Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 27001:2009 Công nghệ thông tin - Hệ thống quản lí an toàn

Số hiệu: TCVNISO/IEC27001:2009 Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
Nơi ban hành: *** Người ký: ***
Ngày ban hành: Năm 2009 Ngày hiệu lực:
ICS:35.040 Tình trạng: Đã biết

A.5. Chính sách an toàn

A.5.1. Chính sách an toàn thông tin

Mục tiêu: Nhằm cung cấp định hướng quản lýhỗ trợ bảo đảm an toàn thông tin thỏa mãn với các yêu cầu trong hoạt động nghiệp vụ, môi trường pháp lý và các quy định phải tuân thủ.

A.5.1.1

i liệu chính sách an toàn thông tin

Biện pháp quản lý

Một tài liệu về chính sách an toàn thông tin cần phải được phê duyệt bởi ban quản lý và được cung cấp, thông báo tới mọi nhân viên cũng như các bên liên quan.

A.5.1.2

Soát xét lại chính sách an toàn thông tin

Biện pháp quản lý

Chính sách an toàn thông tin cần thường xuyên được soát xét theo kế hoạch hoặc Khi có những thay đổi lớn xuất hiện để luôn đảm bảo sự phù hợp, đầy đủ và thực sự có hiệu lực.

A.6 Tổ chức đảm bảo an toàn thông tin

A.6.1 Tổ chức nội bộ

Mục tiêu: Nhằm quản lý an toàn thông tin bên trong tổ chức.

A.6.1.1

Cam kết của ban quản lý về bảo đảm an toàn thông tin

Biện pháp quản lý

Ban quản lý phải chủ động hỗ trợ bảo đảm an toàn thông tin trong tổ chức bằng các định hướng rõ ràng, các cam kết có thể thấy được, các nhiệm vụ rõ ràng và nhận thức rõ trách nhiệm về bảo đảm an toàn thông tin.

A.6.1.2

Phối hợp bảo đảm an toàn thông tin

Biện pháp quản lý

Các hoạt động bảo đảm an toàn thông tin cần phải được phối hợp bởi các đại diện của các bộ phận trong tổ chức với vai trò và nhiệm vụ cụ thể.

A.6.1.3

Phân định trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin

Biện pháp quản lý

Tất cả các trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin cần phải được xác định một cách rõ ràng.

A.6.1.4

Quy trình trao quyền cho phương tiện xử lý thông tin

Biện pháp quản lý

Một quy trình trao quyền quản lý cho phương tiện xử lý thông tin phải được xác định rõ và triển khai.

A.6.1.5

Các thỏa thuận về bảo mật

Biện pháp quản lý

Các yêu cầu về bảo mật hoặc các thỏa thuận không tiết lộ phản ánh nhu cầu của tổ chức đối với việc bảo vệ thông tin phải được xác định rõ và soát xét thường xuyên.

A.6.1.6

Liên lạc với những cơ quan/tổ chức có thẩm quyền

Biện pháp quản lý

Phải duy trì liên lạc thoả đáng với các cơ quan có thẩm quyền liên quan.

A.6.1.7

Liên lạc với các nhóm chuyên gia

Biện pháp quản lý

Phải giữ liên lạc với các nhóm chuyên gia hoặc các diễn đàn và hiệp hội an toàn thông tin.

A.6.1.8

Tự soát xét về an toàn thông tin

Biện pháp quản lý

Cách tiếp cận quản lý an toàn thông tin của tổ chức và việc triển khai của tổ chức (chẳng hạn như: các mục tiêu và biện pháp quản lý, các chính sách, các quá trình và các thủ tục đảm bảo an toàn thông tin) phải được tự soát xét định kỳ hoặc khi xuất hiện những thay đổi quan trọng liên quan đến an toàn thông tin.

A.6.2. Các bên tham gia bên ngoài

Mục tiêu: Nhằm duy trì an toàn đối với thông tin và các phương tiện xử lý thông tin của tổ chức được truy cập, xử lý, truyền tới hoặc quản lý bởi các bên tham gia bên ngoài tổ chức.

A.6.2.1

Xác định các rủi ro liên quan đến các bên tham gia bên ngoài

Biện pháp quản lý

Các rủi ro đối thông tin và phương tiện xử lý thông tin của tổ chức từ các quy trình nghiệp vụ liên quan đến các bên tham gia bên ngoài phải được nhận biết và triển khai biện pháp quản lý thích hợp trước khi cấp quyền truy cập.

A.6.2.2

Giải quyết an toàn khi làm việc với khách hàng

Biện pháp quản lý

Tất cả các yêu cầu về an toàn phải được giải quyết trước khi cho phép khách hàng truy cập tới các tài sản hoặc thông tin của tổ chức.

A.6.2.3

Giải quyết an toàn trong các thỏa thuận với bên thứ ba

Biện pháp quản lý

Các thỏa thuận với bên thứ ba liên quan đến truy cập, xử lý, truyền thông hoặc quản lý thông tin hay phương tiện xử lý thông tin của tổ chức, hoặc các sản phẩm, dịch vụ phụ trợ của các phương tiện xử lý thông tin phải bao hàm tất cả các yêu cầu an toàn liên quan.

A.7 Quản lý tài sản

A.7.1 Trách nhiệm đối với tài sản

Mục tiêu: Nhằm hoàn thành và duy trì các biện pháp bảo vệ thích hợp đối với tài sản của tổ chức.

A.7.1.1

Kiểm kê tài sn

Biện pháp quản lý

Mọi tài sản cần được xác định rõ ràng và cần thực hiện, duy trì việc kiểm kê mọi tài sản quan trọng.

A.7.1.2

Quyền sở hữu tài sản

Biện pháp quản lý

Mọi thông tin và tài sản gắn với phương tiện xử lý thông tin phải được quản lý, kiểm soát bởi bộ phận được chỉ định của tổ chức.

A.7.1.3

Sử dụng hợp lý tài sản

Biện pháp quản lý

Các quy tắc cho việc sử dụng hợp lý thông tin và tài sản gắn với phương tiện xử lý thông tin phải được xác định, ghi thành văn bản và triển khai.

A.7.2 Phân loại thông tin

Mục tiêu: Nhằm đảm bảo thông tin sẽ có mức độ bảo vệ thích hợp.

A.7.2.1

Hướng dẫn phân loại

Biện pháp quản lý

Thông tin cần được phân loại theo giá trị, yêu cầu pháp lý, độ nhạy cảm và quan trọng đối với tổ chức.

A.7.2.2

Gán nhãn và quản lý thông tin

Biện pháp quản lý

Các thủ tục cần thiết cho việc gán nhãn và quản lý thông tin cần được phát triển và triển khai phù hợp với lược đồ phân loại thông tin đã được tổ chức chấp nhận.

A.8 Đảm bảo an toàn tài nguyên con người

A.8.1 Trước khi tuyển dụng 2

Mục tiêu: Đảm bảo rằng các nhân viên, người của nhà thầu và bên thứ ba hiểu rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với vai trò được giao, đồng thời giảm thiểu các rủi ro về việc đánh cắp, gian lận hoặc lạm dụng chức năng, quyền hạn.

A.8.1.1

Các vai trò và trách nhiệm

Biện pháp quản lý

Các vai trò và trách nhiệm đảm bảo an toàn của các nhân viên, người của nhà thầu và bên thứ ba cần được xác định và ghi thành văn bản phù hợp với chính sách an toàn thông tin của tổ chức.

A.8.1.2

Thẩm tra

Biện pháp qun lý

Việc xác minh lai lịch của mọi ứng viên tuyển dụng, người của nhà thầu và bên thứ ba phải được thực hiện phù hợp với pháp luật, quy định, đạo đức và phù hợp với các yêu cầu của công việc, phân loại thông tin được truy cập và các rủi ro có thể nhận thấy được.

A.8.1.3

Điều khoản và điều kiện tuyển dụng

Biện pháp quản lý

Như một phần của các ràng buộc trong hợp đồng, các nhân viên, người của nhà thầu và bên thứ ba phải đồng ý và ký vào các điều khoản và điều kiện của hợp đồng tuyển dụng. Việc này làm rõ trách nhiệm của người được tuyển dụng và tổ chức tuyển dụng đối với an toàn thông tin.

A.8.2 Trong thời gian làm việc

Mục tiêu: Đảm bảo rằng mọi nhân viên của tổ chức, người của nhà thầu và bên thứ ba nhận thức được các mối nguy cơ các vấn đề liên quan tới an toàn thông tin, trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý của họ, và được trang bị các kiến thức, điều kiện cần thiết nhằm hỗ trợ chính sách an toàn thông tin của tổ chức trong quá trình làm việc, và giảm thiểu các rủi ro do con người gây ra.

A.8.2.1

Trách nhiệm ban quản lý

Biện pháp quản lý

Ban quản lý cần phải yêu cầu các nhân viên, người của nhà thầu và bên thứ ba chấp hành an toàn thông tin phù hợp với các thủ tục và các chính sách an toàn thông tin đã được thiết lập của tổ chức.

A.8.2.2

Nhận thức, giáo dục và đào tạo về an toàn thông tin

Biện pháp quản lý

Tất cả các nhân viên trong tổ chức, người của nhà thầu và bên thứ ba cần phải được đào tạo nhận thức và cập nhật thường xuyên những thủ tục, chính sách đảm bảo an toàn thông tin của tổ chức như một phần công việc bắt buộc.

A.8.2.3

Xử lý k luật

Biện pháp quản lý

Phải có hình thức xử lý kỷ luật đối với các nhân viên vi phạm về an toàn thông tin.

A.8.3 Chấm dứt hoặc thay đổi công việc

Mục tiêu: Nhằm đảm bảo rằng các nhân viên của tổ chức, người của nhà thầu và bên thứ ba nghỉ việc hoặc thay đổi vị trí một cách có tổ chức

A.8.3.1

Trách nhiệm kết thúc hợp đồng

Biện pháp quản lý

Các trách nhiệm trong việc kết thúc hoặc thay đổi nhân sự cần được xác định và phân định rõ ràng.

A.8.3.2

Bàn giao tài sản

Biện pháp quản lý

Tất cả các nhân viên, người của nhà thầu và bên thứ ba cần trả lại các tài sản của tổ chức mà họ quản lý khi kết thúc hợp đồng hoặc thuyên chuyển công tác khác theo các điều khoản đã thống nhất

A.8.3.3

Hủy bỏ quyền truy cập

Biện pháp quản lý

Các quyền truy cập thông tin của mọi nhân viên, người của nhà thầu, bên thứ ba và các phương tiện xử lý thông tin phải được hủy bỏ khi họ kết thúc hợp đồng hoặc thuyên chuyển công tác.

A.9 Đảm bảo an toàn vật lý và môi trường

A.9.1 Các khu vc an toàn

Mục tiêu: Nhằm ngăn chặn sự truy cập vật lý trái phép, làm hư hại và cản trở thông tin và tài sản của tổ chức.

A.9.1.1

Vành đai an toàn vật lý

Biện pháp quản lý

Các vành đai an toàn (như tường, cổng ra/vào có kiểm soát bằng thể hoặc bàn tiếp tân...) phải được sử dụng để bảo vệ các khu vực chứa thông tin và phương tiện xử lý thông tin.

A.9.1.2

Kiểm soát cổng truy cập vật lý

Biện pháp quản lý

Các khu vực bảo mật cần được bảo vệ bằng các biện pháp kiểm soát truy cập thích hợp nhằm đảm bảo chỉ những người có quyền mới được phép truy cập.

A.9.1.3

Bảo vệ các văn phòng, phòng làm việc và vật dụng

Biện pháp quản lý

Biện pháp bảo vệ an toàn vật lý cho các văn phòng, phòng làm việc và vật dụng cần được thiết kế và áp dụng.

A.9.1.4

Bảo vệ chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài và từ môi trường

Biện pháp quản lý

Biện pháp bảo vệ vật lý chống lại những nguy cơ do cháy nổ, ngập lụt, động đất, tình trạng náo loạn và các dạng thảm họa khác do thiên nhiên và do con người gây ra cần được thiết kế và áp dụng.

A.9.1.5

Làm việc trong các khu vực an toàn

Biện pháp quản lý

Biện pháp bảo vệ vật lý và các hướng dẫn làm việc trong các khu vực an toàn cần được thiết kế và áp dụng.

A.9.1.6

Các khu vực truy cập tự do, phân phối, chuyển hàng

Biện pháp quản lý

Các điểm truy cập mà người truy nhập không cần cấp phép như khu vực chung, phân phối, chuyển hàng, phải được quản lý và, nếu có thể, được cách ly khỏi các phương tiện xử lý thông tin để tránh tình trạng truy cập trái phép.

A.9.2 Đảm bảo an toàn trang thiết bị

Mục tiêu: Nhm ngăn ngừa sự mt mát, hư hại, đánh cắp hoặc lợi dụng tài sản, và sự gián đoạn hoạt động của tổ chức.

A.9.2.1

Bố trí và bảo vệ thiết bị

Biện pháp quản lý

Thiết bị phải được bố trí tại các địa điểm an toàn hoặc được bảo vệ nhằm giảm thiểu các rủi ro do các đe doạ, hiểm hoạ từ môi trường hay các truy cập trái phép.

A.9.2.2

Các tiện ích hỗ trợ

Biện pháp quản lý

Thiết bị phải được bảo vệ khỏi sự cố về nguồn điện cũng như các sự gián đoạn hoạt động có nguyên nhân từ các tiện ích hỗ trợ.

A.9.2.3

An toàn cho dây cáp

Biện pháp quản lý

Dây dẫn nguồn điện và cáp truyền thông mang dữ liệu hoặc các hỗ trợ các dịch vụ thông tin phải được bảo vệ khỏi sự xâm phạm hoặc làm hư hại.

A.9.2.4

Duy trì thiết bị

Biện pháp quản lý

Các thiết bị cần được duy trì một cách thích hợp nhằm đảm bảo luôn sẵn sàng và toàn vẹn.

A.9.2.5

An toàn cho thiết bị hoạt động bên ngoài nhà

Biện pháp quản lý

Phải đảm bảo an toàn cho các thiết bị ngoài nhà, chú ý đến các rủi ro khác nhau khi thiết bị làm việc bên ngoài tổ chức.

A.9.2.6

An toàn khi loại bỏ và tái sử dụng thiết bị

Biện pháp quản lý

Tất cả các bộ phận của thiết bị có chứa các phương tiện lưu trữ thông tin phải được kiểm tra nhằm đảm bảo rằng tất cả dữ liệu nhạy cảm và phần mềm có bản quyền phải được xóa bỏ hoặc ghi đè trước khi loại bỏ hoặc tái sử dụng thiết bị cho mục đích khác.

A.9.2.7

Di dời tài sản

Biện pháp quản lý

Thiết bị, thông tin hoặc phần mềm không được mang ra ngoài trước khi được phép.

A.10. Quản lý truyền thông và điều hành

A.10.1. Các tổ chức và trách nhiệm điều hành

Mục tiêu: Nhằm đảm bảo sự điều hành các phương tiện xử lý thông tin đúng đắn và an toàn.

A.10.1.1

Các thủ tục vận hành được ghi thành văn bản

Biện pháp quản lý

Các thủ tục vận hành cần được ghi thành văn bản, duy trì và luôn sẵn sàng đối với mọi người cần dùng đến.

A.10.1.2

Quản lý thay đổi

Biện pháp quản lý

Các thay đổi trong các phương tiện xử lý thông tin và hệ thống xử lý thông tin phải được kiểm soát.

A.10.1.3

Phân tách nhiệm vụ

Biện pháp quản lý

Các nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm phải được phân tách nhằm giảm thiểu khả năng sửa đổi bất hợp lệ hoặc không mong muốn hay lạm dụng các tài sản của tổ chức.

A.10.1.4

Phân tách các chức năng phát triển, kiểm thử và điều hành

Biện pháp quản lý

Các chức năng phát triển, kiểm thử và vận hành cần được phân tách nhằm giảm thiểu các rủi ro của việc truy cập hoặc thay đổi trái phép đối với hệ thống điều hành.

A.10.2 Quản lý chuyển giao dịch vụ của bên thứ ba

Mục tiêu: Nhằm triển khai và duy trì mức độ an toàn thông tin và việc chuyển giao dịch vụ phù hợp với thỏa thuận chuyển giao dịch vụ của bên thứ ba.

A. 10.2.1

Chuyển giao dịch vụ

Biện pháp quản lý

Cần phải đảm bảo rằng các biện pháp kiểm soát an toàn, các định nghĩa dịch vụ và mức độ chuyển giao dịch vụ trong thỏa thuận chuyển giao dịch vụ của bên thứ ba được triển khai, vận hành và duy trì bởi bên thứ ba.

A. 10.2.2

Giám sát và soát xét các dịch vụ của bên th ba

Biện pháp quản lý

Các dịch vụ, báo cáo và hồ sơ do bên thứ ba cung cấp phải được giám sát và soát xét một cách thường xuyên và việc kiểm toán phải được tiến hành một cách thường xuyên.

A.10.2.3

Quản lý thay đổi đối với các dịch vụ của bên thứ ba

Biện pháp quản lý

Các thay đổi về cung cấp dịch vụ bao gồm việc duy trì và cải tiến các chính sách, thủ tục, biện pháp quản lý an toàn thông tin hiện hành cần phải được quản lý, chú ý đến tính quan trọng của hệ thống và quy trình nghiệp vụ liên quan cũng như việc đánh giá lại các rủi ro.

A.10.3. Lập kế hoạch và chấp nhận hệ thống

Mục tiêu: Giảm thiểu rủi ro do sự đổ vỡ hệ thống.

A. 10.3.1

Quản lý năng lực hệ thng

Biện pháp quản lý

Việc sử dụng tài nguyên phải được giám sát, điều chỉnh và có dự đoán các yêu cầu về năng lực hệ thống trong tương lai nhằm đảm bảo hiệu suất cần thiết

A.10.3.2

Chấp nhận hệ thống

Biện pháp quản lý

Tiêu chí chấp nhận các hệ thống thông tin mới, các cải tiến và các phiên bản mới cần được thiết lập và các kiểm tra hệ thống thích hợp cần được tiến hành trong quá trình phát triển và trước khi được chấp nhận.

A.10.4 Bảo vệ chống lại các mã độc và mã di động

Mục tiêu: Nhằm bảo vệ tính toàn vẹn của phần mềm và thông tin.

A.10.4.1

Quản lý chống lại mã độc

Biện pháp quản lý

Các biện pháp quản lý trong việc phát hiện, ngăn chặn và phục hồi nhằm chống lại các đoạn mã độc và các thủ tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của người sử dụng phải được thực hiện.

A. 10.4.2

Kim soát các mã di động

Biện pháp quản lý

Đối với các mã di động hợp lệ, việc cài đặt phải đảm bảo phù hợp với các chính sách an toàn đã được đặt ra. Ngược lại, các đoạn mã di động trái phép sẽ bị ngăn chặn.

A.10.5 Sao lưu

Mục tiêu: Nhằm duy trì sự toàn vẹn và sẵn sàng của thông tin cũng như các phương tiện xử lý thông tin

A.10.5.1

Sao lưu thông tin

Biện pháp quản lý

Thông tin và phần mềm cần được sao lưu và các bản sao cần được kiểm tra thường xuyên phù hợp với chính sách sao lưu đã được chấp thuận.

A.10.6 Quản lý an toàn mạng

Mục tiêu: Nhằm đảm bảo an toàn cho thông tin trên mạng và an toàn cho cơ sở hạ tầng hỗ trợ.

A.10.6.1

Kiểm soát mạng

Biện pháp quản lý

Các mạng cần phải được quản lý và kiểm soát một cách thỏa đáng nhằm bảo vệ khỏi các mối đe dọa và duy trì an toàn cho các hệ thống, ứng dụng sử dụng mạng và thông tin đang được truyền trên mạng.

A.10.6.2

An toàn cho các dịch vụ mạng

Biện pháp quản lý

Các tính năng an toàn, các mức độ dịch vụ và các yêu cầu quản lý của tất cả các dịch vụ mạng phải được xác định và ghi rõ trong các thỏa thuận về dịch vụ mạng, bất kể dịch vụ là do nội bộ cấp hay thuê khoán.

A.10.7 Quản lý phương tiện

Mục tiêu: Nhằm ngăn ngừa sự tiết lộ, sửa đổi, xoá bỏ hoặc phá hoại bất hợp pháp các tài sản và sự gián đoạn các hoạt động nghiệp vụ.

A. 10.7.1

Quản lý các phương tiện có thể di di

Biện pháp quản lý

Cần phải có các thủ tục sẵn sàng cho việc quản lý phương tiện có thể di dời.

A. 10.7.2

Loại bỏ phương tiện

Biện pháp quản lý

Các phương tiện cần được loại bỏ một cách an toàn và bảo mật khi không còn cần thiết theo các thủ tục xử lý chính thức.

A.10.7.3

Các thủ tục xử lý thông tin

Biện pháp quản lý

Các thủ tục cho việc xử lý và lưu trữ thông tin phải được thiết lập nhằm bảo vệ thông tin khỏi sự tiết lộ hoặc sử dụng bất hợp pháp.

A. 10.7:4

An toàn cho các tài liệu hệ thống

Biện pháp quản lý

Các tài liệu hệ thống cần được bảo vệ khỏi sự truy cập trái phép.

A. 10.8 Trao đổi thông tin

Mục tiêu: Nhằm duy trì an toàn cho các thông tin và phần mềm được trao đổi trong nội bộ tổ chức hoặc với các thực thể bên ngoài.

A. 10.8.1

Các chính sách và thủ tục trao đổi thông tin

Biện pháp quản lý

Các chính sách, thủ tục và biện pháp quản lý chính thức cần phải sẵn có để bảo vệ sự trao đổi thông tin thông qua hệ thống truyền thông.

A.10.8.2

Các thỏa thuận trao đổi

Biện pháp quản lý

Các thỏa thuận cần được thiết lập cho việc trao đổi thông tin và phần mềm giữa tổ chức và các thực thể bên ngoài.

A.10.8.3

Vận chuyển phương tiện vật lý

Biện pháp quản lý

Phương tiện chứa thông tin cần được bảo vệ khỏi sự truy cập trái phép, sự lạm dụng hoặc làm sai lạc khi vận chuyển vượt ra ngoài phạm vi địa lý của tổ chức.

A 10.8.4

Thông điệp điện tử

Biện pháp quản lý

Thông tin bao hàm trong các thông điệp điện tử cần được bảo vệ một cách thỏa đáng.

A. 10.8.5

Các hệ thống thông tin nghiệp vụ

Biện pháp quản lý

Các chính sách, các thủ tục cần được phát triển và triển khai nhằm bảo vệ thông tin gắn với sự kết nối giữa các các hệ thống thông tin nghiệp vụ.

A. 10.9 Các dịch vụ thương mại điện tử

Mục tiêu: Nhằm đảm bảo an toàn cho các dịch vụ thương mại điện tử và việc sử dụng an toàn các dịch vụ này.

A.10.9.1

Thương mại điện tử

Biện pháp quản lý

Thông tin trong thương mại điện tử truyền qua các mạng công cộng cần phải được bảo vệ khỏi các hoạt động gian lận, các tranh cãi về giao kèo và sự tiết lộ, sửa đổi trái phép.

A. 10.9.2

Các giao dịch trực tuyến

Biện pháp quản lý

Thông tin trong các giao dịch trực tuyến cần được bảo vệ khỏi việc truyền không đầy đủ, sai địa chỉ, bị sửa đổi thông điệp trái phép, bị tiết lộ hoặc nhân bản thông điệp một cách trái phép.

A. 10.9.3

Thông tin công khai

Biện pháp quản lý

Tính toàn vẹn của thông tin công khai trên các hệ thống công cộng cần phải được bảo vệ nhằm ngăn chặn sự sửa đổi trái phép.

A.10.10 Giám sát

Mục tiêu: Nhằm phát hiện các hoạt động xử lý thông tin trái phép

A.10.10.1

Ghi nhật ký kiểm toán

Biện phép quản lý

Việc ghi lại tất cả các hoạt động của người dùng, các lỗi ngoại lệ và các sự kiện an toàn thông tin cần phải được thực hiện và duy trì trong một khoảng thời gian đã được thỏa thuận nhằm trợ giúp cho việc điều tra cũng như giám sát điều khiển truy cập về sau.

A.10.10.2

Giám sát việc sử dụng hệ thống

Biện pháp quản lý

Các thủ tục giám sát việc sử dụng các phương tiện xử lý thông tin cần được thiết lập và kết quả giám sát cần phải được xem xét thường xuyên.

A. 10.10.3

Bảo vệ các thông tin nhật ký

Biện pháp quản lý

Các chức năng ghi nhật ký cũng như thông tin nhật ký cần được bảo vệ khỏi sự giả mạo và truy cập trái phép.

A.10.10.4

Nhật ký người điều hành và người qun tr

Biện pháp quản lý

Tất cả hoạt động của người quản trị cũng như người điều hành hệ thống cn phải được ghi lại

A.10.10.5

Nhật ký lỗi

Biện pháp quản lý

Các lỗi cần được ghi lại và phân tích và có các hoạt động xử lý cần thiết.

A.10.10.6

Đng bộ thời gian

Biện phép quản lý

Đồng hồ trên các hệ thống xử lý thông tin trong tổ chức hoặc trong một phạm vi an toàn cần được đồng bộ với một nguồn thời gian chính xác đã được đồng ý lựa chọn.

A.11 Quản lý truy cập

A 11.1 Yêu cầu nghiệp vụ cho quản lý truy cập

Mục tiêu: Quản lý các truy cập thông tin.

A.11.1.1

Chính sách quản lý truy cập

Biện pháp quản lý

Chính sách quản lý truy cập cần được thiết lập, ghi thành văn bản và soát xét dựa trên các yêu cầu bảo mật và nghiệp vụ cho các truy cập.

A.11.2 Quản lý truy cập người sử dụng

Mục tiêu: Nhằm đảm bảo người dùng hợp lệ được truy cập và ngăn chặn những người dùng không hợp lệ truy cập trái phép đến hệ thống thông tin.

A.11.2.1

Đăng ký thành viên

Biện pháp quản lý

Cần thiết phải cố một thủ tục chính thức về đăng ký và hủy đăng ký thành viên để thực hiện cấp phát hoặc thu hồi quyền truy cập đến tất cả các hệ thống và dịch vụ thông tin.

A.11.2.2

Quản lý đặc quyền

Biện pháp quản lý

Việc cấp phát và sử dụng các đặc quyền cần phải được giới hạn và kiểm soát

A. 11.2.3

Quản lý mật khẩu người sử dụng

Biện pháp quản lý

Việc cấp phát mật khẩu người dùng cần được kiểm soát thông qua một quy trình quản lý chính thức.

A.11.2.4

Soát xét các quyền truy cập của người dùng

Biện pháp quản lý

Ban quản lý cần định kỳ soát xét các quyền truy cập của người dùng theo một quy trình chính thức.

A.11.3 Các trách nhiệm của người dùng

Mục tiêu: Nhằm ngăn chặn những người dùng trái phép truy cập, làm tổn hại hoặc lấy cắp thông tin cũng như các phương tiện xử lý thông tin.

A.11.3.1

Sử dụng mật khu

Biện pháp quản lý

Người dùng phải được yêu cầu tuân thủ quy tắc thực hành an toàn tốt trong việc lựa chọn và sử dụng mật khẩu.

A.11.3.2

Các thiết bị không được quản lý

Biện pháp quản lý

Người dùng cần đảm bảo rằng các thiết bị không được quản lý phải được bảo vệ thích hợp.

A. 11.3.3

Chính sách giữ sạch bàn và màn hình làm việc

Biện pháp quản lý

Chính sách bàn làm việc sạch không có giấy và các phương tiện lưu trữ di động và chính sách màn hình sạch cho các phương tiện xử lý thông tin phải được thực hiện.

A.11.4 Quản lý truy cập mạng

Mục tiêu: Nhằm ngăn chặn các truy cập trái phép các dịch vụ mạng.

A.11.4.1

Chính sách sử dụng các dịch vụ mạng

Biện pháp quản lý

Người dùng chỉ được cung cấp quyền truy cập đến các dịch vụ mà họ đã được cho phép.

A.11.4.2

Xác thực người dùng cho các kết nối bên ngoài

Biện pháp quản lý

Các biện pháp xác thực thích hợp cần được sử dụng để quản lý truy cập bởi các người dùng từ xa.

A.11.4.3

Định danh thiết bị trong các mạng

Biện pháp quản lý

Định danh thiết bị tự động cần được xem xét như là một biện pháp để xác thực kết nối từ các vị trí và thiết bị cụ thể.

A. 11.4.4

Bo vệ cng cu hình và chn đoán từ xa

Biện pháp quản lý

Các truy cập lôgic hoặc vật lý tới các cổng dùng cho việc cấu hình và chẩn đoán cần được kiểm soát

A.11.4.5

Phân tách trên mạng

Biện pháp quản lý

Các nhóm người dùng, dịch vụ và hệ thống thông tin cần được phân tách trên các mạng.

A.11.4.6

Quản lý kết nối mạng

Biện pháp quản lý

Đối với các mạng chia sẻ, đặc biệt là các mạng mở rộng ra ngoài tổ chức, số lượng người dùng có thể kết nối vào mạng phải được giới hạn, phù hợp với các chính sách quản lý truy cập và các yêu cầu trong ứng dụng nghiệp vụ (xem 11.1)

A.11.4.7

Quản lý định tuyến mạng

Biện pháp quản lý

Quản lý định tuyến mạng cần được triển khai nhằm đảm bảo các kết nối máy tính và luồng thông tin không vi phạm các chính sách quản lý truy cập của các ứng dụng nghiệp vụ.

A.11.5 Quản lý truy cập hệ thống điều hành

Mục tiêu: Nhằm ngăn chặn các truy cập trái phép tới hệ thống điều hành

A.11.5.1

Các thủ tục đăng nhập an toàn

Biện pháp quản lý

Truy cập đến hệ thống điều hành cần được kiểm soát bởi thủ tục đăng nhập an toàn.

A.11.5.2

Định danh và xác thực người dùng

Biện pháp quản lý

Tất cả người dùng đều phải có một định danh duy nhất (định danh người dùng - User ID) để sử dụng cho mục đích cá nhân. Một kỹ thuật xác thực thích hợp cần được chọn nhầm chứng thực đặc điểm nhận dạng của người dùng.

A.11.5.3

Hệ thống quản lý mật khẩu

Biện pháp quản lý

Các hệ thống quản lý mật khẩu phải có khả năng tương tác và bảo đảm chất lượng của mật khẩu.

A. 11.5.4

Sử dụng các tiện ích hệ thống

Biện pháp quản lý

Việc sử dụng chương trình tiện ích có khả năng ảnh hưởng đến việc quản lý hệ thống và các chương trình ứng dụng khác phải được giới hạn và kiểm soát chặt chẽ.

A.11.5.5

Thời gian giới hạn của phiên làm việc

Biện pháp quản lý

Các phiên làm việc không hoạt động cần được ngắt sau một khoảng thời gian trễ nhất định.

A.11.5.6

Gii hạn thời gian kết nối

Biện pháp quản lý

Cần hạn chế về thời gian kết nối để làm tăng độ an toàn cho các ứng dụng có mức rủi ro cao.

A.11.6. Điều khiển truy cập thông tin và ứng dụng

Mục tiêu: Nhằm ngăn chặn các truy cập trái phép đến thông tin lưu trong các hệ thống ứng dụng.

A.11.6.1

Hạn chế truy cập thông tin

Biện pháp quản lý

Truy cập của người sử dụng và nhân viên hỗ trợ tới thông tin và các chức năng của hệ thống ứng dụng cần được hạn chế phù hợp với chính sách quản lý truy cập đã được xác định.

A.11.6.2

Cách ly hệ thống nhạy cảm

Biện pháp quản lý

Các hệ thống nhạy cảm cần có môi trường máy tính cách ly.

A.11.7. Tính toán qua thiết bị di động và làm việc từ xa

Mục tiêu: Nhằm đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng các phương tiện tính toán di động và làm việc từ xa.

A.11.7.1

Tính toán và truyền thông qua thiết bị di động

Biện pháp quản lý

Một chính sách chính thức cần được chuẩn bị và các biện pháp an toàn thông tin thích hợp cần được chấp nhận nhằm bảo vệ khỏi các rủi ro khi sử dụng tính toán và truyền thông di động.

A. 11.7.2

Làm việc từ xa

Biện pháp quản lý

Một chính sách, các kế hoạch điều hành và các thủ tục cần được phát triển và triển khai cho các hoạt động làm việc từ xa.

A.12 Tiếp nhận, phát triển và duy trì các hệ thống thông tin

A.12.1. Yêu cầu đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin

Mục tiêu: Nhằm đảm bảo rằng an toàn thông tin là một phần không thể thiếu của các hệ thống thông tin.

A.12.1.1

Phân tích và đặc tả các yêu cầu về an toàn

Biện pháp quản lý

Các thông báo về yêu cầu nghiệp vụ đối với các hệ thống thông tin mới hoặc được cải tiến từ hệ thống thông tin có sẵn cần chỉ rõ các yêu cầu về biện pháp quản lý an toàn thông tin.

A. 12.2 Xử lý đúng trong các ứng dụng

Mục tiêu Nhằm ngăn chặn các lỗi, mất mát, sửa đổi hoặc sử dụng trái phép thông tin trong các ứng dụng.

A. 12.2.1

Kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu nhập vào

Biện pháp quản lý

Dữ liệu nhập vào các ứng dụng cần được kiểm tra tính hợp lệ để đảm bảo các dữ liệu này là chính xác và thích hợp.

A.12.2.2

Kiểm soát việc xử lý nội bộ

Biện pháp quản lý

Việc kiểm tra tính hợp lệ cần được tích hợp trong các ứng dụng nhằm phát hiện thông tin sai lệch do các lỗi trong quá trình xử lý hoặc các hành vi có chủ ý.

A. 12.2.3

Tính toàn vẹn thông điệp

Biện pháp quản lý

Các yêu cầu bảo đảm tính xác thực và bảo vệ sự toàn vẹn thông điệp trong các ứng dụng cần được xác định. Bên cạnh đó các biện pháp quản lý phù hợp cũng cần được xác định và triển khai.

A.12.2.4

Kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu đầu ra

Biện pháp quản lý

Dữ liệu xuất ra từ một ứng dụng cần được kiểm tra nhằm đảm bảo rằng quá trình xử lý thông tin chính xác và thích hợp trong mọi trường hợp.

A.12.3 Quản lý mã hóa

Mục đích: Nhằm bảo vệ tính bảo mật, xác thực hoặc toàn vẹn của thông tin bằng các biện pháp mã hóa.

A.12.3.1

Chính sách sử dụng các biện pháp quản lý mã hóa

Biện pháp quản lý

Một chính sách về việc sử dụng các biện pháp quản lý mã hóa để bảo vệ thông tin cần được xây dựng và triển khai.

A.12.3.2

Quản lý khóa

Biện pháp quản lý

Việc quản lý khóa cần sẵn sàng để hỗ trợ cho các kỹ thuật mã hóa được sử dụng trong tổ chức.

A.12.4. An toàn cho các tệp tin hệ thống

Mục tiêu: Nhằm đảm bảo an toàn cho các tệp tin hệ thống.

A.12.4.1

Quản lý các phần mềm điều hành

Biện pháp quản lý

Cần phải có các thủ tục sẵn sàng cho việc quản lý quá trình cài đặt các phần mềm trên hệ thống điều hành.

A.12.4.2

Bảo vệ dữ liệu kiểm tra hệ thống

Biện pháp quản lý

Dữ liệu kiểm tra cần được lựa chọn, bảo vệ và kiểm soát một cách thận trọng.

A.12.4.3

Qun lý truy cập đến mã nguồn của chương trình

Biện pháp quản lý

Việc truy cập đến mã nguồn của chương trình cần được giới hạn chặt chẽ.

A12.5 Bảo đảm an toàn trong các quy trình hỗ trợ và phát triển

Mục tiêu: Nhằm duy trì an toàn của thông tin và các phần mềm hệ thống ứng dụng

A.12.5.1

Các thủ tục quản lý thay đổi

Biện pháp quản lý

Việc thực thi các thay đổi phải được quản lý bằng việc áp dụng các thủ tục quản lý thay đổi chính thức.

A.12.5.2

Soát xét kỹ thuật các ứng dụng sau thay đổi của hệ thng điều hành.

Biện pháp quản lý

Khi hệ điều hành thay đổi, các ứng dụng nghiệp vụ quan trọng cần được soát xét và kiểm tra lại nhằm đảm bảo không xảy ra các ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động cũng như an toàn của tổ chức.

A.12.5.3

Hạn chế thay đổi các gói phn mềm

Biện pháp quản lý

Việc sửa đổi các gói phần mềm là không được khuyến khích, cần hạn chế và chỉ thực hiện đối với các thay đổi rất cần thiết. Trong trường hợp này, mọi thay đổi cần phải được quản lý chặt chẽ.

A. 12.5.4

Sự rò rỉ thông tin

Biện pháp quản lý

Các điều kiện có thể gây rò rỉ thông tin cần phải được ngăn chặn.

A. 12.5.5

Phát triển phần mm th khoán

Biện pháp quản lý

Việc phát triển các phần mềm thuê khoán cần phải được quản lý và giám sát bởi tổ chức.

A.12.6 Quản lý các điểm yếu về kỹ thuật

Mục tiêu: Nhằm giảm thiểu các mối nguy hiểm xuất phát từ việc tin tặc khai thác các điểm yếu kỹ thuật đã được công bố.

A.12.6.1

Quản lý các điểm yếu về mặt kỹ thuật

Biện pháp quản lý

Thông tin kịp thời về các điểm yếu kỹ thuật của các hệ thống thông tin đang được sử dụng cần phải được thu thập. Tổ chức cần công bố đánh giá về các điểm yếu này và thực hiện các biện pháp thích hợp để giải quyết các rủi ro liên quan.

A.13. Quản lý các sự cố an toàn thông tin

A.13.1 Báo cáo về các sự kiện an toàn thông tin và các nhược điểm

Mục tiêu: Nhằm đảm bảo các sự kiện an toàn thông tin và các nhược điểm liên quan tới các hệ thống thông tin được trao đổi để các hành động khắc phục được tiến hành kịp thời.

A.13.1.1

Báo cáo các sự kiện an toàn thông tin

Biện pháp quản lý

Các sự kiện an toàn thông tin cần được báo cáo thông qua các kênh quản lý thích hợp theo cách nhanh nhất có thể.

A.13.1.2

Báo cáo các nhược điểm về an toàn thông tin

Biện pháp quản lý

Mọi nhân viên, nhà thầu và bên thứ ba của các hệ thống và dịch vụ thông tin cần được yêu cầu ghi lại và báo cáo bất kỳ nhược điểm nào về an toàn đã thấy được hoặc cảm thấy nghi ngờ trong các hệ thống hoặc dịch vụ.

A 13.2 Quản lý các sự cố an toàn thông tin và cải tiến

Mục tiêu: Nhằm đảm bảo một cách tiếp cận hiệu quả và nhất quán được áp dụng trong việc quản lý các sự cố an toàn thông tin.

A.13.2.1

Các trách nhiệm và thủ tục

Biện pháp quản lý

Các trách nhiệm và thủ tục quản lý cần được thiết lập nhằm đảm bảo sự phản ứng nhanh chóng, hiệu quả, đúng trình tự khi xảy ra các sự cố an toàn thông tin.

A. 13.2.2

Rút bài học kinh nghiệm từ các sự cố an toàn thông tin

Biện pháp quản lý

Cần phải có các cơ chế sẵn sàng nhằm cho phép các lượng hóa và giám sát các kiểu, số lượng và chi phí của các sự cố an toàn thông tin.

A.13.2.3

Thu thập chứng cứ

Bin pháp quản lý

Khi một hành động nhằm chống lại một người hay một tổ chức sau khi có một sự cố an toàn thông tin xy ra, liên quan đến pháp luật (có thể là dân sự hay hình sự), chứng cứ cần được thu thập, giữ lại và được trình bày sao cho phù hợp với quy định pháp lý.

A.14 Quản lý sự liên tục của hoạt động nghiệp vụ

A.14.1 Các khía cạnh an toàn thông tin trong quản lý sự liên tục của hoạt động nghiệp vụ

Mục tiêu: Chống lại các gián đoạn trong hoạt động nghiệp vụ và bảo vệ các quy trình hoạt động trọng yếu khỏi các ảnh hưởng do lỗi hệ thống thông tin hay các thảm hoạ và đảm bảo khả năng khôi phục các hoạt động bình thường đúng lúc.

A.14.1.1

Tính đến an toàn thông tin trong các quy trình quản lý sự liên tục của hoạt động nghiệp vụ

Biện pháp quản lý

Một quy trình được quản lý cần được xây dựng và duy trì nhằm đảm bảo các hoạt động của cơ quan/tổ chức không bị gián đoạn. Nội dung quy trình này phải đề cập các yêu cầu về an toàn thông tin cần thiết để đảm bảo các hoạt động liên tục của tổ chức.

A.14.1.2

Đánh giá rủi ro và sự liên tục trong hoạt động của tổ chức

Bin pháp quản lý

Các sự kiện có thể gây ra sự gián đoạn của hoạt động của tổ chức cn được xác định cùng với xác suất, ảnh hưởng cũng như hậu quả của chúng đối với an toàn thông tin.

A.14.1.3

Xây dựng và triển khai các kế hoạch về tính liên tục, trong đó bao gồm vấn đề bảo đảm an toàn thông tin.

Biện pháp quản lý

Các kế hoạch phải được phát triển và triển khai nhằm duy trì hoặc khôi phục các hoạt động điều hành và đảm bảo tính sẵn sàng của thông tin ở mức độ yêu cầu và đáp ứng yêu cầu về thời gian xử lý các gián đoạn và hư hỏng trong các quá trình nghiệp vụ quan trọng.

A.14.1.4

Khung hoạch định sự liên tc trong hoạt động nghiệp vụ

Biện pháp quản lý

Một khung hoạch định các kế hoạch đảm bảo liên tục trong hoạt động nghiệp vụ cần được duy trì để mọi kế hoạch được thực hiện một cách nhất quán và đạt được các yêu cầu về đảm bảo an toàn thông tin cũng như xác định được các mức độ ưu tiên cho việc kiểm tra và duy trì.

A.14.1.5

Kiểm tra, duy trì và đánh giá lại các kế hoạch đảm bảo sự liên tục trong hoạt động của tổ chức.

Biện pháp quản lý

Các kế hoạch đảm bảo sự liên tục trong hoạt động đơn vị cần được kiểm tra và cập nhật thường xuyên nhằm luôn đảm bảo tính cập nhật và hiệu quả.

A.15 Sự tuân thủ

A.15.1 Sự tuân thủ các quy định pháp lý

Mục tiêu: Nhằm tránh sự vi phạm pháp luật, quy định, nghĩa vụ theo các hợp đồng đã ký kết, các yêu cầu về bảo đảm an toàn thông tin.

A.15.1.1

Xác định các điều luật hiện đang áp dụng được

Biện pháp quản lý

Tất cả yêu cầu về pháp lý; quy định; nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký và cách tiếp cận của tổ chức để đáp ứng những yêu cầu này phải được xác định rõ ràng, ghi thành văn bản và được cập nhật thường xuyên.

A.15.1.2

Quyền sở hữu trí tuệ (IPR)

Biện pháp quản lý

Các thủ tục phù hợp cần được triển khai nhằm đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu pháp lý, các quy định và cam kết theo hợp đồng trong việc sử dụng các tài liệu có quyền sở hữu trí tuệ và các sản phẩm phần mềm độc quyền.

A.15.1.3

Bảo vệ các hồ sơ tổ chức

Bin pháp quản lý

Các hồ sơ quan trọng cần được bảo vệ khỏi sự mất mát, phá hủy hoặc làm sai lệnh, phù hợp với pháp luật, quy định, các nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký.

A.15.1.4

Bảo vệ dữ liệu và sự riêng tư của thông tin cá nhân

Biện pháp quản lý

Việc bảo vệ dữ liệu và tính riêng tư cần được đảm bảo theo yêu cầu của pháp lý quy định và cả các điều khoản trong hợp đồng nếu có.

A.15.1.5

Ngăn nga việc lạm dụng phương tiện xử lý thông tin

Biện pháp quản lý

Cần phải ngăn chặn người dùng khỏi việc sử dụng các phương tiện xử lý thông tin vào mục đích không được phép.

A.15.1.6

Quy định về quản lý mã hóa

Biện pháp quản lý

Quản lý mã hóa cần được áp dụng phù hợp với các thỏa thuận, luật pháp và các quy định liên quan.

A.15.2 Sự tuân thủ các chính sách và tiêu chuẩn an toàn, và tương thích kỹ thuật

Mục tiêu: Nhằm đảm bảo sự tuân thủ của hệ thống với các chính sách và tiêu chuẩn an toàn của tổ chức.

A.15.2.1

Sự tuân th các chính sách và tiêu chuẩn an toàn

Biện pháp quản lý

Người quản lý cần đảm bảo rằng mọi thủ tục đảm bảo an toàn trong phạm vi trách nhiệm của mình đều được thực hiện chính xác để đạt được kết quả phù hợp với các chính sách cũng như các tiêu chuẩn an toàn.

A.15.2.2

Kiểm tra sự tương thích kỹ thuật

Biện pháp quản lý

Các hệ thống thông tin cần được kiểm tra thường xuyên sự tuân thủ các tiêu chuẩn thực hiện an toàn.

A.15.3 Xem xét việc kiểm toán các hệ thống thông tin

Mục tiêu: Nhằm tối ưu hóa hiệu quả và giảm thiểu những ảnh hưởng xấu tới quá trình kiểm toán các hệ thống thông tin.

A. 15.3.1

Các biện pháp quản lý kiểm toán các hệ thống thông tin

Biện pháp quản lý

Các yêu cầu kiểm toán và các hoạt động kiểm tra các hệ thống điều hành cần được hoạch định thận trọng và thống nhất để hạn chế rủi ro hoặc sự đổ vỡ của các quy trình hoạt động nghiệp vụ.

A. 15.3.2

Bảo vệ các công cụ kiểm toán hệ thống thông tin

Biện pháp quản lý

Truy cập đến các công cụ kiểm toán hệ thống thông tin cần được bảo vệ khỏi mọi sự lạm dụng hoặc lợi dụng.

 

PHỤ LỤC B

(Tham khảo)

CÁCH TIẾP CẬN THEO QUY TRÌNH

B.1. Khái quát

Tiêu chuẩn này đưa ra một mô hình cho việc thiết lập, triển khai, điều hành, giám sát, soát xét, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS). Việc chấp nhận một hệ thống ISMS sẽ là một quyết định chiến lược của tổ chức. Thiết kế và triển khai ISMS của một tổ chức phụ thuộc vào các nhu cầu và mục tiêu khác nhau, các yêu cầu về an toàn cần phải đạt, các quy trình đang được sử dụng và quy mô, cấu trúc của tổ chức. Các yếu tố này và hệ thống hỗ trợ cần luôn được cập nhật và thay đổi. Việc đầu tư và triển khai một hệ thống ISMS cần phải có tỷ trọng phù hợp với nhu cầu của tổ chức.

Tiêu chuẩn này có thể sử dụng để đánh giá sự tuân thủ của các bộ phận bên trong tổ chức cũng như các bên liên quan bên ngoài tổ chức.

B.2. Cách tiếp cận theo quy trình

Tiêu chuẩn này chấp nhận cách tiếp cận theo quy trình khi thiết lập, triển khai, điều hành, giám sát, soát xét, duy trì và cải tiến hệ thống ISMS của tổ chức.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Việc áp dụng một hệ thống các quy trình trong tổ chức, cùng với sự nhận biết tương tác giữa các quy trình như vậy, và sự quản lý chúng, có thể coi như “cách tiếp cận theo quy trình”.

Cách tiếp cận theo quy trình cho quản lý an toàn thông tin được trình bày trong tiêu chuẩn này nhằm khuyến khích người sử dụng nhấn mạnh các điểm quan trọng của:

a) việc hiểu các yêu cầu an toàn thông tin của tổ chức và các sự cần thiết phải thiết lập chính sách và mục tiêu cho an toàn thông tin,

b) việc triển khai và điều hành các biện pháp quản lý rủi ro an toàn thông tin của tổ chức trước tất cả các rủi ro chung có thể xảy ra với tổ chức;

c) việc giám sát soát xét hiệu suất và hiệu quả của hệ thống ISMS;

d) việc thường xuyên cải tiến dựa trên các khuôn khổ mục tiêu đã đặt ra.

Tiêu chuẩn này chấp nhận mô hình “Lập kế hoạch - Thực hiện - Kiểm tra - Hành động” (PDCA) để áp dụng cho tất cả các quy trình trong hệ thống ISMS. Hình 1 mô tả cách hệ thống ISMS lấy đầu vào là các yêu cầu và kỳ vọng về an toàn thông tin của các bên liên quan, sau khi tiến hành các quy trình và hành động cần thiết sẽ đáp ứng an toàn thông tin theo như các yêu cầu và kỳ vọng đã đặt ra. Hình 1 cũng chỉ ra các liên hệ giữa các quy trình được biểu diễn trong các điều 4, 5, 6, 7 và 8 của tiêu chuẩn.

P (Lập kế hoạch) - Thiết lập ISMS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

D (Thực hiện) - Triển khai và điều hành ISMS

Triển khai và vận hành các chính sách, biện pháp quản lý, quy trình và thủ tục của hệ thống ISMS.

C (Kiểm tra) - giám sát và soát xét ISMS

Xác định hiệu quả việc thực hiện quy trình dựa trên chính sách, mục tiêu mà hệ thống ISMS đã đặt ra và kinh nghiệm thực tiễn và báo cáo kết quả cho ban quản lý để soát xét.

A (Hành động) - Duy trì và cải tiến ISMS

Tiến hành các hành động khắc phục và hành động phòng ngừa dựa trên các kết quả của việc kiểm toán nội bộ hệ thống ISMS, soát xét của ban quản lý hoặc các thông tin liên quan khác nhằm liên tục hoàn thiện hệ thống ISMS.

 

PHỤ LỤC C

(Tham khảo)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bảng C.1 chỉ ra sự tương ứng giữa ISO 9001:2000, ISO 14001:2004 và tiêu chuẩn này.

Bảng C.1 - Sự tương ứng giữa ISO 9001:2000, ISO 14001:2004 và tiêu chuẩn này

TCVN ISO/1EC 27001:2009

ISO 9001:2000

ISO 14001:2004

1 Phạm vi

1 Scope

1.1 General

1.2 Application

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2 Tài liệu viện dẫn

2 Normative references

2 Normative references

3 Thuật ngữ và định nghĩa

3 Terms and definitions

3 Terms and definitions

4 Hệ thống quản lý an toàn thông tin

4.1. Các yêu cầu chung

4.2. Thiết lập và quản lý hệ thống ISMS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4.2.2. Triển khai và điều hành hệ thống ISMS

4.2.3. Giám sát và soát xét hệ thống ISMS

4.2.4. Duy trì và cải tiến hệ thống ISMS

4 Quality management system

4.1 General requirements

8.2.3. Monitoring and measurement of processes

8.2.4. Monitoring and measurement of product

4 EMS requirements

4.1. General requirements

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4.5 Monitoring and measurement

4.3. Các yêu cầu về hệ thống tài liệu

4.3.1. Khái quát

4.3.2. Biện pháp quản lý tài liệu

4.3.3. Biện pháp quản lý hồ sơ

4.2 Documentation requirements

4.2.1. General

4.2.2. Quality manual

4.2.3. Control of documents

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4.4.5 Documentation control

4.5.4 Control ol records

5 Trách nhiệm của ban quản lý

5.1 Cam kết của ban quản lý

5 Management responsibility

5.1. Management commitment

5.2. Customer focus

5.3. Quality policy

5.4. Planning

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4.2. Environmental policy

4.3. Planning

5.2 Quản lý nguồn lực

5.2.1. Cấp phát nguồn lực

5.2.2. Đào tạo, nhận thức và năng lực

6 Resource management

6.1. Provision ol resources

6.2. Human resources

6.2.2. Competence, awareness and training

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.4. Work environment

4.4.2 Competence, training, and awareness

6 Kiểm toán nội bộ hệ thống ISMS

8.2.2 Internal Audit

4.5.5 Internal audit

7 Soát xét của ban quản lý đối với hệ thống ISMS

7.1. Khái quát

7.2. Đầu vào cho việc soát xét

7.3. Đầu ra của việc soát xét

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5.6.1. General

5.6.2. Review input

5.6.3. Review output

4.6 Management review

 

8 Cải tiến hệ thống ISMS

8.1 Cải tiến thường xuyên

8.5 Improvement

8.5.1 Continual improvement

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8.2 Hành động khắc phục

8.5.3 Corrective actions

4.5.3 Non-conformity, corrective action and preventive action

8.3 Hành động phòng nga

8.5.3 Preventive actions

 

Phụ lục A Các mục tiêu và biện pháp quản lý

Annex A Control objectives and controls

Annex A Guidance on the use of this International Standard

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Khái quát

2. Cách tiếp cận theo quy trình

0 Introduction

0.1 General

0.2 Process approach

Introduction

Phụ lục C Sự tương ứng giữa ISO 9001:2000, ISO 14001:2004 và tiêu chuẩn này

Annex A Correspondence between ISO 9001:2000 and ISO 14001:1996

Annex B Correspondence between ISO 14001:2004 and ISO 9001:2000

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiêu chuẩn kỹ thuật

[1] ISO 9001:2000, Quality management systems - Requirements

[2] ISO/IEC 13335-1:2004, Information technology - Security techniques - Management of information and communications technology security - Part 1: Concepts and models for information and communications technology security management.

[3] ISO/IEC TR 13335-3:1998, Information technology - Guidelines for the management of IT Security - Part 3: Techniques for the management of IT security

[4] ISO/IEC TR 13335-4:2000, Information technology - Guidelines for the management of IT Security - Part 4: Selection of safeguards

[5] ISO 14001:2004, Environmental management systems - Requirements with guidance for use

[6] ISO/IEC TR 18044:2004, Information technology - Security techniques - Information security incident management

[7] ISO 19011:2002, Guidelines for quality and/or environmental management systems auditing

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

[9] ISO/IEC Guide 73:2002, Risk management - Vocabulary - Guidelines for use in standards

[10] TCVN ISO 9001:2000, Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu

[11] TCVN 7562:2005, Công nghệ thông tin - Mã thực hành quản lý an toàn thông tin.

Các tài liệu khác

[1] OECD, Guidelines for the Security of Information Systems and Networks - Towards a Culture of Security. Paris: OECD, July 2002. www.oecd.org

[2] NIST SP 800-30, Risk Management Guide for Information Technology Systems

[3] Deming W.E., Out of the Crisis, Cambridge, Mass: MIT, Center for Advanced Engineering Study, 1986

 

MỤC LỤC

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Hệ thống quản lý an toàn thông tin

4.1. Các yêu cầu chung

4.2. Thiết lập và quản lý hệ thống ISMS

4.2.1. Thiết lập hệ thống ISMS

4.2.2. Triển khai và điều hành hệ thống ISMS

4.2.3. Giám sát và soát xét hệ thống ISMS

4.2.4. Duy trì và cải tiến hệ thống ISMS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4.3.1. Khái quát

4.3.2. Biện pháp quản lý tài liệu

4.3.3. Biện pháp quản lý hồ sơ

5. Trách nhiệm của ban quản lý

5.1. Cam kết của ban quản lý

5.2. Quản lý nguồn lực

5.2.1. Cấp phát nguồn lực

5.2.2. Đào tạo, nhận thức và năng lực.

6. Kiểm toán nội bộ hệ thống ISMS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7.1. Khái quát

7.2. Đầu vào của việc soát xét

7.3. Đầu ra của việc soát xét

8. Cải tiến hệ thống ISMS

8.1. Cải tiến thường xuyên

8.2. Hành động khắc phục

8.3. Hành động phòng ngừa 

Phụ lục A (Quy định) Các mục tiêu quản lý và biện pháp quản lý

Phụ lục B (Tham khảo) Cách tiếp cận theo quy trình

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Thư mục tài liệu tham khảo

1 Thuật ngữ “đối tượng quản lý” trong ngữ cảnh này dùng để chỉ một cá nhân hay thực thể đã phê chuẩn trách nhiệm quản lý trong việc điều khiển sản xuất, phát triển, duy trì, sử dụng và đảm bảo an toàn của tài sản. Thuật ngữ này không dùng để chỉ những người có quyền sở hữu tài sản.

2 Thuật ngữ “tuyển dụng” ở đây bao hàm tất cả các tình huống khác nhau như: tuyển dụng người (tạm thời hay dài hạn), bổ nhiệm nhân sự, thay đổi việc, chỉ định thầu và việc chấm dứt những bố trí này.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 27001:2009 (ISO/IEC 27001:2005) về Công nghệ thông tin - Hệ thống quản lí an toàn thông tin - Các yêu cầu

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.026

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.93.18
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!