trình triển khai ban đầu của hệ thống HACCP và sau khi các thủ tục kiểm tra xác nhận đã được thiết lập, cần thu thập bằng chứng về hoạt động để chứng minh rằng việc kiểm soát có thể đạt được một cách nhất quán theo điều kiện sản xuất.

Bất kỳ thay đổi nào có tác động tiềm ẩn đến an toàn thực phẩm đều cần rà soát lại hệ thống HACCP và đánh giá lại kế hoạch HACCP, khi cần.

7.4.11.2  Thủ tục kiểm tra xác nhận

Sau khi xây dựng hệ thống HACCP, cần thiết lập các quy trình để khẳng định rằng hệ thống HACCP đang hoạt động có hiệu lực. Chúng bao gồm các quy trình để kiểm tra xác nhận rằng kế hoạch HACCP đang được tuân thủ và đang kiểm soát các mối nguy liên tục, cũng như các quy trình cho thấy các biện pháp kiểm soát đang kiểm soát có hiệu lực các mối nguy như dự kiến. Kiểm tra xác nhận cũng bao gồm việc rà soát định kỳ tính đầy đủ của hệ thống HACCP và khi có thay đổi, nếu thích hợp.

Các hoạt động kiểm tra xác nhận phải được thực hiện liên tục để đảm bảo chức năng của hệ thống HACCP hoạt động như dự kiến và phát huy việc vận hành có hiệu lực. Việc kiểm tra xác nhận, bao gồm quan sát, đánh giá chứng nhận (nội bộ và bên ngoài), hiệu chuẩn, lấy mẫu và thử nghiệm cũng như rà soát hồ sơ, có thể được sử dụng để xác định xem hệ thống HACCP có hoạt động đúng và theo kế hoạch hay không. Ví dụ về các hoạt động kiểm tra xác nhận bao gồm:

- rà soát hồ sơ giám sát đ khẳng định rằng các CCP đang được kiểm soát;

- rà soát hồ sơ hành động khắc phục, bao gồm các sai lệch cụ thể, cách bố trí sản phẩm và mọi phép phân tích để xác định nguyên nhân gốc rễ của sai lệch;

- hiệu chuẩn hoặc kiểm tra độ chính xác của các thiết bị được sử dụng nhằm giám sát và/hoặc kiểm tra xác nhận;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- lấy mẫu và thử nghiệm, ví dụ, đối với vi sinh vật 11) (vi sinh vật gây bệnh hoặc chỉ thị của chúng), các mối nguy hóa học như độc tố nấm mốc hoặc các mối nguy vật lý như mảnh kim loại để kiểm tra xác nhận tính an toàn của sản phẩm;

- lấy mẫu và thử nghiệm môi trường để tìm các chất ô nhiễm vi sinh vật và chỉ thị của chúng, ví dụ Listeria;

- rà soát hệ thống HACCP, bao gồm phân tích mối nguy và kế hoạch HACCP (ví dụ: đánh giá nội bộ và/hoặc bên thứ ba).

Việc kiểm tra xác nhận cần phải được tiến hành bởi người không nằm trong số những người chịu trách nhiệm giám sát và thực hiện hành động khắc phục. Khi cơ sở không thể thực hiện các hoạt động xác nhận thì việc xác nhận đó phải do các chuyên gia bên ngoài hoặc là một bên thứ ba thực hiện trên danh nghĩa của cơ sở.

Tần suất kiểm tra xác nhận phải đủ để khẳng định rằng hệ thống HACCP đang hoạt động có hiệu lực. Việc kiểm tra xác nhận việc thực hiện các biện pháp kiểm soát cần được tiến hành với tần suất đủ để xác định rằng kế hoạch HACCP đang được thực hiện đúng cách.

Việc kiểm tra xác nhận cần bao gồm việc xem xét toàn diện (ví dụ: phân tích lại hoặc đánh giá) hệ thống HACCP theo định kỳ, nếu thích hợp, hoặc khi xảy ra các thay đổi, để xác nhận tính hiệu quả của tất cả các yếu tố trong hệ thống HACCP. Việc rà soát hệ thống HACCP này cần xác nhận rằng các mối nguy đáng kể thích hợp đã được nhận diện, các biện pháp kiểm soát và các giới hạn tới hạn là đủ để kiểm soát các mối nguy, rằng các hoạt động giám sát và kiểm tra xác nhận đang diễn ra phù hợp với kế hoạch và có khả năng xác định các sai lệch và các hành động khắc phục phù hợp với các sai lệch đã xảy ra. Việc rà soát này có thể được thực hiện bởi tất cả các cá nhân trong cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc các chuyên gia bên ngoài. Quá trình rà soát phải bao gồm việc khẳng định các hoạt động kiểm tra xác nhận khác nhau đã được thực hiện như dự kiến.

7.4.12  Thiết lập tài liệu và lưu giữ hồ sơ (Bước 12/Nguyên tắc 7)

Việc lưu trữ hồ sơ hiệu quả và chính xác đóng vai trò quan trọng trong áp dụng hệ thống HACCP. Các quy trình HACCP cần được lập thành văn bản. Việc lưu giữ tài liệu và hồ sơ phải phù hợp với tính chất, quy mô hoạt động và đủ để hỗ trợ cơ sở kiểm tra xác nhận rằng các kiểm soát HACCP đã được kiểm soát và đang được duy trì. Các tài liệu hướng dẫn HACCP do các chuyên gia xây dựng (ví dụ: hướng dẫn HACCP theo chuyên ngành) có thể được dùng như một phần tài liệu miễn những tài liệu này phản ánh được các hoạt động về thực phẩm cụ thể của cơ sở.

Ví dụ về các tài liệu bao gồm:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- phân tích mối nguy và thông tin khoa học hỗ trợ đối với các mối nguy bao gồm hoặc không bao gồm trong kế hoạch;

- xác định CCP;

- xác định giới hạn tới hạn và thông tin khoa học hỗ trợ đối với các giới hạn đã đặt ra;

- xác nhận hiệu lực của phương pháp kiểm soát;

- các sửa đổi đối với kế hoạch HACCP.

Ví dụ về hồ sơ bao gồm:

- các hoạt động giám sát CCP;

- các sai lệch và các hành động khắc phục kèm theo;

- trình tự thực hiện việc kiểm tra xác nhận.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7.4.13  Đào tạo

Việc đào tạo nhân viên trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhân viên tại các cơ quan có thẩm quyền và các cơ sở nghiên cứu về các nguyên tắc và áp dụng HACCP là một yếu tố quan trọng để thực hiện có hiệu lực HACCP. Nhằm hỗ trợ xây dựng kế hoạch HACCP, các hướng dẫn và quy trình làm việc cần được xây dựng nhằm xác định nhiệm vụ của người nhân viên xử lý thực phẩm tại mỗi điểm kiểm soát tới hạn. Các chương trình đào tạo cần được thiết kế để giải quyết các khái niệm mức độ phù hợp với kiến thức và trình độ kỹ năng của nhân viên được đào tạo. Các chương trình đào tạo cần được xem xét định kỳ và cập nhật khi cần. Có thể cần đào tạo lại như một phần của hành động khắc phục đối với một số sai lệch.

Sự hợp tác giữa cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các nhóm thương mại, tổ chức của người tiêu dùng và các cơ quan có thẩm quyền là rất quan trọng. Phải tạo cơ hội đào tạo phối hợp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các cơ quan có thẩm quyền để khuyến khích, duy trì đối thoại liên tục và tạo ra bầu không khí hiểu biết trong áp dụng thực tế HACCP.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

So sánh các biện pháp kiểm soát và các ví dụ

 

Các biện pháp kiểm soát được áp dụng như các GHP

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Phạm vi áp dụng

Điều kiện chung và các hoạt động duy trì vệ sinh, bao gồm cả việc tạo môi trường (bên trong và bên ngoài cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm) để đảm bảo sản xuất thực phẩm an toàn, phù hợp.

Nói chung, không cụ thể đối với bất kỳ mối nguy nào nhưng mục đích để làm giảm khả năng xảy ra các mối nguy. Đôi khi một hoạt động GHP có thể nhắm vào một mối nguy cụ thể và đây có thể là một GHP cần được chú ý nhiều hơn (ví dụ: làm sạch và khử trùng bề mặt tiếp xúc với thực phẩm để kiểm soát Listeria monocytogenes trong môi trường chế biến thực phẩm ăn liền).

Áp dụng cụ thể cho các bước của quy trình sản xuất hoặc một nhóm sản phẩm và cần thiết để ngăn ngừa loại bỏ hoặc giảm thiểu đến mức có thể chấp nhận được một mối nguy được xác định là đáng kể theo kết quả phân tích mối nguy.

Khi nào được nhận diện

Sau khi xem xét các điều kiện và hoạt động cần thiết để hỗ trợ sản xuất thực phẩm an toàn và phù hợp

Sau khi hoàn thành phân tích mối nguy, đối với mỗi mối nguy được xác định là đáng kể, các biện pháp kiểm soát được thiết lập ở các bước (CCP) nơi mà sự sai lệch sẽ dẫn đến việc sản xuất thực phẩm có nguy cơ không an toàn.

Xác nhận hiệu lực của các biện pháp kiểm soát

Khi cần thiết, và thường là không do cơ sở tự thực hiện (TCVN 12947:2020). Dữ liệu xác nhận hiệu lực do cơ quan thẩm quyền cung cấp, tài liệu khoa học đã xuất bản, thông tin do nhà sản xuất thiết bị/công nghệ chế biến thực phẩm cung cấp, v.v... là đầy đủ, ví dụ: các chất tẩy rửa/sản phẩm làm sạch/thiết bị làm sạch phải được nhà sản xuất xác nhận hiệu lực và nói chung đủ để cơ sở sử dụng các chát tẩy rửa/sản phẩm làm sạch/thiết bị làm sạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Cơ sở phải chứng minh rằng họ tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Tiêu c

Các GHP có thể quan sát được ( dụ: kiểm tra bằng mắt thường, hình thức bên ngoài) hoặc đo lường được ( dụ: phép thử ATP về việc làm sạch thiết bị, nồng độ chất khử trùng), và các sai lệch có thể yêu cầu đánh giá tác động đến an toàn của sản phẩm (vi dụ: liệu việc vệ sinh các thiết bị phức tạp như máy thái thịt có được thực hiện đầy đủ hay không).

Các giới hạn tới hạn tại các CCP phải tách biệt, chỉ rõ mức chấp nhận được và không chấp nhận được của thực phẩm:

- Có thể đo lường được (ví dụ: thời gian, nhiệt độ, pH, hoạt độ nước) hoặc

- Có thể quan sát được (ví dụ: kiểm tra trực quan tốc độ băng ti hoặc cài đặt máy bơm, sản phẩm phủ đá).

Giám sát

Khi thích hợp và cần thiết, đảm bảo các quy trình và hoạt động được áp dụng đúng.

Tần suất phụ thuộc vào mức độ tác động đến an toàn và tính phù hợp của sản phẩm.

Cần thiết để đảm bảo đáp ứng giới hạn tới hạn:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Nếu không liên tục, tần suất thích hợp để đảm bảo đáp ứng giới hạn tới hạn trong phạm vi có thể.

Hành động khắc phục khi xảy ra sai lệch

- Đối với các quy trình và thực hành: cần thiết

- Đối với sản phẩm: thường không cần thiết. Hành động khắc phục cần được xem xét theo từng trường hợp, do không áp dụng một số GHP, ví dụ không làm sạch giữa các sản phẩm có cấu hình chất gây dị ứng khác nhau, không rửa sạch sau khi làm sạch và/hoặc khử trùng (nếu cần) hoặc sau khi bảo trì thiết bị không kiểm tra các bộ phận máy móc bị thiếu, có thể dẫn đến ảnh hưởng đến sản phẩm.

- Đối với sản phẩm: các hành động cần thiết được xác định trước

- Đối với các quy trình và thực hành: các hành động khắc phục là cần thiết để khôi phục khả năng kiểm soát và ngăn ngừa tái diễn.

- Các hành động khắc phục cụ thể bằng văn bản cần được xây dựng cho từng CCP trong kế hoạch HACCP để ứng phó có hiệu lực với các sai lệch khi chúng xảy ra.

- Các hành động khắc phục phải đảm bảo rằng CCP đã được kiểm soát và thực phẩm có khả năng không an toàn được xử lý thích hợp và không đến tay người tiêu dùng.

Kiểm tra xác nhận

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cần thiết: kiểm tra xác nhận theo lịch trình về việc thực hiện các biện pháp kiểm soát, ví dụ: thông qua việc xem xét hồ sơ, lấy mẫu và thử nghiệm, hiệu chuẩn thiết bị đo lường, đánh giá nội bộ.

Lưu giữ hồ sơ (ví dụ: hồ sơ giám sát)

Khi thích hợp và cần thiết, để cho phép cơ sở đánh giá xem các GHP có đang hoạt động như dự kiến hay không.

Cần thiết để cho phép cơ sở chứng minh khả năng kiểm soát liên tục các mối nguy đáng kể.

Tài liệu (ví dụ: tài liệu về các quy trình)

Khi thích hợp và cần thiết để đảm bảo GHP được thực hiện đúng cách.

Cần thiết để đảm bảo hệ thống HACCP được thực hiện đúng.

Biểu đồ 1 - Trình tự hợp lý để áp dụng HACCP

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bước*

Nhận diện các mối nguy tiềm ẩn được đưa vào, kiểm soát hoặc chú trọng bước này

B = Sinh học

C = Hóa học

P = Vật lý

Mối nguy tiềm ẩn này có cần phải được đề cập trong kế hoạch HACCP không?

Giải thích cho quyết định cột thứ 3

Các biện pháp nào có thể được áp dụng để ngăn ngừa loại bỏ hoặc giảm thiểu mối nguy đến mức có thể chấp nhận được?

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

 

B

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

C

 

 

 

 

 

P

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

B

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

C

 

 

 

 

 

P

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

B

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

C

 

 

 

 

 

P

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

* Cần tiến hành phân tích mối nguy trên từng thành phần được sử dụng trong thực phẩm; điều này thường được thực hiện ở khâu “tiếp nhận” thành phần. Một cách tiếp cận khác là thực hiện một bảng phân tích mối nguy riêng biệt cho các thành phần và một bảng tại quy trình chế biến.

Biểu đồ 3 - Ví dụ về bảng HACCP

Điểm kiểm soát tới hạn (CCP)

Mối nguy đáng kể

Giới hạn tới hạn

Giám sát

Hành động khắc phục

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Hồ

Cái gì

Như thế nào

Khi nào (tần suất)

Ai

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Nguyên tắc chung

5  Cam kết của lãnh đạo đối với an toàn thực phẩm

6  Thực hành vệ sinh tốt

6.1  Giới thiệu và kiểm soát các mối nguy thực phẩm

6.2  Sản xuất ban đầu

6.3  Cơ sở - Thiết kế phương tiện và thiết bị

6.4  Đào tạo và năng lực

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.6  Vệ sinh cá nhân

6.7  Kiểm soát hoạt động

6.8  Thông tin về sản phẩm và nhận thức của người tiêu dùng

6.9  Vận chuyển

7  Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) và hướng dẫn áp dụng

7.1  Tổng quan

7.2  Các nguyên tắc của hệ thống HACCP

7.3  Các hướng dẫn chung để áp dụng hệ thống HACCP

7.4  Áp dụng

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1) Xem TCVN 12947:2020, Hướng dẫn xác nhận hiệu lực của các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm. TCVN 12947:2020 hoàn toàn tương đương về nội dung kỹ thuật với CXG 69-2008 Guidelines for the validation of food safety control measures.

2) Xem TCVN 10168:2013 (CAC/RCP 49-2001) Quy phạm thực hành về các biện pháp trực tiếp tại nguồn để giảm thiểu ô nhiễm hóa chất vào thực phẩm.

3) Tham khảo TCVN 9632:2016 (CAC/GL 21-1997, Revised 2013) Nguyên tắc thiết lập và áp dụng các tiêu chí vi sinh đối với thực phẩm

4) Xem CXC 80-2020, Code of practice on food allergen management for food business operators (Quy phạm thực hành về quản lý chất gây dị ứng thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm).

5) Xem microbiological Risk Assessment Series 33: Safety and quality of water used in food production and processing (Bộ Đánh giá nguy Vi sinh vật dãy số 33: An toàn và chất lượng nước sử dụng trong sản xuất và chế biến thực phẩm).

6) TCVN 10167:2013 (CAC/RCP 47-2001) Quy phạm thực hành vệ sinh đối với vận chuyển thực phẩm dạng rời và thực phẩm bao gói sơ bộ

7) FAO/WHO Guidance to governments on the application of HACCP in small and/or less-developed food businesses (Hướng dẫn của FAO/WHO về việc áp dụng HACCP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ và/hoặc kém phát triển).

8) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có thể tận dụng các đánh giá về nguy cơ và ma trận quản lý nguy cơ do cơ quan có thẩm quyền thiết lập hoặc bởi các nhóm chuyên gia quốc tế như JEMRA.

9) Xem TCVN 12947:2020, Hướng dẫn xác nhận hiệu lực của các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11) TCVN 9632:2016 (CAC/GL 21-1997, Revised 2013) Nguyên tắc thiết lập và áp dụng các tiêu chí vi sinh đối với thực phẩm

The types of activities involved in primary production may make eliminating or reducing some hazards difficult. However, by applying prerequisite programmes such as good agricultural practices (GAPs) and/or GHPs, steps can be taken to minimize the occurrence and levels of hazards in the food chain, e.g. at milking for dairy production, steps taken in the hygienic production of eggs, or the controls on irrigation water used for growing salad crops. Not all provisions apply for all primary production situations and consideration will need to be given by the FBO on the appropriateness of the measures to be taken.

6.2.1 Environmental control

Potential sources of contamination from the environment should be identified. In particular, primary production should not be carried out in areas where the presence of contaminants would lead to an unacceptable level of such contaminants in food, e.g. using polluted areas2), locating near facilities emitting toxic or offensive odours which could taint foodstuffs or near sources of contaminated water such as discharge of wastewater from industrial production or runoff from agricultural land with high faecal material or chemical residues, unless there is a measure to reduce or prevent the contamination of food.

6.2.2 Hygienic production

The potential effects of primary production activities on the safety and suitability of food should be considered at all times. In particular, this includes identifying any specific points in such activities where a high probability of contamination may exist and taking specific measures to minimize and, if possible, eliminate that probability.

Producers should as far as practicable, implement measures to:

- control contamination from soil, water, feedstuffs, fertilizers (including natural fertilizers), pesticides, veterinary drugs or any other agent used in primary production;

- protect food sources from faecal and other contamination (e.g. zoonotic foodborne agents);

- control plant and animal health so that it does not pose a threat to human health through food consumption, or adversely affect the suitability of the product (e.g. observe the withdrawal period of veterinary drugs and pesticides, keeping records where applicable); and

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.2.3 Handling, storage and transport

Procedures should be in place to:

- sort food to remove material which should not be used for human consumption;

- dispose of any rejected material in a hygienic manner; and

- protect food from contamination by pests, or by chemical, physical or microbiological contaminants or other objectionable substances during handling (e.g. sorting, grading, washing), storage and transport. Care should be taken to prevent deterioration and spoilage through appropriate measures which may include controlling temperature, humidity, and/or other controls.

6.2.4 Cleaning, maintenance and personal hygiene

Appropriate facilities and procedures should be in place to ensure that:

- Cleaning and maintenance are carried out effectively and do not compromise food safety (e.g. ensuring equipment used in harvest is not a source of contamination); and

- an appropriate degree of personal hygiene is maintained to ensure personnel are not a source of contamination (e.g. by human faeces).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Objectives

Depending on the nature of the operations and the associated risks, premises, equipment, and facilities should be located, designed and constructed to ensure that:

- contamination is minimized;

- design and layout permit appropriate maintenance, cleaning and disinfection and minimize airborne contamination;

- surfaces and materials, in particular those in contact with food, are non-toxic for their intended use;

- where appropriate, suitable facilities are available for temperature, humidity, and other controls;

- there is effective protection against pest access and harbourage; and

- there are sufficient and appropriate washroom facilities for personnel.

Rationale

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.3.1 Location and structure

6.3.1.1 Location of establishment

Food establishments should not be located where there is a threat to food safety or suitability and hazards cannot be controlled by reasonable measures. The location of an establishment, including temporary/mobile establishments, should not introduce any hazards from the environment that cannot be controlled. In particular, unless sufficient safeguards are provided, establishments should normally be located away from:

- environmentally polluted areas and industrial activities which are reasonably likely to contaminate food;

- areas subject to flooding;

- areas prone to infestations of pests; and

- areas where waste, either solid or liquid, cannot be removed effectively.

6.3.1.2 Design and layout of food establishment

The design and layout of food establishments should permit adequate maintenance and cleaning. The layout of premises and the flow of operations, including the movements of personnel and material within the buildings, should be such that cross-contamination is minimized or prevented.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.3.1.3 Internal structures and fittings

Structures within food establishments should be soundly built of durable materials, which are easy to maintain, clean and, where appropriate, easy to disinfect. They should be constructed of non-toxic and inert materials according to intended use and normal operating conditions. In particular, the following specific conditions should be satisfied, where necessary, to protect the safety and suitability of food:

- the surfaces of walls, partitions and floors should be made of impervious materials that are easy to clean and, where necessary, disinfect;

- walls and partitions should have a smooth surface up to a height appropriate to the operation;

- floors should be constructed to allow adequate drainage and cleaning;

- ceilings and overhead fixtures (e.g. lighting) should be constructed to be shatterproof where appropriate, and finished to minimize the build-up of dirt and condensation and the shedding of particles;

- windows should be easy to clean, be constructed to minimize the build-up of dirt and, where necessary, be fitted with removable and cleanable insect-proof screens; and

- doors should have smooth, non-absorbent surfaces, be easy to clean and, where necessary, disinfect.

Work surfaces that come into direct contact with food should be in sound condition, durable, and easy to clean, maintain and disinfect. They should be made of smooth, non-absorbent materials, and inert to the food, to detergents and to disinfectants under normal operating conditions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Establishments and structures covered here include market stalls, street vending vehicles, vending machines and temporary premises such as tents and marquees.

Such premises and structures should be located, designed, and constructed to avoid, as far as reasonably practicable, the contamination of food and the harbouring of pests. Adequate facilities for toileting and washing hands should be provided, where appropriate.

6.3.2 Facilities

6.3.2.1 Drainage and waste disposal facilities

Adequate drainage and waste disposal systems and facilities should be provided and well maintained. They should be designed and constructed so that the likelihood of contaminating food or the water supply is avoided. For plumbing, steps should be taken to prevent backflow, cross-connections, and backup of sewer gases. It is important that drainage does not flow from highly contaminated areas (such as toilets or raw production areas) to areas where finished food is exposed to the environment.

Waste should be collected, disposed of by trained personnel and, where appropriate, disposal records maintained. The waste disposal site should be located away from the food establishment to prevent pest infestation. Containers for waste, by-products and inedible or hazardous substances should be specifically identifiable, suitably constructed and, where appropriate, made of impervious material.

Containers used to hold hazardous substances prior to disposal should be identified and, where appropriate, be lockable to prevent intentional or accidental contamination of food.

6.3.2.2 Cleaning facilities

Adequate, suitably designated facilities should be provided for cleaning utensils and equipment. Such facilities should have an adequate supply of hot and/or cold water, where required. A separate cleaning area should be provided for tools and equipment from highly contaminated areas like toilets, drainage and waste disposal areas. Where appropriate, facilities for washing food should be separate from facilities for cleaning utensils and equipment, and separate sinks should be available for hand washing and food washing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Adequate washing and toilet facilities should be available so that an appropriate degree of personal hygiene can be maintained and to avoid personnel contaminating food. Such facilities should be suitably located and should not be used for other purposes such as storage of food or items that contact food. They should include:

- adequate means of washing and drying hands, including soap (preferably liquid soap), wash basins and, where appropriate, a supply of hot and cold (or suitably temperature controlled) water;

- hand washing basins of an appropriate hygienic design, ideally with taps not operated by hands; where this is not possible, appropriate measures to minimize contamination from the taps should be in place; and

- suitable changing facilities for personnel, if needed.

Handwashing basins should not be used for washing food or utensils.

6.3.2.4 Temperature

Depending on the nature of the food operations undertaken, adequate facilities should be available for heating, cooling, cooking, refrigerating and freezing food, for storing refrigerated or frozen foods, and, when necessary, controlling ambient temperatures to ensure the safety and suitability of food.

6.3.2.5 Air quality and ventilation

Adequate means of natural or mechanical ventilation should be provided, in particular to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- help control ambient temperatures;

- control odours which might affect the suitability of food; and

- control humidity to ensure the safety and suitability of food (e.g. to prevent an increase in moisture of dried foods that would allow growth of microorganisms and production of toxic metabolites).

Ventilation systems should be designed and constructed so that air does not flow from contaminated areas to clean areas; the systems should be easy to maintain and clean.

6.3.2.6 Lighting

Adequate natural or artificial lighting should be provided to enable the food business to operate in a hygienic manner Lighting should be such that it does not adversely impact the ability to detect defects of, or contaminants in, food or the examination of facilities and equipment for cleanliness. The intensity should be adequate to the nature of the operation. Light fittings should, where appropriate, be protected to ensure that food is not contaminated by breakages of lighting elements.

6.3.2.7 Storage

Adequate and, where necessary, separate facilities for the safe and hygienic storage of food products, food ingredients, food packaging materials and non-food chemicals (including cleaning materials, lubricants, fuels), should be provided. Storage should allow for segregation of raw and cooked foods or allergenic and nonallergenic food.

Food storage facilities should be designed and constructed to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- avoid pest access and harbourage;

- enable food to be effectively protected from contamination, including allergen cross-contact, during storage; and

- where necessary, provide an environment which minimizes the deterioration of food (such as by temperature and humidity control).

The type of storage facilities required will depend on the nature of the food. Separate, secure, storage facilities for cleaning materials and hazardous substances should be provided.

6.3.3 Equipment

6.3.3.1 General

Equipment and containers coming into contact with food should be suitable for food contact; designed, constructed and located to ensure that they can be adequately cleaned (other than containers which are single use only); disinfected (where necessary); and maintained or discarded as necessary to avoid the contamination of food, according to hygienic design principles. Equipment and containers should be made of materials that are non-toxic according to intended use. Where necessary, equipment should be durable and movable or capable of being disassembled to allow for maintenance, cleaning, disinfection and to facilitate inspection for pests.

6.3.3.2 Food control and monitoring equipment

Equipment used to cook, heat, cool, store or freeze food should be designed to achieve the required food temperatures as rapidly as necessary in the interests of food safety and suitability, and to maintain food temperatures effectively.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Where necessary, such equipment should have effective means of controlling and monitoring humidity, airflow and any other characteristics likely to have an effect on the safety or suitability of food.

6.4 Training and competence

Objective

All those engaged in food operations who come directly or indirectly into contact with food should have sufficient understanding of food hygiene to ensure they have competence appropriate to the operations they are to perform.

Rationale

Training is fundamentally important to any food hygiene system and the competence of personnel.

Adequate hygiene training, and/or instruction and supervision of all personnel involved in food-related activities contribute to ensuring the safety of food and its suitability for consumption.

6.4.1 Awareness and responsibilities

Food hygiene training is fundamentally important to the food business. All personnel should be aware of their role and responsibility in protecting food from contamination or deterioration. Personnel should have the knowledge and skills necessary to enable them to handle food hygienically. Those who handle cleaning chemicals or other potentially hazardous chemicals should be instructed in proper use to prevent contamination of food.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Elements to take into account in determining the extent of training required include:

- the nature of hazards associated with the food, e.g. its ability to sustain growth of pathogenic or spoilage microorganisms, the existence of potential physical contaminants or known allergens;

- the manner in which the food is produced, processed, handled and packed, including the likelihood of contamination;

- the extent and nature of processing or further preparation before consumption of the food;

- the conditions under which the food will be stored;

- the expected length of time before consumption of the food; and

- the use and maintenance of instruments and equipment associated with food.

Training programmes should also consider the knowledge and skill levels of the personnel being trained. Topics to be considered for training programmes could include the following as appropriate to a person’s duties:

- the principles of food hygiene applicable to the food business;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- the importance of good personal hygiene, including proper hand washing and wearing, when needed, appropriate clothing, for food safety;

- the GHPs applicable to the food business; and

- appropriate actions to take when food hygiene problems are observed.

In addition, for retail and food service operations, whether personnel have direct customer interaction is a factor in training since it may be necessary to convey certain information about products (such as allergens) to customers.

6.4.3 Instruction and supervision

The type of instruction and supervision needed will depend on the size of the business, the nature of its activities and the types of food involved. Managers, supervisors and/or operators/workers should have sufficient knowledge of food hygiene principles and practices to be able to identify deviations and take necessary action as appropriate to their duties.

Periodic assessments of the effectiveness of training and instruction programmes should be made, as well as routine supervision and verification to ensure that procedures are being carried out effectively. Personnel tasked to perform any activities used in food control should be trained adequately to ensure that they are competent to perform their tasks and are aware of the impact of their tasks on the safety and suitability of the food.

6.4.4 Refresher training

Training programmes should be routinely reviewed and updated where necessary. Systems should be in place to ensure that food handlers and personnel associated with the food business, such as maintenance staff, remain aware of all procedures necessary to maintain the safety and suitability of food. Records should be kept of training activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Objective

To establish effective systems that:

- ensure appropriate establishment maintenance;

- ensure cleanliness and, when necessary, adequate disinfection;

- ensure pest control;

- ensure waste management; and

- monitor effectiveness of cleaning and disinfection, pest control and waste management procedures.

Rationale

To facilitate the continuing effective control of food contaminants, pests, and other agents likely to compromise food safety and suitability.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.5.1.1 General

Establishments and equipment should be maintained in an appropriate condition to:

- facilitate all cleaning and disinfection procedures;

- function as intended; and

- prevent contamination of food, such as from pests, metal shards, flaking plaster, debris, chemicals, wood, plastic, glass, paper.

Cleaning should remove food residues and dirt which may be a source of contamination, including allergens. The cleaning methods and materials necessary will depend on the nature of the food business, the food type and the surface to be cleaned. Disinfection may be necessary after cleaning, especially for food contact surfaces.

Attention should be paid to hygiene during cleaning and maintenance operations so as not to compromise food safety and suitability. Cleaning products suitable for food contact surfaces should be used in food preparation and storage areas.

Cleaning and disinfection chemicals should be handled and used carefully and in accordance with manufacturers’ instructions, for example, using the correct dilutions and contact times, and stored, where necessary, separate from food, in clearly identified containers to avoid contamination of food.

Separate cleaning equipment and utensils, suitably designated, should be used for different hygiene zones e.g. food and non-food contact surfaces.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.5.1.2 Cleaning and disinfection methods and procedures

Cleaning can be carried out by the separate or the combined use of physical methods, such as heat, scrubbing, turbulent flow, and vacuum cleaning (or other methods that avoid the use of water), and chemical methods using solutions of detergents, alkalis, or acids. Dry cleaning or other appropriate methods for removing and collecting residues and debris may be needed in some operations and/or food processing areas where water increases the likelihood of microbiological contamination. Care should be taken to ensure cleaning procedures do not lead to contamination of food, e.g. spray from pressure washing can spread contamination from dirty areas, such as floors and drains, over a wide area and contaminate food contact surfaces or exposed food.

Wet cleaning procedures will involve, where appropriate:

- removing gross visible debris from surfaces;

- applying an appropriate detergent solution to loosen soil; and

- rinsing with water (hot water where appropriate) to remove loosened material and residues of detergent.

Where necessary, cleaning should be followed by chemical disinfection with subsequent rinsing unless the manufacturer’s instructions indicate that, on a scientific basis, rinsing is not required. Concentrations and application time of chemicals used for disinfection should be appropriate for use and applied according to manufacturers’ instructions for optimal effectiveness. If cleaning is not done effectively to remove soil to permit the disinfectant to contact microorganisms or if sub-lethal concentrations of the disinfectant are used, the microorganisms may persist.

Cleaning and disinfection procedures should ensure that all parts of the establishment are appropriately clean. Where appropriate, programmes should be drawn up in consultation with relevant experts.

Written cleaning and disinfection procedures should be used, where appropriate. They should specify: They should specify:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- responsibility for particular tasks;

- method and frequency of cleaning and, where appropriate, disinfection; and

- monitoring and verification activities.

6.5.1.3 Monitoring of effectiveness

Application of cleaning and disinfection procedures should be monitored for effectiveness and periodically verified by means such as visual inspections and audits to ensure the procedures have been applied properly. The type of monitoring will depend on the nature of the procedures, but could include pH, water temperature, conductivity, cleaning agent concentration, disinfectant concentration, and other parameters important to ensure the cleaning and disinfection programme is being implemented as designed and verify its effectiveness.

Microorganisms can sometimes become tolerant to disinfecting agents over time. Cleaning and disinfection procedures should follow the manufacturers’ instructions. Periodic review with disinfectant manufacturers/suppliers, where feasible, should be conducted to help ensure the disinfectants used are effective and appropriate. Rotation of the disinfectants could be considered to ensure inactivation of different types of microorganisms (e.g. bacteria and fungi).

While effectiveness of cleaning and disinfecting agents and instructions for use are validated by their manufacturers, measures should be taken for sampling and testing the environment and food contact surfaces (e.g. protein and allergen test swabs, or microbiological testing for indicator organisms) to help verify that cleaning and disinfection programmes are effective and being applied properly. Microbiological sampling and testing may not be appropriate in all cases and an alternative approach might include observation of cleaning and disinfection procedures, including the correct disinfectant concentration, to achieve the necessary results and to make sure protocols are being followed. Cleaning and disinfection and maintenance procedures should be regularly reviewed and adapted to reflect any changes in circumstances and documented as appropriate.

6.5.2 Pest control systems

6.5.2.1 General

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.5.2.2 Prevention

Establishments should be kept in good repair and condition to prevent pest access and to eliminate potential breeding sites. Holes, drains and other places where pests are likely to gain access should be covered. Roll up doors should close tightly against the floor. Wire mesh screens, for example on open windows, doors, and ventilators, will reduce the problem of pest entry. Animals should, wherever possible, be excluded from the grounds of food-processing establishments.

6.5.2.3 Harbourage and infestation

The availability of food and water encourages pest harbourage and infestation. Potential food sources should be stored in pest-proof containers and/or stacked above the ground and preferably away from walls. Areas both inside and outside food premises should be kept clean and free of waste. Where appropriate, refuse should be stored in covered, pest-proof containers. Any potential harbourage, such as old and unused equipment, should be removed.

Landscaping surrounding a food establishment should be designed to minimize attracting and harbouring pests.

6.5.2.4 Monitoring and detection

Establishments and surrounding areas should be regularly examined for evidence of infestation. Detectors and traps (e.g. insect light traps, bait stations) should be designed and located so as to prevent potential contamination of raw materials, products or facilities. Even if monitoring and detection are outsourced, FBOs should review monitoring reports and, if necessary, ensure they or their designated pest control operators take corrective action (e.g. eradication of pests, elimination of harbourage sites or invasion routes).

6.5.2.5 Control of pest infestation

Pest infestations should be addressed immediately by a qualified person or company and appropriate corrective action taken. Treatment with chemical, physical, or biological agents should be carried out without posing a threat to the safety or suitability of food. The cause of infestation should be identified, and corrective action taken to prevent a problem from reoccurring. Records should be kept of infestation, monitoring and eradication.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.5.3.1 General

Suitable provision should be made for the removal and storage of waste. Waste should, as far as possible, be collected and stored in covered containers and should not be allowed to accumulate and overflow in food handling, food storage, and other working areas or the adjoining environment in a manner that compromises food safety and suitability. Personnel responsible for waste removal (including hazardous waste) should be properly trained so they do not become a source of cross-contamination.

Waste storage areas should be easily identifiable, be kept appropriately clean, and be resistant to pest infestation. They should also be located away from processing areas.

6.6 Personal hygiene

Objective

To ensure that those who come directly or indirectly into contact with food:

- maintain appropriate personal health;

- maintain an appropriate degree of personal cleanliness; and

- behave and operate in an appropriate manner.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Personnel who do not maintain an appropriate degree of personal cleanliness, who have certain illnesses or conditions or who behave inappropriately, can contaminate food and transmit illness to consumers through food.

Food businesses should establish policies and procedures for personal hygiene. FBOs should ensure all personnel are aware of the importance of good personal hygiene and understand and comply with practices that ensure food safety and suitability.

6.6.1 Health status

Personnel known or suspected to be ill or carrying a disease likely to be transmitted through food should not enter any food handling area if there is a likelihood of them contaminating food. Any person so affected should immediately report illness or symptoms of illness to the management.

It may be appropriate for personnel to be excluded for a specific time after symptoms resolve or, for some illnesses, to get medical clearance before returning to work.

6.6.2 Illness and injuries

Some symptoms of illnesses that should be reported to management so that the need for possible exclusion from food handling and/or medical examination can be considered include:

- jaundice;

- diarrhoea;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- fever;

- sore throat with fever;

- visibly infected skin lesions (boils, cuts, etc.); and

- discharges from the ear, eye, or nose.

Personnel with cuts and wounds should, where necessary, be assigned to work in areas where they will have no direct contact with food. Where personnel are permitted to continue working, cuts and wounds should be covered by suitable waterproof plasters and, where appropriate, gloves. Appropriate measures should be applied to ensure plasters do not become a source of contamination (e.g. plasters of contrasting colour compared to the food and/or detectable using a metal detector or X-ray detector).

6.6.3 Personal cleanliness

Personnel should maintain a high degree of personal cleanliness and, where appropriate, wear suitable protective clothing, head and beard covering, and footwear. Measures should be implemented to prevent cross-contamination by personnel through adequate hand washing and, where necessary, the wearing of gloves. If gloves are worn, appropriate measures should be applied to ensure the gloves do not become a source of contamination.

Personnel, including those wearing gloves, should clean their hands regularly, especially when personal cleanliness may affect food safety. In particular, they should wash hands:

- at the start of food handling activities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- immediately after using the toilet; and

- after handling any contaminated material, such as waste or raw and unprocessed foods where this could result in contamination of other food items.

In order not to contaminate food, personnel should wash hands with soap and water and rinse and dry them in a manner that does not recontaminate the hands. Hand sanitizers should not replace hand washing and should be used only after hands have been washed.

6.6.4 Personal behaviour

When engaged in food handling activities personnel should refrain from behaviour which could result in contamination of food, for example:

- smoking or vaping;

- spitting;

- chewing, eating, or drinking;

- touching the mouth, nose, or other places of possible contamination; and

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Personal effects such as jewellery, watches, pins, or other items such as false nails/eye lashes should not be worn or brought into food handling areas if they pose a threat to the safety and suitability of food.

6.6.5 Visitors and other persons from outside the establishment

Visitors to food businesses, including maintenance workers, in particular to food manufacturing, processing or handling areas, should, where appropriate, be instructed and supervised, wear protective clothing and adhere to the other personal hygiene provisions for personnel. Visitors should be guided through a hygiene policy of the business prior to visits and encouraged to report any type of illness/injury that may pose crosscontamination issues.

6.7 Control of operation

Objective

To produce food that is safe and suitable for human consumption by:

- formulating design requirements with respect to raw materials and other ingredients, composition/formulation, production, processing, distribution, and consumer use to be met as appropriate to the food business; and

- designing, implementing, monitoring and reviewing effective control systems as appropriate to the food business.

Rationale

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Control of operation is achieved by having an appropriate food hygiene system in place. The following section describes practices that can assist in the identification and application of appropriate controls, as well as activities that should take place to ensure the operation is under control.

6.7.1 Description of products and processes

After consideration of the conditions and activities of the food business it may be necessary to pay greater attention to some GHPs that are particularly important for food safety. In this case, the following provisions could be considered.

6.7.1.1 Product description

An FBO that is producing, storing, or otherwise handling food should have a description of the food. Products may be described individually or in groups in a manner that does not compromise the awareness of hazards or other factors such as suitability of the products for the purpose intended. Any grouping of food products should be based on them having similar inputs and ingredients, product characteristics (such as pH, water activity (aw)), process steps and/or intended purpose.

The description could include, as appropriate:

- the intended use of the food, e.g. whether it is ready-to-eat or whether it is intended for further processing either by consumers or another business, for example raw seafood to be cooked;

- products intended for specific vulnerable consumer groups, e.g. infant formula or food for special medical purposes;

- any relevant specifications, e.g. ingredient composition, aw, pH, type of preservation method used (if any), or important characteristics associated with the food, such as nay allergens present;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- instructions provided for further use, for example keep frozen until cooking, cook to a specified temperature for a specified length of time, product shelf-life (use-by date);

- storage of product (e.g. refrigerated/frozen/shelf stable) and transport conditions required; and

- food packaging material used.

6.7.1.2 Process description

The FBO should consider all steps in the operation for a specific product. It may be helpful to develop a flow diagram, which shows the sequence and interaction of all processing steps in the operation, including where raw materials, ingredients and intermediate products enter the flow and where intermediate products, byproducts and waste are released or removed. The flow diagram could be used for a number of similar food products that are produced using similar production or processing steps, to ensure all steps are captured. The steps should be confirmed as accurate by an onsite review of the operation or process. For example, for restaurants, the flow diagram could be based on the general activities from the receipt of ingredients/raw material, storage (refrigerated, frozen, room temperature), preparation before use (washing, defrosting), and cooking or preparation of food.

6.7.1.3 Consideration of the effectiveness of GHPs

Having considered the product and process descriptions, an FBO should determine (using information relevant to hazards and controls from various sources as appropriate) whether the GHPs and other programmes they have in place are sufficient to address food safety and suitability or if some GHPs need greater attention. For example, a cooked meat slicer may require specific and more frequent cleaning to prevent the build-up of Listeria spp. on its meat contact surfaces, or a conveyor belt used in direct contact with the food, such as in sandwich production, may require an increased frequency of cleaning or a specific cleaning programme. When such increased attention on GHPs is insufficient to ensure food safety, it will be necessary to implement a HACCP system (see Hazard Analysis and Critical Control Point [HACCP] System and Guidelines for its Application).

6.7.1.4 Consideration of the effectiveness of GHPs

The FBO should monitor the hygienic procedures and practices as relevant to the business and as applicable to the hazard being controlled. Procedures could include defining methods of monitoring (including defining responsible personnel, frequency, and sampling regime if applicable) and monitoring records to be kept. The frequency of monitoring should be appropriate to ensure consistent process control.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- bringing the process back into control by, for example, altering temperature or timing, or concentration of disinfectant;

- isolating any affected product and evaluating its safety and/or suitability;

- determining proper disposition of affected product that is not acceptable to market;

- identifying the cause that resulted in the deviation; and

- taking steps to prevent reoccurrence.

Records of corrective actions should be retained.

6.7.1.5 Verification

The FBO should undertake verification activities as relevant to the business, to check that GHP procedures have been implemented effectively, monitoring is occurring, where planned, and that appropriate corrective actions are taken when requirements are not met: Examples of verification activities could include the following, as appropriate:

- review of GHP procedures, monitoring, corrective actions, and records;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- assessment of the efficacy of cleaning.

Records of GHP verification activities should be kept, where appropriate.

6.7.2 Key aspects of GHPs

Some key aspects of GHPs, such as those described in Sections 6.7.2.1 and 6.7.2.2, could be considered as control measures applied at CCPs in the HACCP system.

6.7.2.1 Time and temperature control

Inadequate time and temperature control, e.g. during cooking, cooling, processing and storage, are among the most common failures of operational control. These allow survival or growth of microorganisms that may cause foodborne illness or food spoilage. Systems should be in place to ensure that temperature is controlled effectively where it impacts the safety and suitability of food.

Time and temperature control systems should take into account:

- the nature of the food, e.g. its aw, pH, and likely initial level and types of microorganisms, such as pathogenic and spoilage microflora;

- the impact on the microorganisms, e.g. time in growth/dangerous temperature zone;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- the method of packaging and processing; and

- how the product is intended to be used, e.g. further cooking/processing or ready-to-eat.

Such systems should also specify tolerable limits for time and temperature variations. Temperature control systems that impact safety and suitability of food should be validated, and as appropriate, monitored and recorded. Temperature monitoring and recording devices should be checked for accuracy and calibrated at regular intervals or as needed.

6.7.2.2 Specific process steps

There are many individual processing steps for specific foods which contribute to the production of safe and suitable food products. These vary depending on the product and can include key steps such as cooking, chilling, freezing, drying, and packaging.

The composition of a food can be important in preventing microbial growth and toxin production, e.g. in its formulation by adding preservatives, including acids, salts, food additives or other compounds. When formulation is used to control foodborne pathogens (e.g. adjusting the pH or aw to a level that prevents growth), systems should be in place to ensure that the product is formulated correctly and that the controlling parameters are monitored.

6.7.2.3 Microbiological3) physical, chemical and allergen specifications

Where microbiological, physical, chemical and allergen specifications are used for food safety or suitability, such specifications should be based on sound scientific principles and state, where appropriate, sampling parameters, analytical methods, acceptable limits, and monitoring procedures. Specifications can help ensure that raw materials and other ingredients are fit for purpose and contaminants have been minimized.

6.7.2.4 Microbiological contamination

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- by direct contact or indirectly by food handlers;

- by contact with surfaces;

- from cleaning equipment;

- by splashing; or

- by airborne particles.

Raw, unprocessed food, where not considered ready-to-eat, which could be a source of contamination, should be separated from ready-to-eat foods, either physically or by time, with effective intermediate cleaning and, where appropriate, effective disinfection.

Surfaces, utensils, equipment, fixtures and fittings should be thoroughly cleaned and where necessary disinfected after raw food preparation, particularly when raw materials with a potentially high microbiological load such as meat, poultry, and fish have been handled or processed.

In some food operations, access to processing areas may need to be restricted or controlled for food safety purposes. For example, where the likelihood of product contamination is high, access to processing areas should be via a properly designed changing facility. Personnel may be required to put on clean protective clothing (which may be of a differentiating colour from that worn in other parts of the facility), including head and beard covering, footwear, and to wash their hands and where necessary sanitize them.

6.7.2.5 Physical contamination

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.7.2.6 Chemical contamination

Systems should be in place to prevent or minimize contamination of foods by harmful chemicals, e.g. cleaning materials, non-food grade lubricants, chemical residues from pesticides and veterinary drugs such as antibiotics. Toxic cleaning compounds, disinfectants, and pesticide chemicals should be identified, safely stored and used in a manner that protects against contamination of food, food contact surfaces, and food packaging materials. Food additives and food processing aids that may be harmful if used improperly should be controlled so they are only used as intended.

6.7.2.7 Allergen management4)

Systems should be in place to take into account the allergenic nature of some foods, as appropriate to the food business. Presence of allergens, e.g. tree nuts, milk, eggs, crustacea, fish, peanuts, soybeans and wheat and other cereals containing gluten and their derivatives (not an inclusive list; allergens of concern differ among countries and populations), should be identified in raw materials, other ingredients and products. A system of allergen management should be in place at receipt, during processing and storage to address the known allergens. This management system should include controls put in place to prevent the presence of allergens in foods where they are not labelled. Controls to prevent cross-contact from foods containing allergens to other foods should be implemented, e.g. separation either physically or by time (with effective cleaning between foods with different allergen profiles). Food should be protected from unintended allergen cross-contact by cleaning and line change-over practice and/or product sequencing. Where cross-contact cannot be prevented despite well-implemented controls, consumers should be informed. Where necessary, food handlers should receive specific training on allergen awareness and associated food manufacturing/processing practices and preventive measures to reduce the risk to allergic consumers.

6.7.2.8 Incoming materials

Only raw materials and other ingredients that are fit for purpose should be used. Incoming materials including food ingredients should be procured according to specifications, and their compliance with food safety and suitability specifications should be verified, where necessary. Supplier quality assurance activities, such as audits, may be appropriate for some ingredients. Raw materials or other ingredients should, where appropriate, be inspected (e.g. visual examination for packages damaged during transportation, use-by-date and declared allergens, or temperature measurement for refrigerated and frozen foods) for appropriate action before processing. Where appropriate, laboratory tests could be conducted to check food safety and suitability of raw materials or ingredients. These tests may be conducted by a supplier that provides a certificate of analysis, the purchaser, or both. No incoming material should be accepted by an establishment if it is known to contain chemical, physical, or microbiological contaminants which would not be reduced to an acceptable level by controls applied during sorting and/or processing where appropriate. Stocks of raw materials and other ingredients should be subject to effective stock rotation. Documentation of key information for incoming materials (e.g. supplier details, date of receipt, quantity etc.) should be maintained.

6.7.2.9 Packaging

Packaging design and materials should be safe and suitable for food use, provide adequate protection for products to minimize contamination, prevent damage, and accommodate proper labelling. Packaging materials or gases, where used, should not contain toxic contaminants, and not pose a threat to the safety and suitability of food under the specified conditions of storage and use. Any reusable packaging should be suitably durable, easy to clean and, where necessary, to disinfect.

6.7.3 Water

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.7.4 Documentation and records

Appropriate records for the food business operation should be retained for a period that exceeds the shelf-life of the product or as determined by the competent authority.

6.7.5 Recall procedures - removal from the market of unsafe food

FBOs should ensure effective procedures are in place to respond to failures in the food hygiene system. Deviations should be assessed for the impact on food safety or suitability. Procedures should enable the comprehensive, rapid, and effective identification, and removal from the market by the involved FBO(s) and/or return to the FBO by the consumers of any food that may pose a risk to public health. Where a product has been recalled because of the likely presence of hazards that may represent an immediate health risk, other products which are produced under similar conditions which may also present a hazard to public health, should be evaluated for safety and may need to be recalled. Reporting to the relevant competent authority should be required and public warnings considered where a product may have reached consumers and when return of the product to the FBO or removal from the market is appropriate. Recall procedures should be documented, maintained, and modified where necessary based on the findings of periodic field trials.

Provision should be made for removed or returned products to be held under secure conditions until they are destroyed, used for purposes other than human consumption, determined to be safe for human consumption, or reprocessed in a manner to reduce the hazard to acceptable levels, where permitted by the competent authority. The cause and extent of a recall and the corrective actions taken should be retained by the FBO as documented information.

6.8 Product information and consumer awareness

Objectives:

Appropriate information about food should ensure that:

- adequate and accessible information is available to the next FBO in the food chain or the consumer to enable them to handle, store, process, prepare and display the product safely and correctly;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- the lot or batch can be easily identified and removed/returned if necessary.

Consumers should be given enough information on food hygiene to enable them to:

- be aware of the importance of reading and understanding the label;

- make informed choices appropriate to the individual, including about allergens; and

- prevent contamination and growth or survival of foodborne pathogens by storing, preparing and using food correctly.

Rationale

Insufficient product information, and/or inadequate knowledge of general food hygiene, can lead to products being mishandled at later stages in the food chain. Such mishandling can result in illness, or products becoming unsuitable for consumption, even where adequate hygiene control measures have been implemented earlier in the food chain. Insufficient product information about the allergens in food can also result in illness or potentially death for allergic consumers.

6.8.1 Lot identification and traceability

Lot identification or other identification strategies are essential in product recall and also help effective stock rotation. Each container of food should be permanently marked to identify the producer and the lot. TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, with Amendment 2010) applies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.8.2 Product information

All food products should be accompanied by or bear adequate information to enable the next FBO in the food chain or the consumer to handle, prepare, display, store, and/or use the product safely and correctly.

6.8.3 Product labelling

Pre-packaged foods should be labelled with clear instructions to enable the next person in the food chain to handle, display, store and use the product safely. This should also include information that identifies food allergens in the product as ingredients or where cross-contact cannot be excluded. TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, with Amendment 2010) applies.

6.8.4 Consumer education

Consumer education programmes should cover general food hygiene. Such programmes should enable consumers to understand the importance of any product label information and following any instructions accompanying products, and to make informed choices. In particular, consumers should be informed of the relationship between time/temperature control, cross contamination and foodborne illness, and of the presence of allergens Consumers should also be informed of the WHO five keys to safer food and educated to apply appropriate food hygiene measures (e.g. proper hand washing, adequate storage and cooking and avoiding cross contamination) to ensure that their food is safe and suitable for consumption.

6.9 Transportation

Objectives

During transportation, measures should be taken where necessary to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- protect food from damage likely to render the food unsuitable for consumption; and

- provide an environment which effectively controls the growth of pathogenic or spoilage microorganisms and the production of toxins in food.

Rationale

Food may become contaminated or may not reach its destination in a suitable condition for consumption, unless effective hygiene practices are taken prior to and during transport, even where adequate hygiene practices have been taken earlier in the food chain.

6.9.1 General

Food should be adequately protected during transport6). The type of conveyances or containers required depends on the nature of the food and the most appropriate conditions under which it should be transported.

6.9.2 Requirements

Where necessary, conveyances and bulk containers should be designed and constructed so that they:

- do not contaminate foods or packaging;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- permit effective separation of different foods or foods from non-food items that could cause contamination where necessary during transport;

- provide effective protection from contamination, including dust and fumes;

- can effectively maintain the temperature, humidity, atmosphere, and other conditions necessary to protect food from harmful or undesirable microbial growth and deterioration likely to render it unsafe or unsuitable for consumption; and

- allow any necessary temperature, humidity, and other environmental conditions to be checked.

6.9.3 Use and maintenance

Conveyances and containers for transporting food should be kept in an appropriate state of cleanliness, repair and condition. Containers and conveyances for bulk food transport should be designated and marked for food use and used only for that purpose unless controls are taken to ensure that the safety and suitability of the food are not compromised.

Where the same conveyance or container is used for transporting different foods, or non-foods, effective cleaning and, where necessary, disinfection, and drying should take place between loads.

7 Hazard analysis and critical control point (HACCP) system and guidelines for its application

7.1 Introduction to HACCP

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

HACCP principles can be considered throughout the food chain from primary production to final consumption, and their implementation should be guided by scientific evidence of risks to human health. Although it is not always feasible to apply HACCP at primary production, some of the principles can be applied and may be incorporated into good practices programmes (e.g. GAPs, etc.). It is recognized that implementation of HACCP may be challenging for some businesses. However, HACCP principles can be applied flexibly in individual operations, and businesses may use external resources (e.g. consultants) or adapt a generic HACCP plan provided by the competent authority, academia or other competent bodies (e.g. trade or industry associations) to the specific site circumstances. As well as enhancing food safety, implementation of HACCP can provide other significant benefits, such as more efficient processes based on a thorough analysis of capability, more effective use of resources by focusing on critical areas, and fewer recalls through identification of problems before product is released. In addition, the application of HACCP systems can aid review by competent authorities and promote international trade by increasing confidence in food safety.

The successful application of HACCP requires the commitment and involvement of management and personnel and the knowledge and/or training in its application for the particular type of food business. A multidisciplinary approach is strongly recommended; this multi-disciplinary approach should be appropriate to the food business operation and may include, for example, expertise in primary production, microbiology, public health, food technology, environmental health, chemistry, and engineering, according to the particular application.

7.2 Principles of the HACCP system

The HACCP system is designed, validated and implemented in accordance with the following seven principles:

Principle 1

Conduct a hazard analysis and identify control measures.

Principle 2

Determine the critical control points (CCPs).

Principle 3

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Principle 4

Establish a system to monitor control of CCPs.

Principle 5

Establish the corrective actions to be taken when monitoring indicates a deviation from a critical limit at a CCP has occurred.

Principle 6

Validate the HACCP plan and then establish procedures for verification to confirm that the HACCP system is working as intended.

Principle 7

Establish documentation concerning all procedures and records appropriate to these principles and their application.

7.3 General guidelines for the application of the HACCP system

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Prior to application of a HACCP system by any FBO in the food chain, that FBO should have in place prerequisite programmes, including GHPs established in accordance with Section 6, Good Hygiene Practices, of this document, the appropriate product and sector-specific Codex codes of practice, and in accordance with relevant food safety requirements set by competent authorities. Prerequisite programmes should be well-established, fully operational and verified, where possible, in order to facilitate the successful application and implementation of the HACCP system. HACCP application will not be effective without prior implementation of prerequisite programmes including GHPs.

For all types of food businesses, management awareness and commitment to food safety are necessary for implementation of an effective HACCP system. The effectiveness will also rely upon management and personnel having the appropriate HACCP training and competency. Therefore, ongoing training is necessary for all levels of personnel, including managers, as appropriate to the food business.

A HACCP system identifies and enhances control of significant hazards, where necessary, over that achieved by the GHPs that have been applied by the establishment. The intent of the HACCP system is to focus control at CCPs. By specifying critical limits for control measures at CCPs and corrective actions when limits are not met, and by producing records that are reviewed before product release, HACCP provides consistent and verifiable control beyond that achieved by GHPs.

A HACCP approach should be customized to each food business. Hazards, control measures at CCPs and their critical limits, CCP monitoring, CCP corrective actions and verification activities can be distinctive for a particular situation, and those identified in a Codex code of practice or other appropriate guidelines might not be the only ones identified for a specific application or might be of a different nature.

The HACCP system should be reviewed periodically and whenever there is a significant change that could impact the potential hazards and/or the control measures (e.g. new process, new ingredient, new product, new equipment) associated with the food business. Periodic review should also be conducted when the application of the HACCP principles has resulted in a determination that no CCPs are needed, in order to assess whether the need for CCPs has changed.

7.3.2 Flexibility for small and/or less developed food businesses7)

The application of the HACCP principles to develop an effective HACCP system should be the responsibility of each individual business. However, it is recognized by competent authorities and FBOs that there may be obstacles that hinder the effective application of the HACCP principles by individual food businesses. This is particularly relevant in small and/or less developed food businesses. Barriers to the application of HACCP in small and less developed businesses (SLDBs) have been acknowledged, and flexible approaches to the implementation of HACCP in such businesses are available and encouraged. Some approaches may provide ways to adapt the HACCP approach to assist competent authorities in supporting SLDBs, for example, development of a HACCP-based system which is consistent with the seven principles of HACCP but does not conform to the layout or steps described in this section. While it is recognized that flexibility appropriate to the business is important when applying HACCP, all seven principles should be considered in developing the HACCP system. This flexibility should take into account the nature of the operation, including the human and financial resources, infrastructure, processes, knowledge and practical constraints, as well as the risk associated with the produced food. Applying such flexibility, i.e. recording only monitoring results when there is a deviation instead of every monitoring result to reduce unnecessary burden of record keeping for certain types of FBOs, is not intended to impact negatively on the efficacy of the HACCP system and should not endanger food safety.

Small and/or less developed food businesses do not always have the resources and the necessary expertise onsite for the development and implementation of an effective HACCP system. In such situations, expert advice should be obtained from other sources, which may include trade and industry associations, independent experts and competent authorities. HACCP literature and especially sector-specific HACCP guides can be valuable. HACCP guidance developed by experts relevant to the process or type of operation may provide a useful tool for businesses in designing and implementing a HACCP plan. Where businesses are using expertly developed HACCP guidance, it is essential that it is specific to the foods and/or processes under consideration. A comprehensive explanation of the basis for the HACCP plan should be provided to the FBO. The FBO is ultimately responsible for elaboration and implementation of the HACCP system and the production of safe food.

The efficacy of any HACCP system will nevertheless rely on management and personnel having the appropriate HACCP knowledge and skills, therefore ongoing training is necessary for all levels of personnel, including managers, as appropriate to the food business.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7.4.1 Assemble HACCP team and identify scope (Step 1)

The FBO should ensure that the appropriate knowledge and expertise are available for the development of an effective HACCP system. This may be achieved by assembling a multidisciplinary team responsible for different activities within the operation, e.g. production, maintenance, quality control, cleaning, and disinfection. The HACCP team is responsible for developing the HACCP plan.

Where relevant expertise is not available in house, expert advice should be obtained from other sources, such as trade and industry associations, independent experts, competent authorities, HACCP literature and HACCP guides (including sector-specific HACCP guides). It may be possible that a well-trained individual with access to such guidance is able to implement a HACCP system in house. A generic HACCP plan developed externally may be used by FBOs where appropriate but should be tailored to the food operation.

The HACCP team should identify the scope of the HACCP system and applicable prerequisite programmes. The scope should describe which food products and processes are covered.

7.4.2 Describe product (Step 2)

A full description of the product should be developed, including relevant safety information such as composition (i.e. ingredients), physical/chemical characteristics (i.e. aw, pH, preservatives, allergens), processing methods/technologies (i.e. heat-treatment, freezing, drying, brining, smoking, etc.), packaging, durability/shelf life, storage conditions and method of distribution. Within businesses with multiple products, it may be effective to group products with similar characteristics and processing steps for the purpose of development of the HACCP plan. Any limits relevant to the food product already established for hazards should be considered and accounted for in the HACCP plan, e.g. limits for food additives, regulatory microbiological criteria, maximum allowed veterinary medicines residues, and times and temperatures for heat treatments prescribed by competent authorities.

7.4.3 Identify intended use and users (Step 3)

Describe the use intended by the FBO and the expected uses of the product by the next FBO in the food chain or the consumer. The description may be influenced by external information, e.g. from the competent authority or other sources on ways in which consumers are known to use the product other than those intended by the FBO. In specific cases (e.g. hospitals), vulnerable groups of the population may have to be considered. Where foods are being produced specifically for a vulnerable population, it may be necessary to enhance process controls, monitor control measures more frequently, verify controls are effective by testing products, or conduct other activities to provide a high level of assurance that the food is safe for the vulnerable population.

7.4.4 Construct flow diagram (Step 4)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- the sequence and interaction of the steps in the operation;

- where raw materials, ingredients, processing aids, packaging materials, utilities and intermediate products enter the flow;

- any outsourced processes;

- where applicable reworking and recycling take place;

- where end products, intermediate products, waste, and by-products are released or removed.

7.4.5 On-site confirmation of flow diagram (Step 5)

Steps should be taken to confirm the processing activities against the flow diagram during all stages and hours of operation and amend the flow diagram, where appropriate. The confirmation of the flow diagram should be performed by a person or persons with sufficient knowledge of the processing operation.

7.4.6 List all potential hazards that are likely to occur and associated with each step, conduct a hazard analysis to identify the significant hazards, and consider any measures to control identified hazards (Step 6/Principle 1)

Hazard analysis consists of identifying potential hazards and evaluating these hazards to determine which of them are significant for the specific food business operation. An example of a hazard analysis worksheet is provided in Figure 2. The HACCP team should list all potential hazards. The HACCP team should then identify where these hazards are reasonably likely to occur at each step (including all inputs into that step) according to the scope of the food business operation. Hazards should be specific, e.g. metal fragments, and the source or reason for presence should be described, e.g. metal from broken blades after chopping. The hazard analysis can be simplified by breaking down complex manufacturing operations and analysing steps in the multiple flow diagrams described in Step 4.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In conducting the hazard analysis to determine whether there are significant hazards, wherever possible, the following should be considered:

- hazards associated with producing or processing the type of food, including its ingredients and process steps (e.g. from surveys or sampling and testing of hazards in the food chain, from recalls, from information in the scientific literature or from epidemiological data);

- the likelihood of occurrence of hazards, taking into consideration prerequisite programmes, in the absence of additional control;

- the likelihood and severity of adverse health effects associated with the hazards in the food in the absence of control8);

- identified acceptable levels of the hazards in the food e.g. based on regulation, intended use, and scientific information;

- the nature of the facility and the equipment used in making the food product;

- survival or multiplication of pathogenic microorganisms;

- production or persistence in foods of toxins (e.g. mycotoxins), chemicals (e.g. pesticides, drug residues, allergens) or physical agents (e.g. glass, metal);

- the intended use and/or probability of product mishandling by potential consumers that could render the food unsafe; and

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The hazard analysis should consider not only the intended use, but also any known unintended use (e.g. a soup mix intended to be mixed with water and cooked but known to commonly be used without a heat treatment in flavouring a dip for chips) to determine the significant hazards to be addressed in the HACCP plan (see Figure 2 for an example of a hazard analysis worksheet.)

In some cases, it may be acceptable for a simplified hazard analysis to be carried out by FBOs. This simplified process identifies groups of hazards (biological, physical, chemical) in order to control the sources of these hazards without the need for a comprehensive hazard analysis that identifies the specific hazards of concern. There can be drawbacks to such an approach, as the controls can differ for hazards within a group, e.g. controls for pathogenic spore-formers versus vegetative cells of microbial pathogens. Generic HACCP-based tools and guidance documents provided by external sources, for example, by industry or competent authorities, are designed to assist with this step and mitigate concerns about different controls needed for hazards within a group.

Hazards which are such that their prevention, elimination or reduction to acceptable levels is essential to the production of safe food (because they are reasonably likely to occur in the absence of control and reasonably likely to cause illness or injury if present) should be identified and controlled by measures designed to prevent or eliminate these hazards or reduce them to an acceptable level. In some cases, this may be achieved with the application of GHPs, some of which may target a specific hazard (for example, cleaning equipment to control contamination of ready-to-eat foods with Listeria monocytogenes or to prevent food allergens being transferred from one food to another food that does not contain that allergen). In other instances, control measures will need to be applied within the process, for example at CCPs.

Consideration should be given to which control measures, if any exist, can be applied to each hazard. More than one control measure may be required to control a specific hazard. For example, to control L. monocytogenes, a heat treatment may be needed to kill the organism in the food and cleaning and disinfection may be needed to prevent transfer from the processing environment. More than one hazard may be controlled by a specified control measure. For example, a heat treatment can control both Salmonella and E. coli O157:H7 when they are present as hazards in the food.

7.4.7 Determine the critical control points (CCPs) (Step 7/Principle 2)

The FBO should consider which among the available control measures listed during Step 6, Principle 1 should be applied at a CCP. CCPs are to be determined only for hazards identified as significant as the result of a hazard analysis. CCPs are established at steps where control is essential and where a deviation could result in the production of a potentially unsafe food. The control measures at CCPs should result in an acceptable level of the hazard being controlled. There may be more than one CCP in a process at which control is applied to address the same hazard (e.g. the cook step may be the CCP for killing the vegetative cells of a pathogenic spore-former, but the cooling step may be a CCP to prevent germination and growth of the spores). Similarly, a CCP may control more than one hazard (e.g. cooking can be a CCP that addresses several microbial pathogens). Determining whether or not the step at which a control measure is applied is a CCP in the HACCP system can be helped by using a decision tree or a CCP determination worksheet. A decision tree should be flexible, given whether it is for use in production, slaughter, processing, storage, distribution, or other processes.

Other approaches such as expert consultation may be used.

- To identify a CCP, whether using a decision tree or other approach, the following should be considered:

+ Assess whether the control measure can be used at the process step being analysed:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Determine whether a control measure at a step is used in combination with a control measure at another step to control the same hazard; if so, both steps should be considered as CCPs.

The CCPs identified could be summarized in tabular format, e.g. the HACCP worksheet presented in Figure 3, as well as highlighted at the appropriate step on the flow diagram.

If no control measures exist at any step for an identified significant hazard, then the product or process should be modified.

7.4.8 Establish validated critical limits for each CCP (Step 8/Principle 3)

Critical limits establish whether a CCP is in control, and in doing so they can be used to separate acceptable products from unacceptable ones. These critical limits should be measurable or observable. In some cases, more than one parameter could have a critical limit designated at a particular step (e.g. heat treatments commonly include critical limits for both time and temperature). Criteria often used include minimum and/or maximum values for critical parameters associated with the control measure such as measurements of temperature, time, moisture level, pH, aw, available chlorine, contact time, conveyor belt speed, viscosity, conductance, flow rate, or, where appropriate, parameters that can be observed, such as a pump setting. A deviation from the critical limit indicates that it is likely that unsafe food has been produced.

Critical limits for control measures at each CCP should be specified and scientifically validated to obtain evidence that they are capable of controlling hazards to an acceptable level if properly implemented9). Validation of critical limits may include conducting studies (i.e. microbiological inactivation studies). FBOs may not always need to conduct or commission studies themselves to validate critical limits. Critical limits could be based on existing literature, regulations or guidance from competent authorities, or studies carried out by a third party, e.g. studies conducted by an equipment manufacturer to determine the appropriate time, temperature and bed depth for dry roasting tree nuts. Validation of control measures is further described more fully in TCVN 12947:2020.

7.4.9 Establish a monitoring system for each CCP (Step 9/Principle 4)

Monitoring of CCPs is the scheduled measurement or observation at a CCP relative to its critical limits. The monitoring procedures should be able to detect a deviation at the CCP. Further, the monitoring method and frequency should be capable of timely detection of any failure to remain within critical limits, to allow timely isolation and evaluation of the product. Where possible, process adjustments should be made when monitoring results indicate a trend towards a deviation at a CCP. The adjustments should be taken before a deviation occurs.

Monitoring procedures for CCPs should be capable of timely detection of a deviation from the critical limit to allow isolation of the affected products. The method and frequency of monitoring should take into account the nature of the deviation (e.g. a drop in temperature or a broken sieve, rapid drop in temperature during pasteurization, or a gradual increase in temperature in cold storage). Where possible, monitoring of CCPs should be continuous. Monitoring of measurable critical limits such as processing time and temperature can often be monitored continuously. Other measurable critical limits such as moisture level and preservative concentration cannot be monitored continuously. Critical limits that are observable, such as a pump setting or applying the correct label with appropriate allergen information are rarely monitored continuously. If monitoring is not continuous, then the frequency of monitoring should be sufficient to ensure to the extent possible the critical limit has been met and limit the amount of product impacted by a deviation. Physical and chemical measurements are usually preferred to microbiological testing because physical and chemical tests can be done rapidly and can often indicate the control of microbial hazards associated with the product and/or the process.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

All records and documents associated with monitoring CCPs should be signed or initialled by the person performing the monitoring and should also report the results and timing of the performed activity.

7.4.10 Establish corrective actions (Step 10/Principle 5)

Specific written corrective actions should be developed for each CCP in the HACCP system in order to effectively respond to deviations when they occur. When critical limits at CCPs are monitored continuously and a deviation occurs, any product being produced at the time the deviation occurs is potentially unsafe. When a deviation in meeting a critical limit occurs and monitoring was not continuous, then the FBO should determine what product may have been impacted by the deviation.

The corrective actions taken when a deviation occurs should ensure that the CCP has been brought under control and food that is potentially unsafe is handled appropriately and does not reach consumers. Actions taken should include segregating the affected product and analysing its safety to ensure proper disposition.

External experts may be needed to conduct evaluations regarding the safe use of products when a deviation occurs. It may be determined that the product could be reprocessed (e.g. pasteurized) or the product could be diverted to another use. In other situations, the product may need to be destroyed (e.g. contamination with Staphylococcus enterotoxin). A root cause analysis should be conducted where possible to identify and correct the source of the deviation in order to minimize the potential for the deviation to reoccur. A root cause analysis could identify a reason for the deviation that limits or expands the amount of product impacted by a deviation.

Details of the corrective actions, including the cause of the deviation and product disposition procedures, should be documented in the HACCP records. Periodic review of corrective actions should be undertaken to identify trends and to ensure corrective actions are effective.

7.4.11 Validation of the HACCP plan and verification procedures (Step 11/Principle 6)

7.4.11.1 Validation of the HACCP plan

Before the HACCP plan can be implemented, its validation is needed; this consists of making sure that the following elements together are capable of ensuring control of the significant hazards relevant to the food business: identifying the hazards, critical control points, critical limits, control measures, frequency and type of monitoring of CCPs, corrective actions, frequency and type of verification and the type of information to be recorded.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Where HACCP guidance developed by external experts, instead of the HACCP team, has been used to establish the critical limits, care should be taken to ensure that these limits fully apply to the specific operation, product, or groups of products under consideration.

During the initial implementation of the HACCP system and after verification procedures have been established, evidence should be obtained in operation to demonstrate that control can be achieved consistently under production conditions.

Any changes having a potential impact on food safety should require a review of the HACCP system, and when necessary, a revalidation of the HACCP plan.

7.4.11.2 Verification procedures

After the HACCP system has been implemented, procedures should be established to confirm that the HACCP system is working effectively. These include procedures to verify that the HACCP plan is being followed and controlling hazards on an ongoing basis, as well as procedures that show the control measures are effectively controlling the hazards as intended. Verification also includes reviewing the adequacy of the HACCP system periodically and, as appropriate, when changes occur.

Verification activities should be performed on an ongoing basis to ensure the HACCP system functions as intended and continues to operate effectively. Verification, which includes observations, auditing (internal and external), calibration, sampling and testing, and records review, can be used to determine if the HACCP system is working correctly and as planned. Examples of verification activities include:

- reviewing monitoring records to confirm that CCPs are kept under control;

- reviewing corrective action records, including specific deviations, product disposition and any analysis to determine the root cause of the deviation;

- calibrating or checking the accuracy of instruments used for monitoring and/or verification;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- sampling and testing, e.g. for microorganisms 11) (pathogens or their indicators), chemical hazards such as mycotoxins, or physical hazards such as metal fragments, to verify product safety;

- sampling and testing the environment for microbial contaminants and their indicators, such as Listeria; and

- reviewing the HACCP system, including the hazard analysis and the HACCP plan (e.g. internal and/or third-party audits).

Verification should be carried out by someone other than the person who is responsible for performing the monitoring and corrective actions. Where certain verification activities cannot be performed in-house, verification should be performed on behalf of the business by external experts or qualified third parties.

The frequency of verification activities should be sufficient to confirm that the HACCP system is working effectively. Verification of the implementation of control measures should be conducted with sufficient frequency to determine that the HACCP plan is being implemented properly.

Verification should include a comprehensive review (e.g. reanalysis or an audit) of the HACCP system periodically, as appropriate, or when changes occur, to confirm the efficacy of all elements of the HACCP system. This review of the HACCP system should confirm that the appropriate significant hazards have been identified, that control measures and critical limits are adequate to control the hazards, that monitoring and verification activities are occurring in accordance with the plan and are capable of identifying deviations, and that corrective actions are appropriate for deviations that have occurred. This review can be carried out by individuals within a food business or by external experts. The review should include confirmation that various verification activities have been executed as intended.

7.4.12 Establish documentation and record keeping (Step 12/Principle 7)

Efficient and accurate record keeping is essential to the application of a HACCP system. HACCP procedures should be documented. Documentation and record keeping should be appropriate to the nature and size of the operation and sufficient to assist the business to verify that the HACCP controls are in place and being maintained. Expertly developed HACCP guidance materials (e.g. sector-specific HACCP guides) may be utilized as part of the documentation, provided that those materials reflect the specific food operations of the business.

Examples of documentation include:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- hazard analysis and the scientific support for the hazards included or excluded from the plan;

- CCP determination;

- critical limit determination and the scientific support for the limits set;

- validation of control measures; and

- modifications made to the HACCP plan.

Examples of records include:

- CCP monitoring activities;

- deviations and associated corrective actions; and

- verification procedures performed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7.4.13 Training

Training of personnel in food businesses, government and academia in HACCP principles and applications is an essential element for the effective implementation of HACCP. As an aid in developing specific training to support a HACCP plan, working instructions and procedures should be developed which define the tasks of the operating personnel in charge of each CCP. Training programmes should be designed to address the concepts at a level appropriate for the knowledge and skill level of the personnel being trained. Training programmes should be reviewed periodically and updated where necessary. Re-training may be needed as part of corrective actions for some deviations.

Cooperation between food business operations, trade groups, consumer organizations, and competent authorities is vitally important. Opportunities should be provided for the joint training of FBOs and competent authorities to encourage and maintain a continuous dialogue and create a climate of understanding in the practical application of HACCP.

 

Annex A

 (informative)

Comparison of control measures with examples

 

Control measures applied as good hygiene practices (GHPs)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Scope

General conditions and activities for maintaining hygiene, including creating the environment (inside and outside the food business) so as to ensure production of safe and suitable food.

Generally, not specific to any hazard but results in reduction of likelihood of hazards occurring. Occasionally a GHP activity may target a specific hazard, and this may be a GHP that requires greater attention (e.g. cleaning and disinfection of food contact surfaces for control of Listeria monocytogenes in a ready-to-eat food processing environment).

Specific to production process steps and a product or group of products, and necessary to prevent eliminate or reduce to acceptable level a hazard determined as significant by the hazard analysis.

When identified?

After consideration of the conditions and activities necessary to support the production of safe and suitable food.

After a hazard analysis has been completed, for each hazard identified as significant, control measures are established at steps (CCPs) where a deviation would result in the production of a potentially unsafe food.

Validation of the control measures

Where necessary, and generally not carried out by FBOs themselves (TCVN 12947:2020). Validation data provided by competent authorities, published scientific literature, information provided by manufacturers of equipment/food processing technology etc. is adequate e.g. cleaning compounds/products/equipment should be validated by the manufacturer and it is generally sufficient for the FBO to use cleaning compounds/products/equipment according to manufacturers’ instructions. The FBO should be able to demonstrate it can follow manufacturers’ instructions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Criteria

GHPs may be observable (e.g. visual checks, appearance) or measurable (e.g. ATP tests of equipment cleaning, concentration of disinfectant), and deviations may require an evaluation of the impact on safety of the product (e.g. whether the cleaning of complex equipment such as meat slicers is adequate).

Critical limits at CCPs which separate acceptability from unacceptability of the food:

- measurable (e.g. time, temperature, pH, aw), or

- observable (e.g. visual checks of conveyor belt speed or pump settings, ice covering product).

Monitoring

When appropriate and necessary, to ensure procedures and practices are applied properly.

Frequency dependent on the impact on the product’s safety and suitability.

Necessary to ensure critical limit is met:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- if not continuous, at appropriate frequency that ensures to the extent possible the critical limit has been met.

Corrective actions when deviation has occurred

- For procedures and practices: necessary

- For products: usually not necessary. Corrective action should be considered on a case- by-case basis, as failure to apply some GHPs, such as failure to clean between products with different allergen profiles, not rinsing after cleaning and/or disinfecting (where needed) or post maintenance equipment checks indicating missing machinery parts, may result in action on product.

- For products: necessary pre-determined actions.

- For procedures and practices: necessary corrective actions to restore control and prevent reoccurrence.

- Specific written corrective actions should be developed for each CCP in the HACCP plan in order to effectively respond to deviations when they occur.

- The corrective actions should ensure that the CCP has been brought under control and food that is potentially unsafe is handled appropriately and does not reach consumers.

Verification

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Necessary: scheduled verification of implementation of control measures, e.g. through record review, sampling and testing, calibration of measuring equipment, internal audit.

Record keeping (e.g. monitoring records)

When appropriate and necessary, to allow the FBO to assess whether GHPs are operating as intended.

Necessary to allow the FBO to demonstrate ongoing control of significant hazards.

Documentation (e.g. documented procedures)

When appropriate and necessary to ensure GHPs are properly implemented.

Necessary to ensure the HACCP system is properly implemented.

Figure 1 - Logic sequence for application of HACCP

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Step*

Identify potential hazards introduced, controlled, or enhanced at this step

B = biological

C = chemical

P = physical

Does this potential hazard need to be addressed in the HACCP plan?

Justify your decision for column 3

What measure(s) can be applied to prevent or eliminate the hazard or reduce it to an acceptable level?

Yes

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

 

B

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

C

 

 

 

 

 

P

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

B

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

C

 

 

 

 

 

P

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

B

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

C

 

 

 

 

 

P

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

* A hazard analysis should be conducted on each ingredient used in the food; this is often done at a “receiving” step for the ingredient. Another approach is to do a separate hazard analysis on ingredients and one on the processing steps.

Figure 3 - Example of a HACCP worksheet

Critical control points (CCPs)

Significant hazard(s)

Critical limits

Monitoring

Corrective actions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Records

What

How

When (frequency)

Who

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

BIBLIOGRAPHY

Foreword

Introduction

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2 Normative references

3 Definitions

4 General principles

5 Management commitment to food safety

6 Good hygiene practices

6.1 Introduction and control of food hazards

6.2 Primary production

6.3 Establishment – Design of facilities and equipment

6.4 Training and competence

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.6 Personal hygiene

6.7 Control of operation

6.8 Product information and consumer awareness

6.9 Transportation

7 Hazard analysis and critical control point (HACCP) system and guidelines for its application

7.1 Introduction

7.2 Principles of the HACCP system

7.3 General guidelines for the application of the HACCP system

7.4 Application

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1) See TCVN 12947:2020, Guidelines for the Validation of Food Safety Control Measures. TCVN 12947:2020 corresponds to CXG 69-2008 Guidelines for the validation of food safety control measures in terms of specifications.

2) See TCVN 10168:2013 (CAC/RCP 49-2001) Code of Practice Concerning Source Directed Measures to Reduce Contamination of Food with Chemicals.

3) Refer to TCVN 9632:2016 (CAC/GL 21-1997, Revised 2013) Principles and Guidelines for the Establishment and Application of Microbiological Criteria Related to Foods

4) See CXC 80-2020, Code of practice on food allergen management for food business operators

5) See Microbiological Risk Assessment Series 33: Safety and quality of water used in food production and processing.

6) TCVN 10167:2013 (CAC/RCP 47-2001) Code of Hygienic Practice for the Transport of Food in Bulk and Semi-Packed Food.

7) FAO/WHO Guidance to governments on the application of HACCP in small and/or less-developed food businesses.

8) FBOs may take advantage of risk assessments and risk management matrices established by a competent authority or by international expert groups such as JEMRA.

9) See TCVN 12947:2020, Guidelines for the Validation of Food Safety Control Measures.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11) TCVN 9632:2016 (CAC/GL 21-1997, Revised 2013) Principles and Guidelines for the Establishment and Application of Microbiological Criteria Related to Foods

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2023 về Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.675

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.129.241
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!