Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 số 99/2015/QH13 áp dụng 2024

Số hiệu: 99/2015/QH13 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 26/11/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về tổ chức bộ máy của Cơ quan điều tra HS; nhiệm vụ, quyền hạn tiến hành hoạt động điều tra; Điều tra viên hình sự; quan hệ phối hợp trong hoạt động điều tra hình sự; bảo đảm điều kiện cho hoạt động điều tra hình sự được ban hành ngày 26/11/2015.

 

Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 gồm 10 Chương, 73 Điều (thay vì Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 gồm 7 Chương, 38 Điều). Luật 99/2015/QH13 được tổ chức theo các Chương sau:

- Những quy định chung

- Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra của Công an nhân dân

- Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra của quân đội nhân dân

- Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối

- Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

- Quan hệ phân công và phối hợp trong hoạt động điều tra hình sự tại Chương VI Luật cơ quan điều tra hình sự 2015

- Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên và cán bộ điều tra

- Đảm bảo điều kiện hoạt động điều tra hình sự

- Trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác điều tra hình sự

- Điều khoản thi hành

Theo đó, Luật cơ quan điều tra hình sự năm 2015 có các điểm sau đáng chú ý:

- Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan điều tra:

+ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh

+ Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, cấp huyện

+ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương

+ Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng; Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương; Cơ quan điều tra hình sự khu vực

+ Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương

- Bổ sung quy định nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của Kiểm ngư

Cơ quan Kiểm ngư khi thực hiện nhiệm vụ mà phát hiện tội phạm tại các Điều 111, 242, 244, 245, 246, 305 và 311 BLHS xảy ra trên vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam do Kiểm ngư quản lý thì Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng thì xử lý theo Điều 36 Luật 99/2015/QH13.

- Điều 44 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 bổ sung trách nhiệm của Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an

+ Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo các tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

+ Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo các tài liệu, đồ vật, có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

- Quy định rõ tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên cao cấp tại Điều 49 Luật tổ chức điều tra hình sự 2015

Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 46 Luật tổ chức cơ quan điều tra HS 2015và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp:

+ Đã là Điều tra viên trung cấp ít nhất 05 năm;

+ Có năng lực điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp;

+ Có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm;

+ Có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp;

+ Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên cao cấp.

- Bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ hoạt động điều tra hình sự theo Luật 99/2015/QH13

Căn cứ yêu cầu công tác điều tra hình sự, địa bàn hoạt động và điều kiện kinh tế - xã hội, Nhà nước bảo đảm cơ sở vật chất của Cơ quan điều tra gồm có đất đai, trụ sở, công trình; trang thiết bị, công cụ hỗ trợ, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, kỹ thuật nghiệp vụ và các điều kiện vật chất, kỹ thuật khác.

 

Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.

QUỐC HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
---------------

Luật số: 99/2015/QH13

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2015

LUẬT

TỔ CHỨC CƠ QUAN ĐIỀU TRA HÌNH SỰ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật tổ chức cơ quan Điều tra hình sự.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Luật này quy định về nguyên tắc tổ chức Điều tra hình sự; tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Điều tra viên và các chức danh khác trong Điều tra hình sự; quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát trong hoạt động Điều tra hình sự; bảo đảm Điều kiện cho hoạt động Điều tra hình sự và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra.

2. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra của Cơ quan Điều tra; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng và cán bộ Điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Nguyên tắc tổ chức Điều tra hình sự

1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

2. Bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; phân công, phân cấp rành mạch, chuyên sâu, tránh chồng chéo và được kiểm soát chặt chẽ; Điều tra kịp thời, nhanh chóng, chính xác, khách quan, toàn diện, đầy đủ, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

3. Cơ quan Điều tra cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Cơ quan Điều tra cấp trên; cá nhân chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

4. Chỉ cơ quan, người có thẩm quyền quy định trong Luật này mới được tiến hành hoạt động điều tra hình sự.

Điều 4. Hệ thống Cơ quan Điều tra

1. Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân.

2. Cơ quan Điều tra trong Quân đội nhân dân.

3. Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Điều 5. Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân

1. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh).

2. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh); Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện).

Điều 6. Cơ quan Điều tra trong Quân đội nhân dân

1. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương.

2. Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng; Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương; Cơ quan điều tra hình sự khu vực.

Điều 7. Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

1. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra

1. Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

2. Tiếp nhận hồ sơ vụ án do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra chuyển giao.

3. Tiến hành Điều tra các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do luật định để phát hiện, xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội; lập hồ sơ, đề nghị truy tố.

4. Tìm ra nguyên nhân, Điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.

Điều 9. Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra

1. Các cơ quan của Bộ đội biên phòng được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Cục trinh sát biên phòng; Cục phòng, chống ma túy và tội phạm; Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm; Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng; Đồn biên phòng.

2. Các cơ quan của Hải quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Cục Điều tra chống buôn lậu; Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục Hải quan cửa khẩu.

3. Các cơ quan của Kiểm lâm được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Cục Kiểm lâm; Chi cục Kiểm lâm vùng; Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh; Hạt Kiểm lâm.

4. Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển; Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển; Cục Nghiệp vụ và pháp luật; Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy; Hải đoàn; Hải đội; Đội nghiệp vụ.

5. Các cơ quan của Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm có Cục Kiểm ngư, Chi cục Kiểm ngư vùng.

6. Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Cục Quản lý xuất nhập cảnh; các cục nghiệp vụ an ninh ở Bộ Công an; Phòng Quản lý xuất nhập cảnh; các phòng nghiệp vụ an ninh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp tỉnh) và Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp huyện); Cục Cảnh sát giao thông; Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Phòng Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trại giam.

7. Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Trại giam, đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương.

Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra

Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm hoặc phát hiện hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và Điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này.

Điều 11. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động Điều tra

1. Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động Điều tra nhằm bảo đảm cho hoạt động Điều tra của Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra tuân thủ các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này; phải phát hiện kịp thời và yêu cầu, kiến nghị Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra khắc phục vi phạm pháp luật trong hoạt động Điều tra.

2. Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động Điều tra hình sự

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác, báo tin về tội phạm, vụ việc phạm tội, kiến nghị khởi tố; có trách nhiệm thực hiện yêu cầu, quyết định và tạo Điều kiện để Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra, người có thẩm quyền Điều tra hình sự thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động Điều tra hình sự.

2. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan Điều tra mọi hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình; có quyền kiến nghị và gửi tài liệu có liên quan cho Cơ quan Điều tra để xem xét khởi tố đối với người có hành vi phạm tội; thực hiện yêu cầu và tạo Điều kiện để Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra, người có thẩm quyền Điều tra hình sự thực hiện nhiệm vụ Điều tra.

3. Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị, tố giác, báo tin về tội phạm và phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm.

Điều 13. Giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động Điều tra hình sự

Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận giám sát hoạt động Điều tra của Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra, người có thẩm quyền Điều tra hình sự theo quy định của pháp luật.

Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Làm sai lệch hồ sơ vụ án; truy cứu trách nhiệm hình sự người không có hành vi phạm tội; không truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự; ra quyết định trái pháp luật; ép buộc người khác làm trái pháp luật; làm lộ bí mật Điều tra vụ án; can thiệp trái pháp luật vào việc Điều tra vụ án hình sự.

2. Bức cung, dùng nhục hình và các hình thức tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hay bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Cản trở người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa, trợ giúp pháp lý; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự.

4. Cản trở người bào chữa, người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện việc bào chữa, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

5. Chống đối, cản trở hoặc tổ chức, lôi kéo, xúi giục, kích động, cưỡng bức người khác chống đối, cản trở hoạt động Điều tra hình sự; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người thi hành công vụ trong Điều tra hình sự.

Chương II

TỔ CHỨC BỘ MÁY, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN

Mục 1. TỔ CHỨC BỘ MÁY, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN AN NINH ĐIỀU TRA

Điều 15. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra

1. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an gồm có các phòng Điều tra, phòng nghiệp vụ và Văn phòng Cơ quan An ninh Điều tra.

2. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh gồm có các đội Điều tra, đội nghiệp vụ và bộ máy giúp việc Cơ quan An ninh Điều tra.

Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an

1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

2. Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật này nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra; vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra của Công an nhân dân do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại.

3. Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong hoạt động Điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh; hướng dẫn các cơ quan của lực lượng An ninh nhân dân thuộc Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra.

4. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.

5. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra của Công an nhân dân.

6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh

1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

2. Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XIII, Chương XXVI và các tội phạm quy định tại các Điều 207, 208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305, 309, 337, 338, 347, 348, 349 và 350 của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân; tiến hành Điều tra vụ án hình sự về tội phạm khác liên quan đến an ninh quốc gia hoặc để bảo đảm khách quan theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Công an.

3. Hướng dẫn các cơ quan của lực lượng An ninh nhân dân thuộc Công an cấp tỉnh được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra.

4. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.

5. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm của lực lượng An ninh nhân dân thuộc Công an cấp tỉnh báo cáo Thủ trưởng Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an.

6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự.

Mục 2. TỔ CHỨC BỘ MÁY, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA

Điều 18. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra

1. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an gồm có:

a) Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra;

b) Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Cục Cảnh sát hình sự);

c) Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ;

d) Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy;

đ) Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, xâm phạm sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu).

2. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh gồm có:

a) Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra;

b) Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Phòng Cảnh sát hình sự);

c) Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ;

d) Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy;

đ) Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, xâm phạm sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu).

3. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện gồm có:

a) Đội Điều tra tổng hợp;

b) Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Đội Cảnh sát hình sự);

c) Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ;

d) Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy.

Căn cứ tình hình tội phạm và yêu cầu thực tiễn, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập từ một đến bốn đội trong Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện quy định tại Khoản này; quyết định giải thể, sáp nhập, thu gọn đầu mối các đội trong Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện.

Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an

1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

2. Tiến hành Điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra; các vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại.

3. Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm đối với các cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện; hướng dẫn các cơ quan của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra.

4. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.

5. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra của Công an nhân dân.

6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh

1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

2. Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Khoản 2 Điều 21 của Luật này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra.

3. Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm đối với Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện; hướng dẫn các cơ quan của lực lượng Cảnh sát nhân dân thuộc Công an cấp tỉnh được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra.

4. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.

5. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện.

6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện

1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

2. Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXIV của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh Điều tra của Công an nhân dân.

3. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.

4. Kiểm tra, hướng dẫn Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm.

5. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện.

6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Chương III

TỔ CHỨC BỘ MÁY, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Mục 1. TỔ CHỨC BỘ MÁY, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN AN NINH ĐIỀU TRA TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Điều 22. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra trong Quân đội nhân dân

1. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng gồm có các phòng Điều tra, phòng nghiệp vụ và bộ máy giúp việc.

2. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương gồm có Ban Điều tra và bộ máy giúp việc.

Căn cứ vào nhiệm vụ và tổ chức của Quân đội nhân dân trong từng thời kỳ, Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập hoặc giải thể Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương.

Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng

1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

2. Tiến hành Điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều quân khu và tương đương hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra; vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra của Quân đội nhân dân do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại.

3. Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong hoạt động Điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương; hướng dẫn Bộ đội biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra theo thẩm quyền.

4. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.

5. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra trong Quân đội nhân dân.

6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương

1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

2. Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XIII, Chương XXVI và các tội phạm quy định tại các Điều 207, 208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305, 309, 337, 338, 347, 348, 349 và 350 của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.

3. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.

4. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương báo cáo Thủ trưởng Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng.

5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Mục 2. TỔ CHỨC BỘ MÁY, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA HÌNH SỰ TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Điều 25. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân

1. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng gồm có các phòng Điều tra, phòng nghiệp vụ và bộ máy giúp việc.

2. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Điều tra hình sự quân khu và tương đương gồm có Ban Điều tra và bộ máy giúp việc.

3. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Điều tra hình sự khu vực gồm có bộ phận Điều tra và bộ máy giúp việc.

4. Căn cứ vào nhiệm vụ và tổ chức của Quân đội nhân dân trong từng thời kỳ, Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể Cơ quan Điều tra hình sự quân khu và tương đương, Cơ quan Điều tra hình sự khu vực.

Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng

1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

2. Tiến hành Điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Điều tra hình sự quân khu và tương đương về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều quân khu và tương đương, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra; vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại.

3. Thực hiện kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm đối với các Cơ quan Điều tra hình sự quân khu và tương đương, Cơ quan Điều tra hình sự khu vực; hướng dẫn Bộ đội biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra theo thẩm quyền.

4. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.

5. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân.

6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra hình sự quân khu và tương đương

1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

2. Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự quân khu và tương đương hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Điều tra hình sự khu vực nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra.

3. Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm đối với Cơ quan Điều tra hình sự khu vực; hướng dẫn các cơ quan khác của Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra theo thẩm quyền.

4. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.

5. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra hình sự quân khu và tương đương.

6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra hình sự khu vực

1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

2. Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXV của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cùng cấp, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương và Cơ quan An ninh Điều tra trong Quân đội nhân dân.

3. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.

4. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra hình sự khu vực.

5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Chương IV

TỔ CHỨC BỘ MÁY, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Điều 29. Tổ chức bộ máy Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

1. Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có các phòng Điều tra và bộ máy giúp việc.

2. Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm có Ban Điều tra và bộ phận giúp việc.

Điều 30. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao

1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

2. Tiến hành Điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan Điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân.

3. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.

4. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương

1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

2. Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Khoản 2 Điều 30 của Luật này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.

3. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức áp dụng các biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.

4. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.

5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Chương V

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ TIẾN HÀNH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA

Điều 32. Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của Bộ đội biên phòng

1. Bộ đội biên phòng khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương XIII và các Điều 150, 151, 152, 153, 188, 189, 192, 193, 195, 207, 227, 235, 236, 242, 247, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 255, 256, 303, 304, 305, 306, 309, 330, 337, 338, 346, 347, 348, 349 và 350 của Bộ luật hình sự xảy ra trong khu vực biên giới trên đất liền, bờ biển, hải đảo và các vùng biển do Bộ đội biên phòng quản lý thì những người quy định tại Khoản 2 Điều này có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp Điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc Điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến việc giải quyết, lấy lời khai, trưng cầu giám định khi cần thiết và chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;

c) Áp dụng biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

2. Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng có quyền hạn quy định tại Khoản 1 Điều này đối với tội phạm quy định tại Chương XIII của Bộ luật hình sự.

Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm có quyền hạn quy định tại Khoản 1 Điều này đối với tội phạm quy định tại các Điều 150, 151, 152, 153, 188, 189, 193, 207, 227, 242, 247, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 309, 337, 338, 346, 347, 348, 349 và 350 của Bộ luật hình sự.

Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Đồn trưởng Đồn biên phòng có quyền hạn quy định tại Khoản 1 Điều này đối với tội phạm quy định tại Chương XIII và các Điều 150, 151, 152, 153, 188, 189, 193, 207, 227, 242, 247, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 309, 337, 338, 346, 347, 348, 349 và 350 của Bộ luật hình sự.

Đồn trưởng Đồn biên phòng đóng ở vùng sâu, vùng xa có quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này. Chính phủ quy định về Đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa.

3. Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Đồn trưởng Đồn biên phòng trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động Điều tra theo thẩm quyền, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc Điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động Điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Khi Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Đồn trưởng Đồn biên phòng vắng mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại Khoản 2 Điều này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.

4. Khi được phân công Điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Phó Đồn trưởng Đồn biên phòng có quyền áp dụng các biện pháp Điều tra quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng; Đồn trưởng, Phó Đồn trưởng Đồn biên phòng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.

Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của Hải quan

1. Cơ quan Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các Điều 188, 189 và 190 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi cất giữ hàng hóa trong khu vực kiểm soát của Hải quan, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp Điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc Điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi cất giữ hàng hóa trong khu vực kiểm soát của Hải quan, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

2. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động Điều tra, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc Điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động Điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Khi Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu vắng mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại Khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.

3. Khi được phân công Điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có quyền áp dụng các biện pháp Điều tra quy định tại Khoản 1 Điều này.

4. Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.

Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của Kiểm lâm

1. Cơ quan Kiểm lâm khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các Điều 232, 243, 244, 245, 313 và 345 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp Điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc Điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

2. Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động Điều tra, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc Điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động Điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Khi Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm vắng mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại Khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.

3. Khi được phân công Điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm có quyền áp dụng các biện pháp Điều tra quy định tại Khoản 1 Điều này.

4. Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.

Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của lực lượng Cảnh sát biển

1. Các đơn vị thuộc lực lượng Cảnh sát biển khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương XIII và các Điều 188, 189, 227, 235, 236, 237, 242, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 272, 273, 282, 284, 303, 304, 305, 309, 311, 346, 347 và 348 của Bộ luật hình sự xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do lực lượng Cảnh sát biển quản lý thì những người quy định tại Khoản 2 Điều này có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp Điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc Điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến việc giải quyết, lấy lời khai, trưng cầu giám định khi cần thiết và chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;

c) Áp dụng biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

2. Tư lệnh Cảnh sát biển, Tư lệnh vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục nghiệp vụ và pháp luật, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền hạn quy định tại Khoản 1 Điều này.

Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy có quyền hạn quy định tại Khoản 1 Điều này đối với các tội phạm quy định tại các Điều 249, 250, 251, 252, 253 và 254 của Bộ luật hình sự.

3. Tư lệnh Cảnh sát biển, Tư lệnh vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục nghiệp vụ và pháp luật, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển trực tiếp tổ chức, chỉ đạo các hoạt động Điều tra theo thẩm quyền, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc Điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động Điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Khi Tư lệnh Cảnh sát biển, Tư lệnh vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục nghiệp vụ và pháp luật, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển vắng mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại Khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.

4. Khi được phân công Điều tra vụ án hình sự, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển, Phó Tư lệnh vùng Cảnh sát biển, Phó Cục trưởng Cục nghiệp vụ và pháp luật, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy, Phó Hải đoàn trưởng, Phó Hải đội trưởng và Phó Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền áp dụng các biện pháp Điều tra quy định tại Khoản 1 Điều này.

5. Tư lệnh, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển; Tư lệnh vùng, Phó Tư lệnh vùng Cảnh sát biển; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy; Hải đoàn trưởng, Phó Hải đoàn trưởng; Hải đội trưởng, Phó Hải đội trưởng; Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.

Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của Kiểm ngư

1. Cơ quan Kiểm ngư khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các Điều 111, 242, 244, 245, 246, 305 và 311 của Bộ luật hình sự xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Kiểm ngư quản lý thì Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp Điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc Điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

c) Áp dụng biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

2. Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động Điều tra, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc Điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động Điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Khi Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng vắng mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại Khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.

3. Khi được phân công Điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền áp dụng các biện pháp Điều tra quy định tại Khoản 1 Điều này.

4. Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.

Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của các cơ quan thuộc lực lượng An ninh trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra

1. Trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan An ninh Điều tra của Công an nhân dân thì Cục trưởng, Trưởng phòng của các cơ quan an ninh quy định tại Khoản 6 Điều 9 của Luật này quyết định khởi tố vụ án hình sự, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan An ninh Điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

Đội An ninh ở Công an cấp huyện trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh thì tiến hành ngay việc truy bắt người có hành vi phạm tội chạy trốn, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án và báo ngay cho Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh.

2. Cục trưởng, Trưởng phòng quy định tại Khoản 1 Điều này trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động Điều tra, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc Điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động Điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Khi Cục trưởng, Trưởng phòng vắng mặt thì một cấp phó được ủy nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại Khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.

3. Khi được phân công Điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng, Phó Trưởng phòng có quyền áp dụng các biện pháp Điều tra quy định tại Khoản 1 Điều này.

4. Cục trưởng, Phó Cục trưởng; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.

Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của các cơ quan thuộc lực lượng Cảnh sát trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra

1. Trong khi thi hành nhiệm vụ mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra thì Cục trưởng, Giám đốc, Trưởng phòng, Giám thị của các cơ quan Cảnh sát quy định tại Khoản 6 Điều 9 của Luật này quyết định khởi tố vụ án hình sự, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

Trường hợp người phạm tội trốn khỏi nơi giam, Giám thị Trại giam ra quyết định truy nã và tổ chức lực lượng truy bắt người bỏ trốn.

2. Cục trưởng, Giám đốc, Trưởng phòng, Giám thị quy định tại Khoản 1 Điều này trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động Điều tra, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc Điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động Điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Khi Cục trưởng, Giám đốc, Trưởng phòng, Giám thị vắng mặt thì một cấp phó được ủy nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại Khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.

3. Khi được phân công Điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng, Phó Giám đốc, Phó Trưởng phòng, Phó Giám thị có quyền áp dụng các biện pháp Điều tra quy định tại Khoản 1 Điều này.

4. Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Giám thị, Phó Giám thị Trại giam phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.

Điều 39. Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra

1. Giám thị Trại giam trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Điều tra hình sự đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

Trường hợp người phạm tội trốn khỏi nơi giam, Giám thị Trại giam ra quyết định truy nã và tổ chức lực lượng truy bắt người bỏ trốn.

Khi Giám thị Trại giam vắng mặt thì một cấp phó được ủy nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại Khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.

2. Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương khi phát hiện những hành vi phạm tội thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Điều tra trong Quân đội nhân dân, xảy ra trong khu vực đóng quân của đơn vị thì có quyền lập biên bản phạm tội quả tang, lấy lời khai, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội, áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

Khi Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương vắng mặt thì một cấp phó được ủy nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại Khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.

3. Giám thị, Phó Giám thị Trại giam, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.

Chương VI

QUAN HỆ PHÂN CÔNG VÀ PHỐI HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA HÌNH SỰ

Điều 40. Quan hệ giữa các cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra

1. Quan hệ giữa các cơ quan Điều tra, giữa Cơ quan Điều tra với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra, giữa các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra là quan hệ phân công và phối hợp.

2. Cơ quan Điều tra có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra đối với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra phải thực hiện yêu cầu bằng văn bản của Cơ quan Điều tra.

3. Cơ quan Điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ vụ án do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra chuyển giao theo thẩm quyền và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đã chuyển giao hồ sơ vụ án.

4. Đối với sự việc có dấu hiệu phạm tội mà chưa xác định rõ thẩm quyền Điều tra thì Cơ quan Điều tra nào phát hiện trước phải áp dụng ngay các hoạt động Điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này; khi đã xác định được thẩm quyền Điều tra thì chuyển vụ án cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

5. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra sau khi khởi tố vụ án hình sự, áp dụng biện pháp ngăn chặn theo thẩm quyền phải gửi ngay các quyết định đó cho Viện kiểm sát và thông báo cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền biết.

6. Các đơn vị Cảnh sát nhân dân, An ninh nhân dân, Kiểm soát quân sự có trách nhiệm hỗ trợ và thực hiện yêu cầu của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra, Điều tra viên và của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra trong hoạt động Điều tra.

Điều 41. Uỷ thác Điều tra

Khi cần thiết, Cơ quan Điều tra có thể uỷ thác cho Cơ quan Điều tra khác tiến hành một số hoạt động Điều tra. Quyết định uỷ thác phải ghi rõ yêu cầu cụ thể. Cơ quan Điều tra được uỷ thác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ những việc được uỷ thác theo thời hạn mà Cơ quan Điều tra uỷ thác yêu cầu.

Trong trường hợp Cơ quan Điều tra được uỷ thác không thể thực hiện được từng phần hoặc toàn bộ những việc uỷ thác thì phải thông báo ngay bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Cơ quan Điều tra đã uỷ thác biết.

Điều 42. Quan hệ giữa đơn vị Điều tra và đơn vị trinh sát

1. Quan hệ giữa đơn vị Điều tra và đơn vị trinh sát là quan hệ phối hợp, hỗ trợ trong phát hiện, ngăn chặn, Điều tra, xử lý và phòng ngừa tội phạm.

2. Trong quan hệ với đơn vị Điều tra, đơn vị trinh sát có trách nhiệm sau đây:

a) Áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để phát hiện hành vi vi phạm pháp luật và cung cấp thông tin cho đơn vị Điều tra để Điều tra, xử lý;

b) Áp dụng biện pháp nghiệp vụ để hỗ trợ đơn vị Điều tra tiến hành hoạt động điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ, ngăn chặn tội phạm và truy bắt người phạm tội;

c) Áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

d) Phát hiện sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế để kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan có biện pháp khắc phục;

đ) Áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để hạn chế, loại trừ nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật.

3. Trong quan hệ với đơn vị trinh sát, đơn vị điều tra có trách nhiệm sau đây:

a) Cung cấp thông tin về tội phạm và người phạm tội cho đơn vị trinh sát để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều này;

b) Phối hợp với đơn vị trinh sát đánh giá, xác định những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế để kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan có biện pháp khắc phục;

c) Đánh giá nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm, phương thức, thủ đoạn phạm tội trong các vụ án hình sự để trao đổi, phối hợp với đơn vị trinh sát thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện tội phạm.

4. Thủ trưởng Cơ quan Điều tra quyết định việc áp dụng các biện pháp cần thiết trong phối hợp hoạt động giữa đơn vị Điều tra và đơn vị trinh sát trong Điều tra vụ án hình sự. Các biện pháp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này phải được giữ bí mật theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Điều 43. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan Công an, Quân đội các cấp đối với hoạt động Điều tra hình sự

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thủ trưởng cơ quan Công an, Quân đội các cấp có liên quan đến tổ chức, hoạt động Điều tra hình sự có trách nhiệm sau đây:

1. Thực hiện đúng quy định của pháp luật để bảo đảm tính độc lập, khách quan trong quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên và các chức danh khác trong hoạt động Điều tra hình sự;

2. Bảo đảm các Điều kiện cần thiết về nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, kinh phí và Điều kiện cần thiết khác cho hoạt động Điều tra hình sự;

3. Chỉ đạo, tổ chức các lực lượng phối hợp, hỗ trợ cho hoạt động Điều tra hình sự;

4. Tiến hành các hoạt động, biện pháp theo quy định của Luật Công an nhân dân, Luật An ninh quốc gia và pháp luật khác có liên quan để thu thập thông tin, tài liệu cần thiết hỗ trợ cho hoạt động Điều tra hình sự;

5. Tổ chức lực lượng hỗ trợ các cơ quan tiến hành tố tụng trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn, thu thập chứng cứ và bảo vệ các hoạt động tố tụng hình sự;

6. Tiến hành các biện pháp theo quy định của pháp luật để ngăn ngừa các hành vi cản trở, làm sai lệch kết quả Điều tra, xử lý vụ án hình sự.

Điều 44. Trách nhiệm của Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an

1. Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo các tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền.

2. Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo các tài liệu, đồ vật, có liên quan cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền.

3. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện, bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật, có liên quan, lập biên bản bắt người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt lên cơ quan Công an cấp trên trực tiếp hoặc báo ngay cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền.

Chương VII

THỦ TRƯỞNG, PHÓ THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐIỀU TRA, ĐIỀU TRA VIÊN VÀ CÁN BỘ ĐIỀU TRA

Điều 45. Điều tra viên

1. Điều tra viên là người được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ Điều tra hình sự.

2. Điều tra viên gồm có các ngạch sau đây:

a) Điều tra viên sơ cấp;

b) Điều tra viên trung cấp;

c) Điều tra viên cao cấp.

Điều 46. Tiêu chuẩn chung của Điều tra viên

1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

2. Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.

3. Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật này.

4. Đã được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra.

5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Điều 47. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên sơ cấp

Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 của Luật này, là sĩ quan Công an nhân dân tại ngũ, sĩ quan Quân đội nhân dân tại ngũ, cán bộ Viện kiểm sát nhân dân và có đủ các Điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên sơ cấp:

1. Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên;

2. Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng;

3. Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên sơ cấp.

Điều 48. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên trung cấp

1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 của Luật này và có đủ các Điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp:

a) Đã là Điều tra viên sơ cấp ít nhất là 05 năm;

b) Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;

c) Có khả năng hướng dẫn các hoạt động Điều tra của Điều tra viên sơ cấp;

d) Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên trung cấp.

2. Trường hợp do nhu cầu cán bộ của Cơ quan Điều tra, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 của Luật này, các điểm b, c và d Khoản 1 Điều này, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 09 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp.

Điều 49. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên cao cấp

1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 của Luật này và có đủ các Điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp:

a) Đã là Điều tra viên trung cấp ít nhất 05 năm;

b) Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp;

c) Có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm;

d) Có khả năng hướng dẫn các hoạt động Điều tra của Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp;

đ) Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên cao cấp.

2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Cơ quan Điều tra, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 của Luật này, các điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều này, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 14 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp.

Điều 50. Bổ nhiệm Điều tra viên trong trường hợp đặc biệt

Trong trường hợp đặc biệt, người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền Điều động đến công tác tại Cơ quan Điều tra, tuy chưa được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra, chưa đủ thời gian quy định tại điểm a Khoản 1 các Điều 48 và 49 của Luật này, nhưng có đủ các tiêu chuẩn khác được quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 46, Điểm b và Điểm c khoản 1 Điều 48, các điểm b, c và d khoản 1 Điều 49 của Luật này thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên cao cấp.

Điều 51. Nhiệm kỳ của Điều tra viên

Điều tra viên được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm.

Điều 52. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra

1. Thủ trưởng Cơ quan Điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác, quyết định các vấn đề về công tác của Cơ quan điều tra do mình làm Thủ trưởng; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp trên;

b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tổng kết công tác điều tra hình sự của Cơ quan điều tra do mình làm Thủ trưởng và Cơ quan Điều tra cấp dưới;

c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới;

d) Quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra, Điều tra viên, Cán bộ Điều tra trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và Điều tra vụ án hình sự; kiểm tra các hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và Điều tra của Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra và Điều tra viên;

đ) Quyết định thay đổi hoặchủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra và Điều tra viên; quyết định thay đổi Điều tra viên;

e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Cơ quan Điều tra;

g) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Khi Thủ trưởng Cơ quan Điều tra vắng mặt, một Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra được Thủ trưởng ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng. Phó Thủ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng về nhiệm vụ được ủy nhiệm.

2. Khi Điều tra vụ án hình sự, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

3. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.

Điều 53. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên

1. Điều tra viên được tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và các hoạt động Điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan Điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra.

2. Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự khi được phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và Điều tra vụ án hình sự.

3. Điều tra viên có trách nhiệm sau đây:

a) Áp dụng các biện pháp theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và pháp luật khác có liên quan để Điều tra, xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ;

b) Tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra;

c) Từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định;

d) Chấp hành quy định của pháp luật về những việc cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.

4. Điều tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra về hành vi, quyết định của mình.

Điều 54. Những việc Điều tra viên không được làm

1. Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.

2. Tư vấn cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.

3. Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.

4. Đưa hồ sơ, tài liệu vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.

5. Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.

Điều 55. Hội đồng thi tuyển Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên cao cấp

1. Hội đồng thi tuyển Điều tra viên cao cấp, Điều tra viên trung cấp và Điều tra viên sơ cấp trong Công an nhân dân được quy định như sau:

a) Hội đồng thi tuyển Điều tra viên cao cấp trong Công an nhân dân và Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên sơ cấp ở các Cơ quan Điều tra Bộ Công an gồm có Chủ tịch là Thứ trưởng Bộ Công an do Bộ trưởng Bộ Công an chỉ định; các ủy viên là đại diện lãnh đạo Tổng cục Chính trị Công an nhân dân, đại diện lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Cơ quan An ninh Điều tra, Cục Tổ chức Cán bộ và Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp Bộ Công an;

b) Hội đồng thi tuyển Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên sơ cấp ở Cơ quan Điều tra Công an cấp tỉnh và Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện gồm có Chủ tịch là Giám đốc Công an cấp tỉnh; các ủy viên là đại diện lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Cơ quan An ninh Điều tra, Phòng Tổ chức Cán bộ và Phòng Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp hoặc Phòng Tham mưu Công an cấp tỉnh;

c) Danh sách uỷ viên Hội đồng thi tuyển Điều tra viên trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thi tuyển.

2. Hội đồng thi tuyển Điều tra viên trong Quân đội nhân dân gồm có Chủ tịch là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ định; các ủy viên là đại diện lãnh đạo Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, đại diện lãnh đạo Cơ quan Điều tra hình sự, Cơ quan An ninh Điều tra, Cục Cán bộ và Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng.

Danh sách uỷ viên Hội đồng thi tuyển Điều tra viên trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thi tuyển.

3. Hội đồng thi tuyển Điều tra viên ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có Chủ tịch là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ định; các ủy viên là đại diện Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Cơ quan Điều tra và Vụ Tổ chức Cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Danh sách uỷ viên Hội đồng thi tuyển Điều tra viên ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thi tuyển.

4. Hội đồng thi tuyển Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên cao cấp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức thi tuyển Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên cao cấp;

b) Công bố danh sách những người trúng tuyển;

c) Đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm người đã trúng tuyển làm Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên cao cấp.

5. Quy chế làm việc của Hội đồng thi tuyển Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên cao cấp thuộc Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định, thuộc Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.

Điều 56. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Điều tra viên

1. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và cấp, thu hồi Giấy chứng nhận Điều tra viên trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định, trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.

2. Điều tra viên đương nhiên được miễn nhiệm chức danh Điều tra viên khi nghỉ hưu, chuyển công tác khác.

Điều tra viên có thể được miễn nhiệm chức danh Điều tra viên vì lý do sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3. Điều tra viên đương nhiên bị mất chức danh Điều tra viên khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân, tước quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân, buộc thôi việc.

4. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, Điều tra viên có thể bị cách chức chức danh Điều tra viên nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm trong công tác Điều tra vụ án hình sự;

b) Vi phạm quy định tại Điều 14 của Luật này;

c) Bị kỷ luật bằng hình thức cách chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

d) Vi phạm về phẩm chất đạo đức.

Điều 57. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra

1. Điều tra viên cao cấp hoặc Điều tra viên trung cấp có năng lực tổ chức, chỉ đạo hoạt động Điều tra thì có thể được bổ nhiệm làm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra.

2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và cấp, thu hồi Giấy chứng nhận Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định, trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.

Điều 58. Hạn tuổi phục vụ của Điều tra viên

1. Hạn tuổi phục vụ cao nhất của Điều tra viên là sĩ quan trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân thực hiện theo quy định của Luật Công an nhân dân, Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Tuổi nghỉ hưu của Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động.

2. Trường hợp Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân và trong Quân đội nhân dân có nhu cầu, nếu Điều tra viên có đủ phẩm chất, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng không quá 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ, trừ nữ sĩ quan cấp tướng.

Điều 59. Cán bộ điều tra

1. Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan Điều tra được quy định như sau:

a) Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 46 của Luật này có thể được bổ nhiệm làm Cán bộ Điều tra để giúp Điều tra viên thực hiện một số hoạt động Điều tra hình sự;

b) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận Cán bộ điều tra thuộc Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định, thuộc Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định;

c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này.

2. Khi tiến hành điều tra vụ án, Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phân công người thuộc cơ quan, đơn vị làm Cán bộ Điều tra giúp mình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này. Cán bộ Điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này.

3. Cán bộ điều tra chịu trách nhiệm trước Điều tra viên, Thủ trưởng Cơ quan Điều tra, Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Chương VIII

BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN CHO HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA HÌNH SỰ

Điều 60. Chế độ, chính sách đối với người làm công tác Điều tra hình sự

1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ Quân đội nhân dân công tác trong các cơ quan Điều tra được phong, thăng cấp bậc hàm lực lượng vũ trang nhân dân và hưởng chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

2. Cán bộ, công chức công tác tại Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

3. Điều tra viên, Cán bộ điều tra được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ, chính sách, quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.

4. Trong công tác Điều tra hình sự, tập thể, cá nhân có thành tích thì được khen thưởng, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; cá nhân bị tổn hại về danh dự thì được khôi phục, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Điều 61. Bảo đảm biên chế, đào tạo, bồi dưỡng trong công tác Điều tra hình sự

1. Nhà nước bảo đảm biên chế cần thiết cho Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra.

2. Người làm công tác Điều tra hình sự phải được huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Điều 62. Bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ hoạt động Điều tra hình sự

1. Căn cứ yêu cầu công tác Điều tra hình sự, địa bàn hoạt động và Điều kiện kinh tế - xã hội, Nhà nước bảo đảm cơ sở vật chất của Cơ quan Điều tra gồm có đất đai, trụ sở, công trình; trang thiết bị, công cụ hỗ trợ, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, kỹ thuật nghiệp vụ và các Điều kiện vật chất, kỹ thuật khác, nhất là đối với Cơ quan Điều tra đóng ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn trọng yếu về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Việc trang bị, quản lý sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.

2. Trong trường hợp cấp thiết, để ngăn chặn hành động phạm tội, đuổi bắt người phạm tội, cấp cứu người bị nạn, Điều tra viên được huy động, sử dụng phương tiện giao thông, thông tin liên lạc của cơ quan, tổ chức và cá nhân, kể cả những người Điều khiển phương tiện ấy, trừ phương tiện của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và của những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự và phải hoàn trả ngay khi tình huống cấp thiết không còn; trường hợp xảy ra thiệt hại thì Cơ quan Điều tra có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 63. Bảo đảm kinh phí cho hoạt động Điều tra hình sự

Nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động Điều tra hình sự. Việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí cho hoạt động Điều tra hình sự được thực hiện theo Luật ngân sách nhà nước.

Chương IX

TRÁCH NHIỆM CỦA CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG TRONG CÔNG TÁC ĐIỀU TRA HÌNH SỰ

Điều 64. Trách nhiệm quản lý về công tác Điều tra hình sự

1. Chính phủ thống nhất quản lý về công tác điều tra hình sự, có trách nhiệm sau đây:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về Điều tra hình sự;

b) Chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Điều tra hình sự;

c) Chỉ đạo phổ biến, giáo dục pháp luật về Điều tra hình sự;

d) Đình chỉ, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ, bãi bỏ quy định về Điều tra hình sự trái với quy định của Hiến pháp, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật này và pháp luật khác có liên quan;

đ) Quy định chế độ báo cáo về Điều tra hình sự;

e) Hợp tác quốc tế về Điều tra hình sự.

2. Bộ Công an giúp Chính phủ thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 65. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công an

1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về Điều tra hình sự để thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do Bộ Công an phụ trách.

2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Điều tra hình sự.

3. Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về Điều tra hình sự.

4. Đình chỉ, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ những quy định về Điều tra hình sự trái với quy định của Hiến pháp, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự, Luật này và pháp luật khác có liên quan.

5. Chủ trì, phối hợp ban hành các biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về Điều tra hình sự.

6. Quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân; trang bị phương tiện, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ làm công tác Điều tra trong Công an nhân dân; bồi dưỡng, huấn luyện, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra; tổ chức sơ kết, tổng kết, nghiên cứu khoa học về công tác Điều tra hình sự.

7. Quản lý cơ sở dữ liệu về Điều tra hình sự.

8. Thực hiện chế độ báo cáo về công tác Điều tra hình sự theo quy định của Chính phủ.

9. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về Điều tra theo quy định của pháp luật.

Điều 66. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về Điều tra hình sự để thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do Bộ Quốc phòng phụ trách.

2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về Điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân.

3. Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về Điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân.

4. Đình chỉ, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ những quy định về Điều tra hình sự trái với quy định của Hiến pháp, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự, Luật này và pháp luật khác có liên quan.

5. Quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của Cơ quan Điều tra trong Quân đội nhân dân; trang bị phương tiện, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ làm công tác Điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân; tổ chức sơ kết, tổng kết, nghiên cứu khoa học về công tác Điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân.

6. Thực hiện chế độ báo cáo về công tác Điều tra hình sự theo quy định của Chính phủ.

7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về Điều tra hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 67. Trách nhiệm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về Điều tra hình sự để thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách.

2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Điều tra hình sự trong Viện kiểm sát nhân dân.

3. Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về Điều tra hình sự trong Viện kiểm sát nhân dân.

4. Đình chỉ, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ những quy định về Điều tra hình sự trái với quy định của Hiến pháp, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự, Luật này và pháp luật khác có liên quan.

5. Quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; trang bị phương tiện, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ làm công tác Điều tra trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao; tổ chức sơ kết, tổng kết, nghiên cứu khoa học về công tác Điều tra trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

6. Thực hiện chế độ báo cáo về công tác Điều tra hình sự theo quy định của Chính phủ.

7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về Điều tra theo quy định của pháp luật.

Điều 68. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính

1. Chỉ đạo các cơ quan của Hải quan thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này.

2. Trang bị phương tiện; tổ chức việc bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ làm công tác Điều tra hình sự trong các cơ quan của Hải quan; tổ chức sơ kết, tổng kết về công tác Điều tra hình sự trong các cơ quan Hải quan.

3. Thực hiện chế độ báo cáo về công tác Điều tra hình sự theo quy định của Chính phủ.

4. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về Điều tra theo quy định của pháp luật.

Điều 69. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Chỉ đạo các cơ quan Kiểm lâm, Kiểm ngư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này.

2. Trang bị phương tiện; tổ chức việc bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ làm công tác Điều tra hình sự trong các cơ quan Kiểm lâm, Kiểm ngư; tổ chức sơ kết, tổng kết về công tác Điều tra hình sự trong các cơ quan Kiểm lâm, Kiểm ngư.

3. Thực hiện chế độ báo cáo về công tác Điều tra hình sự theo quy định của Chính phủ.

4. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về Điều tra theo quy định của pháp luật.

Điều 70. Trách nhiệm của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các quy định của pháp luật về Điều tra hình sự.

2. Phối hợp với nhau, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong quản lý về Điều tra hình sự.

3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Điều tra hình sự.

Chương X

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 71. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

2. Pháp lệnh tổ chức Điều tra hình sự số 23/2004/PL-UBTVQH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều theo Pháp lệnh số 30/2006/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 09/2009/PL-UBTVQH12 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Điều 72. Quy định chuyển tiếp

1. Quy định về tên gọi tại điểm c và Điểm d khoản 1 Điều 18 của Luật này thay thế tên gọi Cục Cảnh sát kinh tế và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 24 của Luật Công an nhân dân số 73/2014/QH13.

2. Những vụ án đang được các Cơ quan Điều tra giải quyết theo thẩm quyền quy định trong Pháp lệnh tổ chức Điều tra hình sự số 23/2004/PL-UBTVQH11 đã được sửa đổi, bổ sung mốt số Điều theo Pháp lệnh số 30/2006/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 09/2009/PL-UBTVQH12 nhưng đến ngày Luật này có hiệu lực mà chưa kết thúc Điều tra thì tiếp tục Điều tra cho đến khi kết thúc Điều tra vụ án.

3. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực, Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên cao cấp đã được bổ nhiệm theo quy định của Pháp lệnh tổ chức Điều tra hình sự số 23/2004/PL-UBTVQH11 đã được sửa đổi, bổ sung mốt số Điều theo Pháp lệnh số 30/2006/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 09/2009/PL-UBTVQH12 thì tiếp tục giữ chức danh đó cho đến hết nhiệm kỳ.

Điều 73. Quy định chi tiết

Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định chi tiết các Điều, Khoản được giao trong Luật.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2015.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Sinh Hùng

THE NATIONAL ASSEMBLY
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 99/2015/QH13

Hanoi, November 26, 2015

 

LAW

ON ORGANIZATION OF CRIMINAL INVESTIGATION BODIES

Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

The National Assembly promulgates the Law on Organization of Criminal Investigation Bodies.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Law provides the principles for organization of criminal investigations; the organizational apparatus, tasks and powers of investigating bodies; the tasks and powers of agencies assigned to conduct a number of investigating activities; investigators and other job titles in criminal investigation; the division of responsibility for, and coordination and control in, criminal investigation; the assurance of conditions for criminal investigation activities and the responsibilities of related agencies, organizations and individuals.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Investigating bodies and agencies tasked to conduct a number of investigating activities.

2. Heads, deputy heads, investigators, investigating officers of investigating bodies; heads, deputy heads and investigating officers of agencies tasked to conduct a number of investigating activities.

3. Related agencies, organizations and individuals.

Article 3. Principles of organization of criminal investigations

1. Compliance with the Constitution and law.

2. Assurance of the centralized, unified and effective direction and command; the clear and specialized division of responsibilities and decentralization of powers, overlapping avoidance and strict control; the timely, prompt, accurate, objective, comprehensive and adequate investigations, without leaving any crimes unpunished and injustice done to innocent people.

3. Submission of subordinate investigating bodies to the professional guidance and direction of their superior investigating bodies; accountability of individuals to their superiors and law for their acts and decisions.

4. Performance of criminal investigation activities only by competent agencies or persons defined in this Law.

Article 4. System of investigating bodies

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Investigating bodies of the People’s Army.

3. Investigating bodies of the Supreme People’s Procuracy.

Article 5. Investigating bodies of the People’s Public Security

1. The Investigating Security Office of the Ministry of Public Security; the investigating security offices of the Public Security Departments of provinces or centrally run cities (below referred collectively to as the investigating security offices of the provincial-level Public Security Departments).

2. The Investigating Police Office of the Ministry of Public Security; the investigating police offices of the Public Security Departments of provinces or centrally run cities (below referred collectively to as investigating police offices of the provincial-level Public Security Departments); the investigating police offices of the Public Security Sections of rural districts, urban districts, towns, provincial cities, cities of centrally run cities (below referred collectively to as the district-level investigating police offices).

Article 6. Investigating bodies of the People’s Army

1. The Investigating Security Office of the Ministry of National Defense; the investigating security offices of military zones and the equivalent.

2. The Criminal Investigation Office of the Ministry of National Defense; the criminal investigation offices of military zone and the equivalent; the regional criminal investigation offices.

Article 7. Investigating bodies of the Supreme People’s Procuracy

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The investigating office of the Central Military Procuracy.

Article 8. Tasks and powers of investigating bodies

1. To receive and settle denunciations and reports on crimes and to propose the institution of criminal cases.

2. To receive case files transferred by agencies tasked to conduct a number of investigating activities.

3. To investigate crimes, apply every measure prescribed by law to detect and identify crimes and offenders; to compile files and propose the prosecution.

4. To identify causes of, conditions for, commission of crimes and request concerned agencies and organizations to apply remedial and deterrent measures.

Article 9. Agencies tasked to conduct a number of investigating activities

1. The border-guard agencies tasked to conduct a number of investigating activities include the Border-Guard Reconnaissance Department; the Drug and Crime Prevention and Control Department; the Crime and Drug Prevention and Control Task Force; provincial-level Border- Guard Command Posts; Port Border-Gate Guard Command Posts; and Border-Guard Stations.

2. The customs offices tasked to conduct a number of investigating activities include the Anti- Smuggling Investigation Department; the Post-Customs Clearance Inspection Department; provincial, inter-provincial and municipal Customs Departments; and Border-Gate Customs Sub-Departments.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The marine police agencies tasked to conduct a number of investigating activities include the Marine Police Command Post; regional Marine Police Command Posts; the Operation and Law Department; the Drue-Related Crime Prevention and Control Task Force; naval fleets; naval flotillas; and operation teams.

5. The fisheries surveillance offices tasked to conduct a number of investigating activities include the Fisheries Surveillance Department and regional Fisheries Surveillance Sub-Departments.

6. The People’s Public Security offices tasked to conduct a number of investigating activities include the Immigration Department; the Security Operation Departments of the Ministry of Public Security; the Immigration Sections; the Security Operation Sections of the Public Security Departments of provinces or centrally run cities (below referred collectively to as the provincial-level Public Security Departments) and the security teams of the Public Security Sections of rural districts, urban districts, towns, provincial cities, cities of centrally run cities (below referred collectively to as the district-level Public Security Sections); the Traffic Police Department; the Fire Prevention and Fighting, Salvage and Rescue Police Department; the Environment-Related Crime Prevention and Control Department; the Hi-Tech Crime Prevention and Control Department; the Traffic Police Sections; the Fire Prevention and Fighting, Salvage and Rescue Police Sections; the Environment-Related Crime Prevention and Fighting Police Sections; the Hi-Tech Crime Prevention and Control Police Sections; the provincial-level Fire Prevention and Fighting Police Departments; and the detention camps.

7. Other People’s Army offices tasked to conduct a number of investigating activities include detention camps, independent units of regiment and the equivalent.

Article 10. Tasks and powers of agencies tasked to conduct a number of investigating activities

Agencies tasked to conduct a number of investigating activities, when performing tasks in the fields under their management and receipt of denunciations or reports on crimes or detecting criminal acts serious enough for penal liability examination, shall conduct activities of examination, verification and investigation in accordance with the Criminal Procedure Code and this Law.

Article 11. Supervision of the law observance in investigating activities

1. The procuracies shall supervise the law observance in investigating activities with a view to ensuring that the investigating activities of the investigating bodies and agencies tasked to conduct a number of investigating activities comply with the Criminal Procedure Code and this Law; detect in time and request or propose the investigating bodies or agencies tasked to conduct a number of investigating activities to redress law violations in investigating activities.

2. The investigating bodies and the agencies tasked to conduct a number of investigating activities shall comply with requests and decisions of the procuracies in accordance with the Criminal Procedure Code; examine, settle and reply to requests of the procuracies in accordance with law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Agencies, organizations and individuals have the right and duty to detect, denounce and report on criminals, criminal acts, to propose the institution of criminal cases; have the responsibility to implement requests and decisions of, and create conditions for, the investigating bodies, agencies tasked to conduct a number of investigating activities and persons competent to conduct criminal investigation to perform their tasks and exercise their powers in criminal investigation activities.

2. State agencies shall immediately notify the investigating bodies of every criminal act occurring in their offices and the fields under their respective management; have the right to request and transfer relevant documents to the investigating bodies for examination and institution of criminal cases against offenders; comply with the requests of, and create conditions for, the investigating bodies, agencies tasked to conduct a number of investigating activities or persons competent to conduct criminal investigation to perform their investigating tasks.

3. Investigating bodies and agencies tasked to conduct a number of investigating activities shall receive, examine and settle denunciations and reports on crimes, propose the institution of criminal cases; notify the settlement results to agencies, organizations and individuals that have denounced or reported on crimes and apply necessary measures to protect crime denouncers.

Article 13. Supervision by people-elected bodies, organizations and deputies of criminal investigation activities

The National Assembly and its agencies, delegations of National Assembly deputies, National Assembly deputies, People’s Councils, People’s Council deputies, Vietnam Fatherland Front Committees and member organizations of the Front shall supervise investigating activities of the investigating bodies and agencies tasked to conduct a number of investigating activities, persons competent to conduct criminal investigation in accordance with law.

Within the scope of their respective responsibilities, the investigating bodies and agencies tasked to conduct a number of investigating activities shall examine and settle requests and proposals and notify the settlement results to agencies, organizations and individuals that have made such requests or proposals in accordance with law.

Article 14. Prohibited acts

1. Falsifying case files; conducting criminal liability examination against persons who do not commit criminal acts; failing to conduct penal liability examination against persons who commit criminal acts which are subject to criminal liability examination; issuing decisions in contravention of law; forcing other persons to act against the law; disclosing case investigation secrets; illegally intervening into the criminal investigation.

2. Forcing persons to give testimonies, applying corporal punishment and forms of torture or barbarous and inhuman treatment, penalties or humiliation or any acts infringing upon the legitimate rights and interests of agencies, organizations and individuals.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Preventing defense counsels or legal aid providers from making the defense or providing legal aid in accordance with law.

5. Opposing, hindering or organizing, inducing, inciting or forcing others to oppose or hinder criminal investigation activities; infringing upon the lives, health, honor, dignity and property of official-duty performers in criminal investigation.

Chapter II

ORGANIZATIONAL APPARATUS, TASKS AND POWERS OF INVESTIGATING BODIES OF THE PEOPLE’S PUBLIC SECURITY

Section 1. ORGANIZATIONAL APPARATUS, TASKS AND POWERS OF THE INVESTIGATING SECURITY OFFICES

Article 15. Organizational apparatus of the investigating security offices

1. The organizational apparatus of the Investigating Security Office of the Ministry of Public Security is composed of investigating sections, operation sections and its office.

2. The organizational apparatus of an investigating security office of a provincial-level Public Security Department is composed of investigating teams, operation teams and an apparatus assisting the investigating security office.

Article 16. Tasks and powers of the Investigating Security Office of the Ministry of Public Security

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To conduct the criminal investigation into particularly serious or complicated crimes involving more than one province or centrally run city or foreigner, which fall under the investigating jurisdiction of the investigating security offices of the provincial-level Public Security Departments defined in Clause 2, Article 17 of this Law if deeming it necessary to directly conduct the investigation; particularly serious cases falling under the investigating jurisdiction of the investigating security offices of the People’s Public Security, which are abrogated by the Judicial Council of the Supreme People’s Court for re-investigation.

3. To guide and direct the investigating operation and examine the law observance and professional operation in investigating and crime-handling activities of the investigating security offices of the provincial-level Public Security Departments; to guide offices of the People’s Security forces of the People’s Public Security, which are tasked to conduct a number of investigating activities, in doing so.

4. To propose concerned agencies and organizations to apply measures to redress the causes of, and conditions giving rise to, crimes.

5. To organize preliminary and final reviews of receipt and handling of denunciations and reports on crimes and proposal on institution of criminal cases and crime investigation and handling within the ambit of tasks and powers of the Investigating Security Office of the People’s Public Security.

6. To settle complaints and denunciations in accordance with the Criminal Procedure Code.

Article 17. Tasks and powers of the investigating security offices of the provincial-level Public Security Departments

1. To organize anti-criminal on-duty activities, receive denunciations and reports on crimes, and propose the institution of criminal cases; to classify and directly handle denunciations and reports on crimes and propose the institution of criminal cases, which fall under their respective jurisdiction or promptly transfer them to competent bodies for settlement.

2. To conduct criminal investigation into the crimes prescribed in Chapter XIII, Chapter XXVI and the crimes prescribed in Articles 207, 208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305, 309, 337, 338, 347, 348, 349 and 350 of the Penal Code, when those crimes fall under the adjudicating jurisdiction of the people’s courts; to conduct criminal investigation into other crimes infringing upon national security or for assurance of objective investigation as assigned by the Minister of Public Security.

3. To guide the offices of the People’s Security forces of the provincial-level Public Security Departments, which are tasked to conduct a number of investigating activities, in conducting such activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. To organize preliminary and final reviews of the receipt and handling of denunciations and reports on crimes and proposal on the institution of criminal cases, and the crime investigation and handling activities of the People's Security forces of the provincial-level Public Security Departments and report thereon to the head of the Investigating Security Office of the Ministry of Public Security.

6. To settle complaints and denunciations in accordance with the Criminal Procedure Code.

Section 2. ORGANIZATIONAL APPARATUS, TASKS AND POWERS OF THE INVESTIGATING POLICE OFFICES

Article 18. Organizational apparatus of the investigating police offices

1. The organizational apparatus of the Investigating Police Office of the Ministry of Public Security is composed of:

a/ Its office;

b/ The Social Order-Related Crime Investigating Police Department (called Criminal Police Department for short);

c/ The Corruption, Economy and Position-Related Crime Investigating Police Department;

d/ The Drug-Related Crime Investigating Department-

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The organizational apparatus of an investigating police office of a provincial-level Public Security Department is composed of:

a/ Its office;

b/ The Social Order-Related Crime Investigating Police Section (called Criminal Police Section for short);

c/ The Corruption, Economy and Position-Related Crime Investigating Police Section;

d/ The Drug-Related Crime Investigating Section;

dd/ The Police Section for Investigation of Crimes related to Smuggling, Illegal Cross- Border Transportation of Goods, Manufacture and Trading of Counterfeit Goods, Banned Goods and Goods Infringing Upon the Intellectual Property Rights (called the Smuggling-Related Crime Investigating Police Section for short).

3. The organizational apparatus of an investigating police office of a district-level Public Security Section is composed of:

a/ The General Investigation Team;

b/ The Social Order-Related Crime Investigating Police Team (called Criminal Police Team for short);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ The Drug-Related Crime Investigating Police Team.

Based on the crime situation and practical requirements, the Minister of Public Security shall decide to set up from one to four teams in an investigating police office of a district-level Public Security Section as defined in this Clause; and decide to disband, merge or consolidate teams in the investigating police offices of the district-level Public Security Sections.

Article 19. Tasks and powers of the Investigating Police Office of the Ministry of Public Security

1. To organize anti-criminal on-duty activities, receive denunciations and reports on crimes and propose the institution of criminal cases; to classify and handle denunciations and reports on crimes and propose the institution of criminal cases, which fall under its settling jurisdiction or immediately transfer them to competent bodies for settlement.

2. To conduct investigation into criminal cases falling under the investigating jurisdiction of the investigating police offices of the provincial-level Public Security Departments, regarding particularly serious and complicated crimes occurring in many provinces and centrally run cities or trans-national organized crimes, if deeming it necessary to directly conduct the investigation; particularly serious cases falling under the investigating jurisdiction of the investigating police offices, which are abrogated by the Judicial Council of the Supreme People’s Court for re-investigation.

3. To guide and direct the investigating operation and examine the law observance and professional operation in receipt and handling of denunciations and reports on crimes, proposing the institution of criminal cases and crime investigation and handling activities of the investigating police offices of the provincial-level Public Security Departments and district-level Public Security Sections; to guide offices of the People’s Police forces, which are tasked to conduct a number of investigating activities in conducting such activities.

4. To propose concerned agencies and organizations to apply measures to redress the causes of, and conditions giving rise to, crimes.

5. To organize preliminary and final reviews of receipt and handling of denunciations and reports on crimes, proposal on the institution of criminal cases and crime investigation and handling activities falling within the tasks and powers of the investigating police offices of the People’s Public Security.

6. To settle complaints and denunciations in accordance with the Criminal Procedure Code.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To organize anti-criminal on-duty activities, receive denunciations and reports on crimes, and propose the institution of criminal cases; to classify and settle denunciations and reports on crimes and propose the institution of criminal cases, which fall under their respective settling jurisdiction or immediately transfer them to competent bodies for settlement.

2. To conduct criminal investigation into the crimes prescribed in Clause 2, Article 21 of this Law when those crimes fall under the adjudicating jurisdiction of the provincial-level people’s courts or the crimes falling under the investigating jurisdiction of the investigating police offices of the district-level Public Security Sections, which occur in many rural districts, urban districts, towns, provincial cities or cities of centrally run cities, organized crimes or crimes involving foreign elements, if deeming it necessary to directly conduct the investigation.

3. To guide and direct the investigating operation and examine the law observance and operation in receipt and handling of denunciations and reports on crimes, proposing the institution of criminal cases and crime investigation and handling activities of the investigating police offices of the district-level Public Security Sections; to guide the offices of the People’s Police force of provincial-level Public Security Departments, which are tasked to conduct a number of investigating activities, in conducting such activities.

4. To propose concerned agencies or organizations to apply measures to redress the causes of, and conditions giving arise to, crimes.

5. To organize preliminary and final reviews of receipt and handling of denunciations and reports on crimes, proposal on the institution of criminal cases and crime investigation and handling activities within the functions, tasks and powers of the investigating police offices of the provincial-level Public Security Departments and district-level Public Security Sections.

6. To settle complaints and denunciations in accordance with the Criminal Procedure Code.

Article 21. Tasks and powers of the investigating police offices of district- level Public Security Sections

1. To organize anti-criminal on-duty activities, receive denunciations and reports on crimes, propose the institution of criminal cases; to classify and settle denunciations and reports on crimes, propose the institution of criminal cases, which fall under their respective settling jurisdiction or immediately transfer them to competent bodies for settlement.

2. To conduct criminal investigation into the crimes prescribed in Chapters from XIV to XXIV of the Penal Code when those crimes fall under the adjudicating jurisdiction of the district-level people’s courts, excluding crimes under the investigating jurisdiction of the Investigating Office of the Supreme People’s Procuracy and the Investigating Security Office of the People’s Public Security.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. To inspect and guide the public security offices of communes, wards, townships, public security stations in performing the tasks of receiving, examining and preliminarily verifying denunciations and reports on crimes.

5. To organize preliminary and final reviews of receipt and handling of denunciations and reports on crimes, proposal on the institution of criminal cases and crime investigation and handling activities of the investigating police offices of district-level Public Security Sections.

6. To settle complaints and denunciations in accordance with the Criminal Procedure Code.

Chapter III

ORGANIZATIONAL APPARATUS, TASKS AND POWERS OF THE INVESTIGATING BODIES IN THE PEOPLE’S ARMY

Section 1. ORGANIZATIONAL APPARATUS, TASKS AND POWERS OF INVESTIGATING SECURITY OFFICES IN THE PEOPLE’S ARMY

Article 22. Organizational apparatus of the investigating security offices in the People’s Army

1. The organizational apparatus of the Investigating Security Office of the Ministry of National Defense is composed of investigating sections, professional sections and assisting apparatus.

2. The organizational apparatus of a military zone or equivalent-level investigating security office is composed of the investigating board and assisting apparatus.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 23. Tasks and powers of the Investigating Security Office of the Ministry of National Defense

1. To organize anti-criminal on-duty activities, receive denunciations and reports on crimes, and propose the institution of criminal cases; to classify and settle denunciations and reports on crimes, propose the institution of criminal cases, which fall under its settling jurisdiction or immediately transfer them to competent bodies for settlement.

2. To conduct the investigation into criminal cases which fall under the investigating jurisdiction of the military zone or equivalent-level investigating security offices and are particularly serious and complicated and occur in many military zones or equivalent units or involving foreign elements, if deeming it necessary to directly conduct the investigation; particularly serious cases falling under the investigating jurisdiction of the Investigating Security Office of the People’s Army, which are abrogated by the Judicial Council of the Supreme People’s Court for re-investigation.

3. To guide and direct the investigating operation and examine the law observance and

operation in crime investigation and handling activities of military zone or equivalent-level investigating security offices; to guide the Border-Guards, Marine Police forces and other agencies of the People’s Army, which are tasked to conduct a number of investigating activities, in conducting such activities according to their competence.

4. To propose concerned agencies and organizations to apply measures to redress the causes of, and conditions giving rise to, crimes.

5. To organize preliminary and final reviews of receipt and handling of denunciations and reports on crimes, proposal on the institution of criminal cases, and crime investigation and handling activities within the scope of tasks and powers of the investigating security offices in the People’s Army.

6. To settle complaints and denunciations in accordance with the Criminal Procedure Code.

Article 24. Tasks and powers of military zone or equivalent-level investigating security offices

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Military zone or equivalent-level investigating security offices shall investigate criminal cases prescribed in Chapters XIII and XXVI and the crimes prescribed at Articles 207, 208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305, 309, 337, 338, 347, 348, 349 and 350 of the Penal Code, when those crimes fall under the adjudicating jurisdiction of the military courts.

3. To propose concerned agencies and organizations to apply measures to redress the causes of, and conditions giving rise to, crimes.

4. To organize preliminary and final reviews of receipt and handling of denunciations and reports on crimes, proposal on the institution of criminal cases and crime investigation and handling activities of military zone or equivalent-level investigating security offices and report thereon to the head of the Investigating Security Office of the Ministry of National Defense.

5. To settle complaints and denunciations in accordance with the Criminal Procedure Code.

Section 2. ORGANIZATIONAL APPARATUS, TASKS AND POWERS OF CRIMINAL INVESTIGATION BODIES IN THE PEOPLE’S ARMY

Article 25. Organizational apparatus of the criminal investigation bodies in the People’s Army

1. The organizational apparatus of the Criminal Investigation Office of the Ministry of National Defense is composed of its investigation sections, professional sections and assisting apparatus.

2. The organizational apparatus of a military zone or equivalent-level criminal investigation office is composed of its investigation board and assisting apparatus.

3. The organizational apparatus of a regional criminal investigation office is composed of its investigation section and assisting apparatus.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 26. Tasks and powers of the Criminal Investigation Office of the Ministry of National Defense

1. To organize anti-criminal on-duty activities, receive denunciations and reports on crimes, propose the institution of criminal cases; to classify and handle denunciations and reports on crimes and propose the institution of criminal cases falling under its settling jurisdiction or immediately transfer them to competent bodies for settlement.

2. To conduct the investigation into criminal cases which fall under the investigating jurisdiction of the military zone or equivalent-level criminal investigation offices, are particularly serious and complicated, and occur in many military zones or equivalent units or transnational organized crimes, if deeming it necessary to directly conduct the investigations; particularly serious crimes falling under the investigating jurisdiction of the criminal investigation offices in the People’s Army, which are abrogated by the Judicial Council of the Supreme People’s Court for re-investigation.

3. To examine, guide and direct the investigating operation and examine the law observance in the receipt and handling of denunciations and reports on crimes, proposal on institution of criminal cases and crime investigation and handling activities of military zone or equivalent-level criminal investigation offices and regional criminal investigation offices; to guide the Border- Guards, Marine Police forces and other bodies of the People’s Army, which are tasked to conduct a number of investigating activities, in conducting such activities according to their competence.

4. To propose concerned agencies and organizations to apply measures to redress the causes of, and conditions giving rise to, crimes.

5. To organize preliminary and final reviews of the receipt and handling of denunciations and reports on crimes, proposal on institution of criminal cases and crime investigation and handling activities falling within the tasks and powers of the criminal investigation offices in the People’s Army.

6. To settle complaints and denunciations in accordance with the Criminal Procedure Code.

Article 27. Tasks and powers of the military zone or equivalent-level criminal investigation offices

1. To organize anti-criminal on-duty activities, receive denunciations and reports on crimes, propose the institution of criminal cases; to classify and handle denunciations and reports on crimes, propose the institution of criminal cases according to their respective settling jurisdiction or immediately transfer them to competent bodies for settlement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To guide and direct the investigating operation and examine the law observance and operation in receipt and handling of denunciations and reports on crimes, proposal on the institution of criminal cases and crime investigation and handling activities of the regional criminal investigation offices; to guide other bodies of the People’s Army, which are tasked to conduct a number of investigating activities, in conducting such activities according to their competence.

4. To propose concerned agencies and organizations to apply measures to redress the causes of, and conditions giving rise to, crimes.

5. To organize preliminary and final reviews of receipt and handling of denunciations and reports on crimes, proposal on the institution of criminal cases, and crime investigation and handling activities falling under the tasks and powers of military zone or equivalent-level criminal investigation offices.

6. To settle complaints and denunciations in accordance with the Criminal Procedure Code.

Article 28. Tasks and powers of the regional criminal investigation offices

1. To organize anti-criminal on-duty activities, receive and handle denunciations and reports on crimes, propose the institution of criminal cases; to classify and handle denunciations and reports on crimes, propose the institution of criminal cases according to their respective settling jurisdiction or immediately transfer them to competent bodies for settlement.

2. To conduct the investigation into criminal cases prescribed in Chapters from XIV to XXV of the Penal Code when those crimes fall under the adjudicating jurisdiction of the same-level military courts, excluding the crimes falling under the investigating jurisdiction of the Central Military Procuracy and the investigating security offices in the People’s Army.

3. To propose concerned agencies and organizations to apply measures to redress the causes of, and conditions giving rise to, crimes.

4. To organize preliminary and final reviews of the receipt and handling of denunciations and reports on crimes, proposal on the institution of criminal cases and crime investigation and handling activities, which fall under the tasks and powers of the regional criminal investigation offices.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter IV

ORGANIZATIONAL APPARATUS, TASKS AND POWERS OF THE INVESTIGATING OFFICE OF THE SUPREME PEOPLE’S PROCURACY

Article 29. The Investigating Office of the Supreme People’s Procuracy

1. The Investigating Office of the Supreme People’s Procuracy is composed of investigating sections and an assisting apparatus.

2. The Investigating Office of the Central Military Procuracy is composed of the Investigating Board and an assisting apparatus.

Article 30. Tasks and powers of the Investigating Office of the Supreme People’s Procuracy

1. To organize anti-criminal on-duty activities, receive denunciations and reports on crimes, propose the institution of criminal cases; to classify and handle denunciations and reports on crimes, to propose the institution of criminal cases, which fall under its respective settling jurisdiction or immediately transfer them to competent bodies for settlement.

2. To conduct the investigation into crimes infringing upon judicial activities, corruption and position-related crimes prescribed in Chapter XXIII and Chapter XXIV of the Penal Code, which occur in judicial activities, where the offenders are cadres or civil servants of investigating bodies, people’s courts, people’s procuracies, judgment enforcement agencies or persons competent to conduct judicial activities when such crimes fall under the adjudicating jurisdiction of people’s courts.

3. To propose concerned agencies or organizations to apply measures to redress the causes of, and conditions giving rise to, crimes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. To settle complaints and denunciations in accordance with the Criminal Procedure Code.

Article 31. Tasks and powers of the Investigating Office of the Central Military Procuracy

1. To organize anti-criminal on-duty activities, receive denunciations and reports on crimes, propose the institution of criminal cases; to classify and handle denunciations and reports on crimes, to propose the institution of criminal cases, which fall under its settling jurisdiction or transfer them to competent bodies for settlement.

2. To conduct the investigation into criminal cases prescribed in Clause 2, Article 30 of this Law when such crimes fall under the adjudicating jurisdiction of military courts.

3. To propose concerned agencies or organizations to apply measures to redress the causes of, and conditions giving rise to, crimes.

4. To organize preliminary and final reviews of the receipt and handling of denunciations and reports on crimes, proposal on the institution of criminal cases and crime investigation and handling activities, which fall under its tasks and powers.

5. To settle complaints and denunciations in accordance with the Criminal Procedure Code.

Chapter V

TASKS AND POWERS OF AGENCIES TASKED TO CONDUCT A NUMBER OF INVESTIGATING ACTIVITIES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. If Border Guards, when performing tasks in the fields under their management, detect the crimes prescribed in Chapter XIII and Articles 150, 151, 152, 153, 188, 189, 192, 193, 195, 207, 227, 235, 236, 242, 247, 248, 249, 250, 251,252, 253, 254, 255, 256, 303, 304, 305, 306, 309, 330, 337, 338, 346, 347, 348, 349 and 350 of the Penal Code, which occur in land border areas, the coast, islands and sea areas managed by the Border Guards, the persons defined in Clause 2 of this Article have the following tasks and powers:

a/ For flagrant delicto less serious crimes with clear evidences and life stories of offenders, to decide to institute criminal cases, investigate crime scenes, search and take testimonies of offenders, seize, keep in custody and preserve material evidences and documents directly related to the cases, solicit expert examination when necessary, institute proceedings against the accused, apply other investigating measures prescribed by the Criminal Procedure Code, conclude the investigation and transfer the case files to competent procuracies within one month after the issuance of decisions to institute the cases;

b/ For serious, very serious or particularly serious crimes or less serious but complicated crimes, to decide on institution of criminal cases, investigate crime scenes, search, seize, hold in custody and preserve material evidences and documents directly related to the settlement of cases, take testimonies, solicit expert examination when necessary and transfer the case files to competent investigating bodies within 7 days after the issuance of decisions to institute the cases;

c/ To apply deterrent and coercive measures prescribed in the Criminal Procedure Code.

2. The director of the Border-Guard Reconnaissance Department has the powers provided in Clause 1 of this Article with regard to the crimes prescribed in Chapter XIII of the Penal Code.

The director of the Drug and Crime Prevention and Control Department and the head of the Drug and Crime Prevention and Control Task Force have the powers provided in Clause 1 of this Article with regard to the crimes prescribed in Articles 150, 151, 152, 153, 188, 189, 193, 207, 227, 242, 247, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 309, 337, 338, 346, 347, 348, 349 and 350 of the Penal Code.

The commanders of the provincial-level border-guard commands, commanders of port border-gate border-guard offices and heads of border-guard stations have the powers provided in Clause 1 of this Article with regard to the crimes prescribed at Chapter XIII and Articles 150, 151, 152, 153, 188, 189, 193, 207, 227, 242, 247, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 309, 337, 338, 346, 347, 348, 349 and 350 of the Penal Code.

Heads of border-guard stations in remote and deep-lying areas have the powers provided in Clause 1 of this Article. The Government shall prescribe border-guard stations in remote and deep-lying areas.

3. The director of the Border-Guard Reconnaissance Department, director of the Drug and

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

When the director of the Border-Guard Reconnaissance Department, director of the Drug and Crime Prevention and Control Department, head of the Drug and Crime Prevention and Control Task Force, commanders of the provincial-level border-guard commands, commanders of port border-gate border-guard offices and heads of border-guard stations are absent, one of their respective deputies may be authorized to exercise the powers of their heads provided in Clause 2 of this Article and shall take responsibility before their heads and law for the assigned tasks.

4. When assigned to investigate criminal cases, a deputy director of the Border-Guard Reconnaissance Department, deputy director of the Drug and Crime Prevention and Control Department, deputy head of the Drug and Crime Prevention and Control Task Force, deputy commanders of provincial-level border-guard commands, deputy commanders of port border- gate border-guard offices and deputy heads of border-guard stations may apply the investigating measures prescribed in Clause 1 of this Article.

5. The director and deputy director of the Border-Guard Reconnaissance Department, director and deputy director of the Drug and Crime Prevention and Control Department, director and deputy head of the Drug and Crime Prevention and Control Task Force, commanders and deputy commanders of provincial-level border-guard commands, commanders and deputy commanders of port border-gate border-guard offices and heads and deputy heads of border- guard stations shall be held responsible before law for their acts and decisions.

Article 33. Investigating tasks and powers of customs offices

1. If customs offices detect the crimes prescribed at Articles 188, 189 and 190 of the Penal Code when performing their tasks in the fields under their management, the director of the Anti-Smuggling Investigation Department, director of the Post-Custom Clearance Inspection Department, directors of provincial-level and inter-provincial customs departments, heads of border-gate customs sub-departments have the following tasks and powers:

a/ For flagrant delicto less serious crimes with clear evidences and life stories of offenders, to decide to institute criminal cases, take testimonies, seize, hold in custody and preserve material evidences and documents directly related to the cases, search bodies and places where goods are kept in areas under the customs control, to solicit expert examination when necessary, institute proceedings against the accused, take other investigating measures prescribed in the Criminal Procedure Code, conclude investigations and transfer case files to competent procuracies within one month after the issuance of decisions to institute the cases;

b/ For serious, very serious or particularly serious crimes or less serious but complicated crimes, to decide to institute criminal cases, take testimonies, seize, hold in custody and preserve material evidences and documents directly related to the cases, search bodies and places where goods are kept in areas under the customs control, transfer the case files to competent investigating bodies within 7 days after the issuance of decisions to institute the cases.

2. The director of the Anti-Smuggling Investigation Department, director of the Post- Custom Clearance Inspection Department, directors of provincial-level and inter-provincial customs departments, heads of border-gate customs sub-departments shall directly organize and direct investigating activities, decide to appoint or replace their respective deputies in the investigation into criminal cases, inspect investigating activities, decide to replace or cancel groundless and illegal decisions of their deputies, and settle complaints and denunciations in accordance with the Criminal Procedure Code.

When the director of the Anti-Smuggling Investigation Department, director of the Post- Custom Clearance Inspection Department, directors of provincial-level and inter-provincial customs departments, heads of border-gate customs sub-departments are absent, one of their deputies may be authorized to exercise their powers provided in this Clause and take responsibility before their heads and law for their assigned tasks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The director and deputy directors of the Anti-Smuggling Investigation Department, director and deputy directors of the Post-Custom Clearance Inspection Department, directors and deputy directors of provincial-level and inter-provincial customs departments, heads and deputy heads of border-gate customs sub-departments shall be held responsible before law for their acts and decisions.

Article 34. Investigating tasks and powers of forest protection offices

1. If forest protection offices detect the crimes prescribed in Articles 232, 243, 244, 245, 313 and 345 of the Penal Code when performing their tasks in the fields under their management, the director of the Forest Protection Department, directors of regional forest protection sub-departments, directors of forest protection sub-departments, heads of district-level forest protection sections have the following tasks and powers:

a/ For flagrant delicto less serious crimes with clear evidences and life stories of offenders, to decide to institute the cases, investigate crime scenes, conduct search, take testimonies, seize, hold in custody and preserve material evidences and documents directly related to the cases, to solicit expert examination when necessary, to institute proceedings against the accused, apply other investigating measures prescribed in the Criminal Procedure Code, conclude investigations and transfer the case files to competent procuracies within one month after the issuance of decisions to institute the cases;

b/ For serious, very serious or particularly serious crimes or less serious but complicated crimes, to decide to institute the cases, investigate crime scenes, conduct searches, take testimonies, seize, hold in custody and preserve material evidences and documents directly related to the cases, to transfer case files to competent investigating bodies within 7 days after the issuance of decisions to institute the cases.

2. The director of the Forest Protection Department, directors of regional forest protection sub-departments, directors of forest protection sub-departments, heads of district-level forest protection sections shall directly organize and direct investigating activities, decide to appoint or replace their respective deputies in the investigation into criminal cases, inspect investigating activities, decide to replace or cancel groundless and illegal decisions of their deputies, settle complaints and denunciations in accordance with the Criminal Procedure Code.

When the director of the Forest Protection Department, directors of regional forest protection sub-departments, directors of forest protection sub-departments, heads of district-level forest protection sections are absent, one of their respective deputies may be authorized to exercise their powers provided in this Clause and take responsibility before their heads and law for the assigned tasks.

3. When assigned to investigate criminal cases, a deputy director of the Forest Protection Department, deputy directors of regional forest protection sub-departments, deputy directors of forest protection sub-departments, deputy heads of district-level forest protection sections may apply the investigating measures prescribed in Clause 1 of this Article.

4. The director and deputy directors of the Forest Protection Department, directors and deputy directors of regional forest protection sub-departments, directors and deputy directors of forest protection sub-departments, heads and deputy heads of district-level forest protection sections shall be held responsible before law for their acts and decisions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. If marine police units, when performing tasks in the fields under their respective management, detect the crimes prescribed in Chapter XIII and Articles 188, 189, 227, 235, 236, 237, 242, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 272, 273, 282, 284, 303, 304, 305, 309, 311, 346, 347 and 348 of the Penal Code, which occur in the sea areas and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam managed by the Marine Police, the persons specified in Clause 2 of this Article have the following tasks and powers:

a/ For flagrant delicto less serious crimes with clear evidences and life stories of offenders, to decide to institute the criminal cases, investigate crime scenes, conduct searches, take testimonies, seize, hold in custody and preserve material evidences and documents directly related to the cases, solicit expert examination when necessary, institute proceedings against the accused, apply other investigating measures prescribed in the Criminal Procedure Code, conclude investigations and transfer case files to competent procuracies within one month after the issuance of decisions to institute the cases;

b/ For serious, very serious or particularly serious crimes or less serious but complicate crimes, to decide to institute criminal cases, investigate crime scenes, conduct searches, seize, hold in custody and preserve material evidences and documents directly related to the settlement, take testimonies, solicit expert examination when necessary, and transfer case files to competent investigating bodies within 7 days after the issuance of decisions to institute the cases;

c/ To apply deterrent and coercive measures prescribed in the Criminal Procedure Code.

2. The Marine Police Commander, regional marine police commanders, director of the Operation and Law Department, fleet commanders, flotilla commanders and marine police operation team leaders have the powers provided in Clause 1 of this Article.

The head of the Drug-Related Crime Prevention and Control Task Force has the powers provided in Clause 1 of this Article with regard to the crimes prescribed in Articles 249, 250, 251, 252, 253 and 254 of the Penal Code.

3. The Marine Police Commander, regional marine police commanders, director of the Operation and Law Department, head of the Drug-Related Crime Prevention and Control Task Force, fleet commanders, flotilla commanders and marine police operation team leaders shall directly organize and direct investigating activities according to their competence, decide to appoint or replace their respective deputies in the investigation into criminal cases, inspect investigating activities, decide to alter or cancel groundless and illegal decisions of their deputies, settle complaints and denunciations in accordance with the Criminal Procedure Code.

When the Marine Police Commander, regional marine police commanders, director of the Operation and Law Department, head of the Drug-Related Crime Prevention and Control Task Force, fleet commanders, flotilla commanders and marine police operation team leaders are absent, one of their respective deputies may be authorized to exercise the powers of their commanders or leaders provided in this Clause and shall take responsibility before their commanders or leaders and law for the assigned tasks.

4. When assigned to investigate criminal cases, Marine Police Deputy Commanders, regional marine police deputy commanders, deputy directors of the Operation and Law Department, deputy heads of the Drug-Related Crime Prevention and Control Task Force, fleet deputy commanders, flotilla deputy commanders and marine police operation team deputy leaders may apply the investigating measures defined at Clause 1 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 36. Investigating tasks and powers of the Fisheries Surveillance

1. If fisheries surveillance offices, when performing their tasks in the fields under their management, detect the crimes prescribed in Articles 111, 242, 244, 245, 246, 305 and 311 of the Penal Code, which occur in the sea areas and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam managed by the Fisheries Surveillance, the director of the Fisheries Surveillance Department and directors of regional fisheries surveillance sub-departments have the following tasks and powers:

a/ For flagrant delicto less serious crimes with clear evidences and life stories of offenders, to decide to institute criminal cases, investigate crime scene, conduct searches, take testimonies, seize, hold in custody and preserve material evidences and documents directly related to the cases, solicit expert examination when necessary, institute proceedings against the accused, apply other investigating measures prescribed in the Criminal Procedure Code, conclude investigations and transfer case files to competent procuracies within one month after the issuance of decisions to institute the cases;

b/ For serious, very serious or particularly serious crimes or less serious but complicated crimes, to decide to institute criminal cases, investigate crime scenes, conduct searches, take testimonies, seize, hold in custody and preserve material evidences and documents directly related to the cases, transfer the case files to competent investigating bodies within 7 days after the issuance of decisions to institute the cases;

c/ To apply deterrent and coercive measures in accordance with the Criminal Procedure Code.

2. The director of the Fisheries Surveillance Department and directors of regional fisheries surveillance sub-departments shall directly organize and direct investigating activities, decide to appoint or replace their respective deputies in the investigation into criminal cases, inspect investigating activities, decide to alter or cancel groundless and illegal decisions of their deputies, settle complaints and denunciations in accordance with the Criminal Procedure Code.

When the director of the Fisheries Surveillance Department and directors of regional fisheries surveillance sub-departments are absent, one of their deputies may be authorized to exercise the powers of their heads provided in this Clause and take responsibility before their heads and law for the assigned tasks.

3. When assigned to investigate criminal cases, deputy directors of the Fisheries Surveillance Department and deputy directors of regional fisheries surveillance sub-departments may apply investigating measures prescribed in Clause 1 of this Article.

4. The director and deputy directors of the Fisheries Surveillance Department and directors and deputy directors of regional fisheries surveillance sub-departments shall be held responsible before law for their acts and decisions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. If detecting signs of crimes under the investigating jurisdiction of the investigating security offices of the People’s Public Security while performing their tasks, the department directors and section heads of the security offices defined in Clause 6, Article 9 of this Law shall decide to institute criminal cases, take testimonies, investigate crime scenes, conduct searches, seize, hold in custody and preserve the material evidences and documents directly related to the cases, transfer the case files to competent investigating security offices within 7 days after the issuance of decisions to institute the cases.

Security teams of district-level public security sections detecting signs of crimes under the investigating jurisdiction of the investigating security offices of provincial-level Public Security Departments while performing their tasks shall immediately arrest run-away offenders, take testimonies, seize, hold in custody and preserve material evidences and documents directly related to the cases and promptly report them to the investigating security offices of provincial- level Public Security Departments.

2. The department directors and section heads defined in Clause 1 of this Article shall directly organize and direct investigating activities, decide to appoint or replace their respective deputies in the investigation into criminal cases, inspect investigating activities, decide to alter or cancel groundless and illegal decisions of their deputies, settle complaints and denunciations in accordance with the Criminal Procedure Code.

When department directors and section heads are absent, one of their deputies may be authorized to exercise the powers defined in this Clause and take responsibility before them and law for the assigned tasks.

3. When assigned to investigate criminal cases, department deputy directors and section deputy heads may apply the investigating measures prescribed in Clause 1 of this Article.

4. Department directors and deputy directors, section heads and deputy section heads shall be held responsible before law for their acts and decisions.

Article 38. Investigating tasks and powers of bodies of the police force in the People’s Public Security which are tasked to conduct a number of investigating activities

1. If detecting signs of crimes under the investigating jurisdiction of the investigating police offices while performing their tasks, department directors, directors, section heads and prison superintendents of the police offices defined at Clause 6, Article 9 of this Law shall decide to institute criminal cases, take testimonies, investigate crime scenes, conduct searches, seize, hold in custody and preserve material evidences and documents directly related to the cases, and transfer the case files to competent investigating police offices within 7 days after the issuance of decisions to institute the cases.

Where offenders escape from prisons, prison superintendents shall issue decisions to arrest and organize forces to arrest escapers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

When department directors, directors, section heads or prison superintendents are absent, one of their respective deputies may be authorized to exercise the powers provided in this Clause and take responsibility before them and law for the assigned tasks.

3. When assigned to investigate criminal cases, department deputy directors, deputy directors, section deputy heads and prison deputy superintendents may apply the investigating measures prescribed in Clause 1 of this Article.

4. Department directors and deputy directors, directors and deputy directors, section heads and deputy heads, prison superintendents and deputy superintendents shall be held responsible before law for their acts and decisions.

Article 39. Investigating tasks and powers of other bodies in the People’s Army which are tasked to conduct a number of investigating activities

1. If prison superintendents, while performing their tasks, detect signs of crimes which fall under the investigating jurisdiction of the criminal investigation bodies and are serious enough for penal liability examination, they shall decide to institute criminal cases, investigate crime scenes, take testimonies, conduct searches, seize, hold in custody and preserve material evidences and documents directly related to the cases, transfer the case files to competent investigating bodies within 7 days after the issuance of decisions to institute the cases.

If offenders escape from prisons, prison superintendents shall issue decisions to arrest and organize forces to arrest escapers.

When prison superintendents are absent, one of their deputies may be authorized to exercise the powers provided in this Clause and take responsibility before them and law for the assigned tasks.

2. Heads of independent units at the regiment and equivalent level, when detecting criminal acts which fall under the investigating jurisdiction of the investigating bodies in the People’s Army and occur in areas where their units are stationed, may make written records on flagrant delicto crimes, take testimonies, conduct searches, seize, hold in custody and preserve material evidences and documents related to criminal acts, apply deterrent measures in accordance with the Criminal Procedure Code, and transfer the case file to competent investigating bodies within 7 days after the issuance of decisions to institute the cases.

When heads of independent units at the regiment or equivalent level are absent, one of their deputies may be authorized to exercise the powers provided in this Clause and take responsibility before them and law for the assigned tasks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter VI

RELATIONS OF RESPONSIBILITY DIVISION AND COORDINATION IN CRIMINAL INVESTIGATION ACTIVITIES

Article 40. Relations between the investigating bodies and agencies tasked to conduct a number of investigating activities

1. The relations among the investigating bodies, between the investigating bodies and agencies tasked to conduct a number of investigating activities and among the agencies tasked to conduct a number of investigating activities are relations of responsibility division and coordination.

2. The investigating bodies shall guide and direct the investigating operation of the agencies tasked to conduct a number of investigating activities. The agencies tasked to conduct a number of investigating activities shall comply with written requests of the investigating bodies.

3. The investigating bodies shall receive case files transferred by the agencies tasked to conduct a number of investigating activities according to their competence and notify handling results to the agencies that have transferred the case files.

4. For matters showing criminal signs while the investigating jurisdiction is not yet clearly defined, the investigating body that detects them first shall immediately conduct investigating activities in accordance with the Criminal Procedure Code and this Law; when the investigating jurisdiction is defined, the case files shall be transferred to the competent investigating bodies in accordance with the Criminal Procedure Code.

5. The agencies tasked to conduct a number of investigating activities, after decide to institute criminal cases and apply deterrent measures according to their competence, shall immediately send their decisions to procuracies and notify them to competent investigating bodies.

6. The People’s Police, People’s Security and Military Surveillance units shall support and comply with requests of heads or deputy heads of investigating bodies, investigators and heads and deputy heads of the agencies tasked to conduct a number of investigating activities in their investigating activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

When necessary, an investigating body may mandate investigation to another investigating body. A mandate decision must clearly state specific requirements. The entrusted investigating bodies shall fully perform the mandated tasks within the time limits set by the mandating investigating bodies.

If the entrusted investigating bodies cannot partially or wholly perform the mandated tasks, they shall immediately notify such in writing to the mandating investigating bodies, clearly stating the reason.

Article 42. Relations between investigating units and reconnaissance units

1. Relations between investigating units and reconnaissance units are the relations of coordination and support in detecting, stopping, investigating, handling and preventing crimes.

2. In their relations with investigating units, reconnaissance units have the following responsibilities:

a/ To apply necessary measures prescribed by law to detect law violations and provide information to investigating units for investigation and handling;

b/ To apply professional measures to support investigating units in conducting investigating activities, collecting documents and evidences, stopping crimes and arresting offenders;

c/ To apply necessary measures to ward off law violations and crimes according to their assigned functions, tasks and powers;

d/ To detect loopholes and shortcomings in the state management, social management and economic management so as to request concerned agencies and organizations to apply remedies;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. In their relations with reconnaissance units, investigating units have the following responsibilities:

a/ To provide information on crimes and offenders to reconnaissance units so as to perform the functions and tasks prescribed in Clause 2 of this Article;

b/ To coordinate with reconnaissance units in assessing and identifying the loopholes and shortcomings in the state management, social management and economic management so as to request concerned agencies or organizations to apply remedies;

c/ To assess causes of, and conditions giving rise to, crimes, modes and tricks in committing crimes in criminal cases for exchange of ideas and coordination with reconnaissance units in the crime prevention and detection.

4. Heads of investigating bodies shall decide to apply necessary measures in operational coordination between investigating units and reconnaissance units in investigating criminal cases. The measures prescribed in Clauses 2 and 3 of this Article must be kept secret in accordance with the law on protection of state secrets.

Article 43. Responsibilities of heads of public security and army offices at different levels for criminal investigation activities

Within the ambit of their respective tasks and powers, heads of public security and army offices at different levels involved in criminal investigation organization and activities have the following responsibilities:

1. To strictly comply with law in order to ensure the independence and objectiveness in procedural decisions and acts of investigators and other job titles in criminal investigation activities;

2. To provide necessary conditions regarding human resources, physical and technical foundations, equipment, funds and other necessary conditions for criminal investigation activities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. To conduct activities and apply measures prescribed by the Law on People’s Public Security, Law on National Security and other relevant laws for collection of necessary information and documents in support of criminal investigation activities;

5. To organize forces to support procedure-conducting agencies in the application of deterrent measures, collection of evidences and protection of criminal procedure activities;

6. To apply measures prescribed by law in order to prevent acts obstructing, or falsifying results of, the investigation and handling of criminal cases.

Article 44. Responsibilities of public security offices of communes, wards or townships and public security stations

1. Commune public security offices shall receive denunciations and reports on crimes, make records of receipt, take initial testimonies and immediately transfer crime denunciations and reports, enclosed with relevant documents and objects, to competent investigating bodies.

2. Ward or township public security offices, public security stations shall receive denunciations and reports on crimes, make records of receipt, proceed with examination and preliminary verification and immediately transfer crime denunciations and reports, enclosed with relevant documents and objects, to competent investigating bodies.

3. In case commune, ward or township public security offices, public security stations detect, arrest or receive offenders caught red-handed or wanted persons, they shall seize, hold in custody weapons and dangerous instruments and protect relevant documents and objects, make records of arrest, take initial testimonies, protect crime scenes in accordance with law; immediately escort arrested persons to immediate superior public security offices or promptly report thereon to competent investigating bodies.

Chapter VII

HEADS AND DEPUTY HEADS OF INVESTIGATING BODIES, INVESTIGATORS AND INVESTIGATING OFFICERS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Investigators are persons appointed to perform the criminal investigation task.

2. Investigators are divided into the following grades:

a/ Primary investigators;

b/ Intermediate investigators;

c/ Senior investigators.

Article 46. General criteria of an investigator

1. Being a Vietnamese citizen and loyal to the Fatherland and the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, possessing good ethical quality, being righteous and honest, having a firm political stuff and spirit of resolutely defending the socialist legislation.

2. Possessing a security university, police university, law bachelor or higher degree.

3. Having worked in a law-related field in accordance with this Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Being physically fit for the performance of assigned tasks.

Article 47. Criteria for appointment of primary investigators

A person who satisfies the criteria prescribed in Article 46 of this Law, is an active-service officer of the People’s Public Security or People’s Army or a people’s procuracy and fully meets the following conditions can be appointed as a primary investigator:

1. Having worked in a law-related field for 4 years or more;

2. Being capable of investigating cases involving less serious or serious crimes;

3. Having passed recruitment examinations for the grade of primary investigators.

Article 48. Criteria for appointment of intermediate investigators

1. A person who fully satisfies the criteria prescribed in Article 46 of this Law and the following conditions can be appointed as an intermediate investigator:

a / Having worked as a primary investigator for at least 5 years;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Being able to guide investigating activities of primary investigators;

d/ Having passed the examination for the grade of intermediate investigators.

2. To meet the personnel demand of investigating bodies, persons who fully meet the criteria prescribed in Article 46 of this Law, Points b, c and d, Clause 1 of this Article, and have worked in law-related fields for at least 9 years may be appointed as intermediate investigators.

Article 49. Criteria for appointment of senior investigators

1. A person who fully satisfies the criteria prescribed in Article 46 of this Law and fully meet the following conditions can be appointed as a senior investigator:

a/ Having worked as an intermediate investigator for at least 5 years;

b/ Being capable of investigating cases involving very serious, particularly serious or complicated crimes;

c/ Being capable of studying, synthesizing and proposing measures to prevent and control crimes;

d/ Being able to guide investigating activities of primary investigators and intermediate investigators;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To meet the personnel demand of investigating bodies, persons who fully satisfy the criteria prescribed in Article 46 of this Law, Points b, c, d and dd, Clause 1 of this Article, and have worked in law-related fields for at least 14 years may be appointed as senior investigators.

Article 50. Appointment of investigators in special cases

In special cases, persons who are transferred by competent agencies or organizations to work in investigating bodies and fully satisfy the criteria prescribed in Clauses 1, 2 and 5 of Article 46; Points b and c, Clause 1 of Article 48; and Points b, c and d, Clause 1, Article 49 of this Law though having not yet been professionally trained in investigation and having not yet worked for the period prescribed at Point a, Clause 1, Articles 48 and 49 of this Law may be appointed as intermediate or senior investigators.

Article 51. Term of office of investigators

The term of office of an investigator appointed for the first time is 5 years; in case of reappointment or grade promotion, his/her term of office is 10 years.

Article 52. Tasks, powers and responsibilities of heads and deputy heads of investigating bodies

1. Heads of investigating bodies have the following tasks and powers:

a/ To direct, administer and inspect the performance of tasks and implementation of working plans, decide on matters related to activities of their investigating bodies; to take responsibility for, and report on, his/her work performance to heads of superior investigating bodies;

b/ To direct and organize final reviews of criminal investigation activities of their investigating bodies and of subordinate investigating bodies;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ To decide on assigning their deputy heads, investigators and investigating officers to settle denunciations and reports on crimes, propose the institution of criminal cases and investigate criminal cases; to inspect the settlement of denunciations and reports on crimes, proposal on the institution of criminal cases and investigation by their deputies and investigators;

dd/  To decide on change or cancellation of groundless and illegal decisions of their deputies and investigators; to decide on change of investigators;

e/ To settle complaints and denunciations falling under the jurisdiction of their investigating bodies;

g/ To perform other tasks and powers provided by law.

When they are absent, one of their deputies may be authorized to perform their tasks and exercise their powers and take responsibility before them for the authorized tasks.

2. When investigating criminal cases, heads and deputy heads of investigating bodies shall perform the tasks and exercise the powers provided by the Criminal Procedure Code.

3. Heads and deputy heads of investigating bodies shall be held responsible before law for their acts and decisions.

Article 53. Tasks, powers and responsibilities of investigators

1. Investigators may conduct examining and verifying activities and investigating activities under the jurisdiction of their investigating bodies as assigned by heads or deputy heads of their investigating bodies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Investigators have the following responsibilities:

a/ To apply measures prescribed by the Criminal Procedure Code and other relevant laws in order to investigate and find the truth of cases in an objective, comprehensive and adequate manner;

b/ To abide by law and submit to personal direction by heads or deputy heads of investigating bodies;

c/ To refuse conducting procedure or get changed in the cases prescribed by the Criminal Procedure Code;

d/ To abide by the regulations on things not to be done by cadres, civil servants or officers and soldiers of the people’s armed forces.

4. Investigators shall be held responsible before law and heads and deputy heads of their investigating bodies for their acts and decisions.

Article 54. Things not to be done by investigators

1. Things prescribed by law not to be done by cadres, civil servants or officers and soldiers of the people’s armed forces.

2. Provision of consultancy to arrestees, persons held in custody, the accused, defendants, involved parties or other procedure participants, thereby making the settlement of cases or matters unlawful.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Bringing case files or documents out of their offices not for the assigned tasks or without approval of competent persons.

5. Reception of the accused, defendants, involved parties or other procedure participants involved in cases or matters under their settling jurisdiction outside prescribed places.

Article 55. Examination councils for selection of primary investigators, intermediate investigators, senior investigators

1. Examination councils for selection of senior investigators, intermediate investigators and primary investigators in the People’s Public Security are provided as follows:

a/ The examination council for selection of senior investigators in the People’s Public Security and intermediate investigators and primary investigators in the investigating bodies of the Ministry of Public Security is composed of its chairperson being a Deputy Minister of Public Security as appointed by the Minister of Public Security, and members being representatives of the leaderships of the Political General Department of the Public Security Force, the Investigating Police Office, the Investigating Security Office, the Organization and Personnel Department, the Legal Affairs, Administrative and Judicial Reform Department of the Ministry of Public Security;

b/ An examination council for selection of intermediate investigators and primary investigators in the investigating offices of the provincial-level public security departments and the investigating police offices of district-level public security sections is composed of its chairperson being the director of the provincial-level public security department and members being representatives of the leaderships of the investigating police office, the investigating security office, the organization and personnel section and the legal affairs, administrative and judicial reform section or the staff section of the provincial-level public security department;

c/ Lists of members of examination councils for selection of investigators in the People’s Public Security shall be decided by the Minister of Public Security at the request of the examination council chairpersons.

2. The examination council for selection of investigators in the People’s Army is composed of its chairperson being a Deputy Minister of National Defense appointed by the Minister of National Defense and its members being representatives of the leaderships of the Political General Department of the Vietnam People’s Army, the Criminal Investigation Office, the Investigating Security Office, the Personnel Department and the Legal Department of the Ministry of National Defense.

The list of members of the examination council for selection of investigators in the People’s Army shall be decided by the Minister of National Defense at the request of the examination council chairperson.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The list of members of the examination council for selection of investigators in the Supreme People’s Procuracy shall be decided by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy at the request of the examination council chairperson.

4. Examination councils for selection of primary investigators, intermediate investigators or senior investigators have the following tasks and powers:

a/ To organize examinations for selection of primary investigators, intermediate investigators or senior investigators;

b/ To announce lists of persons who pass examinations;

c/ To request competent authorities to appoint persons who pass examinations as primary investigators, intermediate investigators or senior investigators.

5. Working regulations of examination councils for selection of primary investigators, intermediate investigators and senior investigators of the People’s Public Security shall be prescribed by the Minister of Public Security, of the People’s Army by the Minister of National Defense, and of the Supreme People’s Procuracy by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.

Article 56. Appointment, relief from office and dismissal of investigators

1. The appointment, relief from office and dismissal of, and the grant and revocation of investigator certificates to, investigators in the People’s Public Security shall be prescribed by the Minister of Public Security, in the People’s Army by the Minister of National Defense, and in the Supreme People’s Procuracy by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.

2. Investigators shall automatically be relieved from the title of investigator when they retire or are transferred to other jobs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Investigators shall automatically be stripped off the title of investigator when they are convicted under legally effective court judgments or are subject to the disciplining form of stripping off the People’s Public Security title or People’s Army officer rank or forced resignation.

4. Depending on the nature and severity of their violations, investigators may be stripped off the title of investigator if their violations fall into one of the following cases:

a/ Being committed in the investigation into criminal cases;

b/ Being in violation of the provisions of Article 14 of this Law;

c/ Being subject to the disciplining form of dismissal in accordance with the law on cadres and civil servants;

d / Being in violation of the regulations on ethical quality.

Article 57. Appointment, relief from office and dismissal of heads and deputy heads of investigating bodies

1. Senior investigators or intermediate investigators who are capable of organizing and directing investigating activities may be appointed as heads or deputy heads of investigating bodies.

2. The appointment, relief from office and dismissal of, and grant and revocation of certificates to, heads and deputy heads of investigating bodies in the People’s Public Security shall be prescribed by the Minister of Public Security, in the People’s Army by the Minister of National Defense, in the Supreme People’s Procuracy by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The highest service age of investigators who are officers in the People’s Public Security or the People’s Army must comply with the Law on People’ Public Security or Law on Officers of the Vietnam People’s Army. The retirement age of investigators of the Supreme People’s Procuracy must comply with the Labor Code.

2. Where it is so demanded by the investigating bodies of the People’s Public Security or People’s Army, investigators who possess good qualities, professional qualifications and skills and are physically fit and willing may serve beyond the retirement age prescribed by the Minister of Public Security or Minister of National Defense but not beyond 60 years for men and 55 years old for women, except for female officers of the general rank.

Article 59. Investigating officers

1. Investigating officers of the investigating bodies are prescribed as follows:

a/ Persons who fully satisfy the criteria prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 5, Article 46 of this Law may be appointed as investigating officers to assist investigators in conducting a number of criminal investigation activities;

b/ The appointment and relief from office of, and grant and revocation of certificates to, investigating officers in the People’s Public Security shall be prescribed by the Minister of Public Security, in the People’s Army by the Minister of National Defense, and in the Supreme People’s Procuracy by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy;

c/ They shall perform the tasks and exercise the powers prescribed by the Criminal Procedure Code and this Law.

2. When investigating cases, heads of the agencies tasked to conduct a number of investigating activities shall assign persons in their agencies or units to work as investigating officers to assist them in performing the investigating tasks and exercising the investigating powers prescribed by the Criminal Procedure Code and this Law. Investigating officers shall perform the tasks and exercise the powers prescribed by the Criminal Procedure Code and this Law.

3. Investigating officers take responsibility before investigators, heads of investigating bodies, heads of agencies tasked to conduct a number of investigating activities and law for the performance of their tasks and exercise of their powers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PROVISION OF CONDITIONS FOR CRIMINAL INVESTIGATION ACTIVITIES

Article 60. Regimes and policies for persons engaged in criminal investigation

1. Officers, non-commissioned officers and soldiers of the People’s Public Security; officers, non-commissioned officers, professional armymen and soldiers of the People’s Army who work in the investigating bodies shall be conferred or promoted to ranks of the people’s armed forces and enjoy the preferential regimes and policies provided by law.

2. Cadres and civil servants working in the Investigating Office of the Supreme People’s Procuracy enjoy the preferential regimes and policies provided by law.

3. Investigators and investigating officers enjoy salaries, allowances and other regimes, policies and benefits provided by law.

4. In criminal investigation, collectives and individuals that record achievements shall be commended and rewarded or may receive compensations for material losses they have suffered; individuals whose honor is offended may have their honor restored and whose lives are lost or health is damaged are entitled to the regimes and policies provided by law.

Article 61. Assurance of state payrolls, training and fostering in criminal investigation

1. The State ensures necessary payrolls for the investigating bodies and agencies tasked to conduct a number of investigating activities.

2. Persons conducting criminal investigation must be trained and retrained in professional skills and law to meet their assigned tasks and powers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Based on criminal investigation requirements, operation areas and socio-economic conditions, the State assures physical foundations for the investigating bodies, including land, working offices, equipment, facilities, supporting tools, transport, communications and technical means and other physical and technical conditions, particularly for those located in remote, deep-lying, mountainous or island areas, regions facing exceptional socio-economic difficulties, strategic areas for national security, social order and safety.

The equipping and management of use of weapons and supporting tools must comply with the law on management and use of weapons and supporting tools.

2. In case of emergency, in order to stop criminal acts, pursue criminals or rescue victims, investigators may mobilize and use transport and communications means of agencies, organizations and individuals, including operators of such means, except for means of foreign diplomatic missions and consulates, representative offices of international organizations and persons entitled to the diplomatic or consular privileges and immunities, and shall immediately return them when emergency circumstances no longer exist; in case of damage, the investigating bodies shall pay compensations in accordance with law.

Article 63. Provision of funds for criminal investigation activities

The State assures funds for criminal investigation activities. The estimation, use and settlement of funds for criminal investigation activities must comply with the State Budget Law.

Chapter IX

RESPONSIBILITIES OF THE GOVERNMENT, MINISTRIES, SECTORS AND PROVINCIAL-LEVEL PEOPLE’S COMMITTEES IN CRIMINAL INVESTIGATION ACTIVITIES

Article 64. Responsibility for management of criminal investigation activities

1. The Government performs the unified management of criminal investigation activities, having the following responsibilities:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To direct the implementation of legal documents on criminal investigation;

c/ To direct the dissemination and education of law on criminal investigation;

d/ To suspend or abrogate according to its competence or propose competent authorities to suspend or abrogate the regulations on criminal investigation which are contrary to the Constitution, Criminal Procedure Code, this Law and other relevant laws;

dd/ To prescribe the criminal investigation reporting regime;

e/ To enter into international cooperation on criminal investigation.

2. The Ministry of Public Security shall assist the Government in performing the responsibilities prescribed in Clause 1 of this Article.

Article 65. Responsibility of the Minister of Public Security

1. To promulgate according to his/her competence or submit to competent bodies for promulgation legal documents on criminal investigation in order to perform the function of managing sectors and domains under management of the Ministry of Public Security.

2. To direct and organize the implementation of legal documents on criminal investigation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. To suspend or abrogate according to his/her competence or propose competent authorities to abrogate the regulations on criminal investigations which are contrary to the Constitution, Criminal Procedure Code, Penal Code, this Law and other relevant laws.

5. To assume the prime responsibility for, and coordinate with other agencies in, promulgating forms, papers and books on criminal investigation.

6. To manage the organizational system, payrolls and operation of the investigating bodies of the People’s Public Security; to furnish means for, to train, foster and drill cadres engaged in, investigation in the People’s Public Security; to train and professionally guide cadres and civil servants of the agencies tasked to conduct a number of investigating activities; to organize preliminary and final reviews of, and scientific research, into criminal investigation.

7. To manage the database on criminal investigation.

8. To observe the regime of reporting on criminal investigation activities as prescribed by the Government.

9. To examine, inspect and settle complaints and denunciations and handle violations of the regulations on investigation in accordance with law.

Article 66. Responsibilities of the Minister of National Defense

1. To promulgate according to his/her competence or submit to competent bodies for promulgation legal documents on criminal investigation in order to perform the function of managing sectors and domains under management of the Ministry of National Defense.

2. To direct and organize the implementation of legal documents on criminal investigation in the People’s Army.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. To suspend or abrogate according to his/her competence or propose competent bodies to abrogate the regulations on criminal investigation which are contrary to the Constitution, Criminal Procedure Code, Penal Code, this Law and other relevant laws.

5. To manage the organizational system, payroll and operation of the investigating bodies in the People’s Army; to equip means for, train, foster and drill cadres engaged in criminal investigation activities in the People’s Army; to organize preliminary and final reviews of, and scientific research into, criminal investigation in the People’s Army.

6. To observe the regime of reporting on criminal investigation activities as prescribed by the Government.

7. To examine, inspect, settle complaints and denunciations, and to handle violations of the regulations on criminal investigation in accordance with law.

Article 67. Responsibilities of the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy

1. To promulgate according to his/her competence or submit to competent bodies for promulgation legal documents on criminal investigation in order to perform the function of managing sectors and domains under management of the Supreme People’s Procuracy.

2. To direct and organize the implementation of legal documents on criminal investigation in people’s procuracies.

3. To organize the dissemination and education of the law on criminal investigation in people’s procuracies.

4. To suspend or abrogate according to his/her competence or propose competent authorities to abrogate the regulations on criminal investigation which are contrary to the Constitution, Criminal Procedure Code, Penal Code, this Law and other relevant laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. To observe the regime of reporting on criminal investigation activities as prescribed by the Government.

7. To examine, inspect, settle complaints and denunciations, and handle violations of the regulations on investigation in accordance with law.

Article 68. Responsibilities of the Minister of Finance

1. To direct customs offices to perform the tasks and exercise the powers prescribed by the Criminal Procedure Code and this Law.

2. To equip means for, to organize the fostering and training of, cadres engaged in criminal investigation in customs offices, to organize preliminary and final reviews of criminal investigation activities in customs offices.

3. To observe the regime of reporting on criminal investigation activities as prescribed by the Government.

4. To examine, inspect, settle complaints and denunciations and handle violations of the regulations on investigation in accordance with law.

Article 69. Responsibilities of the Minister of Agriculture and Rural Development

1. To direct forest protection and fisheries surveillance offices to perform the tasks and exercise the powers prescribed by the Criminal Procedure Code and this Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To observe the regime of reporting on criminal investigation activities as prescribed by the Government.

4. To examine, inspect and settle complaints and denunciations and handle violations of the regulations on investigation in accordance with law.

Article 70. Responsibilities of ministries, sectors, provincial-level People’s Committees

1. To direct and guide agencies, organizations and individuals under their respective management to comply with the law on criminal investigation.

2. To coordinate with one another and coordinate with the Ministry of Public Security, Ministry of National Defense, Ministry of Finance, Ministry of Agriculture and Rural Development and Supreme People’s Procuracy in managing criminal investigation.

3. To organize the dissemination and education of the law on criminal investigation.

Chapter X

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 71. Effect

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Ordinance No. 23/2004/PL-UBTVQH11 on criminal investigation organizations, which was amended and supplemented by Ordinance No. 30/2006/PL-UBTVQH11 and Ordinance No. 09/2009/PL-UBTVQH12, ceases to be effective on the effective date of this Law.

Article 72. Transitional provisions

1. The names specified at Points c and dd, Clause 1, Article 18 of this Law replace the names of the Economic Police Department and the Corruption-Related Crime Investigation Police Department specified at Point d, Clause 1, Article 24 of Law No. 73/2014/QH13 on the People’s Public Security.

2. Investigations into the cases currently settled by the investigating bodies according to their competence prescribed in Ordinance No. 23/2004/PL-UBTVQH11 on criminal investigation organizations, which was amended and supplemented by Ordinance No. 30/2006/PL-UBTVQH11 and Ordinance No. 09/2009/PL-UBTVQH12, which remain uncompleted by the effective date of this Law may continue until completion.

3. From the effective date of this Law, primary investigators, intermediate investigators and senior investigators who have been appointed under Ordinance No. 23/2004/PL-UBTVQH11 on criminal investigation organizations, which was amended and supplemented by Ordinance No. 30/2006/PL-UBTNQH11 and Ordinance No. 09/2009/PL-UBTVQH12, may continue holding their titles until the end of their terms of office.

Article 73. Detailed provisions

The Government and the Supreme People’s Procuracy shall detail the articles and clauses of this Law as assigned to them.

This Law was passed on November 26, 2015, by the XIIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 10th session.-

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY




Nguyen Sinh Hung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


281.756

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.130.96
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!