Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học

Số hiệu: 27/2020/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Nguyễn Hữu Độ
Ngày ban hành: 04/09/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Đề kiểm tra của học sinh tiểu học chỉ còn 03 mức độ

Ngày 04/9/2020, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Trong đó, quy định đề kiểm tra định kỳ của học sinh tiểu học được thiết kế phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập theo các mức:

- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;

- Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;

- Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.

Như vậy, thay vì quy định 4 mức độ của đề kiểm tra như hiện hành tại Khoản 4 Điều 1  Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/09/2016 thì quy định mới chỉ còn 03 mức độ.

Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 20/10/2020 và quy định lộ trình áp dụng Quy chế đánh giá học sinh tiểu học mới như sau:

- Từ năm học 2020 - 2021 với học sinh lớp 1;

- Từ năm học 2021 - 2022 với học sinh lớp 2;

- Từ năm học 2022 - 2023 với học sinh lớp 3;

- Từ năm học 2023 - 2024 với học sinh lớp 4;

- Từ năm học 2024 - 2025 với học sinh lớp 5.

Các khối lớp chưa tới thời gian áp dụng theo lộ trình tiếp tục đánh giá học sinh theo quy định tại Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư 22.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/2020/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 04 tháng 9 năm 2020

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Nghị quyết số 51/2017/NQ14 ngày 21 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Điều 2. Quy định đánh giá học sinh tiểu học được thực hiện theo lộ trình như sau:

1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2.

3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3.

4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4.

5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5.

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2020 và thay thế Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định tại Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được áp dụng cho đến khi các quy định tại Điều 2 của Thông tư này được thực hiện.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- UBVHGDTNTNNĐ của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Hội đồng quốc gia giáo dục;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Như Điều 4 (để thực hiện);
- Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT BGDĐT;
- Lưu VT, Vụ PC, Vụ GDTH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hữu Độ

QUY ĐỊNH

ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định về đánh giá học sinh tiểu học bao gồm: tổ chức đánh giá; sử dụng kết quả đánh giá; tổ chức thực hiện.

2. Văn bản này áp dụng đối với trường tiểu học; trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục tiểu học.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Đánh giá học sinh tiểu học là quá trình thu thập, xử lý thông tin thông qua các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học.

2. Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và một số biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh. Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh, để kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học, hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.

3. Đánh giá định kỳ là đánh giá kết quả giáo dục học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

4. Tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục là việc tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp và Học bạ vào các thời điểm theo quy định.

Điều 3. Mục đích đánh giá

Mục đích đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể như sau:

1. Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong quá trình dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh nhằm động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.

2. Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.

3. Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.

4. Giúp cán bộ quản lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.

5. Giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin chính xác, khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.

Điều 4. Yêu cầu đánh giá

1. Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

2. Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.

3. Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

Chương II

TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ

Điều 5. Nội dung và phương pháp đánh giá

1. Nội dung đánh giá

a) Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

b) Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:

- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Những năng lực cốt lõi:

+) Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;

+) Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.

2. Phương pháp đánh giá

Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:

a) Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.

b) Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.

c) Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.

d) Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.

Điều 6. Đánh giá thường xuyên

1. Đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục

a) Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời.

b) Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn.

c) Cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.

2. Đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực

a) Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá; căn cứ vào những biểu hiện về nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh; đối chiếu với yêu cầu cần đạt của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học để nhận xét và có biện pháp giúp đỡ kịp thời.

b) Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi để hoàn thiện bản thân.

c) Cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi.

Điều 7. Đánh giá định kỳ

1. Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục

a) Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:

- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;

- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;

- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.

b) Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ;

Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II.

c) Đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:

- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;

- Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;

- Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.

d) Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.

2. Đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực

Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh, đánh giá theo các mức sau:

a) Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.

b) Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.

c) Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.

Điều 8. Đánh giá học sinh ở trường, lớp dành cho người khuyết tật

1. Học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục hòa nhập tùy theo dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, được đánh giá như đối với học sinh không khuyết tật, có điều chỉnh yêu cầu cho phù hợp với dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật hoặc theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân.

2. Học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt hoặc theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân.

3. Đối với học sinh học ở các lớp dành cho người khuyết tật: giáo viên đánh giá học sinh căn cứ vào nhận xét, đánh giá thường xuyên qua các buổi học tại lớp dành cho người khuyết tật và kết quả đánh giá định kỳ môn Toán, môn Tiếng Việt được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Quy định này.

Điều 9. Tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục

1. Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học:

a) Giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về môn học, hoạt động giáo dục để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của từng học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.

b) Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào kết quả đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.

2. Cuối năm học, căn cứ vào quá trình tổng hợp kết quả đánh giá về học tập từng môn học, hoạt động giáo dục và từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi, giáo viên chủ nhiệm thực hiện:

a) Đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo bốn mức:

- Hoàn thành xuất sắc: Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên;

- Hoàn thành tốt: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên;

- Hoàn thành: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên;

- Chưa hoàn thành: Những học sinh không thuộc các đối tượng trên.

b) Ghi nhận xét, kết quả tổng hợp đánh giá giáo dục và các thành tích của học sinh được khen thưởng trong năm học vào Học bạ.

Điều 10. Hồ sơ đánh giá

1. Hồ sơ đánh giá là minh chứng cho quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh; là thông tin để tăng cường sự phối hợp giáo dục học sinh giữa giáo viên, nhà trường với cha mẹ học sinh.

2. Hồ sơ đánh giá từng năm học của mỗi học sinh gồm Học bạ (theo Phụ lục 1 được đính kèm) và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp (theo Phụ lục 2 được đính kèm).

a) Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của các lớp được lưu trữ tại nhà trường theo quy định.

b) Học bạ được nhà trường lưu trữ trong suốt thời gian học sinh học tại trường, được giao cho học sinh khi hoàn thành chương trình tiểu học hoặc chuyển trường.

Chương III

SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

Điều 11. Xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học

1. Xét hoàn thành chương trình lớp học:

a) Học sinh được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học là những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục ở một trong ba mức: Hoàn thành xuất sắc, Hoàn thành tốt, Hoàn thành.

b) Đối với học sinh chưa được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học, giáo viên lập kế hoạch, hướng dẫn, giúp đỡ; đánh giá bổ sung để xét hoàn thành chương trình lớp học.

c) Đối với học sinh đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hoàn thành chương trình lớp học, tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các môn học, hoạt động giáo dục, mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực, giáo viên lập danh sách báo cáo hiệu trưởng để tổ chức kiểm tra, đánh giá và xem xét, quyết định việc được lên lớp hoặc chưa được lên lớp.

2. Xét hoàn thành chương trình tiểu học:

Học sinh hoàn thành chương trình lớp 5 được xác nhận và ghi vào Học bạ: Hoàn thành chương trình tiểu học.

Điều 12. Nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh

1. Nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh nhằm đảm bảo tính khách quan và trách nhiệm của giáo viên về kết quả đánh giá học sinh; giúp giáo viên nhận học sinh vào năm học tiếp theo có đủ thông tin cần thiết để có kế hoạch, biện pháp giáo dục hiệu quả.

2. Hiệu trưởng chỉ đạo nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh:

a) Đối với học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4: giáo viên chủ nhiệm trao đổi với giáo viên sẽ nhận học sinh vào năm học tiếp theo về những nét nổi bật hoặc hạn chế của học sinh, bàn giao hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Quy định này.

b) Đối với học sinh lớp 5: tổ chức coi, chấm bài kiểm tra có sự tham gia của giáo viên trường trung học cơ sở trên cùng địa bàn; giáo viên chủ nhiệm hoàn thiện hồ sơ đánh giá học sinh, bàn giao cho nhà trường.

c) Các tổ chuyên môn ra đề kiểm tra định kỳ cho các khối lớp.

3. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà trường trên cùng địa bàn tổ chức nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh hoàn thành chương trình tiểu học lên lớp 6 phù hợp với điều kiện của các nhà trường và địa phương.

Điều 13. Khen thưởng

1. Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh:

a) Khen thưởng cuối năm học:

- Khen thưởng danh hiệu Học sinh Xuất sắc cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành xuất sắc;

- Khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công nhận.

b) Khen thưởng đột xuất: học sinh có thành tích đột xuất trong năm học.

2. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.

3. Cán bộ quản lý và giáo viên có thể gửi thư khen cho những học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo

1. Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm:

a) Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện đánh giá học sinh tiểu học trên địa bàn.

b) Hướng dẫn sử dụng hồ sơ đánh giá, Học bạ của học sinh trong trường hợp triển khai hồ sơ đánh giá, Học bạ điện tử.

c) Định kỳ mỗi năm một lần, tại thời điểm kết thúc năm học, báo cáo kết quả tổ chức thực hiện đánh giá học sinh tiểu học về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo hiệu trưởng tổ chức thực hiện đánh giá, nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh tiểu học trên địa bàn; báo cáo kết quả thực hiện về Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy định này tại địa phương.

Điều 15. Trách nhiệm của hiệu trưởng

1. Chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức, tuyên truyền thực hiện đánh giá học sinh theo quy định tại Thông tư này; đảm bảo chất lượng đánh giá; báo cáo kết quả thực hiện về Phòng Giáo dục và Đào tạo.

2. Tôn trọng quyền tự chủ của giáo viên trong việc thực hiện quy định đánh giá học sinh.

3. Chỉ đạo việc ra đề kiểm tra định kỳ; xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh; nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh; xác nhận kết quả đánh giá học sinh cuối năm học; xét lên lớp; quản lý hồ sơ đánh giá học sinh.

4. Giải trình, giải quyết thắc mắc, kiến nghị về đánh giá học sinh trong phạm vi và quyền hạn của hiệu trưởng.

Điều 16. Trách nhiệm của giáo viên

1. Giáo viên chủ nhiệm:

a) Chịu trách nhiệm đánh giá, tổng hợp kết quả giáo dục học sinh trong lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh cho lớp học sau.

b) Thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về kết quả đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và đánh giá kết quả giáo dục của mỗi học sinh.

c) Hướng dẫn học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn. Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về nội dung và cách thức đánh giá theo Quy định này; phối hợp và hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình đánh giá.

2. Giáo viên giảng dạy môn học:

a) Chịu trách nhiệm đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh đối với môn học, hoạt động giáo dục theo quy định.

b) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên cùng lớp, cha mẹ học sinh thực hiện việc đánh giá học sinh; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh; nghiệm thu kết quả giáo dục học sinh.

c) Hướng dẫn học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn.

3. Giáo viên theo dõi sự tiến bộ của học sinh, ghi chép những lưu ý với học sinh có nội dung chưa hoàn thành hoặc có tiến bộ trong học tập và rèn luyện.

Điều 17. Quyền và trách nhiệm của học sinh

1. Được đưa ra ý kiến và nhận sự hướng dẫn, giải thích của giáo viên, hiệu trưởng về kết quả đánh giá.

2. Tích cực tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn theo hướng dẫn của giáo viên.

3. Thực hiện tốt các nhiệm vụ quy định trong Điều lệ trường tiểu học; chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường, tích cực trong học tập và rèn luyện.

PHỤ LỤC 1.

HỌC BẠ
(Kèm theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC BẠ

TIỂU HỌC

Họ và tên học sinh: .....................................................................................................................

Trường: ........................................................................................................................................

Xã (Phường, Thị trấn): ................................................................................................................

Huyện (Thành phố, Quận, Thị xã): .............................................................................................

Tỉnh (Thành phố):..........................................................................................................................

HƯỚNG DẪN GHI HỌC BẠ

Học bạ dùng để ghi kết quả tổng hợp đánh giá cuối năm học của học sinh. Khi ghi Học bạ, giáo viên cần nghiên cứu kỹ Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học.

1. Trang 3, thông tin ghi theo giấy khai sinh của học sinh.

2. Mục "1. Các môn học và hoạt động giáo dục"

- Trong cột "Mức đạt được": Ghi ký hiệu T nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành tốt"; H nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành" hoặc C nếu học sinh ở mức "Chưa hoàn thành".

- Trong cột "Điểm KTĐK" đối với các môn học có Bài kiểm tra định kỳ: ghi điểm số của bài kiểm tra cuối năm học; đối với học sinh được kiểm tra lại, ghi điểm số của bài kiểm tra lần cuối.

- Trong cột "Nhận xét": Ghi những điểm nổi bật về sự tiến bộ, năng khiếu, hứng thú học tập đối với các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh; nội dung, kỹ năng chưa hoàn thành trong từng môn học, hoạt động giáo dục cần được khắc phục, giúp đỡ (nếu có).

3. Mục "2. Những phẩm chất chủ yếu" và mục "3. Những năng lực cốt lõi"

- Trong cột “Mức đạt được” tương ứng với từng nội dung đánh giá về phẩm chất, năng lực: ghi ký hiệu T nếu học sinh đạt mức “Tốt”, Đ nếu học sinh đạt mức “Đạt” hoặc C nếu học sinh ở mức “Cần cố gắng”.

- Trong cột “Nhận xét” tương ứng với nội dung đánh giá về phẩm chất: ghi các biểu hiện, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế hoặc khuyến nghị (nếu có) về sự hình thành và phát triển một số phẩm chất chủ yếu của học sinh.

Ví dụ: Đi học đầy đủ, đúng giờ; mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân; biết giữ lời hứa; tôn trọng và biết giúp đỡ mọi người;...

- Trong cột "Nhận xét" tương ứng với nội dung đánh giá về năng lực: ghi các biểu hiện, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế hoặc khuyến nghị (nếu có) về sự hình thành và phát triển một số năng lực chung, năng lực đặc thù của học sinh.

Ví dụ: Biết vệ sinh thân thể, ăn mặc gọn gàng; chủ động, phối hợp trong học tập; có khả năng tự học; ...; sử dụng ngôn ngữ lưu loát trong cuộc sống và học tập, biết tư duy, lập luận và giải quyết được một số vấn đề toán học quen thuộc;...

4. Mục "4. Đánh giá kết quả giáo dục"

Ghi một trong bốn mức: “Hoàn thành xuất sắc”; “Hoàn thành tốt”; “Hoàn thành” hoặc “Chưa hoàn thành”.

5. Mục "5. Khen thưởng"

Ghi những thành tích mà học sinh được khen thưởng trong năm học.

Ví dụ: Đạt danh hiệu Học sinh Xuất sắc; Đạt danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện; Đạt giải Nhì hội giao lưu An toàn giao thông cấp huyện;...

6. Mục “6. Hoàn thành chương trình lớp học/chương trình tiểu học”

Ghi Hoàn thành chương trình lớp ......../chương trình tiểu học hoặc Chưa hoàn thành chương trình lớp ......./chương trình tiểu học; Được lên lớp hoặc Chưa được lên lớp.

Ví dụ:

- Hoàn thành chương trình lớp 2; Được lên lớp 3.

- Hoàn thành chương trình tiểu học.

Học bạ được nhà trường bảo quản và trả lại cho học sinh khi học sinh chuyển trường học xong chương trình tiểu học.

HỌC BẠ

Họ và tên học sinh: ............................................................................... Giới tính: .........................

Ngày, tháng, năm sinh: ............................................ Dân tộc: ................ Quốc tịch: .......................

Nơi sinh: .........................................................................................................................................;

Quê quán: .......................................................................................................................................

Nơi ở hiện nay: ...............................................................................................................................

Họ và tên cha: ................................................................................................................................

Họ và tên mẹ: .................................................................................................................................

Người giám hộ (nếu có): ................................................................................................................

......, ngày .... tháng .... năm 20...
HIỆU TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)





QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

Năm học

Lớp

Tên trường

Số đăng bộ

Ngày nhập học/ chuyển đến

20.... - 20....

20.... - 20....

20.... - 20....

20.... - 20....

20.... - 20....

20.... - 20....

20.... - 20....

Họ và tên học sinh: .................................................................................... Lớp: .......................

Chiều cao: .......................................................................... Cân nặng: .........................................

Số ngày nghỉ có phép: ....................................................... Số ngày nghỉ không phép: .................

1. Các môn học và hoạt động giáo dục

Môn học và hoạt động giáo dục

Mức đạt được

Điểm KT ĐK

Nhận xét

Tiếng Việt

....................................................................................

....................................................................................

....................................................................................

....................................................................................

....................................................................................

....................................................................................

....................................................................................

....................................................................................

....................................................................................

....................................................................................

....................................................................................

....................................................................................

....................................................................................

....................................................................................

Toán

Ngoại ngữ 1

.......................

Lịch sử và Địa lý

Khoa học

Tin học và Công nghệ

Đạo đức

Tự nhiên và Xã hội

Giáo dục thể chất

Nghệ thuật (Âm nhạc)

Nghệ thuật (Mĩ thuật)

Hoạt động trải nghiệm

Tiếng dân tộc

Trường: ................................................................................................... Năm học 20.... - 20....

2. Những phẩm chất chủ yếu

Phẩm chất

Mức đạt được

Nhn xét

Yêu nước

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

Nhân ái

Chăm chỉ

Trung thực

Trách nhiệm

3. Những năng lực cốt lõi

3.1. Những năng lực chung

Năng lực

Mức đạt được

Nhn xét

Tự chủ và tự học

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

Giao tiếp và hợp tác

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

3.2. Những năng lực đặc thù

Năng lực

Mức đạt được

Nhận xét

Ngôn ngữ

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

Tính toán

Khoa học

Công nghệ

Tin học

Thẩm mĩ

Thể chất

4. Đánh giá kết quả giáo dục: .....................................................................................................

5. Khen thưởng: ..........................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

6. Hoàn thành chương trình lớp học/chương trình tiểu học: .........................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

.........................., ngày .... tháng .... năm 20....

Xác nhận của Hiệu trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)





Giáo viên chủ nhiệm
(Ký và ghi rõ họ tên)


PHỤ LỤC 2.

BẢNG GHI TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC CỦA LỚP
(Kèm theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

HƯỚNG DẪN

GHI BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC CỦA LỚP

1. Phần tiêu đề

Điền đủ thông tin vào chỗ chấm, trong đó đối với mẫu 1, 4 và 7 cần ghi thời điểm đánh giá giữa học kỳ I hay giữa học kỳ II.

2. Phần “Môn học và hoạt động giáo dục”

- Đối với mẫu 1 và 4: Trong cột tương ứng với từng môn học hoặc hoạt động giáo dục: ghi ký hiệu T nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành tốt", H nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành" hoặc C nếu học sinh ở mức "Chưa hoàn thành".

- Đối với các mẫu còn lại:

+) Trong cột “Mức đạt được” tương ứng với từng môn học hoặc hoạt động giáo dục: ghi ký hiệu T nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành tốt", H nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành" hoặc C nếu học sinh ở mức "Chưa hoàn thành".

+) Trong cột "Điểm KTĐK" đối với các môn có bài kiểm tra định kỳ: ghi điểm số của bài kiểm tra; đối với học sinh được kiểm tra lại, ghi điểm số của bài kiểm tra lần cuối.

3. Phần “Phẩm chất chủ yếu” và “Năng lực cốt lõi”

Trong cột tương ứng với từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi (năng lực chung và năng lực đặc thù): ghi ký hiệu T nếu học sinh đạt mức "Tốt", Đ nếu học sinh đạt mức "Đạt" hoặc C nếu học sinh ở mức "Cần cố gắng".

4. Phần “Đánh giá kết quả giáo dục”, “Khen thưởng”, “Chưa được lên lớp” (trong mẫu 3, 6 và 9)

Đánh dấu "X" vào các ô tương ứng với mức đạt được về đánh giá kết quả giáo dục của từng học sinh và đối với mỗi học sinh được khen thưởng, chưa được lên lớp.

5. Phần “Ghi chú”

Ghi những lưu ý đặc biệt (nếu có). Chẳng hạn như: học sinh thuộc diện ưu tiên; học sinh khuyết tật;...

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 27/2020/TT-BGDDT

Hanoi, September 4, 2020

 

CIRCULAR

REGULATIONS ON ASSESSMENT OF PRIMARY SCHOOL STUDENTS

Pursuant to Education Law dated June 14, 2019;

Pursuant to Resolution No. 88/2014/QH13 dated November 28, 2014 of National Assembly on renovating formal education programs and textbooks; Resolution No. 51/2017/NQ14 dated November 21, 2017 of National Assembly on amending roadmap for implementing new formal education programs and textbooks according to Resolution No. 88/2014/QH13 dated November 28, 2014;

Pursuant to Decree 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017 of the Government on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

At the request of the Director General of Primary Education Department,

Minister of Education and Training promulgates Circular on issuing Regulations on assessment of primary school students.

Article 1. Regulations on assessment of primary school students are attached under this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. From 2020-2021 school year for first grade.

2. From 2021-2022 school year for second grade.

3. From 2022-2023 school year for third grade.

4. From 2023-2024 school year for fourth grade.

5. From 2024-2025 school year for fifth grade.

Article 3. This Circular comes into effect from October 20, 2020 and replaces Circular No. 30/2014/TT-BGDDT dated August 28, 2014 of Minister of Education and Training on issuing Regulations on assessment of primary school students and Circular No. 22/2016/TT-BGDDT dated September 22, 2016 of Minister of Education and Training on amendments to Regulations on assessment of primary school students attached under Circular No. 30/2014/TT-BGDDT dated August 28, 2014 of Minister of Education and Training.

Regulations on assessment of primary school students attached to Circular No. 30/2014/TT-BGDDT dated August 28, 2014 of Minister of Education and Training and Circular No. 22/2016/TT-BGDDT dated September 22, 2016 of Minister of Education and Training on amendments to Regulations on assessment of primary school students attached under Circular No. 30/2014/TT-BGDDT dated August 28, 2014 of Minister of Education and Training shall remain applicable until provisions under Article 2 of this Circular comes into effect.

Article 4. Chief of Office, Director General of Primary Education Department, heads of relevant entities affiliated to Ministry of Education and Training, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and Directors of Education and Training Departments are responsible for implementation of this Circular.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Huu Do

 

REGULATIONS

ASSESSMENT OF PRIMARY SCHOOL STUDENTS
(Attached to Circular No. 27/2020/TT-BGDDT dated September 4, 2020 of Minister of Education and Training)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and regulated entities

1. This document prescribes assessment of primary school students, including: organizing assessment; using assessment results; organizing implementation.

2. This document applies to primary schools; multi-level formal education institutions, specialized schools and other education institutions providing formal primary education level; organizations and individuals participating in primary education level activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. “assessment of primary school students” refers to the process of collecting and processing information via observation, monitor, discussion, examination and commentary on studying and training progress of students; consulting, guiding and motivating students; interpreting quantitative or qualitative information on studying, training results, formation and development of traits and capacities of primary school students.

2. “regular assessment” refers to assessment carried out during teaching process for requirements and specific display of capacities of each subject, education activities and traits, capacities of students.    Regular assessment provides feedback for teachers and students to promptly adjust teaching process, assist and promote student’s progression according to education goals of primary schools.

3. “periodic assessment” refers to assessment of education results of students after a period of studying and training to identify level of completion of studying and training tasks of students according to requirements and specific display of capacities in each subject and education activities prescribed under formal primary education programs and formation, development of traits and capacities of students.

4. “consolidation of education assessment results” refers to consolidation and record of education assessment results of students in schedules for education assessment results of classes and study records from time to time as per the law.

Article 3. Assessment objectives

The assessment aims to provide information accurately, promptly, identify studying and training results depending on requirements on formal primary education program and progression of students to guide academic activities, adjust teaching activities to improve education quality, to be specific:

1. Assist teachers in adjusting and renovating organization format and education methods in teaching and academic processes; promptly acknowledge efforts and progress of students to motivate, encourage and detect insurmountable obstacles of students to guide, support in order to improve studying and training effectiveness of students; in part to implement objectives of primary education level.  

2. Help students develop ability to self-reflect, reflect, self-study, adjust studying methods, communicate, cooperate, interest in learning and training for improvement.

3. Assist student’s parents or guardians (hereinafter referred to as “student’s parents”) in assessing studying, training progress and results, processes of forming and developing traits, capacities of students; actively cooperating with schools in educating students.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Assist social organization in acknowledging accurate and objective information, develop social sources for investment in development of education.

Article 4. Assessment requirements

1. Assess students via level of satisfaction of requirements and specific display of capacities in subjects, academic activities, traits and capabilities of students required by formal primary education program. 

2. Conduct regular assessment by feedback, periodic assessment in form of scores in combination with comments; combine assessment of teachers, students, students' parents in which teachers’ assessment holds the highest priority.

3. Assess progression and do so for the progression of students; emphasize encouragement and motivation of efforts in studying and training of students; assist students in making the best of their capabilities and efforts; guarantee timeliness, fairness and transparency; refrain from comparing one student to another, refrain from pressuring students, teachers or students' parents.

Chapter II

ORGANIZING ASSESSMENT

Article 5. Assessment criteria and methods

1. Assessment criteria

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Assess formation and development of traits and capacities of students via following primary traits and capacities:

- Primary traits: patriotism, humane, diligence, honesty, and sense of responsibility.

- Primary capacities:

+) General capacities: self-control, self-studying, communication, cooperation, problem resolution and creativity;

+) Specific capacities: language, calculation, science, technology, computer, aesthetic, and physical attributes.

2. Assessment methods

Commonly used assessment methods for assessing students are:

a) Assessment by observation: Teachers monitor and listen to students when teaching in classes, employ observation cards, examination boards and records of student's behaviors as proof for assessment of studying and training processes of students.

b) Assessment by academic records, products and activities of students: Teachers provide feedback and assessment regarding products and activity results of students thereby assessing students based on relevant assessment criteria.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Assessment by writing: Teachers employ tests consisting of questions and exercises designed according to levels and requirements to be achieved of the program in form of multiple-choice questions and writing tests to assess level of completion for academic assessment criteria.  

Article 6. Regular assessment

1. Regular assessment for academic contents of subjects and academic activities.

a) Teachers flexibly and appropriately employ assessment methods, primarily by words to inform students about the right, the wrong and remedial measures; specify feedback in notebooks or academic products of students if necessary and provide timely assistance.

b) Students provide feedback on their work and their peers’ work during execution of academic tasks for the betterment.

c) Students’ parents discuss student feedback and assessment with teachers via appropriate means and cooperate with teachers in motivating and assisting students in studying and training processes. 

2. Regular assessment for formation and development of traits and capacities

a) Teachers flexibly and appropriately employ assessment methods; based on display of awareness, behavior and attitude of students; compare with level of completion to be achieved of each primary trait and capacity according to formal primary education programs in order to provide timely feedback and assistance.

b) Students may provide feedback on themselves and their peers regarding display of each primary trait and capacity for self improvement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. Periodic assessment

1. Periodic assessment for academic contents of subjects and academic activities.

a) In the middle of the first semester, at the end of the first semester, in the middle of the second semester and at the end of a school year, subject specialist teachers rely on regular assessment, requirements to be achieved, specific display of capacities of each subject and academic activities to assess students in each subject and academic activity as follows: 

- Good completion: excellently achieve academic requirements and regularly display specific capacities of subjects or academic activities;

- Completion: achieve academic requirements and display specific capacities of subjects or academic activities;

- Incompletion: fail to achieve any academic requirement or fail to display specific capacities of subjects or academic activities;

b) At the end of the first semester and at the end of a school year, organize periodic examination for compulsory subjects: Vietnamese literature, Mathematics, Foreign language 1, History and Geography, Computer and Technology;

For students in 4th grade or 5th grade, organize additional periodic examination for Vietnamese literature and Mathematics in between the first semester and the second semester.

c) Periodic exam questions must conform to requirements to be achieved and specific display of capacities of subjects and consist of questions and exercises designed in levels as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Level 2: Connect and arrange learned contents to deal with similar issues;

- Level 3: Apply learned contents to deal with new issues or provide reasonable responses in learning and life.

d) Exam papers shall be corrected, commented and marked by teachers on a scale of 10 (no decimal allowed) and returned to students.  Scores of periodic exam cannot be used for comparison among students. If results of exams taken place at the end of the first semester and at the end of a school year show irregularities compared to regular assessment, teachers shall request schools to organize additional examination for accurate assessment of students’ academic results.

2. Periodic assessment for formation and development of traits and capacities

In the middle of the first semester, in the middle of the second semester and at the end of a school year, class mentors shall cooperate with other teachers teaching in their classes in providing assessment as follows according to feedback and display during regular assessment for formation and development of primary traits and capacities of students:

a) Good: Satisfy academic requirements well, display clearly and frequently.

b) Satisfied: Satisfy academic requirements, be able to display but not frequently.

c) Further efforts required: Fail to adequately satisfy academic requirements, be able to display but not clearly.

Article 8. Assessment for students in schools and classes for persons with disabilities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Students with disabilities following special education shall be assessed according to regulations on special education or at request of personal education plans.

3. For students participating in classes for persons with disabilities: teachers shall assess students based on regular feedback and assessment via classes for persons with disabilities whereas periodic assessment results of Mathematics and Vietnamese literature shall conform to Article 7 of these Regulations  

Article 9. Consolidation of academic assessment results

1. In the middle of the first semester, at the end of the first semester, in the middle of the second semester and at the end of a school year:

a) Subject teachers shall rely on periodic assessment and level of completion of periodic assessment of subjects and academic activities to consolidate and record academic assessment results in records for class academic assessment results.

b) Class mentors shall rely on regular assessment results and level of completion from periodic assessment regarding primary traits and capacities of students to consolidate and specify academic assessment results of students in records for class academic assessment results.

2. At the end of a school year, based on consolidated assessment results of each subjects, academic activities and primary traits, capacities, class mentors shall:

a) Assess academic results of students by 4 levels:

- Excellent completion: Students who achieve excellent scores in assessment results of subjects, academic activities; good in traits and capacities; at least 9 score in periodic final exams of subjects;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Completion: Students who fail to achieve excellent and good completion but achieve good or completion scores in assessment results of subjects, academic activities; good or satisfied in traits and capacities; at least 5 score in periodic final exams of subjects;

- No completion: Other students.

b) Specify feedback, academic assessment results and achievements of students receiving appraisal in a school year in study records. 

Article 10. Assessment documents

1. Assessment documents shall serve as proof for learning, training processes and learning results of students; as the basis for increasing cooperation between teachers, schools and students’ parents in educating students. 

2. Assessment documents in each school year of a student consist of study records (under Annex 1 attached hereto) and Schedules for consolidated academic assessment results (under Annex 2 attached hereto).

a) Schedules for consolidated academic assessment results of classes shall be stored in schools as per the law.

b) Study records shall be stored by schools throughout the period in which students study in the schools and handed to the students when they finish primary education programs or move to other schools.

Chapter III

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 11. Consideration for completion of class programs or primary education programs

1. Consideration for completion of class programs:

a) Students receiving verification for completion of class programs are students who receive academic assessment results of: Excellent completion, Good completion, Completion. 

b) For students who have not received verification for completion of class programs, teachers prepare plans, guidance and assistance; such students shall also receive additional consideration for completion of class programs.

c) For students who remain ineligible for completing class program despite receiving guidance and assistance, depending on level of incompletion of subjects, academic activities, level of formation and development of traits and capacities, teachers prepare list and report to principals in order to organize inspection, assessment and consideration and decide whether the student move on to the next grade or not.

2. Consideration for completion of primary education programs:

Students completing the 5th grade shall be verified and recorded in their study records as “Hoàn thành chương trình tiểu học” (Completed primary education program).

Article 12. Inspection for acceptance and transfer of student academic results

1. Conduct inspection for acceptance and transfer student academic results to ensure fairness and responsibility of teachers regarding student assessment results; assist teachers in admitting students in the next school year with adequate information to develop effective education plans, measures.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) For students in the 1st grade, 2nd grade, 3rd grade or 4th grade: class mentors discuss notable characteristics or limits of the students with teachers who will admit students in the following year and transfer student assessment documents according to Clause 2 Article 10 of these Regulations.

b) For 5th grade students: organize invigilating and scoring exams with participation of teachers of lower secondary schools in the same administrative divisions; class mentors finalize assessment documents of students and transfer to the schools.

c) Specialized teams shall produce questions for periodic examination for all grades.

3. Directors of Education and Training Authorities shall direct schools within the same administrative divisions to organize inspection for acceptance and transfer academic results of students completing primary education program and moving on to the 6th grade satisfactory to eligibility of schools and administrative divisions.

Article 13. Commendations

1. Principals shall award certificates of achievement for students:

a) End-of-year commendation:

- Award Excellent student title for student achieving Excellent completion;

- Award Student with good completion in study and training title for students achieving Good completion and earning excellent achievement in at least 1 subject or show clear development in at least 1 trait or capacity and receive recognition by the whole class.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Students with special achievements considered and requested for commendation by the schools.

3. Managing officials and teachers may send commendation letters to students with achievements and efforts during studying, training processes or students with good deeds.

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 14. Responsibilities of Departments of Education and Training and Education and Training Authorities

1. Departments of Education and Training are responsible for:

a) directing Education and Training Authorities in organizing assessment of primary school students within the administrative divisions.

b) providing guidelines on use of assessment documents and study records of students in case of implementing electronic assessment documents and study records.

c) once a year when a school year ends, produce reports on implementation of assessing primary school students and submit to Ministry of Education and Training.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Departments of Education and Training and Education and Training Authorities are responsible for monitoring, examining and dealing with difficulties and issues that arise during implementation of these Regulations.

Article 15. Responsibilities of principals

1. Being responsible for directing organization and publicizing student assessment according to this Circular; guaranteeing assessment quality; submitting reports on implementation results to Education and Training Authorities

2. Respecting teacher’s rights in implementation of regulations on student assessment.

3. Directing preparation of periodic examination questions; developing and implementing plans for improving and assisting students; conducting acceptance inspection and transferring student education results; verifying final student assessment results; considering grade progression; managing student assessment documents.

4. Explaining and dealing with difficulties and propositions regarding student assessment within rights and obligations of principals.

Article 16. Responsibilities of teachers

1. Class mentors are responsible for:

a) assessing and consolidating academic results of students in class; finishing student assessment documents as per the law; conducting inspection for acceptance and transferring student academic results to the next grade.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) guiding students to provide feedback on themselves and their peers. Informing students’ parents about assessment criteria and methods according to these Regulations; cooperating and guiding students’ parents to participate in assessment process.

2. Subject specialist teachers are responsible for:

a) assessing studying and training processes and academic results of students for subjects and academic activities as per the law.

b) cooperating with class mentors, other teachers teaching in the same classes and students’ parents in assessing students; finalizing student assessment documents; conducting inspection for acceptance of student academic results.

c) Guiding students to provide feedback on themselves and their peers.

3. Teachers shall monitor progression of students, record notes for students with incomplete contents or students with progression in studying and training.

Article 17. Rights and responsibilities of students

1. Provide feedback and receive guidance, explanation of teachers and principals regarding assessment results.

2. Positively provide feedback on themselves and their peers according to guidelines of teachers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

ANNEX 1.

STUDY RECORDS
(Attached to Circular No. 27/2020/TT-BGDDT dated September 4, 2020 of Minister of Education and Training)

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

STUDY RECORD

PRIMARY EDUCATION

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

School: ………………………………………………………………………………………

Commune (Ward, Town): …………………………………………………………………………….

District (Townlet, District): ………………………………………………………………………

Province (City): …………………………………………………………………………………………

 

STUDY RECORD GUIDELINES

Study records are for final assessment results of students. When filling in study records, teachers must refer to Circular No. 27/2020/TT-BGDDT dated September 4, 2020 of Minister of Education and Training on regulations on assessing primary school students.

1. Page 3, specify information according to birth certificates of students.

2. Section “1. Các môn học và hoạt động giáo dục” (Subjects and academic activities)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- In the column “Điểm KTDK” (Periodic examination score) of subjects with periodic exams: specify scores of final exams; for students benefiting from second examination, specify scores of the later exams.

- In the column “Nhận xét” (Feedback): Specify notable points regarding progression, talents and interest in studying subjects and academic activities; contents and skills that have not been completed in each subject, academic activities to be remediated or assisted (if any).

3. Section “2. Những phẩm chất chủ yếu” (Primary traits) and section “3. Những năng lực cốt lõi” (Primary capacities)

- In column “Mức đạt được” corresponding to each assessment criteria regarding traits and capacities: specify a “T” in case of “Good”, a “D” in case of “Completion” or a “C” in case of “Further efforts required”.

- In column “Nhận xét” (Feedback) corresponding to assessment criteria regarding traits: specify display, progression, advantages, disadvantages or recommendations (if any) regarding formation and development of primary traits of students.

E.g. Punctuality, attendance; respect; helpful for other people, etc.

- In column “Nhận xét” (Feedback) corresponding to assessment criteria regarding capacities: specify display, progression, advantages, disadvantages or recommendations (if any) regarding formation and development of primary general and specific capacities of students.

E.g. Personal hygiene, well-dressed; cooperation in studying; self-learning, etc.

4. Section “4. Đánh giá kết quả giáo dục” (Academic assessment results)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Section “5. Khen thưởng” (Commendation)”

Specify achievements earned by the students in a school year.

E.g. Excellent student title, Student with good completion in studying and training, etc.

6. Section “6. Hoàn thành chương trình lớp học/chương trình tiểu học” (Completion of class programs or primary education programs)

Specify Completion of ……… grade/primary education program or Incompletion of ………grade/primary education program; Grade progression eligible or ineligible.

E.g.

- Completion of 2nd grade; Progression to 3rd grade eligible.

- Completion of primary education program.

Study records are preserved by schools and returned to students once the students change schools or finish primary education program.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

STUDY RECORD

Full name of students: …………………………………………………… Gender: ..........................

Date of birth: ………………………………………… Ethnic group: …………… Nationality: ……………………

Place of birth: ………………………………………………………………………………………………;

Hometown: …………………………………………………………………………………………………

Current residence: …………………………………………………………………………………………;

Full name of father: ……………………………………………………

Full name of mother: ……………………………………………………

Guardian(s) (if any): …………………………………………………………………………

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

......, (Location and date)
PRINCIPAL
(Signature, full name and seals)



 

LEARNING PROCESS

School year

Class

School

Registration No.

Date of admission

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

20.... - 20....

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

20.... - 20....

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

20.... - 20....

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

Full name of students: …………………………………………………… Class: ………………..

Height: ……………………………………………………… Weight: ………………………………….

Permitted leave: …………………………………………….. Non-permitted leave: ………………………………

1. Subjects and academic activities

Subjects and academic activities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Periodic examination scores

Feedback

Vietnamese literature

 

 

................................................................................

................................................................................

................................................................................

................................................................................

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

.................................................................................

.................................................................................

.................................................................................

.................................................................................

.................................................................................

.................................................................................

.................................................................................

.................................................................................

.................................................................................

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

Foreign language 1

.......................

 

 

History and Geography

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

Computer and Technology

 

 

Ethic

 

 

Natural and social sciences

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Physical education

 

Art (Music)

 

Art (Fine arts)

 

Field trip

 

Mother tongue

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

School: …………………………………………………………………………… School year 20… - 20....

2. Primary traits

Traits

Level of completion

Feedback

Patriotism

 

.........................................................................................................

.........................................................................................................

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

.........................................................................................................

.........................................................................................................

Humane

 

Diligence

 

Honesty

 

Sense of responsibility

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Primary capacities

3.1. General capacities

Capacity

Level of completion

Feedback

Self-control and self-learning

 

.........................................................................................................

.........................................................................................................

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

.........................................................................................................

.........................................................................................................

Communication and cooperation

 

Issue resolution and creativity

 

3.2. Specific capacities

Capacity

Level of completion

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Language

 

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Science

 

Technology

 

Computer

 

Aesthetic

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

4. Academic assessment results: …………………………………………………………

5. Commendation: ……………………………………………………………………………

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

6. Completion of class programs/primary education programs: ………………………………………….

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(Location and date)

PRINCIPAL
(Signature, full name and seals)



CLASS MENTOR
(Signature and full name)

 

ANNEX 2.

SCHEDULE FOR CONOSLIDATED ACADEMIC ASSESSMENT RESULTS OF CLASS
(Attached to Circular No. 27/2020/TT-BGDDT dated September 4, 2020 of Minister of Education and Training)

GUIDELINES

ON FILLING IN SCHEDULE FOR CONSOLIDATED ACADEMIC ASSESSMENT RESULTS OF CLASS

1. Title section

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. “Subjects and academic activities” section

- For Form 1 and 4: In columns corresponding to each subject or academic activities: Specify a “T” in case of “Good completion”, a “H” in case of “Completion” or a “C” in case of “Incompletion”.

- For remaining form:

+) In column “Level of completion” corresponding to each subject or academic activities: Specify a “T” in case of “Good completion”, a “H” in case of “Completion” or a “C” in case of “Incompletion”.

+) In the column “Điểm KTDK” (Periodic examination score) of subjects with periodic exams: specify scores of exams; for students benefiting from second examination, specify scores of the later exams.

3. “Primary traits” and “Primary capacities” sections

In columns corresponding to each primary trait and capacity (general and specific capacities): Specify a “T” in case of “Good”, a “D” in case of “Completion” or a “C” in case of “Further efforts required”.

4. “Academic assessment results”, “Commendation”, “Grade progression ineligible” sections (In Form 3, 6, and 9)

Specify an “X” in boxes corresponding to level of completion regarding academic assessment results of each student and for each student who receives commendation or student who is ineligible for grade progression.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Specify special remarks (if any). Namely: prioritized students; students with disabilities; etc.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/09/2020 quy định về đánh giá học sinh tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


392.240

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.35.228
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!