Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH bảo hiểm xã hội bắt buộc

Số hiệu: 06/2021/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Bá Hoan
Ngày ban hành: 07/07/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc

Đây là nội dung tại Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH ngày 07/7/2021 sửa đổi, bổ sung Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Theo đó, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như:

- Thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động;

- Tiền thưởng sáng kiến;

- Tiền ăn giữa ca;

- Hỗ trợ xăng xe;

- Hỗ trợ điện thoại;

- Hỗ trợ đi lại;

- Hỗ trợ tiền nhà ở;

- Hỗ trợ tiền giữ trẻ;

- Hỗ trợ nuôi con nhỏ.

- Hỗ trợ khi NLĐ có thân nhân bị chết;

- Hỗ trợ khi NLĐ có người thân kết hôn;

- Hỗ trợ sinh nhật của NLĐ;

- Trợ cấp cho NLĐ có hoàn cảnh khó khăn khi gặp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020.

Cụ thể, tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020 quy định:

Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/9/2021.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2021/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2021

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 59/2015/TT-BLĐTBXH NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 2015 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động;

Căn cứ Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;

Căn cứ Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Bổ sung vào cuối khoản 1 Điều 2 như sau:

“Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đồng thời là người giao kết hợp đồng lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội thì tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.”

2. Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 6 như sau:

“b) Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề. Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng được tính theo công thức dưới đây nhưng tối đa bằng mức trợ cấp ốm đau một tháng:

Mức hưởng
chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày của những ngày lẻ không trọn
tháng

=

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

x

Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%)

x

Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

24 ngày

Trong đó:

- Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại điểm a khoản này.

- Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Ví dụ 9: Bà N đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bị ốm đau phải nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày từ ngày 29/5/2021 đến ngày 25/8/2021. Giả sử tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tháng 4/2021 của bà N là 8.000.000 đồng, toàn bộ thời gian chế độ ốm đau của bà N được tính bằng 75%.

- Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của bà N là 2 tháng (từ ngày 29/5 đến ngày 28/7/2021).

- Số ngày lẻ không trọn tháng của bà N là 28 ngày (từ ngày 29/7 đến ngày 25/8/2021).

- Mức hưởng chế độ ốm đau một tháng của bà N là: 8.000.000 đồng x 75% = 6.000.000 đồng.

- Mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng (28 ngày) của bà N được tính như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau của 28 ngày lẻ không trọn tháng

=

8.000.000 đồng

x

75 (%)

x

28 ngày

24 ngày

= 7.000.000 đồng

Do mức hưởng chế độ ốm đau của 28 ngày lẻ không trọn tháng tính theo công thức nêu trên là 7.000.000 đồng cao hơn mức hưởng chế độ ốm đau một tháng (6.000.000 đồng) nên mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng của bà N được hưởng bằng mức hưởng một tháng là 6.000.000 đồng.

Như vậy, mức hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày từ ngày 29/5/2021 đến ngày 25/8/2021 của bà N là: 6.000.000 đồng x 02 tháng + 6.000.000 đồng = 18.000.000 đồng.”

3. Bổ sung vào cuối khoản 3 Điều 6 như sau:

“Người lao động thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (bao gồm cả trường hợp nghỉ việc không hưởng tiền lương) thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Trường hợp các tháng liền kề tiếp theo người lao động vẫn tiếp tục bị ốm và phải nghỉ việc thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.”

4. Bổ sung khoản 1a sau khoản 1 Điều 7 như sau:

“1a. Thời gian được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa trong một năm được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật Bảo hiểm xã hội. Việc xác định thời gian tối đa được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm được căn cứ theo lần nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau cuối cùng trước khi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe (ốm đau thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày hoặc ốm đau do phải phẫu thuật hoặc ốm đau khác).”

5. Bổ sung điểm c và điểm d vào khoản 2 Điều 9 như sau:

“c) Trường hợp người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người cha đủ điều kiện quy định tại điểm a khoản này thì người cha được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con theo Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội.

d) Việc xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh con đối với người lao động nam, người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.”

6. Sửa đổi khổ thứ nhất khoản 3 Điều 10 như sau:

“3. Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có con bị chết hoặc chết lưu thì thời gian hưởng, trợ cấp thai sản khi sinh con và trợ cấp một lần khi sinh con được tính theo số con được sinh ra, bao gồm cả con bị chết hoặc chết lưu.”

7. Bổ sung khoản 4 và khoản 5 vào Điều 10 như sau:

“4. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội, trường hợp nghỉ nhiều lần thì thời gian bắt đầu nghỉ việc của lần cuối cùng vẫn phải trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con và tổng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không quá thời gian quy định.

5. Khi tính thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, khoản 2 Điều 34 và Điều 37 của Luật Bảo hiểm xã hội đối với trường hợp người lao động đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động thì thời gian trùng với thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương không được tính hưởng chế độ; thời gian nghỉ việc ngoài thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương được tính hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, khoản 2 Điều 34 và Điều 37 của Luật Bảo hiểm xã hội.”

8. Bổ sung vào cuối khoản 1 Điều 13 như sau:

“Khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc theo quy định tại khoản 1 Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội là khoảng thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn được hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe của người lao động chưa phục hồi.

Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định tại Điều 40 của Luật Bảo hiểm xã hội thì không giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con.”

9. Bổ sung khoản 3 và khoản 4 vào Điều 13 như sau:

“3. Đối với lao động nữ trong một năm vừa nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33 của Luật Bảo hiểm xã hội; vừa nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm đối với mỗi trường hợp không quá thời gian tối đa quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội.

4. Trường hợp người lao động không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.”

10. Sửa đổi Điều 14 như sau:

“Điều 14. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ thai sản

1. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản thực hiện theo quy định tại Điều 101, Điều 102, Điều 103 của Luật Bảo hiểm xã hộiĐiều 5 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.

2. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình số bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.”

11. Sửa đổi khoản 2 Điều 15 như sau:

“2. Việc xác định thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 để làm căn cứ xét điều kiện giải quyết chế độ hưu trí được thực hiện như sau:

a) Đối với người lao động đang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc đang làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021:

a1) Thời gian người lao động phải nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động do bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp (được người sử dụng lao động nơi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trả đủ tiền lương và đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội) thì được tính.

a2) Thời gian người lao động được cử làm việc, đi học, hợp tác lao động mà không làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 thì không được tính.

a3) Thời gian người lao động đóng một lần cho thời gian còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất để hưởng lương hưu thì không được tính.

b) Khi xác định thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên đối với giai đoạn trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để làm căn cứ xét điều kiện giải quyết chế độ hưu trí thì căn cứ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của liên Bộ Nội vụ, Lao động- Thương binh và Xã hội, Tài chính và Ủy ban dân tộc (sau đây được viết là Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT). Đối với địa bàn mà Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT không quy định hoặc quy định hệ số phụ cấp khu vực thấp hơn 0,7 nhưng thực tế người lao động đã có thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên theo quy định tại các văn bản quy định về phụ cấp khu vực trước đây thì căn cứ quy định tại các văn bản đó để xác định thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên làm căn cứ xét điều kiện giải quyết chế độ hưu trí.

Đối với người lao động có thời gian công tác tại các chiến trường B, C trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 và chiến trường K trước ngày 31 tháng 8 năm 1989 thì thời gian này được tính là thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 để làm căn cứ xét điều kiện giải quyết chế độ hưu trí.”

12. Bổ sung điểm c vào khoản 3 Điều 15 như sau:

“c) Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đã nghỉ việc và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ trước ngày 01 tháng 01 năm 2016; từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi nếu có nguyện vọng và đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu thì được giải quyết hưởng lương hưu theo khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động năm 2019.

Trường hợp tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trường hợp tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không còn thuộc diện là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn) thì việc giải quyết chế độ hưu trí thực hiện theo khoản 1, khoản 4 Điều 54 và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội được sửa đổi, bổ sung tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động năm 2019.”

13. Bổ sung khoản 5 vào Điều 15 như sau:

“5. Người lao động quy định tại điểm đ, e khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội bị tước quân tịch hoặc tước danh hiệu công an nhân dân thì điều kiện hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 54 và khoản 1 Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội được sửa đổi, bổ sung tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động năm 2019 và hướng dẫn tại Thông tư này.”

14. Sửa đổi Điều 16 như sau:

“Điều 16. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động của người lao động được thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động năm 2019.

2. Việc xác định mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu quy định tại khoản 3 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu (sau đây viết tắt là Nghị định số 135/2020/NĐ-CP), trong đó căn cứ vào thời điểm nghỉ hưu trước tuổi của người lao động để xác định mốc tuổi theo tuổi nghỉ hưu đã được quy định tại khoản 2 Điều 4 và khoản 2 Điều 5 của Nghị định số 135/2020/NĐ-CP.

15. Sửa đổi khoản 1 Điều 17 như sau:

“1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 16 của Thông tư này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Ví dụ 24: Bà A 53 tuổi, làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, có 26 năm 04 tháng đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/6/2016. Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà A được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 26 là 11 năm, tính thêm: 11 x 3% = 33%;

- 04 tháng được tính là 1/2 năm, tính thêm: 0,5 x 3% = 1,5%

- Tổng các tỷ lệ trên là: 45% + 33% + 1,5% = 79,5% (chỉ tính tối đa bằng 75%);

- Bà A nghỉ hưu trước tuổi 55 theo quy định là 2 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm: 2 x 2% = 4%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A là 75% - 4% = 71%. Ngoài ra, do bà A có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng 75% (cao hơn 25 năm) nên còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là: 1,5 năm x 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

a) Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi có thời gian lẻ dưới 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, thời gian lẻ từ 6 tháng trở lên thì tính mức giảm là 1%.

b) Mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP.

Ví dụ 25: Bà K làm việc trong điều kiện lao động bình thường bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu tháng 4/2021 khi đủ 50 tuổi 5 tháng, có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28 là 13 năm, tính thêm: 13 x 2% = 26%;

- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 26% = 71%;

- Tại thời điểm nghỉ hưu bà K 50 tuổi 5 tháng (thời gian nghỉ hưu trước tuổi 55 tuổi 4 tháng là 4 năm 11 tháng) nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 9% (4 x 2%+ 1% = 9%);

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà K sẽ là 71% - 9% = 62%.

Ví dụ 26: Ông Q sinh ngày 14/01/1967, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/11/2021 với thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 34 năm, trong đó có 15 năm làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; bị suy giảm khả năng lao động 61%. Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông Q được tính như sau:

- 19 năm đầu được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 20 đến năm thứ 34 là 15 năm, tính thêm: 15 x 2% = 30%;

- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 30% = 75%;

- Tại thời điểm nghỉ hưu, ông Q 54 tuổi 9 tháng 17 ngày, thời gian nghỉ hưu trước tuổi (55 tuổi 3 tháng) là dưới 6 tháng nên không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông Q là 75%.”

16. Bổ sung khoản 3 và khoản 4 vào Điều 17 như sau:

“3. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn mà có từ đủ 20 năm trở lên đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không theo đối tượng người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn khi nghỉ hưu có mức lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng lương hưu thì được áp dụng quy định mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở.

4. Việc xác định số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu bằng 45% được căn cứ vào thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động.”

17. Sửa đổi khoản 5 Điều 18 như sau:

“5. Thời điểm hưởng lương hưu đối với trường hợp không còn hồ sơ gốc quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 của Nghị định số 89/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là thời điểm ghi trong văn bản giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.”

18. Sửa đổi khổ cuối khoản 1 Điều 20 như sau:

“Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương đã được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội.”

19. Bổ sung khoản 3a sau khoản 3 Điều 20 như sau:

“3a. Khi tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của thời gian này được chuyển đổi theo chế độ tiền lương tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí, tử tuất. Riêng đối với người lao động có thời gian làm việc trong các doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 nêu trên được chuyển đổi theo tiền lương quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.”

20. Sửa đổi khoản 4 Điều 20 như sau:

"4. Lương hưu của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề có hoặc không có phụ cấp thâm niên nghề rồi mới nghỉ hưu, được thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 9 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Đối với trường hợp trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ những năm cuối để làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của những năm cuối trước khi nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề cao nhất (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí để làm cơ sở tính lương hưu.

b) Đối với trường hợp trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ những năm cuối để làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và khoản 1 Điều này.

c) Đối với trường hợp trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của những năm cuối để tính lương hưu vừa có thời gian đóng có phụ cấp thâm niên nghề, vừa có thời gian đóng không có phụ cấp thâm niên nghề thì tính theo quy định tại điểm b khoản này. Trường hợp trong quá trình đóng bảo hiểm xã hội có khoảng thời gian đóng bao gồm phụ cấp thâm niên nghề liền kề cao hơn tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của những năm cuối thì được lấy tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề liền kề tương ứng với số năm quy định tại khoản 1 Điều này (được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí) để tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ 40: Ông P, nguyên là Giảng viên cao cấp, bắt đầu tham gia công tác từ trước năm 1995, có thời gian làm công việc có phụ cấp thâm niên nghề, có thời gian làm công việc không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề. Ông P nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/4/2021, có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 36 năm 6 tháng, trong đó có 32 năm được tính thâm niên nghề. Ông P có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội một số năm cuối trước khi nghỉ hưu như sau:

- Từ tháng 4/2011 đến tháng 8/2011 = 5 tháng, hệ số lương là 6,2, không có phụ cấp thâm niên;

- Từ tháng 9/2011 đến tháng 3/2012 = 7 tháng, hệ số lương là 6,2, phụ cấp thâm niên nghề là 26%;

- Từ tháng 4/2012 đến tháng 3/2013 = 12 tháng, hệ số lương là 6,2, phụ cấp thâm niên nghề là 27%;

- Từ tháng 4/2013 đến tháng 3/2014 = 12 tháng, hệ số lương là 6,2, phụ cấp thâm niên nghề là 28%;

- Từ tháng 4/2014 đến tháng 3/2015 = 12 tháng, hệ số lương là 6,56, phụ cấp thâm niên nghề là 29%;

- Từ tháng 4/2015 đến tháng 3/2016 = 12 tháng, hệ số lương là 6,56, phụ cấp thâm niên nghề là 30%;

- Từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2019 = 36 tháng, hệ số lương là 6,92, không có phụ cấp thâm niên;

- Từ tháng 4/2019 đến tháng 3/2020 = 12 tháng, hệ số lương là 7,28, phụ cấp thâm niên nghề là 31 %;

- Từ tháng 4/2020 đến tháng 3/2021 = 12 tháng, hệ số lương là 7,28, phụ cấp thâm niên nghề là 32%;

Trường hợp ông P mức lương hưu tính theo mức bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu (từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2021) thấp hơn so với mức lương hưu tính theo mức bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm liền kề có hưởng phụ cấp thâm niên (từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2016). Do vậy, mức bình quân tiền lương tháng để tính lương hưu của ông P được tính theo mức bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2016.”

21. Bổ sung khoản 6 vào Điều 20 như sau:

“6. Đối với người lao động có thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội nhưng thời gian đó người lao động không được hưởng tiền lương (được trả thù lao bằng công điểm hoặc lương thực như giáo viên mầm non, chủ nhiệm hợp tác xã có quy mô toàn xã,..) thì chỉ tính thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng chế độ (tỷ lệ hưởng lương hưu,...); mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không bao gồm thời gian được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội nhưng không được hưởng tiền lương.”

22. Bổ sung sau khổ thứ nhất khoản 2 Điều 21 như sau:

“Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Thông tư này.”

23. Bổ sung cuối khoản 1 Điều 25 như sau:

“Thời điểm xem xét tuổi đối với thân nhân của người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật Bảo hiểm xã hội là kết thúc ngày cuối cùng của tháng người lao động chết.

Khi giải quyết chế độ tử tuất nếu hồ sơ của thân nhân người lao động không xác định được ngày, tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để tính tuổi làm cơ sở giải quyết chế độ tử tuất.

Việc xác định mức thu nhập của thân nhân người lao động để làm căn cứ giải quyết trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật Bảo hiểm xã hội được xác định tại tháng người lao động chết. Thân nhân đã được giải quyết hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo đúng quy định mà sau đó có thu nhập cao hơn mức lương cơ sở thì vẫn hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.”

24. Bổ sung Điều 27a sau Điều 27 như sau:

“Điều 27a. Lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần

1. Khi xác định tuổi của con để làm căn cứ giải quyết chế độ tử tuất trong trường hợp thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần thì con dưới 6 tuổi được tính đến hết tháng liền kề trước tháng sinh của năm đủ 6 tuổi.

2. Các trường hợp đã được giải quyết trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hằng tháng theo đúng quy định của pháp luật thì không được trả lại trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hằng tháng đã nhận để giải quyết hưởng lại trợ cấp tuất hằng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần.”

25. Bổ sung Điều 27b sau Điều 27 như sau:

“Điều 27b. Chế độ tử tuất đối với người đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội đồng thời là người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.

Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội đồng thời là người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi chết thì thân nhân của người lao động được lựa chọn giải quyết chế độ tử tuất với mức hưởng cao hơn theo đối tượng đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng chết hoặc theo đối tượng người đang tham gia bảo hiểm xã hội, đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chết.”

26. Sửa đổi khoản 2 và khoản 3 Điều 30 như sau:

“2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH).

3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.”.

27. Bổ sung vào điểm a khoản 2 Điều 31 như sau:

“Đối với người lao động có thời gian công tác tại chiến trường B đồng thời địa danh đó cũng được quy định phụ cấp khu vực tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT thì được tính hương phụ cấp khu vực theo mức cao hơn.”

28. Bổ sung điểm c vào khoản 2 Điều 35 như sau:

“c) Đối với người lao động trước khi đi hợp tác lao động đang hưởng tiền lương do Nhà nước quy định mà có số năm cuối để tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bao gồm cả thời gian đi làm việc ở nước ngoài thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của thời gian đi làm việc ở nước ngoài được lấy theo tiền lương tại thời điểm trước khi đi nước ngoài để làm cơ sở tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Đối với những người là lao động xã hội được tính thời gian đi hợp tác lao động để tính hưởng chế độ hưu trí, tử tuất quy định tại khoản 5 Điều 23 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của thời gian đi hợp tác lao động làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng hai lần mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng bảo hiểm xã hội.”

29. Bổ sung khoản 3 vào Điều 38 như sau:

“3. Đối với người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng mà được tính cộng nối thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đối với người chờ hưởng lương hưu và trước ngày 01 tháng 01 năm 1998 đối với người chờ hưởng trợ cấp hằng tháng để tính hưởng bảo hiểm xã hội thì tỷ lệ hưởng lương hưu hoặc tỷ lệ hưởng trợ cấp hằng tháng vẫn được tính theo chính sách tại thời điểm người lao động nghỉ chờ.”

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2021

2. Bãi bỏ khoản 1 Điều 15; các khoản 1, 2 Điều 18 của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để kịp thời nghiên cứu, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị-xã hội;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ; Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; Cổng thông tin điện tử Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp);
- Lưu: VT, PC, BHXH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Bá Hoan

MINISTRY OF LABOR - WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 06/2021/TT-BLDTBXH

Hanoi, July 07, 2021

 

CIRCULAR

AMENDMENT TO CIRCULAR NO. 59/2015/TT-BLDTBXH DATED DECEMBER 29, 2015 OF MINISTER OF LABOR - WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS ELABORATING TO LAW ON SOCIAL INSURANCE ON COMPULSORY SOCIAL INSURANCE

Pursuant to Law on Social Insurance dated November 20, 2014;

Pursuant to Resolution No. 93/2015/QH13 dated June 22, 2015 of the National Assembly on implementing lump-sum social insurance payment for workers;

Pursuant to Decree 115/2015/ND-CP dated November 11, 2015 of the Government on elaborating to Law on Social Insurance on compulsory social insurance;

Pursuant to Decree No. 135/2020/ND-CP dated November 18, 2020 of Government on retirement age;

Pursuant to Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017 of the Government administers functions, tasks, powers, and organizational structure of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs;

At request of Director General of the Department of Social Insurance;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Amendment to Circular No. 59/2015/TT-BLDTBXH dated December 29, 2015 of Minister of Labor - War Invalids and Social Affairs elaborating to Law On Social Insurance on compulsory social insurance

1. Add the following to Clause 1 Article 2 as follows:

 “Part-time workers in communes, wards and towns who are also individuals concluding employment contracts under Point a and Point b Clause 1 Article 2 of Law on Social Insurance shall participate in compulsory social insurance under eligibility under Point a and Point b Clause 1 Article 2 of Law on Social Insurance.”

2. Amend Point b Clause 2 Article 6 as follows:

b) A month of sick leave is calculated from the initial date of sick leave to its preceding date in the following month. In case of incomplete months of sick leave, sickness benefits of the remaining days of sick leave months shall be calculated using the following formula but not exceeding the sickness benefits of one month:

Sickness benefits for illnesses that required prolonged treatment in incomplete months

=

Salary contribution to social insurance of the month preceding the month of leave

x

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

x

Number of leave days under sick benefits

24 days

In which:

- Percentage of sick benefits conforms to Point a of this Clause.

- Number of leave days under sick benefits include holidays, Tet holidays and weekly leaves.

Example 9: Ms. N who is participating in compulsory social insurance must take leave due to contracting illnesses that require prolonged treatment from May 29, 2021 to August 25, 2021. Assuming monthly salary that serves as the basis for paying social insurance of April 2021 of Ms. N is VND 8,000,000, the entire sick period of Ms. N shall be 75%.

- Number of months of sick leave of Ms. N is 2 months (from May 29 to July 28, 2021).

- Number of days in an incomplete month of Ms. N is 28 days (from July 29 to August 25, 2021).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Sick benefit of days in incomplete months (28 days) of Ms. N is calculated as follows:

Sick benefit of 28 days in the incomplete month

=

VND 8,000,000

x

75 (%)

x

28 days

24 days

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Since sick benefits of 28 days calculated using formula above (VND 7,000,000) and higher than sick benefits of one month (VND 6,000,000), sick benefit of days in the incomplete month of Ms. N shall equal sick benefit of one month which is VND 6,000,000.

Thus, sick benefits for illnesses requiring prolonged treatment from May 29, 2021 to August 25, 2021 of Ms. N: VND 6,000,000 x 2 months + VND 6,000,000 = VND 18,000,000.”

3. Add the following to Clause 3 Article 6 as follows:

 “Workers who contribute social insurance to sickness and maternity fund, are subject to sicknesses or accidents and unable to work or must take leave to take care of children under 7 years of age who are sick with leave period of 14 days or more in the month (including cases of unpaid leave) shall receive sick benefits calculated based on salaries contributed to social insurance of the month preceding the month of leave. In case workers remain sick and must take leave in subsequent months, sick benefits shall be calculated based on salaries serving as the basis for social insurance of the month preceding the month of leave.”

4. Insert Clause 1a after Clause 1 Article 7 as follows:

 “1a. Maximum time of rest and recovery in a year shall conform to Clause 2 Article 29 of law on Social Insurance. Determination of maximum time for rest and recovery in a year shall be based on the latest sick leave prior to taking rest and recovery (illnesses requiring prolonged treatment or illnesses as a result of surgery or other illnesses).”

5. Add Point c and Point d to Clause 2 Article 9 as follows:

 “c) In case the mother participates in social insurance but is ineligible for postpartum benefits while the father is eligible according to Point a of this Clause, the father shall receive lump-sum payment when delivery according to Article 38 of Law on Social Insurance.

d) Determination of the period of 12 months before delivery for male workers and husbands of surrogacy mothers who receive lump-sum payment when delivery shall conform to Clause 1 of this Article.”

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 “3. In case of female workers expecting a twins who decease upon birth or suffer from stillbirth, time of receiving postpartum benefits and lump-sum payment upon delivery shall be calculated based on total number of children.”

7. Add Clause 4 and Clause 5 to Article 10 as follows:

 “4. Male workers contributing compulsory social insurance to sickness and maternity fund shall receive maternity benefits according to Clause 2 Article 34 of Law on Social Insurance when their wives give birth and in case of taking multiple leaves, initial date of the latest leave must be within 30 days from the initial date of giving birth and total time of maternity leave must not exceed the total leave period prescribed by the law.

5. When calculating period of maternity benefits under Article 32 and Article 33 and Clause 2 Article 34 and Article 37 of Law on Social Insurance for cases where workers are taking annual leave or permitted leave or unpaid leave according to labor laws, the period that overlaps with annual leave, permitted leave and unpaid leave shall not be eligible for receiving benefits; leave periods other than annual leave, permitted leave and unpaid leave shall be eligible for maternity benefits according to Article 32, Article 33, Clause 2 Article 34 and Article 37 of Law on Social Insurance.”  

8. Add the following to Clause 1 Article 13 as follows:

 “The first 30 working days according to Clause 1 Article 41 of Law on Social Insurance refers to 30 working days following the period of maternity benefits where workers’ health has not fully recovered.

Female workers who work before maternity leave expires according to Article 40 of Law on Social Insurance shall no longer eligible for postpartum rest and recovery benefits.”

9. Add Clause 3 and Clause 4 to Article 13 as follows:

 “3. For female workers who receive both rest and recovery benefits after maternity benefit period under Article 33 of Law on Social Insurance and rest and recovery benefits after maternity benefit period under Clause 1 or Clause 3 Article 34 of Law on Social Insurance, rest and recovery period in the year must not exceed the maximum period under Clause 2 Article 41 of Law on Social Insurance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10. Amend Article 14 as follows:

 “Article 14. Dossier for settlement of maternity benefits

1. Dossiers and settlement of maternity benefits and postpartum rest and recovery benefits shall conform to Article 101, Article 102, and Article 103 of Law on Social Insurance and Article 5 of Decree No. 115/2015/ND-CP.

2. Workers are responsible for submitting dossiers as per the law to employers within 45 days of returning to work.

In case workers terminate employment contracts, working contracts or resign before giving birth, adopting or fostering children, workers shall submit dossiers and present social insurance number to social insurance authority.”

11. Amend Clause 2 Article 15 as follows:

 “2. Determination of period for working in taxing, toxic, hazardous or particularly taxing, toxic, hazardous, occupations and working in regions with particularly difficult socio-economic conditions including the period of working in areas with regional allowance coefficient of 0.7 or higher before January 1, 2021 which serve as the basis for processing retirement benefits shall be implemented as follows:

a) For workers who are working in taxing, toxic, hazardous or particularly taxing, toxic, hazardous occupations according to the list issued by Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs or working in areas with difficult socio-economic conditions including period of working in areas with regional allowance coefficient of 0.7 or higher before January 1, 2021:

a1) The period in which workers must leave to receive treatment and recovery due to occupational diseases or accidents (while receiving full salaries and social insurance contribution from the employers) counts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a3) The period where workers submit a lump-sum payment for the missing period in retirement and death benefit fund in order to receive pensions does not count.

b) When determining period of working in areas with regional allowance coefficient of 0.7 or higher before January 1, 1995 to serve as the basis for processing retirement benefits, conform to Joint Circular No. 11/2005/TTLT-BNV-BLDTBXH-BTC-UBDT dated January 5, 2005 of Ministry of Home Affairs, Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs, Ministry of Finance and Committee of Ethnic Affairs (hereinafter referred to as “Joint Circular No. 11/2005/TTLT-BNV-BLDTBXH-BTC-UBDT”). For areas where the Joint Circular No. 11/2005/TTLT-BNV-BLDTBXH-BTC-UBDT does not prescribe or prescribes regional allowance coefficient less than 0.7 while workers have already worked in areas with regional allowance coefficient of 0.7 or higher in reality according to previous documents on regional benefits, rely on said documents to determine period of working in areas with regional allowance coefficient of 0.7 or higher to serve as the basis for reviewing eligibility for retirement benefits.

For workers who worked in Battlefields B and C before April 30, 1975 before August 31, 1989, this period is considered period of working in areas with regional allowance coefficient of 0.7 to serve as the basis for reviewing eligibility for retirement benefits.”

12. Add Point c to Clause 3 Article 15 as follows:

 “c) In case female workers who are officials of communes or part-time employees in communes, wards, towns with 15 to less than 20 years of contributing to compulsory social insurance, retire and suspend contribution to social insurance before January 1, 2016 request for pension from January 1, 2016 and are eligible for receiving pension, they shall receive pension according to Clause 3 Article 54 of Law on Social Insurance and amendment thereto under Point a Clause 1 Article 219 of Civil Code 2019. 

In case of continuing to contribute to voluntary social insurance, retirement benefits shall conform to Clause 4 Article 4 of Circular No. 01/2016/TT-BLDTBXH dated February 18, 2016 of Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs.

In case of continuing to contribute to compulsory social insurance (while no longer hold titles officials of communes or part-time employees in communes, wards, towns), retirement benefits shall be processed according to Clause 1, Clause 4 Article 54 and Article 55 of Law on Social Insurance and amendment thereto under Point a and Point b Clause 1 Article 219 of the Civil Code 2019.”

13. Add Clause 5 to Article 15 as follows:

 “5. Workers under Point dd and Point e Clause 1 Article 2 of Law on Social Insurance subject to cashiering of military titles or the people’s public security titles shall have their eligibility for pensions conforming to Clause 1 Article 54 and Clause 1 Article 55 of Law on Social Insurance and amendment thereto under Point a and Point b Clause 1 Article 219 of the Labor Code 2019 and guidance under this Circular.”

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 “Article 16. Eligibility for receiving pensions after losing working capacity

1. From January 1, 2021, eligibility for receiving pensions after losing working capacity of workers shall conform to Article 55 of Law on Social Insurance and amendment thereto under Point b Clause 1 Article 219 of the Labor Code 2019.

2. Determination of age for calculation of years of early retirement to serve as the basis for calculating reduction of pensions according to Clause 3 Article 56 of Law on Social Insurance shall conform to Clause 3 Article 7 of Decree No. 135/2020/ND-CP dated November 18, 2020 of the Government on retirement age (hereinafter referred to as “Decree No. 135/2020/ND-CP”), in which, using date of early retirement of workers to determine age based on retirement age is prescribed under Clause 2 Article 4 and Clause 2 Article 5 of Decree No. 135/2020/ND-CP.  

15. Amend Clause 1 Article 17 as follows:

 “1. Monthly salaries of workers eligible according to Article 16 of this Circular are calculated as specified under Clause 1 and Clause 2 Article 7 of Decree No. 115/2015/ND-CP, in which for every year between the workers’ age when they retire and the retirement age regulated by laws, reduce by 2%.

Example 24: Ms. A is 53 years old, working in normal conditions, suffering from working capacity reduction of 61%, contributing to social insurance for 26 years and 4 months and retiring while receiving pensions from June 1, 2016. Pension percentage of Ms. A is calculated as follows:

- The first 15 years equals 45%;

- The 16th year to the 26th year is 11 years, add: 11 x 3% = 33%;

- 4 months is calculated as half a year, add: 0.5 x 3% = 1.5%

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Ms. A retires 2 years before the age of 55 and thus calculated pension percentage shall be reduced by: 2 x 2% = 4%;

Thus monthly pension percentage of Ms. A is 75% - 4% = 71%. In addition, since Ms. A contributes to social insurance for longer than 25 years, she shall receive a lump-sum benefits upon retirement equal to: 1.5 year x 0.5 of average monthly salary serving as the basis for social insurance contribution.

a) In case the time period between early retirement age and retirement age regulated by law is less than 6 months, do not reduce pension percentage; in case the time period between early retirement age and retirement age regulated by law is 6 months or more, reduce pension percentage by 1%.

b) Age for calculation of year gap between early retirement age and retirement age regulated by law for calculation of reduction of pension percentage shall conform to Clause 3 Article 7 of Decree No. 115/2015/ND-CP.

From January 1, 2021, age for calculation of year gap between early retirement age and retirement age regulated by law for calculation of reduction of pension percentage shall conform to Clause 3 Article 7 of Decree No. 135/2020/ND-CP.

Example 25: Ms. K is working in normal conditions, suffering from working capacity reduction of 61%, retiring and receiving monthly pension in April, 2021 at 50 years and 5 months old, contributing to social insurance for 28 years. Her pension percentage is calculated as follows:

- The first 15 years equals 45%;

- The 16th year to the 28th year is 13 years, add: 13 x 2% = 26%;

- Sum of 2 percentages above: 45% + 26% = 71%;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Thus monthly pension percentage of Ms. K is 71% - 9% = 62%.

Example 26: Mr. Q is born on January 14, 1967, retiring and receiving pensions from November 1, 2021 with 34 years of contributing to social insurance, working in particularly taxing, toxic, hazardous occupations for 15 years, suffering from working capacity reduction of 61%. Pension percentage of Mr. Q is calculated as follows:

- The first 19 years equals 45%;

- The 20th year to the 34th year is 15 years, add: 15 x 2% = 30%;

- Sum of 2 percentages above: 45% + 30% = 75%;

- At the time of retirement, Mr. Q is 54 years, 9 months, and 17 days old, time between early retirement age and legitimate retirement age is under 6 months thus Mr. Q shall not be susceptible to pension percentage reduction;

Thus, monthly pension percentage of Mr. Q is 75%.”

16. Add Clause 3 and Clause 4 to Article 17 as follows:

 “3. For part-time employees in communes, wards, towns with at least 20 years of contributing to compulsory social insurance under eligibility other than part-time employees in communes, wards, towns, and receiving pension lower than statutory pay rate upon retirement, their monthly pension shall equal the statutory pay rate.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

17. Amend Clause 5 Article 18 as follows:

 “5. Time of receiving pensions for cases where original documents under Point b Clause 2 Article 3 of Decree No. 89/2020/ND-CP dated August 4, 2020 of the Government are no longer available shall be the time specified under follow-up documents of Vietnam Social Security.”

18. Amend the last paragraph of Clause 1 Article 20 as follows:

 “Monthly salary serving as the basis for social insurance contribution is adjusted salary according to Clause 1 Article 63 of Law on Social Insurance.”

19. Add Clause 3a after Clause 3 Article 20 as follows:

 “3a. When calculating average monthly salary serving as the basis for social insurance contribution to calculate pensions and lump-sum benefits with periods of contributing social insurance before October 1, 2004 according to salary policies of the Government, monthly salary serving as the basis for social insurance contribution of these periods shall be converted based on salary policies at the time of receiving pensions and death benefits. With respect to workers working in enterprises that contribute to social insurance according to salary policies of the Government and receiving social insurance from January 1, 2016, monthly salary serving as the basis for social insurance contribution before October 1, 2004 above shall be converted based on salaries according to Decree No. 205/2004/ND-CP dated December 14, 2004 of the Government.”

20. Amend Clause 4 Article 20 as follows:

 “4. Pensions of workers who conform to salary policies of the Government and contribute to social insurance including occupation seniority pay, later transition to occupations with or without occupation seniority pay and then retire shall conform to Clause 6 Article 9 of Decree No. 115/2015/ND-CP and conform to following guidelines:  

a) In case monthly salary serving as the as the basis for social insurance contribution of the last years that serve as the basis for calculating pensions does not include seniority pay, apply the sum of average monthly salary serving as the basis for social insurance contribution of the years leading up to retirement and the highest seniority pay (if workers have received) calculated based on period of social insurance contribution including occupation seniority pay converted based on salary policies applicable at the time of receiving retirement benefits to calculate pensions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) In case monthly salary serving as the basis for social insurance contribution of last years for calculation pensions include periods of contribution with seniority pay and periods without seniority pay, conform to Point b of this Clause. In case periods of social insurance includes periods of contribution where seniority pay is higher than monthly salary serving as the basis for social insurance contribution of the last years, may use monthly salary serving as the basis for social insurance contribution including seniority pay of respective years under Clause 1 of this article (converted based on salary policies applicable at the time of receiving retirement) to calculate average monthly salary serving as the basis for social insurance contribution.

Example 40: Mr. P is currently a Senior Lecturer, started working from before 1995, has periods of working with seniority pay and periods of working without seniority pay. Mr. P retires and receive retirement benefits from April 1, 2021 with total social contribution period of 36 years and 6 months with 32 years of seniority. Salary contributing to social insurance of Mr. P of the least few years leading up to retirement is as follows:

- From April, 2011 to August, 2011 = 5 months, pay rate of 6.2 and with no seniority pay;

- From September, 2011 to March, 2012 = 7 months, pay rate of 6.2 and with seniority pay of 26%;

- From April, 2012 to March, 2013 = 12 months, pay rate of 6.2 and with seniority pay of 27%;

- From April, 2013 to March, 2014 = 12 months, pay rate of 6.2 and with seniority pay of 28%;

- From April, 2014 to March, 2015 = 12 months, pay rate of 6.56 months and with seniority pay of 29%;

- From April, 2015 to March, 2016 = 12 months, pay rate of 6.56 and with seniority pay of 30%;

- From April, 2016 to August, 2019 = 36 months, pay rate of 6.92 and with no seniority pay;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- From April, 2020 to March, 2021 = 12 months, pay rate of 7.28 and with seniority pay of 32%;

In case of Mr. P, pensions calculated based on average monthly salary serving as the basis for social insurance contribution of the last 5 years leading to retirement (from April, 2016 to March, 2021) is lower than pensions calculated based on monthly salary serving as the basis for social insurance contribution of 5 adjacent years with seniority pay (From April, 2011 to March, 2016. Thus, average monthly salary for calculating pensions of Mr. P is calculated based on average monthly salary serving as the basis for social insurance contribution of the period from April, 2021 to March, 2016.”

21. Add Clause 6 to Article 20 as follows:

 “6. For workers whose working period before January 1, 1995 is considered to have contributed to social insurance while the workers do not receive salaries (paid by points or food for cases of preschool teachers, presidents of commune cooperatives, etc.), only take into account periods of contributing to social insurance to calculate benefits (pension percentage, etc.); average monthly salary serving as the basis for social insurance contribution for calculation of pensions and social benefits does not include the period workers contributed to social insurance without receiving salaries.”  

22. Insert to the first paragraph of Clause 2 Article 21 as follows:

 “In case periods of contributing to social insurance include incomplete months, conform to Clause 4 Article 19 hereof.”

23. Add the following to the end of Clause 1 Article 25 as follows:

 “Time for considering age for relatives of workers according to Clause 2 of Article 67 of Law on Social Insurance shall be the last day of the month in which workers decease.

When processing death benefits, if documents of relatives of workers cannot identify date of birth, use January 1 of the year of birth to calculate age.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

24. Add Article 27a after Article 27 as follows:

 “Article 27a. Lump-sum death benefits

1. When determining age of children to serve as the basis for processing death benefits, in case relatives eligible for monthly death benefits wish to receive lump-sum death benefits, children under 6 years of age shall be counted to the month following the month where the children are 6 years old. 

2. Cases where lump-sum death benefits or monthly death benefits have been processed as per the law, lump-sum death benefits shall not be returned in order to receive monthly death benefits and vice versa.”

25. Add Article 27b after Article 27 as follows:

 “Article 27b. Death benefits for individuals participating in social insurance or suspending social insurance and receiving monthly benefits for occupational diseases and accidents.

When workers contributing to social insurance or suspending social insurance contribution and receiving monthly benefits for occupational diseases and accident decease, their relatives may choose to receive death benefits at a higher rate depending on deceased beneficiaries of occupational disease and accident benefits or individuals receiving social insurance, suspending social insurance  

26. Amend Clause 2 and Clause 3 Article 30 as follows:

 “2. From January 1, 2018 to December 31, 2020, monthly salary serving as the basis for social insurance contribution shall be salaries and salary-based allowances according to Clause 1 of this Article and other amounts according to Point a Clause 3 Article 4 of Circular No. 47/2015/TT-BLDTBXH.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Monthly salary serving as the basis for compulsory social insurance contribution does not include other benefits and policies such as awards according to Article 104 of the Labor Code, invention awards; mid-shift meal; travel, communication, accommodation, childcare allowances; allowances when relatives of workers decease, relatives of workers get married, birthday of workers, allowances for workers facing difficulty as a result of occupational diseases and accidents, and other allowances and benefits specified separately under employment contracts according to Sub-point c2 Point c Clause 5 Article 3 of Circular No. 10/2020/TT-BLDTBXH.”.

27. Add the following to Point a Clause 2 Article 31:

 “For workers who used to work in battlefield B which is also eligible for regional allowances according to Joint Circular No. 11/2005/TTLT-BNV-BLDTBXH-BTC-UBDT, they shall receive regional allowances at a higher rate.”

28. Add Point c to Clause 2 Article 35 as follows:

 “c) In case workers who are receiving salaries as per the law prior to travelling for cooperation have the last years for calculating monthly salary serving as the basis for social insurance contribution including time of working abroad, monthly salary serving as the basis for social insurance contribution of the period of working abroad shall be determined based on salaries prior to travelling abroad in order to calculate pensions and social insurance benefits.  

For workers whose time of working abroad is included for calculation of retirement benefits and death benefits according to Clause 2 Article 23 of Decree No. 115/2015/ND-CP, monthly salary serving as the basis for social insurance contribution of the period of working abroad that serves as the basis for calculating average monthly salary serving as the basis for social insurance contribution shall equal twice the statutory pay rate at the time of receiving social insurance.”

29. Add Clause 3 to Article 38 as follows:

 “3. For workers facing decisions on retirement, awaiting retirement benefits and monthly benefits and having their working period before January 1, 1995 for people awaiting pensions and before January 1, 1998 for people awaiting monthly benefits included in calculation of social insurance, pension percentage or monthly benefit percentage shall be calculated according to policies applicable at the time of retirement of workers.”

Article 2. Entry into force

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Annul Clause 1 Article 15, Clause 1, Clause 2 Article 18 of Circular No. 59/2015/TT-BLDTBXH dated December 29, 2015 of Minister of Labor - War Invalids and Social Affairs elaborating to Law on Social Insurance on compulsory social insurance.

3. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry for consideration./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Ba Hoan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH ngày 07/07/2021 sửa đổi Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


143.334

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.185.207
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!