Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 140/2004/NĐ-CP hướng dẫn Luật Biên giới quốc gia

Số hiệu: 140/2004/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 25/06/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 140/2004/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2004

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 140/2004/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 6 NĂM 2004 QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BIÊN GIỚI QUỐC GIA

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới; bảo đảm ngân sách cho xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới, khu vực biên giới và trách nhiệm quản lý nhà nước về biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng chấp hành pháp luật về biên giới

Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài sinh sống, hoạt động có liên quan đến biên giới quốc gia và khu vực biên giới có trách nhiệm chấp hành các quy định của Luật Biên giới quốc gia, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam; trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng Điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Biên giới quốc gia

1. Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Đường quy định ở khoản 1 Điều này gồm biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển.

3. Mặt thẳng đứng quy định ở khoản 1 Điều này gồm mặt thẳng đứng theo biên giới quốc gia trên đất liền, biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất và lên vùng trời.

Điều 4. Biên giới quốc gia trên đất liền

Biên giới quốc gia trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước láng giềng được xác định bằng hệ thống mốc quốc giới, Hiệp ước về hoạch định biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng cùng các bản đồ, Nghị định thư kèm theo các Hiệp ước đó.

Điều 5. Biên giới quốc gia trên biển

1. Biên giới quốc gia trên biển là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của các quần đảo Việt Nam.

Ở những nơi lãnh hải, nội thuỷ hoặc vùng nước lịch sử của Việt Nam tiếp giáp với lãnh hải, nội thuỷ hoặc vùng nước lịch sử của nước láng giềng, biên giới quốc gia trên biển được xác định theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với các nước láng giềng đó.

2. Biên giới quốc gia trên biển được xác định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Điều 6. Lãnh hải

1. Lãnh hải Việt Nam là vùng biển rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài; trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký với các nước láng giềng có quy định khác thì áp dụng Điều ước quốc tế đó. Lãnh hải Việt Nam gồm:

a) Lãnh hải của đất liền;

b) Lãnh hải của các đảo, lãnh hải của các quần đảo Việt Nam.

2. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải.

3. Tàu thuyền nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, không được làm phương hại đến hoà bình, an ninh, trật tự, môi trường sinh thái của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Điều 7. Đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa

1. Đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải là đường mà mỗi điểm cách đều điểm gần nhất của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải là 24 hải lý.

2. Đường ranh giới phía ngoài vùng đặc quyền về kinh tế là đường mà mỗi điểm cách đều điểm gần nhất của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải là 200 hải lý.

3. Đường ranh giới phía ngoài thềm lục địa là bờ ngoài của rìa lục địa. Nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải chưa đến 200 hải lý thì ranh giới phía ngoài của thềm lục địa nơi đó mở rộng ra 200 hải lý.

4. Ở những nơi vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa Việt Nam có liên quan với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa của nước láng giềng, đường ranh giới phía ngoài của các vùng đó được xác định theo Điều ước quốc tế ký kết giữa Việt Nam và nước láng giềng đó.

5. Đường ranh giới phía ngoài của vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa được xác định, đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Điều 8. Khu vực biên giới

1. Phạm vi khu vực biên giới trên đất liền tính từ biên giới quốc gia trên đất liền vào hết địa giới hành chính của xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền.

2. Phạm vi khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính của xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo.

3. Danh sách các xã, phường, thị trấn ở khu vực biên giới trên đất liền, khu vực biên giới trên biển được quy định tại các Nghị định của Chính phủ ban hành Quy chế khu vực biên giới; trường hợp có sự thay đổi về địa giới hành chính của các xã, phường, thị trấn ở khu vực biên giới thì sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

4. Mọi hoạt động của người, phương tiện; việc quản lý, bảo vệ, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới thực hiện theo Nghị định về quy chế khu vực biên giới và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Chương 2:

XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA VÀ KHU VỰC BIÊN GIỚI

Điều 9. Xây dựng công trình biên giới

1. Công trình biên giới được ưu tiên đầu tư xây dựng theo kế hoạch, bao gồm công trình để cố định đường biên giới và công trình phục vụ hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

2. Công trình để cố định đường biên giới quốc gia do các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập kế hoạch trình Chính phủ quyết định.

3. Công trình phục vụ hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia do Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch trình Chính phủ quyết định.

Điều 10. Mốc quốc giới

1. Mốc quốc giới được cắm theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế về biên giới đã được ký kết với nước láng giềng để đánh dấu đường biên giới quốc gia trên thực địa và được giữ gìn, bảo vệ giữ đúng vị trí, hình dáng, kích thước, ký hiệu, chữ và màu sắc đã được quy định.

2. Khi phát hiện hoặc nhận được tin báo mốc quốc giới bị hư hại, bị mất, bị sai lệch vị trí, đồn biên phòng gần nhất phải tiến hành các thủ tục cần thiết để có biện pháp kịp thời xử lý đồng thời thông báo ngay cho cơ quan, đơn vị bảo vệ biên giới nước láng giềng để giải quyết theo thẩm quyền do Hiệp định về biên giới đã ký kết quy định.

3. Việc cắm lại, khôi phục, sửa chữa, bảo dưỡng mốc quốc giới thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế đã ký kết với nước láng giềng.

Điều 11. Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới

1. Việc đầu tư xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới được thực hiện theo chủ trương, chiến lược và quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng giai đoạn để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh.

2. Hàng năm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biên giới quốc gia trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình lập kế hoạch đầu tư xây dựng thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới trình Chính phủ.

Điều 12. Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới

1. Hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới phải thường xuyên được củng cố, xây dựng vững mạnh theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; bảo đảm thực hiện tốt các chức năng lãnh đạo, quản lý, xây dựng khu vực biên giới và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

2. Đội ngũ cán bộ cơ sở ở khu vực biên giới được tuyển chọn, bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là dân tộc ít người và cán bộ ở miền xuôi lên công tác lâu dài ở khu vực biên giới.

3. Bộ Nội vụ, Uỷ ban Dân tộc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất kế hoạch xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ở từng khu vực biên giới trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 13. Bố trí dân cư ở khu vực biên giới

1. Bố trí dân cư ở khu vực biên giới được quy hoạch phù hợp với quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, tính chất và đặc điểm từng vùng, từng dân tộc, từng địa phương; huy động, sử dụng lao động hợp lý để tạo ra của cải vật chất, hàng hoá phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu và đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.

2. Nhà nước có chính sách phù hợp để nhân dân định cư ổn định ở khu vực biên giới; khuyến khích những cán bộ công tác lâu dài, người tình nguyện đến định cư ở khu vực biên giới, đặc biệt là nơi khó khăn.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biên giới quốc gia nghiên cứu xây dựng quy hoạch, bố trí dân cư ở khu vực biên giới trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 14. Ngày Biên phòng toàn dân

1. Ngày 03 tháng 3 là Ngày Biên phòng toàn dân được tổ chức thực hiện hàng năm trong phạm vi cả nước. Nội dung hoạt động gồm:

a) Giáo dục ý thức pháp luật về biên giới quốc gia, tôn trọng biên giới, chủ quyền lãnh thổ, tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, nhân viên cơ quan, tổ chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và của toàn dân; đặc biệt là cán bộ, nhân viên cơ quan, tổ chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, chính quyền và nhân dân khu vực biên giới trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.

b) Huy động các ngành, các địa phương hướng về biên giới, tích cực tham gia xây dựng tiềm lực về mọi mặt ở khu vực biên giới, tạo ra sức mạnh của toàn dân, giúp đỡ Bộ đội biên phòng và các đơn vị khác thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan chức năng ở khu vực biên giới trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

c) Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng, phối hợp hai bên biên giới trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và phòng, chống tội phạm.

2. Người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Ngày Biên phòng toàn dân theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

3. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có trách nhiệm tham mưu cho Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện Ngày Biên phòng toàn dân.

Điều 15. Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân

1. Nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân được xây dựng vững mạnh trên cơ sở xây dựng hệ thống chính trị; xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới; tạo thế trận phòng thủ bảo vệ Tổ quốc, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

2. Nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân được kết hợp xây dựng trong nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân.

3. Người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương có trách nhiệm tổ chức xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

4. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có trách nhiệm tham mưu cho Bộ Quốc phòng, hướng dẫn các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện.

Điều 16. Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia

1. Bộ đội biên phòng được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vững mạnh về chính trị, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững pháp luật và công tác đối ngoại nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong mọi tình huống.

2. Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng và hoạt động của Bộ đội biên phòng. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng trực tiếp quản lý, chỉ huy, xây dựng Bộ đội biên phòng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới

1. Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới nhằm bảo đảm sự bất khả xâm phạm biên giới quốc gia, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới; xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng.

2. Biên giới quốc gia, mốc quốc giới, khu vực biên giới được quản lý, bảo vệ theo quy định của Luật Biên giới quốc gia, Nghị định này, các nghị định về quy chế khu vực biên giới, quy chế cửa khẩu, Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia, các văn bản quy phạm pháp luật khác và Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Điều 18. Giải quyết các vấn đề về biên giới

1. Việc giải quyết vấn đề về biên giới, lãnh thổ liên quan đến nước láng giềng thông qua đàm phán theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Chính phủ.

2. Nghiêm cấm việc tự ý thoả thuận sửa đổi đường biên giới quốc gia hoặc làm thay đổi đường biên giới quốc gia.

Điều 19. Trách nhiệm quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới

1. Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là trách nhiệm của Nhà nước, của các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang, chính quyền các cấp và của toàn dân, trực tiếp và thường xuyên là chính quyền, nhân dân khu vực biên giới.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ, trách nhiệm tôn trọng đường biên giới quốc gia, nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện pháp luật về biên giới quốc gia; tích cực tham gia bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; phối hợp, giúp đỡ Bộ đội biên phòng đấu tranh phòng ngừa và chống các hành vi xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia, an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

3. Trong khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Biên giới quốc gia và các quy định của pháp luật về biên giới quốc gia.

4. Bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, các ngành hữu quan, các địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

5. Bộ đội hải quân, lực lượng Cảnh sát biển chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ đội biên phòng quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển.

6. Bộ đội phòng không - không quân có trách nhiệm quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên không và phối hợp với Bộ đội biên phòng bảo vệ biên giới quốc gia trên biển.

7. Các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân làm nhiệm vụ ở khu vực biên giới có trách nhiệm phối hợp với Bộ đội biên phòng, Bộ đội phòng không - không quân bảo vệ biên giới quốc gia. Bộ Quốc phòng quy định phạm vi trách nhiệm cụ thể và quy chế phối hợp giữa các lực lượng thuộc quyền trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

Điều 20. Cửa khẩu và hoạt động tại cửa khẩu

1. Việc mở cửa khẩu và nơi mở ra cho qua lại biên giới, nâng cấp cửa khẩu, đóng cửa khẩu; xác định, công bố các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không cho việc quá cảnh thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế đã được ký kết với nước láng giềng.

2. Hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và qua lại biên giới quốc gia của cư dân trong khu vực biên giới tại cửa khẩu thực hiện theo quy chế cửa khẩu do Chính phủ quy định và pháp luật có liên quan.

Điều 21. Kiểm soát và bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu

1. Tại các cửa khẩu biên giới đường bộ, cửa khẩu đường sắt, cửa khẩu đường thuỷ nội địa, cửa khẩu đường hàng hải (cảng biển), cửa khẩu đường hàng không, các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và qua lại biên giới theo quy định của pháp luật.

a) Tại cửa khẩu biên giới đường bộ, cửa khẩu đường sắt, cửa khẩu đường thuỷ nội địa trong khu vực biên giới, cửa khẩu đường hàng hải (cảng biển), Bộ đội biên phòng chủ trì phối hợp với các lực lượng liên quan để quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực cửa khẩu.

b) Tại cửa khẩu đường hàng không, cơ quan an ninh của Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực cửa khẩu.

2. Các cơ quan chức năng quản lý nhà nước tại cửa khẩu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Chế độ, chính sách bảo đảm xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới

1. Chế độ, chính sách bảo đảm xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới bao gồm:

a) Chế độ, chính sách đối với người trực tiếp, người tham gia xây dựng, quản lý bảo vệ biên giới quốc gia;

b) Chế độ, chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc ở khu vực biên giới;

c) Chế độ, chính sách ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới;

d) Chế độ, chính sách đảm bảo cho quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới.

2. Các Bộ, ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bổ sung hoàn thiện chế độ, chính sách quy định tại khoản 1 Điều này trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Điều 23. Nguồn tài chính bảo đảm cho việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới

1. Nguồn tài chính bảo đảm cho xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới, khu vực biên giới bao gồm ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

2. Ngân sách nhà nước bảo đảm cho việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới và khu vực biên giới bao gồm:

a) Xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội ở khu vực biên giới;

b) Xây dựng công trình biên giới;

c) Hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới;

d) Thực hiện chế độ, chính sách đối với người trực tiếp và người tham gia xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới.

Điều 24. Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới

1. Ngân sách trung ương bảo đảm cho các nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới do các cơ quan, đơn vị Trung ương thực hiện.

2. Ngân sách địa phương bảo đảm cho các nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới do các địa phương thực hiện.

Điều 25. Lập dự toán và quyết toán ngân sách xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới

Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi ngân sách cho xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Chương 3:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA

Điều 26. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an hướng dẫn, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia;

2. Phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện nhiệm vụ đàm phán giải quyết các vấn đề về biên giới lãnh thổ;

3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách về biên giới;

4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới;

5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật về biên giới, chính sách đối với lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới trình cấp có thẩm quyền quyết định và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện;

6. Xây dựng Bộ đội biên phòng vững mạnh, đảm bảo chỉ huy tập trung, thống nhất; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, quân sự, pháp luật, đối ngoại để thực hiện vai trò nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới;

7. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; đề xuất Chính phủ chỉ đạo xây dựng các công trình để cố định biên giới quốc gia, công trình phục vụ hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; đầu tư kinh phí, trang bị phương tiện kỹ thuật cho các lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;

8. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới và thực hiện chế độ báo cáo Chính phủ và thông báo cho các Bộ, ngành liên quan;

9. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia; tổ chức kiểm tra, thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;

10. Hợp tác quốc tế về công tác biên phòng và tiến hành công tác đối ngoại biên phòng để phối hợp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị với các nước láng giềng.

Điều 27. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao

1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành đề xuất chủ trương, chính sách về biên giới lãnh thổ và quản lý nhà nước về biên giới quốc gia;

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành liên quan giúp Chính phủ xác định biên giới quốc gia, phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên đất liền, trên biển, trên không, các hải đảo, thềm lục địa và tổ chức đàm phán về xác định biên giới, phân giới cắm mốc và xử lý những vấn đề liên quan với các nước láng giềng;

3. Phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biên giới quốc gia thực hiện chức năng quản lý nhà nước về biên giới quốc gia;

4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hoặc hướng dẫn xử lý theo thẩm quyền các vấn đề phát sinh trong hoạt động của các ngành, các địa phương liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên đất liền, trên biển, trên không, các hải đảo và thềm lục địa;

5. Phối hợp với Bộ Quốc phòng đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn Bộ đội biên phòng về pháp luật, Điều ước quốc tế về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, nghiệp vụ đối ngoại và giải quyết vụ việc liên quan đến biên giới và người nước ngoài.

Điều 28. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn Bộ đội biên phòng thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở khu vực biên giới;

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực lượng để thực hiện nhiệm vụ quản lý, kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh theo quy định của pháp luật;

3. Phối hợp với Bộ Quốc phòng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội cho lực lượng chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;

4. Phối hợp với Bộ Quốc phòng trong việc trao đổi tình hình; thống nhất chủ trương chỉ đạo đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới;

5. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh quốc gia, phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện hợp tác an ninh biên giới.

Điều 29. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an trong công tác quản lý nhà nước về biên giới quốc gia theo quy định của pháp luật.

Điều 30. Trách nhiệm của Bộ đội biên phòng

1. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có trách nhiệm làm tham mưu cho Bộ Quốc phòng về công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới và xây dựng lực lượng Bộ đội biên phòng;

2. Những vấn đề liên quan đến xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới và giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng được chủ động báo cáo, quan hệ trực tiếp với các cơ quan chức năng của Đảng, Nhà nước, các Bộ, các ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lực lượng bảo vệ biên giới, chính quyền nước tiếp giáp để trao đổi giải quyết đồng thời báo cáo Bộ Quốc phòng;

3. Bộ đội biên phòng hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có liên quan đến biên giới quốc gia, an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới và tại các cửa khẩu;

4. Bộ đội biên phòng được bố trí lực lượng, phương tiện phù hợp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới và tại các cửa khẩu; kiểm tra, kiểm soát qua lại biên giới, ra vào khu vực biên giới, vành đai biên giới; kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh tại các cửa khẩu (trừ cửa khẩu hàng không do Bộ Công an quản lý); đấu tranh phòng chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại và thực hiện công tác đối ngoại biên phòng, sẵn sàng chiến đấu chống xung đột vũ trang và chiến tranh xâm lược theo quy định của pháp luật;

5. Chủ trì, phối hợp với các lực lượng vũ trang, các ngành liên quan làm tham mưu cho Bộ Quốc phòng chỉ đạo tổ chức xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân.

Điều 31. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có biên giới quốc gia

1. Thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia tại địa phương mình theo quy định của pháp luật và chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành có liên quan;

2. Xây dựng khu vực biên giới vững mạnh về chính trị, kinh tế văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh; xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh trong thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân tại địa phương;

3. Xây dựng quy hoạch, bố trí dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng, sắp xếp lại sản xuất ở khu vực biên giới; kết hợp phát triển kinh tế văn hoá - xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới;

4. Chỉ đạo các lực lượng, các ban, ngành và phát động phong trào quần chúng nhân dân ở địa phương phối hợp với Bộ đội biên phòng để quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội và đấu tranh phòng, chống tội phạm trong khu vực biên giới theo quy định của pháp luật;

5. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan:

a) Xây dựng và thực hiện các dự án phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội đối với từng tiểu vùng, tạo sự thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội ở khu vực biên giới;

b) Động viên các doanh nghiệp hoạt động ở khu vực biên giới hỗ trợ việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội;

c) Vận động, khuyến khích các tổ chức, địa phương cả nước kết nghĩa, liên doanh và hỗ trợ các địa phương ở khu vực biên giới.

6. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia;

7. Thực hiện quan hệ đối ngoại với chính quyền địa phương nước láng giềng theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế về biên giới.

Điều 32. Trách nhiệm của công dân

Mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng khu vực biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Nếu phát hiện các hành vi xâm phạm biên giới, phá hoại an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới phải báo cho đồn biên phòng hoặc chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước nơi gần nhất để thông báo kịp thời cho Bộ đội biên phòng xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương 4:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 33. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 34. Hướng dẫn thi hành

Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan xây dựng văn bản hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.

Điều 35. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Phan Văn Khải

(Đã ký)

THE GOVERNMENT
---------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No. 140/2004/ND-CP

Hanoi, June 25, 2004

 

DECREE

DETAILING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON NATIONAL BORDERS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 17, 2003 Law on National Borders;
At the proposal of the Defense Minister,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Subjects of observance of border legislation

Vietnamese and foreign agencies, organizations and individuals, whose life or activities are related to national borders and border regions, have the responsibility to observe the provisions of the Law on National Borders, this Decree and other Vietnamese law provisions; where international agreements which Vietnam has signed or acceded to otherwise provide for, such international agreements shall apply.

Article 3.- National borders

1. The national borders of the Socialist Republic of Vietnam are lines and the vertical planes along those lines, used to determine the territorial boundaries of the mainland, islands, archipelagoes including the Paracels and the Spratlys, sea areas, underground areas and air space of the Socialist Republic of Vietnam.

2. The lines prescribed in Clause 1 of this Article cover the national borders on land and the national border on sea.

3. The vertical planes prescribed in Clause 1 of this Article comprises the vertical planes along the national land border, along the national sea border down to underground areas and up to the air space.

Article 4.- The national land borders

The national land borders between the Socialist Republic of Vietnam and the neighboring countries are determined by systems of border-markers posts, the agreements on border delimitation between Vietnam and the neighboring countries together with maps and the protocols enclosed with such agreements.

Article 5.- The national sea borders

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



At places where the territorial sea, internal waters or the historical waters of Vietnam are adjacent to the territorial seas, internal waters or the historical waters of neighboring countries, the national sea borders shall be determined according to the international agreements which Vietnam has signed with such neighboring countries.

2. The national sea borders shall be determined and marked with coordinates on sea charts under the provisions of Vietnamese laws and international agreements which Vietnam has signed or acceded to.

Article 6.- Territorial sea

1. The Vietnamese territorial sea is a sea area stretching 12 nautical miles from the baseline outwards; where the international agreements which Vietnam has signed with neighboring countries otherwise provide for, such international agreements shall apply. The Vietnamese territorial sea covers:

a) The territorial sea of the mainland;

b) The territorial sea of islands, the territorial sea of archipelagoes of Vietnam.

2. The Socialist Republic of Vietnam shall exercise her full and integral sovereignty over her territorial sea as well as air space, sea beds and underground areas under the sea beds of the territorial seas.

3. Foreign vessels passing by must not cause harm in the Vietnamese territorial sea, must not harm peace, security, order and/or ecological environment of the Socialist Republic of Vietnam as provided for by Vietnamese laws and international agreements which Vietnam has signed or acceded to.

Article 7.- The outer limits of the contiguous zone, the exclusive economic zone, the continental shelf

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The outer limit of the exclusive economic zone is the line with each point being 200 nautical miles away from the nearest point of the baseline used to calculate the width of the territorial sea.

3. The outer limit of the continental shelf is the outer rim of the mainland edge. Where the outer rim of the mainland edge is less than 200 nautical miles away from the baseline used to calculate the width of the territorial sea, the outer limit of the continental shelf in these places shall extend to 200 nautical miles.

4. In places of the contiguous zone, the exclusive economic zone, the continental shelf of Vietnam, which are related to the contiguous zones, the exclusive economic zones and the continental shelves of neighboring countries, the outer limits of such zones are determined according to the international agreements signed between Vietnam and those neighboring countries.

5. The outer limits of contiguous zone, the exclusive economic zone or the continental shelf are determined and marked with coordinates on sea charts according to Vietnamese laws and international agreements which Vietnam has signed or acceded to.

Article 8.- Border regions

1. The scope of a land border region is calculated from the national land border to the administrative boundaries of communes, wards, district townships which have part of their administrative boundaries overlap the national land border.

2. The scope of a sea border region is calculated from the national sea border to the administrative boundaries of coastal communes, wards, district townships and islands as well as archipelagoes.

3. The lists of communes, wards, district townships in the land border regions, the sea border regions are prescribed in the Government’s decrees promulgating the Regulations on border regions; in case of changes in the administrative boundaries of the communes, wards or district townships in the border regions, they shall be amended, supplemented appropriately.

4. All activities of people and means; the management and protection of the border regions as well as the maintenance of security and social order and safety therein shall comply with the Decrees promulgating the Regulations on border regions and other relevant legal documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



BUILDING, MANAGEMENT AND PROTECTION OF NATIONAL BORDERS AND BORDER REGIONS

Article 9.- Construction of border works

1. Border works shall be prioritized with investment in their construction according to plans, including works to fix the border lines and works in service of management and protection of the national borders.

2. Works to fix the national border lines shall be planned by ministries, branches, provincial/municipal People’s Committees and submitted to the Government for decision.

3. Works in service of national border management and protection activities shall be planned by the Defense Ministry and submitted to the Government for decision.

Article 10.- Border marker posts

1. The border marker posts shall be implanted according to the provisions of Vietnamese law and international agreements on borders, signed with the neighboring countries to mark the national border lines on the field and shall be preserved and protected to keep their right positions, shapes, sizes, signs, inscriptions and colors as prescribed.

2. Upon detecting or receiving reports that border marker posts are damaged, lost, wrongly located, the nearest borderguard posts must carry out necessary procedures to take measures for timely handling and at the same time notify such immediately to the border protection agencies or units of neighboring countries for settlement according to jurisdiction prescribed by the signed border agreements.

3. The re-implanting, restoration, repair and maintenance of border marker posts shall comply with the provisions of Vietnamese law and international agreements already signed with neighboring countries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The investment in socio-economic development and construction in border regions shall be effected in accordance with the State’s undertaking, strategy, planning and plan for socio-economic development in each period in order to raise the material and spiritual life of people and combine the development with defense and security enhancement.

2. Annually, the concerned ministries, the ministerial-level agencies, the Government-attached agencies and the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities having national borders shall, within the scope of their respective functions, tasks and powers, work out and submit to the Government the construction investment plans for materialization of strategies on socio-economic development and defense as well as security enhancement in the border regions.

Article 12.- Building up the grassroots political systems in the border regions

1. The grassroots political systems in the border regions must be constantly consolidated and firmly built according to the Party’s and the State’s undertakings and policies; ensure to well perform the functions of leading, managing and building the border regions and managing and protecting the national borders.

2. The contingent of grassroots officials in the border regions shall be recruited and fostered to raise their leading and managerial qualifications suitable to the requirements of socio-economic development, defense and security maintenance; priority shall be given to training and fostering ethnic minority officials and officials moving from delta regions for long-term working in border regions.

3. The Ministry of Home Affairs and the Nationality Committee shall, within their respective functions, tasks and powers, assume the prime responsibility for, and coordinate with the Defense Ministry as well as the concerned ministries and branches in, studying and proposing plans on building the grassroots political systems, training and fostering of the contingent of officials of each border region for submission to the Prime Minister for decision.

Article 13.- Population arrangement in border regions

1. The population arrangement in the border regions shall be planned in accordance with the general planning on socio-economic development, the natural conditions, nature and characteristics of each region, each ethnic group, each locality; on rational mobilization and use of labor to create material wealth and commodities in service of consumption and export and to meet the requirements of building, managing and protecting the national borders and border regions.

2. The State shall adopt proper policies for people to settle down in the border regions; encourage officials to work for a long time and people to voluntarily settle down in border regions, particularly difficulty-hit areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 14.- The Entire-Population Borderguard Day

1. March 3 every year is taken as the Entire-Population Borderguard Day for annual observation nationwide. Contents of activities shall cover:

a) Education in the legislation on national borders, the respect for borders and territorial sovereignty, the sense of responsibility of all levels, branches, officials and employees of agencies and organizations, armed force officers and combatants and of the entire population; particularly officials and employees of agencies and organizations, armed force officers and combatants, administrations and people in the border regions in building, managing and protecting the national borders, border regions.

b) Mobilization of branches and localities to turn to the borders, to actively participate in building up the allround potentials in the border regions, creating the entire population’s strength, to assist the border guards and other units of the people’s armed forces, the functional agencies in the border regions in building, managing and protecting the national borders, maintaining security, social order and safety in the border regions.

c) The building of the borders of peace, friendship, and long stability with the neighboring countries, coordination of both sides on the borders in managing and protecting the national borders and preventing and combating crimes.

2. The heads of all levels, branches and localities shall have to observe the Entire-Population Borderguard Day under the direction of the Government and the guidance of the Defense Ministry.

3. The Border Guard Command shall have the responsibility to advise the Defense Ministry on directing and guiding all levels, branches and localities in observing the Entire-Population Borderguard Day.

Article 15.- Building up the entire-population border protection and the entire-population border protection disposition

1. The entire-population border protection and the entire-population border protection disposition shall be firmly built up on the basis of building of the political system; the socio-economic construction and development; the enhancement and consolidation of defense and security in the border regions; the creation of posture for the defense of the Fatherland, the management and protection of national borders, the maintenance of security as well as social order and safety in the border regions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The heads of all levels, branches and localities have the responsibility to organize the building of the entire-population border protection, the entire-population border protection disposition under the guidance of the Defense Ministry.

4. The Border Guard Command shall have the responsibility to advise the Defense Ministry and guide the levels, branches and localities on implementation organization.

Article 16.- Building up core and specialized forces for management and protection of national borders

1. The border guard force shall be built along the revolutionary, regular, elite and gradual modernization direction, which is politically strong and firm, professionally skilled, thoroughly understands law and external activities, in order to meet the requirements of national border management and protection in all circumstances.

2. The Defense Ministry shall assist the Government in performing the State management over the building and operation of the border guard force. The Border Guard Command shall directly manage, command and build the border guards for performance of the function and tasks of managing and protecting the national borders, maintaining security as well as social order and safety in the border regions according to law provisions.

Article 17.- Management and protection of national borders and border regions

1. The management and protection of the national borders and border regions aim to ensure the inviolability of the national borders, to firmly maintain the sovereignty and territorial integrity, maintain security and social order and safety in the border regions; to build up the borders of peace, friendship and long stability with the neighboring countries.

2. The national borders, the national border marker posts and the border regions shall be managed and protected according to the Law on National Borders, this Decree, the decrees regarding the Regulations on border regions, regulations on border gates, agreements on national border regulations, other legal documents and the relevant international agreements which Vietnam has signed or acceded to.

Article 18.- Settlement of border-related issues

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. It is strictly forbidden to arbitrarily reach agreements on modification of national border lines or alteration of national border lines.

Article 19.- Responsibility for management and protection of the national borders and border regions

1. The management and protection of the national borders rest with the State, agencies, organizations, the armed forces, administrations of all levels and the entire population and constitute the direct and constant responsibilities of the administrations and people in the border regions.

2. Agencies, organizations and individuals have the obligation and responsibility to respect the national border lines, to strictly observe and implement the legislation on national borders; to actively participate in the protection of national borders, the maintenance of security as well as social order and safety in the border regions; to coordinate with and assist the border guards in preventing and combating acts of infringing upon the sovereignty, territory, national borders, security, social order and safety in the border regions.

3. While performing the tasks of protecting the national borders, the people’s armed force units must base themselves on the functions, tasks and powers under the provisions of the Law on National Borders and law provisions on the national borders.

4. The border guards constitute the core and specialized force, assuming the prime responsibility for, and coordinating with the People’s Security force, the concerned branches and localities in, activities of managing and protecting the national borders, maintaining security as well as social order and safety in the border regions.

5. The navy, the Coast Guard force shall have to coordinate with the border guards in managing and protecting the national borders on the sea.

6. The air-defense and air force units shall have the responsibility to manage and protect the national borders in the air and coordinate with the border guards in protecting the national borders on the sea.

7. The people’s armed force units in the border regions shall have the responsibility to coordinate with the border guards, the air-defense and air force units in protecting the national borders. The Defense Ministry shall prescribe the specific scope of responsibility and regulation on coordination among forces under its management in managing and protecting the national borders.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The opening of border gates and the openings for cross-border travel, the upgrading and closure of border gates; the determination and announcement of land routes, railways, internal waterways, maritime routes and air routes for transit shall comply with the provisions of Vietnamese law and international agreements signed with neighboring countries.

2. The entries, exits, importation, exportation, transit and national border crossings by residents in border regions at border gate areas shall comply with the border gate regulations prescribed by the Government and relevant legislation.

Article 21.- Control and assurance of security and order at border gates

1. At the land border gates, railway border gates, internal water border gates, maritime border gates (seaports), airway border gates, the functional agencies control the entries, exits, importation, exportation, transits and border crossings according to law provisions.

a) At the land border gates, railway border gates, internal water border gates in the border regions, maritime border gates (seaports), the Border Guards shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned forces in, managing and protecting security, social order and safety in the border-gate areas.

b) At the airway border gates, the security agencies of the Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned agencies in, managing and protecting security, social order and safety in the border-gate areas.

2. The functional State management agencies at border gates shall perform their tasks and exercise their powers according to law provisions.

Article 22.- Regimes and policies on building, managing and protecting the national borders and border regions.

1. The regimes and policies on building, managing and protecting the national borders and border regions shall include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) The regimes and policies towards ethnic minority people in the border regions;

c) The regimes and policies on prioritizing investment in socio-economic construction and development in the border regions;

d) The regimes and policies on ensuring national defense and security in the border regions.

2. The ministries and branches shall, within their respective functions, tasks and powers, have to supplement and perfect the regimes and policies prescribed in Clause 1 of this Article and submit them to the competent authorities for decision.

Article 23.- Financial sources for the building, management and protection of the national borders and border regions

1. The financial sources for the building, management and protection of the national borders and border regions shall include the State budget sources (central budget and local budgets) and other law-prescribed revenue sources.

2. The State budget sources for the building, management and protection of the national borders and border regions shall cover:

a) The socio-economic construction and development in the border regions;

b) The building of border works;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) The realization of regimes and policies towards people directly engaged or participating in the building, management and protection of the borders.

Article 24.- Decentralization of tasks of budget spending on the building, management and protection of the national borders and border regions

1. The central budget shall ensure the tasks of building, managing and protecting the national borders and border regions, which are performed by central agencies or units.

2. The local budgets shall ensure the tasks of building, managing and protecting the national borders and border regions, which are performed by localities.

Article 25.- Estimating and settling budgets for building, managing and protecting the national borders and border regions

The estimation, implementation and settlement of budget expenditures on the building, management and protection of the national borders and border regions shall comply with the provisions of the State Budget Law.

Chapter III

STATE MANAGEMENT OVER NATIONAL BORDERS

Article 26.- Responsibilities of the Defense Ministry

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To coordinate with the Foreign Ministry in performing the tasks of negotiating on settlement of border and territorial issues;

3. To assume the prime responsibility for, and coordinate with  the concerned ministries and branches in, studying and proposing the elaboration of, and directing the implementation of, border strategies and policies;

4. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Public Security Ministry in, performing the tasks of managing and protecting the national borders and maintaining the security, social order and safety in the border regions;

5. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and branches in, drafting legal documents on borders, policies towards the border-managing and -protecting forces and submitting them to competent authorities for decision and to promulgate documents guiding the implementation thereof;

6. To build the Border Guard into a strong force, ensuring the concentrated and unified command; to provide trainings and fosterings in order to raise their professional, military, legal and external relation levels in order to perform the core and specialized role of managing and protecting the national borders, maintaining security, social order and safety in the border regions;

7. To conduct scientific and technological research and application in service of national-border management and protection; to propose the Government to direct the construction of works to fix the national borders, works in service of national-border management and protection; to invest funding and technical means and equipment for the national-border managing and protecting forces;

8. To organize preliminary and final reviews of the management and protection of national borders, the maintenance of security, social order and safety in the border regions and the implementation of regimes and report them to the Government and notify the concerned ministries and branches thereof;

9. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the ministries, branches and localities in, propagating and disseminating legislation on national borders; to conduct examination and inspection; to settle complaints and denunciations and handle violations of the legislation on management and protection of national borders;

10. To effect international cooperation on border protection work and carry out work of border protection-related external relations for coordination in management and protection of the national borders, the building of borders of peace and friendship with the neighboring countries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches in, proposing undertakings and policies on territorial border and State management over the national orders;

2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Defense Ministry as well as the concerned ministries and branches in, assisting the Government to determine the national borders, sovereignty, sovereign rights of the Socialist Republic of Vietnam on land, sea, in the air, on islands, the continental shelf and organizing negotiations on determining borders, dividing areas for implanting border marker posts and handling matters related to neighboring countries;

3. To coordinate with the Defense Ministry in directing and guiding the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities where national borders run through to perform the function of State management over the national borders;

4. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Defense Ministry in, proposing the Government to direct or guide the handling according to competence of matters arising in activities of branches or localities, which are related to the sovereignty and sovereign rights of the Socialist Republic of Vietnam on land and sea, in the air, on islands and continental shelf;

5. To coordinate with the Defense Ministry in training, fostering and guiding the border guards on legislation and international agreements on national-border management and protection, external relation operations and settlement of cases related to borders and foreigners.

Article 28.- Responsibilities of the Public Security Ministry

1. To coordinate with the Defense Ministry in directing or guiding the border guards to perform the tasks of ensuring security, social order and safety, preventing and combating crimes and other law-breaking acts in the border regions;

2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Defense Ministry, the Foreign Ministry and the concerned ministries and branches in working out regulations on coordination among forces in performing the task of managing and controlling entries, exits, importation, exportation and transits according to law provisions;

3. To coordinate with the Defense Ministry in providing trainings and fosterings to raise the professional levels of protecting the security, social order and safety for specialized national border-managing and protecting forces;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. To effect international cooperation in the field of national security, coordinate with the Defense Ministry in effecting the border security cooperation.

Article 29.- Responsibilities of the ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies

Within the scope of their respective tasks and powers, the ministries, ministerial-level agencies and Government-attached agencies shall have to perform, and coordinate with the Defense Ministry, the Foreign Ministry and the Public Security Ministry in performing the State management over national borders according to law provisions

Article 30.- Responsibility of the Border Guard

1. The Border Guard Command has the responsibility to advise the Defense Ministry on the management and protection of the national borders, the maintenance of security, social order and safety in the border regions and the building of the Border Guard force;

2. For matters related to the building, management and protection of the national borders and border regions as well as the maintenance of security, social order and safety in the border and border gate areas, the Border Guard Command may take initiative in reporting to and directly contacting the functional bodies of the Party, the State, the concerned ministries and branches, the provincial/municipal People’s Committees, the border-protecting forces or administrations of the adjacent countries for exchange of ideas on settlement and at the same time report thereon to the Defense Ministry;

3. The Border Guard operates according to the provisions of law and international agreements which Vietnam has signed or acceded to regarding the national borders, security, social order and safety in the border regions and at border gates;

4. The Border Guard may deploy forces and appropriate means to perform the function and tasks of managing and protecting the national borders, maintaining security, social order and safety in the border regions and at border gates; to examine and control border crossings, entries into, and exits from, border regions, border belts, control entries and exits at the border gates (excluding the aviation border gates managed by the Public Security Ministry); to prevent and combat crimes, smuggling, trade frauds and effect the work of border protection-related external relations, to effect combat readiness against armed conflicts and aggressive wars according to law provisions;

5. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the armed forces and concerned branches in, advising the Defense Ministry on directing the building of the entire-population border protection and the entire-population border protection disposition.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To perform the State management over the national borders in their respective localities according to law provisions and direct or guide the Defense Ministry as well as the concerned ministries and branches therein;

2. To build the border regions strong in politics, economy, culture, social affairs, defense and security; to build the entire-population border protection and the entire-population border protection disposition in their respective localities;

3. To formulate plannings on population arrangement, infrastructure construction, production reorganization in the border regions; to combine socio-economic and cultural development with the consolidation of national defense and security in the border regions;

4. To direct different forces, committees, branches and launch mass movements in their localities for coordinating with the border guards in managing and protecting the national borders; maintain security, social order and safety and struggle to prevent and combat crimes in the border regions according to law provisions;

5. To coordinate with the concerned ministries and branches in:

a) Formulating and implementing projects on economic, cultural and social development for every sub-region, creating economic and social improvement in the border regions;

b) Mobilizing enterprises operating in the border regions to support the infrastructure construction, educational, medical, cultural and social development;

c) Mobilizing and encouraging organizations and localities throughout the countries to swear brotherhoods, enter into joint ventures with, and support border localities.

6. Organizing the propagation, dissemination and education of legislation on national borders;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 32.- Responsibilities of citizens

All Vietnamese citizens have the responsibilities and obligations to protect the national borders of the Socialist Republic of Vietnam, to build up the border regions, to maintain security, social order and safety in the border regions. If detecting acts of encroaching upon borders, undermining security, social order and safety in the border regions, they must report them to the nearest border guard posts, local administrations or State agencies for timely notification to the Border Guard for handling according to law provisions.

Chapter IV

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 33.- Implementation effect

This Decree takes implementation effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

Article 34.- Implementation guidance

The Defense Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries in, elaborating guiding documents and inspecting the implementation of this Decree.

Article 35.- Implementation responsibility

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 140/2004/NĐ-CP ngày 25/06/2004 Hướng dẫn Luật Biên giới quốc gia

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


25.606

DMCA.com Protection Status
IP: 3.14.133.127
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!