Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 16/2018/TT-BYT quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh chữa bệnh

Số hiệu: 16/2018/TT-BYT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Viết Tiến
Ngày ban hành: 20/07/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở KCB

Ngày 20/7/2018, Bộ Y tế ban hành Thông tư 16/2018/TT-BYT quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Theo đó, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn sau đây:

- Xây dựng, phổ biến các hướng dẫn, quy định, quy trình, kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch, tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Vệ sinh tay; phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân.

- Quản lý và xử lý thiết bị, dụng cụ y tế; đồ vải y tế; chất thải y tế.

- Phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm liên quan đến vi sinh vật.

- Vệ sinh môi trường bệnh viện; an toàn thực phẩm; phòng chống dịch bệnh.

- Phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm liên quan đến vi sinh vật.

- Quản lý hóa chất, vật tư dùng trong kiểm soát nhiễm khuẩn.

Thông tư 16/2018/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/10/2018.

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/2018/TT-BYT

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2018

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ban hành ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát nhiễm khuẩn, hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn và trách nhiệm thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân (sau đây gọi tắt là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh).

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế (sau đây gọi tắt là nhiễm khuẩn bệnh viện) là các nhiễm khuẩn xảy ra trong quá trình người bệnh được chăm sóc, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện là quá trình thu thập, phân tích, diễn giải các dữ liệu nhiễm khuẩn bệnh viện một cách hệ thống và liên tục và thông báo kịp thời kết quả tới những người liên quan.

3. Kiểm soát nhiễm khuẩn là việc xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện các quy định, hướng dẫn, quy trình chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng trong quá trình cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

4. Phòng ngừa chuẩn là các biện pháp phòng ngừa cơ bản áp dụng cho mọi người bệnh không phụ thuộc vào chẩn đoán, tình trạng nhiễm trùng và thời điểm khám, điều trị, chăm sóc dựa trên nguyên tắc coi máu, chất tiết và chất bài tiết của người bệnh đều có nguy cơ lây truyền bệnh.

Chương II

CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN TRONG CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Điều 3. Xây dựng, phổ biến các hướng dẫn, quy định, quy trình, kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn

1. Xây dựng, phê duyệt và phổ biến các hướng dẫn, quy định, quy trình (gọi chung là quy định) kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định tại Thông tư này.

2. Xây dựng, phê duyệt, phổ biến kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn trên cơ sở kế hoạch hành động quốc gia, mục tiêu chất lượng về kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp với nguồn lực và điều kiện thực tiễn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo từng giai đoạn.

Điều 4. Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch

1. Giám sát, phát hiện, báo cáo và quản lý dữ liệu nhiễm khuẩn bệnh viện, vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, các trường hợp mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch.

2. Thực hiện biện pháp can thiệp kịp thời nhằm làm giảm nhiễm khuẩn bệnh viện và các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch, sử dụng kháng sinh hợp lý trên cơ sở kết quả giám sát.

Điều 5. Giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn

1. Kiểm tra, giám sát tuân thủ các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn đặc biệt khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật và các kỹ thuật xâm lấn khác đối với tất cả người hành nghề, người làm việc khác (gọi chung là nhân viên y tế), học sinh, sinh viên, học viên (gọi chung là học viên), người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Hướng dẫn, nhắc nhở nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm tuân thủ các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn.

Điều 6. Vệ sinh tay

1. Tổ chức thực hiện các quy định về vệ sinh tay, trang bị sẵn có phương tiện, hóa chất vệ sinh tay cho nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh, khách thăm tại các vị trí khám bệnh, điều trị, chăm sóc người bệnh và nơi có nhiều người tiếp xúc.

2. Kiểm tra, giám sát để bảo đảm việc tuân thủ các quy định về vệ sinh tay của nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.

Điều 7. Phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân

1. Tổ chức thực hiện các quy định về phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.

2. Thực hiện các biện pháp cách ly phòng ngừa phù hợp đối với người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người bệnh nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc kháng sinh.

3. Hướng dẫn, nhắc nhở nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm phải tuân thủ các biện pháp phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi khám bệnh, điều trị và chăm sóc người bệnh.

4. Kiểm tra việc tuân thủ phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.

Điều 8. Quản lý và xử lý thiết bị, dụng cụ y tế

1. Thực hiện quản lý, xử lý dụng cụ y tế tập trung, kiểm soát việc xử lý thiết bị, dụng cụ y tế tái sử dụng bảo đảm an toàn, chất lượng.

2. Bảo quản thiết bị, dụng cụ y tế sau xử lý bảo đảm vô khuẩn trước khi sử dụng cho người bệnh.

3. Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về quản lý, xử lý thiết bị, dụng cụ y tế tại các khoa, phòng.

Điều 9. Quản lý và xử lý đồ vải y tế

1. Cung cấp đồ vải cho người bệnh, nhân viên y tế hằng ngày và khi cần.

2. Xử lý đồ vải tập trung tại khu giặt là. Đồ vải nhiễm khuẩn, đồ vải có máu, dịch tiết sinh học phải được xử lý riêng bảo đảm an toàn.

3. Bảo quản đồ vải sau xử lý trong tủ, kệ bảo đảm sạch, vô khuẩn và được vận chuyển riêng bằng phương tiện chuyên dụng.

4. Kiểm soát chất lượng và thường xuyên kiểm tra, giám sát, quy trình xử lý đồ vải.

5. Nhân viên quản lý, xử lý đồ vải phải có kiến thức chuyên môn về xử lý đồ vải y tế.

6. Bố trí nơi giặt, sấy hoặc phơi đồ vải tập trung cho người nhà người bệnh.

Điều 10. Quản lý chất thải y tế

1. Thực hiện quản lý chất thải y tế theo quy định của pháp luật.

2. Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ thực hành quản lý chất thải, bảo đảm chất thải được phân loại, lưu giữ, vận chuyển, xử lý an toàn theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 11. Vệ sinh môi trường bệnh viện

1. Tổ chức thực hiện, kiểm tra vệ sinh môi trường theo đúng quy định, bảo đảm chất lượng môi trường nước, môi trường bề mặt, môi trường không khí cho từng khu vực theo quy định của Bộ Y tế và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

2. Bố trí đủ nhà vệ sinh cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế.

3. Thực hiện diệt chuột, côn trùng định kỳ.

4. Người làm công tác vệ sinh môi trường tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có kiến thức về vệ sinh môi trường.

Điều 12. An toàn thực phẩm

1. Tổ chức kiểm tra an toàn thực phẩm về vi sinh vật. Giám sát, báo cáo các trường hợp bị nhiễm khuẩn liên quan đến thực phẩm được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Phối hợp với cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm tại địa bàn để triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến cho các cơ sở chế biến, cung cấp thực phẩm, nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh về an toàn thực phẩm.

Điều 13. Phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm liên quan đến vi sinh vật

1. Thiết lập hệ thống quản lý, giám sát, xử trí và báo cáo tai nạn, rủi ro nghề nghiệp liên quan đến vi sinh vật đối với nhân viên y tế.

2. Thực hiện tiêm vắc xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm (viêm gan B, cúm, lao và các bệnh truyền nhiễm khác) cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm.

3. Xây dựng danh mục và bảo đảm sẵn có thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế để điều trị dự phòng cho nhân viên y tế khi bị phơi nhiễm với bệnh truyền nhiễm.

Điều 14. Phòng chống dịch bệnh

1. Xây dựng kế hoạch ứng phó với các dịch bệnh; phối hợp với cơ sở y tế dự phòng và các cơ sở y tế khác trong việc phòng, chống dịch bệnh và các tình huống khẩn cấp trên địa bàn theo sự phân công của cơ quan quản lý.

2. Chuẩn bị sẵn cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, hóa chất, vật tư và nhân lực tham gia phòng, chống dịch bệnh.

3. Tổ chức tập huấn cho nhân viên y tế về phòng, chống dịch bệnh.

4. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định.

Điều 15. Quản lý hóa chất, vật tư dùng trong kiểm soát nhiễm khuẩn

1. Xây dựng định mức, kiểm tra chất lượng và quản lý việc sử dụng hóa chất, vật tư dùng trong kiểm soát nhiễm khuẩn.

2. Kiểm tra, quản lý việc sử dụng hóa chất, vật tư dùng trong kiểm soát nhiễm khuẩn bảo đảm an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.

Chương III

HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN TRONG CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Điều 16. Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn

1. Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn:

Tùy theo quy mô giường bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thiết lập hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn bao gồm:

a) Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn.

b) Khoa hoặc bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn.

c) Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.

2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 150 giường bệnh kế hoạch trở lên phải tổ chức hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 150 giường bệnh kế hoạch tối thiểu phải có bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn thuộc phòng kế hoạch tổng hợp, mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn và có người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn làm việc toàn thời gian, tốt nghiệp ngành học thuộc khối ngành sức khỏe, có chứng chỉ, giấy chứng nhận hoặc văn bằng về kiểm soát nhiễm khuẩn.

4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giường bệnh nội trú tối thiểu phải phân công một người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn.

Điều 17. Tổ chức và nhiệm vụ của Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn

1. Tổ chức:

a) Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là Giám đốc) quyết định thành lập.

b) Chủ tịch hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn là Giám đốc.

c) Thư ký Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn là trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc người được giao nhiệm vụ phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn.

d) Các thành viên Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn là đại diện lãnh đạo các khoa lâm sàng, cận lâm sàng và các phòng chức năng, trong đó tối thiểu phải có sự tham gia của lãnh đạo các phòng chức năng, khoa vi sinh/xét nghiệm, khoa dược và một số khoa lâm sàng có nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cao.

2. Nhiệm vụ:

a) Tư vấn cho Giám đốc về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tư vấn về việc sửa chữa, thiết kế, xây dựng mới các công trình y tế trong cơ sở phù hợp với kiểm soát nhiễm khuẩn.

b) Tham gia giám sát, đào tạo, nghiên cứu khoa học về kiểm soát nhiễm khuẩn.

c) Xem xét, đánh giá và định hướng việc thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn của cơ sở.

Điều 18. Tổ chức và nhiệm vụ của khoa hoặc bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn

1. Tổ chức:

Tùy theo quy mô giường bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức khoa hoặc bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn.

a) Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn tùy theo quy mô bệnh viện có các bộ phận giám sát, khử khuẩn tiệt khuẩn, quản lý đồ vải và vệ sinh môi trường do Giám đốc quyết định, trong đó tối thiểu phải có bộ phận giám sát.

b) Trưởng khoa và điều dưỡng trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn phải có trình độ đại học trở lên và tốt nghiệp ngành học thuộc khối ngành sức khỏe, có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bằng đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn, làm việc toàn thời gian tại khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.

c) Bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn có trưởng bộ phận là người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn, có văn bản phân công phụ trách của Giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Nhiệm vụ:

a) Đầu mối tham mưu cho Giám đốc về các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Chương II Thông tư này.

b) Tổ chức hoặc phối hợp với các khoa, phòng liên quan triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Chương II Thông tư này.

c) Xây dựng mô tả công việc cho nhân viên y tế của khoa.

d) Xây dựng định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật và đề xuất mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư, hóa chất liên quan đến hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn và kiểm tra, giám sát việc sử dụng.

đ) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn của thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.

e) Tổ chức đào tạo, tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế và học viên.

g) Tổ chức truyền thông về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.

h) Thực hiện nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và chỉ đạo tuyến về kiểm soát nhiễm khuẩn.

i) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Giám đốc.

Điều 19. Tổ chức và nhiệm vụ của mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn

1. Tổ chức:

Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn do Giám đốc quyết định thành lập và giao nhiệm vụ, gồm đại diện các khoa lâm sàng, cận lâm sàng. Mỗi khoa cử ít nhất một bác sĩ và một điều dưỡng hoặc hộ sinh hoặc kỹ thuật y kiêm nhiệm tham gia mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.

2. Nhiệm vụ:

a) Tham gia tổ chức thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn tại khoa theo phân công của giám đốc và hướng dẫn kỹ thuật của trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc của người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn.

b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm tại khoa thực hiện các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn.

c) Định kỳ và đột xuất báo cáo lãnh đạo khoa và trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn về tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện, tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm tại khoa.

Điều 20. Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng khoa hoặc trưởng bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn

1. Nhiệm vụ:

a) Tham mưu cho giám đốc về kiểm soát nhiễm khuẩn.

b) Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ của khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.

c) Tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc.

2. Quyền hạn:

a) Thực hiện quyền hạn chung của trưởng khoa.

b) Kiểm tra và yêu cầu các khoa, phòng, nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện đúng các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn.

c) Đề xuất với giám đốc khen thưởng, kỷ luật các cá nhân, tập thể có thành tích hoặc vi phạm các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn.

3. Người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 150 giường bệnh kế hoạch không thành lập khoa kiểm soát nhiễm khuẩn có nhiệm vụ và quyền hạn như trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn trừ Điểm a, Khoản 2 Điều này.

4. Người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giường bệnh nội trú, tùy theo phạm vi chuyên môn của cơ sở có nhiệm vụ triển khai thực hiện, kiểm tra giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp.

Điều 21. Nhiệm vụ và quyền hạn của điều dưỡng trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn

1. Nhiệm vụ:

a) Thực hiện nhiệm vụ chung của điều dưỡng trưởng khoa.

b) Giúp trưởng khoa lập kế hoạch quản lý và sử dụng trang thiết bị, phương tiện, vật tư, hóa chất phục vụ kiểm soát nhiễm khuẩn.

c) Tham gia xây dựng hướng dẫn các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

d) Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.

2. Quyền hạn:

Có quyền hạn như các điều dưỡng trưởng khoa khác và có quyền kiểm tra giám sát hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa, phòng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 22. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ phận giám sát

1. Tổ chức:

a) Bộ phận giám sát là bộ phận chuyên môn của khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, có nhiệm vụ chuyên trách kiểm tra, giám sát về kiểm soát nhiễm khuẩn.

b) Bộ phận giám sát bao gồm nhân viên giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn chuyên trách có trình độ cao đẳng trở lên và tốt nghiệp ngành học thuộc khối ngành sức khỏe, có chứng chỉ hoặc chứng nhận hoặc văn bằng đào tạo về giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn.

c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 150 giường bệnh trở lên phải bảo đảm có 1 nhân viên giám sát chuyên trách trên mỗi 150 giường bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 150 giường bệnh phải có ít nhất 1 nhân viên giám sát chuyên trách.

d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giường bệnh nội trú thì nhiệm vụ giám sát do người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện.

2. Nhiệm vụ:

a) Thực hiện giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện, kiểm tra, giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.

b) Tham gia các hoạt động giám sát khác như giám sát môi trường, giám sát vi sinh, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn của người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.

c) Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.

3. Quyền hạn:

Có quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn của tất cả nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2018.

2. Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 24. Điều khoản chuyển tiếp

1. Lãnh đạo khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 150 giường bệnh kế hoạch phải được đào tạo tối thiểu theo chương trình đào tạo 03 tháng về kiểm soát nhiễm khuẩn trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.

2. Người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giường bệnh nội trú phải được đào tạo tối thiểu theo chương trình đào tạo 05 ngày về kiểm soát nhiễm khuẩn trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.

3. Nhân viên thuộc bộ phận giám sát và bộ phận khử khuẩn, tiệt khuẩn phải được đào tạo tối thiểu theo chương trình đào tạo 03 tháng về kiểm soát nhiễm khuẩn trước ngày 01 tháng 01 năm 2022.

4. Nhân viên thuộc Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn và mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn phải được đào tạo tối thiểu theo chương trình đào tạo 05 ngày về kiểm soát nhiễm khuẩn trước ngày 01 tháng 01 năm 2022.

5. Cán bộ phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn tại Sở Y tế phải được đào tạo tối thiểu theo chương trình đào tạo 01 tháng về kiểm soát nhiễm khuẩn trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Điều 25. Trách nhiệm thực hiện

1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này trên toàn quốc.

2. Cục Khoa học công nghệ và đào tạo:

a) Chủ trì thẩm định các chương trình, tài liệu đào tạo liên tục và đào tạo chuyên sâu về kiểm soát nhiễm khuẩn thuộc thẩm quyền.

b) Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện đào tạo liên tục về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế.

c) Chỉ đạo các trường có đào tạo ngành học thuộc khối ngành sức khỏe đưa nội dung kiểm soát nhiễm khuẩn vào chương trình đào tạo cho sinh viên, học sinh; nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên kiểm soát nhiễm khuẩn; đề xuất đầu tư cơ sở thực hành, tiền lâm sàng bảo đảm chuẩn hóa, hiện đại để nâng cao chất lượng đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn.

3. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn quản lý.

b) Phân công bộ phận và cán bộ làm đầu mối phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn của Sở Y tế. Cán bộ phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn có trình độ đại học trở lên, tốt nghiệp ngành học thuộc khối ngành sức khỏe, có chứng chỉ, giấy chứng nhận hoặc văn bằng đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn.

c) Báo cáo kết quả việc triển khai thực hiện Thông tư này định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

4. Y tế các Bộ, Ngành chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc.

5. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

a) Chịu trách nhiệm toàn diện về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

b) Tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này tại cư sở khám bệnh, chữa bệnh.

c) Đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, hóa chất, vật tư, bố trí nhân lực bảo đảm yêu cầu về kiểm soát nhiễm khuẩn. Khi thực hiện xây mới hoặc sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện phải có sự tham gia tư vấn của Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn, khoa kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn.

d) Chi đủ kinh phí cho các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn đã được tính vào cơ cấu giá dịch vụ y tế.

đ) Bảo đảm nhân viên y tế tham gia hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bằng đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn.

e) Xây dựng chương trình, tài liệu và thực hiện đào tạo, truyền thông về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế và các đối tượng có liên quan phù hợp với quy định và điều kiện thực tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

g) Thực hiện nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về kiểm soát nhiễm khuẩn.

h) Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với đơn vị bên ngoài gồm giặt là đồ vải, khử khuẩn, tiệt khuẩn thiết bị, dụng cụ, vệ sinh môi trường, xử lý chất thải, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải lựa chọn đơn vị có đủ tư cách pháp nhân và thường xuyên giám sát, kiểm tra việc tuân thủ quy định, quy trình kỹ thuật, bảo đảm chất lượng dịch vụ. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ do đơn vị bên ngoài cung cấp.

i) Thực hiện các biện pháp can thiệp phù hợp dựa trên kết quả kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm cải tiến chất lượng kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp với nguồn lực và điều kiện thực tiễn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

k) Xây dựng nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm thực hiện các quy định về: giờ thăm; biện pháp cách ly; vệ sinh tay; vệ sinh cá nhân; sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân; vệ sinh bệnh viện và phân loại chất thải y tế.

l) Báo cáo kết quả thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn và tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện theo quy định.

6. Nhân viên y tế, giáo viên, học viên thực tập tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tuân thủ các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn, đặc biệt khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật và các kỹ thuật xâm lấn khác trên người bệnh.

7. Người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm có trách nhiệm:

a) Thực hiện đúng các quy định về giờ thăm, biện pháp cách ly, vệ sinh cá nhân, vệ sinh bệnh viện, phân loại chất thải và các quy định kiểm soát nhiễm khuẩn khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

b) Người mắc, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phải tuân thủ chế độ điều trị, cách ly, di chuyển hoặc ra viện theo quy định.

8. Các trường có đào tạo ngành học thuộc khối ngành sức khỏe có trách nhiệm:

a) Đưa nội dung đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn vào chương trình đào tạo cho sinh viên, học sinh.

b) Tổ chức đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn cho sinh viên, học sinh và đào tạo chuyên sâu cho nhân viên y tế làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn theo nhu cầu. Bảo đảm sinh viên, học sinh phải được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn trước khi thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) để xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ (Vụ Khoa giáo-Văn xã, Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các ngành;
- Các trường đào tạo ngành học thuộc khối ngành sức khỏe;
- Cổng Thông tin điện tử BYT;
- Lưu: VT, PC, KCB (02).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Viết Tiến

MINISTRY OF HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 16/2018/TT-BYT

Hanoi, July 20, 2018

 

CIRCULAR

PRESCRIBING INFECTION CONTROL IN HEALTHCARE FACILITIES

Pursuant to the Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12, promulgated on November 23, 2009;

Pursuant to the Government's Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

Upon the request of the Director of the Agency of Health Examination and Treatment,

The Minister of Health hereby promulgates the Circular prescribing infection control in healthcare facilities.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Circular provides for measures to prevent and control infection, infection control systems and responsibilities for controlling infection in state- or privately-owned healthcare facilities (hereinafter referred to as healthcare facilities).

Article 2. Definition

1. Infection related to medical care (hereinafter referred to as hospital-acquired infection) means an infection that occurs when patients are cared for and treated in healthcare facilities.

2. Hospital-acquired infection monitoring and surveillance means the process of collecting, analyzing and interpreting hospital-acquired infection data in a systematic and continuous manner, and informing results to related persons in a timely manner.

3. Infection control means the construction, implementation and oversight of implementation of specialized regulations, instructions and procedures regarding infection control with the aim of minimizing the risks of spreading of harmful microbes to humans, medical staff and communities that may arise during provision of medical services.

4. Standard prevention means basic preventive measures applied to every patient without reliance on the diagnosis and state of infection and the time of medical examination, treatment and care according to the principles of considering all blood, bodily produced or secreted substances of patients to incur potential risks of infection.

Chapter II

MEASURES TO CONTROL INFECTION IN HEALTHCARE FACILITIES

Article 3. Formulation and dissemination of instructions, regulations, procedures and plans for control of infection

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Draw up, approve and disseminate plans for control of infection based on the plan of action and objectives of quality of control of infection which must be in line with actual resources and conditions of healthcare facilities over periods of time.

Article 4. Oversight and surveillance of hospital-acquired infection and other infectious diseases that may lead to epidemic outbreaks

1. Conduct the oversight, surveillance, detection, reporting and management of data on hospital-acquired infections, antibiotic resistant bacteria and confirmed or suspected cases of infectious diseases that may lead to epidemic outbreaks.

2. Implement timely intervention measures in order to reduce hospital-acquired infections and other infectious diseases that may lead to epidemic outbreaks, and enable the proper use of antibiotics on the basis of oversight and surveillance results.

Article 5. Oversight and surveillance of compliance with infection control practices

1. Check, oversee and monitor compliance of all practitioners and other staff members (collectively referred to as medical staff), pupils, students and learners (collectively referred to as trainees), patients, patients' family relatives and guests at healthcare facilities with infection control regulations, especially after medical surgery, procedures and other invasive techniques are performed.

2. Instruct and warn medical staff, trainees, patients and patients’ family relatives and guests to observe infection control regulations.

Article 6. Hand wash

1. Organize implementation of regulations on hand wash and make hand washing accessories and chemicals available for use for medical staff, trainees, patients, patients’ family relatives and guests at outpatient, patient treatment and care locations and areas where people often come into contact with each other.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. Standard prevention or prevention based on transmission routes and use of personal protective equipment

1. Organize implementation of regulations on standard prevention or prevention specific to transmission routes and use of personal protective equipment for medical staff, trainees, patients, patients' family relatives and guests.

2. Apply proper preventive isolation measures to patients known or suspected to contract infectious diseases and patients infected with multi-resistant organisms.

3. Instruct and warn medical staff, trainees, patients, patients’ family relatives and guests to obey regulations on the standard prevention and prevention specific to transmission routes and use personal protective equipment during the medical examination, treatment and care process.

4. Check compliance of medical staff, trainees, patients, patients' family relatives and guest with regulations on the standard prevention or prevention specific to transmission routes and use of personal protective equipment.

Article 8. Management and handling of medical equipment and accessories

1. Carry out the centralized management and handling of medical equipment, control the disposal of medical equipment and accessories with the aim of ensuring conformance to safety and quality requirements.

2. Store and preserve medical equipment and accessories after handling thereof in order to ensure they are sterile before use.

3. Check, oversee and monitor compliance with regulations on management and handling of medical equipment and accessories at wards and departments.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Provide medical textiles for patients and medical staff on a daily basis and where needed.

2. Carry out the centralized handling of medical textiles at laundry areas. Textiles, fabrics with microbial contamination, or soiled with blood and biological fluids must be treated separately to ensure safety.

3. Store and preserve medical textiles inside cabinets and racks to ensure they are clean, sterile and are carried by dedicated means of transport.

4. Control quality and regularly check, oversee and monitor medical textile handling procedures.

5. Staff in charge of managing and handling medical textiles must have professional knowledge about handling of medical textiles.

6. Arrange concentrated laundry and drying locations for patients’ family relatives.

Article 10. Management of medical wastes

1. Carry out the management of medical wastes as per laws.

2. Check, oversee and monitor compliance with waste management practices, ensure these wastes are sorted, stored, transported and disposed of in a safe manner as prescribed by laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Carry out and check environmental hygiene in accordance with regulations in force, assure quality of water, surface and aerial environment of each region in accordance with regulations adopted by the Ministry of Health and other national technical regulations.

2. Make sure there are enough toilets for patients, patients’ family relatives and medical staff.

3. Get rid of rats and pests regularly.

4. Persons in charge of performing environmental hygiene tasks at healthcare facilities must have knowledge about environmental hygiene.

Article 12. Food safety

1. Organize the inspection of food safety in terms of microorganisms. Oversee, monitor and report cases of foodborne infection relating to food used by healthcare facilities.

2. Cooperate with regulatory bodies having authority over food safety issues within localities in carrying out food safety communications and propaganda campaigns to raise awareness amongst food processing and catering facilities, medical staff, patients and patients’ family relatives.

Article 13. Prevention and handling of microbial exposures

1. Set up systems for management, oversight, surveillance, handling and reporting of occupational accidents and risks of medical staff’s exposure to microbes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Enumerate and ensure availability of drugs, vaccines and biologicals for the purpose of providing medical staff with prophylactic medications in case of exposures to infectious diseases.

Article 14. Epidemic prevention and control

1. Work out plans for response to epidemics; collaborate with preventive healthcare and other healthcare establishments in preventing and controlling epidemics and emergencies that may occur within localities under the authority delegated by regulatory bodies.

2. Prepare facilities, equipment, medicines, chemicals, supplies and personnel involved in epidemic prevention and control activities.

3. Provide medical staff with epidemic prevention and control training sessions.

4. Implement the regime for reporting, disseminating and declaring diseases and outbreaks of infectious diseases in accordance with regulations in force.

Article 15. Management of chemicals and supplies used for control of infection

1. Set norms, inspect quality and manage the use of chemicals and supplies used for control of infection.

2. Check and manage the use of chemicals and supplies used for control of infection in order to ensure safety, cost-efficiency and effectiveness.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

INFECTION CONTROL SYSTEMS IN HEALTHCARE FACILITIES

Article 16. Infection control systems

1. Infection control systems:

Depending on the number of medical beds, a healthcare facility shall be required to establish its infection control system, including:

a) Infection control board.

b) Infection control department or division.

c) Infection control network.

2. Healthcare facilities with at least 150 medical beds according to their plans must organize infection control systems defined in clause 1 of this Article.

3. Healthcare facilities with less than 150 medical beds according to their plans must, as a minimum requirement, organize infection control divisions subordinate to general planning departments, infection control networks and personnel in charge of infection control who work full time, have graduated in healthcare majors, obtained diplomas, certificates or other equivalents in infection control.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 17. Structure and roles of infection control board

1. Structure:

a) The infection control board is established under the decision issued by a healthcare facility (hereinafter referred to as Director).

b) The Board’s Chair is the Director.

c) The Board’s Secretary is the head of the infection control department or the person charged with infection control tasks.

d) The Board’s members are representatives of leaderships of clinical, subclinical departments and functional divisions. As a minimum requirement, leaderships of functional divisions, microbiology/laboratory departments, pharmacy departments and other clinical departments facing high risks of hospital-acquired infection must join the Board as members.

2. Roles:

a) Provide the Director with counseling for control of hospital-acquired infection and repair, design and construction of internal medical service works suitable for infection control tasks.

b) Get involved in infection control oversight, surveillance, training and scientific researches.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 18. Structure and roles of infection control departments or divisions

1. Structure:

Depending on the number of medical beds, healthcare facilities may organize their infection control departments or divisions.

a) Each infection control department shall, depending on the scale of the hospital to which it is subordinate, have different divisions tasked with oversight, disinfection, sterilization, management of medical textiles and environmental hygiene according to the Director's decision, including the supervisory division as a minimum requirement.

b) The head and nurses of an infection control department must hold at least undergraduate degrees, graduate in healthcare majors, obtain certificates, diplomas or equivalents in infection control, and must work full time at the infection control department.

c) Each infection control division is composed of the division’s head who is in charge of infection control tasks and receives the letter of appointment from the Director.

2. Roles:

a) Play a pivotal role in providing the Director with counseling for measures to prevent and control infection in healthcare establishments as per Chapter II hereof.

b) Organize or cooperate with other relevant wards and departments in organizing implementation, inspection and overseeing implementation of measures to prevent and control hospital-acquired infections under the provisions of Chapter II hereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Set up technical norms and standards, propose procurement of equipment, means, supplies and chemicals related to infection control tasks, and inspection and oversee the use thereof.

dd) Provide guidance on, direct, check and supervise infection control activities carried out by members of infection control networks.

e) Provide medical staff and trainees with infection control training and drilling sessions.

g) Organize communication campaigns for infection control for medical staff, trainees, patients, patients’ family relatives and guests.

h) Carry out scientific researches, international cooperation and directions at the level of the healthcare network in terms of infection control.

i) Perform other duties assigned by the Director.

Article 19. Structure and roles of infection control network

1. Structure:

The infection control network shall be established and assigned tasks under the Director’s decision, and shall be composed of representatives of clinical and subclinical departments. Each department must assign at least a doctor and a nurse or a midwife or medical engineer working under the multi-employment regime to participate in the infection control network.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Organize infection control activities at specific departments as assigned by the Director and following technical instructions of the head of the infection control department or the person in charge of infection control tasks.

b) Provide instructions, carry out inspection, oversight or surveillance in order to ensure medical staff, trainees, patients and patients’ family relatives and guests at each department must observe infection control regulations.

c) Send regular and ad-hoc evaluation reports to leaderships of departments and the head of the infection control department or the person in charge of infection control tasks on the current state of hospital acquired infection, and compliance with infection control practices of medical staff, trainees, patients, patients’ family relatives and guests in a department.

Article 20. Rights and duties of the head of a department or the head of an infection control division

1. Duties:

a) Provide the Director with counseling for infection control.

b) Carry out and bear responsibilities for tasks of the infection control department.

c) Prepare review and evaluation reports on infection control activities in the entire healthcare facility.

d) Perform other duties assigned by the Director.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Exercise general rights of the department's head.

b) Inspect and require wards, departments, medical staff, trainees, patients and patients’ family relatives and guests in the healthcare facility to observe infection control regulations.

c) Recommend persons and collectives that excel in complying with or violate infection control regulations to the Director for rewards or disciplinary actions.

3. The person in charge of infection control in a healthcare facility that has less than 150 medical beds according to its plan and does not establish the infection control department shall have rights and duties the same as the head of the infection control department, except the rights specified in point a, clause 2 of this Article.

4. The person in charge of infection control in the healthcare facility without inpatient beds shall, depending on its scope of specialization, have duties to implement, check and oversee the implementation of proper infection control measures.

Article 21. Rights and duties of the head nurse of the infection control department

1. Duties:

a) Perform general duties of the head nurse of the department.

b) Assist the department’s head in working out the plan for management and use of equipment, means, supplies and chemicals used for performing infection control tasks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Perform other duties as assigned by the head of the infection control department.

2. Rights:

Assume the same rights as head nurses of other departments and have the right to inspect and monitor infection control activities in wards or departments of a healthcare facility.

Article 22. Structure, rights and duties of the surveillance division

1. Structure:

a) The surveillance division is a specialized division of the infection control department, and undertakes the full-time duties to inspect, oversee and monitor infection control.

b) The surveillance division shall be composed of staff members in charge of full-time infection control tasks who hold associate degrees and graduated in healthcare majors, obtain diplomas or certificates or equivalents in oversight and surveillance of infection control.

c) The healthcare facility with at least 150 medical beds must assign 1 full-time staff member in charge of infection control tasks for every 150 medical beds. The healthcare facility with less than 150 medical beds must have at least 1 full-time staff member in charge of infection control tasks.

d) With respect to healthcare facilities without inpatient beds, oversight and surveillance duties shall be performed by the persons in charge of infection control tasks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Carry out oversight and surveillance of hospital-acquired infections, inspect and oversee compliance with infection control practices referred to in Article 4 and Article 5 hereof.

b) Get involved in other oversight and surveillance activities such as environmental, microbiological oversight and surveillance activities, inspect and oversee the implementation of regulations related to infection control by patients, patients' family relatives and guests.

c) Perform other duties as assigned by the head of the infection control department.

3. Rights:

Have the right to inspect, oversee and monitor activities relating to infection control performed by all of medical staff, trainees, patients, patients' family relatives and guests in a healthcare facility.

Chapter IV

IMPLEMENTARY PROVISIONS

Article 23. Entry into force

1. This Circular shall take effect on October 01, 2018.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 24. Transitional provisions

1. The leadership of the infection control department, the person in charge of infection control tasks in healthcare facilities with less than 150 medical beds as defined in their plans must complete the infection control training program lasting for 3 months before January 1, 2021 as a minimum requirement.

2. The person in charge of infection control tasks in healthcare facilities without any medical beds must complete the infection control training program lasting for 5 days before January 1, 2021 as a minimum requirement.

3. Staff members of the surveillance division and the disinfection and sterilization division must complete the infection control training program lasting for 3 months before January 1, 2022 as a minimum requirement.

4. Members of the infection control board and the infection control network must complete the infection control training program lasting for 5 days before January 1, 2022 as a minimum requirement.

5. The officer in charge of infection control tasks in the Department of Health must complete the infection control training program lasting for 1 month before January 1, 2021 as a minimum requirement.

Article 25. Implementation responsibilities

1. The Agency of Health Examination and Treatment shall be responsible for organizing, inspecting and monitoring the implementation of this Circular nationwide.

2. Agency of Science, Technology and Training:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Direct healthcare facilities to enable medical staff to participate in programs for continuing education of infection control.

c) Direct educational institutions with healthcare disciplines to integrate infection control contents in their curriculum for learners and students; improve competences of infection control lecturers; impossible failure revoke; propose investments in construction of practice and preclinical establishments that are standardized and modernized to elevate the quality of infection control training.

3. Departments of Health of provinces and centrally-affiliated cities:

a) Assume responsibilities for organizing, inspecting and assessing the implementation of this Circular within localities under their jurisdiction.

b) Assign divisions and officers playing pivotal roles in performing infection control tasks of Departments of Health. The officer in charge of infection control tasks must hold at least undergraduate degrees and graduate in healthcare majors, obtain diplomas or certificates or equivalents in infection control.

c) Make assessment reports on implementation of this Circular on a regular or ad-hoc basis upon the request of competent authorities.

4. Health entities of ministries and sectoral administrations shall be responsible for organizing, inspecting, overseeing and monitoring the implementation of this Circular at healthcare facilities under their jurisdiction.

5. Responsibilities of the head of the healthcare facility:

a) Bear full responsibilities for infection control activities carried out by healthcare facilities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Invest in development of infrastructure, purchase equipment, means, chemicals, supplies and arrange personnel to ensure conformance to infection control requirements. Construction, repair or refurbishment of infrastructure, purchase of equipment and means must be counseled by the infection control board, the infection control department or the person in charge of infection control tasks.

d) Spend an adequate amount of finances for infection control activities which have been included in the schedule of medical service prices.

dd) Ensure that medical staff participating in the infection control system must hold diplomas, certificates or equivalents in infection control.

e) Draw up training syllabus and curriculum and implement training and communication programs for infection control for medical staff and relevant persons in compliance with regulations and actual conditions of healthcare facilities.

g) Carry out scientific researches and international cooperations on infection control activities.

h) If a healthcare facility enters into service agreements with outsourced providers of such services as medical textile laundry, disinfection, sterilization of medical equipment and devices, environmental hygiene and waste disposal, it shall be required to select an entity having full legal personality and regularly oversee, monitor and inspect compliance with technical regulations, procedures and ensure conformity with service quality standards. In this case, the healthcare facility shall be responsible for quality of services provided by outsourced providers.

i) Implement proper intervention measures based on the results of inspection, oversight and surveillance of the implementation of infection prevention and control measures in order to improve quality of infection control activities in line with actual resources and conditions of healthcare facilities.

k) Set out internal rules of healthcare facilities applied to patients, patients’ family relatives and guests, including guest reception hours, isolation methods, hand wash, personal hygiene, use of personal protective equipment, hospital hygiene and medical waste sorting.

l) Report the results and percentage of infection control in accordance with regulations in force.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Patients, patients’ family relatives and guests shall assume the following responsibilities:

a) Observe internal rules regarding guest reception hours, isolation methods, personal hygiene, hospital hygiene, waste sorting and other infection control rules that take effect at healthcare facilities.

b) Known or suspected patients with infectious diseases classified into group A and certain pathological conditions in the group B as decided by the Minister of Health must abide by therapeutic, isolation, movement or discharge regimens in accordance with regulations in force.

8. Educational institutions providing training in healthcare majors shall assume the following responsibilities:

a) Consolidate infection control contents into training programs intended for pupils and students.

b) Hold infection control training sessions for pupils and students and in-depth training sessions for medical staff who are tasked with performing infection control tasks on demand. Ensure that pupils and students must be trained in infection control before being allowed to become interns at healthcare facilities.

In the course of implementation of this Circular, if there is any difficulty that arises, entities, organizations and individuals should inform the Agency of Health Examination and Treatment (Ministry of Health) for its assessment and possible solutions./.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 16/2018/TT-BYT ngày 20/07/2018 quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


137.311

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.67.237
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!