Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 08/2023/TT-NHNN điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh

Số hiệu: 08/2023/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Người ký: Phạm Thanh Hà
Ngày ban hành: 30/06/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Ngân hàng vay vốn nước ngoài phải chứng minh mục đích vay

Thống đốc NHNN ban hành Thông tư 08/2023/TT-NHNN ngày 30/6/2023 quy định về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh.

Ngân hàng vay vốn nước ngoài phải chứng minh mục đích vay

Theo đó, bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vay vốn nước ngoài phải chứng minh mục đích đi vay như sau:

(1) Mục đích vay nước ngoài của ngân hàng

- Bên đi vay vay ngắn và trung, dài hạn nước ngoài để phục vụ các mục đích sau đây:

+ Bổ sung nguồn vốn phục vụ hoạt động cấp tín dụng theo tăng trưởng tín dụng của bên đi vay.

+ Cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay.

- Bên đi vay khi vay trung, dài hạn nước ngoài phải chứng minh mục đích vay nước ngoài thông qua:

+ Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 08/2023/TT-NHNN trong trường hợp vay để thực hiện mục đích nêu tại điểm a khoản 1 Điều 14 Thông tư 08/2023/TT-NHNN .

+ Phương án cơ cấu nợ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 08/2023/TT-NHNN trong trường hợp vay để thực hiện mục đích nêu tại điểm b khoản 1 Điều 14 Thông tư 08/2023/TT-NHNN .

(2) Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài

Bên đi vay chi được vay ngắn hạn nước ngoài trong trường hợp đáp ứng giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài tại thời điểm 31/12 của năm liên trước thời điểm phát sinh khoản vay.

Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài lả tỷ lệ tối đa tổng dư nợ gốc của các khoản vay ngắn hạn nước ngoài tính trên vốn tự có riêng lẻ, áp dụng với các đối tượng cụ thể như sau:

- 30% đối với ngân hàng thương mại;

- 150% đổi với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng khác.

Xem thêm Thông tư 08/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/8/2023, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư 08/2023/TT-NHNN .

 

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2023/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2023

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN VAY NƯỚC NGOÀI KHÔNG ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối ngày 18 tháng 3 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh;

Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về điều kiện vay nước ngoài của bên đi vay không được Chính phủ bảo lãnh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người cư trú là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam là bên đi vay nước ngoài (sau đây gọi chung là bên đi vay).

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam nơi bên đi vay mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài (sau đây gọi là ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản).

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Khoản vay ngắn hạn nước ngoài tự vay, tự trả (sau đây gọi là khoản vay ngắn hạn nước ngoài) là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có thời hạn vay đến 01 năm.

2. Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài tự vay, tự trả (sau đây gọi là khoản vay trung, dài hạn nước ngoài) là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có thời hạn vay trên 01 năm.

3. Dự án đầu tư là các dự án được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Dự án khác là các dự án không thuộc trường hợp dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Chi phí vay nước ngoài là tổng mức chi phí quy đổi theo tỷ lệ phần trăm hàng năm tính trên giá trị khoản vay, bao gồm lãi suất vay nước ngoài và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay nước ngoài mà bên đi vay chắc chắn phải trả cho bên cho vay, các bên bảo đảm khoản vay, bên bảo hiểm khoản vay, các đại lý và các bên liên quan khác.

6. Cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài là việc trả khoản nợ nước ngoài hiện hữu từ nguồn vốn vay nước ngoài mới.

7. Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam là khoản vay nước ngoài được rút vốn vào tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng đồng Việt Nam của bên đi vay hoặc nghĩa vụ nợ của khoản vay được xác định bằng đồng Việt Nam.

8. Nghĩa vụ nợ của khoản vay được xác định bằng đồng Việt Nam là việc khoản vay được rút vốn bằng ngoại tệ nhưng giá trị nhận nợ theo thỏa thuận vay nước ngoài được ghi nhận bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá mua, bán ngoại tệ được niêm yết bởi tổ chức tín dụng do các bên thỏa thuận.

Điều 4. Áp dụng quy định pháp luật liên quan

1. Bên đi vay vay nước ngoài dưới hình thức phát hành trái phiếu quốc tế ngoài việc đáp ứng điều kiện vay quy định tại Thông tư này, phải tuân thủ quy định của pháp luật về chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Bên đi vay là doanh nghiệp nhà nước ngoài việc đáp ứng điều kiện vay quy định tại Thông tư này, phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 5. Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm

1. Bên đi vay vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm không phải tuân thủ các điều kiện vay nước ngoài quy định tại Thông tư này.

2. Bên đi vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm chịu trách nhiệm tuân thủ quy định hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, các quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 6. Nguyên tắc sử dụng vốn vay nước ngoài

1. Bên đi vay chịu trách nhiệm toàn diện trong việc sử dụng vốn vay nước ngoài đúng mục đích hợp pháp quy định tại Thông tư này.

2. Trường hợp khoản vay đã được rút vốn nhưng tạm thời chưa sử dụng cho các mục đích vay nước ngoài hợp pháp quy định tại Thông tư này, bên đi vay có thể sử dụng nguồn tiền này để gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Kỳ hạn của mỗi khoản tiền gửi tối đa không quá 01 tháng.

Điều 7. Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài

1. Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài là kế hoạch sản xuất, kinh doanh sử dụng vốn vay nước ngoài, trong đó chứng minh mục đích, nhu cầu vay nước ngoài hợp pháp, hợp lý của bên đi vay. Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài của bên đi vay phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với quy định tại Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật hợp tác xã, điều lệ của bên đi vay và các quy định khác của pháp luật có liên quan (sau đây gọi chung là cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật).

2. Nội dung cơ bản của Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài trong trường hợp bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:

a) Tên bên đi vay, loại hình tổ chức tín dụng, vốn tự có, địa chỉ, Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng hoặc Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, dư nợ vay nước ngoài ngắn hạn, trung, dài hạn tính đến thời điểm lập phương án;

b) Mục tiêu kinh doanh, nhu cầu huy động vốn tổng thể, vốn nước ngoài của bên đi vay;

c) Thông tin về khoản vay nước ngoài dự kiến thực hiện;

d) Mục đích vay nước ngoài: thông tin về (các) nhóm khách hàng dự kiến được cấp tín dụng từ nguồn vốn vay nước ngoài, lãi suất cho vay dự kiến, thời hạn cho vay dự kiến;

đ) Quy mô vay vốn nước ngoài: giá trị khoản vay, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tình hình tăng trưởng tín dụng đến thời điểm lập phương án, so sánh quy mô vốn vay nước ngoài với quy mô tăng trưởng tín dụng còn lại tính đến cuối năm hoặc với quy mô tăng trưởng tín dụng của năm liền trước trong trường hợp chưa có thông tin về chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của năm hiện tại;

e) Biện pháp quản trị rủi ro phát sinh từ khoản vay nước ngoài;

g) Thẩm quyền phê duyệt Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài; cấp có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ xác định thẩm quyền phê duyệt;

h) Các nội dung khác (nếu có).

3. Nội dung cơ bản của Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài trong trường hợp bên đi vay không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:

a) Tên bên đi vay, loại hình doanh nghiệp, vốn điều lệ, địa chỉ, Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có) hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương, phạm vi ngành nghề sản xuất, kinh doanh hợp pháp liên quan đến mục đích sử dụng vốn vay nước ngoài của bên đi vay;

b) Thông tin về khoản vay nước ngoài dự kiến thực hiện;

c) Mục đích và quy mô vay nước ngoài;

Thông tin về các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dự án khác sử dụng vốn vay nước ngoài thuộc phạm vi hoạt động hợp pháp của bên đi vay:

Đối với khoản vay ngắn hạn nước ngoài; Bảng kê nhu cầu sử dụng vốn vay ngắn hạn nước ngoài (sau đây gọi là bảng kê nhu cầu sử dụng vốn) được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và tuân thủ các nguyên tắc quy định tại khoản 4 Điều này.

Đối với khoản vay trung, dài hạn nước ngoài: quy mô vốn tổng thể của hoạt động sản xuất, kinh doanh; cơ cấu nguồn vốn; quy mô vốn vay nước ngoài; các chi phí dự kiến được thanh toán từ nguồn vốn vay trung, dài hạn nước ngoài;

d) Biện pháp quản trị rủi ro phát sinh từ khoản vay nước ngoài (nếu có);

đ) Thẩm quyền phê duyệt Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài: cấp có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ xác định thẩm quyền phê duyệt;

e) Các nội dung khác (nếu có).

4. Nguyên tắc lập bảng kê nhu cầu sử dụng vốn:

a) Đối với mục đích thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trả bằng tiền (không bao gồm các khoản nợ gốc phát sinh từ khoản vay trong nước):

Bên đi vay kê khai tại bảng kê nhu cầu sử dụng vốn các nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn của khoản vay trên cơ sở dự toán số tiền phải trả theo các chứng từ, tài liệu làm phát sinh nghĩa vụ thanh toán như hóa đơn, thỏa thuận, hợp đồng được ký kết, phát hành trước khi bên đi vay thực hiện rút vốn khoản vay.

Trường hợp vì lý do khách quan như bên thụ hưởng không giao đủ hàng, các bên đàm phán được việc lùi thời hạn thanh toán hoặc đẩy nhanh lịch thanh toán, thanh toán bù trừ công nợ hoặc cơ quan thuế thông báo thay đổi số tiền thuế phải nộp dẫn tới giá trị thanh toán thực tế thay đổi so với giá trị ghi tại bảng kê nhu cầu sử dụng vốn, bên đi vay điều chỉnh Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài trong đó cập nhật bảng kê nhu cầu sử dụng vốn phù hợp với thực tế và bổ sung thêm các khoản nợ ngắn hạn hợp pháp khác của bên đi vay có nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn khoản vay (nếu có);

b) Đối với mục đích sử dụng vốn vay ngắn hạn nước ngoài để phục vụ hoạt động nghiệp vụ của bên đi vay thuộc đối tượng phải đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính theo pháp luật chuyên ngành:

Bên đi vay kê khai tại bảng kê nhu cầu sử dụng vốn tổng số tiền dự kiến sử dụng cho từng hoạt động nghiệp vụ cụ thể của bên đi vay trên cơ sở kế hoạch kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Trường hợp có sự thay đổi giá trị sử dụng vốn thực tế so với giá trị ghi tại bảng kê nhu cầu sử dụng vốn do thay đổi kế hoạch kinh doanh, bên đi vay điều chỉnh Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài trong đó bao gồm bảng kê cập nhật số liệu về nhu cầu sử dụng vốn và bổ sung mục đích sử dụng vốn hợp pháp khác (nếu có);

c) Bên đi vay phải điều chỉnh Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài trong trường hợp có thay đổi về bảng kê nhu cầu sử dụng vốn quy định tại điểm a và điểm b Khoản này trước khi diễn ra nội dung thay đổi và đảm bảo tuân thủ quy định về trách nhiệm lưu trữ, xuất trình chứng từ phục vụ việc thanh tra, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Thông tư này.

Điều 8. Phương án cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài

1. Phương án cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài (sau đây gọi là “Phương án cơ cấu nợ”) là tổng hợp các thông tin về việc sử dụng vốn vay nước ngoài mới để trả nợ khoản vay nước ngoài hiện hữu hợp pháp. Phương án cơ cấu nợ của bên đi vay phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

2. Phương án cơ cấu nợ bao gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Thông tin về bên đi vay nước ngoài:

Các thông tin theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư này đối với bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Các thông tin theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Thông tư này đối với bên đi vay không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Thông tin về khoản vay và dư nợ khoản vay nước ngoài hiện hữu: bên cho vay, số tiền vay, đồng tiền vay, thời hạn vay, chi phí vay, mục đích vay, tình hình rút vốn, trả nợ, dư nợ của khoản vay tại thời điểm lập Phương án cơ cấu nợ, giá trị dự kiến cơ cấu, mã số khoản vay (áp dụng đối với khoản vay nước ngoài hiện hữu là khoản vay trung, dài hạn), bảng kê việc sử dụng vốn vay ngắn hạn của khoản vay nước ngoài hiện hữu (áp dụng đối với khoản vay nước ngoài hiện hữu là khoản vay ngắn hạn);

c) Thông tin về khoản vay nước ngoài mới: bên cho vay, số tiền vay, đồng tiền vay, thời hạn vay, chi phí vay, kế hoạch rút vốn, kế hoạch thanh toán dư nợ khoản vay nước ngoài hiện hữu;

d) Thẩm quyền phê duyệt Phương án cơ cấu nợ: cấp có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ xác định thẩm quyền phê duyệt;

đ) Các nội dung khác (nếu có).

Chương II

ĐIỀU KIỆN CHUNG

Điều 9. Thỏa thuận vay nước ngoài

1. Thỏa thuận vay nước ngoài là một hoặc tập hợp một số văn bản ghi nhận thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho bên đi vay một khoản tiền hoặc tài sản (trong trường hợp vay nước ngoài dưới hình thức hợp đồng cho thuê tài chính) để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi (nếu có thỏa thuận về lãi).

2. Thỏa thuận vay nước ngoài phải được lập thành văn bản, trường hợp là thỏa thuận dưới hình thức thông điệp dữ liệu điện tử phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

3. Thỏa thuận vay nước ngoài phải được ký kết trước hoặc vào ngày rút vốn khoản vay nước ngoài. Việc ký kết thỏa thuận vay nước ngoài vào ngày rút vốn khoản vay nước ngoài chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Khoản vay ngắn hạn nước ngoài với điều kiện việc giải ngân khoản vay thực hiện sau khi các bên ký kết thỏa thuận vay;

b) Khoản vay nước ngoài phát sinh từ việc chuyển số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư của các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành vốn vay nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối đối với hoạt động vay trả nợ nước ngoài và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Điều 10. Đồng tiền vay nước ngoài

1. Đồng tiền vay nước ngoài là ngoại tệ.

2. Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Bên đi vay là tổ chức tài chính vi mô;

b) Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vay từ nguồn lợi nhuận từ hoạt động đầu tư trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam của bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại bên đi vay;

c) Bên đi vay rút vốn, trả nợ bằng đồng ngoại tệ và nghĩa vụ nợ của khoản vay được xác định bằng đồng Việt Nam.

Điều 11. Các giao dịch bảo đảm cho khoản vay nước ngoài

Bên đi vay và các bên liên quan tự chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về giao dịch bảo đảm và các quy định khác của pháp luật có liên quan khi ký kết và thực hiện các giao dịch bảo đảm cho khoản vay nước ngoài.

Điều 12. Chi phí vay nước ngoài

1. Bên đi vay và các bên liên quan tự chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến lãi suất vay nước ngoài, các chi phí khác có liên quan đến khoản vay nước ngoài khi thỏa thuận về chi phí vay nước ngoài.

2. Để điều hành hạn mức vay nước ngoài tự vay, tự trả, khi cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định việc áp dụng điều kiện về chi phí vay nước ngoài; quyết định và công bố mức trần chi phí vay nước ngoài trong từng thời kỳ.

Điều 13. Việc vay nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước

Việc vay nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương, thẩm định và chấp thuận theo quy định của pháp luật về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước, đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và thực hiện theo pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Chương III

ĐIỀU KIỆN BỔ SUNG

Mục 1. ĐIỀU KIỆN BỔ SUNG ĐỐI VỚI BÊN ĐI VAY LÀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI

Điều 14. Mục đích vay nước ngoài

1. Bên đi vay vay ngắn và trung, dài hạn nước ngoài để phục vụ các mục đích sau đây:

a) Bổ sung nguồn vốn phục vụ hoạt động cấp tín dụng theo tăng trưởng tín dụng của bên đi vay;

b) Cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay;

2. Bên đi vay khi vay trung, dài hạn nước ngoài phải chứng minh mục đích vay nước ngoài thông qua:

a) Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này trong trường hợp vay để thực hiện mục đích nêu tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Phương án cơ cấu nợ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này trong trường hợp vay để thực hiện mục đích nêu tại điểm b khoản 1 Điều này.

Điều 15. Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài

Bên đi vay chỉ được vay ngắn hạn nước ngoài trong trường hợp đáp ứng giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài tại thời điểm 31/12 của năm liền trước thời điểm phát sinh khoản vay. Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài là tỷ lệ tối đa tổng dư nợ gốc của các khoản vay ngắn hạn nước ngoài tính trên vốn tự có riêng lẻ, áp dụng với các đối tượng cụ thể như sau:

1. 30% đối với ngân hàng thương mại;

2. 150% đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng khác.

Điều 16. Tỷ lệ bảo đảm an toàn

1. Khi vay ngắn hạn nước ngoài, bên đi vay phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về các tỷ lệ bảo đảm an toàn tại Luật Các tổ chức tín dụng tại các thời điểm cuối của 03 tháng gần nhất trước ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận thay đổi tăng giá trị khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

2. Khi vay trung, dài hạn nước ngoài, bên đi vay có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về các tỷ lệ bảo đảm an toàn tại Luật Các Tổ chức tín dụng tại các thời điểm cuối của 03 tháng gần nhất trước ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận thay đổi tăng giá trị khoản vay nước ngoài đến thời điểm cuối tháng gần nhất trước thời điểm gửi đầy đủ hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành hướng dẫn về quản lý ngoại lý ngoại hối đối với việc vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài đủ điều kiện được tính vào vốn cấp 2 của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và việc thực hiện khoản vay này giúp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đáp ứng các quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn;

b) Bên đi vay vay nước ngoài dưới hình thức phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế có trách nhiệm tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng tại các thời điểm cuối của 03 tháng gần nhất trước ngày nộp hồ sơ đăng ký khoản phát hành;

c) Bên đi vay là tổ chức tín dụng hỗ trợ theo phương án phục hồi đã được phê duyệt, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định cho các nhóm đối tượng này tại Luật Các tổ chức tín dụng.

Mục 2. ĐIỀU KIỆN BỔ SUNG ĐỐI VỚI BÊN ĐI VAY KHÔNG PHẢI LÀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI

Điều 17. Mục đích vay nước ngoài

1. Mục đích vay ngắn hạn nước ngoài:

a) Bên đi vay chỉ được sử dụng vốn vay ngắn hạn nước ngoài để cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài và thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trả bằng tiền (không bao gồm các khoản nợ gốc của khoản vay trong nước) của bên đi vay. Các khoản nợ ngắn hạn phải trả quy định tại Khoản này là các khoản nợ phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án khác của bên đi vay và được xác định căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp;

b) Ngoài mục đích quy định lại điểm a khoản 1 Điều này, bên đi vay thuộc đối tượng phải đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính theo pháp luật chuyên ngành được sử dụng vốn vay ngắn hạn nước ngoài để phục vụ hoạt động nghiệp vụ của bên đi vay có thời hạn sử dụng vốn không quá 12 tháng kể từ thời điểm rút vốn khoản vay nước ngoài.

2. Mục đích vay trung, dài hạn nước ngoài:

Bên đi vay chỉ được vay trung, dài hạn nước ngoài để phục vụ các mục đích sau:

a) Thực hiện dự án đầu tư của bên đi vay;

b) Thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay;

c) Cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay.

3. Việc sử dụng vốn vay nước ngoài của bên đi vay quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải phù hợp với:

a) Phạm vi ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, phạm vi Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;

b) Phạm vi hoạt động hợp pháp khác quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định về điều lệ tổ chức và hoạt động của bên đi vay.

4. Bên đi vay nước ngoài phải chứng minh mục đích vay nước ngoài thông qua:

a) Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan trong trường hợp vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư của bên đi vay;

b) Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này trong trường hợp vay nước ngoài để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay;

c) Phương án cơ cấu nợ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này trong trường hợp vay nước ngoài cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài.

Điều 18. Giới hạn vay nước ngoài

1. Trường hợp vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư:

a) Số dư nợ gốc của các khoản vay trung, dài hạn trong nước và nước ngoài của bên đi vay (bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn được gia hạn và ngắn hạn quá hạn thành trung, dài hạn) phục vụ cho dự án đầu tư tối đa không vượt quá giới hạn vay vốn của dự án đầu tư;

b) Giới hạn vay vốn của dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là phần chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư và vốn góp của nhà đầu tư ghi nhận tại Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.

2. Trường hợp vay nước ngoài để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay:

Số dư nợ vay trung, dài hạn trong nước và nước ngoài của bên đi vay (bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn được gia hạn và ngắn hạn quá hạn thành trung, dài hạn) phục vụ cho mục đích này không vượt quá tổng nhu cầu vốn vay tại Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp vay nước ngoài để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay:

a) Số tiền vay nước ngoài phục vụ mục đích cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài tối đa không vượt quá tổng giá trị dư nợ gốc, số tiền lãi, phí chưa thanh toán của khoản nợ nước ngoài hiện hữu và phí của khoản vay mới được xác định tại thời điểm cơ cấu;

b) Trường hợp khoản vay nước ngoài mới là khoản vay trung, dài hạn, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày rút vốn khoản vay mới, bên đi vay phải thực hiện việc trả nợ khoản vay nước ngoài hiện hữu để sau thời gian 05 ngày làm việc nêu trên, bên đi vay đảm bảo các giới hạn vay vốn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

4. Các khoản vay ngắn hạn nước ngoài không phải tuân thủ quy định về giới hạn vay nước ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

5. Tỷ giá để tính toán giới hạn vay nước ngoài:

a) Đối với mục đích vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư, trường hợp đồng tiền vay nước ngoài khác với đồng tiền được ghi nhận tại Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, bên đi vay sử dụng tỷ giá hạch toán ngoại tệ theo thông báo của Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) áp dụng tại thời điểm ký các thỏa thuận vay nước ngoài hoặc thỏa thuận thay đổi liên quan đến giá trị khoản vay để tính giới hạn vay;

b) Đối với mục đích vay nước ngoài để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay, trường hợp nhu cầu vốn vay tại Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài được tính toán bằng đồng tiền khác với đồng tiền vay nước ngoài, bên đi vay sử dụng tỷ giá hạch toán ngoại tệ theo thông báo của Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) áp dụng tại thời điểm lập Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài để tính giới hạn vay;

c) Đối với mục đích vay nước ngoài để cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay, trường hợp đồng tiền vay nước ngoài của khoản vay nước ngoài mới khác với đồng tiền vay nước ngoài của khoản vay nước ngoài hiện hữu, bên đi vay sử dụng tỷ giá hạch toán ngoại tệ theo thông báo của Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) áp dụng tại thời điểm lập Phương án cơ cấu lại nợ nước ngoài để tính giới hạn vay.

Chương IV.

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN

Điều 19. Trách nhiệm của bên đi vay

1. Tuân thủ các quy định về điều kiện vay nước ngoài tại Thông tư này và quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối.

2. Tự chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật dân sự, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư, giao dịch bảo đảm, phòng chống rửa tiền, pháp luật chuyên ngành, các quy định khác của pháp luật có liên quan và tập quán quốc tế khi ký kết và thực hiện khoản vay nước ngoài.

3. Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của văn bản chứng minh mục đích vay nước ngoài và đảm bảo sử dụng vốn vay nước ngoài theo đúng văn bản chứng minh mục đích vay nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 14khoản 4 Điều 17 Thông tư này.

4. Lưu trữ đầy đủ chứng từ, tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn vay nước ngoài phù hợp với mục đích vay nước ngoài quy định tại Điều 14 và Điều 17 Thông tư này, chứng từ tài liệu liên quan đến việc thay đổi bảng kê nhu cầu sử dụng vốn (nếu có) theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này và xuất trình đầy đủ các tài liệu nêu trên để phục vụ việc thanh tra, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền.

5. Lập bảng theo dõi mỗi khoản tiền nhàn rỗi trong trường hợp gửi tiền có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo nguyên tắc sử dụng vốn quy định tại Điều 6 Thông tư này và xuất trình cùng với tài liệu chứng minh đáp ứng quy định tại Điều 6 Thông tư này để phục vụ việc thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vốn vay nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền khi cần thiết.

Điều 20. Trách nhiệm của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản

1. Thực hiện việc kiểm tra, lưu giữ chứng từ phù hợp với giao dịch thực tế để đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ ngoại hối được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu của bên đi vay trong quá trình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ điều kiện vay nước ngoài của bên đi vay.

Chương V.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 8 năm 2023, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Quy định về giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài quy định tại Điều 15 Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.

3. Bãi bỏ Thông tư số 12/2014/TT-NHNN ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.

4. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số cụm từ, khoản, điều của Thông tư số 12/2022/TT-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp như sau:

a) Bãi bỏ điểm c khoản 3 Điều 15, khoản 5 Điều 15, khoản 10 Điều 16, khoản 3 Điều 20 và cụm từ “trừ các khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận” tại điểm b khoản 1 Điều 20;

b) Thay thế cụm từ “hoặc văn bản chứng minh việc chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về giới hạn cấp tín dụng và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo quy định của pháp luật (nếu có)” tại khoản 7 Điều 16 bằng cụm từ “hoặc văn bản chứng minh bên đi vay thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 16 Thông tư số 08/2023/TT-NHNN quy định điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh”;

c) Sửa đổi phần “Ghi chú” tại Phụ lục 02 như sau: “Bên đi vay thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 16 Thông tư số 08/2023/TT-NHNN quy định điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh nêu rõ các tỷ lệ không phải tuân thủ, thời điểm không tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.

Điều 22. Điều khoản chuyển tiếp

Các thỏa thuận vay nước ngoài được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết, bên đi vay được tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận đã ký và các văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nếu có) cho đến khi kết thúc khoản vay nước ngoài. Việc sửa đổi, bổ sung các thỏa thuận nói trên chỉ được thực hiện nếu nội dung sửa đổi, bổ sung phù hợp với các quy định của Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 23. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Công báo;
- Lưu: VP, Vụ PC, Vụ QLNH.

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Phạm Thanh Hà

Phụ lục

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2023/TT-NHNN ngày 30/06/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

BẢNG KÊ CÁC NHU CẦU SỬ DỤNG VỐN VAY NGẮN HẠN NƯỚC NGOÀI

(Đính kèm Phương án sử dụng vốn vay ngắn hạn nước ngoài)

1. Thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trả bằng tiền kể từ thời điểm rút vốn khoản vay ngắn hạn nước ngoài1

Nội dung các khoản nợ ngắn hạn dự kiến thanh toán bằng nguồn vốn vay ngắn hạn nước ngoài2

Giá trị3

Dự kiến thời điểm thanh toán4

Thỏa thuận/tài liệu làm phát sinh nghĩa vụ nợ ngắn hạn phải trả5

1. ……….

2. ………

Tổng cộng

2. Phục vụ hoạt động nghiệp vụ của bên đi vay có thời hạn sử dụng vốn dưới 12 tháng kể từ thời điểm rút vốn khoản vay ngắn hạn nước ngoài (chỉ áp dụng đối với Bên đi vay thuộc đối tượng phải đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính theo pháp luật chuyên ngành).

Phân loại mục đích sử dụng6

Giá trị7

Căn cứ xây dựng nhu cầu vốn8

1. …….....

2. ………..

Tổng cộng

Hướng dẫn lập bảng:

1. Các khoản nợ ngắn hạn tại mục này được xác định căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp, bao gồm các khoản nợ ngắn hạn phải trả bằng tiền nhưng không bao gồm các khoản nợ vay trong nước. Trường hợp Bên đi vay vay nước ngoài ngắn hạn để trả khoản nợ nước ngoài, bên đi vay phải chứng minh mục đích sử dụng vốn thông qua Phương án cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài (không thuộc đối tượng báo cáo tại Bảng kê này).

2. Liệt kê các khoản nợ ngắn hạn phải trả bằng tiền phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án khác, ví dụ như nợ phải trả người bán ngắn hạn, thuế và các khoản nộp nhà nước, phải trả cho người lao động, chi phí phải trả ngắn hạn, phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng,…

3. Giá trị quy đổi theo đồng tiền rút vốn của khoản vay. Trường hợp đồng tiền của các khoản nợ phải trả khác với đồng tiền rút vốn của khoản vay, Bên đi vay áp dụng tỷ giá hạch toán ngoại tệ theo thông báo của Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) áp dụng tại thời điểm lập Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài để quy đổi giá trị các khoản nợ nhằm dự toán tổng nhu cầu sử dụng vốn vay nước ngoài ngắn hạn.

4. Thời điểm thanh toán theo quy định tại Thỏa thuận/văn bản làm phát sinh nghĩa vụ nợ hoặc các Thỏa thuận có liên quan khác áp dụng đối với các khoản nợ (dự kiến theo tháng, ví dụ: tháng 10/2023).

5. Ghi rõ thông tin về Thỏa thuận/tài liệu, thông tin tham chiếu như số, ngày của Thỏa thuận/tài liệu làm phát sinh nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ.

6. Liệt kê các nội dung sử dụng vốn phục vụ hoạt động nghiệp vụ của Bên đi vay, tuân theo pháp luật chuyên ngành. Phần này chỉ áp dụng đối với với khoản vay ngắn hạn nước ngoài của Bên đi vay thuộc đối tượng phải đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính theo pháp luật chuyên ngành ví dụ như các tổ chức kinh doanh chứng khoán.

7. Giá trị quy đổi theo đồng tiền rút vốn của khoản vay. Trường hợp đồng tiền chi trả cho các hoạt động nghiệp vụ của bên đi vay khác với đồng tiền rút vốn của khoản vay, bên đi vay sử dụng tỷ giá hạch toán ngoại tệ theo thông báo của Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) áp dụng tại thời điểm lập Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài để tính toán.

8. Nêu rõ căn cứ xây dựng nhu cầu vốn như kế hoạch kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các thỏa thuận đã ký kết làm phát sinh nhu cầu sử dụng vốn vay,…

THE STATE BANK OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.: 08/2023/TT-NHNN

Hanoi, June 30, 2023

 

CIRCULAR

PRESCRIBING ELIGIBILITY REQUIREMENTS FOR FOREIGN LOANS WITHOUT GOVERNMENT’S GUARANTEE

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010 and the Law providing amendments to the Law on Credit Institutions dated November 20, 2017;

Pursuant to the Ordinance on Foreign Exchange dated December 13, 2005; the Ordinance providing amendments to the Ordinance on Foreign Exchange dated March 18, 2013;

Pursuant to the Government’s Decree No. 219/2013/ND-CP dated December 25, 2013 prescribing management of enterprises’ foreign borrowing and repayment of foreign loans without government guarantee;

Pursuant to the Government's Decree No. 102/2022/ND-CP dated December 12, 2022 prescribing functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

At the request of the Director of the Foreign Exchange Management Department;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular introduces eligibility requirements that borrowers must meet to qualify for foreign loans which are not guaranteed by the Government of Vietnam.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to:

1. Residents that are enterprises, cooperatives, cooperative unions, credit institutions and foreign bank branches (FBBs) duly established and operating in Vietnam and known as the parties applying for foreign loans (hereinafter referred to as “borrowers”).

2. Credit institutions or FBBs in Vietnam where borrowers’ accounts are opened to serve their foreign borrowing and repayment of foreign loan debts (hereinafter referred to as “account service banks”).

Article 3. Definitions

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. “short-term foreign conventional loan” (hereinafter referred to as “short-term foreign loan”) means a foreign loan which is not guaranteed by the Government and usually runs for a term of less than 01 year.

2. “medium/long-term foreign conventional loan” (hereinafter referred to as “medium/long-term foreign loan”) means a foreign loan which is not guaranteed by the Government and usually runs for a term of over 01 year.

3. “investment project” means a project for which an investment certificate, investment registration certificate or written approval for investment guidelines is granted by a competent authority as prescribed by the investment law and other relevant laws.

4. “other project” means a project which is not the investment project defined in Clause 3 of this Article.

5. “foreign borrowing cost" means the total amount of costs converted by the annual proportion to the loan amount, including foreign borrowing interest rate and other costs associated with the foreign loan that the borrower is obliged to repay to the lender, guarantor, insurer, agents and other relevant parties.

6. “foreign debt restructuring" means the repayment of an existing foreign debt using funds from a new foreign loan.

7. “foreign loan in VND” means a foreign loan which is disbursed to the borrower’s account used for foreign borrowing and debt repayment in VND or for which debt obligations are denominated in VND. 

8. “debt obligations denominated in VND” means the indebtedness amount of a foreign loan withdrawn in foreign currency which is recorded under a foreign loan agreement in VND according to the foreign currency buying/selling rate quoted by a credit institution agreed upon by the parties.

Article 4. Application of relevant regulations and laws

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. In addition to the fulfillment of eligibility requirements for foreign loans laid down in this Circular, borrowers that are state-owned enterprises must also comply with regulations of law on management and use of state capital invested in manufacturing and business activities of enterprises and other relevant regulations of law.

Article 5. Foreign loans granted by deferral of payment for imported goods

1. Borrowers of foreign loans which are granted in the form of import of goods with deferred payment are not required to meet the eligibility requirements for foreign loans laid down in this Circular.

2. Borrowers of foreign loans which are granted in the form of import of goods with deferred payment shall comply with regulations and guidelines on management of foreign exchange in foreign borrowing and foreign debt repayment by enterprises, regulations of law on foreign trade management and other relevant law provisions.

Article 6. Rules for using foreign loan capital

1. Borrowers shall assume overall responsibility to use foreign loan capital for lawful purposes as defined in this Circular.

2. In case a foreign loan amount has been withdrawn but has not yet used for the lawful loan purposes as defined in this Circular, the borrower may deposit this loan amount at credit institutions or FBBs operating in Vietnam. Term of each deposit does not exceed 01 month.

Article 7. Plan for use of foreign loan capital

1. The plan for use of foreign loan capital is the business plan to be financed by the foreign loan, in which the borrower justifies their lawful and reasonable purposes and the need of the foreign loan. The borrower’s plan for use of foreign loan capital must be approved by a competent authority in accordance with provisions of the Investment Law, the Law on Enterprises, the Law on Credit Institutions, the Law on Cooperatives, the borrower’s charter and other relevant law provisions (hereinafter referred to as “authorized approving authority").

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Name of the borrower, type of the credit institution, equity capital, address, license for establishment and operation of the credit institution or license for establishment of the FBB, outstanding debts incurred from short-term, medium/long-term loans as at the planning date;

b) Business objectives, total demand for capital mobilization, and demand for foreign loan capital of the borrower;

c) Information on the foreign loan to be obtained;

d) Purposes of the foreign loan, including: information on target customers to who the borrower considers giving loans using the foreign loan capital, planned lending interest rate and loan term;

dd) Foreign borrowing scale: loan amount, credit growth target, credit growth rate as at the planning date, comparison of the foreign borrowing scale with the remaining credit growth scale as at the end of the year or with the credit growth scale of the previous year in case information on credit growth target of the current year is not available;

e) Measures for management of risks arising from the foreign loan;

g) Authority to approve the plan for use of foreign loan capital: approving authority and grounds for determining approving authority;

h) Other contents (if any).

3. The plan for use of foreign loan capital prepared by the borrower that is not a credit institution or FBB shall, inter alia, have the following contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Information on the foreign loan to be obtained;

c) Purposes and scale of the foreign loan;

Information on business activities, other projects to be financed by the foreign loan, which must be within the lawful scope of business of the borrower:

Regarding a short-term foreign loan: the statement of demands for use of the short-term foreign loan (hereinafter referred to as “capital demand statement”) which is made using the form in the Appendix enclosed herewith, and according to the rules laid down in Clause 4 of this Article.

Regarding a medium/long-term foreign loan: total capital for business activities; capital structure; scale of the foreign loan; expenditures to be covered using medium/long-term foreign loan;

d) Measures for management of risks arising from the foreign loan (if any);

dd) Authority to approve the plan for use of foreign loan capital: approving authority and grounds for determining approving authority;

e) Other contents (if any).

4. Rules for preparing the capital demand statement:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The borrower shall indicate in its capital demand statement all payment obligations to be fulfilled within the loan term on the basis of the estimate of amounts payable prepared according to records and documents under which payment obligations arise such as invoices, agreements and contracts signed or issued before the borrower withdraws the loan capital.

In case amounts actually paid differ from those specified in the capital demand statement due to objective causes such as the beneficiary’ failure to deliver sufficient amount of goods, parties’ agreement on delayed or accelerated debt payment or offsetting, or changes in tax amounts payable as notified by tax authorities, the borrower shall modify its plan for use of foreign loan capital and provide a new capital demand statement which has been updated according to actual payments and to which other lawful short-term debts to be paid within the loan terms have been also added;

b) If the short-term foreign loan is used for serving business operations of the borrower that is required to achieve minimum levels of prudential indicators as prescribed by specialized laws:

The borrower shall indicate in its capital demand statement total amount to be used for each of business operations defined in its business plan according to the relevant specialized law.

In case there are changes in the capital amount actually spent in comparison to that estimated in the capital demand statement as a result of changes in its business plan, the borrower shall modify its plan for use of foreign loan capital and provide a new capital demand statement indicating updated data on capital demands and other lawful purposes of the loan (if any);

c) In case there are changes in its capital demand statement as prescribed in Point a and Point b of this Clause, the borrower shall modify its plan for use of foreign loan capital before the occurrence of the change and comply with regulations on retention and presentation of documents used for inspection of the use of foreign loan capital as prescribed in Clause 4 Article 19 of this Circular.

Article 8. Plan for restructuring of foreign debts

1. The plan for restructuring of foreign debts (hereinafter referred to as “debt restructuring plan") includes information on the use of a new foreign loan for paying off lawful and existing foreign loan debts. The borrower’s debt restructuring plan must be approved by an authorized approving authority.

2. A debt restructuring plan shall, inter alia, include the following contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Information specified in Point a Clause 2 Article 7 of this Circular if the borrower is a credit institution or FBB.

Information specified in Point a Clause 3 Article 7 of this Circular if the borrower is not a credit institution or FBB;

b) Information on the existing foreign loan and outstanding debts thereof, including: the lender, loan amount, currency, loan term, borrowing cost, loan purposes, withdrawal of loan capital, debt repayment, outstanding debts as at the planning date, debt amount to be restructured, code of the loan (for medium/long-term foreign loans), or statement of use of foreign loan capital (for short-term foreign loans);

c) Information on the new foreign loan, including: the lender, loan amount, currency, loan term, borrowing cost, capital withdrawal plan, and plan to pay off outstanding debts of the existing foreign loan;

d) Authority to approve the debt restructuring plan: approving authority and grounds for determining approving authority;

dd) Other contents (if any).

Chapter II

GENERAL REQUIREMENTS

Article 9. Foreign loan agreement

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The foreign loan agreement must be made in writing. In case the foreign loan agreement is made in the form of electronic messages, it must comply with provisions of law on electronic transactions.

3. The foreign loan agreement must be signed before or on the day on which the foreign loan capital is withdrawn. The foreign loan agreement may be signed on the day on which the foreign loan capital is withdrawn if:

a) It is a short-term foreign loan which will be disbursed after the loan agreement is signed by the parties; or

b) It is a foreign loan converted from funds for investment preparations of projects granted investment registration certificate in accordance with regulations of law on management of foreign currency for foreign borrowing and debt repayment, and foreign direct investments in Vietnam.

Article 10. Currency of foreign loans

1. Foreign loans are denominated in foreign currencies.

2. A foreign loan in VND shall be granted if:

a) the borrower is a microfinance institution;

b) the borrower that is a foreign-invested enterprise gets a loan from profits earned from direct investments in the territory of Vietnam by the lender that is the foreign investor making capital contribution to the borrower; or

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 11. Secured transactions for a foreign loan

The borrower and relevant parties shall comply with current law regulations on secured transactions and other relevant law provisions when entering into and conducting secured transactions for the foreign loan.

Article 12. Foreign borrowing costs

1. The borrower and relevant parties shall comply with current law regulations on foreign borrowing interest rate and other costs associated with the foreign loan when reaching agreements on foreign borrowing costs.

2. In order to administer the limit on conventional foreign loans, where necessary, the SBV’s Governor shall decide to apply the foreign borrowing cost requirement; decide and announce the ceiling level of foreign borrowing costs in each period.

Article 13. Foreign borrowing by state-owned enterprises

State-owned enterprises may apply for foreign loans if their foreign borrowing policies are appraised and approved by competent authorities in accordance with regulations of law on assignment and delegation of authority to perform rights, responsibilities and obligations of state owners, representatives of state owners in state-owned enterprises. Such foreign borrowing by state-owned enterprises must comply with regulations of law on management and use of state capital invested in manufacturing and business activities of enterprises.

Chapter III

ADDITIONAL REQUIREMENTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 14. Loan purposes

1. Short-term and medium/long-term foreign loans are used for:

a) increasing the borrower’s funding for credit extension activities to meet its credit growth target;

b) restructuring the borrower’s foreign debts;

2. When applying for a medium/long-term foreign loan, the borrower shall be required to prove its loan purposes by presenting:

a) The plan for use of foreign loan capital as prescribed in Clause 2 Article 7 of this Circular if the loan is used for the purpose defined in Point a Clause 1 of this Article; or

b) The debt restructuring plan as prescribed in Article 8 of this Circular if the loan is used for the purpose defined in Point b Clause 1 of this Article.

Article 15. Limit on short-term foreign loans

A borrower may apply for a short-term foreign loan if it meets the limit on short-term foreign loans as at December 31 of the year preceding the year in which the loan application is submitted. The limit on short-term foreign loans is the maximum ratio of total outstanding principal of short-term foreign loans to standalone equity, and shall not exceed:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. 150% if the borrower is a FBB or another credit institution.

Article 16. Prudential ratios

1. When applying for a short-term foreign loan, the borrower shall be required to achieve the minimum levels of prudential ratios prescribed in the Law on Credit Institutions on the last day of each of the last 03 months prior to the signing date of the foreign loan agreement or agreement on increase in the foreign loan amount, except the case in Point c Clause 2 of this Article.

2. When applying for a medium/long-term foreign loan, the borrower shall be required to achieve the minimum levels of prudential ratios prescribed in the Law on Credit Institutions on the last day of each of the last 03 months prior to the signing date of the foreign loan agreement or agreement on increase in the foreign loan amount until the end of the month prior to the month in which an adequate application for administrative procedure processing is submitted as prescribed in current law regulations on management of foreign currency for foreign borrowing and debt repayment, except the following cases:

a) The medium/long-term foreign loan is eligible to be accounted for in tier-2 capital of the credit institution or FBB and will help the credit institution or FBB achieve the required levels of prudential ratios;

b) The borrower that gets a foreign loan in the form of issuance of bonds in the international market shall be required to achieve the minimum levels of prudential ratios imposed by the SBV in accordance with the Law on Credit Institutions on the last day of each of the last 03 months prior to the date of submission of an application for bond issuance registration;

c) The borrower that is an assisting credit institution under an approved recovery plan or a assisting credit institution placed under special control shall be required to achieve specific levels of prudential ratios imposed on them as prescribed in the Law on Credit Institutions.

Section 2. ADDITIONAL REQUIREMENTS TO BE FULFILLED BY BORROWERS THAT ARE NOT CREDIT INSTUTUTIONS OR FOREIGN BANK BRANCHES

Article 17. Loan purposes

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The borrower may only use the short-term foreign loan capital for restructuring its foreign debts and paying its short-term debts payable in cash (excluding outstanding principal amounts of domestic loans). Short-term debts payable mentioned in this Clause are those incurred by the borrower during its execution of investment projects, business plans and/or other projects, and determined in accordance with current regulations and guidelines on corporate accounting policies;

b) Apart from the purpose defined in Point a Clause 1 of this Article, the borrower that is required to achieve minimum levels of prudential indicators as prescribed by specialized laws is allowed to use the short-term foreign loan capital for its business operations within a maximum duration of 12 months from the day on which the foreign loan capital is withdrawn.

2. Purposes of a medium/long-term foreign loan:

The borrower may only use a medium/long-term foreign loan for the following purposes:

a) Executing its investment projects;

b) Executing its business plans or other projects;

c) Restructuring its foreign debts.

3. The borrower’s use of foreign loan capital for the purposes defined in Clause 1 and Clause 2 of this Article must be conformable with:

a) the borrower’s registered business lines, scope of its establishment license, investment certificate, investment registration certificate, written approval for investment guidelines, certificate of registration of cooperative or cooperative union or other documents of equivalent validity as prescribed by laws;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The borrower shall be required to prove its foreign loan purposes by presenting:

a) Investment certificate, investment registration certificate or written approval for investment guidelines as prescribed by the investment law and other relevant law provisions, if the foreign loan capital is used for executing the borrower’s investment project;

b) The plan for use of foreign loan capital as prescribed in Clause 3 Article 7 of this Circular, if the foreign loan capital is used for executing the borrower’s business plans or other projects;

c) The debt restructuring plan as prescribed in Article 8 of this Circular, if foreign loan capital is used for restructuring the borrower’s foreign debts.

Article 18. Limit on foreign loans

1. If the foreign loan capital is used for executing an investment project:

a) The sum of outstanding principal amounts of the borrower’s medium/long-term domestic and foreign loans (including short-term loans that are extended and overdue short-term loans that are treated as medium/long-term loans) used for executing its investment project shall not exceed the limit on borrowed capital of that investment project;

b) The limit on borrowed capital of the investment project prescribed in Point a Clause 1 of this Article is the difference between the total investment capital of the investment project and the paid-in capital of investors as specified in the investment certificate, investment registration certificate or written approval for investment guidelines.

2. If the foreign loan capital is used for executing business plans or other projects of the borrower:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. If the foreign loan capital is used for restructuring foreign debts of the borrower:

a) The maximum foreign loan amount used for restructuring the borrower’s foreign debts shall not exceed the sum of outstanding principal, unpaid interests and relevant expenses of the existing foreign loan, and expenses associated with the new loan determined when restructuring its foreign debts;

b) If the new foreign loan is a medium/long-term foreign loan, within 05 working days from the day on which the new foreign loan capital is withdrawn, the borrower shall repay its existing foreign loan debts so that it shall meet foreign loan limit requirements laid down in Clause 1 and Clause 2 of this Article after this 05-day period;

4. Short-term foreign loans are not subject to foreign loan limit requirements laid down in Clause 1 and Clause 2 of this Article.

5. Exchange rate used for calculating foreign loan limit:

a) In case the foreign loan is used for executing an investment project and the loan currency is not the one specified in the investment certificate, investment registration certificate or written approval for investment guidelines, the borrower shall calculate the foreign loan limit using the exchange rate announced by the Ministry of Finance of Vietnam (via the State Treasury) at the time of signing the foreign loan agreement or agreement on changes in the loan amount;

b) In case the foreign loan is used for executing business plans or other projects of the borrower, and the capital demand specified in the plan for use of foreign loan capital is expressed in the currency other than the currency of the foreign loan, the borrower shall calculate the foreign loan limit using the exchange rate announced by the Ministry of Finance of Vietnam (via the State Treasury) at the time of preparing the plan for use of foreign loan capital;

c) In case the foreign loan is used for restructuring the borrower’s foreign debts and the currency of the new foreign loan is not the one of the existing foreign loan, the borrower shall calculate the foreign loan limit using the exchange rate announced by the Ministry of Finance of Vietnam (via the State Treasury) at the time of preparing the debt restructuring plan.

Chapter IV.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 19. Borrower’s responsibilities

1. Comply with eligibility requirements for foreign loans laid down in this Circular and relevant law regulations on foreign exchange management.

2. Comply with regulations of the civil code, laws on enterprises, investment, secured transactions, and anti-money laundering, specialized laws, relevant laws and international practices when entering into foreign loan agreements and getting foreign loans.

3. Assume legal responsibility for the accuracy and truthfulness of documents proving purposes of the foreign loan, and use foreign loan capital for the purposes defined in such documents as prescribed in Clause 2 Article 14 and Clause 4 Article 17 of this Circular.

4. Retain adequate documents proving the borrower’s use of the foreign loan capital for proper purposes as prescribed in Article 14 and Article 17 of this Circular, documents on changes in the capital demand statement (if any) as prescribed in Clause 4 Article 7 of this Circular, and present them to serve competent authorities’ inspection of use of foreign loan capital.

5. Keep record of each idle amount of money in case the borrower makes term deposits at credit institutions and FBBs according to the rules for using foreign loan capital in Article 6 of this Circular, and present it together with the documents proving the borrower’s compliance with Article 6 of this Circular to serve competent authorities’ inspection of use of foreign loan capital, when required.

Article 20. Responsibilities of account service banks

1. Check, inspect and keep all documents according to actual transactions so as to ensure that their foreign exchange services are provided for proper purposes and in compliance with law regulations.

2. Cooperate with and provide relevant information/documents on borrowers for SBV to serve its inspection of borrowers’ fulfillment of eligibility requirements for foreign loans.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION

Article 21. Implementation

1. This Circular comes into force from August 15, 2023, except the provisions of Clause 2 of this Article.

2. Provisions on limits on short-term foreign loans in Article 15 of this Circular come into force from January 01, 2024.

3. The Circular No. 12/2014/TT-NHNN dated March 31, 2014 of the SBV’s Governor on eligibility requirements to be fulfilled by enterprises for foreign loans without Government’s guarantee is abrogated.

4. Some phrases, Clauses and Articles of the Circular No. 12/2022/TT-NHNN dated September 30, 2022 of SBV's Governor on management of foreign exchange in enterprises’ foreign borrowing and foreign debt repayment are amended and abrogated as follows:

a) Point c Clause 3 Article 15, Clause 5 Article 15, Clause 10 Article 16, Clause 3 Article 20 and the phrase “trừ các khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận” (“except VND foreign loans which are subject to approval given by SBV's Governor") in Point b Clause 1 Article 20 are abrogated;

b) The phrase “hoặc văn bản chứng minh việc chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về giới hạn cấp tín dụng và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo quy định của pháp luật (nếu có)” (“or documents proving non-compliance with credit extension limit and prudential ratios approved by the Prime Minister or SBV’s Governor in accordance with regulations of law (if any)”) in Clause 7 Article 16 is replaced with the phrase “hoặc văn bản chứng minh bên đi vay thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 16 Thông tư số 08/2023/TT-NHNN quy định điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh” (“or documents proving that the borrower falls in the case specified in Point c Clause 2 Article 16 of the Circular No. 08/2023/TT-NHNN prescribing eligibility requirements for foreign loans without the Government’s guarantee”);

c) The “Notes” part in Appendix 02 is amended as follows: “The borrower falls in the case specified in Point c Clause 2 Article 16 of the Circular No. 08/2023/TT-NHNN prescribing eligibility requirements for foreign loans without the Government’s guarantee, specify prudential ratios which are not compulsory for credit institutions and FBBs and application duration”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Regarding foreign loan agreements which are signed before the effective date of this Circular and conformable with regulations of law in force at the signing date, borrowers shall be allowed to comply with terms and conditions of the signed agreements and written certifications of registration of foreign loans or certifications of registration of changes in foreign loans given by SBV (if any) until the termination of the foreign loan term. Any revisions to these agreements must be conformable with the provisions of this Circular and relevant laws.

Article 23. Implementation organization

The Chief of Office, Director of the Foreign Exchange Management Department, heads of SBV’s affiliated units, Directors of SBV’s provincial branches, credit institutions, FBBs, enterprises, cooperatives and cooperative unions are responsible for the implementation of this Circular.

 

 

PP. GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Pham Thanh Ha

 

Appendix

 (Enclosed with Circular No. 08/2023/TT-NHNN dated December 30, 2023 of the Governor of the State Bank of Vietnam)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(Enclosed with the Plan for use of short-term foreign loan capital)

1. Payment for short-term debts payable in cash after the short-term foreign loan capital is withdrawn1

Short-term debts to be paid using the short-term foreign loan capital2

Value3

Planned payment date4

Agreement/document under which the short-term debt obligations arise5

1. ……….

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. ………

 

 

 

 

 

 

 

Total

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

2. Capital used for serving the borrower’s business operations for a duration of less than 12 months after the short-term foreign loan capital is withdrawn (applicable to the borrower that is required to achieve minimum levels of prudential indicators as prescribed by specialized laws).

Purposes6

Value7

Grounds for determining capital demand8

1. …….....

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

Total

 

 

Guidelines on preparation of this statement:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Specify short-term debts payable in cash incurred from the borrower’s execution of its business plans and other projects, e.g. short-term debts payable to sellers, taxes and other amounts payable to state budget, amounts payable to employees, short-term expenses payable, amounts payable according to the payment schedule defined in construction contract, etc.

3. Specify the value converted into the currency in which the foreign loan capital is withdrawn. In case the currency of debts payable is not the one in which the foreign loan capital is withdrawn, the borrower shall employ the exchange rate announced by the Ministry of Finance of Vietnam (via the State Treasury) at the time of preparing the plan for use of foreign loan capital to calculation of value of debts and estimation of total demand for short-term foreign loan capital.

4. Specify the payment date as defined in the agreement/document under which the debt obligations arise or other relevant agreements applicable to debts (estimated in month, e.g. October, 2023).

5. Specify information on the agreement/document, reference information such as number and date of the agreement/document under which the debt obligations arise.

6. Specify the borrower’s business operations to be financed by the foreign loan capital as prescribed by specialized laws. This section shall be filled out if the borrower of the short-term foreign loan is required to achieve the minimum levels of prudential indicators as prescribed by specialized laws such as a securities trading organization.

7. Specify the value converted into the currency in which the foreign loan capital is withdrawn. In case the currency of payments for business operations of the borrower is not the one in which the foreign loan capital is withdrawn, the borrower shall employ the exchange rate announced by the Ministry of Finance of Vietnam (via the State Treasury) at the time of preparing the plan for use of foreign loan capital to calculation of this value.

8. Specify grounds for determining the capital demand such as business plan approved by a competent authority, or a signed agreement under which the capital demand arises, etc.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 08/2023/TT-NHNN ngày 30/06/2023 quy định về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


106.479

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.164.176
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!