Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 46/QĐ-VKSTC Quy tắc ứng xử Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố kiểm sát tư pháp 2017

Số hiệu: 46/QĐ-VKSTC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người ký: Lê Minh Trí
Ngày ban hành: 20/02/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Thái độ ứng xử của Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa

Ngày 20/02/2017, VKSNDTC ban hành Quyết định 46/QĐ-VKSTC về quy tắc ửng xử của Kiểm sát viên (KSV) khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên toà, phiên họp của Toà án.

Theo đó, KSV khi tham gia phiên tòa cần có thái độ ứng xử theo đúng quy tắc sau:

- Phải đứng, ngồi đúng tư thế; để mũ lên bàn, trước mặt, chếch về phía bên tay trái, phù hiệu mũ quay ra phía trước (nếu mang mũ).

- Cử chỉ, hành động, lời nói phải rõ ràng, dứt khoát, lịch sự, đúng mực; tiếng nói đủ nghe, không quá nhanh hoặc chậm; ngôn ngữ phải chính xác, không nói ngọng hoặc nói lắp.

- Có thái độ lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác; khi phát biểu phải dõng dạc, từ tốn, không được cáu gắt, nóng giận, xúc phạm người khác.

- Khi có yêu cầu, đề nghị, kiến nghị phải xin phép chủ tọa trước khi phát biểu, nếu không được chấp nhận thì vẫn phải tiếp tục tham gia, không được tức giận hay bất hợp tác.

- Trường hợp phát sinh tình huống bất ngờ thì phải bình tĩnh, chủ động, linh hoạt giải quyết hoặc phối hợp với Hội đồng để giải quyết.

Quyết định 46/QĐ-VKSTC có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/QĐ-VKSTC

Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA KIỂM SÁT VIÊN KHI THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP TẠI PHIÊN TÒA, PHIÊN HỌP CỦA TÒA ÁN

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;

Căn cứ Luật cán bộ, công chức năm 2008;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ kim sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự; Vụ trưởng Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa, phiên họp của Tòa án.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các đ/c Lãnh đạo VKSND tối cao;
- Lưu: VT, V10.

VIỆN TRƯỞNG




Lê Minh Trí

 

QUY TẮC ỨNG XỬ

CỦA KIỂM SÁT VIÊN KHI THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP TẠI PHIÊN TÒA, PHIÊN HỌP CỦA TÒA ÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/QĐ-VKSTC ngày 20 tháng 02 năm 20
17 của Viện trưởng Viện kim sát nhân dân tối cao)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy tắc này quy định về chuẩn mực ứng xử của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa, phiên họp của Tòa án.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy tắc này được áp dụng đối với Kiểm sát viên trực tiếp thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa, phiên họp của Tòa án.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy tắc này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên là quy định về việc Kiểm sát viên phải làm, không được làm, cách xưng hô, tác phong, thái độ và các biểu hiện khác mà Kiểm sát viên phải thực hiện, phải tuân theo khi thực hiện nhiệm vụ, khi giao tiếp với người tiến hành ttụng, người tham gia tố tụng và những người khác tham dự phiên tòa, phiên họp của Tòa án.

2. Phiên tòa, phiên họp là các phiên tòa, phiên họp pháp luật quy định phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát, gồm:

a. Các phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

b. Các phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ án hành chính theo quy định của Luật tố tụng hành chính;

c. Các phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự;

d. Các phiên họp giải quyết vụ việc phá sản theo quy định của Luật phá sản;

đ. Các phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân;

3. Người tham gia tố tụng là cá nhân, cơ quan, tổ chức được Tòa án mời, triệu tập đến phiên tòa, phiên họp, được xác định tư cách trong tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính, Luật phá sản, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự, Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.

4. Người tham dự phiên tòa, phiên họp gồm những người có mặt tại phiên tòa, phiên họp nhưng không phải là người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.

Điều 4. Những việc Kiểm sát viên phải làm

1. Thực hiện đúng, đầy đủ quy định của pháp luật và của ngành Kiểm sát nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát, Kim sát viên tại phiên tòa, phiên họp.

2. Có mặt tại địa điểm mở phiên tòa, phiên họp trước giờ khai mạc. Nếu vì lý do bất khả kháng mà không thể có mặt tại phiên tòa, phiên họp thì Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa, phiên họp báo cáo ngay với lãnh đạo Vụ hoặc lãnh đạo đơn vị, đồng thời thông báo cho Chủ tọa phiên tòa, phiên họp.

3. Sử dụng trang phục Ngành đúng quy định.

4. Thực hiện đúng nội quy phiên tòa, phiên họp.

5. Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu, đề nghị đúng pháp luật, hợp lý của Chủ tọa phiên tòa.

6. Cử ch, hành động, lời nói, tư thế, tác phong, thái độ, biểu cảm phải chuẩn mực, thể hiện hình ảnh người Kiểm sát viên “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.

7. Những việc khác mà Kiểm sát viên phải làm theo quy định của Quy tắc này.

Điều 5. Những việc Kiểm sát viên không được làm

1. Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích khác khi thực hiện nhiệm vụ tại phiên tòa, phiên họp hoặc trong khoảng thời gian 12 giờ trước khi tham gia phiên tòa, phiên họp.

2. Không phân biệt đi xvề dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, chủng tộc, thành phần, địa vị xã hội, giới tính của người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa.

3. Không được có hành động chtrích, miệt thị, coi thường, xúc phạm danh dự, nhân phẩm ngưi tranh tụng với Kiểm sát viên, người phản đối quan điểm, ý kiến của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên.

4. Không thực hiện hành vi vượt quá chức trách, nhiệm vụ của mình tại phiên tòa, phiên họp.

5. Không tùy tiện cho mượn, cho ghi chép, cho sao chụp vật chứng, tài liệu, trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc khi chưa kết thúc phiên tòa, phiên họp.

6. Không thực hiện những việc Kiểm sát viên không được làm theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Quy tắc này.

Điều 6. Cách xưng hô của Kiểm sát viên

1. Khi xưng hô về bản thân, Kiểm sát viên dùng từ “tôi trong trường hp có một Kiểm sát viên; từ “chúng tôi” trong trường hợp có nhiều Kiểm sát viên cùng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa, phiên họp; hoặc dùng từ “Viện kiểm sát”, “Kiểm sát viên” bảo đảm phù hợp với hoàn cảnh, tình huống.

2. Cách xưng hô đối với người tiến hành tố tụng:

a. Trường hợp vụ án, vụ việc được giải quyết bởi Hội đồng thì Kiểm sát viên sử dụng cụm từ “thưa Hội đng”, “đề nghị Hội đồng” hoặc dùng từ “Hội đồng” cùng vi từ chỉ nhiệm vụ của Hội đồng như Hội đồng xét x, Hội đồng giải quyết việc dân sự,... trước khi trình bày, phát biểu, đề nghị, kiến nghị.

b. Trường hợp vụ án, vụ việc được giải quyết bởi 01 Thẩm phán thì Kiểm sát viên sử dụng cụm từ “thưa Thẩm phán chủ trì phiên tòa (phiên họp)” hoặc “đề nghị Thm phán chủ trì phiên tòa (phiên họp)” trước khi trình bày, phát biểu, đề nghị, kiến nghị.

c. Đối với Thư ký phiên tòa, phiên họp, Kiểm sát viên sử dụng cụm từ “đề nghị Thư ký phiên tòa (phiên họp)”, sau đó nêu vấn đề cần đề nghị.

d. Đối với Thẩm tra viên, Kiểm sát viên sử dụng cụm từ đề nghị Thẩm tra viên” cùng với họ tên của Thẩm tra viên đó, sau đó nêu vấn đề cần đề nghị.

3. Cách xưng hô đối với người tham gia tố tụng:

a. Đối với bị cáo là cá nhân, Kiểm sát viên sử dụng từ “Bị cáo” hoặc “Bị cáo” cùng với tên hoặc họ tên của bị cáo. Ví dụ: Bị cáo cho biết …..; hoặc bị cáo Nguyễn Văn A cho biết ……. Trường hợp bị cáo là pháp nhân thương mại, Kiểm sát viên sử dụng từ “Bị cáo” hoặc “Bị cáo” cùng với tên đầy đủ của pháp nhân đó.

b. Đối với người bị kết án, Kiểm sát viên sử dụng từ “phạm nhân” cùng với họ tên đầy đủ của người đó.

c. Đối với bị hại, Kiểm sát viên sử dụng từ “Bị hại” hoặc “Bị hại” cùng với họ tên đầy đủ của người đó.

d. Đối với Luật sư, Kiểm sát viên sử dụng từ “Luật sư” hoặc “Luật sư cùng với họ tên đầy đủ của Luật sư đó.

đ. Đối với người tham gia tố tụng khác là cá nhân, Kiểm sát viên sử dụng từ “anh, chị, ông hoặc bà” hoặc “anh, chị, ông hoặc bà” cùng với tên hoặc họ tên của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì Kiểm sát viên sử dụng tên đầy đủ của cơ quan, tổ chức đó.

4. Đối với những người tham dự phiên tòa, phiên họp, Kiểm sát viên sử dụng cách gọi “Thưa cô bác, anh chị và quý vị tham dự phiên tòa”.

Điều 7. Thái độ ứng xử của Kiểm sát viên

1. Kiểm sát viên phải đứng, ngồi đúng tư thế. Nếu mang theo mũ thì phải đặt mũ trên bàn, trước mặt, chếch về phía bên tay trái của Kiểm sát viên, phù hiệu trên mũ quay ra phía trước.

2. Cử chỉ, hành động, lời nói, biểu cảm của Kiểm sát viên phải rõ ràng, dứt khoát, lịch sự, đúng mực. Tiếng nói vừa đủ nghe, không quá nhanh, không quá chậm. Ngôn ngữ phải chuẩn xác, không nói ngọng, không nói lắp.

3. Kiểm sát viên phải có thái độ lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. Khi xét hỏi, tranh luận, đối đáp, phát biểu ý kiến, Kiểm sát viên phải dõng dạc, từ tốn, không được cáu gắt, nóng giận, xúc phạm người khác.

4. Khi có yêu cầu, đề nghị, kiến nghị tại phiên tòa, phiên họp, Kiểm sát viên phải xin phép chủ tọa phiên tòa, phiên họp trước khi phát biểu. Kiến nghị đối với vi phạm pháp luật của người tiến hành tố tụng tại phiên tòa, phiên họp phải chính xác, góp ý trên tinh thần xây dựng để khắc phục. Nếu Hội đồng hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp không chấp nhận yêu cầu, đề nghị, kiến nghị thì Kiểm sát viên vẫn phải tiếp tục tham gia phiên tòa, phiên họp, không được bỏ về hoặc có thái độ tức giận, bất hợp tác.

5. Trường hợp phát sinh tình huống bất ngờ tại phiên tòa, phiên họp, Kiểm sát viên phải bình tĩnh, chủ động, linh hoạt giải quyết hoặc phối hợp với Hội đồng hoặc Thẩm phán để giải quyết.

Điều 8. Xử lý vi phạm

Kiểm sát viên vi phạm các quy định của Quy tắc ứng xử này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của ngành Kiểm sát nhân dân hoặc của pháp luật.

Điều 9. Trách nhiệm thi hành

Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử này.

Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp, chịu trách nhiệm tổ chức quán triệt nghiêm túc Quy tắc ứng x này cho toàn th Kim sát viên, công chức trong cơ quan, đơn vị mình và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.

Điều 10. Sửa đổi, bổ sung Quy tắc

Trong quá trình thực hiện Quy tắc ứng xử, nếu phát sinh vướng mc thì Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kim sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp báo cáo với Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại, lao động, vụ án hành chính - Vụ 10) để hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung kịp thời./.

 

PHỤ LỤC

CÁC PHIÊN TÒA, PHIÊN HỌP VIỆN KIỂM SÁT PHẢI THAM GIA

STT

TÊN PHIÊN TÒA/PHIÊN HỌP

ĐIU LUẬT

A. CÁC PHIÊN TÒA

(Gồm các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm (theo thủ tục thông thường và theo thủ tục rút gọn), giám đốc thẩm, tái thẩm)

I. BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

01

Tất cả các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm (theo thủ tục thông thường và theo thủ tục rút gọn), giám đốc thẩm, tái thẩm

I. LUẬT TTỤNG HÀNH CHÍNH

02

Phiên tòa giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính

Điều 30

03

Phiên tòa giải quyết khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống

04

Phiên tòa giải quyết khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

05

Phiên tòa giải quyết khiếu kiện danh sách cử tri

II. BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

06

Phiên tòa giải quyết những tranh chấp về dân sự

Điều 26

07

Phiên tòa giải quyết những tranh chấp về hôn nhân và gia đình

Điều 28

08

Phiên tòa giải quyết những tranh chấp về kinh doanh, thương mại

Điều 30

09

Phiên tòa giải quyết những tranh chấp về lao động

Điều 32

B. CÁC PHIÊN HỌP

I. BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

01

Phiên họp xét kháng cáo quá hạn

Điều 335

02

Phiên họp xét tha tù trước thời hạn có điều kiện

Điều 368

03

Phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Điều 405

04

Phiên họp xem xét yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ

Điều 501

II. LUẬT TTỤNG HÀNH CHÍNH

05

Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện

Điều 124

06

Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn

Điều 208

07

Phiên họp xét kháng cáo, kháng nghị về phần án phí

Điều 226

08

Phiên họp về việc chậm nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 209

Điều 226

09

Phiên họp phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bkháng cáo, kháng nghị

Điều 243

10

Phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Điều 287

III. BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

11

Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu

Điều 194

12

Phiên họp giải quyết những yêu cầu về dân sự

Điều 27

13

Phiên họp giải quyết những yêu cầu về Hôn nhân gia đình

Điều 29

14

Phiên họp giải quyết những yêu cầu về Kinh doanh thương mại

Điều 31

15

Phiên họp giải quyết những yêu cầu về Lao động

Điều 33

16

Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn

Điều 275

17

Phiên họp phúc thẩm xem xét quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị

Điều 314

18

Phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Điều 358

IV. LUẬT PHÁ SẢN

19

Phiên họp giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

Điều 44

20

Phiên họp giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

Điều 112

V. PHÁP LỆNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN

21

Phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính

Điều 17

22

Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án

Điều 34

VI. LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

23

Phiên họp xét miễn chấp hành án phạt tù

Điều 34

24

Phiên họp xét rút ngắn thời gian thử thách

Điều 66

25

Phiên họp xét giảm thời hạn chấp hành án

Điều 77

26

Phiên họp xét miễn chấp hành án

Điều 78

27

Phiên họp xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại

Điều 86

28

Phiên họp xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại

Điều 95

VII. LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

29

Phiên họp xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước

Điều 63

30

Phiên họp xét kháng nghị việc miễn giảm nghĩa vụ thi hành án đi với khoản thu nộp ngân sách nhà nước

Điều 64

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 46/QĐ-VKSTC ngày 20/02/2017 Quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa, phiên họp của Tòa án do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


20.748

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.161.27
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!