Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 105/2006/NĐ-CP bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ quản lý nhà nước hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ

Số hiệu: 105/2006/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 22/09/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 105/2006/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2006

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, gồm việc xác định hành vi, tính chất và mức độ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, xác định thiệt hại, yêu cầu và giải quyết yêu cầu xử lý xâm phạm, xử lý xâm phạm bằng biện pháp hành chính, kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, giám định sở hữu trí tuệ và quy định quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ hoặc có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Hành vi xâm phạm” là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

2. "Xử lý hành vi xâm phạm” là xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

3. “Người xâm phạm” là tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

4. "Yếu tố" là sản phẩm, quy trình hoặc là một phần, bộ phận cấu thành sản phẩm hoặc quy trình.

5. "Yếu tố xâm phạm" là yếu tố được tạo ra từ hành vi xâm phạm.

6. "Hành vi bị xem xétlà hành vi bị nghi ngờ là hành vi xâm phạm và bị xem xét nhằm đưa ra kết luận có phải là hành vi xâm phạm hay không.

7. "Đối tượng bị xem xét” là đối tượng bị nghi ngờ và bị xem xét nhằm đưa ra kết luận đó có phải là đối tượng xâm phạm hay không.

8. "Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm” dùng để chỉ đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp để xử lý hành vi xâm phạm.

Điều 4. Áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Tuỳ theo tính chất và mức độ, hành vi xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự theo quy định tại Phần thứ năm (Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ) của Luật Sở hữu trí tuệ và theo quy định sau đây:

1. Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.

Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

2. Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ, theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện.

Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm và các biện pháp khắc phục hậu quả tuân theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.

3. Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Chương 2:

XÁC ĐỊNH HÀNH VI, TÍNH CHẤT VÀ MỨC ĐỘ XÂM PHẠM, XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI

Mục 1: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH HÀNH VI, TÍNH CHẤT VÀ MỨC ĐỘ XÂM PHẠM

Điều 5. Xác định hành vi xâm phạm

Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ sau đây:

1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.

3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.

4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.

Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

Điều 6. Căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ

1. Việc xác định đối tượng được bảo hộ được thực hiện bằng cách xem xét các tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh, xác lập quyền theo quy định tại Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ.

2. Đối với các loại quyền sở hữu trí tuệ đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, đối tượng được bảo hộ được xác định theo giấy chứng nhận đăng ký, văn bằng bảo hộ và các tài liệu kèm theo giấy chứng nhận đăng ký, văn bằng bảo hộ đó.

3. Đối với quyền tác giả, quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng không đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì các quyền này được xác định trên cơ sở bản gốc tác phẩm, bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và các tài liệu liên quan (nếu có).

Trong trường hợp bản gốc tác phẩm, bản định hình đầu tiên của cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và các tài liệu liên quan không còn tồn tại, quyền tác giả, quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng được xem là có thực trên cơ sở các thông tin về tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng và về đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan tương ứng, được thể hiện thông thường trên các bản sao được công bố hợp pháp.

4. Đối với tên thương mại, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở quá trình sử dụng, lĩnh vực và lãnh thổ sử dụng tên thương mại đó.

5. Đối với bí mật kinh doanh, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở các tài liệu thể hiện nội dung, bản chất của bí mật kinh doanh và thuyết minh, mô tả về biện pháp bảo mật tương ứng.

6. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ thể hiện sự nổi tiếng của nhãn hiệu theo các tiêu chí quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Điều 7. Yếu tố xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

1. Yếu tố xâm phạm quyền tác giả có thể thuộc một trong các dạng sau đây:

a) Bản sao tác phẩm được tạo ra một cách trái phép;

b) Tác phẩm phái sinh được tạo ra một cách trái phép;

c) Tác phẩm giả mạo tên, chữ ký của tác giả, mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền tác giả;

d) Phần tác phẩm bị trích đoạn, sao chép, lắp ghép trái phép;

đ) Sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền tác giả bị vô hiệu hoá trái phép.

Sản phẩm có yếu tố xâm phạm quy định tại khoản này bị coi là sản phẩm xâm phạm quyền tác giả.

2. Yếu tố xâm phạm quyền liên quan có thể thuộc một trong các dạng sau đây:

a) Bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn được tạo ra một cách trái phép;

b) Bản sao bản định hình cuộc biểu diễn, bản sao bản ghi âm, ghi hình, bản sao chương trình phát sóng được tạo ra một cách trái phép;

c) Một phần hoặc toàn bộ cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng bị sao chép, trích ghép trái phép; một phần hoặc toàn bộ chương trình phát sóng bị thu, giải mã và phân phối trái phép;

d) Sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền liên quan bị vô hiệu hoá trái phép; bản định hình cuộc biểu diễn bị dỡ bỏ hoặc bị thay đổi một cách trái phép thông tin về quản lý quyền liên quan.

Sản phẩm có chứa yếu tố xâm phạm quy định tại khoản này bị coi là sản phẩm xâm phạm quyền liên quan.

3. Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả là phạm vi bảo hộ quyền tác giả được xác định theo hình thức thể hiện bản gốc tác phẩm; được xác định theo nhân vật, hình tượng, cách thể hiện tính cách nhân vật, hình tượng, tình tiết của tác phẩm gốc trong trường hợp xác định yếu tố xâm phạm đối với tác phẩm phái sinh.

4. Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền liên quan là phạm vi bảo hộ quyền liên quan đã được xác định theo hình thức thể hiện bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

5. Để xác định một bản sao hoặc tác phẩm (hoặc bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng) có phải là yếu tố xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan hay không, cần so sánh bản sao hoặc tác phẩm đó với bản gốc tác phẩm (bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng) hoặc tác phẩm gốc.

Bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng bị coi là yếu tố xâm phạm trong các trường hợp sau đây:

a) Bản sao là bản sao chép một phần hoặc toàn bộ tác phẩm, bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đang được bảo hộ của người khác;

b) Tác phẩm (phần tác phẩm) là một phần hoặc toàn bộ tác phẩm, bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đang được bảo hộ của người khác;

c) Tác phẩm, phần tác phẩm có nhân vật, hình tượng, cách thể hiện tính cách nhân vật, hình tượng, tình tiết của tác phẩm đang được bảo hộ của người khác.

6. Sản phẩm có yếu tố xâm phạm quy định tại điểm a và điểm d khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2 Điều này bị coi là hàng hoá sao chép lậu theo quy định tại Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Điều 8. Yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế

1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế có thể thuộc một trong các dạng sau đây:

a) Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm trùng hoặc tương đương với sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;

b) Quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;

c) Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm được sản xuất theo quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế.

2. Căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế là phạm vi bảo hộ sáng chế được xác định theo Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Điều 9. Yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) có thể thuộc một trong các dạng sau đây:

a) Thiết kế bố trí được tạo ra do sao chép trái phép thiết kế bố trí được bảo hộ;

b) Mạch tích hợp bán dẫn được tạo ra một cách trái phép theo thiết kế bố trí được bảo hộ;

c) Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm gắn mạch tích hợp bán dẫn quy định tại điểm b khoản này.

2. Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí là phạm vi bảo hộ quyền đối với thiết kế bố trí được xác định theo Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

Điều 10. Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp

1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là sản phẩm hoặc phần của sản phẩm mà hình dáng bên ngoài không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.

2. Căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được xác định theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

3. Sản phẩm, phần sản phẩm bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét, kể cả trường hợp đã được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, có tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao (gần như không thể phân biệt được sự khác biệt) của kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu khác đã được bảo hộ mà không được sự đồng ý của người đó;

b) Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét có tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm được bảo hộ của người khác.

4. Kiểu dáng công nghiệp của một sản phẩm (phần sản phẩm) chỉ bị coi là không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này khi kiểu dáng công nghiệp đó là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ.

Điều 11. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.

2. Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.

3. Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:

a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

b) Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.

4. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu:

a) Dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

b) Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều này hoặc hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

5. Trường hợp sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt về tổng thể cấu tạo và cách trình bày so với nhãn hiệu được bảo hộ cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại thuộc phạm vi bảo hộ thì bị coi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu theo quy định tại Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Điều 12. Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý

1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được thể hiện dưới dạng dấu hiệu gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.

2. Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý là phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý được xác định tại Quyết định đăng bạ chỉ dẫn địa lý.

3. Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với chỉ dẫn địa lý và so sánh sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý, trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với chỉ dẫn địa lý nếu giống với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý; một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý nếu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý đó về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý;

b) Sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, trong đó sản phẩm bị coi là trùng hoặc tương tự nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ;

c) Đối với rượu vang, rượu mạnh, ngoài quy định tại điểm a, điểm b khoản này, dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, kể cả thể hiện dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy được sử dụng cho sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cũng bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

4. Trường hợp sản phẩm mang dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt về tổng thể cấu tạo và cách trình bày so với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm cùng loại thuộc phạm vi bảo hộ thì bị coi là hàng hoá giả mạo chỉ dẫn địa lý quy định tại Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Điều 13. Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại

1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại được thể hiện dưới dạng chỉ dẫn thương mại gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ.

2. Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại là phạm vi bảo hộ tên thương mại được xác định trên cơ sở các chứng cứ thể hiện việc sử dụng tên thương mại đó một cách hợp pháp, trong đó xác định cụ thể về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại.

3. Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với tên thương mại được bảo hộ và phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ, dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với tên thương mại được bảo hộ nếu giống với tên thương mại về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái; một dấu hiệu bị coi là tương tự với tên thương mại được bảo hộ nếu tương tự về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại được bảo hộ;

b) Sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là trùng hoặc tương tự với sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại được bảo hộ nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ.

Điều 14. Yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng

1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng có thể thuộc một trong các dạng sau đây:

a) Sử dụng cây giống hoàn chỉnh hoặc vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ để thực hiện các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật Sở hữu trí tuệ mà không được phép của chủ Bằng bảo hộ;

b) Sử dụng giống cây hoàn chỉnh hoặc vật liệu nhân giống của các giống cây trồng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 187 của Luật Sở hữu trí tuệ;

c) Quy trình sản xuất giống cây trồng quy định tại khoản 3 Điều 187 của Luật Sở hữu trí tuệ;

d) Sử dụng tên của một giống cây trồng cùng loài hoặc loài gần với loài của giống được bảo hộ mà tên này trùng hoặc tương tự tới mức nhầm lẫn với tên của giống được bảo hộ nói trên;

đ) Quy định tại điểm a, điểm b khoản này cũng áp dụng đối với vật liệu thu hoạch nếu chủ Bằng bảo hộ chưa có điều kiện hợp lý để thực hiện quyền của mình đối với vật liệu nhân giống của cùng giống đó.

2. Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng:

a) Bản mô tả giống cây trồng được cơ quan bảo hộ giống cây trồng xác nhận;

b) Bằng bảo hộ giống cây trồng.

Điều 15. Căn cứ xác định tính chất và mức độ xâm phạm

1. Tính chất xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 199 của Luật Sở hữu trí tuệ được xác định dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Hoàn cảnh, động cơ xâm phạm: xâm phạm do vô ý, xâm phạm cố ý, xâm phạm do bị khống chế hoặc bị lệ thuộc, xâm phạm lần đầu, tái phạm;

b) Cách thức thực hiện hành vi xâm phạm: xâm phạm riêng lẻ, xâm phạm có tổ chức, tự thực hiện hành vi xâm phạm, mua chuộc, lừa dối, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi xâm phạm.

2. Mức độ xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 199 của Luật Sở hữu trí tuệ được xác định dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Phạm vi lãnh thổ, thời gian, khối lượng, quy mô thực hiện hành vi xâm phạm;

b) Ảnh hưởng, hậu quả của hành vi xâm phạm.

Mục 2: XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI

Điều 16. Nguyên tắc xác định thiệt hại

1. Thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ là sự tổn thất thực tế về vật chất và tinh thần do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

2. Được coi là có tổn thất thực tế nếu có đủ các căn cứ sau đây:

a) Lợi ích vật chất hoặc tinh thần là có thực và thuộc về người bị thiệt hại;

b) Người bị thiệt hại có khả năng đạt được lợi ích quy định tại điểm a khoản này;

c) Có sự giảm sút hoặc mất lợi ích của người bị thiệt hại sau khi hành vi xâm phạm xảy ra so với khả năng đạt được lợi ích đó khi không có hành vi xâm phạm và hành vi xâm phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút, mất lợi ích đó.

3. Mức độ thiệt hại được xác định phù hợp với yếu tố xâm phạm quyền đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

Việc xác định mức độ thiệt hại dựa trên chứng cứ về thiệt hại do các bên cung cấp, kể cả kết quả trưng cầu giám định và bản kê khai thiệt hại, trong đó làm rõ các căn cứ để xác định và tính toán mức thiệt hại.

Điều 17. Tổn thất về tài sản

1. Tổn thất về tài sản được xác định theo mức độ giảm sút hoặc bị mất về giá trị tính được thành tiền của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ.

2. Giá trị tính được thành tiền của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo một hoặc các căn cứ sau đây:

a) Giá chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;

b) Giá trị góp vốn kinh doanh bằng quyền sở hữu trí tuệ;

c) Giá trị quyền sở hữu trí tuệ trong tổng số tài sản của doanh nghiệp;

d) Giá trị đầu tư cho việc tạo ra và phát triển đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm các chi phí tiếp thị, nghiên cứu, quảng cáo, lao động, thuế và các chi phí khác.

Điều 18. Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận

1. Thu nhập, lợi nhuận quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:

a) Thu nhập, lợi nhuận thu được do sử dụng, khai thác trực tiếp đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;

b) Thu nhập, lợi nhuận thu được do cho thuê đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;

c) Thu nhập, lợi nhuận thu được do chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

2. Mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận được xác định theo một hoặc các căn cứ sau đây:

a) So sánh trực tiếp mức thu nhập, lợi nhuận thực tế trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm, tương ứng với từng loại thu nhập quy định tại khoản 1 Điều này;

b) So sánh sản lượng, số lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực tế tiêu thụ hoặc cung ứng trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm;

c) So sánh giá bán thực tế trên thị trường của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm.

Điều 19. Tổn thất về cơ hội kinh doanh

1. Cơ hội kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:

a) Khả năng thực tế sử dụng, khai thác trực tiếp đối tượng quyền sở hữu trí tuệ trong kinh doanh;

b) Khả năng thực tế cho người khác thuê đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;

c) Khả năng thực tế chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển nhượng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ cho người khác;

d) Cơ hội kinh doanh khác bị mất do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra.

2. Tổn thất về cơ hội kinh doanh là thiệt hại về giá trị tính được thành tiền của khoản thu nhập đáng lẽ người bị thiệt hại có thể có được khi thực hiện các khả năng quy định tại khoản 1 Điều này nhưng thực tế không có được khoản thu nhập đó do hành vi xâm phạm gây ra.

Điều 20. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại

Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ gồm chi phí cho việc tạm giữ, bảo quản, lưu kho, lưu bãi đối với hàng hoá xâm phạm, chi phí thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời, chi phí hợp lý để thuê dịch vụ giám định, ngăn chặn, khắc phục hành vi xâm phạm và chi phí cho việc thông báo, cải chính trên phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến hành vi xâm phạm.

Chương 3:

YÊU CẦU VÀ GIẢI QUYẾT YÊU CẦU XỬ LÝ XÂM PHẠM

Điều 21. Thực hiện quyền tự bảo vệ

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền tự bảo vệ theo quy định tại Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ và theo quy định chi tiết tại Điều này.

2. Các biện pháp công nghệ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:

a) Đưa các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, Văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu, phạm vi, thời hạn bảo hộ và các thông tin khác về quyền sở hữu trí tuệ lên sản phẩm, phương tiện dịch vụ, bản gốc và bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng (sau đây trong Điều này gọi chung là sản phẩm) nhằm thông báo rằng sản phẩm là đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ đang được bảo hộ và khuyến cáo người khác không được xâm phạm;

b) Sử dụng phương tiện hoặc biện pháp kỹ thuật nhằm đánh dấu, nhận biết, phân biệt, bảo vệ sản phẩm được bảo hộ.

3. Việc yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện bằng cách thông báo bằng văn bản cho người xâm phạm. Trong văn bản thông báo phải có các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, Văn bằng bảo hộ, phạm vi, thời hạn bảo hộ và phải ấn định một thời hạn hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm.

4. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ phải được thực hiện tuân theo quy định tại các Điều 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Nghị định này.

Điều 22. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm

1. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;

b) Tên, địa chỉ của người yêu cầu xử lý xâm phạm; họ tên người đại diện, nếu yêu cầu được thực hiện thông qua người đại diện;

c) Tên cơ quan nhận đơn yêu cầu;

d) Tên, địa chỉ của người xâm phạm; tên, địa chỉ của người bị nghi ngờ là người xâm phạm trong trường hợp yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm;

đ) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan (nếu có);

e) Tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

g) Thông tin tóm tắt về quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm: loại quyền, căn cứ phát sinh quyền, tóm tắt về đối tượng quyền;

h) Thông tin tóm tắt về hành vi xâm phạm: ngày, tháng, năm và nơi xảy ra xâm phạm, mô tả vắn tắt về sản phẩm xâm phạm, hành vi xâm phạm và các thông tin khác (nếu có).

Đối với đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm thì cần có thêm thông tin về cách thức xuất khẩu, nhập khẩu, nước xuất khẩu, cách thức đóng gói, người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp, đặc điểm phân biệt hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp với hàng hoá xâm phạm; nguy cơ xảy ra các tình huống cần áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt và các thông tin khác (nếu có);

i) Nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý xâm phạm;

k) Danh mục các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn;

l) Chữ ký của người làm đơn và đóng dấu (nếu có).

2. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm phải có các tài liệu, chứng cứ kèm theo nhằm chứng minh yêu cầu đó.

Điều 23. Tài liệu, chứng cứ, hiện vật, kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm

1. Người yêu cầu xử lý xâm phạm phải gửi kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm các tài liệu, chứng cứ, hiện vật sau đây để chứng minh yêu cầu của mình:

a) Chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền, nếu người yêu cầu là chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao, được thừa kế, kế thừa quyền sở hữu trí tuệ;

b) Chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm đã xảy ra; chứng cứ nghi ngờ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm (đối với đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm);

c) Bản sao Thông báo của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ gửi cho người xâm phạm, trong đó đã ấn định thời hạn hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm và chứng cứ chứng minh người xâm phạm không chấm dứt hành vi xâm phạm trong trường hợp nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ;

d) Chứng cứ về thiệt hại do sản phẩm xâm phạm gây ra cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội, bao gồm lương thực, thực phẩm, thuốc phòng bệnh và chữa bệnh, thức ăn dùng cho chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và môi trường trong trường hợp nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ;

đ) Chứng cứ và hiện vật về hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc sản phẩm, bộ phận sản phẩm, đề can, nhãn, mác, bao bì hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ; tài liệu chứng minh hành vi giao việc, đặt hàng, sản xuất, kinh doanh sản phẩm, bộ phận sản phẩm, đề can, nhãn, mác, bao bì hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ trong trường hợp nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ;

e) Chứng cứ chứng minh yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử phạt (nếu đồng thời yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử phạt).

2. Trong trường hợp yêu cầu xử lý xâm phạm được thực hiện thông qua người đại diện theo uỷ quyền thì phải kèm theo giấy ủy quyền hoặc hợp đồng uỷ quyền có công chứng hoặc có xác nhận của chính quyền địa phương; nếu thông qua người đại diện theo pháp luật thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh tư cách của người đại diện theo pháp luật.

Điều 24. Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền

Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 203 của Luật Sở hữu trí tuệ và quy định chi tiết tại khoản này được coi là chứng cứ chứng minh tư cách chủ thể quyền:

1. Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng, quyền của tác giả, quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng đã được đăng ký, chứng cứ chứng minh chủ thể quyền là một trong hai loại tài liệu sau đây:

a) Bản gốc Văn bằng bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; bản gốc Bằng bảo hộ giống cây trồng; bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan hoặc bản sao có công chứng hoặc xác nhận của cơ quan đã cấp các văn bằng trên;

b) Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp; Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan; Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền đối với giống cây trồng do cơ quan có thẩm quyền đăng ký các đối tượng đó cấp.

2. Đối với nhãn hiệu được đăng ký quốc tế, chứng cứ chứng minh chủ thể quyền là bản gốc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp, bản sao Công báo nhãn hiệu quốc tế của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc bản sao Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam, Công báo sở hữu công nghiệp có công chứng hoặc xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.

3. Đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ khác, chứng cứ chứng minh tư cách chủ thể quyền là các tài liệu, hiện vật, thông tin về căn cứ phát sinh quyền, xác lập quyền tương ứng theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b, điểm c khoản 3 Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ và được quy định cụ thể như sau:

a) Đối với quyền tác giả, quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng không đăng ký: bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá, kèm theo các tài liệu khác chứng minh việc tạo ra, công bố, phổ biến các đối tượng nói trên và các tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có);

b) Đối với bí mật kinh doanh: bản mô tả nội dung, hình thức lưu giữ, cách thức bảo vệ và phương thức có được bí mật kinh doanh;

c) Đối với tên thương mại: bản mô tả nội dung, hình thức sử dụng và quá trình sử dụng tên thương mại;

d) Đối với nhãn hiệu nổi tiếng: tài liệu thể hiện các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ và giải trình về quá trình sử dụng để nhãn hiệu trở thành nổi tiếng.

4. Trong trường hợp người yêu cầu xử lý xâm phạm là người được chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, được thừa kế hoặc kế thừa đối tượng quyền sở hữu trí tuệ thì ngoài tài liệu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, còn phải xuất trình bản gốc hoặc bản sao hợp pháp hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, hợp đồng sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ hoặc văn bản xác nhận quyền thừa kế, quyền kế thừa đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp việc chuyển giao đã được ghi nhận trong Văn bằng bảo hộ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ thì các tài liệu trên cũng được coi là chứng cứ chứng minh tư cách chủ thể quyền.

Điều 25. Chứng cứ chứng minh xâm phạm

1. Các tài liệu, hiện vật sau đây được coi là chứng cứ chứng minh xâm phạm:

a) Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tài liệu mô tả, vật mẫu, hiện vật có liên quan thể hiện đối tượng được bảo hộ;

b) Vật mẫu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị xem xét;

c) Bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ;

d) Biên bản, lời khai, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm.

2. Tài liệu, hiện vật quy định tại khoản 1 Điều này phải lập thành danh mục, có chữ ký xác nhận của người yêu cầu xử lý xâm phạm.

Điều 26. Trách nhiệm của người yêu cầu xử lý xâm phạm

1. Người yêu cầu xử lý xâm phạm phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về sự trung thực của các thông tin, tài liệu, chứng cứ mà mình cung cấp.

2. Người yêu cầu xử lý xâm phạm lợi dụng quyền yêu cầu xử lý xâm phạm nhằm mục đích không lành mạnh, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại.

Điều 27. Nộp đơn và giải quyết đơn yêu cầu xử lý xâm phạm

1. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm được nộp cho cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quy định tại Điều 200 của Luật Sở hữu trí tuệ (sau đây gọi là cơ quan xử lý xâm phạm).

2. Khi nhận được đơn yêu cầu xử lý xâm phạm, nếu thấy yêu cầu xử lý xâm phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác, thì cơ quan nhận đơn hướng dẫn để người nộp đơn thực hiện việc nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền hoặc chuyển đơn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận đơn.

3. Trong trường hợp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm chưa đủ tài liệu, chứng cứ, hiện vật cần thiết, thì cơ quan xử lý xâm phạm yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ và ấn định thời hạn hợp lý nhưng không quá ba mươi ngày để người yêu cầu xử lý xâm phạm bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết.

4. Trong các trường hợp sau đây, cơ quan xử lý xâm phạm từ chối yêu cầu xử lý xâm phạm, có nêu rõ lý do từ chối:

a) Hết thời hạn ấn định quy định tại khoản 3 Điều này mà người yêu cầu xử lý xâm phạm không đáp ứng yêu cầu của cơ quan xử lý xâm phạm về việc bổ sung tài liệu, chứng cứ, hiện vật có liên quan;

b) Hết thời hiệu xử lý xâm phạm theo quy định pháp luật;

c) Kết quả xác minh của cơ quan xử lý xâm phạm hoặc cơ quan công an cho thấy không có xâm phạm như mô tả trong đơn yêu cầu xử lý xâm phạm;

d) Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc không đủ căn cứ xử lý xâm phạm.

5. Trong trường hợp có tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan đã nhận đơn yêu cầu xử lý xâm phạm hướng dẫn người nộp đơn tiến hành thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp, khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp.

Chương 4:

XỬ LÝ XÂM PHẠM BẰNG BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH

Điều 28. Xác định giá trị hàng hoá vi phạm

1. Hàng hoá vi phạm:

a) Hàng hoá vi phạm theo quy định tại khoản 4 Điều 214 của Luật Sở hữu trí tuệ là phần (bộ phận, chi tiết) của sản phẩm có chứa yếu tố xâm phạm có thể lưu hành như một sản phẩm độc lập (sau đây gọi là hàng hóa xâm phạm);

b) Trường hợp không thể tách rời yếu tố xâm phạm thành phần sản phẩm độc lập theo quy định tại điểm a khoản này thì hàng hoá xâm phạm là toàn bộ sản phẩm chứa yếu tố xâm phạm.

2. Giá trị hàng hoá xâm phạm quy định tại khoản 4 Điều 214 của Luật Sở hữu trí tuệ do cơ quan xử lý xâm phạm xác định tại thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm, dựa trên các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Giá niêm yết của hàng hoá xâm phạm;

b) Giá thực bán của hàng hoá xâm phạm;

c) Giá thành của hàng hoá xâm phạm (nếu chưa được xuất bán);

d) Giá thị trường của hàng hoá tương đương có cùng chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng.

3. Giá trị hàng hóa xâm phạm được tính theo phần (bộ phận, chi tiết) sản phẩm xâm phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này hoặc tính theo giá trị của toàn bộ sản phẩm xâm phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

4. Trường hợp việc áp dụng các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này không phù hợp hoặc giữa cơ quan xử lý xâm phạm và cơ quan tài chính cùng cấp không thống nhất về việc xác định giá trị hàng hoá xâm phạm thì việc định giá do hội đồng xác định giá trị hàng hoá xâm phạm quyết định.

Việc thành lập, thành phần, nguyên tắc làm việc của hội đồng xác định giá trị hàng hoá xâm phạm thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 29. Xử lý hàng hoá xâm phạm

1. Đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó thì cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm áp dụng một trong các biện pháp sau đây:

a) Phân phối không nhằm mục đích thương mại hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại theo quy định tại Điều 30 của Nghị định này;

b) Tiêu huỷ theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này;

c) Buộc chủ hàng, người vận chuyển, người tàng trữ loại bỏ các yếu tố xâm phạm và đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh là hàng hoá giả mạo về nhãn hiệu, tái xuất đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng hoá giả mạo về nhãn hiệu, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về nhãn hiệu; nếu không loại bỏ được yếu tố xâm phạm khỏi hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó thì áp dụng biện pháp thích hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

Đối với hàng hoá nhập khẩu, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về chỉ dẫn địa lý, hàng hoá sao chép lậu thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, cơ quan xử lý xâm phạm áp dụng biện pháp buộc loại bỏ yếu tố xâm phạm và biện pháp thích hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

2. Đối với hàng hoá xâm phạm mà không phải là hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó, thì cơ quan xử lý xâm phạm áp dụng các biện pháp buộc chủ hàng, người vận chuyển, người tàng trữ hàng hoá loại bỏ yếu tố xâm phạm khỏi hàng hoá và áp dụng các biện pháp thích hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng hoá xâm phạm mà không phải là hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó, thì cơ quan xử lý xâm phạm áp dụng biện pháp thích hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

3. Nguyên liệu, vật liệu, phương tiện có chức năng duy nhất nhằm tạo ra, khai thác thương mại hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, hàng hoá xâm phạm hoặc thực tế chỉ được sử dụng duy nhất cho mục đích đó thì bị coi là nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, hàng hóa xâm phạm.

4. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, cơ quan xử lý xâm phạm quyết định áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này hoặc biện pháp khác, nếu xét thấy thích hợp. Trong quá trình ra quyết định xử lý xâm phạm cơ quan xử lý có thể xem xét đề nghị của các bên liên quan về việc xử lý xâm phạm.

Điều 30. Buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại

1. Việc buộc phân phối hoặc buộc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, hàng hoá xâm phạm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Hàng hoá có giá trị sử dụng;

b) Yếu tố xâm phạm đã được loại bỏ khỏi hàng hoá;

c) Việc phân phối, sử dụng không nhằm thu lợi nhuận và không ảnh hưởng một cách bất hợp lý tới việc khai thác bình thường quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, trong đó ưu tiên mục đích nhân đạo, từ thiện hoặc phục vụ lợi ích xã hội;

d) Người được phân phối, tiếp nhận để sử dụng không phải là khách hàng tiềm năng của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này cũng áp dụng đối với nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, hàng hóa xâm phạm.

Điều 31. Buộc tiêu huỷ

Biện pháp buộc tiêu huỷ hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, hàng hoá xâm phạm, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó được áp dụng trong trường hợp không hội đủ các điều kiện để áp dụng biện pháp buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại quy định tại Điều 30 của Nghị định này.

Điều 32. Tịch thu

Biện pháp tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

1. Trong trường hợp cấp thiết để bảo đảm chứng cứ không bị tiêu huỷ, tẩu tán, thay đổi hiện trạng hoặc ngăn ngừa khả năng dẫn đến hành vi xâm phạm tiếp theo.

2. Tổ chức, cá nhân xâm phạm không có khả năng, điều kiện để loại bỏ yếu tố xâm phạm khỏi hàng hoá hoặc cố tình không thực hiện yêu cầu loại bỏ yếu tố xâm phạm khỏi hàng hoá hoặc không thực hiện các biện pháp khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm.

3. Hàng hoá không xác định được nguồn gốc, chủ hàng nhưng có đủ căn cứ để xác định hàng hoá đó là hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ.

Điều 33. Các biện pháp hành chính khác và thẩm quyền, thủ tục xử phạt

Các hình thức xử phạt hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả khác, thẩm quyền, thủ tục xử phạt đối với hành vi xâm phạm được áp dụng theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.

Chương 5:

KIỂM SOÁT HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU LIÊN QUAN ĐẾN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Điều 34. Quyền yêu cầu kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền trực tiếp hoặc thông qua người đại diện nộp đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Điều 35. Cơ quan hải quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn

1. Chi cục Hải quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục Hải quan đó.

2. Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền tiếp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu thuộc thẩm quyền quản lý của Cục Hải quan đó.

3. Tổng cục Hải quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan tại các cửa khẩu thuộc thẩm quyền quản lý của từ hai Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

4. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ cũng có thể thực hiện việc nộp đơn cho từng Chi cục Hải quan hoặc Cục Hải quan trong các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

Điều 36. Thủ tục xử lý đơn

1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoặc trong thời hạn hai mươi tư giờ làm việc, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan có trách nhiệm xem xét, ra thông báo chấp nhận đơn, nếu người nộp đơn đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 và khoản 2 Điều 217 của Luật Sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp từ chối đơn, cơ quan hải quan phải trả lời bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu, nêu rõ lý do.

2. Trong trường hợp Tổng cục Hải quan chấp nhận đơn thì sau khi chấp nhận, Tổng cục Hải quan chuyển đơn và chỉ đạo các Cục Hải quan có liên quan thực hiện.

Trong trường hợp Cục Hải quan chấp nhận đơn thì sau khi chấp nhận, Cục Hải quan chuyển đơn và chỉ đạo các Chi cục Hải quan có liên quan thực hiện.

Chi cục Hải quan có trách nhiệm kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá nghi ngờ xâm phạm hoặc ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan trên cơ sở đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan và chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan.

Điều 37. Xử lý hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm

1. Trong trường hợp phát hiện hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm, theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc để thực hiện thẩm quyền xử phạt hành chính, cơ quan hải quan ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan, thông báo cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và chủ lô hàng về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng; trong đó nêu rõ tên, địa chỉ, số fax, điện thoại liên lạc của các bên; lý do và thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan.

2. Cơ quan hải quan tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng bị tạm dừng làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 3 Điều 218 của Luật Sở hữu trí tuệ và trong các trường hợp sau đây:

a) Quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan bị đình chỉ hoặc thu hồi theo quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo;

b) Người yêu cầu rút đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan.

Điều 38. Thủ tục kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ

Thủ tục kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ tuân theo quy định tại Nghị định này và các quy định có liên quan của pháp luật về hải quan.

Chương 6:

GIÁM ĐỊNH SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Điều 39. Nội dung và lĩnh vực giám định sở hữu trí tuệ

1. Giám định sở hữu trí tuệ bao gồm các nội dung sau đây:

a) Xác định tình trạng pháp lý, khả năng bảo hộ đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, phạm vi quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ;

b) Xác định các chứng cứ để tính mức độ thiệt hại;

c) Xác định yếu tố xâm phạm quyền, sản phẩm/dịch vụ xâm phạm, yếu tố là căn cứ để xác định giá trị đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ, đối tượng xâm phạm;

d) Xác định khả năng chứng minh tư cách chủ thể quyền, chứng minh xâm phạm, hàng hoá xâm phạm hoặc khả năng chứng minh ngược lại của các tài liệu, chứng cứ được sử dụng trong vụ tranh chấp hoặc xâm phạm;

đ) Các tình tiết khác của vụ tranh chấp, xâm phạm cần làm rõ.

2. Giám định sở hữu trí tuệ bao gồm các lĩnh vực sau đây:

a) Giám định về quyền tác giả và quyền liên quan;

b) Giám định về quyền sở hữu công nghiệp;

c) Giám định về quyền đối với giống cây trồng.

Điều 40. Thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu trí tuệ và quyền yêu cầu giám định sở hữu trí tuệ

1. Cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu trí tuệ gồm các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, xử lý xâm phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 200 của Luật Sở hữu trí tuệ.

2. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định sở hữu trí tuệ bao gồm:

a) Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;

b) Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về sở hữu trí tuệ;

c) Tổ chức, cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về sở hữu trí tuệ.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định quy định tại khoản 2 Điều này có quyền tự mình hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác yêu cầu tổ chức giám định sở hữu trí tuệ, người giám định sở hữu trí tuệ thực hiện giám định.

Điều 41. Quyền và nghĩa vụ của người trưng cầu giám định sở hữu trí tuệ, người yêu cầu giám định sở hữu trí tuệ

1. Người trưng cầu, yêu cầu giám định sở hữu trí tuệ có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu tổ chức giám định, giám định viên trả lời kết luận giám định đúng nội dung và thời hạn yêu cầu;

b) Yêu cầu tổ chức giám định, giám định viên giải thích kết luận giám định;

c) Yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại theo quy định tại Điều 50 của Nghị định này;

d) Thoả thuận mức phí giám định trong trường hợp yêu cầu giám định.

2. Người trưng cầu, yêu cầu giám định có các nghĩa vụ sau đây:

a) Cung cấp đầy đủ và trung thực các tài liệu, chứng cứ, thông tin liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của tổ chức giám định, giám định viên;

b) Trình bày rõ ràng, cụ thể những vấn đề thuộc nội dung cần trưng cầu, yêu cầu giám định;

c) Thanh toán phí giám định theo thoả thuận; tạm ứng phí giám định khi có yêu cầu của tổ chức giám định, giám định viên;

d) Nhận lại đối tượng giám định khi có yêu cầu của tổ chức giám định, giám định viên.

Điều 42. Tổ chức giám định sở hữu trí tuệ

1. Tổ chức giám định sở hữu trí tuệ là tổ chức đáp ứng các điều kiện để thực hiện giám định về sở hữu trí tuệ.

2. Điều kiện thành lập tổ chức giám định:

a) Có ít nhất hai thành viên có Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ;

b) Đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

3. Điều kiện để tổ chức giám định thực hiện giám định sở hữu trí tuệ.

a) Có đủ điều kiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Có Giấy đăng ký hoạt động khoa học công nghệ và Giấy phép đăng ký kinh doanh, hành nghề giám định theo pháp luật hiện hành;

c) Tổ chức giám định chỉ được hành nghề giám định trong lĩnh vực đã đăng ký hoạt động và đăng ký kinh doanh giám định.

Điều 43. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức giám định sở hữu trí tuệ

1. Trong hoạt động giám định, tổ chức giám định sở hữu trí tuệ có các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 4 Điều 44 của Nghị định này; có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết cho người giám định sở hữu trí tuệ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; chịu trách nhiệm pháp lý về kết luận giám định nếu việc giám định được thực hiện nhân danh tổ chức đó.

2. Tổ chức giám định sở hữu trí tuệ có trách nhiệm tham gia các hoạt động sau đây:

a) Nghiên cứu khoa học về giám định sở hữu trí tuệ;

b) Tham gia đào tạo giám định viên, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về giám định sở hữu trí tuệ.

Điều 44. Giám định viên sở hữu trí tuệ

1. Giám định viên sở hữu trí tuệ là người có đủ trình độ kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến nội dung cần giám định, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định tại khoản 5 Điều này.

Giám định viên sở hữu trí tuệ có thể hoạt động độc lập hoặc hoạt động trong một tổ chức giám định sở hữu trí tuệ.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, theo lĩnh vực được phân công quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp quy định cụ thể về Chương trình đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về từng lĩnh vực giám định thuộc thẩm quyền.

3. Người đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì được công nhận và được cấp Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ:

a) Có trình độ đại học về lĩnh vực hoạt động giám định;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt;

c) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

d) Đạt yêu cầu của kỳ kiểm tra nghiệp vụ nhằm đánh giá kiến thức pháp luật về sở hữu trí tuệ, trình độ khoa học kỹ thuật, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn để thực hiện giám định các nội dung liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền liên quan, quyền đối với giống cây trồng.

Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định nội dung kiểm tra quy định tại điểm này đối với lĩnh vực được phân công quản lý; hướng dẫn, tổ chức kỳ kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nghiệp vụ làm giám định viên sở hữu trí tuệ.

4. Giám định viên sở hữu trí tuệ có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định; thực hiện giám định theo đúng nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, thời hạn giám định; trong trường hợp cần phải có thêm thời gian để thực hiện giám định thì phải thông báo kịp thời cho người trưng cầu, yêu cầu giám định biết;

b) Từ chối giám định trong trường hợp đối tượng giám định, tài liệu liên quan không đủ hoặc không có giá trị để đưa ra kết luận giám định; người giám định có quyền, lợi ích liên quan đến đối tượng giám định hoặc vụ việc cần giám định hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của kết luận giám định nhưng đồng thời là người đại diện bảo vệ quyền lợi cho một trong các bên liên quan trong vụ việc cần giám định;

c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp các tài liệu, hiện vật, thông tin liên quan đến đối tượng giám định;

d) Lựa chọn phương pháp cần thiết và phù hợp để tiến hành giám định; sử dụng kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn, ý kiến chuyên gia phục vụ việc giám định;

đ) Lập hồ sơ giám định, có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan trưng cầu giám định; giải thích kết luận giám định khi có yêu cầu;

e) Bảo quản các hiện vật, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định; giữ bí mật về kết quả giám định, các thông tin, tài liệu giám định;

g) Độc lập đưa ra kết luận giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình;

h) Bồi thường thiệt hại trong trường hợp cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức có liên quan;

i) Tuân theo các quy định về trình tự, thủ tục giám định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.

5. Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thủ tục công nhận, cấp, thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ, công bố Danh sách giám định viên sở hữu trí tuệ trong các lĩnh vực tương ứng về quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.

Điều 45. Trưng cầu giám định

1. Việc trưng cầu giám định phải lập thành văn bản.

2. Văn bản trưng cầu giám định phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ cơ quan trưng cầu giám định; tên, chức vụ người có thẩm quyền trưng cầu giám định;

b) Tên, địa chỉ của tổ chức giám định hoặc giám định viên;

c) Đối tượng, nội dung cần giám định;

d) Các chứng cứ, tài liệu, hiện vật có liên quan;

đ) Thời hạn trả kết luận giám định.

Điều 46. Yêu cầu giám định

1. Yêu cầu giám định phải lập thành hợp đồng dịch vụ giám định giữa người yêu cầu giám định với tổ chức giám định hoặc với giám định viên.

2. Hợp đồng dịch vụ giám định phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định;

b) Tên, địa chỉ của tổ chức giám định hoặc giám định viên;

c) Nội dung cần giám định;

d) Các chứng cứ, tài liệu, hiện vật có liên quan;

đ) Thời hạn trả kết luận giám định;

e) Quyền và nghĩa vụ của các bên;

g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Điều 47. Giao, nhận, trả lại đối tượng giám định sở hữu trí tuệ

Trong trường hợp việc trưng cầu, yêu cầu giám định có kèm theo đối tượng giám định thì việc giao, nhận, trả lại đối tượng giám định phải lập thành biên bản và có các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Thời gian, địa điểm giao, nhận, trả lại đối tượng giám định.

2. Tên, địa chỉ của bên giao và bên nhận đối tượng giám định hoặc của người đại diện.

3. Tên đối tượng giám định; tài liệu hoặc đồ vật có liên quan.

4. Tình trạng và cách thức bảo quản đối tượng giám định khi giao, nhận, trả lại.

5. Chữ ký của bên giao và bên nhận đối tượng giám định.

Điều 48. Lấy mẫu giám định sở hữu trí tuệ

1. Tổ chức giám định, giám định viên có thể tự mình tiến hành lấy mẫu giám định (các hiện vật cụ thể là yếu tố xâm phạm và đối tượng sở hữu trí tuệ đang được bảo hộ) hoặc yêu cầu người trưng cầu, yêu cầu giám định cung cấp mẫu giám định. Việc lấy mẫu giám định phải lập biên bản với sự chứng kiến và có chữ ký xác nhận của các bên liên quan.

2. Việc giao, nhận, trả lại mẫu giám định thực hiện theo quy định tại Điều 47 của Nghị định này.

Điều 49. Thực hiện giám định sở hữu trí tuệ

1. Việc giám định sở hữu trí tuệ có thể do một hoặc một số giám định viên sở hữu trí tuệ thực hiện. Giám định cá nhân là giám định do một giám định viên thực hiện. Giám định tập thể là giám định do hai giám định viên trở lên thực hiện.

2. Trong trường hợp giám định cá nhân thì giám định viên thực hiện toàn bộ việc giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình. Trong trường hợp giám định tập thể về vấn đề thuộc cùng lĩnh vực chuyên môn thì các giám định viên cùng thực hiện việc giám định, ký tên vào văn bản kết luận giám định chung và cùng chịu trách nhiệm về kết luận giám định; nếu có ý kiến khác nhau thì mỗi giám định viên ghi riêng ý kiến kết luận của mình vào văn bản kết luận giám định chung và chịu trách nhiệm về ý kiến đó. Trong trường hợp giám định tập thể về vấn đề thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau thì mỗi giám định viên thực hiện phần việc của mình và chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình.

Điều 50. Giám định bổ sung, giám định lại

1. Giám định bổ sung được thực hiện trong trường hợp kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng về các nội dung cần giám định hoặc có phát sinh tình tiết mới cần làm rõ. Yêu cầu giám định bổ sung và việc thực hiện giám định bổ sung phải tuân theo các quy định đối với giám định lần đầu.

2. Giám định lại được thực hiện trong trường hợp người trưng cầu, yêu cầu giám định không đồng ý với kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn giữa các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định. Việc giám định lại có thể do tổ chức giám định, giám định viên đã giám định trước đó hoặc do tổ chức giám định, giám định viên khác thực hiện theo yêu cầu của người trưng cầu, yêu cầu giám định.

3. Trong trường hợp có mâu thuẫn giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một vấn đề cần giám định thì có thể tiếp tục yêu cầu, trưng cầu tổ chức, giám định viên khác thực hiện việc giám định lại.

Điều 51. Văn bản kết luận giám định

1. Văn bản kết luận giám định được coi là một nguồn chứng cứ để giải quyết vụ việc.

2. Văn bản kết luận giám định phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ của tổ chức giám định, giám định viên;

b) Tên, địa chỉ của cơ quan trưng cầu giám định hoặc tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định;

c) Đối tượng, nội dung, phạm vi giám định;

d) Phương pháp thực hiện giám định;

đ) Kết luận giám định;

e) Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành giám định.

3. Văn bản kết luận giám định phải có chữ ký của giám định viên thực hiện giám định. Trong trường hợp tổ chức giám định thì đồng thời phải có chữ ký của giám định viên thực hiện giám định và người đứng đầu tổ chức giám định và đóng dấu của tổ chức đó.

Điều 52. Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện giám định

Các hành vi sau đây bị nghiêm cấm trong thực hiện giám định:

1. Tiếp nhận và thực hiện giám định trong trường hợp có quy định bắt buộc phải từ chối giám định.

2. Cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật.

3. Tiết lộ bí mật thông tin biết được khi tiến hành giám định mà không được phép của các bên liên quan.

4. Lợi dụng tư cách giám định và hoạt động giám định để trục lợi.

Điều 53. Phí giám định

Phí giám định sở hữu trí tuệ theo trưng cầu thì áp dụng theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Phí giám định sở hữu trí tuệ theo yêu cầu dịch vụ do các bên thoả thuận.

Chương 7:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Điều 54. Nguyên tắc thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 10, Điều 11 của Luật Sở hữu trí tuệ dựa trên nguyên tắc thống nhất về mục tiêu, nội dung và biện pháp dưới sự chỉ đạo chung của Chính phủ, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng và sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.

Điều 55. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ

1. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các hoạt động chung sau đây để bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ:

a) Xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, văn bản pháp luật chung về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

b) Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ do Quốc hội, Chính phủ giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp theo quy định tại Điều 10, Điều 11 của Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định này;

c) Tổng hợp, đánh giá, báo cáo Chính phủ tình hình hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đề xuất các chính sách, biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống sở hữu trí tuệ và bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

d) Xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện các chương trình, đề án chung về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

đ) Đàm phán, ký kết gia nhập và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế chung về sở hữu trí tuệ; đề xuất xử lý các vấn đề tranh chấp quốc gia liên quan đến sở hữu trí tuệ trong quan hệ quốc tế.

2. Ngoài trách nhiệm chủ trì thực hiện các hoạt động chung quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Khoa học và Công nghệ còn có trách nhiệm sau đây:

a) Trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp, bảo đảm chính sách, chiến lược, văn bản pháp luật về sở hữu công nghiệp thống nhất với chính sách, chiến lược, văn bản pháp luật chung về sở hữu trí tuệ;

b) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ giao.

Điều 56. Trách nhiệm của Bộ Văn hoá - Thông tin

Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 55 của Nghị định này và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

1. Trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quyền tác giả và quyền liên quan, bảo đảm chính sách, chiến lược, văn bản pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan thống nhất với chính sách, chiến lược, văn bản pháp luật chung về sở hữu trí tuệ; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ về hoạt động quản lý nhà nước và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ giao.

Điều 57. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 55 của Nghị định này và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

1. Trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng, bảo đảm chính sách, chiến lược, văn bản pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng thống nhất với chính sách, chiến lược, văn bản pháp luật chung về sở hữu trí tuệ; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ về hoạt động quản lý nhà nước và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ giao.

Điều 58. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

1. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 55 của Nghị định này và trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia về sở hữu trí tuệ giao cho.

2. Bảo đảm thực hiện chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ tại địa phương phù hợp và tuân thủ quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ.

3. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ về hoạt động quản lý nhà nước và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 59. Ban Chỉ đạo quốc gia về sở hữu trí tuệ

Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về sở hữu trí tuệ và quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của Ban Chỉ đạo quốc gia về sở hữu trí tuệ.

Điều 60. Cơ chế phối hợp

1. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan trong thực hiện quản lý nhà nước và bảo vệ, kiểm tra, thanh tra, xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ có trách nhiệm trả lời đầy đủ và kịp thời các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ có trách nhiệm tham gia đoàn thanh tra hoặc đoàn kiểm tra khi được yêu cầu để phục vụ công tác thanh tra và kiểm tra.

4. Các Bộ liên quan có trách nhiệm báo cáo về tình hình bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo quốc gia về sở hữu trí tuệ, theo yêu cầu quốc tế.

Chương 8:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 61. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các quy định về sáng chế tại Nghị định này cũng được áp dụng cho các giải pháp hữu ích được bảo hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự 1995 và Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2001.

2. Các quy định về chỉ dẫn địa lý tại Nghị định này cũng được áp dụng cho tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự 1995 và Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2001.

3. Việc áp dụng quy định tại Nghị định này đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ khác tuân theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 220 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Điều 62. Hiệu lực của Nghị định

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Các quy định khác trong các văn bản ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 63. Trách nhiệm hướng dẫn thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KG (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 105/2006/ND-CP

Hanoi, September 22, 2006

 

DECREE

DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON INTELLECTUAL PROPERTY ON PROTECTION OF INTELLECTUAL PROPERTY RIGHTS AND ON STATE MANAGEMENT OF INTELLECTUAL PROPERTY

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 11, 2005 Law on Intellectual Property;
At the proposal of the Minister of Science and Technology,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Subjects of application

This Decree applies to Vietnamese organizations and individuals and foreign organizations and individuals that have their intellectual property rights protected or commit acts of infringement of intellectual property rights under the Law on Intellectual Property.

Article 3.- Interpretation of terms

In this Decree, the terms below are construed as follows:

1. Act of infringement means an act of infringement of intellectual property rights.

2. Handling of an act of infringement means handling of an act of infringement of intellectual property rights.

3. Infringer means an organization or individual that commits an act of infringement of intellectual property rights.

4. Element means a product, a process or a part or a component of a product or a process.

5. Infringing element means an element created from an act of infringement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Examined subject matter means a subject matter that is suspected and examined to conclude whether it is an infringing object or not.

8. Petition for handling of infringement means a written request for application of measures to handle an act of infringement.

Article 4.- Application of civil, administrative and criminal measures to protect intellectual property rights

Depending on their nature and severity, acts of infringement may be handled by civil, administrative or criminal measures in accordance with the provisions of Part Five (Protection of Intellectual Property Rights) of the Law on Intellectual Property and the following provisions:

1. Civil measures are applied to handle acts of infringement at the request of intellectual property right holders, organizations or individuals that suffer from the damage caused by those acts, even when those acts have been or are being handled by administrative or criminal measures.

The procedures for request for application of civil measures and the competence, order and procedures for application of civil measures shall comply with the provisions of law on civil procedures.

2. Administrative measures are applied to handle acts of infringement falling into one of the cases specified in Article 211 of the Law on Intellectual Property, at the request of intellectual property right holders, organizations or individuals that suffer from the damage caused by those acts, organizations or individuals that detect those acts, or when those acts are detected by competent bodies.

The sanctioning forms and levels, the competence and procedures for sanctioning acts of infringement and remedies shall comply with the provisions of the Law on Intellectual Property and the law on sanctioning of administrative violations in the domain of copyright and related rights, industrial property rights and rights to plant varieties.

3. Criminal measures are applied to handle acts of infringement that contain criminal elements in accordance with the provisions of the Penal Code.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter II

DETERMINATION OF ACTS, NATURE AND EXTENT OF INFRINGEMENT,
DETERMINATION OF DAMAGE

Section I. Bases for determination of acts, nature and extent of infringement

Article 5.- Determination of acts of infringement

An examined act shall be regarded as an act of infringement of intellectual property rights specified in Articles 28, 35, 126, 127, 129 and 188 of the Law on Intellectual Property when all the following bases exist:

1. The examined subject matter is a protected one.

2. The examined subject matter contains an infringing element.

3. The person that takes the examined act is neither the intellectual property right holder nor any person permitted by law or a competent agency under Articles 25, 26, 32, 33, Clauses 2 and 3 of Article 125, Article 133, Article 134, Clause 2 of Article 137, Articles 145, 190 and 195 of the Law on Intellectual Property.

4. The examined act takes place in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- Bases for determination of protected subject matters

1. The determination of a protected subject matter shall be based on the examination of documents and evidence proving the bases for emergence and establishment of the rights specified in Article 6 of the Law on Intellectual Property.

2. For intellectual property rights that have been registered with competent agencies, the protected subject matters shall be determined on the basis of the registration certificates, protection titles and other documents accompanying such certificates and protection titles.

3. For copyright and rights of performers, rights of producers of phonograms or video recordings, rights of broadcasting organizations that are not registered with competent agencies, these rights shall be determined on the basis of the original exemplar of the work, the first fixation of the performance, phonogram, video recording, broadcast and relevant documents, if any.

When the original exemplar of the work, the first fixation of the performance, phonogram, video recording, broadcast and relevant documents no longer exist, copyright or rights of performers, of producers of phonograms or video recordings or of broadcasting organizations shall be deemed to be true on the basis of information that is usually shown on lawfully published copies on authors, performers, producers of phonograms or video recordings or broadcasting organizations and on the subject matters of copyright or related rights.

4. For trade names, the protected subject matters shall be determined on the basis of their using process and the sector and territory in which such trade names are used.

5. For business secrets, the protected subject matters shall be determined on the basis of documents expressing the contents and nature of the business secrets and explanations and descriptions of relevant measures to keep them secret.

6. For well-known marks, the protected subject matters shall be determined on the basis of documents and evidence expressing the reputation of the marks according to the criteria defined in Article 75 of the Law on Intellectual Property.

Article 7.- Infringing elements of copyright and related rights

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Illegally made copy of a work;

b/ Illegally made derivative work;

c/ Work with the forged name and signature of the author, impersonation of the author or appropriation of copyright;

d/ Illegally recited, duplicated or incorporated part of a work;

e/ Product with an illegally deactivated technical device used for copyright protection.

Products containing an infringing element defined in this Clause shall be regarded as copyright-infringing products.

2. An infringing element of related rights may take one of the following forms:

a/ Illegally made first fixation of a performance;

b/ Illegally made copy of the fixation of a performance, illegally made copy of a phonogram, video recording or broadcast;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Product with an illegally deactivated technical device used for related rights protection; the fixation of a performance from which related rights management information has been illegally disengaged or modified.

Products containing an infringing element defined in this Clause shall be regarded as related rights-infringing products.

3. The basis for determination of an infringing element of copyright shall be the scope of copyright protection determined according to the forms of expression of the original work. For determination of infringing elements of derivative works, the basis shall be the characters, images; ways of expression of characters’ personalities, images and circumstances of the original work.

4. The basis for determining an infringing element of related rights shall be the scope of related rights protection already determined according to the forms of expression of the first fixation of the performance, phonogram, video recording or broadcast.

5. In order to determine whether a copy or a work (or the fixation of a performance, phonogram, video recording or broadcast) constitutes an infringing element of copyright or related rights, it is required to compare the copy or work with the original exemplar of the work (the first fixation of a performance, phonogram, video recording or broadcast) or the original work.

A copy of a work or the fixation of a performance, phonogram, video recording or broadcast shall be regarded as an infringing element in the following cases:

a/ The copy is a duplicate of part or the whole of a protected work, the first fixation of a protected performance, phonogram, video recording or broadcast of another person;

b/ The work (part of the work) is part or the whole of a protected work, the first fixation of a protected performance, phonogram, video recording or broadcast of another person;

c/ The work or part of the work contains a character, image, way of expression of the personality of a character or image or circumstances of a protected work of another person.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8.- Infringing elements of inventions

1. An infringing element of an invention may take one of the following forms:

a/ Product or part (component) of a product that is identical or similar to a product or part (component) of a product being protected as an invention;

b/ Process that is identical or similar to a process being protected as an invention;

c/ A product or part (component) of the product produced through a process that is identical or similar to a process being protected as an invention.

2. The basis for determination of an infringing element of an invention is the scope of invention protection stated in the invention or utility solution patent.

Article 9.- Infringing elements of layout designs of semiconductor integrated circuits

 1. An infringing element of a layout design of a semiconductor integrated circuit may take one of the following forms:

a/ Layout design created through illegally copying a protected layout design;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Product or part (component) of a product in which a semiconductor integrated circuit defined at Point b of this Clause is incorporated.

2. The basis for determination of an infringing element of a lay-out design of semiconductor integrated circuit is the scope of protection of rights to lay-out designs stated in the certificates of registration of the lay-out designs of semiconductor integrated circuits.

Article 10.- Infringing elements of industrial designs

1. An infringing element of an industrial design is a product or part of a product of which the external appearance is insignificantly different from that of a protected industrial design.

2. The basis for determination of an infringing element of an industrial design is the scope of protection of the industrial design stated in the industrial design patent.

3. A product or part of a product shall be regarded as an infringing element of an industrial design in the following cases:

a/ The examined product or part of the examined product, even with an industrial design patent, contains a combination of design features that create an overall combination being a copy or in substance a copy (with virtually indistinguishable difference) of a protected industrial design of another owner with the permission of such owner;

b/ The examined product or part of the examined product contains a combination of design features that create an overall combination being a copy or in substance a copy of the protected industrial design or at least one product within a set of products of another person.

4. The industrial design of a product (part of a product) shall only be regarded as insignificantly different from a protected one defined in Clause 1 of this Article when it is a copy or in substance a copy of the protected one.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. An infringing element of a mark is a sign affixed on goods, their packages, means of services, transaction documents, signboards, means of advertising or other means of business that is identical or confusingly similar to the protected mark.

2. The basis for determination of an infringing element of a mark is the scope of protection of the mark including the mark specimen and a list of goods and services in the mark registration certificate or the certificate of protection in Vietnam of internationally registered mark.

3. In order to determine whether a suspected sign is an infringing element of a mark, it is required to compare such sign to the mark and at the same time to compare goods or services bearing such sign to the protected products or services. An infringing element can only be confirmed if the following two conditions are fully met:

a/ The suspected sign is identical or confusingly similar to the mark within the scope of protection; where a sign is regarded as identical to a protected mark if it has the same composition and method of presentation (including the colors); a sign is regarded as confusingly similar to a protected mark if it has several features identical or similar to those of the protected mark to such an extent that it is not easy to distinguish between them in terms of composition, the way of pronunciation, the way of phonetic transcription of signs, letters, meaning, the method of presentation and colors, thereby causing confusion to consumers in selecting goods or services bearing the mark;

b/ Goods or services bearing the suspected sign that is identical or similar in substance to, have a relationship in terms of functions and utility with, and have the same distribution channel with, the protected goods or services.

4. For well-known marks, a suspected sign shall be regarded as an infringing element if:

a/ The suspected sign meets the condition specified at Point a, Clause 3 of this Article;

b/ Goods or services bearing the suspected sign meet the condition specified at Point b, Clause 3 of this Article or goods or services are not identical, similar or related to the goods or services bearing the well-known mark but are capable of misleading customers as to the origin of services or goods or create wrong impressions about the relationship between the producer or trader of such goods or services and the owner of the well-known mark.

5. When a product or service bears a sign that is identical to or is insignificantly different in terms of overall composition and method of presentation from the protected mark of a product or service of the same type within the scope of protection, it shall be regarded as a counterfeit mark goods as provided for in Article 213 of the Law on Intellectual Property.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. An infringing element of a geographical indication is expressed in the form of a sign affixed on goods, their packages, means of services, transaction documents, signboards, means of advertising and other means of business, which is identical or confusingly similar to the protected geographical indication.

2. The basis for determination of an infringing element of a geographical indication is the scope of protection of the geographical indication stated in the decision on registration of the geographical indication.

3. In order to determine whether a suspected sign is an infringing element of a geographical indication, it is required to compare such sign to the geographical indication and to compare products bearing such sign to products bearing the protected geographical indication on the bases:

a/ The suspected sign is identical or confusingly similar to the geographical indication under the scope of protection; where a sign is regarded as identical to a protected geographical indication if it has the same composition of words, including the way of pronunciation, the way of phonetic transcription of letters, meaning, image and symbol within the scope of protection of the geographical indication; a sign is regarded as confusingly similar to a protected geographical indication if it is confusingly similar to the protected geographical indication in terms of word composition, the way of pronunciation, the way of phonetic transcription of letters, meaning, image and symbol within the scope of protection of the geographical indication;

b/ Products bearing the suspected sign are identical or similar to those bearing the protected geographical indication, where a product is regarded as identical or similar if it is identical or similar in terms of substance, functions, utility and distribution channel to another product;

c/ For wine and spirits, apart from the provisions of Point a and Point b of this Clause, a sign that is identical to a protected geographical indication, including its expression in the form of translation or phonetic transcription or accompanied by parts of speech, types, forms, adaptations or similar words that are used for products not originated from the geographical area bearing the protected geographical indication, shall also be regarded as an infringing element of the rights to the geographical indication.

4. When a product bears a sign that is identical to or is insignificantly different in terms of overall composition and the method of presentation from the protected geographical indication of a product of the same type within the scope of protection, it shall be regarded as a counterfeit geographical indication goods as provided for in Article 213 of the Law on Intellectual Property.

Article 13.- Infringing elements of trade names

1. An infringing element of a trade name is expressed in the form of a sign affixed on goods, their packages, means of services, transaction documents, signboards, means of advertising or other means of business that is identical or confusingly similar to the protected trade name.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. In order to determine whether a suspected sign is an infringing element of a trade name, it is required to compare the sign to the protected trade name and to compare goods or services bearing this sign to the protected products or services on the following bases:

a/ The suspected sign is identical or confusingly similar to the protected trade name; where a sign is regarded as identical to a protected trade name if it has the same composition, including the way of pronunciation, the way of phonetic transcription of letters; a sign is regarded as similar to a protected trade name if it similar in terms of composition, the way of pronunciation, the way of phonetic transcription of letters, thereby misleading consumers as to the business owner, business establishment or business activities bearing the protected trade name;

b/ Goods or services bearing the suspected sign shall be regarded as identical or similar to those bearing the protected trade name if they are identical or similar in terms of substance, functions, utility and distribution channel.

Article 14.- Infringing elements of plant varieties

1. An infringing element of a plant variety may take one of the following forms:

a/ Use of a sapling or propagative material of a protected plant variety to commit acts specified in Clause 1, Article 186 of the Law on Intellectual Property without the permission of the protection title holder;

b/ Use of a sapling or propagative material or any plant variety specified in Clause 1 or Clause 2, Article 187 of the Law on Intellectual Property;

c/ The process of producing plant varieties specified in Clause 3, Article 187 of the Law on Intellectual Property;

d/ Use of the name of a plant variety of the same species or a species close to the species of a protected plant variety that is identical or confusingly similar to the name of the protected plant variety;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Bases for determination of an infringing element of the rights to a plant variety:

a/ Written description of the plant variety, with the certification of a plant variety protection agency;

b/ Plant variety protection title.

Article 15.- Bases for determination of the nature and extent of infringement

1. The nature of infringement provided in Clause 1, Article 199 of the Law on Intellectual Property is determined on the following bases:

a/ Circumstances and motive of infringement: unintentional infringement, intentional infringement, infringement due to control or dependency, first-time infringement, recidivism;

b/ Manners of commission of acts of infringement: isolated infringement, infringement in an organized manner, self-commission of acts of infringement, bribery, deception or compelling of other persons to commit acts of infringement.

2. The extent of infringement provided in Clause 1, Article 199 of the Law on Intellectual Property is determined on the following bases:

a/ Scope of territory, time, volume and scale of commission of acts of infringements;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section 2. Determination of damage

Article 16.- Principles for determination of damage

1. Damage as a result of intellectual property right infringement provided in Article 204 of the Law on Intellectual Property is actual losses including both physical and spiritual losses directly caused to the intellectual property right holder by acts of intellectual property right infringement.

2. Actual losses shall be regarded as having been occurred when all of the following bases exist:

a/ The physical or spiritual benefit is real and belongs to the aggrieved person;

b/ The aggrieved person could achieve the benefit referred to at Point a of this Clause;

c/ There is a decrease in or loss of the benefit of the aggrieved person after the act of intellectual property right infringement is committed as compared to the possibility of achieving such benefit if such act of intellectual property right infringement would not happen and it constitutes the direct cause of such decrease in or loss of the benefit.

3. The level of damage is determined in accordance with the infringing elements of the intellectual property right subject matters.

The determination of the level of damage is based on the evidence of the damage furnished by the parties, including the assessment results and damage declarations that clearly state the bases for determination and calculation of the level of damage.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Losses in property are determined in accordance with the level of decrease in or loss of the in-cash value of the protected intellectual property right subject matters.

2. The in-cash value of an intellectual property right subject matter referred to in Clause 1 of this Article is determined in accordance with the following bases:

a/ The price of transfer of the ownership right or the price of assignment of the use right of the intellectual property right subject matter;

b/ The value of the business capital contributed in the form of intellectual property rights;

c/ The ratio of the value of intellectual property rights to the total assets of an enterprise;

d/ The value of investment in the creation and development of the intellectual property right subject matter, including marketing, research, advertising and labor costs, taxes and other expenses.

Article 18.- Decrease in income, profits

1. The income, profits referred to at Point a, Clause 1 of Article 204 of the Law on Intellectual Property include the following:

a/ The income, profits gained from directly using and exploiting the intellectual property right subject matter;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The income, profits gained from assigning the right to use the intellectual property right subject matter.

2. The level of decrease in income, profits is determined on the following bases:

a/ Direct comparison between the levels of actual income, profits before and after the acts of infringement are committed, applicable to each type of income specified in Clause 1 of this Article;

b/ Comparison between the yields or volumes of products, goods or services actually consumed or supplied before and after the acts of infringement are committed;

c/ Comparison between actual sales price of the products, goods or services on the market before and after the acts of infringement are committed.

Article 19.- Losses in business opportunities

1. Business opportunities specified at Point a, Clause 1 of Article 204 of the Law on Intellectual Property include the following:

a/ Actual possibility of directly using or exploiting the intellectual property right subject matter in the business course;

b/ Actual possibility of leasing the intellectual property right subject matter to other persons;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Loss of other business opportunities directly caused by the acts of infringement.

2. A loss in business opportunities means loss of the in-cash value of the income that the aggrieved person would have achieved in any of the cases referred to in Clause 1 of this Article but fails to do so due to the acts of infringement.

Article 20.- Reasonable expenses for prevention and remedy of damage

Reasonable expenses for prevention and remedy of damage referred to at Point a, Clause 1, Article 204 of the Law on Intellectual Property include expenses for temporary custody, maintenance, storage of infringing goods, costs of implementation of provisional urgent measures, reasonable expenses for hire of the assessment service, prevention and remedy of consequences of acts of infringement, and cost of notification and correction in the mass media relating to acts of infringement.

Chapter III

REQUEST FOR HANDLING OF INFRINGEMENTS AND SETTLEMENT THEREOF

Article 21.- Exercise of the right to self-protection

1. Organizations and individuals shall exercise the right to self-protection under the provisions of Article 198 of the Law on Intellectual Property and the specific provisions of this Article.

2. Technological measures provided at Point a, Clause 1, Article 198 of the Law on Intellectual Property include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Using technical means or measures to mark, identify, distinguish and protect the protected products.

3. Intellectual property right holders shall request termination of acts of infringement specified at Point b, Clause 1, Article 198 of the Law on Intellectual Property by sending written notices to the infringes. Such a written notice shall contain indicative information on the origin of emergence, protection title, owner, scope and term of protection and fix a reasonable period of time for the infringer to terminate the act of infringement.

4. Requests for competent state agencies to handle acts of infringement provided at Point c, Clause 1, Article 198 of the Law on Intellectual Property shall comply with the provisions of Articles 22, 23, 24, 25, 26 and 27 of this Decree.

Article 22.- Petition for handling of infringement

1. A petition for handling of infringement must contain the following major details:

a/ Date of the petition;

b/ Name and address of the requester for handling of infringement; full name of the representative of the requester if such request is made by the representative;

c/ Name of the agency that receives the petition;

d/ Name and address of the infringer; name and address of the suspected infringer in the case of request for temporary cessation of customs clearance for exports or imports suspected of infringement;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ Name(s) and address(es) of the witness(es) (if any);

g/ Brief information about the infringed intellectual property rights: type of the right, bases for emergence of the right and its subject matter;

h/ Brief information about the act of infringement: date and place of occurrence of the infringement, brief description of the infringing product, acts of infringement and other information (if any).

For a petition for temporary cessation of customs clearance for imports or exports suspected of infringement, it is required to contain additional information on the mode of import or export, country of exportation, mode of packaging, the lawful importer or exporter, features of lawfully imported or exported goods for distinction from infringing goods; risks of occurrence of circumstances when certain measures need to be applied to prevent infringements and to secure the imposition of penalties, and other information (if any);

i/ Proposed measures to handle infringement;

j/ A list of documents and evidence accompanying the petition;

k/ Signature of the petitioner with a seal (if any).

2. A petition for handling of infringement must be accompanied with documents and evidence to prove the request.

Article 23.- Accompanying documents, evidence and exhibits

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Evidence proving that the requester is the right holder, if the requester is the right holder or an assignee, heir or successor of the intellectual property rights;

b/ Evidence proving the actual occurrence of the acts of infringement; proving the suspicion of infringing imports or exports (for a petition for temporary cessation of customs clearance for imports or exports suspected of infringement);

c/ Copy of the notice sent by the intellectual property right holder to the infringer, which allows a reasonable period of time for the infringer to terminate the acts of infringement, and evidence proving the infringer’s failure to terminate the acts of infringement in the case of filing a petition for handling of infringement under the provisions of Point b, Clause 1, Article 211 of the Law on Intellectual Property;

d/ Evidence proving the damage caused by the infringing products to consumers or society, including food, foodstuffs, preventive and curative medicines, livestock feeds, fertilizers, veterinary drugs, plant protection drugs, plant varieties and animal breeds that are harmful to the health of humans or animals or to the environment, in the case of filing a petition for handling of infringement under the provisions of Point a, Clause 1, Article 211 of the Law on Intellectual Property;

e/ Evidence and exhibits related to the intellectual property counterfeit goods or products, parts of products, decals, labels, marks, goods packages, materials and means chiefly used for the production of intellectual property counterfeit goods; documents proving the acts of assignment, ordering, production or trading of products, parts of products, decals, labels, marks, goods packages, materials and means used for the production of intellectual property counterfeit goods in the case of filing a petition for handling of infringement under the provisions of Point c or d, Clause 1, Article 211 of the Law on Intellectual Property;

f/ Evidence proving the request for the application of measures to prevent infringement and to secure the imposition of penalties (in the case of concurrently requesting the application of those measures).

2. When a request for handling of infringement is made through an authorized representative, the petition must be enclosed with the paper or contract of authorization notarized by public notary or certified by the local administration; if it is made by a representative at law, the petition must be enclosed with a paper proving the representative-at-law status.

Article 24.- Evidence to prove the right holder status

The documents referred to in Clause 2, Article 203 the Law on Intellectual Property and specified in this Clause shall be regarded as evidence to prove the right holder status.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The original of the protection title for inventions, industrial designs, layout design, marks or geographical indications; the original of the protection title for plant varieties; the original of a copyright/related right registration certificate or a copy thereof notarized by a public notary or certified by the original-issuing agency;

b/ An excerpt of the National Register of Industrial Property; an excerpt of the National Register of Copyright/Related Rights; an excerpt of the National Register of Rights to Plant Varieties, issued by the competent agencies that have registered those subject matters.

2. For an internationally registered mark, the evidence to prove the right holder status shall be the original or the certificate of protection in Vietnam of such internationally registered mark issued by the state management agency in charge of industrial property, a copy of the International Mark Official Gazette of the World Intellectual Property Organization that is certified by the state management agency in charge of industrial property or a copy of or the certificate of protection in Vietnam of such internationally registered mark or the Industrial Property Official Gazette that is notarized by public notary or certified by the state management agency in charge of industrial property.

3. For other intellectual property rights subject matters, evidence to prove the right holder status shall be any documents, exhibits or information used as the basis for emergence and establishment of the relevant right as provided in Clause 1, Clause 2, at Point b and Point c, Clause 3 of Article 6 of the Law on Intellectual Property and specified as follows:

a/ For unregistered copyright, rights of performers, rights of producers of phonograms or video recordings or rights of broadcasting organizations: the original or a copy of the work, fixation of the performance, phonogram, video recording, the broadcast, the satellite signals carrying encoded programs together with other documents evidencing their creation, publication or dissemination of those subject matters and accompanying documents and evidence (if any);

b/ For business secrets: a description of the contents, form of storage, method of protection and method of acquisition of the secret;

c/ For trade names: a description of the contents, mode of use and using process of the trade name;

d/ For well-known marks: documents evidencing the criteria of a well-known mark provided in Article 75 of the Law on Intellectual Property and explanations on the process of using a mark to make it well-known.

4. If the requester for handling of infringement is a transferee of the ownership of the intellectual property right subject matter, a transferee of the right to use the intellectual property right subject matter, a heir or successor of the intellectual property right subject matter, in addition to those documents referred to in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, the requester shall also produce the original or a valid copy of the contract for transfer of the ownership of the intellectual property right subject matter or for the use of the intellectual property right subject matter or a document of certification of the inheritance or succession of the intellectual property right subject matter. When the transfer has been entered in the protection title or the certificate of registration of the contract for transfer of the ownership of the intellectual property right subject matter or for the use of the intellectual property right subject matter, these documents shall be also regarded as evidence to prove the right holder status.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The following documents and exhibits shall be regarded as evidence to prove an infringement:

a/ The original or a valid copy of the descriptive documents or specimen or related exhibit expressing the protected subject matter;

b/ The specimen, related exhibit, photos or recorded images of the examined products;

c/ The written explanation and comparison between the examined products and protected subject matter;

d/ Minutes, testimonies and other documents evidencing acts of infringement.

2. A list of the documents and exhibits referred to in Clause 1 of this Article must be made, certified with the signature of the requester.

Article 26.- Responsibilities of requesters for handling of infringement

1. A requester for handling of infringement shall ensure and be held liable for the truthfulness of the information, documents and evidence that he/she supplied.

2. A requester for handling of infringement who takes advantage of the right to request for handling of infringement for other unhealthy purposes and thereby causing damage to other organizations and individuals shall be liable for compensation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A petition for handling of infringement shall be filed with agencies with competence to handle infringements defined in Article 200 of the Law on Intellectual Property.

2. Upon receiving a petition for handling of infringement, if the petition-receiving agency finds that the petition falls within the settling competence of another agency, it shall either instruct the requester to file the petition with the agency with the settling competence or forward the petition to the agency with settling competence within ten days after the date of receipt of the petition.

3. If a petition for handling of infringement lacks documents, evidence or exhibits as required, the infringement-handling agency shall request the requester to submit supplementary documents and evidence and fix a reasonable time limit not exceeding thirty days for the requester to do so.

4. The infringement-handling agency shall reject a petition for handling of infringement and state the reason for rejection in the following cases:

a/ At the expiration of the fixed time limit referred to in Clause 3 of this Article, the requester for handling of infringement fails to submit supplementary documents and evidence as requested by the infringement-handling agency;

b/ The statute of limitations for handling infringements as provided for by law has expired;

c/ The verification result of the infringement-handling agency or the police shows that there is no infringement as described in the petition;

d/ A competent agency’s document shows that there are insufficient grounds for handling the infringement.

5. When there is a dispute over or complaint about the right holder, the possibility of protection or scope of protection of the intellectual property rights, the agency that has received the petition for handling of infringement shall instruct the requester to carry out procedures for requesting settlement of the dispute or complaint at a competent agency within ten days after the date on which the dispute arises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



HANDLING OF INFRINGEMENTS BY ADMINISTRATIVE MEASURES

Article 28.- Determination of the value of infringing goods

1. Infringing goods:

a/ Infringing goods provided in Clause 4, Article 214 of the Law on Intellectual Property are components (parts or details) of products that contain infringing elements, and can be circulated as independent goods (hereinafter referred to as infringing goods);

b/ If it is impossible to detach the infringing elements as independent product components as provided at Point a of this Clause, then the infringing goods shall be the whole products that contain infringing elements.

2. The value of infringing goods specified in Clause 4, Article 214 of the Law on Intellectual Property shall be determined by the infringement-handling agency at the time of occurrence of the acts of infringement on the following bases that are arranged in the priority order as follows:

a/ The listed prices of the infringing goods;

b/ The actual selling prices of the infringing goods;

c/ The cost of the infringing goods (if not yet delivered for sale);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The value of infringing goods shall be calculated either on the basis of components (parts, details) of the infringing products referred to at Point a, Clause 1 of this Article or on the value of the whole of the infringing products referred to at Point b, Clause 1 of this Article.

4. When the application of the bases specified in Clause 2 of this Article is inappropriate or the infringement-handling agency and the finance agency of the same level cannot reach agreement on the determination of the value of the infringing goods, the valuation of these goods shall be decided by the council for determination of the value of infringing goods.

The establishment, composition and working principles of the council for determination of the value of infringing goods shall comply with the provisions of law.

Article 29.- Disposal of infringing goods

1. For intellectual property counterfeit goods, raw materials, materials and implements mainly used for producing or trading such goods, the infringement-handling agency may apply one of the following measures:

a/ Confiscation for distribution or use for non-commercial purposes in accordance with Article 30 of this Decree;

b/ Confiscation for destruction under Article 31 of this Decree;

c/ Compelling goods owners, transporters or storers to remove infringing elements and deliver out of the Vietnamese territory transit goods being goods with counterfeit marks, or to re-export imported goods being goods with counterfeit marks, being raw materials, materials and means mainly used for producing goods with counterfeit marks; if it is impossible to remove the infringing elements, then appropriate measures specified in Clause 4 of this Article may be applied.

For imported goods with counterfeit geographical indications or imported raw materials, materials and means mainly used for producing or trading goods with counterfeit geographical indications or illegally copied goods, the infringement-handling agency may apply the measure of compelling removal of infringing elements and appropriate measures specified in Clause 4 of this Article on a case-by-case basis.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For imported infringing goods that are not intellectual property counterfeit goods or materials, raw materials and means mainly used to produce or trade in such goods, the infringement-handling agency shall apply appropriate measures specified at Point c, Clause 1 of this Article.

3. Materials, raw materials and means that have the sole function of creating or commercially exploiting intellectual property counterfeit goods, infringing goods or are actually used only for that purpose shall be regarded as materials, raw materials and means mainly used for producing or trading intellectual property counterfeit goods or infringing goods.

4. On a case-by-case basis, the infringement-handling agency shall decide to apply measures specified at Point a, Point b, Clause 1 of this Article or other appropriate measures as it deems appropriate. In the process of issuing a decision to handle infringement, the infringement-handling agency may consider the related parties’ proposals regarding the handling of infringement.

Article 30. - Compelled distribution or use for non-commercial purposes

1. The compelled distribution or use of intellectual property counterfeit goods or infringing goods for non-commercial purposes must satisfy the following conditions:

a/ The goods are useable;

b/ Infringing elements have been removed from the goods;

c/ Such distribution or use is for non-commercial purposes and does not unreasonably affect the normal exercise of the rights of the intellectual property right holder, where the purposes of humanity, charity and public interest shall be prioritized;

d/ Persons to whom goods are distributed or delivered for use are not potential customers of the intellectual property right holder.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 31.- Compelled destruction

The measure of compelled destruction of intellectual property counterfeit goods, infringing goods and raw materials, materials and means mainly used for producing and trading those goods shall be applied when all the conditions for application of the measure of compelled distribution or use of goods and materials for non-commercial purposes provided in Article 30 of this Decree are not fully met.

Article 32.- Confiscation

The measure of confiscation of intellectual property counterfeit goods, raw materials, materials and means mainly used for producing and trading those goods shall be applied in the following cases:

1. In an emergency case in order to ensure that evidence is not destroyed, dispersed or altered or to prevent the possible commission of further acts of infringement.

2. The infringing organization or individual has no capability or condition to remove infringing elements from the goods or intentionally fails to comply with the request for removal of infringing elements from the goods or fails to take other measures as prescribed by the infringement-handling agency.

3. The goods are of unknown origin or belong to unknown owner while there are sufficient bases for determining that they are intellectual property counterfeit goods.

Article 33.- Other administrative remedies and sanctioning competence and procedures

Other forms of administrative sanction and remedies, the competence and procedures for sanctioning acts of infringement shall be applied under the provisions of law on sanctioning of administrative violations in the domains of copyright and related rights, industrial property rights and rights to plant varieties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



CONTROL OVER INTELLECTUAL PROPERTY-RELATED IMPORTS AND EXPORTS

Article 34.- Right to request control over intellectual property-related imports and exports

Intellectual property right holders may either directly or through their representatives files a petition for control or supervision for the purpose of detecting imports or exports containing signs of intellectual property right infringement or a petition for temporary cessation of customs clearance for imports or exports suspected of intellectual property right infringement.

Article 35.- Customs offices competent to receive petitions

1. District customs departments shall have the power to receive petitions for checking or supervision or temporary cessation of customs clearance at the border gates under their management.

2. Provincial/municipal customs departments shall have the power to receive petitions for checking or supervision or temporary cessation of customs clearance at the border gates under their management.

3. The General Department of Customs shall have the power to receive petitions for checking or supervision or temporary cessation of customs clearance at the border gates under the management of two and more provincial/municipal customs departments.

4. In the cases specified in Clauses 2 and 3 of this Article, intellectual property right holders may also file their petitions at each district or provincial customs department.

Article 36.- Procedures for processing petitions

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. When the General Department of Customs accepts a petition, it shall forward the petition and instruct relevant provincial/municipal customs departments for settlement.

When a provincial/municipal customs department accepts a petition, it shall forward the petition and instruct relevant district customs departments for settlement.

District customs departments shall be responsible for checking and supervising to find out goods suspected of infringement or deciding on temporary cessation of customs clearance on the basis of the petitions for temporary cessation of customs clearance and instructions of the General Department of Customs or provincial/municipal customs departments.

Article 37.- Disposal of goods suspected of infringement

1. In case the goods suspected of intellectual property right infringement are found, at the request of the intellectual property right holder or in exercising the power to impose administrative sanctions, the customs office shall issue a decision to temporarily cease customs clearance, and notify the temporary cessation of customs clearance to the intellectual property right holder and the goods owner, stating the names, addresses, facsimile numbers and telephone numbers of the concerned parties, the reason for and the duration of the temporary cessation.

2. The customs office shall continue customs clearance for the goods shipment in question according to the provisions of Clause 3, Article 218 of Law on the Intellectual Property and in the following cases:

a/ Upon cancellation or revocation of the decision on temporary cessation of customs clearance under a decision on the settlement of the complaint or denunciation;

b/ Upon withdrawal by the requester of the petition for temporary cessation of customs clearance.

Article 38.- Procedures for controlling intellectual property-related imports and exports

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter VI

INTELLECTUAL PROPERTY ASSESSMENT

Article 39.- Contents and areas of intellectual property assessment

1. Intellectual property assessment covers the following contents:

a/ Determination of the legal status and protectability of the intellectual property right subject matter; the scope of intellectual property right protection;

b/ Determination of evidence for calculation of the level of damage;

c/ Determination of infringing elements, infringing products/services, the element serving as a basis for determination of the value of the protected intellectual property right subject matter, the infringing objects;

d/ Determination of the ability to prove the intellectual property right holder status, infringement, infringing goods or the ability to prove to the contrary of documents and evidence used in the dispute or infringement;

e/ Other circumstances of the case that need to be clarified.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Assessment of copyright and related rights;

b/ Assessment of industrial property rights;

c/ Assessment of the rights to plant varieties.

Article 40.- Competence to solicit and the right to request intellectual property assessment

1. The agencies with competence to solicit intellectual property assessment are agencies with competence to settle disputes, handle infringements and settle intellectual property-related complaints and denunciations as defined in Article 200 of the Law on Intellectual Property.

2. The following organizations and individuals are entitled to request intellectual property assessment:

a/ Intellectual property right holders;

b/ Organizations and individuals subject to a request for handling of acts of infringement or intellectual property-related complaint or denunciation;

c/ Other organizations and individuals with related rights and interests in an intellectual property-related dispute, infringement, complaint or denunciation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 41.- Rights and obligations of persons soliciting or requesting intellectual property assessment

1. Persons soliciting or requesting intellectual property assessment are entitled to:

a/ Request the assessment organization or assessor to make assessment conclusions according to the contents and within the time limit as requested;

b/ Request the assessment organization or assessor to explain assessment conclusions;

c/ Request additional assessment or re-assessment under the provisions of Article 50 of this Decree;

d/ Agree on the assessment charges in the case of request for assessment.

2. Persons soliciting or requesting intellectual property assessment are obliged to:

a/ Supply fully and honestly documents, evidence and information relating to the assessed subject matter at the request of the assessment organization or assessor;

b/ Clearly and specifically present issues of which assessment is solicited or requested;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Receive back the assessed subject matter at the request of the assessment organization or assessor.

Article 42.- Intellectual property assessment organizations

1. Intellectual property assessment organizations are organizations meeting all conditions for conducting intellectual property assessment.

2. Conditions for establishing an assessment organization:

a/ Having at least two members who have intellectual property assessor’s cards;

b/ Meeting other conditions under relevant provisions of law.

3. Conditions for an assessment organization to conduct intellectual property assessment:

a/ Meeting all conditions specified at Point a, Clause 2 of this Article;

b/ Having a certificate of registration of scientific and technological activity and a certificate of registration of the assessment business or practice according to current law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 43.- Rights and obligations of intellectual property assessment organizations

1. In assessment activities, intellectual property assessment organizations shall have the rights and obligations provided in Clause 4, Article 44 of this Decree; be responsible for ensuring necessary conditions for intellectual property assessors to discharge their rights and obligations; and be liable for assessment conclusions if the assessment is conducted in their names.

2. Intellectual property assessment organizations shall be responsible for taking part in the following activities:

a/ Scientific research into intellectual property assessment;

b/ Training assessors and fostering professional skills in intellectual property assessment.

Article 44.- Intellectual property assessors

1. Intellectual property assessors are those who have adequate knowledge and professional skills to assess and conclude on issues related to the contents of assessment and are recognized by competent state agencies under the provisions of Clause 5 of this Article.

Intellectual property assessors may operate independently or as a member of an intellectual property assessment organization.

2. The Ministry of Science and Technology, the Ministry of Culture and Information and the Ministry of Agriculture and Rural Development shall, according to their assigned areas of state management of intellectual property, coordinate with the Ministry of Education and Training and the Ministry of Justice in issuing specific regulations on the programs on professional training in each area of assessment under their respective management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Having a university degree in the area of assessment;

b/ Possessing good moral qualities;

c/ Having full civil act capacity;

d/ Having passed a professional exam of knowledge about intellectual property law, scientific and technical capability, professional skills and experience for performing assessment of contents related to industrial property rights, copyright, related rights and rights to plant varieties.

The Ministry of Science and Technology, the Ministry of Culture and Information and the Ministry of Agriculture and Rural Development shall stipulate the contents of examination referred to at this Point in the areas under their assigned management; guide and organize those exams and grant certificates of professional eligibility for working as intellectual property assessors.

4. Intellectual property assessors shall have the following rights and obligations:

a/ To perform assessment when solicited or requested; to perform assessment according to the contents of assessment as solicited or requested, and according to the time requirement on assessment; when it is necessary to have more time for assessment, to promptly report it to the person who solicits or requests such assessment;

b/ To refuse to perform assessment when the subject matters of assessment or documents are insufficient or are irrelevant to make assessment conclusions, or when they have rights or benefits relating to the subject matters of assessment or the cases in which assessment is required or where there exist other reasons that may influence the objectiveness of assessment conclusions while they also act as representatives to protect the interests of one of the parties involved in the case in which assessment is required;

c/ To request agencies, organizations to supply documents, exhibits and information relating to the subject matters of assessment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ To prepare assessment dossiers, to be present as required in the writ of summon of the assessment-soliciting agency; to explain the assessment conclusions if so requested;

f/ To preserve the exhibits and documents relating to the assessment; to keep confidential all assessment results and information and documents for assessment;

g/ To independently make and be responsible for assessment conclusions;

h/ To compensate for damage when intentionally making false assessment conclusions, causing damage to concerned individuals and organizations;

i/ To comply with the regulations on the order and procedures for assessment and to discharge other rights and obligations provided for by law.

5. The Ministry of Culture and Information, the Ministry of Science and Technology and the Ministry of Agriculture and Rural Development shall stipulate the procedures for recognition of intellectual property assessors, grant and withdrawal of intellectual property assessor’s cards; and publish lists of intellectual property assessors in the areas under their respective management corresponding to copyright and related rights, industrial property rights and rights to plant varieties.

Article 45.- Solicitation of assessment

1. Any solicitation of assessment must be made in writing.

2. A document on solicitation of assessment must have the following principal contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Name and address of the assessment organization or the assessor;

c/ Subject matter and details that need to be assessed;

d/ Relevant evidence, documents and exhibits;

e/ The time limit for notifying the assessment conclusions.

Article 46.- Assessment request

1. A request for assessment must be made in the form of an assessment service contract between the person requesting assessment and an assessment organization or an assessor.

2. An assessment service contract must contain the following principal details:

a/ Name and address of the organization or individual requesting assessment;

b/ Name and address of the assessment organization or the assessor;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Relevant evidence, documents and exhibits;

e/ Time limit for notifying assessment conclusions;

f/ Rights and obligations of the parties;

g/ Liabilities for breach of the contract.

Article 47.- Delivery, receipt and return of objects for intellectual property assessment

Where the assessment solicitation or request is enclosed with an assessment object, the handing, receipt and return of the object must be recorded in writing. Such a record must have the following principal details:

1. Time and place of delivery, receipt and return of the assessment object;

2. Names and addresses of the deliverer and recipient of the assessment object or of their representatives;

3. Name of the assessment object; related documents or items.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Signatures of the deliverer and recipient of the assessment object.

Article 48.- Taking of samples for intellectual property assessment

1. The assessment organization or assessor may directly take samples for assessment (particular exhibits that are infringing elements or intellectual property subject matters) or request the assessment solicitor or requester to supply samples for assessment. The taking of samples for assessment must be recorded in writing to the witness of the involved parties who shall sign this record for certification.

2. The delivery, receipt and return of assessment samples shall comply with the provisions of Article 47 of this Decree.

Article 49.- Performance of intellectual property assessment

1. Intellectual property assessment may be performed by one or several intellectual property assessors. Individual assessment means assessment performed by a single assessor. Collective assessment means assessment performed by two or more assessors.

2. In case of individual assessment, the assessors shall perform the whole of the assessment and be responsible for their assessment conclusions. In case of collective assessment of issues in the same professional area, the assessors shall jointly perform the assessment, sign the common assessment conclusion document and be jointly responsible for assessment conclusions; if the assessors hold different opinions, each assessor shall write his/her own opinion in the common assessment conclusion document and be responsible for that opinion. In case of collective assessment of issues in different professional areas, each assessor shall perform his/her assessment job and be responsible for his/her assessment conclusion.

Article 50.- Additional assessment, re-assessment

1. Additional assessment shall be performed when the assessment conclusion is insufficient and unclear regarding the contents that need assessment or when new circumstances arise and need to be made clear. The request for additional assessment and the performance of additional assessment shall comply with the provisions applicable to first-time assessment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. If the first-time assessment conclusion is contradictory to the re-assessment conclusion on the same assessed issue, it is possible to further request or solicit re-assessment by another assessment organization or assessor.

Article 51.- Written assessment conclusions

1. Written assessment conclusion shall be considered as evidence used for handling the case.

2. A written assessment conclusion must contain the following principal contents:

a/ Name and address of the assessment organization or assessor;

b/ Name and address of the agency soliciting assessment or the organization or individual requesting assessment;

c/ Object, contents and scope of assessment;

d/ Mode of assessment;

e/ Assessment conclusions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A written assessment conclusion must be signed by the assessor(s) performing the assessment. When the assessment is performed by an assessment organization, the written assessment conclusion must also be signed by the head of the assessment organization and affixed with the seal of the assessment organization.

Article 52.- Prohibited acts in the performance of assessment

In the performance of assessment, the following acts are prohibited:

1. Accepting and performing assessment in the cases in which assessment must be refused according to regulations.

2. Intentionally making false assessment conclusions.

3. Disclosing confidential information known in the course of assessment without permission of the involved parties.

4. Taking advantage of the assessment status and assessment activities for self-seeking purposes.

Article 53.- Assessment charges

Charges for intellectual property assessment upon solicitation shall comply with the provisions of law on charges and fees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter VII

STATE MANAGEMENT OF INTELLECTUAL PROPERTY

Article 54.- Principle of unified state management of intellectual property

The performance of the state management of intellectual property provided in Article 10 and Article 11 of the Law on Intellectual Property shall be based on the principle of uniformity of objectives, contents and measures under the general direction of the Government, clear division of responsibilities and close coordination among ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and People’s Committees at all levels.

Article 55.- Responsibilities of the Ministry of Science and Technology

1. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Culture and Information, the Ministry of Agriculture and Rural Development and other ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and People’s Committees at all levels in, carrying out the following general activities in order to secure unified state management of intellectual property:

a/ Formulating, promulgating or submitting to competent authorities for promulgation, and organizing the implementation of, strategies, policies and general legal documents on intellectual property right protection and this Decree;

b/ Monitoring, urging and supervising the performance of the tasks by ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and People’s Committees at all levels, which are assigned by the National Assembly and the Government, in accordance with the provisions of Article 10 and Article 11 of the Law on Intellectual Property, and this Decree;

c/ Summing up, evaluating and reporting to the Government on intellectual property right protection activities, and making proposals on specific policies and measures to improve the effectiveness of intellectual property system and secure the unified state management of intellectual property;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Negotiating, concluding, acceding to and organizing the implementation of, general treaties on intellectual property; proposing the settlement of national intellectual property-related disputes in the domain of international relations.

2. Apart from the prime responsibility for performing general activities specified in Clause 1 of this Article, the Ministry of Science and Technology shall have the following responsibilities:

a/ Directly performing the function of state management of industrial property and securing the consistency of industrial property policies, strategies and legal documents with general policies, strategies and legal documents on intellectual property;

b/ Performing other tasks assigned by the Government.

Article 56.- Responsibilities of the Ministry of Culture and Information

The Ministry of Culture and Information shall coordinate with the Ministry of Science and Technology in performing the tasks specified in Clause 1, Article 55 of this Decree and perform the following specific tasks:

a/ Directly performing the function of state management of copyright and related rights, securing the consistency of policies, strategies and legal documents on copyright and related rights with general policies, strategies and legal documents on intellectual property; regularly or irregularly reporting to the Ministry of Science and Technology on the state management and protection of intellectual property rights for coordination in handling emerging issues, sum-up and report to the Prime Minister.

b/ Performing other tasks assigned by the Government.

Article 57.- Responsibilities of the Ministry of Agriculture and Rural Development

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Directly performing the function of state management of rights to plant varieties, securing the consistency of policies, strategies and legal documents on rights to plant varieties with general policies, strategies and legal documents on intellectual property; regularly or irregularly reporting to the Ministry of Science and Technology on the state management and protection of intellectual property rights for coordination in handling emerging issues, sum-up and report to the Prime Minister.

2. Performing other tasks assigned by the Government.

Article 58.- Responsibilities of other ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and People’s Committees at all levels

Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and People’s Committees at all levels shall, within the scope of their respective functions and tasks, coordinate with the Ministry of Science and Technology, the Ministry of Culture and Information and the Ministry of Agriculture and Rural Development in performing the following specific tasks:

1. Performing the tasks specified in Clause 1, Article 55 of this Decree and directly performing specific tasks assigned by the Government and the National Steering Committee for Intellectual Property.

2. Securing the implementation of policies and law on intellectual property in their localities in accordance with the Law on Intellectual Property and its guiding documents.

3. Regularly or irregularly reporting to the Ministry of Science and Technology on the state management and protection of intellectual property rights for coordination in handling emerging issues, sum-up and report to the Prime Minister.

Article 59.- The National Steering Committee for Intellectual Property

The Prime Minister shall decide to set up the National Steering Committee for Intellectual Property and define specific duties and powers of this Committee

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Culture and Information, the Ministry of Agriculture and Rural Development and concerned agencies in, performing the state management of, protecting, supervising, inspecting and handling infringements of intellectual property rights.

2. State management agencies in charge of intellectual property shall fully and promptly reply to requests of agencies with competence to handle infringements of intellectual property rights.

3. State management agencies in charge of intellectual property shall, upon request, participate in inspection or supervision teams to assist inspection and supervision work.

4. Concerned ministries shall report on the protection of intellectual property rights on an annual basis or upon request to the National Steering Committee for Intellectual Property, or upon international request.

Chapter VIII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 61.- Transition provisions

1. This Decree’s provisions on inventions also apply to utility solutions protected under the 1995 Civil Code and the Government’s Decree No. 63/CP of October 24, 1996, stipulating in detail industrial property, which was amended under Decree No. 06/2001/ND-CP of February 1, 2001.

2. This Decree’s provisions on geographical indications also apply to goods origin appellations protected under the 1995 Civil Code and the Government’s Decree No. 63/CP of October 24, 1996, stipulating in detail industrial property, which was amended under Decree No. 06/2001/ND-CP of February 1, 2001.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 62.- Effect of the Decree

This Decree takes effect 15 days after its publication in “CONG BAO.”

Other provisions in documents promulgated before the effective date of this Decree that are contrary to this Decree are all annulled.

Article 63.- Responsibilities for implementation guidance

1. The Minister of Science and Technology, the Minister of Culture and Information and the Minister of Agriculture and Rural Development shall provide guidance on the implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and presidents of People’s Committees of provinces and centrally run cities shall implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


125.654

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.29.213
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!