Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Luật Phòng thủ dân sự 2023 số 18/2023/QH15 áp dụng năm 2024

Số hiệu: 18/2023/QH15 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Vương Đình Huệ
Ngày ban hành: 20/06/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

03 cấp độ phòng thủ dân sự

Quốc hội thông qua Luật Phòng thủ dân sự 2023 ngày 20/6/2023 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024.

Nguyên tắc hoạt động phòng thủ dân sự năm 2023

- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phát huy vai trò, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể và Nhân dân.

- Được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương; có sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và lực lượng trong hoạt động phòng thủ dân sự.

- Phòng thủ dân sự phải chuẩn bị từ sớm, từ xa, phòng là chính; thực hiện phương châm bốn tại chỗ kết hợp với chi viện, hỗ trợ của trung ương, địa phương khác và cộng đồng quốc tế; chủ động đánh giá nguy cơ xảy ra sự cơ, thảm họa, xác định cấp độ phòng thủ dân sự và áp dụng các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp để ứng phó, khắc phục kịp thời hậu quả chiến tranh, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, ổn định đời sống Nhân dân.

- Kết hợp phòng thủ dân sự với bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của Nhân dân, bảo vệ môi trường, hộ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Việc áp dụng các biện pháp, huy động nguồn lực trong phòng thủ dân sự phải kịp thời, hợp lý, khả thi, hiệu quả, tránh lãng phí và phù hợp với đối tượng, cấp độ phòng thủ dân sự theo quy định của Luật Phòng thủ dân sự 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Hoạt động phòng thủ dân sự phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch, bình đẳng giới và ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương.

03 cấp độ phòng thủ dân sự

Cụ thể quy định về 03 cấp độ phòng thủ dân sự như sau:

- Phòng thủ dân sự cấp độ 1 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trọng phạm vi địa bàn cấp huyện, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của lực lượng chuyên trách và chính quyền địa phương cấp xã;

- Phòng thủ dân sự cấp độ 2 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp huyện;

- Phòng thủ dân sự cấp độ 3 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trên địa bàn một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp tỉnh.

 

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Luật số: 18/2023/QH15

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2023

LUẬT

PHÒNG THỦ DÂN SỰ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Phòng thủ dân sự.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định nguyên tắc, hoạt động phòng thủ dân sự; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự; quản lý nhà nước và nguồn lực bảo đảm thực hiện phòng thủ dân sự.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.

2. Sự cố là tình huống bất thường do thiên tai, dịch bệnh, con người, hậu quả chiến tranh gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại về người, tài sản, môi trường.

3. Thảm họa là biến động do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng hoặc do con người, hậu quả chiến tranh gây ra làm thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, môi trường,

4. Đối tượng dễ bị tổn thương là người, nhóm người có đặc điểm và hoàn cảnh khiến họ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi hơn từ sự cố, thảm họa so với những nhóm người khác trong cộng đồng, bao gồm trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo, người nghèo, người mất năng lực hành vi dân sự, người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Nguyên tắc hoạt động phòng thủ dân sự

1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phát huy vai trò, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể và Nhân dân.

3. Được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương; có sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và lực lượng trong hoạt động phòng thủ dân sự.

4. Phòng thủ dân sự phải chuẩn bị từ sớm, từ xa, phòng là chính; thực hiện phương châm bốn tại chỗ kết hợp với chi viện, hỗ trợ của trung ương, địa phương khác và cộng đồng quốc tế; chủ động đánh giá nguy cơ xảy ra sự cơ, thảm họa, xác định cấp độ phòng thủ dân sự và áp dụng các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp để ứng phó, khắc phục kịp thời hậu quả chiến tranh, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, ổn định đời sống Nhân dân.

5. Kết hợp phòng thủ dân sự với bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của Nhân dân, bảo vệ môi trường, hộ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.

6. Việc áp dụng các biện pháp, huy động nguồn lực trong phòng thủ dân sự phải kịp thời, hợp lý, khả thi, hiệu quả, tránh lãng phí và phù hợp với đối tượng, cấp độ phòng thủ dân sự theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

7. Hoạt động phòng thủ dân sự phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch, bình đẳng giới và ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương.

Điều 4. Áp dụng Luật Phòng thủ dân sự và pháp luật có liên quan

1. Hoạt động phòng thủ dân sự trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật Phòng thủ dân sự và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Trường hợp luật khác ban hành trước ngày Luật Phòng thủ dân sự có hiệu lực thi hành có quy định khác về hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa mà không trái với nguyên tắc của Luật này thì thực hiện theo quy định của luật đó.

3. Trường hợp luật khác ban hành sau ngày Luật Phòng thủ dân sự có hiệu lực thi hành cần quy định đặc thù về phòng thủ dân sự khác với quy định của Luật Phòng thủ dân sự thì phải xác định cụ thể nội dung thực hiện hoặc không thực hiện theo quy định của Luật Phòng thủ dân sự, nội dung thực hiện theo quy định của luật khác đó.

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phòng thủ dân sự

1. Ưu tiên đầu tư xây dựng công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng theo quy hoạch, kế hoạch; mua sắm trang thiết bị phòng thủ dân sự.

2. Nâng cao năng lực cho lực lượng phòng thủ dân sự, xây dựng lực lượng chuyên trách về tổ chức và trang bị hiện đại, chuyên nghiệp; tăng cường trang bị, phương tiện lưỡng dụng cho lực lượng vũ trang.

3. Huy động các nguồn lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân để thực hiện, hoạt động phòng thủ dân sự.

4. Phát triển, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến và hiện đại vào hoạt động phòng thủ dân sự.

5. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, ưu tiên thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để bảo đảm cho hoạt động phòng thủ dân sự.

6. Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho hoạt động phòng thủ dân sự trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế.

7. Bảo đảm dự trữ quốc gia cho hoạt động phòng thủ dân sự.

Điều 6. Thông tin về sự cố, thảm họa

1. Thông tin về nguy cơ và diễn biến của sự cố, thảm họa phải kịp thời, chính xác, được truyền tải bằng ngôn ngữ tiếng Việt và ngôn ngữ khác phù hợp với từng loại đối tượng, nhất là đối tượng dễ bị tổn thương. Trường hợp cần thiết được truyền tải bằng tiếng dân tộc thiểu số và tiếng nước ngoài.

2. Thông tin cơ bản về sự cố, thảm họa bao gồm loại sự cố, thảm họa; thời gian địa điểm, cường độ, cấp độ, mức độ nguy hiểm của sự cố, thảm họa; dự kiến khu vực ảnh hưởng, dự báo diễn biến của sự cố, thảm họa, cảnh báo và khuyến cáo các biện pháp ứng phó.

3. Chính phủ quy định việc sử dụng chung 01 số điện thoại để tiếp nhận thông tin về sự cố, thảm họa trên phạm vi toàn quốc.

Điều 7. Cấp độ phòng thủ dân sự

1. Cấp độ phòng thủ dân sự là sự phân định mức độ áp dụng các biện pháp của các cấp chính quyền trong phạm vi quản lý để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, làm cơ sở xác định trách nhiệm, biện pháp, nguồn lực của các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng thủ dân sự.

2. Căn cứ xác định cấp độ phòng thủ dân sự bao gồm:

a) Phạm vi ảnh hưởng, khả năng lan rộng và hậu quả có thể xảy ra của sự cố, thảm họa;

b) Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội, dân cư, đặc điểm tình hình quốc phòng, an ninh của địa bàn chịu ảnh hưởng của sự cố, thảm họa;

c) Diễn biến, mức độ gây thiệt hại và thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra;

d) Khả năng ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa của chính quyền địa phương và lực lượng phòng thủ dân sự.

3. Cấp độ phòng thủ dân sự được quy định như sau:

a) Phòng thủ dân sự cấp độ 1 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trọng phạm vi địa bàn cấp huyện, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của lực lượng chuyên trách và chính quyền địa phương cấp xã;

b) Phòng thủ dân sự cấp độ 2 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp huyện;

c) Phòng thủ dân sự cấp độ 3 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trên địa bàn một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp tỉnh.

Điều 8. Khoa học và công nghệ trong phòng thủ dân sự

1. Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến và hiện đại để đầu tư, xây dựng các công trình phòng thủ dân sự, công trình dân sinh và trang thiết bị phòng thủ dân sự đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.

2. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ để dự báo, cảnh báo sự cố, thảm họa, thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.

3. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ dữ liệu trong quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu phục vụ phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.

Điều 9. Hợp tác quốc tế trong phòng thủ dân sự

1. Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong phòng thủ dân sự bao gồm:

a) Bảo đảm tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan;

b) Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức quốc tế hợp tác trong phòng thủ dân sự;

c) Mở rộng, phát triển đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ; phối hợp tìm kiếm, cứu nạn; đầu tư, xây dựng công trình phòng thủ dân sự.

2. Nội dung hợp tác quốc tế trong phòng thủ dân sự bao gồm:

a) Trao đổi thông tin, dự báo, cảnh báo sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh;

b) Tìm kiếm, cứu nạn, cứu trợ nhân đạo;

c) Hỗ trợ ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh;

d) Đào tạo, huấn luyện, diễn tập, đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ, xây dựng công trình phòng thủ dân sự.

Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng thủ dân sự

1. Chống đối, cản trở, cố ý trì hoãn hoặc không chấp hành, sự chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự của cơ quan hoặc người có thẩm quyền; từ chối tham gia tìm kiếm, cứu nạn trong trường hợp điều kiện thực tế cho phép.

2. Làm hư hỏng, phá hủy, chiếm đoạt trang thiết bị, công trình phòng thủ dân sự.

3. Gây ra sự cố, thảm họa làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người; thiệt hại tài sản của Nhà nước, Nhân dân, cơ quan, tổ chức, môi trường và nền kinh tế quốc dân.

4. Đưa tin sai sự thật về sự cố, thảm họa.

5. Cố ý tạo chướng ngại vật cản trở hoạt động phòng thủ dân sự.

6. Xây dựng công trình làm giảm hoặc làm mất công năng của công trình phòng thủ dân sự; xây dựng trái phép công trình trong phạm vi quy hoạch công trình phòng thủ dân sự, công trình phòng thủ dân sự hiện có.

7. Sử dụng trang thiết bị phòng thủ dân sự chuyên dụng không đúng mục đích khai thác, sử dụng không đúng công năng của công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng.

8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của pháp luật về phòng thủ dân sự; bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng thủ dân sự; lợi dụng sự cố, thảm họa để huy động, sử dụng nguồn lực cho phòng thủ dân sự không đúng mục đích.

9. Lợi dụng hoạt động phòng thủ dân sự hoặc sự cố, thảm họa để xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Chương II

HOẠT ĐỘNG PHÒNG THỦ DÂN SỰ

Mục 1. HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA

Điều 11. Xây dựng Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự

1. Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự được xây dựng theo chu kỳ 10 năm, tầm nhìn 20 năm và được cập nhật, điều chỉnh định kỳ 05 năm hoặc khi xảy ra sự cố, thảm họa, chiến tranh.

2. Cơ sở xây dựng Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự bao gồm:

a) Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng thủ dân sự, phòng thủ đất nước và phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

b) Thực tiễn hoạt động phòng thủ dân sự của quốc gia; kinh nghiệm quốc tế về hoạt động phòng thủ dân sự;

c) Kết quả xác định, đánh giá, phân vùng có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa;

d) Nguồn lực cho hoạt động phòng thủ dân sự.

3. Nội dung Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự bao gồm quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án trọng điểm và việc tổ chức thực hiện phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước.

4. Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự.

Điều 12. Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự

1. Kế hoạch phòng thủ dân sự các cấp được xây dựng theo chu kỳ 05 năm và được điều chỉnh khi cần thiết.

2. Nội dung kế hoạch phòng thủ dân sự bao gồm:

a) Đánh giá đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường, tình hình phát triển của các ngành kinh tế và cơ sở hạ tầng;

b) Dự báo các tình huống sự cố, thảm họa có thể xảy ra;

c) Xác định các biện pháp có thể được áp dụng tương ứng với từng cấp độ phòng thủ dân sự;

d) Xác định nội dung phòng thủ dân sự cần lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương;

đ) Xác định nguồn lực, tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng thủ dân sự;

e) Xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Việc xây dựng, ban hành, điều chỉnh Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia được quy định như sau:

a) Căn cứ quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự, kế hoạch phòng thủ đất nước và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương xây dựng Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ ban hành;

b) Khi có yêu cầu đột xuất, cấp bách, vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương có liên quan điều chỉnh Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

4. Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự, Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia, cơ quan chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng, điều chỉnh kế hoạch phòng thủ dân sự của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ trình Bộ trưởng, Trưởng ngành trung ương, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành.

5. Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự, Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia, kế hoạch phòng thủ dân sự cấp trên, cơ quan chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương các cấp chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng, điều chỉnh kế hoạch phòng thủ dân sự của cấp mình trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành.

Điều 13. Công trình phòng thủ dân sự

1. Công trình phòng thủ dân sự là công trình được sử dụng cho mục đích phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.

2. Công trình phòng thủ dân sự bao gồm:

a) Công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng;

b) Công trình khác có công năng sử dụng cho phòng thủ dân sự.

3. Việc xây dựng công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng phải theo quy hoạch, kế hoạch, gắn với thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ, bảo đảm kết hợp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan.

4. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo công trình, hạ tầng kỹ thuật có công năng sử dụng cho phòng thủ dân sự.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 14. Trang thiết bị phòng thủ dân sự

1. Trang thiết bị phòng thủ dân sự bao gồm các loại phương tiện, thiết bị, vật tư bảo đảm cho hoạt động phòng thủ dân sự.

2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục trang thiết bị phòng thủ dân sự; hướng dẫn việc sản xuất, dự trữ, sử dụng trang thiết bị phòng thủ dân sự.

3. Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương thực hiện việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị phòng thủ dân sự theo kế hoạch phòng thủ dân sự các cấp.

Điều 15. Hoạt động theo dõi, giám sát nguy cơ về sự cố, thảm họa

1. Điều tra, khảo sát, quan trắc, cập nhật, tổng hợp, xử lý thông tin và dự báo về nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa.

2. Nghiên cứu, phân tích các loại sự cố, thảm họa có thể xảy ra trên địa bàn; lập bản đồ phân vùng rủi ro để theo dõi, giám sát.

3. Xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật, liên thông và bảo đảm thông tin cho chính quyền các cấp và Nhân dân.

Điều 16. Tuyên truyền, giáo dục về phòng thủ dân sự

1. Công dân được tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng thủ dân sự; trang bị kiến thức về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về phòng thủ dân sự được đưa vào môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong nhà trường, chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo quy định của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.

3. Cơ quan, tổ chức, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, tổ chức tuyên truyền, ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao nhận thức về phòng thủ dân sự.

Điều 17. Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, diễn tập phòng thủ dân sự

1. Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng phòng thủ dân sự được quy định như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện phòng thủ dân sự cho lực lượng vũ trang;

b) Bộ trưởng các Bộ có lực lượng chuyên trách về phòng thủ dân sự xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện phòng thủ dân sự cho lực lượng do Bộ mình quản lý;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo công tác huấn luyện, bồi dưỡng cho lực lượng phòng thủ dân sự tại địa phương.

2. Diễn tập phòng thủ dân sự được quy định như sau:

a) Cơ quan quân sự các cấp tham mưu cho Ủy ban nhân dân cung cấp tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ có nội dung phòng thủ dân sự;

b) Các Bộ chỉ đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp với các địa phương trên địa bàn thực hiện diễn tập phòng thủ dân sự theo kế hoạch của địa phương.

Mục 2. HOẠT ĐỘNG PHÒNG THỦ DÂN SỰ KHI CÓ NGUY CƠ XẢY RA SỰ CỐ, THẢM HỌA

Điều 18. Biện pháp được áp dụng khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa

Khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được áp dụng biện pháp quy định tại các luật khác có liên quan và biện pháp sau đây:

1. Hướng dẫn và thực hiện sơ tán người, tài sản đến khu vực an toàn; bảo đảm phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người tại địa điểm sơ tán;

2. Đặt biển báo hiệu, trạm gác và hạn chế người, phương tiện vào khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa;

3. Ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chuyên trách tiếp cận hiện trường để kịp thời tiến hành các biện pháp ứng phó với sự cố, thảm họa;

4. Tạm dừng một số hoạt động có thể làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa hoặc giảm hiệu quả các biện pháp ứng phó với sự cố, thảm họa;

5. Chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó sự cố, thảm họa.

Điều 19. Chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị

Công tác chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị bao gồm:

1. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch, xây dựng phương án huy động lực lượng, phương tiện để ứng phó với sự cố, thảm họa;

2. Kiểm tra trang thiết bị hiện có; bổ sung trang thiết bị cho các khu vực trọng yếu;

3. Rà soát, chuẩn bị vật chất đảm bảo, địa điểm tập kết, tránh trú cho người dân;

4. Tăng cường bảo đảm thông tin liên lạc cho các lực lượng ở khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố, thảm họa; chuẩn bị tiếp nhận nhân lực, cơ sở hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin tại khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố, thảm họa;

5. Tăng cường lực lượng trực, triển khai trước một bộ phận ở khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố, thảm họa để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

Mục 3. HOẠT ĐỘNG PHÒNG THỦ DÂN SỰ KHI XẢY RA SỰ CỐ, THẢM HỌA

Điều 20. Thẩm quyền ban bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự

1. Căn cứ quy định tại Điều 7 của Luật này, thẩm quyền, ban bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự được quy định như sau:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban bố, bãi bỏ phòng thủ dân sự cấp độ 1 trên địa bàn quản lý;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban bố, bãi bỏ phòng thủ dân sự cấp độ 2 trên địa bàn quản lý;

c) Thủ tướng Chính phủ ban bố, bãi bỏ phòng thủ dân sự cấp độ 3.

2. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục ban bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 21. Thẩm quyền điều động, huy động lực lượng, trang thiết bị, tài sản

1. Bộ trưởng, Trưởng ngành trung ương, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định điều động, huy động lực lượng, trang thiết bị, tài sản theo quy định của pháp luật để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định điều động, huy động lực lượng, trang thiết bị, tài sản của các cơ quan, tổ chức và người dân trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.

3. Trang thiết bị, tài sản được huy động để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa phải được hoàn trả ngay sau khi kết thúc nhiệm vụ; trường hợp bị thiệt hại thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.

4. Trong trường hợp cấp thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra sự cố, thảm họa đề nghị tổ chức, cá nhân nước ngoài trên địa bàn quản lý hỗ trợ, giúp đỡ để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.

Điều 22. Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1

1. Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1 bao gồm:

a) Sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm;

b) Bảo đảm phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người trong khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;

c) Cấm, hạn chế người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm;

d) Phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;

đ) Tiêu tẩy, khử độc, khử khuẩn, vệ sinh môi trường;

e) Bảo vệ công trình phòng thủ dân sự.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định áp dụng biện pháp phòng thủ dân sự quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 23. Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 2

1. Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 2 bao gồm:

a) Các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này;

b) Cách ly, giãn cách xã hội phù hợp với mức độ của sự cố, thảm họa trên địa bàn;

c) Chuyển đổi hình thức hoặc tạm dừng hoạt động của trường học; tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu;

d) Hạn chế hoặc tạm dừng tổ chức lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, sự kiện và hoạt động khác có tập trung đông người;

đ) Kiểm tra, kiểm soát hoạt động giao thông tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;

e) Áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng theo quy định của pháp luật.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng biện pháp phòng thủ dân sự quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 24. Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 3

1. Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 3 bao gồm:

a) Các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này;

b) Cách ly lập trung, giãn cách xã hội phù hợp với mức độ của sự cố, thảm họa trên địa bàn;

c) Tạm dừng hoạt động của trường học;

d) Tạm dừng tổ chức lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, sự kiện và hoạt động khác có tập trung đông người;

đ) Hạn chế hoặc tạm dừng việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh nếu thấy cần thiết để bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng;

e) Hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động giao thông, vận tải ra, vào địa bàn xảy ra sự cố, thảm họa, trừ trường hợp vì lý do công vụ;

g) Tạm dừng giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp; áp dụng giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng biện pháp phòng thủ dân sự quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 25. Biện pháp phòng thủ dân sự được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp

1. Biện pháp phòng thủ dân sự được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp bao gồm:

a) Các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này;

b) Giãn cách xã hội; cách ly tập trung người đi và đến từ khu vực xảy ra thảm họa;

c) Hỗ trợ an sinh xã hội tại khu vực cách ly, khu vực bị chia cắt, khu vực xảy ra thảm họa;

d) Ổn định tâm lý của người dân trong khu vực xảy ra thảm họa;

đ) Dừng hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở khu vực xảy ra thảm họa.

2. Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, căn cứ tình hình thực tế quyết định áp dụng biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này và quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

3. Người chỉ huy đơn vị quân đội được giao quản lý địa phương thiết quân luật, căn cứ tình hình thực tế quyết định áp dụng biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định của pháp luật về thiết quân luật.

Điều 26. Biện pháp phòng thủ dân sự được áp dụng trong tình trạng chiến tranh

1. Biện pháp phòng thủ dân sự được áp dụng trong tình trạng chiến tranh bao gồm:

a) Triển khai hệ thống đài quan sát, thông báo, báo động và cảnh báo;

b) Tổ chức sơ tán người, tài sản;

c) Cất giấu trang thiết bị vào các công trình ngầm, hang, động;

d) Dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và nước uống;

đ) Xây dựng bổ sung hầm ẩn nấp, công trình ngầm, công trình phòng, tránh kết hợp với ngụy trang, nghi binh; triển khai mục tiêu giả, hạn chế ánh sáng, tiếng động vào ban đêm;

e) Khắc phục, vô hiệu hóa vũ khí hủy diệt hàng loạt.

2. Căn cứ tình hình thực tế, người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 22, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 24 và khoản 1 Điều 25 của Luật này, biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này và quy định của pháp luật về tình trạng chiến tranh.

Mục 4. HOẠT ĐỘNG KHẮC PHỤC HẬU QUẢ SỰ CỐ, THẢM HỌA

Điều 27. Biện pháp khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa

1. Tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; điều trị người bị thương, nhiễm độc, nhiễm xạ.

2. Cứu trợ, hỗ trợ khắc phục thiệt hại; khắc phục, sửa chữa cơ sở hạ tầng công cộng thiết yếu.

3. Khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường, phòng, chống dịch bệnh.

4. Thống kê, đánh giá thiệt hại.

5. Huy động, vận động đóng góp tự nguyện và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ.

6. Ban hành, thực hiện chính sách, biện pháp hỗ trợ đặc biệt về an sinh xã hội, lao động, việc làm, thuế, tài chính, thủ tục hành chính, đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xuất cảnh, nhập cảnh và các lĩnh vực cần thiết khác.

Điều 28. Thống kê, đánh giá thiệt hại

1. Ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ giúp Bộ trưởng, Trưởng ngành, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thống kê, đánh giá thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra trong phạm vi lĩnh vực quản lý, gửi Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương các cấp thống kê, đánh giá thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra trên địa bàn quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan phòng thủ dân sự cấp trên.

3. Ủy ban nhân dân các cấp thống kê, đánh giá thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra trên địa bàn quản lý và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống kê, đánh giá thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra tại địa phương, gửi Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 29. Cứu trợ, hỗ trợ khắc phục thiệt hại

Ủy ban nhân dân các cấp, căn cứ vào thống kê, đánh giá thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra tại địa phương, xác định đối tượng cụ thể cần cứu trợ, hỗ trợ và nguồn lực để thực hiện hoạt động sau đây:

1. Xây dựng kế hoạch cứu trợ, hỗ trợ khắc phục thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra;

2. Hỗ trợ về an sinh xã hội, lao động, việc làm;

3. Ổn định đời sống Nhân dân, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác của xã hội;

4. Hỗ trợ, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường do sự cố, thảm họa gây ra;

5. Thực hiện các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Điều 30. Huy động, vận động đóng góp tự nguyện và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ

1. Nguyên tắc huy động, vận động đóng góp tự nguyện và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ để khắc phục thiệt hại do sự cố, thảm họa được quy định như sau:

a) Tuân theo quy định của pháp luật;

b) Căn cứ vào mức độ thiệt hại xảy ra;

c) Bảo đảm công bằng, công khai, kịp thời, đúng đối tượng;

đ) Phối hợp với chính quyền địa phương hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nơi có đối tượng được cứu trợ, hỗ trợ;

đ) Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân bị ảnh hưởng do sự cố, thảm họa gây ra; ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương.

2. Việc huy động, vận động đóng góp tự nguyện và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ được quy định như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Trưởng ngành trung ương, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp huy động nguồn lực theo thẩm quyền để phục vụ công tác cứu trợ khẩn cấp và hỗ trợ theo quy định của pháp luật;

b) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội khác vận động đóng góp tự nguyện và phân bổ nguồn lực để cứu trợ, hỗ trợ khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân vận động đóng góp tự nguyện phải thực hiện theo quy định của pháp luật; phối hợp với Ủy ban nhân dân hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nơi được hỗ trợ để thực hiện cứu trợ, hỗ trợ cho các đối tượng bị thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra.

3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.

Chương III

CHỈ ĐẠO, CHỈ HUY LỰC LƯỢNG PHÒNG THỦ DÂN SỰ

Điều 31. Hoạt động chỉ đạo phòng thủ dân sự

1. Theo dõi, giám sát nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa; nắm chắc diễn biến tình hình; thông báo cho các lực lượng, người dân tin tức có liên quan.

2. Xác định cấp độ và áp dụng biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp.

3. Chuẩn bị phương án ứng phó; tổ chức kiểm tra địa bàn có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa.

4. Bổ sung lực lượng, sẵn sàng triển khai sở chỉ huy tại chỗ, chỉ đạo trực tiếp khu vực trọng yếu, địa bàn trọng điểm.

5. Kiểm tra địa điểm sơ tán, tập kết để sẵn sàng sử dụng khi chuyển lên cấp độ phòng thủ dân sự cao hơn.

Điều 32. Thẩm quyền chỉ đạo phòng thủ dân sự

1. Chính phủ chỉ đạo phòng thủ dân sự trên phạm vi cả nước.

2. Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ chỉ đạo về phòng thủ dân sự.

3. Các Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện phòng thủ dân sự trong lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.

4. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện phòng thủ dân sự tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Điều 33. Chỉ huy lực lượng phòng thủ dân sự

1. Việc chỉ huy các lực lượng phòng thủ dân sự của Bộ, ngành trung ương cơ quan ngang Bộ, địa phương do Bộ trưởng, Trưởng ngành trung ương, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ huy các lực lượng, phương tiện trên địa bàn để ứng phó kịp thời ngay khi sự cố, thảm họa xảy ra trên địa bàn quản lý.

3. Việc chỉ huy trong các cấp độ phòng thủ dân sự được quy định như sau:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ huy các lực lượng, phương tiện trên địa bàn để thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 1 quy định tại Điều 22 của Luật này và biện pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ huy các lực lượng, phương tiện trên địa bàn để thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 2 quy định tại Điều 23 của Luật này và biện pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan;

c) Thủ tướng Chính phủ chỉ huy lực lượng, phương tiện của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương để thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 3 quy định tại Điều 24 của Luật này và biện pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan;

d) Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, khắc phục của các lực lượng, phương tiện trên địa bàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia và Thủ tướng Chính phủ.

4. Người đứng đầu các cơ quan chuyên môn ở địa phương theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chỉ huy lực lượng thuộc quyền thực hiện phòng thủ dân sự trong lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.

5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Trưởng ngành trung ương, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan chỉ huy các đơn vị thuộc quyền thực hiện phòng thủ dân sự ở khu vực quân đội quản lý và trên các vùng biển Việt Nam không thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

6. Người chỉ huy đơn vị quân đội, công an điều động và chỉ huy lực lượng thuộc quyền tham gia, phối hợp thực hiện hoạt động phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.

Điều 34. Cơ quan chỉ đạo quốc gia, cơ quan chỉ huy phòng thủ dân sự

1. Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia là tổ chức phối hợp liên ngành có chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành về phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước. Tổ chức lại Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn thành Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia.

2. Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia. Thành viên Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia có trách nhiệm chủ trì tham mưu cho Ban chỉ đạo trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành về phòng thủ dân sự trong lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.

3. Ban chỉ huy phòng thủ dân sự được thành lập ở Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng, Trưởng ngành trung ương, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành về phòng thủ dân sự trong lĩnh vực quản lý.

4. Ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương được thành lập ở cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh, có chức năng tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành về phòng thủ dân sự trên địa bàn quản lý. Cơ quan quân sự các cấp là cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự cùng cấp. Thành viên Ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương có trách nhiệm chủ trì tham mưu cho Ban chỉ huy trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành về phòng thủ dân sự trong lĩnh vực được phân công.

5. Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương.

Điều 35. Lực lượng phòng thủ dân sự

1. Lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi.

2. Lực lượng nòng cốt bao gồm:

a) Dân quân tự vệ, dân phòng;

b) Lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương.

3. Lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương IV

QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG THỦ DÂN SỰ

Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân

1. Cá nhân có các quyền sau đây:

a) Tiếp cận thông tin về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật;

b) Được cứu trợ, hỗ trợ khi bị thiệt hại do sự cố, thảm họa theo quy định của pháp luật;

c) Được hưởng tiền công lao động khi tham gia hoạt động phòng thủ dân sự theo quyết định huy động của người có thẩm quyền;

d) Được hoàn trả trang thiết bị, tài sản đã huy động ngay sau khi kết thúc việc ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa; trường hợp trang thiết bị, tài sản đã huy động bị thiệt hại hoặc tiêu hao thì được bồi thường, thanh toán theo quy định của pháp luật;

đ) Khi tham gia hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa nếu bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; nếu bị thương tích, tổn hại sức khỏe, tính mạng thì được xem xét, hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này.

2. Cá nhân có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự theo kế hoạch phòng thủ dân sự của địa phương;

b) Tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, diễn tập phòng thủ dân sự khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; tham gia hoạt động phòng thủ dân sự khi được huy động;

c) Chuẩn bị sẵn sàng vật tư, phương tiện theo khả năng để đảm bảo an toàn trước sự cố, thảm họa;

d) Chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả nhằm bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình khi sự cố, thảm họa xảy ra; tham gia hỗ trợ cộng đồng phòng, chống sự cố, thảm họa; giúp đỡ người bị thiệt hại do sự cố, thảm họa tại địa phương; thực hiện vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh trong khu vực sinh sống và làm việc;

đ) Chấp hành hướng dẫn, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền về sơ tán người, phương tiện ra, vào khu vực nguy hiểm; chấp hành quyết định huy động nhân lực, trang thiết bị, tài sản để phục vụ hoạt động ứng phó khẩn cấp của người có thẩm quyền;

e) Thông báo, cung cấp thông tin kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền về diễn biến, thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra khi có điều kiện thực hiện.

Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức

1. Cơ quan, tổ chức có các quyền sau đây:

a) Tiếp cận thông tin về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật;

b) Tham gia hoạt động phòng thủ dân sự tại địa phương;

c) Được cứu trợ, hỗ trợ khi bị thiệt hại do sự cố, thảm họa theo quy định của pháp luật;

d) Được hoàn trả trang thiết bị, tài sản đã huy động ngay sau khi kết thúc việc ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa; trường hợp trang thiết bị, tài sản đã huy động bị thiệt hại hoặc tiêu hao thì được bồi thường, thanh toán theo quy định của pháp luật;

đ) Tham gia, phối hợp thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng thủ dân sự.

2. Cơ quan, tổ chức có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuyên truyền, vận động người lao động, thành viên trong cơ quan, tổ chức mình, người dân chấp hành quy định của pháp luật về phòng thủ dân sự;

b) Chủ động xây dựng, bảo vệ công trình, cơ sở vật chất thuộc phạm vi quản lý để đảm bảo an toàn trước sự cố, thảm họa;

c) Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa;

d) Chấp hành quyết định huy động nhân lực, trang thiết bị, nhu yếu phẩm của người có thẩm quyền để phục vụ hoạt động phòng thủ dân sự;

đ) Chủ động thực hiện vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh trong phạm vi quản lý;

e) Chủ động khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại khi để xảy ra sự cố, thảm họa trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa tại Việt Nam có các quyền sau đây:

a) Được miễn thuế, lệ phí về nhập khẩu, xuất khẩu đối với trang thiết bị, hàng hóa phục vụ hoạt động cứu trợ khẩn cấp, tìm kiếm, cứu nạn theo quy định của pháp luật về thuế, lệ phí;

b) Được ưu tiên thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú cho lực lượng; nhập khẩu, xuất khẩu đối với trang thiết bị, hàng hóa phục vụ hoạt động cứu trợ, tìm kiếm, cứu nạn theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa tại Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:

a) Đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

b) Hoạt động đúng mục đích đã đăng ký, tuân thủ pháp luật Việt Nam.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam tham gia hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 36, Điều 37, khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Chương V

NGUỒN LỰC CHO PHÒNG THỦ DÂN SỰ, CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG PHÒNG THỦ DÂN SỰ

Điều 39. Nguồn lực cho phòng thủ dân sự

1. Nguồn tài chính cho phòng thủ dân sự bao gồm:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân;

c) Quỹ phòng thủ dân sự;

d) Nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.

2. Nhà nước bảo đảm ngân sách cho phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước ở khu vực biên giới, biển, hải đảo, khu vực trọng yếu, địa bàn trọng điểm.

3. Tài sản phục vụ phòng thủ dân sự do Nhà nước thống nhất quản lý bao gồm:

a) Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị lực lượng vũ trang theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Tài sản trưng mua, trưng dụng, huy động và tài sản khác được Nhà nước giao cho các cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị lực lượng vũ trang quản lý phục vụ phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Nhà nước có kế hoạch xây dựng dự trữ quốc gia để bảo đảm cho phòng thủ dân sự. Việc quản lý, sử dụng dự trữ quốc gia để bảo đảm cho phòng thủ dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.

Điều 40. Quỹ phòng thủ dân sự

1. Quỹ phòng thủ dân sự là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập ở trung ương và cấp tỉnh để huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ hoạt động phòng thủ dân sự. Quỹ phòng thủ dân sự được ưu tiên thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho đối tượng bị thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra;

b) Hỗ trợ tu sửa, làm nhà ở, cơ sở y tế, trường học tại địa điểm bị ảnh hưởng do sự cố, thảm họa gây ra.

2. Quỹ phòng thủ dân sự được hình thành từ các nguồn tài chính sau đây:

a) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước;

b) Nguồn điều tiết từ các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.

3. Nguyên tắc hoạt động của quỹ phòng thủ dân sự được quy định như sau:

a) Không vì mục đích lợi nhuận;

b) Quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch;

c) Hỗ trợ cho các hoạt động phòng thủ dân sự mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu;

d) Việc điều tiết giữa quỹ phòng thủ dân sự và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa được thực hiện trong trường hợp cấp bách.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập, quản lý, sử dụng quỹ phòng thủ dân sự; việc điều tiết giữa quỹ phòng thủ dân sự và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.

Điều 41. Chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự

1. Người làm nhiệm vụ trực tại cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương các cấp được hưởng chế độ khi thực hiện nhiệm vụ.

2. Người được điều động, huy động huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng trợ cấp; khi bị ốm đau, bị tai nạn, chết hoặc bị suy giảm khả năng lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí, trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định của pháp luật; có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ lực lượng phòng thủ dân sự có thành tích thì được khen thưởng; bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương tích, tổn hại sức khỏe, tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC VỀ PHÒNG THỦ DÂN SỰ

Điều 42. Nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự

1. Nội dung quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự bao gồm:

a) Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng thủ dân sự;

b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức về phòng thủ dân sự;

c) Tổ chức đào tạo, huấn luyện, diễn tập, xây dựng lực lượng, công trình và bảo đảm trang thiết bị phòng thủ dân sự;

d) Hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự;

đ) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng về phòng thủ dân sự.

2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự được quy định như sau:

a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước;

b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự thuộc phạm vi lĩnh vực được phân công trong phạm vi cả nước;

c) Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự tại địa phương.

Điều 43. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

Bộ Quốc phòng là đầu mối chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự; chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực quản lý;

2. Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các vấn đề liên ngành về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật;

3. Xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự, Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia; hướng dẫn Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương xây dựng kế hoạch, bảo đảm trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực được phân công trong phạm vi cả nước;

4. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện, diễn tập, bồi dưỡng kiến thức phòng thủ dân sự cho lực lượng phòng thủ dân sự trên lĩnh vực được phân công;

5. Hướng dẫn xây dựng các công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng gắn với thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ;

6. Tổ chức nghiên cứu, phổ biến, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến và hiện đại về phòng thủ dân sự;

7. Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự;

8. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng về phòng thủ dân sự thuộc phạm vi quản lý.

Điều 44. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực quản lý.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương xây dựng kế hoạch, phương án và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, khu vực xảy ra sự cố, thảm họa.

3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch cấp quốc gia ứng phó sự cố cháy lớn; ứng phó sự cố an ninh mạng.

4. Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự trong Công an nhân dân; phối hợp tổ chức lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó sự cố, thảm họa, tìm kiếm, cứu nạn theo quy định.

5. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện, diễn tập, bồi dưỡng kiến thức phòng thủ dân sự cho lực lượng phòng thủ dân sự trong lĩnh vực được phân công.

6. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương đấu tranh với hoạt động lợi dụng sự cố, thảm họa để gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Điều 45. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực quản lý.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương thực hiện các biện pháp giảm nhẹ hậu quả sự cố, thảm họa do thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai.

3. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch cấp quốc gia ứng phó sự cố vỡ đê, hồ, đập; sự cố cháy rừng; bão, áp thấp, lũ, lụt; lũ quét, lũ ống, sạt, lở đất đá và các loại thiên tai khác.

4. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức phòng thủ dân sự cho lực lượng phòng thủ dân sự trong lĩnh vực được phân công.

Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải

1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực quản lý.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương có liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch, phương án về sử dụng hạ tầng giao thông, các trang thiết bị trong phạm vi quản lý để thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự. Khi xảy ra sự cố, thảm họa, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, đơn vị thuộc quyền tổ chức lực lượng, phương tiện sơ tán người dân, tìm kiếm, cứu nạn theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia.

3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ, ngành trung ương có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch cấp quốc gia ứng phó tai nạn tàu, thuyền trên biển, ứng phó tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng và ứng phó tai nạn máy bay xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam. Triển khai kế hoạch, phương án sử dụng lực lượng, trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn; điều hành các đội tìm kiếm, cứu nạn thuộc ngành giao thông vận tải; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức các đội vận tải để sơ tán người dân, phương tiện đến khu vực an toàn, tiếp tế hậu cần, chuyển thương khi xảy ra sự cố, thảm họa.

4. Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao trong việc cấp phép và phối hợp với lực lượng, phương tiện của nước ngoài thực hiện tìm kiếm, cứu nạn khi xảy ra sự cố, thảm họa.

5. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức phòng thủ dân sự cho lực lượng phòng thủ dân sự trong lĩnh vực được phân công.

Điều 47. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực quản lý.

2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán chi thường xuyên hằng năm để thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quy định, của pháp luật về ngân sách nhà nước.

3. Tổ chức điều hành thực hiện kế hoạch dự trữ quốc gia được Thủ tướng Chính phủ giao; thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xuất cấp kịp thời, đầy đủ hàng dự trữ quốc gia phục vụ công tác phòng thủ dân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Điều 48. Trách nhiệm của Bộ Y tế

1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực quản lý.

2. Công bố, thông tin về tình hình dịch bệnh, mức độ ảnh hưởng và biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

3. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức phòng thủ dân sự cho lực lượng phòng thủ dân sự trong lĩnh vực được phân công.

4. Phối hợp với Bộ Quốc phòng quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y ở khu vực biên giới, biển, hải đảo; tăng cường năng lực hệ thống y tế cho hoạt động phòng thủ dân sự.

Điều 49. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường

1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực quản lý.

2. Chỉ đạo và điều phối việc tổ chức kiểm tra, xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường trên địa bàn liên tỉnh, liên quốc gia, hướng dẫn việc xác định thiệt hại và việc tổ chức khắc phục ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường.

3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương có liên quan xây dựng trung tâm nghiên cứu, hệ thống dự báo, cảnh báo sự cố, thảm họa do thiên nhiên, môi trường liên quan đến phòng thủ dân sự.

4. Tổ chức thực hiện các hoạt động quan trắc, điều tra, khảo sát thu thập thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, tai biến địa chất.

5. Chỉ đạo thực hiện dự báo, cảnh báo, cung cấp đầy đủ, kịp thời các bản tin dự báo, cảnh báo sự cố, thiên tai liên quan đến địa chất, khí tượng, thủy văn, hải văn cho Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương và cơ quan thông tin đại chúng theo quy định.

6. Chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và triển khai các giải pháp thông minh trong quan trắc, giám sát, quản lý, xử lý sự cố môi trường, cảnh báo sớm thiên tai.

7. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức phòng thủ dân sự cho lực lượng phòng thủ dân sự trong lĩnh vực được phân công.

Điều 50. Trách nhiệm của Bộ Công Thương

1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự thuộc phạm vi quản lý.

2. Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, khai thác điện nguyên tử, khoáng sản, hóa chất độc hại, vật liệu nổ công nghiệp để hạn chế nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa trong lĩnh vực công nghiệp; quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu, xuất khẩu các loại hóa chất độc, hóa chất nguy hiểm.

3. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ có liên quan chỉ đạo và hướng dẫn việc xử lý các vụ nổ, sập hầm lò ở các cơ sở sản xuất, khai thác điện nguyên tử, than, xăng, dầu mỏ, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp.

4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương có liên quan xây dựng Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố cháy nổ giàn khoan, đường ống dẫn dầu, hóa chất độc, khí, sự cố sập đổ hầm lò khai thác khoáng sản; hướng dẫn các địa phương liên quan xây dựng kế hoạch và chuẩn bị lực lượng, phương tiện thực hiện ứng phó sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất độc theo quy định.

5. Phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ có liên quan xây dựng kế hoạch dự trữ nguồn năng lượng để duy trì các hoạt động quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và phục vụ nhiệm vụ phòng thủ dân sự.

6. Ổn định giá cả thị trường, bảo đảm các mặt hàng thiết yếu cho người dân tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa.

7. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức phòng thủ dân sự cho lực lượng phòng thủ dân sự trong lĩnh vực được phân công.

Điều 51. Trách nhiệm của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự và có trách nhiệm sau đây:

1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực quản lý;

2. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp phòng thủ dân sự; tổ chức lực lượng, phương tiện của mình làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo lệnh điều động của cấp có thẩm quyền.

Điều 52. Trách nhiệm của chính quyền địa phương

1. Hội đồng nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

a) Quyết định chủ trương, biện pháp xây dựng lực lượng phòng thủ dân sự, ngân sách bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự tại địa phương theo quy định của pháp luật;

b) Giám sát việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về phòng thủ dân sự tại địa phương theo quy định của pháp luật.

2. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự tại địa phương có trách nhiệm sau đây:

a) Ban hành văn bản để tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và các nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao về phòng thủ dân sự tại địa phương;

b) Chỉ đạo xây dựng, thực hiện kế hoạch phòng thủ dân sự; triển khai xây dựng, huấn luyện, huy động lực lượng thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự; bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự tại địa phương;

c) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về bảo đảm ngân sách cho hoạt động phòng thủ dân sự tại địa phương;

d) Chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng về phòng thủ dân sự tại địa phương.

Điều 53. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về phòng thủ dân sự; giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng thủ dân sự.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 54. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số điều của các luật có liên quan đến phòng thủ dân sự

1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đê điều số 79/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 15/2008/QH12, Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 60/2020/QH14 như sau:

a) Thay thế cụm từ “Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn” bằng cụm từ “Ban chỉ huy phòng thủ dân sự” tại khoản 11 Điều 3, điểm a và điểm b khoản 2 Điều 35;

b) Thay thế cụm từ “Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai” bằng cụm từ “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” tại điểm d khoản 2 Điều 35 và khoản 7 Điều 36.

2. Thay thế cụm từ “Ủy ban cứu hộ, cứu nạn quốc gia” bằng cụm từ “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” tại điểm e khoản 3 Điều 42 của Luật Hoá chất số 06/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 28/2018/QH14.

3. Thay thế cụm từ “Ủy ban quốc gia tìm kiếm - cứu nạn” bằng cụm từ “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” tại điểm đ khoản 2, điểm a và điểm c khoản 3, điểm b và điểm c khoản 4, khoản 5 Điều 84 của Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14.

4. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 60/2020/QH14 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 3 như sau:

“4. Đối tượng dễ bị tổn thương là người, nhóm người có đặc điểm và hoàn cảnh khiến họ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi hơn từ thiên tai so với những nhóm người khác trong cộng đồng. Đối tượng dễ bị tổn thương bao gồm trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo, người nghèo, người mất năng lực hành vi dân sự, người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.”;

b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 22 như sau:

“a) Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai;”;

c) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 25 như sau:

“Căn cứ vào bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia; ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, cơ quan ngang Bộ; ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, chỉ huy triển khai thực hiện biện pháp ứng phó thiên tai theo quy định của Chính phủ.”;

d) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu của Điều 26 như sau:

“Căn cứ vào loại thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra, Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia; ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, cơ quan ngang Bộ; ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương quyết định lựa chọn một hoặc một số biện pháp phù hợp sau đây:”;

đ) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu của khoản 4 Điều 27 như sau:

“4. Căn cứ vào dự báo, cảnh báo, cấp độ rủi ro thiên tai, diễn biến thiên tai, sự chỉ đạo, chỉ huy của Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương có trách nhiệm sau đây:”;

e) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 29 như sau:

“b) Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương các cấp có trách nhiệm chủ động triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn; trường hợp vượt quá khả năng phải báo cáo, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp tỉnh, Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia hỗ trợ;”;

g) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 31 như sau:

“2. Ban chỉ huy phòng thủ dân sự các cấp có trách nhiệm tổng hợp thiệt hại do thiên tai gây ra, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp trên và Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia để phục vụ công tác chỉ đạo.”;

h) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 31 như sau:

“4. Ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm tổng hợp thiệt hại do thiên tai báo cáo Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia để phục vụ công tác chỉ đạo.”;

i) Thay thế cụm từ “Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn” bằng cụm từ “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” tại điểm c khoản 4 Điều 22, khoản 3 Điều 27;

k) Thay thế cụm từ “Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn” bằng cụm từ “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” tại điểm d khoản 4 Điều 22, khoản 2 Điều 23, điểm b khoản 3 Điều 27, điểm c khoản 2 Điều 29;

l) Thay thế cụm từ “Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn” bằng cụm từ “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” tại khoản 4 Điều 23, khoản 2 Điều 27, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 29, khoản 5 Điều 40;

m) Thay thế cụm từ “Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn” bằng cụm từ “Ban chỉ huy phòng thủ dân sự” tại điểm b khoản 3 Điều 25, điểm c khoản 3 Điều 27, điểm b khoản 2 Điều 30 và khoản 1 Điều 31;

n) Thay thế cụm từ “Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai của bộ, cơ quan ngang bộ” bằng cụm từ “Ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, cơ quan ngang Bộ” tại khoản 3 Điều 28;

o) Thay thế cụm từ “Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai” bằng cụm từ “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” tại điểm c khoản 3 Điều 9, điểm c khoản 1 Điều 17, khoản 1 Điều 27, khoản 2, khoản 4 Điều 28, điểm d khoản 2 Điều 30, điểm đ khoản 2 Điều 33, điểm c khoản 3 Điều 42;

p) Bãi bỏ Điều 44.

5. Thay thế cụm từ “Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn” bằng cụm từ “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” tại điểm b khoản 2, điểm a và điểm b khoản 4 Điều 53, các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 56, điểm e khoản 3 Điều 73 của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14.

6. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Luật Quốc phòng số 22/2018/QH14 như sau:

a) Bãi bỏ khoản 13 Điều 2;

b) Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:

“Điều 13. Phòng thủ dân sự

Hoạt động phòng thủ dân sự thực hiện theo quy định của Luật Phòng thủ dân sự.”.

7. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 11/2022/QH15 như sau:

a) Thay thế cụm từ “Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn” bằng cụm từ “Ban chỉ huy phòng thủ dân sự” tại khoản 2, các điểm a, b và c khoản 4 Điều 124, khoản 1, khoản 2, các điểm a, b và c khoản 4 Điều 125, khoản 2 Điều 127;

b) Thay thế cụm từ “Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn” bằng cụm từ “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” tại khoản 2, điểm a khoản 4 Điều 124, điểm d khoản 4 Điều 125, điểm c và điểm d khoản 1, điểm b khoản 3 Điều 127.

8. Thay thế cụm từ “Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn” bằng cụm từ “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” tại khoản 3 Điều 102 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 45/2013/QH13 và Luật số 61/2014/QH13.

Điều 55. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2023.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Vương Đình Huệ

NATIONAL ASSEMBLY OF VIETNAM
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

Law No. 18/2023/QH15

Hanoi, June 20, 2023

 

LAW

ON CIVIL DEFENSE

Pursuant to Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

The National Assembly promulgates the Law on Civil Defense.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Law prescribes rules and operations of civil defense; rights, obligations, and responsibilities of agencies, organizations, and individuals in civil defense operations; state management and resources serving civil defense.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In this Law, the terms below are construed as follows:

1. “civil defense” is a part of national defense, consists of solutions for preparing for, mitigating, and recovering from consequences of war; preparing for, mitigating, and recovering from consequences of adverse events, catastrophes, natural disasters, diseases; protecting the People, agencies, organizations, and national economy.

2. “an adverse event” means an irregular situation brought by natural disasters, diseases, humans, consequences of war that causes or threatens to cause damage to human, property, and/or the environment.

3. “a catastrophe” means an event caused by natural disasters, dangerous and widespread diseases, humans, or consequences of war which causes serious damage to human, property, or the environment.

4. “vulnerable population” means an individual or a group of individuals whose characteristics and situations cause them to suffer from impact of an adverse event or a catastrophe more than other people in a community do, includes children, the elderly, pregnant women or women raising children under 36 months of age, people with disabilities, people suffering from terminal illnesses, poor people, incapacitated people, ethnic minorities living in areas with disadvantaged socio-economic conditions, people living in areas with extremely disadvantaged socio-economic conditions, and other individuals as per the law.

Article 3. Rules in civil defense operations

1. Complying with the Constitution, regulations and law of Vietnam, and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.

2. Operating under leadership of the Communist Party, joint management of the Government; utilizing the role and participation of the Vietnamese Fatherland Front, socio-political organizations, unions, and the People.

3. Being jointly organized from central to local government; receiving assignments, decentralization, and closely cooperating with agencies, organizations, and forces in civil defense operations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Combine civil defense with national defense and security, socio-economic development, protection of human lives, health, and property, protection of the environment, ecosystem, and adaptation to climate change.

6. Application of measures and mobilization of resources in civil defense must be timely, reasonable, feasible, effective, efficient, appropriate to subjects and level of civil defense according to this Law and other relevant law provisions.

7. Civil defense operations must maintain humanitarianism, fairness, transparency, gender equality, and prioritize vulnerable population.

Article 4. Application of the Law on Civil Defense and relevant law provisions

1. Civil defense operations in Vietnamese territory shall conform to the Law on Civil Defense and relevant law provisions.

2. If other laws promulgated prior to the effective date hereof prescribe otherwise regarding preparedness, response, and recovery from consequences of adverse events and catastrophes and do not contradict this Law, these laws shall prevail.

3. If other laws promulgated after the effective date hereof require specific regulations on civil defense that are different from those under the Law on Civil Defense, it is necessary to identify specific provisions that comply or do not comply with the Law on Civil Defense and provisions that comply with other laws.

Article 5. Government policies regarding civil defense

1. Prioritize construction of specialized civil defense structures according to planning and plan; procure civil defense equipment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Mobilize resources of agencies, organizations, and individuals in conducting civil defense operations.

4. Develop, research, transfer, and apply science, high technology, advanced and modern technology in civil defense operations.

5. Provide personnel training and advanced training, attract high quality human resources to serve civil defense operations.

6. Encourage and enable agencies, organizations, and individuals to make physical, financial, and mental contributions to civil defense operations on the voluntary basis, not contradicting Vietnamese laws and conforming to international laws.

7. Ensure national reserve for civil defense operations.

Article 6. Information on adverse events and catastrophes

1. Information risks and development of adverse events, catastrophes must be timely, accurate, and delivered in Vietnamese language and other languages appropriate to recipients, especially vulnerable populations. If necessary, the information shall be delivered in ethnic minority’s languages and foreign languages.

2. Basic information on adverse events and catastrophes includes the type of adverse events, catastrophes; time, location, intensity, level, and danger of adverse events, catastrophes; potential affected areas, predicted development of adverse events, catastrophes, warnings, and recommendations.

3. The Government shall regulate the use of a single phone number to receive information on adverse events and catastrophes on a nation-wide scale.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Civil defense level refers to application level of measures taken by governments of all levels to respond to and recover from consequences of adverse events, catastrophes and serves as the basis for determining responsibilities, solutions, and resources of authorities, agencies, organizations, and individuals in civil defense.

2. The basis for determining civil defense level includes:

a) Affected area, capability of affecting a larger scale, and potential consequences of adverse events and catastrophes;

b) Geographical location, natural, societal, population conditions, national defense and security situations of areas affected by adverse events, catastrophes;

c) Progression, level of damage, and damage done by adverse events and catastrophes;

d) The ability to respond and recover from consequences of adverse events and catastrophes of local governments and civil defense forces.

3. Civil defense level shall be classified as follows:

a) Civil defense level 1 shall be applied to respond to and recover from consequences of adverse events and catastrophes in district level when progression and level of damage of adverse events and catastrophes exceed capability and conditions of special forces and commune-level government in responding to and recovering from consequences.

b) Civil defense level 2 shall be applied to respond to and recover from consequences of adverse events and catastrophes in province level when progression and level of damage of adverse events and catastrophes exceed capability and conditions of special forces and district-level government in responding to and recovering from consequences;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 8. Science and technology in civil defense

1. Research, transfer, and apply science, high technology, advanced and modern technology in order to invest in and build civil defense structures, civilian structures, and civil defense equipment that qualifies for preparedness, response, and recovery of adverse event and catastrophe consequences.

2. Research and apply science, technology in forecasting, warning about adverse events and catastrophes, and implementing appropriate measures for preparing for, responding to, and recovering from consequences of adverse events and catastrophes.

3. Research and apply data technology in managing, extracting, and using information, data for preparing for, responding to, and recovering from consequences of adverse events and catastrophes.

Article 9. International cooperation in civil defense

1. Rules of international cooperation in civil defense include:

a) Guarantee independence, sovereignty, equality, and reciprocity; comply with Vietnamese laws, international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory, and relevant international agreements;

b) Enable domestic and foreign organizations, individuals, overseas Vietnamese, and international organizations to cooperate in civil defense;

c) Expand and develop training, study, application of science, transfer of technology; cooperate in search and rescue operations; invest and build civil defense structures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Exchanging information, forecast and warnings regarding adverse events, catastrophes, natural disasters, diseases, war;

b) Searching, rescuing, and providing humanitarian aid;

c) Assisting in responding to and recovering from consequences of adverse events, catastrophes, natural disasters, diseases, and war;

d) Training, educating, organizing drills, investing, studying, applying science, transferring technology, and building civil defense structures.

Article 10. Prohibited actions in civil defense

1. Resisting, obstructing, intentionally delaying, or failing to comply with civil defense order, command of competent agencies or individuals; refusing to participate in search and rescue when realistically feasible.

2. Damaging, destroying, appropriating civil defense equipment or structures.

3. Causing adverse events or catastrophes which threaten lives and health of people; damaging property of the Government, the people, agencies, organizations, the environment, and national economy.

4. Delivering false information on adverse events or catastrophes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Building structures that either mitigate or neutralize civil defense structures; illegally build other structures within planning area of civil defense structures or area of existing civil defense structures.

7. Using specialized civil defense equipment for incorrect purposes or using civil defense structures for incorrect purposes.

8. Abusing powers to violate civil defense laws; conceal individuals violating civil defense laws; exploiting adverse events or catastrophes to mobilize, use civil defense resources for incorrect purposes.

9. Exploiting civil defense operations, adverse events, or catastrophes to violate benefits of the Government, legitimate rights and benefits of organizations and individuals.

Chapter II

CIVIL DEFENSE OPERATIONS

Section 1. PREPAREDNESS

Article 11. Development of national strategy for civil defense

1. National strategy for civil defense shall be developed on a 10-year cycle with vision for 20 years and updated, revised every 5 years or in case of adverse event, catastrophe, war.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Policies and regulations of the Communist Party, policies and law of the Government regarding civil defense, national defense and socio-economic development, national defense and security; international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory;

b) National civil defense situations; international experience regarding civil defense operations;

c) Identification, assessment, and zoning results of areas prone to adverse events and catastrophes;

d) Resources of civil defense operations.

3. National strategy for civil defense contains principles, goals, directions, tasks, solutions, programs, schemes, primary projects and implementation of civil defense on a nationwide scale.

4. The Prime Minister shall promulgate national strategy for civil defense.

Article 12. Development of civil defense plan

1. Civil defense plan of all levels shall be developed on a 5-year cycle and revised when necessary.

2. Civil defense plan contains:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Forecast of potential adverse events, catastrophes;

c) Available measures corresponding to each civil defense level;

d) Civil defense details that must be integrated with local and national socio-economic development planning and plan;

dd) Annual and 5-year identification of resources and progress for implementation of civil defense plan;

 e) Responsibilities of agencies, organizations, and individuals.

3. Development, promulgation, and revision of national civil defense plan:

a) Based on socio-economic development planning and plan, national strategy for civil defense, national defense plan, and national protection tasks, the Ministry of National Defense shall cooperate with ministries, central departments, ministerial agencies, and local governments in developing national civil defense plans and request the Prime Minister to promulgate;

b) In case of irregular, urgent request or due to national defense, security or interest, the Ministry of National Defense shall cooperate with ministries, central departments, ministerial agencies, and local governments in revising national civil defense plan and request the Prime Minister to promulgate.

4. Based on socio-economic development plans, national strategy for civil defense, national civil defense plan, agencies coordinating civil defense in ministries and central departments and ministerial agencies shall take charge and cooperate with relevant agencies and entities in developing, revising civil defense plans of ministries, central departments, and ministerial agencies and present to ministers, heads of central departments, heads of ministerial agencies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 13. Civil defense structures

1. Civil defense structures means structures used for preparing for, responding to, and recovering from consequences of adverse events and catastrophes.

2. Civil defense structures include:

a) Specialized civil defense structures;

b) Other structures whose occupancy serves civil defense.

3. Construction of specialized civil defense structures must conform to planning and plan, adhere to military formation in defense area, combine economic, cultural development, and social development, and comply with relevant law.

4. The Government shall promulgate policies encouraging organizations and individuals to invest in new construction or renovation of structures and technical infrastructures whose occupancy also serves civil defense.

5. The Government shall elaborate this Article.

Article 14. Civil defense equipment

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The Ministry of National Defense shall take charge and cooperate with ministries, central departments, ministerial agencies, and local governments in requesting the Government to promulgate list of civil defense equipment; provide guidance on manufacturing, storage, and use of civil defense equipment.

3. Ministries, central departments, ministerial agencies, and local governments shall invest and procure civil defense equipment in accordance with levels of civil defense plans.

Article 15. Monitoring and supervision of risks of adverse events, catastrophes

1. Investigate, survey, monitor, update, consolidate, process information and forecast of risks of adverse events and catastrophes.

2. Research and analyze potential adverse events and catastrophes in the area; produce risk zoning maps for the purpose of monitoring and supervising.

3. Develop database, update, connect, and ensure communication with governments of all levels and the people.

Article 16. Communication and education regarding civil defense

1. Citizens shall be educated on policies and regulations of the Communist Party, policies and regulations of the Government regarding civil defense; knowledge regarding civil defense as per the law.

2. Knowledge on civil defense shall be integrated with national defense and security subject in education institutions and national defense and security education program in accordance with the Law on National Defense and Security.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 17. Civil defense training, education, refresher training, and drill

1. Civil defense education, training, and refresher training shall be regulated as follows:

a) The Minister of National Defense and the Minister of Public Security shall regulate contents and programs of civil defense education and training for armed forces;

b) Ministers with civil defense coordinating forces shall develop civil defense training contents and programs for their forces;

c) People’s Committees of provinces shall coordinate education and training of civil defense forces in their provinces.

2. Civil defense drill shall be regulated as follows:

a) Military authority of all levels shall advise People‘s Committees to organize local defense drills that include civil defense;

b) Ministries shall request agencies and affiliated entities to cooperate with local governments in organizing civil defense drills according to local government’s plan.

Section 2. CIVIL DEFENSE OPERATION UPON RISK OF ADVERSE EVENTS AND CATASTROPHES

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



When there are risks of adverse events or catastrophes, Chairpersons of People’s Committees of all levels are allowed to take measures specified under other relevant laws and measures below:

1. Guide and evacuate people, property to safe area; guarantee personal protective instruments, equipment, food, foodstuff, medicine, drinking water, and other supplies for people in evacuated areas;

2. Install signs, guard posts, and restrict access of people and vehicles to areas where adverse events or catastrophes take place;

3. Prioritize and enable coordinating forces to access the scene in order to promptly take response measures;

4. Temporarily suspend operations that potentially increase the risk of adverse events, catastrophes or reduce effectiveness of response measures;

5. Prepare forces and equipment to respond to adverse events and catastrophes.

Article 19. Preparation of forces and equipment

Preparation of forces and equipment includes:

1. Reviewing, revising plans, developing solutions for mobilizing forces and equipment to respond to adverse events, catastrophes;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Reviewing and preparing materials, rendezvous, evacuation areas for the people;

4. Improving communication with forces in areas with high risks of adverse events and catastrophes; preparing for receipt of personnel, telecommunication and information technology infrastructures in areas with high risks of adverse events and catastrophes;

5. Increasing guarding forces, deploying a part of guarding forces in advance in areas with high risks of adverse events and catastrophes.

Section 3. CIVIL DEFENSE OPERATION IN CASE OF ADVERSE EVENTS AND CATASTROPHES

Article 20. Entitlement to declare and terminate civil defense levels

1. Pursuant to Article 7 of this Law, the entitlement to declare and terminate civil defense levels is prescribed as follows:

a) Chairpersons of People’s Committees of districts shall declare and terminate civil defense level 1 in their districts;

b) Chairpersons of People’s Committees of provinces shall declare and terminate civil defense level 2 in their provinces;

c) The Prime Minister shall declare and terminate civil defense level 3.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 21. Entitlement to deploy and mobilize forces, equipment, property

1. Ministers, heads of central departments, heads of ministerial agencies, and heads of Governmental agencies shall decide on deployment and mobilization of forces, equipment, and property as per the law in order to prepare for, respond to, and recover from consequences of adverse events and catastrophes.

2. Chairpersons of People’s Committees of all levels shall decide on deployment and mobilization of forces, equipment, and property of local agencies, organizations, and individuals as per the law in order to prepare for, respond to, and recover from consequences of adverse events and catastrophes.

3. Equipment and property mobilized to respond to, recover from consequences of adverse events and catastrophes must be returned to owners after completing the tasks; compensation is required as per the law if equipment or property is damaged.

4. If necessary, Chairpersons of People's Committees of all levels where adverse events and catastrophes take place shall request foreign organizations and individuals located in the area to provide assistance in responding to and recovering from consequences of adverse events and catastrophes.

Article 22. Measures taken in civil defense level 1

1. Measures taken in civil defense level 1 include:

a) Evacuating people and property from dangerous areas;

b) Providing personal protective instruments, equipment, food, foodstuff, medicine, drinking water, and other essential supplies for people in areas with adverse events, catastrophes;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Preventing fire; maintaining security and order at the sites of adverse events and catastrophes;

dd) Disinfecting, sterilizing, sanitizing the environment;

e) Protecting civil defense structures.

2. Chairpersons of People’s Committees of districts shall decide on application of civil defense measures under Clause 1 of this Article.

Article 23. Measures taken in civil defense level 2

1. Measures taken in civil defense level 2 include:

a) Measures under Clause 1 Article 22 hereof;

b) Implementing social distancing depending on the severity of adverse events and catastrophes in the area;

c) Changing operating methods or temporarily suspending operation of education institutions; temporarily suspending non-essential manufacturing, business operations, and services;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Inspecting and controlling traffic activities at the sites of adverse events and catastrophes;

e) Applying cyberinformation safety and cybersecurity measures as per the law.

2. Chairpersons of People’s Committees of provinces shall decide on application of civil defense measures under Clause 1 of this Article.

Article 24. Measures taken in civil defense level 3

1. Measures taken in civil defense level 3 include:

a) Measures under Clause 1 Article 23 hereof;

b) Implementing centralized quarantine, social distancing depending on the severity of adverse events and catastrophes in the area;

c) Temporarily suspending operation of education institutions;

d) Temporarily suspending festivals, religious rites, sports competitions, cultural activities, artistic activities, events, and other crowded activities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Restricting or temporarily suspending traffic and transport activities out of and into the sites of adverse events and catastrophes, unless such traffic and transport activities serve official purposes;

g) Temporarily suspending direct processing of administrative procedures; implementing online administrative procedure processing.

2. The Prime Minister shall decide on application of civil defense measures under Clause 1 of this Article.

Article 25. Civil defense measures taken in case of emergency

1. Civil defense measures taken in case of emergency include:

a) Measures under Clause 1 Article 24 hereof;

b) Implementing social distancing; implementing centralized quarantined for people going to and from sites of catastrophes;

c) Providing social security aid in quarantined areas, divided areas, and areas where catastrophes occur;

d) Providing mental support for people in areas where catastrophes occur;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The Prime Minister, Chairpersons of People’s Committees of all levels shall decide on application of measures under Clause 1 of this Article and regulations on emergencies within their tasks and powers.

3. Commanders of military units assigned to govern areas under martial law, depending on practical situations, shall decide on application of measures under Clause 1 of this Article in accordance with regulations and law on emergencies and martial law.

Article 26. Civil defense measures taken in case of war

1. Civil defense measures taken in case of war include:

a) Deploying observation, announcement, alarm, and warning tower systems;

b) Organizing evacuation of people and property;

c) Concealing equipment in underground structures, caves, tunnels;

d) Storing food, supplies, medicine, and drinking water;

dd) Building additional shelters, underground structures, refuge structures which double as disguise, distraction; deploying distraction, limiting light and noise at night;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Depending on practical situations, competent individuals shall decide on application of measures under Clause 1 Article 22, Clause 1 Article 23, Clause 1 Article 24, and Clause 1 Article 25 of this Law, measures under Clause 1 of this Article and under regulations on state of war.

Section 4. RECOVERY FROM CONSEQUENCES OF ADVERSE EVENTS, CATASTROPHES

Article 27. Recovery measures for consequences of adverse events and catastrophes

1. Organizing evacuation and rescue; treating injured people, infected from toxic, radioactivity.

2. Assisting in recovering from damage; repairing and restoring essential public infrastructures.

3. Recovering from consequences of environmental pollution, preventing and fighting diseases.

4. Listing and evaluating damage.

5. Mobilizing and encouraging voluntary contribution, distributing assistance and aid resources.

6. Promulgating and implementing policies, special assistance regarding social security, employment, labor, tax, finance, administrative procedures, investment, production, business, services, inbound travel, outbound travel, and other necessary sectors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Civil defense command of ministries, central departments, ministerial agencies shall assist ministers, heads of sectors, heads of ministerial agencies in listing and evaluating damage done by adverse events and catastrophes and send to National Steering Committee for Civil Defense for consolidation and report to the Government and Prime Minister.

2. Civil defense command of local governments shall list and evaluate damage done by adverse events and catastrophes in their area and report to People’s Committees of the same levels and superior civil defense command.

3. People’s Committees of all levels shall list and evaluate damage done by adverse events and catastrophes in the area and report to superior People’s Committees; People’s Committees of provinces shall list and evaluate damage done by adverse events, catastrophes to the National Steering Committee for Civil Defense for consolidation and report to the Government, Prime Minister.

4. The Government shall elaborate this Article.

Article 29. Assisting in recovering from damage

People’s Committees of all levels shall rely on statistics and evaluation of damage done by adverse events and catastrophes in the area, identify recipients of assistance, aid, and resources to:

1. Develop plans for assistance and aid in recovering from damage done by adverse events and catastrophes;

2. Provide assistance in social security, labor, employment;

3. Stabilize lives of the people, restore manufacturing, business operations, services, and other activities of society;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Conduct other activities as per the law.

Article 30. Mobilizing and encouraging voluntary contribution, distributing assistance and aid resources

1. Mobilization and encouragement of voluntary contribution, distribution of assistance and aid resources to recover from damage done by adverse events and catastrophes must:

a) comply with regulations and law;

b) be based on the level of damage;

c) ensure quality, transparent, timeliness, and be provided to the right recipients;

dd) cooperate with local governments or the Vietnamese Fatherland Front where eligible recipients are located;

dd) fulfill essential demand of people affected by adverse events, catastrophes; prioritize vulnerable populations.

2. Mobilization and encouragement of voluntary contribution, and distribution of assistance, aid resources are regulated as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The Committee of the Vietnamese Fatherland Front, Vietnam Red Cross Society, socio-political organizations, other social organizations shall mobilize voluntary contribution and distribute emergency assistance and aid resources as per the law;

c) Agencies, organizations, and individuals making voluntary contributions must comply with regulations and law; cooperate with People’s Committees or Committee of Vietnamese Fatherland Front where assistance is provided to assist, aid victims of adverse events, catastrophes.

3. The Government shall elaborate Clause 2 of this Article.

Chapter III

COMMANDING AND COORDINATING CIVIL DEFENSE FORCES

Article 31. Coordinating civil defense operations

1. Monitor and supervise risks of adverse events, catastrophes; acknowledge the situation; inform forces and people about relevant news.

2. Determine appropriate level of civil defense measures and apply accordingly.

3. Prepare response measures; examine areas where adverse events, catastrophes occur.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Examine evacuation sites and rendezvous in case higher civil defense level is required.

Article 32. Entitlement to coordinate civil defense

1. The Government shall coordinate nationwide civil defense.

2. The Ministry of National Defense shall assist the Government in coordinating civil defense.

3. Ministries, central departments, ministerial agencies, and Governmental agencies shall coordinate, guide, and organize implementation of civil defense in their fields as per the law.

4. People’s Committees of all levels shall coordinate and organize implementation of local civil defense as per the law.

Article 33. Commanding civil defense forces

1. Command of civil defense forces of ministries, central departments, ministerial agencies, and local governments shall be decided by ministers, heads of central departments, heads of ministerial agencies, and Chairpersons of People’s Committees of all levels.

2. Chairpersons of People’s Committees of communes shall command locally available forces and instruments to promptly respond to adverse events, catastrophes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Chairpersons of People’s Committees of districts shall command locally available forces and instruments to take measures of civil defense level 1 in accordance with Article 22 hereof and other measures under relevant law provisions;

b) Chairpersons of People’s Committees of provinces shall command locally available forces and instruments to take measures of civil defense level 2 in accordance with Article 23 hereof and other measures under relevant law provisions;

c) The Prime Minister shall command available forces and instruments of ministries, central departments, ministerial agencies, and local governments to take measures of civil defense level 3 under Article 24 hereof and other measures under relevant law provisions;

d) If response and recovery effort exceeds capability of locally available forces and instruments, Chairpersons of inferior People’s Committees must report to Chairpersons of superior People’s Committees; Chairpersons of People’s Committees of provinces must report to National Steering Committee for Civil Defense and the Prime Minister.

4. Heads of local authorities, under command of People’s Committees of provinces and districts, shall command affiliated forces to implement civil defense in their respective fields as per the law.

5. Minister of National Defense shall take charge and cooperate with ministers, heads of central departments, heads of ministerial agencies, Chairpersons of People's Committees of provinces shall command affiliated entities to implement civil defense in areas under management of the military and Vietnamese sea waters beyond management of People’s Committees of provinces.

6. Heads of military and police units shall mobilize and command affiliated forces to participate, cooperate in civil defense operations as per the law.

Article 34. National steering body, command body of civil defense

1. National Steering Committee for Civil Defense shall implement interdisciplinary cooperation and advise the Government, Prime Minister to organize, coordinate, and command civil defense operations. Reorganize National Steering Committee for Civil Defense, National Steering Committee for Natural Disaster Preparedness and Control, and National Committee for Search and Rescue into National Steering Committee for Civil Defense.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Command for civil defense shall be established in ministries, central departments, ministerial agencies, advise ministers, heads of central departments, heads of ministerial agencies in organizing, coordinating, and commanding civil defense within their fields of operation.

4. Local command for civil defense shall be established in communes, districts, and provinces, advise Chairpersons of People’s Committees of the same levels in organizing, coordinating, and commanding local civil defense operations. Military authority of all levels shall act as standing body of command for civil defense of the same level. Members of local command for civil defense are responsible for taking charge and advising the local command in organizing, coordinating, commanding civil defense operations within their fields of operation.

5. The Government shall elaborate foundation, functions, tasks, powers, and organizational structures of National Steering Committee for Civil Defense, command for civil defense of ministries, central departments, ministerial agencies, and local command for civil defense.

Article 35. Civil defense forces

1. Civil defense forces consist of primary forces and universal forces.

2. Primary forces consist of:

a) Militia, self-defense forces, and neighborhood guard;

b) Full-time and part-time forces of the People’s Army, the people’s police, ministries, central departments, ministerial agencies, and local governments.

3. Universal forces consist of the general public.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

RIGHTS AND OBLIGATIONS OF AGENCIES, ORGANIZATIONS, AND INDIVIDUALS IN CIVIL DEFENSE OPERATIONS

Article 36. Rights and obligations of individuals

1. Individuals have the right to:

a) access information on civil defense as per the law;

b) receive assistance and aid for adverse events, catastrophes as per the law;

c) receive wages when engaging in civil defense operations according to decision on mobilization of competent individuals;

d) receive their mobilized equipment and property after finishing responding to, recovering from adverse events and catastrophes; receive compensation and restitution payment as per the law in case mobilized equipment or property that has been damaged or depreciated;

dd) have their damage to reputation or dignity caused by their participation in recovery of adverse events, catastrophes restored; be eligible for policies and allowances for any injury, damage to health in accordance with Clause 3 Article 41 hereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) implement civil defense measures according to local civil defense plans;

b) participate in civil defense training, drills, advanced training at request of competent authority; participate in civil defense operations upon being mobilized;

c) prepare instruments and equipment within their capability to maintain safety from adverse events, catastrophes;

d) actively respond to and recover from consequences in order to maintain safety for themselves and their family when adverse events and catastrophes occur; assist the community in preparing for and mitigating adverse events and catastrophes; assisting victims of adverse events and catastrophes in the local area; sanitizing the environment, preventing and controlling diseases in residential and working spaces;

dd) comply with guidance and request of competent authority and individuals regarding evacuation of people and instruments out of, into dangerous areas; comply with decision mobilizing personnel, equipment, and property to serve emergency evacuation of competent individuals;

e) promptly notify and inform competent authority regarding development and damage caused by adverse events and catastrophes if possible.

Article 37. Rights and obligations of agencies, organizations

1. Agencies and organizations have the right to:

a) access information on civil defense as per the law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) receive assistance and aid for adverse events, catastrophes as per the law;

d) receive their mobilized equipment and property after finishing responding to, recovering from adverse events and catastrophes; receive compensation and restitution payment as per the law in case mobilized equipment or property that has been damaged or depreciated;

dd) participate and cooperate in communicating, publicizing, and educating on civil defense.

2. Agencies and organizations have the obligation to:

a) Communicate and encourage employees, members of their agencies, organizations, and the general public to comply with civil defense laws;

b) actively build, protect structures and infrastructures under their management to ensure safety from adverse events and catastrophes;

c) develop and organize implementation of solutions for preparing for, responding to, and recovering from consequences of adverse events and catastrophes;

d) comply with decisions mobilizing human resources, equipment, and supplies of competent individuals to serve civil defense operations;

dd) actively sanitize the environment, prevent and control diseases under their management;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 38. Rights and obligations of foreign organizations, individuals, and international organizations

1. Foreign organizations, individuals, and international organizations responding to and recovering from consequences of adverse events and catastrophes in Vietnam have the right to:

a) benefit from exemption from import, export tax and charges for equipment and commodities serving emergency aid, search, and rescue operation in accordance with tax and charge laws;

b) be prioritized in inbound travel, outbound travel, residence procedures; import, export procedures for equipment and commodities serving aid, search, and rescue operations as per the law.

2. Foreign organizations, individuals, and international organizations responding to and recovering from consequences of adverse events and catastrophes in Vietnam have the obligation to:

a) register their operation to Vietnamese competent authority;

b) adhere to their registration and Vietnam's regulations and law in operation.

3. Foreign organizations, individuals, and international organizations operating in Vietnam and responding to, recovering from adverse events and catastrophes shall have the rights and obligations under Article 36, Article 37, Clause 1 and Clause 2 of this Article.

Chapter V

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 39. Resources for civil defense

1. Funding sources for civil defense include:

a) State budget;

b) Voluntary donations of organizations and individuals;

c) Civil defense fund;

d) Other funding sources as per the law.

2. The Government shall ensure budget for civil defense in accordance with state budget laws; prioritize state budget for border areas, coastal areas, islands, and important locations.

3. Property serving civil defense under joint management of the Government includes:

a) Public property in agencies, organizations, local governments, and armed forces as per the law on management and use of public property, land, and other relevant law provisions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The Government shall development national reserves to serve civil defense. Management and use of national reserves for civil defense shall conform to national reserve laws.

Article 40. Civil defense fund

1. Civil defense fund is a non-budget state financial fund established in central government and provincial government to mobilize social resources for civil defense operations. Civil defense fund shall prioritize:

a) Providing emergency aid in form of food, drinking water, medicine, and other essential supplies for victims of adverse events and catastrophes;

b) Supporting repair and construction of houses, healthcare establishments, and education institutions in areas affected by adverse events, catastrophes.

2. Civil defense fund shall be funded by:

a) Voluntary donations of domestic and foreign organizations, individuals;

b) Findings extracted from non-budget state financial funds relating to response to and recovery from consequences of adverse events, catastrophes.

3. Civil defense funds must:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) be managed, used for the right purpose and in a manner that is law compliant, timely, effective, public, and transparent;

c) assist civil defense operations that have not been invested by the state budget or have not met requirements;

d) be regulated with other non-budget state financial funds relevant to the acts of responding to and recovering from adverse events, catastrophes in case of emergency.

4. The Government shall elaborate on establishment, management, and use of civil defense fund; regulation between civil defense funds and non-budget state financial funds relevant to the acts of responding to and recovering from adverse events, catastrophes.

Article 41. Regulations and benefits for civil defense forces

1. Individuals performing guard duty at standing body of National Steering Committee for Civil Defense, civil defense command of ministries, central departments, ministerial agencies, civil defense command of local governments of all levels are eligible for benefits in the performance of their duty.

2. Individuals mobilized, assigned to attend trainings, drills, or perform civil defense tasks under decisions of competent authority are eligible for allowance; individuals suffering from illness, accidents, deceased individuals, or individuals suffering from reduced working capability shall be eligible for death benefits, funeral benefits, compensation from the Government for damage to health and lives as per the law if the individuals have not participated in compulsory social security; individuals achieving merits shall be commended in accordance with emulation and commendation laws.

3. Agencies, organizations, and individuals participating in, cooperating, joining, assisting civil defense forces and achieving merits shall be commended; individuals suffering from property damage shall be compensated; individuals suffering from damage to dignity, honor shall have their dignity, honor reinstated; families of individuals or individuals suffering from injury or loss of health, lives shall be eligible for benefits, allowance as per the law.

4. The Government shall elaborate this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



RESPONSIBILITIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS IN CIVIL DEFENSE

Article 42. Details and responsibilities for state management in civil defense

1. State management details in civil defense include:

a) Promulgating and requesting competent authority to promulgate, organize implementation of legislative documents on civil defense; developing and coordinating implementation of civil defense strategy and plan;

b) Communicating, publicizing, and educating regulations, knowledge on civil defense;

c) Organizing training, advanced training, drills, developing civil defense forces, structures, and equipment;

d) Implementing international cooperation in civil defense;

dd) Conducting examination, inspection, imposing penalties, processing complaints, denunciation, conclusion, and commendation in civil defense.

2. State management responsibilities in civil defense include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Ministers, ministerial agencies shall be responsible to the Government for taking charge, cooperating in performing tasks, state management in civil defense within their fields of operation on a nationwide scale;

c) People’s Committees of all levels, within their tasks and powers, shall be responsible for implementing statement in civil defense.

Article 43. Responsibilities of Ministry of National Defense

The Ministry of National Defense shall be responsible to the Government for implementing state management in civil defense; take charge and cooperate with ministries, central departments, ministerial agencies, and local governments in:

1. Promulgating, requesting competent authority to promulgate, and organizing implementation of legislative documents on civil defense in their sector;

2. Assisting the Prime Minister in coordinating interdisciplinary issues regarding civil defense as per the law;

3. Developing and organizing implementation of national strategy for civil defense, national civil defense plan; guiding ministries, central departments, ministerial agencies, and local governments to develop plans, prepare equipment for civil defense within their fields of operation;

4. Developing details and programs for training, advanced training, drills, and education on civil defense for local civil defense forces.

5. Guiding construction of specialized civil defense structures in combination with military formation in defense areas;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Implementing international cooperation in civil defense;

8. Inspecting, examining, taking actions against violations, settling complaints, disputes, concluding, and commending actions in civil defense.

Article 44. Responsibilities of Ministry of Public Security

1. Promulgating, requesting competent authority to promulgate, and organizing implementation of legislative documents on civil defense in their sector.

2. Taking charge and cooperating with ministries, central departments, ministerial agencies, and local governments in developing plans, solutions, and organizing implementation of political security and social order, safety tasks in areas where adverse events, catastrophes occur.

3. Taking charge and cooperating with Ministry of National Defense, ministries, central departments, ministerial agencies, People’s Committees of provinces in developing nation-level plan for responding to major fire; responding to cybersecurity risks.

4. Developing civil defense plans in people’s public security; cooperating in organizing standby forces and instruments to respond to adverse events, catastrophes, search and rescue as per the law.

5. Developing details and programs for training, advanced training, drills, and education on civil defense for civil defense forces.

6. Taking charge and cooperating with ministries, central departments, ministerial agencies, and local governments in fighting exploitation of adverse events and catastrophes that causes loss of social security, order, safety.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Promulgating, requesting competent authority to promulgate, and organizing implementation of legislative documents on civil defense in their sector.

2. Taking charge and cooperating with ministries, central departments, ministerial agencies, and local governments in taking measures for mitigating consequences of adverse events, catastrophes in accordance with natural disaster preparedness and control laws.

3. Taking charge and cooperating with ministries, central departments, ministerial agencies, and local governments in developing nation-level plans for responding to dam, reservoir, embankment failure; forest fire; storms, flood, inundation; flashflood, landslide, and other natural disasters.

4. Developing details and programs for training, advanced training, drills, and education on civil defense for civil defense forces within specific sector.

Article 46. Responsibilities of Ministry of Transport

1. Promulgating, requesting competent authority to promulgate, and organizing implementation of legislative documents on civil defense in their sector.

2. Taking charge and cooperating with ministries, central departments, ministerial agencies, and local governments in developing and implementing plans, solutions for using traffic infrastructures, equipment within their management for the purpose of civil defense tasks. In case of adverse events or catastrophes, coordinating affiliated agencies and entities to organize forces and instruments to evacuate people, search, and rescue under coordination of the National Steering Committee for Civil Defense.

3. Taking charge and cooperating with Ministry of Public Security, Ministry of National Defense, Ministry of Health, central departments, and People’s Committees of provinces in developing nation-level plans for responding to vessel accidents at sea, responding to extremely severe road accidents, railway accidents, inland waterway accidents, and responding to aviation accidents in Vietnamese territory. Deploying plans and measures for using forces, equipment to respond to adverse events, catastrophes, search and rescue; coordinating search and rescue teams in traffic sector; coordinating, guiding local governments to organize transport teams to evacuate people and vehicles to safe areas, provide logistics support, and transport the injured in case of adverse events and catastrophes.

4. Cooperating with Ministry of National Defense and Ministry of Foreign Affairs in licensing and cooperating with foreign forces and instruments in searching, rescuing in case of adverse events and catastrophes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 47. Responsibilities of Ministry of Finance

1. Promulgating, requesting competent authority to promulgate, and organizing implementation of legislative documents on civil defense in their sector.

2. Taking charge and cooperating with ministries, central departments, ministerial agencies, and local governments in requesting competent authority to allocate annual recurrent expenditure estimates for civil defense duty in accordance with state budget laws.

3. Coordinating implementation of national reserve plan assigned by the Prime Minister; assessing and requesting the Prime Minister to decide on timely and adequate release of national reserves for civil defense duty according to decision of competent authority.

Article 48. Responsibilities of Ministry of Health

1. Promulgating, requesting competent authority to promulgate, and organizing implementation of legislative documents on civil defense in their sector.

2. Publicizing information on diseases, level of impact, and preventive measures.

3. Developing details and programs for training, advanced training, drills, and education on civil defense for civil defense forces within specific sector.

4. Cooperating with Ministry of National Defense in planning for system of “quân dân y” (military and people medicine) medical examination and treatment establishments in border areas, coastal areas, and islands; strengthening healthcare system for civil defense operations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Promulgating, requesting competent authority to promulgate, and organizing implementation of legislative documents on civil defense in their sector.

2. Coordinating and commanding examination, verification of environmental pollution sites in interregional locations, transnational locations; guiding damage identification, and organizing recovery from environmental pollution and degradation.

3. Taking charge and cooperating with Ministry of National Defense, Ministry of Information and Communications, central departments, ministerial agencies, and relevant local governments in constructing research centers, forecast and warning system for adverse events and catastrophes caused by nature or the environment and relating to civil defense.

4. Organizing surveying, examination, and monitoring for meteorology, hydrology, geology deformation information and data.

5. Directing implementation of forecast and warning, promptly and adequately providing forecast and warnings for adverse events and catastrophes relating to geology, meteorology, hydrography, oceanography to National Steering Committee for Civil Defense, ministries, central departments, ministerial agencies, local governments, and mass media authority as per the law.

6. Directing science, technology research and application, and implementing smart solutions in monitoring, supervision, management, recovery from environmental adverse events, and early warning for natural disasters.

7. Developing details and programs for training, advanced training, drills, and education on civil defense for civil defense forces within specific sector.

Article 50. Responsibilities of Ministry of Industry and Trade

1. Promulgating, requesting competent authority to promulgate, and organizing implementation of legislative documents on civil defense in their sector.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Taking charge and cooperating with ministries, central departments, ministerial agencies in directing and guiding handling of mine explosions and collapse in manufacturing, mining facilities of nuclear power, coal, gasoline, petroleum, chemicals, industrial explosives.

4. Taking charge and cooperating with Ministry of National Defense, Ministry of Public Security, other ministries, central departments, ministerial agencies, and local governments in developing National plans for responding to fire risks of drilling rigs, pipelines carrying oil, toxic chemical substances, gas, collapse of mineral mines; guiding local governments to prepare plans and forces, instruments to respond to oil spill accidents and accidents involving toxic chemical substances as per the law.

5. Cooperating with ministries, central departments, and ministerial agencies in developing energy reserve plans to maintain national defense, security, socio-economic activities and implement civil defense duty.

6. Stabilizing market price and guaranteeing availability of supplies for people in areas affected by adverse events, catastrophes.

7. Developing details and programs for training, advanced training, drills, and education on civil defense for civil defense forces within specific sector.

Article 51. Responsibilities of ministries, central departments, ministerial agencies

Within their tasks and powers, ministries, central departments, and ministerial agencies are responsible for taking charge, cooperating with Ministry of National Defense in performing state management civil defense and:

1. Promulgating, requesting competent authority to promulgate and organizing implementation of legislative documents on civil defense;

2. Commanding affiliated agencies and entities to organize execution of civil defense plans and measures; organizing their forces and instruments to perform civil defense tasks under assignment of competent authority.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. People’s Councils of all levels, within their tasks and powers, are responsible for:

a) issuing decisions on principles and solutions for developing civil defense forces and budget to implement civil defense tasks as per the law;

b) supervising compliance with the Constitution, regulations, and resolutions of the People’s Councils in local civil defense as per the law.

2. People’s Committees of all levels, within their tasks and powers, shall be responsible for performing statement in local civil defense and:

a) promulgating documents to execute civil defense duty in accordance with regulations, resolutions of People’s Councils of the same levels, and tasks assigned by competent authority regarding local civil defense;

b) commanding development and execution of civil defense plans; developing, training, mobilizing forces to implement civil defense measures; guaranteeing benefits and allowances for local civil defense forces.

c) commanding and organizing implementation of resolutions of People’s Councils of the same levels regarding securing budget for local civil defense operations;

d) directing and conducting inspection, examination, taking actions against violations, settling complaints, disputes, concluding, and commending local civil defense operations.

Article 53. Responsibilities of Vietnamese Fatherland Front and members thereof

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter VII

IMPLEMENTATION

Article 54. Amendment, replacement, and annulment of articles in laws relating to civil defense

1. Amendments to the Law on Dykes No. 79/2006/QH11 amended by Law No. 15/2008/QH12, No. 35/2018/QH14, and Law on No. 60/2020/QH14:

a) Replace the phrase “Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn” (Steering Committee for Natural Disaster Preparedness, Search and Rescue) with the phrase “Ban chỉ huy phòng thủ dân sự” (Steering Committee for Civil Defense) under Clause 11 Article 3, Point a and Point b Clause 2 Article 35;

b) Replace the phrase “Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai” (National Steering Committee for Natural Disaster Preparedness and Control) with the phrase “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” (National Steering Committee for Civil Defense) under Point d Clause 2 Article 35 and Clause 7 Article 36.

2. Replace the phrase “Ủy ban cứu hộ, cứu nạn quốc gia” (National Rescue Committee) with the phrase “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” (National Steering Committee for Civil Defense) under Point e Clause 3 Article 42 of the Law on Chemicals No. 06/2007/QH12 amended by the Law No. 28/2018/QH14.

3. Replace the phrase “Ủy ban quốc gia tìm kiếm - cứu nạn” (Vietnam Search and Rescue) with the phrase “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” (National Steering Committee for Civil Defense) under Point dd Clause 2, Point a and Point c Clause 3, Point b and Point c Clause 4, Clause 5 Article 84 of the Law on Atomic Energy No. 18/2008/QH12 amended by the Law on No. 35/2018/QH14.

4. Amendment to the Law on Natural Disaster Preparedness and Control No. 33/2013/QH13 amended by the Law No. 60/2020/QH14:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“4. “vulnerable population” means an individual or a group of individuals whose characteristics and situations cause them to suffer from a natural disaster more than other people in a community do. Vulnerable populations include children, the elderly, pregnant women or women raising children under 36 months of age, people with disabilities, people suffering from terminal illnesses, poor people, incapacitated people, ethnic minorities living in areas with disadvantaged socio-economic conditions, people living in areas with extremely disadvantaged socio-economic conditions, and other individuals as per the law.”;

b) Amendment to Point a Clause 4 Article 22:

“a) National Steering Committee for Civil Defense shall provide guidelines on response measures corresponding to risk levels of natural disasters;”;

c) Amendment to Clause 1 Article 25:

“Based on natural disaster forecast and warnings, Prime Minister, National Steering Committee for Civil Defense, civil defense command of ministries and ministerial agencies; civil defense command of provinces shall promulgate documents commanding execution of natural disaster response measures in accordance with regulations of the Government.”;

d) Amendment to Clause 26:

“Depending on the type and risk levels of natural disasters, National Steering Committee for Civil Defense, civil defense command of ministries and ministerial agencies, civil defense command of local governments shall choose any of the measures below:”;

dd) Amendment to opening segment of Clause 4 Article 27:

“4. Based on forecast, warnings, risk levels, and development of natural disasters and order of National Steering Committee for Civil Defense, within their tasks and powers, People’s Committees and civil defense command of local governments are responsible for:”;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“b) People’s Committees and civil defense command of local governments of all levels are responsible for implementing search and rescue operations in the area; if such operations exceed their capability, immediately report and request People’s Committees of provinces, civil defense command of provinces, and National Steering Committee for Civil Defense to provide assistance;”;

g) Amendment to Clause 2 Article 31:

“2. Civil defense command of all levels are responsible for consolidating damage caused by natural disasters and reporting to People’s Committees of the same levels, superior civil defense command, and National Steering Committee for Civil Defense.”;

h) Amendment to Clause 4 Article 31:

“4. Civil defense command of ministries and ministerial agencies are responsible for consolidating damage caused by natural disasters and reporting to National Steering Committee for Civil Defense.”;

i) Replace the phrase “Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn” (National Steering Committee for Natural Disaster Preparedness and Control and Vietnam Search and Rescue) with the phrase “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” (National Steering Committee for Civil Defense) under Point c Clause 4 Article 22 and Clause 3 Article 27;

k) Replace the phrase Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn” (National Steering Committee for Natural Disaster Preparedness and Control and Vietnam Search and Rescue) with the phrase “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” (National Steering Committee for Civil Defense) under Point d Clause 4 Article 22, Clause 2 Article 23, Point b Clause 3 Article 27, and Point c Clause 2 Article 29;

l) Replace the phrase “Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn” (Vietnam Search and Rescue) with the phrase “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” (National Steering Committee for Civil Defense) under Clause 4 Article 23, Clause 2 Article 27, Point d and Point dd Clause 2 Article 29, and Clause 5 Article 40;

m) Replace the phrase “Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn” (Committee for Natural Disaster Preparedness, Control, Search, and Rescue) with the phrase “Ban chỉ huy phòng thủ dân sự” (civil defense command) under Point b Clause 3 Article 25, Point c Clause 3 Article 27, Point b Clause 2 Article 30, and Clause 1 Article 31;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



o) Replace the phrase “Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai” (National Steering Committee for Natural Disaster Preparedness and Control) with the phrase “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” (National Steering Committee for Civil Defense) under Point c Clause 3 Article 9, Point c Clause 1 Article 17, Clause 1 Article 27, Clause 2, Clause 4 Article 28, Point d Clause 2 Article 30, Point dd Clause 2 Article 33, Point c Clause 3 Article 42;

p) Annul Article 44.

5. Replace the phrase “Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn” (Vietnam Search and Rescue) with the phrase “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” (National Steering Committee for Civil Defense) under Point b Clause 2, Point a and Point b Clause 4 Article 53, Clauses 1, 2, 3, 4, and 5 Article 56, Point e Clause 3 Article 73 of the Law on Natural Resources and Environment of Sea and Islands No. 82/2015/QH13 amended by the Law on No. 35/2018/QH14.

6. Amendment to the Law on National Defense No. 22/2018/QH14:

a) Annulment of Clause 13 Article 2;

b) Amendment to Article 13:

“Article 13. Civil defense

Civil defense operations shall conform to the Law on Civil Defense.”.

7. Amendment to the Law on Environmental Protection No. 72/2020/QH14 amended under the Law on No. 11/2022/QH15:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Replace the phrase “Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn” (National Committee for Search and Rescue) with the phrase “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” (National Steering Committee for Civil Defense) under Clause 2, Point a Clause 4 Article 124, Point d Clause 4 Article 125, Point c and Point d Clause 1, Point b Clause 3 Article 127.

8. Replace the phrase “Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn” (Vietnam Search and Rescue) with the phrase “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” (National Steering Committee for Civil Defense) under Clause 3 Article 102 of the Law on Vietnam Civil Aviation No. 66/2006/QH11 amended by the Law on No. 45/2013/QH13 and Law No. 61/2014/QH13.

Article 55. Entry into force

This Law comes into force from July 1, 2024.

This Law is approved by the 15th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam in the 5th meeting on June 20, 2023.

 

 

CHAIRPERSON OF THE NATIONAL ASSEMBLY OF VIETNAM




Vuong Dinh Hue

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Luật Phòng thủ dân sự 2023

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


46.871

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.170.227
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!