Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn Bộ luật Dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Số hiệu: 02/2022/NQ-HĐTP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Người ký: Nguyễn Hòa Bình
Ngày ban hành: 06/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Hướng dẫn thực hiện quy định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Hội đồng thẩm phán TAND tối cao ban hành Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP ngày 06/9/2022 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Theo đó, hướng dẫn cách xác định “thiệt hại thực tế” và nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 585 của Bộ luật Dân sự 2015.

Cụ thể, “Thiệt hại thực tế” là thiệt hại đã xảy ra theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 02, được tính thành tiền tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Trong đó bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần như sau:

- Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được của chủ thể bị xâm phạm, bao gồm tổn thất về tài sản mà không khắc phục được; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoăc bị giảm sút do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh sự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp khác bị xâm phạm.

- Còn thiệt hại tinh thần là tổn thất tinh thần do bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích nhân thân khác mà chủ thể bị xâm phạm hoặc người thân thích của họ phải chịu và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù cấp tổn thất đó.

Thiệt hại phát sinh sau thời điểm giải quyết bồi thường lần đầu được xác định tại thời điểm giải quyết bồi thường lần tiếp theo nếu có yêu cầu của người bị thiệt hại.

Xem chi tiết tại Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 và thay thế Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP .

 

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2022/NQ-HĐTP

Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2022

NGHỊ QUYẾT

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Để áp dụng đúng và thống nhất một số quy định tại Chương XX về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Bộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này hướng dẫn một số quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Dân sự).

Điều 2. Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 584 của Bộ luật Dân sự

1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 584 của Bộ luật Dân sự phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:

a) Có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác;

b) Có thiệt hại xảy ra là thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần;

Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được của chủ thể bị xâm phạm, bao gồm tổn thất về tài sản mà không khắc phục được; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp khác bị xâm phạm.

Thiệt hại về tinh thần là tổn thất tinh thần do bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích nhân thân khác mà chủ thể bị xâm phạm hoặc người thân thích của họ phải chịu và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất đó.

c) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi xâm phạm. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi xâm phạm và ngược lại hành vi xâm phạm là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

2. Tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.

a) Chủ sở hữu tài sản phải bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, trừ trường hợp người chiếm hữu tài sản đó phải chịu trách nhiệm bồi thường theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này.

Chủ sở hữu tài sản được xác định tại thời điểm tài sản gây thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trường hợp tài sản đang được giao dịch thì phải xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu để xác định chủ sở hữu tài sản gây thiệt hại.

Ví dụ: A bán nhà cho B, hợp đồng mua bán nhà đã được công chứng, B đã giao 80% tiền mua nhà cho A nhưng chưa nhận nhà thì nhà bị cháy, lan sang cháy nhà C gây thiệt hại. Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật Nhà ở năm 2014 thì thời điểm chuyển giao quyền sở hữu là thời điểm bên mua đã thanh toán đủ tiền và nhận nhà, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp này, B chưa thanh toán đủ tiền và chưa nhận bàn giao nhà nên A chưa chuyển giao quyền sở hữu nhà cho B. Vì vậy, A vẫn là chủ sở hữu hợp pháp đối với ngôi nhà và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho C.

b) Người chiếm hữu mà không phải là chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại nếu đang nắm giữ, chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp tài sản như chủ thể có quyền đối với tài sản tại thời điểm gây thiệt hại.

Ví dụ: A là chủ sở hữu xe ô tô đã giao xe ô tô đó cho B. B lái xe ô tô tham gia giao thông đã gây tai nạn và gây thiệt hại thì cần phân biệt:

- Nếu A thuê B lái xe ô tô và trả tiền công cho B, việc sử dụng xe ô tô là do A quyết định. Trong trường hợp này, A là người chiếm hữu, chi phối đối với xe ô tô. Do đó, A phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Nếu A giao xe ô tô cho B thông qua hợp đồng cho thuê tài sản hợp pháp, việc sử dụng xe ô tô là do B quyết định. Trong trường hợp này, B là người chiếm hữu, chi phối đối với xe ô tô. Do đó, B phải bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Người gây thiệt hại, chủ sở hữu tài sản, người chiếm hữu tài sản không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

a) Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Ví dụ 1: Nhà của A được xây dựng, đang sử dụng bình thường và không có dấu hiệu hư hỏng. Một cơn lốc xoáy bất chợt, không được dự báo trước đã cuốn mái nhà của A vào người đi đường gây thiệt hại. Trường hợp này là sự kiện bất khả kháng nên A không phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Ví dụ 2: Có thông tin bão, A đã tiến hành các biện pháp phòng chống bão theo hướng dẫn của cơ quan chức năng địa phương. Tuy nhiên, cơn bão quá mạnh đã làm tốc mái nhà của A và gây thiệt hại cho người đi đường. Trường hợp này là sự kiện bất khả kháng nên A không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

b) Lỗi hoàn toàn do người bị thiệt hại là toàn bộ thiệt hại xảy ra đều do lỗi của người bị thiệt hại, người gây thiệt hại không có lỗi.

Ví dụ: A lái xe ô tô (thuộc sở hữu của mình) theo đúng quy định của Luật Giao thông đường bộ, C lao vào xe ô tô của A đang đi trên đường để tự tử. Trường hợp này, A không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi hoàn toàn của C.

Điều 3. Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 585 của Bộ luật Dân sự

1. Về khoản 1 Điều 585 của Bộ luật Dân sự

a) “Thiệt hại thực tế” là thiệt hại đã xảy ra theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết này, được tính thành tiền tại thời điểm giải quyết bồi thường. Thiệt hại phát sinh sau thời điểm giải quyết bồi thường lần đầu được xác định tại thời điểm giải quyết bồi thường lần tiếp theo nếu có yêu cầu của người bị thiệt hại.

Ví dụ: A gây thương tích cho B mà B phải điều trị dài ngày. Tại thời điểm Tòa án giải quyết bồi thường thì tổng thiệt hại thực tế là X đồng, bao gồm: chi phí điều trị, mức thu nhập bị mất hoặc giảm sút; chi phí cho người chăm sóc, tổn thất tinh thần. Sau đó, B vẫn phải tiếp tục điều trị thì các chi phí phát sinh sau thời điểm Tòa án giải quyết sẽ được giải quyết trong vụ án khác nếu có yêu cầu của người bị thiệt hại.

b) “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ” là tất cả các thiệt hại thực tế xảy ra đều phải được bồi thường.

c) “Thiệt hại phải được bồi thường kịp thời” là thiệt hại phải được bồi thường nhanh chóng nhằm ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại.

Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự để giải quyết yêu cầu cấp bách của người bị thiệt hại (như buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng...).

d) Để đảm bảo việc bồi thường thiệt hại toàn bộ và kịp thời, việc giải quyết vấn đề bồi thường trong vụ án hình sự, vụ án hành chính phải được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính.

Trường hợp vụ án hình sự, vụ án hành chính có nội dung giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại nhưng chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính thì vấn đề bồi thường có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

đ) Người yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và các tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ.

Trường hợp người yêu cầu bồi thường thiệt hại không thể tự mình thu thập được tài liệu, chứng cứ thì có quyền yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

2. Về khoản 2 Điều 585 của Bộ luật Dân sự

Thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của người chịu trách nhiệm bồi thường là trường hợp có căn cứ chứng minh rằng nếu Tòa án tuyên buộc bồi thường toàn bộ thiệt hại thì không có điều kiện thi hành án.

Ví dụ: Một người vô ý làm cháy nhà người khác gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng. Người gây thiệt hại có tổng tài sản là 100.000.000 đồng, thu nhập trung bình hàng tháng là 2.000.000 đồng. Mức thiệt hại này là quá lớn so với khả năng kinh tế của người gây thiệt hại.

3. Về khoản 3 Điều 585 của Bộ luật Dân sự

Mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế - xã hội; sự biến động về giá cả; sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại; sự thay đổi về khả năng kinh tế của người có trách nhiệm bồi thường mà mức bồi thường không còn phù hợp với sự thay đổi đó.

Bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại phải có đơn yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại. Kèm theo đơn là các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại.

4. Về khoản 4 Điều 585 của Bộ luật Dân sự

Bên bị thiệt hại có một phần lỗi đối với thiệt hại xảy ra thì không được bồi thường thiệt hại tương ứng với phần lỗi đó.

Ví dụ: A và B cùng lái ô tô tham gia giao thông, xảy ra tai nạn do đâm va vào nhau dẫn đến A bị thiệt hại 100.000.000 đồng. Cơ quan có thẩm quyền xác định A và B cùng có lỗi với mức độ lỗi của mỗi người là 50%. Trường hợp này, B phải bồi thường 50.000.000 đồng cho A (50% thiệt hại).

5. Về khoản 5 Điều 585 của Bộ luật Dân sự

“Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình” là trường hợp bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm biết, nhìn thấy trước việc nếu không áp dụng biện pháp ngăn chặn thì thiệt hại sẽ xảy ra và có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp ngăn chặn, hạn chế được thiệt hại xảy ra nhưng đã để mặc thiệt hại xảy ra thì bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường thiệt hại.

Ví dụ: Nhà của A bị cháy, B đỗ xe ô tô gần nhà A, B biết được nếu không di dời thì khả năng đám cháy sẽ lan sang làm cháy ô tô của B và B có điều kiện để di dời nhưng B đã bỏ mặc dẫn đến xe ô tô bị cháy. Trường hợp này, B không được bồi thường thiệt hại.

Điều 4. Xác định tuổi của người gây thiệt hại theo quy định tại Điều 586 của Bộ luật Dân sự

Tuổi của người gây thiệt hại được tính tại thời điểm gây thiệt hại. Trường hợp không xác định được chính xác tuổi của người gây thiệt hại thì ngày, tháng, năm sinh của họ được xác định như sau:

1. Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh;

2. Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh;

3. Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh;

4. Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh;

5. Trường hợp không xác định được năm sinh thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi.

Trường hợp kết quả giám định tuổi chỉ xác định được khoảng độ tuổi của người gây thiệt hại thì Tòa án lấy tuổi thấp nhất trong khoảng độ tuổi đã xác định được để xác định tuổi của họ.

Ví dụ: Kết luận giám định M có độ tuổi trong khoảng từ 13 tuổi 6 tháng đến 14 tuổi 2 tháng thì xác định tuổi của M là 13 tuổi 6 tháng.

Điều 5. Về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 588 của Bộ luật Dân sự

1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trước hoặc sau ngày 01 tháng 01 năm 2017 (ngày Bộ luật Dân sự có hiệu lực) và đương sự khởi kiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đều là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

2. Thời điểm người có quyền yêu cầu biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm là khi họ nhận ra được hoặc có thể khẳng định được về việc quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Ví dụ: Ngày 02 tháng 7 năm 2022, A phát hiện cá trong ao nhà mình bị chết hàng loạt. A nghi ngờ nguyên nhân là do nguồn nước thải từ nhà B nên A yêu cầu cơ quan giám định về môi trường tiến hành giám định nguyên nhân. Ngày 15 tháng 8 năm 2022, A nhận được kết quả giám định về nguyên nhân gây ra thiệt hại chính là do nguồn nước thải từ nhà B. Trường hợp này, thời điểm A biết quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm là ngày 15 tháng 8 năm 2022.

3. Trường hợp người có quyền yêu cầu phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm là trong điều kiện, hoàn cảnh bình thường, nếu có thiệt hại xảy ra thì người đó biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc trường hợp pháp luật có quy định phải biết.

Ví dụ 1: Ngày 20 tháng 6 năm 2022, A gây thương tích cho B và cùng ngày B phải vào nhập viện điều trị thương tích. Trường hợp này, thời điểm B phải biết quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm là ngày 20 tháng 6 năm 2022.

Ví dụ 2: A giao cho B trông giữ chiếc xe ô tô của A theo hợp đồng gửi giữ tài sản. Trong thời hạn của hợp đồng, xe ô tô bị C phá hủy. Tại thời điểm xe ô tô bị thiệt hại, B không có mặt tại nơi xảy ra thiệt hại nhưng B vẫn phải biết về việc thiệt hại xảy ra. Thời điểm B phải biết là thời điểm C gây thiệt hại.

Điều 6. Về xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 589 của Bộ luật Dân sự

1. Việc bồi thường thiệt hại do tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng quy định tại khoản 1 Điều 589 của Bộ luật Dân sự căn cứ vào thỏa thuận của các bên, trường hợp không thỏa thuận được thì xác định thiệt hại như sau:

a) Trường hợp tài sản là vật thì xác định thiệt hại đối với tài sản bị mất, bị hủy hoại căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và mức độ hao mòn của tài sản bị mất, bị hủy hoại tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Đối với tài sản là tiền thì thiệt hại được xác định là số tiền bị mất, bị hư hỏng.

Đối với giấy tờ có giá bị mất, bị hư hỏng mà không thể khôi phục được thì thiệt hại được xác định là giá trị của các giấy tờ bị mất, bị hư hỏng tại thời điểm giải quyết bồi thường. Trường hợp giấy tờ có giá bị mất, bị hư hỏng mà có thể khôi phục được thì thiệt hại được xác định là các chi phí cần thiết để khôi phục các giấy tờ đó.

b) Đối với tài sản bị hư hỏng, thiệt hại là chi phí để sửa chữa, khôi phục lại tình trạng tài sản trước khi bị hư hỏng theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường để xác định thiệt hại; nếu tài sản bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục thì thiệt hại được xác định theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều này.

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút quy định tại khoản 2 Điều 589 của Bộ luật Dân sự là hoa lợi, lợi tức mà người bị thiệt hại đang hoặc sẽ thu được nếu tài sản không bị mất, bị hư hỏng.

Hoa lợi, lợi tức được tính theo giá thực tế đang thu, nếu chưa thu thì theo giá thị trường cùng loại hoặc mức giá thuê trung bình 01 tháng của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng tại thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm xác định thiệt hại; đối với những tài sản trên thị trường không có cho thuê, hoa lợi, lợi tức được xác định trên cơ sở thu nhập trung bình của 03 tháng liền kề do tài sản bị thiệt hại mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm thiệt hại xảy ra.

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại quy định tại khoản 3 Điều 589 của Bộ luật Dân sự là những chi phí thực tế, cần thiết tại thời điểm chi trong điều kiện bình thường cho việc áp dụng các biện pháp cần thiết làm cho thiệt hại không phát sinh thêm; sửa chữa, khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản bị xâm phạm.

Ví dụ: T đã có hành vi làm cháy nhà của H. Chi phí dập tắt đám cháy là X đồng; chi phí sửa chữa, khôi phục lại nhà như tình trạng ban đầu là Y đồng. Trường hợp này, X đồng là chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại. Y đồng là chi phí khắc phục thiệt hại.

Điều 7. Về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại Điều 590 của Bộ luật Dân sự

1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm:

a) Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thiệt hại; thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đến cơ sở khám chữa bệnh và trở về nơi ở;

b) Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày khám bệnh, chữa bệnh theo số ngày trong hồ sơ bệnh án;

c) Chi phí phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút là các chi phí cho việc phục hồi, hỗ trợ, thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.

2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được xác định như sau:

a) Trường hợp người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công thì được xác định theo mức tiền lương, tiền công của người bị thiệt hại trong khoảng thời gian tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút;

b) Trường hợp người bị thiệt hại có thu nhập không ổn định từ tiền lương, tiền công được xác định căn cứ vào mức tiền lương, tiền công trung bình của 03 tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra. Trường hợp không xác định được 03 tháng lương liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra thì căn cứ vào thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương trong khoảng thời gian thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Nếu không xác định được thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương thì thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút được bồi thường là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày bị thiệt hại.

Ngày lương tối thiểu vùng được xác định là 01 tháng lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định chia cho 26 ngày.

3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 590 của Bộ luật Dân sự được xác định như sau:

a) Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi người bị thiệt hại điều trị (nếu có);

b) Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này;

c) Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và phải có người thường xuyên chăm sóc thì chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại.

Điều 8. Về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 591 của Bộ luật Dân sự

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 591 của Bộ luật Dân sự được xác định như sau:

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự, được hướng dẫn tại Điều 7 Nghị quyết này, được tính từ thời điểm người bị thiệt hại bị xâm phạm sức khỏe cho đến thời điểm người đó chết.

2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng đối với các khoản tiền: mua quan tài; chi phí hỏa táng, chôn cất; các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo phong tục, tập quán địa phương. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ.

3. Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc nuôi dưỡng trước khi chết được xác định như sau:

a) Mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, nhưng không thấp hơn 01 tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng;

b) Thời điểm cấp dưỡng được tính từ thời điểm người bị thiệt hại bị xâm phạm về sức khỏe;

c) Đối tượng được bồi thường tiền cấp dưỡng là những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

Điều 9. Về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại Điều 592 của Bộ luật Dân sự

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại Điều 592 của Bộ luật Dân sự được xác định như sau:

1. Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm: Chi phí cần thiết cho việc thu hồi, xóa bỏ vật phẩm, ấn phẩm, dữ liệu có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi người bị thiệt hại chi trả để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có).

2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút được xác định như sau:

a) Trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm có thu nhập thực tế nhưng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để hạn chế, khắc phục thiệt hại nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó;

b) Việc xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị xâm phạm được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 7 Nghị quyết này.

Điều 10. Về bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra quy định tại Điều 598 của Bộ luật Dân sự

Thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Trường hợp người bị thiệt hại khởi kiện yêu cầu bồi thường thì Tòa án xem xét, thụ lý, giải quyết theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Điều 11. Về bồi thường thiệt hại do người chưa đủ mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý quy định tại Điều 599 của Bộ luật Dân sự

1. “Trong thời gian trường học trực tiếp quản lý” quy định tại khoản 1 Điều 599 của Bộ luật Dân sự là trong phạm vi thời gian và không gian mà trường học đã tiếp nhận và có trách nhiệm quản lý, chăm sóc, dạy dỗ người chưa đủ mười lăm tuổi.

2. “Trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý” quy định tại khoản 2 Điều 599 của Bộ luật Dân sự là trong phạm vi thời gian và không gian mà bệnh viện, pháp nhân khác đã tiếp nhận và có trách nhiệm quản lý, điều trị người mất năng lực hành vi dân sự.

Điều 12. Về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra quy định tại Điều 601 của Bộ luật Dân sự

1. Nguồn nguy hiểm cao độ được xác định theo quy định tại Điều 601 của Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan.

Ví dụ 1: Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự theo quy định tại khoản 18 Điều 3 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 là nguồn nguy hiểm cao độ.

Ví dụ 2: Vũ khí theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, sửa đổi, bổ sung năm 2019 là nguồn nguy hiểm cao độ.

2. Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thỏa thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường.

Ví dụ: các thỏa thuận sau đây không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường:

- Thỏa thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

- Thỏa thuận chủ sở hữu bồi thường thiệt hại trước bằng tài sản hợp pháp, sau đó người được giao chiếm hữu, sử dụng sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường trong trường hợp chủ sở hữu có điều kiện bồi thường.

3. Trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.

Ví dụ: Chủ sở hữu biết người đó không có bằng lái xe ô tô nhưng vẫn giao quyền chiếm hữu, sử dụng cho họ mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.

4. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ngay cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

Ví dụ: Khu vực có biển báo là nguồn điện cao thế nguy hiểm chết người nhưng A vẫn vào trộm đồ và bị điện giật chết là trường hợp hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại.

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.

Trách nhiệm bồi thường trong tình thế cấp thiết được thực hiện theo quy định tại Điều 595 của Bộ luật Dân sự.

Ví dụ: A đang lái xe ô tô theo đúng Luật Giao thông đường bộ, B lái xe máy theo hướng ngược chiều với A và lấn làn đường của A. Để tránh gây tai nạn cho B và không còn cách nào khác nên A đã lái xe va vào chiếc xe máy thuộc sở hữu của C đang đậu trên lề đường gây thiệt hại cho C. Trường hợp này là tình thế cấp thiết, A không phải bồi thường thiệt hại cho C mà B phải bồi thường thiệt hại cho C vì B đã gây ra tình thế cấp thiết theo khoản 2 Điều 595 của Bộ luật Dân sự.

5. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà gây thiệt hại thì giải quyết như sau:

a) Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

b) Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp và người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Điều 13. Hiệu lực thi hành của Nghị quyết

1. Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 9 năm 2022 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.

Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

2. Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 (ngày Bộ luật Dân sự có hiệu lực), thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, các văn bản pháp luật hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để giải quyết, trừ hướng dẫn về thời hiệu tại Điều 5 Nghị quyết này.

3. Đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng hướng dẫn tại Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, trừ trường hợp việc kháng nghị bản án, quyết định có căn cứ khác.

4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh cho Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để hướng dẫn bổ sung kịp thời.


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
- Ban Nội chính Trung ương;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ 02 bản (để đăng công báo);
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bộ Tư pháp;
- Các Thẩm phán TANDTC;
- Các đơn vị thuộc TANDTC;
- Các TAND và TAQS các cấp;
- Cổng TTĐT TANDTC (để đăng tải);
- Lưu: VT, Vụ PC&QLKH (TANDTC)-P2.

TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
CHÁNH ÁN




Nguyễn Hòa Bình

THE COUNCIL OF JUDGES
SUPREME PEOPLE'S COURT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 02/2022/NQ-HDTP

Hanoi, September 6, 2022

 

RESOLUTION

ON GUIDELINES FOR APPLICATION OF SOME PROVISIONS OF THE CIVIL CODE ON TORT LIABILITY

THE COUNCIL OF JUDGES OF SUPREME PEOPLE'S COURT

Pursuant to the Law on Organization of People's Courts dated November 24, 2014;

To properly and consistently apply a number of provisions in Chapter XX on tort liability of the Civil Code dated November 24, 2015;

After consulting with the Chief Procurator of the Supreme People's Procuracy and the Minister of Justice,

HEREBY RESOLVES:

Article 1. Scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 2. Elements to be established to prove the tort liability specified in Article 584 of the Civil Code

1. The tort liability in the case specified in Clause 1, Article 584 of the Civil Code exists when the following elements are fully established:

a) An tortious act that caused harm or damage to the life, health, property, honor, dignity, property, rights and legitimate interests of others;

b) The damage exists, which is physical damage or mental damage;

Physical damage is the identifiable actual physical loss of the aggrieved person, including property damage that is unrecoverable; reasonable costs to prevent, limit or remedy the damage; actual income that is lost or reduced because property, health, life, honor, dignity, reputation, rights and other legitimate interests are infringed.

Mental damage is a mental loss caused by infringing upon the life, health, honor, dignity, reputation, rights and other personal interests of the aggrieved person or his or her relatives. and need to be compensated for that loss.

c) There is a causal link between the resulting damage and the tortious act. The resulting damage must be the inevitable result of the tortious act and vice versa, the tortious act is the causation of the damage.

2. If property causes damage, the owner or possessor of the property must take on the tort liability, except for the case guided in Clause 3 of this Article.

a) The property owner must take on liability for damage caused by the property, unless the person possessing such property bears tort liability under the guidance at Point b, Clause 2 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



For example: A sold a house to B, the house sale contract was notarized, B has paid 80% of the purchase price to A but did not receive the house when the house caught on fire, spreading to house C causing damage. According to Clause 1, Article 12 of the Law on Housing 2014, the time of transfer of ownership is the time when the buyer has paid in full and received the house, unless otherwise agreed. In this case, B has not paid the full amount and has not received the house, so A has not transferred the ownership of the house to B. Therefore, A is still the legal owner of the house and bear tort liability to C.

b) The possessor who is not the owner must compensate for damage if he is holding, directly or indirectly controlling the property as the holder of the right to the property at the time of causing the damage.

For example: A is the owner of a car who has handed over that car to B. B was driving the car in traffic and caused an accident and caused damage, it is necessary to distinguish two cases:

- If A hired B to drive a car and pays B's wages, the use of the car is decided by A. In this case, A is the person who possesses and controls the car. Therefore, A is liable for damages, unless otherwise agreed.

- If A delivered a car to B through a legal property lease contract, the use of the car is decided by B. In this case, B is the person who possesses and controls the car. Therefore, B is liable for damages, unless otherwise agreed.

3. The tortfeasor, property owner, or property possessor does not bear tort liability in case the damage is caused by force majeure events or entirely at fault of the aggrieved person, unless otherwise agreed or otherwise provided by law.

a) Force majeure event is an event that occurs objectively, which cannot be foreseen and cannot be recoverable although all necessary and reasonable measures have been taken.

Example 1: A's house is under construction, is in normal use and shows no signs of damage. A sudden, unforeseeable tornado swept A's roof onto passerby causing damage. This case is a force majeure event, so A does not bear tort liability.

Example 2: A storm is forecasted, A has taken precautionary measures according to the guidance of the competent authority in local area. However, the storm was so strong that it blew off the roof of A's house and caused damage to pedestrians. This case is a force majeure event, so A does not bear tort liability.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



For example: A was driving a car (which he owns) in accordance with the Road Traffic Law, C crashed into A's car on the road to commit suicide. In this case, A does not bear tort liability for damage caused by C's fault.

Article 3. Principles of compensation for damage specified in Article 585 of the Civil Code

1. Regarding Clause 1, Article 585 of the Civil Code

a) “Actual damage” means damage that has occurred under the guidance at Point b, Clause 1, Article 2 of this Resolution, converted into money at the time of compensation settlement. Damage arising after the time of first settlement of compensation shall be determined at the time of subsequent settlement of compensation at the request of the aggrieved person.

For example: A caused injury to B that B has had to treat for a long time. At the time the Court settles the compensation, the actual total damage is X dong, including: treatment costs, lost or reduced income; costs for caregivers, metal loss. After that, B still has had to continue to receive treatments, the expenses incurred after the time of the Court's settlement will be settled in another case at the request of the aggrieved person.

b) “Damage to be fully compensated” means all actual damage that must be compensated.

c) “Damage to be compensated in time” means damage that must be compensated as soon as possible in order to prevent, limit and remedy damage.

During the settlement of the case, the Court may apply one or several temporary urgent measures as prescribed by the civil procedure law to settle urgent claims of the aggrieved person (such as forcing the performance of partial obligation to compensate for loss of life or health in advance; or forcing the performance of partial support obligation in advance, etc.).

d) In order to ensure complete and timely compensation for damage, the settlement of compensation issues in criminal or administrative cases must be carried out together with the settlement of criminal or administrative cases.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) The claimant for damage must clearly state each item of damage actually occurred, claimed compensation amount and documents supporting that his/her claim is grounded.

In case the damage claimant is unable to collect documents by himself/herself, he/she has the right to request the court to collect documents in accordance with the Civil Procedure Code.

2. Regarding Clause 2, Article 585 of the Civil Code

The extent of damage that is too great for the financial situation of the person responsible for compensation is a case where there are grounds to prove that if the Court orders compensation for the entire damage, the defendant’s financial situation is not enough to enforce the judgment.

For example: A person unintentionally sets fire to another's house, causing damage of 1,000,000,000 VND. The tortfeasor has total assets of 100,000,000 VND, the average monthly income is 2,000,000 VND. This extent of damage is too great compared to the financial situation of the tortfeasor.

3. Regarding Clause 3, Article 585 of the Civil Code

“The claimed compensation amount no longer consistent with reality” means that due to a change in the socio-economic situation; price fluctuations; change in injury status, working ability of the aggrieved person; a change in the financial situation of the tortfeasor, then the claimed compensation amount is no longer consistent with such change.

The aggrieved person or the tortfeasor requesting a change in the claimed compensation amount must file a written request for the change in the claimed compensation amount. Attached to the request are documents as a basis for requesting a change in the claimed compensation amount.

4. Regarding Clause 4, Article 585 of the Civil Code

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



For example: A and B were both driving a car on road, then they both hit together, resulting in A’s loss of 100,000,000 VND. The competent authority determined that A and B are jointly at fault with a 50% degree of fault each. In this case, B must compensate A 50,000,000 VND (50% of the damage).

5. Regarding Clause 5, Article 585 of the Civil Code

"The aggrieved party with infringed rights and interests shall not be compensated if the damage occurs due to his/her failure to apply necessary and reasonable measures to prevent or limit damage to himself/herself" is the case where the aggrieved party would know, foresee that if no precautionary measures has been taken, the damage will occur and she is able to take these measures to prevent and limit the damage from occurring but she/he has let the damage happen, then the aggrieved party shall not be compensated for the damage.

For example: A's house was caught on fire, B parked his car near A's house, B knew that if he didn’t move it, the fire would spread to burn B's car, and B was able to move it but B did not do that. In this case, B is not entitled to compensation.

Article 4. Determination of the age of the tortfeasor according to Article 586 of the Civil Code

The age of the tortfeasor is identified at the time of causing the damage. In case it is not possible to determine the exact age of the tortfeasor, their date of birth shall be determined as follows:

1. In case the month can be determined but the date cannot be determined, the last day of that month shall be used as the date of birth;

2. In case the quarter can be determined but the day and month cannot be determined, the last day of the last month in that quarter shall be used as the date of birth;

3. In case the half of the year can be determined but the day and month cannot be determined, the last day of the last month in that half year shall be used as the date of birth;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. If the year of birth cannot be determined, an assessment must be carried out to determine the age.

In case the age assessment results only determine the age range of the tortfeasor, the Court shall use the lowest age within the determined age range to determine their age.

For example: If the expertise conclusion states that M's age is between 13 years and 6 months to 14 years and 2 months, the age of M is 13 years and 6 months.

Article 5. The statute of limitations for filing a tort claim specified in Article 588 of the Civil Code

1. If the tortious act is committed before or after January 1, 2017 (the effective date of the Civil Code) and the defendant files a tort claim from January 1, 2017, the statute of limitations for filing a tort claim is 03 years from the date on which the victim knows or should know that his/her legitimate rights and interests have been infringed.

2. The time which the victim knows that his/her legitimate rights and interests have been infringed is when he/she realizes or can confirm that his/her legitimate rights and interests have been infringed.

For example: On July 2, 2022, A discovered that a mass fish death happened in his pond. A suspected that the cause was wastewater from house B, so A requested the environmental assessment agency to conduct an assessment of the cause. On August 15, 2022, A received the inspection results about the main cause of damage being the wastewater from house B. In this case, the time when A has known his rights and interests have been infringed is August 15, 2022.

3. The condition that a victim should know that his/her lawful rights and interests have been infringed must be under normal conditions and circumstances, if damage occurs, that person should know his/her lawful rights and interests have been infringed or is required by law that he/she should know.

Example 1: On June 20, 2022, A caused injury to B and on the same day B had to be hospitalized for treatment of injury. In this case, the time B should know that his rights and interests have been violated was June 20, 2022.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 6. Determination of damages for damaged property specified in Article 589 of the Civil Code

1. The damages for lost, destroyed or damaged property specified in Clause 1, Article 589 of the Civil Code shall be based on the agreement of the parties; in case the agreement fails, the damages shall be determined as follows:

a) In case the property is an object, the damages for the lost or destroyed property shall be determined based on the market price of the property of the same type or the property with the same features, technical standards, uses, and the level of wear and tear of the lost or destroyed property at the time of compensation settlement.

If the property is money, the damages shall be determined as the lost or damaged amount of money.

As for valuable papers that are lost or damaged but cannot be restored, the damages shall be determined as the value of the lost or destroyed valuable papers at the time of compensation settlement. Where valuable papers are lost or damaged but can be restored, the damages shall be determined as expenses necessary to restore those papers.

b) As for damaged property, the damages shall be the cost to repair and restore the property to its pre-damaged condition at the market price at the time of settlement of compensation to determine the loss; if the damaged property cannot be repaired or restored, the damages shall be determined according to the guidance at Point a, Clause 1 of this Article.

2. Benefits associated with the use and exploitation of lost or reduced property specified in Clause 2, Article 589 of the Civil Code are yields and profits that the aggrieved person has or is expected to have obtained if the property is not lost or destroyed.

Yields and profits are calculated according to the actual price being earned, if not yet earned, at the market price of the same type or the 1-month average rental price of the property of the same type or property with the same technical standards, features, uses and quality at the time the first-instance Court determines the damages; as for property on the market that are not available for rent, their yields and profits are determined on the basis of the average income of three consecutive months brought by the damaged property under normal conditions before the time when the loss occurred.

3. Reasonable expenses to prevent, limit and remedy the loss specified in Clause 3, Article 589 of the Civil Code are actual and necessary expenses at the time of spending under normal conditions for the imposition of necessary measures to prevent further loss; repair and restore the original condition of the infringed property.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 7. The damages for harm to health prescribed in Article 590 of the Civil Code

1. Reasonable costs for treating, nursing and rehabilitating health, and functional losses and impairment of the aggrieved person. including;

a) Expenses for medical examination and treatment in accordance with the law on medical examination and treatment for the aggrieved person; hiring vehicles to take the aggrieved person to the health facility and back to their place of residence;

b) The cost of improving health of the aggrieved person is determined as 01 day of regional minimum wage at the health facility for 01 day of medical examination and treatment according to the number of days in the medical record;

c) The cost of health recovery and health rehabilitation includes expenses for the recovery, support or replacement of a part of lost or reduced functions of the aggrieved person’s body.

2. The actual lost or reduced income of the aggrieved person is determined as follows:

a) In case the aggrieved person has a stable income from salary or wages, it shall be determined according to the salary or wage amount of the aggrieved person during the period of lost or reduced salary or wage;

b) In case the aggrieved person has an unstable income from salary or wage, the salary or wage is determined based on the average salary or wage amount of the 3 consecutive months preceding the time of loss. In case it is impossible to determine 03 consecutive months' salary before the time of loss, it shall be based on the average income of workers of the same type in the local area during the period when the actual income is lost or reduced. If it is impossible to determine the average income of workers of the same type in the local area, the actual lost or reduced income that is compensated is 01 day of regional minimum wage in the place where the aggrieved person resides for 01 day of loss.

Daily regional minimum wage equals 01 month's regional minimum wage as prescribed by the State divided by 26 days.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Reasonable expenses for caregiver(s) of the aggrieved person during the treatment period, including: vehicle fares, and rented room rents according to the average prices in the place where the aggrieved person has been treated (if any);

b) The actual lost income of the caregiver(s) of the aggrieved person during the treatment period is determined according to the guidance in Clause 2 of this Article;

c) In case the aggrieved person loses his/her capacity to work and must be taken care of by someone regularly, the reasonable expense for taking care of the aggrieved person is determined to be 01 day of regional minimum wage in the place where the aggrieved person resides for 01 day to take care of the aggrieved person.

Article 8. The damages for harm to life specified in Clause 1, Article 591 of the Civil Code

The damages for harm to life as prescribed at Points a, b and c, Clause 1, Article 591 of the Civil Code is determined as follows:

1. The damages for harm to health as prescribed in Article 590 of the Civil Code, guided in Article 7 of this Resolution, shall be calculated from the time the aggrieved person’s health is infringed until the time the aggrieved person is dead.

2. Reasonable expenses for burial, including: cost of coffins; incineration or burial cost; cost of necessary items for laying the deceased in the coffin, mourning headbands, incenses, candles, flowers, hearse rents and other expenses for burial or incineration of the victim according to local customs and practices. Do not accept a tort claim for costs of sacrifices, worship, meals, grave construction, and relocating the grave.

3. Alimony for those for whom the aggrieved person is obliged to support or raise before death is determined as follows:

a) The level of support is based on the income, actual ability of the person with the support obligation and the essential needs of the supported person, but must not be lower than 01 month's regional minimum wage in the place where the supported person resides for each month;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The entities entitled to compensation for alimony are those for whom the aggrieved person is obliged to support in accordance with the law on marriage and family.

Article 9. The damages for harm to honor, dignity or reputation prescribed in Article 592 of the Civil Code

The damages for harm to honor, dignity or reputation prescribed in Article 592 of the Civil Code are determined as follows:

1. Reasonable costs to limit and remedy the damage, including: Necessary expenses for the repossession and deletion of articles, publications, and data with contents that offend the honor, dignity and reputation of the aggrieved person; expenses for the collection of documents and evidence proving that honor, dignity and reputation are infringed; vehicle fares, rented room rents (if any) at the average price in the place where the aggrieved person pays to request the competent authorities to verify the facts and correct them on the mass media; expenses for organizing public apology and correction at the place of residence or workplace of the aggrieved person and other actual and necessary expenses to limit and remedy the damage (if any).

2. The actual lost or reduced income is determined as follows:

a) Before the honor, dignity and reputation are infringed, the aggrieved person has actual income, but due to the harm to the honor, dignity and reputation, the aggrieved person must perform the following tasks in order to limit or remedy the damage, so their actual income is lost or reduced, they will be compensated for that lost or reduced actual income;

b) The determination of the actual lost or reduced income of the aggrieved person shall comply with the guidance in Clause 2, Article 7 of this Resolution.

Article 10. Damage caused by illegal acts of law enforcers specified in Article 598 of the Civil Code

If the damage caused by illegal acts of law enforcers falls within the scope of the State's compensation liability, the State shall have to pay compensations according to the Law on State Compensation Liability. In case the aggrieved person files a tort claim, the Court shall consider accepting and settling it according to the Law on Compensation Liability of the State.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. “While under direct management of the school” specified in Clause 1, Article 599 of the Civil Code, is within the time and space that the school has picked up and is responsible for managing, taking care of, and teaching people who are under fifteen years old.

2. “While under direct management of the hospital or other superior legal entities” specified in Clause 2, Article 599 of the Civil Code is within the time and space that the hospital, other legal entities have received and have responsibility for the management and treatment of the legally incapacitated person.

Article 12. Compensation for the damage caused by sources of extreme danger specified in Article 601 of the Civil Code

1. The source of extreme danger is determined in Article 601 of the Civil Code and relevant legal documents.

Example 1: Road motor vehicles, including cars; tractors; trailers or semi-trailers towed by cars or trucks; two-wheeled motorcycles; three-wheeled motorcycles; motorcycles (including electric scooters) and similar vehicles as prescribed in Clause 18, Article 3 of the Law on Road Traffic 2008 are sources of extreme danger.

Example 2: Weapons prescribed by the Law on Management and Use of Weapons, Explosives and Combat Gear in 2017, amended in 2019 are sources of extreme danger.

2. A person assigned by the owner of the source of extreme danger to possess and use the source of extreme danger in accordance with law must compensate for the damage caused by the source of extreme danger, except for the case the owner of the source of extreme danger and that person otherwise agreed not contrary to law, social ethics or are not intended to evade compensation.

For example: the following agreements are not against the law, social ethics or are not intended to evade compensation:

- Agreement to be held jointly and severally liable for the damages;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. In case the owner of a source of extreme danger assigns another person to possess or use a source of extreme danger in contravention of law and causes damage, the owner must compensate for the loss.

For example: If the owner knows that he or she does not have a driver's license for a car, but still assigns the right to possess and use it to the mentioned person, then the owner must compensate for the loss caused by that person.

4. Owners, possessors and users of sources of extreme danger must compensate for the damage caused by sources of extreme danger even without fault, except for the following cases:

a) The damage occurred was entirely due to intentional fault of the aggrieved person;

For example: Knowing that an area having a sign of dangerous high voltage source of electricity, A still steals things and gets electrocuted to death is a case entirely due to the intentional fault of the person who suffers the loss.

b) Damage occurs in case of force majeure or emergency situation, unless otherwise provided for by law.

An urgent situation is a situation of a person who wants to avoid a real danger that directly threatens his or her own or other's public interests, legitimate rights and interests, or that of others, but has no other choice but to cause less damage than the loss to be prevented.

Compensation liability in urgent situations shall comply with Article 595 of the Civil Code.

For example: A was driving a car in accordance with the Road Traffic Law, B was riding a motorbike in the opposite direction from A and encroached on A's lane. In order to avoid causing an accident for B, A had no choice but hit a motorcycle owned by C which is parked on the roadside causing damage to C. This is an emergency situation, A does not have to compensate C but B has to compensate C for damage because B has caused an urgent situation under Clause 2, Article 595 of the Civil Code.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) If the owner or the person assigned by the owner to possess and use lawfully is not at fault in allowing the source of extreme danger to be illegally possessed or used, the illegal possessor or user must compensate for all damage.

b) If the owner or the person assigned by the owner to possess and use lawfully is at fault in allowing the source of extreme danger to be illegally possessed or used, the owner or the person assigned by the owner lawful possession and use and the unlawful possessor and user must jointly compensate for damage.

Article 13. Entry into force

1. This Resolution is approved by the Council of Judges of the Supreme People's Court on September 6, 2022 and enters into force as of January 1, 2023.

This Resolution replaces Resolution No. 03/2006/NQ-HDTP dated July 8, 2006 of the Council of Judges of the Supreme People's Court on guidelines for the application of a number of provisions of the Civil Code 2005 on tort claims.

2. As for tort claims filed before January 1, 2017 (the effective date of the Civil Code), the provisions of the Civil Code 2005 and other documents shall apply of the Civil Code 2005 and Resolution No. 03/2006/NQ-HDTP dated July 8, 2006 of the Council of Judges of the Supreme People's Court for settlement, except for the guidance on the statute of limitations as specified in Article 5 of this Resolution.

3. As for court judgments or decisions that have taken legal effect before the effective date of this Resolution, the guidance in this Resolution shall not apply to appeals under cassation or reopening procedures, except where the appeal against the judgment or decision has other grounds.

4. Difficulties that arise during the implementation of this document should be reported to the Supreme People’s Court (via the Department of Legal and Science) for guidance.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



ON BEHALF OF THE COUNCIL OF JUDGES
THE CHIEF JUSTICE




Nguyen Hoa Binh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP ngày 06/09/2022 hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


118.583

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.32.6
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!