Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 78/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam

Số hiệu: 78/2009/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 22/09/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ  
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số: 78/2009/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 2009

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành các Điều 13, 19, 20, 22, 23, 24, 27, 28, 32, 34 và hướng dẫn thi hành một số điều khác của Luật Quốc tịch Việt Nam.

Điều 2. Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng thực và dịch sang tiếng Việt các giấy tờ trong hồ sơ quốc tịch

1. Giấy tờ có trong hồ sơ xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam và trong việc giải quyết các việc khác về quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

2. Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài có trong các hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này phải được dịch sang tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 3. Thông báo kết quả giải quyết các việc về quốc tịch

Khi thông báo cho người xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 41 Luật Quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp có trách nhiệm đồng thời thông báo cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), nếu người xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ ở trong nước.

Trong trường hợp người xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì việc thông báo kết quả giải quyết cho người xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam được thực hiện thông qua Bộ Ngoại giao.

Điều 4. Lệ phí giải quyết các việc về quốc tịch

1. Người xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam, đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam phải nộp lệ phí trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Mức thu và chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng lệ phí do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.

2. Những người sau đây được miễn lệ phí xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam:

a) Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam;

b) Người thuộc chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật.

c) Người không quốc tịch xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam.

3. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam căn cứ vào quy định của Bộ Tài chính để quyết định việc miễn lệ phí cho từng trường hợp cụ thể.

Chương 2.

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU VỀ NHẬP, TRỞ LẠI, THÔI VÀ ĐĂNG KÝ GIỮ QUỐC TỊCH VIỆT NAM

MỤC 1. NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM

Điều 5. Một số điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam

Các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam được quy định như sau:

1. Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được đánh giá trên cơ sở khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt với công dân Việt Nam trong cuộc sống, phù hợp với môi trường sống và làm việc của người đó.

2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam phải là người đang thường trú tại Việt Nam và được cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp thẻ thường trú.

Thời gian thường trú tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được tính từ ngày người đó được cấp thẻ thường trú.

3. Khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

Điều 6. Những trường hợp được miễn một số điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam

Các điểm b và c khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam được quy định như sau:

1. Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó.

2. Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là người có tài năng trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao, được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng nhận và cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận việc nhập quốc tịch của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển trong các lĩnh vực nói trên của Việt Nam.

Điều 7. Một số giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam

1. Các giấy tờ quy định tại điểm b, đ, e và g khoản 1 Điều 20 Luật Quốc tịch Việt Nam được quy định như sau:

a) Giấy tờ khác có giá trị thay thế Giấy khai sinh, Hộ chiếu của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là những giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch nước ngoài của người đó.

b) Giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ sau đây: bản sao bằng tốt nghiệp sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo tiếng Việt của Việt Nam cấp.

Trong trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam khai báo biết tiếng Việt đủ để hòa nhập theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này, nhưng không có một trong các giấy tờ nêu trên, thì Sở Tư pháp tổ chức phỏng vấn trực tiếp để kiểm tra trình độ tiếng Việt của người đó theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản; người trực tiếp phỏng vấn căn cứ vào tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này để đề xuất ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến đề xuất của mình;

c) Bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sinh sống cùng người đó nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì còn phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con;

d) Bản sao Thẻ thường trú;

đ) Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm một trong các giấy tờ sau: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy xác nhận mức lương hoặc thu nhập do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc cấp; giấy xác nhận của cơ quan thuế về thu nhập chịu thuế; giấy tờ chứng minh được sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người xin nhập quốc tịch Việt Nam về khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người đó.

2. Người được miễn một số điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam thì nộp giấy tờ chứng minh điều kiện được miễn, cụ thể là:

a) Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ hôn nhân;

b) Người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con;

c) Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải nộp bản sao Huân chương, Huy chương, giấy chứng nhận danh hiệu cao quý khác hoặc giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam;

d) Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải nộp giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận về việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển của một trong các lĩnh vực nói tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.

3. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam phải lập thành 3 bộ, được lưu trữ tại Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp và cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Điều 8. Giải quyết việc nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam

1. Người không quốc tịch, không có đầy đủ các giấy tờ về nhân thân, đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ ngày 01 tháng 7 năm 1989 trở về trước (sau đây gọi là người không quốc tịch) có nguyện vọng được nhập quốc tịch Việt Nam thì làm hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam và Bản khai lý lịch theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định.

2. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam của người không quốc tịch quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với cơ quan Công an cấp tỉnh, Sở Ngoại vụ (nếu có) và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc rà soát, lập danh sách, hỗ trợ làm hồ sơ, xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.

Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét danh sách và hồ sơ xin nhập quốc tịch và đề nghị Sở Tư pháp giải quyết việc cho nhập quốc tịch Việt Nam.

Sở Tư pháp phối hợp với cơ quan Công an cấp tỉnh, Sở Ngoại vụ thẩm định, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kết luận và đề xuất về việc xin nhập quốc tịch Việt Nam của những người trong danh sách và gửi Bộ Tư pháp;

c) Căn cứ vào danh sách và hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký tờ trình kèm theo danh sách và hồ sơ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp trao đổi với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao trước khi trình Chủ tịch nước.

3. Thời hạn nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều này đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012. Hết thời hạn này, những người nói tại khoản 1 Điều này mà chưa nộp hồ sơ, nếu có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam, thì việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ được giải quyết theo quy định tại các Điều 19, 20 và 21 Luật Quốc tịch Việt Nam.

4. Bộ Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng kế hoạch rà soát, lập danh sách và hỗ trợ việc giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam cho những người quy định tại khoản 1 Điều này.

MỤC 2. TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM

Điều 9. Một số điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam

Các điều kiện quy định tại điểm c, d và đ khoản 1 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam được quy định như sau:

1. Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và người mà việc trở lại quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 6 của Nghị định này.

2. Người thực hiện đầu tư tại Việt Nam phải có dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy tờ chứng nhận việc đầu tư đó.

Điều 10. Một số giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam

1. Các giấy tờ quy định tại các điểm đ và e khoản 1 Điều 24 Luật Quốc tịch Việt Nam bao gồm:

a) Các giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ sau đây: bản sao Giấy khai sinh; bản sao Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó;

b) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 7 của Nghị định này hoặc giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đang làm thủ tục xin hồi hương về Việt Nam hoặc bản sao giấy tờ chứng nhận việc đầu tư tại Việt Nam.

2. Con chưa thành niên cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ thì phải nộp bản sao Giấy khai sinh của người con hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ trở lại quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sống cùng người đó cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc trở lại quốc tịch Việt Nam của con.

3. Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lập thành 3 bộ, được lưu trữ tại Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp và cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Điều 11. Xác minh hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam

1. Trong trường hợp cần thiết phải xác minh thêm về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật Quốc tịch Việt Nam thì Bộ Tư pháp có văn bản nêu rõ những nội dung cụ thể đề nghị Bộ Công an xác minh.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ Tư pháp, Bộ Công an có trách nhiệm xác minh và trả lời kết quả bằng văn bản cho Bộ Tư pháp.

MỤC 3. THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM

Điều 12. Trường hợp chưa được thôi quốc tịch Việt Nam

Người đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam mà cơ quan thuế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ nợ có văn bản yêu cầu chưa cho người đó thôi quốc tịch Việt Nam thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ không giải quyết việc cho thôi quốc tịch Việt Nam.

Điều 13. Một số giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam

Các giấy tờ quy định tại các điểm đ và g khoản 1 Điều 28 của Luật Quốc tịch Việt Nam được quy định như sau:

1. Giấy tờ xác nhận việc người xin thôi quốc tịch Việt Nam đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận hoặc bảo đảm cho người đó được nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này. Trường hợp người đó xin thôi quốc tịch Việt Nam đã có quốc tịch nước ngoài thì nộp bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp để chứng minh người đó đang có quốc tịch nước ngoài.

2. Giấy xác nhận quy định tại điểm g khoản 1 Điều 28 Luật Quốc tịch Việt Nam do thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, cách chức, giải ngũ hoặc phục viên căn cứ vào quy chế của ngành để xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật quốc gia hoặc không trái với quy định của ngành đó.

3. Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam phải lập thành 3 bộ, được lưu trữ tại Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp và cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Điều 14. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thông báo về trường hợp chưa được thôi, không được thôi quốc tịch Việt Nam

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp đăng tải thông tin về người xin thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Quốc tịch Việt Nam, cơ quan Công an, Cơ quan Thi hành án dân sự, cơ quan thuế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, nếu phát hiện thấy người xin thôi quốc tịch Việt Nam thuộc trường hợp chưa được thôi hoặc không được thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam, thì phải kịp thời thông báo cho Sở Tư pháp nơi đã đăng tải thông tin đó.

Điều 15. Xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam

1. Trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam không thuộc diện được miễn thủ tục xác minh về nhân thân theo quy định tại Điều 30 Luật Quốc tịch Việt Nam thì Bộ Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ Công an xác minh.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Tư pháp, Bộ Công an có trách nhiệm xác minh và trả lời kết quả bằng văn bản cho Bộ Tư pháp.

MỤC 4. TƯỚC QUỐC TỊCH VIỆT NAM, HỦY BỎ QUYẾT ĐỊNH CHO NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM

Điều 16. Hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam

1. Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam đối với người có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam thì hồ sơ gồm có:

a) Văn bản kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về việc tước quốc tịch Việt Nam;

b) Các tài liệu xác minh, kết luận của các cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm của người bị đề nghị tước quốc tịch Việt Nam;

c) Đơn, thư tố cáo người bị đề nghị tước quốc tịch Việt Nam (nếu có).

2. Trong trường hợp Tòa án đã xét xử bị cáo có hành vi quy định khoản 1 Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam đối với người đó thì hồ sơ gồm có:

a) Văn bản kiến nghị của Tòa án về việc tước quốc tịch Việt Nam.

b) Bản án đã có hiệu lực pháp luật và các tài liệu có liên quan.

Điều 17. Hồ sơ kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam

1. Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với người có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Quốc tịch Việt Nam thì hồ sơ gồm có:

a) Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;

b) Các tài liệu xác minh, kết luận của các cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm của người bị đề nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;

c) Đơn, thư tố cáo người bị đề nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam (nếu có).

2. Trong trường hợp Tòa án đã xét xử bị cáo có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Quốc tịch Việt Nam kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với người đó thì hồ sơ gồm có:

a) Văn bản kiến nghị của Tòa án về việc tước quốc tịch Việt Nam;

b) Bản án đã có hiệu lực pháp luật và các tài liệu có liên quan.

MỤC 5. ĐĂNG KÝ GIỮ QUỐC TỊCH VIỆT NAM, THÔNG BÁO CÓ QUỐC TỊCH NƯỚC NGOÀI

Điều 18. Đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam theo pháp luật Việt Nam trước ngày 01 tháng 7 năm 2009 mà không có Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng, nếu có nguyện vọng giữ quốc tịch Việt Nam thì phải đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.

2. Việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam được thực hiện đến hết ngày 01 tháng 7 năm 2014. Hết thời hạn này, người nói tại khoản 1 Điều này không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam thì mất quốc tịch Việt Nam; nếu muốn có quốc tịch Việt Nam thì phải làm thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Cơ quan thực hiện việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam

1. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam là Cơ quan đại diện Việt Nam thường trú hoặc kiêm nhiệm tại nước nơi người đăng ký giữ quốc tịch đang có quốc tịch hoặc đang thường trú.

2. Trường hợp Việt Nam chưa có quan hệ ngoại giao hoặc chưa có Cơ quan đại diện thường trú hoặc kiêm nhiệm tại nước mà người đăng ký giữ quốc tịch đang thường trú thì việc đăng ký giữ quốc tịch được thực hiện tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước thứ ba theo sự ủy quyền của Bộ Ngoại giao.

Điều 20. Trình tự, thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam

1. Người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam nộp Tờ khai theo mẫu và bản sao giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của người đó cho cơ quan có thẩm quyền đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này (sau đây gọi là Cơ quan đăng ký).

2. Khi tiếp nhận Tờ khai đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, Cơ quan đăng ký ghi vào Sổ đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam và cấp cho người đăng ký giấy xác nhận về việc người đó đã đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.

3. Trường hợp người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam có giấy tờ chứng minh rõ người đó đang có quốc tịch Việt Nam thì Cơ quan đăng ký ghi vào Sổ đăng ký giữ quốc tịch là người đó có quốc tịch Việt Nam.

Trường hợp người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam không có đủ giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh không rõ thì Cơ quan đăng ký phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành xác minh theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an để xác định người đó có quốc tịch Việt Nam hay không. Kết quả xác minh cũng được ghi vào Sổ đăng ký giữ quốc tịch.

Điều 21. Thông báo có quốc tịch nước ngoài

1. Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009, công dân Việt Nam vì lý do nào đó mà có quốc tịch nước ngoài và chưa mất quốc tịch Việt Nam, thì vẫn có quốc tịch Việt Nam.

2. Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày có quốc tịch nước ngoài, người quy định tại khoản 1 Điều này hoặc cha mẹ, người giám hộ của người đó, nếu ở ngoài nước phải thông báo cho Cơ quan đại diện Việt Nam có thẩm quyền theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này; nếu ở trong nước phải thông báo cho Sở Tư pháp nơi người đó cư trú việc họ có quốc tịch nước ngoài, kèm theo bản sao giấy tờ chứng minh có quốc tịch nước ngoài.

3. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Sở Tư pháp có trách nhiệm ghi vào Sổ quốc tịch khi công dân Việt Nam thông báo có quốc tịch nước ngoài.

Chương 3.

GHI VÀO SỔ HỘ TỊCH CÁC VIỆC VỀ QUỐC TỊCH

Điều 22. Ghi quốc tịch Việt Nam của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch

Việc ghi quốc tịch Việt Nam của trẻ em khi sinh ra theo quy định tại Điều 17 Luật Quốc tịch Việt Nam được thực hiện thông qua đăng ký khai sinh. Khi đăng ký khai sinh, cơ quan đăng ký hộ tịch ghi quốc tịch Việt Nam của trẻ em đó vào Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh.

Điều 23. Ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch của người được nhập, được trở lại quốc tịch Việt Nam

Người được nhập quốc tịch Việt Nam, người được trở lại quốc tịch Việt Nam về nước cư trú có các giấy tờ hộ tịch do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải làm thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch tại Sở Tư pháp nơi người đó cư trú theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Trong trường hợp người đó xin cấp các giấy tờ về hộ tịch có liên quan thì Sở Tư pháp ghi quốc tịch Việt Nam của người đó trong các giấy tờ xin cấp.

Điều 24. Ghi quốc tịch trong các giấy tờ về hộ tịch đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài

Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài khi đăng ký hộ tịch trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài của người đó đều được ghi trong giấy tờ hộ tịch.

Điều 25. Ghi chú vào Sổ hộ tịch việc thôi quốc tịch Việt Nam

1. Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý hộ tịch nơi lưu trữ Sổ đăng ký khai sinh có tên của người đã thôi quốc tịch để ghi chú việc thay đổi quốc tịch của người đó trong Sổ đăng ký khai sinh.

2. Trong trường hợp người được thôi quốc tịch Việt Nam trước đây đăng ký khai sinh tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì cơ quan này ghi chú việc thay đổi quốc tịch của người đã thôi quốc tịch Việt Nam vào Sổ đăng ký khai sinh.

Chương 4.

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUỐC TỊCH

Điều 26. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp

Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về quốc tịch trên phạm vi cả nước và có trách nhiệm sau đây:

1. Soạn thảo, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quốc tịch;

2. Tổ chức, hướng dẫn và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quốc tịch;

3. Phối hợp với Bộ Ngoại giao trong việc tổ chức, hướng dẫn và chỉ đạo Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quốc tịch;

4. Tổng hợp tình hình và thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch, hàng năm báo cáo Chính phủ;

5. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quốc tịch;

6. Ban hành và quản lý thống nhất các mẫu giấy tờ, sổ sách về quốc tịch Việt Nam;

7. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo liên quan đến vấn đề giải quyết các việc về quốc tịch Việt Nam;

8. Thẩm tra hồ sơ và phối hợp với Bộ Công an trong việc xác minh các hồ sơ về quốc tịch theo quy định của pháp luật;

9. Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình trình Chủ tịch nước về việc cho nhập, cho trở lại, cho thôi quốc tịch Việt Nam;

10. Chủ trì và phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an trong việc đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế về quốc tịch;

11. Xây dựng và chỉ đạo xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về quốc tịch Việt Nam trong phạm vi cả nước;

12. Hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 8 và Điều 18 của Nghị định này, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng kết việc giải quyết nhập quốc tịch Việt Nam cho người không quốc tịch; phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ đạo Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổng kết việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam để báo cáo Chính phủ;

Điều 27. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao

Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài, có trách nhiệm sau đây:

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tổ chức, hướng dẫn và chỉ đạo Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quốc tịch.

2. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc kiểm tra, thanh tra công tác quốc tịch tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

3. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quốc tịch cho công dân Việt Nam ở nước ngoài.

4. Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hằng năm thông báo cho Bộ Tư pháp.

5. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc đàm phán, ký kết điều ước quốc tế về quốc tịch.

6. Đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao về đối tượng, thời hạn, cơ quan có thẩm quyền và trình tự, thủ tục thực hiện việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam đến hết ngày 01 tháng 7 năm 2014; chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và Bộ Công an hướng dẫn cụ thể việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam khi có vướng mắc.

7. Hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 18 của Nghị định này, chỉ đạo Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổng kết việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam để thông báo cho Bộ Tư pháp.

Điều 28. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Bộ Công an phối hợp với Bộ Tư pháp trong quá trình giải quyết các việc về quốc tịch, có trách nhiệm thẩm tra, xác minh hoặc hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan công an địa phương trong việc xác minh về nhân thân của người xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam hoặc đối với những người bị đề nghị tước quốc tịch Việt Nam hoặc bị đề nghị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

2. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc đàm phán, ký kết điều ước quốc tế về quốc tịch.

Điều 29. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch trong phạm vi địa phương, có trách nhiệm sau đây:

1. Xem xét, đề xuất ý kiến về các trường hợp xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam và hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quốc tịch.

3. Tổng hợp tình hình, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp.

4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.

5. Hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 8 của Nghị định này, tổng kết việc giải quyết nhập quốc tịch Việt Nam cho người không quốc tịch để báo cáo Bộ Tư pháp.

Điều 30. Trách nhiệm của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch Việt Nam trong phạm vi địa bàn phụ trách, có trách nhiệm sau đây:

1. Xem xét, đề xuất ý kiến về các trường hợp xin thôi, xin trở lại quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam.

2. Đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thông báo kết quả cho người đăng ký.

3. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quốc tịch cho công dân Việt Nam ở nước ngoài.

4. Tổng hợp tình hình, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hằng năm báo cáo Bộ Ngoại giao.

5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quốc tịch theo thẩm quyền.

6. Đăng tải trình tự, thủ tục và thời hạn đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam trên Trang thông tin điện tử của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đến hết ngày 01 tháng 7 năm 2014.

7. Hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 18 của Nghị định này, tổng kết việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam để báo cáo Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp.

Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 31. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2009 và thay thế Nghị định số 104/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam và Nghị định số 55/2000/NĐ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 104/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.

Điều 32. Trách nhiệm thi hành

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an quy định chi tiết thi hành các điều khoản được giao và hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Nghị định này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về quốc tịch.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, PL (5b).

TM. CHÍNH PHỦ 
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 78/2009/ND-CP

Hanoi, September 22, 2009

 

DECREE

DETAILING AND GUIDING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON VIETNAMESE NATIONALITY

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 13, 2008 Law on Vietnamese Nationality;
At the proposal of the Minister of Justice,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. Consular legalization, certification and translation of papers in nationality dossiers into Vietnamese

1. Papers in dossiers of application for naturalization in Vietnam or restoration or renunciation of Vietnamese nationality and those required for the settlement of other nationality-related matters which are issued by competent foreign agencies must be consularly legalized, unless otherwise provided by treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.

2. Foreign-language papers in dossiers specified in Clause 1 of this Article must be translated into Vietnamese and certified according to Vietnam's law.

Article 3. Notification of results of settlement of nationality-related matters

The Ministry of Justice shall make notification to applicants for naturalization in Vietnam or restoration or renunciation of Vietnamese nationality under Article 41 of the Law on Vietnamese Nationality and concurrently to People's Committees of provinces or centrally run cities (below referred to as provincial-level People's Committees), if the applicants submit dossiers in the country.

Applicants for restoration or renunciation of Vietnamese nationality who submit dossiers at overseas Vietnamese representative missions will be notified of settlement results via the Ministry of Foreign Affairs.

Article 4. Fees for settlement of nationality-related matters

1. Applicants for naturalization in Vietnam, restoration or renunciation of Vietnamese nationality and registrants for retention of Vietnamese nationality shall pay fees, except for cases specified in Clause 2 of this Article.

The rates and the collection, payment, management and use of fees shall be prescribed by the Minister of Finance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Those who have made special meritorious contributions to Vietnam's national construction and defense and now apply for naturalization in Vietnam or restoration of Vietnamese nationality;

b/ Those who are categorized as poor under law;

c/ Stateless persons who apply for naturalization in Vietnam under Article 22 of the Law on Vietnamese Nationality.

3. Agencies receiving dossiers of application for naturalization in Vietnam or restoration of Vietnamese nationality shall base themselves on the Finance Ministry's regulations to decide on fee exemption on a case-by-case basis.

Chapter II

DETAILED PROVISIONS AND GUIDANCE ON A NUMBER OF ARTICLES ON NATURALIZATION IN VIETNAM, RESTORATION AND RENUNCIATION OF VIETNAMESE NATIONALITY AND REGISTRATION FOR RETENTION OF VIETNAMESE NATIONALITY

Section I. NATURALIZATION IN VIETNAM

Article 5. Some conditions on naturalization in Vietnam

Points c, d and e, Clause 1, Article 19 of the Law on Vietnamese Nationality are specified as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Applicants for naturalization in Vietnam under Clauses 1 and 2. Article 19 of the Law on Vietnamese Nationality must be those who permanently reside in Vietnam and possess permanent residence cards granted by competent Vietnamese agencies.

An applicant's period of temporary residence in Vietnam will be counted from the day he/she is granted a permanent residence card.

3. The applicant's ability to make a living in Vietnam must be proved by his/her assets and lawful income sources or guaranteed by an organization or individual in Vietnam.

Article 6. Cases eligible for exemption from some conditions on naturalization in Vietnam

Points b and c, Clause 2, Article 19 of the Law on Vietnamese Nationality are specified as follows:

1. Persons having made special meritorious contributions to Vietnam's national construction and defense are those who have been awarded orders, medals or other honorable titles by the State of Democratic Republic of Vietnam, the Provisional Revolutionary Government of the Republic of South Vietnam or the State of the Socialist Republic of Vietnam or have their special meritorious contribution certified by competent Vietnamese agencies.

2. Persons whose naturalization in Vietnam is helpful to the State of the Socialist Republic of Vietnam must be those who have talents in scientific, technological, cultural, social, art and sport domains and are certified by their employing agencies or organizations and ministerial-level state management agencies or provincial-level People's Committees that their naturalization in Vietnam will contribute to the development of these domains.

Article 7. Some papers in dossiers of application for naturalization in Vietnam

1. Papers defined at Points b. e. f and g. Clause 1, Article 20 of the Law on Vietnamese Nationality are specified as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Paper evidencing the applicants' Vietnamese language skills is either of the following papers: copy of a Vietnamese postgraduate, university, college, professional secondary, upper secondary or lower secondary diplomas; copy of a diploma or certificate of Vietnamese language skills granted by a Vietnamese language training establishment.

In case the applicants declare that they know Vietnamese sufficiently to integrate into the Vietnamese community according to Clause 1, Article 5 of this Decree but have none of the above-said papers, provincial-level Justice Departments shall directly interview them to test their Vietnamese language skills under the guidance of the Ministry of Justice. Interview results must be recorded in writing. Interviewers shall base themselves on criteria specified in Clause 1. Article 5 of this Decree to make proposals and take responsibility for their proposals;

c/ Copies of birth certificates of minor children who are naturalized in Vietnam together with their parents or other papers proving their father/mother-child relations. If only one parent is naturalized in Vietnam and the minor child who is living with that parent is also naturalized in Vietnam, written consent of both parents on the naturalization in Vietnam of their child is also required;

d/ A copy of the permanent residence card;

e/ Paper proving the applicants' ability to make a living in Vietnam is any of the following papers: paper evidencing property ownership rights; written certification of the wage or income level, issued by the employing agency or organization of the applicant; written certification of taxable incomes, issued by a tax office; paper evidencing the guarantee by an organization or individual in Vietnam; or written certification of the applicant's ability to make his/her living in Vietnam, made by the People's Committee of the commune, ward or township (below referred to as commune-level People's Committee) where the applicant resides.

2. Persons exempted from some conditions on naturalization in Vietnam prescribed in Clause 2, Article 19 of the Law on Vietnamese Nationality shall submit papers proving their eligibility for exemption, specifically:

a/ Persons whose spouses are Vietnamese citizens shall submit copies of marriage certificates to evidence their marriage relations:

b/ Persons who are natural parents or natural offsprings of Vietnamese citizens shall submit copies of birth certificates or other valid papers to evidence their father/mother-child relations;

c/ Persons who have made special meritorious contributions to Vietnam's national construction and defense shall submit copies of their orders, medals, certificates of other honorable titles or written certification issued by competent Vietnamese agencies or organizations:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. A dossier of application for naturalization in Vietnam shall be made in three sets to be kept at the Office of the President, the Ministry of Justice and the dossier-receiving agency.

Article 8. Naturalization in Vietnam under Article 22 of the Law on Vietnamese Nationality

1. Stateless persons who do not have adequate personal identification papers but have been stably residing in the Vietnamese territory since July 1, 1989, or before (below referred to as stateless persons) and wish to be naturalized in Vietnam shall compile dossiers of application for naturalization in Vietnam. Such a dossier comprises an application for naturalization in Vietnam and a curriculum vitae made according to a form prescribed by the Ministry of Justice.

2. The order of and procedures for processing dossiers of application for naturalization in Vietnam of stateless persons specified in Clause 1 of this Article are as follows:

a/ The provincial-level People's Committee shall direct the provincial-level Justice Department to coordinate with the provincial-level Police Department, the Foreign Affairs Department and People's Committees of districts, towns or provincial-level cities (below referred to as district-level People's Committees) in guiding commune-level People's Committees in reviewing and making lists of applicants for naturalization in Vietnam, assisting them in compiling application dossiers and verifying their personal identity.

District-level People's Committees shall examine the lists of applicants for naturalization in Vietnam and their application dossiers and propose the provincial-level Justice Service to settle matters of naturalization in Vietnam.

The provincial-level Justice Service shall coordinate with the provincial-level Police Department and Foreign Affairs Department in appraising and reporting cases of application to the provincial-level People's Committee chairman.

b/ The provincial-level People's Committee chairman shall consider and draw conclusions and make proposals on the naturalization in Vietnam of listed persons and send their proposals to the Ministry of Justice;

c/ Based on the list of accepted applicants and their dossiers sent by the provincial-level People Committee, the Minister of Justice shall, under the authorization of the Prime Minister, sign and submit a report, enclosed with the list of accepted applicants and their dossiers, to the President for consideration and decision. In case of necessity, the Ministry of Justice may consult the Ministry of Public Security and the Ministry of Foreign Affairs before submitting the cases to the President.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The Ministry of Justice shall coordinate with the Ministry of Public Security and the Ministry of Foreign Affairs in guiding provincial-level People's Committees in working out plans on reviewing and making lists of applicants for naturalization in Vietnam and supporting the processing of dossiers of application for naturalization in Vietnam for persons defined in Clause 1 of this Article.

Section 2. RESTORATION OF VIETNAMESE NATIONALITY

Article 9. Some conditions on restoration of Vietnamese nationality

The conditions prescribed at Points c, d and e. Clause 1, Article 23 of the Law on Vietnamese Nationality are specified as follows:

1. Persons who have made special meritorious contributions to Vietnam's national construction and defense and persons whose restoration of Vietnamese nationality is helpful to the State of the Socialist Republic of Vietnam are as defined in Clauses 1 and 2, Article 6 of this Decree.

2. Persons who make investment in Vietnam must have investment projects with investment certificates granted by competent Vietnamese agencies.

Article 10. Some papers in dossiers of application for restoration of Vietnamese nationality

1. Papers specified at Points e and f. Clause 1, Article 24 of the Law on Vietnamese Nationality include:

a/ Paper evidencing that the applicant is a former Vietnamese national is either of the following papers: copy of the birth certificate: copy of the decision permitting renunciation of Vietnamese nationality or the certificate of loss of Vietnamese nationality; or another paper stating his/her previous Vietnamese nationality or valid for evidencing his/her previous Vietnamese nationality;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. For minor children who restore their Vietnamese nationality together with their parents, copies of their birth certificates or other papers evidencing their father/mother-child relations are required. If only one parent restores Vietnamese nationality and the minor child who is living with that parent also restores Vietnamese nationality, written consent of both parents on their child's restoration of Vietnamese nationality is required.

3. A dossier of application for restoration of Vietnamese nationality shall be made in three sets to be kept at the Office of the President, the Ministry of Justice and the dossier-receiving agency.

Article 11. Verification of dossiers of application for restoration of Vietnamese nationality

1. When it is necessary to further verify the personal identity of applicants for restoration of Vietnamese nationality as prescribed in Clause 3, Article 25 of the Law on Vietnamese Nationality, the Ministry of Justice shall send to the Ministry of Public .Security a written request clearly stating to-be-verified contents.

2. Within 30 days after the receipt of the written request from the Ministry of Justice, the Ministry of Public Security shall conduct verification and issue a written reply to the Ministry of Justice.

Section 3. RENUNCIATION OF VIETNAMESE NATIONALITY

Article 12. Cases not yet permitted for renunciation of Vietnamese nationality

For those who owe tax to the State or have a property obligation toward an agency, organization or individual in Vietnam as prescribed at Point a. Clause 2. Article 27 of the Law on Vietnamese Nationality, if the creditor makes a written request for suspension of the renunciation of Vietnamese nationality, the dossier-receiving agency shall not settle the renunciation of Vietnamese nationality.

Article 13. Some papers in dossiers of application for renunciation of Vietnamese nationality

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Paper evidencing that the applicant is carrying out procedures for acquisition of foreign nationality is the paper granted by a competent foreign agency to certify or guarantee that this person is permitted for naturalization in a foreign country, unless the law of that country does not provide for the issuance of these papers. In case the applicant for renunciation of Vietnamese nationality has already acquired foreign nationality, he/she shall submit a copy of his/her passport or other personal identification papers granted by a competent foreign agency to evidence that he/she has foreign nationality.

2. The written certification prescribed at Point g, Clause 1, Article 28 of the Law on Vietnamese Nationality shall be made by the head of the agency, organization or unit which has issued the decision on the applicant's retirement, dismissal, removal from office or relief from post or demobilization under regulations of the sector to certify that the applicant's renunciation of Vietnamese nationality does not affect the protection of national secrets or is not contrary to these regulations.

3. A dossier of application for renunciation of Vietnamese nationality shall be made in three sets to be kept at the Office of the President, the Ministry of Justice and the dossier-receiving agency.

Article 14. Responsibilities of agencies, organizations and individuals for notification of cases not yet permitted or ineligible for renunciation of Vietnamese nationality

Within 60 days after the date the provincial-level Justice Department publishes information on applicants for renunciation of Vietnamese nationality under Clause 2. Article 29 of the Law on Vietnamese Nationality, if police offices, civil judgment enforcement agencies and other agencies, organizations or individuals detect that applicants for renunciation of Vietnamese nationality fall into cases not yet permitted or ineligible for renunciation of Vietnamese nationality prescribed in Clauses 2, 3 and 4. Article 27 of the Law on Vietnamese Nationality, they shall immediately notify such to the provincial-level Justice Department which has published information on these applicants.

Article 15. Verification of personal identity of applicants for renunciation of Vietnamese nationality

1. In case the applicants for renunciation of Vietnamese nationality are not eligible for exemption from verification of personal identity under Article 30 of the Law on Vietnamese Nationality, the Ministry of Justice shall make and send a written request to the Ministry of Public Security for personal identity verification.

2. Within 30 days after the receipt of the Justice Ministry's request, the Ministry of Public Security shall conduct verification and issue a written reply to the Ministry of Justice.

Section 4. DEPRIVATION OF VIETNAMESE NATIONALITY, ANNULMENT OF DECISIONS ON THE GRANT OF VIETNAMESE NATIONALITY

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. In case a provincial-level People's Committee or an overseas Vietnamese representative mission proposes the deprivation of Vietnamese nationality of persons who commit acts defined in Clause 1. Article 31 of the Law on Vietnamese Nationality, a dossier comprises:

a/ The written proposal for deprivation of Vietnamese nationality, made by the provincial-level People's Committee or overseas Vietnamese representative mission;

b/ Verification documents and conclusions of competent agencies about the act committed by the person proposed for deprivation of Vietnamese nationality;

c/ Written denunciation against the person proposed for deprivation of Vietnamese nationality (if any).

2. In case courts which have adjudicated persons for acts defined in Clause 1. Article 31 of the Law on Vietnamese Nationality propose the deprivation of Vietnamese nationality of these persons, a dossier comprises:

a/ The court's written proposal for deprivation of Vietnamese nationality;

b/ The legally effective judgment and relevant documents.

Article 17. Dossiers of proposal for annulment of decisions on the grant of Vietnamese nationality

1. In case a provincial-level People's Committee proposes the annulment of a decision of the grant of Vietnamese nationality to persons who commits acts defined in Clause 1, Article 33 of the Law on Vietnamese Nationality, a dossier comprises:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Verification documents and conclusion of competent agencies about the act committed by the person proposed for annulment of the decision on the grant of Vietnamese nationality:

c/ Written denunciation against the person proposed for annulment for the decision on the grant of Vietnamese nationality (if any).

2. In case courts which have adjudicated accused persons for acts defined in Clause 1. Article 33 of the Law on Vietnamese Nationality propose the annulment of the decision on the grant of Vietnamese nationality, a dossier comprises:

a/ The written proposal of the court for the deprivation of Vietnamese nationality;

b/ The legally effective judgment and relevant documents.

Section 5. REGISTRATION FOR RETENTION OF VIETNAMESE NATIONALITY, NOTIFICATION OF HOLDING OF FOREIGN NATIONALITY

Article 18. Retention of Vietnamese nationality

1. If overseas Vietnamese who have not yet lost Vietnamese nationality under Vietnam's law prior to July 1, 2009, but do not have valid Vietnamese passports wish to retain Vietnamese nationality, they shall register for retention of Vietnamese nationality.

2. The registration for retention of Vietnamese nationality may be carried out through July 1, 2014. Past this deadline, if persons defined in Clause 1 of this Article still fail to register for retention of Vietnamese nationality, they shall lose Vietnamese nationality; if they wish to acquire Vietnamese nationality, they shall carry out procedures for restoration of Vietnamese nationality according to law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Overseas Vietnamese representative missions competent to carry out the registration for retention of Vietnamese nationality are those based in or in charge of the countries of which the registrants for retention of Vietnamese nationality are citizens or where the registrants for retention for Vietnamese nationality reside.

2. In case Vietnam has not yet established diplomatic relations with, opened representative missions in or assigned representative missions to take charge of countries where the registrants for retention of Vietnamese nationality reside, the registration for retention of nationality shall be carried out at the overseas Vietnamese representative mission in a third country under the authorization of the Ministry of Foreign Affairs.

Article 20. Order of and procedures for registration for retention of Vietnamese nationality

1. The registrant for retention of Vietnamese nationality shall submit a declaration, made according to a set form, and a copy of the paper evidencing his/her Vietnamese nationality to an agency competent to carry out registration for retention for Vietnamese nationality specified in Article 19 of this Decree (below referred to as the registering agency).

2. When receiving the declaration of registration for retention of Vietnamese nationality, the registering agency shall record the registration in the Vietnamese nationality retention register and grant a certificate of registration for retention of Vietnamese nationality to the applicant.

3. In case the registrant for retention of Vietnamese nationality possesses papers to evidence that he/she has Vietnamese nationality, the registering agency shall write in the nationality retention register that the applicant holds Vietnamese nationality.

In case the registrant for retention of Vietnamese nationality does not possess adequate papers to prove his/her Vietnamese nationality or possesses unclear papers, the registering agency shall coordinate with concerned agencies and organizations in conducting verification under the guidance of the Ministry of Justice, the Ministry of Foreign Affairs and the Ministry of Public Security to determine whether the applicant holds Vietnamese nationality. Verification results must also be recorded in the nationality retention register.

Article 21. Notification of acquisition of foreign nationality.

1. From July 1, 2009, Vietnamese citizens who, for any reasons, acquire foreign nationality but do not lose Vietnamese nationality will still have Vietnamese nationality.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Upon receiving written notifications of acquisition of foreign nationality from Vietnamese citizens, overseas Vietnamese representative missions and provincial-level Justice Departments shall record them in the nationality register.

Chapter III

RECORDING OF NATIONALITY-RELATED MATTERS IN CIVIL STATUS REGISTERS

Article 22. Recording of Vietnamese nationality of children whose parents are stateless persons

The recording of Vietnamese nationality of children upon their birth under Article 17 of the Law on Vietnamese Nationality will be carried out through birth registration. When making birth registration, civil status-registering agencies shall write Vietnam nationality of these children in birth registers and birth certificates.

Article 23. Recording of nationality-related matters of persons permitted for naturalization in Vietnam or restoration of Vietnamese nationality in civil status registers

If persons permitted for naturalization in Vietnam or restoration of Vietnamese nationality who return to live in the country have civil status papers issued by competent foreign agencies, they shall carry out procedures for recording in civil status registers at provincial-level Justice Departments of localities where they reside according to the civil status law. If they apply for the issuance of relevant civil status papers, provincial-level Justice Department shall write their Vietnamese nationality in to-be issued papers.

Article 24. Recording of nationality in civil status papers for Vietnamese citizens who concurrently hold foreign nationality

When Vietnamese citizens who concurrently hold foreign nationality make civil status registration with competent Vietnamese agencies, their Vietnamese and foreign nationalities will be written in civil status papers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Provincial-level Justice Departments shall notify civil status management agencies which archive birth registers containing the names of persons who have renounced their Vietnamese nationality for taking notes of the change of their nationality in the birth registers.

2. In case persons who are permitted for renunciation of Vietnamese nationality have made birth registration at overseas Vietnamese representative missions, these missions shall take notes of the change of their nationality in the birth registers.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES OF AGENCIES FOR STATE MANAGEMENT OF NATIONALITY

Article 26. Responsibilities of the Ministry of Justice

The Ministry of Justice shall assist the Government in performing the uniform state management of nationality nationwide and have the following responsibilities:

1. To elaborate and submit to competent state agencies for promulgation or promulgate according to its competence legal documents on nationality:

2. To guide and direct provincial-level People's Committees in organizing the implementation of legal documents on nationality;

3. To coordinate with the Ministry of Foreign Affairs in guiding and directing overseas Vietnamese representative missions to implement legal documents on nationality:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. To propagate and disseminate the nationality law:

6. To promulgate and manage forms of papers and books on Vietnamese nationality;

7. To inspect, examine and settle according to its competence complaints and denunciations about the settlement of matters related to Vietnamese nationality;

8. To examine dossiers and coordinate with the Ministry of Public Security in verifying dossiers of nationality-related matters according to law;

9. The Minister of Justice shall, under the authorization of the Prime Minister, sign and submit reports on the grant, restoration or renunciation of Vietnamese nationality to the President;

10. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs and the Ministry of Public Security in. negotiating and concluding treaties on nationality.

11. To build and direct the building of a national Vietnamese nationality database;

12. Upon the expiration of the time limits prescribed in Articles 8 and 18 of this Decree, to direct provincial-level People's Committees reviewing the naturalization in Vietnam by stateless persons: and coordinate with Ministry of Foreign Affairs to direct overseas Vietnamese representative missions in reviewing the registration of retention of Vietnamese nationality for reporting to the Government.

Article 27. Responsibilities of the Ministry of Foreign Affairs

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice in, guiding and directing overseas Vietnamese representative missions to implement legal documents on nationality.

2. To coordinate with the Ministry of Justice in examining and inspecting nationality-related matters handled by overseas Vietnamese representative missions.

3. To propagate and disseminate the nationality law among Vietnamese citizens abroad.

4. To review the situation and make statistics of nationality-related matters already annually settled by overseas Vietnamese representative missions for reporting to the Ministry of Justice.

5. To coordinate with the Ministry of Justice in negotiating and concluding treaties on nationality.

6. To publish on its website information on entities subject to. the time limit, competent agencies and order and procedures for settlement of registration for retention of Vietnamese nationality by the end of July 1. 2014; to assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice and the Ministry of Public Security in. providing specific guidance on settling problems arising in the registration for retention of Vietnamese nationality.

7. Upon the expiration of the time limit prescribed in Article 18 of Decree, to direct overseas Vietnamese representative missions to make final review of the registration for retention of Vietnamese nationality for notification to the Ministry of Justice.

Article 28. Responsibilities of the Ministry of Public Security

1. The Ministry of Public Security shall coordinate with the Ministry of Justice in the process of settling nationality-related matters, examine, verify or guide and direct local police offices in verifying the personal identity of applicants for naturalization in Vietnam, restoration or renunciation of Vietnamese nationality or persons proposed for deprivation of Vietnamese nationality or annulment of decisions on the grant of Vietnamese nationality.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 29. Responsibilities of provincial-level People's Committees

Provincial-level People's Committees shall perform the state management of nationality in their localities and have the following responsibilities:

1. To consider and give their opinions on cases of application for naturalization in Vietnam, restoration or renunciation of Vietnamese nationality, deprivation of Vietnamese nationality or annulment of decisions on the grant of Vietnamese nationality.

2. To propagate and disseminate the law on nationality.

3. To assess the situation and make statistics of nationality-related matters already settled for annual reporting to the Ministry of Justice.

4. To settle complaints and denunciations according to their competence.

5. Upon the expiration of the time limit prescribed in Article 8 of this Decree, to review the settlement of the naturalization in Vietnam for stateless persons for reporting to the Ministry of Justice.

Article 30. Responsibilities of overseas Vietnamese representative missions

Overseas Vietnamese representative missions shall perform the state management of Vietnamese nationality in areas under their management and have the following responsibilities:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To make registration for retention of Vietnamese nationality for overseas Vietnamese and notify the results to the registrants.

3. To propagate and disseminate the law on nationality among overseas Vietnamese citizens.

4. To assess the situation and make statistics of nationality-related matters already settled by overseas Vietnamese representative missions for annual reporting to the Ministry of Foreign Affairs.

5. To settle complaints and denunciations about nationality-related matters according to their competence.

6. To publish on their websites information on the order, procedures and time limit for registration of retention of Vietnamese nationality up to July 1, 2014.

7. Upon the expiration of the time limit prescribed in Article 18 of this Decree, to review the registration for retention of Vietnamese nationality for reporting to the Ministry of Foreign Affairs and the Ministry of Justice.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 31. Effect

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 32. Implementation responsibilities

The Ministry of Justice, the Ministry of Foreign Affairs and the Ministry of Public Security shall, within the ambit of their functions and tasks, detail a number of articles of this Decree and guide some others so as to meet the requirements of state management of nationality-related matters.

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People's Committees shall implement this Decree.-

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER





Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 78/2009/NĐ-CP ngày 22/09/2009 Hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


32.976

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.214.91
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!