Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 53/2006/TT-BTC hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị doanh nghiệp

Số hiệu: 53/2006/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Xuân Hà
Ngày ban hành: 12/06/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 53/2006/TT-BTC

Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2006

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP

Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003;

Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong hoạt động kinh doanh;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tổ chức tốt công tác kế toán, Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán quản trị trong các doanh nghiệp, như sau:

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Kế toán quản trị

a/ Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán (Luật Kế toán, khoản 3, điều 4).

Kế toán quản trị nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, như: Chi phí của từng bộ phận (trung tâm chi phí), từng công việc, sản phẩm; Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận; quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ; Phân tích mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng và lợi nhuận; Lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết định đầu tư ngắn hạn và dài hạn; Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh;... nhằm phục vụ việc điều hành, kiểm tra và ra quyết định kinh tế. Kế toán quản trị là công việc của từng doanh nghiệp, Nhà nước chỉ hướng dẫn các nguyên tắc, cách thức tổ chức và các nội dung, phương pháp kế toán quản trị chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện.

b/ Đối tượng nhận thông tin kế toán quản trị là Ban lãnh đạo doanh nghiệp và những người tham gia quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp không bắt buộc phải công khai các thông tin về kế toán quản trị trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

c/ Đơn vị tính sử dụng trong Kế toán quản trị, gồm: Đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật, thời gian lao động hoặc các đơn vị tính khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

d/ Nguyên tắc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị: Việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị không bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc kế toán và có thể được thực hiện theo những quy định nội bộ của doanh nghiệp nhằm tạo lập hệ thống thông tin quản lý thích hợp theo yêu cầu quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp được toàn quyền quyết định việc vận dụng các chứng từ kế toán, tổ chức hệ thống sổ kế toán, vận dụng và chi tiết hoá các tài khoản kế toán, thiết kế các mẫu báo cáo kế toán quản trị cần thiết phục vụ cho kế toán quản trị của đơn vị.

đ/ Doanh nghiệp được sử dụng mọi thông tin, số liệu của phần kế toán tài chính để phối hợp và phục vụ cho kế toán quản trị.

2. Đối tượng áp dụng Thông tư

Thông tư này áp dụng cho doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ.

Riêng các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, như Công ty bảo hiểm, Công ty chứng khoán, Công ty quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán, Tổ chức tín dụng, Tổ chức tài chính,... vận dụng các nội dung phù hợp hướng dẫn tại Thông tư này.

3. Nhiệm vụ kế toán quản trị trong doanh nghiệp

a/ Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo phạm vi, nội dung kế toán quản trị của đơn vị xác định theo từng thời kỳ.

b/ Kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự toán.

c/ Cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn vị bằng báo cáo kế toán quản trị.

d/ Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch và ra quyết định của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.

4. Nội dung, phạm vi, kỳ kế toán quản trị

4.1. Nội dung kế toán quản trị

a/ Nội dung chủ yếu, phổ biến của kế toán quản trị trong doanh nghiệp, gồm:

- Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm;

- Kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh;

- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận;

- Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định;

- Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh;

- Kế toán quản trị một số khoản mục khác:

+ Kế toán quản trị tài sản cố định (TSCĐ);

+ Kế toán quản trị hàng tồn kho;

+ Kế toán quản trị lao động và tiền lương;

+ Kế toán quản trị các khoản nợ.

b/ Ngoài những nội dung chủ yếu nêu trên, doanh nghiệp có thể thực hiện các nội dung kế toán quản trị khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

4.2. Phạm vi kế toán quản trị không bị giới hạn và được quyết định bởi nhu cầu thông tin về kế toán quản trị của doanh nghiệp trong tất cả các khâu của quá trình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh, lập kế hoạch, kiểm tra, tổ chức, điều hành, ra quyết định và trình độ, khả năng tổ chức công tác kế toán quản trị của mỗi doanh nghiệp.

4.3. Kỳ kế toán quản trị thường là tháng, quý, năm như kỳ kế toán tài chính. Doanh nghiệp được quyết định kỳ kế toán quản trị khác (có thể là ngày, tuần hoặc bất kỳ thời hạn nào) theo yêu cầu của mình.

5. Các thuật ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:

- Trung tâm trách nhiệm: Là một bộ phận (phân xưởng, dây chuyền sản xuất; một phòng, ban; một công ty hoặc toàn bộ công ty) trong một tổ chức mà người quản lý của bộ phận đó có quyền điều hành và có trách nhiệm đối với số chi phí, thu nhập phát sinh hoặc số vốn đầu tư sử dụng vào hoạt động kinh doanh.

- Trung tâm chi phí: Là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có quyền điều hành quản lý các chi phí phát sinh thuộc bộ phận mình quản lý. Trung tâm chi phí có thể là bộ phận (phân xưởng, đội, tổ,...) hoặc từng giai đoạn hoạt động (giai đoạn làm thô, giai đoạn cắt gọt, giai đoạn đánh bóng,…).

- Chi phí chênh lệch: Là chi phí có ở phương án này nhưng không có hoặc chỉ có một phần ở phương án khác. Chi phí chênh lệch là một trong các căn cứ quan trọng để lựa chọn phương án đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh.

- Chi phí cơ hội: Là lợi ích tiềm tàng bị mất đi do lựa chọn phương án (hoặc hành động) này thay vì chọn phương án (hoặc hành động) khác.

- Chi phí chìm: Là loại chi phí mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu bất kể đã lựa chọn phương án hoặc hành động nào. Chi phí chìm tồn tại ở mọi phương án nên không có tính chênh lệch và không phải xét đến khi so sánh, lựa chọn phương án, hành động tối ưu.

- Chi phí khả biến (gọi tắt là biến phí): Là những chi phí sản xuất, kinh doanh thay đổi tỷ lệ thuận về tổng số, về tỷ lệ với sự biến động về khối lượng sản phẩm, gồm: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và một số khoản chi phí sản xuất chung, như: Chi phí nhân công, chi phí điện nước, phụ tùng sửa chữa máy,...Chi phí khả biến không thay đổi khi tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc.

- Chi phí bất biến (còn gọi là định phí): Là những chi phí mà tổng số không thay đổi với sự biến động về khối lượng sản phẩm, công việc, gồm: chi phí khấu hao TSCĐ, lương nhân viên, cán bộ quản lý,...Chi phí bất biến của một đơn vị sản phẩm, công việc có quan hệ tỷ lệ nghịch với khối lượng, sản phẩm, công việc.

- Lãi trên biến phí: Là số chênh lệch giữa doanh thu với biến phí toàn bộ (gồm giá thành sản xuất theo biến phí, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh nghiệp).

- Điểm hoà vốn: Là một điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí hoặc là một điểm mà tại đó lãi trên biến phí bằng tổng chi phí bất biến.

- Quyết định ngắn hạn: Là quyết định kinh doanh mà thời gian hiệu lực, thời gian ảnh hưởng và thực thi thường dưới 1 năm hoặc ngắn hơn 1 chu kỳ kinh doanh thông thường như: Quyết định về sự tồn tại hay loại bỏ một bộ phận kinh doanh trong kỳ kế hoạch; Quyết định phương án tự sản xuất hay mua ngoài nguyên vật liệu, sản phẩm; Quyết định bán ở giai đoạn bán thành phẩm hay giai đoạn thành phẩm;…).

- Quyết định dài hạn: Là những quyết định có thời gian hiệu lực, thời gian ảnh hưởng và thời gian thực thi trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh (Ví dụ, như: Quyết định đầu tư TSCĐ cho doanh nghiệp; Quyết định đầu tư tài chính dài hạn;…).

- Thông tin thích hợp: Là những thông tin phải đạt hai tiêu chuẩn cơ bản:

+ Thông tin đó phải liên quan đến tương lai;

+ Thông tin đó phải có sự khác biệt giữa các phương án đang xem xét và lựa chọn.

Phần II

TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

1. Việc tổ chức thực hiện kế toán quản trị trong doanh nghiệp có các yêu cầu sau:

a/ Cung cấp kịp thời đầy đủ các thông tin theo yêu cầu quản lý về chi phí của từng công việc, bộ phận, dự án, sản phẩm,…;

b/ Cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin thực hiện, các định mức, đơn giá,... phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm tra, điều hành và ra quyết định;

c/ Đảm bảo cung cấp các thông tin chi tiết, cụ thể hơn so với kế toán tài chính;

d/ Xác lập các nguyên tắc, phương pháp phù hợp để đảm bảo được tính so sánh giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị cũng như giữa các thời kỳ hoạt động, giữa dự toán và thực hiện.

2. Tổ chức thực hiện kế toán quản trị trong doanh nghiệp theo các nội dung: Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán; Tổ chức lập báo cáo kế toán quản trị và tổ chức phân tích thông tin kinh tế, tài chính.

3. Nguyên tắc tổ chức vận dụng Chứng từ kế toán

a/ Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp về lập, luân chuyển, quản lý và sử dụng chứng từ kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.

b/ Cụ thể hoá và bổ sung các nội dung cần thiết vào từng mẫu chứng từ kế toán đã được quy định để phục vụ cho việc thu thập thông tin quản trị nội bộ doanh nghiệp.

c/ Sử dụng các chứng từ ban đầu, chứng từ thống kê trong điều hành sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (Lệnh sản xuất; Bảng kê khối lượng; Quyết định điều động lao động; Quyết định điều động (di chuyển) tài sản; Biên bản điều tra tình hình sản xuất,…) để kế toán quản trị khối lượng sản phẩm (công việc), thời gian lao động, lập kế hoạch.

d/ Được thiết kế và sử dụng các chứng từ nội bộ dùng cho kế toán quản trị mà không có quy định của Nhà nước (Bảng tính phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,…); Được thiết lập hệ thống thu thập và cung cấp thông tin nhanh, kịp thời qua Email, Fax và các phương tiện thông tin khác.

4. Nguyên tắc tổ chức vận dụng Tài khoản kế toán

4.1. Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng cho doanh nghiệp để chi tiết hoá theo các cấp (cấp 2, 3, 4) phù hợp với kế hoạch, dự toán đã lập và yêu cầu cung cấp thông tin của kế toán quản trị trong doanh nghiệp.

4.2. Việc chi tiết hoá các cấp tài khoản kế toán dựa trên các yêu cầu sau:

a/ Xuất phát từ yêu cầu cung cấp thông tin kế toán quản trị của từng cấp quản lý.

b/ Các tài khoản có mối quan hệ với nhau cần đảm bảo tính thống nhất về ký hiệu, cấp độ,…(Ví dụ: TK 15411, 51111, 63211, 91111,...).

c/ Việc chi tiết hoá tài khoản không được làm sai lệch nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép của tài khoản.

4.3. Doanh nghiệp được mở tài khoản kế toán chi tiết theo các cấp trong các trường hợp sau:

a/ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo từng công việc; Sản phẩm, mặt hàng, bộ phận sản xuất, kinh doanh,...

b/ Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh theo từng công việc; Sản phẩm, mặt hàng, bộ phận sản xuất, kinh doanh,...

c/ Kế toán hàng tồn kho theo từng thứ, loại.

d/ Kế toán các nguồn vốn, các khoản vay, các khoản nợ phải thu, phải trả,...theo chủ thể và từng loại.

Ngoài ra tuỳ theo yêu cầu cung cấp thông tin kế toán quản trị mà doanh nghiệp thiết kế chi tiết hoá các tài khoản kế toán cho phù hợp.

5. Nguyên tắc tổ chức vận dụng Sổ kế toán

a/ Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng cho doanh nghiệp để bổ sung các chỉ tiêu, yêu cầu cụ thể phục vụ cho kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Việc bổ sung hoặc thiết kế các nội dung của sổ kế toán không được làm sai lệch nội dung các chỉ tiêu đã quy định trên sổ kế toán và cần phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

b/ Doanh nghiệp có thể thiết kế các sổ kế toán mới phù hợp với yêu cầu quản lý chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh theo bộ phận, mặt hàng, công việc và các yêu cầu khác của kế toán quản trị (Phiếu tính giá thành sản phẩm; Báo cáo sản xuất; Sổ chi tiết bán hàng theo khách hàng,..như mẫu sổ ở phụ lục kèm theo).

6. Yêu cầu, nội dung Báo cáo kế toán quản trị

6.1. Yêu cầu thiết lập hệ thống báo cáo kế toán quản trị

a/ Hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần được xây dựng phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của từng doanh nghiệp cụ thể.

b/ Nội dung hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần đảm bảo cung cấp đầy đủ và đảm bảo tính so sánh được của các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành và ra các quyết định kinh tế của doanh nghiệp.

c/ Các chỉ tiêu trong báo cáo kế toán quản trị cần phải được thiết kế phù hợp với các chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán và báo cáo tài chính nhưng có thể thay đổi theo yêu cầu quản lý của các cấp.

6.2. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị

6.2.1 Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chủ yếu của một doanh nghiệp thường bao gồm:

a/ Báo cáo tình hình thực hiện:

Báo cáo doanh thu, chi phí và lợi nhuận của từng loại sản phẩm, hàng

hoá, dịch vụ;

- Báo cáo khối lượng hàng hoá mua vào và bán ra trong kỳ theo đối tượng

khách hàng, giá bán, chiết khấu và các hình thức khuyến mại khác;

- Báo cáo chi tiết khối lượng sản phẩm (dịch vụ) hoàn thành, tiêu thụ;

- Báo cáo chấp hành định mức hàng tồn kho;

- Báo cáo tình hình sử dụng lao động và năng suất lao động;

- Báo cáo chi tiết sản phẩm, công việc hoàn thành;

- Báo cáo cân đối nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng

hoá;

- Báo cáo chi tiết nợ phải thu theo thời hạn nợ, khách nợ và khả năng thu nợ;

- Báo cáo chi tiết các khoản nợ vay, nợ phải trả theo thời hạn nợ và chủ nợ;

- Báo cáo bộ phận lập cho trung tâm trách nhiệm;

- Báo cáo chi tiết tăng, giảm vốn chủ sở hữu.

b/ Báo cáo phân tích:

- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận;

- Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp;

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tài chính;

Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu quản lý, điều hành của từng giai đoạn cụ thể, doanh nghiệp có thể lập các báo cáo kế toán quản trị khác.

6.2.2 Một số mẫu báo cáo kế toán quản trị chủ yếu: Xem phụ lục kèm theo.

7. Lưu trữ tài liệu kế toán quản trị

Việc lưu trữ tài liệu kế toán quản trị, đặc biệt là các báo cáo kế toán quản trị mang tính tổng hợp, phân tích kết quả kinh doanh, chiến lược kinh doanh,...được thực hiện theo quyết định của Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán trên cơ sở vận dụng các quy định của pháp luật về lưu trữ tài liệu kế toán.

Phần III

MỘT SỐ NỘI DUNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHỦ YẾU

1. Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm

1.1. Kế toán quản trị chi phí

Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý để tổ chức tập hợp chi phí theo từng trung tâm phát sinh chi phí, như: Tổ, đội, phân xưởng hoặc cho từng công việc, từng sản phẩm, từng công đoạn sản xuất hoặc cho cả quá trình sản xuất và xác định các loại chi phí của doanh nghiệp theo các nội dung sau:

1.1.1 Phân loại chi phí

Việc phân loại chi phí của doanh nghiệp là nhằm mục đích phục vụ cho quản trị hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, do đó tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu quản trị của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, từng hoàn cảnh để lựa chọn tiêu thức phân loại phù hợp.

a/ Phục vụ cho kế toán tài chính, chi phí sản xuất, kinh doanh được phân loại theo các tiêu thức sau:

- Theo nội dung kinh tế, chi phí được chia làm hai loại:

+ Chi phí sản xuất: Là chi phí hình thành nên giá trị của sản phẩm sản xuất, gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung;

+ Chi phí ngoài sản xuất: Là chi phí không làm tăng giá trị sản phẩm sản xuất nhưng cần thiết để hoàn thành quá trình sản xuất, kinh doanh, gồm: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Theo mối quan hệ giữa chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính, chi phí được chia ra:

+ Chi phí thời kỳ: Là chi phí phát sinh trong một kỳ kinh doanh (theo thời gian) có thể liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều sản phẩm khác nhau. Chi phí thời kỳ có đặc điểm là những chi phí làm giảm lợi tức trong kỳ kinh doanh mà chi phí đó phát sinh;

+ Chi phí sản phẩm: Là chi phí cấu thành nên giá trị đơn vị sản phẩm hoàn thành, đang tồn kho hoặc đã được bán.

b/ Phục vụ cho kế toán quản trị, chi phí sản xuất, kinh doanh được phân loại theo các tiêu thức sau:

- Theo mối quan hệ với việc lập kế hoạch và kiểm tra, chi phí được chia ra:

+ Chi phí khả biến;

+ Chi phí bất biến;

+ Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí gồm cả yếu tố khả biến và bất biến (Ví dụ: Chi phí điện thoại, chi phí sửa chữa, bảo trì TSCĐ,...).

- Theo tính chất chi phí, chi phí được chia ra:

+ Chi phí trực tiếp: Là chi phí cấu thành sản phẩm, gắn liền với một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định hoàn thành (Ví dụ: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp,...);

+ Chi phí gián tiếp là chi phí liên quan đến nhiều sản phẩm, hoặc nhiều dịch vụ khác nhau không làm tăng giá trị sản phẩm, dịch vụ (Ví dụ: Chi phí quản lý hành chính, chi phí lương nhân viên quản lý,...). Chi phí gián tiếp phải được phân bổ vào từng đơn vị, sản phẩm, công việc;

+ Chi phí kiểm soát được là chi phí mà cấp quản lý dự đoán được sự phát sinh và thuộc quyền quyết định của cấp quản lý đó;

+ Chi phí không kiểm soát được là chi phí mà cấp quản lý không dự đoán được sự phát sinh của nó, đồng thời không thuộc thẩm quyền quyết định của cấp quản lý đó.

c/ Theo yêu cầu sử dụng chi phí trong việc lựa chọn dự án đầu tư, chi phí của một dự án được phân loại như sau:

- Chi phí thích hợp;

- Chi phí chênh lệch;

- Chi phí cơ hội;

- Chi phí chìm.

1.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí

Doanh nghiệp cần lựa chọn các phương pháp tập hợp chi phí phù hợp từng loại chi phí:

a/ Phương pháp trực tiếp: Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh chỉ liên quan đến một đối tượng chịu chi phí. Theo phương pháp này thì chi phí của đối tượng nào được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó.

b/ Phương pháp phân bổ: Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí. Khi thực hiện phương pháp phân bổ chi phí doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các căn cứ phân bổ sau: Giờ công, ngày công, giờ máy hoạt động, diện tích sử dụng,…và phương pháp phân bổ là trực tiếp hoặc phân bổ theo cấp bậc.

1.1.3 Xác định trung tâm chi phí

Việc xác định trung tâm chi phí phụ thuộc vào quy trình sản xuất và quy mô của từng doanh nghiệp. Các trung tâm chi phí thường được phân loại là:

- Trung tâm chính, như: Trung tâm mua hàng, trung tâm sản xuất (các phân xưởng, bộ phận sản xuất);

- Trung tâm phụ, như: Trung tâm hành chính, quản trị, trung tâm kế toán, tài chính,…

1.2. Kế toán quản trị giá thành sản phẩm

1.2.1 Phương pháp tính giá thành

Tuỳ theo đặc điểm của sản phẩm hoặc mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm để doanh nghiệp lựa chọn một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm.

Các phương pháp tính giá thành chủ yếu là:

a/ Phương pháp tính giá thành theo công việc, sản phẩm

Tính giá thành theo công việc (hoặc sản phẩm) là quá trình tập hợp và phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung có liên quan đến một công việc, một sản phẩm riêng biệt hoặc một nhóm sản phẩm cụ thể, một đơn đặt hàng:

+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho từng công việc, sản phẩm riêng biệt;

+ Chi phí sản xuất chung: Khi có chi phí sản xuất chung phát sinh được tập hợp chung cho các công việc, sản phẩm sau đó tiến hành phân bổ.

Áp dụng phương pháp này doanh nghiệp căn cứ vào tình hình cụ thể để chọn một trong những phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung, như sau:

+ Phân bổ chi phí sản xuất chung theo mức thực tế;

Theo phương pháp này doanh nghiệp sẽ điều chỉnh số chênh lệch giữa số ước tính phân bổ và chi phí chung thực tế phát sinh ghi tăng hoặc giảm “Giá vốn hàng bán” trong kỳ (Nếu số chênh lệch nhỏ không đáng kể) hoặc sẽ phân bổ số chênh lệch cho số chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, thành phẩm và giá vốn hàng bán trên cơ sở tỷ lệ với số dư (hoặc số luỹ kế) của các tài khoản này trước khi phân bổ mức chênh lệch chi phí sản xuất chung.

+ Ước tính chi phí sản xuất chung của từng công việc, sản phẩm,... ngay từ đầu kỳ, cuối kỳ tiến hành điều chỉnh chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh và mức chi phí sản xuất chung đã ước tính.

b/ Phương pháp tính giá thành theo quá trình sản xuất (Phương pháp tổng cộng chi phí);

c/ Phương pháp tính giá thành theo định mức;

d/ Phương pháp hệ số;

đ/ Phương pháp loại trừ chi phí theo các sản phẩm phụ.

1.2.2 Đối tượng và kỳ tính giá thành

a/ Đối tượng tính giá thành có thể là một chi tiết thành phẩm, thành phẩm, nhóm thành phẩm, công việc cụ thể hoặc giá thành bộ phận lĩnh vực. Doanh nghiệp có thể dựa vào một hoặc một số căn cứ sau để xác định đối tượng tính giá thành phù hợp:

+ Đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý;

+ Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất;

+ Điều kiện và trình độ kế toán, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

b/ Kỳ tính giá thành thông thường là theo tháng, quý, hoặc theo năm. Doanh nghiệp căn cứ vào loại hình sản xuất sản phẩm, quy trình sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản xuất sản phẩm để xác định kỳ tính giá thành. Đối với sản phẩm đơn chiếc thì kỳ tính giá thành là khi sản phẩm đơn chiếc hoàn thành.

1.2.3 Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo các bước như sau:

+ Tập hợp chi phí (trực tiếp, gián tiếp và phân bổ);

+ Tổng hợp chi phí, xử lý chênh lệch thừa, thiếu;

+ Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang, xác định chi phí dở dang;

+ Xác định phương pháp tính giá thành áp dụng;

+ Lập báo cáo (thẻ tính) giá thành sản phẩm.

2. Kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh

2.1. Định giá bán sản phẩm

a/ Doanh nghiệp xác định giá bán sản phẩm theo nguyên tắc: Giá bán đủ bù đắp chi phí và đạt được lợi nhuận mong muốn.

b/ Doanh nghiệp có thể căn cứ vào từng hoàn cảnh, điều kiện và từng loại giá bán (giá bán sản phẩm thông thường, giá bán sản phẩm mới, giá bán nội bộ, giá bán trong điều kiện cạnh tranh,...) để lựa chọn căn cứ làm cơ sở xác định giá bán hợp lý (Ví dụ: căn cứ vào giá thành sản xuất, căn cứ vào biến phí trong giá thành toàn bộ của sản phẩm, dựa vào chi phí nguyên liệu, chi phí nhân công,...).

Ví dụ: Định giá bán dựa trên giá thành sản xuất sản phẩm theo phương pháp cộng thêm vào chi phí tỷ lệ tăng thêm theo công thức:

Giá bán = Giá thành sản xuất sản phẩm x (1 + % cộng thêm)

Tỷ lệ phần trăm tăng thêm

=

Mức hoàn vốn mong muốn

+

Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

Số sản phẩm đã bán

x

Giá thành sản xuất 1 sản phẩm đã bán

Mức hoàn vốn mong muốn = Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư x Tổng vốn đầu tư

2.2. Kế toán quản trị bán hàng và kết quả bán hàng

a/ Doanh nghiệp có thể tổ chức kế toán bán hàng theo từng phương thức bán hàng và thanh toán tiền (bán thu tiền ngay, bán trả góp, bán hàng thông qua đại lý hàng đổi hàng), theo từng bộ phận bán hàng (khu vực 1, khu vực 2,...), theo từng nhóm sản phẩm, loại hoạt động chủ yếu. Doanh nghiệp cũng có thể tổ chức kế toán bán hàng bằng cách kết hợp nhiều tiêu thức với nhau, tuỳ theo yêu cầu quản lý của mình và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

b/ Doanh nghiệp cần xây dựng mô hình tài khoản, sổ kế toán và báo cáo bán hàng và kết quả bán hàng một cách liên hoàn và linh hoạt để có thể kế toán phù hợp với các trường hợp bán hàng trong từng giai đoạn đáp ứng được yêu cầu xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận

Mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận là mối quan hệ giữa các nhân tố giá bán, khối lượng (số lượng, mức độ hoạt động), kết cấu hàng bán chi phí (cố định, biến đổi) và sự tác động của các nhân tố này đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần phân tích mối quan hệ này thông qua hệ thống chỉ tiêu phân tích, gồm:

+ Lãi tính trên biến phí đơn vị (còn gọi là số dư đảm phí);

+ Tổng lãi tính trên biến phí;

+ Tỷ suất lãi tính trên biến phí;

+ Kết cấu chi phí;

+ Đòn bẩy kinh tế;

+ Điểm hoà vốn (sản lượng, doanh thu, công suất, thời gian hoà vốn,…);

…………..

Việc phân tích mối quan hệ này giúp doanh nghiệp đưa ra được các quyết định trong sản xuất, kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận như: Lựa chọn sản phẩm và sản lượng sản xuất, giá bán, định mức chi phí.

4. Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định

Ra quyết định là chức năng cơ bản của nhà quản trị doanh nghiệp. Quyết định phổ biến ở doanh nghiệp, gồm: Quyết định ngắn hạn và quyết định dài hạn.

4.1. Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn

Để lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn, kế toán quản trị doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau :

+ Thu thập thông tin (chi phí, doanh thu) liên quan đến các phương án kinh doanh cần ra quyết định;

+ Loại bỏ các thông tin không thích hợp là các chi phí chìm, chi phí giống nhau (cả lượng và tính chất) và doanh thu như nhau của các phương án đang xem xét;

+ Xác định các thông tin thích hợp;

+ Ra quyết định.

4.2. Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định đầu tư dài hạn

Quyết định đầu tư dài hạn thường là: Quyết định đầu tư tài sản mới hay tiếp tục sử dụng tài sản cũ; mở rộng quy mô sản xuất; thuê hay mua TSCĐ; lựa chọn các thiết bị khác trong thời gian thích hợp;…

Để cung cấp thông tin cho lãnh đạo ra quyết định đầu tư, kế toán quản trị của doanh nghiệp cần thực hiện các việc sau:

- Phân loại các quyết định thành hai loại sau:

+ Quyết định có tính sàng lọc;

+ Quyết định có tính ưu tiên.

- Thu thập thông tin và phân loại thông tin phù hợp với loại quyết định.

- Lựa chọn một trong các phương pháp thích hợp để xác định thông tin (lập dự án đầu tư) phù hợp với loại quyết định:

+ Phương pháp kỳ hoàn vốn;

+ Phương pháp giá trị hiện tại ròng;

+ Phương pháp tỷ lệ sinh lời điều chỉnh theo thời gian;

+ Phương pháp chỉ số sinh lời điều chỉnh theo thời gian.

- Quyết định lựa chọn phương án sau khi đã có thông tin thích hợp.

5. Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh

5.1. Yêu cầu lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh

a/ Hệ thống chỉ tiêu dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh được xây dựng riêng cho từng quá trình, như: Quá trình mua hàng, quá trình sản xuất, quá trình tiêu thụ sản phẩm của hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và chi tiết cho từng nội dung: Vốn bằng tiền; Hàng tồn kho; Từng loại chi phí nghiệp vụ kinh doanh: Chi phí bán hàng; Chi phí quản lý doanh nghiệp; Từng loại báo cáo tổng hợp: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,…

b/ Dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh được lập cho cả năm và chia ra các quý, các tháng trong năm. Song, để việc lập dự toán được chính xác và có tính khả thi thì cuối tháng, cuối quý doanh nghiệp căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán tháng, quý đó và các yếu tố ảnh hưởng của tháng, quý tiếp theo để lập dự toán.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng từng chỉ tiêu dự toán, doanh nghiệp cần gắn với các chỉ tiêu dự toán khác nhằm tạo thành hệ thống các chỉ tiêu dự toán.

Hệ thống các chỉ tiêu dự toán bao gồm:

- Chỉ tiêu dự toán tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;

- Chỉ tiêu dự toán sản lượng sản xuất sản phẩm, dịch vụ;

- Chỉ tiêu dự toán chi phí sản xuất, dịch vụ;

- Chỉ tiêu dự toán hàng tồn kho;

- Chỉ tiêu dự toán chi phí bán hàng;

- Chỉ tiêu dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp;

- Chỉ tiêu dự toán vốn bằng tiền;

- Chỉ tiêu dự toán Báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh;

- Chỉ tiêu dự toán Bảng cân đối kế toán.

5.2. Trình tự lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh

a/ Các bộ phận trong doanh nghiệp trực tiếp chịu trách nhiệm lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh của bộ phận mình.

b/ Phòng kế toán doanh nghiệp có trách nhiệm tổng hợp dự toán của các bộ phận thành dự toán ngân sách chung của toàn doanh nghiệp, đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc họp cùng với các bộ phận liên quan để nhận ý kiến sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh dự toán.

c/ Đệ trình lên lãnh đạo doanh nghiệp. Sau khi có ý kiến của lãnh đạo doanh nghiệp tiến hành phổ biến lại cho các bộ phận trong doanh nghiệp để thực hiện.

6. Kế toán quản trị một số khoản mục khác

6.1. Kế toán quản trị TSCĐ

a/ Doanh nghiệp cần phải mở sổ kế toán chi tiết và tổng hợp để phản ánh được các chỉ tiêu về giá trị hiện vật của quá trình quản lý, sử dụng và phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của toàn đơn vị, các bộ phận, các đối tượng TSCĐ chủ yếu, đồng thời cung cấp được nhu cầu sử dụng tài sản cố định của từng bộ phận cũng như toàn doanh nghiệp một cách cụ thể để giúp lãnh đạo doanh nghiệp có cơ sở quyết định các phương án khai thác năng lực tài sản cố định hiện có và đầu tư mới thích hợp, hiệu quả.

b/ Doanh nghiệp có thể xác định cơ cấu TSCĐ theo cách phân loại TSCĐ phù hợp, đồng thời kết hợp kế toán theo từng đối tượng TSCĐ của doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch đầu tư dài hạn cho từng thời kỳ, phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ cũng như các khoản tổn thất do sử dụng TSCĐ không đúng mục đích.

c/ Doanh nghiệp cần xác định phạm vi tổ chức kế toán quản trị cụ thể để xây dựng mô hình tài khoản, sổ kế toán TSCĐ thích hợp hoặc sử dụng các tài liệu của kế toán tài chính để phân tích.

6.2. Kế toán quản trị hàng tồn kho

a/ Doanh nghiệp cần lập danh điểm vật tư và tổ chức kế toán quản trị về số hiện có, số đã sử dụng, đã bán cả về số lượng và giá trị phù hợp danh điểm vật tư, sản phẩm, hàng hoá đã lập theo yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp.

b/ Để kế toán được số vật tư đã sử dụng và số tồn kho hợp lý, doanh nghiệp cần xác định được phương pháp tính giá hàng tồn kho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp, đáp ứng được yêu cầu quản lý cũng như lập kế hoạch cho tương lai.

c/ Doanh nghiệp lập định mức chi phí nguyên liệu, vật liệu cho từng công việc, sản phẩm và lập định mức dự trữ cho từng danh điểm hàng tồn kho.

d/ So sánh giữa định mức đã lập và thực tế thực hiện, đưa ra nhận xét và kiến nghị.

6.3. Kế toán quản trị lao động và tiền lương

a/ Yêu cầu doanh nghiệp cần thực hiện được các việc sau:

- Lập được định mức giờ công và đơn giá tiền lương cho các bậc thợ, nhân viên của doanh nghiệp;

- Lập được định mức chi phí nhân công tiêu hao cho từng giai đoạn công việc, sản phẩm, dịch vụ,...;

- Xác định và kiểm soát được thời gian làm việc của từng lao động;

- Tính toán đầy đủ và phân bổ chi phí nhân công vào các giá phí, trung tâm chi phí và giá thành hợp lý, phù hợp.

b/ Phương pháp thực hiện:

- Doanh nghiệp cần thiết kế và vận hành tốt hệ thống chấm công, tính lương và bảng thanh toán lương phù hợp với các trung tâm chi phí và giá thành.

- Áp dụng phương pháp kế toán chi phí nhân công phù hợp (với từng thời gian, điều kiện):

+ Phương pháp trực tiếp;

+ Phương pháp phân bổ: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp người lao động cùng một lúc tham gia nhiều công việc và doanh nghiệp cần lựa chọn căn cứ phân bổ thích hợp.

6.4. Kế toán quản trị các khoản nợ

a/ Yêu cầu kế toán quản trị các khoản nợ là đảm bảo cung cấp được các thông tin về: Chủ nợ, loại nợ theo kỳ hạn, thời hạn thanh toán và chất lượng của khoản nợ vào bất kỳ lúc nào khi nhà quản lý cần;

b/ Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp để thiết kế các tài khoản phản ánh các khoản nợ theo chủ nợ, khách nợ đồng thời phân tích theo chất lượng nợ và kỳ hạn thanh toán hoặc phản ánh các khoản nợ theo thời hạn nợ, đồng thời phân tích theo chủ nợ, chất lượng của khoản nợ.

Phần IV

TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ NGƯỜI LÀM KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

1. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị

1.1. Việc tổ chức bộ máy kế toán quản trị của doanh nghiệp phải phù hợp với đặc điểm hoạt động, quy mô đầu tư và địa bàn tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, với mức độ phân cấp quản lý kinh tế - tài chính của doanh nghiệp. Bộ máy kế toán phải gọn nhẹ, khoa học, hợp lý và hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin cho bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp.

1.2. Các doanh nghiệp căn cứ vào các điều kiện cụ thể của mình (Quy mô; Trình độ cán bộ; Đặc điểm sản xuất, kinh doanh, quản lý, phương tiện kỹ thuật...) để tổ chức bộ máy kế toán quản trị theo một trong các hình thức sau:

a/ Hình thức kết hợp: Tổ chức kết hợp giữa kế toán tài chính với kế toán quản trị theo từng phần hành kế toán: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, kế toán bán hàng,…Kế toán viên theo dõi phần hành kế toán nào thì sẽ thực hiện cả kế toán tài chính và kế toán quản trị phần hành đó. Ngoài ra, doanh nghiệp phải bố trí người thực hiện các nội dung kế toán quản trị chung khác, như: Thu thập, phân tích các thông tin phục vụ việc lập dự toán và phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định trong quản trị doanh nghiệp. Các nội dung công việc này có thể bố trí cho kế toán tổng hợp hoặc do kế toán trưởng đảm nhiệm.

b/ Hình thức tách biệt: Tổ chức thành một bộ phận kế toán quản trị riêng biệt với bộ phận kế toán tài chính trong phòng kế toán của doanh nghiệp. Hình thức này chỉ thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, như: Tổng công ty, tập đoàn kinh tế,...

c/ Hình thức hỗn hợp: Là hình thức kết hợp hai hình thức nêu trên như: Tổ chức bộ phận kế toán quản trị chi phí giá thành riêng, còn các nội dung khác thì theo hình thức kết hợp.

2. Người làm kế toán quản trị

2.1. Doanh nghiệp cần bố trí người làm kế toán quản trị có đủ năng lực, trình độ trên cơ sở vận dụng các tiêu chuẩn, điều kiện của người làm kế toán quy định tại Luật Kế toán.

Trường hợp doanh nghiệp tổ chức thành một bộ phận kế toán quản trị tách biệt riêng với bộ phận kế toán tài chính thì người làm kế toán quản trị phải có tiêu chuẩn, có quyền và trách nhiệm sau:

a/ Tiêu chuẩn của người làm kế toán quản trị:

+ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế toán, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

+ Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.

b/ Quyền hạn của người làm kế toán quản trị:

Người làm kế toán quản trị có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, hoặc thống kê; Có quyền chủ động phân tích, đánh giá và đề xuất.

c/ Trách nhiệm của người làm kế toán quản trị:

Người làm kế toán quản trị có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình theo yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp. Khi thay đổi người làm kế toán quản trị, người làm kế toán quản trị cũ phải có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán quản trị mới. Người làm kế toán quản trị cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán quản trị.

2.2. Thuê làm kế toán quản trị

Đối với đơn vị kế toán không có điều kiện hoặc không bố trí người làm kế toán quản trị thì có thể thuê người làm kế toán quản trị theo hướng dẫn sau:

- Đơn vị kế toán được ký hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ kế toán hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê làm kế toán quản trị theo quy định của pháp luật;

- Việc thuê làm kế toán quản trị phải được lập thành hợp đồng theo quy định của pháp luật;

- Đơn vị kế toán thuê người làm kế toán quản trị có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực mọi thông tin, tài liệu liên quan đến công việc thuê làm kế toán và thanh toán đầy đủ, kịp thời phí dịch vụ kế toán theo thoả thuận trong hợp đồng;

- Doanh nghiệp, cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán quản trị phải chịu trách nhiệm về thông tin, số liệu kế toán theo thoả thuận trong hợp đồng.

3. Kế toán trưởng của doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế toán quản trị trong doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo doanh nghiệp về các thông tin, số liệu kế toán quản trị đã cung cấp.

Phần V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

2. Các doanh nghiệp căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư này làm cơ sở xây dựng và tổ chức kế toán quản trị thích hợp và có hiệu quả tại doanh nghiệp và các doanh nghiệp thành viên (đối với Tổng công ty), đơn vị trực thuộc, phụ thuộc (đối với Công ty).

3. Các Trường Đại học, Học viện, Cao đẳng, Trung học Kinh tế - Tài chính - Kế toán, trên cơ sở nội dung của Thông tư này xây dựng giáo trình giảng dạy về kế toán quản trị phù hợp.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ; các Phó Thủ tướng
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Các Bộ; cơ quan ngang Bộ; CQ trực thuộc CP;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm soát nhân dân tối cao;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- UBND, Sở Tài chính, Cục Thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Tổng công ty 90, 91;
- Các trường ĐH, Học viện, Cao đẳng,  Trung học TC-KT;
- Công báo;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ CĐKT&KT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Xuân Hà

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12/ 6/ 2006 của Bộ Tài chính)

Phụ lục 01

Đơn vị:…….....

Bộ phận:….....

PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG VIỆC

Doanh nghiệp:………………………………………………………………...................

(Tên khách hàng):………………...........(Địa chỉ):….................(Ngày đặt hàng):…..

Loại sản phẩm:………………………….Ngày bắt đầu sản xuất:………....................

Mã số công việc:…………………………. (Ngày hẹn giao hàng):..………................

Số lượng sản xuất:………………………....Ngày hoàn thành:………………............./

Đơn vị tính…….đ

Diễn giải

Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Nhân công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung

Tổng chi phí

Số lượng SP hoàn thành

Chứng từ

Số tiền

Chứng từ

Số tiền

Tỷ lệ (đơn giá)

Căn cứ phân bổ

Số phân bổ

Chứng từ

Số lượng

Ngày

Số hiệu

Ngày

Số hiệu

Ngày

Số hiệu

Giá thành đơn vị

x

x

x

x

x

x

x

Ngày,…… tháng…….năm….

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Người lập và ghi phiếu

(Ký, họ tên)

Phụ lục 02

Đơn vị:…….....

Bộ phận:…......

SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG, KẾT QUẢ

Tên sản phẩm, (hàng hoá, dịch vụ).....

Đơn vị tính…….đ

STT

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

Doanh thu

Các khoản giảm trừ

Chi phí bán hàng

Chi phí quản lý DN

Lãi lỗ

Số

Ngày

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Chiết khấu

Giảm giá

Tổng cộng

Ngày,…… tháng…….năm….

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

Phụ lục 03

Đơn vị:…….....

Bộ phận:….....

BÁO CÁO SẢN XUẤT

Tháng......Quý.....Năm....

( Phương pháp bình quân)

Đơn vị tính…..đ

Chỉ tiêu

Tổng số

Khối lượng tương đương

Nguyên vật liệu trực tiếp

Nhân công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung

A

1

2

3

4

A - Khối lượng hoàn thành tương đương

- Khối lượng hoàn thành

- Khối lượng dở dang cuối kỳ

+ Nguyên vật liệu trực tiếp

+ Nhân công trực tiếp

+ Chi phí sản xuất chung

Cộng

B - Tổng hợp chi phí và xác định giá thành đơn vị sản phẩm

- Chi phí dở dang đầu kỳ

- Chi phí phát sinh trong tháng

Tổng cộng chi phí

Giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành

C - Cân đối chi phí

- Nguồn chi phí đầu vào

+ Chi phí dở dang đầu kỳ

+ Chi phí phát sinh trong kỳ

- Phân bổ chi phí (đầu ra)

+ Giá thành khối lượng sản phẩm hoàn thành

+ Chi phí dở dang cuối kỳ

+ Nguyên vật liệu trực tiếp

+ Nhân công trực tiếp

+ Chi phí sản xuất chung

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Phụ trách

bộ phận báo cáo

(Ký, họ tên)

Ngày…..tháng….năm…

Người lập

(Ký, họ tên)

Phụ lục 04

Đơn vị:…….....

Bộ phận:….....

BÁO CÁO SẢN XUẤT

Tháng......Quý.....Năm....

( Phương pháp nhập trước - xuất trước)

Đơn vị tính……đ

Chỉ tiêu

Tổng số

Khối lượng tương đương

Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Nhân công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung

A

1

2

3

4

A - Khối lượng hoàn thành tương đương

- Khối lượng dở dang đầu kỳ

- Khối lượng mới đưa vào sản xuất

- Khối lượng dở dang cuối kỳ

Cộng

B - Tổng hợp chi phí và tính giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đương

+ Chi phí phát sinh trong kỳ

+ Giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đương

C - Cân đối chi phí

- Nguồn chi phí (đầu vào)

+ Chi phí dở dang đầu kỳ

+ Chi phí phát sinh trong kỳ

Cộng

- Phân bổ chi phí (đầu ra)

 + Chi phí dở dang đầu kỳ

• Kỳ trước

• Kỳ này: * Nhân công trực tiếp

* Chi phí sản xuất chung

Cộng

 + Bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ

 + Chi phí dở dang cuối kỳ

 + Nguyên vật liệu trực tiếp

 + Nhân công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung

Cộng

Tổng cộng

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Phụ trách

bộ phận báo cáo

(Ký, họ tên)

Ngày…..tháng….năm…

Người lập

(Ký, họ tên)

Phụ lục 05a

Đơn vị:…….....

Bộ phận:….....

BÁO CÁO GIÁ THÀNH

Tháng…..Quý.......Năm…..

Đơn vị tính…….đ

Chi phí phát sinh

Sản phẩm dở dang cuối kỳ

Tổng chi phí để tính giá thành

Ý kiến

Tên sản phẩm

(Công việc)

Dở dang đầu kỳ

Chi Phí NVL trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung

Tổng cộng

Nhận xét, nguyên nhân

Kiến nghị biện pháp

Cố định

Biến đổi

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Cộng

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Ngày…..tháng….năm…

Người lập

(Ký, họ tên)

Phụ lục 05b

Đơn vị:……......

Bộ phận:….......

BÁO CÁO GIÁ THÀNH

Tháng…..Quý.......Năm…..

Đơn vị tính…….đ

Sản phẩm

(Bộ phận, lĩnh vực)

Sản phẩm

(Bộ phận, lĩnh vực)

….

Tổng cộng

Chỉ tiêu

Kỳ trước

Kỳ này

Kỳ trước

Kỳ này

Kỳ trước

Kỳ này

KH

Thực hiện

KH

Thực hiện

.....

KH

Thực hiện

A

1

2

3

4

5

6

…..

1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

2. Chi phí nhân công trực tiếp

3. Chi phí SX chung

+

+

+

Giá thành SX sản phẩm hoàn thành

4. Chi phí bán hàng phân bổ

5. Chi phí quản lý DN phân bổ

6. Ý kiến nhận xét

- Nguyên nhân

- Kiến nghị

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Ngày…..tháng….năm…

Người lập

(Ký, họ tên)

Phụ lục số 06

Đơn vị:………….

Bộ phận:…………

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG, KINH DOANH

Tháng…..Quý.......Năm…..

PHẦN I –DOANH THU

Đơn vị tính…….đ

Chỉ tiêu

Sản phẩm

(Bộ phận, lĩnh vực)

Sản phẩm

(Bộ phận, lĩnh vực)

….

Tổng cộng

Kỳ

Kỳ này

Kỳ

Kỳ này

......

Kỳ

Kỳ này

trước

KH

TH

trước

KH

TH

trước

KH

TH

A

1

2

3

4

5

6

…...

1. Doanh thu

2.Các khoản giảm trừ

- Chiết khấu TM

- Giảm giá hàng bán

- Hàng bán bị trả lại

- Thuế TTĐB,

Thuế XK, thuế GTGT phải nộp (PP trực tiếp)

3. Doanh thu thuần

PHẦN II – CHI PHÍ

Chỉ tiêu

Sản phẩm

(Bộ phận, lĩnh vực)

Sản phẩm

(Bộ phận, lĩnh vực)

….

Tổng cộng

Kỳ

Kỳ này

Kỳ

Kỳ này

Kỳ

Kỳ này

trước

KH

TH

trước

KH

TH

trước

KH

TH

A

1

2

3

4

5

6

1. Giá vốn hàng bán

2. Chi phí bán hàng phân bổ

3.Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ

Tổng cộng chi phí

PHẦN III – XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ

Chỉ tiêu

Sản phẩm

(Bộ phận, lĩnh vực)

Sản phẩm

(Bộ phận, lĩnh vực)

….

Tổng cộng

Kỳ

Kỳ này

Kỳ

Kỳ này

.....

Kỳ

Kỳ này

trước

KH

TH

trước

KH

TH

trước

KH

TH

A

1

2

3

4

5

6

1. Lãi gộp trước thuế

2. Chi phí thuế TNDN

3. Lợi nhuận sau thuế

PHẦN IV - Ý KIẾN

+ Nhận xét, đánh giá tình hình và nguyên nhân:.......................................................

+ Kiến nghị biện pháp:..............................................................................................

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Ngày…..tháng….năm…

Người lập

(Ký, họ tên)


Phụ lục số 07

Đơn vị:………….

Bộ phận:…………

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Tháng…..Quý.......Năm…..

Đơn vị tính…….đ

SP (bộ phận, lĩnh vực)

SP (bộ phận, lĩnh vực)

.......

Tổng cộng toàn DN

Ý kiến

Chỉ tiêu

Kỳ

Kỳ này

Kỳ

Kỳ này

.......

Kỳ

Kỳ này

Nhận xét nguyên nhân

Kiến nghị biện pháp

trước

KH

TH

trước

KH

TH

trước

KH

TH

A

1

2

3

4

5

6

........

....

....

....

....

......

1. Doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu

- Chiết khấu TM

- Giảm giá hàng bán

- Hàng bán bị trả lại

- Thuế TTĐB, thuế NX, thuế GTGT phải nộp (PP trực tiếp)

2. Doanh thu thuần

Trừ chi phí khả biến

- Chi phí khả biến của hàng bán

- Chi phí khả biến khác

3.Số chênh lệch giữa doanh thu thuần và chi phí khả biến trừ chi phí bất biến thuộc sản phẩm, bộ phận...

4. Số chênh lệch của sản phẩm (bộ phận, lĩnh vực)

- Trừ chi phí bất biến chung toàn doanh nghiệp phân bổ

5.Thu nhập thuần trước thuế TNDN

6. Chi phí thuế TNDN

7. Thu nhập thuần sau thuế TNDN

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Ngày…..tháng….năm…

Người lập

(Ký, họ tên)

Phụ lục số 08

Đơn vị:………….

Bộ phận:…………

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG, KINH DOANH

Tháng…..Quý.......Năm…..

Đơn vị tính…….đ

Doanh thu

Chi phí sản xuất, kinh doanh

Các khoản giảm trừ doanh thu

Trong đó

 

Ý kiến

Sản phẩm.....

Bộ phận.......

Doanh thu bán hàng

Chiết khấu thương mại

Giảm giá hàng bán

Hàng bán bị trả lại

Thuế TTĐB, XK, thuế GTGT phải nộp

Doanh thu thuần

Tổng cộng chi phí

Giá vốn hàng bán

Chi phí bán hàng phân bổ

Chi phí quản lý phân bổ

Lãi trước thuế

Chi phí thuế TNDN

Lợi nhuận sau thuế TNDN

Nhận xét, nguyên nhân

Kiến nghị, biện pháp

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

SP...

Kỳ trước

(Bộ phận, lĩnh vực)

Kỳ này

KH

TH

SP.......

Kỳ trước

(Bộ phận, lĩnh vực)

Kỳ này

KH

TH

SP.....

Kỳ trước

.......

....

KH

TH

Tổng cộng

Kỳ trước

Kỳ này

KH

TH

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Ngày…..tháng….năm…

Người lập

(Ký, họ tên)

Phụ lục số 09

Đơn vị:………….

Bộ phận…………

BÁO CÁO BÁN HÀNG

Tháng…..Quý.......Năm…..

Đơn vị tính..........đ

Bán buôn

Bán lẻ

Đơn giá

Thành tiền

Chi phí cho việc bán

Đơn giá

Thành tiền

Chi phí cho việc bán

Sản phẩm

Số lượng

Giá vốn

Giá bán

Giá Vốn

Doanh thu

Chi phí bán hàng phân bổ

Chi phí quản lý chung phân bổ

Cộng

Lãi (lỗ) gộp

Số lượng

Giá vốn

Giá bán

Giá Vốn

Doanh thu

Chi phí bán hàng phân bổ

Chi phí quản lý chung phân bổ

Cộng

Lãi (lỗ) gộp

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

Sản

KH

phẩm......

TH

Sản

KH

phẩm......

TH

...........

KH

TH

Tổng

KH

cộng

TH

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Ngày…..tháng….năm…

Người lập

(Ký, họ tên)

Phụ lục số 10

Đơn vị:………….

Bộ phận:…………

BÁO CÁO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

Tháng…..Quý.......Năm…..

Đơn vị tính:.............đ

Kế hoạch

Thực hiện

So sánh KH/TH

Ý kiến

Đối tượng sử dụng

Số công

Đơn giá

Thành tiền

Số công

Đơn giá

Thành tiền

Tỷ lệ (%)

Chênh lệch

Nhận xét, nguyên nhân

Kiến nghi, biện pháp

Công

Tiền

Số công

Đơn giá

Thành tiền

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

- Sản phẩm (bộ phận)

-

-

-

Tổng cộng

x

x

x

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Ngày…..tháng….năm…

Người lập

(Ký, họ tên)

Phụ lục số 11

Đơn vị:………….

Bộ phận…………

BÁO CÁO TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU

Tháng…..Quý.......Năm…..

Đơn vị tính:...........đ

Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu

Kế hoạch mua vào

Thực hiện mua trong kỳ

Thực xuất kho trong kỳ

Số tồn kho đầu kỳ

Số tồn kho cuối kỳ

Ý kiến

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Dùng SX SP

Dùng cho quản lý

Khác

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Nhận xét, nguyên nhân

Kiến nghị, biện pháp

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

Tổng cộng

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Ngày…..tháng….năm…

Người lập

(Ký, họ tên)

Phụ lục số 12

Đơn vị:………….

Bộ phận:…………

BÁO CÁO TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ

Tháng…..Quý.......Năm…..

Đơn vị tính:............đ

Sản phẩm (hàng hoá)

Kế hoạch

Sản xuất, mua vào trong kỳ

Số xuất bán, sử dụng trong kỳ

Số tồn kho đầu kỳ

Số tồn kho cuối kỳ

Ý kiến

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

So sánh với KH (%)

Bán

Xuất sử dụng

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Nhận xét, nguyên nhân

Kiến nghị, biện pháp

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Sản xuất

Quản lý

Khác

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

Tổng cộng

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Ngày…..tháng….năm…

Người lập

(Ký, họ tên)


Phụ lục 13

Đơn vị:..........................

Bộ phận:.......................

SỔ NHẬT KÝ BÁN HÀNG

Từ ngày........ đến ngày........

Khách hàng:............................................................................................................................

Tên hàng

(Chứng từ)

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Thuế GTGT

Các khoản giảm trừ doanh thu

Tổng cộng

Chiết khấu TM

Giảm giá

......

A

B

C

D

1

2

3

...

.....

Chứng từ số...ngày

-

-

-

Chứng từ số...ngày

-

-

-

-

-

Tổng cộng

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Ngày…..tháng….năm…

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

Phụ lục 14

Đơn vị:...........................

Bộ phận:........................

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ SẢN XUẤT

Tháng ......Quý.....năm....

Mã số

Sản phẩm

Đơn vị

Kế hoạch sản xuất

Thực tế thực hiện

Chênh lệch

Tỷ lệ (%)

Ý kiến

tính

Số lượng

Chi phí

Số lượng

Chi phí

Số lượng

Chi phí

Số lượng

Chi phí

Nhận xét

Kiến nghị

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Tổng cộng

Phụ trách

bộ phận báo cáo

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Ngày…..tháng….năm…

Người lập biểu

(Ký, họ tên)

Phụ lục 15

Đơn vị:...........................

Bộ phận:........................

BÁO CÁO TÌNH HÌNH NỢ THEO THỜI HẠN NỢ VÀ KHÁCH HÀNG

Từ ngày ............. đến ngày.............

Mã số

Khách hàng

Tổng nợ

Thời hạn nợ

Đánh giá tình trạng nợ

Ý kiến kiến nghị

.........

.......

.......

......

A

B

C

1

2

3

4

Tổng cộng

Phụ trách

bộ phận báo cáo

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Ngày…..tháng….năm…

Giám đốc

(Ký, họ tên)

Phụ lục 16

Đơn vị:...........................

Bộ phận:........................

BÁO CÁO DỰ BÁO VẬT TƯ THEO KẾ HOẠCH SẢN XUẤT, KINH DOANH

Tháng .......Quý..........năm........

Danh điểm vật tư

Tên, quy cách vật tư

Đơn vị tính

Nhu cầu

Số tồn kho thực tế

Số cần nhập bổ sung

Kế hoạch

Đã sử dụng

Số chưa sử dụng

A

B

C

1

2

3

4

5

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Phụ trách

bộ phận báo cáo

(Ký, họ tên)

Ngày…..tháng….năm…

Người lập

(Ký, họ tên)

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 53/2006/TT-BTC

Hanoi , June 12, 2006

GUIDING THE APPLICATION OF ENTERPRISE ADMINISTRATION ACCOUNTING

Pursuant to the Law on Accounting No. 03/2003/QH11 of June 17, 2003;

Pursuant to the Government's Decree No.129/2004/ND-CP detailing and guiding the implementation of a number of articles in the Law on Accounting in business;

Pursuant to the Government's Decree No. 77/2003/ND-CP of July 01, 2003 on defining the functions, tasks and powers and organizational structure of the Ministry of Finance.

Aiming to assist the producing and trading enterprises in sufficiently organizing accounting practice, the Ministry of Finance guides the enterprise administration accounting as follows:

Section 1: GENERAL PROVISIONS

1. Administration accounting

a) Administration accounting is the collection, processing, analysis and provision of economic and financial information basing on the management requirements and economic, financial decision within the accounting unit (Law on accounting, clause 3, Article 4).

Administration accounting provides the information about the internal operation of enterprises such as: costs of each part (expense centers), each work and product; analysis and assessment of the implementation process to compare with the plans on turnover, costs, profits; management of assets, supplies, capital, debts; analysis of the relation between costs, volume and profits; selection of appropriate information for short-term and long-term investment decisions; making budget estimates for production and business… in order to serve the management, inspection and issuing economic decision. Administration accounting is every enterprise’s task; the State only guides the principles, mode of organization and primary contents, methods of administration accounting to facilitate the implementation of enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Enterprises are not obliged to publicize the administration accounting information unless otherwise prescribed by law.

c) The calculation units used in administration accounting include: monetary unit, item unit, labor-time unit or other units depending on the management requirements of enterprise.

d) Principles of organizing the administration accounting information system: the organization of the administration accounting information system is not obliged to fully comply with the accounting principles and may be implemented under the internal regulations of enterprise in order to build an appropriate management information system for particular management requirements for each enterprise. Enterprises are entitled to decide on use accounting documents, organize the accounting book system, use and elaborate the accounting accounts, design the necessary administration accounting report forms for administration accounting of unit.

dd) Enterprises are entitled to use all information, figures of financial accounting to combine and serve for administrative accounting.

2. Subjects of application

This Circular is applicable to enterprises in the domain of production, business, trading and services;

For enterprises in the domain of finance and banking such as insurance enterprises, securities enterprises, securities fund management companies, credit institutions, financial organizations … shall apply the appropriate contents guided in this Circular.

3. Tasks of enterprise administrative accounting

a) Collecting, processing information and accounting figures under the scope and contents of the administration accounting of unit by each period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Providing information at the internal administration request of the unit by using administration accounting reports.

d) Analyzing the information serving requirement of making plan and issuing decision of the leader board of Enterprise.

4. Administration accounting contents, periods and scope

4.1. Administration accounting contents

a) Primary and popular contents of enterprise administration accounting include:

- Administration accounting of costs and product prices;

- Administration accounting of sales and business results;

- Analyzing the relation between costs, volume and profits;

- Selecting appropriate information for making decisions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Administration accounting of other items:

+ Administration accounting of fixed assets;

+ Administration accounting of inventory;

+ Administration accounting of labour and salaries;

+ Administration accounting of debts.

b) Apart from the primary contents above, enterprises may practice other administration accounting contents under the management requirements of enterprise.

4.2. The administration accounting scope is not limited and determined by the enterprises’ demand for administration accounting information in all stages of the organization and management of production, business, planning, inspection, operation, running, making decision and the level and capability of administration accounting operation of each enterprise.

4.3. The administration accounting periods commonly are month, quarter, year like financial accounting. Enterprises are entitled to determine other administration accounting periods (might be day, week or any period) depend on their requirement.

5. The terms in this Circular are construed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Cost center: is the responsible center of which the manager is entitled to manage arising expenses of the division under his/her management. A cost center might be a division (workshop, team, group…) or each operation period (rough processing stage, cutting stage, polishing stage…).

- Differential cost: is the cost that arises in this option but does not arise or partly arises in other options. The differential cost is one of the important bases for selecting investment options, or production, business options.

- Opportunity cost: is cost for the potential interests being lost due to the selection of one option (or action) to replace for the other one.

- Sunk cost: is the cost that enterprises must incur regardless of selected options or actions. The sunk cost exists in every option so the differential does not calculated and can be neglected when making comparison and selection of optimum options or actions.

- Variable costs: are production and business costs of which the total amount and ratio change proportionally to the variation in product load, including: direct material costs, direct labour costs and a number of general production costs such as: labour cost, electricity cost, fresh water cost, spare parts for repairing machine… The variable cost of one unit of product or work does not vary.

- Fixed costs: are costs of which the total amount does not vary to the variation in product volume and work load, including: depreciation costs of fixed asset, salaries of staff, managers… The fixed cost of one unit of product or work is inversely proportional to the product volume or work load.

- Interest on variable costs: are the difference between the turnover and the total variable cost (including the production cost by variable costs, variable costs of sales, and variable costs of enterprise management)

- Breakeven point: is a point where the turnover equals the total cost, or a point where the interest on the variable cost equals the total fixed costs.

- Short-term decisions: are the business decisions of which the term of validity, the limit time of influence and implementation are usually shorter than 1 year or 1 usual business period such as: Decisions on the existence or removal of a business division in the plan period; Decisions on project of material, products self production or externally purchase; Decisions on selling at the stage of semi-finished or finished products …)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Appropriate information: is information that satisfies the two basic standards:

+ That information must relate to the future;

+ That information must contain the differences among the options being considered and selected.

Section II: ORGANIZING OF THE ADMINISTRATION ACCOUNTING IMPLEMENTATION

1. The organization of enterprise administration accounting implementation must satisfy the following requirements:

a) Punctually and fully provide the information at the cost management requirements for each work, division, project and product…;

b) Punctually and fully provide the information about implementation, norms, unit prices… serving the plan making, inspection, management and decision making;

c) Ensuring providing information is more detailed and specific than financial accounting;

d) Establishing appropriate principles and methods to ensure the comparability between financial accounting and administration accounting as well as among the operation periods, between the estimate and reality.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Principles of organization utilizing accounting document

a/ Applying the principles and methods of establishing, circulating, managing and using accounting document consistently with the particular conditions of enterprises.

b) Specifying and adding the necessary contents to each prescribed form of accounting document to serve the collection of enterprise internal management information.

c) Using the initial documents, statistics documents of the management of enterprise production and business (Production orders, Volume statements; Decisions on labour transfer; Decisions on asset transfers; Investigation records on the production situation …) in order to practice administration accounting of production volume (or work load), working time, planning.

d) Allowed to design and utilize the internal documents used for administration accounting without State provisions (The Allocation calculation sheet of sale cost, enterprise management cost…); allowed to establish the system of rapid information collection and provision via email, fax and other means of information.

4. Principles of organizing the accounting accounts utilization

4.1. Enterprises shall base on the account system promulgated or approved for applying to enterprises by the Ministry of Finance to elaborate by levels (level 2, 3, 4) consistently with the plan and estimate, and request of providing information about enterprise administration accounting.

4.2. The detailing of the accounts level shall base on the following requirements:

a/ Aiming to satisfy the requirements of providing administration accounting information of each management level.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The detailing of account must not falsify the content, structure and recording method of account.

4.3. Enterprises are allowed to open detailed account under levels in the following cases:

a/ Price calculation and production cost accounting by each work, product, article, production and business division…

b) Business result determination and sale accounting by each work, product, article, production and business division…

c) Inventory accounting by each kind, type.

d) Accounting of capital sources, loans, payable and receivable debts … by each subject and kind.

Besides, depending on the requirements for administration accounting information provisions, enterprises shall design in detail the appropriate accounts.

5. Principles of organizing the accounting book utilizing

a/ Enterprises shall base on the accounting book system promulgated or approved for applying to enterprises by the Ministry of Finance in order to supplement the particular norms, requirements for practicing enterprise administration accounting. The supplement or design of accounting book contents must not falsify the norms prescribed in the accounting books and must be consistent with enterprise management requirements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Requirements and contents of administration accounting reports

6.1. Requirements for establishing administration accounting report system

a/ The administration accounting report system needs to be built consistently with the requirements of internal information provision of each particular enterprise.

b/ The contents of administration accounting report system must ensure the full provision and the comparability of the information serving the requirements for management and making economic decisions of enterprises.

c/ The norms in administration accounting reports needs to be designed consistently with the norms of plans, estimates and financial statements but might be changed under the management requirements of all levels.

6.2. Administration accounting report system

6.2.1. The primary administration accounting report system of an enterprise usually includes:

a/ Reports on the implementation progress:

- Report on turnovers, costs and profits of each kind of product, goods and service;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Detailed report on the volume of finished, consumed products (services);

- Report on the observance of inventory norms;

- Report on the labour using and productivity;

- Detailed report on the finished products and works;

- Report on balancing of warehousing, ex-warehousing, inventory of material, raw material, products and goods;

- Detailed Report on receivable debts by terms, debtors and debt solvency;

- Detailed Report on the loans, payable debts by loan terms and creditors;

- Report for responsible center made by the division;

- Detailed Report on increases and decreases of equity capital

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Analyzing the relation between costs, volume and profits;

- Analyzing the financial situation of the enterprise;

- Analyzing the factors affecting the implementation of production and financial plans;

Besides, basing on the management requirements of each particular period, enterprise may make other administration accounting reports.

6.2.2. A number of primary administration accounting reports forms: viewing in the attached annex.

7. Archiving administration accounting documents

The archiving of administration accounting documents, especially administration accounting reports that synthesize, analyze business results and strategies… shall be implemented under the decisions of the legal representative of the accounting unit on the basis of applying law provisions on archiving accounting documents.

Section III: PRIMARY CONTENTS OF ADMINISTRATION ACCOUNTING

1. Administration accounting of costs and product prices

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Enterprises shall base on the operation characteristics and management requirements to gather costs by each cost arising center such as group, team, workshop, or by each work, product, production stage or the whole production processing, and determine the types of enterprise cost under the following contents:

1.1.1. Cost classification

The classification of enterprise cost serves the administration of the enterprise production and business activities. Therefore, the appropriate classification criteria shall be selected depending on the objectives and requirements of enterprise administration in each period and circumstance.

a/ Regarding to serving production, business cost and financial accounting, costs are classified under the following criteria:

-By economic contents, costs are classified in two types as:

+ Production cost: is the cost that constitutes the value of the product, including: direct material and raw material cost, direct labour cost, general production cost;

+ Non-production cost: is the cost that does not increase the value of the product but it is necessary for completing the production and business process, including: sale costs, enterprise management cost.

- By relation between the cost and the items in financial statements, the costs are classified as:

+ Period cost: is the cost arising in a business period (chronologically) and may relate to various subjects and products. Characteristic of Period costs is causing interest decreases in the business period in which such costs arise;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Regarding to serving administrative accounting, production and business costs are classified under the following criteria:

- By the relation to the plan making and inspection, costs are classified as:

+ Variable cost;

+ Fixed cost;

+ Mixed cost: is the cost that includes both variable costs and fixed costs (e.g. telephone costs, costs for repairing and maintenance of fixed asset …)

By characteristics, costs are classified as:

+ Direct cost: is the cost that constitutes the products associated with a certain finished product or service (e.g. direct material and raw material costs; direct labour costs…);

+ Indirect cost: is the cost relating to various products or services without increasing the product or service value (e.g. administration management cost, salary costs of managers, staff…). Indirect costs must be allotted to every unit, product and work;

+ Controllable cost: is the cost of which the occurrence is able to be forecast by the managing level and under their deciding authority;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ By requirements for cost utilization in the selection of investment projects, costs of a project are classified as following:

- Appropriate cost;

- Differential cost;

- Opportunity cost;

- Sunk cost.

1.1.2. Methods of cost gathering

Enterprises need to select appropriate methods of cost gathering for each kind of costs:

a/ Direct method: applicable to arising costs that only relate to one costed subject. By this method, costs of any subject shall be gathered directly for that subject only.

b/ Allocation method: applicable to arising costs that relate to various costed subjects. When carrying out the cost allocation method, enterprises may select one of the following allocation bases: working hour, working day, machinery operation hour, used area… and the allocation methods being direct methods or allocation methods under rank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The identification of cost center depends on the production process and scale of each enterprise. The cost centers usually are classified as:

- Main centers such as: the goods purchase center, the production center (workshops and production divisions);

- Secondary centers such as: the center of administrative, management, the center of accounting, finance …

1.2. Administration accounting of product price

1.2.1. Methods of price calculation

Depending on the product characteristics or the relation between the cost accounting subjects and price calculating subjects, enterprises shall select a method or combine multiple methods to calculate product price.

The primary price calculation methods include:

a/ Method of price calculation by work and product

Price calculation by work (or product) is the gathering and allocation process of direct material and raw material costs, direct labour costs and general production costs relating to a separate work or product, or a particular group of products, a sales order:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ General production costs: when the general production costs arising, they shall be gathered for works, products then implement allocation

When applying this method, enterprises shall base on the particular situation to select one of the general production cost allocation methods as follows:

+ Allocation of general production cost under actual level

By this method, enterprises shall adjust the difference between the estimated allocation amount and actual arising general costs recorded increase or decrease of “cost price of sold goods” in the period (if the difference is insignificant), or allot the difference amount to the costs of incomplete production and business, finished products and cost prices of sold goods proportionally to rate of balance (or the accumulated amount) of these accounts before allotting the difference of general production costs.

+ Estimating general production costs of each work, product… right at the beginning of the period, and adjusting the difference between the actual arising costs and the estimated general production costs at the end of the period.

b/ Method of price calculation by production process (cost summing method);

c/ Method of price calculation by norms;

d/ Coefficient methods;

dd) Cost exclusion method by the sub-products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Subjects of price calculation might be finished product details, finished products, group of finished products, particular works or prices of divisions, fields. Enterprises might base on one or a number of the following bases for determining the appropriate subjects of price calculation

+ The characteristics of production and management organization

+ The characteristics of the production technology process;

+ The conditions and level of accounting and enterprise management requirements.

b/ Price calculation periods are usually made by months, quarters or years. Enterprises shall base on the production form, production process and characteristics of production to determine the price calculation period. The price calculation period of single products is the time the single product is finished.

1.2.3. The product price calculation and production cost accounting shall follow this order:

+ Gathering costs (direct, indirect and allotted);

+ Summing up costs, settling deficit/surplus differences;

+ Inventorying, assessing incomplete products, identifying incomplete costs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Making reports on product prices.

2. Administration accounting of sales and business results

2.1. Pricing the sale of product

a/ Enterprises shall price the sale of product on the principle: The price must sufficiently cover the cost and reach expected profits.

b/ Enterprises shall base on the circumstances, conditions and each type of sale prices (the sale price of common product, brand-new product, internal sale price, competitive sale price…) to select the basis for determining an appropriate sale price (e.g. basing on the production cost, the variable cost in the total cost of a products, the material and labour costs…)

Example: Determining the sale price basing on the production cost under the method of adding add the increasing rate into cost by the formula:

Price = Production cost of the product x (1 + % added)

Increased percent

=

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+

Sale cost, management cost

Sold Product quantity

x

Production cost of 1 sold product

 

Expected breakeven rate = Payback rate x Total investment capital

2.2. Administration accounting of sales and sales results

a/ Enterprises may organize the sale accounting by each form of sale and payment (instant payment, installment, sale via agents of barter), by each sale division (section 1, section 2…), by each product group and primary activity type. Enterprises may also organize sale accounting by combining multiple criteria depending on the management requirement and particular conditions and circumstances of the enterprise in each period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Analyzing the relation among costs, volume and profits

The relation among cost, volume and profits is the relation among factors such as sale prices, volume (quantity and operation extent), structures of goods, costs (fixed and variable) and the impact of these factors on the enterprises’ profits

Enterprises need to analyze this relation via the system of analysis criteria including:

+ Interest calculated on unit variable costs (as known as Contribution margin);

+Total interest calculated on variable costs;

+ Interest rate calculated on variable costs;

+ Cost structure;

+ Economic lever;

+ Breakeven point (output, turnover, capacity, breakeven time…);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Selecting appropriate information for decision making

Decision making is the basic function of enterprise administrators. The popular enterprise decisions include short-term decisions and long-term decisions.

4.1. Appropriate information for making short-term decisions

In order to select appropriate information for making short-term decisions, the enterprise administrative accountant needs follow these steps:

+ Collecting information (costs, turnovers) relating to the business plan that needs decisions;

+ Discarding the inappropriate information being sunk costs, similar costs (both quantitatively and qualitatively) and equivalent turnovers of the plans being considered;

+ Identifying the appropriate information;

+ Making decisions.

4.2. Appropriate information for making decisions on long-term investment

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In order to provide information for leaders to make decisions on investment, the administrative accountant needs implement works as following:

- Classify the decisions as:

+ Decisions with selective;

+ Decisions with priority.

- Collect and classify information consistently with the type of decisions.

- Selecting one of the appropriate methods to identify information (making investment projects) in appropriate with the type of decisions:

+ Payback period method;

+ Net present value method;

+ Method of profit arising rate adjusted by time;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Deciding to select a plan after obtaining appropriate information.

5. Making estimates of production and business budget

5.1. Requirements for making estimates of production and business budget

a/ The system of criteria for estimates of production and business budget shall be built separately for each process such as process of purchase, production, consumption of the enterprise production and business, and detailed for each content including: monetary capital, inventory; each kind of business operation cost: sale cost, enterprise management cost; each kind of summary report: Balance sheet, Business result report…

b/ The estimates for production and business budget shall be make for the whole year and divided into quarters and months. However, for the accuracy and feasibility of the estimate, enterprises shall make the estimate basing on the situation of estimate implementation at the end of the months and quarters and the influencing factors of the succeeding months and quarters.

Nevertheless, during the process of setting up each estimated norm, enterprises need refer to other estimated norms in order to form the system of estimated norms.

The system of estimated norms includes:

- Estimated norms of products, goods and services consumption;

- Estimated norms of products and services output;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Estimated norms of inventory;

- Estimated norms of sale costs;

- Estimated norms of enterprise management costs;

- Estimated norms of monetary capital;

- Estimated norms of business and production result Reports;

- Estimated norms of the balance sheet.

5.2. The order of making production and business budget estimates

a/ The divisions in the enterprise are directly responsible for making their own production and business budget estimates.

b/ The accounting department of the enterprise is responsible to sum up the estimates from the divisions to create the general budget estimates of the entire enterprise, and to organize meetings with relevant divisions to collect amending, supplementing opinions and complete the estimate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Administration accounting of some other items

6.1. Administration accounting of fixed assets

a/ Enterprises need open and sum up the detailed accounting books to reflect the criteria of item values during the process of managing, utilizing and to analyze, assess the use efficiency of fixed asset of the entire unit, divisions and primary fixed asset subjects; and provide demand of using fixed assets of each division as well as the entire enterprises particularly in order to assist enterprise leaders basing on that to decide on options of exploiting existing fixed asset capacity, and of new investment appropriately, efficiently.

b/ Enterprises may also determine the fixed asset structure by appropriate fixed asset classification together with practice accounting of each subject of fixed assets in order to satisfy the requirements of providing information for making long-term investment plans of each period, analyzing the efficiency of fixed asset use as well as loss due to fixed assets use be not right purpose.

c/ Enterprises need determine the specific range of administration accounting organization in order to build models of appropriate accounting books of fixed assets, accounts or use financial accounting documents to analyze.

6.2. Administration accounting of inventory

a/ Enterprises need make the list of material and practice administration accounting of the quantity remaining, used and sold regarding both quantity and values consistent with the list of material, products and goods made under the enterprise internal management requirements.

b/ In order to reasonably account the quantity of used and in stock material, enterprises need determine the price calculation method in appropriate with particular condition and circumstance of enterprises, satisfying the management requirement as well as planning in the future.

c/ Enterprises shall establish norms for material and raw material costs of each work, products and establish reserve norms for each list of inventory.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6.3. Administration accounting of labour and salaries

a/ Enterprises need implement the following works:

- Establish the norms for work hours and salary unit of worker and employees ranks;

- Establish the norms for spent labour costs for each stage of work, product and service…;

- Determine and control the working time of each employee;

- Fully calculate and allot labour costs to charges, cost centers and prices reasonably, appropriately.

b/ Method of implementation:

- Enterprises need design and operate well the system of timekeeping, salary calculation and salary payment sheets consistently with the cost and price centers.

- Applying appropriate accounting methods of labour cost (with each time and condition):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Allocation method: this method is applicable when the employee simultaneously participates in various works. Enterprises need select appropriate basis for allocation.

6.4. Administration accounting of debts

a/ The requirement of administration accounting of debts is ensuring of providing with information about creditors, payment terms, due time and debt quality at the manager’s request.

b/ Basing on the actual situation of the enterprise to design the accounts reflecting the debts by creditors, debtors and analyze the debt quality and payment terms, or reflect the debts by debt terms and analyze by creditors and debt quality

Section IV: ORGANIZING OF ACCOUNTING SYSTEM AND PERSON DOING ADMINISTRATION ACCOUNTING

1. Organizing administration accounting system

1.1. The organization of enterprise administration accounting system must be consistent with the operation characteristic, investment scale, production and business location of the enterprise, the hierarchical extent of economic – financial management of the enterprise. The accounting machine must be compact, scientific and highly efficient in providing information for the enterprise leadership system.

1.2. Enterprises shall base on their particular conditions (scale, level of officers, characteristic of production, business, management, technical facilities…) to organize the administration accounting system under one of the following forms:

a/ Combined form: Combine financial accounting and administration accounting by each accounting practicing section: accounting of production cost and price calculation, sale accounting… Accountants shall practice both financial accounting and administration accounting of the accounting section that they are following. Besides, enterprises must arrange personnel to practice other general administration accounting contents such as: collecting, analyzing information serving the making of estimates, and analyzing information serving the decision making in enterprise management accounting. These contents may assign general accountants or the chief accountant.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Mixed form: is the form combining with two above forms. For example: the administration accounting division of price costs is separate, the other contents are made under the combined form.

2. The person doing administration accounting

2.1. Enterprises need arrange person having sufficient capacity and level to do administration accounting on the basis of applying standards and conditions for accountants prescribed in the Law on Accounting.

In case the enterprise organizes the administration accounting division separately from the financial accounting division, the person doing administration accounting must satisfy the standards and have rights and responsibilities as follows:

a/ Standards of the person doing administration accounting:

+ Possessing professional ethics, being honest, incorruptible and having the sense of law observance;

+ Possessing professional accountancy qualifications.

b/ Powers of the person doing administration accounting:

The person doing administration accounting are entitled to be independent in their professional accountancy or statistic activities; to take the initiative in analyzing, assessment and proposal.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The person doing administration accounting is responsible to observe the law provisions on accounting, carry out the allocated works and bear responsibilities for their professional work under the requirements of enterprise leaders. When the persons doing administration accounting are replaced, they are responsible to hand over the accounting documents and works to their successors and must be responsible for the accounting works in the period when they worked administration accounting.

2.2. Hiring administration accounting practice

Accounting units not being capable or unable to arrange personnel for administration accounting may hire person doing administration accounting under the following instruction:

- The accounting unit must enter into the contract with the accounting service enterprise or individuals that have registered to business accounting services to hire administration accounting practice as prescribed by law.

- The hiring of administration accounting practice must be made in written contracts as prescribed by law;

- The accounting units hiring administration accounting practice shall be responsible to fully, promptly and truthfully provide all the information, documents relating to the hiring and fully, promptly make payment for the accounting service charges as agreed in the contracts;

- Enterprises, individuals providing administration accounting services shall be responsible for the accounting figures and information as agreed in the contracts.

3. The chief accountant of the enterprise is responsible to organize the administration accounting practice and bear responsibilities before the leader board of enterprise for the provided administration accounting information and figures.

Section V: IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The enterprises shall base on the guidance in this Circular to organize appropriate and efficient administration accounting in the enterprises and the associate enterprises (for corporations), affiliated, dependent units (for companies).

3. On the basis of this Circular, the universities, academies, colleges, intermediate school of Economics – Finance – Accounting shall compose the appropriate curriculum on administrative accounting.

 

 

FOR THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Tran Xuan Ha

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


24.288

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.129.8
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!