Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định quản lý hoạt động đường thủy nội địa

Số hiệu: 08/2021/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 28/01/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

03 loại luồng đường thủy nội địa

Ngày 28/01/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 08/2021/NĐ-CP về quản lý hoạt động đường thủy nội địa.

Theo đó, luồng đường thủy nội địa được phân thành ba loại, gồm:

(1)  Luồng đường thủy nội địa quốc gia là luồng đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

- Đi qua hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên có vai trò quan trọng phục vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh quốc gia.

- Luồng trong địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nối trực tiếp với tuyến vận tải ven biển hoặc nối trực tiếp với hai luồng quốc gia (điều kiện 1).

- Luồng qua biên giới hoặc trên biên giới (điều kiện 2).

(2) Luồng đường thủy nội địa địa phương là luồng thuộc phạm vi địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ các trường hợp luồng tại điều kiện 1 và 2 nêu trên.

(3) Luồng chuyên dùng là luồng nối vùng nước cảng, bến thủy nội địa chuyên dùng với luồng quốc gia hoặc luồng địa phương.

Nghị định 08/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/3/2021.

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2021/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2021

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa, bao gồm: Đầu tư xây dựng, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; bảo đảm an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường trên đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu; quản lý hoạt động của phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu; trách nhiệm quản lý nhà nước trong hoạt động đường thủy nội địa.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đường thủy nội địa tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, gồm: Luồng đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đập thác; kè, đập giao thông; báo hiệu đường thủy nội địa và các công trình phụ trợ như mốc cao độ, mốc tọa độ, mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng, nhà trạm; công trình, vật dụng kiến trúc, thiết bị phục vụ trực tiếp công tác quản lý, khai thác giao thông đường thủy nội địa.

2. Luồng chạy tàu thuyền là vùng nước được giới hạn bằng hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an toàn (trong Nghị định này gọi là luồng đường thủy nội địa).

3. Cảng, bến thủy nội địa chuyên dùng là cảng, bến thủy nội địa chỉ xếp, dỡ nguyên liệu, nhiên liệu, khoáng sản, vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất cho chủ cảng, bến đó hoặc phục vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài.

4. Bến khách ngang sông là bến thủy nội địa chuyên phục vụ vận tải hành khách, hàng hóa từ bờ bên này sang bờ bên kia sông, kênh, rạch, hồ, đầm phá. Một vị trí bến ở mỗi phía bờ là một bến khách ngang sông.

5. Bến phao là bến thủy nội địa sử dụng kết cấu nổi, phương tiện, pông - tông đặt tại một vị trí ổn định trên vùng nước để tiếp nhận phương tiện neo đậu xếp dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác.

6. Khu neo đậu là vùng nước bên ngoài vùng nước của cảng, bến thủy nội địa được thiết lập bằng hệ thống phao neo, trụ neo hoặc tự neo để phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ neo đậu chuyển tải hàng hóa, hành khách hoặc thực hiện hoạt động khác theo quy định.

7. Chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu là tổ chức, cá nhân sở hữu công trình cảng, bến thủy nội địa, phao neo, trụ neo và được giao sử dụng vùng đất, vùng nước của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.

8. Người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu là chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trực tiếp khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc tổ chức, cá nhân thuê cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu để khai thác hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.

9. Người đề nghị làm thủ tục cho phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu là chủ phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài, thuyền viên, người lái phương tiện, người khai thác thủy phi cơ hoặc người được ủy quyền đề nghị làm thủ tục vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu (sau đây gọi là người làm thủ tục).

10. Phương tiện thủy nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa (trong Nghị định này gọi là phương tiện).

11. Phương tiện thủy nước ngoài là phương tiện thủy mang cờ quốc tịch nước ngoài.

Chương II

QUẢN LÝ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 4. Nguyên tắc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này, quy định về đầu tư, đầu tư công, xây dựng, đất đai, khoáng sản, môi trường và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

2. Đầu tư xây dựng luồng đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa (trừ bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính), khu neo đậu phải phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng luồng đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu chưa có hoặc khác với quy hoạch đã được phê duyệt, trong quá trình lập dự án, chủ đầu tư phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Điều 5. Tổ chức quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

1. Tổ chức quản lý

a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải;

b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa không sử dụng nguồn vốn Nhà nước quyết định tổ chức quản lý, bảo trì công trình theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

2. Bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

a) Công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được bảo trì nhằm bảo đảm hoạt động bình thường và an toàn công trình;

b) Nội dung công tác quản lý, bảo trì công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, bao gồm: Công tác quản lý; bảo dưỡng thường xuyên; sửa chữa định kỳ, đột xuất, khắc phục công trình bị hư hỏng; các hoạt động nhằm cải thiện tình trạng hiện có của công trình; bổ sung, thay thế báo hiệu, bộ phận công trình và các thiết bị gắn với công trình; lập hồ sơ theo dõi công trình, vật chướng ngại; hoạt động bảo đảm an toàn giao thông và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật có liên quan;

c) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết nội dung quản lý, bảo trì công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

Điều 6. Bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động đường thủy nội địa

1. Các công trình, hoạt động liên quan đến đường thủy nội địa phải được bảo đảm an toàn, an ninh theo quy định của Nghị định này và quy định khác có liên quan của pháp luật.

2. Trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động đường thủy nội địa

a) Chủ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, người khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu; tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động trên đường thủy nội địa có trách nhiệm bảo đảm và duy trì an toàn, an ninh công trình, hoạt động trong quá trình đầu tư xây dựng, quản lý khai thác theo quy định của pháp luật;

b) Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa, cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh đối với công trình và hoạt động liên quan đến đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu; kiểm tra, xử lý đối với hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn, an ninh đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu theo quy định.

Mục 2. QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 7. Phân loại, cấp kỹ thuật luồng đường thủy nội địa

1. Luồng đường thủy nội địa được phân thành ba loại, gồm: Luồng đường thủy nội địa quốc gia (sau đây gọi là luồng quốc gia), luồng đường thủy nội địa địa phương (sau đây gọi là luồng địa phương) và luồng đường thủy nội địa chuyên dùng (sau đây gọi là luồng chuyên dùng).

2. Luồng quốc gia là luồng đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Đi qua hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên có vai trò quan trọng phục vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh quốc gia;

b) Luồng trong địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nối trực tiếp với tuyến vận tải ven biển hoặc nối trực tiếp với hai luồng quốc gia;

c) Luồng qua biên giới hoặc trên biên giới.

3. Luồng địa phương là luồng thuộc phạm vi địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này.

4. Luồng chuyên dùng là luồng nối vùng nước cảng, bến thủy nội địa chuyên dùng với luồng quốc gia hoặc luồng địa phương.

5. Luồng đường thủy nội địa được phân thành các cấp kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.

Điều 8. Thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng luồng đường thủy nội địa

1. Trước khi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng luồng đường thủy nội địa chủ đầu tư phải thỏa thuận về thông số kỹ thuật của luồng với cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Thẩm quyền thỏa thuận

a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thỏa thuận về thông số kỹ thuật luồng quốc gia, luồng chuyên dùng nối với luồng quốc gia;

b) Sở Giao thông vận tải thỏa thuận về thông số kỹ thuật luồng địa phương, luồng chuyên dùng nối với luồng địa phương.

3. Nội dung thỏa thuận

a) Sự phù hợp với quy hoạch;

b) Quy mô, thông số kỹ thuật.

4. Hồ sơ thỏa thuận

a) Đơn đề nghị thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng luồng đường thủy nội địa theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

c) Hồ sơ thiết kế sơ bộ luồng đường thủy nội địa.

5. Trình tự thỏa thuận

Chủ đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này để thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng luồng đường thủy nội địa.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này ban hành văn bản thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng luồng đường thủy nội địa gửi chủ đầu tư.

Điều 9. Thẩm quyền, thủ tục công bố mở luồng và quản lý luồng đường thủy nội địa

1. Luồng đường thủy nội địa trước khi đưa vào khai thác phải được cơ quan có thẩm quyền công bố mở luồng.

2. Thẩm quyền công bố mở luồng

a) Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố mở luồng quốc gia, luồng chuyên dùng nối với luồng quốc gia;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố mở luồng địa phương, luồng chuyên dùng nối với luồng địa phương.

3. Hồ sơ đề nghị công bố mở luồng

a) Đơn đề nghị công bố mở luồng đường thủy nội địa theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng đưa vào sử dụng, bản vẽ hoàn công công trình luồng, hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa đối với luồng có dự án đầu tư xây dựng mới hoặc luồng được cải tạo, nâng cấp;

c) Bình đồ hiện trạng luồng đề nghị công bố thể hiện địa danh, lý trình, vị trí báo hiệu, các công trình hiện có trên luồng đối với luồng không có dự án đầu tư xây dựng.

4. Trình tự công bố mở luồng

a) Luồng quốc gia: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam lập hồ sơ, báo cáo Bộ Giao thông vận tải; trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Giao thông vận tải ban hành quyết định công bố mở luồng;

b) Luồng địa phương: Sở Giao thông vận tải lập hồ sơ, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định công bố mở luồng;

c) Luồng chuyên dùng nối với luồng quốc gia: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì báo cáo Bộ Giao thông vận tải; trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải ban hành quyết định công bố mở luồng;

d) Luồng chuyên dùng nối với luồng địa phương: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác đến Sở Giao thông vận tải. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Giao thông vận tải thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo của Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định công bố mở luồng;

đ) Quyết định công bố mở luồng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

5. Trường hợp luồng đường thủy nội địa đã có trong quy hoạch được phê duyệt chỉ cần khảo sát luồng, thiết lập báo hiệu để khai thác, Bộ Giao thông vận tải giao Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Giao thông vận tải tổ chức khảo sát luồng, thiết lập báo hiệu. Sau khi hoàn thành khảo sát luồng, thiết lập báo hiệu, thực hiện thủ tục công bố mở luồng theo quy định tại Nghị định này. Kinh phí khảo sát luồng, thiết lập báo hiệu do ngân sách nhà nước đảm bảo từ nguồn chi thường xuyên theo phân cấp ngân sách.

6. Quản lý luồng đường thủy nội địa

a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức quản lý luồng quốc gia;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Giao thông vận tải tổ chức quản lý luồng địa phương;

c) Tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng tổ chức quản lý luồng chuyên dùng.

7. Lập, công bố danh mục luồng đường thủy nội địa

a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam lập danh mục luồng quốc gia, luồng chuyên dùng nối với luồng quốc gia, trình Bộ Giao thông vận tải công bố;

b) Sở Giao thông vận tải lập danh mục luồng địa phương, luồng chuyên dùng nối với luồng địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố. Danh mục luồng sau khi được công bố gửi Cục Đường thủy nội địa Việt Nam để tổng hợp, theo dõi;

c) Tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng có trách nhiệm báo cáo số liệu về thông số kỹ thuật luồng chuyên dùng đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Sở Giao thông vận tải để phục vụ việc lập, công bố danh mục luồng đường thủy nội địa;

d) Danh mục luồng đường thủy nội địa được cập nhật, điều chỉnh và công bố định kỳ 03 năm/lần. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổng hợp danh mục luồng đường thủy nội địa trong phạm vi cả nước đăng trên trang thông tin điện tử của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

Điều 10. Chuyển đổi luồng đường thủy nội địa

1. Điều kiện chuyển đổi luồng đường thủy nội địa

a) Phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được phê duyệt;

b) Đáp ứng điều kiện của luồng theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.

2. Thẩm quyền chuyển đổi luồng đường thủy nội địa

a) Bộ Giao thông vận tải quyết định chuyển đổi luồng địa phương, luồng chuyên dùng thành luồng quốc gia và luồng quốc gia thành luồng địa phương;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển đổi luồng chuyên dùng thành luồng địa phương, luồng địa phương thành luồng chuyên dùng.

3. Hồ sơ chuyển đổi luồng

a) Văn bản đề nghị gửi kèm theo báo cáo hiện trạng luồng đề nghị chuyển đổi của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (đối với luồng quốc gia), của Sở Giao thông vận tải (đối với luồng địa phương);

b) Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với trường hợp chuyển đổi luồng địa phương thành luồng quốc gia hoặc luồng quốc gia thành luồng địa phương).

4. Trường hợp luồng địa phương chuyển thành luồng quốc gia hoặc luồng quốc gia thành luồng địa phương: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải lập hồ sơ, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giao thông vận tải. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giao thông vận tải ban hành quyết định công bố chuyển đổi luồng.

5. Trường hợp luồng chuyên dùng chuyển thành luồng quốc gia: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chủ trì phối hợp tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng lập hồ sơ trình Bộ Giao thông vận tải. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Giao thông vận tải ban hành quyết định công bố chuyển đổi luồng.

6. Trường hợp luồng chuyên dùng chuyển thành luồng địa phương, luồng địa phương thành luồng chuyên dùng: Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định công bố chuyển đổi luồng.

7. Khi có quyết định chuyển đổi luồng, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện điều chuyển tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản, cơ quan, đơn vị nhận tài sản thực hiện quản lý, sử dụng và khai thác theo quy định.

8. Trường hợp luồng chuyên dùng chuyển thành luồng quốc gia hoặc thành luồng địa phương thì được xem xét hoàn trả một phần vốn đầu tư (nếu có) cho tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 11. Công bố đóng luồng đường thủy nội địa

1. Luồng đường thủy nội địa được xem xét công bố đóng trong các trường hợp sau:

a) Không đảm bảo an toàn khai thác vận tải;

b) Vì lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh;

c) Không còn nhu cầu khai thác, sử dụng.

2. Thẩm quyền công bố đóng luồng đường thủy nội địa

Cơ quan quyết định công bố mở luồng quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này đồng thời là cơ quan có thẩm quyền quyết định công bố đóng luồng.

3. Hồ sơ đóng luồng

a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải có biên bản kiểm tra hiện trạng luồng của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (đối với luồng quốc gia), Sở Giao thông vận tải (đối với luồng địa phương); biên bản kiểm tra hiện trạng luồng giữa Cục Đường thủy nội địa Việt Nam với tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng nối với luồng quốc gia hoặc giữa Sở Giao thông vận tải với tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng nối với luồng địa phương. Trong biên bản phải có kết luận về tình trạng luồng không đảm bảo an toàn khai thác;

b) Văn bản đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an yêu cầu đóng luồng đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Đơn đề nghị công bố đóng luồng đường thủy nội địa theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

d) Phương án thu hồi báo hiệu đường thủy nội địa do cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý luồng lập.

4. Thủ tục đóng luồng quốc gia, luồng địa phương

a) Trường hợp đóng luồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Sau khi kiểm tra, nếu không đảm bảo an toàn khai thác vận tải, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải có văn bản thông báo tạm dừng khai thác vận tải gửi đơn vị trực tiếp quản lý luồng và đăng trên phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời lập hồ sơ đề nghị công bố đóng luồng gửi cơ quan có thẩm quyền đóng luồng;

b) Trường hợp đóng luồng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đề nghị đóng luồng phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do đóng luồng, thời điểm đóng luồng gửi Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Thời gian thông báo trước thời điểm yêu cầu đóng luồng ít nhất 30 ngày. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Trường hợp đóng luồng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (đối với luồng quốc gia) hoặc Sở Giao thông vận tải (đối với luồng địa phương) lập hồ sơ đề nghị đóng luồng gửi Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tổ chức thu hồi báo hiệu đường thủy nội địa trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày quyết định đóng luồng có hiệu lực;

d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định công bố đóng luồng theo phạm vi quản lý.

5. Thủ tục đóng luồng chuyên dùng

a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải phải yêu cầu tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng tạm dừng khai thác vận tải và báo cáo Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đề nghị đóng luồng phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do, thời điểm đóng luồng gửi tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải và Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thời gian thông báo trước thời điểm yêu cầu đóng luồng ít nhất 30 ngày;

c) Đối với trường hợp quy định điểm c khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (đối với luồng quốc gia, luồng chuyên dùng nối với luồng quốc gia) hoặc Sở Giao thông vận tải (đối với luồng địa phương, luồng chuyên dùng nối với luồng địa phương);

d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và báo cáo của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định công bố đóng luồng theo phạm vi quản lý;

đ) Tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng có trách nhiệm thu hồi báo hiệu đường thủy nội địa trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày quyết định đóng luồng có hiệu lực.

6. Quyết định công bố đóng luồng theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và phải được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong thời gian 02 ngày, kể từ ngày ký quyết định.

7. Chi phí thực hiện đóng luồng quốc gia, luồng địa phương do ngân sách nhà nước đảm bảo từ nguồn chi thường xuyên theo phân cấp ngân sách.

8. Chi phí liên quan khi đóng luồng chuyên dùng do tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng chi trả, trừ trường hợp đóng luồng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này do cơ quan đề nghị đóng luồng chi trả.

Điều 12. Khảo sát luồng đường thủy nội địa

1. Luồng đường thủy nội địa trong quá trình khai thác phải được khảo sát thường xuyên, khảo sát định kỳ và khảo sát đột xuất.

2. Trách nhiệm khảo sát, lập bình đồ

a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải và tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng tổ chức khảo sát, lập bình đồ, số hóa bình đồ (nếu có), lập, duy trì và cung cấp cơ sở dữ liệu khảo sát, bình đồ để phục vụ quản lý, thông báo và khai thác luồng;

b) Tổ chức, cá nhân khảo sát luồng phải cung cấp kết quả khảo sát cho cơ quan quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định này để thông báo luồng và chịu trách nhiệm về số liệu, thông tin đã cung cấp.

3. Kinh phí phục vụ khảo sát, lập bình đồ luồng đường thủy nội địa

a) Kinh phí khảo sát phục vụ quản lý và thông báo luồng quốc gia, luồng địa phương theo quy định tại Nghị định này do ngân sách nhà nước đảm bảo từ nguồn chi thường xuyên theo phân cấp ngân sách;

b) Tổ chức, cá nhân quản lý luồng chuyên dùng có trách nhiệm bố trí kinh phí để khảo sát phục vụ quản lý và thông báo luồng theo quy định tại Nghị định này.

4. Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa.

Điều 13. Thông báo luồng đường thủy nội địa

1. Thông báo luồng đường thủy nội địa là văn bản do cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 4 Điều này ban hành, công bố trên cơ sở kết quả khảo sát để phục vụ quản lý và cung cấp thông tin, chỉ dẫn cho thuyền viên, người lái phương tiện và tổ chức, cá nhân liên quan nhằm bảo đảm an toàn giao thông.

2. Nội dung thông báo luồng

a) Đối với thông báo luồng lần đầu trước khi đưa vào khai thác: Tên luồng, chiều dài, tọa độ điểm đầu, điểm cuối, các điểm tim luồng; cấp kỹ thuật; bãi cạn trên luồng, tên vật chướng ngại và công trình vượt sông trên luồng;

b) Đối với thông báo luồng định kỳ: Tên luồng, chiều dài, điểm đầu, điểm cuối, tọa độ tim luồng, chiều rộng, chiều sâu, bán kính cong của luồng, cấp kỹ thuật; cao độ đại diện của bãi cạn trên luồng, tên và tọa độ, cao độ của vật chướng ngại, công trình vượt sông trên luồng không đảm bảo kích thước đường thủy theo cấp kỹ thuật, mực nước tại thời điểm khảo sát và một số vấn đề khác cần lưu ý;

c) Đối với thông báo luồng thường xuyên: Tên luồng; chiều rộng, chiều sâu của luồng tại khu vực có vị trí bãi cạn, vật chướng ngại trên luồng; mực nước tại thời điểm khảo sát; cảnh báo cần thiết khác;

d) Đối với thông báo luồng đột xuất: Tên luồng; mô tả tình huống đột xuất; vị trí (tọa độ, lý trình, độ sâu, độ cao tĩnh không) tình huống đột xuất; chiều rộng, chiều sâu của luồng tại khu vực có tình huống đột xuất; mực nước tại thời điểm khảo sát và ảnh hưởng của tình huống đột xuất đến hoạt động vận tải; cảnh báo cần thiết khác.

3. Hình thức thông báo luồng

Thông báo luồng đường thủy nội địa được thực hiện bằng văn bản; đăng trên trang thông tin điện tử, cập nhật trên cơ sở dữ liệu, bình đồ số luồng tuyến (nếu có) của cơ quan thông báo quy định tại khoản 4 Điều này hoặc bằng các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Trách nhiệm thông báo

a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thông báo lần đầu luồng quốc gia, luồng chuyên dùng nối với luồng quốc gia;

b) Chi cục đường thủy nội địa khu vực thông báo định kỳ, thường xuyên, và đột xuất luồng quốc gia, luồng chuyên dùng nối với luồng quốc gia;

c) Sở Giao thông vận tải thông báo lần đầu, định kỳ, thường xuyên và đột xuất luồng địa phương, luồng chuyên dùng nối với luồng địa phương;

d) Khi có tình huống đột xuất trên luồng gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, đơn vị trực tiếp quản lý, bảo trì luồng phải có thông báo kịp thời bằng tín hiệu, âm hiệu trực tiếp tại khu vực xảy ra tình huống và báo cáo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Chi cục Đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải.

5. Thời gian thông báo luồng quốc gia, luồng địa phương: Trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo sát, cơ quan quy định tại khoản 4 Điều này kiểm tra số liệu, thông báo luồng đường thủy nội địa theo Mẫu số 06, Mẫu số 07Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

6. Thời gian thông báo luồng chuyên dùng: Tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng gửi đơn đề nghị công bố thông báo luồng theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đến cơ quan quy định tại khoản 4 Điều này. Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng, cơ quan có trách nhiệm thông báo kiểm tra số liệu, thông báo luồng đường thủy nội địa.

Mục 3. QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA, KHU NEO ĐẬU

Điều 14. Quy định chung về đầu tư xây dựng và hoạt động cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu

1. Đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và quy định tại Nghị định này.

2. Vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu không được chồng lấn với luồng đường thủy nội địa; chiều dài vùng nước cảng, bến thủy nội địa không vượt quá vùng đất tiếp giáp với sông, kênh, rạch được cơ quan có thẩm quyền cấp để xây dựng cảng, bến thủy nội địa.

3. Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu phải được cơ quan có thẩm quyền công bố hoạt động theo quy định trước khi đưa vào khai thác, sử dụng. Trong quá trình khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, chủ đầu tư, người quản lý khai thác phải tuân thủ, chấp hành quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, pháp luật khác có liên quan và những nội dung trong quyết định công bố hoạt động; các phương tiện, thiết bị xếp, dỡ hàng hóa, thiết bị neo đậu phục vụ hoạt động của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu phải được bảo đảm an toàn kỹ thuật theo quy định.

4. Đối với cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu xếp dỡ, chuyển tải hàng hóa nguy hiểm phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo quản, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

5. Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu đã hết thời hạn hoạt động ghi trong quyết định công bố, nếu không được gia hạn hoạt động thì chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu phải tháo dỡ công trình, thiết bị có ảnh hưởng đến an toàn giao thông, rà quét và thanh thải vật chướng ngại trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu (nếu có) trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày hết thời hạn hoạt động. Cơ quan có thẩm quyền công bố hoạt động cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) tổ chức giám sát việc tháo, dỡ công trình cảng, bến thủy nội địa, rà quét và thanh thải vật chướng ngại trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.

6. Quy định về quản lý đầu tư xây dựng, hoạt động khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu tại Nghị định này không áp dụng đối với cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Điều 15. Thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng cảng, bến thủy nội địa

1. Nội dung thỏa thuận

a) Vị trí xây dựng cảng, bến thủy nội địa;

b) Công năng của cảng, bến thủy nội địa;

c) Quy mô xây dựng cảng, bến thủy nội địa.

2. Thẩm quyền thỏa thuận

a) Bộ Giao thông vận tải thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài;

b) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng cảng thủy nội địa trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, cảng thủy nội địa có vùng nước, vùng đất vừa trên đường thủy nội địa quốc gia vừa trên đường thủy nội địa địa phương, cảng thủy nội địa trong vùng nước cảng biển nối với đường thủy nội địa quốc gia, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này và các trường hợp khác do Bộ Giao thông vận tải quyết định;

c) Sở Giao thông vận tải thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng cảng thủy nội địa trên đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương, cảng thủy nội địa trong vùng nước cảng biển nối với đường thủy nội địa địa phương và bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này và các trường hợp khác do Bộ Giao thông vận tải quyết định.

3. Hồ sơ thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng cảng thủy nội địa, gồm:

a) Đơn đề nghị thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng cảng thủy nội địa theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Hồ sơ dự án;

c) Bản sao văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

d) Bình đồ vị trí xây dựng cảng thủy nội địa: Thể hiện địa danh, vị trí công trình cảng, kho, bãi, vùng nước, lý trình (km) sông, kênh, rạch; vùng đất; các công trình liền kề (nếu có). Vùng nước trên bản vẽ phải thể hiện chiều rộng tối thiểu từ mép bờ đến hết chiều rộng luồng. Bình đồ được lập trên hệ tọa độ quốc gia VN2000 và cao độ nhà nước, có tỷ lệ từ 1/500 đến 1/1.000.

4. Hồ sơ thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng bến thủy nội địa, gồm:

a) Đơn đề nghị thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng bến thủy nội địa theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

c) Sơ đồ mặt bằng vị trí dự kiến xây dựng bến thủy nội địa: Thể hiện địa danh, vị trí công trình, vùng đất, vùng nước trước bến thủy nội địa, lý trình (km) sông, kênh, rạch và các công trình liền kề (nếu có).

5. Trình tự thỏa thuận

a) Cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài

Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (đối với cảng thủy nội địa quy định tại điểm b khoản 2 Điều này), Sở Giao thông vận tải (đối với cảng thủy nội địa quy định tại điểm c khoản 2 Điều này) để thẩm định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì gửi báo cáo kết quả thẩm định và 01 bộ hồ sơ về Bộ Giao thông vận tải.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về bảo đảm quốc phòng, an ninh đối với việc xây dựng cảng thủy nội địa; trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thống nhất của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giao thông vận tải ban hành văn bản thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng gửi chủ đầu tư;

b) Cảng thủy nội địa không tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài

Chủ đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải có văn bản thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng gửi chủ đầu tư;

c) Bến thủy nội địa

Chủ đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Sở Giao thông vận tải. Đối với bến thủy nội địa trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, trước khi có văn bản thỏa thuận, Sở Giao thông vận tải lấy ý kiến của Chi cục đường thủy nội địa khu vực. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Giao thông vận tải, Chi cục đường thủy nội địa khu vực có văn bản trả lời. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Chi cục đường thủy nội địa khu vực, Sở Giao thông vận tải có văn bản thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng gửi chủ đầu tư;

d) Trường hợp cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển, trước khi thẩm định, thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải lấy ý kiến của Cảng vụ hàng hải bằng văn bản. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Cảng vụ hàng hải có văn bản trả lời.

6. Thời hạn của văn bản thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng cảng, bến thủy nội địa không quá 24 tháng, kể từ ngày ký văn bản. Sau ngày văn bản thỏa thuận hết hiệu lực, nếu chủ đầu tư chưa tiến hành xây dựng mà có nhu cầu tiếp tục xây dựng cảng, bến thủy nội địa thì phải thực hiện lại thủ tục thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng cảng, bến thủy nội địa theo quy định tại Điều này.

Điều 16. Thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng bến khách ngang sông, bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính

1. Nội dung thỏa thuận

a) Vị trí xây dựng bến;

b) Công năng của bến;

c) Quy mô xây dựng bến.

2. Thẩm quyền thỏa thuận

Sở Giao thông vận tải thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng bến khách ngang sông, bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Căn cứ điều kiện cụ thể, Sở Giao thông vận tải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, quận, huyện trực thuộc (sau đây gọi là cấp huyện) thỏa thuận xây dựng bến khách ngang sông, bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

3. Hồ sơ thỏa thuận

a) Đơn đề nghị thỏa thuận xây dựng bến thủy nội địa theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản vẽ mặt bằng vị trí dự kiến xây dựng bến thủy nội địa: Thể hiện địa danh, vị trí công trình lân cận, vùng đất, vùng nước trước bến, lý trình (km) sông, kênh, rạch.

4. Trình tự thực hiện thủ tục thỏa thuận

Chủ đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này; trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này ban hành văn bản thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng bến gửi chủ đầu tư.

5. Thời hạn của văn bản thỏa thuận không quá 24 tháng đối với bến khách ngang sông, 03 tháng đối với bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính. Sau ngày văn bản thỏa thuận hết hiệu lực, nếu chủ đầu tư chưa tiến hành xây dựng bến mà có nhu cầu tiếp tục xây dựng bến thì phải thực hiện lại thủ tục thỏa thuận xây dựng bến theo quy định tại Điều này.

6. Trường hợp bến khách ngang sông có một hoặc nhiều vị trí bến đối lưu ở địa bàn của tỉnh, thành phố khác, trước khi thỏa thuận xây dựng bến, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này phải thống nhất với địa phương có bến đối lưu.

Điều 17. Đặt tên, đổi tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu

1. Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu phải đặt tên và theo nguyên tắc sau đây:

a) Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu được đặt tên khi lập dự án đầu tư xây dựng hoặc khi công bố đưa vào sử dụng;

b) Không đặt tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trùng nhau trên một địa bàn cấp tỉnh, không gây nhầm lẫn với tên của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu đã công bố hoặc không đúng với tên gọi, chức năng của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu đó;

c) Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để đặt tên hoặc một phần tên riêng của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;

d) Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu;

đ) Tên cảng, bến thủy nội địa viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo tên bằng tiếng Anh, bắt đầu là cụm từ “Cảng thủy nội địa” hoặc “Bến thủy nội địa” hoặc “Khu neo đậu”, tiếp theo là tên riêng của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.

2. Khi có nhu cầu đổi tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu có đơn đề nghị theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này có văn bản chấp thuận đổi tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.

Điều 18. Công bố hoạt động cảng, bến thủy nội địa

1. Thẩm quyền công bố hoạt động

Cơ quan thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng cảng, bến thủy nội địa quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này đồng thời là cơ quan có thẩm quyền công bố hoạt động cảng, bến thủy nội địa.

2. Hồ sơ công bố hoạt động cảng thủy nội địa

a) Đơn đề nghị công bố hoạt động cảng thủy nội địa theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu văn bản phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cảng thủy nội địa của cơ quan có thẩm quyền;

c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu giấy tờ về sử dụng đất để xây dựng cảng thủy nội địa do cơ quan có thẩm quyền cấp;

d) Bản sao quyết định phê duyệt dự án hoặc thiết kế kỹ thuật công trình cảng thủy nội địa;

đ) Biên bảnnghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng đưa vào sử dụng; bản vẽ hoàn công mặt bằng, mặt chiếu đứng và mặt cắt ngang công trình cảng thủy nội địa;

e) Biên bản nghiệm thu kết quả rà tìm vật chướng ngại trong vùng nước cảng; biên bản xác nhận thiết lập báo hiệu tại cảng;

g) Bản sao giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của pông-tông, phao neo thuộc đối tượng phải đăng kiểm (nếu sử dụng pông-tông làm cầu cảng);

h) Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

i) Bản sao giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài (đối với cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài);

k) Bản sao quyết định công bố mở luồng chuyên dùng của cơ quan có thẩm quyền (nếu có) đối với trường hợp cảng thủy nội địa có luồng chuyên dùng.

3. Hồ sơ công bố hoạt động bến thủy nội địa

a) Đơn đề nghị công bố hoạt động bến thủy nội địa theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao có chứng thực quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng bến thủy nội địa của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu đối với bến thủy nội địa có dự án đầu tư xây dựng;

c) Bản sao có chứng thực giấy tờ về sử dụng đất để xây dựng bến thủy nội địa hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp là bến phao;

d) Bản sao có chứng thực quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật của chủ đầu tư (đối với bến thủy nội địa có dự án đầu tư xây dựng) hoặc phương án khai thác bến thủy nội địa;

đ) Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình, bản vẽ hoàn công mặt bằng, mặt chiếu đứng, mặt cắt ngang công trình đối với bến thủy nội địa có dự án đầu tư xây dựng;

e) Bản sao giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của kết cấu nổi, phương tiện, pông-tông hoặc phao neo thuộc diện phải đăng kiểm (nếu sử dụng kết cấu nổi, phương tiện, pông-tông làm cầu bến hoặc bến phao).

4. Trình tự công bố hoạt động

a) Trước khi đưa công trình cảng, bến thủy nội địa vào khai thác, chủ cảng, bến thủy nội địa nộp trực tiếp hoặc bằng hình thức phù hợp khác 01 bộ hồ sơ đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (đối với cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia và cảng thủy nội địa quy định tại điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định này), Sở Giao thông vận tải (đối với cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài trên đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương và cảng, bến thủy nội địa quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 Nghị định này) đề nghị công bố hoạt động;

b) Đối với cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì báo cáo Bộ Giao thông vận tải. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và báo cáo thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành quyết định công bố hoạt động cảng thủy nội địa;

c) Đối với cảng thủy nội địa không tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải ban hành quyết định công bố hoạt động cảng thủy nội địa;

d) Đối với bến thủy nội địa: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải ban hành quyết định công bố hoạt động bến thủy nội địa.

5. Quyết định công bố hoạt động cảng, bến thủy nội địa theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

6. Thời hạn hiệu lực của quyết định công bố hoạt động cảng, bến thủy nội địa theo đề nghị của chủ cảng, bến nhưng không quá thời hạn sử dụng đất để xây dựng cảng, bến thủy nội địa hoặc không quá thời hạn hoạt động của dự án được ghi trong giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.

7. Trường hợp cảng thủy nội địa xây dựng xong một hoặc nhiều cầu cảng, chủ đầu tư có nhu cầu khai thác ngay, thì chủ đầu tư phải lập hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đề nghị cơ quan có thẩm quyền công bố hoạt động tạm thời. Thời hạn hiệu lực của quyết định công bố hoạt động tạm thời cầu cảng không quá 01 năm. Quy định này không áp dụng đối với cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.

8. Công bố cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài tại cảng thủy nội địa đã được công bố hoạt động

a) Trường hợp cảng thủy nội địa đã được công bố hoạt động, nếu có nhu cầu tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài, chủ cảng có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải; Bộ Giao thông vận tải lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về bảo đảm quốc phòng, an ninh đối với cảng thủy nội địa theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 15 Nghị định này. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thống nhất của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài gửi chủ cảng;

b) Chủ cảng gửi hồ sơ đề nghị công bố cảng thủy nội địa theo quy định tại điểm a, điểm i khoản 2 Điều này đến Bộ Giao thông vận tải. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của chủ cảng, Bộ Giao thông vận tải ban hành quyết định công bố hoạt động cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.

9. Công bố hoạt động cảng thủy nội địa trường hợp không còn nhu cầu tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài

a) Trường hợp cảng thủy nội địa đã được công bố tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài nhưng chủ cảng không còn nhu cầu tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài, chủ cảng có văn bản (nêu rõ lý do) gửi Bộ Giao thông vận tải. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của chủ cảng, Bộ Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận gửi chủ cảng;

 b) Chủ cảng gửi đơn đề nghị công bố cảng thủy nội địa theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn của chủ cảng, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải ban hành quyết định công bố hoạt động cảng thủy nội địa không tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài gửi chủ cảng đồng thời gửi Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để theo dõi.

10. Cơ quan công bố hoạt động cảng, bến thủy nội địa có trách nhiệm gửi quyết định công bố hoạt động cho chủ đầu tư, Cảng vụ đường thủy nội địa (sau đây gọi là Cảng vụ), Cảng vụ hàng hải (đối với cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển), Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cảng, bến thủy nội địa và tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định; cập nhật thông tin cảng, bến thủy nội địa đã được công bố trên phần mềm cơ sở dữ liệu cảng, bến thủy nội địa của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

Điều 19. Công bố hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính

1. Thẩm quyền công bố hoạt động

Cơ quan thỏa thuận xây dựng bến khách ngang sông, bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này đồng thời là cơ quan có thẩm quyền công bố hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính.

2. Hồ sơ công bố hoạt động

a) Đơn nghị công bố hoạt động theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình (nếu có), bản sao có chứng thực giấy tờ về sử dụng đất để xây dựng bến (đối với bến khách ngang sông); bản sao giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của kết cấu nổi, phương tiện, pông-tông hoặc phao neo thuộc diện phải đăng kiểm (nếu sử dụng kết cấu nổi, phương tiện, pông-tông làm bến);

3. Trình tự công bố hoạt động

a) Trước khi đưa bến khách ngang sông, bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính vào khai thác, chủ bến nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này đề nghị công bố hoạt động;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này ban hành quyết định công bố hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính;

c) Quyết định công bố hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Thời hạn hiệu lực quyết định công bố hoạt động

a) Thời hạn hiệu lực của quyết định công bố hoạt động bến khách ngang sông theo đề nghị của chủ bến, nhưng không quá thời hạn sử dụng đất để xây dựng bến do cơ quan có thẩm quyền cấp;

b) Thời hạn hiệu lực của quyết định công bố hoạt động bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính theo đề nghị của chủ bến, nhưng không quá thời gian thi công xây dựng công trình chính.

5. Cơ quan công bố hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính có trách nhiệm gửi quyết định công bố hoạt động cho chủ đầu tư, Cảng vụ, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bến và tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định; cập nhật thông tin bến khách ngang sông đã được công bố trên phần mềm cơ sở dữ liệu cảng, bến thủy nội địa của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

Điều 20. Công bố lại và gia hạn hoạt động cảng, bến thủy nội địa

1. Cảng, bến thủy nội địa phải công bố lại hoạt động trong các trường hợp sau:

a) Thay đổi quy mô, công năng của cảng, bến thủy nội địa;

b) Thay đổi vùng đất, vùng nước của cảng, bến thủy nội địa;

c) Thay đổi chủ cảng, bến thủy nội địa.

2. Thẩm quyền công bố lại, gia hạn hoạt động cảng, bến thủy nội địa

Cơ quan công bố hoạt động cảng, bến thủy nội địa quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 1 Điều 19 Nghị định này đồng thời là cơ quan có thẩm quyền công bố lại, gia hạn hoạt động cảng, bến thủy nội địa.

3. Hồ sơ đề nghị công bố lại hoạt động

a) Đơn đề nghị công bố lại hoạt động cảng, bến thủy nội địa theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Hồ sơ theo quy định tại các điểm d, đ, e, g, h khoản 2 Điều 18 Nghị định này đối với phần thay đổi kết cấu công trình của cảng thủy nội địa;

c) Hồ sơ theo quy định tại các điểm d, đ, e khoản 3 Điều 18 Nghị định này đối với phần thay đổi kết cấu công trình của bến thủy nội địa;

d) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi vùng đất, vùng nước (đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này);

đ) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu các văn bản chứng minh việc thay đổi chủ cảng, bến (đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này).

4. Trình tự công bố lại hoạt động

a) Người khai quản lý thác cảng, bến nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải;

b) Đối với cảng thủy nội địa không tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài, bến thủy nội địa, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải ban hành quyết định công bố lại hoạt động cảng, bến thủy nội địa;

c) Đối với cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì báo cáo Bộ Giao thông vận tải. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định và báo cáo thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành quyết định công bố lại hoạt động cảng thủy nội địa;

d) Trường hợp thay đổi chủ cảng, bến thì chủ mới của cảng, bến phải đề nghị công bố lại hoạt động cảng, bến thủy nội địa trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận cảng, bến thủy nội địa.

5. Quyết định công bố lại hoạt động cảng, bến thủy nội địa theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trong quyết định chỉ ghi những nội dung thay đổi.

6. Gia hạn hoạt động cảng, bến thủy nội địa

a) Cảng, bến thủy nội địa khi hết thời hạn hoạt động ghi trong quyết định công bố, nếu chủ cảng, bến có nhu cầu tiếp tục khai thác và được cơ quan có thẩm quyền gia hạn thời hạn sử dụng đất thì được xem xét gia hạn hoạt động;

b) Hồ sơ đề nghị gia hạn hoạt động, gồm: Đơn đề nghị gia hạn hoạt động cảng, bến thủy nội địa; giấy tờ liên quan đến đất xây dựng cảng, bến thủy nội địa được cơ quan có thẩm quyền gia hạn thời hạn sử dụng;

c) Chủ cảng, bến nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến cơ quan công bố hoạt động cảng, bến thủy nội địa. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền bố hoạt động cảng, bến thủy nội địa có văn bản gia hạn hoạt động của cảng, bến thủy nội địa.

7. Cơ quan công bố lại, gia hạn hoạt động cảng, bến thủy nội địa có trách nhiệm gửi quyết định công bố lại, văn bản gia hạn hoạt động cảng, bến thủy nội địa cho người quản lý khai thác cảng, bến, Cảng vụ, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cảng, bến thủy nội địa và tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định; cập nhật thông tin cảng, bến thủy nội địa đã được công bố trên phần mềm cơ sở dữ liệu cảng, bến thủy nội địa của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

Điều 21. Kiểm định chất lượng cảng thủy nội địa

1. Chủ cảng hoặc người quản lý khai thác cảng phải chịu trách nhiệm thực hiện kiểm định chất lượng công trình. Nội dung và quy trình thủ tục tiến hành kiểm định chất lượng công trình cảng thủy nội địa thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

2. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra việc chấp hành quy định về kiểm định chất lượng cảng thủy nội địa của người quản lý khai thác thuộc phạm vi quản lý.

Điều 22. Sửa chữa, nạo vét vùng nước, cải tạo nâng cấp cảng, bến thủy nội địa

1. Cảng, bến thủy nội địa được cải tạo nâng cấp để thay đổi quy mô, công năng so với quyết định đã được công bố và phù hợp với quy hoạch được phê duyệt.

2. Trước khi thực hiện cải tạo nâng cấp cảng, bến thủy nội địa thì chủ cảng, bến gửi trực tiếp hoặc bằng hình thức phù hợp khác văn bản đề nghị đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 15, khoản 2 Điều 16 Nghị định này để có ý kiến về cải tạo nâng cấp cảng, bến thủy nội địa. Văn bản đề nghị phải nêu rõ quy mô dự kiến cải tạo nâng cấp công trình; thời gian thực hiện cải tạo nâng cấp công trình; ảnh hưởng của việc cải tạo nâng cấp đến hoạt động của phương tiện trong vùng nước, phương tiện, thiết bị xếp dỡ hàng hóa và hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa; công trình liền kề.

Trong thời gian 05 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của chủ cảng, bến thủy nội địa cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 15, khoản 2 Điều 16 Nghị định này có ý kiến bằng văn bản về cải tạo nâng cấp cảng, bến thủy nội địa.

3. Việc cải tạo nâng cấp cảng, bến thủy nội địa thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trước khi sửa chữa, cải tạo nâng cấp, nạo vét vùng nước cảng, bến thủy nội địa, chủ cảng, bến, người quản lý khai thác cảng, bến phải gửi thông báo (nêu rõ tên cảng, bến thủy nội địa; thời gian; phạm vi sửa chữa, cải tạo nâng cấp, nạo vét vùng nước) cho Cảng vụ.

Điều 23. Nâng cấp bến thủy nội địa thành cảng thủy nội địa

1. Bến thủy nội địa được nâng cấp thành cảng thủy nội địa nếu đảm bảo các điều kiện sau:

a) Bến thủy nội địa đã được công bố hoạt động;

b) Phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Trước khi thực hiện nâng cấp bến thủy nội địa thành cảng thủy nội địa thì chủ bến thủy nội địa gửi trực tiếp hoặc bằng hình thức phù hợp khác văn bản đề nghị đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này để có ý kiến thỏa thuận nâng cấp bến thủy nội địa. Văn bản đề nghị phải nêu rõ quy mô dự kiến nâng cấp; thời gian thực hiện cải tạo nâng cấp công trình; ảnh hưởng của việc cải tạo nâng cấp đến hoạt động của phương tiện trong vùng nước, phương tiện, thiết bị xếp dỡ hàng hóa và hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa; công trình liền kề.

Trong thời gian 05 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của chủ bến thủy nội địa cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này có văn bản thỏa thuận thông số kỹ thuật nâng cấp bến thủy nội địa thành cảng thủy nội địa.

3. Việc cải tạo, nâng cấp bến thủy nội địa thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Trước khi cải tạo nâng cấp bến thủy nội địa, chủ bến, người quản lý khai thác bến phải gửi thông báo (nêu rõ tên bến thủy nội địa; thời gian; phạm vi cải tạo nâng cấp) cho Cảng vụ.

4. Sau khi hoàn thành cải tạo, nâng cấp, người quản lý khai thác bến phải thực hiện thủ tục công bố cảng thủy nội địa theo quy định tại Điều 18 Nghị định này. Trường hợp bến thủy nội địa có quy mô, thông số kỹ thuật phù hợp với cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa theo quy định (không thực hiện cải tạo, nâng cấp công trình), hồ sơ đề nghị công bố bến thủy nội địa thành cảng thủy nội địa như sau:

a) Đơn đề nghị công bố chuyển bến thủy nội địa thành cảng thủy nội địa theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản thỏa thuận thông số kỹ thuật của cấp có thẩm quyền về nâng cấp bến thủy nội địa thành cảng thủy nội địa;

c) Bản vẽ hoàn công của bến thủy nội địa;

d) Bản vẽ mặt bằng công trình, vùng đất, vùng nước của bến thủy nội địa;

đ) Hồ sơ kiểm tra tính toán thực tế bến thủy nội địa do đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân kiểm định thực hiện.

Điều 24. Đóng, tạm dừng hoạt động cảng, bến thủy nội địa

1. Cảng, bến thủy nội địa được công bố đóng trong các trường hợp sau:

a) Vì lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh;

b) Theo đề nghị của chủ cảng, bến.

2. Thẩm quyền công bố đóng cảng, bến thủy nội địa

Cơ quan công bố hoạt động cảng, bến thủy nội địa quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 1 Điều 19 Nghị định này đồng thời là cơ quan có thẩm quyền công bố đóng cảng, bến thủy nội địa.

3. Hồ sơ công bố đóng cảng, bến thủy nội địa

a) Văn bản đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Đơn đề nghị đóng cảng, bến thủy nội địa của chủ cảng, bến đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

4. Thủ tục công bố đóng cảng, bến thủy nội địa

a) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an yêu cầu đóng cảng, bến thủy nội địa phải thông báo đến người quản lý khai thác cảng, bến trước thời điểm dự kiến đóng cảng, bến thủy nội địa ít nhất 60 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Trong thông báo phải ghi rõ lý do đóng cảng, bến thủy nội địa. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người quản lý, khai thác cảng, bến có quyền kiến nghị, thỏa thuận về việc đóng cảng, bến thủy nội địa với cơ quan ra thông báo;

b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, chủ cảng, bến thủy nội địa gửi văn bản, đơn đề nghị đóng cảng, bến thủy nội địa đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, đơn đề nghị của cơ quan, chủ cảng, bến quy định tại điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định công bố đóng cảng, bến thủy nội địa;

d) Quyết định công bố đóng cảng, bến thủy nội địa theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

đ) Cơ quan ban hành quyết định công bố đóng cảng, bến thủy nội địa phải gửi quyết định đến chủ cảng, bến, Cảng vụ, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cảng, bến thủy nội địa, tổ chức, cá nhân có liên quan và Bộ Quốc phòng, Bộ Công an (đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này) trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ký và xóa tên cảng, bến thủy nội địa trong danh bạ quản lý cảng, bến thủy nội địa.

5. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định công bố đóng cảng, bến thủy nội địa có hiệu lực, chủ cảng, bến thủy nội địa có trách nhiệm thanh thải vật chướng ngại trong khu vực vùng nước của cảng, bến thủy nội địa (nếu có), tháo dỡ báo hiệu đường thủy nội địa của cảng, bến thủy nội địa. Chi phí để thanh thải vật chướng ngại trong khu vực vùng nước của cảng, bến thủy nội địa (nếu có), tháo dỡ báo hiệu đường thủy nội địa của cảng, bến thủy nội địa do chủ cảng, bến chi trả, trừ trường hợp đóng cảng, bến thủy nội địa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này do cơ quan đề nghị đóng cảng, bến chi trả.

6. Cảng, bến thủy nội địa phải tạm dừng hoạt động trong các trường hợp sau đây:

a) Công trình hết thời hạn sử dụng;

b) Công trình gặp sự cố có nguy cơ mất an toàn công trình, an toàn của người, phương tiện; ảnh hưởng đến an toàn công trình liền kề, môi trường và của cộng đồng theo quy định.

7. Tạm dừng hoạt động cảng, bến thủy nội địa

a) Người quản lý khai thác cảng, bến phải thông báo bằng văn bản gửi Cảng vụ về việc tạm dừng hoạt động của cảng, bến thủy nội địa trong các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này;

b) Khi nhận thông báo của người quản lý khai thác cảng trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 6 Điều này, Cảng vụ có trách nhiệm thông báo đến các cơ quan, đơn vị liên quan về việc tạm dừng hoạt động của cảng, bến thủy nội địa;

c) Khi nhận thông báo của người quản lý khai thác cảng, bến trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 6 Điều này, Cảng vụ có trách nhiệm gửi văn bản đến người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa yêu cầu dừng khai thác cảng, bến thủy nội địa để khắc phục hư hỏng, sự cố, đồng thời thông báo đến các cơ quan, đơn vị liên quan về việc tạm dừng hoạt động của cảng, bến thủy nội địa;

d) Cảng, bến thủy nội địa chỉ được tiếp tục hoạt động trở lại khi đã được khắc phục sự cố hoặc được loại bỏ các nguy cơ gây mất an toàn và được Cảng vụ xác nhận;

đ) Trường hợp công trình cảnghết thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa phải thực hiện kiểm định chất lượng công trình, thực hiện cải tạo, sửa chữa hư hỏng (nếu có) để bảo đảm an toàn, công năng sử dụng của công trình và đề nghị công bố hoạt động theo quy định tại Nghị định này.

Điều 25. Thiết lập khu neo đậu

1. Nội dung thỏa thuận thiết lậpkhu neo đậu

a) Vị trí, phạm vi khu neo đậu;

b) Mục đích sử dụng;

c) Quy mô khu xây dựng (phạm vi, thiết bị neo đậu).

2. Thẩm quyền thỏa thuận thiết lập khu neo đậu

a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thỏa thuận thiết lập khu neo đậu trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, khu neo đậu có vùng nước vừa trên đường thủy nội địa quốc gia vừa trên đường thủy nội địa địa phương và các trường hợp khác do Bộ Giao thông vận tải quyết định;

b) Sở Giao thông vận tải thỏa thuận thiết lập khu neo đậu trên đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương và các trường hợp khác do Bộ Giao thông vận tải quyết định.

3. Hồ sơ thỏa thuận thiết lập khu neo đậu

a) Đơn đề nghị thỏa thuận thiết lập khu neo đậu theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền;

c) Bình đồ khu vực dự kiến thiết lập khu neo đậu: phải thể hiện phạm vi khu neo đậu, cao trình đáy, vị trí luồng, công trình liền kề (nếu có) trên hệ tọa độ quốc gia VN2000 và hệ cao độ nhà nước, tỷ lệ bản vẽ từ 1/500 đến 1/2.000.

4. Trình tự thỏa thuận thiết lập khu neo đậu

a) Trước khi thiết lập khu neo đậu, chủ đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này đề nghị thỏa thuận thiết lập khu neo đậu;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này ra văn bản thỏa thuận thiết lập khu neo đậu gửi cho chủ đầu tư.

Điều 26. Công bố hoạt động khu neo đậu

1. Thẩm quyền công bố hoạt động khu neo đậu

Cơ quan thỏa thuận thiết lập khu neo đậu quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định này đồng thời là cơ quan có thẩm quyền công bố hoạt động khu neo đậu.

2. Hồ sơ công bố khu neo đậu

a) Đơn đề nghị công bố hoạt động khu neo đậu theo Mẫu số 18 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng;

c) Bình đồ khu vực khu neo đậu;

d) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phao neo (nếu dùng phao neo);

đ) Biên bản nghiệm thu rà quét vật chướng ngại.

3. Trình tự công bố hoạt động khu neo đậu

a) Chủ đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này đề nghị công bố hoạt động khu neo đậu;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định công bố hoạt động khu neo đậu;

c) Quyết định công bố hoạt động khu neo đậu theo Mẫu số 19 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Cơ quan công bố hoạt động khu neo đậu có trách nhiệm gửi quyết định công bố hoạt động cho chủ đầu tư, Cảng vụ, Chi cục đường thủy nội địa khu vực và tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định.

4. Trường hợp cần thiết, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải quyết định thiết lập và công bố hoạt động khu neo đậu để phục vụ phương tiện neo đậu, tránh trú bão, lũ trên đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý. Trước khi công bố hoạt động khu neo đậu, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải phải khảo sát, lập hồ sơ theo quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều này.

Điều 27. Công bố đóng khu neo đậu

1. Khu neo đậu được công bố đóng trong các trường hợp sau:

a) Vì lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh;

b) Vì lý do bảo đảm an toàn giao thông;

c) Theo đề nghị của chủ đầu tư.

2. Thẩm quyền công bố đóng khu neo đậu

Cơ quan công bố hoạt động khu neo đậu quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định này đồng thời có thẩm quyền công bố đóng khu neo đậu.

3. Hồ sơ công bố đóng khu neo đậu

a) Văn bản của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Đơn đề nghị đóng khu neo đậu của chủ đầu tư đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Đơn đề nghị theo Mẫu số 20 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Biên bản hoàn thành thu hồi báo hiệu, thiết bị neo đậu; biên bản hoàn thành rà quét vật chướng ngại trong vùng nước khu neo đậu.

4. Thủ tục công bố đóng khu neo đậu

a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thông báo đến chủ đầu tư trước thời điểm dự kiến đóng khu neo đậu ít nhất 60 ngày. Trong thông báo phải ghi rõ lý do đóng khu neo đậu. Nếu không có kiến nghị về việc đóng khu neo đậu của chủ đầu tư, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an gửi văn bản đến cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải thông báo khảo sát, lập biên bản về hiện trạng khu neo đậu không bảo đảm an toàn giao thông do thay đổi luồng đường thủy có sự tham gia của chủ đầu tư; yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng khai thác khu neo đậu;

c) Trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này: Chủ đầu tư nộp đơn đề nghị đóng khu neo đậu trực tiếp hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này đề nghị công bố đóng khu neo đậu;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc biên bản khảo sát hiện trường khu neo đậu hoặc đơn đề nghị của chủ đầu tư khu neo đậu, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này ban hành quyết định công bố đóng khu neo đậu.

5. Quyết định công bố đóng khu neo đậu theo Mẫu số 21 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Cơ quan công bố đóng khu neo đậu có trách nhiệm gửi quyết định công bố đóng khu neo đậu cho chủ đầu tư, Cảng vụ và tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày ký quyết định.

6. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định công bố đóng khu neo đậu, chủ đầu tư có trách nhiệm thu hồi báo hiệu, thiết bị neo đậu, rà quét vật chướng ngại trong vùng nước khu neo đậu. Trường hợp đóng khu neo đậu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, chi phí để thu hồi báo hiệu, thiết bị neo đậu, rà quét vật chướng ngại trong vùng nước khu neo đậu do cơ quan đề nghị đóng khu neo đậu chi trả.

Mục 4. QUẢN LÝ BÁO HIỆU VÀ CÁC CÔNG TRÌNH KHÁC THUỘC KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 28. Thiết lập và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa

1. Thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân lắp dựng báo hiệu trên đường thủy nội địa, tại vị trí công trình, vật chướng ngại và các khu vực có hoạt động ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa. Báo hiệu được thiết lập phải theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam.

2. Các công trình trên đường thủy nội địa phải thiết lập báo hiệu, gồm:

a) Luồng đường thủy nội địa;

b) Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu;

c) Âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đập, thác;

d) Kè, đập, cầu, bến phà, cảng cá;

đ) Phong điện, nhiệt điện, thủy điện;

e) Công trình vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng;

g) Vật chướng ngại;

h) Nhà hàng nổi, khách sạn nổi (khi neo đậu);

i) Công trình khác.

3. Các hoạt động trên đường thủy nội địa phải thiết lập báo hiệu, gồm:

a) Các hoạt động thi công công trình; thăm dò, khai thác tài nguyên, khoáng sản;

b) Khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản (bè cá, lồng cá, đăng, đáy cá, bãi nuôi trồng thủy sản, hải sản); tổ chức vui chơi, giải trí, diễn tập, thể thao, lễ hội; họp chợ, làng nghề; hoạt động thực hành đào tạo nghề trên đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước ngoài phạm vi luồng có hoạt động vận tải hoặc trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa;

c) Khu vực tổ chức điều tiết, thường trực chống va trôi, hỗ trợ giao thông, hạn chế giao thông;

d) Các hoạt động khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa.

4. Trách nhiệm phê duyệt phương án báo hiệu và thiết lập, duy trì báo hiệu trên đường thủy nội địa

a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có trách nhiệm phê duyệt phương án báo hiệu và tổ chức thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng quốc gia;

b) Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm phê duyệt phương án báo hiệu và tổ chức thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng địa phương;

c) Tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng có trách nhiệm thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng chuyên dùng;

d) Chủ công trình, tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại; tổ chức, cá nhân tổ chức các hoạt động trên đường thủy nội địa có trách nhiệm thiết lập, duy trì báo hiệu theo quy định trong suốt thời gian xây dựng công trình, tổ chức hoạt động và thời gian tồn tại của công trình, vật chướng ngại;

đ) Đơn vị quản lý, bảo trì đường thủy nội địa, tổ chức, cá nhân quản lý đường thủy nội địa chuyên dùng có trách nhiệm thiết lập báo hiệu trong trường hợp phương tiện bị tai nạn chìm đắm, các tình huống đột xuất khác gây mất an toàn giao thông trên luồng, hành lang bảo vệ luồng. Đồng thời báo cáo ngay cho Chi cục đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải.

5. Chi phí thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa

a) Kinh phí thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng quốc gia và luồng địa phương, trừ báo hiệu quy định tại điểm c khoản này do ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách;

b) Kinh phí thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng chuyên dùng do tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng chi trả;

c) Kinh phí thiết lập, duy trì báo hiệu tại công trình, vật chướng ngại, khu vực hoạt động quy định tại điểm d khoản 4 Điều này do chủ công trình, vật chướng ngại, tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động chi trả;

d) Đối với báo hiệu tại công trình giao thông được đầu tư bằng nguồn ngân sách thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải trên đường thủy nội địa quốc gia, sau khi hoàn thành thiết lập báo hiệu, chủ đầu tư thực hiện bàn giao tài sản là báo hiệu cho Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định;

đ) Đối với báo hiệu tại công trình được đầu tư bằng nguồn ngân sách thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên đường thủy nội địa địa phương, sau khi hoàn thành thiết lập báo hiệu, chủ đầu tư thực hiện bàn giao tài sản là báo hiệu cho Sở Giao thông vận tải tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định.

6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam.

Điều 29. Thẩm quyền, thủ tục thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa đối với công trình xây dựng, hoạt động trên đường thủy nội địa

1. Báo hiệu sau đây phải thỏa thuận trước khi thiết lập

a) Báo hiệu luồng chuyên dùng;

b) Báo hiệu công trình quy định tại các điểm d, đ, e khoản 2 và quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định này.

2. Thẩm quyền thỏa thuận thiết lập báo hiệu

a) Chi cục đường thủy nội địa khu vực thỏa thuận thiết lập báo hiệu đối với luồng chuyên dùng nối với luồng quốc gia,công trình, khu vực hoạt động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trên đường thủy nội địa quốc gia và đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia trừ báo hiệu được thiết lập tại cảng, bến thủy nội địa;

b) Sở Giao thông vận tải thỏa thuận thiết lập báo hiệu đối với luồng chuyên dùng nối với luồng địa phương, công trình, khu vực hoạt động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trên đường thủy nội địa địa phương và đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương.

3. Nội dung thỏa thuận

a) Vị trí báo hiệu;

b) Số lượng, kích thước báo hiệu;

c) Loại báo hiệu.

4. Hồ sơ thỏa thuận thiết lập báo hiệu

a) Đơn đề nghị thỏa thuận thiết lập báo hiệu theo Mẫu số 22 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Sơ đồ dự kiến vị trí báo hiệu.

5. Trình tự thỏa thuận

a) Tổ chức, cá nhân thiết lập báo hiệu nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền thỏa thuận quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này có văn bản thỏa thuận thiết lập báo hiệu gửi chủ đầu tư.

6. Tổ chức, cá nhân quản lý đường thủy nội địa chuyên dùng có trách nhiệm thông báo việc thiết lập và đưa báo hiệu vào sử dụng trên luồng chuyên dùng theo Mẫu số 23 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 30. Đầu tư xây dựng công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Đầu tư xây dựng âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đập, thác; kè, đập giao thông; mốc cao độ, mốc tọa độ, mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng, nhà trạm và các công trình phụ trợ phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, phòng, chống cháy và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; có phương án công nghệ và thiết kế xây dựng phù hợp, bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình.

Mục 5. BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THUỘC KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 31. Quy định chung về bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

1. Công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phải được bảo vệ, nhằm duy trì hoạt động bình thường của công trình theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Nghị định này. Các hành vi lấn chiếm, đập phá, nạo vét, tháo dỡ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trái quy định phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý theo quy định.

2. Trước khi đưa công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa vào khai thác, sử dụng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình để phối hợp bảo vệ công trình. Nội dung thông báo phải ghi rõ tên công trình, quy mô, công dụng của công trình, thời gian đưa công trình vào khai thác, sử dụng.

Điều 32. Nội dung bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

1. Nội dung bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Nghị định này.

2. Bảo vệ luồng đường thủy nội địa

a) Luồng được công bố, đưa vào sử dụng phải được duy trì chuẩn tắc theo thiết kế hoặc chuẩn tắc luồng theo cấp kỹ thuật và khả năng bố trí nguồn vốn của ngân sách nhà nước;

b) Các công trình qua luồng trên không, dưới mặt nước, mặt đất phải bảo đảm chiều cao, độ sâu an toàn đáy luồng theo tiêu chuẩn cấp kỹ thuật đường thủy nội địa đã được công bố;

c) Trong phạm vi luồng không được đặt ngư cụ cố định, khai thác khoáng sản trái quy định của pháp luật;

d) Không được đổ đất, bùn, cát, các chất thải khác gây bồi làm thay đổi cao độ đáy luồng.

3. Bảo vệ hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa

a) Phạm vi hành lang bảo vệ luồng phải được bảo đảm duy trì kích thước, không được thu hẹp, tự ý lấn chiếm hành lang bảo vệ luồng;

b) Trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng không được xây dựng nhà, các công trình khác, khai thác tài nguyên khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận; không đặt ngư cụ cố định trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng;

c) Khi luồng thay đổi vào hành lang bảo vệ luồng, công trình, hoạt động khai thác khoáng sản, thủy sản, làng nghề, chợ nổi phải được di chuyển, thu hẹp hoặc thanh thải vật chướng ngại trên phạm vi luồng mới.

4. Đối với công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Để vật liệu, phương tiện, thiết bị gây sạt lở, hư hỏng công trình;

b) Neo, buộc phương tiện, động vật vào phao báo hiệu, cột báo hiệu, mốc thủy chí, mốc đo đạc, mốc tọa độ, mốc giới hạn hành lang bảo vệ luồng;

c) Sử dụng chất nổ, khai thác khoáng sản không đúng quy định hoặc có hành vi khác gây ảnh hưởng đến công trình;

d) Thải các chất độc hại ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của công trình.

Điều 33. Phạm vi hành lang bảo vệ luồng

Phạm vi hành lang bảo vệ luồng được xác định từ mép luồng trở ra mỗi bên, đối với luồng đã có trong quy hoạch được phê duyệt thì xác định theo cấp kỹ thuật quy hoạch, cụ thể như sau:

1. Phạm vi hành lang bảo vệ luồng trong trường hợp luồng không nằm sát bờ

a) Đối với luồng đường thủy nội địa trên hồ, vịnh, cửa sông ra biển, ven bờ biển và luồng cấp đặc biệt: từ 20 m đến 25 m;

b) Đối với luồng đường thủy nội địa cấp I, cấp II: từ 15 m đến 20 m;

c) Đối với luồng đường thủy nội địa cấp III, cấp IV: từ 10 đến 15 m;

d) Đối với luồng đường thủy nội địa cấp V, cấp VI: là 10 m.

2. Phạm vi hành lang bảo vệ luồng trong trường hợp luồng nằm sát bờ được tính từ mép bờ tự nhiên trở vào phía bờ ít nhất là 5 m; trường hợp luồng đi qua khu vực thành phố, thị xã, thị trấn thì phạm vi hành lang bảo vệ luồng là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Căn cứ đặc điểm của từng khu vực, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường để xác định cụ thể mép bờ tự nhiên để phục vụ bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

4. Trường hợp phạm vi hành lang bảo vệ luồng trùng với hành lang an toàn cầu đường bộ, cầu đường sắt thì phạm vi hành lang bảo vệ luồng được tính từ mép luồng tới mép bờ tự nhiên và thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn cầu đường bộ, cầu đường sắt.

5. Trường hợp phạm vi hành lang bảo vệ luồng trùng với hành lang bảo vệ luồng hàng hải thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ hành lang luồng hàng hải.

6. Trường hợp phạm vi hành lang bảo vệ luồng trùng với phạm vi bảo vệ các công trình phòng, chống thiên tai, bảo vệ đê điều và các công trình thủy lợi thì thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, bảo vệ đê điều và pháp luật về khai thác bảo vệ công trình thủy lợi.

7. Trường hợp phạm vi hành lang bảo vệ luồng trùng với hành lang an toàn bảo vệ nguồn nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ hành lang bảo vệ luồng.

8. Khi lập dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng luồng đường thủy nội địa, chủ đầu tư dự án phải căn cứ vào quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa để xác định rõ cấp kỹ thuật của luồng đường thủy nội địa, đồng thời xác định phạm vi hành lang bảo vệ luồng, thực hiện cắm mốc chỉ giới sau khi hoàn thành dự án.

Điều 34. Quản lý hành lang bảo vệ luồng

1. Lập hồ sơ quản lý hành lang bảo vệ luồng

a) Hồ sơ quản lý hành lang bảo vệ luồng phải cập nhật các công trình ảnh hưởng đến an toàn đường thủy nội địa, phạm vi, thời điểm xuất hiện và quá trình xử lý; mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng;

b) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức lập hồ sơ quản lý hành lang bảo vệ luồng quốc gia, Sở Giao thông vận tải tổ chức lập hồ sơ quản lý hành lang bảo vệ luồng địa phương, tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng lập hồ sơ quản lý hành lang bảo vệ luồng chuyên dùng.

2. Khi hành lang bảo vệ luồng thay đổi, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải, tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng phải thông báo đến chủ công trình, tổ chức, cá nhân có hoạt động trên đường thủy nội địa phải thực hiện di chuyển, thu hẹp hoặc thanh thải vật chướng ngại.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý luồng phải thực hiện cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có mốc chỉ giới để phối hợp bảo vệ.

Điều 35. Trách nhiệm bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

1. Tổ chức, cá nhân được giao quản lý công trình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

2. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa bị xâm hại phải kịp thời báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quản lý đường thủy nội địa hoặc cơ quan công an nơi gần nhất. Cơ quan, đơn vị nhận được tin báo phải yêu cầu chủ công trình kịp thời thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

Chương III

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KHÔNG THUỘC KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 36. Quy định chung về đầu tư xây dựng công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và hoạt động liên quan đến đường thủy nội địa

1. Các dự án xây dựng không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các hoạt động quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng hoặc trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu khi lập dự án đầu tư, tổ chức hoạt động phải thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định này.

2. Các công trình xây dựng, gồm:

a) Công trình phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;

b) Kè, đập thủy lợi, cầu, bến phà;

c) Phong điện, nhiệt điện, thủy điện;

d) Công trình vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng;

đ) Công trình khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên đường thủy nội địa.

3. Các hoạt động, gồm:

a) Hoạt động thi công công trình (bao gồm hoạt động nạo vét vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu); khai thác tài nguyên, khoáng sản;

b) Khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản (bè cá, lồng cá, đăng, đáy cá, bãi nuôi trồng thủy sản, hải sản); tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí, diễn tập, thể thao, lễ hội; họp chợ, làng nghề, thực hành đào tạo nghề;

c) Các hoạt động khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên đường thủy nội địa.

Điều 37. Thẩm quyền thỏa thuận về nội dung liên quan đến đường thủy nội địa đối với công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các hoạt động trên đường thủy nội địa

1. Thẩm quyền thỏa thuận

a) Bộ Giao thông vận tải thỏa thuận đối với các công trình, hoạt động quốc phòng, an ninh có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thỏa thuận đối với công trình, các hoạt động động quốc phòng, an ninh có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa trên đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương;

c) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thỏa thuận về nội dung liên quan đến đường thủy nội địa đối với các công trình, hoạt động trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, hành lang bảo vệ luồng, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

d) Sở Giao thông vận tải thỏa thuận về nội dung liên quan đến đường thủy nội địa đối với các công trình, hoạt động trên đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương, hành lang bảo vệ luồng, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

đ) Cảng vụ, Sở Giao thông vận tải (nơi chưa có Cảng vụ) thỏa thuận đối với hoạt động nạo vét cải tạo vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu thuộc phạm vi quản lý.

2. Nội dung thỏa thuận

a) Đối với cầu vĩnh cửu, cầu tạm: vị trí xây dựng, kích thước khoang thông thuyền (chiều rộng, chiều cao tĩnh không);

b) Đối với cầu quay, cầu cất, cầu phao, công trình thủy lợi, thủy điện kết hợp giao thông: vị trí xây dựng, kích thước khoang thông thuyền (chiều rộng, chiều cao tĩnh không, chiều dài, độ sâu ngưỡng âu);

c) Đối với đường dây, đường ống, công trình vượt qua luồng trên không: vị trí xây dựng, tĩnh không đường dây, đường ống, công trình vượt qua luồng;

d) Đối với công trình ngầm, đường ống, đường dây dưới đáy luồng: vị trí xây dựng; chiều sâu đến đỉnh công trình ngầm, đường ống, đường dây;

đ) Đối với khu vực thi công công trình, khai thác tài nguyên, khoáng sản: vị trí, phạm vi khu vực khai thác, cao độ nạo vét, khai thác;

e) Khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản, đặt ngư cụ cố định đánh bắt thủy, hải sản; hoạt động thực hành đào tạo nghề; đặt nhà hàng nổi, khách sạn nổi; khu vực họp chợ, làng nghề, khu vui chơi, giải trí: vị trí, phạm vi hoạt động.

Điều 38. Thủ tục thỏa thuận về nội dung liên quan đến đường thủy nội địa đối với công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các hoạt động trên đường thủy nội địa

Chủ đầu tư xây dựng công trình, tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định này để thỏa thuận các nội dung liên quan đến đường thủy nội địa. Hồ sơ gồm:

1. Đơn đề nghị thỏa thuận xây dựng công trình theo Mẫu số 24 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Bản vẽ mặt cắt công trình thể hiện trên mặt cắt ngang sông.

3. Bản vẽ khu vực xây dựng công trình trên hệ tọa độ quốc gia VN2000, hệ cao độ nhà nước. Trên bản vẽ thể hiện vị trí công trình và cao độ tự nhiên, địa hình, địa vật của sông, kênh đối với khu vực xây dựng công trình, các công trình liền kề (nếu có) và các tài liệu sau:

a) Đối với cầu vĩnh cửu, cầu tạm: số liệu về kích thước khoang thông thuyền (vị trí, chiều rộng, chiều cao tĩnh không); mặt cắt dọc công trình thể hiện trên mặt cắt ngang sông, kênh;

b) Đối với cầu quay, cầu cất, cầu phao, cầu nâng hạ, công trình thủy điện kết hợp giao thông: số liệu về khoang thông thuyền (vị trí, chiều rộng, chiều cao tĩnh không, chiều dài, độ sâu ngưỡng âu); phương án và công nghệ đóng, mở; bản vẽ thiết kế vị trí, vùng nước dự kiến bố trí cho phương tiện neo đậu khi chờ đợi qua công trình;

c) Đối với đường ống, đường dây, công trình vượt qua luồng trên không: bản vẽ, các số liệu về chiều cao tĩnh không, thể hiện điểm cao nhất của đường ống, đường dây (điểm thấp nhất của đường dây điện, tính cả hành lang an toàn lưới điện), công trình vượt qua luồng;

d) Đối với công trình ngầm, đường dây, đường ống dưới đáy luồng: bản vẽ thể hiện khoảng cách, cao trình đỉnh công trình đến cao trình đáy thiết kế luồng, phạm vi luồng và hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa;

đ) Đối với công trình đập, thủy điện, thủy lợi: bình đồ và bản vẽ khu vực cảng, bến thủy nội địa hoặc khu vực chuyển tải tại thượng lưu và hạ lưu công trình; phương án bốc xếp, chuyển tải;

e) Đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh; công trình phong điện, nhiệt điện; bến phà, kè: bản vẽ thể hiện mặt bằng khu vực cảng; công trình kè, chỉnh trị khác; kích thước, kết cấu các cầu cảng, kè, công trình chỉnh trị khác và các công trình phụ trợ; vùng nước của cảng.

4. Đối với các hoạt động quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định này, hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị thỏa thuận theo Mẫu số 24 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản vẽ thể hiện phạm vi khu vực hoạt động, phạm vi luồng và hành lang bảo vệ luồng, khoảng cách đến các công trình liên quan ở khu vực và phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa;

c) Bản vẽ các mặt cắt ngang và hồ sơ mốc để xác định phạm vi, cao trình nạo vét, khai thác tài nguyên, khoáng sản (đối với hoạt động nạo vét cải tạo vùng nước cảng, bến thủy nội địa, luồng chuyên dùng vào cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu; khai thác tài nguyên, khoáng sản).

5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định này có văn bản thỏa thuận gửi chủ đầu tư.

Điều 39. Thông báo đưa công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa vào sử dụng

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng, chủ đầu tư gửi thông báo bằng văn bản đến Chi cục đường thủy nội địa khu vực (đối với công trình trên đường thủy nội địa quốc gia, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước ngoài phạm vi luồng quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia), Sở Giao thông vận tải (đối với công trình trên đường thủy nội địa địa phương, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước ngoài phạm vi luồng địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương).

2. Nội dung thông báo

a) Tên công trình;

b) Vị trí (lý trình, địa danh, tọa độ);

c) Các thông số chính của công trình;

d) Thời gian bắt đầu khai thác.

3. Thông báo đưa công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa vào sử dụng theo Mẫu số 25 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Chương IV

BẢO ĐẢM AN TOÀN, AN NINH, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Mục 1. BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 40. Bảo đảm an toàn trong các trường hợp hạn chế giao thông

1. Các trường hợp hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa, gồm:

a) Có vật chướng ngại trên luồng gây cản trở giao thông;

b) Thi công công trình trên luồng, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu và vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải mà xuất hiện tình huống gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông;

c) Công trình trên đường thủy nội địa làm hạn chế chuẩn tắc luồng đã được công bố;

d) Hoạt động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn;

đ) Hoạt động bảo đảm quốc phòng, an ninh;

e) Hoạt động diễn tập, thể thao, lễ hội, vui chơi giải trí, thực tập đào tạo nghề, họp chợ, làng nghề.

2. Thẩm quyền công bố hạn chế giao thông

a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam công bố hạn chế giao thông đối với trường hợp bảo đảm quốc phòng, an ninh trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải tiếp giáp với hành lang bảo vệ luồng quốc gia;

b) Chi cục đường thủy nội địa khu vực công bố hạn chế giao thông đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải tiếp giáp với hành lang bảo vệ luồng quốc gia, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

c) Sở Giao thông vận tải công bố hạn chế giao thông đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này trên đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương, vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trừ vùng nước quy định tại các điểm a, b khoản này;

d) Cảng vụ công bố hạn chế giao thông trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu thuộc phạm vi quản lý.

3. Thủ tục công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa

a) Trước khi thi công công trình hoặc tổ chức các hoạt động trên đường thủy nội địa, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình, tổ chức hoạt động gửi văn bản đề nghị công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa (ghi rõ vị trí, thời gian hạn chế thi công) và phương án đảm bảo đảm an toàn giao thông được phê duyệt đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này có văn bản công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa gửi cho chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân;

c) Trường hợp có vật chướng ngại đột xuất; hoạt động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trên đường thủy nội địa làm hạn chế chuẩn tắc luồng đã được công bố, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này căn cứ yêu cầu thực tế xác định biện pháp bảo đảm an toàn giao thông và công bố hạn chế giao thông đường thuỷ nội địa.

4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi và hạn chế giao thông đường thủy nội địa.

Điều 41. Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa

1. Các dự án xây dựng công trình, khu vực hoạt động có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa (trên luồng, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu và vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải) quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 36 Nghị định này phải có phương án, biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trong suốt thời gian thi công công trình, tổ chức hoạt động.

2. Trách nhiệm lập và tổ chức thực hiện phương án

Chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công công trình, tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa có trách nhiệm lập và tổ chức thực hiện phương án đảm bảo an toàn giao thông đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

3. Thẩm quyền chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông

a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với công trình, hoạt động bảo đảm quốc phòng, an ninh trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia;

b) Chi cục đường thủy nội địa khu vực chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với công trình, hoạt động trên đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải tiếp giáp với hành lang bảo vệ luồng quốc gia, trừ trường hợp quy định tại điểm a, điểm d khoản này;

c) Sở Giao thông vận tải chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với công trình, hoạt động trên đường thủy nội địa địa phương; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương, vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này. Căn cứ tình hình thực tế, Sở Giao thông vận tải trình Ủy ban nhân cấp tỉnh ủy quyền, phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông;

d) Cảng vụ chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động sửa chữa, cải tạo nâng cấp và hoạt động khác trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu thuộc phạm vi quản lý.

4. Nội dung của phương án bảo đảm an toàn giao thông.

a) Thông tin chung về công trình, dự án đầu tư xây dựng, tổ chức hoạt động;

b) Thời gian thi công, xây dựng, tổ chức hoạt động;

c) Phương án thi công, tổ chức hoạt động;

d) Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông;

đ) Phương án tổ chức và phối hợp thực hiện bảo đảm an toàn giao thông.

5. Hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông

a) Đơn đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông theo Mẫu số 26 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Phương án thi công, thời gian, tiến độ thi công công trình, tổ chức hoạt động;

c) Phương án bảo đảm an toàn giao thông;

d) Bản sao bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình, phạm vi khu vực tổ chức thi công công trình, tổ chức hoạt động.

6. Trình tự chấp thuận

a) Trước khi thi công công trình, tổ chức hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này đề nghị chấp thuận;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này có văn bản chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông gửi cho chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân.

7. Đối với trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố trên đường thủy nội địa do nguyên nhân bất khả kháng làm gián đoạn giao thông, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải hoặc tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng phải kịp thời tổ chức lập và thực hiện phương án bảo đảm giao thông tại khu vực tai nạn, sự cố.

8. Việc bảo đảm an toàn giao thông phục vụ hoạt động nạo vét luồng đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu thực hiện theo quy định của Chính phủ về nạo vét vùng nước đường thủy nội địa.

Mục 2. BẢO ĐẢM AN NINH TẠI CẢNG THỦY NỘI ĐỊA TIẾP NHẬN PHƯƠNG TIỆN THỦY NƯỚC NGOÀI VÀ HOA TIÊU ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 42. Bảo đảm an ninh tại cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài

1. Bảo đảm an ninh tại cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài là việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho người, phương tiện, công trình tại cảng thông qua việc tổ chức đánh giá an ninh, xây dựng kế hoạch an ninh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cấp giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.

2. Bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa áp dụng đối với phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển có tổng dung tích từ 500 GT trở lên hoạt động tuyến quốc tế.

3. An ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài phân thành 03 cấp độ.

a) Cấp độ an ninh 1 là cấp độ mà các biện pháp bảo vệ an ninh thích hợp phải được duy trì liên tục;

b) Cấp độ an ninh 2 là cấp độ mà các biện pháp bảo vệ an ninh bổ sung phải được duy trì trong khoảng thời gian có nguy cơ cao của một sự cố an ninh;

c) Cấp độ an ninh 3 là cấp độ mà các biện pháp bảo vệ an ninh cụ thể phải được duy trì trong khoảng thời gian hạn chế khi một sự cố an ninh có thể xảy ra hoặc sắp xảy ra, mặc dù có thể không xác định được mục tiêu cụ thể.

4. Các biện pháp bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài phải phù hợp với từng cấp độ an ninh

a) Cấp độ an ninh 1 đảm bảo duy trì thực hiện mọi nhiệm vụ an ninh trong kế hoạch an ninh; theo dõi tất các hoạt động diễn ra trong khu vực cảng; kiểm soát khu vực hạn chế trong cảng; kiểm tra, giám sát khu vực làm hàng; kiểm tra, giám sát hoạt động nhận đồ dự trữ cho phương tiện; đảm bảo việc trao đổi thông tin an ninh kịp thời;

b) Cấp độ an ninh 2 thực hiện các biện pháp bảo vệ bổ sung nêu trong Kế hoạch an ninh phải được triển khai thực hiện đối với mỗi hoạt động quy định tại điểm a khoản này;

c) Cấp độ an ninh 3 thực hiện các biện pháp tăng cường bảo vệ đặc biệt trong Kế hoạch an ninh phải được triển khai thực hiện đối với mỗi hoạt động quy định tại điểm a khoản này.

5. Đánh giá an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài do người quản lý khai thác cảng tổ chức thực hiện lần đầu và định kỳ hàng năm theo Mẫu số 27 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng.

6. Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài

a) Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài (sau đây gọi là kế hoạch an ninh) do người khai thác cảng lập theo Mẫu số 28 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhằm đảm bảo việc áp dụng các biện pháp bảo vệ cảng, người, phương tiện, hàng hóa, các đơn vị vận chuyển hàng hóa, đồ dự trữ của phương tiện trong phạm vi cảng, tránh các rủi ro của một sự cố an ninh;

b) Kế hoạch an ninh phải được lập và duy trì trên cơ sở đánh giá an ninh cảng thủy nội địa. Kế hoạch an ninh phải đưa ra các biện pháp phù hợp đối với mỗi cấp độ an ninh quy định tại khoản 3 Điều này.

7. Cam kết an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài được thực hiện, dựa trên cơ sở đánh giá nguy cơ rủi ro có thể xảy ra từ các hoạt động giao tiếp giữa phương tiện thủy với cảng hoặc giữa phương tiện thủy với nhau đối với người, tài sản và môi trường theo Mẫu số 29 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

8. Bản cam kết an ninh phải do thuyền trưởng hoặc sĩ quan an ninh phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển và nhân viên an ninh cảng thủy nội địa hoặc tổ chức chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh trên bờ thay mặt cho chủ cảng lập và phải được chủ cảng hoặc chủ phương tiện cam kết có biện pháp bảo đảm an ninh phù hợp với cấp độ an ninh của cảng hoặc phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển. Chủ phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển hoặc chủ cảng có thể yêu cầu một bản cam kết an ninh khi có một trong các trường hợp sau:

a) Phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển có cấp độ an ninh cao hơn so với cảng, khu neo đậu hoặc phương tiện thủy nước ngoài khác mà nó đang giao tiếp;

b) Có ký kết thỏa thuận về cam kết an ninh giữa các nước ký kết đối với một số tuyến quốc tế hoặc đối với một số phương tiện cụ thể trên các tuyến đó;

c) Đã có mối đe dọa an ninh hoặc sự cố an ninh liên quan đến phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển hoặc cảng;

d) Phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển đang ở trong cảng nhưng không yêu cầu cảng phải có và thực thi Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa đã được phê duyệt;

đ) Phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển đang tiến hành các hoạt động giao tiếp với phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển khác, nhưng không yêu cầu phải có và thực thi một kế hoạch an ninh phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển được phê duyệt;

e) Nội dung trong bản cam kết an ninh phải đượcnhân viên an ninh cảng hoặc thuyền trưởng hoặc sĩ quan an ninh phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển cam kết có biện pháp bảo đảm an ninh phù hợp với cấp độ an ninh của cảng và phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển.

9. Cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan quản lý chuyên ngành, nhân viên của doanh nghiệp cảng làm công tác bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa phải hoàn thành khóa đào tạo, huấn luyện về an ninh cảng thủy nội địa tại cơ sở đào tạo có chuyên ngành đào tạo về an ninh theo chương trình đào tạo an ninh cảng đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo.

Điều 43. Thủ tục phê duyệt đánh giá an ninh, kế hoạch an ninh và cấp giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài

1. Người quản lý khai thác cảng lập hồ sơ theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này và nộp 03 bộ trực tiếp hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ.

2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt đánh giá an ninh, gồm:

a) Đơn nghị phê duyệt đánh giá an ninh theo Mẫu số 30 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản đánh giá an ninh theo quy định tại khoản 5 Điều 42 Nghị định này;

c) Thành phần tham gia họp đánh giá an ninh gồm: cơ quan công an cấp huyện, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng, Phòng Cảnh sát giao thông cấp tỉnh, Chi cục Hải Quan, Cảng vụ, Trung tâm Y tế dự phòng cấp huyện, cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp huyện, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.

3. Hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch an ninh và cấp giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài, gồm:

a) Đơn đề nghị phê duyệt kế hoạch an ninh và cấp giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài theo Mẫu số 31 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản đánh giá an ninh đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

c) Kế hoạch an ninh.

4. Hồ sơ xác nhận hàng năm giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa, gồm:

a) Đơn đề nghị xác nhận hàng năm giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài theo Mẫu số 32 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản đánh giá an ninh phải có ý kiến của các cơ quan quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;

c) Biên bản các buổi tập huấn hoặc diễn tập hoặc huấn luyện theo chương trình Kế hoạch an ninh được phê duyệt;

d) Bản chính giấy chứng nhận phù hợp an ninh (để xác nhận vào trang sau của giấy chứng nhận).

5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cảng vụ thẩm định hồ sơ và báo cáo kết quả thẩm định gửi kèm 02 bộ hồ sơ đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và báo cáo của Cảng vụ, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phê duyệt đánh giá an ninh, kế hoạch an ninh và cấp giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài, xác nhận hàng năm giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa.

Giấy chứng nhận phê duyệt đánh giá an ninh, giấy chứng nhận phê duyệt kế hoạch an ninh, giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài theo Mẫu số 33, Mẫu số 34, Mẫu số 35 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

6. Giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài có thời hạn 05 năm và hàng năm phải được xác nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

Điều 44. Kiểm tra, giám sát an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài

1. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cảng vụ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm việc thực hiện công tác an ninh tại cảng thủy nội địa. Danh mục kiểm tra công tác an ninh tại các cảng thủy nội địa theo Mẫu số 36 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Người quản lý khai thác cảng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác an ninh, để phục vụ cho việc đánh giá an ninh và xây dựng kế hoạch an ninh.

3. Phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển vào, rời cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật hàng hải về an ninh, an toàn hàng hải như đối với phương tiện vào, rời cảng biển Việt Nam và quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Người quản lý khai thác cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài phải đảm bảo các điều kiện về an toàn, an ninh theo quy định.

Điều 45. Hoa tiêu đường thủy nội địa

1. Chế độ sử dụng hoa tiêu bắt buộc

Phương tiện thủy nước ngoài khi hoạt động trên đường thủy nội địa hoặc vào, rời cảng thủy nội địa bắt buộc phải có hoa tiêu dẫn đường, trừ phương tiện thủy nội địa của Vương quốc Campuchia hoạt động theo quy định tại Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải thủy. Trường hợp cần thiết, thuyền trưởng phương tiện, tàu biển có thể yêu cầu hoa tiêu dẫn đường.

2. Hoạt động hoa tiêu trên đường thủy nội địa hoặc trong vùng nước cảng thủy nội địa thực hiện theo quy định về hoa tiêu của pháp luật hàng hải và do Hoa tiêu hàng hải thực hiện.

Mục 3. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 46. Bảo vệ môi trường trong đầu tư xây dựng, bảo trì, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

1. Chủ dự án các công trình xây dựng, bảo trì, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có trách nhiệm:

a) Tổ chức lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

b) Xác định và bố trí kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường trong tổng mức đầu tư của dự án; đưa biện pháp xử lý chất thải, biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận vào thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và hồ sơ mời thầu, hợp đồng với các nhà thầu thi công xây dựng của dự án;

c) Tổ chức quản lý, giám sát và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động thi công xây dựng dự án theo quy định của pháp luật xây dựng và bảo vệ môi trường.

2. Nhà thầu thi công xây dựng phải tuân thủ các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường và đáp ứng đầy đủ yêu cầu về bảo vệ môi trường trong hợp đồng đã ký với chủ dự án.

3. Nhà thầu tư vấn quan trắc, giám sát môi trường phải tuân thủ các quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường, quy chuẩn kỹ thuật môi trường và chịu trách nhiệm trước chủ dự án, trước pháp luật về các thông tin, số liệu do mình tạo lập trong thực hiện công tác quan trắc, giám sát môi trường.

Điều 47. Bảo vệ môi trường trong khai thác cảng, bến thủy nội địa

Người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa có trách nhiệm:

1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định đối với cảng thủy nội địa và bến thủy nội địa kinh doanh xăng dầu.

2. Bố trí nhân sự quản lý, thực hiện công tác bảo vệ môi trường cảng, bến.

3. Thu gom, xử lý nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của cảng, bến bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường; thực hiện quan trắc định kỳ nước thải trước và sau khi xử lý theo yêu cầu trong hồ sơ được duyệt; lưu giữ số liệu quan trắc để phục vụ kiểm tra hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.

4. Thu gom, phân loại, lưu giữ các loại chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của cảng, bến để xử lý hoặc thuê tổ chức có chức năng xử lý chất thải để tiếp nhận, vận chuyển và xử lý theo quy định.

5. Bố trí phương tiện, dụng cụ, thiết bị tại cảng, bến để tiếp nhận chất thải rắn thông thường từ phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài, thủy phi cơ; niêm yết, cung cấp danh sách tổ chức có chức năng xử lý chất thải nguy hại để tiếp nhận, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại phát sinh từ phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài, thủy phi cơ.

6. Giảm thiểu bụi và hạn chế tiếng ồn, độ rung gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động.

7. Bố trí cách ly và bảo đảm khoảng cách an toàn trong tiếp nhận, lưu kho hàng hóa nguy hiểm, hàng hóa dễ cháy nổ theo quy định.

Điều 48. Bảo vệ môi trường trong hoạt động đóng mới, sửa chữa, hoán cải, phục hồi và phá dỡ phương tiện

Chủ cơ sở đóng mới, sửa chữa, hoán cải, phục hồi và phá dỡ phương tiện có trách nhiệm:

1. Xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ môi trường, kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định.

2. Bố trí nhân sự quản lý, thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động của cơ sở.

3. Thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ sở để xử lý theo quy định.

Điều 49. Bảo vệ môi trường đối với phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài hoạt động trên đường thủy nội địa

1. Tàu biển phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu.

2. Phương tiện phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa.

3. Quản lý chất thải thông thường

a) Phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài hoạt động trên đường thủy nội địa và các tuyến vận tải ven biển phải che chắn, không để rơi hàng hóa, phát tán bụi gây ô nhiễm môi trường;

b) Chất thải, chất gây ô nhiễm của phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài phải được thu gom, lưu giữ tại phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài để chuyển lên hệ thống thiết bị tiếp nhận tại cảng, bến thủy nội địa hoặc chuyển cho tổ chức có chức năng xử lý theo quy định;

c) Phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài phải trang bị thiết bị xử lý nước thải hoặc các két chứa trước khi chuyển lên bờ để xử lý;

d) Thông tin về việc đổ rác thải phải được lưu vào sổ ghi chép rác trên tàu, phương tiện;

đ) Trường hợp phương tiện chở hàng hóa có khả năng gây ô nhiễm thì phải có biện pháp phòng ngừa ô nhiễm tương ứng với hàng hóa gây ô nhiễm đó.

4. Quản lý chất thải nguy hại

Phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài, thủy phi cơ phát sinh chất thải nguy hại, phải tuân thủ quy định pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.

5. Không xả dầu, nước dằn, nước làm mát hoặc nước lẫn dầu chứa các chất gây ô nhiễm ra môi trường vượt quá quy chuẩn môi trường cho phép, không sử dụng chất phân tán tràn dầu ra môi trường nước.

6. Khi phát hiện có nguy cơ hoặc hành vi gây ô nhiễm môi trường, sự cố tràn dầu, người điều khiển phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài phải áp dụng ngay biện pháp ứng phó hiệu quả, đồng thời phải báo cáo ngay lập tức sự cố ô nhiễm môi trường, sự cố tràn dầu hoặc dự kiến khả năng xảy ra sự cố ô nhiễm, tràn dầu cho cơ quan quản lý chuyên ngành nơi gần nhất.

7. Phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài hoạt động trên đường thủy nội địa, trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về quy định bảo vệ môi trường.

8. Phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài đang neo đậu trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Nạo ống khói hoặc xả khói đen;

b) Cọ rửa hầm hàng hoặc mặt boong gây ô nhiễm môi trường;

c) Bơm xả các loại nước bẩn, dầu, nước lẫn cặn dầu và các loại chất lỏng độc hại khác;

d) Vứt rác, đổ rác hoặc các đồ vật, chất thải rắn khác từ phương tiện, tàu xuống nước hoặc cầu cảng, bến thủy nội địa;

đ) Gõ rỉ, sơn tàu làm ô nhiễm môi trường.

9. Thuyền trưởng phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài khi hoạt động trên đường thủy nội địa và trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

a) Khi phát hiện có nguy cơ hoặc hành vi gây ô nhiễm môi trường phải thông báo ngay cho Cảng vụ; đồng thời, ghi rõ vào nhật ký của tàu, phương tiện mình về thời gian, địa điểm và tính chất của sự cố ô nhiễm đó;

b) Nếu sự cố gây ô nhiễm môi trường phát sinh từ hoạt động của tàu, phương tiện mình, phải áp dụng ngay biện pháp ứng phó hiệu quả và kịp thời thông báo cho Cảng vụ biết.

10. Người điều khiển phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài gây thiệt hại, ô nhiễm môi trường phải bồi thường và bị xử lý theo quy định.

Chương V

THỦ TỤC PHƯƠNG TIỆN VÀO, RỜI CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA, KHU NEO ĐẬU

Điều 50. Thủ tục phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài vào, rời cảng, bến thủy nội địa

1. Phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài vào, rời cảng, bến thủy nội địa phải làm thủ tục để được cấp giấy phép vào, rời cảng, bến thủy nội địa.

2. Trước khi phương tiện, thủy phi cơ vào, rời cảng, bến thủy nội địa, người làm thủ tục thông báo về phương tiện (số đăng ký), thời gian sẽ vào, rời cảng, bến thủy nội địa và loạihàng hóa hoặc số lượng hành khách cho Cảng vụ biết. Thông báo bằng tin nhắn, điện thoại hoặc hình thức khác. Thuyền trưởng, người lái phương tiện chỉ được đưa phương tiện, thủy phi cơ vào, rời cảng, bến thủy nội địa khi có đồng ý của Cảng vụ. Thời gian thông báo như sau:

a) Trước 02 giờ đối với phương tiện vận tải hàng hóa;

b) Trước 01 giờ đối với phương tiện vận tải hành khách, thủy phi cơ.

3. Thủ tục phương tiện, thủy phi cơ vào, rời cảng, bến thủy nội địa được thực hiện trực tiếp, thực hiện bằng thủ tục điện tử hoặc các hình thức khác theo quy định.

4. Phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài vào, rời cảng, bến thủy nội địa phải nộp phí, lệ phí theo quy định.

5. Quy định về thủ tục phương tiện vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu tại Nghị định này không áp dụng đối với phương tiện vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Điều 51. Hình thức, thời gian, địa điểm làm thủ tục phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài vào, rời cảng, bến thủy nội địa

1. Hình thức làm thủ tục phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoàivào, rời cảng, bến thủy nội địa

a) Nộp, trình giấy tờ trực tiếp tại Cảng vụ;

b) Thủ tục điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải (phương tiện, tàu biển vận tải nội địa, thủy phi cơ);

c) Thủ tục điện tử áp dụng cơ chế một cửa quốc gia (phương tiện, tàu biển xuất, nhập cảnh, phương tiện thủy nước ngoài);

d) Thủ tục điện tử thông qua Cơ chế một cửa Asean;

đ) Hình thức khác theo quy định của pháp luật.

2. Thời gian làm thủ tục: trong thời gian 30 phút, kể từ khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, trừ tàu biển và phương tiện thủy nước ngoài.

3. Địa điểm làm thủ tục bằng thình thức nộp, trình giấy tờ trực tiếp đối với phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài làm thủ tục tại văn phòng của Cảng vụ hoặc tại cảng, bến hoặc có thể trên phương tiện (trong trường hợp đối với phương tiện đến từ khu vực dịch bệnh liên quan đến người, động vật, thực vật).

4. Quy trình thủ tục điện tử áp dụng cơ chế một cửa quốc gia và thủ tục điện tử thông qua Cơ chế một cửa Asean thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan.

Điều 52. Hồ sơ cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ

1. Người làm thủ tục nộp giấy tờ sau:

a) Giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa, trừ trường hợp làm thủ tục điện tử;

b) Danh sách hành khách (đối với phương tiện vận tải hành khách).

2. Người làm thủ tục xuất trình bản chính giấy tờ sau:

a) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, thủy phi cơ (hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức tín dụng trường hợp phương tiện đang cầm cố, thế chấp);

b) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện;

c) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện;

d) Sổ danh bạ thuyền viên (nếu có);

đ) Hợp đồng vận chuyển hoặc hóa đơn xuất kho hoặc giấy vận chuyển hàng hóa;

e) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (đối với phương tiện thuộc diện bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự);

g) Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay đối với thủy phi cơ;

h) Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, phương án vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng (trường hợp phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm, hàng hóa siêu trường, siêu trọng).

3. Người kiểm tra phải trả giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này cho người làm thủ tục sau khi kiểm tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này đã lưu trên cơ sở dữ liệu điện tử thì người làm thủ tục không phải xuất trình.

Điều 53. Hồ sơ cấp giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ

1. Người làm thủ tục nộp, xuất trình các giấy tờ sau:

a) Giấy tờ phải nộp: danh sách hành khách (đối với phương tiện vận tải hành khách);

b) Giấy tờ phải xuất trình: hợp đồng vận chuyển hoặc giấy vận chuyển hoặc phiếu xuất hàng hóa; giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện nếu có thay đổi so với khi phương tiện vào cảng, bến thủy nội địa.

2. Đối với phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa khi hạ thủy để hoạt động, chủ phương tiện hoặc chủ cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện phải xuất trình cho Cảng vụ các giấy tờ sau:

a) Biên bản kiểm tra xác nhận phương tiện đủ điều kiện để hoạt động của Cơ quan Đăng kiểm;

b) Phương án bảo đảm an toàn giao thông khi hạ thủy phương tiện do chủ cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện lập.

Điều 54. Kiểm tra, cấp giấy phép phương tiện, thủy phi cơ vào, rời cảng, bến thủy nội địa

1. Người làm thủ tục có thể lựa chọn một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định này để làm thủ tục cho phương tiện, thủy phi cơ vào, rời cảng, bến thủy nội địa và theo quy định sau:

a) Trường hợp thực hiện trực tiếp tại địa điểm làm thủ tục, người làm thủ tục nộp, xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 52, Điều 53 Nghị định này cho Cảng vụ;

b) Trường hợp làm thủ tục điện tử, người làm thủ tục cung cấp giấy tờ quy định tại Điều 52, Điều 53 Nghị định này trên phần mềm điện đử (do người làm thủ tục lựa chọn).

2. Kiểm tra giấy tờ thuyền viên, phương tiện

a) Trường hợp tiếp nhận giấy tờ trực tiếp từ người làm thủ tục, Cảng vụ kiểm tra sự phù hợp của giấy tờ theo quy định;

b) Trường hợp tiếp nhận giấy tờ qua thủ tục điện tử, Cảng vụ chỉ kiểm tra trên cơ sở dữ liệu mà không kiểm tra trực tiếp giấy tờ của phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện, nếu phát hiện có sai sót thì kiểm tra trực tiếp.

3. Kiểm tra phương tiện

a) Cảng vụ kiểm tra phương tiện trên cơ sở giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện;

b) Nếu phát hiện có vi phạm thì Cảng vụ thông báo, xử lý và hướng dẫn người làm thủ tục có biện pháp khắc phục, thay đổi bảo đảm đúng quy định.

4. Phương tiện, thủy phi cơ được cấp giấy phép vào, rời cảng, bến thủy nội địa khi bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Nghị định này.

5. Phương tiện được cấp phép rời cảng, bến thủy nội địa vẫn neo tại vùng nước cảng, bến thủy nội địa quá 24 giờ thì phải đổi lại giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa để điều chỉnh thời gian rời cảng, bến thủy nội địa.

6. Giấy phép vào, rời cảng, bến thủy nội địa có thể là bản giấy hoặc giấy phép điện tử. Giấy phép vào, rời cảng, bến thủy nội địa của phương tiện, thủy phi cơ theo Mẫu số 37, Mẫu số 38 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

7. Giấy phép vào, rời cảng, bến thủy nội địa do Cảng vụ đường thủy nội địa cấp và giấy phép rời cảng biển, cảng, bến thủy nội địa do Cảng vụ Hàng hải cấp được lưu trữ bằng giấy hoặc điện tử. Thời gian lưu trữ giấy phép vào, rời cảng, bến thủy nội địa bằng giấy là 02 năm, kể từ ngày phát hành. Hết thời hạn lưu trữ, Cảng vụ, Cảng vụ Hàng hải có trách nhiệm hủy giấy phép vào, rời cảng, bến thủy nội địa.

Điều 55. Thủ tục vào, rời cảng thủy nội địa đối với phương tiện vận tải thủy qua biên giới Việt Nam - Campuchia

1. Đối với phương tiện thủy nội địa của Vương quốc Campuchia vào, rời cảng thủy nội địa Việt Nam và phương tiện Việt Nam rời cảng thủy nội địa Việt Nam đi Campuchia, ngoài các thủ tục quy định tại Điều 51, Điều 52, Điều 53 và Điều 54 Nghị định này, còn phải xuất trình giấy phép vận tải thủy qua biên giới do cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Trường hợp phương tiện thủy nội địa của Vương quốc Campuchia và phương tiện thủy Việt Nam nhập cảnh, xuất cảnh vào, rời cảng thủy nội địa Việt Nam áp dụng hình thức điện tử thì thực hiện theo quy định tại Điều 56, Điều 57 Nghị định này.

3. Phương tiện thủy nội địa của Vương quốc Campuchia và phương tiện thủy Việt Nam nhập cảnh, xuất cảnh vào, rời cảng thủy nội địa Việt Nam không áp dụng hình thức điện tử thì thực hiện theo hình thức nộp, trình giấy tờ trực tiếp tại Cảng vụ.

4. Khi phương tiện đến cửa khẩu phải xuất trình các loại giấy tờ đã làm thủ tục xuất cảnh tại cảng xuất cảnh cho các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu kiểm tra trước khi phương tiện rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.

5. Trường hợp phương tiện không thể xuất cảnh đi Campuchia theo kế hoạch, người làm thủ tục phải thông báo và nộp lại các loại giấy tờ đã làm thủ tục xuất cảnh tại cửa khẩu cảng xuất cảnh để hủy hồ sơ xuất cảnh.

6. Giấy phép rời cảng thủy nội địa cấp cho phương tiện Việt Nam và phương tiện thủy nội địa của Vương quốc Campuchia rời cảng thủy nội địa Việt Nam đi Campuchia theo Mẫu số 39 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 56. Thủ tục điện tử đối với phương tiện thủy nội địa Việt Nam, Campuchia nhập cảnh vào cảng thủy nội địa Việt Nam

1. Chậm nhất 02 giờ, trước khi phương tiện dự kiến đến cửa khẩu, người làm thủ tục phải khai báo giấy tờ theo phương thức điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, gồm:

a) Thông báo phương tiện đến cảng thủy nội địa theo Mẫu số 48 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Giấy phép rời cảng thủy nội địa theo Mẫu số 39 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Bản khai chung theo Mẫu số 40 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

d) Danh sách thuyền viên theo Mẫu số 41 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

đ) Danh sách hành khách theo Mẫu số 42 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

e) Bản khai hàng hóa theo Mẫu số 43 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này hoặc hợp đồng vận chuyển hoặc hóa đơn xuất kho hoặc giấy vận chuyển hàng hóa;

g) Bản khai kiểm dịch thực vật đối với hàng hóa thuộc diện kiểm dịch thực vật theo Mẫu số 44 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

h) Bản khai kiểm dịch động vật đối với hàng hóa thuộc diện kiểm dịch động vật theo Mẫu số 45 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

i) Bản khai vũ khí và vật liệu nổ (nếu có) theo Mẫu số 46 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

k) Bản khai người trốn trên tàu (nếu có) theo Mẫu số 47 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Các giấy tờ phải xuất trình

a) Giấy tờ xuất trình cho Cảng vụ gồm: Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, giấy tờ liên quan đến hàng hóa vận tải trên phương tiện, giấy chứng nhận đăng ký phương tiện (hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức tín dụng trong trường hợp phương tiện đang cầm cố, thế chấp), giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện, bản sao giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự (đối với phương tiện thuộc diện bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự), giấy phép vận tải thủy qua biên giới Việt Nam - Campuchia;

b) Giấy tờ xuất trình cho Cơ quan Hải quan: Giấy tờ liên quan đến hàng hóa vận tải trên phương tiện;

c) Giấy tờ xuất trình cho Bộ đội Biên phòng cửa khẩu: Hộ chiếu và giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của thuyền viên, hành khách (nếu có);

d) Giấy tờ xuất trình cho cơ quan kiểm dịch thực vật: Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (đối với hàng hóa thuộc diện kiểm dịch thực vật);

đ) Giấy tờ xuất trình cho cơ quan kiểm dịch động vật: Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật của nước xuất hàng (đối với hàng hóa thuộc diện kiểm dịch động vật);

e) Giấy tờ xuất trình cho cơ quan kiểm dịch y tế: Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế của thuyền viên, người lái phương tiện, hành khách (trong trường hợp xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm).

3. Kiểm tra các loại giấy tờ liên quan đến phương tiện và thuyền viên

a) Cảng vụ kiểm tra các thông tin khai báo, tra cứu dữ liệu phương tiện, thuyền viên Việt Nam trên cơ sở dữ liệu điện tử của các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết thủ tục cấp giấy phép cho phương tiện vào cảng thủy nội địa;

b) Cảng vụ chỉ yêu cầu người làm thủ tục nộp, xuất trình các giấy tờ trong trường hợp cơ sở dữ liệu không có thông tin của phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện hoặc không đủ dữ liệu điện tử để kiểm tra, đối chiếu hoặc không bảo đảm điều kiện của chứng từ điện tử và người làm thủ tục chỉ khai báo dữ liệu lần đầu về phương tiện, thuyền viên trên phần mềm điện đử (do người làm thủ tục lựa chọn). Cảng vụ làm thủ tục đầu tiên kiểm tra, đối chiếu dữ liệu khai báo với bản chính xuất trình để giải quyết thủ tục cho phương tiện vào cảng thủy nội địa hoặc khi có sự thay đổi. Cơ sở dữ liệu về thuyền viên, người lái phương tiện, phương tiện, cảng thủy nội địa được lưu giữ trên Cổng thông tin một cửa quốc gia để làm cơ sở dữ liệu cho những lần làm thủ tục tiếp theo;

c) Thời hạn xuất trình các giấy tờ không có trong cơ sở dữ liệu: Chậm nhất 02 giờ, kể từ khi phương tiện đã neo đậu tại cầu cảng hoặc 04 giờ phương tiện đã neo đậu tại vị trí khác trong vùng nước cảng thủy nội địa.

4. Trách nhiệm làm thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng thủy nội địa

a) Cảng vụ có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1, điểm a khoản 2 Điều này; chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này, trong trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước cùng tham gia xử lý và có ý kiến khác nhau;

b) Cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ quy định tại các điểm a, c, d, đ, e khoản 1 Điều này; chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với giấy tờ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này trong trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước cùng tham gia xử lý và có ý kiến khác nhau;

c) Bộ đội Biên phòng cửa khẩu chịu trách nhiệm chính kiểm tra các giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, i, k khoản 1, điểm c khoản 2 của Điều này và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với các giấy tờ quy định tại các điểm i, k khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này, trong trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước cùng tham gia xử lý và có ý kiến khác nhau;

d) Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ quy định tại các điểm c, g khoản 1, điểm d khoản 2 Điều này; chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với giấy tờ quy định tại điểm g khoản 1 Điều này, trong trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước cùng tham gia xử lý và có ý kiến khác nhau;

đ) Cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ quy định tại các điểm c, h khoản 1, điểm đ khoản 2 Điều này; chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với giấy tờ tại điểm h khoản 1 Điều này, trong trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước cùng tham gia xử lý và có ý kiến khác nhau;

e) Cơ quan kiểm dịch y tế có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ quy định tại điểm e khoản 2 Điều này và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với giấy tờ đã kiểm tra trong trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước cùng tham gia xử lý và có ý kiến khác nhau.

5. Cấp phép điện tử

Chậm nhất 30 phút, kể từ khi người làm thủ tục hoàn thành các thủ tục khai báo điện tử và xuất trình đầy đủ các giấy tờ theo quy định, trên cơ sở ý kiến phản hồi của các cơ quan liên quan, Cảng vụ cấp giấy phép điện tử cho phương tiện vào cảng thủy nội địa thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Điều 57. Thủ tục điện tử đối với phương tiện thủy nội địa Việt Nam, Campuchia xuất cảnh rời cảng thủy nội địa Việt Nam

1. Chậm nhất 02 giờ, trước khi phương tiện rời cảng thủy nội địa, người làm thủ tục khai báo giấy tờ sau đây theo hình thức điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia

a) Thông báo phương tiện rời cảng thủy nội địa theo Mẫu số 48 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Danh sách thuyền viên, người lái phương tiện với đầy đủ chức danh;

c) Danh sách hành khách (đối với phương tiện chở hành khách);

d) Bản khai hàng hóa, hợp đồng vận chuyển hoặc hóa đơn xuất kho hoặc giấy vận chuyển (đối với phương tiện chờ hàng hóa).

2. Các chứng từ phải xuất trình

a) Giấy tờ xuất trình cho Cảng vụ: Giấy tờ liên quan đến hàng hóa vận tải trên phương tiện; giấy tờ xác nhận việc nộp phí, lệ phí quy định của pháp luật, trừ trường hợp thanh toán điện tử; giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện; giấy tờ liên quan tới những thay đổi so với giấy tờ khi làm thủ tục cho phương tiện vào cảng thủy nội địa;

b) Giấy tờ xuất trình cho Cơ quan Hải quan: Giấy tờ liên quan đến hàng hóa vận tải trên phương tiện;

c) Giấy tờ xuất trình cho Bộ đội Biên phòng cửa khẩu: Hộ chiếu và giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của thuyền viên, hành khách (nếu có);

d) Giấy tờ xuất trình cho cơ quan kiểm dịch thực vật: Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (đối với hàng hóa thuộc diện kiểm dịch thực vật);

đ) Giấy tờ xuất trình cho cơ quan kiểm dịch động vật: Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật của nước xuất hàng (đối với hàng hóa thuộc diện kiểm dịch động vật);

e) Giấy tờ xuất trình cho cơ quan kiểm dịch y tế: Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế của thuyền viên, người lái phương tiện, hành khách (trong trường hợp xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm).

3. Kiểm tra các loại giấy chứng nhận của phương tiện và thuyền viên.

a) Cảng vụ kiểm tra các thông tin khai báo, tra cứu dữ liệu của phương tiện, thuyền viên trên cơ sở dữ liệu điện tử của các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết thủ tục cấp giấy phép rời cảng thủy nội địa cho phương tiện;

 b) Cảng vụ chỉ yêu cầu người làm thủ tục nộp, xuất trình các giấy tờ trong trường hợp cơ sở dữ liệu không có dữ liệu của phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện hoặc không đủ dữ liệu điện tử để kiểm tra, đối chiếu hoặc không bảo đảm điều kiện của chứng từ điện tử và người làm thủ tục chỉ việc khai báo dữ liệu lần đầu về phương tiện, thuyền viên trên phần mềm điện tử (do người làm thủ tục lựa chọn). Cảng vụ làm thủ tục cuối cùng kiểm tra, đối chiếu dữ liệu khai báo với bản chính xuất trình để giải quyết thủ tục cho phương tiện rời cảng thủy nội địa Việt Nam hoặc khi có sự thay đổi. Cơ sở dữ liệu về thuyền viên, người lái phương tiện, phương tiện rời cảng thủy nội địa Việt Nam được lưu giữ trên phần mềm điện tử để làm cơ sở dữ liệu cho những lần làm thủ tục tiếp theo.

4. Thời hạn nộp hoặc xuất trình các giấy tờ không có trong cơ sở dữ liệu: Chậm nhất 02 giờ, trước khi phương tiện rời cảng và cửa khẩu. Đối với phương tiện chở khách có thể thực hiện ngay tại thời điểm phương tiện chuẩn bị rời cảng và cửa khẩu.

5. Trách nhiệm làm thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng thủy nội địa

a) Cảng vụ có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này; chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với giấy tờ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trong trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước cùng tham gia xử lý và có ý kiến khác nhau;

b) Cơ quan hải quan chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra các giấy tờ quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này; chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với giấy tờ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này trong trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước cùng tham gia xử lý và có ý kiến khác nhau;

c) Bộ đội Biên phòng cửa khẩu chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra các chứng từ quy định tại các điểm a, b, c khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này; chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với giấy tờ quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều này trong trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước cùng tham gia xử lý và có ý kiến khác nhau;

d) Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ quy định tại điểm a khoản 1 và điểm d khoản 2 Điều này, chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với giấy tờ quy định tại các điểm d khoản 2 Điều này trong trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước cùng tham gia xử lý và có ý kiến khác nhau;

đ) Cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm kiểm tra các chứng từ quy định tại điểm a khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều này, chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với giấy tờ quy định tại các điểm đ khoản 2 Điều này trong trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước cùng tham gia xử lý và có ý kiến khác nhau;

e) Cơ quan kiểm dịch y tế có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ quy định tại điểm e khoản 2 Điều này, chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với giấy tờ quy định tại các điểm e khoản 2 Điều này trong trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước cùng tham gia xử lý và có ý kiến khác nhau.

6. Cấp phép điện tử

a) Chậm nhất 30 phút, kể từ khi người làm thủ tục hoàn thành các thủ tục khai báo điện tử và xuất trình đầy đủ các giấy tờ theo quy định, trên cơ sở ý kiến phản hồi của các cơ quan liên quan, Cảng vụ cấp giấy phép cho phương tiện rời cảng thủy nội địa thông qua phần mềm điện tử;

b) Trường hợp phương tiện đã được cấp giấy phép rời cảng thủy nội địa nhưng ra đến cửa khẩu, cơ quan chức năng tại cửa khẩu không cho phương tiện xuất cảnh thì phải trả lời cho chủ phương tiện biết và nêu rõ lý do, đồng thời thông báo cho Cảng vụ cấp giấy phép rời cảng biết.

Điều 58. Thủ tục đối với tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài vào, rời và nhập cảnh, xuất cảnh tại cảng thủy nội địa

1. Phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển vào, rời và nhập cảnh, xuất cảnh tại cảng thủy nội địa thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật hàng hải đối với tàu thuyền vào, rời và nhập cảnh, xuất cảnh tại cảng biển và Nghị định này.

2. Mẫu giấy phép vào, rời cảng thủy nội địa và nhập cảnh, xuất cảnh đối với tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hải.

Điều 59. Phương tiện, thủy phi cơ, tàu biển vào, rời khu neo đậu

1. Phương tiện, thủy phi cơ, tàu biển vào, rời khu neo đậu để chuyển tải hàng hóa, đón trả hành khách phải thực hiện thủ tục theo quy định như vào, rời cảng, bến thủy nội địa quy định tại Nghị định này.

2. Giấy phép vào, rời khu neo đậu theo Mẫu số 37, Mẫu số 38 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Bộ Tài chính quy định mức thu phí, lệ phí vào, rời khu neo đậu đối với phương tiện, thủy phi cơ, tàu biển quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 60. Miễn, giảm thủ tục vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu

1. Các phương tiện sau đây được miễn làm thủ tục vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu

a) Phương tiện chữa cháy; phương tiện tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; phương tiện hộ đê; phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài tránh trú bão, lũ;

b) Phương tiện của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang đang làm nhiệm vụ; phương tiện, đoàn phương tiện có Công an hộ tống hoặc dẫn đường;

c) Phương tiện chuyên dùng của đơn vị quản lý chuyên ngành đường thủy nội địa;

d) Phương tiện đón, trả hoa tiêu, tàu cá;

đ) Phương tiện vận tải hành khách ngang sông tại bến khách ngang sông;

e) Phương tiện (tàu con) chuyển tải hành khách, hàng hóa từ phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài (tàu mẹ) vào cảng, bến và ngược lại; trong trường hợp này, tàu mẹ phải được làm thủ tục như thủ tục vào, rời cảng, bến, khu neo đậu. Trước khi vào cảng, bến thủy nội địa, thuyền trưởng, người lái phương tiện (tàu con) quy định tại điểm này phải thông báo cho Cảng vụ biết bằng văn bản hoặc bằng hình thức thông tin phù hợp khác;

g) Phương tiện chở người, vật tư, thiết bị đến và rời khu vực nuôi, trồng thủy, hải sản, xây dựng thi công công trình trên sông, hồ, đầm, phá, vụng, vịnh và trên biển;

h) Phương tiện thô sơ không kinh doanh vận tải;

i) Phương tiện vận tải hàng hóa (trừ hàng hóa nguy hiểm) có trọng tải toàn phần dưới 10 tấn;

k) Phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài, thủy phi cơ vào, rời cảng thủy nội địa để tiếp nhận nhiên liệu, lương thực, thực phẩm.

2. Phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ được giảm thủ tục vào, rời cảng, bến thủy nội địa

a) Phương tiện vận tải hành khách đã đăng ký hoạt động trên tuyến cố định có nhiều cảng, bến thủy nội địa đón, trả hành khách, nếu không thay đổi thuyền viên, người lái phương tiện thì chỉ làm thủ tục vào, rời cảng, bến thủy nội địa đầu và cảng, bến thủy nội địa cuối;

b) Phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ trong một chuyến vận tải hàng hóa, hành khách vào, rời nhiều cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu thuộc phạm vi quản lý của một Đại diện cảng vụ mà không thay đổi hành khách, thuyền viên, người lái phương tiện thì chỉ làm thủ tục vào cảng, bến thủy nội địa đầu tiên và làm thủ tục rời tại cảng, bến thủy nội địa cuối cùng. Trong trường hợp này, việc di chuyển giữa các cảng, bến thủy nội địa được Cảng vụ cấp lệnh điều động cho phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ. Lệnh điều động theo Mẫu số 49 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Phương tiện vận tải hành khách, thủy phi cơ thường xuyên vào, rời một cảng, bến thủy nội địa mà không thay đổi thuyền viên, người lái phương tiện và phương tiện có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực thì làm thủ tục phương tiện vào, rời cảng, bến thủy nội địa chuyến thứ nhất. Từ chuyến thứ hai trở lên chỉ thực hiện kiểm tra an toàn và cấp giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa;

d) Phương tiện vận chuyển nguyên liệu, nông sản, thủy sản từ nơi sản xuất, nuôi trồng đến cảng, bến của nhà máy chế biến mà khi rời cảng, bến này không vận chuyển hàng hóa, không thay đổi thuyền viên, người lái phương tiện thì không phải làm thủ tục rời cảng, bến;

đ) Phương tiện vào, rời cảng, bến thủy nội địa trong phạm vi quản lý của một Đại diện Cảng vụ từ hai lần trở lên trong một ngày mà không thay đổi thuyền viên, người lái phương tiện thì Cảng vụ kiểm tra giấy tờ của phương tiện, thuyền viên lần đầu. Việc kiểm tra điều kiện an toàn các lần vào, rời thực hiện theo quy định tại Nghị định này;

e) Phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài vào cầu, bến cảng biển hoặc khu vực hàng hải sau đó đến cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển hoặc khu vực hàng hải để rời vùng nước cảng biển hoặc khu vực hàng hải, thì Cảng vụ chỉ làm thủ tục rời cảng, bến thủy nội địa;

g) Phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài vào cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển hoặc khu vực hàng hải sau đó đến cầu, bến cảng biển trong vùng nước cảng biển hoặc khu vực hàng hải đó, thì Cảng vụ chỉ làm thủ tục vào cảng, bến thủy nội địa;

h) Phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài vào cầu, bến cảng biển, cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển hoặc khu vực hàng hải sau đó di chuyển giữa các cảng, bến thủy nội địa hoặc cảng biển trong vùng nước cảng biển hoặc khu vực hàng hải, thì Cảng vụ cấp lệnh điều động cho phương tiện. Lệnh điều động theo Mẫu số 49 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Trường hợp phương tiện vận tải hàng hóa vào cảng, bến thủy nội địa có giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa, mà trong giấy phép ghi nơi đến là cảng, bến thủy nội địa khác, thì Cảng vụ làm thủ tục cho phương tiện vào cảng, bến thủy nội địa và yêu cầu người làm thủ tục trình bày lý do thay đổi kế hoạch vận tải của phương tiện.

4. Khi phương tiện rời cảng, bến thủy nội địa chưa xác định được cảng, bến thủy nội địa đến, thì Cảng vụ ghi nơi đến (dự kiến) do người làm thủ tục đề xuất trong giấy phép rời cảng, bến.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 61. Trách nhiệm phối hợp quản lý hoạt động đường thủy nội địa

1. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trên đường thủy nội địa và tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu phải phối hợp thực hiện nhiệm vụ, tuân theo các quy định của pháp luật bảo đảm an toàn, an ninh và hiệu quả.

2. Các vướng mắc phát sinh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác đều phải được trao đổi thống nhất để giải quyết kịp thời. Trường hợp không thống nhất, phải kịp thời thông báo cho Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Cảnh sát giao thông, Sở Giao thông vận tải biết để giải quyết theo quy định của pháp luật.

3. Trách nhiệm phối hợp hoạt động quản lý tại cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài

a) Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài khi thực hiện nhiệm vụ phải tuân theo các quy định của pháp luật, không gây phiền hà, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp, chủ tàu, chủ hàng, phương tiện và các tổ chức, cá nhân khác trong khu vực cảng thủy nội địa;

b) Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng thủy nội địa có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các thủ tục liên quan đến phương tiện, hàng hóa, hành khách, thuyền viên khi hoạt động tại cảng thủy nội địa theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật khác có liên quan; thông báo cho Cảng vụ biết kết quả giải quyết thủ tục liên quan đến phương tiện, hàng hóa, thuyền viên, hành khách khi hoạt động tại cảng thủy nội địa;

c) Cảng vụ có trách nhiệm chủ trì tổ chức phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài; trao đổi với các cơ quan, doanh nghiệp thống nhất việc giải quyết những vướng mắc phát sinh trong hoạt động đường thủy nội địa tại vùng nước cảng thủy nội địa do mình phụ trách; yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác tại cảng thủy nội địa thông báo kịp thời kết quả làm thủ tục; yêu cầu người khai thác cảng thủy nội địa, chủ phương tiện, thuyền trưởng và các cơ quan, tổ chức liên quan khác cung cấp số liệu, thông tin về hoạt động đường thủy nội địa tại cảng thủy nội địa.

4. Cơ quan có thẩm quyền thỏa thuận xây dựng, thiết lập công trình, công bố hoạt động công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; chấp thuận phương án bảo đảm giao thông; thỏa thuận xây dựng, thiết lập công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; cấp giấy phép, cho ý kiến về những vấn đề liên quan đến đường thủy nội địa, quốc phòng, an ninh phải thực hiện đúng trình tự theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Điều 62. Trách nhiệm quản lý hoạt động đường thủy nội địa của Bộ Giao thông vận tải

1. Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động giao thông đường thủy nội địa trong phạm vi cả nước; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện Nghị định này.

2. Công bố danh mục cảng thủy nội địa 03 năm/lần, trên cơ sở rà soát, tổng hợp, báo cáo của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

3. Chỉ đạo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức thực hiện:

a) Kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia;

b) Lập mẫu báo cáo, hướng dẫn thực hiện báo cáo về quản lý hoạt động khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; hoạt động cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu;

c) Xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý luồng, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu; phương tiện ra, vào cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trong phạm vi cả nước;

d) Công bố danh mục bến thủy nội địa, khu neo đậu hằng năm, trên cơ sở báo cáo tổng hợp của Sở Giao thông vận tải;

đ) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về hoạt động đường thủy nội địa thuộc phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

4. Công bố tuyến hoạt động của phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB; quy định về quản lý phương tiện, thuyền viên làm việc trên phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động đường thủy nội địa.

5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Nghị định này.

Điều 63. Trách nhiệm trong quản lý hoạt động giao thông đường thủy nội địa của các bộ liên quan

1. Bộ Công an có trách nhiệm:

a) Chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa;

b) Tổ chức lực lượng Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trên đường thủy nội địa đối với người, phương tiện tham gia giao thông đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật; điều tra, thống kê, cung cấp dữ liệu về tai nạn giao thông đường thủy nội địa;

c) Chỉ đạo lực lượng Công an các địa phương tăng cường phối hợp bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giao thông vận tải quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi, khoáng sản khác trên sông, kênh, rạch, hồ, đầm, phá có liên quan đến luồng và hành lang bảo vệ luồng, bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ môi trường trên đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa;

b) Chỉ đạo Thanh tra chuyên ngành phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra hoạt động khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường trên đường thủy nội địa theo quy định.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức, cá nhân nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và tàu cá hoạt động trên đường thủy nội địa thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông;

b) Chỉ đạo các địa phương tạo điều kiện để chủ cảng, bến thủy nội địa lập kho lưu hàng hóa, tập kết hàng hóa trên diện tích đất của cảng, bến thủy nội địa; kết hợp việc thoát lũ phù hợp với điều kiện thực tế không để cảng, bến thủy nội địa phải ngừng hoạt động khai thác trong thời gian không có lũ;

c) Phối hợp với Ủy ban nhân cấp tỉnh rà soát, giải tỏa các bến bãi tập kết hàng hóa vi phạm hành lang bảo vệ đê, công trình thủy lợi khác.

4. Các bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trực thuộc thực hiện phối hợp hoạt động quản lý nhà nước trên đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.

Điều 64. Trách nhiệm quản lý hoạt động đường thủy nội địa của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức quản lý, khai thác bến khách ngang sông; thực hiện các biện pháp bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, chống lấn, chiếm hành lang bảo vệ luồng; bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa và chịu trách nhiệm về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa tại địa phương.

2. Tổ chức quản lý đối với sông, kênh, hồ, đầm, phá trên địa bàn chưa được đầu tư xây dựng, công bố mở luồng mà có hoạt động vận tải nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

3. Ưu tiên bố trí đất xây dựng cảng, bến thủy nội địa bảo đảm ổn định. Chỉ đạo các cơ quan tham mưu tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng, kinh doanh cảng, bến thủy nội địa được giao đất, cho thuê đất, lập hồ sơ đề nghị công bố hoạt động theo quy định.

4. Tổ chức giải tỏa các bến tập kết, xếp dỡ hàng hóa không đủ điều kiện để công bố hoạt động và các công trình, nhà hàng nổi, khách sạn nổi hoạt động trái quy định.

5. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; áp dụng các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa tại địa phương.

6. Chỉ đạo, tổ chức quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trên đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương.

7. Chỉ đạo Sở Giao thông vận tải tổ chức thực hiện:

a) Kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc phạm vi trách nhiệm được giao;

b) Lập danh bạ luồng địa phương, luồng chuyên dùng nối với luồng địa phương, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu thuộc phạm vi quản lý, bến khách ngang sông trên địa bàn địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; tổ chức thực hiện quản lý nhà nước tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu thuộc phạm vi trách nhiệm;

c) Tổ chức lực lượng Thanh tra giao thông thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về hoạt động đường thủy nội địa thuộc phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Nghị định này.

Điều 65. Quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu

1. Hoạt động quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu theo quy định tại Điều 71, Điều 72 Luật Giao thông đường thủy nội địa và Nghị định này.

2. Cảng vụ thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa (trừ bến khách ngang sông), khu neo đậu đã được công bố, cấp phép hoạt động trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu có vùng đất, vùng nước vừa trên đường thủy nội địa quốc gia và đường thủy nội địa địa phương, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trong vùng nước cảng biển nối với đường thủy nội địa quốc gia và trường hợp khác do Bộ Giao thông vận tải quyết định.

3. Cảng vụ thuộc Sở Giao thông vận tải hoặc cơ quan, đơn vị được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao thực hiện tại địa phương chưa có tổ chức Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa (trừ bến khách ngang sông), khu neo đậu đã được công bố, cấp phép hoạt động trên đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trong vùng nước cảng biển nối với đường thủy nội địa địa phương và trường hợp khác do Bộ Giao thông vận tải quyết định.

Điều 66. Trách nhiệm của chủ cảng, bến, người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu

Chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, người quản lý khai thác cảng, bến, khu neo đậu có trách nhiệm thực hiện những quy định sau đây:

1. Duy trì hoạt động an toàn, an ninh của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, các thiết bị neo đậu phương tiện và báo hiệu đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.

2. Xây dựng nội quy hoạt động của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu; niêm yết giá bốc xếp hàng hóa và các dịch vụ khác. Nội quy hoạt động, bảng niêm yết giá bốc xếp hàng hóa phải bố trí ở nơi thuận lợi dễ thấy, nội dung rõ ràng, dễ đọc.

3. Lắp đèn chiếu sáng khi hoạt động ban đêm; xây dựng nơi chờ cho hành khách đối với cảng, bến đón trả hành khách; đối với cảng, bến hành khách bố trí giao thông kết nối hỗ trợ người khuyết tật, người cao tuổi.

4. Thiết bị xếp dỡ bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và phù hợp với kết cấu, sức chịu lực của công trình. Bố trí người điều khiển thiết bị xếp dỡ phải có giấy chứng nhận, chứng chỉ điều khiển theo quy định của pháp luật.

5. Không tiếp nhận phương tiện không có giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã hết hạn sử dụng.

6. Không xếp hàng hóa vượt quá kích thước hoặc quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện hoặc xếp ô tô quá số lượng, vượt quá trọng tải xuống phương tiện; không xếp hành khách quá số lượng theo quy định xuống phương tiện; không xếp hàng hóa lên ô tô quá tải trọng cho phép.

7. Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về xếp dỡ hàng hóa độc hại, nguy hiểm.

8. Không cho phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu khi chưa có giấy phép vào, rời cảng, bến, khu neo đậu do Cảng vụ cấp.

9. Duy trì chuẩn tắc luồng chuyên dùng vào cảng, bến thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.

10. Chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh công trình cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu và hành khách, phương tiện neo đậu tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.

11. Bố trí nhân lực quản lý, khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu bảo đảm trật tự, an toàn, an ninh và môi trường.

12. Trường hợp cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu được cho thuê, ủy quyền khai thác thì người thuê, người được ủy quyền quản lý khai thác phải tuân theo quy định của pháp luật về quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa quy định tại Nghị định này và quy định khác có liên quan của pháp luật.

13. Chủ động cứu người, hàng hóa, phương tiện khi xảy ra tai nạn; báo cáo và phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết, khắc phục hậu quả tai nạn và ô nhiễm môi trường; tuân thủ sự điều động của Cảng vụ hoặc cơ quan liên quan trong việc cứu người, hàng hóa, phương tiện bị nạn trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa và phòng chống thiên tai.

14. Tiếp nhận, bảo quản danh sách hành khách do người làm thủ tục giao.

15. Cập nhật thường xuyên dữ liệu cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu đang khai thác, số liệu phương tiện, hàng hóa, hành khách qua cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trên cơ sở dữ liệu của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

Điều 67. Trách nhiệm của thuyền trưởng, người lái phương tiện của phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài, thủy phi cơ hoạt động trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa và khu neo đậu

Thuyền trưởng, người lái phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài hoạt động trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa và khu neo đậu có trách nhiệm thực hiện những quy định sau:

1. Neo đậu phương tiện tại nơi do Cảng vụ bố trí.

2. Tuân thủ nội quy cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu và các quy định về phòng chống thiên tai, phòng chống cháy, nổ, sự cố môi trường; chấp hành lệnh điều động của Cảng vụ trong các trường hợp khẩn cấp.

3. Phân công người trực ca để duy trì hoạt động của động cơ, thiết bị an toàn; thiết bị thông tin liên lạc; động cơ chính của phương tiện luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động để xử lý kịp thời sự cố mất an toàn.

4. Trường hợp phát hiện trên phương tiện có người, động vật mắc bệnh truyền nhiễm hoặc thực vật có khả năng gây bệnh phải báo ngay cho Cảng vụ hoặc chính quyền địa phương nơi có cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, cơ quan chức năng có liên quan và đưa phương tiện neo đậu tại khu vực riêng để có biện pháp xử lý.

5. Trong quá trình xếp, dỡ hàng hóa hoặc đón trả hành khách phải kiểm tra, chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm an toàn lao động, nếu phát hiện dấu hiệu không an toàn, phải dừng ngay việc xếp, dỡ hàng hóa để có biện pháp khắc phục. Không xếp hàng hóa vượt quá kích thước của phương tiện, quá vạch dấu mớn nước an toàn, không nhận hành khách quá số lượng theo quy định.

6. Chỉ được cho phương tiện rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu khi phương tiện bảo đảm ổn định, điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi. Thuyền trưởng, người lái phương tiện phải chịu trách nhiệm về sự an toàn, an ninh của hành khách, phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài khi rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu; sau khi rời cảng, bến thủy nội địa nếu có thay đổi về thuyền viên, thuyền trưởng phải thông báo cho Cảng vụ nơi cấp giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa.

7. Không cản trở hoặc gây khó khăn cho người thi hành công vụ, thuyền viên của phương tiện khác đi qua phương tiện mình.

8. Khi phương tiện bị trôi dạt hoặc bị thay đổi nơi neo đậu do các nguyên nhân khách quan, phải tiến hành ngay các biện pháp bảo đảm an toàn và báo cho Cảng vụ biết.

9. Thuyền trưởng, thuyền viên, người lái phương tiện đang hoạt động tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu có nghĩa vụ bắt buộc cứu người và phương tiện thủy bị tai nạn xảy ra trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.

10. Khi phát hiện tai nạn hoặc nguy cơ xảy ra tai nạn, thuyền trưởng, thuyền viên hoặc người lái phương tiện bị nạn phải lập tức phát tín hiệu cấp cứu theo quy định và tiến hành ngay các biện pháp cứu người, tài sản, đồng thời thông báo cho Cảng vụ hoặc Công an, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cảng, bến thủy nội địa để có biện pháp xử lý kịp thời.

11. Chấp hành sự huy động của Cảng vụ, Công an, chính quyền địa phương đưa phương tiện, thiết bị, dụng cụ tham gia tìm kiếm, cứu nạn.

12. Trường hợp phương tiện bị chìm đắm, sau khi cứu người, tài sản, thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện bị đắm phải đặt báo hiệu theo quy định, tổ chức cảnh báo và báo cáo ngay cho chủ phương tiện để tiến hành trục vớt. Việc xử lý phương tiện, tài sản chìm đắm tại vùng nước cảng, bến thủy nội địa áp dụng theo quy định của Chính phủ về xử lý tài sản chìm đắm trên đường thủy nội địa.

13. Thuyền trưởng phương tiện thủy nước ngoài phải treo quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở đỉnh cột cao nhất; trường hợp cần treo cờ lễ, cờ tang, kéo còi trong các dịp nghi lễ của nước mình, phải thông báo trước cho Cảng vụ.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 68. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 3 năm 2021.

2. Bãi bỏ Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 10 Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa.

3. Bãi bỏ quy định liên quan đến thủ tục điện tử đối với phương tiện thủy nội địa của Vương quốc Campuchia nhập cảnh, xuất cảnh tại cảng thủy nội địa Việt Nam và phương tiện thủy nội địa Việt Nam xuất cảnh tại cảng thủy nội địa đi Campuchia tại Quyết định số 34/2016/QĐ-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thủ tục điện tử đối với tàu thuyền vào, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.

Điều 69. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với luồng quốc gia đã được công bố đưa vào hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tiếp tục tổ chức quản lý, bảo trì; đồng thời rà soát, phân loại, điều chuyển tài sản để đáp ứng các quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.

2. Trường hợp các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa đã được chấp thuận chủ trương xây dựng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và còn thời hạn thì tiếp tục được thực hiện theo nội dung của văn bản đã chấp thuận; trường hợp, thời hạn của văn bản chấp thuận đã hết mà chưa triển khai thực hiện dự án, nếu tiếp tục đầu tư xây dựng thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

3. Cảng, bến thủy nội địa đã công bố, cấp phép hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, được khai thác theo thời hạn ghi trong quyết định, giấy phép. Khi hết thời hạn, nếu tiếp tục khai thác thì thực hiện công bố lại hoạt động theo quy định tại Nghị định này.

4. Đối với cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển do các Cảng vụ thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện chức năng quản lý đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023, từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, hoạt động quản lý cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

5. Đối với cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển đã được chấp thuận chủ trương xây dựng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo văn bản chấp thuận; cơ quan chấp thuận chủ trương xây dựng cảng, bến thủy nội địa công bố hoạt động của cảng, bến thủy nội địa.

6. Thời hạn lưu trữ của giấy phép vào, rời cảng, bến thủy nội địa, giấy phép rời cảng biển đã được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tính theo quy định tại khoản 7 Điều 54 Nghị định này.

Điều 70. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

Phụ lục

(Ban hành kèm theo Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ)

Mẫu số 01

Đơn đề nghị thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng luồng đường thủy nội địa

Mẫu số 02

Đơn đề nghị về công bố mở luồng đường thủy nội địa

Mẫu số 03

Quyết định về việc công bố mở luồng đường thủy nội địa

Mẫu số 04

Đơn đề nghị về công bố đóng luồng đường thủy nội địa

Mẫu số 05

Quyết định về việc công bố đóng luồng đường thủy nội địa

Mẫu số 06

Thông báo luồng đường thủy nội địa (lần đầu)

Mẫu số 07

Thông báo luồng đường thủy nội địa (định kỳ)

Mẫu số 08

Thông báo luồng đường thủy nội địa (thường xuyên hoặc đột xuất)

Mẫu số 09

Đơn đề nghị thông báo luồng đường thủy nội địa

Mẫu số 10

Đơn đề nghị thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng cảng, bến thủy nội địa

Mẫu số 11

Đơn đề nghị về việc đổi tên cảng (bến thủy nội địa, khu neo đậu)

Mẫu số 12

Đơn đề nghị công bố hoạt động cảng (bến) thủy nội địa

Mẫu số 13

Quyết định về việc công bố (công bố lại) hoạt động cảng (bến) thủy nội địa

Mẫu số 14

Đơn đề nghị công bố (công bố lại) hoạt động cảng (bến) thủy nội địa

Mẫu số 15

Đơn đề nghị công bố chuyển bến thủy nội địa thành cảng thủy nội địa

Mẫu số 16

Quyết định về việc công bố đóng cảng (bến) thủy nội địa

Mẫu số 17

Đơn đề nghị thỏa thuận thiết lập khu neo đậu

Mẫu số 18

Đơn đề nghị công bố hoạt động khu neo đậu

Mẫu số 19

Quyết định về việc công bố hoạt động khu neo đậu

Mẫu số 20

Đơn đề nghị công bố đóng khu neo đậu

Mẫu số 21

Quyết định về việc công bố đóng khu neo đậu

Mẫu số 22

Đơn đề nghị thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa

Mẫu số 23

Thông báo về việc đưa báo hiệu trên luồng chuyên dùng vào sử dụng

Mẫu số 24

Đơn đề nghị thỏa thuận vị trí xây dựng công trình (không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa) hoặc tổ chức hoạt động trên đường thủy nội địa

Mẫu số 25

Thông báo đưa công trình (không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa) vào sử dụng

Mẫu số 26

Đơn đề nghị chấp thuận phương án đảm bảo an toàn giao thông

Mẫu số 27

Đánh giá an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài

Mẫu số 28

Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.

Mẫu số 29

Bản cam kết an ninh

Mẫu số 30

Đơn đề nghị phê duyệt đánh giá an ninh cảng thủy nội tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài

Mẫu số 31

Đơn đề nghị phê duyệt kế hoạch an ninh và cấp Giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài

Mẫu số 32

Đơn đề nghị xác nhận hàng năm Giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài

Mẫu số 33

Giấy chứng nhận phê duyệt đánh giá an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài

Mẫu số 34

Giấy chứng nhận phê duyệt kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài

Mẫu số 35

Giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài

Mẫu số 36

Danh mục kiểm tra an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài

Mẫu số 37

Giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa

Mẫu số 38

Giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa.

Mẫu số 39

Giấy phép rời cảng thủy nội địa

Mẫu số 40

Bản khai chung

Mẫu số 41

Danh sách thuyền viên

Mẫu số 42

Danh sách hành khách

Mẫu số 43

Bản khai hàng hóa

Mẫu số 44

Bản khai kiểm dịch thực vật

Mẫu số 45

Bản khai kiểm dịch động vật

Mẫu số 46

Bản khai vũ khí và vật liệu nổ

Mẫu số 47

Bản khai người trốn trên tàu

Mẫu số 48

Thông báo tàu đến/rời cảng

Mẫu số 49

Lệnh điều động

THE GOVERNMENT
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.08/2021/ND-CP

Hanoi, January 28, 2021

 

DECREE

PROVIDING FOR MANAGEMENT OF INLAND WATERWAY-RELATED ACTIVITIES

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on amendment to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Inland Waterway Traffic dated June 15, 2004; the Law on amendment to the Law on Inland Waterway Traffic dated June 17, 2014;

At request of the Minister of Transport;

The Government hereby promulgates a Decree providing for management of inland waterway-related activities.

Chapter I

GENERAL

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



This Decree provides for the management of inland waterway-related activities, including: investment in construction, operation, maintenance and protection of inland waterway infrastructure; assurance about safety, security and environmental protection on inland waterways, inland ports, inland landing stages and anchorages; management of activities of foreign vessels, seagoing ships, seaplanes and watercrafts in inland ports, inland landing stages and anchorages; responsibilities for State management of inland waterway-related activities.

Article 2. Regulated entities

This Decree applies to organizations and individuals involved in inland waterway-related activities in Vietnam.

Article 3. Definitions

For the purposes of this Decree, the terms below shall be construed as follows:

1. “inland waterway infrastructure” includes inland waterway channels, channel protection corridors, inland ports, inland landing stages, anchorages, ship locks, facilities used to help vessels pass dams or falls; navigation embankments and dams; inland navigation aids and auxiliary facilities such as elevation markers, coordinate markers, boundary markers of channel protection corridors and stations; facilities, architectural structures, and equipment used directly for management and operation of inland waterway traffic.

2. “navigation channel” means a water area limited by the system of inland navigation aids so as for vessels to navigate smoothly and safely (hereinafter referred to as “inland waterway channel”).

3. “dedicated inland port or dedicated inland landing stage” means an inland port or inland landing stage which is solely used for loading and unloading raw materials, fuels, minerals, supplies and equipment in service of the production by the owner of such inland port or inland landing stage or in service of the building, modification, repair and restoration of foreign vessels, seagoing ships and watercraft.

4. “river-crossing passenger landing stage” means an inland landing stage solely used for the transport of passengers and cargoes from one bank of a river, canal, ditch, lake or lagoon to the other bank thereof. Each location of the landing stage in each bank is counted as a river-crossing passenger landing stage.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. “anchorage” means a water area outside the water area of an inland port or inland landing stage, including a system of mooring buoys, mooring bollards or self-mooring system in order for vessels, seagoing ships and seaplanes to berth and transship cargoes and passengers or perform other activities in accordance with regulations.

7. “owner of an inland port, inland landing stage or anchorage” means an organization or individual that owns such inland port, inland landing stage, mooring buoys, and mooring bollards and is assigned to use the land and water area of such inland port, inland landing stage, or anchorage.

8. “operator of an inland port, inland landing stage or anchorage” means the owner of such inland port, inland landing stage or anchorage directly operating the respective inland port, landing stage or anchorage or an organization or individual that leases such inland port, inland landing stage or anchorage for operation purposes or an organization or individual that is authorized to manage and operate such inland port, inland landing stage or anchorage.

9. “applicant for arrival or departure of a foreign vessel, seagoing ship, seaplane or watercraft at an inland port, inland landing stage or anchorage” means the owner of such foreign vessel, seagoing ship, seaplane or watercraft, seafarer, steersman, seaplane operator or person authorized to apply for arrival at or departure from an inland port, inland landing stage or anchorage (hereinafter referred to as the “applicant”).

10. “inland waterway vessel” means a ship, boat or another floating structure, motorized or non-motorized, operating exclusively on inland waterways (hereinafter referred to as “vessel”).

11. “foreign watercraft” means a watercraft carrying the flag of a foreign nationality.

Chapter II

MANAGEMENT OF INLAND WATERWAY INFRASTRUCTURE

Section 1. GENERAL PROVISIONS ON MANAGEMENT OF INLAND WATERWAY INFRASTRUCTURE

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Vietnamese and foreign organizations and individuals investing in construction of inland waterway infrastructure must comply with this Decree, regulations on investment, public investment, construction, land, minerals, environment and other relevant regulations of law.

2. Investment in construction of inland waterway channels, inland ports and inland landing stages (other than inland landing stages serving construction of main structures), and anchorages must conform to the inland waterway infrastructure planning and other relevant planning as per regulations of law on planning. If a project to invest in building inland waterway channel, inland port, inland landing stage or anchorage for which planning is unavailable or planning is different from the approved planning, during the project preparation stage, the investor must report such to a competent authority so as for it to consider making an adjustment or addition to the planning in accordance with regulations of law on planning.

Article 5. Organizing management and maintenance of inland waterway infrastructure

1. Organizing management

a) The Vietnam Inland Waterways Administration (hereinafter referred to as “VIWA”) shall organize the management and maintenance of inland waterway infrastructure under the management of the Ministry of Transport;

b) People’s Committees of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “provincial People’s Committees”) shall organize the management and maintenance of inland waterway infrastructure under the management of the respective provincial People’s Committees;

c) Organizations and individuals investing in construction of inland waterway infrastructure without using State capital shall decide to organize the management and maintenance of facilities in accordance with this Decree and other relevant regulations of law.

2. Maintenance of inland waterway infrastructure

a) Inland waterway infrastructure facilities shall be maintained to ensure their normal operation and safety;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The Minister of Transport shall elaborate the management and maintenance of inland waterway infrastructure facilities.

Article 6. Ensuring safety and security in inland waterway-related activities

1. The safety and security of facilities and activities related to inland waterways must be ensured in accordance with this Decree and other relevant regulations of law.

2. Responsibility for ensuring safety and security in inland waterway-related activities

a) Owners of inland waterway infrastructure facilities, operators of inland ports, inland landing stages and anchorages; organizations and individuals involved in inland waterway-related activities shall ensure and maintain the safety and security of facilities and activities during the investment in construction, management and operation thereof in accordance with regulations of law;

b) People’s Committees at all levels, specialized inland waterway traffic agencies, relevant agencies and units shall disseminate and provide guidance on the implementation of regulations on assurance of safety and security of facilities and activities related to inland waterways, inland ports, inland landing stages and anchorages; carry out inspection and impose penalties for violations against regulations on assurance of safety and security of inland waterways, inland ports, inland landing stages and anchorages in accordance with regulations.

Article 2. MANAGEMENT OF INVESTMENT IN CONSTRUCTION AND OPERATION OF INLAND WATERWAY CHANNELS

Article 7. Categorization and technical classification of inland waterway channels

1. Inland waterway channels are classified into three categories, including: National inland waterway channels (hereinafter referred to as “national channels”), local inland waterway channels (hereinafter referred to as “local channels”) and dedicated inland waterway channels (hereinafter referred to as “dedicated channels”).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) It passes through two or more provinces or central-affiliated cities and plays an important role in service of the economy, national defense and security;

b) It is located within a province or central-affiliated city but connects directly to either a coastal transport route or two national channels;

c) It crosses or runs along the border.

3. Local channel means any channel located within the administrative division of a province or central-affiliated city, unless otherwise prescribed in points b and c Clause 2 of this Article.

4. Dedicated channel means any channel connecting the water area of a dedicated inland port or landing stage with a national or local channel.

5. Inland waterway channels shall be technically classified by the Minister of Transport.

Article 8. Agreement on inland waterway channel construction specifications

1. Before approving a project to invest in building an inland waterway channel, the investor must agree with the competent authority specified in Clause 2 of this Article about the technical specifications of the channel.

2. Power to reach agreement

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Departments of Transport shall reach agreement on construction specifications of local channels and dedicated channels connected to local channels.

3. Contents of the agreement

a) Conformity with the planning;

b) Scale and specifications.

4. Agreement application

a) An application form for agreement on construction specifications of inland waterway channel, which is made using Form No. 01 provided in the Appendix to this Decree;

b) A copy of the written approval of the project investment guidelines granted by the competent authority (if any);

c) Preliminary design document of the inland waterway channel.

5. Agreement sequence

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Within 05 working days from the date of receiving a sufficient application as specified, the competent authority specified in clause 2 of this Article shall issue a written agreement on construction specifications of the inland waterway channel to the investor.

Article 9. Power and procedures for announcing the opening of inland waterway channels and management of inland waterway channels

1. Before being put into operation, an inland waterway channel must have its opening announced by a competent authority.

2. Power to announce the opening of channels

a) The Ministry of Transport shall decide to announce the opening of national channels and dedicated channels connected to national channels;

a) Provincial People’s Committees shall decide to announce the opening of local channels and dedicated channels connected to local channels.

3. Application for announcement of channel opening

a) An application form for announcement of channel opening, which is made using Form No. 02 provided in the Appendix to this Decree;

b) A certificate of acceptance of the construction work to be put into service, as-built drawings of the channel facility and inland navigation aids system for the channel for which a construction investment project is available or the channel that is renovated or upgraded;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Sequence of announcing the opening of a channel

a) Regarding a national channel: The VIWA shall prepare and submit an application to the Ministry of Transport. Within 05 working days from the date of receiving an adequate application, the Ministry of Transport shall issue a decision on announcement of channel opening;

b) Regarding a local channel: The Department of Transport shall prepare and submit an application to the provincial People’s Committee. Within 05 working days from the date of receiving an adequate application, the provincial People’s Committee shall issue a decision on announcement of channel opening;

c) For a dedicated channel connected to a national channel: The organization or individual shall submit 01 application to the VIWA, whether in person or by another appropriate manner. Within 05 working days from the date of receiving an adequate application, the VIWA shall appraise it. If all conditions are satisfied, make a report to the Ministry of Transport. Within 05 working days from the date of receiving the application and report from the VIWA, the Ministry of Transport shall issue a decision on announcement of channel opening;

d) For a dedicated channel connected to a local channel: The organization or individual shall submit 01 application to the Department of Transport, whether in person or by another appropriate manner. Within 05 working days from the date of receiving an adequate application, the Department of Transport shall appraise it. If all conditions are satisfied, make a report to the provincial People’s Committee. Within 05 working days from the date of receiving the application and report from the Department of Transport, the provincial People’s Committee shall issue a decision on announcement of channel opening;

dd) The decision on announcement of channel opening shall be made using Form No. 03 provided in the Appendix to this Decree.

5. If an inland waterway channel has been included in the approved planning and it is only necessary to survey the channel and set up navigation aids for operation thereof, the Ministry of Transport shall assign the VIWA and the provincial People’s Committee to assign the Department of Transport to organize the channel survey and set up navigation aids. After completing the channel survey and setting up the navigation aids, the procedures for announcing the opening of the channel shall be followed in accordance with this Decree. The funding for surveying the channel and setting up navigation aids shall be covered by the State budget for recurrent expenditures in accordance with regulations on hierarchical management of state budget.

6. Management of inland waterway channels

a) The VIWA shall organize the management of national channels;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Organizations and individuals owning dedicated channels shall organize the management of such dedicated channels.

7. Compilation and announcement of lists of inland waterway channels

a) The VIWA shall compile a list of national channels and dedicated channels connected to national channels and submit it to the Ministry of Transport for announcement;

b) Departments of Transport shall compile a list of local channels and dedicated channels connected to the local channel and submit it to the provincial People’s Committee for announcement. After being announced, the list of channels shall be sent to the VIWA for consolidation and monitoring;

c) Organizations and individuals owning dedicated channels shall report data on construction specifications of dedicated channels to the VIWA and Departments of Transport to service the compilation and announcement of the list of dedicated inland waterway channels;

d) A list of inland waterway channels shall be updated, adjusted and announced every 3 years. The VIWA shall consolidate lists of inland waterway channels nationwide and post them on its website.

Article 10. Conversion of inland waterway channels

1. Conditions for conversion of an inland waterway channel

a) The approved inland waterway infrastructure planning is conformed to;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Power to convert inland waterway channels

a) The Ministry of Transport shall decide to convert local and dedicated channels into national channels, and national channels into local channels;

b) Provincial People’s Committees shall decide to convert dedicated channels into local channels, and local channels into dedicated channels.

3. Application for channel conversion

a) An application form enclosed with the status quo report of the channel to be converted, which is made by the VIWA (for national channels) and by the Department of Transport (for local channels);

b) An application form, which is made by the provincial People’s Committee (in case of converting local channels into national channels or vice versa).

4. Where a local channel is converted into a national channel or vice versa: the VIWA shall preside over and cooperate with the Department of Transport in preparing an application and reporting it to the provincial People’s Committee and the Ministry of Transport. Within 05 working days from the date of receiving a sufficient application as prescribed, the provincial People’s Committee shall issue a document to the Ministry of Transport. Within 10 working days from the date of receiving the document from the provincial People’s Committee, the Ministry of Transport shall issue a decision on announcement of channel conversion.

5. Where a dedicated channel is converted into a national channel: The VIWA shall preside over and cooperate with the organization or individual owning the dedicated channel in preparing an application and submit it to the Ministry of Transport. Within 10 working days from the date of receiving a sufficient application as prescribed, the Ministry of Transport shall issue a decision on announcement of channel conversion.

6. Where a dedicated channel is converted into a local channel or vice versa: the Department of Transport shall preside over and cooperate with the organization or individual owning the dedicated channel in preparing an application and submit it to the provincial People’s Committee. Within 10 working days from the date of receiving a sufficient application as prescribed, the provincial People’s Committee shall issue a decision on announcement of channel conversion.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. In the event that a dedicated channel is converted into a national or local channel, a part of the investment capital (if any) is considered to be returned to the organization or individual owning such dedicated channel in accordance with regulations of law and guidelines of the Ministry of Finance’s.

Article 11. Announcement of closure of inland waterway channels

1. An inland waterway channel is considered to be announced closed in the following cases:

a) The safety of transport operation is not ensured;

b) The closure is requested for national defense or security reasons;

c) The need for operation and use of thereof is obviated.

2. Power to announce the closure of inland waterway channels

The authority deciding the announcement of channel opening specified in clause 2 Article 9 of this Decree is also the one having the power to decide the announcement of channel closure.

3. Application for channel closure

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) A written request for the closure of the channel in the case specified in point b clause 1 of this Article, which is prepared by the Ministry of National Defence or the Ministry of Public Security;

c) An application form for announcement of closure of an inland waterway channel, which is made using Form No. 04 provided in the Appendix to this Decree in the case specified in point c clause 1 of this Article;

d) A plan for removal of inland navigation aids, which is formulated by the authority, organization or individual managing the channel.

4. Procedures for closing national and local channels

a) In case of closing a channel as specified in point a clause 1 of this Article: After the inspection, if the safety of transport operation fails to be ensured, the VIWA or the Department of Transport shall send a written notice of suspension of transport operation to the unit directly managing the channel and post it on mass media, and at the same time prepare an application for announcement of channel closure and submit it to the authority having power to close the channel;

a) In case of closing a channel as specified in point b clause 1 of this Article: the Ministry of National Defence or the Ministry of Public Security requesting channel closure must send a written notice explicitly stating the reasons for channel closure and the time of channel closure to the VIWA or the Department of Transport. The notice must be sent at least 30 days prior to the date of requesting channel closure. Within 05 working days from the date of receiving the notice from the Ministry of National Defence or the Ministry of Public Security, the VIWA shall report to the Ministry of Transport or the Department of Transport shall report to the provincial People’s Committee;

c) In case of closing a channel as specified in point c clause 1 of this Article, the VIWA (for national channels) or the Department of Transport (for local channels) shall prepare and submit an application for channel closure to the Ministry of Transport or the provincial People’s Committee, and organize the removal of inland navigation aids within 60 days from the effective date of the decision on channel closure;

d) Within 10 working days from the date of receiving a sufficient application as prescribed, the Ministry of Transport or the provincial People’s Committee shall issue a decision on announcement of channel closure under their management.

5. Procedures for closing dedicated channels

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) In the case specified in point b clause 1 of this Article, the Ministry of National Defence or the Ministry of Public Security requesting channel closure must send a written notice explicitly stating the reasons for and the time of channel closure to the organization or individual owning the dedicated channel, the VIWA or the Department of Transport and the Ministry of Transport or the provincial People's Committee. The notice must be sent at least 30 days prior to the date of requesting channel closure;

c) In the case specified in point c clause 1 of this Article, the organization or individual owning the dedicated channel shall submit 01 application in person or by another appropriate method to the VIWA (for national channels and dedicated channels connected to national channels) or the Department of Transport (for local channels and dedicated channels connected to local channels);

d) Within 10 working days from the date of receiving a sufficient application as prescribed, the VIWA shall appraise the application and if all conditions are met, report it to the Ministry of Transport or the Department of Transport shall appraise the application and if all conditions are met, report it to the provincial People’s Committee. Within 10 working days from the date of receiving the application and report in full from the VIWA or the Department of Transport, the Ministry of Transport or the provincial People’s Committee shall issue a decision on announcement of channel closure under its management;

dd) The organization or individual owning the dedicated channel shall remove inland navigation aids within 60 days from the effective date of the decision on channel closure.

6. The decision on announcement of channel closure shall be made using Form No. 05 provided in the Appendix to this Decree and must be sent to relevant authorities, organizations and individuals within 02 days from the date of its signature.

7. The costs of closing national and local channels shall be covered by the State budget for recurrent expenditures in accordance with regulation on hierarchical management of state budget.

8. Costs incurred in connection with closure of dedicated channels shall be paid by organizations and individuals owning such dedicated channels, except for the case specified in point b clause 1 of this Article where such costs shall be paid by the authority requesting the channel closure.

Article 12. Survey of inland waterway channels

1. Inland waterway channels in operation must be surveyed on a regular, periodic and ad-hoc basis.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The VIWA, Departments of Transport, organizations and individuals owning dedicated channels shall conduct surveys, make and digitize topographical maps (if any), create, maintain and provide survey database and topographical maps in service of the management, announcement and operation of the channels;

b) Organizations and individuals that conduct channel surveys must provide survey results to the authority specified in clause 4 Article 13 of this Decree for issuance of channel notices, and assume responsibility for the data and information they have provided.

3. Funding for surveying and making topographical maps of inland waterway channels

a) Funding for survey in service of channel management and issuance of notices of national and local channels as prescribed in this Decree shall be covered by the State budget for recurrent expenditures in accordance with regulations on hierarchical management of state budget;

b) Organizations and individuals managing dedicated channels shall provide funding for survey in service of channel management and issuance of channel notices in accordance with this Decree.

4. The Ministry of Transport shall elaborate the survey of inland waterway channels.

Article 13. Notice of inland waterway channels

1. Notice of an inland waterway channel means a document issued and announced by the authority or organization specified in clause 4 of this Article according to the survey results in service of the management and provision of information and instructions for seafarers, steersmen, and related organizations and individuals so as to ensure traffic safety.

2. Contents of a channel notice

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) For a periodic channel notice: name, length, start point, end point, centerline coordinates, width, depth and radius of curvature of the channel, technical classification; representative elevation of the shoals along the channel, names, coordinates, and elevations of obstacles and river-crossing facilities on the channel failing to accommodate the waterway dimensions in accordance with the technical classification, water level at the time of survey, and other noteworthy issues;

c) For a regular channel notice: name; width and depth of the channel in the area where shoals exist, obstacles along the channel; water level at the time of survey; other necessary warnings;

d) For an ad-hoc channel notice: channel name; description of the ad-hoc incident; location (coordinates, chainage, depth, vertical clearance) of the ad-hoc incident; width and depth of the channel in the area where the ad-hoc incident occurs; water level at the time of survey and the impact of ad-hoc incident on transport activities; other necessary warnings.

3. Forms of a channel notice

Notice of an inland waterway channel shall be made in writing; posted on the website and updated in the database and digital topographical maps of channels and routes (if any) of the notifying authority specified in clause 4 of this Article or on mass media.

4. Responsibility for issuing notices

a) The VIWA shall issue initial notices of national channels and dedicated channels connected to national channels;

b) Regional Inland Waterways Administration Branches shall issue periodical, regular and ad-hoc notices of national channels and dedicated channels connected to national channels;

c) Departments of Transport shall issue initial, periodic, regular and ad-hoc notices of local channels and dedicated channels connected to local channels;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Time limit for issuing notice of national and local channels: Within 02 working days from the date of receiving the survey result report, the authority specified in clause 4 of this Article shall inspect data and issue an inland waterway channel notice using Form No. 06, Form No. 07, and Form No. 08 provided in the Appendix to this Decree;

6. Time limit for issuing notice of dedicated channels: The organization or individual owning the dedicated channel shall submit an application form for announcement of the channel notice made using the Form No. 09 provided in the Appendix to this Decree to the authority specified in clause 4 of this Article. Within 03 working days from the date of receiving the report from the organization or individual owning the dedicated channel, the notifying authority shall inspect the data and issue the inland waterway channel notice.

Section 3. MANAGEMENT OF INVESTMENT IN CONSTRUCTION AND OPERATIONS OF INLAND PORTS, INLAND LANDING STAGES AND ANCHORAGES

Article 14. General regulations on investment in construction and operations of inland ports, inland landing stages and anchorages

1. Investment in construction of inland ports, inland landing stages and anchorages must comply with regulations of law on construction investment and this Decree.

2. Water areas of inland ports, inland landing stages and anchorages must not overlap inland waterway channels. The length of the water areas of inland ports, inland landing stages and anchorages must not exceed the area of land adjacent to rivers, canals and ditches allocated by competent authorities for construction of inland ports and inland landing stages.

3. Operations of inland ports, inland landing stages and anchorages must be announced by competent authorities in accordance with regulations before they are put into operation and use. During the operation of inland ports, inland landing stages and anchorages, investors and operators must observe regulations of law on inland waterway traffic, other relevant laws, and contents of decisions to announce the operations. The technical safety of cargo loading and unloading machinery and equipment, and mooring equipment in service of the operations of inland ports, inland landing stages and anchorages must be ensured as per regulations.

4. For inland ports, inland landing stages and anchorages where dangerous cargoes are loaded, unloaded, or transshipped, regulations of law on storage and transport of dangerous cargoes must be complied with.

5. For an inland port, inland landing stage or anchorage whose operation period stated in the announcement decision has expired and is not extended, its owner must dismantle the facilities and equipment affecting traffic safety, sweep and clear obstacles in water area of the inland port, inland landing stage or anchorage (if any) within 60 days from the expiry of the operation period. The authority having power to announce the operations of inland port, inland landing stage or anchorage shall cooperate with the People’s Committee of the commune, ward or commune-level town (hereinafter referred to as “communal People’s Committee”) to supervise the dismantling of the facilities in the inland port or inland landing stage and the clearance of obstacles in water areas of the inland port, inland landing stage or anchorage.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 15. Agreement on inland port and inland landing stage construction specifications

1. Contents of the agreement

a) Location of construction of the inland port or inland landing stage;

b) Functions of the inland port or inland landing stage;

c) Scale of the inland port or inland landing stage.

2. Power to reach agreement

a) The Ministry of Transport shall reach agreement on construction specifications of inland ports receiving foreign watercrafts;

b) The VIWA shall reach agreement on construction specifications of inland ports on national inland waterways or dedicated inland waterways connected to national inland waterways, inland ports in water and land areas on both national and local inland waterways, inland ports in seaport water areas connected to national inland waterways, except for the case prescribed in point a of this clause and other cases decided by the Ministry of Transport;

c) Departments of Transport shall reach agreement on construction specifications of inland ports on local inland waterways or dedicated inland waterways connected to local inland waterways, inland ports in seaport waters connected to local inland waterways, and inland landing stages in their provinces and central-affiliated cities, except for the case prescribed in point a of this clause and other cases decided by the Ministry of Transport;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) An application form for agreement on inland port construction specifications, which is made using Form No. 10 provided in the Appendix to this Decree;

b) Project dossier;

c) A copy of the written approval of the project investment guidelines granted by the competent authority (if any);

d) A topographical map of the location where the inland port will be constructed, which shows the place name, location of the port, warehouse, yard, water area, chainage (km) of the river, canal, or ditch; land area; adjacent structures (if any). The drawing of the water area must show the minimum width from the edge of the bank to the end of the channel’s width. The topographical map shall be made based on the National Coordinate Reference System VN2000 and the State elevations at the scale from 1/500 to 1/1000.

4. An application for agreement on inland landing stage construction specifications is composed of:

a) An application form for agreement on inland landing stage construction specifications, which is made using Form No. 10 provided in the Appendix to this Decree;

b) A copy of the written approval of the project investment guidelines granted by the competent authority (if any);

c) A topographical map of the location where the inland landing stage will be constructed, which shows the place name, location of the inland landing stage, area of land and area of water in front of the inland landing stage, chainage (km) of the river, canal or ditch; adjacent structures (if any).

5. Agreement sequence

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The investor shall submit 02 applications, whether in person or another appropriate method, to the VIWA (for inland ports specified in point b, clause 2 of this Article) or the Department of Transport (for inland ports specified in point b clause 2 of this Article) for appraisal. Within 05 working days from the date of receiving a sufficient application as prescribed, the VIWA or the Department of Transport shall appraise the application and if all conditions are met, send a report on appraisal results and 01 application to the Ministry of Transport.

Within 05 working days from the date of receiving the report on appraisal results from the VIWA or the Department of Transport, the Ministry of Transport shall seek opinions from the Ministry of National Defence, the Ministry of Public Security, and the provincial People’s Committee about the assurance of national defense and security for the construction of the inland port; within 05 working days from the date of receiving the written request of the Ministry of Transport, the Ministry of National Defence, the Ministry of Public Security, and the provincial People’s Committee shall send their written opinions to the Ministry of Transport. Within 05 working days from the date of receiving the written agreement of the Ministry of National Defence or the Ministry of Public Security and the provincial People’s Committee, the Ministry of Transport shall issue a written agreement on construction specifications and send it to the investor;

b) Inland ports not receiving foreign watercrafts

The investor shall submit 01 application, whether in person or another appropriate method, to the VIWA (or the Department of Transport. Within 05 working days from the date of receiving a sufficient application as prescribed, the VIWA or the Department of Transport shall send a written agreement on construction specifications to the investor;

c) Inland landing stages

The investor shall submit 01 application, whether in person or by another appropriate method, to the Department of Transport. For any inland landing stage on national inland waterways or dedicated inland waterways connected to national inland waterways, before issuing a written agreement, the Department of Transport shall seek opinions from the regional Inland Waterways Administration Branch. Within 05 working days from the date of receiving the written request from the Department of Transport, the regional Inland Waterways Administration Branch shall give a written response. Within 05 working days from the date of receiving the written response from the regional Inland Waterways Administration Branch, the Department of Transport shall send a written agreement on construction specifications to the investor;

d) For an inland port or inland landing stage located in seaport waters, before appraisal and agreement on construction specifications, the VIWA or the Department of Transport shall obtain written opinions from the maritime administration. Within 05 working days from the date of receiving the written request, the maritime administration shall give a written response.

6. The maximum validity period of the written agreement on inland port or inland landing stage construction specifications is 24 months from the date of its signature. After the expiry date of the written agreement, if the investor has yet to commence the construction and wishes to keep constructing the inland port or landing stage, they shall re-initiate the procedures for agreement on inland port or inland landing stage construction specifications as specified in this Article.

Article 16. Agreement on construction specifications of river-crossing passenger landing stages and inland landing stages in service of construction of main structures

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Location of construction of the landing stage;

b) Functions of the landing stage;

c) Scale of the landing stage;

2. Power to reach agreement

Departments of Transport shall reach agreement on construction specifications of river-crossing passenger landing stages and inland landing stages in service of construction of main structures in provinces and central-affiliated cities. According to specific conditions, Departments of Transport may request provincial People’s Committees to delegate authority to the People’s Committees of provincial cities, district-level towns, districts and rural districts (hereinafter referred to as “district level”) to reach agreement on construction of river-crossing passenger landing stages and inland landing stages in service of construction of main structures in the localities under their management.

3. Agreement application

a) An application form for agreement on inland landing stage construction, which is made using Form No. 10 provided in the Appendix to this Decree;

b)  A site plan of the location where the inland landing stage will be constructed, which shows the place name, location of adjacent structures, land area, water area in front of the landing stage, chainage (km) of the river, canal, or ditch.

4. Agreement sequence

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. The maximum validity period of the written agreement is 24 months, for river-crossing passenger landing stages, or 03 months, for inland landing stages in service of construction of main structures. After the expiry date of the written agreement, if the investor has yet to commence the construction and wishes to keep constructing the landing stage, they shall re-initiate the procedures for agreement on landing stage construction as specified in this Article.

6. In the case where a river-crossing passenger landing stage has one or more counterpart landing places in another province or city, before reaching agreement on the construction of the landing stage, the competent authority specified in clause 2 of this Article must reach agreement with the locality where the counterpart landing place(s) is located.

Article 17. Naming and renaming inland ports, inland landing stages and anchorages

1. Every inland port, inland landing stage or anchorage must be named following the principles below:

a) The inland port, inland landing stage or anchorage is named when a project on investment in its construction is set up or when it is announced to be put into use;

b) Name of an inland port, inland landing stage or anchorage must not be identical to the name of another inland port, inland landing stage or anchorage located within the same province or confusingly similar to the name of an announced inland port, inland landing stage or anchorage or inconsistent with the functions of such inland port, inland landing stage or anchorage;

c) The inland port, inland landing stage or anchorage must not be named or partially named after any regulatory body, armed force unit, political organization, and socio-political organization unless otherwise agreed by such body, unit or organization;

d) Any word or symbol that infringes upon the historical, cultural and moral traditions and fine customs of the country must not be employed to name an inland port, inland landing stage or anchorage;

dd) The inland port, inland landing stage or anchorage shall have a Vietnamese name, which may be accompanied by its English translation, starting with the phrase “Cảng thủy nội địa” (“Inland port”) or “Bến thủy nội địa” (“Inland landing stage”) or “Khu neo đậu” (“Anchorage”) followed by the proper name of the inland port, inland landing stage or anchorage.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 18. Announcement of operations of inland ports and inland landing stages

1. Power to announce the operations

The authority that reach agreement on inland port or inland landing stage construction specifications specified in clause 2 Article 15 of this Decree is also the authority having power to announce the operations of such inland port or inland landing stage.

2. An application for announcement of operations of an inland port

a) An application form for announcement of operations of the inland port, which is made using Form No. 12 provided in the Appendix to this Decree;

b) A certified true copy or a copy, presented together with their originals for comparison, of the written approval of the project on investment in construction of the inland port granted by the competent authority;

c) A certified true copy or a copy, presented together with their originals for comparison, of the document on land use for construction of the inland port issued by the competent authority;

d) A copy of the decision approving the project or the technical design of the inland port;

b) A certificate of acceptance of the construction work to be put into service; as-built drawing of the site, elevation and section drawings of the inland port;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) A copy of the technical safety and environmental protection certificate of the pontoons or mooring buoy subject to registration (if the pontoons are used to build a wharf);

h) An acceptance certificate of fire safety issued by a competent authority in accordance with regulations;

i) A copy of the certificate of conformity to security regulations of the inland port receiving foreign watercrafts (for the inland port receiving foreign watercrafts);

k) A copy of the competent authority’s decision on announcement of dedicated channel opening (if any) for the inland port that has a dedicated channel.

3. An application for announcement of operations of an inland landing stage

a) An application form for announcement of operations of the inland landing stage, which is made using Form No. 12 provided in the Appendix to this Decree;

b) A certified true copy of the competent authority’s decision approving the project on investment in construction of the inland landing stage, or a copy, presented together with its original for comparison, regarding the inland landing stage for which a construction investment project is available;

c) A certified true copy of the document on land use for construction of the inland landing stage or a copy presented together with its original for comparison, unless it is a floating terminal;

d) A certified true copy of the investor’s decision approving the economic - technical report (for the inland landing stage for which a construction investment project is available) or the plan for operation of the inland landing stage;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) A copy of the technical safety and environmental protection certificate of the floating structures, vessels, pontoons or mooring buoys subject to registration (if such floating structures, vessels, or pontoons are used to build the dock or floating terminal).

4. Sequence of announcing the operations

a) Before putting an inland port or inland landing stage into operation, its owner shall submit, in person or by another appropriate manner, 01 application for announcement of operations to the VIWA (for inland ports receiving foreign watercrafts on national inland waterways or dedicated inland waterways connected to national inland waterways, and inland ports specified in point b clause 2 Article 15 of this Decree), or the Department of Transport (for inland ports receiving foreign watercrafts on local inland waterways or dedicated inland waterways connected to local inland waterways, and inland ports and inland landing stages specified in point c clause 2 Article 15 of this Decree);

b) For an inland port receiving foreign watercrafts: Within 05 working days from the date of receiving a sufficient application as prescribed, the VIWA or the Department of Transport shall appraise it. If all conditions are satisfied, report to the Ministry of Transport. Within 05 working days from the date of receiving the application and appraisal report in full, the Ministry of Transport shall issue a decision on announcement of operations of the inland port;

c) For an inland port not receiving foreign watercrafts: Within 05 working days from the date of receiving a sufficient application as prescribed, the VIWA or the Department of Transport shall issue a decision on announcement of operations of the inland port;

d) For an inland landing stage: Within 05 working days from the date of receiving a sufficient application as prescribed, the Department of Transport shall issue a decision on announcement of operations of the inland landing stage.

5. The decision on announcement of operations of an inland port or inland landing stage shall be made using Form No. 13 provided in the Appendix to this Decree.

6. The effective period of a decision on announcement of operations of an inland port or inland landing stage shall be subject to the request of its owner but must not exceed the term of land use for construction of such inland port or inland landing stage or the operation period of the project mentioned in the investment certificate granted by the competent authority.

7. In the case where the construction of one or more wharves of an inland port has been completed and the investor wishes to operate it/them immediately, the investor must prepare an application for temporary operation thereof as specified in clause 2 of this Article to the competent authority. The effective period of the decision on announcement of temporary operations of the wharf/wharves shall not exceed 01 year. This regulation does not apply to inland ports receiving foreign watercrafts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) In case the operations of the inland port have been announced: if its owner wishes to receive foreign watercrafts, such owner shall send a written report to the Ministry of Transport. The Ministry of Transport shall seek opinions of the Ministry of National Defence, the Ministry of Public Security and the provincial People’s Committee on assurance of national defense and security for such inland port in accordance with point a clause 5 Article 15 of this Decree. Within 02 working days from the date of receiving the written agreement of the Ministry of National Defence, the Ministry of Public Security, and the provincial People’s Committee, the Ministry of Transport shall grant a written approval for the inland port to receive foreign watercrafts to the owner;

b) The port’s owner shall submit an application for inland port announcement as specified in points a and i clause 2 of this Article to the Ministry of Transport. Within 05 working days from the date of receiving the application from the port’s owner, the Ministry of Transport shall issue a decision on announcement of operations of the inland port receiving foreign watercrafts.

9. Announcement of operations of an inland port in case where the need for receiving foreign watercrafts is obviated

a) In the case where an inland port has been announced to receive foreign watercrafts but its owner has obviated the need for receiving foreign watercrafts, the owner shall submit a written request (explicitly stating the reasons therefor) to the Ministry of Transport. Within 05 working days from the date of receiving the written request, the Ministry of Transport shall grant a written approval to the port’s owner;

 b) The port’s owner shall submit an application form for inland port announcement as specified in point a clause 2 of this Article to the VIWA or the provincial Department of Transport. Within 05 working days from the date of receiving the application form from the port’s owner, the VIWA or the Department of Transport shall issue and send the decision on announcement of operations of the inland port no longer receiving foreign watercrafts to the port’s owner and at the same time to the Ministry of National Defence, the Ministry of Public Security, and the provincial People’s Committee for monitoring.

10. The authority announcing operations of an inland port or inland landing stage shall send the announcement decision to the investor, the inland waterways port authority (hereinafter referred to as the “port authority”), the maritime administration (for an inland port or inland landing stage located within the water area of a seaport), the People’s Committee of the commune where the inland port or inland landing stage is located, and relevant organizations and individuals within 02 working days from the date of signing the decision; update information about the announced inland port or inland landing stage on the VIWA's database of inland ports and inland landing stages.

Article 19. Announcement of operations of river-crossing passenger landing stages and inland landing stages in service of construction of main structures

1. Power to announce the operations

The authority that reaches agreement on construction of the river-crossing passenger landing stage or the inland landing stage in service of construction of main structures specified in clause 2 Article 16 of this Decree is also the one having power to announce the operations of such river-crossing passenger landing stage or inland landing stage in service of construction of main structures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) An application form for announcement of operations of the inland landing stage, which is made using Form No. 12 provided in the Appendix to this Decree;

b) The technical design document, an acceptance certificate of the facilities (if any), a certified true copy of the document on land use for construction of the landing stage (for river-crossing passenger landing stages); a copy of the technical safety and environmental protection certificate of floating structures, vessels, pontoons or mooring buoys subject to registration (if such floating structures, vessels, or pontoons are used to build the landing stage);

3. Sequence of announcing the operations

a) Before putting the river-crossing passenger landing stage or the inland landing stage in service of construction of main structures into operation, the landing stage's owner shall submit 01 application for the announcement of operations thereof in person or by another appropriate method to the competent authority specified in clause 2 Article 16 of this Decree;

b) Within 05 working days from the date of receiving a sufficient application as prescribed, the competent authority specified in clause 2 Article 16 of this Decree shall issue a decision on announcement of operations of the river-crossing passenger landing stage or the inland landing stage construction of main structures;

c) The decision on announcement of operations of a river-crossing passenger landing stage or inland landing stage construction shall be made using Form No. 13 provided in the Appendix to this Decree.

4. Effective period of the decision on announcement of operations

a) The effective period of a decision on announcement of operations of a river-crossing passenger landing stage shall be subject to the request of its owner but must not exceed the term of land use for construction of such river-crossing passenger landing stage granted by the competent authority;

b) A decision on announcement of operation of an inland landing stage in service of construction of main structures shall be subject to the request of by its owner but must not exceed the period of construction of main structures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 20. Re-announcement of operations and extension of operation period of inland ports and inland landing stages

1. Operations of an inland port or inland landing stage must be re-announced in the following cases:

a) Change of its scale or functions;

b) Change of its land or water areas;

b) Change of its owner.

2. Power to re-announce operations or extend operation period of an inland port or inland landing stage

The authority that announces the operations of an inland port or inland landing stage specified in clause 1 Article 18 and clause 1 Article 19 of this Decree is also the one having the power to re-announce operations or extend operation period of such inland port or inland landing stage.

3. Application for re-announcement of operations

a) An application form for re-announcement of operations of the inland port or inland landing stage, which is made using Form No. 14 provided in the Appendix to this Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The documents specified in points d, dd and e clause 3 Article 18 of this Decree for the structure of the inland landing stage that has been changed;

d) A certified true copy or a copy, presented together with its original for comparison, of the competent authority’s document on the change of land or water area (in the case specified in point b clause 1 of this Article);

dd) A certified true copy or a copy, presented together with its original for comparison, of the documentary evidence of the change of the port or landing stage’s owner (in the case specified in point c clause 1 of this Article).

4. Sequence of re-announcement of operations

a) The operator of the port or landing stage shall submit 01 application, in person or by another appropriate method, to the VIWA or the Department of Transport;

b) For any inland port not receiving foreign watercrafts or inland landing stage: Within 05 working days from the date of receiving a sufficient application as prescribed, the VIWA or the Department of Transport shall issue a decision on re-announcement of operations of the inland port or the inland landing stage;

c) For any inland port receiving foreign watercrafts: Within 05 working days from the date of receiving a sufficient application as prescribed, the VIWA or the Department of Transport shall appraise it. If all conditions are satisfied, report to the Ministry of Transport. Within 05 working days from the date of receiving the application and appraisal report in full as prescribed, the Ministry of Transport shall issue a decision on re-announcement of operations of the inland port;

d) Where the owner of the inland port or inland landing stage is changed, the new owner of such inland port or inland landing stage must apply for re-announcement of operations thereof within 10 working days from the date of receiving the inland port or inland landing stage.

5. The decision on re-announcement of operations of an inland port or inland landing stage shall be made using Form No. 13 provided in the Appendix to this Decree. The decision shall specify the changes only.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Upon the expiry of the operation period stated in the decision on announcement, if the owner of the inland port or inland landing stage wishes to keep operating it and is granted an extension of the land use term by the competent authority, the extension of operation period shall be considered;

b) An application for extension of the operation period consists of an application form for extension of operation period of an inland port or inland landing stage; documents related to the land for construction of such inland port or inland landing stage of which the use term is extended by the competent authority;

c) The owner of the inland port or inland landing stage shall submit 01 application in person or by another appropriate method to the authority announcing the operations of such inland port or inland landing stage. Within 05 working days from the date of receiving a sufficient application as prescribed, the authority having power to announce the operations of the inland port or inland landing stage shall grant a written approval for extension of operation period of such inland port or inland landing stage.

7. The authority re-announcing operations or extending the operation period of the inland port or inland landing stage shall send the decision on re-announcement or the written approval for extension of operation period of the inland port or inland landing stage to the operator of such port or landing stage, the port authority, the People’s Committee of the commune where the inland port or landing stage is located, and relevant organizations and individuals within 02 working days from the date of signing the decision; update information about the announced inland port or inland landing stage on the VIWA's database of inland ports and inland landing stages.

Article 21. Quality inspection of inland ports

1. The port’s owner or operator shall inspect the quality of works. Details and procedures for quality inspection of inland ports shall comply with regulations of law on quality management and maintenance of construction works.

2. The VIWA and Departments of Transport shall inspect the compliance with regulations on quality control of inland ports by operators under their management.

Article 22. Repairing and dredging in water areas, renovation and upgradation of inland ports and inland landing stages

1. Inland ports and inland landing stages shall be renovated and upgraded to change their scale and functions specified in the decisions on announcement in accordance with the approved planning.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Within 05 days from the date of receiving the written request from the owner of the inland port or inland landing stage, the competent authority specified in clause 2 Article 15 and clause 2 Article 16 of this Decree shall offer its written opinions on the renovation and upgradation of such inland port or inland landing stage.

3. The renovation and upgradation of inland ports and inland landing stages shall comply with regulations of law on construction. Before repairing, renovating, upgrading or dredging an inland port or inland landing stage, the owner or operator of such inland port or inland landing stage must send a notice (explicitly stating the name of the inland port or inland landing stage; the period; the scope of repair, renovation, upgrading or dredging) to the port authority.

Article 23. Upgrading an inland landing stage to an inland port

1. An inland landing stage will be upgraded to an inland landing stage if the following conditions are satisfied:

a) Operations of such inland landing stage have been announced;

b) The planning approved by the competent authority is conformed to.

2. Before upgrading an inland landing stage to an inland port, its owner shall submit a written request in person or by another appropriate method to the competent authority specified in clause 2 Article 15 of this Decree to obtain the latter’s agreement on the upgradation from such inland landing stage to an inland port. The written request must explicitly state the expected scale for the upgrading; period of the renovation or upgrading; impacts of the renovation or upgrading on the operations of vessels in the water area, cargo loading and unloading machinery and equipment, and passenger and cargo transport activities; adjacent structures.

Within 05 days from the date of receiving the written request from the owner of the inland port, the competent authority specified in clause 2 Article 15 of this Decree shall issue a written agreement on the specifications for the upgradation from such inland landing stage to a port.

3. The renovation and upgradation of inland landing stages shall comply with regulations of law on construction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. After completing the renovation and upgrading, the landing stage’s operator must follow procedures for announcement of operations of the inland port in accordance with Article 18 of this Decree. In the case where scale and specifications of an inland landing stage are conformable to the inland port technical classification as prescribed (renovation or upgrading is not carried out), the application for announcement of upgradation from an inland landing stage to an inland port is composed of:

a) An application form for announcement upgradation from an inland landing stage to an inland port, made using Form No. 15 provided in the Appendix to this Decree;

b) A written agreement on technical specifications of the competent authority for the upgradation from the inland landing stage into an inland port;

c) As-built drawing of the inland landing stage;

d) A site plan of the work, land area and water area of the inland landing stage;

dd) A dossier on on-site inspection and calculation of the inland landing stage carried out by a consultancy having legal status.

Article 24. Closure and suspension of inland ports and inland landing stages

1. An inland port or inland landing stage is announced closed in the following cases:

b) The closure is requested for national defense or security reasons;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Power to announce the closure of inland ports and inland landing stages

The authority that announces an inland port or inland landing stage specified in clause 1 Article 18 and clause 1 Article 19 of this Decree is also the one having power to announce the closure of such inland port or inland landing stage.

3. Application for announcement of closure of an inland port or inland landing stage

a) A written request, which is prepared by the Ministry of National Defence or the Ministry of Public Security in the case specified in point a clause 1 of this Article;

b) An application form for closure of the inland port or inland landing stage from the owner of such inland port or landing stage, in the case specified in point b clause 1 of this Article.

4. Procedures for announcement of closure of an inland port or inland landing stage

a) The Ministry of National Defence or the Ministry of Public Security requesting the closure of the inland port or inland landing stage must send a notice to the operator of such port or landing stage at least 60 days before the expected date of closure of such inland port or inland landing stage in the case specified in point a clause 1 of this Article. The notice must clearly state the reasons for the closure. Within 10 days from the date of receiving the notice, the operator of such inland port or inland landing stage is entitled to put forward his/her proposition about and reach agreement on the closure of the inland port or inland landing stage with the notifying authority;

b) The Ministry of National Defence or the Ministry of Public Security, and the owner of the inland port or inland landing stage shall send a written request or application form for the closure of such inland port or inland landing stage to the competent authority specified in clause 2 of this Article;

c) Within 05 working days from the date of receiving a written request or application form from the authority and the owner of the port or landing stage as prescribed in point b of this clause, the competent authority shall issue a decision on announcement of closure of the inland port or inland landing stage;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) The authority that issues the decision on announcement of closure of an inland port or inland landing stage must send the decision to the owner of such inland port or inland landing stage, the port authority, the People’s Committee of the commune where the inland port or inland landing stage is located, relevant organizations and individuals, and the Ministry of National Defence or the Ministry of Public Security (in the case specified in point a clause 1 of this Article) within 02 working days from the date of official approval for removal of the inland port or inland landing stage from the registry of inland ports and inland landing stages.

5. Within 30 working days from the effective date of the decision on announcement of closure of the inland port or inland landing stage, its owner shall clear obstacles in the water area thereof (if any), and dismantle inland navigation aids of such inland port or inland landing stage. The costs of clearing obstacles in the water area of the inland port or inland landing stage (if any) and dismantling the inland navigation aids of the inland port or inland landing stage shall be paid by the owner thereof, except for the case specified in point a clause 1 of this Article where such costs shall be paid by the authority requesting the closure of the inland port or inland landing stage.

6. An inland port or inland landing stage must be suspended in following cases:

a) It has reached the end of its service life;

b) It is involved in an incident that threatens its safety or the safety of people and vessels; affects the safety of adjacent structures, the environment and the community in accordance with regulations.

7. Suspension of an inland port or inland landing stage

a) The operator of an inland port or inland landing stage must send a written notice to the port authority of the suspension of such inland port or inland landing stage in the cases specified in clause 6 of this Article;

b) Upon receiving the notice from the port’s operator in the case specified in point a clause 6 of this Article, the port authority shall notify relevant authorities and units of the suspension of the inland port or inland landing stage;

c) Upon receiving the notice from the operator of the inland port or inland landing stage in the case specified in point b clause 6 of this Article, the port authority shall send a written request to the operator of such inland port or inland landing stage to request the suspension of such inland port or inland landing stage to repair the damage or respond to the incident, and at the same time notify relevant authorities and units of the suspension of the inland port or inland landing stage;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) If a port facility has reached the end of its service life, if the operator of the inland port or inland landing stage wishes to keep using it, he/she shall inspect the quality of the facility, renovate it or repair damage (if any) to ensure the safety and serve functions of the facility and request the announcement of operations thereof in accordance with this Decree.

Article 25. Establishment of anchorages

1. Contents of the agreement on establishment of an anchorage

a) Location and size of the anchorage;

b) Uses;

c) Scale of the construction site (scope and mooring equipment).

2. Power to reach agreement on establishment of an anchorage

a) The VIWA shall reach agreement on establishment of anchorages on national inland waterways or dedicated inland waterways connected to national inland waterways, or anchorages on both national and local inland waterways, and other cases decided by the Ministry of Transport;

b) The Department of Transport shall reach agreement on establishment of anchorages on local inland waterways or dedicated inland waterways connected to local inland waterways, and other cases decided by the Ministry of Transport.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) An application form for agreement on anchorage establishment, which is made using Form No. 17 provided in the Appendix to this Decree;

b) A copy of the written approval of the project investment guidelines granted by the competent authority (if any);

c) A site plan of the area where the anchorage will be established, which shall show the extent of the anchorage, the bottom level, the location of the channel, the adjacent structures (if any) based on the National Coordinate Reference System VN2000 and the Vietnam State elevations at the scale from 1/500 to 1/2000.

4. Sequence of agreement on establishment of an anchorage

a) Before establishing an anchorage, the investor shall submit 01 application for agreement on establishment of an anchorage in person or by another appropriate method to the competent authority specified in clause 2 of this Article;

b) Within 05 working days from the date of receiving a sufficient application as specified, the competent authority specified in clause 2 of this Article shall issue a written agreement on anchorage establishment to the investor.

Article 26. Announcement of operations of anchorages

1. Power to announce the operations of an anchorage

The authority that agrees to establish an anchorage specified in clause 2 Article 25 of this Decree is also the one having power to announce the operations of such anchorage.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) An application form for announcement of operations of the anchorage, made using Form No. 18 provided in the Appendix to this Decree;

b) An acceptance certificate of facilities to be put into use;

c) A topographical map of the anchorage;

g) The technical safety and environmental protection certificate of mooring buoys (if mooring buoys are used);

dd) An acceptance certificate of obstacle scanning.

3. Sequence of announcement of operations of an anchorage

a) The investor shall submit 01 application for announcement of operations of the anchorage in person or by another appropriate method to the competent authority specified in clause 1 of this Article;

b) Within 05 working days from the date of receiving a sufficient application as prescribed, the competent authority shall issue a decision on announcement of operations of the anchorage;

c) The decision on announcement of operations of the anchorage shall be made using Form No. 19 provided in the Appendix to this Decree. The authority announcing the operations of the anchorage shall send the decision on announcement of operations to the investor, the port authority, the regional Inland Waterways Administration Branch, and relevant organizations and individuals within 02 working days from the date of signing the decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 27. Announcement of closure of anchorages

1. An anchorage shall be announced closed in the following cases:

b) For national defense or security reasons;

b) For traffic safety reasons;

c) At the request of the investor.

2. Power to announce closure of an anchorage

The authority that announces operations of the anchorage as specified in clause 1 Article 26 of this Decree is also the one having power to announce the closure of such anchorage.

3. Application for announcement of closure of the anchorage

a) A written request, which is prepared by the Ministry of National Defence or the Ministry of Public Security in the case specified in point a clause 1 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) A completion certification of removal of navigation aids and mooring equipment; completion certification of obstacle scanning in the water area of the anchorage.

4. Procedures for announcing the closure of the anchorage

a) In the case specified in point a clause 1 of this Article: The Ministry of National Defence or the Ministry of Public Security shall notify the investor at least 60 days before the expected date of closure of the anchorage. The notice must clearly state the reasons for the closure. If the investor does not express any proposition about the closure of the anchorage, the Ministry of National Defence or the Ministry of Public Security shall send a written request to the authority specified in clause 2 of this Article;

b) In the case specified in point b clause 1 of this Article: The VIWA or the Department of Transport shall notify that a survey will be conducted and shall, with the participation of the investor, prepare a report on status quo of the anchorage which specifies that traffic safety is not ensured due to the change of the waterway channel; request the investor to suspend the anchorage;

c) In the case specified in point c clause 1 of this Article: The investor shall submit an application form for closure of the anchorage in person or by another appropriate method to the authority specified in clause 2 of this Article;

d) Within 05 working days from the date of receiving the written request from the Ministry of National Defence or the Ministry of Public Security or the record of site survey of the anchorage or the application from the investor in the anchorage, the competent authority specified in clause 2 of this Article shall issue a decision on announcement of closure of the anchorage.

5. The decision on announcement of anchorage closure shall be made using Form No. 21 provided in the Appendix to this Decree. The authority announcing the closure of the anchorage shall send the decision on announcement of closure of the anchorage to the investor, the port authority, and relevant organizations and individuals within 02 days from the date of signing the decision.

6. Within 15 working days from the date of receiving the decision on announcement of closure of the anchorage, the investor shall remove navigation aids and mooring equipment, and scanning obstacles in the water area of the anchorage. Where the anchorage is closed in accordance with point a clause 1 of this Article, the costs of removing navigation aids and mooring equipment, and scanning obstacles in the water area of the anchorage shall be paid by the authority requesting the closure of such anchorage.

SECTION 4. MANAGEMENT OF NAVIGATION AIDS AND OTHER INLAND WATERWAY NAVIGATION INFRASTRUCTURE FACILITIES

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Establishment of inland navigation aids means an authority, organization or individual installing navigation aids on inland waterways, at construction sites and locations of obstacles, and in areas where activities that affect inland waterway traffic safety are conducted. Navigation aids to be established must comply with the National technical regulation on Vietnam Inland Navigation Aids.

2. Inland waterway facilities where navigation aids must be established:

a) Inland waterway channels;

b) Inland ports, inland landing stages, anchorages;

c) Ship locks, facilities used to help vessels pass dams or falls;

d) Embankments, dams, bridges, ferry landing stages, fishing ports;

dd) Wind power, thermal power, hydro power facilities;

e) Facilities over or underneath the channel;

g) Obstacles;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



i) Other facilities.

3. Inland waterway activities for which navigation aids must be established:

a) Construction of facilities; exploration and mining of natural resources and minerals;

b) Aquaculture areas (fish rafts, fish cages, bottom gillnets and aquaculture milieus); organization of entertainment and amusement activities, drills, sports events and festivals; holding of markets and craft villages; vocational practicing on inland waterways, channel protection corridors, waters outside channels or in water areas of inland ports and inland landing stages;

c) Areas for regulation and on-duty prevention of collision, traffic support, and traffic restriction;

d) Other activities affecting the inland waterway traffic safety.

4. Responsibilities for approving navigation aids plans, establishing and maintaining navigation aids on inland waterways

a) The VIWA shall approve navigation aids plans and organize the establishment and maintenance of the navigation aids systems on national channels;

b) The VIWA shall approve navigation aids plans and organize the establishment and maintenance of the navigation aids systems on local channels;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Owners of facilities, organizations and individuals causing obstacles; or organizations and individuals organizing activities on inland waterways shall establish and maintain navigation aids as specified throughout the construction of facilities or organization of activities, and existence of such facilities or obstacles;

dd) The units in charge of inland waterway management and maintenance, organizations and individuals in charge of dedicated inland waterway management shall establish navigation aids in the event of shipwrecks and in other unexpected situations that threaten traffic safety on channels and channel protection corridors. At the same time, they shall immediately report the cases to the regional Inland Waterways Administration Branches or Departments of Transport.

5. Costs of establishing inland navigation aids

a) Funding for establishing and maintaining navigation aids systems on national and local channels, except for the navigation aids specified in point c of this clause shall be covered by the state budget in accordance with regulations on hierarchical management of state budget;

b) Funding for establishing and maintaining the navigation aids systems on dedicated channels shall be paid by organizations and individuals owning the dedicated channels;

c) Funding for establishing and maintaining the navigation aids systems at facilities, obstacles and areas specified in point d clause 4 of this Article shall be paid by owners of the facilities or obstructions, and organizations and individuals that carry out such activities;

d) Regarding navigation aids at facilities invested in using the State budget under the management of the Ministry of Transport on national inland waterways, after the establishment of navigation aids is done, investors shall transfer such navigation aids to the VIWA for management and maintenance in accordance with regulations;

dd) Regarding navigation aids at facilities invested in using the state budget under the management of provincial People's Committees on local inland waterways, after the establishment of navigation aids is done, investors shall transfer such navigation aids to the Departments of Transport for management and maintenance in accordance with the regulations.

6. The Minister of Transport shall promulgate the National technical regulation on Vietnam Inland Navigation Aids.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The following navigation aids must be agreed upon before being established

a) Navigation aids on dedicated channels;

b) Navigation aids at facilities specified in points d, dd and e clause 2 and clause 3 Article 28 of this Decree.

2. Power to agree on establishment of navigation aids

a) Regional Inland Waterways Administration Branches shall agree on establishment of navigation aids on dedicated channels connected to national channels, facilities and areas specified in point b clause 1 of this Article on national inland waterways and dedicated inland waterways connected to national inland waterways, except for the navigation aids to be established at inland ports and inland landing stages;

b) Departments of Transport shall agree on establishment of navigation aids on dedicated channels connected to local channels, facilities and areas specified in point b clause 1 of this Article on local inland waterways and dedicated inland waterways connected to national inland waterways.

3. Contents of the agreement

a) Location of navigation aids;

b) Quantity and size of navigation aids;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Application for agreement on establishment of navigation aids

a) An application form for agreement on navigation aids establishment, which is made using Form No. 22 provided in the Appendix to this Decree;

b) Expected layout plan of navigation aids.

5. Agreement sequence

a) Any organization or individual wishing to establish navigation aids shall submit 01 application in person or by post or by another appropriate method to the competent authority specified in clause 2 of this Article;

b) Within 05 working days from the date of receiving a sufficient application as specified, the competent authority specified in clause 2 of this Article shall issue a written agreement on navigation aids establishment to the investor.

6. Each organization or individual managing dedicated inland waterways shall send a notice of the establishment of navigation aids and putting thereof into use on dedicated channels according to the Form No. 23 provided in the Appendix to this Decree.

Article 30. Investment in construction of other inland waterway infrastructure facilities

Upon making investment in construction of ship locks, facilities used to help vessels pass dams or falls; traffic embankments and dams; elevation markers, coordinate markers, boundary markers of channel protection corridors, stations and auxiliary facilities, regulations of law on construction investment, fire safety, environmental protection, and climate change response must be complied with; appropriate technological plans and construction designs must be in place to ensure quality and safety in construction, operation, and use of such facilities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 31. General regulations on protection of inland waterway infrastructure facilities

1. Inland waterway infrastructure facilities must be protected to maintain their normal operation in accordance with the Law on Inland Waterway Traffic and this Decree. Illegal encroachment, destruction, dredging and dismantling of inland waterway infrastructure facilities must be detected, promptly prevented, and handled in accordance with regulations.

2. Before putting any inland waterway infrastructure facility into operation and use, the investor must send a written notice to the People's Committee of the commune where the facility is located for cooperation in protection thereof. The notice must explicitly state the name, scale and uses of the facility, and the time it is put into operation and use.

Article 32. Contents of protection of inland waterway infrastructure facilities

1. Inland waterway infrastructure facilities must be protected to maintain their normal operation in accordance with the Law on Inland Waterway Traffic and this Decree.

2. Protection of inland waterway channels

a) Channels announced and put into use must be maintained in accordance with design standards or channel standards according to the technical classification and the capacity of the state budget;

b) For facilities over or underneath the channels (underwater/underground), the safe height and depth of channel bottoms shall align with the inland waterway technical classification standard announced;

c) Within the channel, it is not permitted to install fixed fishing gears or mine minerals against the law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Protection of inland waterway protection corridors

a) Dimensions of a channel protection corridor must not be changed, reduced or trespassed upon the channel protection corridors;

b) Within a channel protection corridor, it is not permitted to build houses or other structures, exploit natural resources without consent of competent authorities and install fixed fishing gears;

c) When a channel protection corridor is changed, facilities, mineral mining and fishing operations, craft villages, and floating markets must be moved and narrowed or obstacles on the channel shall be cleared after the change.

4. With regard to other inland waterway infrastructure facilities, the following acts are prohibited:

a) Allowing materials, vessels and equipment to cause landslides or damage facilities;

b) Anchoring or mooring vessels or tying animals to signaling buoys, signposts, water benchmarks, survey markers, coordinate markers, boundary markers of channel protection corridors;

c) Illegally using explosives or mining minerals, or committing other acts that affect facilities;

d) Discharging hazardous substances which affect the durability and service life of facilities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Width of a channel protection corridor shall be determined from the edge of the channel to each side. If the channel is already included in the approved planning, the width shall be determined in accordance with the planning’s technical classification. To be specific:

1. If the channel is not close to the shore, the width of the channel protection corridor is:

a) From 20 m to 25 m, for inland waterway channels on lakes, bays, and estuaries, channels along the coast, and special-class channels;

b) From 15 m to 20 m, for inland waterway channels of Class I and Class II;

c) From 10 m to 15 m, for inland waterway channels of Class III and Class IV;

d) 10 m, for inland waterway channels of Class V and Class VI;

2. If the channel is close to the shore, the width of the channel protection corridor shall be at least 5 m from the natural shoreline back to the shore. If the channel passes through any city, district-level town or commune-level towns, the width of the channel protection corridor shall be the red line boundary in the planning approved by the competent authority.

3. Depending on characteristics of each area, the VIWA or the Department of Transport shall preside over cooperating with the Department of Natural Resources and Environment in determining specific natural shorelines in service of the protection of inland waterway infrastructure.

4. In the case where the channel protection corridor overlaps the safety corridors of a road bridge or rail bridge, the width of channel protection corridor shall be determined from the edge of the channel to the natural shorelines and comply with the law regulations on protection of safety corridors of road bridges or rail bridges.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. In the case where the channel protection corridor overlaps the protection perimeter of works serving natural disaster management and flood control system protection, and hydraulic structures, regulations of law on natural disaster management, flood control system protection, and operation and protection of hydraulic structures shall be complied with.

7. In the case where the channel protection corridor overlaps the protection corridor of a water source, regulations of law on protection of channel protection corridors shall be complied with.

8. When setting up a project to build or upgrade or expand inland waterway channels, the investor must rely on the inland waterway infrastructure planning to clearly determine the technical classification of the inland channels, at the same time determine the width of channel protection corridors and plant boundary markers after such project is completed.

Article 34. Management of channel protection corridors

1. Prepare documentation for management of channel protection corridors

a) Documentation for management of channel protection corridors must include updates on the facilities affecting the safety of inland waterways, and the scope, time of appearance and process for handling thereof; boundary markers of channel protection corridors;

b) The VIWA shall prepare documentation for management of national channel protection corridors. Departments of Transport shall prepare documentation for management of local channel protection corridors. Organizations and individuals owning dedicated channels shall prepare documentation for management of dedicated channel protection corridors.

2. When any channel protection corridor is changed, the VIWA, Departments of Transport, organizations and individuals owning dedicated channels must notify owners of the facilities, organizations and individuals involved in activities on inland waterways so as for them to move, narrow or clear obstacles.

3. Authorities, organizations and individuals involved in channel management must plant boundary markers of channel protection corridors and inform the People's Committee of the commune where the boundary markers are located for cooperation in protection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Organizations and individuals assigned to manage facilities shall preside over and cooperate with People's Committees at all levels in protecting inland waterway infrastructure facilities.

2. Organizations and individuals, when detecting any inland waterway infrastructure facility that is infringed upon, shall promptly inform the communal People's Committee, inland waterway authority or nearest police authority. The informed authorities or units must request facility owner to promptly take remedial measures to achieve a smooth and safe traffic flow.

Chapter III

MANAGEMENT OF INVESTMENT IN CONSTRUCTION OF FACILITIES OUTSIDE OF INLAND WATERWAY INFRASTRUCTURE

Article 36. General regulations on investment in construction of facilities outside of inland waterway infrastructure and activities related to inland waterways

1. For any construction project outside inland waterway infrastructure and any activity specified in clauses 2 and 3 of this Article related to inland waterway traffic or channel protection corridors or in water areas of inland ports, inland landing stages, and anchorages, upon setting up such investment project or organizing such activity, an agreement with the competent authority specified in clause 1 Article 37 of this Decree shall be reached.

2. Facilities include:

a) Facilities in service of national defense and security tasks;

b) Embankments, irrigation dams, bridges, ferry landing stages;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Facilities over or underneath channels;

dd) Other facilities affecting inland waterway traffic safety.

3. Activities include:

a) Construction activities (including dredging of water areas of inland ports, inland landing stages, and anchorages); mining of natural resources and minerals;

b) Aquaculture areas (fish rafts, fish cages, bottom gillnets and aquaculture milieus); organization of entertainment and amusement activities, drills, sports events and festivals; holding of markets and craft villages; vocational practicing;

c) Other activities affecting inland waterway traffic safety.

Article 37. Power to reach agreement on contents related to inland waterways for facilities outside of inland waterway infrastructure and activities on inland waterways

1. Power to reach agreement

a) The Ministry of Transport shall reach agreement on defense and security facilities and activities related to inland waterway traffic on national inland waterways and dedicated inland waterways connected to national inland waterways;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The VIWA shall reach agreement on contents related to inland waterways for facilities and activities on national inland waterways, dedicated inland waterways connected to national inland waterways, and channel protection corridors, except for the case specified in point a of this clause;

d) Departments of Transport shall reach agreement on contents related to inland waterways for facilities and activities on local inland waterways, dedicated inland waterways connected to local inland waterways, and channel protection corridors, except for the case specified in point b of this clause.

dd) Port authorities and Departments of Transport (of the provinces where a port authority is unavailable) shall reach agreement on the dredging and renovation of water areas of inland ports, inland landing stages, and anchorages under their management.

2. Contents of the agreement

a) For permanent and temporary bridges: construction locations and dimensions of bridge opening (width and clearance height);

b) For swing bridges, drawbridges, pontoon bridges, traffic-hydraulic structures and traffic-hydropower facilities: construction locations dimensions of bridge opening (width, clearance height, length, depth of lock sill);

c) For lines, pipelines, and facilities over channels: construction locations, clearance height of lines, pipelines and facilities over channels;

d) For underground facilities, pipelines and lines underneath the channel bottoms: construction locations; depth from the top of underground facilities, pipelines and lines;

dd) For areas of construction of facilities and mining of natural resources and minerals: locations, scope of mining area, elevation of dredging and mining;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 38. Procedures for agreement on contents related to inland waterways for facilities outside of inland waterway infrastructure and activities on inland waterways

Every investor, organization or individual that organizes inland waterway activities shall submit 01 application for agreement on contents related to inland waterways in person or by another appropriate method to the competent authority specified in clause 1 Article 37 of this Decree. An application includes:

1. An application form for agreement on inland landing stage construction, which is made using Form No. 24 provided in the Appendix to this Decree;

2. A cross section drawing of the facility displayed on the cross section of the river.

3. A construction site drawing based on the National Coordinate Reference System VN2000 and the Vietnam State elevations. The drawing shall show the construction location and natural elevations, terrain and topographic relief of the river or canal in the construction site, adjacent structures (if any) and the following documents:

a) For permanent and temporary bridges: dimensions of the bridge opening (location, width, and clearance height); longitudinal section of the facility displayed on the cross section of the river or canal;

b) For swing bridges, drawbridges, pontoon bridges, traffic-hydropower facilities: dimensions of bridge opening (location, width, clearance height, length, depth of lock sill); opening and closing solutions and technologies; design drawings of expected locations and water areas where vessels will anchor while waiting for passing through the facility;

c) For pipelines, lines and facilities over channels: drawing and data on clearance height, showing the highest point of the pipeline, line (the lowest point of the power cable line, including the power grid safety corridor), or facility over channels;

d) For underground facilities, lines and pipelines underneath the channel bottom: a drawing showing the distance from the top level of the facility to the bottom level of the channel design, the width of the channel and channel protection corridor;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) For facilities in service of national defense and security; wind and thermal power projects; for ferry landing stages, embankments: drawings showing the premises of the port; embankment and other training structures; dimensions and structure of wharves, embankments, other training structures and auxiliary works; water area of the port.

4. For any activity specified in clause 3 Article 36 of this Decree, an application consists of:

a) An application form, which is made using the Form No. 24 provided in the Appendix to this Decree;

b) A drawing showing the scope of the operation area, the channel width and the channel protection corridor, distance to the relevant facilities within the area and navigation aids layout plan for assurance of inland waterway traffic safety;

c) Cross sections and dossiers on markers to determine the scope and elevation upon dredging and mining of natural resources and minerals (for dredging and renovation of water areas of inland ports, inland landing stages, dedicated channels into inland ports, inland landing stages and anchorages; mining of natural resources and minerals).

5. Within 05 working days from the date of receiving a sufficient application as prescribed, the competent authority specified in clause 1 Article 37 of this Decree shall send a written agreement to the investor.

Article 39. Notice of putting of facilities outside of inland waterway infrastructure into use

1. Within 05 working days from the date of acceptance of a facility to put it into use, the investor shall send a written notice to the regional Inland Waterways Administration Branch (for facilities on national inland waterways, channel protection corridors, water areas outside national channels and dedicated inland waterways connected to national inland waterways), or the Department of Transport (for facilities on local inland waterways, channel protection corridors, water areas outside local channels and dedicated inland waterways connected to local inland waterways).

2. Contents of the notice

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Location (chainage, place name, coordinates);

c) Main specifications of the facility;

d) Starting date of operation.

3. The notice of putting of a facility outside of inland waterway infrastructure into use shall be prepared using Form No. 25 provided in the Appendix to this Decree.

Chapter IV

ASSURANCE OF SAFETY, SECURITY, ENVIRONMENTAL PROTECTION IN INLAND WATERWAY-RELATED ACTIVITIES

Section 1. ASSURANCE OF SAFETY IN INLAND WATERWAY-RELATED ACTIVITIES

Article 40. Safety assurance in case of restricted access

1. Cases in which access to inland waterways is restricted:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Facilities are constructed on channels, channel protection corridors, water areas of ports, inland landing stages, and anchorages, and water areas that have not been managed by any organization but in which transport activities have been conducted resulting in the incidents that affect traffic safety;

c) Facilities on inland waterways restrict the announced channel standards;

d) Natural disaster management and rescue operations are carried out;

dd) National defense and security activities are carried out;

e) Drill activities, activities at sports events, festivals, amusement and entertainment activities, vocational practicing activities, activities at markets and craft villages are carried out.

2. Power to announce restricted access

a) The VIWA shall announce restricted access in cases of ensuring national defense and security on national inland waterways, dedicated inland waterways connected to national inland waterways and water areas which are not managed by any organization but in which transport activities have been conducted, which are adjacent to the national channel protection corridors;

b) Regional Inland Waterways Administration Branches shall announce restricted access in the cases specified in clause 1 of this Article on national inland waterways, dedicated inland waterways connected to national inland waterways and water areas which are not managed by any organization but in which transport activities have been conducted, which are adjacent to the national channel protection corridors, except for the case specified in point a of this clause;

c) Departments of Transport shall announce restricted access in the cases specified in clause 1 of this Article on local inland waterways, dedicated inland waterways connected to local inland waterways or water areas which are not managed by any organization but in which transport activities have been conducted in provinces and central-affiliated cities, except for the water areas specified in points a and b of this clause;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Procedures for announcing restricted access to inland waterways

a) Each investor, organization or individual, before constructing any facility or organizing any activity on inland waterways, shall send an application form for announcement of restricted access to inland waterways (explicitly specifying locations and period of construction restriction) and the approved plan to ensure traffic safety to the competent authority specified in clause 2 of this Article;

b) Within 05 working days from the date of receiving a sufficient application as specified, the competent authority specified in clause 2 of this Article shall issue an announcement of restricted access to inland waterways and send it to the investor or organization or individual;

c) In case of unexpected obstacles; natural disaster management, rescue operations on inland waterways that restrict the announced channel standards, the competent authority specified in clause 2 of this Article shall, depending on actual requirements, determine measures to ensure traffic safety and announce restricted access to inland waterways.

4. The Minister of Transport shall elaborate on control and regulation for traffic safety assurance, prevention of collisions and restriction of access to inland waterways.

Article 41. Inland waterway safety assurance plans

1. For construction projects and areas where activities related to inland waterway traffic are organized (on channels, channel protection corridors, water areas of inland ports, inland landing stages, anchorages and water areas which are not managed by any organization but in which transport activities have been conducted) specified in clauses 2 and 3 Article 36 of this Decree, plans and measures should be in place to ensure traffic safety during the construction of such facilities and organization of such activities.

2. Responsibility for formulation and implementation of plans

Investors or construction contractors, organizations and individuals that organize activities related to inland waterway traffic shall be formulate and organize implementation of traffic safety assurance plans that have been approved by the competent authorities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The VIWA shall approve navigation safety assurance plans for facilities and activities in service of national defense and security on national inland waterways and dedicated inland waterways connected to national inland waterways;

b) Regional Inland Waterways Administration Branches shall approve traffic safety assurance plans for facilities and activities on national inland waterways; dedicated inland waterways connected to national inland waterways, water areas which are not managed by any organization but in which transport activities have been conducted adjacent to the national channel protection corridors, except for the cases specified in points a and d of this clause;

c) Departments of Transport shall approve traffic safety assurance plans for facilities and activities on local inland waterways; dedicated inland waterways connected to local inland waterways, water areas which are not managed by any organization but in which transport activities have been conducted in provinces or central-affiliated cities, except for the case specified in point d of this clause. Depending on the actual situation, Departments of Transport shall submit the plans to provincial People's Committees so as for them to authorize or decentralize authority to district-level People's Committees to grant approval therefor;

dd) Port authorities shall approve traffic safety assurance plans for repair, renovation, upgradation and other activities in the water areas of inland ports, inland landing stages, and anchorages under their management.

4. Contents of a traffic safety assurance plan.

a) General information about the facility, project on facility construction and organization of the activity;

b) Duration of construction or organization of the activity;

c) Plan for construction or organization;

d) Measures to ensure navigation safety;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Application for approval of a traffic safety assurance plan

a) An application form for approval of the traffic safety assurance plan, which is made using the Form No. 26 provided in the Appendix to this Decree;

b) Construction plan, duration and schedule for construction of the facility or organization of the activity;

c) The traffic safety assurance plan;

d) A photocopy of overall layout drawing of the facility, the scope of construction or activity organization.

6. Approval sequence

a) Each investor, organization or individual, before constructing any facility or organizing any activity specified in clause 1 of this Article, shall send 01 application in person or by another appropriate manner to the competent authority specified in clause 3 of this Article requesting the approval thereof;

b) Within 05 working days from the date of receiving a sufficient application as specified, the competent authority specified in clause 3 of this Article shall send a written approval of the traffic safety plan to such investor, organization, or individual.

7. In case an accident or incident occurs on inland waterways due to a force majeure event, disrupting the traffic, the VIWA or Departments of Transport, organizations or individuals owning dedicated channels must promptly organize the formulation and implementation of traffic safety assurance plans in the areas where such accident or incident occurs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Section 2. SECURITY ASSURANCE AT INLAND PORTS RECEIVING FOREIGN WATERCRAFTS AND INLAND WATERWAY PILOTAGE

Article 42. Security assurance at inland ports receiving foreign watercrafts

1. Security assurance at an inland port receiving foreign watercrafts means the implementation of measures to ensure security and safety of persons, vessels and facilities at such port by assessing security and formulating a security plan that shall be approved by the competent authority. Such authority shall also issue the security conformity certificate to the inland port receiving foreign watercrafts.

2. Security assurance at inland ports shall apply to foreign watercrafts and seagoing ships with a total tonnage of 500 GT or more operating on international routes.

3. Security of inland ports receiving foreign watercrafts is classified into 03 levels.

a) Security Level 1 is the level at which the appropriate security protection measures are maintained continuously;

b) Security Level 2 is the level at which additional security protection measures are maintained during the period over which there is a threat of a security incident;

c) Security Level 3 is the level at which specific security protection measures are maintained for a limited period when a security incident is probable or imminent though a specific target cannot be determined.

4. Security measures for an inland port receiving foreign watercrafts must be appropriate to each security level.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Regarding Security Level 2, additional security measures in the security plan must be implemented for each activity specified in point a of this clause;

b) Regarding Security Level 3, enhanced protection measures in the security plans must be implemented for each activity specified in point a of this clause.

5. The security assessment of inland ports receiving foreign watercrafts shall be made for the first time and on an annually basis by every port operator using the Form No. 27 provided in the Appendix to this Decree with participation of representatives of relevant regulatory bodies at the ports.

6. Security plans for inland ports receiving foreign watercrafts

a) A security plan for an inland port receiving foreign watercrafts (hereinafter referred to as the “security plan”) shall be made by each port operator using Form No. 28 provided in the Appendix to this Decree and sent to the competent authority for approval, which aims to facilitate the application of measures to protect the port, persons, vessels, cargoes, cargo carriers, and supplies for vessels within the port, and avoid the threat of a security incident;

b) A security plan shall be developed and maintained by way of inland port security assessment. The security plan must include appropriate measures for each security level specified in clause 3 of this Article.

7. The security commitment of an inland port receiving foreign watercrafts shall be made on the basis of the assessment of risks to persons, property and the environment that may arise from the interface between the vessels and the port or between the vessels using the Form No. 29 provided in the Appendix to this Decree.

8. The security commitment must be made by the master or security officer of the foreign watercraft or seagoing ship, and the security staff of the inland port or the organization in charge of ensuring on-shore security on behalf of the port owner, and the owner of the port or vessel must commit to adopt security measures appropriate to the security level of the port or foreign watercraft or seagoing ship. The owner of the foreign watercraft or seagoing ship or the port owner may request a security commitment in any of the following cases:

a) The foreign watercraft or seagoing ship has its security level higher than that of the port, anchorage or another foreign watercraft with which it is conducting an interface;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) There is a security threat or incident involving such foreign watercraft, seagoing ship or port;

d) The foreign watercraft or seagoing ship is in the port but the port is not required to have and implement the approved inland port security plan;

dd) The foreign watercraft or seagoing ship conducts an interface with another foreign watercraft or seagoing ship, but it is not required to have and implement the approved foreign watercraft or seagoing ship security plan;

e) A security commitment must consist of the commitment of the port security officer or the master or security officer of the foreign watercraft or seagoing ship to adopt security measures appropriate to the security level of the port, foreign watercraft or seagoing ship.

9. Officials and public employees of specialized management agencies and employees of port enterprises in charge of ensuring security of inland ports must complete training courses on security of inland ports at training institutions with security-related disciplines in accordance with the port security training program approved by the Ministry of Transport and be issued with a certificate of training completion.

Article 43. Procedures for approval of security assessment, security plans and issuance of security conformity certificates to inland ports receiving foreign watercrafts

1. Every port operator shall prepare and submit 03 applications as specified in clauses 2, 3 and 4 of this Article in person or by another appropriate manner to the port authority.

2. An application for approval of security assessment is composed of :

a) An application form for approval of security assessment, which is made using Form No. 30 provided in the Appendix to this Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Participants in the security assessment meeting, including: representatives of the district-level police authority, the Border Guard Station of the border gate, the provincial Traffic Police Division, the Sub-department of Customs, the port authority, the district-level Center for Disease Control, the district-level plant protection and quarantine agency, and the border-gate animal quarantine agency.

3. An application for approval of the security plan and issuance of a security conformity certificate to an inland port receiving foreign watercrafts includes:

a) An application form for approval of the security plan and issuance of a security conformity certificate to the inland port receiving foreign watercrafts, which is made using Form No. 31 provided in the Appendix to this Decree;

b) A security assessment form approved by the competent authority;

c) A security plan.

4. An application for annual confirmation of a security conformity certificate of an inland port includes:

a) An application form for annual confirmation of the security conformity certificate of the inland port receiving foreign watercrafts, which is made using Form No. 32 provided in the Appendix to this Decree;

b) A security assessment form, which consists of opinions of the authorities specified in point c clause 2 of this Article;

c) A record of refresher courses or drills or training sessions according to the approved security plan program;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Within 05 working days from the date of receiving a sufficient application as prescribed, the port authority shall appraise it and submit the report on appraisal results, enclosed with 02 dossiers, to the VIWA. Within 05 working days from the date of receiving a sufficient application and report from the port authority in full, the VIWA shall approve the security assessment form and the security plan, issue a security conformity certificate to the inland port receiving foreign watercrafts, and provide annual confirmation of the security conformity certificate of the inland port.

The certificate of approval of the security assessment, certificate of approval of the security plan and the security conformity certificate issued to the inland port receiving foreign watercrafts shall be prepared using the Forms No. 33, No. 34, and No. 35 provided in the Appendix to this Decree.

6. The security conformity certificate issued to the inland port receiving foreign watercrafts shall be valid for 05 years and annual confirmation of conformity with security of inland ports receiving foreign watercrafts must be provided by the VIWA.

Article 44. Security inspection and supervision of inland ports receiving foreign watercrafts

1. The VIWA and port authorities shall, within the ambit of their functions, tasks and powers assigned to them, organize the security inspection and supervision, and impose penalties for violations against regulations on security at inland ports. The security checklist for an inland port shall be made using Form No. 36 provided in the Appendix to this Decree.

2. Every port operator shall organize the inspection of security in service of security assessment and development of a security plan.

3. Foreign watercrafts and seagoing ships that arrive at and depart from inland ports receiving foreign watercrafts must comply with the same regulations of maritime law on maritime security and safety as those applicable to vessels arriving at and departing from Vietnamese seaports and this Decree, unless otherwise prescribed by the law.

4. Operators of inland ports receiving foreign watercrafts must satisfy safety and security conditions in accordance with regulations.

Article 45. Inland waterway pilotage

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Foreign watercrafts, when operating on inland waterways, or arriving at or departing from inland ports, must be guided by pilots, except for inland waterway vessels of the Kingdom of Cambodia operating under the Agreement between the Government of the Socialist Republic of Vietnam and the Royal Government of Cambodia on waterway transportation. Where necessary, masters of vessels or seagoing ships may request pilotage.

2. Pilotage on inland waterways or in water areas of inland ports shall comply with regulations of maritime law on pilotage and shall be performed by marine pilots.

Section 3. ENVIRONMENTAL PROTECTION IN INLAND WATERWAY-RELATED ACTIVITIES

Article 46. Environmental protection in investment in construction, maintenance, renovation and upgradation of inland waterway infrastructure

1. Each owner of an inland waterway infrastructure construction, maintenance, renovation or upgradation project shall:

a) Organize the preparation of an environmental impact assessment report or an environmental protection plan and submit it to the competent authority for approval or confirmation in accordance with regulations of law on environmental protection;

b) Determine and include funding for environmental protection in the total investment of the project; integrate waste treatment measures and measures to minimize adverse impacts on the environment into the environmental impact assessment report or the environmental protection plan approved or certified by the competent authority in the fundamental design, technical design and bidding dossiers, contracts with construction contractors of the project;

c) Organizing the management, supervision and report to the competent state authorities the environmental protection in project construction activities in accordance with regulations of law on construction and environmental protection.

2. Construction contractors must comply with regulations of law on environmental protection, standards and technical regulations on environment and fully meet the requirements for environmental protection in the contract signed with the project owner.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 47. Environmental protection in operation of inland ports and inland landing stages

Operators of inland ports and inland landing stages shall:

1. Formulate and implement oil spill response plans in accordance with regulations for inland ports and inland landing stages involved in petroleum trading.

2. Assign personnel to manage and carry out the work of environmental protection in the ports and landing stages.

3. Collect and treat wastewater generated during the operation of ports and landing stages in line with environmental technical regulations; carry out periodical monitoring of wastewater before and after treatment as required in the approved dossier; archive monitoring data in service of inspection of operation of the wastewater treatment system.

4. Collect, classify and store solid wastes and hazardous wastes generated during the operation of ports and landing stages for treatment or hire organizations licensed to treat wastes so as to receive, transport and treat wastes as prescribed by law.

5. Provide vessels, tools and equipment at ports and landing stages to receive normal solid wastes from vessels, seagoing ships, foreign watercrafts and seaplanes; list and provide a list of organizations licensed to treat hazardous wastes to receive, transport and treat hazardous wastes generated from vessels, seagoing ships, foreign watercrafts and seaplanes.

6. Minimize dust and restrict noise and vibration that adversely affect the surrounding environment and workers.

7. Isolate and maintain a safe distance in receiving and storing dangerous cargoes, and flammable and explosive cargoes in accordance with regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Owners of establishments that build, repair, modify, restore and dismantle vessels shall:

1. Develop and formulate environmental protection plans and oil spill response plans in accordance with regulations.

2. Assign personnel to manage and carry out environmental protection in operations of the establishments.

3. Collect and treat wastewater, solid wastes and hazardous wastes generated during the operations of the establishments for treatment in accordance with regulations.

Article 49. Environmental protection for vessels, seagoing ships, seaplanes and foreign watercrafts operating on inland waterways

1. Seagoing ships must comply with the National Technical Regulation on marine pollution prevention systems of ships.

2. Vessels must comply with the National technical regulation on rules for pollution prevention of inland waterway ships.

3. Management of ordinary wastes

a) Vessels, seagoing ships and foreign watercrafts operating on inland waterways and coastal transport routes must be covered to prevent cargoes from falling or dust from being released causing environmental pollution;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Vessels, seagoing ships and foreign watercrafts must be fitted with wastewater treatment equipment or storage tanks before being transported to shore for treatment;

d) Information on the discharge of wastes must be recorded in the garbage record books of the ships or vessels;

dd) Where vessels carrying cargoes potentially causing pollution, measures should be in place to prevent pollution corresponding to such cargoes.

4. Management of hazardous wastes

Vessels, seagoing ships, foreign watercrafts and seaplanes that generate hazardous wastes must comply with regulations of law on hazardous waste management.

5. It is not permitted to discharge oil, ballast water, cooling water or oily bilge water containing pollutants into the environment in excess of the permissible limits specified in the environmental standards or use oil spill dispersants in water.

6. When detecting risks or acts of causing environmental pollution or oil spills, operators of vessels, seagoing ships or foreign watercrafts must immediately apply effective response measures; at the same time, must immediately report the environmental pollution incidents or oil spills, or forecasted possibility of environmental pollution incidents or oil spills to the nearest specialized management agencies.

7. Vessels, seagoing ships, seaplanes and foreign watercrafts that operate on inland waterways, in water areas of ports, inland landing stages, and anchorages, shall be subject to inspection and supervision by relevant regulatory bodies regarding environmental protection regulations.

8. The following acts on board vessels, seagoing ships, seaplanes and foreign watercrafts anchored in water areas of inland ports, inland landing stages, and anchorages are prohibited:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Cleaning the cargo hold or deck, thereby causing environmental pollution;

c) Discharging dirty water, oil, oily bilge water and other hazardous liquids;

d) Disposing garbage or other objects and solid wastes from vessels or ships into water or on wharves or landing stages;

dd) Removing rust and paint ships, thereby causing environmental pollution.

9. Masters of vessels, seagoing ships, seaplanes and foreign watercrafts, when operating on inland waterways and in water areas of inland ports and inland landing stages, must comply with the following requirements:

a) When detecting risks or acts causing environmental pollution, masters must immediately inform port authorities; at the same time, clearly record the time, place and nature of the pollution incidents in the logbooks of the ships or vessels;

b) If an environmental pollution incident occurs due to the operations of their ships or vessels, the masters must immediately apply effective response measures and promptly inform the port authorities.

10. Operators of vessels, seagoing ships and foreign watercrafts that cause damage or environmental pollution must compensate and incur penalties in accordance with regulations.

Chapter V

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 50. Procedures for arrival and departure of vessels, seagoing ships, seaplanes and foreign watercrafts at inland ports and inland landing stages

1. Vessels, seagoing ships, seaplanes and foreign watercrafts arriving at and departing from inland ports or inland landing stages must undergo the procedures to obtain entry permits and clearances.

2. Before a vessel or seaplane arrives at or departs from an inland port or inland landing stage, the applicant shall send a notice of the vessel (registration number), arrival and departure time, type of cargoes or number of passengers to the port authority. The notice shall be sent via message, phone call or by any other method. The master or steersman may only operate the vessel or seaplane to arrive at or depart from the inland port or inland landing stage with port authority’s consent. The notice shall be sent:

a) 02 hours in advance, for a cargo vessel;

b) 01 hour in advance, for a passenger vessel or seaplane.

3. Procedures for arrival and departure of vessels and seaplanes at inland ports and inland landing stages may be initiated in person, by electronic means or any other method as prescribed.

4. Vessels, seagoing ships, seaplanes and foreign watercrafts arriving at or departing from inland ports and inland landing stages must pay fees and charges in accordance with regulations.

5. Regulations on procedures for arrival and departure of vessels inland ports, inland landing stages and anchorages specified in this Decree do not apply to the vessels which arrive at and depart from inland ports, inland landing stages and anchorages to perform national defense and security tasks.

Article 51. Methods, deadlines and locations for initiating procedures for arrival and departure of vessels, seagoing ships, seaplanes and foreign watercrafts at inland ports and inland landing stages

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Submitting or presenting documents in person at port authorities;

b) Electronic procedures via the web portal of the Ministry of Transport (applicable to vessels, domestic seagoing ships, seaplanes);

c) Electronic procedures through the National Single-Window System (applicable to vessels, seagoing ships entering or exiting Vietnam, foreign watercrafts);

d) Electronic procedures through the ASEAN Single Window System;

dd) Other methods prescribed by law.

2. Time limit for initiating the procedures: within 30 minutes after all required documents are received, except for seagoing ships and foreign watercrafts.

3. If documents are submitted or presented in person for vessels, seagoing ships, seaplanes and foreign watercrafts, the procedures may be initiated at the offices of port authorities or at the ports, inland landing stages or on such vessels (in the case where such vessels come from areas hit by human, animal or plant diseases).

4. The process for initiating the electronic procedures through the National Single Window System and the ASEAN Single Window System shall comply with relevant regulations of law.

Article 52. Documentation for issuance of inland port/inland landing stage entry permits to vessels and seaplanes

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The inland port/inland landing stage clearance, except where electronic procedures are initiated;

b) The passenger list (applicable to passenger vessels).

2. The applicant shall present the originals of the following documents:

a) The certificate of vessel or seaplane registration (or a photocopy certified by a credit institution in the case where the vessel is pledged or mortgaged);

b) The technical safety and environmental protection certificate of the vessel;

c) Certificates of competency and professional certificates of seafarers and steersmen;

d) The crew registry (if any);

dd) The contract of carriage or the cargo delivery note;

e) Civil liability insurance (applicable to vessels subject to compulsory civil liability insurance);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



h) Permit for transport of dangerous cargoes, plan for transport of oversized and overloaded cargoes (applicable to vessels that transport dangerous cargoes, oversized and overloaded cargoes).

3. The person checking documents must return the documents specified in clause 2 of this Article to the applicant after checking them, unless otherwise prescribed by law.

4. The applicant is not required to present the documents specified in clause 2 of this Article if they are stored on the electronic database.

Article 53. Documentation for issuance of inland port/inland landing stage clearances to vessels and seaplanes

1. The applicant shall submit and present the following documents:

a) Documents to be submitted: passenger list (applicable to passenger vessels);

b) Documents to be presented: contract of carriage or waybill or cargo delivery note; certificates of competency and professional certificates of seafarers and steersmen if they are changed after the vessel enters the port.

2. For any vessel that is newly built, modified or repaired, when it is launched, its owner or the owner of the establishment that builds, modifies or repairs such vessel must present the following documents to the port authority:

a) An inspection record certifying that the vessel is eligible for operation by the Registry;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 54. Inspection and issuance of inland port/inland landing stage entry permits or clearances to vessels and seaplanes

1. The applicant may select one of the methods specified in clause 1 Article 51 of this Decree to initiate the procedures for arrival or departure of a vessel or seaplane at an inland port or inland landing stage and shall comply with the following regulations:

a) If the procedures are initiated in person at the place where procedures are initiated, the applicant shall submit and present the documents specified in Articles 52 and 53 of this Decree to the port authority;

b) If electronic procedures are initiated, the applicant shall present the documents specified in Articles 52 and 53 of this Decree on the electronic software (selected by the applicant).

2. Checking documents of seafarers and the vessel

a) In case of receiving documents from the applicant in person, the port authority shall check the conformity of the documents in accordance with regulations;

b) In case of receiving documents via the electronic procedures, the port authority shall only check the database without physically checking the documents of the vessel, its seafarers and steersmen. If any error is found, it shall only physically check the documents.

3. Inspection of the vessel

a) The port authority shall inspect the vessel on the basis of its technical safety and environmental protection certificate;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Vessels and seaplanes may be granted inland port/inland landing stage entry permits and clearances if they satisfy the conditions set out in this Decree.

5. For a vessel that is granted the inland port/inland landing stage clearance but still anchored in the water area of the inland port or inland landing stage for more than 24 hours, it is required to reapply for the inland port/inland landing stage clearance in order to adjust the time of departure from the inland port or inland landing stage.

6. An inland port/landing stage entry permit or clearance may be in physical or electronic form. The inland port/inland landing stage entry permits and clearances of vessels and seaplanes shall be prepared using the Forms No. 37 and No. 38 provided in the Appendix to this Decree.

7. Inland port/inland landing stage entry permits and clearances granted by inland waterways port authorities and seaport/inland port/inland landing stage clearances granted by maritime administrations shall be retained in physical or electronic form. The retention period of physical permits is 02 years from the date of issuance. At the end of the retention period, port authorities and maritime administrations shall cancel such permits and clearances.

Article 55. Procedures for arrival or departure of waterway vessels crossing the Vietnam - Cambodia border at inland ports

1. For the Kingdom of Cambodia’s inland waterway vessels arriving at or departing from Vietnam's inland ports and Vietnamese vessels departing from Vietnam's inland ports for Cambodia, in addition to the procedures specified in Articles 51, 52, 53 and 54 of this Decree, a cross-border waterway transport permit issued by a competent authority must also be presented.

2. Where the Kingdom of Cambodia’s inland waterway vessels and Vietnam’s waterway vessels entering or exiting for arrival at or departure from Vietnam’s inland ports follow the electronic procedures, Articles 56 and 57 of this Article shall apply.

3. Where the Kingdom of Cambodia’s inland waterway vessels and Vietnam’s waterway vessels entering or exiting for arrival at or departure from Vietnam’s inland ports do not follow the electronic procedures, the documents shall be submitted and presented in person at port authorities.

4. When a vessel arrives at the border gate, the documents showing that it has completed exit procedures at the exit port to the regulatory body at the border gate must be presented before it leaves the Vietnamese territory.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Inland port clearances issued to Vietnamese and Cambodian inland waterway vessels to depart from Vietnamese inland ports for Cambodia shall be prepared using Form No. 39 provided in the Appendix to this Decree.

Article 56. Electronic procedures for entry of Vietnamese and Cambodian inland waterway vessels at Vietnamese inland ports

1. At least 02 hours before the expected arrival of a vessel at the border gate, the applicant shall declare the following documents by electronic means via the National Single Window Portal:

a) A notice of vessel’s arrival at inland port, which is made using the Form No. 48 provided in the Appendix to this Decree;

b) An inland port clearance, which is made using the Form No. 39 provided in the Appendix to this Decree;

c) A general declaration, which is made using Form No. 40 provided in the Appendix to this Decree;

d) A crew list, which is made using the Form No. 41 provided in the Appendix to this Decree;

dd) A passenger list, which is made using the Form No. 42 provided in the Appendix to this Decree;

e) A cargo declaration, which is made using the Form No. 43 provided in the Appendix to this Decree or contract of carriage or cargo delivery note or waybill;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



h) An animal quarantine declaration for cargoes subject to animal quarantine, which is made using the Form No. 45 provided in the Appendix to this Decree;

i) A declaration of arms and explosives (if any), which is made using the Form No. 46 provided in the Appendix to this Decree;

k) A declaration of stowaway (if any), which is made using the Form No. 47 provided in the Appendix to this Decree.

2. Documents to be presented

a) Documents presented to the port authority: Technical safety and environmental protection certificate of the vessel, documents related to cargoes carried on board, certificate of vessel registration (or a copy certified by a credit institution in the case where the vessel is being pledged or mortgaged), certificates of competency, professional certificates of seafarers and steersmen, a copy of the certificate of civil liability insurance (applicable to vessels subject to compulsory civil liability insurance), a permit for transport across the Vietnam-Cambodia border;

b) Documents presented to the customs authority: Documents related to the cargoes carried on the vessel;

c) Documents presented to the Border Guard at the border gate: Passports and international travel documents of seafarers and passengers (if any);

d) Documents presented to the plant quarantine agency: plant quarantine certificates (for cargoes subject to plant quarantine);

dd) Documents presented to the animal quarantine agency: animal quarantine certificates of the country of departure (for cargoes subject to animal quarantine);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Checking documents related to the vessel and seafarers

a) The port authority shall check the information declared and look up data on the vessel and Vietnamese seafarers on the electronic databases of the competent authorities in order to initiate the procedures for granting an inland port entry permit to the vessel;

b) The port authority shall only require the applicant to submit and present documents in case the database does not contain data on the vessel, seafarers or steersmen, or there is not enough electronic data for check and comparison or the electronic documents cannot be viewed and the applicant shall only declare data on the vessel and seafarers one time on the electronic software (selected by the applicant). The port authority that initiates the first procedures shall check and compare the declared data with the originals that have been presented to initiate procedures for entry of the vessel at the inland port or when there is any change. The database of seafarers, steersmen, vessels and inland ports shall be stored on the National Single Window Portal to serve as a database for subsequent procedures;

c) Deadline for presenting documents that are not contained in the database: Within 02 hours from the time the vessel anchors at the port or 04 hours when the vessel anchors in another location in the water area of the inland port.

4. Responsibility of relevant regulatory bodies for initiating procedures at inland ports

a) Each port authority shall check the documents specified in points a, b, c, d, dd and e clause 1 and point a clause 2 of this Article; bear the primary responsibility and have the power to make final decisions on the documents specified in points a, b, and c clause 1 of this Article in the case where relevant regulatory bodies jointly handle the case and have different opinions;

b) Each customs authority shall check the documents specified in points a, c, d, dd, and e clause 1 of this Article; bear the primary responsibility and have the power to make final decisions the documents specified in point b clause 2 of this Article in the case where relevant regulatory bodies jointly handle the case and have different opinions;

c) The Border Guard at each border gate shall check the documents specified in points a, b, c, d, dd, i, and k clause 1 and point c clause 2 of this Article; bear the primary responsibility and have the power to make final decisions on the documents specified in points i and k clause 1, and point c clause 2 of this Article in the case where relevant regulatory bodies jointly handle the case and have different opinions;

d) Each plant quarantine agency shall check the documents specified in points c and g clause 1 and point d clause 2 of this Article; bear the primary responsibility and have the power to make final decisions on the documents specified in point g clause 1 of this Article in the case where relevant regulatory bodies jointly handle the case and have different opinions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Each medical quarantine agency shall check the documents specified in point e clause 2 of this Article and have the power to make final decisions on the documents it has checked in the case where relevant regulatory bodies jointly handle the case and have different opinions.

5. Issuance of e-permits

No later than 30 minutes from the time the applicant completes the electronic declaration procedures and presents all the required documents, based on the feedback of the relevant authorities, the port authority shall issue the vessel with an electronic inland port entry permit via the National Single Window Portal.

Article 57. Electronic procedures for departure of Vietnamese and Cambodian inland waterway vessels from Vietnamese inland ports

1. At least 02 hours before the departure of a vessel from an inland port, the applicant shall declare the following documents by electronic means via the National Single Window Portal:

a) A notice of vessel’s departure from inland port, which is made using the Form No. 48 provided in the Appendix to this Decree;

b) List of seafarers and steersmen with their full titles;

c) A passenger list (for passenger vessels);

d) A declaration of cargoes, contract of carriage or bill of lading or waybill (for cargo vessels).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Documents presented to the port authority: Documents related to the cargoes carried on the vessel; documents evidencing the payment of fees and charges as prescribed by law, except for the case of electronic payment; certificates of competency, professional certificates of seafarers and steersmen; documents related to changes compared to the documents used to initiate procedures for entry of the vessel at the inland port;

b) Documents presented to the customs authority: Documents related to the cargoes carried on the vessel;

c) Documents presented to the border guards at the border gate: Passports and international travel documents of seafarers and passengers (if any);

d) Documents presented to the plant quarantine agency: plant quarantine certificates (for cargoes subject to plant quarantine);

dd) Documents presented to the animal quarantine agency: animal quarantine certificates of the country of departure (for cargoes subject to animal quarantine);

e) Documents to be presented to the medical quarantine agency: international certificates of vaccination of seafarers, steersmen, passengers (in the case where they depart from or go through an area affected by an epidemic, or are suspected of having an infection or carrying a pathogen).

3. Checking certificates of the vessel and seafarers.

a) The port authority shall check the information declared and look up data on the vessel and Vietnamese seafarers on the electronic databases of the competent authorities in order to initiate the procedures for granting an inland port clearance to the vessel;

 b) The port authority shall only require the applicant to submit and present documents in case the database does not contain data on the vessel, seafarers or steersmen, or there is not enough electronic data for check and comparison or the electronic documents cannot be viewed and the applicant shall only declare data on the vessel and seafarers one time on the electronic software (selected by the applicant). The port authority initiating the final procedures shall check and compare the declared data with the originals that have been presented to initiate procedures for departure of the vessel at the Vietnamese inland port or when there is any change The database of seafarers, steersmen and vessels departing from Vietnam's inland ports shall be stored on electronic software to serve as a database for subsequent procedures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Responsibility of relevant regulatory bodies for initiating procedures at inland ports

a) Each port authority shall check the documents specified in clause 1 and point a clause 2 of this Article; bear the primary responsibility and have the power to make final decisions on the documents specified in point a clause 1 of this Article in the case where relevant regulatory bodies jointly handle the case and have different opinions;

b) Each customs authority shall check the documents specified in clause 1 and point b clause 2 of this Article; bear the primary responsibility and have the power to make final decisions the documents specified in point b clause 2 of this Article in the case where relevant regulatory bodies jointly handle the case and have different opinions;

c) The Border Guard at each border gate shall check the documents specified in points a, b and c clause 1 and point c clause 2 of this Article; bear the primary responsibility and have the power to make final decisions on the documents specified in points b and c clause 1 of this Article in the case where relevant regulatory bodies jointly handle the case and have different opinions;

d) Each plant quarantine agency shall check the documents specified in point a clause 1 and point d clause 2 of this Article; bear the primary responsibility and have the power to make final decisions on the documents specified in point d clause 2 of this Article in the case where relevant regulatory bodies jointly handle the case and have different opinions;

dd) Each animal quarantine agency shall check the documents specified in point a clause 1 and point dd clause 2 of this Article; bear the primary responsibility and have the power to make final decisions on the documents specified in point dd clause 2 of this Article in the case where relevant regulatory bodies jointly handle the case and have different opinions;

e) Each medical quarantine agency shall check the documents specified in point e clause 2 of this Article; bear the primary responsibility and have the power to make final decisions on the documents specified in point e clause 2 of this Article in the case where relevant regulatory bodies jointly handle the case and have different opinions.

6. Issuance of e-permits

a) No later than 30 minutes from the time the applicant completes the electronic declaration procedures and presents all the required documents, based on the feedback of the relevant authorities, the port authority shall issue the vessel with an inland port clearance via the National Single Window Portal.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 58. Procedures for arrival, departure, entry and exit of seagoing ships and foreign watercrafts at inland ports

1. Foreign watercrafts and seagoing ships arriving at or departing from an inland port and entering or exiting Vietnam through an inland port shall follow procedures as specified by regulations of maritime law regarding vessels arriving at or departing from seaports and entering or exiting Vietnam through seaports and this Decree.

2. Forms of inland port clearances, inland port entry permits, and permits for entry to or exit from Vietnam through inland ports shall comply with regulations of maritime law.

Article 59. Vessels, seaplanes and seagoing ships arriving at or departing from anchorages

1. Vessels, seaplanes and seagoing ships arriving at or departing from the anchorages to transship cargoes or embark and disembark passengers must follow the same procedures as procedures for arrival and departure at inland ports or inland landing stages specified in this Decree.

2. Permits for arrival at or departure from anchorages shall be prepared using the Form No. 37 and Form No. 38 provided in the Appendix to this Decree

3. The Ministry of Finance shall prescribe the rates of charges and fees for arrival at or departure from anchorages applicable to vessels, seaplanes and seagoing ships specified in clause 1 of this Article.

Article 60. Exemption and simplification of inland port, inland landing stage and anchorage entry and clearance procedures

1. The following vessels are exempt from inland port/inland landing stage/anchorage entry and clearance procedures

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) On-duty vessels of regulatory bodies and units of the armed forces; vessels or vessel convoys escorted or guided by the police;

c) Special-use vessels of specialized inland waterway units;

d) Pilot boats, fishing boats;

dd) River-crossing passenger vessels at river-crossing passenger landing stages;

e) Vessels (feeders) transporting passengers and cargoes from vessels, seagoing ships, and foreign watercrafts (mother vessels) to ports or landing stages and vice versa. In this case, the mother vessel must undergo the same port/landing stage/anchorage entry and clearance procedures. Before arriving at an inland port or inland landing stage, the master and steersmen of the vessel (feeder) specified in this point must notify the port authority in writing or by another appropriate means of communication;

g) Vessels carrying people, supplies and equipment to and from fish and seafood farms, and construction works on rivers, lakes, marshes, lagoons, coves, bays and at sea;

h) Non-commercial rudimentary vessels;

i) Cargo vessels (except those transporting dangerous cargoes) with the gross tonnage of less than 10 tonnes;

k) Vessels, seagoing ships, foreign watercrafts, seaplanes arriving at inland ports to receive fuel, food and foodstuffs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) When passenger vessels, which have been registered to operate on fixed routes along which there are multiple inland ports and inland landing stages,  embark and disembark passengers, if no seafarers or steersmen are changed, they shall only undergo port entry and clearance procedures at the port/landing stage of arrival and the last port/landing stage of call;

b) When a vessel, seagoing ship or seaplane, during one cargo shipment or passenger voyage, arrives at or departs from various inland ports, inland landing stages or anchorages under the management of a port authority’s representative without any change of passengers, seafarers or steersmen, it shall only undergo entry procedures at the port/landing stage of arrival and port clearance procedures at the last port/landing stage of call. In this case, the movement of such vessel, seagoing ship or seaplane between inland ports and inland landing stages shall subject to the port authority’s shifting order. The shifting order shall be made using the Form No. 49 provided in the Appendix to this Decree;

c) Passenger vessels and seaplanes regularly arrive at or depart from an inland port or inland landing stage without any change of seafarers or steersmen, and vessels with an unexpired technical safety and environmental protection certificates shall undergo port/landing stage entry and clearance procedures for the first arrival. From the second arrival, only safety inspection and port/landing stage clearance are required;

d) Vessels carrying raw materials, agricultural products and aquatic products from the place of production or farming to the port or landing stage of the processing plant, from which they depart without any cargo or any change of seafarers and steersmen, shall not undergo port/landing stage clearance procedures;

dd) When a vessel arrives at or departs from an inland port or inland landing stage under the management of a port authority’s representative twice or more in a day, if no seafarers or steersmen are changed, the Port Authority shall check documents of such vessel and its seafarers one time. The inspection of safety conditions for the arrivals/departures shall comply with the regulations enshrined in this Decree;

e) Vessels, seagoing ships, seaplanes, and foreign watercrafts arrive at piers or seaports or maritime areas and then move to inland ports or inland landing stages within the seaport waters or maritime areas to depart from such seaport waters or maritime areas, the port authority shall only initiate the port/landing stage clearance procedures;

g) Vessels, seagoing ships, seaplanes, and foreign watercrafts arrive at inland ports or inland landing stages within seaport waters or maritime areas and move to piers or seaports within the same seaport waters or maritime areas, the port authority shall only initiate the port/landing stage entry procedures;

h) Vessels, seagoing ships, seaplanes, and foreign watercrafts arrive at piers or seaports, or at inland ports or inland landing stages within seaport waters or maritime areas and then travel among inland ports or inland landing stages, or seaports within seaport waters or maritime areas, the port authority shall grant shifting orders to such vessels. The shifting order shall be made using the Form No. 49 provided in the Appendix to this Decree.

3. In the case where the cargo vessel arrives at an inland port or inland landing stage but the next port of call stated in its port clearance is a different inland port or inland landing stage, the port authority shall initiate procedures for arrival of such vessel at such inland port or inland landing stage and request the applicant to state the reasons for the change in the vessel's itinerary.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter VI

RESPONSIBILITIES FOR ORGANIZING MANAGEMENT OF INLAND WATERWAY-RELATED ACTIVITIES

Article 61. Responsibility for cooperation in management of inland waterway-related activities

1. Relevant regulatory bodies on inland waterways and at inland ports, inland landing stages and anchorages must cooperate in performing their tasks and comply with the regulations of law to ensure safety, security and efficiency.

2. Any problem that arise from the performance of functions and tasks of other relevant regulatory bodies must be discussed and agreed in order to be tackled in a timely manner. In case of failure to reach agreement, they must promptly notify the VIWA, the Vietnam Maritime Administration, the Traffic Police Department and the Departments of Transport for instructions in accordance with regulations of law.

3. Responsibility for cooperation in management at inland ports receiving foreign watercrafts

a) Relevant regulatory bodies at inland ports receiving foreign watercrafts, when performing their tasks, must comply with regulations of law and not cause any trouble or affect normal activities of enterprises, shipowners, cargo owners, vessel owners and other organizations and individuals in the inland port areas;

b) Relevant regulatory bodies at inland ports shall closely cooperate with in promptly and lawfully initiating procedures related to vessels, cargoes, passengers and seafarers when operating at inland ports in accordance with this Decree and other relevant regulations of law; notify the port authority of the results of procedures related to vessels, cargoes, seafarers and passengers when operating at inland ports;

c) Port authorities shall preside over coordinating activities between relevant regulatory bodies at inland ports receiving foreign watercrafts; discuss with authorities and enterprises to reach agreement on the handling of problems arising from inland waterway-related activities in the inland port waters under their charge; request other relevant regulatory bodies at inland ports to promptly notify the results of procedures; request operators of inland ports, owners of vessels, masters and other relevant agencies and organizations to provide data and information on inland waterway-related activities at inland ports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 62. Responsibilities of the Ministry of Transport for management of inland waterway-related activities

1. Perform the State management of inland waterway-related activities nationwide; preside over and cooperate with other ministries and central authorities and provincial People's Committees in organizing the implementation of this Decree.

2. Publicize the list of inland ports every 03 years by way of review, consolidation and reporting by the VIWA.

3. Direct the VIWA to:

a) Inspect and provide guidance on the implementation of planning, management and maintenance of inland waterway infrastructure on national inland waterways and dedicated inland waterways connected to national inland waterways;

b) Make report forms and provide guidance on the reporting of management of operation and maintenance of inland waterway infrastructure; and operations of inland ports, inland landing stages and anchorages;

c) Set up a database to manage channels, inland ports, inland landing stages and anchorages; vessels arriving at and departing from inland ports, inland landing stages and anchorages nationwide;

d) Publicize an annual list of inland landing stages and anchorages on the basis of the consolidated reports of the Departments of Transport;

dd) Organize the inspection and examination of the compliance with regulations on inland waterway-related activities falling under their authority in accordance with regulations of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Perform other tasks and exercise other powers as prescribed in this Decree.

Article 63. Responsibility for management of inland waterway-related activities of relevant ministries

1. The Ministry of Public Security shall:

a) Preside over and cooperate with the Ministry of Transport, relevant ministries and sectors and the provincial People's Committees in adopting measures to maintain order and safety of inland waterway traffic;

b) Form waterway traffic police forces to patrol, control and handle violations of law on inland waterways regarding people and vessels participating in inland waterway traffic as per regulations of law; investigate, produce statistics and provide data on inland waterway traffic accidents;

c) Direct local police forces to intensify cooperation in protecting inland waterway infrastructure.

2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:

a) Preside over and cooperate with provincial People's Committees and the Ministry of Transport in managing the mining of sand, gravels and other minerals on rivers, canals, ditches, lakes, marshes, and lagoons related to the channels and channel protection corridors, thereby ensuring traffic safety and protecting the environment on inland waterways, and at inland ports and inland landing stages;

b) Direct specialized inspectorates to cooperate with relevant authorities in inspecting mineral mining and environmental protection activities on inland waterways in accordance with regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Direct and instruct organizations and individuals involved in aquaculture and fishing, and fishing vessels operating on inland waterways to apply measures to ensure traffic safety;

b) Direct localities to enable owners of inland ports and inland landing stages to establish cargo warehouses and yards on land areas of inland ports and inland landing stages; drain the flood in a practical manner that avoids suspending operation of inland ports and inland landing stages during the flood-free period;

c) Cooperate with provincial People's Committees to review and remove cargo yards and landing stages infringing upon the dyke protection corridors and other hydraulic structures.

4. Relevant ministries and central authorities shall direct and instruct their affiliated relevant regulatory bodies to cooperate in performing state management of inland waterways, inland ports, inland landing stages and anchorages.

Article 64. Responsibilities of provincial People's Committees for management of inland waterway-related activities

1. Direct and instruct People's Committees of districts and communes to organize the management and operation of river-crossing passenger landing stages; take measures to protect inland waterway infrastructure, prevent encroachment and occupation of channel protection corridors; maintain order and safety of inland waterway traffic and take responsibility for local inland waterway traffic order and safety.

2. Organize the management of rivers, canals, lakes, marshes and lagoons in provinces where the construction of channels has not yet been invested in or the opening thereof is announced but transport activities have been conducted with the aim of assuring traffic order and safety.

3. Prioritize stable allocation of land for construction of inland ports and inland landing stages. Direct advisory agencies to enable organizations and individuals wishing to build and operate inland ports and inland landing stages to be allocated or leased land, and to prepare applications for announcement of operations as per regulations.

4. Organize the removal of cargo loading and unloading landing stages whose operations fail to satisfy the conditions for announcement, and floating structures, restaurants, and hotels operating in contravention of regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Direct and organize the specialized state management of inland waterway traffic at inland ports, inland landing stages and anchorages on local inland waterways and dedicated inland waterways connected to inland waterways in their provinces.

7. Direct Departments of Transport to:

a) Inspect and provide guidance on the implementation of planning, management and maintenance of inland waterway infrastructure within their jurisdiction;

b) Compile lists of local channels, dedicated channels connected to local channels, inland ports, inland landing stages and anchorages under their management, river-crossing passenger landing stages in provinces, and report them to provincial People's Committees and VIWA; organize the state management at inland ports, inland landing stages, and anchorages within their jurisdiction;

c) Form the traffic inspector forces to inspect the compliance with regulations on inland waterway-related activities within their jurisdiction in accordance with regulations of law.

8. Perform other tasks and exercise other powers as prescribed in this Decree.

Article 65. Specialized state management at inland ports, inland landing stages and anchorages

1. Specialized state management at inland ports, inland landing stages and anchorages shall comply with Articles 71 and 72 of the Law on Inland Waterway Traffic and this Decree.

2. Port authorities affiliated to the VIWA shall exercise the functions of specialized sate management at inland ports, inland landing stages (except river-crossing passenger landing stages), and anchorages that have been announced and licensed to operate on national inland waterways and dedicated inland waterways connected to national inland waterways, and inland ports, inland landing stages, and anchorages with land and water areas that are both on national inland waterways and local inland waterways, inland ports, inland landing stages, and anchorages in seaport waters connected to national inland waterways, and other cases decided by the Ministry of Transport.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 66. Responsibilities of owners of ports and landing stages, operators of inland ports, inland landing stages and anchorages

Owners and operators of inland ports, inland landing stages and anchorages shall implement the regulations below:

1. Maintain safe and secure operation of inland ports, inland landing stages, anchorages, mooring equipment and inland navigation aids at inland ports and inland landing stages; perform the tasks in the plans to ensure security of inland ports receiving foreign watercrafts.

2. Formulate operating rules of inland ports, inland landing stages and anchorages; list prices for loading and unloading cargoes and other services. Operating rules and lists of prices for loading and unloading cargoes must be displayed in conspicuous places and their contents shall be unambiguous and legible.

3. Install lighting systems for night operation; build passenger terminals in ports and landing stages where passengers are embarked and disembarked; for ports and passenger terminals, establish traffic connections to support the disabled and the elderly.

4. Ensure loading and unloading equipment satisfies technical safety standards and is appropriate the load-bearing structure and capacity of the facilities. Assign loading and unloading equipment operators who must possess an operating license/certificate as prescribed by law.

5. Not receive vessels without registration certificates or technical safety and environmental protection certificates or with expired technical safety and environmental protection certificates.

6. Not load cargoes that exceed the size of a vessel or in a manner that results the vessel being immersed more deeply than its waterline, or not load cars in excessive quantity or weight onto the vessels; not load passengers more than the specified number of passengers onto the vessel; not load cargoes in excess of the allowable tonnage of the vessels.

7. Fully comply with regulations of law on loading and unloading of hazardous and dangerous cargoes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9. Maintain standardized dedicated channels to inland ports, inland landing stages and water areas of inland ports, inland landing stages and anchorages.

10. Take responsibility for ensuring safety and security of facilities at inland ports, inland landing stages and anchorages and passengers and vessels berthed at inland ports, inland landing stages and anchorages.

11. Provide human resources to manage and operate inland ports, inland landing stages and anchorages to assure order, safety, security and environmental protection.

12. If the operation of an inland port, inland landing stage or anchorage is outsourced or authorized, the outsourced or authorized operator must comply with regulations of law on management and operation of inland waterway infrastructure specified in this Decree and other relevant regulations of law.

13. Proactively rescue people, cargoes and vessels when accidents occur; report and cooperate with competent authorities to deal with and overcome consequences of accidents and environmental pollution; obey the shifting orders of port authorities or relevant authorities when rescuing people, cargoes and vessels in distress in water areas of inland ports and inland landing stages, and performing natural disaster management.

14. Receive and preserve the lists of passengers submitted by the applicants.

15. Regularly update data on inland ports, inland landing stages and anchorages in operation, data on vessels, cargoes and passengers passing through inland ports, inland landing stages and anchorages on the VIWA’s database.

Article 67. Responsibilities of masters and seafarers of vessels, seagoing ships, foreign watercrafts and seaplanes operating in water areas of inland ports, inland landing stages and anchorages

Masters and seafarers of vessels, seagoing ships, foreign watercrafts and seaplanes operating in water areas of inland ports, inland landing stages and anchorages shall implement the regulations below:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Comply with regulations of inland ports, inland landing stages and anchorages and regulations on natural disaster management, fire safety, and environmental emergencies; comply with port authorities’ shifting orders in case of emergency.

3. Assign persons to keep watch to maintain the operation of engines and safety equipment; communication equipment; main engines of vessels at the ready to promptly respond to incidents threatening safety.

4. In case of detecting persons and animals contracting infectious diseases or plants capable of causing diseases on board vessels, immediately report the cases to the port authorities or the local authorities of the localities where the inland ports, inland landing stages and anchorages are located, and other relevant authorities, and anchor vessels in separate areas for handling.

5. In the course of loading and unloading cargoes or embarking and disembarking passengers, carry out a check and make necessary preparations to ensure labor safety; if detecting any sign of unsafety, immediately stop loading and unloading cargoes to adopt remedial measures. Not load cargoes that exceed the size of a vessel or in a manner that results in the vessel being immersed more deeply than its waterline or not embark passengers in excess of the allowable number.

6. Only allow vessels to depart from inland ports, inland landing stages and anchorages when they remain stable and the weather conditions are favorable. Masters and steersmen of vessels must be responsible for the safety and security of passengers, vessels, seagoing ships, seaplanes and foreign watercrafts when departing from inland ports, inland landing stages and anchorages; after departing from inland ports or inland landing stages, if there is any change of seafarers, the masters must notify the port authorities issuing the inland port/inland landing stage clearances.

7. Not obstruct or hinder law enforcement officers or seafarers of other vessels passing through their vessels.

8. When a vessel drifts or has its anchorage changed due to objective reasons, immediately adopt measures to ensure safety and notify the port authority.

9. Masters and steersmen of vessels operating at inland ports, inland landing stages and anchorages are obliged to rescue people and watercrafts that suffer accidents in the waters of such inland ports, inland landing stages and anchorages.

10. When detecting an accident or the danger of an accident, the master, seafarers, or steersmen of the vessel in distress must immediately give a distress signal as specified and immediately adopt measures to rescue people and property, and promptly notify the port authority or the police or the People's Committee of the commune where the inland port or inland landing stage is located for timely handling.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



12. In the case of a shipwreck, after rescuing people and property, the ship's master or steersmen must put up a signal as prescribed, provide warnings and immediately report the case to the vessel's owner for salvage. The handling of ships and property sunk in water areas of inland ports and inland landing stages shall comply with the Government's regulations on handling of sunken property on inland waterways.

13. Masters of foreign watercrafts must raise the national flag of the Socialist Republic of Vietnam at the top of the highest mast. If it is needed to fly the ceremonial flag or mourning flag or blow the whistle on the ceremonial occasions of their countries, the port authorities must be notified in advance.

Chapter VII

IMPLEMENTATION CLAUSE

Article 68. Effect

1. This Decree comes into force from March 15, 2021.

2. Article 3, Article 4, Article 5 and Article 10 of the Government’s Decree No. 24/2015/ND-CP dated February 27, 2015 are repealed.

3. Regulations related to electronic procedures for inland vessels of the Kingdom of Cambodia entering and exiting Vietnam through Vietnamese inland ports and Vietnamese inland waterway vessels departing for Cambodia from inland ports in the Prime Minister’s Decision No. 34/2016/QD-TTg dated August 23, 2016 are repealed.

Article 69. Transitional clauses

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Where the construction guidelines of an investment project on construction of inland waterway infrastructure facility have been approved before the effective date of this Decree and remain valid, they shall continue to be implemented in accordance with the written approval. Where the validity period of the written approval has expired but the project has yet to be executed, if the construction investment continues, regulations set out in this Decree shall prevail.

3. Any inland port or inland landing stage that has been announced or licensed for operation before the effective date of this Decree may be operated within the time limit specified in the decision or license. Upon expiry, if the operation continues, the operations shall be re-announced in accordance with this Decree.

4. With regard to inland ports and inland landing stages within seaport waters under specialized management by port authorities at inland ports and inland landing stages before the effective date of this Decree, they shall continue to exercise their management functions until December 31, 2023. From January 01, 2024 onwards, the management of inland ports and inland landing stages in seaport waters shall comply with this Decree.

5. With regard to inland ports and inland landing stages in seaport waters for which construction guidelines have been approved before the effective date of this Decree, the written approval shall prevail. The authority approving the guidelines for construction of inland ports and inland landing stages shall announce the operations of such inland ports and inland landing stages.

6. The retention period of the inland port/inland landing stage entry permits and clearances or seaport clearances that have been issued before the effective date of this Decree shall comply with clause 7 Article 54 of this Decree.

Article 70. Responsibility for implementation

Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decree./.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 08/2021/NĐ-CP ngày 28/01/2021 quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


100.484

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.209.231
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!