Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Luật bảo hiểm y tế 2008 số 25/2008/QH12 áp dụng 2024

Số hiệu: 25/2008/QH12 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành: 14/11/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Luật số: 25/2008/QH12

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2008

LUẬT

BẢO HIỂM Y TẾ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật bảo hiểm y tế.

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Luật này quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm y tế, bao gồm đối tượng, mức đóng, trách nhiệm và phương thức đóng bảo hiểm y tế; thẻ bảo hiểm y tế; phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế; tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế; thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; quỹ bảo hiểm y tế; quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.

2. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế.

3. Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm y tế mang tính kinh doanh.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này.

2. Bảo hiểm y tế toàn dân là việc các đối tượng quy định trong Luật này đều tham gia bảo hiểm y tế.

3. Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế, chi phí quản lý bộ máy của tổ chức bảo hiểm y tế và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến bảo hiểm y tế.

4. Người sử dụng lao động bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể và tổ chức khác; tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế.

5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đầu tiên theo đăng ký của người tham gia bảo hiểm y tế và được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.

6. Giám định bảo hiểm y tế là hoạt động chuyên môn do tổ chức bảo hiểm y tế tiến hành nhằm đánh giá sự hợp lý của việc cung cấp dịch vụ y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế, làm cơ sở để thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Điều 3. Nguyên tắc bảo hiểm y tế

1. Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế.

2. Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hành chính (sau đây gọi chung là mức lương tối thiểu).

3. Mức hưởng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

4. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế cùng chi trả.

5. Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ.

Điều 4. Chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế

1. Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng và một số nhóm đối tượng xã hội.

2. Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm y tế để bảo toàn và tăng trưởng quỹ. Nguồn thu của quỹ và số tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm y tế được miễn thuế.

3. Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm y tế hoặc đóng bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng.

4. Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến trong quản lý bảo hiểm y tế.

Điều 5. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.

2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế tại địa phương.

Điều 6. Trách nhiệm của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế

Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện nhiệm vụ sau đây:

1. Xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tổ chức hệ thống y tế, tuyến chuyên môn kỹ thuật y tế, nguồn tài chính phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân dựa trên bảo hiểm y tế toàn dân;

2. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển bảo hiểm y tế;

3. Ban hành danh mục thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế và các quy định chuyên môn kỹ thuật liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;

4. Xây dựng và trình Chính phủ các giải pháp nhằm bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm y tế;

5. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế;

6. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chế độ bảo hiểm y tế;

7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm y tế;

8. Theo dõi, đánh giá, tổng kết các hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm y tế;

9. Tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo hiểm y tế.

Điều 7. Trách nhiệm của Bộ Tài chính về bảo hiểm y tế

1. Phối hợp với Bộ Y tế, cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng chính sách, pháp luật về tài chính liên quan đến bảo hiểm y tế.

2. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế.

Điều 8. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp về bảo hiểm y tế

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:

a) Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế;

b) Bảo đảm kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng được ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ theo quy định của Luật này;

c) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế;

d) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm y tế.

2. Ngoài việc thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn kinh phí theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này.

Điều 9. Tổ chức bảo hiểm y tế

1. Tổ chức bảo hiểm y tế có chức năng thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế.

2. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức bảo hiểm y tế.

Điều 10. Kiểm toán quỹ bảo hiểm y tế

Định kỳ 3 năm, Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán quỹ bảo hiểm y tế và báo cáo kết quả với Quốc hội.

Trường hợp Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ yêu cầu, Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán đột xuất quỹ bảo hiểm y tế.

Điều 11. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Không đóng hoặc đóng bảo hiểm y tế không đầy đủ theo quy định của Luật này.

2. Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế.

3. Sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sai mục đích.

4. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế và của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.

5. Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm y tế.

6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

CHƯƠNG II

ĐỐI TƯỢNG, MỨC ĐÓNG, TRÁCH NHIỆM VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ

Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là người lao động).

2. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân.

3. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

4. Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

5. Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.

6. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.

7. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước hằng tháng.

8. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

9. Người có công với cách mạng.

10. Cựu chiến binh theo quy định của pháp luật về cựu chiến binh.

11. Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo quy định của Chính phủ.

12. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.

13. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật.

14. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

15. Thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

16. Thân nhân của các đối tượng sau đây theo quy định của pháp luật về sĩ quan Quân đội nhân dân, nghĩa vụ quân sự, Công an nhân dân và cơ yếu:

a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân đang tại ngũ; hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân;

b) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

c) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang làm công tác cơ yếu tại Ban Cơ yếu Chính phủ và người đang làm công tác cơ yếu hưởng lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân nhưng không phải là quân nhân, công an nhân dân.

17. Trẻ em dưới 6 tuổi.

18. Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

19. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

20. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.

21. Học sinh, sinh viên.

22. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp.

23. Thân nhân của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình.

24. Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.

25. Các đối tượng khác theo quy định của Chính phủ.

Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:

a) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức tiền lương, tiền công tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục để hưởng chế độ bảo hiểm y tế;

b) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

c) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

d) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức trợ cấp thất nghiệp và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

đ) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại các khoản 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu và do ngân sách nhà nước đóng;

e) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 19 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu và do cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng;

g) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại các khoản 20, 21 và 22 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu và do đối tượng đóng;

Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng quy định tại khoản 20 và khoản 21 Điều 12 của Luật này và đối tượng quy định tại khoản 22 Điều 12 của Luật này mà có mức sống trung bình;

h) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 23 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu và do người lao động đóng;

i) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 24 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu và do đối tượng đóng;

k) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 25 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu.

2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.

Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương, tiền công cao nhất.

3. Chính phủ quy định cụ thể mức đóng, mức hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 14. Tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế

1. Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

2. Đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động.

3. Đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.

4. Đối với các đối tượng khác thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là mức lương tối thiểu.

5. Mức tiền công, tiền lương tối đa để tính mức đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương tối thiểu.

Điều 15. Phương thức đóng bảo hiểm y tế

1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương, tiền công của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.

2. Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không trả lương theo tháng thì 3 tháng hoặc 6 tháng một lần, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương, tiền công của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.

3. Hằng tháng, tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 8 Điều 12 của Luật này vào quỹ bảo hiểm y tế.

4. Hằng năm, cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng quy định tại các khoản 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 17 và 18 Điều 12 của Luật này đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng này vào quỹ bảo hiểm y tế.

5. Hằng năm, cơ quan, tổ chức quản lý người có công với cách mạng và các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản 16 Điều 12 của Luật này đóng bảo hiểm y tế cho thân nhân của họ vào quỹ bảo hiểm y tế.

6. Hằng tháng, cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng quy định tại khoản 19 Điều 12 của Luật này vào quỹ bảo hiểm y tế.

7. Chính phủ quy định cụ thể phương thức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại các khoản 20, 21, 22, 23, 24 và 25 Điều 12 của Luật này.

CHƯƠNG III

THẺ BẢO HIỂM Y TẾ

Điều 16. Thẻ bảo hiểm y tế

1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này.

2. Mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.

3. Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng được quy định như sau:

a) Đối với người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 3 Điều 50 của Luật này đóng bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi hoặc người tham gia bảo hiểm y tế quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;

b) Đối với người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 3 Điều 50 của Luật này đóng bảo hiểm y tế lần đầu hoặc đóng bảo hiểm y tế không liên tục thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế; riêng đối với quyền lợi về dịch vụ kỹ thuật cao thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 180 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;

c) Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi.

4. Thẻ bảo hiểm y tế không có giá trị sử dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Thẻ đã hết thời hạn sử dụng;

b) Thẻ bị sửa chữa, tẩy xoá;

c) Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.

5. Tổ chức bảo hiểm y tế quy định mẫu thẻ bảo hiểm y tế, quản lý thẻ bảo hiểm y tế thống nhất trong cả nước và chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2014 phải tổ chức thực hiện việc phát hành thẻ bảo hiểm y tế có ảnh của người tham gia bảo hiểm y tế.

Điều 17. Cấp thẻ bảo hiểm y tế

1. Hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:

a) Văn bản đăng ký tham gia bảo hiểm y tế của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này;

b) Danh sách người tham gia bảo hiểm y tế do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này hoặc người đại diện của người tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế lập;

c) Tờ khai của cá nhân, hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế.

2. Hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với trẻ em dưới 6 tuổi bao gồm:

a) Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh. Trường hợp trẻ em chưa có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh thì phải có giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của cha, mẹ hoặc người giám hộ;

b) Danh sách hoặc giấy đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi trẻ em cư trú.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế.

Điều 18. Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế

1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.

2. Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ.

3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

4. Người được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.

Điều 19. Đổi thẻ bảo hiểm y tế

1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:

a) Rách, nát hoặc hỏng;

b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;

c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.

2. Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:

a) Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;

b) Thẻ bảo hiểm y tế.

3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải đổi thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

4. Người được đổi thẻ bảo hiểm y tế do thẻ bị rách, nát hoặc hỏng phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí đổi thẻ bảo hiểm y tế.

Điều 20. Thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế

1. Thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi trong trường hợp sau đây:

a) Gian lận trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế;

b) Người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.

2. Thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ trong trường hợp người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác. Người có thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ có trách nhiệm đến nhận lại thẻ và nộp phạt theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG IV

PHẠM VI ĐƯỢC HƯỞNG BẢO HIỂM Y TẾ

Điều 21. Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:

a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;

b) Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh;

c) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các khoản 9, 13, 14, 17 và 20 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể điểm b khoản 1 Điều này; chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan ban hành danh mục thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.

Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 2, 9 và 17 Điều 12 của Luật này;

b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

c) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 13 và 14 Điều 12 của Luật này;

d) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.

3. Chính phủ quy định mức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các trường hợp vượt tuyến chuyên môn kỹ thuật, khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu, sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn và các trường hợp khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 23. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế

1. Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.

2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.

3. Khám sức khỏe.

4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.

5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.

6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.

7. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt.

8. Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.

9. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng đối với bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, thảm họa.

10. Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp tự tử, tự gây thương tích.

11. Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.

12. Khám bệnh, chữa bệnh tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra.

13. Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

14. Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

CHƯƠNG V

TỔ CHỨC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ

Điều 24. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế là cơ sở y tế có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh với tổ chức bảo hiểm y tế.

2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế bao gồm:

a) Trạm y tế xã và tương đương, nhà hộ sinh;

b) Phòng khám đa khoa, chuyên khoa;

c) Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa.

Điều 25. Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế là văn bản thoả thuận giữa tổ chức bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc cung ứng dịch vụ và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

2. Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Đối tượng phục vụ và yêu cầu về chất lượng cung ứng dịch vụ;

b) Phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh;

c) Quyền và trách nhiệm của các bên;

d) Thời hạn hợp đồng;

đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

e) Điều kiện thay đổi, thanh lý, chấm dứt hợp đồng.

3. Việc thỏa thuận về điều kiện thay đổi, thanh lý, chấm dứt hợp đồng quy định tại điểm e khoản 2 Điều này phải bảo đảm không làm gián đoạn việc khám bệnh, chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế.

4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Điều 26. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.

3. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.

Điều 27. Chuyển tuyến điều trị

Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

Điều 28. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.

2. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này trước khi ra viện.

3. Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

4. Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 29. Giám định bảo hiểm y tế

1. Nội dung giám định bảo hiểm y tế bao gồm:

a) Kiểm tra thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;

b) Kiểm tra, đánh giá việc chỉ định điều trị, sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế cho người bệnh;

c) Kiểm tra, xác định chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

2. Việc giám định bảo hiểm y tế phải bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch.

3. Tổ chức bảo hiểm y tế thực hiện việc giám định bảo hiểm y tế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả giám định.

CHƯƠNG VI

THANH TOÁN CHI PHÍ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ

Điều 30. Phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được thực hiện theo các phương thức sau đây:

a) Thanh toán theo định suất là thanh toán theo định mức chi phí khám bệnh, chữa bệnh và mức đóng tính trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong một khoảng thời gian nhất định;

b) Thanh toán theo giá dịch vụ là thanh toán dựa trên chi phí của thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế được sử dụng cho người bệnh;

c) Thanh toán theo trường hợp bệnh là thanh toán theo chi phí khám bệnh, chữa bệnh được xác định trước cho từng trường hợp theo chẩn đoán.

2. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế quy định tại khoản 1 Điều này .

Điều 31. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

2. Tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:

a) Tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;

b) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh không đúng quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này;

c) Tại nước ngoài;

d) Một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định thủ tục, mức thanh toán đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trên cơ sở viện phí theo quy định của Chính phủ.

Điều 32. Tạm ứng, thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Tổ chức bảo hiểm y tế có trách nhiệm tạm ứng kinh phí hàng quý cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tối thiểu bằng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thực tế của quý trước đã được quyết toán. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lần đầu ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì mức tạm ứng lần đầu tối thiểu bằng 80% mức kinh phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của một quý theo hợp đồng đã ký.

2. Việc thanh toán, quyết toán giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tổ chức bảo hiểm y tế được thực hiện hằng quý như sau:

a) Trong tháng đầu của mỗi quý, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm gửi báo cáo quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của quý trước cho tổ chức bảo hiểm y tế;

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, tổ chức bảo hiểm y tế có trách nhiệm xem xét và thông báo kết quả quyết toán chi phí. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo kết quả quyết toán, tổ chức bảo hiểm y tế phải hoàn thành việc thanh toán với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

3. Trong thời hạn 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán của người tham gia bảo hiểm y tế khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 31 của Luật này; trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán của người tham gia bảo hiểm y tế khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 31 của Luật này, tổ chức bảo hiểm y tế phải thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trực tiếp cho các đối tượng này.

CHƯƠNG VII

QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ

Điều 33. Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm y tế

1. Tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này.

2. Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư của quỹ bảo hiểm y tế.

3. Tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

4. Các nguồn thu hợp pháp khác.

Điều 34. Quản lý quỹ bảo hiểm y tế

1. Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch và có sự phân cấp quản lý trong hệ thống tổ chức bảo hiểm y tế.

2. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý quỹ bảo hiểm y tế; quyết định nguồn tài chính để bảo đảm việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong trường hợp mất cân đối thu, chi quỹ bảo hiểm y tế.

Điều 35. Sử dụng quỹ bảo hiểm y tế

1. Quỹ bảo hiểm y tế được sử dụng cho các mục đích sau đây:

a) Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;

b) Chi phí quản lý bộ máy tổ chức bảo hiểm y tế theo định mức chi hành chính của cơ quan nhà nước;

c) Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm y tế theo nguyên tắc an toàn, hiệu quả;

d) Lập quỹ dự phòng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Quỹ dự phòng tối thiểu bằng tổng chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của hai quý trước liền kề và tối đa không quá tổng chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của hai năm trước liền kề.

2. Trường hợp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số thu bảo hiểm y tế lớn hơn số chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì được sử dụng một phần kết dư để phục vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại địa phương.

3. Chính phủ quy định cụ thể Điều này.

CHƯƠNG VIII

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HIỂM Y TẾ

Điều 36. Quyền của người tham gia bảo hiểm y tế

1. Được cấp thẻ bảo hiểm y tế khi đóng bảo hiểm y tế.

2. Lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này.

3. Được khám bệnh, chữa bệnh.

4. Được tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế.

5. Yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và cơ quan liên quan giải thích, cung cấp thông tin về chế độ bảo hiểm y tế.

6. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.

Điều 37. Nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế

1. Đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.

2. Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế.

3. Thực hiện các quy định tại Điều 28 của Luật này khi đến khám bệnh, chữa bệnh.

4. Chấp hành các quy định và hướng dẫn của tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh.

5. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài phần chi phí do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

Điều 38. Quyền của tổ chức, cá nhân đóng bảo hiểm y tế

1. Yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải thích, cung cấp thông tin về chế độ bảo hiểm y tế.

2. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.

Điều 39. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đóng bảo hiểm y tế

1. Lập hồ sơ đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế.

2. Đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.

3. Giao thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế.

4. Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu có liên quan đến trách nhiệm thực hiện bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, của đại diện cho người tham gia bảo hiểm y tế khi có yêu cầu của tổ chức bảo hiểm y tế, người lao động hoặc đại diện của người lao động.

5. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Điều 40. Quyền của tổ chức bảo hiểm y tế

1. Yêu cầu người sử dụng lao động, đại diện của người tham gia bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu có liên quan đến trách nhiệm của họ về việc thực hiện bảo hiểm y tế.

2. Kiểm tra, giám định việc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

3. Yêu cầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cung cấp hồ sơ, bệnh án, tài liệu về khám bệnh, chữa bệnh để phục vụ công tác giám định bảo hiểm y tế.

4. Từ chối thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế không đúng quy định của Luật này hoặc không đúng với nội dung hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

5. Yêu cầu người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tham gia bảo hiểm y tế hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh mà tổ chức bảo hiểm y tế đã chi trả.

6. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế và xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.

Điều 41. Trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm y tế

1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế.

2. Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục, tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm y tế bảo đảm nhanh chóng, đơn giản và thuận tiện cho người tham gia bảo hiểm y tế.

3. Thu tiền đóng bảo hiểm y tế và cấp thẻ bảo hiểm y tế.

4. Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế.

5. Ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

6. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

7. Cung cấp thông tin về các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hướng dẫn người tham gia bảo hiểm y tế lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu.

8. Kiểm tra chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; giám định bảo hiểm y tế.

9. Bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế; giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về chế độ bảo hiểm y tế.

10. Lưu trữ hồ sơ, số liệu về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm y tế, xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm y tế.

11. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, báo cáo, hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm y tế; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu về quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế.

12. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo hiểm y tế.

Điều 42. Quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin có liên quan đến người tham gia bảo hiểm y tế, kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Được tổ chức bảo hiểm y tế tạm ứng kinh phí và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh đã ký.

3. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.

Điều 43. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm chất lượng với thủ tục đơn giản, thuận tiện cho người tham gia bảo hiểm y tế.

2. Cung cấp hồ sơ bệnh án, tài liệu liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế theo yêu cầu của tổ chức bảo hiểm y tế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Bảo đảm điều kiện cần thiết cho tổ chức bảo hiểm y tế thực hiện công tác giám định; phối hợp với tổ chức bảo hiểm y tế trong việc tuyên truyền, giải thích về chế độ bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế.

4. Kiểm tra, phát hiện và thông báo cho tổ chức bảo hiểm y tế những trường hợp vi phạm về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế; phối hợp với tổ chức bảo hiểm y tế thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

5. Quản lý và sử dụng kinh phí từ quỹ bảo hiểm y tế theo đúng quy định của pháp luật.

6. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, báo cáo về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

Điều 44. Quyền của tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động

1. Yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên quan đến chế độ bảo hiểm y tế của người lao động.

2. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.

Điều 45. Trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động

1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế đối với người lao động, người sử dụng lao động.

2. Tham gia xây dựng, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế.

3. Tham gia giám sát việc thi hành pháp luật về bảo hiểm y tế.

CHƯƠNG IX

THANH TRA, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ XỬ LÝ VI PHẠM VỀ BẢO HIỂM Y TẾ

Điều 46. Thanh tra bảo hiểm y tế

Thanh tra y tế thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm y tế.

Điều 47. Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm y tế

Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về bảo hiểm y tế, việc tố cáo và giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 48. Tranh chấp về bảo hiểm y tế

1. Tranh chấp về bảo hiểm y tế là tranh chấp liên quan đến quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm bảo hiểm y tế giữa các đối tượng sau đây:

a) Người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 12 của Luật này, người đại diện của người tham gia bảo hiểm y tế;

b) Tổ chức, cá nhân đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này;

c) Tổ chức bảo hiểm y tế;

d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

2. Tranh chấp về bảo hiểm y tế được giải quyết như sau:

a) Các bên tranh chấp có trách nhiệm tự hòa giải về nội dung tranh chấp;

b) Trường hợp hòa giải không thành thì các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.

Điều 49. Xử lý vi phạm

1. Người nào có hành vi vi phạm các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến bảo hiểm y tế thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì cùng với việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, còn phải nộp số tiền lãi trong thời gian chậm đóng theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ bảo hiểm y tế.

CHƯƠNG X

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 50. Điều khoản chuyển tiếp

1. Thẻ bảo hiểm y tế và thẻ khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực có giá trị sử dụng như sau:

a) Theo thời hạn ghi trên thẻ trong trường hợp thẻ ghi giá trị sử dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2009;

b) Đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2009 trong trường hợp thẻ ghi giá trị sử dụng sau ngày 31 tháng 12 năm 2009.

2. Phạm vi quyền lợi của người được cấp thẻ bảo hiểm y tế trước khi Luật này có hiệu lực được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm y tế cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2009.

3. Đối tượng quy định tại các khoản 21, 22, 23, 24 và 25 Điều 12 của Luật này khi chưa thực hiện quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 51 của Luật này thì có quyền tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ.

Điều 51. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009.

2. Lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân được quy định như sau:

a) Đối tượng quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều 12 của Luật này thực hiện bảo hiểm y tế từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

b) Đối tượng quy định tại khoản 21 Điều 12 của Luật này thực hiện bảo hiểm y tế từ ngày 01 tháng 01 năm 2010;

c) Đối tượng quy định tại khoản 22 Điều 12 của Luật này thực hiện bảo hiểm y tế từ ngày 01 tháng 01 năm 2012;

d) Đối tượng quy định tại khoản 23 và khoản 24 Điều 12 của Luật này thực hiện bảo hiểm y tế từ ngày 01 tháng 01 năm 2014;

đ) Đối tượng quy định tại khoản 25 Điều 12 của Luật này thực hiện bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ chậm nhất là ngày 01 tháng 01 năm 2014.

Điều 52. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2008.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Phú Trọng

THE NATIONAL ASSEMBLY
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 25/2008/QH12

Hanoi, November 14, 2008

 

LAW

ON HEALTH INSURANCE

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10;
The National Assembly promulgates the Law on Health Insurance.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Governing scope and subjects of application

1. This Law provides the health insurance regime and policies, including participants, premium rates, responsibilities and methods of payment of health insurance premiums; health insurance cards; eligible health insurance beneficiaries; medical care for the insured; payment of costs of medical care covered by health insurance; health insurance fund; and rights and responsibilities of parties involved in health insurance.

2. This Law applies to domestic and foreign organizations and individuals in Vietnam that are involved in health insurance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2. Interpretation of terms

In this Law, the terms below are construed as follows:

1. Health insurance is a form of insurance applied in the health care sector for non-profit purposes, organized by the State and joined by responsible persons under this Law.

2. All-people health insurance means health insurance joined by all persons prescribed in this Law.

3. Health insurance fund means a financial facility set up from health insurance premium payments and other lawful collections, which is used to cover costs of medical care for the insured, managerial costs of health insurance institutions and other lawful costs related to health insurance.

4. Employers include state agencies, public non-business units, people’s armed forces units, political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations, enterprises, cooperatives, individual business households and other organizations; foreign organizations; and international organizations operating in the Vietnamese territory, which are responsible for making health insurance contributions.

5. Health insurance-covered primary care provider means the first medical examination and treatment establishment registered by an insured and indicated in the health insurance card.

6. Health insurance assessment means professional activities conducted by a health insurance institution to evaluate the reasonableness of medical care services provided to an insured serving as a basis for the payment of costs of health insurance-covered medical care.

Article 3. Health insurance principles

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Health insurance premiums shall be determined in percentage of wage, remuneration, pension, allowance or minimum salary in the administrative sector (below referred to as the minimum salary).

3. Health insurance benefits shall be based on the seriousness of sickness and category of beneficiaries within the scope of the insured’s benefits.

4. Costs of health insurance-covered medical care shall be jointly paid by the health insurance fund and the insured.

5. The health insurance fund shall be managed in a centralized, unified, public and transparent manner, ensuring the balance between revenue and expenditure, and be protected by the State.

Article 4. State policies on health insurance

1. The State pays, or assists payment of, health insurance premiums for people with meritorious services to the revolution and a number of social beneficiary groups.

2. The State adopts preferential policies for the health insurance fund’s investments in order to preserve and increase the fund. The fund’s revenues and profits from its investments are tax-free.

3. The State creates favorable conditions for organizations and individuals to join health insurance or pays health insurance premiums for several beneficiary groups.

4. The State encourages investment in technological development and advanced technical facilities for health insurance management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Government performs the unified state management of health insurance.

2. The Ministry of Health shall take responsibility before the Government for performing the state management of health insurance.

3. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, coordinate with the Ministry of Health in performing the state management of health insurance.

4. People’s Committees at all levels shall, within the ambit of their tasks and powers, perform the state management of health insurance in localities.

Article 6. The Ministry of Health’s responsibilities for health insurance

To assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, ministerial-level agencies and relevant agencies and organizations in. performing the following tasks:

1. Formulating health insurance policies and law, organizing the health care system, professional and technical lines and financial sources for the protection, care and improvement of people’s health, based on all-people health insurance;

2. Formulating strategies, planning and master plans on development of health insurance;

3. Promulgating lists of drugs, medical supplies and technical services which the insured is entitled to, and professional and technical regulations on health insurance-covered medical care;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Popularizing and disseminating health insurance policies and law;

6. Directing and guiding the implementation of the health insurance regime;

7. Inspecting, examining and handling violations in, and settling complaints and denunciations about, health insurance;

8. Monitoring, assessing and reviewing activities in the health insurance domain;

9. Organizing scientific research and international cooperation on health insurance.

Article 7. The Finance Ministry’s responsibilities for health insurance

1. To coordinate with the Ministry of Health, concerned agencies and organizations in formulating health insurance-related Financial policies and regulations.

2. To inspect and examine the implementation of legal provisions on financial mechanisms applicable to health insurance and the health insurance fund.

Article 8. Responsibilities of People’s Committees at all levels for health insurance

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Direct and organize the implementation of policies and law on health insurance;

b/ Ensure funding to pay health insurance premiums for persons eligible for premium payment or support from the state budget under this Law;

c/ Popularize and disseminate health insurance policies and law;

d/ Inspect, examine and handle violations of, and settle complaints and denunciations about, health insurance.

2. Apart from the responsibilities defined in Clause 1 of this Article, People’s Committees of provinces and centrally run cities shall also manage and use funding sources under Clause 2, Article 35 of this Law.

Article 9. Health insurance institutions

1. Health insurance institutions function to implement health insurance regimes, policies and law, and manage and use the health insurance fund.

2. The Government shall specify the organization, functions, tasks and powers of health insurance institutions.

Article 10. Audit of the health insurance fund

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If requested by the National Assembly, the National Assembly Standing Committee or the Government, the State Audit shall conduct extraordinary audit of the health insurance fund.

Article 11. Prohibited acts

1. Failing to pay or fully pay health insurance premiums under this Law.

2. Committing fraud related to or forging health insurance files or cards.

3. Using collected health insurance premiums or the health insurance fund for improper purposes.

4. Obstructing, troubling or causing harms to the insured and parties involved in health insurance in the exercise of their lawful rights and enjoyment of their benefits.

5. Deliberately making false reports or providing false information and data on health insurance.

6. Abusing one’s position, power or professional operations to act in contravention of the health insurance law.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 12. The insured

1. Laborers working under indefinite-term labor contracts or labor contracts of full three-month or longer term according to the labor law; business managers who enjoy salaries or remunerations under the salary and remuneration law; cadres, civil servants and employees prescribed by law (below collectively referred to as employees).

2. Professional officers and non-commissioned officers and officers and non-commissioned officers specialized in technical areas who are serving in the people’s security force.

3. Persons on pension or monthly working capacity loss allowance.

4. People on monthly social insurance allowance for labor accident or occupational disease.

5. People who have stopped enjoying working capacity loss allowances and are enjoying monthly allowances from the state budget.

6. Commune, ward or township cadres who have stopped working and are enjoying monthly social insurance allowances.

7. Commune, ward or township cadres who have stopped working and are enjoying monthly allowances from the state budget.

8. People on unemployment allowance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10. War veterans as defined by the war veteran law.

11. People who personally participated in the anti-US resistance war for national salvation under the Government’s regulations.

12. Incumbent National Assembly deputies and People’s Council deputies at all levels.

13. People on monthly social welfare allowance as prescribed by law.

14. Poor household members; ethnic minority people living in areas with difficult or exceptionally difficult socio-economic conditions.

15. Relatives of people with meritorious services to the revolution as prescribed by the law on preferential treatment toward people with meritorious services to the revolution.

16. Relatives of the following people as prescribed in the laws on People’s Army officers, military service, people’s public security and cipher officers:

a/ On-service officers, career army men of the People’s Army; non-commissioned officers and soldiers who are serving in the People’s Army;

b/ Professional officers and non-commissioned officers and specialized technical officers and non-commissioned officers who are working in the people’s security force; non-commissioned officers and soldiers who are serving in the people’s security force for a given period;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



17. Children aged under 6 years.

18. People who have donated parts of their bodies under the law on donation, taking and transplantation of tissues and human organs and donation and taking of cadavers.

19. Foreigners studying in Vietnam who are granted scholarships from the Vietnamese State’s budget.

20. Members of households living just above the poverty line.

21. Pupils and students.

22. Members of agricultural, forestry, fishery and salt-making households.

23. Relatives of employees defined in Clause 1 of this Article whom the employees have to rear and who live together with them in the same families.

24. Members of cooperatives or individual business households.

25. Other persons according to the Government’s regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Health insurance premium rates and responsibilities to pay health insurance premiums are prescribed as follows:

a/ The monthly premium rate applicable to persons defined in Clauses 1 and 2, Article 12 of this Law is equal up to 6% of the employee’s monthly salary or remuneration, with the employer paying two thirds of the amount and the employee one-third. In the period when the employee takes maternity leave or rears an adopted child of under 4 months according to the social insurance law, the employee and employer are not required to pay health insurance premium and this period is still counted in their consecutive health insurance participation time for entitlement to health insurance benefits;

b/ The monthly premium rate applicable to persons defined in Clause 3, Article 12 of this Law is equal up to 6% of their pension or working capacity loss allowance, and such premiums shall be paid by the social insurance institution;

c/ The monthly premium rate applicable to persons defined in Clauses 4,5 and 6, Article 12 of this Law is equal up to 6% of the minimum salary and such premiums shall be paid by the social insurance institution;

d/ The monthly premium rate applicable to persons defined in Clause 8, Article 12 of this Law is equal up to 6% of their unemployment allowance and such premiums shall be paid by the social insurance institution;

e/ The monthly premium rate applicable to persons defined in Clauses 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 and 18, Article 12 of this Law is equal up to 6% of the minimum salary and such premiums shall be paid by the state budget;

f/ The monthly premium rate applicable to persons defined in Clause 19, Article 12 of this Law is equal up to 6% of the minimum salary and such premiums shall be paid by the scholarship-awarding agencies, organizations or units;

g/ The monthly premium rate applicable to persons defined in Clauses 20, 21 and 22, Article 12 of this Law is equal up to 6% of the minimum salary and such premiums shall be paid by these persons;

The state budget shall pay part of health insurance premiums for persons defined in Clauses 20 and 21, Article 12 of this Law and those defined in Clause 22, Article 12 of this Law who have average living standards;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



i/ The monthly premium rate applicable to persons defined in Clause 24, Article 12 of this

Law is equal up to 6% of the minimum salary and such premiums shall be paid by these persons;

j/ The monthly premium rate applicable to persons defined in Clause 25, Article 12 of this Law is equal up to 6% of the minimum salary.

2. In case an insured concurrently belongs to different categories specified in Article 12 of this Law, he/she shall pay health insurance premiums like those in the first category which he/she belongs to in the order of priority defined in Article 12 of this Law.

In case a person defined in Clause 1, Article 12 of this Law has additionally one or several indefinite-term labor contracts or labor contracts of 3-month or longer term, he/she shall pay health insurance premium according to the contract with the highest salary or remuneration level.

3. The Government shall specify premium and support rates referred to in Clause 1 of this Article.

Article 14. Salaries, remuneration, allowances serving as a basis for health insurance premium payment

1. Employees salaried under state regulations shall pay health insurance premiums based on their monthly salaries paid according to their ranks or grades, and position, extra-seniority or trade seniority allowances (if any).

2. Employees salaried or remunerated according to their employers’ regulations shall pay social insurance premiums based on their monthly salaries or remunerations indicated in their labor contracts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Other persons shall pay health insurance premiums based on the minimum salary.

5. The maximum remuneration or salary level used for the calculation of health insurance premiums is 20 times the minimum salary.

Article 15. Methods of payment of health insurance premiums

1. Monthly, employers shall pay health insurance premiums for employees and make deductions from the latter’s salaries and remuneration for payment of health insurance premiums into the health insurance fund.

2. For agricultural, forestry, fishery and salt-making enterprises which do not pay salaries on a monthly basis, employers shall, once every three or six months, pay health insurance premiums for employees and make health insurance premiums from the latter’s salaries or remuneration for paying into the health insurance fund.

3. Monthly, social insurance institutions shall pay health insurance premiums for persons defined in Clauses 3, 4, 5, 6 and 8, Article 12 of this Law, into the health insurance fund.

4. Annually, agencies and organizations managing persons defined in Clauses 7, 9, 10, 11. 12, 13, 14, 17 and 18, Article 12 of this Law shall pay health insurance premiums for these persons into the health insurance fund.

5. Annually, agencies and organizations managing people with meritorious services to the revolution and persons defined at Points a, b and c, Clause 16, Article 12 of this Law shall pay health insurance premiums for their relatives into the health insurance fund.

6. Monthly, scholarship-awarding agencies, organizations and units shall pay health insurance premiums for persons defined in Clause 19, Article 12 of this Law, into the health insurance fund.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter III

HEALTH INSURANCE CARDS

Article 16. Health insurance cards

1. A health insurance card is granted to an insured as a basis for enjoying health insurance benefits under this Law.

2. Everyone may be granted only one health insurance card.

3. The time when a health insurance card becomes valid is prescribed as follows:

a/ For an insured defined in Clause 3, Article 50 of this Law who pays health insurance premiums continuously from the second time on or an insured defined in Clause 2, Article 51 of this Law, his/her health insurance card will become valid on the date of payment of health insurance premiums.

b/ For an insured defined in Clause 3, Article 50 of this Law who pays health insurance premiums for the first time or fails to pay health insurance premiums continuously, his/her health insurance card will become valid 30 days after the date of payment of health insurance premiums; particularly for entitlement to hi-tech services, his/her health insurance card will become valid 180 days after the date of payment of health insurance premiums;

c/ With regard to a child under 6 years, his/her health insurance card is valid until he/she reaches full 72 months of age.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Its validity duration expires;

b/ It has been modified or erased;

c/ The card holder no longer joins health insurance.

5. Health insurance institutions shall provide the model of health insurance card, manage health insurance cards uniformly nationwide, and issue health insurance cards attached with photos of the insured by January 1, 2014 at the latest.

Article 17. Grant of health insurance cards

1. A dossier of request for the grant of a health insurance card comprises:

a/ A written registration of health insurance participation by an agency or organization responsible for paying health insurance premiums defined in Clause 1, Article 13 of this Law;

b/ A list of the insured, made by the agency or organization responsible for paying health insurance premiums defined in Clause 1, Article 13 of this Law or by the representative of the voluntary insured;

c/ A written declaration of the individual or household participating in health insurance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ A copy of the birth proof paper or birth certificate. In case the child has no such a paper or certificate, a written certification by the People’s Committee of the commune, ward or township where the child’s father, mother or guardian resides is required;

b/ A list or written request for the grant of health insurance cards by the People’s Committee of the commune, ward or township where the child resides.

3. Within 10 working days after receiving a complete dossier prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, the health insurance institution shall grant a health insurance card to the insured.

Article 18. Re-grant of health insurance cards

1. Health insurance cards may be re-granted to replace the lost ones.

2. A person who loses his/her health insurance card shall file a written request for the re-grant of the card.

3. Within 7 working days after receiving a written request for the re-grant of a card, the health insurance institution shall re-grant the card to the insured. Pending the re-grant of a card, the card holder is still entitled to health insurance benefits.

4. A person who is re-granted a health insurance card shall pay a charge. The Minister of Health shall set charge rates for the re-grant of health insurance cards.

Article 19. Exchange of health insurance cards

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ It is torn, rumpled or damaged:

b/ The registered primary care provider is changed;

c/ The information printed in the card is incorrect:

2. A dossier of request for the exchange of a health insurance card comprises:

a/ The insured’s written request for card exchange;

b/ The health insurance card.

3. Within 7 working days after receiving a complete dossier prescribed in Clause 2 of this Article, the health insurance institution shall exchange the card for the insured. Pending the card exchange, the card holder is still entitled to health insurance benefits.

4. A person who has a torn, rumpled or damaged health insurance card exchanged shall pay a charge. The Minister of Finance shall set charge rates for the exchange of health insurance cards.

Article 20. Revocation, seizure of health insurance cards

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ There is fraud in its grant;

b/ The card holder no longer joins health insurance.

2. A health insurance card shall be seized when a person seeks medical care services with another’s card. A person whose health insurance card is seized shall show up in order to receive back the card and pay a fine in accordance with law.

Chapter IV

SCOPE OF HEALTH INSURANCE BENEFITS

Article 21. Scope of health insurance benefits

1. The insured has the following costs covered by the health insurance fund:

a/ Costs of medical examination and treatment, function rehabilitation, regular pregnancy check-ups and birth giving;

b/ Costs of medical examination for screening and early diagnosis of some diseases;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Minister of Health shall specify Point b, Clause 1 of this Article: and assume the prime responsibility for. and coordinate with relevant agencies in. promulgating lists of medicines, chemicals, medical supplies and equipment as well as technical services which the insured is entitled to.

Article 22. Levels of health insurance benefits

1. An insured who uses medical care services defined in Articles 26, 27 and 28 of this Law has medical care costs covered by the health insurance fund at the following levels:

a/ 100% of the costs, for persons defined in Clauses 2, 9 and 17, Article 12 of this Law;

b/ 100% of the costs, for cases in which the cost of a check-up is below the level prescribed by the Government and conducted at a commune hospital;

c/ 95% of the costs, for persons defined in Clauses 3, 13 and 14, Article 12 of this Law;

d/ 80% of the costs, for other persons.

2. If the insured belongs to different categories, he/she is eligible for the highest benefit for an insured of a category.

3. The Government shall specify levels of medical care costs paid for the cases of transferal to higher-level hospitals, medical examination and treatment at upon request, and use of hi-tech and expensive services and other cases not specified in Clause 1 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Cases specified in Clause 1 of Article 21 in which costs have been paid by the state budget.

2. Convalescence at sanatoria or convalescence establishments.

3. Medical check-up.

4. Prenatal tests and diagnosis for non-treatment purposes.

5. Use of obstetric supportive techniques, family planning services or abortion services, except for cases of discontinuation of pregnancy due to fetal or maternal diseases.

6. Use of aesthetic services.

7. Treatment of squint, short-sightedness and refractive defects.

8. Use of prostheses including artificial limbs, eyes, teeth, glasses, hearing aids or movement aids in medical examination, treatment and function rehabilitation.

9. Medical examination, treatment and function rehabilitation in case of occupational diseases, labor accidents or disasters.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11. Medical examination and treatment for addiction to drugs, alcohol or other habit-forming substances.

12. Medical examination and treatment of physical or mental injuries caused by the injured’s law-breaking acts.

13. Medical assessment, forensic examination, forensic mental examination.

14. Participation in clinical trials or scientific research.

Chapter V

ORGANIZATION OF MEDICAL CARE FOR THE INSURED

Article 24. Health insurance-covered medical care providers

1. A health insurance-covered medical care provider is a health establishment which signs a medical care contract with a health insurance institution.

2. Health insurance-covered medical care providers include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ General and specialized clinics;

c/ General and specialized hospitals.

Article 25. Contracts on health insurance-covered medical care

1. A health insurance-covered medical care contract is a written agreement between a health insurance institution and a medical establishment on the provision of health insurance-covered medical care services and payment for these services.

2. A health insurance-covered medical care contract has the following principal details:

a/ Service beneficiaries and quality requirements;

b/ Method of payment of medical care costs;

c/ Rights and duties of the contractual parties;

d/ Term of the contract;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ Conditions for modification, liquidation and termination of the contract.

3. Any agreement on conditions for modification, liquidation and termination of a contract defined at Point e. Clause 2 of this Article must not interrupt medical care for the concerned insured.

4. The Ministry of Health shall provide a model contract on health insurance-covered medical care.

Article 26. Registration for health insurance-covered medical care services

1. The insured may register for health insurance-covered primary care services at medical establishments of commune and district or equivalent levels, except for cases in which they are entitled to register at provincial or central medical establishments under regulations of the Minister of Health.

If an insured works on a mobile basis or moves in a different locality, he/she may seek primary care services at a medical establishment of corresponding technical line in the locality where he/she works or resides under regulations of the Minister of Health.

2. The insured may change the registered primary care provider at the beginning of every quarter.

3. The name of the primary care provider shall be specified in a health insurance card.

Article 27. Treatment-line transfer

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 28. Procedures for health insurance-covered medical care

1. An insured seeking medical care service shall present his/her health insurance card attached with his/her photo; a card without photo must be produced together with a written proof of persona identity of the card holder; for children under 6 years, only health insurance cards need to be produced.

2. In case of emergency, an insured may seek medical care services at any medical establishment and shall produce his/her health insurance card together with papers defined in Clause 1 of this Article before he/she is discharged from hospital.

3. In case of treatment-line transferal, an insured shall obtain a transferal dossier from the concerned medical establishment.

4. In case of re-examination to meet treatment requirements, an insured shall obtain a note of appointment from the concerned medical establishment.

Article 29. Health insurance assessment

1. Health insurance assessment covers:

a/ Scrutinizing medical care procedures;

b/ Checking and evaluating the order of treatment, prescription, and the use of medicines, chemicals, medical supplies and technical services for patients;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Health insurance assessment must ensure accuracy, publicity and transparency.

3. Health insurance institutions shall conduct health insurance assessment and take responsibility before law for assessment results.

Chapter VI

PAYMENT OF COSTS OF HEALTH INSURANCE-COVERED MEDICAL CARE

Article 30. Methods of payment of costs of insured medical care

1. Costs of health insurance-covered medical care shall be paid by one of the following methods:

a/ Rate-based payment, which means payment according to medical care cost norms and the premium rate fixed on each health insurance card as registered with a health insurance-covered medical care provider during a certain period;

b/ Service charge-based payment, which means payment on the basis of costs of medicines, chemicals, medical supplies and equipment as well as technical services provided for patients;

c/ Disease-based payment, which means payment according to medical care costs pre-determined for each case based on diagnosis.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 31. Payment of costs of health insurance-covered medical care

1. Health insurance institutions shall pay costs of health insurance-covered medical care to medical care providers according to health insurance-covered medical care, contracts

2. Health insurance institutions shall pay medical care costs directly to health insurance card holders who use medical care services in the following cases:

a/ At a health insurance-covered medical care provider which has no health insurance-covered medical care contract;

b/ The medical care is provided not in accordance with Articles 26, 27 and 28 of this Law;

c/ In foreign countries;

d/ Other special cases as specified by the Minister of Health.

3. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance in, specifying payment procedures and levels for cases defined in Clause 2 of this Article.

4. Health insurance institutions shall pay medical care costs on the basis of hospital charges according to the Government’s regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Health insurance institutions shall quarterly pay in advance to health insurance-covered medical care providers at least 80% of the costs of health insurance-covered medical care of the preceding quarter which have been settled. With regard to a health insurance-covered medical care provider which signs a health insurance-covered medical care contract for the first time, the first advance will at least equal 80% of the medical care cost of one quarter under the signed contract.

2. An health insurance-covered medical care provider and a health insurance institution shall make payment and settlement on a quarterly basis as follows:

a/ In the first month of every quarter, the health insurance-covered medical care provider shall send a report on settlement of costs of health insurance-covered medical care in the previous quarter to the health insurance institution;

b/ Within 30 days after receiving the settlement report from the health insurance-covered medical care provider, the health insurance institution shall consider and notify the latter of the results of settlement. Within 15 days after notifying the settlement results, the health insurance institution shall complete the settlement with the health insurance-covered medical care provider.

3. Within 40 days after receiving a complete dossier of request for payment of medical care costs from an insured under Points a and b, Clause 2, Article 31 of this Law or 60 days, for cases defined at Points c and d. Clause 2, Article 31 of this Law, the health insurance institution shall pay the medical care costs to that insured.

Chapter VII

HEALTH INSURANCE FUND

Article 33. Sources for setting up the health insurance fund

1. Health insurance premiums prescribed in this Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Financial aid from domestic and foreign organizations.

4. Other lawful revenues.

Article 34. Management of the health insurance fund

1. The health insurance fund shall be managed in a centralized, uniform, public and transparent manner with management decentralization within the system of health insurance institutions.

2. The Government shall specify the management of the health insurance fund; decide on financial sources to ensure health insurance-covered medical care in case the health insurance fund faces a revenue-expenditure imbalance.

Article 35. Use of the health insurance fund

1. The health insurance fund is used for the following purposes:

a/ Payment of health insurance-covered medical care costs;

b/ Payment of costs of organizational management of health insurance institutions, according to the administrative spending norms applicable to state agencies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Setting up of a provision fund for health insurance-covered medical care. The provision must be at least equal to the total costs of health insurance-covered medical care of the two consecutive previous quarters and not exceed the total health insurance-covered medical care costs of the two last consecutive years.

2. In case a province or centrally run city’s health insurance premium payments are bigger than the health insurance-covered medical care costs, the locality may use part of the balance for the provision of medical care services.

3. The Government shall detail this Article.

Chapter VIII

RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF PARTIES INVOLVED IN HEALTH INSURANCE

Article 36. Rights of the insured

1. To be granted health insurance cards if paying health insurance premiums.

To select a primary care provider under Clause 1, Article 26 of this Law.

3. To be entitled to medical care.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. To request health insurance institutions, health insurance-covered medical care providers and relevant agencies to explain and provide information on health insurance.

6. To complain about or denounce violations of the health insurance law.

Article 37. Responsibilities of the insured

1. To pay health insurance premiums fully and on time.

2. To use health insurance cards for proper purposes, not to lend their cards to others.

3. To abide by the provisions of Article 28 of this Law when using medical care services.

4. To comply with regulations and guidance of health insurance institutions and medical establishments when using medical care services.

5. To pay medical care costs to medical establishments, in addition to the costs-covered by the health insurance fund.

Article 38. Rights of organizations and individuals paying health insurance premiums

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To complain about and denounce violations of the health insurance law.

Article 39. Responsibilities of organizations and individuals paying health insurance premiums

1. To make dossiers of request for the grant of health insurance cards.

2. To pay health insurance premiums fully and on schedule.

3. To hand health insurance cards to the insured.

4. To provide full and accurate information and documents related to the health insurance duties of employers and their representatives to the insured upon request of health insurance institutions, employees or their representatives.

5. To be subject to examination and inspection of the observance of the health insurance law.

Article 40. Rights of health insurance institutions

1. To request employers, representatives of the insured and the insured to provide full and accurate information and documents related to their health insurance duties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To request health insurance-covered medical care providers to provide patient files and records and medical care documents for health insurance assessment.

4. To refuse payment of costs of health insurance-covered medical care which violate this Law or the health insurance-covered medical care contracts.

5. To request persons who are liable to pay damages to the insured to refund medical care costs which have been paid by health insurance institutions.

6. To propose competent state agencies to revise health insurance policies or law and handle organizations and individuals that violate the health insurance law.

Article 41. Responsibilities of health insurance institutions

1. To popularize and disseminate health insurance policies and law.

2. To provide dossier and procedural guidance, to organize the implementation of health insurance regimes in a quick, simple and convenient manner for the insured.

3. To collect health insurance premiums and grant health insurance cards.

4. To manage and use the health insurance fund.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. To pay health insurance-covered medical care costs.

7. To provide information on health insurance-covered medical care providers and guide the insured in selecting primary care providers.

8. To check the quality of medical care services; to conduct health insurance assessment.

9. To protect interests of the insured: to settle according to their competence petitions, complaints and denunciations on health insurance regimes.

10. To archive files and data on health insurance according to law; to apply information technology to health insurance management and establish a national database on health insurance.

11. To organize statistics and reporting work, provide professional guidance on health insurance; to make reports on the management and use of the health insurance fund on a periodical basis or upon request.

12. To organize professional training and retraining, scientific research and international cooperation on health insurance.

Article 42. Rights of health insurance-covered medical care providers

1. To request health insurance institutions to provide full and accurate information on the insured and the fund allocated to them for the provision of medical care for the insured.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To propose competent state agencies to handle organizations and individuals that violate the health insurance law.

Article 43. Responsibilities of health insurance-covered medical care providers

1. To provide quality medical care services according to simple and convenient procedures for the insured.

2. To provide patient files and records and documents on medical care and the payment of medical care costs at the request of health insurance institutions and competent state agencies.

3. To ensure necessary conditions for health insurance institutions to conduct assessment; to coordinate with health insurance institutions in propagating and explaining health insurance regimes to the insured.

4. To inspect, detect and inform health insurance institutions of the misuse of health insurance cards; to coordinate with health insurance institutions in revoking and seizing health insurance cards in cases defined in Article 20 of this Law.

5. To manage and use money from the health insurance fund strictly according to law.

6. To make statistics and reports on health insurance in accordance with law.

Article 44. Rights of organizations representing employees and those representing employers

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To request competent state agencies to handle violations of the health insurance law which affect the lawful rights and interests of employees and employers.

Article 45. Duties of organizations representing employees and those representing employers

1. To popularize and disseminate health insurance policies and law to employees and employers.

2. To participate in the formulation of health insurance policies and law. and propose amendments or supplements thereto.

3. To join in the supervision of enforcement of the health insurance law.

Chapter IX

INSPECTION, COMPLAINT, DENUNCIATION, SETTLEMENT OF DISPUTES AND HANDLING OF VIOLATIONS IN HEALTH INSURANCE

Article 46. Health insurance inspectorate

The health insurance inspectorate shall conduct specialized inspection in the health insurance domain.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The lodging and settlement of complaints about administrative decisions and administrative acts related to health insurance; the lodging and settlement of denunciations about violations of the health insurance law comply with the law on complaints and denunciations.

Article 48. Health insurance disputes

1. Health insurance disputes are disputes related to health insurance rights, duties and liabilities of the following:

a/ The insured defined in Article 12 of this Law and their representatives;

b/ Health insurance premium-paying organizations and individuals defined in Clause 1, Article 13 of this Law;

c/ Health insurance institutions;

d/ Health insurance-covered medical care providers.

2. Health insurance disputes shall be settled as follows:

a/ The disputing parties shall reconcile their dispute;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 49. Handling of violations

1. Any person who violates the provision of this Law and relevant provisions of law on health insurance shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; and, if causing damage, they shall pay compensation in accordance with law.

2. Agencies, organizations and employers that are responsible to pay health insurance premiums but fail to pay or fully pay them shall, according to law, fully pay the deficit together with the interest arising in the late payment period at the prime interest rate announced by the Slate Bank; if failing to do so, upon request of persons competent to handle administrative violations, banks or other credit institutions, the state treasury shall make deductions from their deposit accounts to pay the arrears and interest arising on these arrears into the account of the health insurance fund.

Chapter X

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 50. Transitional provisions

1. Health insurance cards and free medical care cards granted to under-6 children before the effective date of this Law will be valid:

a/ Until their expiration, for cards valid through

December 31, 2009;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The benefits of persons who were granted health insurance cards before this Law takes effect will be effective according to current legal provisions on health insurance until December 31, 2009.

3. Persons defined in Clauses 21, 22, 23, 24 and 25, Article 12 of this Law may, pending the implementation of Points b, c, d and e, Clause 2, Article 51 of this Law, voluntarily participate in health insurance under the Government’s regulations.

Article 51. Effect

1. This Law takes effect on July 1, 2009.

2. The roadmap for achieving all-people health insurance is provided for as follows:

a/ Persons defined in Clauses 1 thru 20, Article 12 of this Law shall participate in health insurance from the effective date of this Law.

b/ Persons defined in Clause 21, Article 12 of this Law shall participate in health insurance from January 1, 2010;

c/ Persons defined in Clause 22, Article 12 of this Law shall participate in health insurance from January 1, 2012;

d/ Persons defined in Clauses 23 and 24, Article 12 of this Law shall participate in health insurance from January 1, 2014;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 52. Implementation detailing and guidance

The Government shall detail and guide the implementation of the articles and clauses of this Law as assigned, and guide other necessary provisions of this Law to meet state management requirements.

This Law was passed on November 14, 2008. by the XIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 4th session

 

 

CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY




Nguyen Phu Trong

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Luật bảo hiểm y tế 2008

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


319.427

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.59.124
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!