QUỐC
HỘI
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
|
Hà
Nội, ngày 12 tháng 8 năm 1991
|
NGHỊ QUYẾT
CỦA
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGÀY 12 THÁNG 8 NĂM 1991 VỀ VIỆC
ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 83 của Hiến
pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Sau khi nghe Tờ trình của Hội đồng Bộ trưởng, ý kiến của Hội đồng nhân dân
các tỉnh, báo cáo của Uỷ ban thẩm tra phương án điều chỉnh địa giới hành chính
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ý kiến của các đại biểu Quốc hội;
QUYẾT NGHỊ:
1. Chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh,
lấy tên là tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh.
a. Tỉnh Nghệ An có 18 đơn vị
hành chính gồm thành phố Vinh và 17 huyện: Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu,
Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Anh Sơn, Đô Lương, Nghĩa Đàn, Tân
Kỳ, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong, Con Cuông, Tương dương, Kỳ Sơn, có diện tích
tự nhiên : 16.449km2 với số dân 2.415.425 người.
Tỉnh lỵ : Thành phố Vinh.
b.Tỉnh Hà Tĩnh có 9 đơn vị hành
chính gồm có thị xã Hà Tĩnh và 8 huyện: Nghi Xuân, Can Lộc, Đức Thọ, Hương Sơn,
Hương Khê, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Thạch Hà, có diện tích tự nhiên 6.053km2
với số dân 1.166.107 người.
Tỉnh lỵ: thị xã Hà Tĩnh.
2. Chia tỉnh Hoàng Liên Sơn
thành 2 tỉnh, lấy tên là tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai.
a. Tỉnh Yên Bái có 8 đơn vị hành
chính gồm thị xã Yên Bái và 7 huyện : Mù Căng Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Yên
Bình, Trấn yên, Văn Yên, Lục yên, có diện tích tự nhiên 6.625 km2 với
dấn số 530.000 người.
Tỉnh lỵ: thị xã Yên Bái
b.Tỉnh Lào Cai có 9 đơn vị hành
chính gồm thị xã Lào Cai và 8 huyện: Bát Xát, Sapa, Mường Khương, Bắc Hà, Bảo
Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, Than Uyên, có diện tích tự nhiên 7.500km2 với
số dân 470.000 người.
Tỉnh ly: thị xã Lào Cai.
3. Chia tỉnh Hà Tuyên thành 2 tỉnh,
lấy tên là tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang.
a. Tỉnh Hà Giang có 10 đơn vị
hành chính gồm thị xã Hà Giang và 9 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ,
Vị Xuyên, Xín Mần, Hoàng Su Phì, Bắc Quang, Bắc Mê, có diện tích tự nhiên
7.831km2 với số dân 461.839 người.
Tỉnh lỵ: thị xã Hà Giang.
b. Tỉnh Tuyên Quang có 6 đơn vị
hành chính gồm thị xã Tuyên Quang và 5 huyện: Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm yên,
Chiêm Hoá, Nà Hang, có diện tích tự nhiên 5.800km2 với số dân
564.528 người.
Tỉnh lỵ: thị xã Tuyên Quang.
4. Chia tỉnh Gia Lai - Kon Tum
thành 2 tỉnh, lấy tên là tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum.
a. Tỉnh Gia lai có 10 đơn vị
hành chính gồm thị xã Plâycu và 9 huyện: Măng Yang, An Khê, Kbang, Krông Chro,
Chư Lê, Chư Pah, Chư Prông, Ayun Pa, Krông Pa, có diện tích tự nhiên 12.000 km2
với số dân 654.365 người.
Tỉnh lỵ: Thị xã Plâycu.
b.Tỉnh Kon Tum có 5 đơn vị hành
chính gồm thị xã Kon Tum và 4 huyện: Đăk Tô, Kăk Glây, Sa Thầy, Kon Plông, có
diện tích tự nhiên 13.000km2 với số dân 230.000 người.
Tỉnh lỵ: thị xã Kon Tum
5.Chia tỉnh Hà Sơn Bình thành 2
tỉnh, lấy trên là tỉnh Hoà Bình và tỉnh Hà Tây
a. Tỉnh Hoà Bình có 10 đơn vị
hành chính gồm thị xã Hoà Bình và 9 huyện: Lương Sơn, Đà Bắc, Lạc Sơn, Mai
Châu, Kỳ Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ, có diện tích tự nhiên 4.697km2
với số dân 670.000 người.
Tỉnh lỵ: thị xã Hoà Bình
b. Tỉnh Hà Tây có 14 đơn vị hành
chính gồm thị xã Hà Đông, thị xã Sơn Tây và 12 huyện: Thanh Oai, Phú Xuyên, Mỹ
Đức, Thường Tín, Ứng Hoà, Chương Mỹ, Quốc Oai, Ba Bì, Đan Phượng, Hoài Đức,
Phúc Thọ, Thạch Thất, có diện tích tự nhiên 2.169 km2 với số dân
2.086.926 người.
Tỉnh lỵ: thị xã Hà Đông
6.Thành lập tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu gồm đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo và 3 huyện Long Đất, Châu Thành, Xuyên Mộc của
tỉnh Đồng Nai.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 5 đơn
vị hành chính gồm thành phố Vũng Tàu và 4 huyện: Côn Đảo, Long Đất, Châu Thành,
Xuyên Mộc, có diện tích tự nhiên 2.047,45km2 với số dân 587.499 người.
Tỉnh lỵ: Thành phố Vũng Tàu.
7. Điều chỉnh địa giới của Thủ
đô Hà Nội như sau:
a. Chyển huyện Mê Linh của thành
phố Hà Nội về tỉnh Vĩnh Phú.
b. Chuyển thị xã Sơn Tây và 5
huyện: Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì, Thạch Thất của thành phố Hà Nội về
tỉnh Hà Tây.
8. Giao cho Hội đồng Bộ trưởng
chỉ đạo thực hiện Nghị quyết này của Quốc hội theo tinh thần tiết kiệm, không
tăng biên chế, không để thất thoát tài sản xã hội chủ nghĩa; nhanh chóng ổn định
tổ chức và phát triển sản xuất.
9.Hội đồng Bộ trưởng tiếp tục
hoàn chỉnh phương án tổng thể và điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh và cấp
tương đương trình Quốc hội xem xét sau khi đã sửa đổi Hiến pháp.
Nghị quyết này đã được Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày
12 tháng 8 năm 1991.