Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 126/2008/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Số hiệu: 126/2008/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 11/12/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 126/2008/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2008

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH BẢO VỆ CÔNG TRÌNH QUAN TRỌNG LIÊN QUAN ĐẾN AN NINH QUỐC GIA

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia ngày 20 tháng 4 năm 2007;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

NGHỊ ĐỊNH

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia về xác lập công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; lực lượng bảo vệ, nội dung bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và trách nhiệm các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm thực hiện Nghị định này. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của lực lượng bảo vệ và phối hợp với lực lượng bảo vệ để bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Điều 4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

1. Cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục mọi thành viên thuộc cơ quan, tổ chức và nhân dân về các quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và ý thức tuân thủ pháp luật.

2. Các cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 5. Kinh phí bảo đảm hoạt động bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

1. Đối với công trình đang trong giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng: kinh phí bảo đảm cho hoạt động bảo vệ công trình được bố trí trong vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

2. Đối với các công trình đã đưa vào khai thác sử dụng: kinh phí bảo đảm cho hoạt động bảo vệ công trình được cân đối, bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, tổ chức hoặc tính vào chi phí kinh doanh, dịch vụ của cơ quan, tổ chức đó.

3. Kinh phí hỗ trợ đào tạo, huấn luyện lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an.

4. Chi phí cho hoạt động bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, bao gồm:

a. Tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (nếu có); khen thưởng và các khoản chi phí khác cho lực lượng bảo vệ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

b. Tổ chức khảo sát, thẩm tra, đánh giá, thẩm định và các chi phí cần thiết khác cho công tác thẩm định danh mục quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;

c. Trụ sở làm việc, nhà ở tập thể của lực lượng bảo vệ;

d. Tổ chức diễn tập, huấn luyện;

đ. Mua sắm trang phục và trang thiết bị cần thiết cho lực lượng bảo vệ.

5. Căn cứ nhiệm vụ được giao, các cơ quan, tổ chức thực hiện lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 6. Chế độ, chính sách đối với lực lượng bảo vệ và đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

1. Cán bộ, nhân viên của lực lượng bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia có thành tích thì được khen thưởng, được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật; nếu bị thương, hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ, dũng cảm đấu tranh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thì được công nhận là thương binh, liệt sĩ.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia nếu có thành tích thì được khen thưởng; cá nhân bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ hoặc bị thiệt hại về tính mạng trong khi tham gia bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.

3. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết và cụ thể Điều này.

Chương 2.

XÁC LẬP DANH MỤC CÔNG TRÌNH QUAN TRỌNG LIÊN QUAN ĐẾN AN NINH QUỐC GIA

Điều 7. Tiêu chí xác định công trình thuộc danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia phải có đủ các tiêu chí sau đây:

1. Là công trình có một trong các đặc trưng:

a. Là cơ sở vật chất đặc biệt quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia:

- Công trình quốc phòng, an ninh quan trọng nếu để xảy ra sự cố hoặc bị phá hoại sẽ làm suy yếu khả năng phòng thủ bảo vệ Tổ quốc hoặc trực tiếp tác động đến sự tồn tại của chế độ.

- Công trình văn hóa, thông tin - truyền thông nếu bị phá hoại hoặc bị lợi dụng làm phương tiện thông tin, tuyên truyền chống lại chính quyền nhà nước sẽ trực tiếp tác động đến tư tưởng người dân, đến sự tồn tại của chế độ.

- Công trình có sử dụng công nghệ hạt nhân (lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, nhà máy điện hạt nhân), công trình đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, giao thông, đê điều, điện lực, thủy lợi, xây dựng nếu để xảy ra sự cố hoặc bị phá hoại sẽ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc dân, gây thảm hoạ đối với đời sống con người, môi trường sinh thái.

b. Là nơi tập trung lưu giữ, bảo quản nhiều hồ sơ tài liệu, mẫu vật, hiện vật thuộc danh mục bí mật nhà nước hoặc có giá trị đặc biệt quan trọng về chính trị - ngoại giao, văn hóa - lịch sử, kinh tế, khoa học - kỹ thuật; nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động nghiên cứu, hoạch định chủ trương, chính sách thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

c. Là nơi bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người, môi trường sinh thái.

d. Công trình khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Là công trình đòi hỏi phải áp dụng công tác bảo vệ đặc biệt, tuyệt đối an toàn trong quá trình khảo sát, thiết kế, xây dựng, quản lý và sử dụng theo quy định của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Điều 8. Hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

1. Hàng lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia là giới hạn phần trên không, phần mặt đất, mặt nước, dưới mặt đất, dưới mặt nước xung quanh công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; giới hạn được tính bằng đơn vị đo lường là mét tính từ chân công trình:

a. Đối với công trình đã được văn bản pháp luật chuyên ngành quy định hành lang bảo vệ, phạm vi đảm bảo an toàn thì giới hạn cụ thể của hành lang bảo vệ là giới hạn phạm vi an toàn, cộng thêm phần gia tăng về độ cao, độ sâu, chiều dài, rộng theo đề nghị của Hội đồng thẩm định.

b. Đối với công trình mới xây dựng hoặc chưa được pháp luật quy định về hành lang bảo vệ, phạm vi bảo đảm an toàn thì phạm vi hành lang bảo vệ do Hội đồng thẩm định đề nghị.

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định về phạm vi hành lang bảo vệ đối với mỗi công trình trên cơ sở xem xét đề nghị của Hội đồng thẩm định.

Điều 9. Lập hồ sơ đề nghị đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

1. Căn cứ vào quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Nghị định này Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị đưa công trình thuộc thẩm quyền quản lý của mình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Hồ sơ đề nghị đưa công trình vào danh mục phải được Hội đồng thẩm định đánh giá và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Hồ sơ đề nghị thẩm định đưa công trình vào danh mục, bao gồm:

a. Tờ trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Nội dung tờ trình phải nêu rõ: sự cần thiết phải đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu, yêu cầu bảo vệ; đề xuất về phạm vi hành lang bảo vệ; quy định về quy mô, hướng mở, chiều cao, độ sâu nền móng đối với các công trình liền kề phía ngoài hành lang bảo vệ;

b. Công văn đề nghị thẩm định do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ký;

c. Phương án bảo vệ; biên chế, tổ chức lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình.

3. Đối với các công trình hiện đang sử dụng thì hồ sơ đề nghị thẩm định đưa công trình vào danh mục, bao gồm:

a. Các tài liệu như quy định tại khoản 2 Điều này;

b. Trong Tờ trình bổ sung nội dung: tóm tắt về công trình, tên gọi, chức năng, nhiệm vụ, chủ đầu tư, đơn vị trúng thầu, đơn vị thi công xây dựng, thời gian khởi công xây dựng, thời gian đưa vào khai thác sử dụng, đơn vị quản lý khai thác; đặc điểm tình hình an ninh trật tự liên quan đến công trình; tổ chức lực lượng bảo vệ hiện tại; sơ đồ vị trí công trình; phương hướng xử lý các vấn đề liên quan yêu cầu bảo vệ công trình.

Điều 10. Cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia là Hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, với thành phần như sau:

1. Đối với Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập, thành phần Hội đồng gồm:

a. Bộ trưởng Bộ Công an là Chủ tịch Hội đồng;

b. Một lãnh đạo cấp Thứ trưởng của Bộ, ngành hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có công trình đề nghị đưa vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và đại diện lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng và Văn phòng Chính phủ là thành viên Hội đồng;

c. Căn cứ vào tính chất, quy mô, đặc điểm của từng công trình, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định các thành viên khác.

2. Đối với Hội đồng thẩm định do Bộ Quốc phòng quyết định thành lập (đối với các công trình do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý), thành phần Hội đồng gồm:

a. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là Chủ tịch Hội đồng;

b. Đại diện lãnh đạo các Bộ: Công an, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng và Văn phòng Chính phủ là thành viên Hội đồng;

c. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm, quy mô của từng công trình, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định các thành viên khác.

Điều 11. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng thẩm định

1. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc tập thể thảo luận, biểu quyết và quyết định theo đa số; trường hợp ý kiến biểu quyết bằng nhau (50/50) thì do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định.

2. Hội đồng thẩm định hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ đưa hoặc không đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Các thành viên chịu trách nhiệm trước Bộ, ngành, địa phương mình và sự phân công của Chủ tịch Hội đồng thẩm định.

Điều 12. Trình tự thẩm định hồ sơ đề nghị đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

1. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thẩm định và 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thẩm định sửa đổi, bổ sung danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, cơ quan thẩm định phải tiến hành thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Chủ tịch Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tổ chức sao, gửi hồ sơ đề nghị thẩm định đến các thành viên Hội đồng trước khi họp Hội đồng thẩm định 15 ngày; trường hợp cần thiết, phải tổ chức khảo sát thực tế trước khi tổ chức họp Hội đồng thẩm định. Cơ quan đề nghị thẩm định đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện cho việc tiến hành khảo sát của Hội đồng.

3. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc họp thẩm định, Chủ tịch Hội đồng thẩm định có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và phạm vi hành lang bảo vệ công trình.

4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thẩm định lại, cơ quan thẩm định phải tiến hành thẩm định và trình Chính phủ quyết định.

Điều 13. Đưa công trình ra khỏi danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

1. Căn cứ vào tiêu chí xác định công trình thuộc danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, hàng năm Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm xem xét, xác định công trình không còn đủ tiêu chí là công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và lập hồ sơ và đề nghị đưa công trình thuộc thẩm quyền quản lý của mình ra khỏi danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; hồ sơ đề nghị phải được Hội đồng thẩm định xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Hồ sơ đề nghị đưa công trình ra khỏi danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, bao gồm:

a. Tờ trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị đưa công trình ra khỏi danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Nội dung tờ trình phải nêu rõ lý do và sự cần thiết đưa công trình ra khỏi danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;

b. Công văn đề nghị thẩm định do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ký;

c. Các tài liệu khác có liên quan đến việc đề nghị đưa công trình ra khỏi danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền xem xét, quyết định đưa công trình ra khỏi danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia được thực hiện như quy định đối với việc xem xét, quyết định đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Chương 3.

HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ CÔNG TRÌNH QUAN TRỌNG LIÊN QUAN ĐẾN AN NINH QUỐC GIA

Điều 14. Nội dung bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

1. Đối với công trình đang trong giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công, xây dựng:

a. Bảo đảm an toàn bí mật (nếu dự án thuộc danh mục bí mật nhà nước);

b. Bảo đảm an toàn công trình khi thi công, chống lấy cắp, tráo đổi chủng loại vật tư, trang thiết bị kỹ thuật theo thiết kế đã được duyệt;

c. Quá trình thi công đảm bảo thực hiện đúng quy trình và các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt.

2. Đối với các công trình đã đưa vào khai thác sử dụng:

a. Bảo đảm bí mật nhà nước (nếu công trình thuộc danh mục bí mật nhà nước);

b. Bảo vệ nội bộ chống xâm nhập phá hoại;

c. Phòng, chống tội phạm và kẻ địch xâm hại cơ sở vật chất, hành lang bảo vệ công trình;

d. Phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Điều 15. Bảo vệ công trình khi quy hoạch, thiết kế, xây dựng, cải tạo nâng cấp

1. Giám sát việc thực hiện các nội dung về bảo đảm an ninh, an toàn theo kế hoạch trong quá trình quy hoạch, thiết kế, xây dựng, như lựa chọn địa điểm thích hợp cho yêu cầu bảo vệ, bố trí hệ thống kỹ thuật bảo vệ; yêu cầu cắm chốt và vận động của lực lượng bảo vệ; hệ thống phòng cháy, chữa cháy; các phương án, kế hoạch nhằm hạn chế sơ hở hoặc phát huy yếu tố kỹ thuật trong quy hoạch, thiết kế phục vụ yêu cầu bảo vệ.

2. Trường hợp có sự thay đổi về quy hoạch, thiết kế hoặc cải tạo nâng cấp công trình thì phải có đề án cụ thể của thủ trưởng cơ quan chủ quản công trình và phải được phép của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (đối với các công trình do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý) và phải có kế hoạch, phương án bảo vệ công trình cho phù hợp.

Điều 16. Bảo vệ công trình khi vận hành khai thác

1. Việc vận hành khai thác công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia phải tuân theo quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật; cơ quan, tổ chức quản lý, vận hành khai thác công trình phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho công trình, có phương án xử lý, khắc phục kịp thời khi phát hiện khả năng xảy ra sự cố; có biện pháp chủ động phòng chống thiên tai và các tác nhân khác đe dọa gây ra tác hại đối với công trình.

2. Xây dựng và thực hiện phương án, kế hoạch bảo vệ, phòng, chống các hành vi xâm hại đến sự an toàn của công trình; tổ chức thực hành diễn tập đối phó, xử lý các tình huống đột xuất.

Điều 17. Quản lý, sử dụng hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

1. Trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, cấm những hoạt động sau:

a. Xây dựng nhà ở, công trình kinh tế, dân sinh;

b. Sử dụng lửa, vật liệu nổ, thiết bị, các vật liệu dễ gây cháy, gây nổ, vật thể bay mang lửa.

c. Canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp trong phạm vi 500m tính từ chân công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia trở ra xung quanh;

d. Thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản;

đ. Săn bắn, nổ mìn;

e. Neo đậu các phương tiện vận chuyển.

2. Trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia được phép:

a. Xây dựng các công trình phục vụ các hoạt động trực tiếp của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;

b. Xây dựng các công trình thuỷ nông quy mô vừa và nhỏ, các công trình phục vụ phòng, chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn;

c. Xây dựng công trình hạ tầng giao thông quy mô vừa và nhỏ để phục vụ hoạt động trực tiếp của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và phục vụ phòng, chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn.

3. Trường hợp đặc biệt cần sử dụng vùng đất, vùng nước, khoảng không vào các mục đích khác ngoài quy định của khoản 2 Điều này, phải được phép của Thủ tướng Chính phủ.

4. Ngoài các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, việc cư trú, sản xuất, kinh doanh, ra vào, đi lại, quay phim, chụp ảnh và các hoạt động khác trong khu vực hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia phải được phép của cơ quan, tổ chức quản lý công trình.

5. Khi có sự cố cháy, nổ hoặc nguy cơ xảy ra cháy, nổ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trên địa bàn phải phối hợp với người chỉ huy đơn vị bảo vệ tổ chức ngăn chặn, xử lý kịp thời. Nghiêm cấm mọi cá nhân không có trách nhiệm vào khu vực hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia trong thời gian có nguy cơ dẫn đến cháy, nổ hoặc đang xảy ra sự cố cháy, nổ hoặc đang khắc phục sự cố cháy, nổ đối với công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Điều 18. Lực lượng bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

1. Lực lượng bảo vệ của Bộ Công an do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập, có trách nhiệm bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia do Bộ Công an trực tiếp quản lý và các công trình thuộc danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia khác khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

2. Lực lượng bảo vệ của Bộ Quốc phòng, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập, có trách nhiệm bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia do quốc phòng trực tiếp quản lý.

3. Lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình, do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó quyết định thành lập theo hướng dẫn của Bộ Công an;

Tuỳ theo quy mô, tính chất của công trình mà có thể thành lập phòng, ban hoặc tổ bảo vệ cho phù hợp. Đối với cơ quan, doanh nghiệp có tổ chức bảo vệ theo ngành dọc thì lực lượng bảo vệ cấp cơ sở phải chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu đơn vị mình, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ của cơ quan công an và tổ chức bảo vệ cấp trên.

4. Người có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được tuyển chọn vào lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình:

a. Là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có trình độ học vấn từ trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên;

b. Có lý lịch rõ ràng; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án, tiền sự;

c. Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của công tác bảo vệ công trình;

d. Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước;

đ. Có sức khoẻ bảo đảm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ.

Chương 4.

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về công tác bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, gồm các nội dung:

a. Xây dựng, ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;

b. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;

c. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; xây dựng nội dung chương trình huấn luyện, đào tạo về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;

d. Tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định đề nghị đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;

đ. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ cho công tác bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;

e. Thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý vi phạm đối với các hành vi xâm phạm đến các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

2. Tổ chức công tác bảo vệ đối với những công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thuộc Bộ Công an quản lý theo quy định của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 20. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

1. Tổ chức công tác bảo vệ đối với những công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thuộc Bộ Quốc phòng quản lý theo quy định của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện quản lý nhà nước đối với các công trình thuộc Bộ Quốc phòng quản lý.

3. Phối hợp với Bộ Công an, các cơ quan, tổ chức quản lý công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia bố trí lực lượng, phương tiện thích hợp để phát hiện, ngăn chặn từ xa mọi hành vi xâm hại công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Điều 21. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Lập danh mục, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực tiếp quản lý gửi Hội đồng thẩm định của Bộ Công an để thẩm định, trình Chính phủ.

2. Cử người tham gia Hội đồng thẩm định và tổ chức thực hiện những yêu cầu của cơ quan thẩm định trong quá trình thẩm định.

3. Thực hiện hướng dẫn về tổ chức và nghiệp vụ bảo vệ của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thực hiện các quy định bảo vệ công trình thuộc quyền quản lý của mình.

5. Tạo điều kiện cho chủ đầu tư, đơn vị quản lý khai thác sử dụng công trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, an toàn công trình.

6. Tuyên truyền, giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia cho cán bộ, nhân viên, người lao động làm việc tại công trình. Tổ chức thực hiện các nội dung phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.

7. Xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Lập danh mục, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia do địa phương mình trực tiếp quản lý, gửi Hội đồng thẩm định của Bộ Công an để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ.

2. Cử người tham gia Hội đồng thẩm định và tổ chức thực hiện những yêu cầu của cơ quan thẩm định trong quá trình thẩm định.

3. Thực hiện hướng dẫn về tổ chức và nghiệp vụ bảo vệ của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp dưới thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thuộc quyền quản lý của địa phương mình; tham gia quản lý và bảo vệ công trình thuộc các Bộ, ngành Trung ương quản lý và công trình do các tổ chức, cá nhân đầu tư tại địa phương.

5. Tuyên truyền, giáo dục cán bộ, công chức và nhân dân địa phương nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Tổ chức thực hiện các nội dung phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.

6. Xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 24. Hướng dẫn thi hành và tổ chức thực hiện

Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn hoặc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định này.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn hoặc chủ trì, phối hợp đối với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định này đối với các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ Quốc phòng.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- BQL KKTCKQT Bờ Y;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NC (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No. 126/2008/ND-CP

Hanoi, December 11, 2008

 

DECREE

DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE ORDINANCE ON PROTECTION OF NATIONAL SECURITY-RELATED IMPORTANT WORKS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the April 20, 2007 Ordinance on Protection of National Security-Related Important Works;
At the proposal of the Minister of Public Security,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Subjects of application

Vietnamese agencies, organizations and individuals; foreign individuals and organizations, and international organizations based and operating in the territory of the Socialist Republic of Vietnam shall implement this Decree. In case a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party otherwise provides for, that treaty prevails.

Article 3.- Responsibilities of agencies, organizations and individuals to protect national security-related important works

Agencies, organizations and individuals shall strictly comply with the provisions of the Ordinance on Protection of National Security-Related Important Works, the provisions of this Decree and other relevant laws on protection of national security-related important works; strictly abide by requests of protection forces and cooperate with these forces in assuring absolute security and safety for national security-related important works.

Article 4.- Propaganda and dissemination of and education about the law on protection of national security-related important works

1. Agencies, organizations and People's Committees at all levels shall conduct propaganda and dissemination of and education about the law on protection of national security-related important works among all of their members and people in order to raise their sense of law observance.

2. Information and communication agencies shall organize the propaganda and dissemination of the law on protection of national security-related important works on the mass media.

Article 5.- Funds for activities of protecting national security-related important works

1. For works at the stage of survey, designing or construction, their protection funds shall be included in their capital construction investment capital amounts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Support funds for training protection forces of agencies or organizations managing works shall be incorporated in annual budget estimates of the Public Security Ministry.

4. Expenses for protection of national security-related important works include:

a/ Salaries, wages, social insurance and health insurance premiums (if any); rewards and other expenses for protection forces and agencies, organizations or individuals taking part in the protection under this Decree and other relevant provisions of law;

b/ Expenses for survey, verification, assessment and evaluation and other necessary expenses for evaluation of the list of national security-related important works;

c/ Expenses for working offices and accommodation for members of protection forces;

d/ Expenses for organization of protection maneuvers and training;

dd/ Expenses for procurement of outfits and necessary equipment and devices for protection forces.

5. Based on their assigned tasks, concerned agencies and organizations shall estimate, manage, use and settle funds for protection of national security-related important works under the State Budget Law and guiding documents.

Article 6.- Entitlements and preferential policies for protection forces and agencies, organizations and individuals taking part in the protection of national security-related important works

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Agencies, organizations and individuals mat take part in the protection of national security-related important works and record merits will be commended and rewarded: individuals who get injured, suffer from health damage or die while taking pail in the protection of national security-related important works and their families will enjoy entitlements and preferential policies provided by the State.

3. The Public Security Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Labor, War Invalids and Social Affairs Ministry in, detailing this Article.

Chapter II

DRAWING UP OF THE LIST OF NATIONAL SECURITY-RELATED IMPORTANT WORKS

Article 7.- Criteria for identification of national security-related important works

A national security-related important work must satisfy the following criteria:

1. It has any of the following characteristics:

a/ Being a physical foundation particularly important for national security:

- An important defense or security work that, if encountering a breakdown or sabotaged, may weaken the national defense strength or directly affect the existence of the regime.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- A work in which a nuclear technology is applied (research nuclear reactor or nuclear power plant) or a particularly important work in an economic or socio-political domain, or in traffic, dike, electricity, irrigation or construction sector that, if encountering a breakdown or sabotaged, may cause extremely severe consequences to the national economy or disasters threatening human life or the eco-environment.

b/ Being a place where many dossiers, documents, specimens and exhibits classified as state secrets or of particularly important political-diplomatic, cultural-historical, economic, scientific-technical values are stored or preserved; or where activities of studying and formulating lines and policies classified as state secrets are regularly carried out.

c/ Being a place where materials or substances which are extremely dangerous to human beings and the eco-environment are preserved.

d/ Other works under the Prime Minister's decisions.

2. It requires the application of a special protection regime and absolute safety in the course of survey, designing, construction, management and use under the Ordinance on Protection of National Security-Related Important Works, this Decree and other relevant legal documents.

Article 8.- Protection corridors of national security-related important works

1. The protection corridor of a national security-related important work embraces the air space, ground, water surface and underground or underwater areas surrounding the work, measuring in meter from the base of the work:

a/ For a work with its protection corridor or safety zone already defined by a specialized legal document, the specific boundaries of its protection corridor are the boundaries of the safely zone added with a certain height, depth, length and width at the request of the Evaluation Council.

b/ For a newly built work or work without a law-prescribed protection corridor or safety zone, the specific boundaries of its protection corridor will be proposed by the Evaluation Council.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 9.- Compilation of dossiers of request for inclusion of works into the list of national security-related important works

1. Pursuant to Articles 7 and 8 of this Decree, ministers, heads of ministerial-level agencies or government-attached agencies or presidents of provincial-level People's Committees shall compile dossiers to request the inclusion of works under their management into the list of national security-related important works (the list). A dossier of request for inclusion of a work into the list must be examined and submitted by the Evaluation Council to the Prime Minister for decision.

2. A dossier of request for evaluation and inclusion of a work into the list comprises:

a/ A report to the Prime Minister, requesting the inclusion of the work into the list. This report must clearly state the necessity of inclusion of the work into the list, protection objectives and requirements; the proposed boundaries of the protection corridor; and sizes, open directions, heights and foundation depths of adjacent works outside the protection corridor.

b/ A written request for evaluation, signed by the minister, head of the ministerial-level or government-attached agency or president of the provincial-level People's Committee;

c/ A protection plan, number of members and organization of the protection force of the agency or organization managing the work.

3. For works currently in use, a dossier of request for evaluation and inclusion of a work into the list comprises:

a/ The documents specified in Clause 2 of this Article;

b/ A report to the Prime Minister must additionally contain the following contents: brief information on the work: its name, functions, tasks, investor(s), contractor(s), units in charge of construction, date of construction commencement, date of starling operation and the operation-managing unit; characteristics of the situation of security and order related to the work; organization of the existing protection force; the work location plan; and proposed solutions to matters related to the work protection requirements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The agency evaluating dossiers of request for inclusion of works into the list of national security-related important works is the Evaluation Council, which is set up under a decision of the Public Security Minister or the Defense Minister and composed of the following persons:

1. For an Evaluation Council set up under the Public Security Minister's decision:

a/ The Public Security Minister, who acts as the chairman;

b/A vice minister or an equivalent post of the ministry or branch or a vice president of the provincial-level People's Committee that has a work requested to be included in the list of national security-related important works, and representatives of leaderships of the Finance Ministry, the Planning and Investment Ministry, the Construction Ministry and the Government Office as members;

c/ Depending on the nature, size and characteristics of each work, the chairman of the Evaluation Council may decide on other members.

2. For an Evaluation Council set up under the Defense Minister's decision (for works directly managed by the Defense Ministry):

a/ The Defense Minister, who act as the chairman;

b/ Representatives of leaderships of the Public Security Ministry, the Finance Ministry, the Planning and Investment Ministry, the Construction Ministry and the Government Office as members;

c/ Depending on the nature, size and characteristics of each work, the chairman of the Evaluation Council may decide on other members.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Evaluation Council shall work on the principle of collective discussion and vote and decision by majority. In case votes for and votes against a decision are equal (50/50), the Evaluation Council chairman shall make the final decision.

2. The Evaluation Council shall work on a part-time basis and dissolve after the Prime Minister issues a decision to include or not to include a work into the list of national security-related important works. Its members shall take responsibility before their own ministries, branches and localities and perform the tasks assigned by the chairman.

Article 12.- Order of evaluation of dossiers of request for inclusion of works into the list of national security-related important works

1. Within 60 days after the receipt of a complete dossier of request for evaluation and 30 days after the receipt of a dossier of request for evaluation for modification and supplementation of the list of national security-related important works, the evaluating agency shall evaluate the dossier and submit it to the Prime Minister for decision.

2. The Evaluation Council chairman shall organize the duplication of the dossier and send its copies to the Council members 15 days before the Evaluation Council meets. When necessary, a site survey must be conducted before the meeting of the Evaluation Council. The agency requesting the evaluation and inclusion of the work into the list of national security-related important works shall cooperate with and create conditions for the Council to conduct the survey.

3. Within 7 days after the evaluation meeting concludes, the Evaluation Council chairman shall propose to the Prime Minister for decision the list of national security-related important works and boundaries of work protection corridors.

4. Within 15 days after the receipt of a dossier of request for re-evaluation, the evaluating agency shall evaluate the dossier and submit it to the Government for decision.

Article 13.- Exclusion of works from the list of national security-related important works

1. Annually, based on the criteria of national security-related important works, ministers, heads of ministerial-level agencies or government-attached agencies or presidents of provincial-level People's Committees shall consider and identify works which no longer satisfy these criteria and compile dossiers to request the exclusion of works under their respective management from the list of national security-related important works. Such dossiers of request shall be examined and submitted by the Evaluation Council to the Prime Minister for decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ A written report to the Prime Minister requesting the exclusion of the work from the list of national security-related important works. This report must clearly state the reason and necessity for exclusion;

b/ A written request for evaluation signed by the minister, the head of the ministerial-level agency or government-attached agency or the president of the provincial-level People's Committee;

c/ Other documents relevant to the request for exclusion of the work from the list of national security-related important works.

3. The order, procedures and competence for consideration and decision on exclusion of works from the list of national security-related important works comply with regulations applicable to the consideration and decision on inclusion of these works in the list of national security-related important works.

Chapter III

PROTECTION OF NATIONAL SECURITY-RELATED IMPORTANT WORKS

Article 14.- Scope of protection of national security-related important works

1. For works at the stage of survey, designing or construction:

a/ Assuring their safety and secrecy (for projects on the list of state secrets);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Assuring that construction activities are conducted in compliance with technical processes and standards already approved by competent agencies.

2. For works already put into operation or use:

a/ Protecting state secrets (if these works are on the list of state secrets);

b/ Safeguarding internal security against unauthorized entry and sabotage;

c/ Preventing and combating crimes and enemy sabotage against physical foundations and protection corridors of these works;

d/ Preventing and combating other illegal acts.

Article 15.- Protection of works upon their planning, designing, construction, renovation or upgrading

1. To supervise the assurance of security and safety under plans in the course of planning, designing and construction of works, such as selection of locations to meet protection requirements and installation of technical systems for protection; stationing and movement of the protection force; installation of the fire prevention and fighting system; plans to limit weaknesses or take advantage of technical elements in the planning and design to meet protection requirements.

2. In case of a change in the planning or design, renovation or upgrading of a work, the head of the work-managing agency shall work out a detailed scheme on the change and obtain permission of the Public Security Minister or the Defense Minister (for works directly managed by the Defense Ministry), and an appropriate plan to protect the work.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The operation of national security-related important works must comply with prescribed technical processes, rules and standards. Agencies and organizations that manage or operate works shall assure their safety and work out plans on response to incidents upon detecting the risk of incident, and devise proactive measures to prevent and combat natural disasters and other factors likely to harm these works.

2. To work out and implement protection plans to prevent and combat acts harming the safety of works; to organize drills and maneuvers to respond to any unexpected events.

Article 17.- Management and use of protection corridors of national security-related important works

1. Within the protection corridor of a national security-related important work, the following activities are prohibited:

a/ Building residential houses, economic or civil works;

b/ Setting fire, using explosive materials, flammable or blasting equipment and materials, fire-carrying flying objects;

c/ Conducting agricultural, forestry or fishery activities within a radius of 500 m from the base of the national security-related important work;

d/ Exploring and exploiting mineral resources;

dd/ Hunting or blasting;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Within the protection corridor of a national security-related important work, the following activities are allowed:

a/ Building works in direct service of the operation of the work;

b/ Building small- and medium-sized irrigation works or works in service of fire and explosion prevention and combat, salvage and rescue;

c/ Building small- and medium-sized transport infrastructure works in direct service of the operation of the work, or works in service of fire and explosion prevention and combat, salvage and rescue.

3. In special cases when necessary to use land, water or space areas for purposes other than those specified in Clause 2 of this Article, the Prime Minister's permission is required.

4. Apart from the provisions of Clauses I and 2 of this Article, residence, production, business, entry, exit, travel, filming, photographing and other activities within the protection corridor of a national security-related important work is subject to the permission of the agency or organization managing the work.

5. Upon the occurrence of a fire or explosion or emergence of danger of a fire or explosion in a national security-related important work, all responsible local agencies, organizations and individuals shall cooperate with commanders of concerned protection units in organizing the timely prevention and response. All unauthorized individuals are strictly prohibited from entering the protection corridors of national security-related important works during the time when the danger of a fire or explosion exists, or a fire or explosion is occurring or dealt with.

Article 18.- Protection forces of national security-related important works

1. Protection forces of the Public Security Ministry, set up under the Public Security Minister's decisions, shall protect national security-related important works directly managed by the Public Security Ministry and other works on the list of national security- related important works at the request of competent agencies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Protection forces of agencies or organizations managing works shall be set up under decisions of heads of these agencies or organizations under the Public Security Ministry's guidance.

Depending on the size and nature of each work, a protection section, division or team may be set up. For agencies and enterprises with protection forces organized according to their hierarchical systems, grassroots protection forces shall submit to the direct management and direction by heads of these agencies and enterprises and concurrently submit to the professional direction and guidance by public security offices and higher-level protection units.

4. A person who satisfies all the following criteria may be admitted into the protection force of a work-managing agency or organization:

a/ Being a Vietnamese citizen aged 18 years or older, and having graduated from an upper secondary or higher-level school;

b/ Having a clear background, full civil act capacity, good ethical quality and no criminal record;

c/ Being professionally qualified for work protection;

d/ Having well observed state policies and laws;

dd/ Being physically fit to perform protection tasks.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 19.- Responsibilities of the Public Security Ministry

1. The Public Security Ministry is answerable to the Government for performing the unified state management of the protection of national security-related important works, covering:

a/ Elaborating and promulgating, or proposing to the Government for promulgation, legal documents on protection of national security-related important works;

b/ Disseminating and educating about the law on protection of national security-related important works;

c/ Organizing and directing the protection of national security-related important works; elaborating contents of programs of training in political and legal knowledge and protection skills for protection forces of national security-related important works;

d/ Receiving dossiers and organizing the evaluation of requests for inclusion of works in the list of national security-related important works;

dd/ Organizing research and application of scientific and technological advances to the protection of national security-related important works;

e/ Examining, inspecting, investigating, and handling acts infringing upon national security-related important works.

2. It shall organize the protection of national security-related important works under its management under the Ordinance on Protection of National Security-Related Important Works, this Decree and other relevant provisions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To organize the protection of national security-related important works under its management under the Ordinance on Protection of National Security-Related Important Works, this Decree and other relevant provisions of law.

2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, performing the state management of works under its management.

3. To coordinate with the Public Security Ministry, agencies and organizations managing national security-related important works in deploying forces and appropriate equipment to early detect and prevent all acts infringing upon national security-related important works.

Article 21.- Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies

1. To draw up or propose adjustments or supplements to lists of national security-related important works they are directly managing, then send them to the Evaluation Council of the Public Security Ministry for evaluation and submission to the Government.

2. To nominate their staff to act as members of the Evaluation Council, and organize the realization of requests of evaluation agencies in the course of evaluation.

3. To follow the organization and protection skills guidance of state management agencies in charge of protection of national security-related important works.

4. To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies in, implementing regulations on protection of works under their management.

5. To create conditions for investors and units managing the operation and use of works to perform their tasks of protecting security and safety of works.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. To handle according to their competence violations of the law on protection of national security-related important works.

Article 22.- Responsibilities of provincial-level People's Committees

1. To draw up or propose adjustments or supplements to lists of national security-related important works they are directly managing, then send them to the Evaluation Council of the Public Security Ministry for evaluation and submission to the Government.

2. To nominate their staff to act as members of the Evaluation Council, and organize the realization of requests of evaluation agencies in the course of evaluation.

3. To follow the organization and protection skills guidance of state management agencies in charge of protection of national security-related important works.

4. To direct and guide lower-level People's Committees in performing the task of protecting national security-related important works under their management; to participate in the management and protection of works under management of ministries and central branches and works invested by organizations and individuals in their respective localities.

5. To conduct propaganda and education to raise the sense of responsibility of cadres, public employees and local people to strictly observe regulations on protection of national security-related important works. To organize the response to the movement "All the people safeguard national security."

6. To handle according to their competence violations of the law on protection of national security-related important works.

Chapter V

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 23.- Effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 24.- Implementation guidance and organization

The Public Security Minister shall guide, or assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, detailing the implementation of this Decree.

The Defense Minister shall guide, or assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, detailing the implementation of this Decree regarding national security-related important works under its management.

Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, and presidents of provincial-level People's Committees shall implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 126/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 Hướng dẫn Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


28.955

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.24.238
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!