Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 số 29/2018/QH14 áp dụng 2024

Số hiệu: 29/2018/QH14 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 15/11/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Thông tin đề án cải cách tiền lương, BHXH là bí mật nhà nước

Ngày 15/11/2018, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6.

Theo đó, phạm vi bí mật nhà nước là giới hạn thông tin quan trọng chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc trong các lĩnh vực như:

- Thông tin về lao động, xã hội:

+ Chiến lược, kế hoạch, đề án về cải cách tiền lương, BHXH;

+ Tình hình phức tạp về lao động, trẻ em, tệ nạn xã hội, bình đẳng giới.

- Thông tin về y tế, dân số:

+ Thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước;

+ Quy trình sản xuất dược liệu, thuốc sinh học quý hiếm;

- Thông tin về giáo dục và đào tạo:

+ Đề thi, đáp án và thông tin liên quan đến tổ chức kỳ thi cấp quốc gia;

+ Thông tin về người thuộc Quân đội, Công an, Cơ yếu được cử đi đào tạo trong và ngoài nước,…

Luật Bảo vệ bí mật nhà nước có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, trừ quy định về lập, thẩm định, ban hành danh mục bí mật nhà nước, thời hạn bảo vệ, gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước có hiệu lực từ 01/01/2019.

QUỐC HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Luật số: 29/2018/QH14

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2018

LUẬT

BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về bí mật nhà nước, hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.

2. Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước.

3. Lộ bí mật nhà nước là trường hợp người không có trách nhiệm biết được bí mật nhà nước.

4. Mất bí mật nhà nước là trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không còn thuộc sự quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý.

Điều 3. Nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước

1. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước bảo đảm đúng mục đích, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

4. Chủ động phòng ngừa; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

5. Bí mật nhà nước được bảo vệ theo thời hạn quy định của Luật này, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước

1. Hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

2. Nội dung hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước bao gồm:

a) Ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước;

b) Thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước;

c) Đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước;

d) Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;

đ) Hoạt động hợp tác quốc tế khác về bảo vệ bí mật nhà nước.

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước

1. Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.

2. Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.

3. Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật.

4. Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu.

6. Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu.

7. Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước.

8. Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép.

9. Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.

Điều 6. Kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ bảo vệ bí mật nhà nước

1. Kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ bảo vệ bí mật nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm.

2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ bảo vệ bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương II

PHẠM VI, PHÂN LOẠI, BAN HÀNH DANH MỤC BÍ MẬT NHÀ NƯỚC

Điều 7. Phạm vi bí mật nhà nước

Phạm vi bí mật nhà nước là giới hạn thông tin quan trọng trong các lĩnh vực sau đây chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc:

1. Thông tin về chính trị:

a) Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối nội, đối ngoại;

b) Hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo Đảng, Nhà nước;

c) Chiến lược, đề án về dân tộc, tôn giáo và công tác dân tộc, tôn giáo liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

d) Thông tin có tác động tiêu cực đến tình hình chính trị, kinh tế - xã hội;

2. Thông tin về quốc phòng, an ninh, cơ yếu:

a) Chiến lược, kế hoạch, phương án, hoạt động bảo vệ Tổ quốc, phòng thủ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; chương trình, dự án, đề án đặc biệt quan trọng;

b) Tổ chức và hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng cơ yếu;

c) Công trình, mục tiêu về quốc phòng, an ninh, cơ yếu; các loại vũ khí, khí tài, phương tiện quyết định khả năng phòng thủ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; sản phẩm mật mã của cơ yếu;

3. Thông tin về lập hiến, lập pháp, tư pháp:

a) Hoạt động lập hiến, lập pháp, giám sát, quyết định vấn đề quan trọng của đất nước;

b) Thông tin về khởi tố; công tác điều tra, thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, xét xử, thi hành án hình sự;

4. Thông tin về đối ngoại:

a) Chiến lược, kế hoạch, đề án phát triển quan hệ với nước ngoài, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế; tình hình, phương án, kế hoạch, hoạt động đối ngoại của cơ quan Đảng, Nhà nước;

b) Thông tin, thỏa thuận được trao đổi, ký kết giữa Việt Nam với nước ngoài, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế;

c) Thông tin bí mật do nước ngoài, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế chuyển giao theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan;

5. Thông tin về kinh tế:

a) Chiến lược, kế hoạch đầu tư và dự trữ quốc gia bảo đảm quốc phòng, an ninh; đấu thầu phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia;

b) Thông tin về tài chính, ngân sách, ngân hàng; phương án, kế hoạch thu, đổi, phát hành tiền; thiết kế mẫu, chế tạo bản in, khuôn đúc, công nghệ in, đúc tiền và giấy tờ có giá; số lượng, nơi lưu giữ kim loại quý hiếm, đá quý và vật quý hiếm khác của Nhà nước;

c) Thông tin về công nghiệp, thương mại, nông nghiệp và phát triển nông thôn;

d) Kế hoạch vận tải có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;

đ) Thông tin về quá trình xây dựng quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn; thông tin về quy hoạch hệ thống kho dự trữ quốc gia, quy hoạch hệ thống các công trình quốc phòng, khu quân sự, kho đạn dược, công nghiệp quốc phòng, an ninh;

6. Thông tin về tài nguyên và môi trường bao gồm tài nguyên nước, môi trường, địa chất, khoáng sản, khí tượng thủy văn, đất đai, biển, hải đảo, đo đạc và bản đồ;

7. Thông tin về khoa học và công nghệ:

a) Sáng chế, công nghệ mới phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội;

b) Thông tin về năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân liên quan đến quốc phòng, an ninh;

c) Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia liên quan đến quốc phòng, an ninh;

8. Thông tin về giáo dục và đào tạo:

a) Đề thi, đáp án và thông tin liên quan đến việc tổ chức kỳ thi cấp quốc gia;

b) Thông tin về người thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu được cử đi đào tạo trong nước và ngoài nước;

9. Thông tin về văn hóa, thể thao:

a) Thông tin về di sản, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; phương pháp, bí quyết sáng tạo, giữ gìn, trao truyền di sản văn hóa phi vật thể;

b) Phương pháp, bí quyết tuyển chọn huấn luyện viên, vận động viên các môn thể thao thành tích cao; biện pháp, bí quyết phục hồi sức khỏe vận động viên sau tập luyện, thi đấu; đấu pháp trong thi đấu thể thao thành tích cao;

10. Lĩnh vực thông tin và truyền thông:

a) Chiến lược, kế hoạch, đề án phát triển báo chí, xuất bản, in, phát hành, bưu chính, viễn thông và Internet, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng, điện tử, phát thanh và truyền hình, thông tin điện tử, thông tấn, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở và hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia để phục vụ quốc phòng, an ninh;

b) Thiết kế kỹ thuật, sơ đồ, số liệu về thiết bị của hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, hệ thống thông tin quan trọng quốc gia và hệ thống mạng thông tin dùng riêng phục vụ cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước;

11. Thông tin về y tế, dân số:

a) Thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước;

b) Chủng, giống vi sinh vật mới phát hiện liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người; mẫu vật, nguồn gen, vùng nuôi trồng dược liệu quý hiếm;

c) Quy trình sản xuất dược liệu, thuốc sinh học quý hiếm;

d) Thông tin, tài liệu, số liệu điều tra về dân số;

12. Thông tin về lao động, xã hội:

a) Chiến lược, kế hoạch, đề án về cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội, người có công với cách mạng;

b) Tình hình phức tạp về lao động, trẻ em, tệ nạn xã hội, bình đẳng giới;

13. Thông tin về tổ chức, cán bộ:

a) Chiến lược, kế hoạch, đề án về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội;

b) Quy trình chuẩn bị và triển khai, thực hiện công tác tổ chức, cán bộ;

c) Thông tin về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;

d) Đề thi, đáp án thi tuyển chọn lãnh đạo, quản lý và tuyển dụng, nâng ngạch công chức, viên chức;

14. Thông tin về thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng:

a) Chiến lược, kế hoạch, đề án về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;

b) Thông tin về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;

15. Thông tin về kiểm toán nhà nước:

a) Chiến lược, kế hoạch, đề án về kiểm toán nhà nước;

b) Thông tin kiểm toán về tài chính công, tài sản công.

Điều 8. Phân loại bí mật nhà nước

Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật, bao gồm:

1. Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;

2. Bí mật nhà nước độ Tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;

3. Bí mật nhà nước độ Mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Điều 9. Ban hành danh mục bí mật nhà nước

1. Căn cứ vào quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục bí mật nhà nước.

2. Người có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước bao gồm:

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý;

b) Chánh Văn phòng Trung ương Đảng lập danh mục bí mật nhà nước của Đảng;

c) Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội lập danh mục bí mật nhà nước của tổ chức chính trị - xã hội;

d) Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lập danh mục bí mật nhà nước của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội;

đ) Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước lập danh mục bí mật nhà nước của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước;

e) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý.

3. Người lập danh mục bí mật nhà nước quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Bộ Công an để thẩm định, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.

Hồ sơ gửi Bộ Công an bao gồm văn bản trình Thủ tướng Chính phủ; dự thảo quyết định ban hành danh mục bí mật nhà nước; báo cáo tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan; bản sao ý kiến tham gia.

Văn bản thẩm định của Bộ Công an phải gửi đến người có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước chậm nhất 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

4. Sau khi có văn bản thẩm định của Bộ Công an, người lập danh mục bí mật nhà nước quy định tại khoản 3 Điều này có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định ban hành danh mục bí mật nhà nước.

5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định ban hành danh mục bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.

Chương III

HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC

Điều 10. Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước

1. Việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước phải căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước và quy định của Luật này.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xác định bí mật nhà nước, độ mật, phạm vi lưu hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Trường hợp sử dụng bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức khác thì phải xác định độ mật tương ứng. Trường hợp thông tin trong cùng một tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc danh mục bí mật nhà nước có độ mật khác nhau thì xác định theo độ mật cao nhất.

3. Độ mật của bí mật nhà nước được thể hiện bằng dấu chỉ độ mật, văn bản xác định độ mật hoặc hình thức khác phù hợp với hình thức chứa bí mật nhà nước.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 11. Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước

1. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật bao gồm:

a) Người đứng đầu cơ quan của Trung ương Đảng; người đứng đầu tổ chức trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

b) Người đứng đầu cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;

c) Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước;

d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

đ) Tổng Kiểm toán nhà nước;

e) Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;

g) Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;

h) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;

i) Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ;

k) Bí thư tỉnh ủy, thành ủy và Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

l) Cấp trên trực tiếp của những người quy định tại các điểm a, b, c, h và i khoản này;

m) Người đứng đầu Văn phòng Kiểm toán nhà nước, đơn vị thuộc bộ máy điều hành của Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực;

n) Người đứng đầu tổng cục, cục, vụ và tương đương trực thuộc cơ quan quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản này, trừ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;

o) Người đứng đầu cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

2. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật bao gồm:

a) Những người quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Người đứng đầu cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan thuộc Chính phủ;

c) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h và i khoản 1 Điều này; người đứng đầu cục, vụ và tương đương thuộc tổng cục và tương đương;

d) Người đứng đầu sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và tương đương;

đ) Người đứng đầu đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, trừ người có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;

e) Bí thư huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy và Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

g) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước.

3. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật bao gồm:

a) Những người quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc tổng cục, cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều này;

c) Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh và tương đương; trưởng ban của Hội đồng nhân dân, trưởng phòng của Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương.

4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

5. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.

Việc ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện thường xuyên hoặc theo từng trường hợp cụ thể và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền.

Cấp phó được ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải chịu trách nhiệm về quyết định cho phép sao, chụp của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho người khác.

6. Người được giao thực hiện việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải là cán bộ, công chức, viên chức và sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức công tác trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm công tác cơ yếu có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước hoặc người làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước.

7. Chính phủ quy định việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.

Điều 12. Thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước

1. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi tiếp nhận, phát hành phải được thống kê theo trình tự thời gian và độ mật.

2. Bí mật nhà nước chứa trong thiết bị có tính năng lưu giữ, sao, chụp, phải được bảo vệ bằng biện pháp thích hợp bảo đảm an toàn.

3. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được lưu giữ, bảo quản ở nơi an toàn và có phương án bảo vệ.

Điều 13. Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước

1. Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ở trong nước do người làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước, người làm công tác giao liên hoặc văn thư của cơ quan, tổ chức thực hiện.

2. Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước giữa cơ quan, tổ chức ở trong nước với cơ quan, tổ chức của Việt Nam ở nước ngoài hoặc giữa các cơ quan, tổ chức của Việt Nam ở nước ngoài với nhau do giao liên ngoại giao hoặc người được giao nhiệm vụ thực hiện.

3. Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải thực hiện theo nguyên tắc giữ kín, niêm phong.

4. Trong quá trình vận chuyển tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải có biện pháp bảo quản, bảo đảm an toàn; trường hợp cần thiết phải có lực lượng bảo vệ.

5. Vận chuyển tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước qua dịch vụ bưu chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về bưu chính.

6. Nơi gửi và nơi nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải kiểm tra, đối chiếu để kịp thời phát hiện sai sót và có biện pháp xử lý; việc giao, nhận phải được ghi đầy đủ vào sổ theo dõi riêng, người nhận phải ký nhận.

7. Chính phủ quy định chi tiết việc giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.

Điều 14. Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ

1. Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở trong nước phải được người đứng đầu hoặc cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước cho phép.

2. Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở nước ngoài phải được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, i, k và l khoản 1 Điều 11 của Luật này hoặc cấp phó được ủy quyền cho phép và phải báo cáo Trưởng đoàn công tác.

3. Trong quá trình mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phải có biện pháp bảo quản, bảo đảm an toàn.

4. Trong thời gian mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ, nếu phát hiện bí mật nhà nước bị lộ, bị mất, người mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý, Trưởng đoàn công tác để có biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả.

5. Chính phủ quy định chi tiết việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ.

Điều 15. Cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, người Việt Nam được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước

1. Người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật này quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định thẩm quyền cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.

3. Cơ quan, tổ chức và người Việt Nam được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước được đề nghị cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước.

4. Cơ quan, tổ chức đề nghị cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước phải có văn bản gửi người có thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước. Văn bản đề nghị phải ghi rõ tên cơ quan, tổ chức; người đại diện cơ quan, tổ chức; bí mật nhà nước đề nghị cung cấp, chuyển giao; mục đích sử dụng và cam kết bảo vệ bí mật nhà nước.

5. Người đề nghị cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước phải có văn bản gửi người có thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước. Văn bản đề nghị phải ghi rõ họ và tên; số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Chứng minh Công an nhân dân hoặc số giấy chứng minh do Quân đội nhân dân cấp; địa chỉ liên lạc; vị trí công tác; bí mật nhà nước đề nghị cung cấp, chuyển giao; mục đích sử dụng và cam kết bảo vệ bí mật nhà nước.

6. Trường hợp từ chối cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước, người có thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 16. Cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài

1. Thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ Tuyệt mật;

b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, i và k khoản 1 Điều 11 của Luật này quyết định cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ Tối mật, độ Mật thuộc phạm vi quản lý.

2. Bí mật nhà nước chỉ được cung cấp, chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ có liên quan đến bí mật nhà nước.

3. Cơ quan, tổ chức nước ngoài đề nghị cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước phải có văn bản gửi cơ quan, tổ chức Việt Nam chủ trì chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ có liên quan đến bí mật nhà nước. Văn bản đề nghị phải ghi rõ tên cơ quan, tổ chức, người đại diện cơ quan, tổ chức; quốc tịch, số Hộ chiếu, chức vụ của người đại diện; bí mật nhà nước đề nghị cung cấp, chuyển giao; mục đích sử dụng, cam kết bảo vệ bí mật nhà nước và không cung cấp, chuyển giao cho bên thứ ba nếu không có sự đồng ý của bên cung cấp, chuyển giao.

4. Cá nhân nước ngoài đề nghị cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước phải có văn bản gửi cơ quan, tổ chức Việt Nam chủ trì chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ có liên quan đến bí mật nhà nước. Văn bản đề nghị phải ghi rõ họ và tên; số Hộ chiếu, địa chỉ liên lạc; bí mật nhà nước đề nghị cung cấp, chuyển giao; mục đích sử dụng, cam kết bảo vệ bí mật nhà nước và không cung cấp, chuyển giao cho bên thứ ba nếu không có sự đồng ý của bên cung cấp, chuyển giao.

5. Cơ quan, tổ chức Việt Nam chủ trì chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ có liên quan đến bí mật nhà nước có trách nhiệm chuyển đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này đến người có thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước.

6. Trường hợp từ chối cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước, người có thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 17. Hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức Việt Nam

1. Việc tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức Việt Nam phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Được sự đồng ý của người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Luật này về việc sử dụng nội dung bí mật nhà nước;

b) Thành phần tham dự là đại diện cơ quan, tổ chức hoặc người được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan đến bí mật nhà nước;

c) Địa điểm tổ chức bảo đảm an toàn, không để bị lộ, bị mất bí mật nhà nước;

d) Sử dụng các phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu bảo vệ bí mật nhà nước;

đ) Có phương án bảo vệ hội nghị, hội thảo, cuộc họp;

e) Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được thu hồi sau hội nghị, hội thảo, cuộc họp.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước có trách nhiệm bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Người tham dự hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và sử dụng bí mật nhà nước theo quy định của Luật này và yêu cầu của người chủ trì hội nghị, hội thảo, cuộc họp.

4. Chính phủ quy định chi tiết các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này.

Điều 18. Hội nghị, hội thảo, cuộc họp có yếu tố nước ngoài tổ chức tại Việt Nam có nội dung bí mật nhà nước

1. Việc tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam có nội dung bí mật nhà nước phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Do cơ quan, tổ chức Việt Nam tổ chức;

b) Được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này về việc sử dụng nội dung bí mật nhà nước;

c) Thành phần tham dự theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 của Luật này; đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài tham gia vào chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ có liên quan đến bí mật nhà nước;

d) Bảo đảm yêu cầu quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 1 Điều 17 của Luật này.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước có trách nhiệm bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Người tham dự hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và sử dụng bí mật nhà nước theo quy định của Luật này và yêu cầu của người chủ trì hội nghị, hội thảo, cuộc họp; không được cung cấp, chuyển giao cho bên thứ ba.

Điều 19. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước

1. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau đây:

a) 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật;

b) 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật;

c) 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật.

2. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật.

3. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà nước.

Điều 20. Gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước

1. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước được gia hạn nếu việc giải mật gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

2. Chậm nhất 60 ngày trước ngày hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước quyết định gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước. Mỗi lần gia hạn không quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.

3. Bí mật nhà nước sau khi gia hạn phải được đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc gia hạn.

4. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày gia hạn, cơ quan, tổ chức đã gia hạn phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi nhận được thông báo về việc gia hạn có trách nhiệm đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc gia hạn đối với bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.

Điều 21. Điều chỉnh độ mật

1. Điều chỉnh độ mật là việc tăng độ mật, giảm độ mật đã được xác định của bí mật nhà nước.

2. Việc điều chỉnh độ mật phải căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước.

3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định độ mật của bí mật nhà nước có thẩm quyền quyết định điều chỉnh độ mật của bí mật nhà nước.

4. Bí mật nhà nước sau khi điều chỉnh độ mật phải được đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc tăng độ mật, giảm độ mật.

5. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày điều chỉnh độ mật, cơ quan, tổ chức đã điều chỉnh độ mật phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi nhận được thông báo về việc điều chỉnh độ mật có trách nhiệm đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc điều chỉnh độ mật tương ứng đối với bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.

Điều 22. Giải mật

1. Giải mật là xóa bỏ độ mật của bí mật nhà nước.

2. Bí mật nhà nước được giải mật toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:

a) Hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước quy định tại Điều 19 của Luật này và thời gian gia hạn quy định tại Điều 20 của Luật này;

b) Đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; phát triển kinh tế - xã hội; hội nhập, hợp tác quốc tế;

c) Không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước.

3. Trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều này thì đương nhiên giải mật.

Trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này, cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước phải đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc giải mật và thông báo ngay bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

4. Việc giải mật đối với bí mật nhà nước trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này được quy định như sau:

a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước thành lập Hội đồng giải mật;

b) Hội đồng giải mật bao gồm đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan;

c) Hội đồng giải mật có trách nhiệm xem xét việc giải mật, báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước quyết định;

d) Bí mật nhà nước sau khi giải mật phải đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc giải mật; trường hợp giải mật một phần thì quyết định giải mật phải thể hiện đầy đủ nội dung thông tin giải mật;

đ) Hồ sơ giải mật phải được lưu trữ bao gồm quyết định thành lập Hội đồng giải mật; bí mật nhà nước đề nghị giải mật; biên bản họp Hội đồng giải mật; quyết định giải mật và tài liệu khác có liên quan.

5. Đối với bí mật nhà nước do Lưu trữ lịch sử lưu trữ, nếu không xác định được cơ quan xác định bí mật nhà nước thì Lưu trữ lịch sử quyết định việc giải mật theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

6. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày có quyết định giải mật, cơ quan, tổ chức quyết định giải mật phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi nhận được thông báo về việc giải mật có trách nhiệm đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc giải mật đối với bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.

Điều 23. Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước

1. Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp sau đây:

a) Khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc;

b) Nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc.

2. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Không để bị lộ, bị mất bí mật nhà nước;

b) Quá trình tiêu hủy phải tác động vào tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm thay đổi hình dạng, tính năng, tác dụng;

c) Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước sau khi tiêu hủy không thể phục hồi hình dạng, tính năng, tác dụng, nội dung.

3. Thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quy định như sau:

a) Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 của Luật này có thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;

b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý;

c) Người đang quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quyền quyết định tiêu hủy trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và báo cáo ngay bằng văn bản về việc tiêu hủy với người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

4. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:

a) Người có thẩm quyền quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 3 Điều này quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;

b) Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bao gồm đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng; người trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan;

c) Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được đề nghị tiêu hủy, báo cáo người có thẩm quyền quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 3 Điều này quyết định;

d) Hồ sơ tiêu hủy phải được lưu trữ bao gồm quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy; danh sách tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đề nghị tiêu hủy; biên bản họp Hội đồng tiêu hủy; quyết định tiêu hủy, biên bản tiêu hủy và tài liệu khác có liên quan.

5. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong lĩnh vực cơ yếu thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu; việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước do Lưu trữ lịch sử lưu trữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC

Điều 24. Trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước.

2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Xây dựng, đề xuất chủ trương, chính sách, kế hoạch và phương án bảo vệ bí mật nhà nước;

b) Chủ trì xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; hướng dẫn thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước;

c) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức bảo vệ bí mật nhà nước;

d) Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;

đ) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;

e) Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước theo phân công của Chính phủ;

g) Quy định mẫu dấu chỉ độ mật, văn bản xác định độ mật, hình thức khác chỉ độ mật và mẫu giấy tờ về bảo vệ bí mật nhà nước.

3. Văn phòng Trung ương Đảng và ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng và đảng ủy trực thuộc trung ương; cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội; Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán nhà nước; tỉnh ủy, thành ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

a) Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước;

b) Chủ trì xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản chuyên ngành liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý phù hợp với quy định của Luật này;

c) Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức, địa phương;

d) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc;

đ) Phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước, thực hiện chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của Chính phủ.

4. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý và thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực cơ yếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Tham mưu giúp Chính phủ xây dựng và phát triển hệ thống thông tin mật mã quốc gia; quản lý hoạt động nghiên cứu, sản xuất, cung cấp và sử dụng sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước;

c) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 25. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước

1. Ban hành nội quy bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, tổ chức, trừ cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.

2. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định của pháp luật và quy chế, nội quy về bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý.

3. Chỉ đạo xử lý và kịp thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra lộ, mất bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.

4. Tổ chức thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi người được phân công quản lý bí mật nhà nước thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu, từ trần hoặc vì lý do khác mà không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước.

Điều 26. Trách nhiệm của người tiếp cận, người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước

1. Người tiếp cận bí mật nhà nước có trách nhiệm sau đây:

a) Tuân thủ quy định của pháp luật, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức về bảo vệ bí mật nhà nước;

b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước;

c) Sử dụng bí mật nhà nước đúng mục đích;

d) Thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước.

2. Người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Đề xuất người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp để bảo vệ bí mật nhà nước do mình trực tiếp quản lý;

c) Trường hợp phát hiện vi phạm trong hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước thì người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước phải có biện pháp xử lý và báo cáo người có trách nhiệm giải quyết, thông báo cho cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước biết để có biện pháp khắc phục;

d) Trước khi thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc vì lý do khác mà không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước thì phải bàn giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý và cam kết bảo vệ bí mật nhà nước đã quản lý.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Các quy định của Luật này liên quan đến lập, thẩm định, ban hành danh mục bí mật nhà nước, thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

3. Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước số 30/2000/PL-UBTVQH10 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Điều 28. Điều khoản chuyển tiếp

Bí mật nhà nước đã được xác định trước ngày 01 tháng 01 năm 2019 được xác định thời hạn bảo vệ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này. Cơ quan, tổ chức đã xác định bí mật nhà nước có trách nhiệm xác định thời hạn bảo vệ đối với bí mật nhà nước đó bảo đảm kết thúc trước ngày 01 tháng 7 năm 2021.

Trường hợp thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước kết thúc trước thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành thì phải tiến hành gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định tại Điều 20 của Luật này tính từ thời điểm gia hạn; nếu không được gia hạn thì phải giải mật theo quy định của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước số 30/2000/PL-UBTVQH10.

Trường hợp thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước kết thúc sau thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành thì bí mật nhà nước thuộc danh mục bí mật nhà nước được ban hành theo quy định của Luật này tiếp tục được bảo vệ đến hết thời hạn đã được xác định hoặc gia hạn; nếu không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước thì phải giải mật theo quy định của Luật này.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2018.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Thị Kim Ngân

THE NATIONAL ASSEMBLY
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

---------------

Law No. 29/2018/QH14

Hanoi, November 15, 2018

 

STATE SECRETS PROTECTION LAW

Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

The National Assembly promulgates the State Secrets Protection Law.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Law regulates state secrets, state secrets protection and responsibilities of relevant regulatory bodies, organizations and individuals.

Article 2. Definitions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. “state secret” means undisclosed information carrying important contents which is specified by the head of a competent body or organization according to regulations of this Law and the divulgence or loss of which may bring harm to national interest.

State secrets may be contained in documents, objects, locations, speeches, activities or other forms.

2. "state secrets protection” means employment of manpower, equipment and measures to protect and prevent the disclosure of state secrets by regulatory bodies, organizations and individuals.

3. “state secret divulgence” refers to situations where a state secret is discovered by an unauthorized person.

4. "state secret loss” refers to situations where a document or object containing a state secret (hereinafter referred to as “state secret container”) is no longer managed by the assigned regulatory body, organization and/or individual.

Article 3. Principles of state secrets protection

1. State secrets shall be protected under the leadership of the Communist Party of Vietnam and unified state management; contributing to the construction and protection of the Fatherland, socio-economic development and international integration of the country; protecting national interest and legitimate rights and interest of regulatory bodies, organizations and individuals.

2. State secrets protection is the responsibility of all regulatory bodies, organizations and individuals.

3. State secrets shall be managed and used for the appropriate purposes, by authorized entities and according to the procedures regulated by law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Time limit for state secrets protection shall abide by the regulations of this Law, ensuring citizens’ right to access information as regulated by law.

Article 4. International cooperation in state secrets protection

1. International cooperation in state secrets protection shall be carried out with respect for independence, territorial integrity and sovereignty, non-intervention in internal affairs, equality and mutual benefit.

2. International cooperation in state secrets protection shall focus on:

a) Conclusion and implementation of international conventions and international agreements on state secrets protection;

b) Programs and plans for international cooperation in state secrets protection;

c) Scientific, technological and technical training, research and application of service to state secrets protection;

d) Prevention and control of violations against regulations on state secrets protection;

dd) Other activities of international cooperation in state secrets protection.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Divulgence, appropriation, selling and buying of state secrets; falsification and damage of state secret containers.

2. Illegal collection, exchange, provision and transfer of state secrets; illegal copying, photographing, retention, transport, delivery, receipt, recall and destruction of state secret containers.

3. Illegally taking state secret containers out of their storage.

4. Exploitation or abuse of activities of state secrets protection or use of state secrets to conduct or conceal violations against regulations of laws, to commit violations of legitimate rights and interest or to obstruct operation of regulatory bodies, organizations or individuals.

5. Creation or retention of a document containing state secrets in a computer or another device that has been or is being connected to the Internet, computer network or telecommunications network, excluding cases of state secrets retention regulated by cryptography laws.

6. Uploading state secrets onto communications or telecommunications media against regulations of cryptography laws.

7. Using a computer or another device that has been used to create, retain or exchange a state secret for another purpose before such state secret is removed.

8. Use of a device capable of receiving and/or transmitting signals, recording or filming during a conference, seminar or meeting containing state secrets in any shape or form without permission from a competent person.

9. Upload and distribution of state secrets on mass media, the Internet, computer network or telecommunications network.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The state budget shall cover the funding and facilities for state secrets protection.

2. Funding and facilities for state secrets protection shall be managed and used in compliance with regulations of laws.

Chapter II

SCOPE, CLASSIFICATION AND PROMULGATION OF LISTS OF STATE SECRETS

Article 7. Scope of state secrets

State secrets encompass information in the following areas which is undisclosed and the divulgence or loss of which may bring harm to national interest:

1. Politics:

a) Domestic and foreign guidelines and policies of the Communist Party and the State;

b) Operation of the Central Steering Committee, Politburo, Secretariat and leaders of the Communist Party and the State;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Information exerting adverse effects on the society - economy and politics;

2. National defense and security and cryptography:

a) Strategies, plans and activities regarding national protection and defense, national security protection and assurance of public order and social safety; programs, projects and schemes of exceptional importance;

b) Organization and operation of the people’s armed forces and cryptographer forces;

c) Construction works and objectives pertaining to cryptography and national defense and security; weaponry, military equipment and equipment decisive to national defense, national security protection, assurance of public order and social safety; and cryptographic codes;

3. Constitution formulation, legislation and judiciary:

a) Constitution formulation, legislation, supervision of and decision on matters of national importance;

b) Information about charges; investigation, exercise of the power to prosecute and supervise judicial activities, adjudicate criminal cases and execute judgments thereof;

4. Foreign affairs:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Information and agreements exchanged and concluded between Vietnam and other countries, international organizations or other entities of international law;

c) Secret information transferred by other countries, international organizations or other entities of international laws according to international conventions to which Vietnam is a signatory and relevant international agreements;

5. Economy:

a) National reserve and investment strategies and plans for national defense and security; bidding for the purpose of national security;

b) Financial, budget and banking information; plans for collection, replacement and issuance of banknotes; specimen designs, engravings, molds and printing technologies for banknotes and financial instruments; quantity and storage of rare and precious metals, jewels and other precious objects of the State;

c) Information about industry, commerce, agriculture and rural development;

d) Transport plans of political, socio-economic, national defense and security importance;

dd) Information about formulation of national-level planning, regional planning, provincial planning, special administrative - economic unit planning, urban planning, rural planning; information about planning of the national reserve warehouse system, planning of systems of national defense construction works, military zones, ammunition warehouses, and the national defense and security industry;

6. Information about natural resources and the environment, including water, environmental, geological and mineral resources, hydrometeorology, land, seas, islands and survey and mapping;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) New technologies and patents for national defense and security or of exceptional importance to socio-economic development;

b) Information about atomic energy, radiation and nuclear safety related to national defense and security;

c) Special scientific and technological tasks, national-level scientific and technological tasks related to national defense and security;

8. Education and training:

a) Questions and answers of national examinations and information concerning the organization thereof;

b) Information on personnel of the People’s Army, public security forces and cryptographer forces sent to attend domestic and overseas training;

9. Culture and sport:

a) Information on national precious objects, heritages, vestiges and antiques; methods and know-how for creation, preservation and inheritance of intangible cultural heritages;

b) Methods and know-how for recruitment of coaches and athletes of sports with great achievements; methods and know-how for health recovery of athletes after training and competitions; play in competitions with great achievements;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Strategies, plans and schemes for development of journalism, publishing, printing, post, telecommunications and the Internet, radio frequencies, information technology, information technology industry, cyber information security, electronics, broadcasting, electronic information, news, foreign affairs information and national media infrastructure of service to national defense and security;

b) Technical designs, diagrams and data of devices of information systems important to national security, information systems of national importance and private Internet systems of bodies and organizations of the Communist Party and the State;

11. Healthcare and population:

a) Information on healthcare for senior leaders of the Communist Party and the State;

b) Newly discovered microorganism strains and master seeds related to human health and lives; specimens, genetic resources and areas for cultivation of rare and precious herbal ingredients;

c) Manufacture of rare and precious biopharmaceuticals and herbal ingredients;

d) Information, documents and data pertaining to population censuses;

12. Labor and social affairs:

a) Strategies, plans and schemes for people with meritorious services to revolutions, social security and wage policies reform;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

13. Organizational structure and official affairs:

a) Strategies, plans and schemes for organizational structure and official affairs of organizations of the Communist Party, the State and socio-political organizations;

b) Procedures for preparation and deployment of organizational structure and official affairs;

c) Information on internal political security;

d) Questions and answers of leadership position examinations, management, recruitment and rank promotions examinations for officials and public employees;

14. Inspection, supervision, handling of violations, settlement of complaints and denunciations, and anti-corruption:

a) Strategies, plans and schemes for inspection, supervision, settlement of complaints and denunciations, and anti-corruption;

b) Information about inspection, supervision, handling of violations, settlement of complaints and denunciations, and anti-corruption;

15. State audit:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Information about audits of public finance and public property.

Article 8. Classification of state secrets

Based on the importance of their contents and scale of damage in case of divulgence or loss, state secrets are classified into the following 03 levels:

1. State secrets classified as “top secret” are those related to politics, national defense and security, cryptography and foreign affairs whose divulgence or loss can cause exceptionally grave damage to national interest;

2. State secrets classified as “secret” are those related to politics, national defense and security, cryptography, constitution formulation, legislation, judiciary, foreign affairs, economy, resources and the environment, science and technology, education and training, culture, sport, information and communications, healthcare, population, labor and social affairs, organizational structure and official affairs, inspection, supervision, handling of violations, settlement of complaints and denunciations, anti-corruption and state audit whose divulgence or loss can cause extremely grave damage to national interest;

3. State secrets classified as “confidential” are those related to politics, national defense and security, cryptography, constitution formulation, legislation, judiciary, foreign affairs, economy, resources and the environment, science and technology, education and training, culture, sports, information and communications, healthcare, population, labor and social affairs, organizational structure and official affairs, inspection, supervision, handling of violations, settlement of complaints and denunciation, anti-corruption and state audit whose divulgence or loss can cause grave damage to national interest.

Article 9. Promulgation of state secrets lists

1. The Prime Minister shall promulgate state secrets lists according to regulations of Article 7 and Article 8 of this Law.

2. The persons who hold responsibilities for compiling state secrets lists include:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Chief of Office of the Central Steering Committee shall compile the list of states secrets of the Communist Party;

c) Heads of central bodies of socio-political organizations shall compile lists of state secrets of socio-political organizations;

d) The Secretary General of the National Assembly - Chief of Office of the National Assembly shall compile the list(s) of state secrets of the National Assembly, organizations of the National Assembly, organizations affiliated to the Standing Committee of the National Assembly, Secretary General of the National Assembly, Office of the National Assembly and Delegation of the National Assembly Deputies

dd) Chief of Office of the President shall compile the list of state secrets of the President and Office of the President;

e) The Chief Justice of the Supreme People’s Court, Chief Prosecutor of the Supreme People’s Procuracy and State Auditor General shall compile lists of state secrets of the areas under their management.

3. A person responsible for compiling a list of state secrets defined in Clause 2 herein shall send a dossier to the Ministry of Public Security for appraisal, excluding the cases provided for in Clause 5 herein.

A dossier to be sent to the Ministry of Public Security consists of a proposal to the Prime Minister; draft decision on promulgation of the list of state secrets; a compiled report containing explanations and selected opinions from relevant regulatory bodies and organizations; and copies of opinions.

The appraisal record of the Ministry of Public Security must be sent to the person responsible for compiling such list no later than 30 days from the date of receipt of the complete dossier.

4. After receiving the appraisal record of the Ministry of Public Security, the person responsible for compiling the list of state secrets defined in Clause 3 herein shall submit the list to the Prime Minister for consideration and decision on promulgation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter III

ACTIVITIES OF STATE SECRETS PROTECTION

Article 10. Determination of state secrets and confidentiality of state secrets

1. State secrets and confidentiality thereof must be determined according to state secrets lists and regulations of this Law.

2. Heads of regulatory bodies and organizations shall determine state secrets, confidentiality thereof, scope of distribution and whether duplication or photographing of containers of such state secrets is permitted. When a state secret of another regulatory body or organization is used, its confidentiality level must be determined as appropriate. If different pieces of information in the container of a state secret included in a state secret list have different confidentiality levels, the highest level shall prevail.

3. Confidentiality of state secrets shall be denoted by confidentiality markings, confidentiality notices or in other forms suitable to state secret containers.

4. The Government shall elaborate this Article.

Article 11. Duplication and photographing of state secret containers

1. The persons with competence in granting permission for duplication and photographing of state secret containers classified as “top secret” include:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Heads of organizations of the National Assembly and affiliates of the Standing Committee of the National Assembly; the Secretary General of the National Assembly - Chief of Office of the National Assembly;

c) Chief of Office of the President;

e) Chief Justice of the Supreme People’s Court, Chief Prosecutor of the Supreme People’s Procuracy;

dd) State Auditor General;

e) Chief Justices of Superior People’s Courts, Chief Justices of provincial People’s Courts, Chief Prosecutors of Superior People’s Procuracies, and Chief Prosecutors of provincial People’s Procuracies;

g) Heads of central bodies of socio-political organizations;

h) Ministers and heads of Ministerial-level agencies;

i) Heads of Governmental agencies;

k) Secretaries of Party Executive Committees of provinces and cities and Head of Delegation of the National Assembly Deputies, Chairpersons of People's Councils, Chairpersons of People's Committees of provinces and central-affiliated cities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

m) Heads of Office of the State Audit Office, affiliates of the State Audit Office, specialized State Audit Offices and regional State Audit Offices;

n) Heads of affiliates of the bodies specified in Points a, b, c, d, dd, g and h herein, excluding heads of public service providers;

o) Heads of overseas representative missions of the Socialist Republic of Vietnam.

2. The persons with competence in granting permission for duplication and photographing of state secret containers classified as “secret” include:

a) The persons specified in Article 1 herein;

b) Heads of affiliates of Governmental agencies;

c) Heads of public service providers affiliated to the bodies specified in Points a, b, c, d, dd, g, h and i Clause 1 herein; heads of departments affiliated to general departments and equivalent;

d) Heads of provincial socio-political organizations and regulatory bodies and equivalent;

dd) Heads of affiliates of Superior People’s Courts, provincial People’s Courts, Superior People’s Procuracies and provincial People’s Procuracies, excluding the persons specified in Point b Clause 3 herein; Chief Justices of People’s Courts and Chief Prosecutors of district-level People’s Procuracies;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Chairpersons of Members’ Councils, Chairpersons of companies, Directors or General Directors of state-owned enterprises.

3. The persons with competence in granting permission for duplication and photographing of state secret containers classified as “confidential” include:

a) The persons specified in Clause 2 herein;

b) Heads of divisions of general departments and departments affiliated to the bodies specified in Points a, b, c, d, dd, e, g, h, i and k Clause 1 herein;

c) Heads of divisions of provincial regulatory bodies and equivalent; heads of boards of People's Councils, heads of divisions of People’s Committees of districts and equivalent.

4. The Minister of National Defense and Minister of Public Security shall provide for competence in granting permission for duplication and photographing of state secret containers for entities under their management.

5. The persons with competence in granting permission for duplication and photographing of state secret containers defined in Clause 1 and Clause 2 herein may delegate such power to their deputies.

Power in granting permission for duplication and photographing of state secret containers may be delegated on a regular or ad hoc basis. Such delegation must be done in writing with the scope, contents and duration of delegation specified. 

The deputies delegated the power to grant permission for duplication and photographing of state secret containers shall be answerable to their superiors and the law for their decisions and may not delegate such power to another person.     

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. The Government shall elaborate duplication and photographing of state secret containers.

Article 12. Listing, retention and protection of state secret containers

1. State secret containers must be chronologically listed according to their levels of confidentiality upon receipt and distribution. 

2. State secrets contained in devices capable of retention, duplication or photographing must be protected with appropriate measures.

3. State secret containers must be stored and protected at secured locations and provided with safety plans.

Article 13. Transport, delivery and receipt of state secret containers

1. State secret containers shall be domestically transported, delivered and received by persons whose tasks are related to state secrets and couriers of regulatory bodies and organizations.

2. Diplomatic couriers or appointed persons shall transport, deliver and receive state secret containers from domestic regulatory bodies and organizations to overseas Vietnamese regulatory bodies and organizations and vice versa or among overseas Vietnamese regulatory bodies and organizations.

3. State secret containers shall be kept sealed during transport, delivery and receipt.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Transport of state secret containers by post shall comply with regulations of post laws.

6. Senders and receivers of state secret containers must inspect and verify to promptly detect errors and take response measures; delivery and receipt must be fully recorded in separate logbooks with signatures of the receivers.

7. The Government shall elaborate delivery and receipt of state secret containers.

Article 14. Taking state secret containers out of storage

1. Taking a state secret container out of its storage for domestic purposes must be permitted by the head or an authorized deputy of the regulatory body or organization managing the state secret.

2. Taking a state secret container out of its storage for overseas purposes must be permitted by the Minister of National Defense, Minister of Public Security, one of the persons defined in Points a, b, c, d, dd, g, h, i, k and l Clause 1 Article 11 of this Law or an authorized deputy thereof and be reported to the head of the official business team.

3. State secret containers must be managed and protected when they are taken out of storage.

4. During the time a state secret container is taken out of its storage, if the state secret is divulged or lost, the person carrying the state secret container must report to the head of the regulatory body or organization managing the state secret and head of the official business team immediately for response and remedial measures.

5. The Government shall elaborate taking of state secret containers out of storage.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The persons specified in Clause 1, 2 and 3 Article 11 of this Law have the power to decide state secrets provision and transfer.

2. The Minister of National Defense and Minister of Public Security shall stipulate competence in provision and transfer of the state secrets under their management.

3. Vietnamese individuals, regulatory bodies and organizations assigned state secret-related tasks may request provision and transfer of state secrets.

4. When a regulatory body or an organization would like to request provision or transfer of a state secret, it must send a written request to a person with competence in deciding state secrets provision and transfer. The request must include the name of the regulatory body or organization; the representative thereof; the requested state secret; its purposes and the commitment to protect such secret.

5. When a person would like to request provision or transfer of a state secret, they must send a written request to a person with competence in deciding state secrets provision and transfer. The request must include the requester’s full name, number of identity card, passport or officer identity card or number of identity card issued by the People’s Army; address; position; the requested state secret; its purposes and the commitment to protect such secret.

6. If a request for provision or transfer of a state secret is rejected, the person with competence in deciding such provision or transfer must send a written explanation.

Article 16. Provision and transfer of state secrets to foreign individuals, regulatory bodies and organizations

1. Competence in deciding provision and transfer of state secrets to foreign individuals, regulatory bodies and organizations is regulated as follows:

a) The Prime Minister has the power to decide provision and transfer of state secrets classified as “top secret”;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. State secrets shall only be provided for and transferred to foreign individuals, regulatory bodies and organizations participating in international cooperation programs or performing official duties concerning the state secrets.

3. When a foreign regulatory body or organization would like to request provision or transfer of a state secret, it must send a written request to the Vietnamese regulatory body or organization in charge of the international cooperation program or official duty concerning the state secret. The request must include the names of the requester and its representative; nationality, passport number and position of the representative; the requested state secret; its purposes; and the commitment to protect such secret and not make any unauthorized provision or transfer to a third party.

4. When a foreign individual would like to request provision or transfer of a state secret, they must send a written request to the Vietnamese regulatory body or organization in charge of the international cooperation program or official duty concerning the state secret. The request must include the requester’s full name; passport number and address; the requested state secret; its purposes; and the commitment to protect such secret and not make any unauthorized provision or transfer to a third party.

5. The Vietnamese regulatory body and organization in charge of the international cooperation program or official duty concerning the state secret shall forward the request submitted by the foreign individual, regulatory body and organization prescribed in Clause 3 and Clause 4 herein to persons with competence in deciding provision and transfer of the state secret.

6. If the request is rejected, the person with competence in deciding such provision or transfer must send a written explanation.

Article 17. Conferences, seminars and meetings containing state secret contents of Vietnamese regulatory bodies and organizations

1. Requirements for organization of a conference, seminar or meeting containing state secret contents of a Vietnamese regulatory body or organization:

a) Use of the state secret is permitted in writing by one of the persons specified in Clause 1 and Clause 2 Article 15 of this Law;

b) Representative of the regulatory body or organization or a person assigned a task related to the state secret is attending;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Suitable equipment and devices are employed to protect the state secret;

dd) There are plans to protect the conference, seminar or meeting;

e) The state secret container must be returned after the conference, seminar or meeting.

2. The head of the regulatory body or organization deciding organization of the conference, seminar or meeting containing state secret contents shall hold responsibility for fulfillment of the requirements prescribed in Clause 1 herein.

3. Attendees of a conference, seminar or meeting containing state secret contents shall protect and use the state secret(s) according to regulations of this Law and the request of the host.

4. The Government shall elaborate Points c, d and dd Clause 1 herein.

Article 18. Conferences, seminars and meetings involving foreign elements in Vietnam and containing state secrets contents

1. Requirements for organization of a conference, seminar or meeting involving foreign elements in Vietnam that contains state secret contents:

a) The conference, seminar or meeting is organized by a Vietnamese regulatory body or organization;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The person specified in Point b Clause 1 Article 17 of this Law and representative of the foreign regulatory body/organization or individual participating in an international cooperation program or performing official duties concerning the state secret are required to attend;

d) The requirements specified in Points c, d, dd and e Clause 1 Article 17 of this Law are satisfied.

2. The head of the regulatory body or organization deciding organization of the conference, seminar or meeting containing state secret contents shall hold responsibility for fulfillment of the requirements prescribed in Clause 1 herein.

3. Attendees of a conference, seminar or meeting containing state secret contents shall protect and use the state secret according to regulations of this Law and the request of the host; and not provide or transfer such state secret to a third party.

Article 19. Time period for state secrets protection

1. The time period in which a state secret is protected starts from the date on which its confidentiality level is determined until the expiration of:

a) 30 years, if the state secret is classified as “top secret”;

b) 20 years, if the state secret is classified as “secret”;

c) 10 years, if the state secret is classified as “confidential”.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The protection of a location concerning a state secret shall end when the competent authority or organization stops using such location to store the state secret.

Article 20. Extension of state secrets protection period

1. A state secret may be protected for an extended period of time if the declassification of such secret jeopardizes national interest.

2. The head of the regulatory body or organization that determines the state secret shall decide the extension of its protection period no later than 60 days before the original protection period expires. Each extension shall comply with the duration defined in Clause 1 Article 19 of this Law. 

3. After its protection period is extended, the state secret must bear the seal denoting the extension and have the extension notified in writing or via other forms.

4. The regulatory body or organization extending the protection period must notify relevant regulatory bodies, organizations and individuals of such extension no later than 15 days after the extension date.

After receiving the extension notice, relevant regulatory bodies, organizations and individuals shall put the seal denoting the extension on the state secrets under their management and notify the extension in writing or other forms.

Article 21. Adjustment of confidentiality level

1. Adjustment of the confidentiality level means raising or lowering the determined confidentiality level of a state secret.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The head of the regulatory body or organization that determines the confidentiality level of the state secret has the power to decide adjustment of such confidentiality level.

4. After its confidentiality level is adjusted, the state secret must bear the seal denoting such adjustment, and have the adjustment notified in writing or other forms.

5. The regulatory body or organization adjusting the confidentiality level must notify relevant regulatory bodies, organizations and individuals in writing no later than 15 days after the adjustment date.

After receiving the adjustment notice, relevant regulatory bodies, organizations and individuals shall put the seal denoting the corresponding adjustment on the state secrets under their management and notify such adjustment in writing or other forms.

Article 22. Declassification of state secrets

1. Declassification of a state secret means releasing the state secret from confidentiality.

2. A state secret may be fully or partially declassified in any of the following cases:

a) The protection period defined in Article 19 of this Law and the extension period defined in Article 20 of this Law have expired;

b) Fulfillment of real requirements for protection of national interest; socio-economic development; and international integration and cooperation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The cases specified in Point a and Point c Clause 2 herein shall naturally be declassified.

For the case defined in Point c Clause 2 herein, the regulatory body or organization determining the state secret shall put the declassification seal on the state secret and notify the declassification in writing or other forms, and immediately inform relevant regulatory bodies, organizations and individuals in writing. 

4. Declassification in the case defined in Point b Clause 2 herein is regulated as follows:

a) The head of the regulatory body or organization determining the state secret shall establish a declassification council;

b) The declassification council shall have the representative of the head of the regulatory body or organization determining the state secret as its Chairperson; and representatives of relevant regulatory bodies and organizations as its members;

c) The declassification council shall consider declassification and report to the head of regulatory body or organization determining the state secret for decision;

d) After being declassified, the state secret must bear the declassification seal, and have the declassification notified in writing or other forms; if the state secret is partially declassified, the declassification decision must include the full declassified contents;

dd) The declassification dossier, including the decision on establishment of the declassification council; the state secret to be declassified; meeting minutes of the declassification council; declassification decision and other relevant documents, must be retained.

5. For state secrets retained by the historical archival unit, if the regulatory body determining the state secret is unidentifiable, the historical archival unit shall decide declassification according to regulations of archiving laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

After receiving the declassification notice, relevant regulatory bodies, organizations and individuals shall put the declassification seal on state secrets under their management and notify the declassification in writing or other forms.

Article 23. Destruction of state secret containers

1. A state secret container must be destroyed if:

a) it is not necessary to retain such container and the destruction causes no harm to national interest; or

b) failure to immediately destroy such container will bring harm to national interest.

2. Requirements for destruction of a state secret container:

a) The state secret must be protected from divulgence or loss;

b) The state secret container must be destroyed in a manner that changes its shape, features and uses;

c) After being destructed, the shape, features, uses and contents of the state secret container must be irreparable.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The persons specified in Clause 1 and Clause 2 Article 11 of this Law have the power to decide destruction of state secret containers;

b) The Minister of National Defense and Minister of Public Security shall stipulate competence in destruction of state secret containers under their management;

c) A person managing a state secret container has the right to decide destruction of such container in any of the cases specified in Point b Clause 1 herein and must immediately report such destruction in writing to the head of the regulatory body or organization where they are employed.

4. Destruction of a state secret container in the case defined in Point a Clause 1 herein is regulated as follows:

a) The persons specified in Point a or Point b Clause 3 herein shall decide to establish a council for destruction of the state secret container (“destruction council”);

b) The destruction council shall have the representative of the head of the regulatory body or organization retaining the state secret container as its Chairperson; and the person retaining the state secret container and representatives of relevant regulatory bodies and organizations as its members;

c) The destruction council shall review the state secret container that is the subject of the destruction request, and report to one of the persons specified in Point a or Point b Clause 3 herein for decision;

d) The destruction dossier, including the decision on establishment of the destruction council; list of the state secret container to be destroyed; meeting minutes of the destruction council; destruction decision, destruction records and other relevant documents, must be retained

5. Containers of state cryptographic secrets shall be destroyed according to regulations of cryptographic laws; state secret containers retained by the historical archival unit shall be destroyed according to regulations of archiving laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

RESPONSIBILITIES FOR STATES SECRET PROTECTION

Article 24. Responsibilities for states secret protection of regulatory bodies and organizations

1. The Government shall exercise the unified state management of state secrets protection.

2. The Ministry of Public Security shall be answerable to the Government for state management of state secrets protection and have the following tasks and powers:

a) Formulating and proposing guidelines, policies and plans for state secrets protection;

b) Taking charge in developing and proposing legislative documents on state secrets protection to competent authorities for promulgation or promulgating such documents ex officio; providing guidelines for state secrets protection;

c) Organizing training in professional operation and knowledge pertaining to state secrets protection;

d) Preventing and combating violations against regulations on state secrets protection;

dd) Inspecting, settling complaints and denunciations, and handling violations against regulations on state secrets protection;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Providing for specimens of confidentiality markings, confidentiality notices and other forms denoting confidentiality and specimens of documents for state secrets protection.

3. Within their duties and powers, the Office of the Central Steering Committee and Party Central Committee’s Commission, supervisory communist organizations, Party Civil Affairs Committees, Party Executive Committees under Party Central Committee; central bodies of socio-political organizations and social organizations; Ethnic Minorities Council, Committees of the National Assembly, affiliates of the Standing Committee of the National Assembly, Office of the National Assembly; Office of the President; Ministries, Ministerial-level bodies, Governmental agencies, the Supreme People’s Court; the Supreme People’s Procuracy; the State Audit Office; Party Executive Committees of provinces and cities, Delegation of the National Assembly Deputies, People’s Councils and People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall:

a) Organize state secrets protection;

b) Take charge in developing and proposing specialized documents related to state secrets protection within the scope of this Law to competent authorities for promulgation or promulgating such documents ex officio;

c) Promulgate regulations on state secrets protection in regulatory bodies, organizations and localities and organize the implementation thereof;

d) Inspect, settle complaints and denunciations, and handle violations against regulations on state secrets protection committed by affiliated bodies, organizations and individuals;

dd) Assign personnel for state secrets protection tasks; prepare reports on state secrets protection as regulated by the Government.

4. The Ministry of National Defense shall be answerable to the Government for state management of protection of state secrets under their management and hold the responsibilities defined in Clause 3 herein.

5. The Government Cipher Commission shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Advise the Government on establishing and developing the national cryptographic information system; manage code research, production, provision and use for protection of information concerning state secrets;

c) Hold the responsibilities defined in Clause 3 herein.

Article 25. Responsibilities of heads of regulatory bodies and organizations managing state secrets

1. Promulgate regulations on state secrets protection in regulatory bodies and organizations, excluding those prescribed in Clause 3 Article 24 of this Law.

2. Direct, inspect and expedite implementation of regulations of laws and regulations on state secrets protection in regulatory bodies and organizations under their management.

3. Provide guidance upon divulgence or loss of state secrets under their management and promptly notify competent authorities of such situation.

4. Organize recall of state secret containers when a person assigned the management of a state secret resigns, transfers to another workplace, retires, passes away or is relieved of such assignment for other reasons.

Article 26. Responsibilities of persons with authorized access to state secrets and state secrets managers

1. Persons with authorized access to state secrets shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Implement state secrets protection measures;

c) Use state secrets for authorized purposes;

d) Comply with requirements and guidelines of regulatory bodies and organizations managing state secrets.

2. State secrets managers shall:

a) Hold the responsibilities defined in Clause 1 herein;

b) Propose protection measures for the state secrets under their management to persons with competence in deciding such matter;

c) If a violation against regulations on state secrets protection is detected, they must take response measures, report to the person(s) responsible for handling such situation and notify the regulatory body or organization determining the state secret for remedial measures; 

d) Hand over the assigned state secrets to authorized managing regulatory bodies/organizations before they resign, transfer to another workplace, retire or are relieved of such assignment for other reasons and commit themselves to protect the state secrets that used to be under their management.

Chapter V

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 27. Effect

1. This Law takes effect from July 01, 2020, excluding the cases prescribed in Clause 2 herein.

2. The regulations in this Law that concern compilation, appraisal and promulgation of lists of state secrets, time period for state secrets protection and extension of time period for state secrets protection shall enter into force from January 01, 2019.

3. The Ordinance on State Secrets Protection No. 30/2000/PL-UBTVQH10 is annulled from the date on which this Law takes effect.

Article 28. Transitional clause

The state secrets determined before January 01, 2019 shall have their protection periods determined according to regulations in Clause 1 Article 19 of this Law. Such protection periods shall be determined by regulatory bodies and organizations that have determined those state secrets before July 01, 2021.

If the protection period of a state secret ends before the effective date of this Law, such period must be extended as prescribed in Article 20 herein starting from the time of extension; if such period could not be extended, the state secret must be declassified in accordance with regulations of the Ordinance on State Secrets Protection No. 30/2000/PL-UBTVQH10.

For a state secret whose protection period ends after the effective date of this Law, if it is included in a state secrets list promulgated according to regulations of this Law, it shall continue to be protected until the original or extended protection period ends; otherwise, it shall be declassified in compliance with the regulations of this Law.

This Law was passed by the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, 14th legislature, 6th session, on November 15, 2018.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

THE CHAIRWOMAN
OF THE NATIONAL ASSEMBLY




Nguyen Thi Kim Ngan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


325.580

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.70.69
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!