ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
29/2014/QĐ-UBND
|
Đà Nẵng, ngày
06 tháng 9 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN LUỒNG TUYẾN
VÀ THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông Đường bộ ngày 13 tháng
11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24
tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24
tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13
tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân luồng
tuyến và thời gian hoạt động đối với các phương tiện tham gia giao thông đường
bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2.
Giám đốc Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức
triển khai, hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện Quy định nêu trên.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực hiệu lực thi hành sau 10 ngày
kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 65/2007/QĐ-UB ngày 27 tháng 11 năm 2007
của UBND thành phố ban hành Quy định một số nội dung về tổ chức giao thông trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải,
Giám đốc Công an thành phố, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch UBND các quận, huyện,
phường, xã, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Bộ Xây dựng;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường vụ Thành ủy;
- Thường trực HĐND thành phố;
- Đoàn ĐBQH thành phố;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND thành phố;
- UBMT Tổ quốc Việt Nam thành phố;
- Ban ATGT thành phố;
- Sở Tư pháp;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các quận, huyện;
- UBND các phường, xã;
- Trung tâm THVN tại Đà Nẵng;
- Đài PTTHĐN, Báo Đà Nẵng;
- Trung tâm Công báo thành phố;
- Lưu: VT, QLĐTh (A.Nghĩa).
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Văn Hữu Chiến
|
QUY ĐỊNH
VỀ PHÂN LUỒNG TUYẾN VÀ THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG ĐỐI
VỚI CÁC PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29 /2014/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2014 của
UBND thành phố Đà Nẵng)
Chương
I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Phân luồng tuyến và thời gian hoạt động của
các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng trên các tuyến
Quốc lộ, đường đô thị và đường ĐT.
2. Trách nhiệm quản lý, triển khai các nội dung về
phân luồng tuyến và thời gian hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông
đường bộ của các cơ quan có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động
tham gia giao thông của các phương tiện tham gia giao thông đường bộ trên địa
bàn thành phố;
2. Các cơ quan chuyên môn có liên quan thuộc
UBND thành phố, UBND các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong
quản lý và hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông đường bộ trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều
3. Giờ cao điểm là giờ có mật độ người và
phương tiện tham gia giao thông đường bộ lưu thông lớn nhất trong ngày trên các
tuyến đường giao thông và được quy định cụ thể như sau:
1. Buổi sáng: Từ 06 giờ
30 phút đến 08 giờ 30 phút;
2. Buổi chiều: Từ 16 giờ
00 phút đến 19 giờ 00 phút.
Điều
4. Các tuyến đường trục
1. Tuyến đường trục I
bao gồm: Quốc lộ Nam hầm Hải Vân, Tạ Quang Bửu, Quốc lộ 1A đoạn đi qua địa phận
thành phố Đà Nẵng, đường số 5 KCN Hòa Khánh;
2. Tuyến đường trục II
bao gồm: Quốc lộ 14B đoạn đi qua địa phận thành phố Đà Nẵng, đường Lê Văn Hiến,
đường Trần Đại Nghĩa, đường 2 Tháng 9 (đoạn từ đường dẫn vào cầu Tuyên Sơn đến
đường Cách Mạng Tháng Tám), đường Bùi Quốc Hưng (đoạn từ Ngô Quyền đến Vân Đồn),
đường Vân Đồn (đoạn từ đường Bùi Quốc Hưng đến đường Chu Huy Mân), Chu Huy Mân
(đoạn từ Vân Đồn đến Ngô Quyền).
3. Tuyến
đường trục III: đường vành đai phía Nam thành phố.
Điều 5.
Người điều khiển phương tiện vận tải tham gia giao thông
đường bộ (trừ xe ưu tiên theo quy định của pháp luật) khi tham gia hoạt động tại
thành phố Đà Nẵng phải chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông đường
bộ và các quy định sau đây:
1. Tuân thủ các quy định về
giờ cao điểm và hoạt động đúng luồng tuyến cho phép tại Quy định này;
2. Khi có nhu cầu dừng xe, đỗ
xe tại nơi cấm đỗ xe hoặc cấm dừng xe và đỗ xe; hoạt động trong giờ cao điểm (đối
với những xe quy định cấm hoạt động trong giờ cao điểm); hoạt động trên các tuyến
đường không cho phép hoạt động; chở hàng quá tải, quá khổ, xe bánh xích, xe
chuyên dùng phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
3. Các
phương tiện tham gia giao thông đường bộ không để xe qua đêm dưới lòng đường, vỉa
hè; trừ trường hợp đỗ xe để xếp dỡ hàng hóa đã có giấy phép.
Chương
II
NHỮNG QUY ĐỊNH
CỤ THỂ
Điều 6. Đối
với xe ô tô chở hàng không trả và nhận hàng tại thành phố Đà Nẵng
1. Chỉ được phép lưu thông
trên các tuyến đường sau: tuyến Quốc lộ 1A (đoạn từ Hòa Phước đến cầu vượt Hòa
Cầm), Quốc lộ 14B (đoạn từ cầu vượt Hòa Cầm đến Hòa Khương), đường Quốc lộ Nam
hầm Hải Vân (đoạn qua địa phận thành phố Đà Nẵng).
2. Đối với các xe ô tô chở
hàng không được phép vào hầm Hải Vân thì được phép lưu thông Quốc lộ 1A (từ đèo
Hải Vân đến đường Tạ Quang Bửu), đường Tạ Quang Bửu), Quốc lộ Nam hầm Hải Vân,
Quốc lộ 14B (đoạn từ Hòa Khương đến cầu vượt Hòa Cầm), Quốc lộ 1A (đoạn từ cầu
vượt Hòa Cầm đến Hòa Phước) và ngược lại.
Điều 7.
Đối với ôtô chở hàng có trọng tải dưới 1,5 tấn
Được hoạt động 24/24 giờ
trên tất cả các tuyến đường thuộc thành phố, trừ những tuyến đường có lắp đặt
biển báo đường cấm theo quy định.
Điều 8.
Đối với ôtô chở hàng có trọng tải từ 1,5 tấn trở lên
1. Được hoạt động 24/24 giờ
trên các tuyến đường quy định tại Điều 4 Quy định này;
2. Được hoạt động ngoài giờ
cao điểm trên các tuyến đường sau:
a) Trên cả tuyến bao gồm:
Nguyễn Tất Thành, 3 tháng 2, Trần Cao Vân, Tôn Thất Đạm, Hà Khê, Nguyễn Hữu Thọ,
Duy Tân, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Lê Đại Hành, Xuân Thủy, Ông Ích Đường, Phạm Hùng,
Nguyễn Sinh Sắc, Phan Văn Định, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Võ Chí Công,
ĐT605;
b) Trên từng đoạn đường bao
gồm:
- Đường Quang Trung: đoạn từ
đường Ông Ích Khiêm đến đường Đống Đa;
- Đường Đống Đa: đoạn từ đường
Quang Trung đến đường Trần Phú;
- Đường Điện Biên Phủ: đoạn
từ ngã ba Huế đến đường Nguyễn Tri Phương;
- Đường Hà Huy Tập: đoạn từ
đường Điện Biên Phủ đến đường Trần Cao Vân;
- Đường Nguyễn Tri Phương:
đoạn từ đường Điện Biên Phủ đến đường Nguyễn Hữu Thọ;
- Đường 2 Tháng 9: đoạn từ
đường Cách mạng tháng 8 đến đường Trần Thị Lý;
- Đường Trần Thị Lý: từ đường
2 Tháng 9 đến đường Ngô Quyền – Ngũ Hành Sơn;
- Lê Thanh Nghị: đoạn từ đường
30 Tháng 4 đến đường Cách mạng Tháng 8;
- Đường 30 Tháng 4: đoạn từ
đường Nguyễn Hữu Thọ đến đường Lê Thanh Nghị;
- Đường Đinh Công Trứ: đoạn
từ đường Ngô Quyền đến đường Lê Tấn Trung;
3. Việc hoạt động trên các
đoạn, tuyến đường trên phải tuân thủ theo các biển báo hạn chế trọng lượng xe,
hạn chế trọng lượng trên trục xe được lắp đặt trên các đoạn, tuyến đường và cầu.
4. Không được hoạt động trên
các tuyến đường còn lại.
Điều 9.
Ôtô con, ôtô taxi, ôtô chở khách du lịch và khách theo hợp đồng
Được hoạt động 24/24 giờ
trên tất cả các tuyến đường thuộc thành phố, trừ những tuyến đường có lắp đặt
biển báo đường cấm theo quy định.
Điều 10. Xe buýt
Được hoạt động 24/24 giờ
theo các lộ trình tuyến được UBND thành phố phê duyệt.
Điều 11. Ôtô khách hoạt động
theo tuyến cố định
1. Được hoạt động
24/24 giờ trên các luồng tuyến theo tuyến cố định được cơ quan quản lý theo
phân cấp chấp thuận.
2. Đối với ô tô khách hoạt động
tuyến cố định trên trục Bắc - Nam không có tuyến đến Đà Nẵng thì chỉ được phép
lưu thông trên các tuyến: Quốc lộ 1A (đoạn từ ranh giới Tp Đà Nẵng đến cầu vượt
Hòa Cầm), Quốc lộ 14B (đoạn từ cầu vượt Hòa Cầm đến hết ranh giới Tp Đà Nẵng),
đường Quốc lộ Nam hầm Hải Vân (đoạn qua địa phận thành phố Đà Nẵng).
3. Đối với ô tô khách hoạt động
tuyến cố định từ Hội An đi các tỉnh phía Bắc và ngược lại mà không có tuyến đến
Đà Nẵng chỉ được phép lưu thông trên các tuyến: Trần Đại Nghĩa, đường vành đai
phía Nam thành phố, Quốc lộ 1A (đoạn từ đường vành đai phía Nam thành phố đến cầu
vượt Hòa Cầm), Quốc lộ 14B (đoạn từ cầu vượt Hòa Cầm đến hết ranh giới Tp Đà Nẵng),
đường Quốc lộ Nam hầm Hải Vân (đoạn qua địa phận thành phố Đà Nẵng) và ngược lại.
Điều
12. Đối với xe máy chuyên dùng
Chỉ được hoạt động ngoài giờ
cao điểm trên các tuyến đường quy định tại Điều 4 Quy định này và các tuyến đường
tỉnh (ĐT).
Điều
13. Ô tô thu gom rác
Được hoạt động ngoài giờ cao
điểm trên tất cả các tuyến đường thuộc địa bàn thành phố, trừ những tuyến đường
có lắp đặt biển báo đường cấm theo quy định.
Điều
14. Thời gian hoạt động cụ thể quy định cho một số loại xe
1. Ô tô chở
đất, cát, chất thải từ công trường ra hoặc ngược lại: Chỉ được hoạt động từ 22
giờ 00 phút đến 05 giờ 00 phút, trừ những công trình trọng điểm có sự cho phép
của UBND thành phố và các trường hợp có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền;
2. Ô tô chuyên dùng phục vụ
cho việc hút hầm vệ sinh: Chỉ được hoạt động từ 08 giờ 00 phút đến 10 giờ 30
phút và từ 14 giờ 00 phút đến 16 giờ 00 phút.
Điều 15. Thẩm quyền cấp
phép
Sở Giao thông vận tải là cơ quan có thẩm quyền cấp
giấy phép cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu điều khiển phương tiện giao thông cơ
giới đường bộ và xe máy chuyên dùng dừng xe, đỗ xe tại nơi cấm đỗ xe hoặc
cấm dừng xe và đỗ xe; hoạt động trong giờ cao điểm; hoạt động trên các tuyến đường
ngoài các tuyến đường cho phép hoạt động.
Điều 16. Thủ tục cấp phép
1. Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm
a) Chứng minh nhân dân của chủ phương tiện (nếu
chủ phương tiện không trực tiếp đến nộp hồ sơ cấp phép phải có giấy ủy quyền của
chủ phương tiện theo quy định hiện hành) hoặc giấy giới thiệu (đối với tổ
chức, cơ quan, đơn vị, công ty, doanh nghiệp);
b) Công văn của cơ quan hoặc tổ chức, đơn của cá
nhân có nhu cầu vận chuyển hoặc được phục vụ, trình bày rõ lý do, số lượng
phương tiện, địa điểm, lộ trình (có sơ đồ kèm theo), thời gian lưu thông
cần được cấp phép;
c) Giấy tờ phương tiện (photo kèm bản chính để
đối chiếu): Giấy chứng nhận đăng ký xe, sổ kiểm định kỹ thuật;
e) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hợp
đồng thuê xe (đối với xe thuê);
2. Thời gian giải quyết cấp giấy phép không quá
01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
3. Thời hạn của giấy phép được cấp theo yêu cầu
của đơn vị, cá nhân nhưng tối đa không quá 30 ngày; Riêng đối với các loại xe
phục vụ công ích, thời hạn của giấy phép được cấp tối đa theo thời hạn hiệu lực
của giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ.
4. Nội dung giấy phép cấp cho xe có nhu cầu dừng
xe hoặc đỗ xe tại nơi cấm đỗ xe hoặc cấm dừng xe và đỗ xe và hoạt động trong giờ
cấm phải ghi rõ thời gian và địa điểm cho phép;
5. Lệ phí cấp Giấy phép được thực hiện theo quy
định hiện hành.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
17. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm
1. Tổ chức xác định và công
bố tải trọng trên từng đoạn đường, tuyến đường và các cầu; lắp đặt biển báo quy
định sức chịu tải và giới hạn về kích thước của cầu và đường trên địa bàn thành
phố;
2. Lập kế hoạch trình UBND thành
phố phê duyệt và tổ chức thực hiện việc lắp đặt biển báo hiệu đường bộ phù hợp
với Quy định này;
3. Chủ trì, phối hợp Công an
thành phố, UBND các quận huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến, theo dõi thực hiện
Quy định này trên địa bàn thành phố;
4. Hướng dẫn và ban hành cụ
thể phù hiệu dán trên kính xe phía trước đối với từng loại phương tiện tham gia
giao thông đường bộ được cấp giấy phép theo Quy định này, để thuận lợi cho việc
kiểm tra và kiểm soát. Tổ chức cấp giấy phép và phù hiệu cho các phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng hoạt động trên địa bàn thành
phố theo Quy định này;
5. Chỉ đạo lực lượng Thanh
tra Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy định này của người
điều khiển các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng hoạt
động trên địa bàn thành phố; xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm.
Điều
18. Công an thành phố có trách nhiệm
1. Phối hợp Sở Giao thông vận
tải, UBND các quận huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến, theo dõi thực hiện Quy
định này trên địa bàn thành phố;
2. Tổ chức kiểm tra việc thực
hiện Quy định này của người điều khiển các phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ và xe máy chuyên dùng hoạt động trên địa bàn thành phố; xử lý theo thẩm quyền
đối với các hành vi vi phạm.
Điều
19. Sở Tài chính có trách nhiệm
1. Phối hợp với Sở Giao
thông vận tải trình UBND thành phố bố trí kinh phí cho công tác xác định, công
bố tải trọng cầu, đường và lắp đặt biển báo hiệu đường bộ trên địa bàn thành phố;
2. Hướng dẫn việc thu và quản
lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép theo quy định hiện hành.
Điều
20. UBND các quận, huyện có trách nhiệm
1. Chỉ đạo các cơ quan, đơn
vị thuộc quyền quản lý phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức triển khai
các nội dung tổ chức giao thông theo quy định; đồng thời tăng cường hoạt động
kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm;
2. Phối hợp Sở Giao thông vận
tải, Công an thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhân dân tại địa
phương và theo dõi chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ
và Quy định này khi tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố;
3. Chỉ đạo và tổ chức thực
hiện mọi biện pháp cần thiết để thiết lập và duy trì trật tự an toàn giao thông
ở địa phương, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện
Quy định này thuộc phạm vi quản lý.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Quy định
này sẽ được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
Điều 22. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy định này thì tùy
theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định. Trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định
pháp luật.
Điều 23. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các ngành, địa
phương, tổ chức và cá nhân phản ảnh về Sở Giao thông vận tải để nghiên cứu, tổng
hợp, trình UBND thành phố xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.