Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Luật Phòng chống rửa tiền 2022 số 14/2022/QH15 áp dụng năm 2024

Số hiệu: 14/2022/QH15 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Vương Đình Huệ
Ngày ban hành: 15/11/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có hiệu lực từ ngày 01/3/2023

Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 tại Kỳ họp thứ 4, khóa XV.

Theo đó, một số điểm mới nổi bật đáng chú ý của Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 như sau:

- Bổ sung thêm đối tượng báo cáo so với Luật Phòng, chống rửa tiền 2012 là các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong nhóm các tổ chức tài chính.

- Phân loại khách hàng theo 03 mức độ rủi ro về rửa tiền là Cao, trung bình, thấp.

(Hiện hành, theo 2 mức độ Cao và thấp).

- Thêm dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng được liệt kê:

+ Có dấu hiệu nghi ngờ khách hàng sử dụng tài khoản cá nhân để thực hiện giao dịch liên quan đến hoạt động của tổ chức hoặc giao dịch thay cho đối tượng cá nhân khác.

+ Các giao dịch trực tuyến qua tài khoản liên tục thay đổi về thiết bị đăng nhập hoặc địa chỉ giao thức Internet (IP) ở nước ngoài.

- Thêm dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán được liệt kê:

+ Nhà đầu tư nước ngoài cư trú ở quốc gia, vùng lãnh thổ có rủi ro cao về rửa tiền góp vốn thành lập quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán tại Việt Nam.

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có hiệu lực từ ngày 01/3/2023 và thay thế cho Luật Phòng, chống rửa tiền 2012.

QUỐC HỘI
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Luật số: 14/2022/QH15

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2022

LUẬT

PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Phòng, chống rửa tiền.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Luật này quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền.

2. Việc phòng, chống hành vi rửa tiền của tổ chức, cá nhân có mục đích tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được thực hiện theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật hình sự và pháp luật về phòng, chống khủng bố, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức tài chính.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan.

3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức nước ngoài, người nước ngoài, tổ chức quốc tế có giao dịch với tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan.

4. Tổ chức, cá nhân khác và các cơ quan có liên quan đến phòng, chống rửa tiền.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.

2. Tài sản do phạm tội mà có là tài sản có được trực tiếp hoặc gián tiếp từ hành vi phạm tội; phần thu nhập, hoa lợi, lợi tức, lợi nhuận sinh ra từ tài sản có được từ hành vi phạm tội.

3. Giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là giao dịch bằng tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một ngày, có tổng giá trị bằng hoặc vượt mức quy định.

4. Người khởi tạo là chủ tài khoản hoặc người yêu cầu tổ chức tài chính thực hiện chuyển tiền điện tử trong trường hợp không qua tài khoản.

5. Chuyển tiền điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương thức điện tử theo yêu cầu của người khởi tạo thông qua tổ chức tài chính nhằm chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng tại tổ chức tài chính của người thụ hưởng. Người thụ hưởng có thể là người khởi tạo.

6. Khách hàng là tổ chức, cá nhân đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng dịch vụ, sản phẩm do tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan cung cấp.

7. Chủ sở hữu hưởng lợi là cá nhân có quyền sở hữu trên thực tế một hoặc một số tài sản, có quyền chi phối khách hàng thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản cho cá nhân này; là cá nhân có quyền chi phối một pháp nhân hoặc một thỏa thuận pháp lý.

8. Quan hệ ngân hàng đại lý là quan hệ được hình thành từ việc một ngân hàng tại một quốc gia, vùng lãnh thổ cung cấp dịch vụ ngân hàng, thanh toán và các dịch vụ khác cho một ngân hàng đối tác tại một quốc gia, vùng lãnh thổ khác.

9. Danh sách đen bao gồm danh sách tổ chức, cá nhân có liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố do Bộ Công an chủ trì lập và danh sách tổ chức, cá nhân bị chỉ định có liên quan đến phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt do Bộ Quốc phòng chủ trì lập theo quy định của pháp luật.

10. Danh sách cảnh báo là danh sách tổ chức, cá nhân do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lập nhằm cảnh báo về tổ chức, cá nhân có rủi ro cao về rửa tiền.

11. Lực lượng đặc nhiệm tài chính là tổ chức liên chính phủ, ban hành các chuẩn mực, thúc đẩy việc thực thi có hiệu quả các biện pháp pháp lý, quản lý và hành động nhằm chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và những hiểm họa có liên quan khác đe dọa sự toàn vẹn của hệ thống tài chính toàn cầu.

12. Thỏa thuận pháp lý là thỏa thuận dưới hình thức ủy thác hoặc hình thức khác có bản chất tương tự được xác lập theo pháp luật nước ngoài, cho phép bên nhận ủy thác được nhận chuyển giao quyền sở hữu hợp pháp tài sản từ bên ủy thác để thực hiện điều hành, quản lý, giám sát tài sản vì lợi ích của người thụ hưởng hoặc vì mục đích được xác định trong thỏa thuận.

13. Ngân hàng vỏ bọc là ngân hàng không có sự hiện diện thực tế tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà tại đó ngân hàng phải được thành lập và cấp phép, đồng thời không có sự liên kết hoặc kiểm soát của bất kỳ định chế tài chính nào đã được quản lý và giám sát.

14. Tổ chức phi lợi nhuận là tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bao gồm hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ nước ngoài được thành lập, đăng ký, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

15. Cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị là người giữ chức vụ cấp cao trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế.

Điều 4. Đối tượng báo cáo

1. Đối tượng báo cáo là tổ chức tài chính được cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:

a) Nhận tiền gửi;

b) Cho vay;

c) Cho thuê tài chính;

d) Dịch vụ thanh toán;

đ) Dịch vụ trung gian thanh toán;

e) Phát hành công cụ chuyển nhượng, thẻ ngân hàng, lệnh chuyển tiền;

g) Bảo lãnh ngân hàng, cam kết tài chính;

h) Cung ứng dịch vụ ngoại hối, các công cụ tiền tệ trên thị trường tiền tệ;

i) Môi giới chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán;

k) Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;

l) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ;

m) Đổi tiền.

2. Đối tượng báo cáo là tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:

a) Kinh doanh trò chơi có thưởng, bao gồm: trò chơi điện tử có thưởng; trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; casino; xổ số; đặt cược;

b) Kinh doanh bất động sản, trừ hoạt động cho thuê, cho thuê lại bất động sản và dịch vụ tư vấn bất động sản;

c) Kinh doanh kim khí quý, đá quý;

d) Kinh doanh dịch vụ kế toán; cung cấp dịch vụ công chứng; cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư;

đ) Cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ giám đốc, thư ký công ty cho bên thứ ba; cung cấp dịch vụ thỏa thuận pháp lý.

3. Chính phủ quy định hoạt động mới phát sinh có rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo chưa được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Điều 5. Nguyên tắc trong phòng, chống rửa tiền

1. Việc phòng, chống rửa tiền phải thực hiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư­; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Hành vi rửa tiền phải được xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Biện pháp phòng, chống rửa tiền phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời.

Điều 6. Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền

1. Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, các bên cùng có lợi, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài.

Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền với các nội dung sau đây:

a) Xác định, phong tỏa tài sản của người phạm tội rửa tiền;

b) Thực hiện tương trợ tư pháp;

c) Trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài;

d) Nghiên cứu, đào tạo, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ kỹ thuật, trợ giúp tài chính và trao đổi kinh nghiệm về phòng, chống rửa tiền;

đ) Nội dung hợp tác khác về phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.

3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong quá trình hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền, có thể từ chối trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền trong các trường hợp sau đây:

a) Thông tin được yêu cầu trao đổi, cung cấp, chuyển giao có thể gây tổn hại đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia hoặc lợi ích quan trọng khác của Việt Nam;

b) Thông tin được yêu cầu trao đổi, cung cấp, chuyển giao không phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài hoặc quy định của pháp luật Việt Nam;

c) Yêu cầu trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật;

d) Cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không cam kết hoặc không thực hiện bảo mật thông tin được trao đổi, cung cấp, chuyển giao theo chế độ bảo mật tương ứng với quy định về bảo vệ bí mật nhà nước của Việt Nam đối với thông tin mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong nước trao đổi, cung cấp, chuyển giao.

4. Quy trình, thủ tục, phương thức hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, các quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Hằng năm hoặc khi có yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam có trách nhiệm cung cấp nội dung hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền với các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 7. Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền

1. Định kỳ 05 năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và trình Chính phủ phê duyệt kết quả đánh giá, kế hoạch thực hiện sau đánh giá. Việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được thực hiện đối với cả hoạt động mới phát sinh có thể có rủi ro về rửa tiền.

2. Các Bộ, ngành có trách nhiệm sau đây:

a) Phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền trong nội bộ Bộ, ngành mình và đến các đối tượng báo cáo thuộc phạm vi quản lý, đồng thời có biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro đã xác định;

b) Cập nhật rủi ro về rửa tiền dựa trên việc triển khai kế hoạch thực hiện sau đánh giá hoặc khi có rủi ro phát sinh thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành mình gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trên cơ sở kết quả cập nhật rủi ro của các Bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt kết quả cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền, kế hoạch thực hiện sau cập nhật.

3. Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền.

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống rửa tiền

1. Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện, trợ giúp thực hiện hành vi rửa tiền.

2. Thiết lập, duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.

3. Thiết lập, duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng vỏ bọc.

4. Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng.

5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

6. Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.

7. Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.

Chương II

BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN

Mục 1. NHẬN BIẾT KHÁCH HÀNG, THU THẬP, CẬP NHẬT, XÁC MINH THÔNG TIN NHẬN BIẾT KHÁCH HÀNG

Điều 9. Nhận biết khách hàng

1. Nhận biết khách hàng bao gồm thu thập, cập nhật, xác minh thông tin quy định tại các điều 10, 11, 12, 13 và 14 của Luật này.

2. Tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau đây:

a) Khách hàng lần đầu mở tài khoản hoặc thiết lập quan hệ với tổ chức tài chính;

b) Khách hàng thực hiện giao dịch không thường xuyên có giá trị bằng hoặc vượt mức quy định; thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử mà thiếu thông tin về tên, địa chỉ, số tài khoản của người khởi tạo hoặc mã giao dịch trong trường hợp người khởi tạo không có tài khoản;

c) Nghi ngờ giao dịch hoặc các bên liên quan đến giao dịch có liên quan đến hoạt động rửa tiền;

d) Nghi ngờ về tính chính xác hoặc tính đầy đủ của các thông tin nhận biết khách hàng đã thu thập trước đó.

3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan phải nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Luật này phải nhận biết khách hàng khi khách hàng có giao dịch có giá trị bằng hoặc vượt mức quy định;

b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 của Luật này phải nhận biết khách hàng khi cung cấp dịch vụ kinh doanh bất động sản;

c) Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 của Luật này phải nhận biết khách hàng khi khách hàng có giao dịch mua, bán kim khí quý, đá quý bằng tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt có giá trị bằng hoặc vượt mức quy định;

d) Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề quy định tại điểm d khoản 2 Điều 4 của Luật này phải nhận biết khách hàng khi kinh doanh dịch vụ kế toán; thực hiện thủ tục công chứng, thay mặt khách hàng chuẩn bị các điều kiện để thực hiện giao dịch hoặc thay mặt khách hàng thực hiện giao dịch chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản khác gắn liền với đất; quản lý tiền, chứng khoán hoặc tài sản khác của khách hàng; quản lý tài khoản của khách hàng tại ngân hàng, công ty chứng khoán; điều hành, quản lý công ty; tham gia vào hoạt động mua, bán doanh nghiệp;

đ) Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 4 của Luật này phải nhận biết khách hàng khi cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ giám đốc, thư ký công ty cho bên thứ ba; cung cấp dịch vụ thỏa thuận pháp lý.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 10. Thông tin nhận biết khách hàng

Đối tượng báo cáo phải thu thập các thông tin nhận biết khách hàng, bao gồm:

1. Thông tin nhận dạng khách hàng, kể cả thông tin về người đại diện của khách hàng cá nhân (nếu có):

a) Đối với khách hàng cá nhân có một quốc tịch là người Việt Nam: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại liên lạc; số Chứng minh nhân dân hoặc số Căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ đăng ký thường trú và nơi ở hiện tại khác (nếu có);

b) Đối với khách hàng cá nhân có một quốc tịch là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại liên lạc; số Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; số thị thực nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của pháp luật; địa chỉ cư trú ở nước ngoài và địa chỉ đăng ký cư trú ở Việt Nam;

c) Đối với khách hàng cá nhân có một quốc tịch là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số Hộ chiếu hoặc thông tin định danh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ cư trú ở nước ngoài;

d) Đối với khách hàng cá nhân là người có từ hai quốc tịch trở lên: thông tin tương ứng quy định tại điểm a, b hoặc c khoản này; quốc tịch, địa chỉ cư trú ở quốc gia mang quốc tịch còn lại;

đ) Đối với khách hàng cá nhân là người không quốc tịch: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nghề nghiệp, chức vụ; số giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (nếu có), số thị thực; cơ quan cấp thị thực nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của pháp luật; địa chỉ cư trú ở nước ngoài (nếu có), địa chỉ đăng ký cư trú ở Việt Nam;

e) Đối với khách hàng tổ chức: tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ trụ sở chính; số giấy phép thành lập, mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế; số điện thoại liên lạc; số fax, trang thông tin điện tử (nếu có); lĩnh vực hoạt động, kinh doanh; thông tin về người thành lập, người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (nếu có) của tổ chức bao gồm các thông tin tương ứng quy định tại điểm a, b, c, d hoặc đ khoản này và các thông tin tại điểm này đối với trường hợp người thành lập là tổ chức;

2. Thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi bao gồm thông tin nhận dạng khách hàng tương ứng quy định tại các điểm a, b, c, d hoặc đ khoản 1 Điều này. Đối tượng báo cáo phải xác định chủ sở hữu hưởng lợi và áp dụng các biện pháp để nhận biết, cập nhật thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi;

3. Mục đích và bản chất của mối quan hệ kinh doanh của khách hàng với đối tượng báo cáo.

Điều 11. Cập nhật thông tin nhận biết khách hàng

Đối tượng báo cáo phải cập nhật thông tin nhận biết khách hàng trong thời gian thiết lập quan hệ với khách hàng nhằm bảo đảm các giao dịch mà khách hàng đang tiến hành phù hợp với các thông tin về khách hàng trong hồ sơ hiện có, những thông tin đã biết về khách hàng, hoạt động kinh doanh, mức độ rủi ro về rửa tiền và nguồn gốc tài sản của khách hàng.

Điều 12. Xác minh thông tin nhận biết khách hàng

1. Đối tượng báo cáo sử dụng các tài liệu, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết khách hàng, bao gồm:

a) Đối với khách hàng cá nhân: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng; giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp;

b) Đối với khách hàng tổ chức: giấy phép thành lập, quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; quyết định về tổ chức lại, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động của tổ chức (nếu có); điều lệ của tổ chức; quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (nếu có); các tài liệu, dữ liệu liên quan đến người thành lập, người đại diện theo pháp luật của tổ chức, chủ sở hữu hưởng lợi.

2. Đối tượng báo cáo có thể khai thác thông tin trong các cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định của pháp luật, thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức khác quy định tại Điều 13 hoặc bên thứ ba quy định tại Điều 14 của Luật này để đối chiếu, xác minh thông tin do khách hàng cung cấp.

Điều 13. Xác minh thông tin nhận biết khách hàng thông qua việc thuê tổ chức khác

1. Đối tượng báo cáo có thể thuê tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để xác minh thông tin nhận biết khách hàng, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật này. Việc thuê tổ chức khác để xác minh thông tin nhận biết khách hàng thực hiện theo thỏa thuận của các bên và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Đối tượng báo cáo phải bảo đảm tổ chức được thuê bảo mật thông tin nhận biết khách hàng theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về kết quả xác minh thông tin nhận biết khách hàng của tổ chức được thuê.

Điều 14. Nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba

1. Đối tượng báo cáo có thể nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba và bảo đảm bên thứ ba đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Là tổ chức tài chính hoặc tổ chức kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan có thiết lập quan hệ với khách hàng, không bao gồm các mối quan hệ đại lý và thuê ngoài;

b) Thực hiện nhận biết khách hàng theo quy định của Luật này hoặc các khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính trong trường hợp bên thứ ba là tổ chức ở nước ngoài;

c) Lưu trữ và cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin nhận biết khách hàng cho đối tượng báo cáo khi được yêu cầu; thực hiện bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật;

d) Là đối tượng chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền.

2. Trường hợp bên thứ ba là tổ chức tài chính và có công ty mẹ là tổ chức tài chính, đối tượng báo cáo phải bảo đảm bên thứ ba đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này và công ty mẹ của bên thứ ba đáp ứng các yêu cầu về nhận biết khách hàng, cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị, lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo và bảo đảm bí mật thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo quy định tại các điều 9, 17, 38 và 40 của Luật này hoặc các khuyến nghị liên quan của Lực lượng đặc nhiệm tài chính trong trường hợp công ty mẹ của tổ chức tài chính là tổ chức nước ngoài và phải được áp dụng, kiểm soát trong toàn hệ thống; áp dụng các chính sách để giảm thiểu rủi ro đối với các lĩnh vực có rủi ro cao về rửa tiền.

3. Đối tượng báo cáo phải chịu trách nhiệm về kết quả nhận biết khách hàng của bên thứ ba.

Điều 15. Đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo

1. Đối tượng báo cáo phải thực hiện đánh giá rủi ro về rửa tiền. Kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo phải được cập nhật hằng năm. Trường hợp đối tượng báo cáo là tổ chức, kết quả đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền phải được phê duyệt theo quy định nội bộ của đối tượng báo cáo.

2. Đối tượng báo cáo phải báo cáo kết quả đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ, ngành quản lý nhà nước theo lĩnh vực của đối tượng báo cáo trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hoàn thành đối với đối tượng báo cáo là cá nhân hoặc được phê duyệt đối với đối tượng báo cáo là tổ chức. Kết quả đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền phải được phổ biến trong toàn hệ thống của đối tượng báo cáo.

3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo.

Điều 16. Phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền

1. Căn cứ kết quả đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền quy định tại Điều 15 của Luật này, đối tượng báo cáo xây dựng quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền. Quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền bao gồm cả việc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro thấp, trung bình, cao và các biện pháp áp dụng tương ứng với các mức độ rủi ro về rửa tiền của khách hàng.

2. Đối tượng báo cáo áp dụng các biện pháp tương ứng với các mức độ rủi ro về rửa tiền của khách hàng theo quy định sau đây:

a) Đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền thấp, đối tượng báo cáo có thể thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng ở mức độ giảm nhẹ sau lần đầu thiết lập quan hệ với khách hàng;

b) Đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền trung bình, đối tượng báo cáo phải nhận biết khách hàng quy định tại Điều 9 của Luật này;

c) Đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền cao, ngoài các biện pháp quy định tại điểm b khoản này, đối tượng báo cáo phải áp dụng biện pháp tăng cường bao gồm thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng tăng cường và giám sát chặt chẽ các giao dịch của khách hàng.

3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chi tiết Điều này.

Điều 17. Trách nhiệm của đối tượng báo cáo liên quan đến cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị

1. Đối tượng báo cáo rà soát các nguồn thông tin, bao gồm cả nguồn thông tin về danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo, để lập danh sách khách hàng là cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị áp dụng tại đối tượng báo cáo.

2. Đối tượng báo cáo phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Có hệ thống quản lý rủi ro phù hợp nhằm xác định khách hàng hoặc chủ sở hữu hưởng lợi là cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị; người thụ hưởng hoặc chủ sở hữu hưởng lợi của người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị;

b) Được sự chấp thuận của quản lý cấp cao theo quy định nội bộ trước khi thiết lập mối quan hệ kinh doanh với khách hàng là cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị;

c) Thực hiện các biện pháp thích hợp để xác minh nguồn gốc tài sản của khách hàng và chủ sở hữu hưởng lợi là cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị, những người có liên quan đến cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị quy định tại khoản 3 Điều này và thực hiện giám sát mối quan hệ kinh doanh trong suốt quá trình giao dịch với đối tượng báo cáo; thực hiện giám sát chặt chẽ mối quan hệ kinh doanh với chủ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có người thụ hưởng hoặc chủ sở hữu hưởng lợi của người thụ hưởng là cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị và xem xét báo cáo giao dịch đáng ngờ nếu cần thiết.

3. Đối tượng báo cáo phải thực hiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này đối với khách hàng cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của cá nhân trong danh sách quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Là đồng sở hữu với cá nhân trong danh sách quy định tại khoản 1 Điều này của một hoặc nhiều pháp nhân, thỏa thuận pháp lý;

c) Là chủ sở hữu hưởng lợi của một hoặc nhiều pháp nhân, thỏa thuận pháp lý do cá nhân trong danh sách quy định tại khoản 1 Điều này sở hữu.

Điều 18. Quan hệ ngân hàng đại lý

1. Đối tượng báo cáo là ngân hàng khi thiết lập quan hệ với ngân hàng đối tác để cung cấp dịch vụ ngân hàng, thanh toán và các dịch vụ khác cho ngân hàng đối tác phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Thu thập thông tin về ngân hàng đối tác để hiểu biết đầy đủ về bản chất kinh doanh, uy tín của ngân hàng đối tác và thông tin về việc ngân hàng đối tác có bị điều tra về rửa tiền hoặc các vi phạm pháp luật khác về phòng, chống rửa tiền;

b) Đánh giá việc thực hiện các biện pháp về phòng, chống rửa tiền của ngân hàng đối tác;

c) Hiểu rõ về trách nhiệm phòng, chống rửa tiền của ngân hàng đối tác trong quan hệ ngân hàng đại lý.

2. Trường hợp khách hàng của ngân hàng đối tác có thể thanh toán thông qua tài khoản của ngân hàng đối tác mở tại đối tượng báo cáo, đối tượng báo cáo phải bảo đảm ngân hàng đối tác đã thực hiện đầy đủ việc nhận biết khách hàng và có khả năng cung cấp thông tin nhận biết khách hàng theo yêu cầu của đối tượng báo cáo. Tài khoản của ngân hàng đối tác mở tại đối tượng báo cáo không được phép sử dụng bởi ngân hàng vỏ bọc.

3. Việc thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý của đối tượng báo cáo phải được sự chấp thuận của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc người được Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của đối tượng báo cáo ủy quyền.

Điều 19. Trách nhiệm của đối tượng báo cáo đối với sản phẩm, dịch vụ mới; sản phẩm, dịch vụ hiện có áp dụng công nghệ đổi mới

1. Đối tượng báo cáo phải ban hành chính sách, quy trình để nhận diện và đánh giá mức độ rủi ro về rửa tiền trước khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới; sản phẩm, dịch vụ hiện có áp dụng công nghệ đổi mới nhằm mục đích sau đây:

a) Phát hiện, ngăn chặn việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ mới; sản phẩm, dịch vụ hiện có áp dụng công nghệ đổi mới để rửa tiền;

b) Quản lý rủi ro về rửa tiền khi thiết lập giao dịch với khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ mới; sản phẩm, dịch vụ hiện có áp dụng công nghệ đổi mới.

2. Đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới; sản phẩm, dịch vụ hiện có áp dụng công nghệ đổi mới để giảm thiểu rủi ro về rửa tiền.

Điều 20. Giám sát một số giao dịch đặc biệt

1. Đối tượng báo cáo phải giám sát đối với giao dịch đặc biệt sau đây:

a) Giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp theo quy định của Chính phủ;

b) Giao dịch với tổ chức, cá nhân tại quốc gia, vùng lãnh thổ nằm trong danh sách do Lực lượng đặc nhiệm tài chính công bố nhằm chống rửa tiền hoặc Danh sách cảnh báo.

2. Để giám sát giao dịch đặc biệt, đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp tăng cường quy định tại điểm c khoản 2 Điều 16 của Luật này; kiểm tra thông tin và mục đích của giao dịch; trường hợp có nghi ngờ, đối tượng báo cáo phải xem xét, phân tích, báo cáo giao dịch đáng ngờ và có thể từ chối giao dịch đó.

Điều 21. Minh bạch thông tin của pháp nhân

1. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan cấp phép thành lập, hoạt động cho pháp nhân phải cập nhật, lưu trữ thông tin cơ bản của pháp nhân bao gồm tên và loại hình pháp nhân, quyết định thành lập, giấy phép liên quan đến hoạt động, tình trạng pháp lý, địa chỉ trụ sở chính, cơ cấu tổ chức quản lý; danh sách người quản lý của pháp nhân, điều lệ; chủ sở hữu hưởng lợi của pháp nhân (nếu có). Các thông tin này phải được lưu trữ ít nhất 05 năm sau ngày pháp nhân chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Pháp nhân có trách nhiệm thu thập, cập nhật, lưu trữ thông tin cơ bản của mình bao gồm tên và loại hình pháp nhân, quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, tình trạng pháp lý, địa chỉ trụ sở chính, cơ cấu tổ chức quản lý; danh sách người quản lý của pháp nhân, điều lệ; chủ sở hữu hưởng lợi của pháp nhân.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền, thực hiện điều tra, truy tố, xét xử có quyền yêu cầu cơ quan, pháp nhân cung cấp thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 22. Minh bạch thông tin của thỏa thuận pháp lý

1. Bên nhận ủy thác trong thỏa thuận pháp lý có trách nhiệm sau đây:

a) Thu thập, cập nhật các thông tin nhận dạng về bên ủy thác, bên nhận ủy thác, người thụ hưởng, các bên có liên quan (nếu có), cá nhân có quyền kiểm soát cuối cùng đối với ủy thác.

Các thông tin này phải được lưu trữ ít nhất 05 năm kể từ thời điểm bên nhận ủy thác ngừng tham gia vào hoạt động ủy thác;

b) Cung cấp các thông tin quy định tại điểm a khoản này cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; cho tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan trong quá trình thiết lập và duy trì mối quan hệ khách hàng với tổ chức, cá nhân này liên quan đến tài sản được ủy thác khi được yêu cầu.

2. Khi thực hiện nhận biết khách hàng là bên nhận ủy thác, tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan được quyền yêu cầu bên nhận ủy thác cung cấp thông tin quy định tại khoản 1 Điều này và văn bản ủy thác.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền, thực hiện điều tra, truy tố, xét xử có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 23. Minh bạch trong hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận

1. Tổ chức phi lợi nhuận phải thu thập, cập nhật, lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu sau đây:

a) Thông tin về tổ chức, cá nhân tài trợ, bao gồm tên đầy đủ, địa chỉ, số tiền tài trợ, phương thức tài trợ và các thông tin khác (nếu có);

b) Thông tin về tổ chức, cá nhân tiếp nhận tài trợ, bao gồm tên đầy đủ, địa chỉ, số tiền nhận tài trợ, phương thức nhận tài trợ, mục đích sử dụng tiền tài trợ và các thông tin khác (nếu có);

c) Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc tài trợ và tiếp nhận tài trợ.

2. Tổ chức phi lợi nhuận phải lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này ít nhất 05 năm kể từ thời điểm hoạt động tài trợ hoặc tiếp nhận tài trợ kết thúc.

3. Trường hợp tổ chức phi lợi nhuận giải thể hoặc kết thúc hoạt động, thông tin, hồ sơ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này phải được bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với tổ chức phi lợi nhuận đó.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền, thực hiện điều tra, truy tố, xét xử có quyền yêu cầu tổ chức phi lợi nhuận cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này.

Mục 2. TRÁCH NHIỆM XÂY DỰNG QUY ĐỊNH NỘI BỘ VÀ BÁO CÁO, CUNG CẤP, LƯU TRỮ THÔNG TIN, HỒ SƠ VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN

Điều 24. Quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền

1. Đối tượng báo cáo là tổ chức phải ban hành quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền bao gồm nội dung chính sau đây:

a) Chính sách chấp nhận khách hàng, trong đó có nội dung về từ chối mở tài khoản, thiết lập mối quan hệ kinh doanh, thực hiện giao dịch hoặc chấm dứt mối quan hệ kinh doanh với khách hàng trong trường hợp đối tượng báo cáo không thể hoàn thành việc nhận biết khách hàng do khách hàng từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ;

b) Quy trình, thủ tục nhận biết khách hàng;

c) Chính sách, quy trình quản lý rủi ro, trong đó có các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 16, khoản 1 Điều 19 và khoản 2 Điều 34 của Luật này;

d) Quy trình báo cáo giao dịch phải báo cáo;

đ) Quy trình rà soát, phát hiện, xử lý và báo cáo giao dịch đáng ngờ; cách thức giao tiếp với khách hàng thực hiện giao dịch đáng ngờ;

e) Lưu trữ và bảo mật thông tin;

g) Áp dụng biện pháp tạm thời, nguyên tắc xử lý trong các trường hợp trì hoãn giao dịch;

h) Chế độ báo cáo, cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

i) Tuyển dụng nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng, chống rửa tiền;

k) Kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc tuân thủ các chính sách, quy định, quy trình và thủ tục liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền; trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền.

2. Đối tượng báo cáo là doanh nghiệp siêu nhỏ, cá nhân phải ban hành quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền có nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 1 Điều này.

3. Quy định nội bộ phải bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hoạt động có nghi ngờ liên quan đến rửa tiền; phù hợp với cơ cấu tổ chức, quy mô hoạt động và mức độ rủi ro về rửa tiền trong hoạt động của đối tượng báo cáo và được áp dụng, phổ biến trong toàn hệ thống và đại lý của đối tượng báo cáo.

4. Hằng năm, đối tượng báo cáo phải đánh giá quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

5. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chi tiết Điều này.

Điều 25. Báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo

1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chế độ báo cáo về giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.

Điều 26. Báo cáo giao dịch đáng ngờ

1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo giao dịch đáng ngờ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong trường hợp sau đây:

a) Khi biết giao dịch được thực hiện theo yêu cầu của bị can, bị cáo, người bị kết án và có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch là tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc có nguồn gốc thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát của bị can, bị cáo, người bị kết án đó. Việc xác định bị can, bị cáo, người bị kết án theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch liên quan đến rửa tiền được xác định từ việc xem xét, thu thập và phân tích thông tin khi khách hàng, giao dịch có một hoặc nhiều dấu hiệu đáng ngờ quy định tại các điều 27, 28, 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này và có thể từ các dấu hiệu khác do đối tượng báo cáo xác định.

2. Khi phát hiện dấu hiệu đáng ngờ ngoài các dấu hiệu quy định tại các điều 27, 28, 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này, đối tượng báo cáo, các Bộ, ngành có liên quan thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Căn cứ yêu cầu của công tác phòng, chống rửa tiền trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Chính phủ bổ sung các dấu hiệu đáng ngờ theo các ngành, lĩnh vực ngoài các dấu hiệu quy định tại các điều 27, 28, 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này.

4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chế độ báo cáo về giao dịch đáng ngờ.

Điều 27. Các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản

1. Khách hàng từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin nhận biết khách hàng không chính xác, không đầy đủ, không nhất quán.

2. Khách hàng thuyết phục đối tượng báo cáo không báo cáo giao dịch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Không thể xác định được khách hàng theo thông tin khách hàng cung cấp hoặc giao dịch liên quan đến một bên không xác định được danh tính.

4. Số điện thoại do khách hàng cung cấp không thể liên lạc được hoặc không tồn tại số điện thoại này sau khi mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch.

5. Giao dịch được thực hiện theo lệnh hoặc theo ủy quyền của tổ chức, cá nhân có trong Danh sách cảnh báo.

6. Giao dịch mà qua thông tin nhận biết khách hàng hoặc qua xem xét về cơ sở kinh tế và pháp lý của giao dịch có thể xác định được mối liên hệ giữa các bên tham gia giao dịch với các hoạt động phạm tội hoặc có liên quan đến tổ chức, cá nhân có trong Danh sách cảnh báo.

7. Tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch với số tiền lớn không phù hợp với hoạt động kinh doanh, thu nhập của tổ chức, cá nhân này.

8. Khách hàng yêu cầu đối tượng báo cáo thực hiện giao dịch không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Điều 28. Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng

1. Có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản; tiền vào và rút ra nhanh khỏi tài khoản; doanh số giao dịch lớn trong ngày nhưng số dư tài khoản rất nhỏ hoặc bằng không.

2. Các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau về một tài khoản hoặc ngược lại trong một thời gian ngắn; tiền được chuyển qua nhiều tài khoản; các bên liên quan không quan tâm đến phí giao dịch; thực hiện nhiều giao dịch, mỗi giao dịch gần mức giá trị lớn phải báo cáo.

3. Sử dụng thư tín dụng và các phương thức tài trợ thương mại khác có giá trị lớn bất thường, tỷ lệ chiết khấu với giá trị cao so với bình thường.

4. Khách hàng mở nhiều tài khoản tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở khu vực địa lý khác nơi khách hàng cư trú, làm việc hoặc có hoạt động kinh doanh.

5. Tài khoản của khách hàng đột nhiên nhận được một khoản tiền gửi hoặc chuyển tiền có giá trị lớn bất thường.

6. Chuyển số tiền lớn từ tài khoản của doanh nghiệp ra nước ngoài sau khi nhận được nhiều khoản tiền nhỏ được chuyển vào bằng chuyển tiền điện tử, séc, hối phiếu.

7. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được vốn đầu tư hoặc chuyển tiền ra nước ngoài không phù hợp với hoạt động kinh doanh; nhà đầu tư nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được tiền từ nước ngoài chuyển vào tài khoản mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

8. Khách hàng thường xuyên đổi tiền có mệnh giá nhỏ sang mệnh giá lớn.

9. Giao dịch gửi tiền, rút tiền hay chuyển tiền được thực hiện bởi tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến tội phạm tạo ra tài sản bất hợp pháp đã được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng.

10. Khách hàng yêu cầu vay số tiền tối đa được phép trên cơ sở bảo đảm bằng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đóng phí một lần ngay sau khi thanh toán phí bảo hiểm.

11. Thông tin về nguồn gốc tài sản sử dụng để tài trợ, đầu tư, cho vay hoặc ủy thác đầu tư của khách hàng không rõ ràng, minh bạch.

12. Thông tin về nguồn gốc tài sản bảo đảm của khách hàng đề nghị vay vốn không đầy đủ, không chính xác.

13. Có dấu hiệu nghi ngờ khách hàng sử dụng tài khoản cá nhân để thực hiện giao dịch liên quan đến hoạt động của tổ chức hoặc giao dịch thay cho đối tượng cá nhân khác.

14. Các giao dịch trực tuyến qua tài khoản liên tục thay đổi về thiết bị đăng nhập hoặc địa chỉ giao thức Internet (sau đây gọi là địa chỉ IP) ở nước ngoài.

Điều 29. Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực trung gian thanh toán

1. Có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên ví điện tử; tiền nạp vào và rút ra nhanh khỏi ví điện tử; doanh số giao dịch lớn trong ngày nhưng số dư ví điện tử rất nhỏ hoặc bằng không.

2. Khách hàng thường xuyên thực hiện nạp tiền nhiều lần với giá trị nhỏ vào một ví điện tử, sau đó thực hiện giao dịch chuyển tiền giá trị lớn sang ví điện tử khác hoặc thực hiện giao dịch rút tiền giá trị lớn về tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ của khách hàng tại ngân hàng hoặc ngược lại.

3. Các giao dịch chuyển tiền thường xuyên có giá trị nhỏ từ nhiều ví điện tử khác nhau về một ví điện tử hoặc ngược lại trong một thời gian ngắn; tiền được chuyển qua nhiều ví điện tử; các bên liên quan không quan tâm đến phí giao dịch; thực hiện nhiều giao dịch, mỗi giao dịch gần mức giá trị lớn phải báo cáo; ví điện tử phát sinh nhiều giao dịch chuyển tiền cho ví điện tử khác với thời gian khởi tạo giao dịch nhanh bất thường.

4. Ví điện tử của khách hàng đột nhiên nhận được một khoản tiền nạp vào có giá trị lớn bất thường.

5. Giao dịch nạp tiền vào ví điện tử, rút tiền ra khỏi ví điện tử hay chuyển tiền giữa các ví điện tử được thực hiện bởi tổ chức hoặc cá nhân có liên quan đến tội phạm tạo ra tài sản bất hợp pháp đã được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng.

6. Có dấu hiệu nghi ngờ khách hàng sử dụng ví điện tử cá nhân để thực hiện giao dịch liên quan đến hoạt động của tổ chức hoặc giao dịch thay cho đối tượng cá nhân khác.

7. Khách hàng là đơn vị chấp nhận thanh toán vẫn phát sinh giao dịch mặc dù trang thông tin điện tử chính thức hoặc trụ sở của khách hàng này qua xác minh đã ngừng hoạt động.

8. Các giao dịch trực tuyến qua ví điện tử liên tục thay đổi về thiết bị đăng nhập hoặc địa chỉ IP.

9. Khách hàng thường xuyên sử dụng thiết bị đăng nhập hoặc địa chỉ IP ở nước ngoài để truy cập vào ví điện tử hoặc thực hiện giao dịch trên ví điện tử; khách hàng thường xuyên sử dụng một thiết bị đăng nhập hoặc một địa chỉ IP để thực hiện giao dịch trên nhiều ví điện tử không cùng một chủ ví điện tử.

Điều 30. Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

1. Khách hàng yêu cầu mua một hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn bất thường hoặc yêu cầu thanh toán trọn gói phí bảo hiểm một lần đối với sản phẩm bảo hiểm không áp dụng hình thức thanh toán trọn gói, trong khi những hợp đồng bảo hiểm hiện tại của khách hàng chỉ có giá trị nhỏ và thanh toán định kỳ.

2. Khách hàng yêu cầu giao kết hợp đồng bảo hiểm với khoản phí bảo hiểm định kỳ không phù hợp với thu nhập hiện tại của khách hàng.

3. Bên mua bảo hiểm thanh toán phí bảo hiểm từ tài khoản không phải là tài khoản của bên mua bảo hiểm hoặc không phải là tài khoản của tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm ủy quyền hoặc thanh toán bằng các công cụ chuyển nhượng không ghi tên.

4. Bên mua bảo hiểm yêu cầu thay đổi người thụ hưởng đã chỉ định bằng người không có mối quan hệ rõ ràng với bên mua bảo hiểm.

5. Khách hàng chấp nhận tất cả các điều kiện bất lợi không liên quan đến tuổi tác, sức khỏe của mình; khách hàng đề nghị mua bảo hiểm với mục đích không rõ ràng; điều kiện và giá trị hợp đồng bảo hiểm mâu thuẫn với nhu cầu của khách hàng.

6. Bên mua bảo hiểm hủy hợp đồng bảo hiểm ngay sau khi mua và yêu cầu chuyển tiền phí bảo hiểm đã đóng cho bên thứ ba; khách hàng thường xuyên tham gia bảo hiểm và chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho bên thứ ba.

7. Khách hàng là doanh nghiệp có số lượng hợp đồng bảo hiểm cho nhân viên hoặc mức phí bảo hiểm của hợp đồng đóng phí một lần tăng bất thường.

8. Doanh nghiệp bảo hiểm thường xuyên trả tiền bảo hiểm với số tiền lớn cho cùng một khách hàng.

Điều 31. Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán

1. Giao dịch mua, bán chứng khoán có dấu hiệu bất thường trong một ngày hoặc một số ngày do một tổ chức hoặc một cá nhân thực hiện.

2. Công ty chứng khoán chuyển tiền không phù hợp với hoạt động kinh doanh chứng khoán.

3. Người không cư trú chuyển số tiền lớn từ tài khoản giao dịch chứng khoán hoặc thanh lý hợp đồng ủy thác đầu tư chứng khoán để chuyển tiền ra khỏi Việt Nam.

4. Khách hàng thường xuyên bán tất cả cổ phiếu trong danh mục đầu tư và đề nghị công ty chứng khoán ký ủy nhiệm chi để khách hàng rút tiền mặt từ ngân hàng thương mại.

5. Khách hàng đầu tư bất thường vào nhiều loại chứng khoán không có lợi trong khoảng thời gian ngắn.

6. Tài khoản chứng khoán của khách hàng đột nhiên nhận được một khoản tiền lớn không phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng.

7. Giao dịch mua, bán chứng khoán có nguồn tiền từ quỹ đầu tư được mở ở quốc gia, vùng lãnh thổ có rủi ro cao về rửa tiền.

8. Nhà đầu tư nước ngoài cư trú ở quốc gia, vùng lãnh thổ có rủi ro cao về rửa tiền góp vốn thành lập quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán tại Việt Nam.

Điều 32. Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh trò chơi có thưởng

1. Khách hàng có dấu hiệu liên tục cố tình thua tại tổ chức kinh doanh trò chơi có thưởng.

2. Khách hàng đổi số lượng đồng tiền quy ước có giá trị lớn bất thường tại casino, điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng nhưng không tham gia chơi hoặc chơi với số lượng rất nhỏ sau đó đổi lại thành tiền mặt hoặc séc, hối phiếu ngân hàng hoặc chuyển tiền đến tài khoản khác.

3. Khách hàng yêu cầu chuyển tiền thắng cược, trúng thưởng cho bên thứ ba không có mối quan hệ rõ ràng với khách hàng.

4. Khách hàng bổ sung tiền mặt hoặc séc vào số tiền thắng cược, trúng thưởng và yêu cầu điểm kinh doanh trò chơi có thưởng chuyển thành séc có giá trị lớn bất thường.

5. Khách hàng nhiều lần trong một ngày yêu cầu casino, điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng đổi số lượng đồng tiền quy ước thành tiền mặt.

6. Khách hàng nhiều lần trong một ngày yêu cầu bên thứ ba đổi hộ số lượng đồng tiền quy ước có giá trị lớn bất thường và nhờ bên thứ ba đặt cược hộ.

7. Khách hàng nhiều lần trong một ngày mua vé xổ số, vé đặt cược, đổi đồng tiền quy ước ở gần mức giới hạn giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.

8. Khách hàng mua lại vé số trúng thưởng có giá trị lớn từ người khác.

Điều 33. Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản

1. Các giao dịch bất động sản là giao dịch ủy quyền nhưng không có cơ sở pháp lý.

2. Khách hàng không quan tâm đến giá bất động sản, phí giao dịch phải trả.

3. Khách hàng không cung cấp được các thông tin liên quan đến bất động sản hoặc không muốn cung cấp bổ sung thông tin về nhân thân.

4. Giá giao dịch giữa các bên không phù hợp giá thị trường.

Điều 34. Giao dịch chuyển tiền điện tử

1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền điện tử vượt quá mức giá trị theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Đối tượng báo cáo tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử phải có chính sách, quy trình quản lý rủi ro để thực hiện, từ chối, tạm dừng, kiểm soát sau giao dịch hoặc xem xét, báo cáo giao dịch đáng ngờ các giao dịch chuyển tiền điện tử không chính xác, không đầy đủ các thông tin theo yêu cầu.

3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các nội dung liên quan đến giao dịch chuyển tiền điện tử phục vụ cho công tác phòng, chống rửa tiền; chế độ báo cáo về giao dịch chuyển tiền điện tử.

Điều 35. Khai báo, cung cấp thông tin về việc vận chuyển tiền mặt, kim khí quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng qua biên giới

1. Cá nhân khi nhập cảnh, xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, kim khí quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng trên mức quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải khai báo hải quan hoặc khai báo với bộ đội biên phòng nơi không có cơ quan hải quan.

2. Cơ quan hải quan, bộ đội biên phòng có trách nhiệm thu thập, lưu trữ các thông tin khai báo quy định tại khoản 1 Điều này và cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi có yêu cầu hoặc khi có nghi ngờ liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố hoặc tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Điều 36. Hình thức báo cáo

1. Đối tượng báo cáo gửi dữ liệu điện tử hoặc báo cáo bằng văn bản giấy khi chưa thiết lập được hệ thống công nghệ thông tin tương thích phục vụ cho yêu cầu gửi dữ liệu điện tử đối với các báo cáo được quy định tại các điều 25, 26 và 34 của Luật này.

2. Trường hợp cần thiết, đối tượng báo cáo có thể báo cáo qua fax, điện thoại, thư điện tử nhưng phải bảo đảm an toàn, bảo mật dữ liệu thông tin báo cáo và phải xác nhận lại bằng một trong hai hình thức quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Đối với báo cáo giao dịch đáng ngờ, đối tượng báo cáo phải gửi kèm hồ sơ mở tài khoản đối với các giao dịch thực hiện thông qua tài khoản, thông tin nhận biết khách hàng, các chứng từ và tài liệu khác liên quan đến giao dịch đáng ngờ, các biện pháp phòng ngừa đã thực hiện.

Điều 37. Thời hạn báo cáo

1. Đối tượng báo cáo phải báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo quy định tại Điều 25 và giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại Điều 34 của Luật này trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch trong trường hợp báo cáo bằng dữ liệu điện tử; trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch trong trường hợp báo cáo bằng văn bản giấy.

2. Đối tượng báo cáo phải báo cáo giao dịch đáng ngờ quy định tại Điều 26 của Luật này trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch hoặc trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày đối tượng báo cáo phát hiện được giao dịch đáng ngờ.

3. Trường hợp phát hiện giao dịch đáng ngờ do khách hàng yêu cầu có dấu hiệu liên quan đến tội phạm thì đối tượng báo cáo phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm phát hiện.

Điều 38. Lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo

1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo sau đây:

a) Thông tin, hồ sơ, tài liệu nhận biết khách hàng;

b) Kết quả phân tích, đánh giá của đối tượng báo cáo đối với khách hàng, giao dịch phải báo cáo;

c) Thông tin, hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến khách hàng, giao dịch phải báo cáo;

d) Báo cáo giao dịch quy định tại các điều 25, 26 và 34 của Luật này và thông tin, hồ sơ, tài liệu kèm theo giao dịch báo cáo.

2. Thời hạn lưu trữ quy định như sau:

a) 05 năm kể từ ngày kết thúc giao dịch hoặc ngày đóng tài khoản hoặc ngày báo cáo đối với các thông tin, hồ sơ, tài liệu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;

b) 05 năm kể từ ngày phát sinh giao dịch đối với các báo cáo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Điều 39. Trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo

1. Đối tượng báo cáo phải cung cấp kịp thời thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật này cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ.

2. Đối tượng báo cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ báo cáo hoặc cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật này không bị coi là vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm bí mật thông tin.

Điều 40. Bảo đảm bí mật thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo

1. Đối tượng báo cáo và tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và bảo mật thông tin nhận biết khách hàng đối với thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo liên quan đến các giao dịch phải báo cáo theo quy định của Luật này.

2. Đối tượng báo cáo, người quản lý, người lao động thuộc đối tượng báo cáo không được tiết lộ thông tin về việc đã báo cáo giao dịch đáng ngờ hoặc các thông tin có liên quan đến giao dịch đáng ngờ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Mục 3. THU THẬP, XỬ LÝ, PHÂN TÍCH, TRAO ĐỔI, CUNG CẤP VÀ CHUYỂN GIAO THÔNG TIN VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN

Điều 41. Thu thập, xử lý và phân tích thông tin về phòng, chống rửa tiền

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu cần thiết để thực hiện phân tích, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền, hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền.

2. Tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông tin, hồ sơ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 42. Trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền trong nước

1. Khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ giao dịch được nêu trong thông tin, báo cáo liên quan đến rửa tiền, trong thời hạn 07 ngày làm việc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm chuyển giao thông tin hoặc hồ sơ vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền để phục vụ việc xác minh, điều tra, truy tố, xét xử.

Thông tin giao dịch đáng ngờ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền là bí mật nhà nước.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm phối hợp, trao đổi thông tin về phòng, chống rửa tiền với các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm trao đổi, cung cấp thông tin với các Bộ, ngành có liên quan nhằm mục đích phòng, chống rửa tiền.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 43. Trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi yêu cầu đến cơ quan phòng, chống rửa tiền và cơ quan có thẩm quyền nước ngoài để thu thập, bổ sung thông tin phục vụ cho việc xử lý, phân tích và chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền; tiếp nhận thông tin phản hồi, thông tin chuyển giao của cơ quan phòng, chống rửa tiền, cơ quan có thẩm quyền nước ngoài và xử lý thông tin nhận được theo quy định của Luật này.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin từ cơ quan có thẩm quyền nước ngoài với mục đích phục vụ cho công tác phòng, chống rửa tiền và cung cấp thông tin phản hồi.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp, chuyển giao thông tin cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài theo quy định của Luật này.

4. Thông tin giao dịch đáng ngờ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao đổi, cung cấp, chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài là bí mật nhà nước.

Mục 4. ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TẠM THỜI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 44. Trì hoãn giao dịch

1. Đối tượng báo cáo phải áp dụng ngay biện pháp trì hoãn giao dịch trong các trường hợp sau đây:

a) Khi có căn cứ để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen;

b) Khi có lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan đến hoạt động phạm tội, bao gồm: giao dịch do người bị kết án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự yêu cầu thực hiện và tài sản trong giao dịch thuộc quyền sở hữu hoặc có nguồn gốc thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát của người bị kết án đó; giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi có liên quan đến tội phạm tài trợ khủng bố;

c) Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại các luật có liên quan.

2. Khi thực hiện biện pháp trì hoãn giao dịch, đối tượng báo cáo phải báo cáo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Thời hạn áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu áp dụng.

4. Đối tượng báo cáo không phải chịu trách nhiệm pháp lý về những hậu quả phát sinh khi áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch theo đúng quy định tại Điều này.

5. Chính phủ quy định chi tiết điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 45. Phong tỏa tài khoản, niêm phong, phong tỏa hoặc tạm giữ tài sản

Đối tượng báo cáo phải thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc phong tỏa tài khoản, niêm phong, phong tỏa hoặc tạm giữ tài sản của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Điều 46. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN

Điều 47. Trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền.

2. Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về phòng, chống rửa tiền.

3. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong công tác phòng, chống rửa tiền; chỉ đạo việc phối hợp công tác phòng, chống rửa tiền và công tác phòng, chống tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Điều 48. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch về phòng, chống rửa tiền;

2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng;

3. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, trong đó có căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo đó;

4. Hợp tác, trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động thanh tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án liên quan đến rửa tiền;

5. Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền, làm đầu mối tham gia, triển khai thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách thành viên của tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền;

6. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin vào công tác phòng, chống rửa tiền;

7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống rửa tiền, truyền thông về chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống rửa tiền, triển khai công tác đào tạo về phòng, chống rửa tiền;

8. Tổng hợp thông tin, hằng năm báo cáo Chính phủ về công tác phòng, chống rửa tiền của Việt Nam;

9. Chủ trì thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này; thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng và tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt kết quả cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này;

10. Phối hợp với Bộ Ngoại giao, các Bộ, ngành có liên quan đề xuất, chủ trì ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống rửa tiền;

11. Giám sát đối tượng báo cáo trong việc thực hiện báo cáo quy định tại các điều 25, 26 và 34 của Luật này; phối hợp cung cấp thông tin giám sát cho các Bộ, ngành để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về phòng, chống rửa tiền.

Điều 49. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền.

2. Thông báo kết quả xử lý thông tin có liên quan đến giao dịch đáng ngờ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong phòng ngừa, phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm về rửa tiền.

4. Trao đổi thông tin, tài liệu về phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của tội phạm rửa tiền trong nước và nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

5. Chủ trì lập danh sách tổ chức, cá nhân có liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.

6. Thực hiện tương trợ tư pháp trong phòng, chống rửa tiền thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.

7. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này; thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền đối với các loại tội phạm nguồn có rủi ro cao quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này.

Điều 50. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

1. Trao đổi thông tin, tài liệu về hoạt động rửa tiền nhằm tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong nước và nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Chủ trì lập danh sách tổ chức, cá nhân bị chỉ định có liên quan đến phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

3. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này.

Điều 51. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chứng khoán, dịch vụ kế toán, trò chơi điện tử có thưởng, casino, xổ số, đặt cược và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

2. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với đối tượng báo cáo thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó có căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo đó.

3. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này; thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đối với lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 52. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, trừ việc cho thuê, cho thuê lại bất động sản và dịch vụ tư vấn bất động sản.

2. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với đối tượng báo cáo thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó có căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo đó.

3. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này; thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, trừ việc cho thuê, cho thuê lại bất động sản và dịch vụ tư vấn bất động sản quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này.

Điều 53. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực công chứng, hành nghề luật sư.

2. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

3. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với các đối tượng báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó có căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo đó.

4. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này; thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền trong lĩnh vực công chứng, hành nghề luật sư quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này.

Điều 54. Trách nhiệm của Bộ Công Thương

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh kim khí quý, đá quý, trừ hoạt động kinh doanh vàng miếng và vàng trang sức, mỹ nghệ.

2. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với đối tượng báo cáo thuộc lĩnh vực kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó có căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo đó.

3. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này; thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh kim khí quý, đá quý, trừ hoạt động kinh doanh vàng miếng và vàng trang sức, mỹ nghệ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này.

Điều 55. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai công tác phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đối với pháp nhân được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Điều 56. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai công tác phòng, chống rửa tiền đối với các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện và tổ chức tôn giáo.

2. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền đối với các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện và tổ chức tôn giáo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này.

3. Phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện đánh giá rủi ro về rửa tiền đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

Điều 57. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai công tác phòng, chống rửa tiền đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

2. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này.

3. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký kết và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống rửa tiền.

Điều 58. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet.

2. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với đối tượng báo cáo thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó có căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo đó.

3. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này; thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này.

4. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc thông tin, truyền thông về chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

Điều 59. Trách nhiệm của các Bộ, ngành khác

1. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền.

2. Thanh tra, kiểm tra đối tượng báo cáo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

3. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan định kỳ thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 của Luật này.

Điều 60. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân

1. Viện kiểm sát nhân dân, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi rửa tiền; phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong đấu tranh phòng, chống rửa tiền.

2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp về hình sự; kịp thời tiếp nhận, xử lý, yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự trong phòng, chống rửa tiền.

3. Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 của Luật này.

Điều 61. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân

1. Tòa án nhân dân, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi rửa tiền; phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong đấu tranh phòng, chống rửa tiền.

2. Tòa án nhân dân tối cao, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp trong phòng, chống rửa tiền.

3. Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 của Luật này.

Điều 62. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống rửa tiền tại địa phương.

2. Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai và đôn đốc thực hiện kế hoạch phòng, chống rửa tiền, thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền.

3. Phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống rửa tiền theo thẩm quyền.

Điều 63. Trách nhiệm bảo mật thông tin

1. Cơ quan nhà nước quy định tại Luật này có trách nhiệm thực hiện chế độ bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin quy định tại Điều 6 của Luật này cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài phải bảo đảm các thông tin được bảo mật và sử dụng đúng mục đích tại yêu cầu trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 64. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến phòng, chống rửa tiền

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 49 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 như sau:

“1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát ngân hàng.”.

2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống khủng bố số 28/2013/QH13 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung Điều 34 như sau:

“Điều 34. Thực hiện các biện pháp phòng, chống tài trợ khủng bố và áp dụng biện pháp tạm thời; đánh giá rủi ro quốc gia về phòng, chống tài trợ khủng bố

1. Tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan áp dụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 40 của Luật Phòng, chống rửa tiền để nhận biết khách hàng, thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng; xây dựng quy định nội bộ và báo cáo, cung cấp, lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo về phòng, chống tài trợ khủng bố.

2. Ngay khi có nghi ngờ khách hàng hoặc giao dịch của khách hàng liên quan đến tài trợ khủng bố hoặc khách hàng nằm trong Danh sách đen thì tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan báo cáo cho lực lượng chống khủng bố của Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và phải áp dụng các biện pháp tạm thời theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

3. Định kỳ 05 năm, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về tài trợ khủng bố tại Việt Nam và trình Chính phủ phê duyệt kết quả đánh giá, kế hoạch thực hiện sau đánh giá.”;

b) Sửa đổi, bổ sung Điều 35 như sau:

“Điều 35. Kiểm soát vận chuyển tiền mặt, kim khí quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng qua biên giới

Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện việc kiểm soát vận chuyển tiền mặt, kim khí quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng qua biên giới Việt Nam quy định tại Điều 24 của Luật này và Điều 35 của Luật Phòng, chống rửa tiền có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng các hoạt động này để tài trợ khủng bố.”.

Điều 65. Áp dụng quy định của Luật này trong phòng, chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt

Tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan áp dụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 40 của Luật này để nhận biết khách hàng, thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng; xây dựng quy định nội bộ và báo cáo, cung cấp, lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo về phòng, chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Điều 66. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2023, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Khoản 1 Điều 64 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày quy định khác về cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có hiệu lực.

3. Luật Phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành./.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2022.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Vương Đình Huệ

NATIONAL ASSEMBLY OF VIETNAM
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness
---------------

Law No. 14/2022/QH15

Hanoi, November 15, 2022

 

LAW

ANTI-MONEY LAUNDERING

Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

The National Assembly of Vietnam herein enacts the Anti-Money Laundering (AML) Law.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

1. This Law stipulates measures to prevent, detect, combat and punish natural or legal persons for money laundering acts; responsibilities of entities, natural or legal persons for money laundering prevention and control; international cooperation in AML.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 2. Subjects

1. Financial institutions.

2. Relevant non-financial businesses and professions.

3. Vietnamese natural or legal persons; foreign entities; aliens; international entities transacting with financial institutions, relevant non-financial businesses and professions.

4. Other natural or legal persons, and body or institutions related to money laundering prevention and control.

Article 3. Interpretation

For the purposes of this Law, terms used herein are construed as follows:

1. Money laundering refers to the act that a natural or legal person performs to legalize the origin of the property derived from any offence(s).

2. Property derived from any offence(s) refers to the property obtained directly or indirectly from criminal activity; part of the income, proceeds, gain or profits generated from the property obtained from any illegal act(s).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Originator refers to the account holder who allows the wire transfer from that account, or where there is no account, the natural or legal person that places the order with a financial institution to perform the wire transfer.

5. Wire transfer refers to any transaction carried out on behalf of an originator through a financial institution by electronic means with a view to making an amount of funds available to a beneficiary person at a beneficiary financial institution, irrespective of whether the originator and the beneficiary are the same person.

6. Customer refers to a natural or legal person that is using or intends to use any service or product supplied by a financial institution or a relevant non-financial business or profession.

7. Beneficial owner refers to the natural person(s) who ultimately owns one or several asset(s), or controls a customer on whose behalf a transaction relating to asset(s). It also includes those persons who exercise control over a legal person or arrangement.

8. Correspondent banking relationship refers to the relationship created by the provision of banking, payment and other services by one bank in a country or territory (correspondent bank) to another bank in other country or territory (respondent bank).

9. Blacklist comprises the list of natural or legal persons involved in acts of terrorism or terrorist financing that is compiled under the control of the Ministry of Public Security, and the list of natural or legal persons charged with being involved in proliferation and financing of proliferation of weapons of mass destruction that is compiled under the control of the Ministry of National Defence in accordance with law.

10. Greylist refers to the list of natural or legal persons compiled by the State Bank of Vietnam with a view to warn them of being exposed to high risk of money laundering.

11. Financial Action Task Force on Money Laundering (FATF) refers to an inter-governmental body serving the objectives of setting standards, promoting effective implementation of legal, regulatory and operational measures for combating money laundering, terrorist financing, financing of proliferation of weapons of mass destruction and other related threats to the integrity of the global financial system.

12. Legal arrangement refers to a trust or any other similar legal arrangement recognized and established by foreign laws, under which the trustee is allowed to acquire the legal ownership and control of the property through the transfer process from the settlor/grantor to conduct the operation, management and supervision of such property for the benefit of the beneficiary or for the agreed purposes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



14. Non-profit organization refers to a legal person or institution that engages in activities not because of profits, including social associations or funds; charitable funds; religious organizations; foreign non-governmental organizations incorporated, licensed and operated under national law of Vietnam.

15. Foreign politically exposed person (foreign PEP) refers to someone who holds a prominent public position or role in a foreign body or institution or international organization.

Article 4. Reporting Entities (or Entities Subject to Reporting Obligations or Requirements)

1. Reporting entities are financial institutions licensed to conduct one or more of the following activities or operations:

a) Acceptance of deposits;

b) Lending;

c) Financial leasing;

d) Payment services;

dd) Payment intermediary services;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) Bank guarantees and financial commitments;

h) Providing foreign exchange services, money market instruments;

i) Securities brokerage; advice to security investment, provision of security for securities issues;

k) Investment fund and portfolio management;

l) Life insurance business;

m) Money and currency changing.

2. Reporting entities are relevant non-financial businesses and professions subject to law that conduct one or more of the following activities or operations:

a) Prize-awarding games, including electronic games; telecommunications network-based games, Internet-based games; casinos; lottery tickets; betting;

b) Real estate business, except leasing or subleasing of real property and real estate consulting;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Supply of accounting services; provision of notarial services; provision of legal services rendered by lawyers, legal professional organizations;

dd) Providing business formation, management and administration services; providing services of acting as (or arranging for another person to act as) a director or secretary of a company to third parties;

3. The Government shall promulgate regulations on new activities at risk of money laundering conducted by reporting entities not referred to in clause 1 and 2 of this Article after receiving approval from the Standing Committee of the National Assembly of Vietnam.

Article 5. AML Principles

1. Prevention and combat of money laundering shall be conducted under the regulatory provisions of law on condition that sovereignty and territorial integrity, national security and interests are not prejudiced; the normal conduct of economic and investment activities is not interrupted; the legitimate rights and interests of legal or natural persons are protected; abusing public powers or AML activities to infringe upon the legitimate rights and interests of a natural or legal person concerned.

2. All acts of money laundering shall be legally sanctioned.

3. AML countermeasures shall be taken in a timely and consistent manner.

Article 6. International Cooperation in AML

1. International cooperation in the prevention and combat of money laundering shall be carried out according to the principle of respecting independence, sovereignty and territorial integrity, national security, mutual benefits, and compliance with Vietnamese laws and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party, and international agreements between the Vietnamese contracting party and the foreign contracting party.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Competent regulatory authorities shall, based on their range of functions and duties, conduct international cooperation regarding AML in:

a) Identification and freezing of property or assets of money-laundering criminals;

b) Execution of mutual legal assistance requests;

c) Communication, provision and transfer of AML information with foreign competent authorities;

d) Research, training, information support, technical assistance, financial aid and AML experience exchange;

dd) Other AML cooperation activities prescribed by law.

3. During the process of international cooperation in AML, competent state authorities may refuse to communicate, provide and transfer AML information if:

a) the requested information may prejudice national independence or autonomy, sovereignty, territorial integrity, national security and other essential interests of Vietnam;

b) the requested information are inconsistent with international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member state; international agreements between the Vietnam signatory and the other foreign signatories; or regulatory provisions of national law of Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) the requesting competent authority in foreign jurisdictions fails to either undertake or protect the confidentiality of the information requested to be communicated, provided or transferred by the competent authority in Vietnam under the secrecy or confidentiality mechanism or regime in line with Vietnam’s regulatory provisions on protection of state secrets.

4. Processes, procedures and methods of international cooperation in AML shall comply with international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member state, international agreements between the Vietnam signatory and other signatories in foreign jurisdictions, and other regulatory provisions of relevant law.

5. On an annual basis, or at the request of the State Bank of Vietnam, competent state authorities of Vietnam shall be responsible for administering international cooperation in AML with foreign competent authorities to the State Bank of Vietnam.

Article 7. National Assessment of Money Laundering Risks

1. Every 5 years, the State Bank of Vietnam shall lead and/or cooperate with Ministries and central authorities concerned in conducting the national assessment of money laundering and seeking the Government’s approval of assessment results and post-assessment action plans. The national assessment of money laundering shall cover all activities newly classified as sources of money laundering risk.

2. Ministries and central authorities shall assume the following responsibilities:

a) Widely disseminate the results of the national assessment of money laundering risks within their internal setting, and to the reporting entities placed under their jurisdiction, and also take measures to minimize the identified risks;

b) Provide the State Bank of Vietnam with update on money laundering risks based on execution of post-assessment action plans, or whenever any risk arises within their remit. On the basis of the risk update results informed by these Ministries or central authorities, the State Bank of Vietnam shall integrate them into reports submitted to the Government to seek its approval of national money-laundering risk updates and action plans in response to these updated risks.

3. The Government shall promulgate regulations regarding principles, criteria and methods of the national assessment of money laundering risks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Organize, participate in or facilitate, assist in the conduct of money laundering.

2. Create and maintain anonymous or pseudonymous accounts (or accounts in obviously fictitious names).

3. Create and maintain business relationships with shell banks.

4. Illegally provide services that involve the acceptance of cash, cheques, other monetary instruments and other stores of value and the payment to a beneficiary.

5. Abuse public positions and power over AML activities to prejudice the legitimate rights and interests of a natural or legal person.

6. Hinder the provision of information necessary for AML purposes.

7. Intimidate and take revenge on the persons detecting and reporting money laundering offences.

Chapter II

MONEY LAUNDERING COUNTERMEASURES (OR AML MEASURES)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 9. Identifying customers

1. Customer identification shall cover the range of activities, such as collecting, updating and verifying information specified in Article 10, 11, 12, 13 and 14 herein.

2. A financial institution should be required to undertake customer due diligence (CDD) measures when:

a) that customer first opens an account or establishes a business relation with the financial institution;

b) that customer conducts occasional transactions that equal or exceed the designated threshold; that are wire transfers that do not contain information, such as the name, address, account number of the originator, or the transaction reference number required in the absence of the originator's account;

c) there is a suspicion that a transaction or interested parties to a transaction involves/are involved in any money laundering offence;

d) the financial institution has doubts about the veracity or adequacy of previously obtained customer identification data.

3. Customer due diligence (CDD) or customer identification measures shall be applied to relevant non-financial businesses and professions as follows:

a) Those referred to in point a of clause 2 of Article 4 herein shall be required to identify any customer with whom the transaction equals or exceeds the designated threshold;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Those referred to in point c of clause 2 of Article 4 herein shall be required to identify any customer with whom the value of transaction involving trading of precious metals or jewels in cash or foreign-currency cash equals or exceeds the designated threshold;

d) Those referred to in point d of clause 2 of Article 4 herein shall be required to conduct customer identification when providing their customers with an accountant’s services; notary public’s services, acting on behalf of their customers to prepare for or carry out the transactions involving buying and selling of the rights to use land, own house and other property associated with land; providing their customers with the safe custody of money, securities or other assets for their customers; managing bank, saving or securities accounts for their customers; managing and directing companies; participating in purchase and sale of business entities;

dd) Those specified in point dd of clause 2 of Article 4 herein shall be required to apply customer due diligence measures when providing them with business formation, management and administration services; services of acting as (or arranging for another person to act as) a director or secretary of a company for third parties; legal arrangement services.

4. The Government shall elaborate on this Article.

Article 10. Customer Identification Data

The reporting entities shall collect customer identification data, including:

1. Customer’s identity, including information about a representative of an individual customer (if any):

a) For an individual customer adopting Vietnam as his/her only one citizenship: His/her full name; birth date; nationality; profession, job position; contact phone number; number of ID card, Citizen ID card, personal identification, passport, date and place of issuance; permanent residence address and other present residence (if any);

b) For an individual customer with only one citizenship who is a foreign resident in Vietnam: His/her full name; birth date; nationality; profession and job position; contact phone number; number, date and place of issuance of the passport; reference number of the entry visa, except when he/she is granted visa exemption permitted by law; residence address in his/her home country and registered residence address in Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) For the individual customer having dual or multiple citizenship: the same as those prescribed in point a, b or c of this clause; nationality(ies), residence address(es) in the country(ies) of the other citizenship;

dd) For the individual customer who is a nonnational: His/her full name; birth date; profession and job position; reference number of laissez passer (if any); reference number of visa; the authority issuing entry visa, except if he/she is granted visa exemption permitted by law; residence address in his/her home country and registered residence address in Vietnam;

e) For an institutional customer: Its full and abbreviated transaction name; main office; reference number of the incorporation permit, business reference number or tax identification number; contact phone number; facsimile number, website (if any); scope of activities or lines of business; information about the founder, duly authorized representative, Director or General Director, Chief Accountant or staff member in charge of accounting tasks (if any), including the corresponding information specified in point a, b, c, d and dd of this clause, and the information prescribed in this point required if the founder is an organization;

2. Information about the beneficial owner, including relevant customer identification data specified in point a, b, c, d or dd of clause 1 of this Article. The reporting entities shall identify the beneficial owner and apply due diligence measures to identify and update information about that beneficial owner. The Government shall elaborate on criteria for identification of beneficial owners;

3. Purposes and nature of business relationships between customers and reporting entities.

Article 11. Customer Identification Updates

Reporting entities shall update customer identification data during the period of building of relationships with customers in order to ensure that transactions carried out by customers are consistent with information about customers available in the existing files, known information about customers, business activities, levels of money laundering risk and origin of assets of customers.

Article 12. Verification of Customer Identification Data

1. Reporting entities shall use data and documents necessary for verifying customer identification data, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) For an institutional customer: Its incorporation permit, establishment decision or business registration certificate; decision on reorganization, dissolution, bankruptcy, termination of business (if any); statutes; appointment decision or agreement for engagement of Director or General Director, Chief Accounting or staff member in charge of accounting tasks (if any); data and documents relating to the founder or legal representative of that institutional customer, beneficial owner.

2. Reporting entities may obtain information from the national database defined by law, or through competent state agencies or other legal persons defined in Article 13 or third parties defined in Article 14 herein for the purposes of comparison and verification of information that customers have provided.

Article 13. Verification of Customer Identification Data by Outsourcing Other Entities

1. Reporting entities may outsource other entities instituted and operated in accordance with law to verify customer identification data, unless otherwise defined in Article 14 herein. Outsourcing other entities or legal persons to verify customers of principals shall be as agreed upon between parties concerned and in accordance with relevant laws.

2. Reporting entities shall undertake that outsourced entities will protect confidentiality and security for customer identification data in accordance with law, and shall be held accountable for results of verification of customer identification data received from the outsourced entities.

Article 14. Customer Identification by Third Parties

1. Reporting entities may identify customers with the help of third parties provided that these third parties satisfy the following requirements:

a) They must be financial institutions or relevant non-financial businesses or professions engaged into relationships with customers. This requirement does not apply to outsourcing or agency relationships;

b) They must identify customers under the provisions of this Law or FATF’s recommendations if the third party is a foreign legal person;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) They are supervised or monitored by competent authorities.

2. Where both the third party and its parent company are financial institutions, the reporting entity shall ensure that the third party satisfies the requirements specified in clause 1 of this Article, and the third party's parent company satisfies the requirements concerning identification of customers, politically exposed persons, storage or depositing of information, documents, records and reports as specified in Article 9, 17, 38 and 40 herein or FATF’s relevant recommendations that are applicable to parent companies of financial institutions that are foreign entities, and need to be put to use, as well as monitored in the entire systems of these entities; shall apply risk mitigation policies to sectors at high risks of money laundering.

3. Reporting entities shall take responsibility for third parties’ performance toward customer identification.

Article 15. Assessment of Money Laundering Risks by Reporting Entities

1. Each reporting entity shall conduct the assessment of money laundering risks. Assessment results shall be updated on a yearly basis. Where the reporting entity is a legal person, approval of results of money laundering risk assessment and update shall be subject to that reporting entity’s internal rules and regulations.

2. Reporting entities shall be required to submit money-laundering risk assessment and update reports the State Bank of Vietnam, Ministries or central authorities managing their activities within 45 days after the completion date if these reporting entities are natural persons, or the approval date if these reporting entities are legal persons. Money-laundering risk assessment and update results shall be disseminated in the entire system of each reporting entity.

3. The Governor of the State bank of Vietnam shall decide criteria or methodologies for assessment of money laundering risks incurred by reporting entities.

Article 16. Categorizing Customers by Levels of Money Laundering Risk

1. Based on the results of money-laundering risk assessment and update defined in Article 15 herein, reporting entities shall develop the procedures for management of money laundering risk. Procedures for management of money laundering risks shall cover classification of customers by low, medium and high level of risk, and risk management methodologies in response to specific levels of money laundering risk from customers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) For the customer representing a low risk of money laundering, the reporting entity may collect, update and verify customer identification data to a mitigated degree when starting a relationship with that customer;

b) For the customer representing a medium level of money laundering risk, the reporting entity may apply CDD measures specified in Article 9 herein to that customer;

c) For the customer representing a high level of money laundering risk, in addition to the CDD measures applied as specified in point b of this clause, the reporting entity shall apply enhanced CDD measures, including the intensified collection, updating and verification of customer identification data and close monitoring of that customer’s transactions.

3. The Governor of the State Bank of Vietnam shall elaborate on this Article.

Article 17. Responsibilities of Reporting Entities Relating to Foreign PEPs

1. Reporting entities shall check all available sources of information, including those comprising the list of foreign PEPs announced by the State Bank of Vietnam, in order to compile the list of customers that are foreign PEPs for their use.

2. The reporting entity shall satisfy the following requirements:

a) Have the risk management system appropriate for identification of the customer or the beneficial owner that is a foreign PEP; the beneficiary or the beneficial owner of the beneficiary of the life insurance policy that is a foreign PEP;

b) Obtain approval from the senior management in accordance with internal rules and regulations before starting a relationship with the customer that is a foreign PEP;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Reporting entities shall apply the requirements specified in point b and c of clause 2 of this Article if an individual customer:

a) is the parent, spouse, son/daughter, single elder/younger brother/sister of any natural person appearing in the list defined in clause 1 of this Article;

b) shares ownership or control of one or more legal person(s) or arrangement(s) with any natural person on the list defined in clause 1 of this Article;

c) is the beneficial owner of one or more legal person(s) or arrangement(s) owned by any natural person appearing on the list defined in clause 1 of this Article.

Article 18. Correspondent Banking Relationship

1. As a correspondent bank, the reporting entity shall be required to satisfy the following requirements when starting a counterpart relationship for the purposes of providing banking, payment and other services to a respondent bank:

a) Gather sufficient information about the respondent bank in order to fully grasp the nature and reputation of the respondent bank’s business, including whether it has been subject to any money laundering investigation or regulatory action in response to money laundering offences;

b) Assess the respondent bank's AML controls;

c) Clearly understand the respective responsibilities that the respondent bank assumes in a correspondent banking relationship.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Starting or entering into correspondent banking relationships by reporting entities shall be subject to the approval from Directors or General Directors or persons authorized by Directors or General Directors of the reporting entities.

Article 19. Responsibilities of Reporting Entities for New Products or Services; Existing Products or Services Using Innovative Technologies

1. Reporting entities shall issue policies and procedures for identification and assessment or measurement of money-laundering risks before providing new products or services; existing products or services using innovative technologies to serve the following purposes:

a) Detect and prevent the use of new products or services; existing products or services using innovative technologies for money laundering activities;

b) Manage money-laundering risks when entering into transactions with customers using new products or services; existing products or services using innovative technologies.

2. Reporting entities shall apply measures when providing new products or services; existing products or services using innovative technologies with the aim of reducing money-laundering risks.

Article 20. Special Attention Paid to Unusual Transactions

1. Reporting entities shall pay attention to the following unusual transactions:

a) Complex or unusual large transactions subject to the Government's regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. In order to exercise special attention to unusual transactions, reporting entities shall apply the enhanced measures prescribed in point c of clause 2 of Article 16 herein; check the background and purpose of unusual transactions; where there is any suspicion as to any unusual activity, reporting entities shall conduct examination, analysis and reporting of the suspicious transaction and may reject such transaction.

Article 21. Transparency of Information Regarding Legal Persons

1. The company registry, or the authority granting incorporating permits or licenses to legal persons, shall be required to update and keep or maintain basic information about a legal person, including name and category of the legal person in question, incorporation decision, permit or license relating to its business, its legal status, head office’s address, control or organization structure; list of directors or managers, company statutes; its beneficial owner(s) (if any). Such information shall be kept for at least five years after the date on which the legal person is dissolved or otherwise ceases to exist in accordance with law.

2. The legal person shall be obligated to obtain, update, record and keep its basic information, including its name and category of business, incorporation decision, permit or license relating to business, legal status, head office’s address, control or organization structure; list of directors or managers, company statutes; its beneficial owner(s).

3. When performing the regulatory functions and duties regarding AML, or conducting investigation, prosecution, trial or legal procedure, the State Bank of Vietnam and competent state authorities shall exercise their right to request entities, institutions and legal persons to provide information specified in clause 1 and 2 of this Article.

Article 22. Transparency of Information Regarding Legal Arrangements

1. The trustee under a legal arrangement shall assume the following responsibilities:

a) Collect and update identities of the settlor/grantor, trustee, beneficiary, parties concerned (if any), the natural person(s) who exercise ultimate control(s) over the trust.

Such information should be kept for at least five years after the date on which the trustee ceases to participate in trust activities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. When identifying customers as trustees through the customer due diligence process, financial institutions or relevant non-financial businesses or professions may request the trustees to provide the pieces of information specified in clause 1 of this Article, and trust literature or texts.

3. When performing the regulatory functions and duties regarding AML, or conducting investigation, prosecution, trial or legal procedure or action, the State Bank of Vietnam and competent state authorities shall exercise their right to request natural or legal persons to provide information specified in clause 1 and 2 of this Article.

Article 23. Transparency Regarding Activities of Non-profit Organizations

1. Non-profit organizations shall be required to obtain, update and record information, documents and records as follows:

a) Information about financing non-person entities or persons, including full name, address, amount of financing, financing method and others (if any);

b) Information about non-person entities or persons receiving financing, including full name, address, amount received through financing activity, method of receipt, functionalities of the amount received and others (if any);

c) Documents, records and documentary evidence related to financing and acceptance of financing.

2. Non-profit organizations shall be required to keep information, documents and records specified in clause 1 of this Article for at least five years after the date on which financing activity or acceptance of financing ends.

3. Where a non-profit organization is dissolved or terminated, the information, documents and records specified in clause 1 of this Article shall be handed over to the authority having competence in managing that non-profit organization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Section 2. RESPONSIBILITIES FOR FORMULATION OF INTERNAL RULES AND REGULATIONS, REPORTING, PROVISION AND SAFEKEEPING OF INFORMATION AND DOCUMENTS OR RECORDS REGARDING PREVENTION AND CONTROL OF MONEY LAUNDERING

Article 24. Internal Rules and Regulations regarding AML

1. Institutional reporting entities shall be required to publish internal rules and regulations on AML, mainly including:

a) Customer acceptance policy that covers stipulations about denial of account opening, establishment of business relationships, conduct of transactions, or termination of business relationship with customers that may be allowed if any reporting entity fails to identify customers due to these customers’ refusal to provide their information or inadequate provision of information;

b) Customer identification procedures and processes;

c) Risk management policies and procedures that encompass the matters prescribed in clause 1 of Article 16, clause 1 of Article 19 and clause 2 of Article 34 herein;

d) Procedures for reporting of should-be-reported transactions;

dd) Steps in examining, detecting, handling and reporting suspicious transactions; methods of contact with customers performing suspicious transactions;

e) Storage, security and confidentiality of information;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



h) Regimes for reporting or providing information to the State Bank of Vietnam and other competent state authorities;

i) Recruitment and training of personnel specializing in AML activities;

k) Internal control, audit of compliance with policies, regulations, regulatory processes and procedures relating to AML activities; responsibilities of each natural person or department for implementation of internal rules and regulations on AML.

2. A reporting entity that is an extra-small enterprise, or a natural person, shall be required to publish internal rules and regulations on AML, containing the matters prescribed in point a, b, c, dd, e and g of clause 1 of this Article.

3. Internal rules and regulations shall enable prevention, detection, combat and handling of suspicious activities relating to money laundering; shall be consistent with the organization structure and size of business and level of risk of money laundering of the reporting entity, and should be applied and disseminated in the entire system and at its agencies.

4. Each year, reporting entities shall be required to review their internal AML rules and regulations and modify or amend them as appropriate.

5. The Governor of the State Bank of Vietnam shall elaborate on this Article.

Article 25. Reporting of Should-be-reporting Large Transactions

1. Reporting entities shall be responsible for reporting to the State Bank of Vietnam when conducting should-be-reported large transactions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The Governor of the State bank of Vietnam shall enact regulations on regimes for reporting of should-be-reported large transactions.

Article 26. Reporting of Suspicious Transactions

1. A reporting entity shall be responsible for reporting any suspicious transaction to the State Bank of Vietnam where:

a) it has known that such transaction is conducted at the request of a suspect, defendant or convictee, and has had reasonable grounds to suspect that the property involved in that transaction is owned, or stems from the one owned or controlled by that suspect, defendant or convictee. Determining whether a person is a suspect, defendant or convictee shall be subject to the notices of competent state authorities;

b) there is no plausible ground to suspect that the property involved in a transaction is related to the money laundering offence determined after examining, collecting and analyzing information when the customer or transaction show one or more signs of suspicious activity specified in Article 27, 28, 29, 30, 31, 32 and 33 herein, or otherwise determined by the reporting entity.

2. When detecting any sign of suspicious activity other than those specified in Article 27, 28, 29, 30, 31, 32 and 33 herein, reporting entities, relevant Ministries and central authorities shall be required to notify it to the State Bank of Vietnam.

3. Subject to the AML requirements likely to change over time, the State Bank of Vietnam shall seek the Government’s insertion of more signs of suspicious activity specific to sectors or industries other than those specified in Article 27, 28, 29, 30, 31, 32 and 33 herein.

4. The Governor of the State Bank of Vietnam shall enact regulations on regimes for reporting of suspicious transactions.

Article 27. Common Signs of Suspicious Activity

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The customer induces the reporting entity not to report the transaction to the competent state authority.

3. It is unlikely to identify a customer based on the information provided by the customer or a transaction relating to an anonymous party.

4. The phone number provided by a customer does not work or exist after an account is created or a transaction is performed.

5. The transaction is performed by order or according to the authorization obtained from entities and persons defined in the Greylist.

6. The transaction can, based on the customer’s identification information or through examination of economic and legal concepts thereof, determine the connection between the parties involved and criminal activities or the association with the entities or persons appearing on the Greylist.

7. The natural or legal person participates in a transaction at great expense, which is deemed as incommensurate with their business situation and income.

8. The customer requests the reporting entity to carry out a transaction without conforming to the procedures and processes required by law.

Article 28. Signs of Suspicious Activity in Banking Sector

1. There is a dramatic change in the volume of transactions performed on an account; money flowing in or out from an account quickly; despite the great volume of transactions in a day, the balance remaining in an account is tiny or equals zero.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. A letter of credit and other trade finance facilities of which value is unusually great, and the proportion(s) of discount to value is high, are used.

4. A customer has access to multiple accounts opened by credit institutions or foreign bank branches in a geographic area different from the place where he/she resides, works or does business.

5. A customer’s account suddenly records a usually large amount of funds that are deposited or transferred.

6. A large amount of funds are transmitted overseas from a company’s account after that account receives multiple small amounts that are wired or in form of cheques or drafts.

7. A foreign-invested economic entity transmits money abroad after receipt of investment capital, or remits money overseas despite not allowed to do so according to its scope of business; a foreign investor transmits money abroad promptly after receiving funds from abroad to the account opened at any credit institution or foreign bank branch doing business in Vietnam.

8. A customer frequently converts low-value banknotes into high-value ones.

9. A transaction involving depositing or withdrawal of funds is performed by an entity or person creating illegal assets as a result of criminal activity that has been named on the mass media.

10. A customer requests the lending of a permissible maximum amount for which it/he/she may provide security by using a life insurance policy of which total premium is paid on a lump sum basis promptly after payment of insurance costs.

11. Information about the origin(s) of asset(s) used as financing, investment(s), lending or entrusted investment of a customer is not clear or transparent.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



13. There is a suspicion that a customer uses a personal account for conducting a transaction relating to the structure of a legal person, or acting on behalf of other natural person to perform a transaction.

14. Online transactions are performed through accounts that frequently change in terms of login devices or internet protocol (IP) addresses abroad.

Article 29. Signs of Suspicious Activity in Payment Intermediary Sector

1. There is a dramatic change in the volume of transactions performed on an e-wallet; money flowing in or out from an e-wallet quickly; despite the great volume of transactions performed a day, the balance remaining in an e-wallet is tiny or equals zero.

2. A customer frequently tops up or recharges an e-wallet with a lot of small replenishments, then carries out a transaction involving transferring a large amount of money to an e-wallet or withdrawing a large amount of money to its/his/her bank checking account or debit card or vice versa.

3. Transactions involving transfer of small amounts of money from various e-wallets to an e-wallet or vice versa occur in a short while; a transaction involves transfer of an amount of money to different e-wallets; parties concerned in a transaction do not care about transaction fees; a lot of transactions, each of which is close to the great value requiring to be reported, are performed; an e-wallet records a lot of transactions involving transfer of funds to another e-wallet in a unusually short time of origination of each transaction.

4. A customer’s e-wallet unexpectedly is credited with an unusually great top-up amount.

5. A transaction involving crediting or debiting money to or from an e-wallet account or transferring money between e-wallets is performed by an entity or person obtaining illegal assets as a result of criminal activity that has been named on the mass media.

6. There is a suspicion that a customer uses a personal account for conducting a transaction relating to the structure of a legal person, or acting on behalf of other natural person to perform a transaction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. Online transactions performed through e-wallets change constantly in terms of login devices or IP addresses.

9. A customer regularly uses login devices or IP addresses abroad to have access to an e-wallet or perform transactions on an e-wallet; frequently uses a login device or IP address to carry out transactions on various e-wallets of which holders are different.

Article 30. Signs of Suspicious Activity in Life Insurance Business Sector

1. A customer requests the purchase of an insurance policy of unusually great value, or demands a lump-sum payment of insurance premiums if such payment is not permitted for the requested insurance product, despite the fact that its/his/her existing insurance policies are of low value and require the payment of insurance premiums in instalments.

2. A customer requests the underwriting of an insurance contract for which each instalment of insurance premium paid does not match its/his/her current income.

3. An insurance buyer pays the insurance premium through an account other than its/his/her account or the account of its/his/her authorized entity or person, or by bearer negotiable instruments.

4. An insurance buyer requests replacement of the nominee beneficiary by a natural person who does not have a clear relationship with him/her.

5. A customer accepts all unfavorable conditions not relating to his/her age, health condition; a customer requests the purchase of insurance for indefinite purposes; conditions and value of an insurance contract are contradictory to his/her needs.

6. An insurance buyer waives the insurance contract promptly after purchase and requests transfer of paid insurance premiums to a third party; a customer regularly participates in insurance and transfers the insurance contract to a third party.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. An insurance company frequently pays a large amount of money for insurance to the same customer.

Article 31. Signs of Suspicious Activity in Securities Sector

1. Suspicious transactions involving unusual purchase and sale of securities that occur within one or several days are performed by an entity or person.

2. A securities company conducts money transfers unfit for securities business activities.

3. A nonresident transfers a large amount of money from a securities trading account or discharges an investment entrustment agreement to move funds out of Vietnam.

4. A customer regularly sells all stocks on the portfolio and requests a securities company to sign a payment order to enable its/his/her cash withdrawals from a commercial bank.

5. A customer makes unusual investments in various types of securities that are not favorable in a short while.

6. A customer's securities trading account unexpectedly is credited with a large amount of money unfit for the customer’s financial capability.

7. A transaction involving the purchase or sale of securities is funded by an investment fund set up in a country or territory at high risk of money laundering.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 32. Signs of Suspicious Activity in Prize-awarding Game Business Sector

1. A customer is suspected of keeping on losing games played at a prize-awarding business (or amusement arcade).

2. After buying an unusually large number of coins or tokens at a casino or prize-awarding game center (or amusement arcade), a customer does not play or plays with a very small portion of the bought coins or tokens, and then redeem them for cash, cheques, bank drafts, or money transferred to other accounts.

3. A customer requests the transfer of a winning or prize to the third party with whom he/she does not have any clear relationship.

4. A customer adds more cash or cheques to the winning or prize, and requests a prize-awarding game center to change them into a cheque that has an unusually large value.

5. A customer repeatedly requests a casino or prize-awarding game center to redeem a large amount of coins or tokens for cash within a day.

6. A customer repeatedly requests a third party to buy an unusually large amount of coins or tokens and place a bet on his/her behalf within a day.

7. A customer repeatedly buys lottery tickets, betting tickets or coins or tokens to the extent that they almost reach the permissible maximum limit of a large transaction that should be reported.

8. A customer buys a winning lottery ticket of great value from other person.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Real estate transactions are the authorized transactions performed without reference to any legal basis.

2. A customer does not care about the price of the real property or transaction fees payable.

3. A customer fails to provide information relating to the real property in question or does not wish to provide further information about his/her personal background.

4. The price involved in a transaction between parties does not match the market price.

Article 34. Wire Transfer or Electronic Funds Transfer

1. Reporting entities shall be obligated to report transactions involving transfer of electronic money to the State Bank of Vietnam if value of each of these transactions exceeds the value limit determined under the regulations signed by the Governor.

2. When a reporting entity participates in a transaction involving transfer of electronic money, it shall adopt risk management policies and procedures to carry out, reject, temporarily suspend a transaction, or conduct post-transaction control; check whether a transaction involving the transfer of electronic money contains required information which is inaccurate or incomplete, and report such transaction as a suspicious activity.

3. The Governor of the State Bank of Vietnam shall impose regulations relating to wire transfer or electronic funds transfer against money laundering; regimes for reporting of wire transfer or electronic funds transfer.

Article 35. Declaration and Provision of Information about Cross-border Transportation of Cash, Precious Metals, Jewels and Negotiable Instruments

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Customs authorities or border guards shall be responsible for collecting and storing declared information specified in clause 1 of this Article and providing such information to the State Bank of Vietnam upon request or when there is any suspicion relating to money laundering, terrorist financing or financing of proliferation of weapons of mass destruction.

Article 36. Reporting Forms

1. Reporting entities shall send electronic data or physical reports when compatible IT systems have not yet been created to meet the requests for transfer of electronic data with respect to those reports specified in Article 25, 28 and 34 herein.

2. Where necessary, reporting entities may report by facsimile, telephone or email provided that such reporting conforms to report data safety, confidentiality or security requirements, and confirmation is given in either of the forms defined in clause 1 of this Article.

3. When submitted reports on suspicious transactions, reporting entities shall be required to enclose records on opening of accounts used for transactions, customer identification data, documentary evidence and other documents relating to suspicious transactions, and preventive measures that have been taken.

Article 37. Reporting Deadlines or Time Limits

1. Reporting entities shall report the should-be-reported large transactions specified in Article 25 and the wire transfer transaction specified in Article 34 herein within 01 working day following the date on which each transaction occurs with respect to electronic reports; within 02 working days following the date on which each transaction occurs with respect to physical reports.

2. Reporting entities shall report the suspicious transactions specified in Article 26 herein within 03 working days following the date on which each transaction occurs, or within 02 working days following the date on which the reporting entity detects the suspicious transaction.

3. Where it is discovered that a suspicious transaction requested by a customer is associated with a criminal act, the reporting entity shall be required to report it to the competent state authority and the State Bank of Vietnam within 24 hours following the date of such discovery.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Each reporting entity shall be responsible for safekeeping of information, documents, records and/or reports, including the following:

a) Information, documents, records relating to customer identification;

b) Results of the reporting entity’s analysis and assessment of customers and/or should-be-reported transactions;

c) Other information, documents and records associated with customers or should-be-reported transactions;

d) Report on the transaction specified in Article 25, 26 or 34 herein; information, documents or records attached to the should-be-reported transaction.

2. Retention time limit shall be set as follows:

a) 05 years as from the date on which a transaction is completed or the account-closing date or the report date with respect to information, documents or records specified in point a, b and c of clause 1 of this Article;

b) 05 years as from the date on which a transaction occurs with respect to the reports specified in point d of clause 1 of this Article.

Article 39. Responsibilities for Reporting and Provision of Information, Documents, Records and Reports

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Discharging the obligations to report or provide information by reporting entities, other entities or persons to competent authorities under this Law shall not be deemed as an act of violation against law on information confidentiality or security.

Article 40. Protection of Confidentiality or Security of Information, Documents, Records and Reports

1. Reporting entities, other entities and persons concerned shall be required to comply with law on protection of state secrets and confidentiality or security for customer identification data with respect to those information, documents, records or reports related to should-be-reported transactions in accordance with this Law.

2. Reporting entities, management or employees of reporting entities shall be prohibited from tipping-off by divulging the act of reporting a suspicious transaction or information relating to a suspicious transaction to the State Bank of Vietnam.

Section 3. GATHERING, HANDLING, ANALYSIS, EXCHANGE, PROVISION AND TRANSFER OF INFORMATION ABOUT MONEY LAUNDERING

Article 41. Gathering, Handling and Analysis of Information about Money Laundering

1. The State Bank of Vietnam shall be authorized to request entities and persons concerned to provide information, documents or records necessary for conduct of analysis and transfer of information about AML and international cooperation in AML activities.

2. Entities and persons concerned shall be responsible for providing the State Bank of Vietnam with the information, documents or records specified in clause 1 of this Article.

3. The Government shall elaborate on this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. When there is any reasonable ground to suspect that the transaction specified in the information or report relates to money laundering, within 07 working days, the State Bank of Vietnam shall be responsible for referring information or case file to the competent authority for use in the verification, investigation, prosecution, trial or proceeding.

Information about the suspicious transaction transferred by the State Bank of Vietnam to the competent authority shall be classified as the state secret.

2. The State Bank of Vietnam shall be responsible for cooperating in and exchanging information about prevention and combat of money laundering with competent authorities during the process of investigation, prosecution, trial or proceeding.

3. The State Bank of Vietnam shall assume responsibility for information exchange and provision to Ministries and central authorities concerned to serve the AML purposes.

4. The Government shall elaborate on this Article.

Article 43. Relationship involving Exchange, Provision and Transfer of AML Information with Foreign Competent Authorities

1. The State Bank of Vietnam shall send a request to an AML agency and relevant competent authority abroad to collect and complete information needed for the handling, analysis and transfer of AML information; shall receive responses or feedback and information provided by the AML agency and relevant competent authority abroad, and process or handle the received information in accordance with this Law.

2. The State Bank of Vietnam shall receive the request for provision of information from a competent authority abroad for use in AML activities, and send responses or feedback.

3. The State Bank of Vietnam shall provide and transfer information to a competent authority abroad in accordance with this Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Section 4. APPLICATION OF PROVISIONAL MEASURES AND SANCTIONS

Article 44. Postponement of Transactions

1. Each reporting entity shall be required to promptly take a transaction postponement measure when:

a) there are any reasonable grounds to suspect that a transaction is on the Blacklist, or it is discovered that parties are related to a transaction on the Blacklist;

b) there are grounds to believe that the requested transaction is related to criminal activity in such a way that: the transaction is performed at the request of a convictee defined the law on criminal procedures, and the property involved in the transaction is owned by that convictee, or stems from that convictee's ownership or control; the transaction is related to an entity or person conducting an act of terrorism financing crime;

c) requested by competent state authorities in accordance with relevant laws.

2. When needing a transaction postponement measure to be taken, the reporting entity shall immediately report to the competent state authority and the State Bank of Vietnam.

3. The time limit for application of a transaction postponement measure shall not be more than 03 working days from the date on which it commences.

4. Reporting entities shall be excluded from legal liability for any consequence following application of a transaction postponement measure as provided in this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 45. Freezing of Accounts, Seizure or Confiscation of Assets

Reporting entities shall execute decisions on freezing, seizure or confiscation of assets of entities or persons issued by competent state authorities in accordance with law.

Article 46. Sanctions or Penalties

Entities and persons committing violations against law on AML shall be subject to administrative sanctions or penalties or criminal prosecution, depending on the nature and degree of violation; if such violation causes any damage or loss, compensation shall be paid in accordance with law.

Chapter III

RESPONSIBILITIES FOR AML OF STATE AUTHORITIES

Article 47. Responsibilities of the Government and the Prime Minister

1. The Government shall exercise the uniform authority over AML activities.

2. The Government shall issue regulatory documents under its jurisdiction regarding AML.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 48. Responsibilities of the State Bank of Vietnam

The State Bank of Vietnam shall be held accountable to the Government for exercising the regulatory authority over AML, and shall have the following duties and powers:

1. Formulate and request competent authorities to issue, or issue within their competence, legislative documents and plans regarding AML;

2. Take charge of, and cooperate with relevant agencies in, implementing measures to prevent and combat money laundering in the monetary and banking sectors.

3. Inspect, examine and supervise AML activities with regard to the reporting entities under the range of its responsibilities for state management of money and banking activities, even when doing so based on results of national risk assessment of money laundering and results of money-laundering risk assessment of these reporting entities;

4. Cooperate, exchange and provide information with competent authorities in the activities of inspection, supervision, investigation, prosecution, trial, proceeding and judgment enforcement related to money laundering;

5. Implement international cooperation on money laundering prevention and combat, act as a conduit to participate in and implement Vietnam's obligations in the role of a member of an international organization on prevention and combat of money laundering;

6. Conduct research and application of scientific and technical advances and information technology to the prevention and combat of money laundering;

7. Take charge of, and cooperate with relevant agencies in, disseminating and educating laws on prevention and combat of money laundering, and communicating guidelines, policies and laws on prevention and combat of money laundering, and holding training sessions on money laundering prevention and combat;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9. Take charge of conducting the national risk assessment on money laundering as specified in clause 1 of Article 7 in this Law; carry out the assessment and updating of money laundering risks in the monetary and banking sectors, and gather and submit to the Government for approval of national money-laundering risk updates according to the provisions of clause 2 of Article 7 in this Law;

10. Cooperate with the Ministry of Foreign Affairs, relevant ministries and central authorities to propose and preside over the signing of, and implement international treaties and agreements on prevention and combat of money laundering;

11. Supervise reporting entities’ compliance with the reporting requirements specified in Article 25, 26 and 34 in this Law; cooperate in providing supervisory information to Ministries and central authorities to meets the needs regarding inspection, examination and supervision of money laundering prevention and combat activities.

Article 49: Responsibilities of the Ministry of Public Security

1. Collect, receive and process information necessary for combat against money laundering crimes.

2. Notify the results of processing information related to suspicious transactions to the State Bank of Vietnam.

3. Preside over, and cooperate with relevant agencies, entities and persons concerned in preventing, detecting, investigating and handling money laundering crimes.

4. Exchange information and documents on new methods and schemes of domestic and foreign money laundering criminals with the State Bank of Vietnam.

5. Take charge of making a list of natural or legal persons involved in terrorism and terrorist financing activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Cooperate with the State Bank of Vietnam in conducting the national risk assessment on money laundering as specified in clause 1 of Article 7 in this Law; carrying out the assessment and updating of money laundering risks of crimes derived from sources of high exposure as defined in clause 2 of Article 7 herein.

Article 50. Responsibilities of the Ministry of National Defence

1. Exchange information and documents on money laundering activities aimed at financing for proliferation of weapons of mass destruction in Vietnam and foreign countries with the State Bank of Vietnam.

2. Take charge of making a list of natural or legal persons blamed for any connection with proliferation and financing of proliferation of weapons of mass destruction.

3. Cooperate with the State Bank of Vietnam in conducting the national risk assessment on money laundering as specified in clause 1 of Article 7 in this Law.

Article 51. Responsibilities of the Ministry of Finance

1. Take charge of, and cooperate with relevant agencies in, implementing measures to prevent and combat money laundering in the life insurance business, securities, accounting service, prize-awarding electronic game, casino, lottery, betting and other service sectors under the state management of the Ministry of Finance.

2. Inspect, examine and supervise AML activities with regard to the reporting entities in the sectors specified in clause 1 of this Article, even when doing so based on results of national risk assessment of money laundering and results of money-laundering risk assessment of these reporting entities.

3. Cooperate with the State Bank of Vietnam in conducting the national risk assessment on money laundering as specified in clause 1 of Article 7 in this Law; carrying out the assessment and updating of money laundering risks as defined in clause 2 of Article 7 in the sector specified in this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Take charge of, and cooperate with relevant agencies in, implementing measures to prevent and combat money laundering in the real estate business sector, except for real estate leasing and subleasing and real estate consulting services.

2. Inspect, examine and supervise AML activities with regard to the reporting entities in the sectors specified in clause 1 of this Article, even when doing so based on results of national risk assessment of money laundering and results of money-laundering risk assessment of these reporting entities.

3. Cooperate with the State Bank of Vietnam in conducting the national risk assessment on money laundering as specified in clause 1 of Article 7 in this Law; carrying out the assessment and updating of money laundering risks in the real estate business sector, except for real estate leasing or subleasing, and real estate consulting services, as defined in clause 2 of Article 7 in this Law.

Article 53: Responsibilities of the Ministry of Justice

1. Take charge of, and cooperate with relevant agencies in, implementing measures to prevent and combat money laundering in the notary public and law practising sectors.

2. Cooperate with the State Bank of Vietnam in disseminating and providing education about the law on prevention and combat of money laundering.

3. Inspect, examine and supervise AML activities with regard to the reporting entities specified in clause 1 of this Article, even when doing so based on results of national risk assessment of money laundering and results of money-laundering risk assessment of these reporting entities.

4. Cooperate with the State Bank of Vietnam in conducting the national risk assessment on money laundering as specified in clause 1 of Article 7 in this Law; carrying out the assessment and updating of money laundering risks in the notary public and law practising sectors as defined in clause 2 of Article 7 herein.

Article 54: Responsibilities of the Ministry of Industry and Trade

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Inspect, examine and supervise AML activities with regard to the reporting entities in the business sectors specified in clause 1 of this Article, even when doing so based on results of national risk assessment of money laundering and results of money-laundering risk assessment of these reporting entities.

3. Cooperate with the State Bank of Vietnam in conducting the national risk assessment on money laundering as specified in clause 1 of Article 7 in this Law; carrying out the assessment and updating of money laundering risks in the gold bullion, gold jewelry or fine arts gold business sectors as defined in clause 2 of Article 7 herein.

Article 55. Responsibilities of the Ministry of Planning and Investment

1. Take charge of, and cooperate with relevant agencies in, implementing AML tasks in the sectors under its management.

2. Cooperate with the State Bank of Vietnam in conducting the national risk assessment on money laundering as specified in clause 1 of Article 7 in this Law; preside over and cooperate with relevant agencies in carrying out the assessment and updating of money laundering risks as defined in clause 2 of Article 7 with regard to legal persons instituted under the provisions of the Law on Enterprises.

Article 56. Responsibilities of the Ministry of Home Affairs

1. Take charge of, and cooperate with relevant agencies in, implementing measures to prevent and combat money laundering that are meant for associations, social funds, charity funds and religious institutions.

2. Cooperate with the State Bank of Vietnam in conducting the national risk assessment on money laundering as specified in clause 1 of Article 7 in this Law; preside over and cooperate with relevant agencies in carrying out the assessment and updating of money laundering risks with regard to the associations, social funds, charity funds and religious institutions specified in clause 2 of Article 7 herein.

3. Cooperate with relevant agencies in carrying out the risk assessment of money laundering for foreign NGOs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Take charge of, and cooperate with relevant agencies in, implementing measures to prevent and combat money laundering that are meant for foreign non-governmental organizations.

2. Cooperate with the State Bank of Vietnam in conducting the national risk assessment on money laundering as specified in clause 1 of Article 7 in this Law; preside over and cooperate with relevant agencies in carrying out the assessment and updating of money laundering risks that are meant for the foreign non-governmental organizations specified in clause 2 of Article 7 herein.

3. Cooperate with the State Bank of Vietnam in the signing of, and conduct of the implementation of international treaties and agreements on prevention and combat of money laundering.

Article 58. Responsibilities of the Ministry of Information and Communications

1. Take charge of, and cooperate with relevant agencies in, implementing measures to prevent and combat money laundering in the telecommunications or Internet network-based game business sector.

2. Inspect, examine and supervise AML activities with regard to the reporting entities in the sectors specified in clause 1 of this Article, even when doing so based on results of national risk assessment of money laundering and results of money-laundering risk assessment of these reporting entities.

3. Cooperate with the State Bank of Vietnam in conducting the national risk assessment on money laundering as specified in clause 1 of Article 7 in this Law; carrying out the assessment and updating of money laundering risks in the telecommunications or Internet network-based game business sector as defined in clause 2 of Article 7 herein.

4. Cooperate with the State Bank of Vietnam in disseminating and communicating guidelines, policies and laws on prevention and combat of money laundering.

Article 59. Responsibilities of Other Ministries and Central Authorities

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Inspect and examine reporting entities under their state management to ensure their compliance with the provisions of the law on prevention and combat of money laundering.

3. Cooperate with the State Bank of Vietnam and Ministries or central authorities concerned in conducting the national money-laundering risk assessment and update as specified in clause 1 and 2 of Article 7 in this Law.

Article 60. Responsibilities of the People’s Procuracies

1. The People's Procuracies shall, within the range of their functions, tasks and powers, promptly and strictly handle money laundering acts; cooperate with relevant entities and institutions in combating money laundering.

2. The Supreme People's Procuracy shall, within the range of its functions and tasks, bear responsibility for international cooperation in mutual legal assistance in criminal matters; promptly handle, process and request mutual legal assistance in criminal matters in the prevention and combat of money laundering.

3. The Supreme People’s Procuracy shall cooperate with the State Bank of Vietnam and Ministries or central authorities concerned in conducting the national money-laundering risk assessment and update as specified in clause 1 and 2 of Article 7 in this Law.

Article 61. Responsibilities of the People’s Courts

1. The People's Courts shall, within the range of their functions, tasks and powers, promptly and strictly handle money laundering acts; cooperate with relevant entities and institutions in combating money laundering.

2. The Supreme People's Court shall, within the range of its functions and tasks, bear responsibility for international cooperation in mutual legal assistance in money laundering.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 62. Responsibilities of the People’s Committees at all levels

1. Disseminate and provide education about the law on prevention and combat of money laundering in local areas under their jurisdiction.

2. Cooperate with competent state agencies in implementing and promoting the implementation of AML plans, conducting the national assessment of risks of money laundering.

3. Detect, promptly and strictly handle violations against law on money laundering prevention and combat according to respective competence.

Article 63. Responsibilities for Information Confidentiality and Security

1. State authorities referred to in this Law shall be responsible for implementing information security regulations laid down in law.

2. Competent state agencies involved in the relationship involving exchanging, providing and transferring information as specified in Article 6 of this Law with foreign competent authorities must ensure that such information is kept confidential and used for the right purposes stated in the requests for information exchange, provision and transfer.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Amending and supplementing clause 1 of Article 49 in the Law on State Bank of Vietnam No. 46/2010/QH12 as follows:

“1. Bank Supervision and Inspection Agency is a unit under the structure of the State Bank, performing the task of banking inspection and supervision.".

2. Amending and supplementing several Articles of the Law on Anti-Money Laundering No. 28/2013/QH13 as follows:

a) Amending and supplementing Article 34 as follows:

“Article 34. Implementation of terrorist financing countermeasures and application of provisional measures; national risk assessment regarding prevention and combat of terrorist financing

1. Financial institutions, relevant non-financial businesses and professions shall apply the provisions of Article 9 through Article 40 in the Law on prevention and combat of money laundering to identify customers, collect, update and verify customer identification data; develop internal rules and regulations, report, provide and store information, records, documents and reports on the prevention and combat of terrorist financing.

2. Immediately when there is a suspicion that a customer or a customer's transaction is related to terrorist financing, or that a customer is on the Blacklist, financial institutions, relevant non-financial businesses and professions shall report to the counter-terrorism forces of the Ministry of Public Security, the State Bank of Vietnam, and shall be required to apply provisional measures in accordance with the law on prevention and combat of money laundering.

3. Every 5 years, the Ministry of Public Security shall lead and/or cooperate with relevant Ministries and central authorities in conducting the national assessment of money laundering risks in Vietnam and seeking the Government’s approval of the assessment results and post-assessment action plans.”;

b) Amending and supplementing Article 35 as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Entities and persons having jurisdiction over control of cross-border transportation of cash, precious metals, jewels and negotiable instruments from Vietnam as specified in Article 24 herein and Article 35 in the Law on Anti-Money Laundering shall be responsible for promptly detecting, preventing and handling acts of abusing these activities to finance terrorism.”.

Article 65. Application of regulations of this Law to prevention and combat of financing for proliferation of weapons of mass destruction

Financial institutions, relevant non-financial businesses and professions shall apply the provisions of Article 9 through Article 40 in this Law to identify customers, collect, update and verify customer identification data; develop internal rules and regulations, report, provide and store information, records, documents and reports on the prevention and combat of financing of proliferation of weapons of mass destruction.

Article 66. Entry into Force

1. This Law shall enter into force as from March 1, 2023, unless otherwise prescribed in clause 2 of this Article.

2. Clause 1 of Article 64 herein shall commence to take effect as from the date on which other regulations regarding agencies performing the AML functions and duties that are promulgated by competent state authorities come in use.

3. The Law on Anti-Money Laundering No. 07/2012/QH13 shall be annulled from the effective date of this Law.

This Law is passed in the 4th plenum of the XVth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam on November 15, 2022.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



NATIONAL ASSEMBLY’S CHAIRMAN




Vuong Dinh Hue

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Luật Phòng, chống rửa tiền 2022

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


189.527

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.102.43
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!