Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 05/2024/TT-BXD hướng dẫn Luật Nhà ở

Số hiệu: 05/2024/TT-BXD Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Xây dựng Người ký: Nguyễn Văn Sinh
Ngày ban hành: 31/07/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Yêu cầu đối với cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở từ 02 tầng trở lên và dưới 20 căn hộ

Ngày 31/7/2024, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 05/2024/TT-BXD hướng dẫn Luật Nhà ở, trong đó có yêu cầu về xây dựng nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ của cá nhân.

Yêu cầu đối với cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở từ 02 tầng trở lên và dưới 20 căn hộ

Theo đó, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở từ 02 tầng trở lên và có quy mô dưới 20 căn hộ mà tại mỗi tầng có thiết kế, xây dựng căn hộ để cho thuê thì phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Phải có Giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế, trong đó phải xác định rõ tổng số căn hộ, số lượng căn hộ tại từng tầng, diện tích xây dựng của mỗi căn hộ, khu vực để xe, diện tích sử dụng chung của từng tầng và của nhà ở.

Trường hợp thuộc diện được miễn Giấy phép xây dựng thì trước khi xây dựng nhà ở, cá nhân phải có văn bản thông báo gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có nhà ở được xây dựng; trong văn bản thông báo phải nêu rõ các thông tin về số tầng được xây dựng, số lượng căn hộ được xây dựng tại mỗi tầng, diện tích sàn xây dựng mỗi căn hộ, tổng số lượng căn hộ của cả nhà ở này, khu vực để xe, diện tích sử dụng chung của từng tầng và của nhà ở.

Cá nhân phải xây dựng nhà ở theo đúng Giấy phép xây dựng hoặc theo đúng văn bản thông báo đã gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở;

- Phải đáp ứng yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, yêu cầu về an toàn cháy theo tiêu chuẩn quốc gia về nhà ở riêng lẻ, đáp ứng điều kiện về đường giao thông để phương tiện chữa cháy thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và yêu cầu khác (nếu có) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

- Việc quản lý vận hành nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ của cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BXD được thực hiện theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.

Xem chi tiết tại Thông tư 05/2024/TT-BXD có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

 

BỘ XÂY DỰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2024/TT-BXD

Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2024

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT NHÀ Ở

Căn cứ Luật Nhà ở ngày 27 tháng 11 năm 2023;

Căn cứ Nghị định số 52/2022/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản;

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 (sau đây gọi là Luật Nhà ở), bao gồm:

1. Điểm a khoản 2 Điều 21 về văn bản thông báo việc cho thuê nhà ở của cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam với cơ quan quản lý nhà ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện) nơi có nhà ở.

2. Điểm a khoản 3 Điều 57 về yêu cầu xây dựng nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ của cá nhân.

3. Khoản 5 Điều 57 về Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.

4. Khoản 9 Điều 78 về mẫu giấy tờ chứng minh đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10 và 11 Điều 76 của Luật Nhà ở; mẫu giấy tờ chứng minh điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

5. Khoản 3 Điều 191 về mức kinh phí để xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh.

6. Khoản 4 Điều 191 về mẫu hợp đồng mua bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư, nhà ở thuộc tài sản công.

7. Khoản 14 Điều 191 về chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến các nội dung quy định tại Thông tư này.

2. Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến các nội dung quy định tại Thông tư này.

Chương II

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ NHÀ Ở

Điều 3. Thông báo về việc cho thuê nhà ở của cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam

1. Trước khi ký hợp đồng cho thuê nhà ở thuộc sở hữu của mình, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải gửi văn bản thông báo về việc cho thuê nhà ở đến cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở cho thuê. Nội dung văn bản thông báo bao gồm tên chủ sở hữu, địa chỉ nhà ở cho thuê, thời gian cho thuê, số ký hiệu và ngày, tháng, năm cấp giấy chứng nhận về quyền sở hữu đối với nhà ở cho thuê, mục đích sử dụng nhà ở cho thuê và gửi kèm theo bản sao giấy chứng nhận về quyền sở hữu đối với nhà ở đó.

2. Trong thời hạn tối đa 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà ở, cá nhân nước ngoài phải có văn bản thông báo về việc chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà gửi đến cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở cho thuê biết để theo dõi, quản lý.

3. Cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh theo định kỳ 06 tháng, 01 năm và theo yêu cầu đột xuất về tình hình cho thuê nhà ở của cá nhân nước ngoài trên địa bàn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và Bộ Xây dựng.

Điều 4. Yêu cầu về xây dựng nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ của cá nhân

1. Cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở từ 02 tầng trở lên và có quy mô dưới 20 căn hộ mà tại mỗi tầng có thiết kế, xây dựng căn hộ để cho thuê thì phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Phải có Giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế, trong đó phải xác định rõ tổng số căn hộ, số lượng căn hộ tại từng tầng, diện tích xây dựng của mỗi căn hộ, khu vực để xe, diện tích sử dụng chung của từng tầng và của nhà ở. Trường hợp thuộc diện được miễn Giấy phép xây dựng thì trước khi xây dựng nhà ở, cá nhân phải có văn bản thông báo gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có nhà ở được xây dựng; trong văn bản thông báo phải nêu rõ các thông tin về số tầng được xây dựng, số lượng căn hộ được xây dựng tại mỗi tầng, diện tích sàn xây dựng mỗi căn hộ, tổng số lượng căn hộ của cả nhà ở này, khu vực để xe, diện tích sử dụng chung của từng tầng và của nhà ở.

Cá nhân phải xây dựng nhà ở theo đúng Giấy phép xây dựng hoặc theo đúng văn bản thông báo đã gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở;

b) Phải đáp ứng yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, yêu cầu về an toàn cháy theo tiêu chuẩn quốc gia về nhà ở riêng lẻ, đáp ứng điều kiện về đường giao thông để phương tiện chữa cháy thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và yêu cầu khác (nếu có) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

2. Việc quản lý vận hành nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ của cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.

Điều 5. Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư

Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư được ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương III

MẪU GIẤY TỜ CHỨNG MINH ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở XÃ HỘI

Điều 6. Mẫu giấy tờ chứng minh đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

1. Mẫu giấy tờ chứng minh đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội thực hiện theo quy định sau đây:

a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật Nhà ở thì giấy tờ chứng minh đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội là bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh người có công với cách mạng hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận thân nhân liệt sỹ theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;

b) Đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 76 của Luật Nhà ở thì giấy tờ chứng minh đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội là bản sao có chứng thực giấy chứng nhận hộ gia đình nghèo, cận nghèo theo quy định;

c) Các đối tượng quy định tại khoản 5, khoản 6, khoản 8, khoản 9, khoản 10 và khoản 11 Điều 76 của Luật Nhà ở thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Mẫu giấy tờ chứng minh đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 76 của Luật Nhà ở thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

2. Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện việc xác nhận mẫu giấy tờ chứng minh đối tượng đối với các trường hợp sau:

a) Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị (đối với trường hợp có hợp đồng lao động);

b) Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp;

c) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

3. Cơ quan quản lý nhà ở công vụ thực hiện việc xác nhận mẫu giấy tờ chứng minh đối với đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ.

4. Đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường chuyên biệt theo quy định của pháp luật; trường dân tộc nội trú công lập thực hiện việc xác nhận mẫu giấy tờ chứng minh đối tượng đối với học sinh, sinh viên đang học tập tại cơ sở đào tạo, giáo dục do mình quản lý.

Điều 7. Mẫu giấy tờ chứng minh điều kiện về nhà ở để được mua, thuê mua nhà ở xã hội

Mẫu giấy tờ chứng minh điều kiện về nhà ở để được mua, thuê mua nhà ở xã hội hoặc nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện theo Mẫu số 02 (đối với trường hợp chưa có nhà ở) hoặc Mẫu số 03 (đối với trường hợp có nhà ở) tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp người đứng đơn đã kết hôn thì vợ hoặc chồng của người đó cũng phải kê khai mẫu giấy tờ chứng minh điều kiện về nhà ở theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 8. Mẫu giấy tờ chứng minh điều kiện về thu nhập để được mua, thuê mua nhà ở xã hội

1. Mẫu giấy tờ chứng minh điều kiện về thu nhập để được mua, thuê mua nhà ở xã hội thực hiện theo Mẫu số 04 (đối với trường hợp là các đối tượng quy định tại khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 76 của Luật Nhà ở) hoặc Mẫu số 05 (đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 76 của Luật Nhà ở nhưng không có hợp đồng lao động) tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp người đứng đơn đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội đã kết hôn thì vợ hoặc chồng của người đó cũng phải kê khai mẫu giấy tờ chứng minh điều kiện về thu nhập theo Mẫu số 04 hoặc Mẫu số 05 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi các đối tượng sau đây đang làm việc thực hiện việc xác nhận mẫu giấy tờ chứng minh điều kiện về thu nhập để được mua, thuê mua nhà ở xã hội:

a) Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị (đối với trường hợp có hợp đồng lao động);

b) Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp;

c) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác;

d) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Trường hợp các đối tượng nêu tại khoản này nghỉ chế độ (nghỉ hưu) thì giấy tờ chứng minh điều kiện về thu nhập là quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí của người đó.

3. Đối với các đối tượng quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 76 của Luật Nhà ở thì giấy tờ chứng minh điều kiện về thu nhập để được mua, thuê mua nhà ở xã hội là bản sao có chứng thực giấy chứng nhận hộ gia đình nghèo, cận nghèo.

Điều 9. Mẫu giấy tờ chứng minh điều kiện của hộ gia đình, cá nhân để được vay vốn ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở

1. Mẫu giấy tờ chứng minh điều kiện về đất ở, nhà ở, đăng ký thường trú của hộ gia đình, cá nhân để được vay vốn ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội để tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thực hiện theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Mẫu giấy tờ chứng minh điều kiện về đất ở, nhà ở, đăng ký thường trú của hộ gia đình, cá nhân để được vay vốn ưu đãi thông qua tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thực hiện theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương IV

MỨC KINH PHÍ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở VÀ CÁC MẪU HỢP ĐỒNG VỀ NHÀ Ở

Điều 10. Mức kinh phí để xây dựng chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh

1. Mức kinh phí để xây dựng chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh được xác định theo công thức sau đây:

CCT = CCT1 + CCT2

Trong đó:

CCT: là tổng mức kinh phí xây dựng chương trình phát triển nhà ở.

CCT1: là chi phí xây dựng chương trình phát triển nhà ở.

CCT2: là chi phí quản lý nghiệp vụ xây dựng chương trình phát triển nhà ở của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh.

2. Chi phí xây dựng chương trình phát triển nhà ở (CCT1) quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo công thức sau đây:

CCT1 = Ccg+ Cql+ Ck + TL + GTGT

Trong đó:

Ccg: là chi phí cho chuyên gia thực hiện các công việc.

Cql: là chi phí quản lý của đơn vị tư vấn.

Ck: là các khoản chi phí khác bao gồm: chi phí đi lại, lưu trú, văn phòng phẩm và các khoản chi phí hợp lý khác theo quy định.

TL: là thu nhập chịu thuế.

GTGT: là thuế giá trị gia tăng.

3. Các chi phí cấu thành chi phí xây dựng chương trình phát triển nhà ở (CCT1) quy định tại khoản 2 Điều này được xác định như sau:

a) Chi phí cho chuyên gia thực hiện các công việc (Ccg) được xác định theo công thức sau đây:

Ccg = Đơn giá ngày công chuyên gia nhân (x) Định mức ngày công.

Đơn giá ngày công chuyên gia được xác định trên cơ sở mức lương theo tháng của chuyên gia tư vấn trong nước chia cho 26 ngày, được quy định tại bảng số 04 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Mức chuyên gia và định mức ngày công thực hiện các công việc xây dựng chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh được quy định tại bảng số 01 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Chi phí quản lý của đơn vị tư vấn (Cql) bao gồm: các chi phí liên quan đến hoạt động của bộ phận quản lý, điều hành tổ chức tư vấn (tiền lương của bộ phận quản lý), chi phí duy trì hoạt động của tổ chức tư vấn; chi phí văn phòng làm việc; chi phí xã hội (đóng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định thuộc trách nhiệm của tổ chức tư vấn); mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và các khoản chi phí quản lý khác có liên quan đến hoạt động của tổ chức tư vấn. Chi phí quản lý của đơn vị tư vấn (Cql) được xác định bằng 25% của chi phí cho chuyên gia thực hiện các công việc (Ccg);

c) Chi phí khác (Ck) bao gồm chi phí đi lại, lưu trú được xác định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí và các khoản chi phí khác được xác định phù hợp với thực tế, tại thời điểm lập dự toán;

d) Thu nhập chịu thuế (TL) được xác định bằng 6% của tổng chi phí cho chuyên gia thực hiện các công việc (Ccg) và chi phí quản lý quản lý của đơn vị tư vấn (Cql) căn cứ theo quy định về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

đ) Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được xác định trên cơ sở mức thuế suất đối với hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn theo quy định.

4. Chi phí quản lý nghiệp vụ (CCT2) quy định tại khoản 1 Điều này là chi phí cho hoạt động của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh thực hiện quản lý quá trình xây dựng chương trình phát triển nhà ở, bao gồm các khoản chi phí sau đây:

a) Chi phí cho chuyên gia, cán bộ kiêm nhiệm (Ccg) được xác định trên cơ sở các công việc cần thực hiện; mức chuyên gia, đơn giá ngày công chuyên gia và định mức ngày công thực hiện hoạt động quản lý nghiệp vụ.

Đơn giá ngày công chuyên gia được xác định trên cơ sở mức lương theo tháng của chuyên gia tư vấn trong nước chia cho 26 ngày, được quy định tại bảng số 04 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Mức chuyên gia và định mức ngày công thực hiện các công việc quản lý nghiệp vụ được quy định tại bảng số 03 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Chi phí tổ chức các cuộc họp, hội nghị (Chh) được xác định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ chi hội nghị;

c) Chi phí khác (Ck) bao gồm chi phí đi lại, lưu trú được xác định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí; chi phí lựa chọn đơn vị tư vấn (nếu có) theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các khoản chi phí khác được xác định phù hợp với thực tế, tại thời điểm xây dựng chi phí.

5. Cơ sở về xác định mức chi phí là các mức chuyên gia, mức lương chuyên gia căn cứ theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị căn cứ theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 11. Mức kinh phí để xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh

1. Mức kinh phí để xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh được xác định theo công thức sau đây:

CKH = CKH1 + CKH2

Trong đó:

CKH: là tổng mức kinh phí xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở.

CKH1: là chi phí xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở.

CKH2: là chi phí quản lý nghiệp vụ xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở của cơ quan quản lý nhà ở.

2. Chi phí xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở (CKH1) quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo công thức sau đây:

CKH1 = Ccg+ Cql + Ck + TL + GTGT

Trong đó:

Ccg: là chi phí cho chuyên gia thực hiện các công việc xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở được xác định theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 10 của Thông tư này với mức chuyên gia cần sử dụng và định mức ngày công thực hiện các công việc xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh được quy định tại bảng số 02 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Cql: là chi phí quản lý của đơn vị tư vấn được xác định theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 10 của Thông tư này.

Ck: là các khoản chi phí khác bao gồm: chi phí đi lại, lưu trú, văn phòng phẩm và các khoản chi phí hợp lý khác theo quy định được xác định theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 10 của Thông tư này.

TL: là thu nhập chịu thuế, xác định theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 10 của Thông tư này.

GTGT: là thuế giá trị gia tăng, xác định theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 10 của Thông tư này.

3. Chi phí quản lý nghiệp vụ (CKH2) quy định tại khoản 1 Điều này là chi phí cho hoạt động của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh thực hiện quản lý quá trình xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở và được xác định theo quy định tại khoản 4 Điều 10 của Thông tư này.

4. Cơ sở về xác định mức chi phí là các mức chuyên gia, mức lương chuyên gia căn cứ theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị căn cứ theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 12. Quy định các mẫu hợp đồng về nhà ở

1. Mẫu hợp đồng mua bán nhà ở phục vụ tái định cư được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Mẫu hợp đồng cho thuê mua nhà ở phục vụ tái định cư được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Mẫu hợp đồng cho thuê nhà ở phục vụ tái định cư, nhà ở cũ thuộc tài sản công được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Mẫu hợp đồng mua bán nhà ở xã hội được quy định tại mẫu số 01 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này; mẫu hợp đồng cho thuê mua nhà ở xã hội được quy định tại mẫu số 02 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này; mẫu hợp đồng cho thuê nhà ở xã hội được quy định tại mẫu số 03 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Mẫu hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc tài sản công được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương V

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ VỀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH NHÀ CHUNG CƯ

Điều 13. Bồi dưỡng kiến thức pháp luật liên quan đến quản lý vận hành, sử dụng nhà chung cư

Kiến thức pháp luật liên quan đến quản lý vận hành, sử dụng nhà chung cư bao gồm 02 bài giảng sau đây:

1. Bài giảng về kiến thức pháp luật chung bao gồm: pháp luật nhà ở, pháp luật xây dựng, pháp luật phòng cháy, chữa cháy, pháp luật dân sự, pháp luật đất đai, pháp luật kinh doanh bất động sản liên quan đến nhà chung cư;

2. Bài giảng về các nội dung cụ thể trong quản lý vận hành, sử dụng nhà chung cư.

Điều 14. Đề cương bài giảng về kiến thức pháp luật liên quan đến quản lý vận hành, sử dụng nhà chung cư

1. Đối với bài giảng kiến thức pháp luật chung về quản lý, sử dụng nhà chung cư quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này bao gồm các nội dung sau đây:

a) Các quy định chung của pháp luật về pháp luật nhà ở, pháp luật xây dựng, pháp luật phòng cháy, chữa cháy, pháp luật dân sự, pháp luật đất đai, pháp luật kinh doanh bất động sản liên quan đến nhà chung cư;

b) Các quy định có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng, cải tạo, bảo trì nhà chung cư;

c) Các quy định có liên quan đến quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà chung cư;

d) Các quy định có liên quan đến giao dịch về nhà ở, hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư, hợp đồng bảo trì nhà chung cư.

2. Đối với bài giảng quy định tại khoản 2 Điều 13 của Thông tư này bao gồm các nội dung sau đây:

a) Các quy định của pháp luật nhà ở về quản lý, sử dụng nhà chung cư;

b) Các nội dung của Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.

3. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, cơ sở đào tạo có thể bổ sung thêm các nội dung khác có liên quan theo nhu cầu của học viên.

Điều 15. Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư

1. Phần học lý thuyết bắt buộc bao gồm 07 chuyên đề sau đây:

a) Chuyên đề 1: Nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư;

b) Chuyên đề 2: Quản lý vận hành hệ thống điện, cấp thoát nước, thông gió - cấp nhiệt trong nhà chung cư;

c) Chuyên đề 3: Quản lý vận hành hệ thống, thiết bị phòng cháy, chữa cháy tại nhà chung cư;

d) Chuyên đề 4: Quản lý vận hành hệ thống thang máy, thang cuốn trong nhà chung cư;

đ) Chuyên đề 5: Quản lý vệ sinh môi trường, cảnh quan nhà chung cư và xử lý nước thải;

e) Chuyên đề 6: Quản lý rủi ro, quản lý an ninh trật tự, hành chính và ứng phó với thiên tai tại nhà chung cư; các yêu cầu về nếp sống văn minh tại đô thị, nhà chung cư (nếu có);

g) Chuyên đề 7: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý vận hành nhà chung cư.

2. Ngoài 07 chuyên đề quy định tại khoản 1 Điều này, cơ sở đào tạo có thể bổ sung thêm các chuyên đề đào tạo khác theo nhu cầu của học viên.

3. Phần học thực hành bắt buộc bao gồm các nội dung sau đây:

a) Khảo sát thực tế hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư;

b) Thực hành nghiệp vụ bảo vệ, an ninh, chăm sóc khách hàng, vệ sinh môi trường, công tác an toàn phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, thao tác sử dụng công nghệ số và phần mềm quản lý vận hành nhà chung cư;

c) Các phần thực hành khác có liên quan đến việc quản lý vận hành nhà chung cư theo nhu cầu của học viên;

d) Sau khi khảo sát, thực hành, các học viên phải viết bài thu hoạch bao gồm các nội dung sau đây: quy chế phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc quản lý vận hành nhà chung cư; đánh giá về nghiệp vụ bảo vệ, an ninh, phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường của nhà chung cư và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý vận hành nhà chung cư.

Điều 16. Đề cương bài giảng các chuyên đề kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư

1. Đề cương chuyên đề 1 về nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư bao gồm các nội dung sau đây:

a) Các mô hình quản lý vận hành nhà chung cư và phương thức, nội dung phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý vận hành nhà chung cư;

b) Quản lý, sử dụng phần diện tích thuộc sở hữu chung, các thiết bị thuộc phần sở hữu chung, sử dụng chung;

c) Quản lý việc ra vào, tiếng ồn, an ninh và vệ sinh, môi trường tại khu vực nhà chung cư;

d) Hướng dẫn việc sử dụng các dịch vụ công cộng của nhà chung cư và việc tiếp nhận, xử lý các phản hồi của người sử dụng để cải thiện chất lượng dịch vụ công cộng;

đ) Quy trình tiếp nhận bàn giao và quản lý vật tư, thiết bị của nhà chung cư;

e) Nghiệp vụ phục vụ, bao gồm cách thức xác định, lưu trữ và cập nhật thông tin về chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; nguyên tắc giao tiếp, xử lý tình huống của đơn vị quản lý vận hành và phương pháp xử lý thông tin tác động tiêu cực đến tâm lý người sử dụng nhà chung cư;

g) Các vấn đề khác có liên quan theo nhu cầu của học viên.

2. Đề cương chuyên đề 2 về quản lý vận hành hệ thống điện, cấp thoát nước, thông gió - cấp nhiệt trong nhà chung cư bao gồm các nội dung sau đây:

a) Quản lý vận hành, bảo trì hệ thống điện, hệ thống báo có sự cố và hệ thống chống sét, tiếp đất (nêu vị trí, nguyên lý hoạt động, nguyên tắc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống và xử lý sự cố kỹ thuật trong vận hành);

b) Quản lý vận hành, bảo trì hệ thống cấp và thoát nước trong, ngoài nhà chung cư (nêu vị trí, nguyên lý hoạt động, nguyên tắc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống và xử lý sự cố kỹ thuật trong vận hành);

c) Quản lý vận hành, bảo trì hệ thống thông gió - cấp nhiệt và điều hòa trong nhà chung cư (nêu vị trí, nguyên lý hoạt động, nguyên tắc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống và xử lý sự cố kỹ thuật trong vận hành);

d) Trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư với chủ đầu tư, Ban quản trị nhà chung cư, chính quyền địa phương và nhà thầu cung cấp thiết bị;

đ) Các vấn đề khác có liên quan theo nhu cầu của học viên.

3. Đề cương chuyên đề 3 về quản lý vận hành hệ thống, thiết bị phòng cháy, chữa cháy tại nhà chung cư bao gồm các nội dung sau đây:

a) Quản lý vận hành máy móc, thiết bị phòng cháy, chữa cháy tại nhà chung cư (nêu vị trí, nguyên lý hoạt động, nguyên tắc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống và xử lý sự cố kỹ thuật trong vận hành);

b) Trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư với chủ đầu tư, Ban quản trị nhà chung cư, chính quyền địa phương, cơ quan phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

c) Các vấn đề khác có liên quan theo nhu cầu của học viên.

4. Đề cương chuyên đề 4 về quản lý vận hành hệ thống thang máy, thang cuốn trong nhà chung cư bao gồm các nội dung sau đây:

a) Quản lý vận hành hệ thống thang máy, thang cuốn trong nhà chung cư (nêu nguyên lý hoạt động, nguyên tắc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống và xử lý sự cố kỹ thuật trong vận hành);

b) Trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư với chủ đầu tư, Ban quản trị nhà chung cư, chính quyền địa phương và nhà thầu cung cấp thang máy, thang cuốn;

c) Các vấn đề khác có liên quan theo nhu cầu của học viên.

5. Đề cương chuyên đề 5 về quản lý vệ sinh môi trường, cảnh quan nhà chung cư và xử lý nước thải bao gồm các nội dung sau đây:

a) Nghiệp vụ quản lý vệ sinh, môi trường của nhà chung cư;

b) Quản lý vận hành hệ thống xử lý rác thải, nước thải trong nhà chung cư (nêu cấu tạo chính, nguyên lý hoạt động, nguyên tắc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống và việc xử lý sự cố kỹ thuật trong vận hành);

c) Quy trình hoạt động diệt côn trùng và chăm sóc cây xanh;

d) Trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư với chủ đầu tư, Ban quản trị nhà chung cư, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý môi trường đô thị;

đ) Các vấn đề khác có liên quan theo nhu cầu của học viên.

6. Đề cương chuyên đề 6 về quản lý rủi ro, quản lý an ninh trật tự, hành chính và ứng phó với thiên tai tại nhà chung cư; các yêu cầu về nếp sống văn minh tại đô thị, nhà chung cư (nếu có) bao gồm các nội dung sau đây:

a) Quản lý rủi ro trong nhà chung cư (nêu các loại rủi ro trong quản lý vận hành nhà chung cư, đánh giá xếp hạng rủi ro và tổ chức kiểm soát rủi ro), chính sách bảo hiểm để hạn chế rủi ro trong nhà chung cư và các loại hợp đồng bảo hiểm;

b) Tổ chức kiểm soát an ninh trật tự trong và ngoài nhà chung cư (nêu quy trình kiểm soát người, phương tiện giao thông và quy trình tuần tra trong và ngoài nhà chung cư);

c) Kiến thức, nghiệp vụ về an toàn lao động, lập kế hoạch và dự trù kinh phí phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và ứng phó thiên tai tại nhà chung cư;

d) Quản lý hành chính trong quản lý vận hành nhà chung cư;

đ) Các yêu cầu về nếp sống văn minh tại đô thị, nhà chung cư (nếu có);

e) Các vấn đề khác có liên quan theo nhu cầu của học viên.

7. Đề cương chuyên đề 7 về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý vận hành nhà chung cư bao gồm các nội dung sau đây:

a) Ứng dụng công nghệ thông tin trong kết nối làm việc giữa chủ đầu tư, Ban quản trị, đơn vị quản lý vận hành, chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư;

b) Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý vận hành nhà chung cư;

c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong thông báo, tiếp nhận phản ánh và góp ý của chủ sở hữu, người sử dụng về dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư; khảo sát ý kiến cư dân, đánh giá chất lượng dịch vụ; tổ chức Hội nghị nhà chung cư theo hình thức trực tuyến trong trường hợp do dịch bệnh, thiên tai không thể họp trực tiếp;

d) Các vấn đề khác có liên quan theo nhu cầu của học viên.

Điều 17. Đề cương đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho các thành viên Ban quản trị nhà chung cư

Đề cương đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho các thành viên Ban quản trị nhà chung cư bao gồm các nội dung sau đây:

1. Kiến thức pháp luật liên quan đến quản lý vận hành, sử dụng nhà chung cư quy định tại Điều 13 của Thông tư này.

2. Các nội dung cơ bản của hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành và hợp đồng bảo trì nhà chung cư; việc phân loại tranh chấp và thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành, hợp đồng bảo trì nhà chung cư.

3. Kiến thức cơ bản về tiếp nhận hồ sơ nhà chung cư, xác định bản vẽ nhà chung cư.

4. Kiến thức về quản lý, thu và sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung, kinh phí tài chính của Ban quản trị nhà chung cư, việc lựa chọn đơn vị bảo trì phần sở hữu chung, việc lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư, các nội dung phối hợp giữa Ban quản trị nhà chung cư, chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành, chính quyền địa phương nơi có nhà chung cư.

5. Các vấn đề khác có liên quan theo nhu cầu của học viên.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư

1. Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có chức năng đào tạo nếu có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư thì thực hiện đào tạo theo nhu cầu.

Trên cơ sở chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư quy định tại Chương V của Thông tư này, các cơ sở đào tạo thực hiện xây dựng bài giảng và tổ chức đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của học viên.

2. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện các công việc trong hoạt động đào tạo bao gồm:

a) Xây dựng thời lượng đào tạo cụ thể; bố trí cơ sở đào tạo lý thuyết và địa điểm thực hành bảo đảm yêu cầu đào tạo;

b) Lựa chọn, bố trí giảng viên có kiến thức, trình độ phù hợp với các chuyên đề đào tạo để thực hiện đào tạo đảm bảo chất lượng và nội dung đào tạo;

c) Lập chương trình quản lý, bố trí giảng viên đào tạo, quản lý học viên tham dự, cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định của pháp luật nhà ở;

d) Chấp hành các quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của các cơ quan có thẩm quyền; báo cáo kết quả đào tạo về Bộ Xây dựng, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi thực hiện đào tạo theo định kỳ 06 tháng hoặc khi có yêu cầu đột xuất của các cơ quan này;

đ) Thực hiện các quy định khác có liên quan trong quá trình đào tạo cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Trách nhiệm của địa phương

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

a) Chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung liên quan đến các quy định của Thông tư này, bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Nhà ở và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này;

b) Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật nhà ở và Thông tư này;

c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về nhà ở và quy định của Thông tư này trên địa bàn;

d) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về nhà ở cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn để thực hiện;

đ) Xử lý, giải quyết các vướng mắc theo thẩm quyền trong việc thực hiện các quy định của Thông tư này hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật;

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Nhà ở hoặc do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

2. Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng của địa phương để xác định kinh phí xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo quy định của Thông tư này;

b) Theo dõi, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Xây dựng về tình hình cho thuê nhà ở của cá nhân nước ngoài trên địa bàn theo quy định của Thông tư này;

c) Theo dõi, đôn đốc, trả lời hướng dẫn các tổ chức, cá nhân về việc thực hiện quản lý vận hành, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn;

d) Thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định của Thông tư này;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Nhà ở, do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc các nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật về nhà ở, quy định của Thông tư này và theo pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương.

Điều 20. Quy định chuyển tiếp

1. Xử lý chuyển tiếp đối với quy định về mức kinh phí xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh được quy định như sau:

a) Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã phê duyệt mức kinh phí xây dựng, điều chỉnh chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo mức kinh phí đã được phê duyệt;

b) Trường hợp cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh đã trình đề cương, dự toán kinh phí xây dựng, điều chỉnh chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa phê duyệt mức kinh phí này thì tính toán lại mức kinh phí xây dựng, điều chỉnh chương trình, kế hoạch theo quy định tại Thông tư này để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

2. Trường hợp xây dựng nhà ở có từ 02 tầng trở lên và có quy mô dưới 20 căn hộ mà có thiết kế, xây dựng căn hộ để cho thuê, nếu cá nhân đã nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xây dựng nhà ở trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, cơ quan có thẩm quyền chưa cấp Giấy phép xây dựng thì phải rà soát, bổ sung các yêu cầu về xây dựng nhà ở theo quy định của Thông tư này trước khi cấp Giấy phép xây dựng.

Trường hợp thuộc diện được miễn Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật xây dựng mà đang trong quá trình xây dựng nhà ở nhưng đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành chưa hoàn thành việc xây dựng thì phải có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã các thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.

3. Trong thời hạn tối đa 12 tháng, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các cơ sở đào tạo đang tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư phải rà soát để xây dựng nội dung bài giảng, nội dung khảo sát, thực hành theo chương trình khung và bố trí giảng viên đào tạo, hướng dẫn thực hành phù hợp với các chuyên đề về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định tại Thông tư này.

4. Các quy định chuyển tiếp đối với việc quản lý, sử dụng nhà chung cư được thực hiện theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Trường hợp đang làm thủ tục ký kết hợp đồng mua bán, thuê mua, thuê nhà ở để phục vụ tái định cư, nhà ở cũ thuộc tài sản công trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các bên chưa ký kết hợp đồng thì phải thực hiện ký kết hợp đồng theo các mẫu hợp đồng tương ứng được ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 21. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2024.

2. Bãi bỏ các Thông tư sau đây:

a) Thông tư số 05-BXD/ĐT ngày 09 tháng 02 năm 1993 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định diện tích sử dụng và phân cấp nhà ở;

b) Thông tư liên tịch số 13/LB-TT ngày 18 tháng 8 năm 1994 của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ban vật giá Chính phủ hướng dẫn phương pháp xác định giá trị còn lại của nhà ở trong bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê;

c) Thông tư số 11/2008/TT-BXD ngày 05 tháng 5 năm 2008 hướng dẫn một số nội dung của Quyết định số 17/2008/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng giá chuẩn cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước chưa được cải tạo, xây dựng lại;

d) Thông tư số 37/2009/TT-BXD ngày 01 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định và quản lý giá dịch vụ nhà chung cư;

đ) Thông tư số 09/2015/TT-BXD ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý sử dụng nhà ở công vụ;

e) Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15 tháng 2 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư;

g) Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;

h) Thông tư số 28/2016/TT-BXD ngày 15 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 10/2015/TT-BXD ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ Xây dựng quy định việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư, Thông tư số 11/2015/TT-BXD ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ Xây dựng quy định việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản, việc thành lập và tổ chức hoạt động của sàn giao dịch bất động sản và một số quy định của Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15 tháng 2 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

i) Thông tư số 31/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định việc phân hạng và công nhận hạng nhà chung cư;

k) Thông tư số 06/2019/TT-BXD ngày 31 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư;

l) Thông tư số 07/2021/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15 tháng 2 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

m) Thông tư số 09/2021/TT-BXD ngày 16 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội và Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;

n) Thông tư số 03/2023/TT-BXD ngày 28 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung Điều 3 Thông tư số 09/2021/TT-BXD ngày 16 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội và Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

3. Các nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Xây dựng, các Bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà khác với các quy định của Thông tư này thì thực hiện theo quy định của Thông tư này.

4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Xây dựng để xem xét, hướng dẫn theo thẩm quyền./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TW Đảng;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- UBND, Sở Xây dựng các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ,
Cổng Thông tin điện tử Bộ Xây dựng;

- Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng;
- Lưu: VT, QLN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn
Văn Sinh

QUY CHẾ

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀ CHUNG CƯ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TT-BXD ngày 31 tháng 7 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy chế này áp dụng đối với nhà chung cư được đầu tư xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp dùng để ở và sử dụng vào các mục đích khác (trong đó có căn hộ dùng để ở, căn hộ dùng làm cơ sở lưu trú du lịch theo quy định của pháp luật du lịch, công trình dịch vụ, thương mại, văn phòng và các công trình khác), nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ theo quy định của Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 (sau đây gọi chung là Luật Nhà ở), cụ thể là:

a) Nhà chung cư thương mại;

b) Nhà chung cư xã hội, nhà chung cư sử dụng làm nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, trừ nhà chung cư quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Nhà chung cư phục vụ tái định cư;

d) Nhà chung cư cũ thuộc tài sản công đã được cải tạo, xây dựng lại;

đ) Nhà chung cư là nhà ở công vụ;

e) Nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ quy định tại khoản 1 Điều 57 của Luật Nhà ở;

g) Nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ quy định tại khoản 3 Điều 57 của Luật Nhà ở, đáp ứng quy định về nhà chung cư nêu tại Điều 142 của Luật Nhà ở.

2. Khuyến khích áp dụng các quy định của Quy chế này đối với nhà chung cư cũ thuộc tài sản công mà chưa được cải tạo, xây dựng lại hoặc nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ không thuộc quy định tại điểm e, điểm g khoản 1 Điều này.

3. Đối với nhà chung cư xã hội chỉ để cho học sinh, sinh viên thuê và nhà lưu trú công nhân ở theo hình thức ở tập thể nhiều người trong một phòng thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở; chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; Ban quản trị nhà chung cư; đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư.

2. Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư.

3. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nhà chung cư là nhà ở được quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật Nhà ở.

2. Tòa nhà chung cư là một khối nhà (block) độc lập hoặc nhiều khối nhà có chung kết cấu xây dựng hoặc chung hệ thống kỹ thuật công trình được xây dựng theo quy hoạch và hồ sơ dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3. Cụm nhà chung cư là tập hợp từ 02 tòa nhà chung cư trở lên được xây dựng theo quy hoạch và hồ sơ dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

4. Nhà chung cư có mục đích để ở là nhà chung cư được thiết kế, xây dựng ch sử dụng cho mục đích để ở.

5. Nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp là nhà chung cư được thiết kế, xây dựng đ sử dụng vào mục đích ở và sử dụng vào mục đích khác như làm văn phòng, dịch vụ, thương mại.

6. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở là tổ chức được lựa chọn thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở.

7. Chủ sở hữu nhà chung cư là chủ sở hữu căn hộ chung cư, chủ sở hữu phần diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư.

8. Người sử dụng nhà chung cư là chủ sở hữu đang trực tiếp sử dụng nhà chung cư hoặc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng hợp pháp căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư thông qua hình thức thuê, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý, sử dụng hoặc sử dụng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

9. Đại diện chủ sở hữu căn hộ hoặc diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư là người đại diện cho chủ sở hữu của mỗi căn hộ, mỗi phần diện tích khác không phải là căn hộ trong nhà chung cư hoặc người sử dụng hợp pháp nếu chủ sở hữu không sử dụng và có văn bản ủy quyền có ch ký xác nhận của chủ sở hữu căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư (sau đây gọi chung là đại diện chủ sở hữu căn hộ).

10. Nhà chung cư có một chủ sở hữu là nhà chung cư chỉ có một chủ sở hữu đối với toàn bộ nhà chung cư và không có phân chia phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng.

11. Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu là nhà chung cư có từ hai chủ sở hữu trở lên, trong đó có phần sở hữu riêng của mỗi chủ sở hữu và có phần sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu.

12. Phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư là phần diện tích, các hệ thống thiết bị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật được quy định tại khoản 2 Điều 142 của Luật Nhà ở.

13. Phần sở hữu chung của cụm nhà chung cư là phần diện tích, các công trình, hệ thống thiết bị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu cụm nhà chung cư, bao gồm b nước, máy phát điện, hệ thống đun nước nóng, điều hòa sử dụng chung (nếu có), bể phốt, máy bơm nước, sân chung, vườn hoa, công viên và các công trình, hạng mục khác trong khu vực cụm nhà chung cư được xác định trong nội dung dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phê duyệt để sử dụng chung cho nhiều tòa nhà nhập vào cụm nhà chung cư.

14. Khu chức năng căn hộ trong nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp dùng để ở và các mục đích khác là khu có căn hộ đ ở hoặc kết hợp căn hộ đ ở và căn hộ dùng làm cơ sở lưu trú du lịch có các hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước, hệ thống thang máy, thang cuốn, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, xử lý rác thi được xây dựng theo hồ sơ thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo pháp luật về xây dựng để phục vụ riêng cho khu căn hộ này. Phần sở hữu chung của khu chức năng căn hộ là phần diện tích, các hệ thống thiết bị quy định tại điểm b khoản 2 Điều 142 của Luật Nhà ở nhưng ch thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu khu căn hộ.

15. Khu chức năng kinh doanh dịch vụ trong nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp dùng để ở và các mục đích khác không phải để ở là khu dùng để kinh doanh văn phòng, dịch vụ, thương mại có các hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước, hệ thống thang máy, thang cuốn, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, xử lý rác thải được xây dựng theo hồ sơ thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo pháp luật về xây dựng để phục vụ riêng cho khu chức năng kinh doanh văn phòng, dịch vụ, thương mại này. Phần sở hữu chung của khu chức năng kinh doanh dịch vụ là phần diện tích, các hệ thống thiết bị quy định tại điểm b khoản 2 Điều 142 của Luật Nhà ở nhưng chỉ thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của chủ sở hữu khu chức năng kinh doanh dịch vụ.

Điều 4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng nhà chung cư

1. Nhà chung cư phải được sử dụng đúng công năng, mục đích thiết kế và nội dung dự án được phê duyệt.

2. Việc quản lý, sử dụng nhà chung cư được thực hiện trên cơ sở tự nguyện cam kết, thỏa thuận giữa các bên nhưng không được trái pháp luật về nhà ở, pháp luật có liên quan và đạo đức xã hội.

3. Việc đóng kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư với đơn vị quản lý vận hành trên cơ sở các quy định của pháp luật về nhà ở. Chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư phải đóng kinh phí bảo trì, kinh phí quản lý vận hành, kinh phí hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư (sau đây gọi tắt là Ban quản trị) và các khoản phí, lệ phí khác để phục vụ cho quá trình sử dụng nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở, Quy chế này và pháp luật có liên quan; phải chấp hành nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư, quy định của pháp luật về nhà ở, Quy chế này và pháp luật có liên quan trong quá trình quản lý, sử dụng nhà chung cư.

Việc sử dụng kinh phí quản lý vận hành, kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư phải bảo đảm đúng mục đích, công khai, minh bạch.

4. Ban quản trị thay mặt cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư để thực hiện các quyền và trách nhiệm liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này; trường hợp nhà chung cư không bt buộc phải thành lập Ban quản trị theo quy định của Luật Nhà ở thì các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư tự thỏa thuận phương án quản lý nhà chung cư.

5. Các tranh chấp, khiếu nại liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư được giải quyết theo quy định của Luật Nhà ở, Quy chế này và pháp luật có liên quan.

6. Mọi hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

7. Khuyến khích chủ đầu tư, Ban quản trị, đơn vị quản lý vận hành, chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin trong quá trình quản lý, sử dụng nhà chung cư.

Điều 5. Nguyên tắc xác định diện tích căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư

1. Diện tích sử dụng căn hộ được tính theo kích thước thông thủy như ví dụ theo hình v dưới đây và được ghi vào giấy tờ chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cấp cho người mua, thuê mua, bao gồm cả phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ và diện tích ban công, lô gia (nếu có) gắn liền với căn hộ đó, không tính diện tích tường bao căn hộ, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật và tường bao hộp kỹ thuật (nếu có) nằm bên trong căn hộ.

Khi tính diện tích ban công hoặc lô gia thì tính toàn bộ diện tích sàn đến mép trong của ban công hoặc lô gia; trường hợp ban công có phần diện tích tường chung thì tính từ mép trong của tường chung này.

2. Khi bàn giao căn hộ, các bên phải ghi rõ diện tích sử dụng căn hộ thực tế bàn giao và diện tích ghi trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ đã ký vào trong biên bản bàn giao căn hộ hoặc phụ lục hợp đồng; biên bản bàn giao căn hộ hoặc phụ lục hợp đồng được coi là một bộ phận không th tách rời của hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ.

Điều 6. Bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư

1. Các nhà chung cư thuộc phạm vi áp dụng của Quy chế này đều phải có Bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Quy định áp dụng đối với chủ sở hữu, người sử dụng, người tạm trú và khách ra vào nhà chung cư;

b) Các nội dung không được thực hiện trong quản lý vận hành, sử dụng nhà chung cư; các quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường, văn hóa ứng xử, an ninh trật tự trong nhà chung cư;

c) Quy định về việc sử dụng phần sở hữu chung của nhà chung cư;

d) Quy định về việc sửa chữa các hư hỏng, thay đổi thiết bị trong phần sở hữu riêng và việc xử lý khi có sự cố trong nhà chung cư;

đ) Quy định về phòng, chống cháy n trong nhà chung cư;

e) Quy định về việc công khai các thông tin có liên quan đến việc sử dụng nhà chung cư;

g) Quy định về các nghĩa vụ của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong đó có việc đóng kinh phí bo trì, kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định và các biện pháp xử lý trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ này;

h) Các quy định khác tùy thuộc vào đặc điểm của từng nhà chung cư.

3. Trường hợp chưa tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu thì chủ đầu tư có trách nhiệm xây dựng Bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư theo quy định tại khoản 2 Điều này, đính kèm hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ và công bố công khai Bn nội quy này tại khu vực nhà sinh hoạt cộng đồng, sảnh thang và khu vực l tân của tòa nhà chung cư.

4. Khi tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu thì hội nghị có th xem xét, sửa đổi, bổ sung Bn nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư do chủ đầu tư lập nhưng các nội dung sửa đổi, bổ sung không được trái với quy định của pháp luật về nhà ở và quy định của Quy chế này. Sau khi họp Hội nghị nhà chung cư ln đầu, Ban qun trị hoặc người đại diện quản lý nhà chung cư đối với trường hợp không phải thành lập Ban quản trị có trách nhiệm công khai Bn nội quy này tại khu vực nhà sinh hoạt cộng đồng, snh thang và khu vực l tân của tòa nhà chung cư.

Điều 7. Các hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư

1. Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư bao gồm các công việc sau đây:

a) Điều khiển, duy trì hoạt động, kiểm tra thường xuyên hệ thống thang máy, bảo dưỡng máy bơm nước, máy phát điện, hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy, dụng cụ chữa cháy, các thiết bị dự phòng và các thiết bị khác thuộc phần sở hữu chung, sử dụng chung của tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư để đm bảo cho các hệ thống thiết bị này hoạt động bình thường;

b) Cung cấp các dịch vụ bảo vệ, vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, diệt côn trùng và các dịch vụ khác bảo đảm cho nhà chung cư hoạt động bình thường;

c) Các công việc khác có liên quan do Hội nghị nhà chung cư quyết định.

2. Trường hợp nhà chung cư phải có đơn vị quản lý vận hành theo quy định tại khoản 1 Điều 149 của Luật Nhà ở thì tất cả các công việc quy định tại khoản 1 Điều này phải do đơn vị quản lý vận hành thực hiện; chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư không được thuê riêng các dịch vụ khác nhau để thực hiện quản lý vận hành. Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư có thể ký hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ để thực hiện các công việc quản lý vận hành nhà chung cư nhưng phải chịu trách nhiệm về việc quản lý vận hành theo nội dung hợp đồng dịch vụ đã ký kết với Ban quản trị.

Chương II

NỘI DUNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀ CHUNG CƯ

Điều 8. Quản lý phần sở hữu riêng trong nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu

1. Việc xác định phần sở hữu riêng trong nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 142 của Luật Nhà ở.

2. Chủ sở hữu nhà chung cư có th trực tiếp hoặc có văn bản ủy quyn có ch ký xác nhận của chủ sở hữu nhà chung cư y quyền cho người khác quản lý phần sở hữu riêng của mình nhưng việc sử dụng phần sở hữu riêng này phải bảo đảm đúng công năng thiết kế, đúng mục đích đã được phê duyệt và không được làm nh hưởng đến phần sở hữu riêng của các chủ sở hữu khác hoặc phần sở hữu chung của nhà chung cư.

3. Trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện sử dụng, cư trú của các chủ sở hữu, người sử dụng căn hộ thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

Điều 9. Quản lý phần sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu

1. Việc xác định phần sở hữu chung trong nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 142 và điểm a khoản 2 Điều 144 của Luật Nhà ở.

2. Đối với phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư có mục đích để ở thì các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư có trách nhiệm cùng quản lý; nếu nhà chung cư phải có đơn vị quản lý vận hành thì giao cho đơn vị quản lý vận hành quản lý phần sở hữu này; trường hợp không thuộc diện phải có đơn vị quản lý vận hành thì Hội nghị nhà chung cư quyết định giao cho Ban quản trị hoặc giao cho đơn vị khác quản lý phần sở hữu chung này.

3. Đối với phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp thì thực hiện quản lý theo quy định sau đây:

a) Trường hợp không phân chia riêng biệt được phần sở hữu chung của khu chức năng kinh doanh dịch vụ với khu chức năng căn hộ thì các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm cùng quản lý phần sở hữu chung này; việc quản lý vận hành phần sở hữu chung này được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Trường hợp phân chia riêng biệt được phần sở hữu chung của khu chức năng kinh doanh dịch vụ với khu chức năng căn hộ thì chủ sở hữu khu chức năng căn hộ có trách nhiệm quản lý phần sở hữu chung của khu chức năng này; việc quản lý vận hành phần sở hữu chung này được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với phần sở hữu chung của khu chức năng kinh doanh dịch vụ thì do đơn vị quản lý vận hành quản lý, trường hợp không thuộc diện phải có đơn vị quản lý vận hành thì do chủ sở hữu khu chức năng này thực hiện quản lý.

Đối với phần sở hữu chung của cả tòa nhà thì các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm cùng quản lý; việc quản lý vận hành phần sở hữu chung này được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Đối với nhà sinh hoạt cộng đồng của tòa nhà chung cư thì do các chủ sở hữu hoặc Ban quản trị (nếu nhà chung cư có Ban quản trị) hoặc đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện quản lý theo quyết định của Hội nghị nhà chung cư.

5. Đối với phần sở hữu chung của cụm nhà chung cư thì Ban quản trị của cụm nhà chung cư thay mặt các chủ sở hữu để quản lý phần sở hữu chung này.

Việc quản lý vận hành phần sở hữu chung của cụm nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 28 của Quy chế này.

Điều 10. Lập và bàn giao hồ sơ nhà chung cư

1. Chủ sở hữu nhà chung cư phải lập hồ sơ nhà chung cư theo quy định tại khoản 2 Điều 119 của Luật Nhà ở.

2. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ nhà chung cư theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Đối với nhà chung cư không còn hồ sơ lưu tr thì chủ đầu tư phải lập lại hồ sơ hoàn công của công trình nhà chung cư theo quy định của pháp luật xây dựng. Trường hợp không còn chủ đầu tư thì Hội nghị nhà chung cư giao Ban quản trị thuê đơn vị có năng lực chuyên môn để lập lại hồ sơ nhà chung cư; kinh phí thuê đơn vị chuyên môn do các chủ sở hữu nhà chung cư đóng góp.

3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày Ban quản trị hoặc người đại diện quản lý nhà chung cư (đối với trường hợp không phải thành lập Ban quản trị) có văn bản yêu cu ch đầu tư bàn giao hồ sơ nhà chung cư thì chủ đu tư có trách nhiệm bàn giao 02 bộ hồ sơ sao y từ bn chính cho Ban quản trị. Hồ sơ nhà chung cư bàn giao cho Ban quản trị bao gồm các giấy tờ sau:

a) Bản vẽ hoàn công, bản vẽ bố trí công trình nhà chung cư (có danh mục bn v kèm theo) theo quy định của pháp luật về xây dựng;

b) Hồ sơ nguồn gốc thiết bị, hợp đồng lắp đặt thiết bị trong nhà chung cư được ký kết với bên lắp đặt;

c) Hồ sơ nghiệm thu hoàn thành hệ thống xử lý nước thải;

d) Quy trình vận hành, khai thác công trình; quy trình bảo trì công trình;

đ) Thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình nhà chung cư của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

e) Bản vẽ mặt bằng khu vực để xe do chủ đầu tư lập trên cơ sở hồ sơ dự án và thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó phân định rõ khu vực để xe cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư, bao gồm chỗ đ xe thuộc quyền sở hữu chung, quyền sử dụng chung của các chủ sở hữu nhà chung cư, chỗ để xe ô tô và khu vực để xe công cộng.

4. Trước khi bàn giao hồ sơ nhà chung cư, chủ đầu tư và Ban quản trị hoặc người đại diện quản lý nhà chung cư phải thực hiện việc kiểm đếm trang thiết bị, phân định thực tế phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở; việc bàn giao hồ sơ nhà chung cư và bàn giao thực tế hiện trạng phải được lập thành biên bn có ch ký xác nhận của các bên.

Trường hợp không thực hiện được việc kiểm đếm trang thiết bị, phân định rõ phần sở hữu chung thì chủ đầu tư và Ban quản trị lập biên bản ghi nhận hiện trạng thiết bị, hiện trạng quản lý, sử dụng phần diện tích sở hữu chung của nhà chung cư và thực hiện việc bàn giao hồ sơ nhà chung cư; nếu các bên không lập được biên bản thì một trong các bên hoặc cả hai bên có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có nhà chung cư tổ chức kim đếm và lập biên bản để bàn giao cho Ban quản trị.

Điều 11. Tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ nhà chung cư

1. Ban quản trị có trách nhiệm tiếp nhận 02 bộ hồ sơ nhà chung cư do chủ đầu tư bàn giao theo quy định tại Điều 10 của Quy chế này và lưu tr, quản lý hồ sơ này.

Trường hợp nhà chung cư phải có đơn vị quản lý vận hành theo quy định của Luật Nhà ở thì Ban quản trị phải cung cp 01 bộ hồ sơ đã nhận bàn giao của ch đầu tư cho đơn vị quản lý vận hành, trừ trường hợp đơn vị quản lý vận hành là chủ đầu tư.

Trường hợp đơn vị quản lý vận hành không còn thực hiện quản lý vận hành nhà chung cư thì phải bàn giao lại hồ sơ này cho Ban quản trị theo Hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành đã ký kết.

2. Trường hợp chủ đầu tư bàn giao hồ sơ nhà chung cư theo đúng quy định mà Ban quản trị không nhận thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bàn giao, chủ đầu tư báo cáo về việc Ban quản trị không nhận bàn giao và gửi Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) nơi có nhà chung cư đề nghị tiếp nhận hồ sơ này.

Trong thời hạn tối đa 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị tiếp nhận hồ sơ nhà chung cư của chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ này.

Ban quản trị phải chịu trách nhiệm về các vấn đề có liên quan xảy ra khi không nhận bàn giao hồ sơ nhà chung cư theo quy định của pháp luật.

3. Việc tiếp nhận hồ sơ nhà chung cư phải được lập thành biên bản; trường hợp bàn giao cho Ban quản trị nhà chung cư thì phải có chữ ký của các thành viên Ban quản trị hoặc thành viên Ban quản trị được Ban quản trị phân công nhận bàn giao hồ sơ.

Điều 12. Cưỡng chế bàn giao hồ sơ nhà chung cư

1. Quá thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 10 của Quy chế này mà chủ đầu tư không bàn giao hồ sơ nhà chung cư thì Ban quản trị có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà chung cư yêu cầu chủ đầu tư phải bàn giao hồ sơ.

2. Trong thời hạn 20 ngày, k từ ngày nhận được văn bản của Ban quản trị theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải kiểm tra, nếu chủ đầu tư chưa bàn giao hồ sơ nhà chung cư theo quy định thì phải có văn bản yêu cầu chủ đầu tư bàn giao hồ sơ; trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện mà chủ đầu tư không bàn giao hồ sơ nhà chung cư thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng nhà ở và buộc phải bàn giao hồ sơ nhà chung cư cho Ban quản trị.

Điều 13. Quản lý vận hành chỗ để xe của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu

1. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì chỗ để xe thuộc quyền sở hữu, quản lý của chủ sở hữu nhưng phải được sử dụng theo đúng nội dung dự án được phê duyệt, quy định của Luật Nhà ở và Quy chế này. Trường hợp nhà chung cư phải có đơn vị quản lý vận hành thì do đơn vị quản lý vận hành thực hiện quản lý chỗ để xe này; nếu thuộc diện không phải có đơn vị quản lý vận hành thì chủ sở hữu tự quản lý hoặc thuê đơn vị khác thực hiện quản lý chỗ để xe này.

2. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì chỗ để xe thuộc sở hữu chung không phải xe ô tô quy định tại khoản 3 Điều này do đơn vị quản lý vận hành thực hiện quản lý; trường hợp nhà chung cư không phải có đơn vị quản lý vận hành nhưng thuộc diện phải có Ban quản trị theo quy định của Luật Nhà ở thì Hội nghị nhà chung cư quyết định giao cho Ban quản trị hoặc đơn vị khác thay mặt các chủ sở hữu để quản lý chỗ để xe này; nếu nhà chung cư không phải có đơn vị quản lý vận hành và không có Ban quản trị thì các chủ sở hữu thống nhất tự tổ chức quản lý hoặc thuê đơn vị khác thực hiện quản lý chỗ để xe này.

3. Đối với chỗ để xe ô tô dành cho các chủ sở hữu nhà chung cư quy định tại điểm b khoản 2 Điều 144 của Luật Nhà ở thì thực hiện theo quy định sau đây:

a) Trường hợp nhà chung cư có đủ chỗ để xe ô tô dành cho mỗi căn hộ và người mua căn hộ có nhu cầu mua hoặc thuê chỗ để xe này thì chủ đầu tư phải giải quyết bán hoặc cho thuê chỗ để xe này nhưng phải bảo đảm nguyên tắc mỗi chủ sở hữu căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư không được mua, thuê vượt quá số lượng chỗ để xe được thiết kế, xây dựng theo dự án được duyệt dành cho một căn hộ hoặc một phần diện tích thuộc sở hữu riêng trong nhà chung cư;

b) Trường hợp nhà chung cư không có đủ chỗ để xe ô tô dành cho mỗi căn hộ thì chủ đầu tư giải quyết bán, cho thuê chỗ để xe này trên cơ sở thỏa thuận của nhng người mua căn hộ với nhau; trường hợp những người mua căn hộ không thỏa thuận được thì chủ đầu tư gii quyết theo phương thức bốc thăm để được mua, thuê chỗ để xe này;

c) Việc mua bán, cho thuê chỗ để xe ô tô quy định tại điểm a khoản này có thể ghi chung trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc lập một hợp đồng riêng; tiền thuê chỗ để xe được tr hàng tháng hoặc theo định kỳ, tiên mua chỗ để xe được trả một lần hoặc trả chậm, trả dn theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp thuê chỗ để xe thì trách nhiệm đóng kinh phí quản lý vận hành, đóng phí trông giữ xe do các bên thỏa thuận trong hợp đồng thuê chỗ để xe; trường hợp mua chỗ để xe thì người mua phải đóng kinh phí quản lý vận hành, đóng phí trông gi xe theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận với nhà cung cấp dịch vụ;

d) Người mua chỗ để xe ô tô nếu có nhu cầu chuyển nhượng hoặc cho thuê chỗ để xe này thì ch được chuyn nhượng, cho thuê cho các chủ sở hữu, người đang sử dụng nhà chung cư đó hoặc chuyển nhượng lại cho chủ đầu tư (nếu còn ch đầu tư);

đ) Trường hợp người mua, thuê mua căn hộ không mua chỗ để xe ô tô quy định tại khoản này thì các bên phải ghi rõ trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ là phần diện tích này thuộc quyền quản lý của chủ đầu tư; chủ đầu tư không được tính chi phí đầu tư xây dựng chỗ để xe này vào giá bán, giá thuê mua căn hộ; trường hợp người mua, thuê mua căn hộ mua, thuê chỗ để xe ô tô thì chủ đầu tư phải tính riêng giá mua, thuê chỗ để xe với giá mua, thuê mua căn hộ.

Trường hợp chỗ để xe ô tô quy định tại điểm này thuộc quyền quản lý của chủ đầu tư thì chi phí đầu tư xây dựng đối với phần diện tích này không tính vào giá bán, giá thuê mua căn hộ và phải được đơn vị kim toán độc lập kiểm toán, xác định.

4. Việc quản lý chỗ để xe công cộng của nhà chung cư (chỗ để xe dành cho các đối tượng không phải là chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư) được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Trường hợp chỗ để xe công cộng phục vụ cho khu chức năng kinh doanh dịch vụ thì chủ sở hữu khu chức năng kinh doanh dịch vụ có thể mua và trực tiếp hoặc thuê đơn vị quản lý chỗ để xe này;

b) Trường hợp thuộc sở hữu của chủ đầu tư thì chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý hoặc thuê đơn vị quản lý vận hành đang quản lý vận hành tòa nhà đó thực hiện quản lý chỗ để xe; nếu chủ sở hữu khu chức năng kinh doanh dịch vụ thuê của chủ đầu tư thì việc quản lý chỗ để xe này được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê chỗ để xe;

c) Trường hợp chỗ để xe công cộng do Nhà nước quản lý theo hồ sơ dự án được phê duyệt thì đơn vị được Nhà nước giao quản lý có trách nhiệm quản lý chỗ để xe này.

5. Tổ chức, cá nhân sở hữu chỗ để xe theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này có trách nhiệm đóng kinh phí quản lý vận hành và thực hiện bảo trì chỗ để xe này; trường hợp thuê chỗ để xe thì trách nhiệm bảo trì chỗ để xe được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê chỗ để xe.

Chương III

TỔ CHỨC VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀ CHUNG CƯ

Mục 1. HỘI NGHỊ NHÀ CHUNG CƯ

Điều 14. Hội nghị nhà chung cư

1. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì Hội nghị nhà chung cư là hội nghị của chủ sở hữu nhà chung cư và người sử dụng nhà chung cư.

2. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Hội nghị nhà chung cư là hội nghị của các chủ sở hữu hoặc người sử dụng nếu chủ sở hữu không tham dự và có văn bản ủy quyền có chữ ký xác nhận của chủ sở hữu này (bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư nhưng chưa thanh toán hết tiền cho chủ đầu tư, trừ trường hợp thuộc diện chấm dứt hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ).

3. Hội nghị nhà chung cư có quyền quyết định các nội dung liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư theo quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 145 của Luật Nhà ở và quy định tại Quy chế này. Các quyết định của Hội nghị nhà chung cư phải lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên ch trì hội nghị và thư ký Hội nghị nhà chung cư.

Điều 15. Hội nghị nhà chung cư lần đầu

1. Điều kiện để tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu được quy định như sau:

a) Hội nghị của tòa nhà chung cư phải được tổ chức trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày nhà chung cư đó được bàn giao đưa vào sử dụng và có tối thiểu 50% số căn hộ đã được bàn giao cho người mua, thuê mua (không bao gồm số căn hộ mà chủ đầu tư gi lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua); trường hợp quá thời hạn quy định tại điểm này mà tòa nhà chung cư chưa có đ 50% số căn hộ được bàn giao thì Hội nghị nhà chung cư được tổ chức sau khi có đủ 50% số căn hộ được bàn giao;

b) Hội nghị của cụm nhà chung cư được tổ chức khi có tối thiểu 50% số căn hộ của mỗi tòa nhà trong cụm đã được bàn giao cho người mua, thuê mua (không bao gồm số căn hộ mà chủ đầu tư giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua) và có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ của từng tòa nhà đã nhận bàn giao đưa vào sử dụng đồng ý nhập tòa nhà vào cụm nhà chung cư.

2. Điều kiện về số lượng người tham dự cuộc họp Hội nghị nhà chung cư lần đầu được quy định như sau:

a) Đối với Hội nghị của tòa nhà chung cư thì phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự theo hình thức quy định tại khoản 2 Điều 145 của Luật Nhà ở. Trường hợp không đủ số người tham dự quy định tại điểm này thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức họp hội nghị được ghi trong thông báo mời họp, chủ đầu tư hoặc đại diện chủ sở hữu căn hộ có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà chung cư tổ chức Hội nghị nhà chung cư;

b) Đối với Hội nghị của cụm nhà chung cư thì phải đảm bo số lượng đại diện chủ sở hữu đã đồng ý nhập tòa nhà vào cụm nhà chung cư theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này tham dự theo hình thức quy định tại khoản 2 Điều 145 của Luật Nhà ở; trường hợp không đủ số người tham dự theo quy định thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, k từ ngày tổ chức họp hội nghị được ghi trong thông báo mời họp, chủ đầu tư hoặc đại diện chủ sở hữu căn hộ có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức Hội nghị nhà chung cư, trừ trường hợp tòa nhà trong cụm tổ chức họp Hội nghị nhà chung cư riêng theo quy định tại điểm a khoản này.

3. Chủ đầu tư (nếu là nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu) hoặc chủ sở hữu (nếu là nhà chung cư có một chủ sở hữu) có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung họp, thông báo thời gian, địa điểm và tổ chức họp hội nghị chính thức cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư. Chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu có thể tổ chức họp trù bị để chun bị các nội dung cho Hội nghị nhà chung cư chính thức. Nội dung chun bị tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu bao gồm các công việc sau đây:

a) Kim tra, xác định tư cách đại diện chủ sở hữu căn hộ tham dự hội nghị; trường hợp ủy quyền thì phải có văn bản ủy quyền của chủ sở hữu căn hộ. Văn bản y quyền bao gồm các nội dung sau: họ, tên và số điện thoại liên hệ (nếu có) của người ủy quyền và người được ủy quyền, địa chỉ căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư của người ủy quyền, các nội dung ủy quyền liên quan đến Hội nghị nhà chung cư, quyền và trách nhiệm của các bên ủy quyền và được ủy quyền, văn bn ủy quyền phải có đầy đủ chữ ký của người ủy quyền và người được ủy quyền;

b) Dự thảo quy chế họp Hội nghị nhà chung cư;

c) Dự kiến đề xuất sửa đổi, bổ sung Bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư mà chủ đầu tư đã xây dựng nếu có đề xuất sửa đổi;

d) Dự thảo quy chế bầu Ban quản trị, đề xuất tên gọi của Ban quản trị theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 của Quy chế này, đề xuất số lượng thành viên Ban quản trị, danh sách thành viên Ban quản trị, dự kiến cơ cấu Ban quản trị (nếu nhà chung cư thuộc diện phải có Ban quản trị); dự kiến kế hoạch bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư cho các thành viên Ban quản trị.

Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì cần chuẩn bị thêm các nội dung, bao gồm: đ xuất mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư, dự thảo kế hoạch bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư, đề xuất đơn vị quản lý vận hành trong trường hợp nhà chung cư phải có đơn vị quản lý vận hành nhưng chủ đầu tư không đ điều kiện quản lý vận hành nhà chung cư hoặc có đủ điều kiện quản lý vận hành nhà chung cư nhưng không tham gia quản lý vận hành; trường hợp nhà chung cư phải có Ban quản trị thì phải có dự thảo quy chế hoạt động, quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị;

đ) Thông báo giá dịch vụ phải trả phí như b bơi, phòng tập, sân tennis, khu spa và các dịch vụ khác (nếu có);

e) Các đề xuất khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư cần báo cáo để Hội nghị nhà chung cư lần đầu thông qua.

4. Hội nghị nhà chung cư lần đầu quyết định các nội dung sau đây:

a) Quy chế họp Hội nghị nhà chung cư (bao gồm họp lần đầu, họp thường niên và họp bất thường);

b) Quy chế bu Ban quản trị, tên gọi của Ban quản trị, số lượng thành viên Ban quản trị, danh sách thành viên Ban quản trị, Trưởng ban, Phó ban quản trị (nếu nhà chung cư có thành lập Ban quản trị); nếu chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong nhà chung cư thì chủ đầu tư cử đại diện làm Phó ban quản trị, trừ trường hợp ch đầu tư có văn bản thông báo không cử đại diện tham gia Ban quản trị nhà chung cư;

c) Kế hoạch bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư cho các thành viên Ban quản trị;

d) Sửa đổi, bổ sung Bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư (nếu có);

đ) Các nội dung quy định tại điểm d khoản 3 Điều này; đối với giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư thì Hội nghị nhà chung cư quyết định trên cơ sở quy định của Quy chế này và thỏa thuận, thống nhất với đơn vị quản lý vận hành;

e) Các khoản kinh phí mà chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư phải đóng góp trong quá trình sử dụng nhà chung cư;

g) Tỷ lệ số lượng chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư tham dự Hội nghị nhà chung cư thường niên trong trường hợp có ít hơn 30% số đại diện chủ sở hữu tham dự theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Quy chế này;

h) Hình thức lựa chọn đơn vị bảo trì, các hạng mục bảo trì cần giám sát, phương thức thanh toán kinh phí thực hiện bảo trì, trừ trường hợp bảo trì đột xuất phát sinh không trong thời gian tổ chức Hội nghị nhà chung cư thường niên hoặc không tổ chức Hội nghị nhà chung cư bất thường;

i) Các nội dung khác phải thông qua Hội nghị nhà chung cư theo quy định của Quy chế này hoặc các nội dung khác có liên quan đến quản lý vận hành nhà chung cư.

5. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà chung cư có trách nhiệm tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đu khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà chung cư đã được bàn giao đưa vào sử dụng quá thời hạn 12 tháng và đã có đ 50% số căn hộ được bàn giao theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng chủ đầu tư không tổ chức Hội nghị nhà chung cư và có đơn đề nghị của đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao;

b) Trường hợp không đủ số người tham dự Hội nghị nhà chung cư theo quy định tại khoản 2 Điều này và có văn bản đề nghị của chủ đầu tư hoặc có đơn đề nghị của đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao;

c) Chủ đầu tư chấm dứt hoạt động do bị giải th hoặc phá sản theo quy định của pháp luật và có đơn đề nghị của đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao.

6. Trường hợp Ủy ban nhân dân cp xã tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu theo quy định tại khoản 5 Điều này thì không yêu cầu phải đáp ứng tỷ lệ số người tham dự quy định tại khoản 2 Điều này; kinh phí tổ chức hội nghị này do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng góp.

7. Trong thời hạn 30 ngày, k từ ngày nhận được đơn của đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao hoặc nhận được văn bản đề nghị của chủ đầu tư theo quy định tại khoản 5 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu. Kết quả của Hội nghị nhà chung cư lần đầu do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức có giá trị áp dụng đối với các chủ sở hữu, người đang sử dụng nhà chung cư như Hội nghị nhà chung cư lần đầu do chủ đầu tư tổ chức.

Điều 16. Hội nghị nhà chung cư bất thường

1. Hội nghị nhà chung cư bất thường được tổ chức xem xét, quyết định một trong các vấn đề sau đây:

a) Bầu thay thế Trưởng ban hoặc Phó ban quản trị trong trường hợp phải bầu các vị trí này theo quy định tại điểm a khoản 3 hoặc điểm a khoản 4 Điều 26 của Quy chế này;

b) Miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm toàn bộ các thành viên Ban quản trị và bầu Ban quản trị mới;

c) Bu thay thế thành viên Ban quản trị không phải là Trưởng ban, Phó ban do bị miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc bị chết, mất tích trong trường hợp đã tổ chức lấy ý kiến của các chủ sở hữu nhà chung cư nhưng không đủ số người đồng ý theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 26 của Quy chế này hoặc bầu thay thế thành viên Ban quản trị theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 26 của Quy chế này;

d) Ban quản trị đề nghị thay thế đơn vị quản lý vận hành hoặc đề nghị điều chỉnh giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư;

đ) Trường hợp phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định của pháp luật về ci tạo, xây dựng lại nhà chung cư;

e) Các nội dung thuộc diện Hội nghị nhà chung cư lần đầu quyết định và do chủ đầu tư tổ chức quy định tại khoản 4 Điều 15 của Quy chế này nhưng Hội nghị nhà chung cư đó chưa quyết định được;

g) Báo cáo việc bảo trì, sửa chữa các hạng mục đột xuất không có trong kế hoạch bo trì đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua hoặc sửa đổi, điều chnh kế hoạch bảo trì đã được thông qua;

h) Các trường hợp khác khi có đơn đề nghị của tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao.

2. Điều kiện về số lượng người tham dự cuộc họp Hội nghị tòa nhà chung cư bất thường được quy định như sau:

a) Trường hợp họp Hội nghị nhà chung cư để quyết định một trong các vn đề quy định tại các điểm a, b, c, d, e hoặc g khoản 1 Điều này thì phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự.

Trường hợp quyết định việc phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về ci tạo, xây dựng lại nhà chung cư;

b) Trường hợp họp Hội nghị nhà chung cư theo đề nghị của các chủ sở hữu căn hộ quy định tại điểm h khoản 1 Điều này thì phải có tối thiểu 75% số người đã có đơn đề nghị tổ chức họp Hội nghị nhà chung cư bất thường tham dự.

3. Điều kiện về số lượng người tham dự cuộc họp Hội nghị cụm nhà chung cư bất thường được quy định như sau:

a) Trường hợp họp Hội nghị cụm nhà chung cư để bầu Trưởng ban hoặc bầu mới toàn bộ Ban quản trị cụm nhà chung cư hoặc quyết định nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thì phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao của cụm nhà chung cư tham dự.

Trong trường hợp tại mỗi một tòa nhà trong cụm có một đơn vị quản lý vận hành riêng mà có tòa nhà đề xuất thay đổi đơn vị quản lý vận hành hoặc đề nghị điều chỉnh giá dịch vụ quản lý vận hành của tòa nhà thì phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao của tòa nhà đó tham dự và chỉ tổ chức Hội nghị nhà chung cư bất thường của tòa nhà này để quyết định;

b) Trường hợp họp Hội nghị cụm nhà chung cư để bầu Phó ban quản trị không phải là đại diện của chủ đầu tư hoặc là đại diện của chủ đầu tư nhưng ch đầu tư không cử người tham gia hoặc các thành viên Ban quản trị là đại diện của tòa nhà trong cụm nhà chung cư thì chỉ tổ chức Hội nghị nhà chung cư bất thường của tòa nhà này để bầu thành viên khác thay thế; hội nghị của tòa nhà được tổ chức họp để bầu người thay thế khi có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao của tòa nhà đó tham dự;

c) Trường hợp tổ chức Hội nghị cụm nhà chung cư theo đề nghị của các chủ sở hữu căn hộ quy định tại điểm h khoản 1 Điều này thì phải có tối thiểu 75% số người đã có đơn đề nghị tổ chức họp Hội nghị cụm nhà chung cư bất thường tham dự.

4. Ban quản trị có trách nhiệm chuẩn bị nội dung, thông báo thời gian, địa điểm và tổ chức họp hội nghị chính thức cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đối với các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Thời gian tổ chức bầu Ban quản trị hoặc thành viên Ban quản trị trong trường hợp bị miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm tối đa không quá 60 ngày, k từ ngày xuất hiện trường hợp bị miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm.

5. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà chung cư có trách nhiệm tổ chức Hội nghị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư bất thường trong các trường hợp sau đây:

a) Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và có đơn của đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao đề nghị tổ chức Hội nghị nhà chung cư bt thường;

b) Trường hợp đã tổ chức Hội nghị nhà chung cư để quyết định một trong các nội dung quy định tại điểm a, c, d, e và điểm g khoản 1 Điều này nhưng không có đủ số người tham dự theo quy định tại điểm a khoản 2 hoặc điểm a khoản 3 Điều này và có văn bản đề nghị của Ban quản trị;

c) Trường hợp thuộc diện quy định tại điểm a, c, d, e và điểm g khoản 1 Điều này nhưng Ban quản trị không tổ chức Hội nghị nhà chung cư hoặc cụm nhà chung cư và có đơn của tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao đề nghị tổ chức Hội nghị nhà chung cư bt thường;

d) Khi Ban quản trị hết nhiệm kỳ hoạt động mà chưa lựa chọn được Ban quản trị nhiệm kỳ mới và có văn bản đề nghị của Ban quản trị; trường hợp Ban quản trị không có đề nghị thì phải có đơn của đại diện chủ sở hữu nhà chung cư.

6. Trong thời hạn 30 ngày, k từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ban quản trị hoặc nhận được đơn của đại diện chủ sở hữu căn hộ quy định tại khoản 5 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức Hội nghị nhà chung cư bất thường. Kết qu của Hội nghị nhà chung cư bất thường do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức có giá trị áp dụng đối với các chủ sở hữu, người đang sử dụng nhà chung cư như Hội nghị nhà chung cư bất thường do Ban quản trị tổ chức quy định tại Điều này.

Điều 17. Hội nghị nhà chung cư thường niên

1. Hội nghị nhà chung cư thường niên được tổ chức mỗi năm một lần khi có tối thiểu 30% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự hoặc có số lượng ít hơn do các chủ sở hữu nhà chung cư thống nhất trong Hội nghị nhà chung cư lần đầu. Hội nghị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư thường niên có các nội dung sau đây:

a) Thông qua báo cáo của Ban quản trị về kết quả hoạt động của Ban quản trị và thông qua các khoản thu, chi hàng năm của Ban quản trị;

b) Xem xét, thông qua quyết toán kinh phí bo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư trong năm và thông qua kế hoạch bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư của năm sau do Ban quản trị báo cáo;

c) Xem xét, quyết định việc tiếp tục ký hợp đồng với đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư trong trường hợp hợp đồng có thời hạn 12 tháng;

d) Quyết định các nội dung khác theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 145 của Luật Nhà ở (nếu có).

2. Đối với Hội nghị tòa nhà chung cư thường niên mà kết hợp quyết định một trong các vấn đề sau đây thì phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự:

a) Bầu thay thế Trưởng ban hoặc Phó ban quản trị trong trường hợp phải bầu các vị trí này theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 26 hoặc điểm a khoản 4 Điều 26 của Quy chế này;

b) Miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm toàn bộ các thành viên Ban quản trị và bầu Ban quản trị mới;

c) Bầu thay thế thành viên Ban quản trị không phải là Trưởng ban, Phó ban do bị min nhiệm, bãi nhiệm hoặc bị chết, mất tích trong trường hợp đã tổ chức lấy ý kiến của các chủ sở hữu nhà chung cư nhưng không đủ số người đồng ý theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 26 hoặc theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 26 của Quy chế này;

d) Quyết định nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều 16 của Quy chế này hoặc việc tiếp tục ký hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành với đơn vị đang thực hiện quản lý vận hành nhưng hết hạn hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Quy chế này.

3. Đối với Hội nghị cụm nhà chung cư thường niên mà kết hợp quyết định các vấn đề quy định tại điểm a, b, c và điểm d khoản 1 Điều 16 của Quy chế này thì phải có tối thiu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao của cụm nhà chung cư đó tham dự.

4. Đối với Hội nghị tòa nhà, cụm nhà chung cư thường niên mà kết hợp quyết định việc phá dỡ để cải tạo xây dựng lại nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở thì thực hiện theo quy định của pháp luật về ci tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

5. Ban quản trị có trách nhiệm chuẩn bị nội dung, thông báo thời gian, địa điểm và tổ chức họp hội nghị chính thức cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; Ban quản trị có thể tổ chức họp trù bị để chuẩn bị các nội dung cho cuộc họp hội nghị chính thức.

6. Trường hợp quyết định các nội dung quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này mà không đủ số người tham dự thì Ban quản trị có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức Hội nghị nhà chung cư theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 16 của Quy chế này; đối với trường hợp thuộc diện quy định tại điểm b khoản 2 Điều này mà Ban quản trị không có văn bản đề nghị thì phải có đơn của đại diện chủ sở hữu gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.

7. Trường hợp qua giám sát, tho luận tại Hội nghị nhà chung cư mà chủ sở hữu nhà chung cư phát hiện có hành vi vi phạm về tài chính của Ban quản trị, thành viên Ban quản trị thì tùy theo mức độ vi phạm, Hội nghị nhà chung cư có thể quyết định bãi nhiệm một, một số hoặc toàn bộ thành viên Ban quản trị và bầu thay thế các thành viên khác theo quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 và khoản 6 Điều này; trường hợp có xuất hiện hành vi có liên quan đến pháp luật hình sự thì Hội nghị nhà chung cư xem xét, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cần thiết, Hội nghị nhà chung cư quyết định lập tổ kiểm tra hoặc thuê đơn vị có chuyên môn để kiểm tra sổ sách và việc thu, chi tài chính của Ban quản trị; trường hợp thuê đơn vị chuyên môn thì các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư phải đóng góp kinh phí để thanh toán chi phí cho đơn vị này theo thỏa thuận.

Điều 18. Thành phần tham dự và việc biểu quyết tại Hội nghị nhà chung cư

1. Đối với tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư có một chủ sở hữu thì thành phần tham dự Hội nghị nhà chung cư bao gồm đại diện chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư và mời đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà chung cư tham dự.

2. Đối với tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì thành phần tham dự Hội nghị nhà chung cư được quy định như sau:

a) Trường hợp tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu thì thành phần tham dự bao gồm đại diện chủ đầu tư, đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao, đại diện đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư (nếu có) và mời đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã; trường hợp chủ đầu tư không tổ chức Hội nghị nhà chung cư theo quy định tại Điều 15 của Quy chế này và cũng không c đại diện tham dự thì vẫn phải chấp hành các quyết định của Hội nghị nhà chung cư;

b) Trường hợp tổ chức Hội nghị nhà chung cư bất thường và Hội nghị nhà chung cư thường niên thì thành phần tham dự bao gồm đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao, đại diện chủ đầu tư (nếu chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong nhà chung cư), đại diện đơn vị quản lý vận hành (nếu nhà chung cư phải thuê đơn vị quản lý vận hành) và mời đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã; trường hợp các thành phần quy định tại điểm này không c đại diện tham dự thì vẫn phải chấp hành các quyết định của Hội nghị nhà chung cư.

3. Quyền biểu quyết tại Hội nghị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư được tính theo diện tích sở hữu riêng của chủ sở hữu căn hộ, chủ sở hữu phần diện tích khác trong nhà chung cư theo nguyên tắc 1m2 diện tích sở hữu riêng tương đương với 01 phiếu biểu quyết; nếu diện tích căn hộ có số lẻ không đủ 1m2 thì không được tính 01 phiếu để biểu quyết; trường hợp không thống nhất được về diện tích sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư thì xác định theo diện tích ghi trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư.

Các quyết định của Hội nghị nhà chung cư được thông qua theo nguyên tắc đa số phiếu biểu quyết của các chủ sở hữu, người sử dụng tham dự Hội nghị nhà chung cư.

4. Việc biểu quyết tại Hội nghị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 145 của Luật Nhà ở; trường hợp do dịch bệnh, thiên tai mà không thể tổ chức họp trực tiếp thì họp trực tuyến hoặc trực tiếp kết hợp trực tuyến để biểu quyết nhưng phải đáp ứng đủ số lượng và thành phần tham dự Hội nghị nhà chung cư theo quy định của Quy chế này.

Đối với chủ sở hữu, người sử dụng là người khuyết tật không thể tham dự Hội nghị nhà chung cư thì lấy phiếu biểu quyết tại địa chỉ căn hộ nơi người này cư trú.

5. Chủ sở hữu căn hộ hoặc chủ sở hữu phần diện tích khác trong nhà chung cư được ủy quyền cho chủ sở hữu khác trong nhà chung cư đó hoặc người đang sử dụng nhà chung cư đó dự họp và thay mặt chủ sở hữu biểu quyết tại Hội nghị nhà chung cư.

Đối với các căn hộ thuộc tài sản công (bao gồm cả căn hộ chưa có người sử dụng) thì cơ quan đại diện chủ sở hữu dự họp và thực hiện quyền biểu quyết. Trường hợp căn hộ đang có người sử dụng mà cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền cho người sử dụng căn hộ tham gia dự họp thì người sử dụng căn hộ được dự họp và thực hiện biểu quyết tại Hội nghị nhà chung cư.

6. Trường hợp biểu quyết để thực hiện phá dỡ, cải tạo xây dựng lại nhà chung cư thì việc biểu quyết thực hiện theo quy định của pháp luật về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

Mục 2. BAN QUẢN TRỊ NHÀ CHUNG CƯ

Điều 19. Ban quản trị nhà chung cư

1. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà thuộc diện phải thành lập Ban quản trị theo quy định tại khoản 2 Điều 146 của Luật Nhà ở thì Ban quản trị có con dấu và tài khoản để hoạt động theo quy chế hoạt động của Ban quản trị được Hội nghị nhà chung cư thông qua.

2. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có dưới 20 căn hộ thì Hội nghị nhà chung cư quyết định thành lập Ban quản trị hoặc không thành lập Ban quản trị. Trường hợp thành lập Ban quản trị thì nguyên tắc hoạt động của Ban quản trị được quy định như sau:

a) Trường hợp nhà chung cư có một chủ sở hữu thì Ban quản trị hoạt động theo mô hình tự quản theo quy chế hoạt động do Hội nghị nhà chung cư quyết định; Ban quản trị thực hiện các quyền, trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 147 và khoản 2 Điều 148 của Luật Nhà ở;

b) Trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì nguyên tắc hoạt động của Ban quản trị được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Ban quản trị quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này có nhiệm kỳ hoạt động 03 năm, kể từ ngày có quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã và được bầu lại tại Hội nghị nhà chung cư thường niên của năm cuối nhiệm kỳ, trừ trường hợp phải họp Hội nghị nhà chung cư bất thường để bầu thay thế Ban quản trị do bị miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm khi chưa hết nhiệm kỳ theo quy định tại Điều 26 của Quy chế này.

4. Trường hợp sau khi được cơ quan có thẩm quyền công nhận mà có thành viên Ban quản trị thuộc diện bị miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm hoặc bị chết, mất tích thì giải quyết như sau:

a) Đối với Ban quản trị tòa nhà chung cư nếu thiếu 01 thành viên thì Ban quản trị vẫn tiếp tục hoạt động cho đến khi bầu được thành viên Ban quản trị mới và được công nhận theo quy định tại Điều 23 của Quy chế này; nếu thiếu từ 02 thành viên trở lên thì thành viên Ban quản trị còn lại phải tổ chức họp Hội nghị nhà chung cư theo quy định tại Điều 16 hoặc Điều 17 của Quy chế này để bầu bổ sung các thành viên còn thiếu;

b) Đối với Ban quản trị cụm nhà chung cư nếu thiếu 02 thành viên thì Ban quản trị vẫn tiếp tục hoạt động cho đến khi bầu được thành viên Ban quản trị mới và được công nhận theo quy định tại Điều 23 của Quy chế này; nếu thiếu từ 03 thành viên trở lên thì các thành viên Ban quản trị còn lại phải tổ chức họp Hội nghị nhà chung cư theo quy định tại Điều 16 hoặc Điều 17 của Quy chế này để bầu bổ sung các thành viên còn thiếu;

c) Trường hợp thiếu thành viên quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này là Trưởng ban thì Phó ban quản trị nhà chung cư đó thực hiện nhiệm vụ của Trưởng ban cho đến khi bầu được Trưởng ban quản trị mới; trường hợp Ban quản trị có 02 Phó ban thì phải thống nhất cử 01 Phó ban làm nhiệm vụ của Trưởng ban;

d) Đối với trường hợp Ban quản trị của tòa nhà chung cư thiếu 02 thành viên hoặc Ban quản trị cụm nhà chung cư thiếu từ 03 thành viên trở lên mà trong thời gian chưa bầu bổ sung và chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận thì các thành viên còn lại của Ban quản trị phải có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà chung cư để phối hợp thực hiện các công việc của Ban quản trị.

Trường hợp thiếu Phó ban quản trị do chủ đầu tư cử tham gia thì Ban quản trị có văn bản đề nghị chủ đầu tư cử thành viên khác thay thế; nếu chủ đầu tư không cử thành viên thay thế thì Ban quản trị tổ chức bầu bổ sung thành viên khác theo quy định tại điểm a khoản 3 hoặc điểm a khoản 4 Điều 26 của Quy chế này.

5. Các quyết định của Ban quản trị nếu vượt quá quyền hạn quy định tại Điều 147 của Luật Nhà ở thì không có giá trị pháp lý; trường hợp gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thì các thành viên Ban quản trị phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

6. Ban quản trị chịu trách nhiệm nhận bàn giao hồ sơ nhà chung cư, tiếp nhận quỹ bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư từ chủ đầu tư dự án theo quy định của Luật Nhà ở và thực hiện các công việc theo phân công tại quy chế hoạt động của Ban quản trị đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua; trường hợp không nhận bàn giao kinh phí bảo trì theo quy định thì Ban quản trị phải chịu trách nhiệm về các vấn đề có liên quan xảy ra khi không nhận bàn giao kinh phí bảo trì này theo quy định của pháp luật.

7. Ban quản trị có kinh phí hoạt động do chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng góp hàng năm trên cơ sở quyết định của Hội nghị nhà chung cư; kinh phí này được ghi rõ trong quy chế hoạt động của Ban quản trị và được quản lý thông qua một tài khoản hoạt động riêng của Ban quản trị; Ban quản trị phải sử dụng kinh phí hoạt động đúng mục đích, không được dùng để kinh doanh và phải báo cáo việc thu, chi tại cuộc họp Hội nghị nhà chung cư thường niên.

8. Ban quản trị khi hết nhiệm kỳ phải có trách nhiệm bàn giao hồ sơ nhà chung cư đang lưu giữ, các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc thu, chi các kinh phí hoạt động, kinh phí bảo trì, bàn giao tài khoản đang được giao quản lý, con dấu và các hồ sơ, giấy tờ có liên quan sang cho Ban quản trị mới trong thời hạn tối đa 15 ngày, kể từ ngày Ban quản trị mới được cơ quan có thẩm quyền công nhận và có văn bản đề nghị bàn giao; trường hợp Ban quản trị bị bãi nhiệm, miễn nhiệm thì vẫn phải tiếp tục thực hiện các quyền và trách nhiệm với đơn vị quản lý vận hành cho đến khi bầu được Ban quản trị mới.

9. Mức thù lao của các thành viên Ban quản trị do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng góp theo quyết định của Hội nghị nhà chung cư. Hội nghị nhà chung cư có thể tham khảo mức lương tối thiểu vùng theo quy định của pháp luật để xem xét, quyết định về mức thù lao tương xứng với trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên Ban quản trị trên cơ sở điều kiện cụ thể của từng tòa nhà, cụm nhà chung cư và từng địa phương, trừ trường hợp thành viên Ban quản trị từ chối nhận thù lao.

Trường hợp nhà chung cư có đơn vị quản lý vận hành theo quy định của Luật Nhà ở và Quy chế này thì chủ sở hữu, người đang sử dụng nhà chung cư có trách nhiệm đóng thù lao qua đơn vị này để chi trả cho các thành viên Ban quản trị; khoản tiền này không phải hạch toán vào hoạt động kinh doanh của đơn vị quản lý vận hành. Nếu nhà chung cư không có đơn vị quản lý vận hành theo quy định của Luật Nhà ở và Quy chế này thì thù lao này do Ban quản trị thu và chi trả cho từng thành viên.

Điều 20. Yêu cầu đối với thành viên Ban quản trị

1. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu và có từ 20 căn hộ trở lên thì phải thành lập Ban quản trị; thành viên Ban quản trị bao gồm đại diện các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư nếu chủ sở hữu không tham dự, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở còn sở hữu diện tích trong nhà chung cư, trừ trường hợp chủ đầu tư dự án không cử đại diện tham gia Ban quản trị.

Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì thành viên Ban quản trị là đại diện chủ sở hữu và người đang sử dụng nhà chung cư.

2. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền công nhận Ban quản trị theo quy định tại Điều 23 của Quy chế này thì trong thời hạn không quá 03 tháng, kể từ ngày được công nhận, các thành viên Ban quản trị phải tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư và được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở.

3. Khuyến khích người có kinh nghiệm, kiến thức về xây dựng, kiến trúc, tài chính, pháp luật, phòng cháy, chữa cháy tham gia Ban quản trị. Trường hợp thành viên Ban quản trị là người nước ngoài thì phải là người sử dụng được tiếng Việt trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của Ban quản trị.

Điều 21. Số lượng, thành phần Ban quản trị

1. Số lượng thành viên Ban quản trị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư do Hội nghị nhà chung cư quyết định theo nguyên tắc sau đây:

a) Đối với tòa nhà chỉ có một khối nhà (block) độc lập thì có tối thiểu 03 thành viên Ban quản trị; trường hợp tòa nhà có nhiều khối nhà (block) quy định tại khoản 2 Điều 3 của Quy chế này thì mỗi khối nhà (block) có tối thiểu 01 thành viên Ban quản trị;

b) Đối với một cụm nhà chung cư thì có số lượng tối thiểu 06 thành viên Ban quản trị.

2. Thành phần Ban quản trị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định như sau:

a) Ban quản trị của tòa nhà chung cư bao gồm 01 Trưởng ban, 01 hoặc 02 Phó ban và các thành viên khác đang sinh sống trong nhà chung cư đó do Hội nghị nhà chung cư quyết định.

Trường hợp chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong nhà chung cư thì đại diện do chủ đầu tư cử có thể được Hội nghị nhà chung cư bầu làm Trưởng ban quản trị; nếu không được bầu làm Trưởng ban thì được cử làm Phó ban quản trị mà không phải bầu thành viên này; trường hợp chủ đầu tư không cử đại diện tham gia Ban quản trị thì Hội nghị nhà chung cư bầu một trong các chủ sở hữu của toà nhà chung cư để làm Phó ban quản trị thay thế cho Phó ban quản trị của chủ đầu tư.

b) Ban quản trị của cụm nhà chung cư bao gồm 01 Trưởng ban; mỗi tòa nhà trong cụm tổ chức họp để cử 01 hoặc 02 đại diện làm Phó ban và các thành viên khác do Hội nghị cụm nhà chung cư quyết định.

Trường hợp chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong cụm nhà chung cư thì đại diện của chủ đầu tư có thể được Hội nghị cụm nhà chung cư bầu làm Trưởng ban quản trị cụm nhà chung cư. Mỗi tòa nhà trong cụm nhà chung cư mà chủ đầu tư còn sở hữu diện tích thì chủ đầu tư được cử đại diện tham gia làm Phó ban quản trị của cụm, trừ trường hợp đại diện chủ đầu tư của tòa nhà đó được bầu làm Trưởng ban quản trị của cụm nhà chung cư.

3. Thành phần Ban quản trị tòa nhà, cụm nhà chung cư có một chủ sở hữu bao gồm 01 Trưởng ban, 01 hoặc 02 Phó ban và các thành viên khác do Hội nghị tòa nhà, cụm nhà chung cư quyết định.

Điều 22. Hồ sơ đề nghị công nhận Ban quản trị

1. Đối với Ban quản trị được bầu tại Hội nghị nhà chung cư lần đầu thì hồ sơ đề nghị công nhận Ban quản trị bao gồm:

a) Văn bản đề nghị của chủ đầu tư, trong đó nêu rõ tên Ban quản trị đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua; nếu thành lập Ban quản trị của tòa nhà chung cư thì tên Ban quản trị được đặt theo tên hoặc số tòa nhà; nếu thành lập Ban quản trị của cụm nhà chung cư thì tên Ban quản trị do Hội nghị nhà chung cư quyết định;

b) Biên bản họp Hội nghị nhà chung cư về việc bầu Ban quản trị;

c) Danh sách các thành viên Ban quản trị, trong đó nêu chức danh Trưởng ban, Phó ban quản trị;

d) Quy chế hoạt động của Ban quản trị đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua.

2. Trường hợp bầu lại Ban quản trị khi hết nhiệm kỳ, bầu Ban quản trị mới do bị miễn nhiệm, bãi nhiệm theo quy định hoặc bầu thay thế thành viên Ban quản trị, bầu thay thế Trưởng ban, bầu thay thế Phó ban quản trị không phải là đại diện của chủ đầu tư hoặc do chủ đầu tư không cử đại diện thay thế thì hồ sơ đề nghị công nhận Ban quản trị bao gồm:

a) Văn bản đề nghị của Ban quản trị được bầu;

b) Bản gốc quyết định công nhận Ban quản trị;

c) Biên bản họp Hội nghị nhà chung cư về việc bầu lại, bầu thay thế Ban quản trị hoặc thành viên Ban quản trị hoặc bầu thay thế Trưởng ban, Phó ban quản trị; trường hợp bầu thay thế thành viên Ban quản trị theo hình thức xin ý kiến các chủ sở hữu căn hộ thì phải có biên bản theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 26 của Quy chế này;

d) Danh sách các thành viên Ban quản trị, trong đó nêu chức danh Trưởng ban, Phó ban quản trị;

đ) Quy chế hoạt động của Ban quản trị đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua (nếu có sửa đổi, bổ sung quy chế này).

3. Trường hợp tách Ban quản trị cụm nhà chung cư theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Quy chế này thì hồ sơ đề nghị công nhận Ban quản trị được quy định như sau:

a) Trường hợp đề nghị công nhận Ban quản trị của tòa nhà sau khi tách khỏi cụm nhà chung cư thì hồ sơ bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này kèm theo biên bản thống nhất tách khỏi cụm nhà chung cư của đại diện các chủ sở hữu nhà chung cư theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Quy chế này; trường hợp thuộc diện quy định tại điểm c khoản 2 Điều 27 của Quy chế này thì phải có thêm bản gốc quyết định công nhận Ban quản trị;

b) Trường hợp đề nghị công nhận Ban quản trị của cụm nhà chung cư sau khi có tòa nhà tách khỏi cụm thì hồ sơ bao gồm văn bản đề nghị của Ban quản trị cụm nhà chung cư, bản gốc quyết định công nhận Ban quản trị cụm nhà chung cư, danh sách các thành viên Ban quản trị cụm nhà chung cư còn lại (ghi rõ họ, tên và chức danh trong Ban quản trị); trường hợp phải bầu lại Trưởng ban quản trị cụm nhà chung cư theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 của Quy chế này thì phải kèm theo biên bản họp Hội nghị nhà chung cư về việc bầu Trưởng ban và danh sách người được bầu.

4. Trường hợp nhập Ban quản trị theo quy định tại khoản 3 Điều 27 của Quy chế này thì hồ sơ đề nghị công nhận Ban quản trị cụm nhà chung cư được quy định như sau:

a) Trường hợp đề nghị công nhận Ban quản trị cụm nhà chung cư sau khi nhập các Ban quản trị của các tòa nhà thì hồ sơ bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, biên bản đề nghị tập thể của đại diện các chủ sở hữu nhà chung cư theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 của Quy chế này và bản gốc các quyết định công nhận các Ban quản trị tòa nhà chung cư;

b) Trường hợp đề nghị công nhận Ban quản trị cụm nhà chung cư do nhập Ban quản trị của tòa nhà vào Ban quản trị của cụm nhà chung cư thì hồ sơ bao gồm văn bản đề nghị của Ban quản trị cụm nhà chung cư kèm theo các biên bản họp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 27 của Quy chế này, danh sách các thành viên Ban quản trị của cụm (bao gồm cả thành viên mới của tòa nhà nhập vào cụm) và bản gốc quyết định công nhận Ban quản trị tòa nhà, cụm nhà chung cư.

Điều 23. Thủ tục công nhận và thông báo hoạt động của Ban quản trị

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có biên bản bầu Ban quản trị hoặc thành viên Ban quản trị theo quy định (bao gồm trường hợp bầu Ban quản trị lần đầu, bầu Ban quản trị khi hết nhiệm kỳ, bầu Ban quản trị khi bị bãi nhiệm, miễn nhiệm, bầu Ban quản trị mới khi tách, nhập Ban quản trị), Ban quản trị có trách nhiệm nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ đề nghị công nhận Ban quản trị quy định tại Điều 22 của Quy chế này tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà chung cư.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị của Ban quản trị, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra và ban hành quyết định công nhận Ban quản trị hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà chung cư kiểm tra hồ sơ và ban hành quyết định công nhận Ban quản trị.

3. Nội dung quyết định công nhận Ban quản trị bao gồm:

a) Tên Ban quản trị;

b) Số lượng thành viên Ban quản trị;

c) Danh sách các thành viên Ban quản trị, trong đó nêu chức danh Trưởng ban, Phó ban quản trị;

d) Nhiệm kỳ hoạt động của Ban quản trị;

đ) Trách nhiệm thi hành quyết định của các tổ chức, cá nhân có liên quan;

e) Thay thế quyết định công nhận trước đó (nếu có).

4. Sau khi có quyết định công nhận Ban quản trị của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản trị được công nhận có trách nhiệm lập tài khoản hoạt động của Ban quản trị; trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Ban quản trị phải lập tài khoản quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung theo quy định của pháp luật về nhà ở, Quy chế này và đăng ký con dấu theo quy định của pháp luật về đăng ký quản lý con dấu (tên Ban quản trị khắc trên con dấu phải trùng với tên Ban quản trị đã được công nhận), trừ trường hợp Ban quản trị đã có con dấu và có tài khoản được lập theo quy định.

5. Ban quản trị có một chủ sở hữu được hoạt động kể từ khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận. Ban quản trị có nhiều chủ sở hữu được hoạt động kể từ khi có con dấu được đăng ký theo quy định của pháp luật và có các tài khoản được lập theo quy định của Quy chế này.

Đối với Ban quản trị có nhiều chủ sở hữu đã có con dấu, có tài khoản được lập theo quy định mà không thuộc trường hợp đổi tên Ban quản trị thì phải có văn bản thông báo cho tổ chức tín dụng nơi đã mở tài khoản kèm theo bản sao có chứng thực quyết định công nhận Ban quản trị để thực hiện các giao dịch với tổ chức tín dụng theo quy định.

6. Trường hợp thay thế một hoặc một số thành viên Ban quản trị thì Ban quản trị chỉ đề xuất công nhận các thành viên được bầu thay thế và cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này ban hành quyết định công nhận Ban quản trị mời để thay thế cho quyết định công nhận đã ban hành trước đó.

Điều 24. Quy chế hoạt động và quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị

1. Quy chế hoạt động và quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư do Hội nghị nhà chung cư thông qua, bảo đảm công khai, minh bạch, tuân thủ quy định của Quy chế này, quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật có liên quan.

2. Quy chế hoạt động của Ban quản trị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư bao gồm các nội dung sau đây:

a) Mô hình hoạt động của Ban quản trị được tổ chức theo mô hình tự quản nếu là nhà chung cư có một chủ sở hữu; trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì được tổ chức theo mô hình hội đồng quản trị của công ty cổ phần hoặc mô hình hội đồng quản trị của hợp tác xã; việc phối hợp giữa các thành viên Ban quản trị, giữa Ban quản trị với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà chung cư và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình quản lý, sử dụng nhà chung cư;

b) Nguyên tắc tổ chức họp Ban quản trị, bao gồm quy định về người triệu tập họp, điều kiện họp, người chủ trì họp, nội dung biên bản họp, cách thức biểu quyết, quyết định các vấn đề thuộc quyền hạn, trách nhiệm của Ban quản trị, hiệu lực các quyết định của Ban quản trị; cách thức làm việc của Ban quản trị;

c) Quyền, trách nhiệm của Ban quản trị và trách nhiệm cụ thể của từng thành viên Ban quản trị, trong đó nêu rõ trách nhiệm ký các văn bản của Ban quản trị, chuẩn bị hồ sơ mời đơn vị quản lý vận hành, hồ sơ mời đơn vị thực hiện bảo trì, giám sát việc thực hiện bảo trì (nếu có), ký kết hợp đồng với đơn vị quản lý vận hành, đơn vị bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư, dự kiến kế hoạch bảo trì nhà chung cư; trách nhiệm điều hành, ký văn bản khi vắng mặt Trưởng ban hoặc Phó ban quản trị; trách nhiệm quản lý con dấu của Ban quản trị (nếu có con dấu); ký kết hợp đồng khai thác các tiện ích đối với phần sở hữu chung;

d) Quyền được cung cấp thông tin và trách nhiệm cung cấp thông tin giữa các thành viên Ban quản trị, giữa Ban quản trị với các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư, giữa Ban quản trị và cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn;

đ) Việc tiếp nhận, phản hồi các kiến nghị của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư, việc xử lý các trường hợp liên quan đến việc bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Ban quản trị và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người có hành vi vi phạm;

e) Cơ chế báo cáo, thông qua quyết định các khoản chi của Ban quản trị; người chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, giấy tờ hoạt động của Ban quản trị;

g) Xử lý các quyền và trách nhiệm của thành viên Ban quản trị trong trường hợp bị miễn nhiệm, bãi nhiệm mà chưa bầu thay thế được thành viên này;

h) Xử lý trong trường hợp Ban quản trị bị miễn nhiệm, bãi nhiệm mà chưa bầu được Ban quản trị mới để bàn giao hồ sơ nhà chung cư và tài khoản hoạt động của Ban quản trị;

i) Kinh phí hoạt động của Ban quản trị;

k) Các nội dung khác tùy thuộc vào đặc điểm của từng tòa nhà, cụm nhà chung cư.

3. Quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư bao gồm các nội dung sau đây:

a) Quy định về các khoản thu do Ban quản trị quản lý, tên người đứng chủ tài khoản hoạt động, tài khoản quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung do Ban quản trị quản lý, quy định về kỳ hạn tiền gửi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư;

b) Quy định về mức thù lao của từng thành viên Ban quản trị và các chi phí phục vụ cho hoạt động của Ban quản trị;

c) Phân công trách nhiệm trong việc thu kinh phí, thay mặt Ban quản trị để ký duyệt chi các kinh phí hoạt động của Ban quản trị, ký văn bản đề nghị rút kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư và ký các giấy tờ thanh quyết toán kinh phí với đơn vị bảo trì, đơn vị quản lý vận hành;

d) Quy định quy trình rút tiền và các hồ sơ giấy tờ cụ thể để làm thủ tục rút tiền tại các tài khoản do Ban quản trị đang quản lý;

đ) Phân giao trách nhiệm ghi chép, quản lý sổ sách, hóa đơn chứng từ thu, chi tài chính của Ban quản trị;

e) Quy định mức tiền mặt tối đa Ban quản trị được rút để trực tiếp thanh toán cho đơn vị thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư; quy định mức kinh phí Ban quản trị được sử dụng để bảo trì các công việc đột xuất mà không phải họp Hội nghị nhà chung cư hoặc xin ý kiến của các chủ sở hữu nhà chung cư để quyết định;

g) Quy định hình thức xử lý vi phạm khi có hành vi chi tiêu sai mục đích hoặc chiếm dụng kinh phí do Ban quản trị quản lý hoặc có sai phạm trong ghi chép, quản lý sổ sách hóa đơn, chứng từ thu, chi tài chính;

h) Quy định các nội dung khác có liên quan.

Điều 25. Biểu quyết thông qua các quyết định của Ban quản trị

1. Các quyết định của Ban quản trị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư được thông qua bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu theo quy chế hoạt động của Ban quản trị, được lập thành biên bản, có chữ ký của thư ký cuộc họp, các thành viên Ban quản trị dự họp và có đóng dấu của Ban quản trị (đối với trường hợp có con dấu). Trường hợp tỷ lệ biểu quyết tán thành đạt 50% số thành viên Ban quản trị thì kết quả cuối cùng được xác định theo biểu quyết của Trưởng ban hoặc Phó ban chủ trì cuộc họp (nếu vắng Trưởng ban), trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

2. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì các đề xuất sau đây chỉ được thông qua khi có tối thiểu 50% tổng số thành viên của Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư tán thành:

a) Đề xuất thay đổi đơn vị quản lý vận hành;

b) Đề xuất hình thức lựa chọn đơn vị bảo trì, trừ trường hợp bảo trì đột xuất phát sinh không trong thời gian tổ chức Hội nghị nhà chung cư thường niên hoặc không tổ chức Hội nghị nhà chung cư bất thường;

c) Đề xuất thay đổi giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư;

d) Các đề xuất, yêu cầu của Ban quản trị đối với chủ đầu tư trong quá trình quản lý, sử dụng nhà chung cư;

đ) Các trường hợp khác do Hội nghị nhà chung cư quyết định.

3. Đối với quyết định chi tiêu kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì thực hiện biểu quyết theo quy định sau đây:

a) Trường hợp Ban quản trị tòa nhà chung cư quyết định việc bảo trì phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư thì phải được 75% tổng số thành viên Ban quản trị đồng ý;

b) Trường hợp Ban quản trị cụm nhà chung cư quyết định việc bảo trì phần sở hữu chung của cả cụm nhà chung cư thì phải được 75% tổng số thành viên Ban quản trị cụm nhà chung cư đồng ý; nếu chỉ bảo trì phần sở hữu chung của một hoặc một số tòa nhà trong cụm thì phải được Trưởng ban và 75% tổng s thành viên Ban quản trị là đại diện của một hoặc một số tòa nhà đó đồng ý.

Điều 26. Miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ban quản trị hoặc toàn bộ Ban quản trị

1. Việc miễn nhiệm thành viên Ban quản trị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Thành viên Ban quản trị thôi tham gia Ban quản trị hoặc xin miễn nhiệm;

b) Thành viên Ban quản trị không còn trực tiếp cư trú tại nhà chung cư đó;

c) Trưởng ban quản trị của tòa nhà chung cư tách khỏi cụm nhà chung cư trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 của Quy chế này;

d) Thành viên Ban quản trị của tòa nhà nhập vào cụm nhà chung cư trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 27 của Quy chế này.

2. Việc bãi nhiệm Ban quản trị, thành viên Ban quản trị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Ban quản trị không báo cáo kết quả hoạt động cho Hội nghị nhà chung cư theo quy định của Quy chế này;

b) Ban quản trị không hoạt động sau khi được bầu;

c) Thành viên Ban quản trị không thực hiện các nhiệm vụ được giao trong quy chế hoạt động của nhà chung cư hoặc không tham gia các hoạt động của Ban quản trị trong 03 tháng liên tiếp hoặc không tham dự tối thiểu 30% tổng số các cuộc họp của Ban quản trị trong 01 năm;

d) Thành viên Ban quản trị vi phạm quy chế hoạt động hoặc quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị;

đ) Thành viên Ban quản trị bị xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

e) Khi có đơn đề nghị bãi nhiệm có chữ ký của tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao.

3. Việc bầu thay thế thành viên Ban quản trị tòa nhà chung cư trong trường hợp bãi nhiệm, miễn nhiệm hoặc bị chết hoặc mất tích được thực hiện như sau:

a) Trường hợp bầu thay thế Ban quản trị hoặc bầu thay thế Trưởng ban hoặc Phó ban quản trị thì phải tổ chức Hội nghị nhà chung cư bất thường để quyết định theo quy định tại Điều 16 của Quy chế này hoặc Hội nghị thường niên tại Điều 17 của Quy chế này để quyết định; trường hợp miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm Phó ban quản trị là đại diện của chủ đầu tư thì chủ đầu tư cử đại diện khác thay thế mà không phải tổ chức Hội nghị nhà chung cư; trường hợp chủ đầu tư không cử thành viên khác thay thế mà trong Ban quản trị còn có Phó ban quản trị khác thì không phải tổ chức Hội nghị nhà chung cư để bầu thay thế.

Trường hợp sau khi Ban quản trị được công nhận mà chủ đầu tư có văn bản xin thôi tham gia làm Phó ban quản trị mà trong Ban quản trị không có Phó ban khác thì tổ chức Hội nghị nhà chung cư theo quy định tại Điều 16 hoặc Điều 17 của Quy chế này để bầu một trong các chủ sở hữu của toà nhà chung cư làm Phó ban quản trị; chủ đầu tư vẫn phải chịu trách nhiệm về các nội dung liên quan đến kỹ thuật trong việc bảo hành, bảo trì nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở;

b) Trường hợp bầu thành viên Ban quản trị không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này thì Ban quản trị đề xuất người thay thế và gửi xin ý kiến bằng văn bản của các đại diện chủ sở hữu căn hộ; nếu được tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao hoặc có số lượng ít hơn theo quyết định đã được Hội nghị nhà chung cư lần đầu hoặc Hội nghị nhà chung cư trước đó thống nhất thì người được đề xuất được công nhận là thành viên Ban quản trị; trường hợp không có đủ số người đồng ý theo quy định tại điểm này thì phải họp Hội nghị nhà chung cư bất thường của tòa nhà để bầu người thay thế theo quy định tại Điều 16 của Quy chế này.

Việc lấy ý kiến bầu thành viên Ban quản trị quy định tại điểm này cũng phải lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên chủ trì việc lấy ý kiến.

4. Việc bầu thay thế thành viên Ban quản trị cụm nhà chung cư trong trường hợp bãi nhiệm, miễn nhiệm hoặc bị chết hoặc mất tích được thực hiện như sau:

a) Trường hợp bầu thay thế Ban quản trị cụm nhà chung cư hoặc bầu thay thế Trưởng ban quản trị hoặc Phó ban quản trị thì phải tổ chức Hội nghị cụm nhà chung cư bất thường để quyết định theo quy định tại Điều 16 hoặc Hội nghị thường niên tại Điều 17 của Quy chế này; trường hợp miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm Phó ban quản trị là đại diện của chủ đầu tư thì chủ đầu tư cử đại diện khác thay thế mà không phải tổ chức Hội nghị nhà chung cư; trường hợp chủ đầu tư không cử thành viên khác thay thế mà trong Ban quản trị còn có Phó ban quản trị khác thì không phải tổ chức Hội nghị nhà chung cư để bầu thay thế.

Trường hợp sau khi Ban quản trị được công nhận mà chủ đầu tư có văn bản xin thôi tham gia làm Phó ban quản trị mà trong Ban quản trị không có Phó ban khác thì tổ chức Hội nghị nhà chung cư theo quy định tại Điều 16 hoặc Điều 17 của Quy chế này để bầu một trong các chủ sở hữu của cụm nhà chung cư làm Phó ban quản trị; chủ đầu tư vẫn phải chịu trách nhiệm về các nội dung liên quan đến kỹ thuật trong việc bảo hành, bảo trì nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở;

b) Trường hợp bầu thành viên Ban quản trị cụm nhà chung cư không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này thì Ban quản trị đề xuất người thay thế và gửi xin ý kiến bằng văn bản của các đại diện chủ sở hữu căn hộ của tòa nhà có thành viên Ban quản trị cần thay thế; nếu được tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao của tòa nhà này hoặc có số lượng ít hơn theo quyết định đã được Hội nghị nhà chung cư lần đầu hoặc Hội nghị nhà chung cư trước đó thống nhất thì người được đề xuất được công nhận là thành viên Ban quản trị cụm nhà chung cư; trường hợp không có đủ số người đồng ý theo quy định tại điểm này thì phải họp Hội nghị nhà chung cư của tòa nhà này để bầu người thay thế theo quy định tại Điều 16 hoặc Điều 17 của Quy chế này.

Việc lấy ý kiến bầu thành viên Ban quản trị quy định tại điểm này cũng phải lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên chủ trì việc lấy ý kiến.

5. Khi đề nghị bầu thành viên Ban quản trị mới thay thế thì Ban quản trị đã được công nhận vẫn tiếp tục hoạt động theo quy chế hoạt động đến khi cơ quan có thẩm quyền công nhận Ban quản trị mới; trường hợp bầu lại Ban quản trị do bị miễn nhiệm, bãi nhiệm thì Ban quản trị mới được Hội nghị nhà chung cư bầu phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà chung cư và đơn vị quản lý vận hành thực hiện các quyền hạn, trách nhiệm của Ban quản trị cho đến khi cơ quan có thẩm quyền công nhận Ban quản trị mới.

Điều 27. Tách, nhập Ban quản trị

1. Việc tách, nhập Ban quản trị quy định tại Điều này chỉ áp dụng đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu và đã thành lập Ban quản trị.

2. Việc tách Ban quản trị của cụm nhà chung cư được quy định như sau:

a) Trường hợp đại diện các chủ sở hữu căn hộ của tòa nhà trong cụm nhà chung cư có nhu cầu tách khỏi cụm nhà này để thành lập Ban quản trị của tòa nhà riêng thì phải tổ chức hội nghị của tòa nhà để lấy ý kiến của các chủ sở hữu nhà chung cư; nếu có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao của tòa nhà này đồng ý (thông qua biên bản đề nghị tập thể) thì thành viên Ban quản trị là đại diện của tòa nhà này gửi biên bản đề nghị tập thể đến Ban quản trị cụm nhà chung cư.

Sau khi gửi biên bản đề nghị cho Ban quản trị cụm nhà chung cư biết, các chủ sở hữu của tòa nhà đề nghị tách khỏi cụm thống nhất cử ban tổ chức lâm thời để tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 15 của Quy chế này; việc bầu, xác định thành phần, số lượng và mô hình hoạt động của Ban quản trị tòa nhà được thực hiện theo quy định tại Mục này. Đại diện của tòa nhà đang là thành viên Ban quản trị cụm nhà chung cư sẽ không được công nhận là thành viên Ban quản trị của cụm nhà này sau khi Ban quản trị tòa nhà chung cư được thành lập; Ban quản trị cụm nhà chung cư phải tổ chức họp để thống nhất cách thức bàn giao hồ sơ, kinh phí bảo trì cho Ban quản trị tòa nhà tách riêng.

b) Trường hợp tòa nhà chung cư tách khỏi cụm mà đại diện của tòa nhà này đang là Trưởng ban quản trị của cụm nhà chung cư thì sau khi Ban quản trị của tòa nhà được thành lập, Ban quản trị cụm nhà chung cư phải tổ chức họp Hội nghị cụm nhà chung cư bất thường để bầu thay thế Trưởng ban quản trị cụm nhà chung cư theo quy định tại Điều 16 của Quy chế này;

c) Trường hợp đại diện chủ sở hữu căn hộ các tòa nhà trong cụm có nhu cầu tách thành các Ban quản trị của từng tòa nhà riêng biệt thì sau khi các tòa nhà tổ chức Hội nghị tòa nhà chung cư để có biên bản đề nghị tập thể theo quy định tại điểm a khoản này, Ban quản trị cụm nhà chung cư phải tổ chức họp để thống nhất cách thức bàn giao hồ sơ, kinh phí bảo trì của từng tòa nhà cho các Ban quản trị tòa nhà mới sau khi được thành lập.

Sau khi đại diện của tòa nhà gửi biên bản đề nghị tập thể đến Ban quản trị cụm nhà chung cư, các tòa nhà tiến hành tổ chức hội nghị của tòa nhà chung cư theo quy định tại điểm a khoản này;

d) Thủ tục công nhận Ban quản trị của tòa nhà chung cư quy định tại khoản này được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Quy chế này.

3. Việc nhập Ban quản trị tòa nhà vào Ban quản trị cụm nhà chung cư được quy định như sau:

a) Trường hợp các tòa nhà chung cư đã có Ban quản trị đang hoạt động độc lập và có đủ điều kiện để thành lập cụm nhà chung cư theo quy định của Quy chế này thì các Ban quản trị tòa nhà này phải tổ chức họp để thống nhất thành lập Ban quản trị cụm nhà chung cư; biên bản họp phải nêu rõ phương án nhập Ban quản trị cụm nhà chung cư, việc chuyển giao hồ sơ của tòa nhà, hồ sơ hoạt động của Ban quản trị và các khoản kinh phí đang do các Ban quản trị tòa nhà quản lý.

Ban quản trị từng tòa nhà phải tổ chức họp lấy ý kiến của các chủ sở hữu tòa nhà; nếu có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao của mỗi tòa nhà đồng ý nhập tòa nhà vào cụm nhà chung cư (thông qua biên bản đề nghị tập thể) thì các Ban quản trị của các tòa nhà này có trách nhiệm phối hợp để tổ chức Hội nghị cụm nhà chung cư lần đầu. Việc họp Hội nghị cụm nhà chung cư lần đầu phải tuân thủ các quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 15 và Điều 26 của Quy chế này;

b) Trường hợp tòa nhà chung cư đã có Ban quản trị đang hoạt động độc lập mà có nhu cầu nhập vào Ban quản trị của cụm nhà chung cư đã được thành lập thì Ban quản trị tòa nhà và Ban quản trị cụm nhà chung cư phải tổ chức họp và có biên bản thống nhất về việc nhập Ban quản trị tòa nhà vào Ban quản trị cụm nhà chung cư.

Sau khi có biên bản thống nhất quy định tại điểm này, Ban quản trị cụm nhà chung cư phải tổ chức họp lấy ý kiến của các chủ sở hữu trong cụm nhà chung cư, Ban quản trị của tòa nhà phải tổ chức họp lấy ý kiến của các chủ sở hữu của tòa nhà đó; nếu có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao của cụm nhà chung cư và 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao của tòa nhà chung cư đồng ý nhập vào cụm nhà chung cư (thông qua biên bản thống nhất tập thể) thì Ban quản trị tòa nhà này phải tổ chức họp hội nghị tòa nhà để cử đại diện tham gia vào Ban quản trị cụm nhà chung cư.

Số lượng, thành phần đại diện của tòa nhà tham gia vào Ban quản trị cụm nhà chung cư được xác định như đối với các tòa nhà khác trong cụm nhà chung cư này; trường hợp có đại diện của chủ đầu tư đang là Phó ban quản trị của tòa nhà thì đại diện này được tham gia làm Phó ban quản trị của cụm nhà chung cư;

c) Thủ tục công nhận Ban quản trị của cụm nhà chung cư quy định tại khoản này được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Quy chế này.

4. Việc bàn giao, quản lý hồ sơ liên quan đến tòa nhà, hồ sơ hoạt động của Ban quản trị và bàn giao các khoản kinh phí có liên quan đối với trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này được thực hiện như sau:

a) Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày Ban quản trị tòa nhà mới có văn bản đề nghị, Ban quản trị cụm nhà chung cư có trách nhiệm bàn giao hồ sơ và toàn bộ các khoản kinh phí có liên quan đến tòa nhà đã tách khỏi cụm sang cho Ban quản trị mới của tòa nhà quản lý theo quy định;

b) Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày Ban quản trị cụm nhà chung cư mới có văn bản đề nghị, Ban quản trị của tòa nhà có trách nhiệm bàn giao hồ sơ của tòa nhà, hồ sơ hoạt động của Ban quản trị và chuyển giao toàn bộ các khoản kinh phí có liên quan của tòa nhà này sang cho Ban quản trị cụm nhà chung cư quản lý theo quy định;

c) Ban quản trị tòa nhà chung cư hoặc cụm nhà chung cư có văn bản đề nghị kèm theo bản sao có chứng thực quyết định công nhận Ban quản trị của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã gửi tổ chức tín dụng nơi đang quản lý kinh phí bảo trì của cụm nhà hoặc tòa nhà chung cư đề nghị chuyển kinh phí này sang cho Ban quản trị mới quản lý;

d) Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị quy định tại điểm c khoản này, tổ chức tín dụng đang quản lý kinh phí có trách nhiệm chuyển toàn bộ số kinh phí còn lại theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này cho Ban quản trị mới; việc bàn giao hồ sơ hoạt động của Ban quản trị và chuyển giao các khoản kinh phí quy định tại khoản này phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên có liên quan; việc quản lý, sử dụng các khoản kinh phí sau khi bàn giao cho Ban quản trị mới được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này.

Mục 3. TỔ CHỨC QUẢN LÝ VẬN HÀNH NHÀ CHUNG CƯ

Điều 28. Đơn vị thực hiện quản lý vận hành nhà chung cư

1. Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư có thể là chủ đầu tư hoặc đơn vị khác có có đủ điều kiện quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện việc quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định tại Điều 150 của Luật Nhà ở.

2. Khi chưa tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức việc quản lý vận hành nhà chung cư. Trường hợp nhà chung cư có thang máy mà chủ đầu tư không có đủ điều kiện quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định tại Điều 150 của Luật Nhà ở thì phải thuê đơn vị có đủ điều kiện quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định để thực hiện việc quản lý vận hành nhà chung cư đó.

3. Khi tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu, việc lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Trường hợp nhà chung cư không có thang máy thì Hội nghị nhà chung cư tự quyết định việc quản lý vận hành theo hình thức tự quản hoặc thuê đơn vị có đủ điều kiện quản lý vận hành nhà chung cư;

b) Trường hợp nhà chung cư có thang máy mà chủ đầu tư có đủ điều kiện quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định tại Điều 150 của Luật Nhà ở và có nhu cầu tham gia quản lý vận hành thì Ban quản trị và chủ đầu tư thương thảo để chủ đầu tư tiếp tục ký hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư;

c) Trường hợp nhà chung cư có thang máy mà chủ đầu tư không có đủ điều kiện quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định tại Điều 150 của Luật Nhà ở hoặc có đủ điều kiện quản lý vận hành nhà chung cư nhưng không đáp ứng được các yêu cầu theo thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành thì Hội nghị nhà chung cư quyết định lựa chọn đơn vị khác có đủ điều kiện quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định để thực hiện quản lý vận hành.

4. Mỗi tòa nhà chung cư chỉ có 01 đơn vị quản lý vận hành để quản lý vận hành phần sở hữu chung của tòa nhà. Đối với cụm nhà chung cư thì có thể có một đơn vị quản lý vận hành chung cho các tòa nhà trong cụm hoặc có nhiều đơn vị thực hiện quản lý vận hành riêng cho từng tòa nhà theo quyết định của Hội nghị cụm nhà chung cư. Trường hợp mỗi tòa nhà trong cụm có một đơn vị quản lý vận hành riêng thì Ban quản trị cụm nhà chung cư thống nhất với các đơn vị quản lý vận hành để thực hiện quản lý vận hành các công trình, hệ thống kỹ thuật dùng chung cho cụm nhà chung cư.

5. Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư được quản lý vận hành nhiều nhà chung cư tại một hoặc nhiều địa bàn khác nhau nhưng phải đáp ứng các điều kiện trong hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành ký với Ban quản trị. Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư có thể ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ để thực hiện các dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư nhưng phải chịu trách nhiệm về chất lượng cung cấp dịch vụ theo nội dung hợp đồng đã ký kết với Ban quản trị.

Điều 29. Hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

1. Việc quản lý vận hành nhà chung cư phải được thực hiện thông qua hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư ký giữa đơn vị quản lý vận hành và Ban quản trị. Trong trường hợp bầu Ban quản trị mới tại Hội nghị nhà chung cư lần đầu mà chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận Ban quản trị theo quy định tại Điều 23 của Quy chế này thì các bên thực hiện quyền và trách nhiệm quản lý vận hành theo nội dung đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua. Sau khi Ban quản trị được công nhận thì thỏa thuận, thống nhất ký hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư có thời hạn tối thiểu 12 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và tối đa có thời hạn bằng nhiệm kỳ của Ban quản trị quy định tại khoản 3 Điều 19 của Quy chế này; trường hợp hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành có thời hạn 12 tháng thì khi hết thời hạn này, việc tiếp tục ký hoặc không ký tiếp hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành do Hội nghị nhà chung cư quyết định trên cơ sở thống nhất với đơn vị quản lý vận hành.

Trường hợp ký hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành theo nhiệm kỳ của Ban quản trị nhưng Ban quản trị mới chưa được thành lập và chưa được công nhận thì đơn vị quản lý vận hành tiếp tục thực hiện việc quản lý vận hành đến khi Ban quản trị mới được công nhận và ký hợp đồng với đơn vị quản lý vận hành mới, trừ trường hợp thuộc diện đơn phương chấm dứt hợp đồng do một hoặc các bên vi phạm nội dung thuộc diện chấm dứt hợp đồng.

2. Trường hợp đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư đang thực hiện quản lý vận hành theo hợp đồng dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này mà bị phá sản hoặc giải thể hoặc bị ngừng hoạt động cùng với thời gian kết thúc nhiệm kỳ của Ban quản trị thì thực hiện chấm dứt hợp đồng và phải bàn giao hồ sơ nhà chung cư cho Ban quản trị theo quy định; trường hợp nhiệm kỳ hoạt động của Ban quản trị vẫn còn thì đơn vị quản lý vận hành phải tiếp tục thực hiện việc quản lý vận hành cho đến khi Ban quản trị ký kết hợp đồng với đơn vị quản lý vận hành mới; đơn vị quản lý vận hành thay thế mới được ký kết hợp đồng theo thời hạn tương ứng với nhiệm kỳ hoạt động còn lại của Ban quản trị.

3. Hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư có các nội dung sau đây:

a) Họ tên, địa chỉ, người đại diện tham gia ký kết hợp đồng;

b) Quy mô, diện tích các bộ phận trong và ngoài nhà chung cư thuộc phần sở hữu chung cần quản lý vận hành;

c) Nội dung và yêu cầu về chất lượng, thời gian, địa điểm cung cấp dịch vụ quản lý vận hành;

d) Giá dịch vụ quản lý vận hành tính theo đơn vị mét vuông (m2) sử dụng; phương thức đóng các khoản phí;

đ) Thời hạn thực hiện hợp đồng dịch vụ;

e) Các trường hợp chấm dứt hợp đồng, thời gian và trách nhiệm thông báo của các bên trước khi chấm dứt hợp đồng;

g) Quyền và nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm phối hợp của các bên; việc xử lý các tranh chấp về nội dung của hợp đồng;

h) Các thỏa thuận khác;

i) Hiệu lực ca hợp đồng.

4. Việc nghiệm thu, thanh toán, quyết toán và thanh lý hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng và theo quy định của pháp luật dân sự.

5. Đối với nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ quy định tại khoản 2 Điều 1 của Quy chế này thì chủ sở hữu nhà ở có thể thuê đơn vị có đủ điều kiện quản lý vận hành quy định tại Điều 28 của Quy chế này thực hiện quản lý vận hành hoặc tự quản lý vận hành. Trường hợp tự quản lý vận hành thì người trực tiếp quản lý vận hành phải có kiến thức nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và có Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Điều 30. Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư

1. Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng hàng tháng hoặc theo định kỳ (bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao căn hộ, diện tích khác trong nhà chung cư mà chưa sử dụng) để đơn vị quản lý vận hành thực hiện các công việc trong hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư.

2. Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư được tính bằng giá dịch vụ quản lý vận hành và được tính trên mỗi m2 diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư nhân (x) với diện tích sử dụng của căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư đó.

3. Diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư làm cơ sở để tính kinh phí quản lý vận hành được quy định như sau:

a) Trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận thì xác định theo diện tích ghi trong Giấy chứng nhận;

b) Trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận thì xác định diện tích sử dụng theo hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc biên bản bàn giao căn hộ.

4. Đối với nhà chung cư thuộc tài sản công thì việc thu kinh phí quản lý vận hành được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 151 của Luật Nhà ở.

Mục 4. BẢO TRÌ NHÀ CHUNG CƯ CÓ NHIỀU CHỦ SỞ HỮU

Điều 31. Nguyên tắc bảo trì nhà chung cư

1. Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư để duy trì chất lượng của nhà ở và bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng nhà chung cư.

2. Việc bảo trì phần sở hữu riêng không được làm ảnh hưng đến phần sở hữu riêng của các chủ sở hữu khác và các hệ thống công trình, thiết bị thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư.

3. Việc bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có mục đích để ở và nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp nhưng không phân chia riêng biệt thì phần sở hữu chung của khu chức năng căn hộ, khu chức năng kinh doanh dịch vụ được thực hiện theo kế hoạch bảo trì do Hội nghị nhà chung cư thông qua và theo quy trình bảo trì tòa nhà, quy trình bảo trì thiết bị đã được lập theo quy định của Quy chế này.

4. Việc bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp mà phân chia riêng biệt được phần sở hữu chung của khu căn hộ và khu chức năng kinh doanh dịch vụ được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Đối với phần sở hữu chung của khu căn hộ thì các chủ sở hữu khu căn hộ này thực hiện bảo trì theo kế hoạch hoặc theo quyết định đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua và quy trình bảo trì đã được lập;

b) Đối với phần sở hữu chung của khu kinh doanh dịch vụ thì chủ sở hữu khu chức năng này thực hiện bảo trì theo quy trình bảo trì tòa nhà và quy trình bảo trì hệ thống thiết bị đã được lập theo quy định;

c) Đối với phần sở hữu chung của cả tòa nhà thì các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm thực hiện bảo trì theo kế hoạch hoặc theo quyết định đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua và quy trình bảo trì đã được lập.

5. Việc bảo trì phần sở hữu chung của cụm nhà chung cư do các chủ sở hữu, người sử dụng cụm nhà chung cư thực hiện.

6. Chủ sở hữu, Ban quản trị chỉ được thuê cá nhân, đơn vị có đủ điều kiện, năng lực tương ứng với công việc cần bảo trì theo quy định để thực hiện bảo trì.

7. Việc lựa chọn đơn vị thực hiện bảo trì các hệ thống trang thiết bị, phần sở hữu chung mà thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 4 Điều này thì có thể được thực hiện theo hình thức chào giá cạnh tranh hoặc theo các nguyên tắc đấu thầu hoặc hình thức lựa chọn khác, hình thức thực hiện có thể theo thỏa thuận khoản trọn gói hoặc tách riêng giữa chi phí nhân công và chi phí mua sắm vật liệu, thiết bị do Hội nghị nhà chung cư quyết định.

Điều 32. Bảo trì nhà chung cư

1. Hoạt động bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư bao gồm việc kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, sửa chữa nhỏ, sửa chữa định kỳ và sửa chữa lớn phần xây dựng nhà chung cư; kiểm tra, duy trì hệ thống an toàn phòng cháy, chữa cháy và các phần sở hữu chung khác của nhà chung cư; thay thế các linh kiện hoặc các thiết bị sử dụng chung của tòa nhà, cụm nhà chung cư và các việc bảo trì khác theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở và Quy chế này.

Trường hợp có hư hỏng phần sở hữu riêng mà ảnh hưởng đến các chủ sở hữu khác thì chủ sở hữu có trách nhiệm sửa chữa các hư hỏng đó, nếu chủ sở hữu không thực hiện sửa chữa thì đơn vị quản lý vận hành hoặc người được giao quản lý nhà chung cư được tạm ngừng hoặc đề nghị đơn vị cung cấp dịch vụ tạm ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước sinh hoạt đối với phần sở hữu riêng này; trường hợp có hư hỏng phần sở hữu chung trong khu vực thuộc sở hữu riêng thì chủ sở hữu phần sở hữu riêng có trách nhiệm tạo điều kiện và hỗ trợ đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư, đơn vị thi công sửa chữa các hư hỏng này.

3. Việc bảo trì phần xây dựng nhà chung cư phải do đơn vị có năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng thực hiện; việc bảo trì các hệ thống thiết bị của nhà chung cư phải do đơn vị có năng lực tương ứng với công việc bảo trì thực hiện. Trường hợp đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư có năng lực bảo trì thì có thể thuê đơn vị này thực hiện bảo trì.

4. Trong thời gian chưa tổ chức họp Hội nghị nhà chung cư lần đầu, việc bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư được thực hiện theo kế hoạch bảo trì quy định tại khoản 3 Điều 33 của Quy chế này.

5. Sau khi đã tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu, việc bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu phải thực hiện theo kế hoạch bảo trì quy định tại khoản 3 Điều 33 của Quy chế này và kế hoạch bảo trì hàng năm do Hội nghị nhà chung cư thông qua theo quy định của Quy chế này; trường hợp có hư hỏng đột xuất hoặc hư hỏng do thiên tai, hỏa hoạn thì Ban quản trị nhà chung cư quyết định việc bảo trì theo quy định của Quy chế này và pháp luật có liên quan nhưng phải báo cáo Hội nghị nhà chung cư tại cuộc họp gần nhất.

6. Việc thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại Mục 4 Chương III của Quy chế này.

Điều 33. Kế hoạch bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư

1. Kế hoạch bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư do Hội nghị nhà chung cư thông qua để áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 và điểm a, điểm c khoản 4 Điều 31 của Quy chế này.

2. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập kế hoạch bảo trì để báo cáo Hội nghị nhà chung cư lần đầu thông qua; đối với Hội nghị nhà chung cư các lần kế tiếp thì Ban quản trị có trách nhiệm phối hợp với đơn vị quản lý vận hành hoặc đơn vị có năng lực bảo trì lập kế hoạch bảo trì để báo cáo Hội nghị nhà chung cư thông qua.

3. Kế hoạch bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư áp dụng cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được lập và thông qua trên cơ sở quy trình bảo trì phần xây dựng của tòa nhà, quy trình bảo trì hệ thống thiết bị do chủ đầu tư cung cấp và hiện trạng phần sở hữu chung của nhà chung cư.

4. Nội dung kế hoạch bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư áp dụng cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:

a) Các hạng mục sẽ thực hiện bảo trì trong năm và dự kiến cho 03 đến 05 năm sau đó;

b) Thời gian và tiến độ thực hiện đối với từng hạng mục cần bảo trì trong năm;

c) Dự kiến kinh phí để thực hiện từng hạng mục bảo trì;

d) Trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện của các chủ sở hữu có liên quan đến khu vực cần bảo trì; trách nhiệm kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công việc bảo trì của Ban quản trị;

đ) Các vấn đề khác có liên quan.

5. Trường hợp có các hạng mục, thiết bị thuộc phần sở hữu chung mà phải bảo trì đột xuất, không có trong kế hoạch quy định tại khoản 4 Điều này mà các hạng mục cần bảo trì này phát sinh trong thời gian hoặc trước ngay thời gian tổ chức Hội nghị nhà chung cư (bao gồm bất thường hoặc thường niên) thì Ban quản trị phải báo cáo Hội nghị nhà chung cư quyết định; trường hợp không phát sinh trong thời điểm này thì Ban quản trị được thực hiện bảo trì nhưng phải báo cáo tại Hội nghị nhà chung cư gần nhất; việc bảo trì này phải đáp ứng các quy định về thanh toán và có đầy đủ giấy tờ chứng minh việc thanh toán theo quy định tại Điều 37 của Quy chế này.

6. Hội nghị nhà chung cư quyết định mức tiền thanh toán cho công việc bảo trì thuộc diện phải chuyển khoản và thuộc diện phải trả tiền mặt để bảo đảm tránh thất thoát kinh phí bảo trì.

Điều 34. Các hạng mục của nhà chung cư được sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung để bảo trì

1. Bảo trì các hạng mục, trang thiết bị và phần diện tích thuộc sở hữu chung quy định tại khoản 2 Điều 142 của Luật Nhà ở.

2. Bảo trì hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài kết nối với nhà chung cư, các công trình công cộng quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 142 của Luật Nhà ở.

3. Xử lý nước thải ứ nghẹt, hút bể phốt định kỳ; cấy vi sinh cho hệ thống nước thải của nhà chung cư.

4. Các hạng mục và trang thiết bị khác của nhà chung cư thuộc quyền sở hữu chung của các chủ sở hữu nhà chung cư theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc theo quy định của pháp luật về nhà ở hoặc do Hội nghị nhà chung cư quyết định.

Điều 35. Ký kết hợp đồng bảo trì và thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư

1. Ban quản trị, chủ sở hữu khu chức năng kinh doanh dịch vụ lựa chọn và ký kết hợp đồng bảo trì theo quy định sau đây:

a) Đối với phần xây dựng của tòa nhà thì trực tiếp thuê đơn vị quản lý vận hành thực hiện bảo trì (nếu nhà chung cư có đơn vị quản lý vận hành và đơn vị này có năng lực bảo trì); trường hợp nhà chung cư không yêu cầu phải có đơn vị quản lý vận hành hoặc có đơn vị này nhưng không có năng lực bảo trì thì thuê đơn vị khác có năng lực bảo trì thực hiện bảo trì;

b) Đối với hệ thống thiết bị thuộc sở hữu chung thì có thể thuê hoặc ủy quyền cho đơn vị quản lý vận hành thuê đơn vị cung cấp thiết bị hoặc đơn vị khác có năng lực bảo trì thiết bị đó thực hiện bảo trì; trường hợp phải thay mới thiết bị do hết thời hạn bảo hành và không đảm bảo sử dụng bình thường thì thực hiện thay thế thiết bị để bảo đảm cho nhà chung cư được vận hành an toàn.

2. Đơn vị bảo trì phải thực hiện bảo trì theo quy trình bảo trì đã được lập theo quy định, phải bảo đảm an toàn cho chủ sở hữu và người sử dụng trong quá trình bảo trì, phù hợp với kế hoạch bảo trì nhà chung cư theo quy định tại Điều 33 của Quy chế này, phải tuân thủ tiến độ và các thỏa thuận trong hợp đồng bảo trì đã ký kết.

3. Hợp đồng bảo trì được lập và ký kết giữa Ban quản trị hoặc chủ sở hữu khu chức năng kinh doanh dịch vụ với đơn vị thực hiện bảo trì theo quy định của pháp luật. Trường hợp nhà chung cư không phải có Ban quản trị thì đại diện chủ sở hữu quản lý nhà chung cư ký hợp đồng với đơn vị có năng lực bảo trì.

4. Khi kết thúc công việc bảo trì, các bên phải tổ chức nghiệm thu hoàn thành công việc bảo trì; việc thanh, quyết toán kinh phí bảo trì được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng và phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

Điều 36. Lập, bàn giao và quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu

1. Đối với nhà chung cư có mục đích để ở, nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và sử dụng vào mục đích khác nhưng không phân chia riêng biệt được phần sở hữu chung của khu chức năng căn hộ và khu chức năng kinh doanh dịch vụ thì sau khi tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu, việc lập tài khoản, bàn giao và quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung được thực hiện như sau:

a) Ban quản trị nhà chung cư mở tài khoản tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (gọi tắt là tổ chức tín dụng) để quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của cả tòa nhà chung cư;

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Ban quản trị có văn bản đề nghị chuyển giao kinh phí bảo trì, chủ đầu tư và Ban quản trị có trách nhiệm quyết toán số liệu kinh phí bảo trì để chuyển sang tài khoản do Ban quản trị lập theo quy định tại điểm a khoản này để quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật;

c) Chủ tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì đối với nhà chung cư có mục đích để ở có thể do một thành viên Ban quản trị hoặc nhiều thành viên Ban quản trị đứng tên đồng chủ tài khoản do Hội nghị nhà chung cư quyết định.

Chủ tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì đối với nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp có tối thiểu là 03 thành viên Ban quản trị đứng tên đồng chủ tài khoản, số lượng thành viên tối đa do Hội nghị nhà chung cư quyết định. Các thành viên tham gia đồng chủ tài khoản này phải có ít nhất 01 đại diện chủ sở hữu khu căn hộ, 01 đại diện chủ sở hữu diện tích khác (nếu có), 01 đại diện chủ đầu tư (nếu có) và một số thành viên khác do Hội nghị nhà chung cư quyết định (nếu có).

Kỳ hạn gửi tiền và việc đứng tên đồng chủ tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì quy định tại khoản này được quy định trong quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị do Hội nghị nhà chung cư thông qua.

2. Đối với nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp mà phân chia được riêng biệt các khu chức năng khác nhau trong cùng một tòa nhà chung cư, bao gồm khu chức năng căn hộ, khu chức năng kinh doanh dịch vụ và mỗi khu chức năng này có phần sở hữu chung được tách biệt với phần sở hữu chung của cả tòa nhà chung cư, được quản lý vận hành độc lập thì sau khi tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu, việc lập tài khoản, bàn giao và quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung được thực hiện như sau:

a) Ban quản trị nhà chung cư mở tài khoản tại tổ chức tín dụng để quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của khu căn hộ và kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của cả tòa nhà chung cư;

b) Kỳ hạn tiền gửi và chủ tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì quy định tại điểm a khoản này được xác định như đối với trường hợp nhà chung cư có mục đích để ở quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

c) Chủ sở hữu phần diện tích khu chức năng kinh doanh dịch vụ có trách nhiệm tự quản lý kinh phí được để lại theo quy định tại khoản 4 Điều 155 của Luật Nhà ở để bảo trì phần sở hữu chung của khu chức năng này;

d) Việc bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư quy định tại khoản này được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Việc bàn giao, quản lý kinh phí bảo trì đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này được quy định như sau:

a) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc quyết toán kinh phí bảo trì phần sở hữu chung theo quy định tại Điều 39 của Quy chế này, chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển giao kinh phí bảo trì đã thu của người mua, thuê mua và kinh phí bảo trì mà chủ đầu tư phải nộp đối với phần diện tích căn hộ không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua theo quy định tại khoản 2 Điều 152 của Luật Nhà ở sang tài khoản do Ban quản trị đã lập theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này để quản lý, sử dụng theo quy định;

b) Đối với phần kinh phí bảo trì mà chủ đầu tư phải nộp cho phần diện tích kinh doanh dịch vụ thì chủ đầu tư chuyển phần kinh phí theo tỷ lệ đã thống nhất với người mua, thuê mua trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ quy định tại khoản 4 Điều 155 của Luật Nhà ở sang tài khoản do Ban quản trị lập quy định tại điểm a khoản 2 Điều này để quản lý, bảo trì phần sở hữu chung của cả tòa nhà; đối với phần kinh phí bảo trì còn lại thì chủ đầu tư được tự quản lý và sử dụng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

4. Trường hợp thành lập cụm nhà chung cư thì căn cứ vào mục đích sử dụng của từng tòa nhà, Ban quản trị cụm nhà chung cư phải lập các tài khoản riêng để quản lý kinh phí bảo trì cho từng tòa nhà theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

5. Bên bàn giao và bên nhận bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư quy định tại Điều này có trách nhiệm làm thủ tục quyết toán số liệu kinh phí này trước khi tiến hành việc bàn giao kinh phí. Tài liệu quyết toán kinh phí bảo trì phần sở hữu chung được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 39 của Quy chế này.

Điều 37. Sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu

1. Ban quản trị phải thông báo công khai tại Hội nghị nhà chung cư thông tin về tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì đã lập, không được thay đổi tài khoản này và định kỳ 06 tháng một lần thông báo công khai trên bảng tin của nhà chung cư về các khoản chi tiêu tiền gửi kinh phí bảo trì (nếu có). Việc sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư phải theo đúng quy định của Luật Nhà ở, Quy chế này và phải có sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định để theo dõi, quản lý.

2. Đối với trường hợp phải lập tài khoản quản lý kinh phí bảo trì theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 36 của Quy chế này thì Ban quản trị cùng với chủ đầu tư thống nhất phân chia tỷ lệ kinh phí dùng để bảo trì phần sở hữu chung của cả tòa nhà và kinh phí dùng để bảo trì phần sở hữu chung của khu căn hộ.

Khi cần bảo trì phần sở hữu chung của khu căn hộ thì Ban quản trị chỉ được sử dụng kinh phí trong số kinh phí đã thống nhất phân chia để bảo trì; trong trường hợp sử dụng hết số kinh phí này thì các chủ sở hữu khu căn hộ có trách nhiệm cùng đóng góp. Đối với phần kinh phí đã phân chia để bảo trì phần sở hữu chung của cả tòa nhà thì chỉ được dùng để bảo trì phần sở hữu chung của cả tòa nhà; trong trường hợp sử dụng hết số kinh phí này thì chủ sở hữu khu căn hộ và chủ sở hữu khu chức năng kinh doanh dịch vụ có trách nhiệm cùng đóng góp. Chủ đầu tư và Ban quản trị nhà chung cư có thể thống nhất lập 02 tài khoản khác nhau để quản lý 02 khoản kinh phí quy định tại khoản này.

3. Tổ chức tín dụng đang quản lý tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có trách nhiệm chuyển tiền vào tài khoản của bên thực hiện bảo trì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thanh toán của Ban quản trị. Hồ sơ đề nghị chuyển tiền bao gồm các giấy tờ sau đây:

a) Văn bản đề nghị của Ban quản trị, trong đó nêu rõ lý do đề nghị chuyển tiền và số tiền cần chuyển cho bên thực hiện bảo trì;

b) Biên bản cuộc họp Ban quản trị về nội dung rút kinh phí bảo trì;

c) Kế hoạch bảo trì đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua; trường hợp bảo trì đột xuất thì thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 33 của Quy chế này;

d) Hợp đồng bảo trì ký với cá nhân, đơn vị có năng lực bảo trì theo quy định tương ứng với các công việc bảo trì.

4. Việc thanh toán tiền cho các công việc bảo trì bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt cho đơn vị bảo trì được thực hiện theo quyết định của Hội nghị nhà chung cư.

5. Trường hợp phát sinh công việc bảo trì đột xuất mà được phép chi theo quy chế thu, chi tài chính thì Ban quản trị có văn bản đề nghị chuyển tiền kèm theo biên bản họp Ban quản trị về nội dung rút tiền và hợp đồng bảo trì đã ký gửi tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì; căn cứ vào hồ sơ đề nghị, tổ chức tín dụng có trách nhiệm chuyển tiền cho bên thực hiện bảo trì trong thời hạn 03 ngày làm việc; việc chuyển tiền qua tài khoản hoặc thanh toán bằng tiền mặt được thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.

6. Đối với việc bảo trì phần sở hữu chung của các tòa nhà trong cụm nhà chung cư thì sử dụng kinh phí bảo trì theo quy định sau đây:

a) Trường hợp phát sinh công việc bảo trì phần sở hữu chung của cả cụm nhà chung cư thì trích đều từ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của từng tòa nhà trong cụm để bảo trì;

b) Trường hợp phát sinh công việc bảo trì phần sở hữu chung của một số tòa nhà trong cụm thì trích đều từ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của các tòa nhà có liên quan để bảo trì;

c) Việc rút kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung quy định tại điểm a và điểm b khoản này được thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.

Điều 38. Giám sát hoạt động bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư

1. Ban quản trị thực hiện giám sát hoạt động bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư; trường hợp việc bảo trì có yêu cầu về kỹ thuật, chuyên môn mà Ban quản trị không có năng lực giám sát thì báo cáo Hội nghị nhà chung cư quyết định thuê đơn vị tư vấn có đủ năng lực để giám sát; trường hợp thuộc diện bảo trì đột xuất thì Ban quản trị giám sát hoặc thuê đơn vị tư vấn có đủ năng lực để thực hiện giám sát nhưng phải báo cáo Hội nghị nhà chung cư gần nhất; kinh phí thuê đơn vị tư vấn do các chủ sở hữu nhà chung cư đóng góp.

Nội dung giám sát bao gồm: bảo trì thang máy, hệ thống điện, nước, xử lý chất thải, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, các hệ thống khác thuộc phần sở hữu chung của nhà chung cư và các nội dung khác do Hội nghị nhà chung cư quyết định.

2. Việc thuê tư vấn giám sát hoạt động bảo trì được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

3. Phương án lựa chọn và chi phí thuê tư vấn giám sát do Hội nghị nhà chung cư quyết định và được thực hiện đồng thời khi lập kế hoạch bảo trì nhà chung cư.

Điều 39. Lập, quyết toán số liệu, bàn giao kinh phí bảo trì nhà chung cư

1. Bên bàn giao và bên nhận bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có trách nhiệm làm thủ tục quyết toán số liệu kinh phí bảo trì này theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 153 của Luật Nhà ở trước khi tiến hành việc bàn giao kinh phí.

2. Tài liệu quyết toán kinh phí bảo trì phần sở hữu chung bao gồm:

a) Biên bản kiểm đếm, biên bản nhận bàn giao hồ sơ nhà chung cư, biên bản xác định các phần diện tích, thiết bị thuộc sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định tại khoản 2 Điều 142 của Luật Nhà ở;

b) Biên bản xác định tổng số kinh phí bảo trì đã thu theo quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó xác định rõ số tiền đã thu của người mua, thuê mua và số tiền chủ đầu tư phải bàn giao theo quy định; tên, số tài khoản, nơi mở tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì mà chủ đầu tư đang quản lý;

c) Bảng kê các công việc bảo trì phần sở hữu chung theo quy trình bảo trì đã lập theo quy định của pháp luật xây dựng mà chủ đầu tư đã thực hiện kèm theo hóa đơn, chứng từ chứng minh số tiền bảo trì đã thanh toán cho đơn vị bảo trì và số liệu kinh phí bảo trì còn lại sau khi trừ số kinh phí mà chủ đầu tư đã thực hiện các công việc bảo trì (nếu có).

Đối với các công việc bảo trì thuộc nội dung phải bảo hành và còn trong thời hạn bảo hành nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở thì chủ đầu tư không được khấu trừ vào tiền bảo trì phải chuyển giao cho Ban quản trị nhà chung cư.

3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có văn bản đề nghị của Ban quản trị nhà chung cư, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở và Ban quản trị nhà chung cư phải thống nhất quyết toán số liệu kinh phí bảo trì để làm cơ sở bàn giao kinh phí bảo trì.

4. Sau khi quyết toán kinh phí bảo trì theo quy định tại khoản 2 Điều này thì chủ đầu tư và Ban quản trị tiến hành bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định tại khoản 2 Điều 153 Luật Nhà ở.

Trường hợp thuộc diện quy định tại khoản 4 Điều 155 của Luật Nhà ở nhưng chủ đầu tư và người mua, thuê mua căn hộ, diện tích khác trong nhà chung cư chưa có thỏa thuận phân chia trong hợp đồng mua bán thì các bên lập phụ lục hợp đồng để thống nhất phân chia tỷ lệ kinh phí bảo trì.

Mục 5. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ ĐẦU TƯ, CHỦ SỞ HỮU, NGƯỜI SỬ DỤNG, ĐƠN VỊ QUẢN LÝ VẬN HÀNH TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀ CHUNG CƯ

Điều 40. Quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư

1. Thực hiện quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định tại khoản 1 Điều 149 của Luật Nhà ở. Trường hợp chủ đầu tư không có đủ điều kiện quản lý vận hành nhà chung cư hoặc có đủ điều kiện quản lý vận hành nhà chung cư nhưng không tham gia quản lý vận hành nhà chung cư thì có thể giới thiệu đơn vị có đủ điều kiện quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định tại Điều 150 của Luật Nhà ở để Hội nghị nhà chung cư tham khảo, lựa chọn tham gia quản lý vận hành nhà chung cư.

Trường hợp chủ đầu tư có đủ điều kiện quản lý vận hành nhà chung cư thì được ưu tiên thương thảo và ký hợp đồng với Ban quản trị để tiếp tục quản lý vận hành nếu có nhu cầu tiếp tục quản lý vận hành nhà chung cư, trừ trường hợp chủ đầu tư không có nhu cầu.

2. Thu kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định tại Điều 152, Điều 153 của Luật Nhà ở và bàn giao lại kinh phí này cho Ban quản trị theo quy định của pháp luật nhà ở và Quy chế này.

3. Chủ trì tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu, cử người tham gia Ban quản trị, trừ trường hợp chủ đầu tư không cử đại diện tham gia Ban quản trị nhà chung cư và tham gia biểu quyết, bỏ phiếu tại Hội nghị nhà chung cư theo quy định của Quy chế này nếu còn sở hữu căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư,

4. Bàn giao hệ thống kết cấu hạ tầng bên ngoài nhà chung cư cho cơ quan quản lý chuyên ngành của địa phương theo quy định của pháp luật; lập, bàn giao hồ sơ nhà chung cư cho Ban quản trị theo quy định của Quy chế này.

5. Quản lý, sử dụng các công trình phục vụ cho sinh hoạt chung của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư do Nhà nước giao hoặc được xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích nêu trong nội dung dự án đã được phê duyệt.

6. Bảo trì phần sở hữu riêng của mình; có trách nhiệm bồi thường nếu việc bảo trì hoặc không bảo trì gây ra thiệt hại cho chủ sở hữu khác.

7. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình hoặc các hành vi cản trở việc kinh doanh hợp pháp theo nội dung dự án đã được duyệt. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xử lý các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân đối với các tài sản hoặc hoạt động kinh doanh hợp pháp của chủ đầu tư.

8. Phối hợp với Ban quản trị để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc quản lý, sử dụng nhà chung cư.

9. Mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm trong thời gian chưa chuyển quyền sở hữu cho chủ sở hữu nhà chung cư.

10. Bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; chấp hành quyết định giải quyết, xử lý, xử phạt vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

11. Các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 41. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà chung cư

1. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì các chủ sở hữu có quyền và trách nhiệm sau đây trong quản lý, sử dụng nhà chung cư:

a) Được quyền sở hữu, sử dụng phần sở hữu riêng; có quyền sử dụng phần sở hữu chung theo quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này. Có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng theo quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này; có trách nhiệm bồi thường nếu việc bảo trì hoặc không bảo trì gây ra thiệt hại cho chủ sở hữu khác;

b) Yêu cầu chủ đầu tư, Ban quản trị hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức Hội nghị nhà chung cư theo quy định của Quy chế này; tham dự Hội nghị nhà chung cư và biểu quyết các nội dung trong cuộc họp Hội nghị nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở và Quy chế này;

c) Yêu cầu chủ đầu tư khi chưa thành lập Ban quản trị, đơn vị quản lý vận hành, Ban quản trị cung cấp các thông tin, công khai các nội dung liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư;

d) Chấp hành đầy đủ các quyết định của Hội nghị nhà chung cư, kể cả trường hợp không tham dự Hội nghị nhà chung cư; chấp hành quyết định giải quyết, xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Đóng góp đầy đủ, đúng thời hạn kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư, kinh phí bảo trì phần sở hữu chung và các chi phí, lệ phí khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận với nhà cung cấp dịch vụ.

Trường hợp chủ sở hữu không đóng kinh phí quản lý vận hành theo quy định thì giải quyết theo thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư mà Ban quản trị đã ký với đơn vị quản lý vận hành; trường hợp chưa ký hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều 29 của Quy chế này thì thực hiện theo nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua;

e) Chấp hành nội quy, quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư; phát hiện và thông báo kịp thời cho đơn vị quản lý vận hành hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư;

g) Sửa chữa các hư hỏng thuộc phần sở hữu riêng mà có ảnh hưởng đến việc sử dụng của các chủ sở hữu khác trong nhà chung cư; tạo điều kiện và hỗ trợ đơn vị có chức năng thực hiện bảo trì, sửa chữa các hư hỏng thấm, dột của sàn, khu vệ sinh thuộc phần sở hữu chung theo quy định;

h) Khôi phục lại nguyên trạng và bồi thường thiệt hại nếu gây hư hỏng phần diện tích, thiết bị thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích, thiết bị thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu khác; bị xử lý theo quy định của pháp luật và phải bồi thường thiệt hại khi có hành vi cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của chủ sở hữu khu kinh doanh dịch vụ;

i) Mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với phần sở hữu riêng, đóng góp kinh phí để mua bảo hiểm cháy nổ đối với phần sở hữu chung theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường trong trường hợp gây ra cháy nổ trong nhà chung cư;

k) Thực hiện các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì chủ sở hữu được quyền sử dụng nhà chung cư, được thực hiện các quyền và trách nhiệm quy định tại các điểm b, c, d, e và k khoản 1 Điều này.

Điều 42. Quyền và trách nhiệm của người sử dụng không phải là chủ sở hữu nhà chung cư

1. Sử dụng phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này.

2. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo đúng nội dung đã thỏa thuận với chủ sở hữu trong trường hợp người sử dụng không phải là chủ sở hữu.

3. Tham dự Hội nghị nhà chung cư (đối với trường hợp nhà chung cư có một chủ sở hữu); thay mặt chủ sở hữu tham dự Hội nghị nhà chung cư và biểu quyết, bỏ phiếu nếu chủ sở hữu không tham dự (đối với trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu); trường hợp trong một căn hộ hoặc phần diện tích khác của nhà chung cư có nhiều người đang cùng sử dụng thì ủy quyền cho một người đại diện để tham dự và biểu quyết tại Hội nghị nhà chung cư.

4. Thực hiện các quyền và trách nhiệm có liên quan quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h và k khoản 1 Điều 41 của Quy chế này.

Điều 43. Quyền và trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư

1. Thực hiện quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định của Quy chế này và hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành đã ký với Ban quản trị hoặc người đại diện quản lý nhà chung cư (đối với nhà chung cư không phải thành lập Ban quản trị); thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo hợp đồng bảo trì nếu có năng lực bảo trì; trường hợp chưa ký hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều 29 của Quy chế này thì thực hiện theo theo nội dung đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua.

2. Ký kết hợp đồng phụ với các đơn vị cung cấp dịch vụ trong việc quản lý vận hành nhà chung cư (nếu có); giám sát việc cung cấp các dịch vụ của các đơn vị này.

3. Thông báo bằng văn bản về việc thu, nộp các khoản kinh phí có liên quan; thông báo các yêu cầu, nội dung cần chú ý cho người sử dụng nhà chung cư trong trường hợp xảy ra các tình huống đột xuất như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn; hướng dẫn việc lắp đặt các thiết bị trong phần sở hữu riêng của chủ sở hữu.

4. Thu kinh phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư theo thỏa thuận với các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; chi trả thù lao cho các thành viên Ban quản trị theo quyết định của Hội nghị nhà chung cư.

5. Định kỳ hàng năm tại Hội nghị nhà chung cư thường niên hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị quản lý vận hành phải báo cáo công khai về công tác quản lý vận hành nhà chung cư với Ban quản trị, báo cáo tình hình quản lý vận hành tại Hội nghị nhà chung cư, lấy ý kiến góp ý của chủ sở hữu, người sử dụng về việc cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư.

6. Phối hợp với Ban quản trị nhà chung cư để giải quyết các vấn đề khác có liên quan trong quá trình quản lý vận hành nhà chung cư.

7. Chấp hành quyết định giải quyết, xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

8. Phải bàn giao lại hồ sơ nhà chung cư cho Ban quản trị; bàn giao các công việc liên quan đến quản lý vận hành nhà chung cư cho đơn vị quản lý vận hành mới.

9. Thực hiện các quyền và trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư theo các thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành đã ký kết hoặc theo nội dung đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua trong trường hợp chưa ký kết hợp đồng dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 29 của Quy chế này; trường hợp Ban quản trị không tuân thủ các thỏa thuận nêu tại khoản này thì đơn vị quản lý vận hành được tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết hoặc nội dung đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; được tiếp tục thực hiện hợp đồng trong trường hợp được Hội nghị nhà chung cư đánh giá vẫn thực hiện tốt các nội dung trong hợp đồng.

Chương IV

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀ CHUNG CƯ

Điều 44. Giải quyết tranh chấp

1. Các tranh chấp về kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư, về việc bàn giao, quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà chung cư đó hoặc Tòa án hoặc trọng tài thương mại giải quyết theo quy định của pháp luật.

2. Các tranh chấp giữa các thành viên Ban quản trị được giải quyết theo quy chế hoạt động của Ban quản trị đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua.

Trường hợp thành viên Ban quản trị hoặc Ban quản trị bị bãi nhiệm, miễn nhiệm, thay thế mà không bàn giao con dấu thì Ban quản trị được thành lập mới có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền về cấp, đăng ký con dấu thực hiện việc thu hồi, bàn giao hoặc hủy con dấu để đăng ký, cấp con dấu mới theo quy định về cấp, đăng ký và quản lý con dấu cho Ban quản trị mới thành lập.

Trường hợp thành viên Ban quản trị hoặc Ban quản trị bị bãi nhiệm, miễn nhiệm, thay thế mà không bàn giao tài khoản quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư, tài khoản quản lý hoạt động của Ban quản trị thì Ban quản trị được thành lập mới có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng đang quản lý các tài khoản này phong tỏa tài khoản, chấm dứt thực hiện các giao dịch có liên quan đến Ban quản trị bị bãi nhiệm, miễn nhiệm, thay thế và thực hiện lập, bàn giao tài khoản này cho Ban quản trị được thành lập mới theo quy định của Quy chế này và pháp luật có liên quan. Tổ chức tín dụng đang quản lý tài khoản này phải bàn giao cho Ban quản trị mới theo quy định của Quy chế này.

3. Các tranh chấp giữa Ban quản trị với chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư về việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế thành viên Ban quản trị hoặc các vấn đề khác liên quan đến công tác quản lý vận hành nhà chung cư được giải quyết trên cơ sở thương lượng; trường hợp không thương lượng được thì đề nghị tổ chức họp Hội nghị nhà chung cư để giải quyết.

4. Các tranh chấp về hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành, hợp đồng bảo trì, hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư giữa đơn vị cung cấp dịch vụ và đơn vị quản lý vận hành được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án hoặc trọng tài thương mại giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 45. Xử lý vi phạm

1. Trường hợp Hội nghị nhà chung cư được tổ chức họp không đúng quy định của Quy chế này thì các quyết định, kết quả của cuộc họp Hội nghị nhà chung cư đó không được công nhận và phải tổ chức họp Hội nghị nhà chung cư để quyết định lại.

2. Người lợi dụng chức vụ quyền hạn, chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư làm trái quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Người có hành vi vi phạm mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

4. Xử lý các trường hợp vi phạm khác liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 46. Xử lý chuyển tiếp đối với việc quản lý vận hành nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ

1. Đối với nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ quy định tại điểm e, điểm g khoản 1 Điều 1 của Quy chế này thì trong thời hạn tối đa 06 tháng, kể từ ngày Quy chế này có hiệu lực thi hành, chủ sở hữu, người sử dụng phải thực hiện việc quản lý, sử dụng nhà ở theo quy định của Quy chế này.

2. Đối với nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ quy định tại khoản 2 Điều 1 của Quy chế này mà không thuê đơn vị quản lý vận hành thực hiện quản lý vận hành nhà ở thì trong thời hạn tối đa 06 tháng, kể từ ngày Quy chế này có hiệu lực thi hành, người thực hiện quản lý vận hành phải đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 5 Điều 29 của Quy chế này.

Điều 47. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các trách nhiệm sau đây:

a) Chỉ đạo triển khai thực hiện các quy định của Quy chế này trên địa bàn; căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và Quy chế này, ban hành quy định hướng dẫn cụ thể việc quản lý, sử dụng nhà chung cư để áp dụng trên địa bàn;

b) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền các quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn;

c) Chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương tiếp nhận công trình, hệ thống kết cấu hạ tầng trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở (bao gồm cả nhà chung cư) theo nội dung dự án đã được phê duyệt và văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền;

d) Xem xét, quyết định việc quản lý dân cư của từng tòa nhà, cụm nhà chung cư theo quy định của pháp luật;

đ) Tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, trả lời các vướng mắc liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn theo quy định;

e) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật;

g) Ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định tại khoản 7 Điều 151 của Luật Nhà ở.

2. Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn; báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bản theo định kỳ 06 tháng, hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất, hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc về quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn.

Điều 48. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phân giao trách nhiệm quản lý hành chính khu vực có nhà chung cư và xử lý các vướng mắc theo thẩm quyền.

2. Quyết định công nhận hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà chung cư công nhận Ban quản trị theo quy định của Quy chế này.

3. Kiểm tra công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn.

4. Tổ chức cưỡng chế để thu hồi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở.

5. Nhận bàn giao hồ sơ nhà chung cư theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Quy chế này.

6. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật nhà ở và Quy chế này.

Điều 49. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân chấp hành quy định của Quy chế này và pháp luật về quản lý, sử dụng nhà chung cư.

2. Phối hợp với Ban quản trị trên địa bàn để theo dõi, kiểm tra, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư theo thẩm quyền hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, giải quyết.

3. Tổ chức kiểm đếm và lập biên bản bàn giao hồ sơ nhà chung cư cho Ban quản trị trong trường hợp Ban quản trị và chủ đầu tư không lập được biên bản bàn giao theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Quy chế này.

4. Phối hợp, tạo điều kiện để đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện cung cấp các dịch vụ nhà chung cư trên địa bàn.

5. Tổ chức Hội nghị nhà chung cư và tham dự cuộc họp Hội nghị nhà chung cư theo quy định của Quy chế này; công nhận Ban quản trị theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

6. Có trách nhiệm kiểm tra việc quản lý vận hành nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ trên địa bàn để bảo đảm việc thực hiện tuân thủ đúng quy định của Quy chế này.

7. Thực hiện các trách nhiệm khác liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn theo quy định của Quy chế này hoặc do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương.

Điều 50. Trách nhiệm của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản

1. Hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này.

2. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng nhà chung cư trong phạm vi cả nước và đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng nhà chung cư.

3. Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn, phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng nhà chung cư trên phạm vi cả nước.

4. Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức đăng tải thông tin, xóa thông tin đơn vị có đủ điều kiện quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định của pháp luật nhà ở.

5. Tổng hợp ý kiến phản ánh của các tổ chức, cá nhân có liên quan về các vấn đề vướng mắc phát sinh và đề xuất sửa đổi, bổ sung Quy chế này cho phù hợp.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư theo quy định của Quy chế này hoặc theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Xây dựng./.

PHỤ LỤC I

MẪU GIẤY TỜ CHỨNG MINH ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở XÃ HỘI
(Kèm theo Thông tư số 05/2024/TT-BXD ngày 31/7/2024 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở)

Mẫu số 01

Giấy tờ chứng minh đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Mẫu số 02

Giấy tờ chứng minh điều kiện về nhà ở để được mua, thuê mua nhà ở xã hội/nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân đối với trường hợp chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình

Mẫu số 03

Giấy tờ chứng minh điều kiện về nhà ở để được mua, thuê mua nhà ở xã hội/nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân đối với trường hợp có nhà ở nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn 15m2 sàn/người

Mẫu số 04

Giấy tờ chứng minh điều kiện về thu nhập để được mua, thuê mua nhà ở xã hội

Mẫu s 05

Giấy kê khai về điều kiện thu nhập để được mua, thuê mua nhà ở xã hội đối với đối tượng người thu nhập thấp tại khu vực đô thị (trường hợp không có hợp đồng lao động)

Mẫu số 06

Giấy tờ chứng minh điều kiện vay vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội để hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở

Mẫu số 07

Giấy tờ chứng minh điều kiện vay vốn ưu đãi của Nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở

Mẫu số 01. Giấy tờ chứng minh đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

GIẤY XÁC NHẬN VỀ ĐỐI TƯỢNG

1. Kính gửi1:................................................................................................................

2. Họ và tên:................................................................................................................

3. Căn cước công dân số:…………………cấp ngày …../..../……tại………

4. Nơi ở hiện tại2:.........................................................................................................

5. Đăng ký thường trú (đăng ký tạm trú) tại: ..................................................................

6. Nghề nghiệp........................................................... Tên cơ quan (đơn vị)..................

7. Là đối tượng3...........................................................................................................

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai./.

……., ngày……tháng……năm……
Người kê khai Giấy xác nhận về đối tượng
 (Ký và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp………. về:
Ông/Bà……………………là đối tượng4………………….
(Ký tên, đóng dấu)

______________________________

[1] - Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi người kê khai Giấy xác nhận về đối tượng đang làm việc trong trường hợp người kê khai là: (i) Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị; (ii) Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp; (iii) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Trường hợp người kê khai đã nghỉ chế độ (nghỉ hưu) thì cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ra Quyết định nghỉ chế độ của người đó thực hiện việc xác nhận.

- Cơ quan quản lý nhà ở công vụ của người kê khai Giấy xác nhận về đối tượng trong trường hợp người kê khai thuộc đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người kê khai Giấy xác nhận về đối tượng đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

- Đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường chuyên biệt theo quy định của pháp luật; trường dân tộc nội trú công lập thực hiện việc xác nhận Giấy tờ xác nhận về đối tượng đối với học sinh, sinh viên đang học tập tại cơ sở đào tạo, giáo dục do mình quản lý.

2 Là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người kê khai đang thường xuyên sinh sống.

3 Ghi rõ người kê khai là đối tượng:

- Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị;

- Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp;

- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

- Đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định, trừ trường hợp bị thu hồi nhà ở công vụ do vi phạm quy định;

- Hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở;

- Học sinh, sinh viên đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường chuyên biệt theo quy định của pháp luật; học sinh trường dân tộc nội trú công lập.

4 Đối tượng thuộc mục kê khai số 7.

Mẫu số 02. Giấy tờ chứng minh điều kiện về nhà ở để được mua, thuê mua nhà ở xã hội/nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân (trường hợp chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

GIẤY XÁC NHẬN VỀ ĐIỀU KIỆN NHÀ Ở

1. Kính gửi5: Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận/huyện………..thuộc tỉnh/Thành phố ………………. (nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội/nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân)

2. Họ và tên:................................................................................................................

3. Căn cước công dân số:.................................... cấp ngày …./…/…tại …………………

4. Nơi ở hiện tại6:.........................................................................................................

5. Đăng ký thường trú (đăng ký tạm trú) tại:...................................................................

6. Họ và tên vợ/chồng (nếu có):....................................................................................

Căn cước công dân số.................................. cấp ngày …/…/… tại ………………………

7. Đăng ký kết hôn số (nếu có)......................................................................................

8. Là đối tượng7:..........................................................................................................

9. Tôi và vợ/chồng tôi (nếu có) không có tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) tại tỉnh/Thành phố (nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội/nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân)8.

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai./.

……., ngày……tháng……năm……
Người kê khai Giấy xác nhận về điều kiện nhà ở
 (Ký và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận/huyện……..thuộc tỉnh/Thành phố……………. (nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội/ nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân) về:

Ông/Bà……………………..……không có tên trong Giấy chứng nhận tại tỉnh/Thành phố ……………..  (nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội/ nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân).

(Ký tên, đóng dấu)

______________________________

5 Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện thuộc tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội/nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.

6 Là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người kê khai đang thường xuyên sinh sống.

7 Ghi rõ người kê khai là đối tượng:

- Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;

- Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn;

- Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;

- Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

- Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị;

- Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác;

- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

- Đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 125 của Luật Nhà ở, trừ trường hợp bị thu hồi nhà ở công vụ do vi phạm quy định của Luật Nhà ở;

- Hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp bị thu hồi đất và phải giải tỏa. phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

8 Ghi rõ tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội/nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.

Mẫu số 03. Giấy tờ chứng minh điều kiện về nhà ở để được mua, thuê mua nhà ở xã hội/ nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân (trường hợp có nhà ở nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn 15m2 sàn/người)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------

GIẤY XÁC NHẬN VỀ ĐIỀU KIỆN NHÀ Ở

1. Kính gửi9: Ủy ban nhân dân xã/phường.....................................................................

2. Họ và tên:................................................................................................................

3. Căn cước công dân số: …………………cấp ngày …/…/… tại .....................................

4. Nơi ở hiện tại10:........................................................................................................

5. Đăng ký thường trú tại: ............................................................................................

6. Họ và tên vợ/chồng (nếu có): ...................................................................................

Căn cước công dân số……………….cấp ngày …/…/… tại .............................................

7. Đăng ký kết hôn số (nếu có)......................................................................................

8. Họ và tên các thành viên trong hộ gia đình11 (nếu có).................................................

Căn cước công dân số………………. cấp ngày …/…/… tại.............................................

9. Là đối tượng12:.........................................................................................................

10. Tôi hoặc vợ/chồng tôi (nếu có) cam kết có tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) số:            ……………………, diện tích sàn sử dụng nhà ở ………m2, diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn 15m2 sàn/người13 tại tỉnh/Thành phố…………….. (nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội/nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân).

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai./.

……., ngày……tháng……năm……
Người kê khai Giấy xác nhận về điều kiện nhà ở
 (Ký và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của Ủy ban nhân dân xã/phường…………..về:

Ông/Bà....................................................... có tên trong Giấy chứng nhận số………, diện tích sàn sử dụng nhà ở………m2, diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn 15m2 sàn/người

(Ký tên, đóng dấu)

______________________________

9 UBND cấp xã nơi người kê khai Giấy xác nhận về điều kiện nhà ở đang cư trú theo hình thức đăng ký thường trú đối với trường hợp người kê khai có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn 15m2 sàn/người.

10 Là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú mà người kê khai đang thường xuyên sinh sống.

11 Chỉ liệt kê vợ/chồng của người kê khai Giấy xác nhận về điều kiện nhà ở (nếu có), cha, mẹ của người kê khai bao gồm cả cha, mẹ vợ/chồng của người đó (nếu có) và các con của người kê khai (nếu có) đăng ký thường trú tại căn nhà đó.

12 Ghi rõ người kê khai là đối tượng:

- Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;

- Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn;

- Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;

- Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

- Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị;

- Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác;

- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

- Đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 125 của Luật Nhà ở, trừ trường hợp bị thu hồi nhà ở công vụ do vi phạm quy định của Luật Nhà ở;

- Hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

13 Đối với trường hợp độc thân: diện tích nhà ở bình quân đầu người đối với người đó.

Đối với trường hợp hộ gia đình: diện tích nhà ở bình quân đầu người đối với người kê khai Giấy xác nhận về điều kiện nhà ở, vợ/chồng người kê khai (nếu có), cha, mẹ của người kê khai bao gồm cả cha, mẹ vợ/chồng của người đó (nếu có) và các con của người kê khai (nếu có) đăng ký thường trú tại căn nhà đó.

Mẫu số 04. Giấy tờ chứng minh điều kiện về thu nhập để được mua, thuê mua nhà ở xã hội14

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------

GIẤY XÁC NHẬN VỀ ĐIỀU KIỆN THU NHẬP

1. Kính gửi15:...............................................................................................................

2. Họ và tên:................................................................................................................

3. Căn cước công dân số……………..cấp ngày…../..../… tại ..........................................

4. Nơi ở hiện tại16:........................................................................................................

5. Đăng ký thường trú (đăng ký tạm trú) tại: ..................................................................

6. Họ và tên vợ/chồng:.................................................................................................

Căn cước công dân số……………..cấp ngày…../..../… tại..............................................

7. Đăng ký kết hôn số...................................................................................................

8. Là đối tượng17:.........................................................................................................

9. Tôi có thu nhập hàng tháng thực nhận tính theo Bảng tiền công/tiền lương là ……………………(photo Bảng tiền công/tiền lương trong 01 năm liền kề, tính từ thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ cho chủ đầu tư để đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội)18

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai./.

……., ngày……tháng……năm……
Người kê khai Giấy xác nhận về điều kiện thu nhập
 (Ký và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.... là Ông/Bà …….. có thu nhập hàng tháng thực nhận là ………..đồng.
(Ký tên, đóng dấu)

______________________________

14 Thời hạn xác nhận điều kiện về thu nhập trong 01 năm liền kề, tính từ thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ cho chủ đầu tư để đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội.

15 Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi người kê khai Giấy xác nhận về điều kiện thu nhập đang làm việc trong trường hợp người kê khai là: (i) Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp: (ii) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác; (iii) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Trường hợp người kê khai đã nghỉ chế độ (nghỉ hưu) thì giấy tờ chứng minh điều kiện về thu nhập là Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí của người đó.

16 Là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người kê khai đang thường xuyên sinh sống.

17 Ghi rõ người kê khai là đối tượng:

- Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác;

- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

- Trường hợp người kê khai Giấy xác nhận về điều kiện thu nhập là vợ hoặc chồng của người đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội thì không phải kê khai mục này.

18 Đối với đối tượng là Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác thì kê khai thu nhập hàng tháng thực nhận do cơ quan, đơn vị nơi công tác quản lý xác nhận (Photo Bảng thu nhập hàng tháng trong 01 năm liền kề, tính từ thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ cho chủ đầu tư để đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội).

Mẫu số 05. Giấy kê khai về điều kiện thu nhập để được mua, thuê mua nhà ở xã hội đối với đối tượng thu nhập thấp tại khu vực đô thị (trường hợp không có hợp đồng lao động)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------

GIẤY KÊ KHAI VỀ ĐIỀU KIỆN THU NHẬP

1. Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường19....................................................................

2. Họ và tên:................................................................................................................

3. Căn cước công dân số……………..cấp ngày…../..../… tại ..........................................

4. Nơi ở hiện tại20:........................................................................................................

5. Đăng ký thường trú (đăng ký tạm trú) tại: ..................................................................

6. Họ và tên vợ/chồng (nếu có):....................................................................................

Căn cước công dân số............................. cấp ngày ..../.../...tại......................................

Nghề nghiệp............................................ Tên cơ quan (đơn vị) (nếu có).......................

7. Đăng ký kết hôn số (nếu có)......................................................................................

8. Tôi là người thu nhập thấp tại khu vực đô thị (không có hợp đồng lao động) và có thu nhập hàng tháng thực nhận là:

- Trường hợp là người độc thân: thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 15 triệu đồng

- Trường hợp đã kết hôn theo quy định của pháp luật: tổng thu nhập hàng tháng của tôi và vợ/chồng tôi thực nhận không quá 30 triệu đồng

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai./.

……., ngày……tháng……năm……
Người kê khai Giấy xác nhận về điều kiện thu nhập
 (Ký và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của Ủy ban nhân dân xã/phường………………. là Ông/Bà …………. có thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 15 triệu đồng (đối với trường hợp độc thân) và không quá 30 triệu đồng (đối với trường hợp đã kết hôn).

(Ký tên, đóng dấu)

______________________________

19 Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người kê khai Giấy xác nhận về điều kiện thu nhập là người thu nhập thấp (không có hợp đồng lao động) đăng ký thường trú tạm trú xác nhận về điều kiện thu nhập.

20 Là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người kê khai đang thường xuyên sinh sống.

Mẫu số 06. Giấy tờ chứng minh điều kiện vay vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội để hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

GIẤY TỜ CHỨNG MINH ĐIỀU KIỆN VAY VỐN ƯU ĐÃI CỦA NHÀ NƯỚC THÔNG QUA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỂ HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TỰ XÂY DỰNG HOẶC CẢI TẠO, SỬA CHỮA NHÀ Ở

1. Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường21....................................................................

2. Họ và tên:................................................................................................................

3. Căn cước công dân số……………..cấp ngày…../..../… tại...........................................

4. Nơi ở hiện tại22:........................................................................................................

5. Đăng ký thường trú tại: ............................................................................................

6. Họ và tên vợ/chồng (nếu có):....................................................................................

Căn cước công dân số……………..cấp ngày…../..../… tại..............................................

Nghề nghiệp…………………….Tên cơ quan (đơn vị).....................................................

7. Đăng ký kết hôn số (nếu có):.....................................................................................

8. Họ và tên của các thành viên trong hộ gia đình23:.......................................................

Căn cước công dân số……………..cấp ngày…../..../… tại..............................................

9. Là đối tượng24..........................................................................................................

10. Tôi xin cam kết:

10.1. Có đất ở nhưng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát

10.2. Có đăng ký thường trú tại đơn vị hành chính cấp xã nơi có đất ở, nhà ở cần xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa25

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai./.

……., ngày……tháng……năm……
Người kê khai Giấy tờ chứng minh
điều kiện vay vốn ưu đãi của Nhà nước
thông qua Ngân hàng Chính sách xã
hội đ
hộ gia đình, cá nhân tự xây
dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở

(K
ý và ghi rõ họ tên)

Ủy ban nhân dân xã/phường………………..xác nhận Ông/Bà …….có đất ở nhưng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát.

(Ký tên, đóng du)

______________________________

21 Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người kê khai Giấy tờ chứng minh điều kiện vay vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội để hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đăng ký thường trú.

22 Là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người kê khai đang thường xuyên sinh sống.

23 Chỉ liệt kê vợ/chồng của người kê khai Giấy tờ chứng minh điều kiện vay vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở (nếu có), cha, mẹ của người kê khai bao gồm cả cha, mẹ vợ/chồng của người đó (nếu có) và các con của người kê khai (nếu có) đăng ký thường trú tại căn nhà đó.

24 Ghi rõ người kê khai là đối tượng:

- Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;

- Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn;

- Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;

- Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

- Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị;

- Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác;

- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

25 Theo quy định của pháp luật về cư trú.

Mẫu số 07. Giấy tờ chứng minh điều kiện vay vốn ưu đãi của Nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------

GIẤY TỜ CHỨNG MINH ĐIỀU KIỆN VAY VỐN ƯU ĐÃI CỦA NHÀ NƯỚC TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG DO NHÀ NƯỚC CHỈ ĐỊNH ĐỂ HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TỰ XÂY DỰNG HOẶC CẢI TẠO, SỬA CHỮA NHÀ Ở

1. Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường26....................................................................

2. Họ và tên:................................................................................................................

3. Căn cước công dân số……………..cấp ngày…../..../… tại...........................................

4. Nơi ở hiện tại27:........................................................................................................

5. Đăng ký thường trú tại: ............................................................................................

6. Họ và tên vợ/chồng (nếu có):....................................................................................

Căn cước công dân số……………..cấp ngày…../..../… tại..............................................

Nghề nghiệp…………………….Tên cơ quan (đơn vị).....................................................

7. Đăng ký kết hôn số (nếu có):.....................................................................................

8. Họ và tên của các thành viên trong hộ gia đình28:.......................................................

Căn cước công dân số……………..cấp ngày…../..../… tại..............................................

9. Là đối tượng29..........................................................................................................

10. Tôi xin cam kết:

10.1. Có đất ở nhưng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát

10.2. Có đăng ký thường trú tại đơn vị hành chính cấp xã nơi có đất ở, nhà ở cần xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa30

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai./.

……., ngày……tháng……năm……
Người kê khai Giấy tờ chứng minh
điều kiện vay vốn ưu đãi của Nhà nước
tại tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ
định để hộ gia đình, cá nhân tự xây
dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở

(K
ý và ghi rõ họ tên)

Ủy ban nhân dân xã/phường ………..xác nhận Ông/Bà ………….có đất ở nhưng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát.

(Ký tên, đóng dấu)

______________________________

26 Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người kê khai Giấy tờ chứng minh điều kiện vay vốn ưu đãi của Nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đăng ký thường trú.

27 Là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người kê khai đang thường xuyên sinh sống.

28 Chỉ liệt kê vợ chồng của người kê khai Giấy tờ chứng minh điều kiện vay vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở (nếu có), cha, mẹ của người kê khai bao gồm cả cha, mẹ vợ/chồng của người đó (nếu có) và các con của người kê khai (nếu có) đăng ký thường trú tại căn nhà đó.

29 Ghi rõ người kê khai là đối tượng:

- Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;

- Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

- Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị;

- Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác;

- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

30 Theo quy định của pháp luật về cư trú.

PHỤ LỤC II

HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH MỨC CHUYÊN GIA VÀ ĐỊNH MỨC NGÀY CÔNG CHUYÊN GIA THỰC HIỆN CÁC CÔNG VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CẤP TỈNH
(Kèm theo Thông tư số 05/2024/TT-BXD ngày 3
1/7/2024 của Bộ trưng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở)

I. Nguyên tắc áp dụng định mức

1. Các bảng số 01, 02, 03 hướng dẫn xác định mức chuyên gia và định mức ngày công tối thiu, tối đa để thực hiện các công việc xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh của đơn vị tư vấn

2. Khi lập dự toán, các địa phương cần xác định cụ thể mức chuyên gia để thực hiện các công việc nhưng không thấp hơn mức chuyên gia yêu cầu theo hướng dẫn tại các bảng định mức.

3. Mức chuyên gia, đơn giá ngày công được chia theo 4 mức và ký hiệu như sau: chuyên gia mức 1 (CG1), chuyên gia mức 2 (CG2), chuyên gia mức 3 (CG3), chuyên gia mức 4 (CG4) được xác định tại bảng số 04 căn cứ theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước.

4. Số lượng ngày công để thực hiện các công việc do các địa phương tự xác định phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp với các yêu cầu cụ thể của địa phương về xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở nhưng phải đảm bảo nằm trong khoảng định mức ngày công tối thiu và định mức ngày công ti đa.

II. Định mức ngày công

1. Định mức ngày công thực hiện các công việc xây dựng chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh của đơn vị tư vấn

Bảng số 01. Mức chuyên gia và định mức ngày công thực hiện các công việc xây dựng Chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh

STT

Công việc

Mức chuyên gia

Định mức ngày công

Tối thiểu

Tối đa

1

Chuẩn bị điều tra, khảo sát

1.1

Thu thập số liệu, dữ liệu ban đầu

CG1, CG2, CG3

10

40

1.2

Phân tích, đánh giá, xử lý số liệu, dữ liệu ban đu

CG1, CG2

10

20

1.3

Xây dựng biểu mẫu thu thập số liệu, dữ liệu, phiếu điều tra, ...

CG1, CG2, CG3

5

10

1.4

Lập kế hoạch điều tra, khảo sát thực tế

CG1, CG2, CG3, CG4

5

10

1.5

Các công việc khác có liên quan

CG1, CG2, CG3, CG4

30

2

Khảo sát thực tế

2.1

Khảo sát thực tế hiện trạng nhà ở (tính cho 1 đơn vị hành chính cấp huyện)

CG1, CG2, CG3

2

4

2.2

Điều tra, khảo sát nhu cầu về nhà ở (tính cho 1 đơn vị hành chính cấp huyện)

CG1, CG2, CG3

2

4

2.3

Khảo sát thực tế xác định các khu vực dự kiến phát triển nhà ở (tính cho 1 đơn vị hành chính cấp huyện)

CG1, CG2, CG3

2

4

2.4

Các nội dung khảo sát thực tế khác có liên quan (tính cho 1 đơn vị hành chính cấp huyện)

CG1, CG2, CG3

4

3

Thu thập bổ sung số liệu, dữ liệu

CG1, CG2, CG3

10

20

4

Tổng hợp, xử lý số liệu, dữ liệu

4.1

Tng hợp số liệu, dữ liệu

CG1, CG2, CG3

5

10

4.2

Xử lý số liệu, dữ liệu

CG1, CG2

15

30

5

Xây dựng dự thảo chương trình

5.1

Nghiên cứu các yếu tố nh hưởng đến phát triển nhà ở

CG1, CG2, CG3, CG4

20

40

5.2

Nghiên cứu phân tích hiện trạng nhà ở trên địa bàn

CG1, CG2

30

60

5.3

Nghiên cứu đánh giá kết qu phát triển nhà ở

CG1, CG2, CG3, CG4

20

40

5.4

Nghiên cứu dự báo nhu cầu và khả năng cung ứng nhà ở

CG1, CG2, CG3

20

40

5.5

Nghiên cứu dự kiến diện tích đất ở theo dự án bao gồm: nhà ở xã hội; nhà ở cho đối tượng thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; nhà ở để phục vụ tái định cư; nhà công vụ của cơ quan trung ương, nhà công vụ của địa phương; cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư (nếu có)

CG1, CG2, CG3

20

40

5.6

Nghiên cứu xác lập các mục tiêu phát triển nhà ở

CG1, CG2, CG3

20

40

5.7

Nghiên cứu xác lập các chỉ tiêu phát triển nhà ở

CG1, CG2, CG3

20

40

5.8

Nghiên cứu xác định nhu cầu về nguồn vốn để phát triển nhà ở

CG1, CG2, CG3

20

40

5.9

Nghiên cứu đề xuất giải pháp thực hiện chương trình

CG1, CG2, CG3

40

80

5.10

Nghiên cứu xác định danh mục khu vực dự kiến phát triển nhà ở theo đơn vị hành chính cấp huyện

CG1, CG2, CG3

30

60

5.11

Nghiên cứu đ xuất trách nhiệm của các cơ quan có liên quan và tổ chức thực hiện

CG1, CG2, CG3, CG4

5

10

5.12

Các nghiên cứu khác có liên quan

CG1, CG2, CG3, CG4

30

5.13

Tổng hợp, hoàn thiện nội dung dự thảo chương trình

CG1, CG2, CG3, CG4

5

10

6

Báo cáo, tiếp thu, giải trình, chnh sửa nội dung dự thảo chương trình

CG1, CG2, CG3

30

60

7

Hoàn thiện sản phẩm

CG1, CG2, CG3, CG4

15

30

2. Định mức ngày công thực hiện các công việc xây dựng Kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh của đơn vị tư vấn

Bảng số 02. Mức chuyên gia và định mức ngày công thực hiện các công việc xây dựng Kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh

STT

Công việc

Loại chuyên gia

Định mức ngày công

Tối thiểu

Tối đa

1

Chuẩn bị điều tra, khảo sát

1.1

Thu thập số liệu, dữ liệu ban đầu

CG1, CG2, CG3

10

40

1.2

Phân tích, đánh giá, xử lý số liệu, dữ liệu ban đầu

CG1, CG2

10

20

1.3

Xây dựng biểu mẫu thu thập số liệu, dữ liệu, phiếu điều tra, ...

CG1, CG2, CG3

5

10

1.4

Lập kế hoạch điều tra, khảo sát thực tế

CG1, CG2, CG3, CG4

5

10

1.5

Các công việc khác có liên quan

CG1, CG2, CG3, CG4

30

2

Khảo sát thực tế

2.1

Khảo sát thực tế hiện trạng nhà ở (tính cho 1 đơn vị hành chính cấp huyện)

CG1, CG2, CG3

2

4

2.2

Điều tra, khảo sát nhu cầu về nhà ở (tính cho 1 đơn vị hành chính cấp huyện)

CG1, CG2, CG3

2

4

2.3

Khảo sát thực tế, lập danh mục dự án phát triển nhà ở đang triển khai, xác định tiến độ, khả năng hoàn thành

CG1, CG2, CG3

30

2.4

Khảo sát thực tế, lập danh mục khu vực dự kiến phát triển nhà ở trong kỳ kế hoạch (tính cho 1 đơn vị hành chính cấp huyện)

CG1, CG2, CG3

2

4

2.5

Khảo sát thực tế nhà chung cư cần lập kế hoạch cải tạo, xây dựng lại (trường hợp có tích hợp kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà cung cư)

CG1, CG2, CG3

30

2.6

Các nội dung khảo sát thực tế khác có liên quan (tính cho 1 đơn vị hành chính cấp huyện)

CG1, CG2, CG3

4

3

Thu thập b sung số liệu, dữ liệu

CG1, CG2, CG3

10

20

4

Tổng hợp, xử lý số liệu, dữ liệu

4.1

Tổng hợp số liệu, dữ liệu

CG1, CG2, CG3

5

10

4.2

Xử lý số liệu, dữ liệu

CG1, CG2

15

30

5

Xây dựng dự thảo kế hoạch

5.1

Nghiên cứu phân tích hiện trạng nhà ở trên địa bàn

CG1, CG2

30

60

5.2

Nghiên cứu đánh giá kết quả phát triển nhà ở

CG1, CG2, CG3, CG4

20

40

5.3

Nghiên cứu xác định nhu cầu và khả năng cung ứng nhà ở trong kỳ kế hoạch

CG1, CG2

20

40

5.4

Nghiên cứu xác lập các ch tiêu phát triển nhà ở

CG1, CG2, CG3

20

40

5.5

Nghiên cứu xác định nhu cầu về nguồn vốn để phát triển nhà ở

CG1, CG2, CG3

20

40

5.6

Nghiên cứu đề xuất giải pháp thực hiện kế hoạch

CG1, CG2

40

80

5.7

Nghiên cứu xác định thời điểm chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án, tiến độ thực hiện dự án.

CG1, CG2, CG3

30

60

5.8

Nghiên cứu đề xuất kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư (trường hợp có tích hợp kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà cung cư)

CG1, CG2, CG3

40

80

5.9

Nghiên cứu đề xuất trách nhiệm của các cơ quan có liên quan và t chức thực hiện

CG1, CG2, CG3, CG4

5

10

5.10

Các nghiên cứu khác có liên quan

CG1, CG2, CG3, CG4

30

5.11

Tổng hợp, hoàn thiện nội dung dự thảo kế hoạch

CG1, CG2, CG3, CG4

5

10

6

Báo cáo, tiếp thu, giải trình, chnh sửa nội dung dự thảo kế hoạch

CG1, CG2, CG3

30

60

7

Hoàn thiện sản phẩm

CG1, CG2, CG3, CG4

15

30

3. Định mức ngày công thực hiện các công việc quản lý nghiệp vụ xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh

Bảng số 03. Mc chuyên gia và định mức ngày công thực hiện các công việc quản lý nghiệp vụ xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh

STT

Công việc

Loại chuyên gia

Định mức ngày công

Tối thiểu

Tối đa

1

Giám sát về tiến độ xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở

CG1, CG2, CG3, CG4

20

40

2

Giám sát về chất lượng nội dung chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở

CG1, CG2, CG3

30

60

3

Nghiệm thu sản phẩm hoàn thành

CG1, CG2, CG3

5

III. Đơn giá ngày công chuyên gia

Bảng 04. Đơn giá ngày công chuyên gia

Mức chuyên gia

Yêu cầu đối với chuyên gia tư vấn

Đơn giá ngày công

CG1

- Có bằng đại học đúng chuyên ngành tư vấn và có từ 15 năm kinh nghiệm trở lên trong chuyên ngành tư vấn.

- Hoặc có bằng thạc sĩ trở lên đúng chuyên ngành tư vấn và có từ 8 năm kinh nghiệm trở lên trong chuyên ngành tư vấn.

- Hoặc đm nhiệm chức danh Trưởng nhóm tư vấn hoặc chủ trì t chức, điều hành gói thầu tư vấn

Không quá 1.500.000 đồng/ngày công

CG2

- Có bằng đại học đúng chuyên ngành tư vấn và có từ 10 đến dưới 15 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành tư vấn.

- Hoặc có bằng thạc sĩ trở lên đúng chuyên ngành tư vấn và có từ 5 đến dưới 8 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành tư vấn.

- Hoặc đm nhiệm chức danh chủ trì triển khai một hoặc một số hạng mục thuộc gói thầu tư vấn.

Không quá 1.150.000 đồng/ngày công

CG3

- Có bằng đại học đúng chuyên ngành tư vấn và có từ 5 đến dưới 10 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành tư vấn.

- Hoặc có bằng thạc sĩ trở lên và có từ 3 đến dưới 5 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành tư vấn.

Không quá 770.000 đồng/ngày công

CG4

- Có bằng đại học đúng chuyên ngành tư vấn và có dưới 5 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành tư vấn.

- Hoặc có bằng thạc sĩ trở lên đúng chuyên ngành tư vn và có dưới 3 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành tư vấn

Không quá 580.000 đồng/ngày công

PHỤ LỤC III

MẪU HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở PHỤC VỤ TÁI ĐỊNH CƯ
(Kèm theo Thông tư số 05/2024/TT-BXD ngày 31/7/2024 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

…………, ngày ... tháng ... năm ….

HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở PHỤC VỤ TÁI ĐỊNH CƯ

Số…………/HĐ

Căn c Bộ Luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Nhà ngày 27 tháng 11 năm 2023;

Căn cứ Nghị định số 95/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở;

Căn cứ Nghị định số 98/2024/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư;

Căn cứ phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố……..phê duyệt tại Quyết định số…. ngàytháng …. năm….;

Căn cứ ……………………………………………………………………….

Hai n chúng tôi gồm:

CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN HOẶC ĐƠN VỊ ĐƯỢC NHÀ NƯỚC GIAO BỐ TRÍ NHÀ Ở TÁI ĐỊNH CƯ (sau đây gọi tắt là Bên bán):

- Tên đơn vị:……………………………………………………………………..

- Người đại diện theo pháp luật: ………………………..………………………..

- Địa chỉ liên hệ: ………………………..………………………..……………

- Nơi ở hiện tại31: ………..……………………..……………………..………

- Điện thoại: ………..………………Fax (nếu có): ………..…………………

- Số tài khoản: ………..…………………tại Ngân hàng: ………..…………

- Mã số thuế: ………..…………………………..…………………………..

BÊN ĐƯỢC BỐ TRÍ NHÀ Ở TÁI ĐỊNH CƯ (sau đây gọi tắt là Bên mua):

Là chủ sở hữu căn hộ chung cư/ nhà ở riêng lẻ số…………thuộc Nhà chung cư/Khu chung cư………..…………………tại địa chỉ………..…………………

- Đại diện bởi Ông (Bà): ………..…………………………..…………………

- Số định danh cá nhân/CCCD/Hộ chiếu………..……………………………

- Và vợ hoặc chồng (nếu có) là: ………..…………………………..…………

- Số định danh cá nhân/CCCD/Hộ chiếu: ………..…………………………..…

- Nơi ở hiện tại32: ………..…………………………..…………………

- Địa chỉ liên hệ: ………..…………………………..……………………..

- Điện thoại: ………..…………………Fax (nếu có) ………..…………………

- Số tài khoản: ………..…………………tại Ngân hàng: ………..…………………

- Mã số thuế: ………..…………………………..…………………………..………

Hai bên chúng tôi thống nhất ký kết Hợp đồng mua bán nhà ở tái định cư với các nội dung sau đây:

Điều 1. Các thông tin về nhà ở tái định cư

1. Loại nhà ở (căn hộ chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ): ………..…………………

2. Địa ch nhà ở: ………..…………………………..…………………………..

3. Diện tích sử dụng………..…………………m2

4. Các thông tin về phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung, phần sử dụng riêng, phần sử dụng chung (nếu là căn hộ chung cư): ………..…………………………..………

5. Các trang thiết bị ch yếu gắn liền với nhà ở: ………..………………………

6. Các thông tin khác: ………..…………………………..…………………

(Có bản vẽ đồ vị trí nhà ở, mặt bằng nhà ở đính kèm hợp đồng này)

Điều 2. Giá bán và phương thức thanh toán

1. Giá bán nhà ở tái định cư: ………..…………………đồng/m2

2. Diện tích nhà ở tái định cư theo phương án bồi thường, h trợ, tái định cư đã được UBND cấp tỉnh/thành phố phê duyệt: ………..…………………m2

3. Tổng giá trị hợp đồng: ………..…………………đồng.

(Bằng chữ ………..…………………Giá trị này đã bao gồm giá trị quyền sử dụng đất, thuế giá trị gia tăng)

4. Kinh phí bảo trì 2% tổng giá trị hợp đồng: ………..…………………đồng.

(Bằng chữ: ………..…………………………..…………………).

5. Diện tích nhà ở cũ mà Bên mua được Bên bán bồi thường để tái định cư, không phải trả tiền: ………..…………………m2 tương đương số tiền là: ………..…………………đồng

(Bằng chữ: ………..…………………………..…………………).

6. Khoản tiền chênh lệch ch sở hữu phải thanh toán (nếu có): ………..…………đồng.

(Chênh lệch giữa tổng giá bán nhà ở (không tính chi phí bảo trì) so với số tiền tương đương diện tích nhà ở mà bên mua được bên bán bồi thường để tái định cư, không phải trả tiền: 6 = 3 - 5)

7. Phương thức thanh toán:

- Phần tiền chênh lệch nêu tại Khoản 6 Điều này được trả bằng (ghi rõ là trbằng tiền mặt hoặc chuyn khoản qua ngân hàng) ………..…………………

- Kinh phí bảo trì nêu tại Khoản 2 Điều này được chuyển khoản qua ngân hàng: ………..…………………

8. Thời hạn thực hiện thanh toán:

a) Đối với phần tiền chênh lệch nêu tại Khoản 6 Điều này (do các bên thỏa thuận lựa chọn phương thức thanh toán).

- Thanh toán một ln vào ngàythángnăm …. (hoặc trong thời hạn….ngày, kể từ sau ngày ký kết Hợp đồng này).

- Trường hợp mua nhà ở theo phương thức trả chậm, trả dn thì thực hiện thanh toán vào các đợt như sau:

- Đợt 1 là………..…………………đồng.

- Đợt 2 là………..…………………đồng.

- Đợt tiếp theo………..……………………..…………………đồng.

Trước mỗi đợt thanh toán theo thỏa thuận tại Khoản này, Bên bán có trách nhiệm thông báo bằng văn bản (thông qua hình thức như fax, chuyn bưu điện....) cho Bên mua biết rõ số tiền phải thanh toán và thời hạn phải thanh toán kể từ ngày nhận được thông báo.

b) Đối với khoản kinh phí bảo trì nêu tại Khoản 4 Điều này thì phải được thanh toán trước khi bàn giao nhà ở.

9. Mức phí và nguyên tắc điều chỉnh mức phí quản lý vận hành nhà chung cư trong thời gian chưa thành lập Ban Quản trị nhà chung cư: ………..…………………

Điều 3. Thời hạn giao nhận nhà ở và hồ sơ kèm theo

1. Bên bán có trách nhiệm bàn giao nhà ở kèm theo các trang thiết bị gắn với nhà ở đó và giấy tờ về nhà ở nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này cho Bên mua trong thời hạn là ……….. ngày, sau khi đã hoàn thành nghiệm thu đưa công trình nhà ở, công trình xây dựng và các công trình hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu ở (nếu có) vào sử dụng theo quy định của pháp luật xây dựng và Bên mua đã thanh toán đ số tiền mua nhà theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác). Việc bàn giao nhà ở phải lập thành biên bản có chữ ký xác nhận của hai bên.

Đối với việc bàn giao nhà chung cư thì đề nghị thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở.

2. Các tha thuận khác.

Điều 4. Bảo hành nhà ở

1. Bên bán có trách nhiệm bảo hành nhà ở theo đúng quy định tại Điều 129 của Luật Nhà ở.

2. Bên mua phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho Bên bán khi nhà ở có các hư hỏng thuộc diện được bảo hành. Trong thời hạn ……….. ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Bên mua, Bên bán có trách nhiệm thực hiện việc bảo hành các hư hỏng theo đúng quy định. Nếu Bên bán chậm thực hiện bảo hành mà gây thiệt hại cho Bên mua thì phải chịu trách nhiệm bồi thường.

3. Không thực hiện việc bảo hành trong các trường hợp nhà ở bị hư hỏng do thiên tai, địch họa hoặc do lỗi của người sử dụng gây ra.

4. Sau thời hạn bảo hành theo quy định của Luật Nhà ở, việc sửa chữa những hư hỏng thuộc trách nhiệm của Bên mua.

5. Các thỏa thuận khác.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên bán

1. Quyền của Bên bán:

a) Yêu cầu Bên mua thanh toán đầy đủ, đúng hạn phần chênh lệch nêu tại Khoản 6 Điều 2 (nếu có);

b) Yêu cầu Bên mua nhận bàn giao nhà ở theo đúng thỏa thuận nêu tại Điều 3 của Hợp đồng này;

c) Yêu cầu Bên mua thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính liên quan đến việc mua bán nhà ở theo quy định của pháp luật;

d) Các quyền khác (nhưng không được trái quy định pháp luật).

2. Nghĩa vụ của Bên bán:

a) Bàn giao nhà ở kèm theo hồ sơ cho Bên mua theo đúng thỏa thuận tại Điều 3 của Hợp đồng này;

b) Thực hiện bảo hành nhà ở cho Bên mua theo quy định tại Điều 4 của Hợp đồng này;

c) Bảo quản nhà ở và trang thiết bị gắn liền với nhà ở trong thời gian chưa bàn giao nhà cho Bên mua;

d) Có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho Bên mua (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận Bên mua chịu trách nhiệm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận);

đ) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

e) Các nghĩa vụ khác (nhưng không trái với quy định pháp luật).

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên mua

1. Quyền của Bên mua:

a) Yêu cầu Bên bán bàn giao nhà ở kèm theo giấy tờ về nhà ở theo đúng thỏa thuận tại Điều 1 và Điều 3 của Hợp đồng này;

b) Yêu cu Bên bán làm thủ tục để cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc yêu cầu phối hợp, cung cấp các giấy tờ có liên quan để làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận (nếu Bên mua nhận làm thủ tục này);

c) Yêu cầu Bên bản bảo hành nhà ở theo quy định tại Điều 4 của Hợp đồng này; bồi thường thiệt hại do việc giao nhà không đúng thời hạn, chất lượng và các cam kết khác trong Hợp đồng;

d) Các quyền khác (nhưng không trái với quy định của pháp luật).

2. Nghĩa vụ của Bên mua:

a) Thanh toán đầy đ phần chênh lệch nêu tại Khoản 6 Điều 2 (nếu có), kinh phí bảo trì nêu tại Khoản 4 Điều 2 và nộp các nghĩa vụ tài chính về mua bán nhà ở tái định cư theo đúng quy định;

b) Nhận bàn giao nhà ở kèm theo giấy tờ về nhà ở theo đúng thỏa thuận tại Điều 3 của Hợp đồng này;

c) Nộp chi phí quản lý vận hành và các chi phí khác trong việc sử dụng nhà ở cho bên cung cấp dịch vụ sau khi nhận bàn giao nhà ở (nếu có);

d) Các nghĩa vụ khác (nhưng không trái với quy định của pháp luật).

Điều 7. Trách nhiệm của các bên do vi phạm Hợp đồng

Hai bên thỏa thuận cụ thể các trách nhiệm (như phạt; tính lãi, mức lãi suất; phương thức thực hiện trách nhiệm....) do vi phạm Hợp đồng trong các trường hợp Bên mua chậm thanh toán tiền chênh lệch mua nhà hoặc Bên bán chậm bàn giao nhà ở.

Điều 8. Chuyển giao quyền và nghĩa vụ

1. Bên mua có quyền thực hiện các giao dịch như mua bán, chuyn nhượng, thế chấp, cho thuê để ở, tặng cho và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật về nhà ở.

2. Thỏa thuận khác về chuyển giao quyền và nghĩa vụ nhưng không trái quy định pháp luật.

Điều 9. Các trường hợp chấm dứt Hợp đồng

Hợp đồng này sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:

1. Hai bên đồng ý chấm dứt Hợp đồng bằng văn bản. Trong trường hợp này, hai bên sẽ thỏa thuận các Điều kiện và thời hạn chấm dứt.

2. Bên mua chậm trễ thanh toán tiền chênh lệch mua nhà quá …….. ngày (hoặc tháng) theo thỏa thuận tại Điều 2 của Hợp đồng này.

3. Bên bán chậm trễ bàn giao nhà ở quá ………. ngày (hoặc tháng) theo thời hạn đã thỏa thuận tại Điều 3 của Hợp đồng này.

4. Các thỏa thuận khác.

Điều 10. Cam kết của các bên và giải quyết tranh chấp

1. Hai bên cùng cam kết thực hiện đúng các nội dung Hợp đồng đã ký. Trường hợp hai bên có tranh chấp về nội dung của Hợp đồng này thì hai bên cùng bàn bạc giải quyết thông qua thương lượng. Trong trường hợp hai bên không thương lượng được thì một trong hai bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.

2. Các cam kết khác.

Điều 11. Các thỏa thuận khác

(Các thỏa thuận trong Hợp đồng này phải phù hợp với quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội).

1. ……………………………………………………………………….

2. ……………………………………………………………………….

Điều 12. Hiệu lực của Hợp đồng

1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày……………………………

2. Hợp đồng này được lập thành ... bản và có giá trị pháp lư như nhau, mỗi bên giữ ....... bản để thực hiện./.

BÊN MUA
(Ký và ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức thì
đóng dấu và ghi rõ chức vụ người ký)

BÊN BÁN
(Ký, đóng dấu và ghi rõ chức vụ người ký)

______________________________

31 Ghi theo pháp luật về cư trú

32 Ghi theo pháp luật về cư trú

PHỤ LỤC IV

MẪU HỢP ĐỒNG CHO THUÊ MUA NHÀ Ở PHỤC VỤ TÁI ĐỊNH CƯ
(Kèm theo Thông tư số 05/2024/TT-BXD ngày 31/7/2024 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

…………, ngày ... tháng ... năm ….

HỢP ĐỒNG CHO THUÊ MUA NHÀ Ở PHỤC VỤ TÁI ĐỊNH CƯ

Số……../HĐ

Căn cứ Bộ Luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Nhà ở ngày 27 tháng 11 năm 2023;

Căn cứ Nghị định số 95/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở;

Căn c Nghị định số 98/2024/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư;

Căn cứ phương án bi thường, hỗ trợ, tái định cư được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố…..phê duyệt tại Quyết định số….ngày….tháng….năm….;

Căn cứ……………………………………………………………………

Hai bên chúng tôi gồm:

CHỦ ĐẦU TƯ D ÁN HOẶC ĐƠN VỊ ĐƯỢC NHÀ NƯỚC GIAO BỐ TRÍ NHÀ Ở TÁI ĐỊNH CƯ (sau đây gọi tắt là Bên cho thuê mua):

- Tên đơn vị:……………………………………………………………….

- Người đại diện theo pháp luật: …………………….…………………….

- Địa chỉ liên hệ: …………………….…………………….………………

- Đăng ký thường trú: …………………….…………………….………

- Điện thoại: …………………….Fax (nếu có): …………………….

- Số tài khoản: …………………….tại Ngân hàng: …………………….

- Mã số thuế: …………………….…………………….…………………….

BÊN ĐƯỢC BỐ TRÍ NHÀ Ở TÁI ĐỊNH CƯ (sau đây gọi tắt là Bên thuê mua):

Là chủ sở hữu căn hộ chung cư /nhà ở riêng lẻ số ………..thuộc Nhà chung cư/Khu chung cư…………………….tại địa chỉ…………………….

- Đại diện bởi Ông (Bà): …………………….………………………

- Số định danh cá nhân/CCCD/Hộ chiếu: …………………………..

- Và vợ hoặc chng (nếu có) là: …………………….……………………

- Số định danh cá nhân/CCCD/Hộ chiếu: …………………….……………

- Nơi ở hiện tại33: …………………….…………………….………………

- Địa chỉ liên hệ: …………………….…………………….……………

- Điện thoại: …………………….Fax (nếu có) …………………….

- Số tài khoản: …………………….tại Ngân hàng: …………………….

- Mã số thuế: …………………….…………………….……………………

Hai bên chúng tôi thng nhất ký kết Hợp đồng thuê mua nhà ở tái định cư với các nội dung sau đây:

Điều 1. Các thông tin về nhà ở tái định cư

1. Loại nhà ở (căn hộ chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ): …………………….

2. Địa chỉ nhà ở: …………………….…………………….…………………….

3. Diện tích sử dụng: …………………….m2

4. Các thông tin về phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung, phần sử dụng riêng, phần sử dụng chung (nếu là căn hộ chung cư): …………………….

5. Các trang thiết bị chủ yếu gắn liền với nhà ở: …………………….………

6. Các thông tin khác: …………………….…………………………….

(Có bản vẽ sơ đồ vị trí nhà ở, mặt bằng nhà đính kèm hợp đồng này)

Điều 2. Giá thuê mua và phương thức thanh toán

1. Giá thuê mua nhà ở tái định cư: …………………….đồng/m2

(Bng chữ: …………………….…………………….).

2. Diện tích nhà ở thuê mua được tái định cư theo phương án bồi thường, htrợ, tái định cư đã được UBND cấp tỉnh/thành ph phê duyệt: …………………….m2

3. Tng giá trị hợp đồng thuê mua: …………………….đồng.

(Bằng chữ…………………….Giá trị này đã bao gm giá trị quyền sử dụng đất, thuế giá trị gia tăng)

4. Kinh phí bảo trì 2% tổng giá trị hợp đồng thuê mua nhà ở: …………………….đồng.

(Bằng chữ: …………………….…………………….…………………….).

5. Diện tích nhà ở cũ mà Bên thuê mua được Bên cho thuê mua bồi thường để tái định cư, không phải trả tiền là: …………………….m2 tương đương số tiền là: ………………đồng

(Bằng chữ: …………………….…………………….…………………….).

6. Khoản tiền thuê mua chênh lệch mà Bên thuê mua phải thanh toán:……….đồng.

(Chênh lệch giữa tổng giá trị hợp đồng thuê mua (không tính chi phí bảo trì) so với số tiền tương đương diện tích nhà ở mà bên thuê mua được bên cho thuê mua bồi thường để tái định cư, không phải trả tiền: 6 = 3 - 5)

7. Phương thức thanh toán:

- Phần tiền thuê mua chênh lệch nêu tại Khoản 6 Điều này (nếu có) được trả bằng (ghi rõ là trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng):……………….

- Kinh phí bảo trì nêu tại Khoản 4 Điều này được chuyển khoản qua ngân hàng: …………

8. Thời hạn thực hiện thanh toán:

a) Đối với phần tiền thuê mua chênh lệch nêu tại Khoản 6 Điều này (do các bên thỏa thuận lựa chọn phương thức thanh toán).

- Số tiền trả lần đầu bằng: 20% giá trị khoản tiền thuê mua chênh lệch vào ngàythángnăm(hoặc trong thời hạn….ngày, kể từ sau ngày ký kết Hợp đồng này).

- Tiền thuê mua nhà ở hàng tháng (ghi rõ là trả bằng tiền mặt hoặc chuyn khoản qua ngân hàng):………………..

b) Đối với khoản kinh phí bảo trì nêu tại Khoản 4 Điều này thì phải được thanh toán trước khi bàn giao nhà ở.

9. Các chi phí về quản lý vận hành nhà ở, chi phí sử dụng điện, nước, điện thoại và các dịch vụ khác do Bên thuê mua thanh toán cho bên cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận. Các chi phí này không tính vào giá thuê mua nhà ở quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 3. Thời hạn giao nhận nhà ở và hồ sơ kèm theo

1. Bên cho thuê mua có trách nhiệm bàn giao nhà ở kèm theo các trang thiết bị gắn với nhà ở đó và giấy tờ về nhà ở nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này cho Bên thuê mua trong thời hạn là ………… ngày, kể từ ngày Bên thuê mua thanh toán số tiền trả lần đầu theo quy định tại Khoản 8 Điều 2 của Hợp đồng này (trừ trường hợp các bên có tha thuận khác). Việc bàn giao nhà ở phải lập thành biên bản có chữ ký xác nhận của hai bên.

Đối với việc bàn giao nhà chung cư thì đề nghị thực hiện theo quy định của Nghị định của Chính ph quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở.

2. Thời hạn cho thuê mua nhà ở là …. năm (...tháng), kể từ ngày... thángnămđến ngàythángnăm….

3. Các thỏa thuận khác.

Điều 4. Bảo hành nhà

1. Bên cho thuê mua có trách nhiệm bo hành nhà ở theo đúng quy định tại Điều 129 của Luật Nhà ở.

2. Bên thuê mua phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho Bên cho thuê mua khi nhà ở có các hư hỏng thuộc diện được bảo hành. Trong thời hạn ….…… ngày, k từ ngày nhận được thông báo của Bên thuê mua, Bên cho thuê có trách nhiệm thực hiện việc bảo hành các hư hỏng theo đúng quy định. Nếu Bên cho thuê chậm thực hiện bảo hành mà gây thiệt hại cho Bên thuê mua thì phải chịu trách nhiệm bồi thường.

3. Không thực hiện việc bảo hành trong các trường hợp nhà ở bị hư hỏng do thiên tai, địch họa hoặc do lỗi của người sử dụng gây ra.

4. Sau thời hạn bảo hành theo quy định của Luật Nhà ở, việc sửa chữa những hư hỏng thuộc trách nhiệm của Bên thuê mua.

5. Các thỏa thuận khác.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên cho thuê mua

1. Quyền của Bên cho thuê mua:

a) Yêu cầu Bên thuê mua sử dụng nhà ở thuê mua đúng mục đích và thực hiện đúng các quy định về quản lý sử dụng nhà ở thuê mua

b) Yêu cầu Bên thuê mua trả đy đủ, đúng hạn phần chênh lệch theo thời hạn đã cam kết;

c) Yêu cầu Bên thuê mua nhận bàn giao nhà ở theo đúng thỏa thuận nêu tại Điều 3 của Hợp đồng này;

d) Yêu cầu Bên thuê mua có trách nhiệm sửa chữa các hư hỏng và bồi thường thiệt hại do lỗi của bên thuê mua gây ra trong thời gian thuê mua nhà ở;

đ) Được chấm dứt hợp đồng thuê mua và thu hồi nhà ở cho thuê mua trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê mua nhà ở quy định tại Điều 7 của hợp đồng này hoặc khi nhà ở thuê mua thuộc diện bị thu hồi theo quy định của Luật Nhà ở;

e) Các quyền khác (nhưng không được trái quy định pháp luật).

2. Nghĩa vụ của Bên cho thuê mua:

a) Bàn giao nhà ở kèm theo hồ sơ cho Bên thuê mua theo đúng thỏa thuận tại Điều 3 của Hợp đồng này;

b) Thực hiện bảo hành nhà ở cho Bên thuê mua theo quy định tại Điều 4 của Hợp đồng này;

c) Ph biến, hướng dẫn cho Bên thuê mua biết quy định về quản lý, sử dụng nhà ở thuê mua;

d) Bảo trì, quản lý vận hành nhà ở cho thuê mua theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng nhà ở;

đ) Thông báo bằng văn bản cho Bên thuê mua những thay đổi về giá thuê mua nhà hàng tháng, phí dịch vụ quản lý vận hành nhà ở trước khi áp dụng ít nhất là 01 tháng;

e) Hướng dn, đôn đc Bên thuê mua thực hiện các quy định về quản lý hộ khẩu, nhân khẩu và quy định về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường;

g) Có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận cho Bên thuê mua khi hết thời hạn thuê mua và bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền thuê mua nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng này (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận Bên thuê mua chịu trách nhiệm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận);

h) Chp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý, xử lý nhà ở thuê mua và giải quyết các tranh chấp có liên quan đến hợp đồng này;

i) Các nghĩa vụ khác (nhưng không trái với quy định pháp luật).

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên thuê mua

1. Quyền của Bên thuê mua:

a) Yêu cầu Bên cho thuê mua bàn giao nhà ở kèm theo giấy tờ về nhà ở theo đúng thỏa thuận tại Điều 1 và Điều 3 của Hợp đồng này;

b) Yêu cầu Bên cho thuê mua làm thủ tục để cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc yêu cầu phối hợp, cung cấp các giấy tờ có liên quan để làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận (nếu Bên thuê mua nhận làm thủ tục này) sau khi hết hạn hợp đồng thuê mua và Bên thuê mua đã trả đủ tiền thuê mua theo thỏa thuận trong hợp đồng này;

c) Yêu cầu Bên cho thuê mua bảo hành nhà ở theo quy định tại Điều 4 của Hợp đồng này; bồi thường thiệt hại do việc giao nhà không đúng thời hạn, chất lượng và các cam kết khác trong Hợp đồng;

d) Yêu cầu Bên cho thuê mua sửa chữa kịp thời những hư hỏng mà không phải do lỗi của mình gây ra;

đ) Được quyền thực hiện các giao dịch về nhà ở sau khi đã trả hết tiền thuê mua và đã được cấp Giấy chứng nhận;

e) Các quyền khác (nhưng không trái với quy định của pháp luật).

2. Nghĩa vụ của Bên thuê mua:

a) Thanh toán đầy đủ và đúng hạn phần chênh lệch thuê mua lần đầu và tiền thuê thuê nhà hàng tháng theo thỏa thuận quy định tại Điều 2 của hợp đồng này; thanh toán kinh phí bảo trì, chi phí quản lý vận hành và các chi phí khác liên quan đến sử dụng nhà ở cho bên cung cấp dịch vụ;

b) Nhận bàn giao nhà ở kèm theo giấy tờ về nhà ở theo đúng thỏa thuận tại Điều 3 của Hợp đồng này;

c) Sử dụng nhà ở đúng mục đích; giữ gìn nhà ở và có trách nhiệm sửa chữa phần hư hỏng do mình gây ra;

d) Chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở thuê mua và quyết định của cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng này;

đ) Không được chuyển nhượng nhà ở thuê mua dưới bất kỳ hình thức nào trong thời gian thuê mua nhà ở;

e) Chấp hành các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh trật tự trong khu vực cư trú;

g) Bồi thường thiệt hại do lỗi mình gây ra;

h) Các nghĩa vụ khác (nhưng không trái với quy định của pháp luật).

Điều 7. Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng

Hai bên thỏa thuận cụ thể các trách nhiệm (như phạt; tính lãi, mức lãi suất; phương thức thực hiện trách nhiệm……….) do vi phạm hợp đồng trong các trường hợp Bên thuê mua chậm thanh toán tiền chênh lệch thuê mua nhà hoặc Bên cho thuê mua chậm bàn giao nhà ở.

Điều 8. Các trường hợp chấm dứt Hợp đồng

Hợp đồng này sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:

1. Hai bên đồng ý chấm dứt Hợp đồng bằng văn bản. Trong trường hợp này, hai bên s thỏa thuận các Điều kiện và thời hạn chấm dứt.

2. Bên thuê mua không trả tiền thuê nhà liên tục trong ba tháng liên tục mà không có lý do chính đáng.

3. Bên thuê mua tự ý chuyển quyền thuê cho người khác trong thời hạn thuê mua.

4. Bên thuê mua tự ý sửa chữa, đục phá kết cấu, cải tạo hoặc cơi ni nhà ở thuê mua trong thời hạn thuê mua.

5. Các thỏa thuận khác.

Điều 9. Cam kết của các bên và giải quyết tranh chấp

1. Hai bên cùng cam kết thực hiện đúng các nội dung hợp đồng đã ký. Trường hợp hai bên có tranh chấp về nội dung của Hợp đồng này thì hai bên cùng bàn bạc giải quyết thông qua thương lượng. Trong trường hợp hai bên không thương lượng được thì một trong hai bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.

2. Các cam kết khác.

Điều 10. Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng

Hai bên thỏa thuận cụ thể về các trường hợp vi phạm hợp đồng và trách nhiệm của mỗi bên trong trường hợp vi phạm (thỏa thuận này phải phù hợp với quy định của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội).

Điều 11. Các thỏa thuận khác

(Các thỏa thuận trong Hợp đồng này phải phù hợp với quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội).

1………………..………………..………………..………………..

2………………..………………..………………..………………..

3………………..………………..………………..………………..

4………………..………………..………………..………………..

Điều 12. Hiệu lực của Hợp đồng

1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ……………………………………..

2. Hợp đồng này được lập thành ……… bản và có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ .... bản .... để thực hiện./.

BÊN MUA
(Ký và ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức thì đóng dấu và ghi rõ chức vụ người ký)

BÊN BÁN
(Ký, đóng dấu và ghi rõ chức vụ người ký)

______________________________

33 Ghi đăng ký thưng trú hoặc tạm trú hoặc nơi ở hiện tại theo quy định của pháp luật về cư trú

PHỤ LỤC V

MẪU HỢP ĐỒNG CHO THUÊ NHÀ Ở PHỤC VỤ TÁI ĐỊNH CƯ HOẶC NHÀ Ở CŨ THUỘC TÀI SẢN CÔNG
(Kèm theo Thông tư số 05/2024/TT-BXD ngày 31/7/2024 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------

…………, ngày .. tháng ….. năm ….

HỢP ĐỒNG CHO THUÊ NHÀ Ở34

Số ……../HĐ

Căn cứ Bộ Luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Nhà ở ngày 27 tháng 11 năm 2023;

Căn cứ Nghị định số 95/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở;

Căn c Nghị định số 98/2024/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư;

Căn cứ đơn đề nghị thuê nhà ở của Ông (Bà)……đề ngày tháng….năm….;

Căn cứ35......................................................................................................,

Hai bên chúng tôi gồm:

BÊN CHO THUÊ NHÀ Ở (sau đây gọi tắt là Bên cho thuê):

- Tên đơn vị:……………………………………………………………….

- Người đại diện theo pháp luật: …………………….…………………….

- Địa chỉ liên hệ: …………………….…………………….………………

- Nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại: …………………….……………

- Điện thoại: …………………….Fax (nếu có): …………………….

- Số tài khoản: …………………….tại Ngân hàng: …………………….

- Mã số thuế: …………………….…………………….…………………….

BÊN THUÊ NHÀ Ở (sau đây gọi tắt là Bên thuê):

- Ông (bà):…………………………………………………. đại diện cho các thành viên cùng thuê nhà ở có tên trong phụ lục A đính kèm theo Hợp đồng này36.

- Số định danh cá nhân/CCCD/hộ chiếu: ………………………………………

- Nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú37:………………………………………

- Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………

- Điện thoại: …………………………………………………………………

Hai bên thống nhất ký kết hợp đồng thuê nhà ở với các nội dung sau đây:

Điều 1. Thông tin về nhà ở cho thuê

1. Loại nhà ở (căn hộ chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ): …………………………

2. Địa chỉ nhà ở: ……………………………………………………………

3. Diện tích sử dụng…………m2(đối với căn hộ chung cư là diện tích thông thuỷ)

4. Các thông tin về phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung, phần sử dụng riêng, phần sử dụng chung (nếu là căn hộ chung cư): …………………………

5. Các trang thiết bị chủ yếu gắn liền với nhà ở: …………………………

6. Đặc điểm về đất xây dựng: ………………………………………………

(Trường hợp là nhà ở cũ thì ghi rõ diện tích chính, diện tích phụ, diện tích tự xây dựng thêm (nếu có).

Điều 2. Giá thuê nhà ở, phương thức và thời hạn thanh toán

1. Giá thuê nhà ở là…………….……đồng/01 tháng (I)

(Bằng chữ: …………………………………………………….).

Căn cứ vào quy định pháp luật về nhà ở áp dụng đi với từng loại nhà ở tái định cư hoặc nhà ở cũ để ghi rõ trong hợp đồng giá thuê nhà ở có bao gồm hoặc không bao gồm các chi phí như chi phí bảo trì, chi phí thu hi vốn đầu tư xây dựng, qun lý vận hành......

Giá thuê nhà ở s được điều chỉnh khi Nhà nước có thay đi về khung giá hoặc giá thuê (nếu có). Bên cho thuê có trách nhiệm thông báo giá thuê mới cho Bên thuê trước khi áp dụng ít nhất là 01 tháng.

2. Số tiền thuê nhà được miễn, giảm là……………đồng/tháng (II)

(Bằng chữ: ………………………………………đồng/tháng)

Bên cho thuê phải ghi rõ căn cứ pháp luật để miễn, giảm tiền thuê nhà ở38.

3. Số tiền thuê Bên thuê phải trả hàng tháng là:

(I) - (II) =………………………………………đồng/tháng

(Bằng chữ: ………………………………………đồng/tháng)

4. Phương thức thanh toán: Bên thuê có trách nhiệm trả bằng (ghi rõ là trả bằng tiền mặt Việt Nam đồng hoặc chuyển khoản)39: ………………………………………

5. Thời hạn thanh toán: Bên thuê trả tiền thuê nhà ở vào ngày…………hàng tháng.

5. Chi phí sử dụng điện, nước, điện thoại và các dịch vụ khác do Bên thuê thanh toán cho bên cung cấp dịch vụ. Các chi phí này không tính vào giá thuê nhà ở quy định tại khoản 1 Điều này và Bên thuê thanh toán theo thời hạn thỏa thuận với bên cung cấp dịch vụ.

Điều 3. Thời điểm giao nhận nhà ở và thời hạn cho thuê nhà ở

1. Thời điểm giao nhận nhà ở: ngày………tháng………năm………

2. Thời hạn cho thuê nhà ở là …tháng (năm), kể từ ngày………tháng……năm………

Trước khi hết thời hạn hợp đồng 30 ngày, nếu Bên thuê có nhu cầu tiếp tục thuê nhà ở thì có đơn đề nghị Bên cho thuê ký lại hợp đồng thuê nhà ở. Căn cứ vào đơn đ nghị, Bên cho thuê có trách nhiệm xem xét, đối chiếu quy định của pháp luật về đối tượng, điều kiện được thuê nhà ở để thông báo cho Bên thuê biết ký lại hợp đồng thuê; nếu Bên thuê không còn thuộc đối tượng, đủ điều kiện được thuê nhà ở tại địa chỉ quy định tại khoản 2 Điều 1 của Hợp đồng này hoặc không còn nhu cầu thuê tiếp thì hai bên chấm dứt hợp đồng thuê và Bên thuê phải bàn giao lại nhà ở cho Bên cho thuê trong thời hạn quy định tại hợp đồng này.

3. Đối với nhà ở cũ thuộc tài sản công thì phải ghi rõ vào khoản này thời điểm nhà ở được bố trí sử dụng theo quy định của pháp luật nhà ở.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên cho thuê

1. Quyền của Bên cho thuê:

a) Yêu cầu Bên thuê sử dụng nhà ở đúng mục đích và thực hiện đúng các quy định về quản lý sử dụng nhà ở cho thuê;

b) Yêu cầu Bên thuê trả đủ tiền nhà theo đúng thời hạn đã cam kết và các chi phí khác cho bên cung cấp dịch vụ (nếu có);

c) Yêu cầu Bên thuê có trách nhiệm sửa chữa các hư hỏng và bồi thường thiệt hại do lỗi của Bên thuê gây ra;

d) Thu hồi nhà ở trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà theo quy định tại Điều 6 của hợp đồng này hoặc khi nhà ở thuê thuộc diện bị thu hồi theo quy định của Luật Nhà ở;

đ) Các quyền khác theo thỏa thuận.

2. Nghĩa vụ của Bên cho thuê:

a) Giao nhà cho Bên thuê đúng thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Hợp đồng này;

b) Ph biến, hướng dẫn cho Bên thuê biết quy định về quản lý sử dụng nhà ở;

c) Bảo trì, quản lý vận hành nhà ở cho thuê theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng nhà ở;

d) Thông báo cho Bên thuê những thay đổi về giá thuê, phí dịch vụ quản lý vận hành trước khi áp dụng ít nhất là 01 tháng;

đ) Làm thủ tục ký tiếp Hợp đồng thuê nếu Bên thuê vẫn đủ điều kiện được thuê nhà ở và có nhu cầu tiếp tục thuê nhà ở;

e) Chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý, xử lý nhà ở cho thuê và giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng này;

g) Thông báo cho Bên thuê biết rõ thời gian thực hiện thu hồi nhà ở trong trường hợp nhà ở thuê thuộc diện bị thu hồi;

h) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên thuê

1. Quyền của Bên thuê:

a) Nhận nhà ở theo đúng thỏa thuận nêu tại khoản 1 Điều 3 của hợp đồng này;

b) Yêu cầu Bên cho thuê sửa chữa kịp thời những hư hỏng của nhà ở mà không phải do lỗi của mình gây ra;

c) Được ký lại hợp đồng thuê nếu hết hạn hợp đồng mà vẫn thuộc đối tượng, đủ điều kiện được thuê nhà ở và có nhu cầu thuê tiếp;

d) Các quyền khác theo thỏa thuận.

2. Nghĩa vụ của Bên thuê:

a) Trả đủ tiền thuê nhà theo đúng thời hạn đã cam kết;

b) Thanh toán đy đủ đúng hạn chi phí quản lý vận hành nhà ở và các chi phí khác cho bên cung cấp dịch vụ trong quá trình s dụng nhà ở cho thuê;

c) Sử dụng nhà thuê đúng mục đích; giữ gìn nhà ở, có trách nhiệm sửa chữa những hư hỏng và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

d) Không được tự ý sửa chữa, cải tạo, xây dựng lại nhà ở thuê; chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý sử dụng nhà ở, các quyết định của cơ quan có thẩm quyền về quản lý, xử lý nhà ở và giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng này;

đ) Không được chuyển đi hợp đồng thuê nhà hoặc cho người khác sử dụng nhà thuê dưới bất kỳ hình thức nào; trường hợp là nhà ở cũ thuộc tài sản công thì việc chuyn quyền thuê nhà ở phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh;

e) Chấp hành các quy định về gi gìn vệ sinh môi trường và an ninh trật tự trong khu vực cư trú;

g) Giao lại nhà cho Bên cho thuê trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng quy định tại Điều 6 của hợp đồng này hoặc trong trường hợp nhà ở thuê thuộc diện bị thu hồi trong thời hạn……..ngày, kể từ ngày Bên thuê nhận được thông báo của Bên cho thuê;

h) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận.

Điều 6. Chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở

Việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở thuộc tài sản công được thực hiện trong các trường hợp sau:

1. Khi hai bên cùng nhất trí chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở.

2. Khi Bên thuê không còn thuộc đối tượng, điều kiện được tiếp tục thuê nhà ở hoặc không có nhu cầu thuê tiếp.

3. Khi Bên thuê nhà chết mà khi chết không có ai trong hộ gia đình đang cùng sinh sống.

4. Khi Bên thuê không trả tiền thuê nhà liên tục trong ba tháng mà không có lý do chính đáng.

5. Khi Bên thuê tự ý sửa chữa, đục phá kết cấu, cải tạo hoặc cơi nới nhà ở thuê.

6. Khi Bên thuê tự ý chuyển quyền thuê cho người khác hoặc cho người khác sử dụng nhà ở thuê.

7. Khi nhà ở thuê bị hư hng nặng có nguy cơ sập đ và Bên thuê phải di chuyn ra khi chỗ ở theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà ở thuê nm trong khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng hoặc có quyết định phá d của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

8. Khi một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận của hợp đồng này (nếu có) hoặc theo quy định pháp luật.

Điều 7. Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng

Hai bên thỏa thuận cụ thể về các trường hợp vi phạm hợp đồng và trách nhiệm của mỗi bên trong trường hợp vi phạm.

Điều 8. Cam kết của các bên và giải quyết tranh chấp

1. Hai bên cùng cam kết thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng này. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh những vấn đề mới thì hai bên thỏa thuận lập phụ lục hợp đồng, phụ lục hợp đồng này có giá trị pháp lý như hợp đồng chính.

2. Trường hợp các bên có tranh chấp về các nội dung của hợp đồng này thì hai bên cùng bàn bạc giải quyết thông qua thương lượng. Trong trường hợp các bên không thương lượng được thì có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.

3. Các cam kết khác.

Điều 9. Các thỏa thuận khác

(Các thỏa thuận trong Hợp đồng này phải phù hợp với quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội).

1…………………………………………………………………..

2…………………………………………………………………..

Điều 10. Hiệu lc của Hợp đồng

1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày………..

2. Hợp đồng này được lập thành 03 bản và có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bn và 01 bản gửi cơ quan quản lý nhà ở để theo dõi, quản lý./.

BÊN THUÊ NHÀ Ở
(Ký và ghi rõ họ tên)

BÊN CHO THUÊ NHÀ Ở
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên, chức vụ của người ký)

______________________________

34 Mẫu này áp dụng cho nhà ở phục vụ tái định cư hoặc nhà ở cũ thuộc tài sản công.

35 Các căn cứ liên quan đến việc thuê nhà ở ….

36 Các thành viên có tên trong hợp đồng thuê nhà ở phải có văn bn thống nhất cử người đại diện ký hợp đồng thuê nhà ở này.

37 Ghi theo quy định của pháp luật về cư trú

38 Trong trường hợp đối tượng được miễn, giảm tiền thuê thì ghi rõ số tiền và Điều, khoản áp dụng theo quy định ca pháp luật. Việc miễn, gim tiền thuê ch áp dụng với nhà ở cũ thuộc tài sản công.

39 Hai bên tha thuận rõ phương thức và địa ch nộp tiền thuê nhà ở

Phụ lục hợp đồng

Tên các thành viên trong hợp đồng thuê nhà ở số………..ngày……/…/….. bao gồm:

STT

Họ và tên thành viên trong hợp đồng thuê nhà ở

Mối quan hệ với người đại diện đứng tên ký hợp đồng thuê nhà ở

Ghi chú

1

Nguyễn Văn A

Số định danh cá nhân: ………………………

Đứng tên ký hợp đồng thuê nhà ở

2

Nguyễn Thị B

Số định danh cá nhân: ………………………

Vợ

3

Nguyễn Văn C

Số định danh cá nhân: ………………………

Con đẻ

……

…………………………….

………………

Ghi chú: Chỉ ghi tên các thành viên từ đủ 18 tuổi trở lên. Phụ lục này được đóng dấu xác nhận của Bên cho thuê nhà ở.

PHỤ LỤC VI

MẪU HỢP ĐỒNG MUA BÁN, CHO THUÊ MUA, CHO THUÊ NHÀ Ở XÃ HỘI
(Kèm theo Thông tư số 05/2024/TT-BXD ngày 31/7/2024 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở)

Mẫu số 01

Hợp đồng mua bán nhà xã hội

Mẫu số 02

Hợp đồng cho thuê mua nhà ở xã hội

Mẫu số 03

Hợp đồng cho thuê nhà ở xã hội

Mẫu số 01. Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

……, ngày …. tháng …. năm ……

HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở XÃ HỘI40

Số ..……../HĐ

Căn cứ Bộ Luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Nhà ở ngày 27 tháng 11 năm 2023;

Căn cứ Nghị định số 100/2024/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà về phát triển và qun lý nhà xã hội;

Căn cứ đơn đề nghị mua nhà ở xã hội của Ông (Bà)…… ngày…….tháng……năm…..

Căn cứ41…………………………………………………………………….

Hai bên chúng tôi gồm:

BÊN BÁN NHÀ XÃ HỘI (sau đây gọi tắt là Bên bán):

- Tên đơn vị/doanh nghiệp: ………………………………………………………….

- Người đại diện42: ……………………………., Chức vụ…………………………

- Căn cước công dân số……… cấp ngày……../……/…….tại……………………

- Địa chỉ trụ sở: ………………………………………………………………………..

- Điện thoại: ……………………………..Fax (nếu có): ………………………………

- Số tài khoản: …………………….. tại Ngân hàng: ………….………………………….

- Mã số thuế: ……………………………………………………………………….

BÊN MUA NHÀ Ở XÃ HỘI (sau đây gọi tắt là Bên mua):

- Ông (Bà): ……………………………………………………………………

- Căn cước công dân số……… cấp ngày……/…../……tại…………………………

- Đăng ký thường trú (hoặc đăng ký tạm trú) tại: ………………………………………

- Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………

- Điện thoại: ………………..Fax (nếu có):………………………………

- Số tài khoản:……………….tại Ngân hàng:…………………………………..

- Mã số thuế: ……………………………………………………………………….

Hai bên chúng tôi thng nhất ký kết hợp đồng mua bán nhà ở xã hội với các nội dung sau đây:

Điều 1. Các thông tin về nhà mua bán

1. Loại nhà ở (căn hộ chung cư hoặc nhà riêng lẻ): ……………………

2. Địa chỉ nhà ở: …………………………………………………………………

3. Diện tích sử dụng …………………….m2 (đối với căn hộ chung cư được tính theo diện tích thông thủy)

4. Các thông tin về phần sở hữu chung, sử dụng chung; thời hạn sử dụng nhà chung cư theo hồ sơ thiết kế; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt; giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trong trường hợp chưa tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu: …………………………………………..

5. Các trang thiết bị chủ yếu gn liền với nhà ở: …………………………………..

6. Đặc điểm về đất xây dựng: …………………………………………………………….

7. Năm hoàn thành việc xây dựng: ………………………………………………

(Có bản vẽ sơ đồ vị trí nhà ở, mặt bằng nhà ở đính kèm Hợp đồng này)

Điều 2. Giá bán, phương thức và thời hạn thanh toán

1. Giá bán nhà ………………………………..đồng.

(Bằng chữ: …………………………………………………………..).

Giá bán này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (GTGT).

(Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Hồ sơ hợp lệ đề nghị thm định giá của chủ đầu tư, Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án có trách nhiệm tổ chức thm định và có văn bn thông báo kết quả thẩm định cho chủ đầu tư, trong đó nêu rõ các nội dung đồng ý và nội dung cn chỉnh sửa (nếu có). Nếu quá thời hạn quy định mà Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án không có văn bản thông báo kết quả thẩm định thì chủ đầu tư được quyền ban hành giá theo phương án giá đã trình thẩm định hoặc giá đề nghị trong hồ sơ dự thầu.

Trường hợp văn bn thông báo kết quả thẩm định mà giá thẩm định cao hơn giá do chủ đầu tư đã ký hợp đồng thì chủ đầu tư không được thu thêm; trường hợp thp hơn thì chủ đu tư phải ký lại hợp đồng hoặc điều chỉnh bổ sung Phụ lục hợp đồngphải hoàn trả lại phần chênh lệch cho người mua nhà ở).

2. Kinh phí bảo trì 2% giá bán căn hộ43………………………….đồng.

(Bng chữ:………………………………………………………..……….).

3. Tổng giá trị hợp đồng ……………………………………..đồng

(Bằng chữ: ………………………………………………………….).

4. Phương thức thanh toán: thanh toán bằng tiền Việt Nam thông qua hình thức (trả bằng tiền mặt hoặc chuyn khoản qua ngân hàng)…………………………………………………..

5. Thời hạn thực hiện thanh toán:

a) Thanh toán một lần vào ngày ………tháng……..năm ……… (hoặc trong thời hạn……….ngày, kể từ sau ngày ký kết Hợp đồng này).

b) Trường hợp mua nhà theo phương thức trả chậm, trả dần thì thực hiện thanh toán vào các đợt như sau:

- Đợt 1 là ……………đồng vào ngày……tháng..…năm….(hoặc sau…….ngày kể từ ngày ký Hợp đồng này).

- Đợt 2 ……………đồng vào ngày……tháng……năm….(hoặc sau…….ngày kể từ khi thanh toán xong đợt 1).

- Đợt tiếp theo……………………………………………………………………………

Trước mỗi đợt thanh toán theo thỏa thuận tại khoản này, Bên bán có trách nhiệm thông báo bng văn bản (thông qua hình thức như fax, chuyn bưu điện....) cho Bên mua biết rõ số tiền phải thanh toán và thời hạn phải thanh toán kể từ ngày nhận được thông báo này.

Trong mọi trường hợp khi Bên mua chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì Bên bán không được thu quá 95% giá trị hợp đồng, giá trị còn lại của hợp đồng được thanh toán khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận cho Bên mua.

6. Mức phí và nguyên tc điều chỉnh mức phí qun lý vận hành nhà chung cư trong thời gian chưa thành lập Ban Quản trị nhà chung cư44.

Điều 3. Thời hạn giao nhận nhà

1. Bên bán có trách nhiệm bàn giao nhà ở kèm theo các trang thiết bị gn với nhà ở đó và giấy tờ pháp lý về nhà ở nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này cho Bên mua trong thời hạn là …….. ngày, kể từ ngày Bên mua thanh toán đủ số tin mua nhà ở theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác). Việc bàn giao nhà ở phải lập thành biên bản có chữ ký xác nhận của hai bên.

2. Các thỏa thuận khác.

Điều 4. Bảo hành nhà

1. Bên bán có trách nhiệm bo hành nhà ở theo đúng quy định của Luật Nhà ở.

2. Bên mua phải kịp thời thông báo bng văn bản cho Bên bán khi nhà ở có các hư hỏng thuộc diện được bảo hành. Trong thời hạn ….…… ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Bên mua, Bên bán có trách nhiệm thực hiện việc bảo hành các hư hỏng theo đúng quy định. Nếu Bên bán chậm thực hiện bảo hành mà gây thiệt hại cho Bên mua thì phải chịu trách nhiệm bồi thường.

3. Không thực hiện việc bảo hành trong các trường hợp nhà bị hư hỏng do thiên tai, dịch họa hoặc do lỗi của người sử dụng gây ra.

4. Sau thời hạn bo hành theo quy định của Luật Nhà , việc sửa chữa những hư hỏng thuộc trách nhiệm của Bên mua.

5. Các thỏa thuận khác.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên bán

1. Quyền của Bên bán:

a) Yêu cầu Bên mua trả đủ tiền mua nhà theo đúng thỏa thuận nêu tại Điều 2 của Hợp đồng này;

b) Yêu cầu Bên mua nhận bàn giao nhà ở theo đúng thỏa thuận nêu tại Điều 3 của Hợp đồng này;

c) Yêu cầu Bên mua nộp đầy đủ các nghĩa vụ tài chính liên quan đến việc mua bán nhà theo quy định của pháp luật;

d) Các quyền khác (nhưng không trái quy định của pháp luật).

2. Nghĩa vụ của Bên bán:

a) Bàn giao nhà ở kèm theo hồ sơ cho Bên mua theo đúng thỏa thuận tại Điều 3 của Hợp đồng này;

(Đối với trường hợp mua bán nhà hình thành trong tương lai thì thỏa thuận theo nội dung: Bên bán trách nhiệm xây dựng nhà ở theo đúng thiết kế và theo Danh mục vật liệu xây dựng bên trong và bên ngoài nhà mà các bên đã thỏa thuận; thông báo cho Bên mua biết tiến độ xây dựng nhà đảm bảo hoàn thành việc xây dựng theo đúng tiến độ đã thỏa thuận; tạo điều kiện để Bên mua kim tra việc xây dựng nhà ở nếu có yêu cu).

b) Thực hiện bo hành nhà ở cho Bên mua theo quy định tại Điều 4 của Hợp đồng này;

c) Bảo quản nhà ở và trang thiết bị gắn liền với nhà trong thời gian chưa bàn giao nhà cho Bên mua;

d) Nộp tiền sử dụng đt và các khoản phí, lệ phí khác liên quan đến mua bán nhà theo quy định của pháp luật;

đ) Có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận cho Bên mua (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận Bên mua đi làm thủ tục);

e) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

g) Các nghĩa vụ khác (nhưng không trái với quy định của pháp luật).

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên mua

1. Quyền của Bên mua:

a) Yêu cu Bên bán bàn giao nhà kèm theo giấy tờ về nhà ở theo đúng thỏa thuận tại Điều 3 của Hợp đồng này.

(Đối với trường hợp mua nhà ở hình thành trong tương lai thì Bên mua có quyền yêu cu Bên bán xây dựng nhà ở theo đúng thiết kế, tiến độ và sử dụng đúng các vật liệu về nhà ở mà hai bên đã thỏa thuận);

b) Yêu cầu Bên bán phối hợp, cung cấp các giấy tờ có liên quan để làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận (nếu Bên mua đi làm thủ tục này);

c) Yêu cầu Bên bán bảo hành nhà theo quy định tại Điều 4 của Hợp đồng này; bồi thường thiệt hại do việc giao nhà ở không đúng thời hạn, chất lượng và cam kết khác trong hợp đồng;

d) Các quyền khác (nhưng không trái quy định của pháp luật).

2. Nghĩa vụ của Bên mua:

a) Trả đầy đủ tiền mua nhà theo đúng thỏa thuận tại Điều 2 của Hợp đồng này;

b) Nhận bàn giao nhà ở kèm theo giấy tờ về nhà ở theo đúng thỏa thuận của Hợp đồng này;

c) Nộp đầy đủ các khoản thuế, phí, lệ phí liên quan đến mua bán nhà ở cho Nhà nước theo quy định của pháp luật;

d) Các nghĩa vụ khác (nhưng không trái với quy định của pháp luật).

Điều 7. Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng

Hai bên thỏa thuận cụ thể các trách nhiệm (như phạt; tính lãi, mức lãi suất; phương thức thực hiện trách nhiệm....) do vi phạm hợp đồng trong các trường hợp Bên mua chậm thanh toán tiền mua nhà hoặc chậm nhận bàn giao nhà ở, Bên bán chậm bàn giao nhà ở.

Điều 8. Chuyn giao quyền và nghĩa vụ

1. Bên mua nhà ở hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiu là 05 năm, kể từ ngày thanh toán đủ tiền mua nhà ở, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trong thời hạn 05 năm, k từ ngày Bên mua nhà ở xã hội đã thanh toán đủ tiền mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội hoặc bán lại cho đối tượng thuộc trường hợp được mua nhà ở xã hội với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội này trong hợp đồng mua bán với chủ đu tư dự án đu tư xây dựng nhà ở xã hội. Việc nộp thuế thu nhập cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

3. Sau thời hạn 05 năm, kể từ ngày đã thanh toán đủ tiền mua nhà ở, Bên mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho đối tượng có nhu cầu nếu đã được cấp Giấy chứng nhận; Bên bán không phải nộp tiền sử dụng đất và phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế, trừ trường hợp bán nhà ở xã hội là nhà ở riêng lẻ thì Bên bán phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ và phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế.

4. Trong cả hai trường hợp nêu tại khoản 2 và khoản 3 của Điều này, người mua nhà ở đều được hưởng quyền lợi và phải thực hiện các nghĩa vụ của Bên mua quy định trong Hợp đồng này.

Điều 9. Cam kết của các bên và giải quyết tranh chấp

1. Hai bên cùng cam kết thực hiện đúng các nội dung hợp đồng đã ký. Trường hợp hai bên có tranh chấp về nội dung Hợp đồng này thì hai bên cùng bàn bạc giải quyết thông qua thương lượng. Trong trường hợp hai bên không thương lượng được thì một trong hai bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.

2. Các cam kết khác.

Điều 10. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng này sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:

1. Hai bên đồng ý chấm dứt hợp đồng bng văn bản. Trong trường hợp này, hai bên sẽ thỏa thuận các điều kiện và thời hạn chấm dứt.

2. Bên mua chậm trễ thanh toán tiền mua nhà quá …… ngày (hoặc tháng) theo thỏa thuận tại Điều 2 của Hợp đồng này.

3. Bên bán chậm trễ bàn giao nhà ở quá …….. ngày (hoặc tháng) theo thời hạn đã thỏa thuận tại Điều 3 của Hợp đồng này.

4. Các thỏa thuận khác.

Điều 11. Các thỏa thuận khác

(Các thỏa thuận trong Hợp đồng này phải phù hợp với quy định của pháp luật).

1 ……………………………………………………………………

2 ………………………………………………………………….

Điều 12. Hiệu lực của hợp đồng

1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ………………………………….

2. Hợp đồng này được lập thành ……… bn và có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ …… bản, .... bản lưu tại cơ quan thuế, .... bn lưu tại cơ quan công chứng hoặc chứng thực (nếu có) và ….. bản lưu tại cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận.

BÊN MUA
(Ký và ghi rõ họ tên)


BÊN BÁN
(Ký tên, đóng dấu)

______________________________

40 Áp dụng cả đối với nhà ở xã hội thuộc tài sản công.

41 Các căn cứ khác liên quan đến việc mua nhà ở xã hội.

42 Ghi rõ họ và tên người đại diện theo pháp luật.

43 Đối với căn hộ là nhà chung cư.

44 Chỉ ghi nếu là căn hộ chung cư.

Mẫu số 02. Hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------

……, ngày …. tháng …. năm ……

HỢP ĐỒNG THUÊ MUA NHÀ Ở XÃ HỘI45

Số……../HĐ

Căn cứ Bộ Luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Nhà ở ngày 27 tháng 11 năm 2023;

Căn cứ Nghị định số 100/2024/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và qun lý nhà ở xã hội;

Căn cứ đơn đề nghị thuê mua nhà ở xã hội của Ông (Bà)..ngày... tháng....năm ...

Căn c46………………………………………………………………………………

Hai bên chúng tôi gồm:

BÊN CHO THUÊ MUA NHÀ Ở XÃ HỘI (sau đây gọi tắt là Bên cho thuê mua):

- Tên đơn vị/doanh nghiệp: ………………………………………………………

- Người đại diện47:…………………………., Chức vụ:……………………………..

- Căn cước công dân số………. cấp ngày……/……./…….tại……………………

- Địa chỉ trụ sở: …………………………………………………………

- Điện thoại: …………………….Fax (nếu có):……………………………….

- Số tài khoản: …………………..tại Ngân hàng: ………………………………

- Mã số thuế: ………………………………………………………………………

BÊN THUÊ MUA NHÀ Ở XÃ HỘI (sau đây gọi tắt là Bên thuê mua):

- Ông (Bà): …………………………………………………………………………

- Căn cước công dân số………. cấp ngày ………./………/……tại …………….

- Đăng ký thường trú (hoặc đăng ký tạm trú) tại: …………………………………

- Địa chỉ liên hệ:……………………………………………………………………

- Điện thoại: …………………………..Fax (nếu có):…………………………….

- Số tài khoản:……………………………tại Ngân hàng:………………………..

- Mã số thuế: …………………………………………………………………….

Hai bên chúng tôi thống nhất ký kết hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội với các nội dung sau đây:

Điều 1. Các thông tin về nhà thuê mua:

1. Loại nhà ở (căn hộ chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ): ………………………….

2. Địa chỉ nhà ở: ……………………………………………………………………….

3. Diện tích sử dụng……………..m2 (đối với căn hộ chung cư được tính theo diện tích thông thủy).

4. Các thông tin về phần sở hữu chung, sử dụng chung; thời hạn sử dụng nhà chung cư theo hồ sơ thiết kế; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt; giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trong trường hợp chưa tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu………………………………

5. Các trang thiết bị chủ yếu gắn liền với nhà ở: …………………………………..

6. Đặc điểm về đất xây dựng: ………………………………………………………….

7. Năm hoàn thành xây dựng: ……………………………………………………….

(Có bản vẽ sơ đồ vị trí nhà ở, mặt bằng nhà ở đính kèm Hợp đồng này)

Điều 2. Giá thuê mua, phương thức và thời hạn thanh toán

1. Giá thuê mua nhà ở là……………….……..đồng

(Bng chữ: .......................................................................).

Giá thuê mua này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (GTGT).

2. Kinh phí bảo trì 2% giá thuê mua căn hộ48 là …………………….đồng.

(Bng chữ: .......................................................................).

3. Tổng giá trị hợp đồng thuê mua…………………….đồng.

(Bng chữ: .......................................................................).

4. Phương thức thanh toán:

a) Tiền trả lần đầu ngay khi ký hợp đồng (bằng 20% hoặc nhiều hơn nhưng không quá 50% giá trị của nhà ở thuê mua) là: ……………………….. đồng

(Bng chữ: .......................................................................).

b) Tiền thuê mua nhà ở phải trả hàng tháng: …………………… đồng/01 tháng.

(Bng chữ: .......................................................................).

c) Tiền thuê mua được trả bằng (ghi rõ là trả bằng tiền Việt Nam hoặc chuyển khoản) qua ……………………………………….

5. Các chi phí về quản lý vận hành nhà ở, chi phí sử dụng điện, nước, điện thoại và các dịch vụ khác do Bên thuê mua thanh toán cho bên cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận. Các chi phí này không tính vào giá thuê mua nhà ở quy định tại khoản 1 Điều này.

Trong mọi trường hợp khi Bên thuê mua chưa được cấp Giấy chứng nhận quyn sử dụng đt, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì Bên cho thuê mua không được thu quá 95% giá trị hợp đồng, giá trị còn lại của hợp đồng được thanh toán khi cơ quan nhà nước có thm quyền đã cấp Giấy chứng nhận cho Bên thuê mua.

Điều 3. Thời điểm giao nhận nhà ở, thời hạn cho thuê mua và chuyển quyền sở hữu nhà

1. Thời điểm giao nhận nhà ở là ngày …..tháng....năm (hoặc trong thời hạn…….ngày (tháng) kể từ ngày ký kết hợp đồng).

2. Thời hạn cho thuê mua nhà ở là……..năm (……....tháng), k từ ngày …..tháng….năm…..đến ngày….tháng….năm…….

(Thời hạn thuê mua do các bên thỏa thuận nhưng tối thiểu là 05 năm, kể từ ngày kết hợp đồng thuê mua nhà ở).

3. Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, nếu Bên thuê mua nhà ở đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Bên cho thuê mua thì Bên cho thuê mua có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho Bên thuê mua.

Điều 4. Bo hành nhà

1. Bên cho thuê mua có trách nhiệm bảo hành nhà ở theo đúng quy định của Luật Nhà ở.

2. Bên thuê mua phải kịp thời thông báo bng văn bản cho Bên cho thuê mua khi nhà ở có các hư hỏng thuộc diện được bảo hành. Trong thời hạn…….ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Bên thuê mua, Bên cho thuê mua có trách nhiệm thực hiện việc bảo hành các hư hng theo đúng quy định. Nếu Bên cho thuê mua chậm thực hiện bảo hành mà gây thiệt hại cho Bên thuê mua thì phải chịu trách nhiệm bồi thường.

3. Không thực hiện việc bảo hành trong các trường hợp nhà ở bị hư hỏng do thiên tai, địch họa hoặc do lỗi của người sử dụng gây ra.

4. Sau thời hạn bảo hành theo quy định của Luật Nhà ở, việc sửa chữa những hư hỏng thuộc trách nhiệm của Bên thuê mua.

5. Các thỏa thuận khác.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên cho thuê mua

1. Quyền của Bên cho thuê mua:

a) Yêu cầu Bên thuê mua sử dụng nhà ở thuê mua đúng mục đích và thực hiện đúng các quy định về quản lý sử dụng nhà ở thuê mua;

b) Yêu cầu Bên thuê mua trả đủ tiền thuê mua nhà ở theo thời hạn đã cam kết;

c) Yêu cu Bên thuê mua có trách nhiệm sửa chữa các hư hỏng và bồi thường thiệt hại do lỗi của Bên thuê mua gây ra trong thời gian thuê mua nhà ở;

d) Được chấm dứt hợp đồng thuê mua và thu hồi nhà ở cho thuê mua trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê mua nhà quy định tại Điều 7 của Hợp đồng này hoặc khi nhà ở thuê mua thuộc diện bị thu hồi theo quy định Luật Nhà ở;

đ) Các quyền khác (nhưng không trái quy định của pháp luật).

2. Nghĩa vụ của Bên cho thuê mua:

a) Giao nhà cho Bên thuê mua theo đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 3 của Hợp đồng này;

b) Ph biến, hướng dn cho Bên thuê mua biết quy định về quản lý sử dụng nhà ở thuê mua;

c) Bảo trì, qun lý vận hành nhà ở cho thuê mua theo quy định của pháp luật về qun lý sử dụng nhà ở;

d) Thông báo bng văn bản cho Bên thuê mua những thay đổi về giá cho thuê mua, phí dịch vụ quản lý vận hành nhà ở trước khi áp dụng ít nhất là 01 tháng;

đ) Thông báo cho Bên thuê mua biết rõ thời gian thực hiện thu hồi nhà ở trong trường hợp nhà ở thuê mua thuộc diện bị thu hồi;

e) Hướng dn, đôn đốc Bên thuê mua thực hiện các quy định về qun lý nơi thường trú hoặc nơi tạm trú, nhân khu và quy định về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường;

g) Làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho Bên thuê mua khi hết thời hạn thuê mua và Bên mua đã thanh toán đủ tiền thuê mua nhà ở theo thỏa thuận trong Hợp đồng này;

h) Chp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyn trong việc quản lý, xử lý nhà ở thuê mua và giải quyết các tranh chấp có liên quan đến Hợp đồng này;

k) Các nghĩa vụ khác (nhưng không trái quy định của pháp luật).

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên thuê mua

1. Quyền của Bên thuê mua:

a) Yêu cầu Bên cho thuê mua giao nhà ở theo đúng thỏa thuận tại khoản 1 Điều 3 của Hợp đồng này;

b) Yêu cầu Bên cho thuê mua sửa chữa kịp thời những hư hỏng mà không phải do lỗi của mình gây ra;

c) Yêu cầu Bên cho thuê mua làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sau khi hết hạn hợp đồng thuê mua và Bên thuê mua đã trả đủ tiền thuê mua theo thỏa thuận trong Hợp đồng này;

d) Được quyền thực hiện các giao dịch về nhà ở sau thời gian là 05 năm, kể từ khi trả hết tiền thuê mua và đã được cấp Giấy chứng nhận;

đ) Các quyền khác (nhưng không trái quy định của pháp luật).

2. Nghĩa vụ của Bên thuê mua:

a) Thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn tiền thuê mua trả lần đầu và tiền thuê nhà hàng tháng theo thỏa thuận quy định tại Điều 2 của Hợp đồng này; thanh toán phí quản lý vận hành và các chi phí khác liên quan đến việc sử dụng nhà ở cho bên cung cấp dịch vụ;

b) Sử dụng nhà ở đúng mục đích; giữ gìn nhà ở và có trách nhiệm sửa chữa phần hư hỏng do mình gây ra;

c) Chấp hành đầy đủ các quy định về qun lý, sử dụng nhà ở thuê mua và quyết định của quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này;

d) Không được chuyển nhượng nhà ở thuê mua dưới bất kỳ hình thức nào trong thời gian thuê mua nhà ở;

đ) Chấp hành các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh trật tự trong khu vực cư trú;

e) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

g) Giao lại nhà ở cho Bên cho thuê mua trong thời hạn…….ngày kể từ khi chấm dứt hợp đồng thuê mua nhà ở theo quy định Điều 7 của Hợp đồng này hoặc trong trường hợp nhà ở thuê mua thuộc diện bị thu hồi theo quy định của pháp luật;

h) Các nghĩa vụ khác (nhưng không trái quy định của pháp luật).

Điều 7. Chấm dứt hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội

Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội khi có một trong các trường hợp sau:

1. Khi hai bên cùng nhất trí chấm dứt hợp đồng thuê mua nhà ở.

2. Khi Bên thuê mua nhà ở chết mà khi chết không có người thừa kế hợp pháp hoặc có người thừa kế hợp pháp nhưng Bên thuê mua chưa thực hiện được hai phần ba thời hạn thuê mua theo quy định.

Trường hợp có người thừa kế hợp pháp nhưng Bên thuê mua chưa thực hiện được hai phần ba thời hạn thuê mua theo quy định thì người thừa kế hợp pháp của Bên thuê mua được hoàn trả lại 20% giá trị hợp đồng mà Bên thuê mua đã nộp lần đầu quy định tại điểm a khoản 4 Điều 2 của Hợp đồng này (có tính lãi theo lãi suất không kỳ hạn của Ngân hàng thương mại tại thời điểm hoàn trả).

3. Khi Bên thuê mua không trả tiền thuê nhà liên tục trong ba tháng mà không có lý do chính đáng.

4. Khi Bên thuê mua tự ý sửa chữa, đục phá kết cấu, cải tạo hoặc cơi nới nhà ở thuê mua trong thời hạn thuê mua.

5. Khi Bên thuê mua tự ý chuyn quyền thuê cho người khác trong thời hạn thuê mua.

6. Khi nhà ở cho thuê mua bị hư hng nặng có nguy cơ sập đổ và Bên thuê mua phải di chuyn ra khỏi chỗ ở theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà ở thuê mua nm trong khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bng hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thm quyền.

Điều 8. Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng

Hai bên thỏa thuận cụ thể về các trường hợp vi phạm hợp đồng và trách nhiệm của mỗi bên trong trường hợp vi phạm (thỏa thuận này phải phù hợp với quy định của pháp luật).

Điều 9. Cam kết của các bên và giải quyết tranh chấp

1. Hai bên cùng cam kết thực hiện đúng các nội dung đã ký kết. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh những vấn đề mới thì hai bên thỏa thuận lập Phụ lục hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có giá trị pháp lý như hợp đồng chính.

2. Trường hợp các bên có tranh chấp về các nội dung của Hợp đồng này thì hai bên cùng bàn bạc giải quyết thông qua thương lượng. Trong trường hợp các bên không thương lượng được thì có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.

3. Các cam kết khác.

Điều 10. Các thỏa thuận khác

(Các thỏa thuận trong Hợp đồng này phải phù hợp với quy định của pháp luật).

1. …………………………………………………………………………….

2. ……………………………………………………………………………

Điều 11. Hiệu lực của hợp đồng

1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ……………………………….

2. Hợp đồng này có thời hạn là ……… năm và có giá trị kể từ ngày hai bên ký kết. Hợp đồng này có .... trang được lập thành 03 bản và có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản, 01 bản gửi cơ quan quản lý nhà ở để theo dõi, quản lý./.

BÊN THUÊ MUA NHÀ Ở
(Ký và ghi rõ họ tên)


BÊN CHO THUÊ MUA NHÀ Ở
(Ký tên, đóng dấu)

______________________________

45 Áp dụng cả đối với nhà ở xã hội thuộc tài sản công.

46 Các căn cứ khác liên quan đến việc cho thuê mua nhà ở xã hội.

47 Ghi rõ họ và tên người đại diện theo pháp luật.

48 Đối với căn hộ là nhà chung cư.

Phụ lục hợp đồng

Các thành viên có tên trong Hợp đồng thuê mua nhà ở số ... ngày ……/..../... bao gồm:

STT

Họ và tên thành viên trong hợp đồng thuê mua nhà ở

Mối quan hệ với người đại diện đứng tên ký hợp đồng thuê mua nhà

Ghi chú

1

Nguyễn Văn A

S CCCD: …………………….

Đứng tên ký hợp đồng thuê mua

2

Nguyễn Thị B

Số CCCD:……………………..

Vợ

3

Nguyễn Văn C

Số CCCD: …………………….

Con đ

…..

………………………………..

…………………

Ghi chú: Phụ lục này được đóng dấu xác nhận của Bên cho thuê mua nhà.

Mẫu số 03. Hợp đồng thuê nhà ở xã hội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

……, ngày …. tháng …. năm ……

HỢP ĐNG THUÊ NHÀ Ở XÃ HỘI49

Số………/HĐ

Căn cứ Bộ Luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Nhà ở ngày 27 tháng 11 năm 2023;

Căn cứ Nghị định số 100/2024/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và qun lý nhà ở xã hội;

Căn cứ đơn đề nghị thuê nhà ở xã hội của Ông (Bà)……ngày …. tháng .... năm...

Căn cứ50………………………………………………………….

Hai bên chúng tôi gồm:

BÊN CHO THUÊ NHÀ XÃ HỘI (sau đây gọi tắt là Bên cho thuê):

- Tên đơn vị51: …………………………………………………………………

- Người đại diện theo pháp luật52:……………………., Chức vụ: ………………

- Căn cước công dân số ………….cấp ngày……/……./…… tại………………

- Địa chỉ trụ sở: ……………………………………………………………….

- Điện thoại: ………………………Fax (nếu có):………………………………

- S tài khoản: ………………. tại Ngân hàng:…………………………………….

- Mã số thuế: …………………………………………………………………….

BÊN THUÊ NHÀ Ở XÃ HỘI (sau đây gọi tắt là Bên thuê):

- Ông (Bà): …………………………………………………………..

- Căn cước công dân số …………… cấp ngày……/…./…..tại……………………..

- Địa chỉ liên hệ:…………………………………………………………………

- Đăng ký thường trú (hoặc đăng ký tạm trú) tại: ………………………………….

- Điện thoại: ……………………….Fax (nếu có): ……………………….

- Số tài khoản:………………..tại Ngân hàng: ………………………..

- Mã số thuế: ……………………………………………………………..

Hai bên thng nhất ký kết hợp đồng thuê nhà ở xã hội với các nội dung sau đây:

Điều 1. Các thông tin về nhà ở cho thuê

1. Loại nhà ở (căn hộ chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ):…………………………..

2. Địa chỉ nhà ở: ………………………………………………………………………

3. Diện tích sử dụng…………..m2 (đối với căn hộ chung cư được tính theo diện tích thông thủy).

4. Các thông tin về phần sở hữu chung, sử dụng chung; thời hạn sử dụng nhà chung cư theo hồ sơ thiết kế; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt; giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trong trường hợp chưa tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu…………………….

5. Các trang thiết bị chủ yếu gắn liền với nhà ở: ………………………………

6. Đặc điểm về đất xây dựng: …………………………………………………………

7. Năm hoàn thành xây dựng: ……………………………………………………

(Có bản vẽ đồ vị trí nhà ở, mặt bằng nhà ở đính kèm Hợp đồng này)

Điều 2. Giá thuê nhà ở, phương thức và thời hạn thanh toán

1. Giá thuê nhà ở là………………….……. đồng/01 tháng.

(Bằng chữ:................................................................................................................ .).

(Giá thuê này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng và kinh phí bo trì nhà ở).

2. Phương thức thanh toán: Bên thuê có trách nhiệm trả bng (ghi rõ là trbng tiền mặt Việt Nam đồng hoặc chuyn khoản)53: ………………………………………………….

3. Thời hạn thanh toán: Bên thuê trả tiền thuê nhà ở vào ngày…………hàng tháng.

4. Các chi phí về qun lý vận hành nhà ở, chi phí sử dụng điện, nước, điện thoại và các dịch vụ khác do Bên thuê thanh toán cho bên cung cp dịch vụ. Các chi phí này không tính vào giá thuê nhà ở quy định tại khoản 1 Điều này.

Các chi phí qun lý vận hành nhà ở và các chi phí khác Bên thuê thanh toán theo thời hạn thỏa thuận với bên cung cấp dịch vụ.

Điều 3. Thời điểm nhận giao nhà ở và thời hạn cho thuê nhà

1. Thời điểm giao nhận nhà ở: ngày………tháng………..năm…………

2. Thời hạn cho thuê nhà ở là54 .... năm (các bên tự thỏa thuận), k từ ngày .... tháng... năm....

Trước khi hết thời hạn hợp đồng 03 tháng, nếu Bên thuê có nhu cầu tiếp tục thuê nhà ở thì có đơn đề nghị Bên cho thuê ký gia hạn hợp đồng thuê nhà ở. Căn cứ vào đơn đề nghị, Bên cho thuê có trách nhiệm xem xét, đối chiếu quy định của pháp luật về đối tượng, điều kiện được thuê nhà ở để thông báo cho Bên thuê biết ký gia hạn hợp đồng thuê theo Phụ lục B đính kèm theo Hợp đồng thuê này; nếu Bên thuê không còn thuộc đối tượng, đủ điều kiện được thuê nhà ở tại địa chỉ quy định tại khoản 2 Điều 1 của Hợp đồng này hoặc không còn nhu cầu thuê tiếp thì hai bên chấm dứt hợp đồng thuê và Bên thuê phải bàn giao lại nhà ở cho Bên cho thuê trong thời hạn quy định tại Hợp đồng này.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên cho thuê

1. Quyền của Bên cho thuê:

a) Yêu cầu Bên thuê sử dụng nhà ở đúng mục đích và thực hiện đúng các quy định về quản lý sử dụng nhà ở cho thuê;

b) Yêu cầu Bên thuê trả đủ tiền nhà theo đúng thời hạn đã cam kết và các chi phí khác cho bên cung cấp dịch vụ (nếu có);

c) Yêu cầu Bên thuê có trách nhiệm sửa chữa các hư hỏng và bồi thường thiệt hại do lỗi của Bên thuê gây ra;

d) Thu hồi nhà ở trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà theo quy định tại Điều 6 của Hợp đồng này;

đ) Các quyền khác (nhưng không trái quy định của pháp luật).

2. Nghĩa vụ của Bên cho thuê:

a) Giao nhà cho Bên thuê đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 3 của Hợp đồng này;

b) Phổ biến, hướng dn cho Bên thuê biết quy định về quản lý sử dụng nhà ở;

c) Bo trì, quản lý vận hành nhà ở cho thuê theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng nhà ở;

d) Thông báo cho Bên thuê những thay đổi về giá thuê, phí dịch vụ quản lý vận hành trước khi áp dụng ít nhất là 01 tháng;

đ) Làm thủ tục ký gia hạn hợp đồng thuê nếu Bên thuê vẫn đủ điều kiện được thuê nhà ở và có nhu cầu tiếp tục thuê nhà ở;

e) Chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý, xử lý nhà ở cho thuê và giải quyết các tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này;

g) Thông báo cho Bên thuê biết rõ thời gian thực hiện thu hồi nhà ở trong trường hợp nhà ở thuê thuộc diện bị thu hồi;

h) Các nghĩa vụ khác (nhưng không trái quy định của pháp luật).

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên thuê

1. Quyền của Bên thuê:

a) Nhận nhà ở theo đúng thỏa thuận nêu tại khoản 1 Điều 3 của Hợp đồng này;

b) Yêu cầu Bên cho thuê sửa chữa kịp thời những hư hỏng của nhà ở mà không phải do lỗi của mình gây ra;

c) Được tiếp tục ký gia hạn hợp đồng thuê nếu hết hạn hợp đồng mà vn thuộc đối tượng, đủ điều kiện được thuê nhà ở và có nhu cầu thuê tiếp;

d) Các quyền khác (nhưng không trái quy định của pháp luật).

2. Nghĩa vụ của Bên thuê:

a) Trả đủ tiền thuê nhà theo đúng thời hạn đã cam kết;

b) Thanh toán đầy đủ đúng hạn chi phí quản lý vận hành nhà ở và các chi phí khác cho bên cung cấp dịch vụ trong quá trình sử dụng nhà ở cho thuê;

c) Sử dụng nhà thuê đúng mục đích; giữ gìn nhà ở, có trách nhiệm sửa chữa những hư hỏng và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

d) Không được tự ý sửa chữa, cải tạo, xây dựng lại nhà ở thuê; chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý sử dụng nhà ở, các quyết định của cơ quan có thẩm quyền về qun lý, xử lý nhà ở và giải quyết tranh chp liên quan đến Hợp đồng này;

đ) Không được chuyn nhượng hợp đồng thuê nhà hoặc cho người khác sử dụng nhà thuê dưới bất kỳ hình thức nào;

e) Chấp hành các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh trật tự trong khu vực cư trú;

g) Giao lại nhà cho Bên cho thuê trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng quy định tại Điều 6 của Hợp đồng này hoặc trong trường hợp nhà ở thuê thuộc diện bị thu hồi trong thời hạn …………. ngày, kể từ ngày Bên thuê nhận được thông báo của Bên cho thuê;

h) Các nghĩa vụ khác (nhưng không trái quy định của pháp luật).

Điều 6. Chấm dứt hợp đồng thuê nhà

Việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở xã hội được thực hiện trong các trường hợp sau:

1. Khi hai bên cùng nhất trí chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở.

2. Khi Bên thuê không còn thuộc đối tượng được tiếp tục thuê nhà ở hoặc không có nhu cầu thuê tiếp.

3. Khi Bên thuê nhà chết mà khi chết không có ai trong hộ gia đình đang cùng chung sống.

4. Khi Bên thuê không trả tiền thuê nhà liên tục trong ba tháng mà không có lý do chính đáng.

5. Khi Bên thuê tự ý sửa chữa, đục phá kết cấu, cải tạo hoặc cơi nới nhà ở thuê.

6. Khi Bên thuê tự ý chuyển quyền thuê cho người khác hoặc cho người khác sử dụng nhà ở thuê.

7. Khi nhà ở thuê bị hư hỏng nặng có nguy cơ sập đổ và Bên thuê phải di chuyn ra khỏi chỗ ở theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà ở thuê nm trong khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bng hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thm quyền.

8. Khi một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận của Hợp đồng này (nếu có) hoặc theo quy định pháp luật.

Điều 7. Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng

Hai bên thỏa thuận cụ thể về các trường hợp vi phạm hợp đồng và trách nhiệm của mỗi bên trong trường hợp vi phạm.

Điều 8. Cam kết của các bên và giải quyết tranh chấp

1. Hai bên cùng cam kết thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận trong Hợp đồng này. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh những vấn đề mới thì hai bên thỏa thuận lập Phụ lục hợp đồng, Phụ lục của Hợp đồng này có giá trị pháp lý như Hợp đồng chính.

2. Trường hợp khi chưa hết hạn hợp đồng mà Bên thuê có nhu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì hai bên thống nhất cùng lập Biên bn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Khi chấm dứt hợp đồng, các bên nhất trí hoàn tất các nghĩa vụ của mỗi bên theo thỏa thuận trong Hợp đồng này; Bên thuê có trách nhiệm bàn giao lại nhà ở cho Bên cho thuê trong thời hạn …… ngày, k từ ngày ký Biên bản chấm dứt hợp đồng thuê.

4. Trường hợp các bên có tranh chấp về các nội dung của Hợp đồng này thì hai bên cùng bàn bạc giải quyết thông qua thương lượng. Trong trường hợp các bên không thương lượng được thì có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.

5. Các cam kết khác.

Điều 9. Các thỏa thuận khác

(Các thỏa thuận trong Hợp đồng này phải phù hợp với quy định của pháp luật).

1 ………………………………………………………………………………….

2 ………………………………………………………………………………

Điều 10. Hiệu lực của hợp đồng

1. Hợp đồng này có hiệu lực k từ ngày……………………………..

2. Hợp đồng này có thời hạn là .... năm và có giá trị kể từ ngày hai bên ký kết. Hợp đồng này có .... trang được lập thành 03 bản và có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản, 01 bản gửi cơ quan quản lý nhà ở để theo dõi, quản lý./.

BÊN THUÊ NHÀ Ở
(Ký và ghi rõ họ tên)


BÊN CHO THUÊ NHÀ Ở
(Ký và ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức thì đóng dấu và ghi chức vụ của người ký)

______________________________

49 Áp dụng cả đối với nhà ở xã hội thuộc tài sản công.

50 Các căn cứ khác liên quan đến việc thuê nhà ở xã hội.

51 Chỉ ghi mục này nếu bên cho thuê là tổ chức.

52 Ghi rõ họ và tên người đại diện theo pháp luật nếu bên cho thuê là tổ chức; ghi rõ họ và tên cá nhân nếu bên cho thuê là cá nhân.

53 Hai bên thỏa thuận rõ phương thức và địa chỉ thu nộp tiền thuê nhà ở.

54 Các bên tự thỏa thuận về thời hạn thuê nhưng tối đa không vượt quá 05 năm. Đối với nhà ở xã hội chỉ để cho thuê thì thời hạn tối đa là 10 năm.

Phụ lục A

Tên các thành viên trong Hợp đồng thuê nhà ở số…………ngày …../…/….. bao gồm:

STT

Họ và tên thành viên trong hợp đồng thuê nhà

Mối quan hệ với người đại diện đng tên ký hợp đồng thuê nhà

Ghi chú

1

Nguyn Văn A

S CCCD:…………………

Đứng tên ký hợp đồng thuê nhà ở

2

Nguyễn Thị B

Số CCCD:…………………..

Vợ

3

Nguyn Văn C

Số CCCD: …………………….

Con đẻ

….

………………………

……….………

Ghi chú: Chỉ ghi tên các thành viên từ đủ 18 tuổi trở lên. Phụ lục này được đóng dấu xác nhận của Bên cho thuê nhà ở.

Phụ lục B. Gia hạn hợp đồng thuê nhà ở

Hôm nay, ngày …… tháng …….. năm .... Hai bên chúng tôi thống nhất ký kết Phụ lục gia hạn hợp đng thuê nhà ở theo Hợp đồng thuê nhà số…………….. ký ngày …../……/…….với các nội dung sau đây:

1. Họ và tên người tiếp tục được thuê nhà ở:

- Họ và tên55:…………………… CCCD số……………..…..…………………………..

- Họ và tên:…………………….. CCCD số………………….…………………………..

- Họ và tên:…………………….. CCCD số………………….…………………………..

- Họ và tên:…………………….. CCCD số………………….…………………………..

2. Giá thuê nhà :

Giá thuê nhà ở56………………………... Việt Nam đồng/tháng

(Bằng chữ:……………………………… Việt Nam đồng/tháng).

Giá thuê nhà ở này được tính từ ngày .... tháng .... năm……..

3. Thời hạn thuê nhà :

Thời hạn thuê nhà ở là………tháng (năm), k từ ngày…..../…../………..

4. Cam kết các Bên

a) Các nội dung khác trong Hợp đồng thuê nhà số ………………. ký ngày…../…./….. vẫn có giá trị pháp lý đối với hai bên khi thực hiện thuê nhà ở theo thời hạn quy định tại Phụ lục gia hạn hợp đồng này.

b) Các thành viên có tên trong Phụ lục gia hạn Hợp đồng thuê nhà ở này cùng với Bên cho thuê tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã quy định tại Hợp đồng thuê nhà ở số……………….. ngày……/……../……..

c) Phụ lục gia hạn Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày hai bên ký kết và được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ 01 bản và 01 bản gửi cho cơ quan quản lý nhà ở để theo dõi, quản lý./.

BÊN THUÊ NHÀ Ở
(Ký và ghi rõ họ tên)


BÊN CHO THUÊ NHÀ Ở
(Ký và ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức thì đóng dấu và ghi chức vụ người ký)

______________________________

55 Ghi họ tên thành viên từ đủ 18 tuổi trở lên được tiếp tục thuê nhà ở và mối quan hệ với người đứng tên hợp đồng thuê nhà ở hoặc người đại diện ký gia hạn hợp đồng (nếu có thay đổi người đứng tên hợp đồng).

56 Đã bao gồm kinh phí bảo trì nhà ở.

PHỤ LỤC VII

MẪU HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở CŨ THUỘC TÀI SẢN CÔNG
(Kèm theo Thông tư số 05/2024/TT-BXD ngày 31/7/2024 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------

……, ngày …. tháng …. năm ……

HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở CŨ THUỘC TÀI SẢN CÔNG

Số ………./HĐ

Căn cứ Bộ Luật Dân sự ngày 09 tháng 12 năm 2015;

Căn cứ Luật Nhà ở ngày 27 tháng 11 năm 2023;

Căn cứ Nghị định số .../NĐ-CP ngày... tháng... năm của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở;

Căn cứ đơn đề nghị mua nhà ở của Ông (Bà)……………đngày…./.../...;

Căn cứ57………………………………………………………………………….;

Hai bên chúng tôi gồm:

BÊN BÁN NHÀ Ở (sau đây gọi tắt là Bên bán):

- Tên đơn vị……………………………………………………………………

- Người đại diện theo pháp luật: ……………………………………………..

- Nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại58: ……………………………………….

- Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………….

- Điện thoại: ……………………..Fax (nếu có):…………………………………..

- Số tài khoản: ……………………….tại Ngân hàng:……………………………..

- Mã số thuế: ……………………………………………………………………….

BÊN MUA NHÀ Ở (sau đây gọi tắt là Bên mua):

- Ông (bà): ……………………… đại diện cho các thành viên trong hộ gia đình59…………………….. ngày……/…../….

- Số định danh cá nhân/CCCD/H chiếu: ……………. cấp ngày……/……/….., tại ……………..

- Và vợ hoặc chồng (nếu có) là: ……………………………………………..

- Số định danh cá nhân/CCCD/H chiếu:…………..cấp ngày……/……/……, tại………...

- Nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú60:…………………………………………..

- Điện thoại: ……………………………………………………………….

- Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………..

Hai bên chúng tôi thống nhất ký kết hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc tài sn công với các nội dung sau:

Điều 1. Thông tin của nhà ở mua bán:

1. Loại nhà ở (ghi rõ căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, nhà biệt thự)………………

2. Địa chỉ nhà ở: ………………………………………………………………..

3. Cấp (hạng) nhà ở:………….vị trí nhà ở…………………………………….

4. Tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà ở là: ………………………………………………

5. Tổng diện tích sử dụng nhà ở là …….m2, trong đó diện tích nhà chính là.... m2; diện tích nhà phụ là………m2.

6. Diện tích đất là:……..m2, trong đó sử dụng chung là…….m2, sử dụng riêng là:…….m2.

(Kèm theo bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở thể hiện diện tích theo hợp đồng thuê nhà ở).

Điều 2. Giá bán nhà ở, phương thức và thời hạn thanh toán

1. Giá bán nhà ở (bao gồm tiền nhà và tiền chuyn quyền sử dụng đất), trong đó:

a) Tiền nhà ở là:…………………………………...Việt Nam đồng

(Bng chữ:........................................................................................)

b) Tiền chuyển quyền sử dụng đất là ……………….Việt Nam đồng

(Bng chữ............................................................................................................... )

Tng cộng: a + b = ………………….…………Việt Nam đồng (I)

(Bằng chữ............................................................................................................... )

2. S tiền mua nhà ở Bên mua được miễn, gim là:

a) Tin nhà ở là: ………………………..Việt Nam đồng

(Bng chữ............................................................................................................... )

b) Tiền sử dụng đất là: ……………….Việt Nam đồng

(Bằng chữ ........................................................................)

Tng cộng: a+b =…………………………Việt Nam đồng (II)

(Trong đó giảm tiền nhà áp dụng quy định tại61 …………………………………………..

Miễn, giảm tin sử dụng đt áp dụng quy định tại62……………………………………..)

3. Số tiền mua nhà ở thực tế Bên mua phải trả cho Bên bán (I - II) là:………….….Việt Nam đồng;

(Bằng chữ ........................................................................)

4. Phương thức thanh toán: Bên mua trả bằng (ghi rõ là thanh toán bng tiền mặt Việt Nam đng hoặc chuyn vào tài khoản Bên bán)63: ………………………………………….

5. Thời hạn thanh toán:

a) Bên mua trách nhiệm trả tiền một ln ngay sau khi ký hợp đồng này. Bên bán có trách nhiệm giao cho Bên mua Phiếu báo thanh toán tiền mua nhà ở sau khi ký hợp đồng này;

b) Sau khi nhận được Phiếu báo thanh toán tiền mua nhà ở, Bên mua có trách nhiệm thanh toán đủ tiền mua nhà ở đúng thời hạn và địa điểm ghi tại Phiếu báo thanh toán này.

Điều 3. Thời hạn giao nhận nhà

1. Hai bên thống nhất thời gian giao nhận nhà ở vào ngày ....tháng…..m.... kể từ ngày bên mua thanh toán đủ số tiền mua nhà ở (hoặc………………………………).

2. Sau khi Bên mua thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về mua bán nhà ở và đã nhận nhà ở theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì Bên bán có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ mua bán nhà ở và chuyển sang cho cơ quan có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Giấy chng nhận) cho Bên mua.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên bán

1. Quyền của Bên bán:

a) Yêu cầu Bên mua thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền mua nhà ở theo quy định tại Điều 2 của hợp đồng này;

b) Bàn giao nhà ở cho Bên mua theo đúng thời gian thỏa thuận;

c) Yêu cầu Bên mua bảo qun nhà ở trong thời gian chưa hoàn tất thủ tục mua bán nhà ở;

d) Chấm dứt hợp đồng mua bán nhà ở trong trường hợp quá ………… ngày kể từ ngày ký kết Hợp đồng mà Bên mua không thực hiện thanh toán tiền mua nhà ở mà không có lý do chính đáng;

đ) Các quyền khác theo thỏa thuận.

2. Nghĩa vụ của Bên bán:

a) Giao nhà cho Bên mua đúng thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 3 của hợp đồng này;

b) Hướng dẫn Bên mua nộp các nghĩa vụ tài chính liên quan đến việc mua bán nhà ở này;

c) Xác định đúng diện tích nhà ở mua bán và làm thủ tục chuyển hồ sơ mua bán nhà ở sang cơ quan có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận cho Bên mua;

d) Phổ biến, hướng dẫn cho Bên mua biết quy định về qun lý sử dụng nhà ở đối với nhà ở mua bán là nhà chung cư, nhà biệt thự;

đ) Chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng này;

e) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên mua

1. Quyền của Bên mua:

a) Yêu cầu Bên bán bàn giao nhà kèm theo giấy tờ về nhà ở theo đúng thỏa thuận tại Điều 3 hợp đồng này;

b) Yêu cầu Bên bán làm thủ tục để cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sau khi đã hoàn thành thủ tục mua bán nhà ở;

c) Các quyền khác theo thỏa thuận.

2. Nghĩa vụ của Bên mua;

a) Thanh toán đầy đủ tiền mua nhà ở và nộp các nghĩa vụ tài chính về mua bán nhà ở theo đúng quy định;

b) Chấp hành đầy đủ những quy định về qun lý sử dụng nhà ở và quyết định của cơ quan có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng này;

c) Chấp hành các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh trật tự trong khu vực cư trú;

d) Trường hợp quá ………… ngày k từ ngày ký kết hợp đồng mà Bên mua không thanh toán đủ tiền mua nhà theo yêu cầu của Phiếu báo thanh toán tiền mua nhà ở và không nộp các nghĩa vụ tài chính theo quy định mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị chấm dứt hợp đồng. Nếu Bên mua muốn tiếp tục mua nhà ở thì phải ký kết lại hợp đồng mua bán nhà ở mới theo quy định của pháp luật về nhà ở;

e) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận.

Điều 6. Cam kết của các bên

1. Hai bên cùng cam kết thực hiện đúng các nội dung hợp đồng đã ký. Trường hợp các bên có tranh chấp về các nội dung của hợp đồng này thì hai bên cùng bàn bạc giải quyết thông qua thương lượng. Trong trường hợp các bên không thương lượng được thì có quyền yêu cu Toà án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.

2. Các cam kết khác theo thoả thuận.

Điều 7. Hiệu lực của hợp đồng

1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày……tháng…..năm……

2. Hợp đồng này được lập thành 04 bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bn, 01 bn chuyển cơ quan cấp Giấy chứng nhận, 01 bn chuyển cho cơ quan thuế./.

BÊN MUA NHÀ Ở
(ký và ghi rõ họ tên)


BÊN BÁN NHÀ Ở
(ký tên, đóng dấu)

______________________________

57 Ghi Quyết định bán nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

58 Ghi địa chỉ đăng ký thường trú hoặc tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú

59 Ghi tên người đại diện mà đã được các thành viên có văn bản thỏa thuận cử đứng tên Hợp đồng mua bán nhà ở

60 Ghi địa chỉ đăng ký thường trú hoặc tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú

61 Ghi rõ căn cứ áp dụng giảm tiền nhà

62 Ghi rõ căn cứ áp dụng miễn, giảm tiền sử dụng đất

63 Ghi địa chỉ nộp tiền tại kho bạc

Bản vẽ đồ nhà , đất kèm theo hợp đồng mua bán

ính kèm Hợp đồng mua bán nhà ở số……ký ngày …./…./….)

Bản vẽ sơ đồ, vị trí mặt bằng nhà ở theo hợp đồng thuê nhà ở

Đại diện đứng tên
ký hợp đồng mua bán nhà ở
(ký và ghi rõ họ tên)


Bên bán nhà ở
(ký tên, đóng dấu)

MINISTRY OF CONSTRUCTION OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 05/2024/TT-BXD

Hanoi, July 31 of 2024

 

CIRCULAR

ELABORATING THE LAW ON HOUSING

Pursuant to the Law on Housing dated November 27 of 2023;

Pursuant to Decree No. 52/2022/ND-CP dated November 15, 2022 of the Government on functions, tasks, powers, and organizational structures of Ministry of Construction;

At request of Director of Housing and Real Estate Market Management Agency;

The Minister of Construction promulgates Circular elaborating the Law on Housing.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



This Circular elaborates the Law on Housing No. 27/2023/QH15 (hereinafter referred to as “the Law on Housing”), including:

1. Point a Clause 2 Article 21 regarding documents notifying the leasing of houses of foreign house owners in Vietnam to housing authority of districts, communes, city-level provinces, central-affiliated cities (hereinafter referred to as “district housing authority”) where the houses to be leased are located.

2. Point a Clause 3 Article 57 regarding requirements for construction of private multi-storey or multi-unit houses.

3. Clause 5 Article 57 regarding Regulations on management and use of apartment buildings.

4. Clause 9 Article 78 regarding sample documents proving eligibility under Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10, and 11 Article 76 of the Law on Housing; sample documents proving eligibility for social housing support policies.

5. Clause 3 Article 191 regarding expenditure for developing provincial housing development programs and plans.

6. Clause 4 Article 191 regarding sample contracts for purchase, lease purchase, lease of social housing, relocation housing, public housing.

7. Clause 14 Article 191 regarding framework programs for training and refresher training for management of apartment building operation.

Article 2. Regulated entities

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. State authorities related to provisions under this Circular.

Chapter II

ELABORATING PROVISIONS RELATING TO HOUSING DEVELOPMENT AND MANAGEMENT

Article 3. Notifying the leasing of houses of foreign house owners in Vietnam

1. Prior to signing contracts for the leasing of his/her house, a foreign house owner in Vietnam must notify district housing authority of districts where the leased house is located in writing. The notifying document must include name of the owner, address of leased house, duration of lease, number, date of issue of certificate of ownership of the house to be leased, use purpose of the house to be leased and must be filed together with copies of certificate of ownership of the house.

2. Within 15 days from the date on which lease contract is terminated, the foreign house owner must send document notifying the termination of lease contract to district housing authority of district where the leased house is located.

3. District housing authority are responsible for submitting reports on leasing of house of the foreigner in their district to provincial housing authority on a six-monthly, yearly, and irregular basis for reporting to People’s Committees of province or central-affiliated city (hereinafter referred to as “provincial People's Committees”) and Ministry of Construction.

Article 4. Requirements for construction of private multi-storey and/or multi-unit houses

1. Where an individual invests in construction of a house with at least 2 storeys and under 20 units where each storey accommodates dwelling units designed, built for lease, he/she must:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



He/she must build house in accordance with construction permit or notifying document sent to commune-level People’s Committee where their house is located;

b) meet fire prevention and firefighting requirements in accordance with fire prevention and firefighting laws, fire safety requirements in accordance with national standards on single-family houses, traffic requirements for performance of firefighting duty of firefighting facilities, and other requirements (if any) imposed by provincial People’s Committee.

2. Management of operation of private multi-storey and multi-unit houses under Clause 1 of this Article must conform to Regulation on apartment building management and use.

Article 5. Regulation on management and use of apartment buildings

Regulation on management and use of apartment buildings is attached hereto.

Chapter III

SAMPLE DOCUMENTS PROVING ELIGIBILITY AND REQUIREMENTS FOR SOCIAL HOUSING SUPPORT POLICIES

Article 6. Sample documents proving eligibility for social housing support policies

1. Documents proving eligibility for social housing support policies conform to the following regulations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Certified true copies of certificate of poor households, near-poor households as per the law in case of entities under Clause 2, Clause 3, and Clause 4 Article 76 hereof;

c) Form No. 1 under Appendix I attached hereto in case of entities under Clause 5, Clause 6, Clause 8, Clause 9, Clause 10, and Clause 11 Article 76 of the Law on Housing;

d) Guidelines of Minister of National Defense and Minister of Public Security in accordance with entities under Clause 7 Article 76 of the Law on Housing.

2. Agencies, entities, and enterprises shall verify documents proving eligibility of:

a) People with low income in cities (if they work under employment contract);

b) Workers and employees working in enterprises, cooperatives, joint cooperatives inside and outside of industrial parks;

c) Officials, public officials, and public employees according to regulations on officials, public officials, and public employees.

3. Public housing authority shall verify documents proving eligibility of entities who have returned official housing.

4. Universities, academies, higher education institutions, colleges, vocational education and training facilities, specialized schools as per the law, public boarding schools for ethnic minorities shall verify documents of students, learners pursuing education at establishments under their management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Documents proving housing requirements for social housing purchase, lease purchase for people’s armed forces shall conform to Form No. 2 (if they have not owned a house) or Form No. 3 (if they have owned a house) under Appendix I attached hereto.

Where applicants for social housing purchase or lease purchase are married, their spouses must also submit documents proving housing requirements under Form No. 2 Appendix I attached hereto.

Article 8. Sample documents proving income requirements for social housing purchase, lease purchase

1. Documents proving income requirements for social housing purchase and lease purchase shall conform to Form No. 4 (in case of entities under Clause 5, Clause 6, Clause 7, and Clause 8 Article 76 of the Law on Housing) or Form No. 5 (in case of entities under Clause 5 Article 76 of the Law on Housing not working under employment contracts) under Appendix I attached hereto.

Where applications for social housing purchase or lease purchase are married, their spouses must also submit documents proving income requirements under Form No. 4 or Form No. 5 of Appendix I attached hereto.

2. Agencies, entities, and enterprises where entities below are working shall verify documents proving income requirements for social housing purchase and lease purchase:

a) People with low income in cities (if they work under employment contract);

b) Workers and employees working in enterprises, cooperatives, joint cooperatives inside and outside of industrial parks;

c) Officers, non-commissioned servicemen, servicemen in people’s armed forces, people security personnel, active national defense public employees, employees; individuals engaging in cryptography operations and other work in cryptography organizations and receiving salaries from state budget;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Where entities under this Clause retire, documents proving income requirements are decision on retirement pensions of the entities.

3. In respect of entities under Clauses 2, 3, and 4 Article 76 of the Law on Housing, documents proving income requirements for purchase, lease purchase of social housing are certified true copies of poor households, near-poor households.

Article 9. Sample documents proving eligibility of households and individuals for concessional loans taken via Bank for Social Policy, State-designated credit institutions for house construction, renovation, or repair

1. Documents proving land, house, permanent residence registration requirements of households, individuals for concessional loans taken via Bank for Social Policy for house construction, renovation, or repair shall conform to Form No. 6 under Appendix I attached hereto.

2. Documents proving land, house, permanent residence registration requirements of households, individuals for concessional loans taken via State-designated credit institutions for house construction, renovation, or repair shall conform to Form No. 7 under Appendix I attached hereto.

Chapter IV

EXPENDITURE ON HOUSING DEVELOPMENT PROGRAMS, PLANS AND HOUSING CONTRACT SAMPLES

Article 10. Expenditure on developing provincial housing development programs

1. Expenditure on developing provincial housing development programs is determined as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



where:

CCT: means total expenditure on developing housing development programs.

CCT1: means costs for developing housing development programs.

CCT2: means management costs for housing development program of provincial housing authority.

2. CCT1 under Clause 1 of this Article is determined as follows:

CCT1 = Ccg+ Cql+ Ck + TL + GTGT

where:

Ccg: means costs paid for experts for performance of tasks.

Cql: means management costs of consulting entities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



TL: means income subject to tax.

GTGT: means Value-added Tax (VAT).

3. Constituents of CCT1 under Clause 2 of this Article are determined as follows:

a) Ccq is determined using the formula below:

Ccg = Unit daily salaries for experts multiplied (x) Number of work days.

Unit daily salaries for experts are determined by monthly salaries for consulting experts in Vietnam divided by 26 days and specified under schedule No. 4 of Appendix II attached hereto.

Expert rate and number of work days for tasks under provincial housing development programs are specified under Schedule No. 1 of Appendix II attached hereto;

b) Cql includes: costs relating to operation of management, administration departments of consulting organizations (salaries of management departments), costs for maintaining operation of consulting organizations; costs for office; costs for social affairs (contribution to social insurance, health insurance, unemployment insurance in accordance with regulations on liabilities of consulting organizations); professional liability insurance and other costs relevant to operation of consulting organizations. Cql of consulting entities equals 25% of Ccq;

c) Ck includes travelling, accommodation costs which are determined in accordance with instructions of Ministry of Finance regarding work trip fees and other fees appropriate to practical situations at the time of producing estimates;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) GTGT is determined on the basis of a rate applicable to counseling service as per the law.

4. CCT2 under Clause 1 of this Article are operating costs of provincial housing authority that governs the development of housing development program, including:

a) Ccg is determined on the basis of work to be completed; expert rate and number of work days.

Unit daily salaries for experts are determined by monthly salaries for consulting experts in Vietnam divided by 26 days and specified under schedule No. 4 of Appendix II attached hereto.

Expert rate and number of work days for professional tasks are specified under Schedule No. 3 of Appendix II attached hereto;

b) Chh is determined in accordance with guidelines of Ministry of Finance regarding conference expenditure;

c) Ck includes travelling, accommodation costs determined in accordance with instructions of Ministry of Industry and Trade regarding work trip fees; costs for choosing consulting entities (if any) in accordance with bidding laws, and other costs appropriate to practical situations at the time of occurrence.

5. The basis for determining fees are expert rate and expert salaries according to regulations of Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, work trip allowances, conference allowances according to regulations of Ministry of Finance.

Article 11. Expenditure on developing provincial housing development plan

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



CKH = CKH1 + CKH2

where:

CKH: means total expenditure on developing housing development plan.

CKH1: means expenditure on developing housing development plan.

CKH2: means management costs for development of housing development plan of housing authority.

2. CKH1 under Clause 1 of this Article is determined as follows:

CKH1 = Ccg+ Cql + Ck + TL + GTGT

where:

Ccq: means costs for experts to commence construction of housing development plan determined in accordance with Point a Clause 3 Article 10 hereof with expert rate and number of work days for construction tasks in provincial housing development plan under Schedule No. 2 Appendix II attached hereto.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Ck: means other costs including: travelling, accommodation, office supply costs and other reasonable costs determined in accordance with Point c Clause 3 Article 10 hereof.

TL: means income subject to tax, determined in accordance with Point d Clause 3 Article 10 hereof.

GTGT: means VAT, determined in accordance with Point dd Clause 3 Article 10 hereof.

3. CKH2 under Clause 1 of this Article means costs for management conducted by provincial housing authority regarding housing development process and is determined in accordance with Clause 4 Article 10 hereof.

4. The basis for determining fees are expert rate and expert salaries according to regulations of Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, work trip allowances, conference allowances according to regulations of Ministry of Finance.

Article 12. Regulations on contract samples regarding housing

1. Sample contracts for purchase of relocation housing are specified under Appendix III attached hereto.

2. Sample contracts for lease-purchase of relocation housing are specified under Appendix IV attached hereto.

3. Sample contracts for lease of relocation housing, old houses under public property are specified under Appendix V attached hereto.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Sample contracts for purchase of old houses under public property are specified under Appendix VII attached hereto.

Chapter V

FRAMEWORK PROGRAM FOR TRAINING AND ADVANCED TRAINING REGARDING MANAGEMENT OF APARTMENT BUILDING OPERATION

Article 13. Law training regarding management of apartment building operation and use

Law training regarding management of apartment building operation and use consists of 2 lectures below:

1. Lecture on general regulations of the law including: housing laws, construction laws, fire prevention and firefighting laws, civil laws, land laws, real estate business laws relating to apartment buildings.

2. Lecture on specific details in managing operation and use of apartment buildings.

Article 14. Outline of lectures on regulations of the law pertaining to managing operation and use of apartment building

1. Lectures under Clause 1 Article 13 hereof consist of:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Regulations of the law pertaining to investment, construction, renovation, and maintenance of apartment buildings;

c) Regulations of the law pertaining to land use right and ownership of apartment buildings;

d) Regulations of the law pertaining to housing transactions, contracts for management service of apartment building operation, contracts for apartment building maintenance.

2. Lectures under Clause 2 Article 13 hereof consist of:

a) Regulations of housing laws pertaining to apartment building management and use;

b) Details of Regulation on apartment building management and use.

3. In addition to details specified under Clause 1 and Clause 2 of this Article, training facilities may add other relevant details at request of the learners.

Article 15. Professional training regarding management of apartment building operation

1. Mandatory theory sessions consist of the following 7 topics:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Topic 2: Managing electricity supply, water supply and drainage, ventilation - heating systems in apartment building;

c) Topic 3: Managing operation of fire prevention and firefighting system, equipment in apartment building;

d) Topic 4: Managing operation of elevator and escalator system in apartment building;

dd) Topic 5: Managing environmental hygiene and scenery of apartment building and wastewater discharge;

e) Topic 6: Managing risk, order and security, administration, natural disaster preparedness in apartment building; requirements pertaining to civilized behavior in cities and apartment buildings (if any);

g) Topic 7: Applying information technology in management of apartment building operation.

2. In addition to the 7 topics under Clause 1 of this Article, training facilities may include additional topics to meet learners’ demands.

3. Mandatory practice sessions consist of:

a) Physical survey of management of apartment building operation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Other practice details relating to managing apartment building operation that suit learners’ demands;

d) Producing reports after survey and practice containing: cooperation between relevant organizations, individuals in managing apartment building operation; evaluation regarding protection, security, fire prevention and firefighting, environmental hygiene of apartment building and adoption of information technology in managing apartment building operation.

Article 16. Outline of lectures on professional training regarding management of apartment building operation

1. Outline of topic 1 on management of apartment building operation consists of:

a) Management models of apartment building operation and cooperation methods and details between relevant organizations and individuals in managing apartment building operation;

b) Management and use of common area, equipment for common use, in common area;

c) Management of entry, exit, noise, security, and hygiene, environment in apartment building;

d) Guidelines on use of public services of apartment building; reception and processing user feedback to improve public service quality;

dd) Procedures receiving and managing equipment, instruments of apartment building;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) Other relevant issues to suit learners’ demands.

2. Outline of topic 2 on managing electricity supply, water supply and drainage, ventilation - heating systems in apartment building consists of:

a) Management of operation and maintenance of electrical system, emergency warning system, lighting protection system, grounding system (specifying location, operating mechanism, maintenance principles, and handling of technical issues in operation);

b) Management of operation and maintenance of water supply and drainage system in and outside of apartment building (specifying location, operating mechanism, maintenance principles, and handling of technical issues in operation);

c) Management of operation and maintenance of HVAC (heating, ventilation, air conditioning) system in apartment building (specifying location, operating mechanism, maintenance principles, and handling of technical issues in operation);

d) Cooperation responsibilities and regulation between entities managing apartment building operation and project developers, apartment building administration boards, local government, and contractors for equipment supply;

dd) Other relevant issues to suit learners’ demands.

3. Outline of topic 2 on managing operation of fire prevention and firefighting system, equipment in apartment building consists of:

a) Management of operation of fire prevention and firefighting machinery, equipment in apartment building (specifying location, operating mechanism, maintenance principles, and handling of technical issues in operation);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Other relevant issues to suit learners’ demands.

4. Outline of topic 4 on managing operation of elevator and escalator system in apartment building consists of:

a) Management of operation of elevator and escalator in apartment building (specifying location, operating mechanism, maintenance principles, and handling of technical issues in operation);

b) Cooperation responsibilities and regulation between entities managing apartment building operation and project developers, apartment building administration boards, local governments, and elevator, escalator supply contractors;

c) Other relevant issues to suit learners’ demands.

5. Outline of topic 5 on managing environmental hygiene and scenery of apartment building and wastewater discharge consists of:

a) Hygiene and environment management of apartment building;

b) Management of waste and wastewater processing system operation in apartment building (specifying location, operating mechanism, maintenance principles, and handling of technical issues in operation);

c) Insecticide and tree care procedures;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Other relevant issues to suit learners’ demands.

6. Outline of topic 6 on managing risk, order and security, administration, natural disaster preparedness in apartment building; requirements pertaining to civilized behavior in cities and apartment buildings (if any) consists of:

a) Management of risks in apartment building (specifying risks in managing apartment building operation, evaluating risks, and organizing risk control), insurance policies for limiting risks in apartment buildings and types of insurance contract;

b) Control of order and security in and outside of apartment building (specifying procedures for controlling people, traffic vehicles, and patrol procedures in and outside of apartment building);

c) Knowledge and experience in occupational safety, development of plan and expenditure provisions for fire prevention, firefighting, rescue, and natural disaster preparedness in apartment building;

d) Administrative management in managing apartment building operation;

dd) Requirements pertaining to civilized behaviors in cities and apartment buildings (if any);

e) Other relevant issues to suit learners’ demands.

7. Outline of topic 7 on applying information technology in management of apartment building operation consists of:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Application of information technology in management of apartment building operation;

c) Application of information technology in notifying, receiving feedback and propositions of owners, users regarding management services for apartment building operation; inhabitant survey, service quality assessment; organization of online apartment building meeting due to epidemic, natural disasters which render in-person meeting unviable;

d) Other relevant issues to suit learners’ demands.

Article 17. Outline of training and advanced training for members of apartment building administration boards

Outline of training and advanced training for members of apartment building administration board consists of:

1. Knowledge of the law relating to managing apartment building operation and use under Article 13 hereof.

2. Basic details of service contracts for operation management and apartment building maintenance contracts; classification of disputes and entitlement to settle disputes regarding service contracts for operation management and apartment building maintenance contracts.

3. Basic understanding regarding reception of apartment building dossiers, determination of apartment building drawings.

4. Understanding regarding management, collection and use of maintenance costs for common area, financial funding of apartment building administration boards, selection of entities in charge of maintenance for common area, selection of entities managing apartment building operation, cooperation between apartment building administration boards, project developers, entities managing operation, and local governments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter VI

IMPLEMENTATION

Article 18. Training operation of training facilities providing training, advanced training for apartment building operation management

1. Universities, colleges, vocational intermediate education institutions, training facilities, real estate trading enterprises eligible to provide education and training shall provide training for management of apartment building operation.

On the basis of framework program for training and advanced training for management of apartment building operation under Chapter V hereof, training facilities shall develop lectures and provide training to suit learners’ demand.

2. Training facilities for training and advanced training for management of apartment building operation shall:

a) develop specific training duration; situate locations for theory training and practice training that satisfy training demands;

b) choose and assign lecturers having knowledge and qualifications appropriate to training topic to provide training;

c) prepare management program, distribute lecturers for training, manage learners, issue certificate of completion of training, advanced training for management of apartment building operation in accordance with housing laws;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) implement other relevant regulations during training and issuance of certificate of completion of training, advanced training for management of apartment building operation as per the law.

Article 19. Responsibility of local government

1. Provincial People’s Committees have the responsibility to:

a) request local authority to review, amend, promulgate regulations within the powers of provincial People’s Committees relevant to this Circular in a manner compliant with the Law on Housing and documents elaborating this Law;

b) organize implementation of housing laws and this Circular;

c) conduct inspection, examination, and take actions within their powers or request competent authority to take actions against violations of housing laws and this Circular in their provinces and cities;

d) publicize and educate local organizations and individuals about housing laws;

dd) handle complaints within their powers during implementation of this Circular or request competent authority to take actions as per the law;

e) perform other duties in accordance with the Law on Housing or duties assigned by the Government and/or Prime Minister.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) take charge and cooperate with local authority in determining expenditure on developing provincial housing development programs, plans and requesting provincial People's Committees to review and decide in accordance with this Circular;

b) Monitor and submit reports on houses for lease of foreigners in their provinces and cities to provincial People’s Committees and Ministry of Construction in accordance with this Circular;

c) monitor, expedite, and provide guidelines on management of apartment building operation and use;

d) conduct inspection, examination, and take actions within their powers or request competent authority to take actions against violations of this Circular;

dd) execute other duties in accordance with the Law on Housing, duties assigned by the Government or the Prime Minister or provincial People’s Committees.

3. District and commune People’s Committees shall execute duties assigned to them in accordance with housing laws, this Circular, and local government organization laws.

Article 20. Transition clauses

1. Carry-over of expenditure on developing provincial housing development programs and plans:

a) Where provincial People’s Committees have approved expenditure on provincial housing development programs and plans before the effective date hereof, the approved expenditure still prevails;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Where individuals wishing to build houses of at least 2 storeys and less than 20 dwelling units with dwelling units designed, built for lease apply for construction permit before the effective date hereof and have not received the construction permit issued by competent authority after the effective date hereof, the applying individuals must review and adopt additional requirements pertaining to housing construction under this Circular before obtaining construction permit.

Where construction permit is exempted in accordance with construction law and construction is not complete as of the effective date hereof, individuals investing in housing construction must inform commune People's Committees about information under Clause 1 Article 4 hereof.

3. Training facilities that are providing training and advanced training for management of apartment building operation must develop lectures, survey, practice sessions in accordance with framework programs, assign lecturers appropriate to topics pertaining to management of apartment building operation under this Circular within 12 months from the effective date hereof.

4. Carried over regulations pertaining to management and use of apartment buildings shall conform to Regulation on management and use of apartment buildings attached hereto.

5. Where contracts for purchase, lease purchase, lease of relocation housing, old houses under public property have not been signed by the parties as of the effective date hereof, the parties must enter into new contracts using contract forms attached hereto.

Article 21. Entry into force

1. This Circular comes into force from August 01 of 2024.

2. The following Circulars are annulled:

a) Circular No. 05-BXD/DT dated February 9 of 1993 of Ministry of Construction;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Circular No. 11/2008/TT-BXD dated May 5 of 2008;

d) Circular No. 37/2009/TT-BXD dated December 1 of 2009 of the Minister of Construction;

dd) Circular No. 09/2015/TT-BXD dated December 29 of 2015 of Minister of Construction;

e) Circular No. 02/2016/TT-BXD dated February 15 of 2016 of Minister of Construction;

g) Circular No. 19/2016/TT-BXD dated June 30 of 2016 of Minister of Construction;

h) Circular No. 28/2016/TT-BXD dated December 15 of 2016 of the Minister of Construction;

i) Circular No. 31/2016/TT-BXD dated December 30 of 2016 of the Minister of Construction;

k) Circular No. 06/2019/TT-BXD dated October 31 of 2019 of the Minister of Construction;

l) Circular No. 07/2021/TT-BXD dated June 30 of 2021 of the Minister of Construction;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



n) Circular No. 03/2023/TT-BXD dated April 28 of 2023 of the Minister of Construction.

3. Where provisions under legislative documents promulgated by the Minister of Construction, other ministries, central departments, and provincial People’s Committees differ from provisions under this Circular, the provisions under this Circular will prevail.

4. Difficulties that arise during implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Construction./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Van Sinh

 

REGULATION

ON MANAGEMENT AND USE OS APARTMENT BUILDING
(Attached to Circular No.
05/2024/TT-BXD dated July 31 of 2024 of the Minister of Construction)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

1. This Regulation applies to apartment buildings built for residential purpose and apartment buildings built for mixed use including residential and other purposes (including dwelling units serving residential purpose, dwelling units serving tourist accommodations as per tourism laws, service, commercial structures, offices, and other structures), multi-storey multi-units houses in accordance with the Law on Housing No. 27/2023/QH15 (hereinafter referred to as “Law on Housing”), to be specific:

a) Commercial apartment buildings;

b) Social apartment buildings, apartment buildings serving as housing for people’s armed forces, other than apartment buildings under Clause 3 of this Article;

c) Relocation apartment buildings;

d) Old apartment buildings under public property that have been renovated, reconstructed;

dd) Apartment building for official affairs (hereinafter referred to as “official apartment building”);

e) Multi-storey and multi-unit houses under Clause 1 Article 57 of the Law on Housing;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. This Regulation is recommended for old apartment buildings under public property that have not been renovated, reconstructed or multi-storey and multi-unit houses not mentioned under Point e, Point g Clause 1 of this Article.

3. Social apartment buildings rented to students, learners and worker housing in form of dorms are not regulated by this Regulation.

Article 2. Regulated entities

1. Developers of housing construction projects; owners, users of apartment buildings; administration boards of apartment buildings; entities managing apartment building operation.

2. State authority related to the management and use of apartment buildings.

3. Other organizations and individuals related to the management and use of apartment buildings.

Article 3. Definitions

In the Regulation, the terms below are construed as follows:

1. “Apartment building” means houses defined under Clause 3 Article 2 of the Law on Housing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. “Apartment complex” means a combination of at least two apartment buildings built under planning and project dossiers approved by competent authority.

4. “Residential apartment building” means an apartment building designed and built for residential purposes only.

5. “Mixed-use apartment building” means an apartment building designed and built for residential and other purposes such as office, service, commerce.

6. “Developer” of a housing investment and construction project means an organization selected to execute the housing investment and construction project in accordance with the Law on Housing.

7. “Apartment building owner” means an owner of a dwelling unit, owner of area other than a dwelling unit in an apartment building.

8. “Apartment building user” means an owner who uses apartment building or an organization, a household, an individual legitimately using dwelling unit or other area in apartment building by renting, borrowing, lodging, obtaining authorization to manage, use or using under decision of competent authority.

9. “Representative” of owner or dwelling unit or area other than dwelling unit in apartment building means an individual representing owner of each dwelling unit, area other than dwelling unit in apartment building or representing legitimate user duly authorized in writing by owner of dwelling unit or other area in apartment building (hereinafter referred to as “owner representative”).

10. “Single-owner apartment building” means an apartment building owned by a single owner and not separated into common area, private area.

11. “Multi-owner apartment building” means an apartment building with at least two owners and consisting of private area of each owner and common area of all owners.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



13. “Common area” of an apartment complex means area, structures, equipment, system, technical infrastructure under common ownership of owners of apartment complex, including water tanks, generators, water heaters, common air conditioning (if any), septic tanks, water pumps, common yards, gardens, parks, and other work items in apartment complex defined under housing investment and construction projects and approved for use by users other buildings in the complex.

14. “Residential zone” in a mixed-use apartment building for residential purposes and other purposes means a zone containing residential dwelling units or residential dwelling units combined with tourist accommodations equipped with electricity supply system, water supply and drainage system, elevator system, escalator system, fire prevention and firefighting system, garbage treatment system compliant with design dossiers approved by competent authority in accordance with construction laws to serve these dwelling units. Common area of residential zones of dwelling units are areas, equipment, system defined under Point b Clause 2 Article 142 of the Law on Housing under common ownership of dwelling unit owners.

15. “Commercial zone” in a mixed-use apartment building for residential and non-residential purposes means a zone for office, service, commerce equipped with electricity supply system, water supply and drainage system, elevator system, escalator system, fire prevention and firefighting system, garbage treatment system compliant with design dossiers approved in accordance with construction laws to serve these office, service, and commerce areas. Common area of commercial zones are area, equipment under Point b Clause 2 Article 142 of the Law on Housing under common ownership of owners of commercial zones.

Article 4. Principles in apartment building management and use

1. The use of apartment buildings must comply with approved occupancies, design purpose, and projects.

2. The management and use of apartment building shall be implemented on the basis of voluntary commitment and agreement between the parties without contradicting housing laws, relevant law provisions, and social ethics.

3. Payment of expenditure on managing apartment building operation shall comply with agreement between owners, users of apartment buildings and entities managing operation on the basis of housing laws. Owners, users of apartment buildings must incur expenditure on maintenance, managing operation, operation of administration boards of apartment buildings (hereinafter referred to as “administration boards”) and other fees, charges to facilitate the use of apartment buildings in accordance with the Law on Housing, this Regulation, and relevant law provisions; comply with internal regulations on apartment building management and use, housing laws, this Regulation, and relevant law provisions during management and use of apartment building.

The use of expenditure on managing operation, maintenance for common area of apartment buildings must be purposeful, public, transparent.

4. Administration boards shall represent owners, users of apartment buildings to exercise rights and responsibilities relating to the management and use of apartment building in accordance with housing laws and this Regulation; where establishment of administration boards is not mandatory in accordance with the Law on Housing, owners and users of apartment buildings shall negotiate about solutions for apartment building management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. All violations of regulations on management and use of apartment buildings must be promptly and stringently dealt with as per the law.

7. Encourage project developers, administration boards, entities managing operation, owners, users of apartment buildings to adopt science, technical engineering, and information technology in management and use of apartment buildings.

Article 5. Principles for determining area of dwelling units, other areas in apartment buildings

1. Usable area of a dwelling unit is determined by carpet area as depicted under the illustration below and specified in certificate of land use right, certificate of ownership for house attached to land (hereinafter referred to as “Certificate”) issued to buyer or lease-purchaser, including area of walls separating rooms in the dwelling unit and area of balcony, loggia (if any) attached to the dwelling unit and excluding area of walls surrounding the dwelling unit, walls separating dwelling units, floor area occupied by pillars, technical panels, exterior walls of technical panels (if any) inside the dwelling unit.

For the purpose of calculating balcony or loggia area, floor area up until the interior edge of the balcony or loggia will be used for the calculation; where balcony or loggia contains shared walls, floor area from the interior of these shared walls will be used for the calculation.

2. Upon handing over dwelling units, the parties must specify actual usable area of the dwelling units and area under signed contracts for purchase, lease-purchase of dwelling units to the record of dwelling unit handover or contract appendix; record of dwelling unit handover or contract appendix are deemed inseparable from contracts for purchase, lease-purchase of dwelling units.

Article 6. Rule for apartment building management and use

1. Rule for apartment building management and use containing details under Clause 2 of this Article is mandatory in apartment buildings regulated by this document.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Regulations applied to owners, users, temporary residents, and visitors of the apartment building;

b) Details not implemented in management of apartment building operation and use; regulations pertaining to environmental hygiene, etiquette, order and security in apartment building;

c) Regulations pertaining to the use of common area of apartment building;

d) Regulations pertaining to repair of damage, replacement of equipment in common area and solutions in case of incident in apartment building;

dd) Regulations on fire prevention and fire safety in apartment building;

e) Regulation on disclosure of information pertaining to the use of apartment building;

g) Regulations on obligations of owners, users of apartment buildings, including payment of expenditure on maintenance, managing apartment building operation as per the law, and solutions for failure to comply with these obligations;

h) Other regulations depending on characteristics of each apartment building.

3. Where initial apartment building meetings have not been held, project developers are responsible for developing rule for apartment building management and use in accordance with Clause 2 of this Article, attach contracts for dwelling unit sale, lease-purchase, and publicly post the rule at community hall, stair lobbies, and receptionist areas of apartment building.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 7. Activities for managing apartment building operation

1. Activities for managing apartment building operation consist of:

a) Regulating, maintaining, inspecting elevator system, maintaining water pumps, power generators, automatic fire alarm systems, firefighting system, firefighting facilities, firefighting apparatus, backup equipment, and other equipment in common area of apartment buildings, apartment complex for normal operation;

b) Providing environmental protection, sanitation, garbage collection, garden care, pest control services and other services to maintain normal operation of apartment buildings;

c) Conducting other tasks decided in apartment building meetings.

2. Where entities managing operation of apartment buildings compliant with Clause 1 Article 149 of the Law on Housing are required, all activities under Clause 1 of this Article must be conducted by the entities; owners and users of apartment buildings are not allowed to hire other service providers to perform operation management. Entities managing apartment building operation may enter into contracts with service providers for execution of management activities as long as they must be accountable for managing operation in accordance with service contracts signed with administration boards.

Chapter II

DETAILS OF APARTMENT BUILDING MANAGEMENT AND USE

Article 8. Management of private area in multi-owner apartment buildings

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Owners of apartment buildings may, at their discretion or by authorizing other people via documents signed by the owners, to manage private area of the owners as long as the use of the private area adheres to approved occupancy and purposes and does not affect private area of other owners or common area of apartment buildings.

3. Where regulations of the law prescribe use and residence conditions of owners and users of apartment buildings, such regulations of the law must be adhered to.

Article 9. Management of common area in multi-owner apartment buildings

1. Determination of common area in multi-owner apartment buildings shall conform to Clause 2 Article 142 and Point a Clause 2 Article 144 of the Law on Housing.

2. In respect of common area in residential apartment buildings, owners and users of apartment buildings are responsible for joint management; where entities managing apartment building operation are required, such entities shall be assigned to manage the common area; where entities managing apartment building operations are not required, apartment building meetings shall assign administration boards or other entities to manage the common area.

3. Where common area of apartment building has mixed occupancy:

a) Where common area of commercial zones cannot be isolated from that of residential zones, owners of apartment buildings are responsible for joint management of the common area; management of operation of this common area conforms to Clause 2 of this Article;

b) Where common area of commercial zones can be isolated from that of residential zones, owners of residential zones are responsible for managing the common area of the residential zones; such management conforms to Clause 2 of this Article. Common area of commercial zones shall be under management of entities managing operation; where entities managing operation are not required, owners of the commercial zones shall be responsible for management.

in respect of common area of the entire building, owners of apartment buildings are responsible for joint management; the management of this common area conforms to Clause 2 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. In respect of common area of apartment complex, administration boards shall represent the owners to manage the common area.

Management of common area of apartment complex conforms to Clause 4 Article 28 hereof.

Article 10. Preparing and handing over apartment building dossiers

1. Owners of apartment buildings must prepare apartment building dossiers in accordance with Clause 2 Article 119 of the Law on Housing.

2. Developers are responsible for preparing apartment building dossiers in accordance with construction laws.

Where apartment building dossiers are no longer available, developers of the apartment buildings must prepare as-built dossiers again in accordance with construction laws. Where developers are no longer available, apartment building meetings shall assign administration boards to hire qualified entities to prepare apartment building dossiers again; expenditure on hiring qualified entities shall be incurred by owners of apartment buildings.

3. Within 20 days from the date on which administration boards or representatives of apartment building management (where administration boards are not required) request developers to hand over apartment building dossiers, the developers must hand over 2 dossier copies photocopied from original copies to the administration boards. Apartment building dossiers handed over to administration boards consist of:

a) As-built dossiers, layout drawings of apartment buildings (with list of drawings attached) in accordance with construction laws;

b) Equipment origin dossiers, equipment installation contracts signed with installers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Structure operation and utilization procedures; structure maintenance procedures;

dd) Notice of approval of work item, apartment building commissioning results of construction authority in accordance with construction laws;

e) Layout drawings of parking area produced by developers on the basis of project and design dossiers approved by competent authority, such drawings must distinguish parking areas dedicated to owners, users of apartment buildings, including common parking spaces for owners of apartment buildings, motor vehicle parking spaces, and public parking area.

4. Prior to handing over apartment building dossiers, developers or administration boards or representatives of apartment building management must examine the equipment, distinguish common area in accordance with the Law on Housing; the handover of apartment building dossiers and handover conditions must be recorded in writing and signed by the parties.

Where equipment examination or distinguishing of common area is not feasible, the developers and administration boards shall record current conditions of equipment, management and use of common area of apartment buildings in writing and hand over apartment building dossiers; where the parties fail to produce written records, either or both parties shall request People’s Committees of wards, townlets (hereinafter referred to as “commune People’s Committees”) of communes where apartment buildings in question are located to examine and produce records in order to hand over to administration boards.

Article 11. Receiving and storing apartment building dossiers

1. Administration boards are responsible for receiving 2 sets of apartment building dossiers handed over by the developers in accordance with Article 10 hereof and storing such dossiers.

Where entities managing apartment building operation are required in accordance with the Law on Housing, administration boards must send 1 set of dossiers that they have received from developers to entities managing operation unless entities managing operation are also the developers.

Where entities managing operation are no longer in charge of managing apartment building operation, these documents must be submitted to administration boards in accordance with signed contracts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Within 30 days from the date on which district People’s Committees receive request for reception of apartment dossiers sent by the developers, the district People’s Committees must receive the dossiers.

Administration boards must be responsible for relevant issues upon failing to receive apartment building dossiers as per the law.

3. Reception of apartment building dossiers must be recorded in writing, where apartment building dossiers are handed over to administration boards, members of the administration board or duly authorized members of administration boards must append signature.

Article 12. Forceful handover of apartment building dossiers

1. Where the developers fail to hand over apartment building dossiers within the time limit under Clause 3 Article 10 hereof, administration boards shall request People’s Committees of districts in writing where the apartment buildings in question are located to hand over the dossiers.

2. Within 20 days from the date on which district People’s Committees receive request of administration boards in accordance with Clause 1 of this Article, where the developers have not handed over apartment building dossiers, district People’s Committees must examine and request the developers to hand over the dossiers in writing; where the developers fail to hand over apartment building dossiers within 10 days after receiving request of district People’s Committees, the developers shall be met with penalties in accordance with regulations of the law on administrative penalties in housing management and use and forced to hand over apartment building dossiers to administration boards.

Article 13. Managing operation of parking spaces in multi-owner apartment buildings

1. In respect of single-owner apartment buildings, parking spaces are under ownership and management of the owners and must be used in accordance with approved projects, the Law on Housing, and this document. Where entities managing apartment building operation are required, such entities shall be responsible for managing the parking spaces; where entities managing apartment building operation are not required, owners shall be responsible for managing the parking spaces at their discretion or by hiring other entities to manage the parking spaces.

2. In respect of multi-owner apartment buildings, entities managing apartment building operation shall be responsible for managing common parking spaces for vehicles other than motor vehicles under Clause 3 of this Article; apartment building meetings shall assign administration boards or other entities to represent the owners to manage the parking spaces where entities managing apartment building operation are not required but administration boards are; owners shall negotiate on management of the parking spaces at their discretion or by hiring other entities where both entities managing apartment building operation and administration boards are not established.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Where apartment buildings have sufficient parking spaces for each dwelling unit and dwelling unit buyers wish to purchase or rent the parking spaces, developers shall sell or lease the parking spaces to the buyers as long as each owner of dwelling or other area in apartment building is not allowed to purchase, rent more parking spaces than number of parking spaces dedicated to each dwelling unit or private area in apartment building;

b) Where there are insufficient number of motor vehicle parking spaces for every dwelling unit, the developers shall sell, lease these parking spaces on the basis of agreement between buyers of dwelling units; where buyers of dwelling units fail to reach an agreement, developers shall implement a draw to decide;

c) The sale and lease of motor vehicle parking spaces under Point a of this Clause can be summarized in dwelling unit sale, lease purchase contracts or prescribed via separate contracts; parking space rent can be paid on a monthly or periodic basis, payment for purchase of parking spaces can be made in form of lump-sum payment, installments, or arrears depending on agreement between the parties. In case of rented parking spaces, the parties shall negotiate about responsibility to pay maintenance expenditure, vehicle parking fees; in case of purchased parking spaces, the buyers shall have the responsibility to pay maintenance expenditure and vehicle parking fees in a manner compliant with regulations of the law and agreement with service providers;

d) Where buyers of parking spaces wish to transfer or lease the parking spaces, they are only allow to transfer, lease the parking spaces to other owners, users of apartment buildings or to the developers (if the developers are still available);

dd) Where buyers, lease-buyers of apartment buildings do not purchase motor vehicle parking spaces in accordance with this Clause, the parties shall specify that such area is under management of the developers in dwelling unit purchase, lease-purchase contracts; developers must not include investment costs for these parking spaces to selling price, lease-purchase price of dwelling units; where buyers, lease-buyers of dwelling units buy, rent motor vehicle parking spaces, developers shall include investment costs for parking spaces to selling price, lease-purchase price of dwelling units.

Where motor vehicle parking spaces under this Point are under management of developers, investment costs for these areas are not included in dwelling unit selling price, lease-purchase price and audited, determined by independent audit.

4. Management of public parking spaces in apartment buildings (parking spaces for individuals other than owners, users of apartment buildings) shall conform to regulations below:

a) Where public parking spaces serve commercial zones, owners of commercial zones may purchase and manage the parking spaces at their discretion or by hiring managing entities;

b) Where public parking spaces are under ownership of developers, the developers are responsible for managing the parking spaces at their discretion or by hiring managing entities of the apartment buildings; where owners of commercial zones rent parking spaces from the developers management of the parking spaces shall conform to parking space rent contracts;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Organizations and individuals owning parking spaces under Clause 3 and Clause 4 of this Article are responsible for incurring management and maintenance costs; renting parking spaces are responsible for maintaining parking spaces in accordance with parking space rent contracts.

Chapter III

ORGANIZING APARTMENT BUILDING MANAGEMENT AND USE

Section 1. APARTMENT BUILDING MEETING

Article 14. Apartment building meeting

1. In respect of single-owner apartment building, apartment building meetings shall be held between owners of apartment buildings and users of apartment buildings.

2. In respect of multi-owner apartment buildings, apartment building meetings shall be held between owners or users (if owners do not attend) possessing written authorization signed by the owners (including cases where users have received dwelling units or other areas in apartment building but have not finished all payments to be paid to developers and excluding cases where contracts for dwelling unit purchase, lease-purchase are terminated).

3. Apartment building meetings may decide details pertaining to the management and use of apartment building under Clause 3 or Clause 4 Article 145 of the Law on Housing and this document. Decisions of apartment building meetings must be recorded in writing and signed by members presiding the meetings and secretaries of apartment building meetings.

Article 15. Initial apartment building meeting

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Apartment building meetings must be held within 12 months from the date on which the apartment buildings are transferred and brought into use and at least 50% of the dwelling units therein have been handed over to buyers, lease-buyers (excluding dwelling units retained by the developers, not for sale, not for lease-purchase); where less than 50% of the dwelling units therein have been handed over after the time limit mentioned above, the meetings shall be held after at least 50% of the dwelling units therein have been handed over;

b) Meetings of apartment complex shall be held when there are at least 50% of dwelling units in each building in the complex have been handed over to buyers, lease-buyers (not including dwelling units by the developers, not for sale, not for lease-purchase) and at least 50% of representatives of dwelling unit owners of each building agree to merge the buildings with the complex.

2. Conditions pertaining to number of attendees of initial apartment building meetings:

a) In respect of apartment building meetings, a minimum of 50% of representatives of dwelling unit owners must attend in accordance with Clause 2 Article 145 of the Law on Housing. In case of insufficient number of attendees, within 7 working days from the intended meeting date specified in meeting notice, developers or representatives of dwelling unit owners shall request People’s Committees of communes where the apartment buildings in question are located in writing to organize apartment building meetings;

b) In respect of apartment complex meetings, representatives of dwelling unit owners approving merger with apartment complex must participate in accordance with Clause 2 Article 145 of the Law on Housing in adequate number under Point b Clause 1 of this Article; in case of insufficient number of attendees, within 7 working days from the intended meeting date specified in meeting notice, developers or representatives of dwelling unit owners shall request commune People’s Committees to hold apartment building meeting unless individual buildings in apartment complex hold their own apartment building meetings in accordance with Point a of this Clause.

3. Developers (in case of multi-owner apartment buildings) or owners (in case of single-owner apartment buildings) are responsible for preparing meeting details, notifying meeting time, location, and organizing official meetings for apartment building owners and users. Developers or owners may hold preliminary meetings to prepare for the official meetings. Preparation for initial apartment building meetings consists of:

a) Examining and determining legitimacy of representative of dwelling unit owner participating in the meetings; in case of authorization, written authorization issued by dwelling unit owners. Written authorizing consists of: full name and phone number (if any) of authorizing individuals and authorized individuals, address of dwelling units or other area in apartment buildings of authorizing individuals, details of authorization related to apartment building meetings, rights and responsibilities of authorizing parties and authorized parties, written authorization must be signed by authorizing individuals and authorized individuals;

d) Drafting regulations on apartment building meeting;

c) Proposing amendment to regulations on management and use of apartment building developed by the developers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In respect of multi-owner apartment buildings, the following details are also required: proposed apartment building operation managing service fees, draft plan for maintenance of common area in apartment buildings, proposed entities managing apartment building operation if entities managing operation are required and developers are ineligible for managing apartment building operation or refuse to participate in managing operation; where administration boards are required, draft regulations on operation, revenue, expenditure of administration boards;

dd) notifying service fees payable such as fees for swimming pools, gyms, tennis courts, spas, and other services (if any);

 e) Other propositions related to management and use of apartment building and requiring report for approval at initial apartment building meeting.

4. Initial apartment building meetings shall decide the following details:

a) Regulation on apartment building meeting (including initial meeting, annual meeting, and irregular meeting);

b) Regulation on election of administration boards, title of administration boards, number of administration board members, list of administration boards, Directors, Vice Directors (where administration boards are required); where developers possess areas in apartment buildings, the developers shall assign their representatives to act as Vice Directors unless the developers state that their representatives do not participate in administration boards.

c) Professional training and advanced training plan for management of apartment building operation for members of administration boards;

d) Amendment to Regulation on apartment building management and use (if any);

dd) Details under Point d Clause 3 of this Article; apartment building meetings shall go over management fees for apartment building operation on the basis of this document and agreement, negotiation with entities managing operation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) Percentage of owners and users of apartment buildings attending annual apartment building meetings in case less than 30% of representatives of owners of apartment buildings attend the meetings in accordance with Clause 1 Article 17 hereof;

h) Methods for choosing maintenance entities, maintenance tasks that require supervision, payment methods for maintenance except for irregular maintenance that occurs outside of annual apartment building meeting or except for cases where irregular apartment building meetings are not held;

i) Other details that must be approved by apartment building meetings in accordance with this document or other details related to management of apartment building operation.

5. Commune People’s Committees of communes where apartment buildings are located are responsible for organizing initial apartment building meetings if:

a) Developers fail to hold apartment building meetings when apartment buildings have been in use for more than 12 months and at least 50% of dwelling units of which have been handed over in accordance with Point a Clause 1 of this Article and representatives of dwelling unit owners have filed a written request; or

b) Number of attendees of apartment building meetings does not meet the required number under Clause 2 of this Article and developers or representatives of dwelling unit owners have filed a written request; or

c) Developers terminate operation as a result of dissolution or bankruptcy as per the law and representatives of dwelling unit owners have filed a written request.

6. Where commune People’s Committees hold initial apartment building meetings in accordance with Clause 5 of this Article, the requirement pertaining to the number of meeting attendees under Clause 2 of this Article is optional; expenditure on organizing the meetings shall be incurred by owners and users of apartment buildings.

7. Within 30 days from the date on which commune People’s Committees receive written request sent by representatives of dwelling unit owners or developers in accordance with Clause 5 of this Article, commune People’s Committees are responsible for organizing initial apartment building meetings. Results of initial apartment building meetings held by commune People’s Committees apply to owners and users of apartment buildings as if the initial apartment building meetings are held by the developers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Irregular apartment building meetings shall be held to review and decide any of the following issues:

a) Voting replacement of directors or vice directors of administration boards where election for replacement of these positions is required in accordance with Point a Clause 3 or Point a Clause 4 Article 26 hereof;

b) Dismissing or discharging all members of administration boards and voting for new administration boards;

c) Voting replacement of members administration boards other than directors and vice directors that have been dismissed, discharged, deceased, or missing after consulting owners of dwelling units and insufficient number of approving individuals in accordance with Point b Clause 3 Article 26 hereof or voting replacement of members of administration boards in accordance with Point b Clause 4 Article 26 hereof;

d) Proposal of administration boards regarding replacement of entities managing operation or adjustment to apartment building operation managing service fees;

dd) Demolition for renovation, reconstruction of apartment buildings in accordance with apartment building renovation, reconstruction laws;

e) Details decided at initial apartment building meetings and prescribed by developers under Clause 4 Article 15 hereof that have not been decided;

g) Reporting irregular maintenance, repair of work items not mentioned under maintenance plans approved or amended by apartment building meetings or approved amendments to maintenance plans;

h) Other cases where at least 50% of representatives of dwelling unit owners have filed written request.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Where apartment buildings are held to decide any of the issues under Points a, b, c, d, e, or g Clause 1 of this Article, at least 50% of owners of dwelling unit owners must attend.

Decision on demolition for renovation, reconstruction of apartment buildings under Point dd Clause 1 of this Article shall conform to regulations of the law on renovation and reconstruction of apartment buildings;

b) Where apartment building meetings are held at request of dwelling unit owners in accordance with Point h Clause 1 of this Article, at least 75% of all individuals who have filed a written request for irregular apartment building meetings must attend.

3. Conditions pertaining to number of attendees of irregular apartment complex meetings:

a) Where apartment complex meetings are held to vote on new directors or the entirety of administration boards of apartment complex shall decide on details under Point d Clause 1 of this Article, at least 50% of representatives of dwelling unit owners in the apartment complex must attend.

Where each building in an apartment complex is subject to a different entity managing operation and inhabitants of one of the buildings propose replacement of the entity managing operation or amendment to apartment building operation managing service fees, at least 50% of representatives of dwelling unit owners must attend and irregular meeting must be held for this apartment building;

b) Where apartment complex meetings are held to vote on vice directors of administration boards other than representatives of developers or representatives of developers who do not assign attendants or members of administration boards of buildings in apartment complex, irregular meetings must be held for these buildings to vote on replacement members; apartment building meetings shall be held to vote on replacement members if at least 50% of representative of dwelling unit owners attend;

c) Where apartment complex meetings are held at request of dwelling unit owners in accordance with Point h Clause 1 of this Article, at least 75% of all individuals who have filed a written request for irregular apartment complex meetings must attend.

4. Administration boards are responsible for preparing meeting details, notifying time, location, and organizing official meetings for owners and users of apartment buildings in respect of details under Clause 1 of this Article, except for cases under Point b Clause 1 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Commune People’s Committees of communes where apartment buildings are located are responsible for organizing irregular apartment complex, apartment building meetings when:

a) Cases under Point b Clause 1 of this Article occurs and representatives of dwelling unit owners have filed a written request for irregular apartment building meetings;

b) Apartment building meetings are held to decide any of the details under Points a, c, d, e, and g Clause 1 of this Article and not attended by sufficient number of attendees according to Point a Clause 2 or Point a Clause 3 of this Article and administration boards have filed a written request;

c) Cases under Points a, c, d, e, and g Clause 1 of this Article occur and administration boards fail to organize apartment building or apartment complex meetings and at least 50% of representatives of dwelling unit owners have filed a written request for irregular apartment building meetings;

d) Term of current administration boards expires and the next administration boards have not been chosen and the current administration boards have filed a written request; where administration boards do not file written request, representatives of dwelling unit owners must file the request.

6. Within 30 days from the date on which commune People’s Committees receive written request from administration board or representatives of dwelling unit owners under Clause 5 of this Article, commune People’s Committees are responsible for organizing irregular apartment building meetings. The results of irregular meetings held by commune People’s Committees apply to owners and users of apartment buildings as if the irregular meetings are held by administration boards under this Article.

Article 17. Annual apartment building meeting

1. Annual apartment building meetings shall be held once per year where number of representatives of dwelling unit owners attending the meetings is at least 30% or lower depending on agreement between owners of apartment buildings in initial apartment building meetings. Annual apartment building and apartment complex meetings shall:

a) approve reports of administration boards on operating results of administration boards and approve annual revenues and expenses of administration boards;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) review and decide on renewal of contracts with entities managing apartment building operation in case of 12-month contracts;

d) decide on other details under Point g Clause 3 Article 145 of the Law on Housing (if any).

2. Where annual apartment building meetings deal with any of the following issues, at least 50% of representatives of dwelling unit owners must attend:

a) Voting replacement of directors or vice directors of administration boards where such positions must be elected in accordance with Point a Clause 3 or Point a Clause 4 Article 26 hereof;

b) Dismissing or discharging all members of administration boards and voting for new administration boards;

c) Voting replacement of members administration boards other than directors and vice directors that have been dismissed, discharged, deceased, or missing after consulting owners of dwelling units and insufficient number of approving individuals in accordance with Point b Clause 3 Article 26 hereof or voting replacement of members of administration boards in accordance with Point b Clause 4 Article 26 hereof;

d) Deciding issues under Point d Clause 1 Article 16 hereof or renewing contracts for managing operation with entities managing operation at which point the contracts expire in accordance with Clause 1 Article 29 hereof.

3. In respect of annual apartment complex meetings that deal with issues under Points a, b, c, and d Clause 1 Article 16 hereof, at least 50% of representatives of dwelling unit owners must attend.

4. In respect of annual apartment building, apartment complex meetings that deal with demolition for reconstruction of apartment buildings in accordance with housing laws, regulations of the law on renovation and reconstruction of apartment buildings shall be adhered to.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Where the dealing with issues under Clause 2 and Clause 3 of this Article is not attended by sufficient number of attendees, administration boards may request commune People's Committees to organize apartment building meetings in accordance with Clause 5 and Clause 6 Article 16 hereof; where cases occur under Point b Clause 2 of this Article and administration boards do not issue written request, owner representatives shall send written request to commune People’s Committees.

7. Where owners of apartment buildings discover violations in finance of administration boards or members thereof either via supervision or discussion at apartment building meetings, depending on the severity of the violation, apartment building meetings may decide to dismiss member or members of administration boards and vote on replacement members in accordance with Clause 2 or Clause 3 and Clause 6 of this Article; in case of violations of criminal laws, apartment building meetings shall request competent authority to take actions as per the law.

When necessary, apartment building meetings shall decide on establishment of inspection teams or hiring of professional entities to inspect record books and revenues, expenditure of administration boards; in case of hiring professional entities, owners and users of apartment buildings must incur relevant expenditure.

Article 18. Composition and voting at apartment building meetings

1. In respect of single-owner apartment buildings and apartment complex, composition of attendants of apartment building meetings consists of representatives of owners, users of apartment buildings and representatives of local commune People’s Committees.

2. In respect of multi-owner apartment buildings and apartment complex, composition of attendants of apartment building meetings consists of:

a) In case of initial apartment building meetings, attendants consist of developers, representatives of dwelling unit owners, representatives of entities managing apartment building operation (if any) and representatives of commune People’s Committees; where apartment building meetings are not held by developers in accordance with Article 15 hereof and the developers do not assign their personnel to participate, decisions of apartment building meetings must be adhered to;

b) In case of irregular and annual apartment building meetings, attendants consist of representatives of dwelling unit owners representatives of developers (if the developers own an area in apartment buildings), representatives of entities managing operation (if entities managing operation must be hired for apartment buildings) and representatives of commune People’s Committees; where entities mentioned under this Point do not assign their representatives to attend, they are still required to comply with decisions of apartment building meetings.

3. Votes at apartment building and apartment complex meetings are determined by private area of dwelling unit owners, owners of other area in apartment buildings on the basis that 1 m2 equals 1 vote; where dwelling unit area if this area is not divisible by 1, the excess area is not counted as 1 vote; in case of discrepancy regarding area of private area of owners of apartment buildings, area specified under contracts for sale and lease purchase of other area in apartment buildings shall prevail.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Election at apartment building and apartment complex meetings shall conform to Clause 5 Article 145 of the Law on Housing; where in-person meetings cannot be held due to epidemic or natural disasters, the meetings shall be held online or in-person and online as long as attendant number and composition requirements in accordance with this document are met.

In respect of owners or users who are persons with disabilities and unable to participate apartment building meetings, votes shall be collected from their dwelling units.

5. Owners of dwelling units or other area in apartment buildings have the right to authorize other owners in the same apartment buildings or current users of apartment buildings to participate and vote in the meetings on behalf of the owners.

In respect of dwelling units under public property (including those unoccupied), agencies representing ownership shall attend the meetings and vote. Where dwelling units are being occupied at which point agencies representing ownership authorize the users to attend the meetings, the users shall attend and vote at the meetings.

6. Voting for demolition, renovation, reconstruction of apartment buildings shall conform to apartment building renovation and reconstruction laws.

Section 2. ADMINISTRATION BOARD OF APARTMENT BUILDING

Article 19. Administration board of apartment building

1. In respect of multi-owner apartment buildings where administration boards are required in accordance with Clause 2 Article 146 of the Law on Housing, administration boards shall employ seals and accounts to operate within operating regulations approved by apartment building meetings.

2. In respect of single-owner apartment buildings or multi-owner apartment buildings with less than 20 dwelling units, apartment building meetings shall decide on whether to establish administration boards. Where administration boards are established, operating principles of administration boards are prescribed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) In case of multi-owner apartment buildings, operating principles of administration boards are compliant with Clause 1 of this Article.

3. Administration boards under Clause 1 and Clause 2 of this Article have an operating term of 3 years from the date on which district or commune People’s Committees issue decision recognizing administration boards and are elected at annual apartment building meetings on the final year of the previous term unless irregular apartment building meetings are held to vote on replacement administration boards as a result of dismissal or discharge in accordance with Article 26 hereof.

4. Where members of an administration board recognized by competent authority are dismissed, discharged, deceased, or missing:

a) Where an administration board of an apartment building is 1 member short, the administration board shall continue to function until new member is voted and recognized in accordance with Article 23 hereof; where the administration board is at least 2 members short, the administration board shall hold apartment building meeting in accordance with Article 16 or Article 17 hereof to vote on missing members;

b) Where an administration board of an apartment complex is 2 members short, the administration board shall continue to function until new members are voted and recognized in accordance with Article 23 hereof; where the administration board is at least 3 members short, the administration board shall hold apartment building meeting in accordance with Article 16 or Article 17 hereof to vote on missing members;

c) Where the missing member under Point a or Point b of this Clause are the director, vice director of the administration board shall exercise tasks of the director until new director is elected; where there are 2 vice directors in the administration board, one of the vice directors must be assigned with tasks of the director;

d) Where an administration board of an apartment building is 2 members short or an administration board of an apartment complex is at least 3 members short and replacement voting has not taken place and competent authority has not recognized, remaining members must report to local commune People’s Committees to cooperate in executing tasks of administration boards.

Where vice directors assigned by developers do not participate, administration boards may request developers to assign replacement members; where the developers do not assign replacement members, administration boards shall vote on replacement members in accordance with Point a Clause 3 or Point a Clause 4 Article 26 hereof.

5. Where decision made by administration boards exceeds their power in accordance with Article 147 of the Law on Housing, such decision shall be illegitimate; where such decision causes damage to legitimate rights and benefits of other organizations and individuals, members of administration boards are responsible for compensation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Operating expenditure of administration boards is incurred by owners and users of apartment buildings on the basis of decision of apartment building meetings; such expenditure is specified under operating regulations of administration boards and managed via separate accounts of administration boards; administrative boards must use the expenditure for the right purposes, must not use for business purposes, and must submit reports on expenditure and revenue at annual apartment building meetings.

8. Administration boards shall, upon termination of their term, must transfer apartment building dossiers and other documents relating to expenditure and revenue of operating expense, maintenance expenditure, management account, seals, and relevant documents to new administration boards within 15 days from the date on which new administration boards are recognized by competent authority and receive transfer documents; where previous administration boards are dismissed or discharged, they must continue to exercise rights and responsibilities to entities managing operation until new administration boards are elected.

9. Salaries for members of administration boards shall be incurred by owners and users of apartment buildings in accordance with decisions of apartment building meetings. Apartment building meetings may consult minimum regional wages to decide salaries appropriate to responsibilities and obligations of members of administration boards on a case-by-case basis unless administration board members refuse to receive salaries.

Where apartment buildings are subject to entities managing operation in accordance with the Law on Housing and this document, owners and current users of apartment buildings are responsible for incurring salaries for members of administration boards via the entities managing operation; such amount is not recorded as business expenses of entities managing operation. Where apartment buildings are not subject to entities managing operation in accordance with the Law on Housing and this document, salaries shall be incurred by administration boards.

Article 20. Requirements for administration board members

1. In respect of multi-owner apartment buildings that have at least 20 dwelling units, administration boards are required; administration board members consist of representatives of owners and users of apartment buildings if owners do not attend, developers of housing development projects who own area in apartment building unless developers do not assign representatives to participate administration boards.

In respect of single-owner apartment buildings, administration board members are representatives of owners and current users of apartment buildings.

2. Where competent authority acknowledge administration boards in accordance with Article 23 hereof, within 3 months from the date on which competent authority acknowledge, administration board members must participate in training and refresher training for management of apartment building operation and obtain certificate of completion of training, advanced training for management of apartment building operation in accordance with housing laws.

3. Encourage individuals with experience and knowledge in construction, architecture, finance, law, fire safety to participate in administration boards. Where administration board members are foreigners, they must be proficient in the Vietnamese language in the performance of duties of administration boards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Number of members of administration boards of apartment buildings, apartment complex shall be decided by apartment building meetings on the following basis:

a) In respect of buildings only comprising one independent block, a minimum of 3 administration board members are required; in respect of buildings comprising multiple blocks under Clause 2 Article 3 hereof, a minimum of 1 administration board member per block is required;

b) In respect of apartment complex, a minimum of 6 administration board members are required.

2. Composition of administration boards of multi-owner apartment buildings and apartment complex consists of:

a) Administration board of an apartment building consists of 1 director, 1 or 2 vice directors, and members who are inhabitants of the apartment building decided by apartment building meeting.

Where developers own areas in apartment buildings, representatives of developers may be elected by apartment building meeting to act as director of the administration board; if representatives of developers are not elected to act as director of administration board, they are by default the vice director(s) of administration board without election; where developers do not assign their representatives to participate in administration boards, apartment building meeting shall elect any of the owners of the apartment building to act as vice director on behalf of developers.

b) Administration board of an apartment complex consists of 1 director; 1 or 2 vice directors elected by each building in the complex, and other members decided by apartment complex meeting.

Where developers own areas in apartment complex, representatives of developers might be elected by apartment complex meeting to act as director of the apartment complex. Each building in an apartment complex in which developers own areas, the developers are allowed to assign representatives to act as vice director of the apartment complex unless representatives of the developers are elected to act as director of the administration board.

3. Composition of administration boards of single-owner apartment buildings, apartment complexes consists of 1 director, 1 or 2 vice directors, and other members decided by apartment building, apartment complex meetings.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Application for acknowledgement of administration boards elected at initial apartment building meeting consists of:

a) Written request of developers which states name of administration board approved via apartment building meeting; administration board of apartment building shall be named after name or number of the building; administration board of apartment complex shall be named in accordance with decision of apartment complex meeting;

b) Meeting minutes of apartment building meeting regarding the election of administration board;

c) List of administration board members, including members designated as director, vice directors;

d) Operating regulations of administration board approved by apartment building meeting.

2. Applications for acknowledgement of administration boards elected after expiry of term, as a result of dismissal or discharge or as a replacement of members, director or vice directors other than representatives of developers or developers’ failure to assign alternative representatives shall consist of:

a) Written request of elected administration boards;

b) Original copies of decision acknowledging administration boards;

c) Meeting minutes of apartment building meeting regarding re-election, election for replacement of administration board or administration board members or director, vice directors; meeting minutes of apartment building meeting regarding replacement of administration board members by consulting owners of dwelling units shall use form under Point b Clause 3 Article 26 hereof;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Operating regulations of administration boards approved by apartment building meetings (and amendments if any).

3. Where administration boards of apartment buildings are separated in accordance with Clause 2 Article 27 hereof, application for acknowledgement of administration board consists of:

a) Application for acknowledgement of administration board of apartment building separated from apartment complex consists of documents under Clause 1 of this Article and written agreement on separation from apartment complex produced by owners of the apartment building in accordance with Point a Clause 2 Article 27 hereof; if the separation falls under the type categorized by Point c Clause 2 Article 27 hereof, original copies of decision acknowledging administration boards are also required;

b) Application for acknowledgement of administration board of apartment complex from which a building or buildings have separated from consists of written request of administration board of the apartment complex, original copies of decision acknowledging administration board of apartment complex, list of remaining members of administration board of apartment complex (specify full name and title within administration board); application for acknowledgement of re-elected director of administration board of apartment complex in accordance with Point b Clause 2 Article 27 hereof must be accompanied by meeting minutes of apartment building meetings regarding election of director and list of elected individuals.

4. Where administration boards of apartment buildings are merged in accordance with Clause 3 Article 27 hereof, application for acknowledgement of administration board consists of:

a) Application for acknowledgement of administration board of apartment complex to which administration boards of other apartment buildings merge consists of documents under Clause 1 of this Article, written request sent by collective owners of apartment buildings in accordance with Point a Clause 3 Article 27 hereof and original copies of decision acknowledging administration board of apartment buildings;

b) Application for acknowledgement of administration board of apartment complex created by merging administration board of other apartment buildings consists of written request of administration board of apartment complex and meeting minutes detailed under Point b Clause 3 Article 27 hereof, list of administration board members (including members added via the merger), and original copies of decision acknowledging administration board of apartment buildings, apartment complex.

Article 23. Acknowledgement procedures and operation notice of administration boards

1. Within 10 days from the date on which records of election of administration board or administration board members are available (including election of initial administration board, election of administration board after term expiry, election of administration board as a result of dismissal, discharge, election of administration board following merger, separation of administration board), administration boards are responsible for submitting application for acknowledgement in accordance with Article 22 hereof to People’s Committees of districts where relevant apartment buildings are located in person or via post service or online.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Decision acknowledging administration boards consists of:

a) Name of administration board;

b) Number of administration board members;

c) List of administration board members, including members designated as director, vice directors;

d) Term of administration boards;

dd) Responsibilities for implementing decision of relevant organizations, individuals;

e) Superseding decision on acknowledgement (if any).

4. Once People’s Committees of districts or People’s Committees of communes issue decision acknowledging administration boards, acknowledged administration boards are responsible for establishing operating account of the administration boards; in case of multi-owner apartment buildings, administration boards must establish accounts for managing maintenance expenditure of common area in accordance with housing laws, this document and register seal in accordance with regulations of the law on seal registration and management (name of administration boards etched onto the seals must be similar to the that of acknowledged administration boards), unless administration boards already have seals and accounts as per the law.

5. Single-owner administration boards shall enter into operation from the date on which the administration boards are acknowledged by People’s Committees of districts or People’s Committees of communes. Multi-owner administration boards shall enter into operation from date on which they register seals in a law-compliant manner and open accounts in accordance with this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Where member or members of administration boards are replaced, administration boards shall only apply for acknowledgement of replacing members and competent authority under Clause 4 of this Article shall issue decision acknowledging new administration boards to supersede previous decision on acknowledgement.

Article 24. Operating regulations and revenue, expenditure regulations of administration boards

1. Operating regulations and revenue, expenditure regulations of administration boards of apartment buildings and apartment complex shall be approved at apartment building meetings and must be public, transparent, and compliant with this document, housing laws, and relevant law provisions.

2. Operating regulations of administration boards of apartment buildings and apartment complex consist of:

a) Administration board shall operate in an autonomous model in case of single-owner apartment building and board of director of joint-stock company or board of director of cooperative in case of multi-owner apartment building; cooperation between members of administration board, between administration board and People’s Committee of commune where relevant apartment building is located and relevant agencies, organization during management and use of apartment building;

b) Administration board meeting principles, including regulations on person holding the meeting, meeting requirements, person presiding the meeting, details of meeting minutes, voting method, decision on issues within powers, responsibilities of administration board, effectiveness of decision of administration boards; working format of administration boards;

c) Rights and responsibilities of administration boards and specific responsibilities of each member, including responsibility for signing documents of administration boards, preparing documents seeking entities managing operation, documents seeking entities in charge of maintenance, supervision of maintenance (if any), signing contracts with entities managing operation, entities in charge of maintenance of common area of apartment buildings, predicting apartment building maintenance plans; responsibility for coordinating, signing documents during absence of director or vice directors; responsibility for managing seals (if any) of administration boards; responsibility for signing contracts for utilities of common area;

d) Right to be informed and responsibility to provide information between members of administration board, between administration board and owners, users of apartment buildings, between administration board and local housing authority;

dd) Receipt and response to propositions of owners, users of apartment buildings, handling of cases related to dismissal, discharge of administration board members and responsibility or damage compensation of offenders;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) Solutions for rights and responsibilities of administration board members in case of dismissal, discharge where replacement members have not been voted;

h) Solutions for cases where administration board is dismissed, discharged and new administration board has not been voted in order to transfer apartment building dossiers and operating accounts of administration boards;

i) Operating expenditure of administration board;

k) Other details depending on characteristics of each building, apartment complex.

3. Regulations on revenue and expenditure of administration board of apartment buildings, apartment complex consist of:

a) Regulations on collectibles under management of administration board, name of holders of operating accounts, maintenance accounts for common area under management of administration board, regulations on term of deposit of maintenance expenditure for common area of apartment building;

d) Regulations on salaries of each administration board member and expenditure on operation of administration board;

c) Distribution of responsibilities in collecting fees, representing administration board in signing and approving expenditure on operations of administration board, signing written request for withdrawal of maintenance expenditure for common area of apartment building, and signing payment documents with entities in charge of maintenance and entities managing operation;

d) Withdrawal procedures and specific documents for withdrawal via accounts under management of administration boards;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Regulations on maximum amount of cash for withdrawal by administration board to pay entities in charge of maintenance of common area of apartment building; expenditure of administration board used for maintenance and irregular tasks other than apartment building meeting or consulting owners of apartment building;

g) Penalties for failure to use expenditure for the right purpose or embezzlement of expenditure under management of administration board or violations in recording, managing log books, invoices of revenue and expenditure;

h) Other relevant regulations.

Article 25. Voting on decisions of administration boards

1. Decisions of administration boards of apartment buildings, apartment complex shall be approved via voting or ballot in accordance with operating regulations of administration boards, recorded in writing which must be signed by meeting secretary, attending administration board members and sealed by administration boards (if seal is issued). Where 50% of administration board members vote for, the final result shall be decided by vote of director or vice director(s) presiding the meeting (if the director is absent), except for cases under Clause 2 and Clause 3 of this Article.

2. In respect of multi-owner apartment buildings, the following propositions will be approved if at least 50% of total administration board members of apartment buildings, apartment complex vote for:

a) Proposed change of entities managing operation;

b) Proposed method for selecting entities in charge of maintenance, except for irregular maintenance that occurs during interval of annual apartment building meeting or if irregular apartment building meetings are not held;

c) Proposed change to management service fee for apartment building operation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Other situations decided by apartment building meeting.

3. Voting on decision regarding the use of expenditure on maintenance for common area of multi-owner apartment buildings shall conform to the following regulations:

a) Where administration boards of apartment buildings decide the maintenance of common area of apartment buildings, at least 75% of total administration board members must agree in order for such decision to be approved;

b) Where administration boards of apartment complex decide the maintenance of common area of the whole apartment complex, at least 75% of total administration board members must agree in order for such decision to be approved; where administration boards of apartment complex decide the maintenance of common area of a building or buildings in the apartment complex, the director and at least 75% of total administration board members who are representatives of said building or buildings must agree in order for such decision to be approved.

Article 26. Dismissal and discharge of administration board members or the entire administration boards

1. Dismissal of administration board members of apartment buildings, apartment complex will be carried out when:

a) Administration board members cease to participate in administration boards or apply for dismissal;

b) Administration board members no longer live in the apartment buildings;

c) Director of administration boards decides on separation from apartment complex in accordance with Point b Clause 2 Article 27 hereof;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Discharge of administration board or administration board members of apartment buildings, apartment complex will be carried out when:

a) Administration boards fail to submit report on operating results to apartment building meeting in accordance with this document;

b) Administration boards fail to operate after being elected;

c) Administration board members fail to exercise tasks under operating regulations of apartment buildings or fail to participate in activities of administration boards in 3 consecutive months or fail to attend at least 30% of all administration board meetings in 1 year;

d) Administration board members violate operating regulations or revenue, expenditure regulations of administration boards;

dd) Administration board members are met with administrative penalties as a result of violation of regulations on apartment building management and use or criminal prosecution;

e) Dismissal request signed by at least 50% of representatives of dwelling unit owners is submitted.

3. Voting on replacement of administration board members as a result of dismissal or discharge or deceased members or missing members shall be carried out as follows:

a) Irregular apartment building meeting in accordance with Article 16 hereof or annual apartment building meeting in accordance with Article 17 hereof shall be held to vote on replacement of administration boards or director or vice directors; where vice directors who are representatives of developers are dismissed or discharged, developers shall assign other representatives without organizing apartment building meetings; where developers do not assign other representatives and other vice directors in administration boards are present, apartment building meetings shall not be required.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) In case election if administration board members does not fall under cases detailed under Point a of this Clause, administration boards shall propose replacement members and consult representatives of dwelling unit owners in writing; if at least 50% of representatives of dwelling unit owners or fewer depending on decision approved at initial apartment building meeting or previous apartment building meeting agree, the proposed persons are recognized as administration board members; where there is insufficient number of agreeing persons in accordance with the aforementioned limits, irregular apartment building meetings must be held to elect replacement members in accordance with Article 16 hereof.

Consultation about election of administration board members must be recorded in writing which must be signed by all members presiding the consultation.

4. Voting on replacement of administration board members of apartment complex as a result of dismissal or discharge or deceased members or missing members shall be carried out as follows:

a) Irregular apartment complex meeting in accordance with Article 16 hereof or annual apartment complex meeting in accordance with Article 17 hereof shall be held to vote on replacement of administration boards or director or vice directors; where vice directors who are representatives of developers are dismissed or discharged, developers shall assign other representatives without organizing apartment complex meetings; where developers do not assign other representatives and other vice directors in administration boards are present, apartment complex meetings shall not be required.

Where developers apply to stop holding vice director position of acknowledged administration boards during a period in which no other vice directors are available in administration boards, apartment complex meetings shall be held in accordance with Article 16 or Article 17 hereof to elect any owners of apartment complex to act as vice directors; developers shall remain responsible for technical aspects in maintenance of apartment building in accordance with housing laws;

b) In case election if administration board members does not fall under cases detailed under Point a of this Clause, administration boards shall propose replacement members and consult representatives of dwelling unit owners in writing; if at least 50% of representatives of dwelling unit owners or fewer depending on decision approved at initial apartment building meeting or previous apartment building meeting agree, the proposed persons are recognized as administration board members; where there is insufficient number of agreeing persons in accordance with the aforementioned limits, irregular apartment building meetings must be held to elect replacement members in accordance with Article 16 or Article 17 hereof.

Consultation about election of administration board members must be recorded in writing which must be signed by all members presiding the consultation.

5. Upon applying for election of new administration board members, acknowledged administration boards shall continue to operate within operating regulations until competent authority acknowledge new administration boards; in case re-election of administration boards is required as a result of dismissal or discharge, the new administration boards re-elected by People's Committees of communes where relevant apartment buildings are located shall cooperate with People’s Committees of communes where the apartment buildings are located and entities managing operation in exercising powers and responsibilities of administration boards until competent authority acknowledge new administration boards.

Article 27. Separation and merger of administration board

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Separation of administration boards of apartment complex is regulated as follows:

a) Where representatives of owners of building or buildings in apartment complex wish to separate from the complex and establish administration boards for the buildings, apartment building meetings must be held to consult owners of apartment buildings; where at least 50% of representatives of dwelling unit owners agree (via collective proposal), administration board members that are representatives of the building shall send the collective agreement to administration boards of apartment complex.

After sending written request to administration boards of apartment complex, owners of buildings applying for separation of apartment complex shall assign provisional board to hold initial apartment building meetings in accordance with Clauses 1, 2, 3, and 4 Article 15 hereof; election, composition, quantity, and operating formats of administration boards of buildings shall conform to this Section. Representatives of buildings who are administration board members of apartment complex will no longer be recognized as administration board members of the apartment complex after administration boards of apartment buildings are established; administration boards of apartment complex must hold meetings to agree on dossier transfer, maintenance expenditure of the separating buildings.

b) Where representatives of apartment buildings that are separated from apartment complex are directors of administration boards of the apartment complex, after administration boards of apartment buildings are established, administration boards of apartment complex must hold irregular apartment complex meetings to vote on replacement of administration board directors of apartment complex in accordance with Article 16 hereof;

c) Where representatives of dwelling unit owners of buildings in apartment complex wish to separate administration boards into those of separate buildings, after apartment building meetings of individual buildings have been held to produce collective proposal in accordance with Point a of this Clause, administration boards of apartment complex must hold meetings to agree on dossier transfer, maintenance expenditure of individual buildings to newly established administration boards of buildings.

Once representatives of buildings have sent collective proposal to administration boards of apartment complex, buildings shall hold apartment building meetings in accordance with Point a of this Clause;

d) Administration boards of apartment buildings under this Clause shall be acknowledged in accordance with Article 23 hereof.

3. Merger of administration boards of apartment buildings to administration boards is regulated as follows:

a) Where apartment buildings with administration boards are operating independently and eligible to be grouped into apartment complex in accordance with this document, administration boards of these buildings must hold meetings to establish administration boards of apartment complex; the meeting minutes must dictate methods for merging into administration boards of apartment complex, transfer of building dossiers, operating dossiers of administration boards, and expenditure under management of administration boards of apartment buildings.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Where apartment buildings with administration boards are operating independently and eligible to be merged into administration boards of existing apartment complex, administration boards of apartment buildings and administration boards of apartment complex must hold meetings and enter into written agreement regarding merger of administration boards of apartment buildings into administration boards of apartment complex.

Once written agreement under this Point is produced, administration boards of apartment complex must hold meetings to consult owners of the apartment complex, administration boards of apartment buildings must hold meetings to consult owners of apartment buildings; if at least 50% of representatives of dwelling unit owners in apartment complex and 50% of representatives of dwelling unit owners in apartment buildings agree about the merger (via collective proposal), administration boards of the buildings must hold apartment building meetings to assign representatives to participate in administration boards of apartment complex.

Quantity and composition of representatives of buildings participating in administration boards of apartment complex shall be determined in the same manner as other buildings in the apartment complex; where representatives of developers are acting as vice directors of administration boards apartment buildings, such representatives may join as vice directors of administration boards of the apartment complex;

c) Administration boards of apartment complex under this Clause shall be acknowledged in accordance with Article 23 hereof.

4. Transfer and management of dossiers relating to buildings, operating dossiers of administration boards and transfer of relevant expenditure for cases under Clause 2 and Clause 3 of this Article shall be carried out as follows:

a) In respect of cases under Clause 2 of this Article, within 7 working days from the date on which new administration boards of apartment buildings issue written request, administration boards of apartment complex are responsible for transferring dossiers and expenditure relevant to the buildings separated from the apartment complex to administration boards of apartment buildings as per the law;

c) In respect of Clause 3 of this Article, within 7 working days from the date on which administration boards of new apartment complex issue request, administration boards of apartment buildings are responsible for transferring building dossiers, operating dossiers of administration boards, and expenditure relevant to administration boards of apartment complex as per the law;

c) Administration boards of apartment buildings or apartment complex shall send written request and certified true copies of decision acknowledging administration boards issued by district People’s Committees or commune People’s Committees to credit institutions that are governing maintenance expenditure of apartment complex or apartment buildings in order to transfer the expenditure to the new administration boards;

d) Upon receiving written request under Point c of this Clause, credit institutions that are governing expenditure are responsible for transferring all remaining expenditure in accordance with Point a and Point b of this Clause to new administration boards; the transfer of operating dossiers of administration boards and transfer of expenditure under this Clause must be recorded in writing which must be signed by relevant parties; management and use of expenditure transferred to new administration boards shall conform to housing laws and this document.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 28. Entities managing apartment building operation

1. Entities managing apartment building operation can be developers or other entities eligible to manage apartment building operation and shall manage apartment building operation in accordance with Article 150 of the Law on Housing.

2. Where initial apartment building meetings have not been held, developers are responsible for organizing management of apartment building operation. Where developers are ineligible to manage operation of apartment buildings with elevators in accordance with Article 150 of the Law on Housing, eligible entities managing apartment building operation must be hired as per the law to manage the operation of the apartment building.

3. During initial apartment building meetings, selection of entities managing apartment building operation shall conform to regulations below:

a) Where apartment buildings do not have elevators, apartment building meetings shall decide the management of operation either in autonomous format or by hiring eligible entities managing apartment building operation;

b) Where apartment buildings have elevators and developers are eligible to manage apartment building operation in accordance with Article 150 of the Law on Housing and wish to participate in managing operation, administration boards and developers shall negotiate to allow developers to enter into contracts for apartment building operation managing services;

c) Where apartment buildings have elevators and developers are not eligible to manage apartment building operation in accordance with Article 150 of the Law on Housing or are eligible to manage apartment building operation without meeting requirements under contracts for apartment building operation managing services, apartment building meetings shall choose other entities eligible to manage apartment building operation as per the law.

4. Each apartment building requires only 1 entity to manage operation of common area of the building. Each apartment complex requires 1 entity to manage all buildings in the complex or 1 entity for each building in the complex depending on decision of apartment building meeting. Where each building in apartment complex has its own entity managing operation, administration board of the complex shall discuss with all entities managing operation to agree on management of operation of structures and technical systems shared by the apartment complex.

5. Entities managing apartment building operation may manage operation of multiple apartment buildings in several administrative divisions as long as they meet all requirements under contracts for apartment building operation managing services signed with administration boards. Entities managing apartment building operation may enter into contracts with service providers for apartment building operation managing services and they shall be responsible for quality of services provided in accordance with contracts signed with administration boards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Management of apartment building operation must be carried out via contracts for apartment building operation managing services signed by entities managing operation and administration boards. Where new administration boards are elected at initial apartment building meetings and have not been acknowledged by competent authority in accordance with Article 23 hereof, the parties shall exercise rights and responsibilities for managing operation in accordance with approval of apartment building meetings. Where administration boards have been acknowledged, contracts for apartment building operation managing services shall be negotiated and signed as per the law.

Contracts for apartment building operation managing services have a minimum term of 12 months except for Clause 2 of this Article and maximum term equal to the term of administration boards under Clause 3 Article 19 hereof; where 12-month contracts for apartment building operation managing services expire, apartment building meetings shall negotiate with entities managing operation about the decision as to whether or not contracts for apartment building operation managing services are renewed.

Where term of contracts for apartment building operation managing services conforms to that of administration boards and new administration boards have not been established and have not been acknowledged, entities managing operation shall continue to manage operation until new administration boards are acknowledged and enter into contracts with new entities managing operation except for unilateral termination of contracts as a result of default of the party or parties.

2. Where entities managing apartment building operation executing service contracts under Clause 1 of this Articles go bankrupt or are dissolved or suspended at the same time as expiry of term of administration boards, the entities shall terminate the contracts and transfer apartment building dossiers to administration boards as per the law; where term of administration boards has not expired, the entities shall continue to manage apartment building operation until administration boards enter into service contracts with new managing entities; replacement managing entities shall enter into contracts whose term corresponds to remaining term of administration boards.

3. Contracts for apartment building operation managing services contain:

a) Full name and address of representatives signing the contract;

b) Scale, area of elements in and outside of apartment buildings under common ownership that require management;

c) Details and requirements pertaining to quality, time, and location operation managing services;

d) Management service fees in square meters (m2); payment methods for fees of all types;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Defaults leading to contract termination, notification time and responsibility of the parties prior to contract termination;

g) Rights and obligations of the parties, cooperation responsibilities of the parties; settling of disputes pertaining to the contracts;

h) Other agreements;

i) Effectiveness of the contract.

4. Commissioning, payment, settlement, and liquidation of contracts for apartment building operation managing services shall conform to terms of the contracts and civil laws.

5. In respect of multi-storey and multi-unit houses under Clause 2 Article 1 hereof, the owners may hire eligible entities managing operation in accordance with Article 28 hereof to manage operation or manage operate at their discretion. Where the owners manage operation at their discretion, managing individuals must be trained in fire prevention and firefighting in accordance with fire prevention and firefighting laws and possess certificate of completion of training, advanced training for management of apartment building operation in accordance with housing laws.

Article 30. Expenditure on management of apartment building operation

1. Expenditure on management of apartment building operation shall be contributed by owners and users of apartment buildings on a monthly or periodic basis (including those who have received and have not used dwelling units or other areas in apartment buildings) to allow entities managing operation to carry out tasks under contracts for apartment building operation managing services.

2. Expenditure on management of apartment building operation is determined by management service fees and calculated by multiplying m2 of useable area of dwelling units or other non-dwelling unit area in apartment buildings with usable area of dwelling units or other areas in the apartment building.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Where certificate has been issued, area on the certificate will be determined by area in the certificate;

b) Where certificate has not been issued, useable area shall be determined in accordance with written agreement on dwelling unit sale, sale- purchase or record of dwelling unit handover.

4. In respect of public apartment buildings, collection of expenditure on management of apartment building operation shall conform to Point a Clause 7 Article 151 of the Law on Housing.

Section 4. MAINTENANCE OF MULTI-OWNER APARTMENT BUILDING

Article 31. Principles of apartment building maintenance

1. Owners of apartment buildings are responsible for maintenance of common area and incurring expenditure on maintenance of common area in order to maintain housing quality and safety during apartment building use.

2. Maintenance of private area must not affect private area of other owners and structures, equipment under common ownership in apartment buildings.

3. Maintenance of common area in residential apartment building and mixed-use apartment building where common area of residential zone is not separated from that of commercial zone, maintenance of common area of residential zone and commercial zone shall conform to maintenance plans approved at apartment building meetings and respect building maintenance procedures, equipment maintenance procedures prepared in accordance with this document.

4. Maintenance of common area of mixed-use apartment buildings where common area of residential zone is separated from that of commercial zone shall comply with principles below:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) In respect of common area of commercial zone, owners of the commercial zone shall implement maintenance as per building maintenance procedures and equipment system maintenance procedures;

c) In respect of common area of the whole building, owners of apartment buildings are responsible for maintenance as per planning or decision approved via apartment building meetings and maintenance procedures.

5. Maintenance of common area of apartment complex shall be implemented by owners and users of apartment complex.

6. Owners and administration boards must only hire individuals, entities with sufficient capabilities and qualifications appropriate to the maintenance tasks.

7. Selection of entities for maintenance of equipment and system, common area under cases of Point a and Point c Clause 4 of this Article may be implemented via procurement under shopping procedures or bidding procedures or other methods of selection. Method of selection can be negotiated and included in lump-sum agreement or separated between labor costs and procurement costs of materials and instruments decided via apartment building meetings.

Article 32. Apartment building maintenance

1. Maintenance of common area in apartment buildings consists of inspection, monitoring, quality inspection, minor repair, periodic repair, and major repair in apartment buildings; inspection and maintenance of fire safety, firefighting system and other common property in apartment buildings; replacement of common parts or equipment of apartment buildings, apartment complex and other maintenance works in accordance with construction laws.

2. Owners of apartment buildings are responsible for maintenance of private area and expenditure on maintenance of common area of apartment buildings in accordance with the Law on Housing and this document.

Where damage to private area affects other owners, owners of the private area are responsible for repair of the damage. Where the owners’ failure to repair the damage, entities managing operation or authorized individuals managing apartment may suspend or request utility service providers to suspend power, water supply services in the private area. Where damage to common property occurs in private area, owners of the private area responsible for facilitating and aiding entities managing apartment building operation and construction entities in repairing the damage.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. During period in which initial apartment building meetings have not been held, maintenance of common area in apartment buildings shall conform to maintenance plans under Clause 3 Article 33 hereof.

5. Where initial apartment building meetings have been held, maintenance of common area in multi-owner apartment buildings must adhere to maintenance plans under Clause 3 Article 33 hereof and annual maintenance plans approved via apartment building meetings in accordance with this document. In respect of irregular damage or damage that is caused by natural disasters or fire, administration boards of apartment buildings shall decide the maintenance in accordance with this document and relevant laws and report to the next apartment building meetings.

6. Maintenance of common area in apartment buildings shall conform to Section 4 Chapter III hereof.

Article 33. Maintenance plan for common area in apartment buildings

1. Maintenance plans for common area in apartment buildings are approved at apartment building meetings in order to be applied in cases detailed under Clause 3, Point a and Point c Clause 4 Article 31 hereof.

2. Developers are responsible for preparing and submitting maintenance plans to initial apartment building meetings for approval. Administration boards are responsible for cooperating with entities managing apartment building operation or maintenance entities in preparing and submitting maintenance plans to subsequent apartment building meetings for approval.

3. Maintenance plans for common area in apartment buildings applied in cases detailed under Clause 1 of this Article are prepared and approved on the basis of maintenance procedures for building structures, maintenance procedures for equipment system provided by developers, and current conditions of common area in apartment buildings.

4. Maintenance plans for common area in apartment buildings applicable to cases detailed under Clause 1 of this Article include:

a) Work items for maintenance in the year and estimates for the next 3 to 5 years;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Estimate expenditure on each maintenance work item;

d) Responsibilities of owners related to maintenance area for assistance and facilitation; responsibilities of administration boards for inspection, supervision, commissioning of maintenance;

dd) Other relevant issues.

5. Where maintenance of work items and equipment in common area must be performed irregularly and is not specified in plans under Clause 4 of this Article and occurs during interval or before apartment building meetings (even irregular or annual meetings), administration boards shall report to apartment building meetings; where maintenance does not occur within the aforementioned periods, administration boards are allowed to perform maintenance and are required to report at the next apartment building meetings; such maintenance works must conform to payment laws and adequate payment documents in accordance with Article 37 hereof must be available.

6. Apartment building meetings shall decide payments for maintenance works that must be wired and payments that must be paid in cash to prevent loss of maintenance expenditure.

Article 34. Maintenance of work items in apartment buildings paid by maintenance expenditure for common area

1. Maintenance of work items, equipment, and spaces in common area conforms to Clause 2 Article 142 of the Law on Housing.

2. Maintenance of external technical infrastructures connected to apartment buildings and public structures conforms to Point c and Point d Clause 2 Article 142 of the Law on Housing.

3. Treatment of stagnating wastewater, periodic septic tank emptying; microorganism addition to wastewater treatment of apartment buildings.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 35. Signing maintenance contracts and maintenance of common area in apartment buildings

1. Administration boards and owners of commercial zones shall choose and enter into maintenance contracts as follows:

a) In respect of maintenance of apartment building structure, hire entities managing operation (if there are entities managing operation and if such entities are qualified to perform maintenance); where entities managing operation are not required or are not qualified to perform maintenance, hire other entities qualified to perform maintenance;

b) In respect of common equipment and system, hire or authorize entities managing operation to hire equipment suppliers or other entities qualified to perform maintenance of the equipment; in respect of replacement of measuring instruments after expiry of warranty period where normal use is not guaranteed, replace the instruments.

2. Maintenance entities must perform maintenance in accordance with prepared procedures as per the law, ensure safety of owners and users during maintenance process, adhere to apartment building maintenance plans under Article 33 hereof, adhere to maintenance progress and agreements under maintenance contracts.

3. Maintenance contracts are drafted and signed by administration boards or owners of commercial zones and maintenance entities as per the law. Where administration boards of apartment buildings are not established, representatives of apartment building owners shall enter into contracts with maintenance entities.

4. Upon conclusion of maintenance, the parties must organize commissioning of maintenance work; payment of maintenance expenditure must adhere to agreement in the contracts; adequate invoices, payment documents must be produced as per the law.

Article 36. Preparing, transferring, and managing maintenance expenditure of common area in multi-owner apartment buildings

1. In respect of residential apartment buildings and mixed-use apartment buildings where common area of residential zone is not separated from that of commercial zone, following initial apartment building meetings, account opening, transfer and management of maintenance expenditure for common area are implemented as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Within 30 days from the date on which administration boards submit written request for maintenance expenditure transfer, developers and administration boards are responsible for settling maintenance expenditure in order to transfer to accounts opened by the administration boards in accordance with Point a of this Clause for management and use as per the law;

c) Accounts where maintenance expenditure for residential apartment buildings is deposited can be registered to an administration board member or administration board members depending on decision of apartment building meetings.

Accounts where maintenance expenditure for mixed-use apartment buildings is deposited must be registered to at least 3 administration board members and up to a maximum number of administration board members decided by apartment building meetings. Members co-holding the accounts must include a representative of residential zone, a representative of other area (if any), a representative of developer (if any), and other members decided by apartment building meetings (if any).

Term of deposit and registration of co-holders of accounts of maintenance expenditure under this Clause are specified in regulations on revenues and expenditure of administration boards approved via apartment building meetings.

2. In respect of mixed-use apartment buildings in which residential zone and commercial zone are separated in the same building and common area of these zones is isolated from common area of the entire building and independently operated and managed, following initial apartment building meetings, account opening, transfer, and management of maintenance expenditure for common area is regulated as follows:

a) Administration boards of apartment buildings shall open accounts at credit institutions to manage and use maintenance expenditure for common area of residential zone and maintenance expenditure for common area of the whole building;

b) Term of deposit and account holders under Point a of this Clause are determined in the same manner as those of maintenance expenditure for residential apartment buildings under Point c Clause 1 of this Article;

c) Owners of commercial zones are responsible for managing retained expenditure in accordance with Clause 4 Article 155 of the Law on Housing to maintain common area of the commercial zones;

d) Transfer of maintenance expenditure for common area in apartment buildings under Clause shall conform to Clause 3 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Within 15 days from the date on which maintenance expenditure for common area is settled in accordance with Article 39 hereof, developers are responsible for transferring maintenance expenditure collected from buyers, lease-buyers and maintenance expenditure paid by developers for dwelling units not for sale, not for lease-purchase or dwelling units that have not been sold or lease-purchased according to Clause 2 Article 152 of the Law on Housing to accounts opened by administration boards in accordance with Point a Clause 2 of this Article;

b) In respect of maintenance expenditure payable by developers for service area, developers shall transfer the expenditure at a rate agreed upon with the buyers and lease-buyers under contracts for purchase, lease-purchase of dwelling units under Clause 4 Article 155 of the Law on Housing to accounts opened by administration boards according to Point a Clause 2 of this Article for management and maintenance of common area of the whole building; developers have the right to manage and use remaining maintenance expenditure in accordance with Point c Clause 2 of this Article.

4. Upon establishment of apartment complex, depending on purpose of use of each building, administration boards of the apartment complex must open separate accounts to manage maintenance expenditure of each building in accordance with Clause 1, Clause 2, and Clause 3 of this Article.

5. The transferring parties and receiving parties of maintenance expenditure for common area of apartment building under this Article are responsible for settling the expenditure before transferring the expenditure. Documents on settlement of maintenance expenditure for common area shall conform to Clause 2 Article 39 hereof.

Article 37. Use of maintenance expenditure for common area of multi-owner apartment buildings

1. Administration boards must publicize information on deposit accounts of maintenance expenditure, must not change the account, and must publicly post expenses made using maintenance expenditure on apartment building information panels every 6 months (if any). The use of maintenance expenditure for common area in apartment building must adhere to the Law on Housing, this document, and must be accompanied by log books, invoices, and documents as per the law.

2. Where management accounts for maintenance expenditure are required in accordance with Point a Clause 2 Article 36 hereof, administration boards shall negotiate with developers about ratio of maintenance expenditure for common area of the entire building and maintenance expenditure for common area of residential zone.

Where maintenance of common area of residential zone is required, administration boards may only use the previously agreed expenditure proportion for maintenance; where this proportion is depleted, owners of residential zone are responsible for contribution. Maintenance expenditure for common area of the entire building will only be used for maintenance of common area of the entire building; where the expenditure is depleted, owners of residential zone and owners of commercial zone are responsible for contribution. Developers and administration boards of apartment buildings may open 2 separate accounts to manage the expenditures under this Clause.

3. Credit institutions managing deposit accounts of maintenance expenditure for common area of apartment buildings are responsible or transferring payment to accounts of maintenance expenditure within 3 working days from the date on which administration boards send payment request. Money transfer request consists of:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Meeting minutes of administration board regarding withdrawal of maintenance expenditure;

c) Maintenance plans approved via apartment building meetings; in case of irregular maintenance, adhere to Clause 5 Article 33 hereof;

d) Maintenance contracts signed with maintenance personnel and entities depending on maintenance task.

4. Payment for maintenance work in form of wire transfer or cash shall conform to decision of apartment building meetings.

5. Where payment for irregular maintenance work adheres to regulations on revenue and expenditure, administration boards shall send money transfer request, administration board meeting minutes pertaining to the withdrawal, and signed maintenance contracts to credit institutions where maintenance expenditure deposit accounts are opened; depending on the request, credit institutions are responsible for transferring payment to maintenance entities within 3 working days; wire transfer or cash payment shall adhere to Clause 3 and Clause 4 of this Article.

6. In respect of maintenance for common area of buildings in apartment complex, maintenance expenditure shall be used as follows:

a) Where maintenance work involves common area of the entire apartment complex, maintenance expenditure shall be taken from maintenance expenditures for common area of each building in the complex;

b) Where maintenance work involves common area of several buildings in the apartment complex, maintenance expenditure shall be taken from maintenance expenditures of all buildings in question;

c) Withdrawal of maintenance expenditure for maintenance of common area under Point a and Point b of this Clause shall be implemented in accordance with Clauses 3, 4, and 5 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Administration boards shall supervise maintenance of common area in apartment buildings; where maintenance work involves technical and qualification requirements in which administration boards lack the necessary qualifications to supervise, apartment building meetings shall hire eligible consulting entities eligible; in case of irregular maintenance, administration boards shall supervise at their discretion or hire consulting entities to supervise and must report at the next apartment building meetings; consulting entity hiring fees shall be collectively paid by owners of apartment buildings.

Supervised work includes: maintenance of elevators, electricity system, water system, waste treatment system, fire prevention and firefighting system, other systems in common area of apartment buildings, and other work items decided by apartment building meetings.

2. Consulting entities shall be hired to supervise maintenance work in accordance with construction laws.

3. Selection method and hiring costs of supervisory consulting entities shall be decided by apartment building meetings upon preparing apartment building maintenance plans.

Article 39. Preparing, settling data, transferring apartment building maintenance expenditure

1. Transferring parties and receiving parties of maintenance expenditure of common area in apartment buildings are responsible for settling the maintenance expenditure in accordance with Point b Clause 2 Article 153 of the Law on Housing before transferring the expenditure.

2. Documents on settlement of maintenance expenditure of common area include:

a) Inventory record, apartment building dossier transfer records, confirmatory records of common area and property in apartment buildings in accordance with Clause 2 Article 142 of the Law on Housing;

b) Records of total maintenance expenditure collected in accordance with housing laws, which distinguish amounts collected from buyers and lease-buyers and amounts transferred by developers as per the law; name, number of deposit accounts and credit institutions where the accounts are opened;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Where maintenance work is included in the warranty scope and warranty period is not expired according to the Law on Housing, developers must not deduct from maintenance expenditure which is transferred to administration boards of apartment buildings.

3. Within 30 days from the date on which written request is issued by administration boards, developers of housing investment and construction projects and administration boards shall settle maintenance costs to facilitate transfer of maintenance expenditure.

4. Where maintenance expenditure has been settled in accordance with Clause 2 of this Article, developers and administration boards shall transfer maintenance expenditure for common area of apartment buildings in accordance with Clause 2 Article 153 of the Law on Housing.

Where cases under Clause 4 Article 155 of the Law on Housing apply and developers and buyers or lease-buyers of dwelling units or other area in apartment buildings have not entered into agreement regarding maintenance cost distribution in purchase agreement, the parties shall prepare contract appendix to agree on distribution rate of expenditure maintenance.

Section 5. RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF DEVELOPERS, OWNERS, USERS, AND ENTITIES MANAGING OPERATION IN MANAGEMENT AND USE OF APARTMENT BUILDINGS

Article 40. Rights and responsibilities of developers

1. Manage apartment building operation in accordance with Clause 1 Article 149 of the Law on Housing. Where developers do not manage apartment building operation either by ineligibility or by choice, it is permissible to refer eligible entities for management of apartment building operation in accordance with Article 150 of the Law on Housing to enable apartment building meetings to choose.

Where developers are qualified to manage apartment building operation, they shall be prioritized for the purpose of negotiating and signing contracts with administration boards in order to continue managing apartment building operation if they wish so.

2. Collect maintenance expenditure for common area of apartment buildings in accordance with Article 152 and Article 153 of the Law on Housing and transfer the expenditure to administration boards in accordance with housing laws and this document.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Transfer external infrastructure to local authority as per the law; prepare and transfer apartment building dossiers to administration boards in accordance with this document.

5. Manage and use structures serving common activities of owners, uses of apartment buildings handed over by the Government or built for business purposes in accordance with approved projects.

6. Maintain their private area; assume compensation responsibility if maintenance or failure to maintain causes damage to other owners.

7. Request competent authority to take actions against violation of property under their legitimate ownership or obstruction of legitimate business practices according to approved projects. Competent authority are responsible for taking actions against violations of organizations and individuals regarding legitimate property or business practices of developers.

8. Cooperate with administration boards in solving difficulties and issues in management and use of apartment buildings.

9. Purchase compulsory fire insurance in accordance with fire prevention and firefighting laws and insurance business laws during period in which ownership has not been transferred to owners of apartment buildings.

10. Compensate for damage in accordance with agreement or regulations of the law; comply with decision on resolution, penalties of competent authority.

11. Exercise other rights and responsibilities as per the law.

Article 41. Rights and responsibilities of owners of apartment buildings

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) own and use private area; use common area in accordance with housing laws and this document. Maintain private area in accordance with housing laws and this document; compensate for damage done to other owners as a result of maintenance or failure to maintain;

b) request developers, administration boards, or commune People’s Committees to hold apartment building meetings in accordance with this document; attend apartment building meetings and cast votes in accordance with the Law on Housing and this document;

c) request developers where administration boards have not been established, entities managing operation, and administration boards to provide information and disclose information pertaining to management and use of apartment buildings;

d) adequately adhere to decisions of apartment building meetings, including when they do not attend apartment building meetings; comply with decisions on resolution of competent authority;

dd) adequately and promptly pay expenditure on management of apartment building operation, maintenance expenditure for common area, other expenditure and fees according to regulations of the law or agreement with service providers.

Where owners fail to incur expenditure on management of apartment building operation as per the law, actions shall be taken in accordance with service contracts that administration boards have signed with entities managing operation; where contracts have not been signed in accordance with Clause 1 Article 29 hereof, comply with apartment building management and use details approved by apartment building meetings;

e) comply with rules and regulations pertaining to apartment building management and use; discover and promptly report violations in apartment building management and use to entities managing operation or competent authority;

g) repair damage in private area that affects other owners in apartment buildings; enable and assist relevant entities in maintaining and repairing damp, leak of the floor, sanitation areas in common area as per the law;

h) restore to original conditions and compensate for damage to area, equipment in common area or area, equipment in private area of other owners; be met with penalties as per the law and compensate for damage caused by obstruction of legitimate business practices of owners of commercial zone;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



k) implement other relevant regulations of the law.

2. In respect of single-owner apartment buildings, owners have the right to use apartment buildings and rights and responsibilities under Points b, c, d, e, and k Clause 1 of this Article.

Article 42. Rights and responsibilities of non-owner users of apartment buildings

1. Use private area and common area of apartment buildings in accordance with housing laws and this document.

2. Exercise rights and obligations according to agreement with owners.

3. Attend apartment building meetings (in case of single-owner apartment buildings); represent the owners to attend apartment building meetings and cast votes if the owners do not attend (in case of multi-owner apartment buildings); where a dwelling unit or area in apartment building is shared by multiple users, and users shall authorize a representative to attend and cast votes at apartment building meetings.

4. Exercise relevant rights and responsibilities under Points b, c, d, dd, e, g, h, and k Clause 1 Article 41 hereof.

Article 43. Rights and responsibilities of entities managing apartment building operation

1. Manage apartment building operation in accordance with this document and service contracts signed with administration boards or representatives of apartment building management (where administration boards are not require); maintain common area in apartment buildings in accordance with maintenance contracts if they are qualified for maintenance work. If contracts under Clause 1 Article 29 hereof have not been signed, maintenance work shall adhere to approval of apartment building meetings.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Notify collection and payment of relevant expenditure in writing; inform users of apartment buildings about requirements and notices in case of irregularities such as natural disasters, epidemic, fire; provide guidelines on installation of equipment in private area of owners.

4. Collect management service fees according to agreement with owners, users of apartment buildings; pay salaries to administration board members in accordance with decision of apartment building meetings.

5. On an annual basis at annual apartment building meetings or at request of competent authority, entities managing operation must submit public reports on management of apartment building operation to administration boards, reports on management of apartment building operation at apartment buildings, collect feedback of owners and users regarding management services of apartment building operation.

6. Cooperate with administration boards of apartment buildings in resolving other issues during management of apartment building operation.

7. Adhere to resolving decisions of competent authorities.

8. Transfer apartment building dossiers to administration boards; hand over tasks relevant to management of apartment building operation to new managing entities.

9. Exercise rights and responsibilities of entities managing apartment building operation according to agreement under contracts for apartment building operation managing services or approval of apartment building meetings in case contracts under Clause 1 Article 29 hereof have not been signed; in case administration boards do not adhere to this Clause, entities managing operation may exercise agreement under signed contracts or approval of apartment building meetings in order to preserve their legitimate rights and benefits; exercise the contracts if they are deemed excellent in performance of the contracts by apartment building meetings.

Chapter IV

DISPUTE SETTLEMENT AND PENALTIES FOR VIOLATIONS IN APARTMENT BUILDING MANAGEMENT AND USE

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Disputes pertaining to expenditure on management of apartment building operation, the transfer, management, and use of maintenance expenditure for common area in apartment buildings shall be resolved by People’s Committees of districts where the apartment buildings are located or the court or trade arbitrations as per the law.

2. Disputes between administration board members shall be resolved in accordance with operating regulations of administration boards approved via apartment building meetings.

Where administration boards or members thereof are discharged, dismissed, replaced without handing over seals, the new administration boards have the right to request competent authority in charge of seal issuance and registration to revoke, hand over, or cancel seals and issue new seals to the new administration boards in accordance with regulations on issuance, registration, and management.

Where administration boards or members thereof are discharged, dismissed, replaced without handing over deposit accounts of maintenance expenditure for common area in apartment buildings or management accounts of administration boards, the new administration boards have the right to request credit institutions governing these accounts to free said accounts, terminate transactions related to the discharged, dismissed, replaced administration boards, and hand over such accounts to the new administration boards in accordance with this document and relevant law provisions. Credit institutions governing these accounts must hand over the accounts to the new administration boards in accordance with this document.

3. Disputes between administration boards and owners, users of apartment buildings pertaining to the election, dismissal, discharge, replacement of administration board members or other issues related to management of apartment building operation shall be resolved on the basis of negotiation; where negotiation fails, apartment building meetings shall be held.

4. Disputes pertaining to service contracts for management of apartment building operation, maintenance, operation management between service providers and entities managing operation shall be resolved in accordance with negotiation between the parties; where negotiation fails, the parties may request the court or trade arbitrations to resolve as per the law.

Article 45. Violation penalties

1. Where apartment building meetings are not held in a manner compliant with this document, decisions and results of such meetings shall not be acknowledged and other apartment building meetings must be held.

2. Individuals exploiting positions of power, owners, users of apartment buildings who violate regulations of the law pertaining to apartment building management and use shall be met with administrative penalties or criminal prosecution depending on severity of the violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Take actions against other violations pertaining to management and use of apartment buildings in accordance with the Law on Housing.

Chapter V

ORGANIZING IMPLEMENTATION

Article 46. Transition of management of multi-storey multi-unit houses

1. In respect of multi-storey multi-unit houses under Point e, Point g Clause 1 Article 1 hereof, within 6 months from the date on which this document enters into force, owners and users of such houses must exercise management and use of their houses in accordance with this document.

2. In respect of multi-storey multi-unit houses under Clause 2 Article 1 hereof where entities managing operation are not hired, within 6 months from the date on which this document enters into force, individuals managing operation must meet requirements under Clause 5 Article 29 hereof.

Article 47. Responsibilities of provincial People’s Committees and provincial housing authority

1. Provincial People’s Committees have the responsibility to:

a) coordinate implementation of this document in their provinces and cities; depending on local conditions and this document, promulgate regulations elaborating management and use of apartment buildings for adoption in their provinces and cities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) direct local authority to receive structures, infrastructures in housing construction projects (including apartment buildings) according to approved projects and written approval of investment guidelines of competent authority;

d) review and decide inhabitant management of each apartment building and apartment complex as per the law;

dd) inspect, examine, and take actions within their power or request competent authority to take actions against violations in apartment building management and use as per the law; provide guidelines, deal with difficulties relating to local apartment building management and use as per the law;

e) exercise other responsibilities as per the law;

g) promulgate fee tariff for management service of apartment building operation in accordance with Clause 7 Article 151 of the Law on Housing.

2. Provincial housing authority are responsible for assisting provincial People’s Committees in exercising state management function regarding management and use of local apartment buildings; submit reports on management and use of local apartment buildings to Ministry of Construction on a six-monthly basis, an annual basis, or at request; provide guidelines and deal with issues pertaining to management and use of local apartment buildings.

Article 48. Responsibilities of district People’s Committees

1. Request provincial People’s Committees to delegate responsibilities for administration and management of apartment building vicinity and dealing with issues within their power.

2. Issue decisions acknowledging or authorize commune People’s Committees of communes where apartment buildings in question are located to acknowledge administration boards in accordance with this document.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Enforce to recover maintenance expenditure for common area in apartment buildings in accordance with housing laws.

5. Receive transferred apartment building dossiers in accordance with Clause 2 Article 11 hereof.

6. Exercise other responsibilities in accordance with housing laws and this document.

Article 49. Responsibilities of commune People’s Committees

1. Communicate and encourage organizations, individuals to adhere to this document and regulations of the law on management and use of apartment buildings.

2. Cooperate with administration boards in monitoring, examining, dealing with difficulties that arise in management and use of apartment buildings within their power or request district People’s Committees to consider and resolve.

3. Inspect and prepare records of transfer of apartment building dossiers to administration boards in case administration boards and developers fail to draft records of transfer in accordance with Clause 3 Article 10 hereof.

4. Cooperate and enable entities managing apartment building operation to provide apartment building services.

5. Organize apartment building meetings and attend apartment building meetings in accordance with this document; acknowledge administration boards under authorization of district People’s Committees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Exercise other responsibilities relating to management and use of apartment buildings in accordance with this document or responsibilities delegated by provincial People’s Committees, district People's Committees or regulations of the law pertaining to local government authority.

Article 50. Responsibilities of Housing and Real Estate Market Management Agency

1. Guide and expedite implementation of this document.

2. Examine management and use of apartment buildings on a nationwide scale and request competent authority to take actions against violations of the law regarding management and use of apartment buildings.

3. Cooperate with relevant authorities in organizing training, publicizing, and communicating regulations of the law regarding management and use of apartment buildings on a nationwide scale.

4. Receive applications, upload and remove information on eligible entities managing apartment building operation in accordance with housing laws.

5. Consolidate feedback of relevant organizations and individuals regarding issues that arise and propose amendment to this document.

6. Exercise other tasks relating to management and use of apartment building in accordance with this document or direction of Minister of Construction./.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 05/2024/TT-BXD ngày 31/07/2024 hướng dẫn Luật Nhà ở do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


72.773

DMCA.com Protection Status
IP: 18.219.15.112
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!