Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 06/1998/PL-UBTVQH10 Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành: 30/07/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 06/1998/PL-UBTVQH10

Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 1998

PHÁP LỆNH

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 06/1998/PL-UBTVQH10 NGÀY 30 THÁNG 7 NĂM 1998 VỀ NGƯỜI TÀN TẬT

Bảo vệ, chăm sóc và tạo điều kiện cho người tàn tật hoà nhập cộng đồng là những hoạt động có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta;
Căn cứ vào Điều 59, Điều 67 và Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 2 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 1998;
Pháp lệnh này quy định trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội đối với người tàn tật; quyền và nghĩa vụ của người tàn tật.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Người tàn tật theo quy định của Pháp lệnh này không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.

Điều 2

Người tàn tật là thương binh, bệnh binh được quy định tại Điều 12 và Điều 13 của "Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng" được Nhà nước và xã hội tôn vinh, ngoài việc được hưởng chế độ ưu đãi riêng của Nhà nước theo pháp luật, còn được hưởng những quyền lợi trong Pháp lệnh này mà chế độ ưu đãi riêng chưa quy định.

Điều 3

1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người tàn tật thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và phát huy khả năng của mình để ổn định đời sống, hoà nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội.

2. Người tàn tật được Nhà nước và xã hội trợ giúp, chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp và được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật .

Trẻ em tàn tật, người tàn tật do hậu quả của chất độc da cam (dioxin) trong chiến tranh được Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm bảo vệ, chăm sóc.

3. Người tàn tật có trách nhiệm khắc phục khó khăn để hoà nhập cộng đồng, tuân thủ pháp luật, trật tự công cộng và tôn trọng đạo đức xã hội.

Điều 4

1. Cha mẹ, các thành viên khác trong gia đình, người giám hộ của người tàn tật có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giúp đỡ người tàn tật phục hồi chức năng, học tập, lao động và tham gia sinh hoạt xã hội.

2. Người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập và không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội trợ giúp, chăm sóc, nuôi dưỡng tại nơi cư trú hoặc tại các cơ sở xã hội của Nhà nước, của các tổ chức xã hội.

3. Người tàn tật nặng tuy có người thân thích nhưng già yếu, gia đình nghèo không đủ khả năng kinh tế để chăm sóc thì được hưởng trợ cấp xã hội.

Điều 5

1. Hàng năm, Nhà nước dành một khoản ngân sách và vận động xã hội để trợ giúp người tàn tật trong việc khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, học văn hoá, học nghề, tạo việc làm, tự ổn định đời sống.

2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia các hoạt động xã hội - từ thiện trợ giúp người tàn tật với các hình thức phù hợp.

Điều 6

Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm thực hiện các chương trình và biện pháp phòng ngừa tàn tật; phòng chống các loại thảm hoạ và hạn chế nguy cơ phát sinh tàn tật.

Điều 7

1. Người tàn tật được thành lập, gia nhập, hoạt động trong các tổ chức xã hội, các hiệp hội sản xuất, kinh doanh của người tàn tật theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân được thành lập, gia nhập các tổ chức bảo trợ người tàn tật theo quy định của pháp luật.

Điều 8

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội khác có trách nhiệm vận động nhân dân thực hiện Pháp lệnh về người tàn tật; tham gia vào việc tổ chức chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng cho người tàn tật, nhất là đối với trẻ em tàn tật; giám sát việc thi hành pháp luật đối với người tàn tật và kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước hữu quan về việc bảo vệ, chăm sóc người tàn tật.

Điều 9

Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử, ngược đãi người tàn tật, xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự của người tàn tật; lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc người tàn tật và lợi dụng tổ chức của người tàn tật để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật.

Chương 2:

CHĂM SÓC SỨC KHOẺ VÀ HỖ TRỢ NUÔI DƯỠNG NGƯỜI TÀN TẬT

Điều 10

1. Người tàn tật được phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng; được khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

2. Người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập và không nơi nương tựa, người tàn tật nghèo được Nhà nước bảo đảm khám chữa bệnh miễn phí.

3. Người mắc bệnh tâm thần thể nặng gây nguy hiểm cho xã hội phải được điều trị bắt buộc tại các cơ sở chữa bệnh tâm thần.

Điều 11

1. Người tàn tật được phục hồi chức năng và cung cấp các dịch vụ chỉnh hình cần thiết do cơ quan chuyên môn thực hiện kết hợp với sự tham gia của cộng đồng. Người tàn tật nghèo được cấp phát không phải trả tiền hoặc được hỗ trợ một phần kinh phí hoặc được hướng dẫn làm các dụng cụ trợ giúp về phục hồi chức năng thông thường.

2. Người tàn tật, gia đình người tàn tật được cơ quan y tế hướng dẫn về chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, sử dụng các dụng cụ chỉnh hình.

Điều 12

1. Uỷ ban nhân dân các cấp phối hợp với các tổ chức xã hội tổ chức các hình thức nuôi dưỡng thích hợp để thu nhận những người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập và không nơi nương tựa.

2. Mức trợ cấp hàng tháng đối với người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập và không nơi nương tựa do Chính phủ quy định.

Trong trường hợp người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập và không nơi nương tựa bị chết được Nhà nước hỗ trợ tiền mai táng.

3. Kinh phí nuôi dưỡng người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập và không nơi nương tựa được trích từ ngân sách các cấp, từ khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài và từ các nguồn khác.

4. Người chăm sóc người tàn tật nặng trong các cơ sở xã hội của Nhà nước được hưởng phụ cấp phục vụ người tàn tật nặng bằng 30% mức lương theo ngạch, bậc.

Điều 13

Nhà nước hỗ trợ các dự án nghiên cứu khoa học về người tàn tật, đào tạo chuyên gia về phục hồi chức năng cho người tàn tật.

Các cơ sở sản xuất dụng cụ, thiết bị trợ giúp cho sinh hoạt, học tập và lao động của người tàn tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định của Chính phủ từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm.

Điều 14

1. Nhà nước khuyến khích sản xuất các loại dụng cụ, thiết bị trợ giúp cho sinh hoạt, học tập và lao động của người tàn tật, nhất là việc sản xuất có sử dụng vật liệu và công cụ sản xuất của địa phương.

2. Các tài liệu, dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho nghiên cứu khoa học, viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại, nhập khẩu để sử dụng cho người tàn tật hoặc được các tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi tặng, trợ giúp nhân đạo cho người tàn tật được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật thuế.

Chương 3:

HỌC VĂN HOÁ ĐỐI VỚI NGƯỜI TÀN TẬT

Điều 15

Học sinh là người tàn tật được nhà trường xét giảm hoặc miễn học phí và các khoản đóng góp khác cho nhà trường, được hưởng trợ cấp xã hội và được xét cấp học bổng theo chế độ của Nhà nước.

Điều 16

1. Việc học tập của trẻ em tàn tật được tổ chức, thực hiện bằng các hình thức học hoà nhập trong các trường phổ thông, trường chuyên biệt dành cho người tàn tật, cơ sở nuôi dưỡng người tàn tật và tại gia đình.

2. Học sinh tàn tật có năng khiếu được ưu tiên tiếp nhận vào học tại các trường năng khiếu tương ứng.

3. Giáo viên dạy các trường lớp chuyên biệt dành cho người tàn tật được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo quy định của Chính phủ.

Điều 17

1. Học sinh là người tàn tật trong các cơ sở giáo dục, nuôi dưỡng nội trú được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Chính phủ.

2. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân mở trường, lớp dành riêng cho người tàn tật.

3. Nhà nước khuyến khích tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có chương trình dự án giúp đỡ về tài chính, chuyên môn, kỹ thuật đối với việc giáo dục kết hợp với phục hồi chức năng cho người tàn tật ở Việt Nam.

Chương 4:

HỌC NGHỀ VÀ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI TÀN TẬT

Điều 18

1. Nhà nước, các cơ sở dạy nghề, các tổ chức kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho người tàn tật được lựa chọn nghề, học nghề, tự tạo việc làm, làm việc tại nhà, phù hợp với sức khoẻ và khả năng lao động của mình.

Người tàn tật học nghề được giảm hoặc miễn học phí, được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của Chính phủ.

2. Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế thu nhận người tàn tật vào học nghề, làm việc và tạo việc làm cho người tàn tật được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật lao động.

Điều 19

Cơ sở dạy nghề thu nhận người tàn tật vào học nghề, cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật được xét giảm, miễn thuế, được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án dạy nghề, được địa phương giao hoặc cho thuê đất tại những địa điểm thuận lợi cho việc tổ chức dạy nghề; được Chính phủ hỗ trợ ngân sách xây dựng trường, lớp, mua sắm thiết bị, phương tiện dạy học, đào tạo giáo viên.

Điều 20

1. Người tàn tật tự tạo việc làm và làm việc tại nhà được vay vốn với lãi suất ưu đãi; được chính quyền địa phương giúp đỡ về chuyển giao công nghệ, hướng dẫn sản xuất và kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm.

2. Các Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm giúp đỡ, giảm hoặc miễn phí đối với những người tàn tật có nhu cầu hướng nghiệp, tư vấn nghề, học nghề và tìm việc làm.

Điều 21

1. Cơ quan hành chính, sự nghiệp không được từ chối nhận người tàn tật vào làm việc khi người tàn tật đó đủ tiêu chuẩn để được tuyển chọn làm công việc phù hợp mà cơ quan có nhu cầu tuyển dụng.

2. Việc nhận người tàn tật vào làm việc tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi hình thức sở hữu được thực hiện theo quy định của pháp luật lao động.

3. Khi sử dụng lao động là người tàn tật, người sử dụng lao động phải thực hiện những quy định của Bộ luật lao động và các quy định riêng đối với lao động là người tàn tật.

Điều 22

Cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho người tàn tật được miễn thuế, được vay vốn với lãi suất thấp theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh, được xét cho vay vốn hoặc hỗ trợ vốn từ Quỹ việc làm dành cho người tàn tật, được địa phương cho mượn hoặc thuê đất tại nơi thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh.

Điều 23

1. Vốn của cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho người tàn tật được hình thành từ các nguồn vốn của các thành viên đóng góp, vốn được Quỹ việc làm dành cho người tàn tật hỗ trợ hoặc cho vay theo dự án được duyệt; vốn góp cổ phần của các cá nhân, tổ chức, vốn tài trợ từ thiện của tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài.

2. Vốn do Nhà nước cấp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trợ giúp cho cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật phải được quản lý, sử dụng nhằm phục vụ lợi ích chung của tập thể những người tàn tật không được chia cho cá nhân.

Chương 5:

HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ, THỂ DỤC, THỂ THAO VÀ SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG CỦA NGƯỜI TÀN TẬT

Điều 24

Nhà nước và xã hội tạo điều kiện thuận lợi để người tàn tật phát huy các tiềm năng sáng tạo về văn học, nghệ thuật, thể thao, khoa học, kỹ thuật; tham gia sáng tác, biểu diễn, thi đấu trong nước, quốc tế và các hoạt động văn hoá, thể thao khác phù hợp với khả năng và sức khoẻ.

Điều 25

Các cơ sở văn hoá, thể dục, thể thao phải tạo điều kiện thuận lợi, ưu tiên trợ giúp người tàn tật có nhu cầu sinh hoạt văn hoá, tập luyện thể dục, thể thao; trang bị kỹ thuật, phương tiện thích hợp và trợ giúp có hiệu quả việc luyện tập những môn thể thao đặc biệt dành riêng cho người tàn tật.

Điều 26

Việc đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo công trình nhà ở, các công trình công cộng và thiết kế, chế tạo các dụng cụ sinh hoạt, các phương tiện giao thông, liên lạc phải tính đến nhu cầu sử dụng thuận tiện của người tàn tật, trước hết là người tàn tật các dạng vận động, thị giác, đồng thời phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Chương 6:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC BẢO VỆ, CHĂM SÓC NGƯỜI TÀN TẬT

Điều 27

Quản lý nhà nước đối với việc bảo vệ, chăm sóc người tàn tật bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Ban hành, sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thi hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về người tàn tật và chính sách, chế độ đối với người tàn tật;

2. Phân loại các dạng tật, quy định mức độ tàn tật, thống kê số lượng, cơ cấu người tàn tật theo các dạng tật, mức độ và nguyên nhân tàn tật làm cơ sở hoạch định chính sách và các biện pháp phòng ngừa tàn tật và trợ giúp người tàn tật;

3. Lập và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án về xã hội hoá việc trợ giúp người tàn tật;

4. Quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc người tàn tật;

5. Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với người tàn tật;

6. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về người tàn tật, giải quyết các khiếu nại, tố cáo về vi phạm chính sách, chế độ đối với người tàn tật;

7. Khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật về người tàn tật.

Điều 28

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc người tàn tật trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc người tàn tật.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện việc quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc người tàn tật.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc người tàn tật ở địa phương.

Điều 29

Chính phủ chỉ đạo các ngành, các cấp lập chương trình phòng ngừa tàn tật và trợ giúp người tàn tật, nhất là người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập và không nơi nương tựa, người tàn tật nghèo, người tàn tật ở nông thôn, miền núi và nơi xa xôi hẻo lánh.

Điều 30

1. Quỹ nhân đạo trợ giúp người tàn tật được hình thành dưới nhiều hình thức đa dạng, bằng tiền hoặc bằng hiện vật, tiếp nhận các khoản viện trợ nhân đạo hoặc từ thiện của nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ cho quỹ để tăng thêm nguồn kinh phí trợ giúp người tàn tật.

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên vận động các tầng lớp nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội xây dựng Quỹ nhân đạo trợ giúp người tàn tật trên nguyên tắc tự nguyện.

Chính phủ quy định việc thành lập và hoạt động của Quỹ nhân đạo trợ giúp người tàn tật.

Điều 31

Ngày 18 tháng 4 hàng năm được lấy làm Ngày bảo vệ, chăm sóc người tàn tật.

Chương 7:

KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 32

Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc bảo vệ, chăm sóc người tàn tật hoặc có công phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về người tàn tật và người tàn tật có thành tích trong học tập, lao động và hoạt động xã hội được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.

Điều 33

Người có hành vi vi phạm các quy định của Pháp lệnh này, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tàn tật; người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người tàn tật mà thoái thác trách nhiệm, ngược đãi người tàn tật; người lợi dụng sự tàn tật của người khác; người tàn tật lợi dụng sự tàn tật của mình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 8:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 34

1. Người tàn tật là người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam được áp dụng một số điều trong Pháp lệnh này theo quy định của Chính phủ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

2. Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 1998.

Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 35

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

Nông Đức Mạnh

(Đã ký)

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 06/1998/PL-UBTVQH10

Hanoi, July 30, 1998

 

ORDINANCE

ON DISABLED PERSONS

(No. 06/ 1998 /PL-UBTVQH10 of July 30, 1998)

To protect, care for and create conditions for the disabled to integrate with the community are activities of deep economic, political, social and humanistic significance and a fine tradition of our nation;
Pursuant to Article 59, Article 67 and Article 91 of the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
Pursuant to the Resolution of the National Assembly, Xth Legislature, 2nd Session on the program of elaborating laws and ordinances in 1998;
This Ordinance provides for the responsibility of the family, the State and society toward disabled persons, and the rights and obligations of disabled persons.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Disabled persons by definition of this Ordinance, irrespective of the causes of the disability, are defective of one or many parts of the body or functions which are shown in different forms of disability, and which reduce the capability of activity and causes many difficulties to work, life and studies.

Article 2.- Disabled persons who are war invalids and diseased soldiers as defined in Article 12 and Article 13 of the "Ordinance on preferential treatment of revolutionary activists, fallen heroes and families of fallen heroes, war invalids, diseased soldiers, activists in the wars of resistance and persons with meritorious activities in assisting the revolution", who are honored by the State and society, in addition to enjoying the specific regime of preferential treatment by the State according to law, also benefit from interests as provided for in this Ordinance and not yet defined in separate specific regimes of preferential treatment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The State encourages and creates favorable conditions for disabled persons to exercise on an equal basis their political, economic, cultural and social rights and develop their abilities to stabilize their life, integrate themselves into the community and take part in social activities.

2. Disabled persons are assisted by the State and society in healthcare and functional rehabilitation, in the procurement of suitable jobs and are eligible to other rights as prescribed by law.

Disabled children and persons invalidated by the consequences of dioxin during the war shall receive special protection and care by the State and society.

3. Disabled persons have the duty to overcome difficulties to integrate themselves into the community, observe law and public order and respect social ethics.

Article 4.-

1. The parents, other members in the family and the tutor of the disabled person have the duty to raise, care for and assist the disabled person to recover his/her functions, to study, work and take part in social life.

2. Seriously disabled persons without any source of income and without support shall be assisted, cared for and raised by the State and society at their place of residence or at social establishments of the State and social organizations.

3. Old and senile seriously disabled persons who have close relatives but whose families are too poor economically to care for them shall receive social allowances.

Article 5.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The State encourages and creates favorable conditions for organizations and individuals inside and outside the country, Vietnamese settlers abroad to take part in social and charity activities in appropriate forms to help the disabled.

Article 6.- State agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, economic organizations, units of the People's Armed Forces and all citizens have the responsibility to carry out programs and measures to prevent disability, prevent and fight against disasters of all kinds and limit the danger of incidence of disability.

Article 7.-

1. Disabled persons are entitled to set up, join and operate in social organizations, production and business associations of disabled persons as provided for by law.

2. Organizations and individuals are entitled to set up and join associations in support of disabled persons according to prescriptions of law.

Article 8.- The Vietnam Fatherland Front and its member organizations, and other social organizations have the responsibility to call on the people to carry out the Ordinance on Disabled Persons; take part in organizing the health care and functional rehabilitation for disabled persons, especially disabled children; supervise the implementation of the legislation on disabled persons and propose to the related State agencies on the protection and care for the disabled.

Article 9.- It is strictly forbidden to take any act of discrimination or maltreatment against disabled persons, to abuse the body, dignity and honor of the disabled persons, misuse, entice or force them or misuse the organizations of disabled persons to carry out acts in contravention of law.

Chapter II

CARING FOR THE HEALTH AND SUPPORTING THE RAISING OF DISABLED PERSONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Disabled persons are entitled to disease prevention, health care and functional rehabilitation; health examinations and treatment at medical establishments.

2. Seriously disabled persons without income and support and poor disabled persons are assured medical examinations and treatment free of charge.

3. Persons with serious forms of mental illness who pose threat to society must be put under obligatory treatment at mental establishments.

Article 11.-

1. Disabled persons shall receive functional rehabilitation and shall be supplied with necessary orthopedic services from specialized agencies combined with the participation of the community. Poor disabled persons shall be supplied free of charge or supplied part of the cost or shall be guided to make ordinary aids in functional rehabilitation.

2. Disabled persons and their families shall be guided by the medical agency in healthcare, functional rehabilitation and the use of orthopedic aids.

Article 12.-

1. The People's Committees at various levels shall coordinate with social organizations to organize appropriate forms of care to admit seriously disabled persons without income and support.

2. The monthly allowances for seriously disabled persons without income and support shall be prescribed by the Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The cost of raising seriously disabled persons without income and support shall be taken from the budget at various levels, from donations from organizations and individuals inside and outside the country and from other sources.

4. Seriously disabled persons in the social establishments of the State shall receive allowances on services for seriously disabled persons representing 30% of the wages based on the specializations and grades.

Article 13.- The State shall provide monetary support for scientific research projects on disabled persons and in training specialists in functional rehabilitation for disabled persons.

Establishments producing instruments and equipment to aid the life, education and work of disabled persons are entitled to borrow funds at preferential interest rate prescribed by the Government from the National Fund for Job Settlement.

Article 14.-

1. The State encourages the production of instruments and equipment to aid disabled persons in their life, studies and work, especially the production of such instruments and equipment involving the use of materials and production means in the localities.

2. Documents, instruments and specialized equipment used in scientific research, donated as humanitarian aid, or nonrefund aid or imported for use for the benefit of disabled persons or donated by foreign organizations and individuals or given as humanitarian aid to disabled persons shall be exempted from import tax as provided for by the tax legislation.

Chapter III

CULTURAL EDUCATION FOR DISABLED PERSONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 16.-

1. Education for disabled children shall be organized and carried out in the forms of integration schooling at general schools or specialized schools for the disabled, nursing homes for the disabled and at the family.

2. Disabled children with special gifts are given priority in the admission to the corresponding schools for such gifts.

3. Teachers teaching at special schools and classes for disabled persons shall enjoy the regime of preferential allowances as provided for by the Government.

Article 17.-

1. Students who are disabled boarders at educational and nursing establishments shall enjoy the regimes and policies prescribed by the Government.

2. The State shall create favorable conditions for organizations and individuals to open schools and classes specifically reserved for disabled persons.

3. The State encourages foreign organizations and individuals and Vietnamese settlers abroad to adopt programs and projects to provide financial, professional and technical assistance to the education combined with functional rehabilitation of disabled persons in Vietnam.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 18.-

1. The State, job training establishments, and economic organizations shall create favorable conditions for disabled persons to choose their trades, learn trades and find jobs for themselves or to work right at home in a way suitable for their health and their work capabilities.

Job learning disabled persons shall be exempted from training fee and are entitled to social allowances as provided for by the Government.

2. Organizations and individuals of all economic sectors that take in disabled persons to learn trades or to work or that provide jobs for disabled persons shall enjoy preferential policies as stipulated by labor legislation.

Article 19.- Job training establishments that take in disabled persons for job training and job training establishments exclusively reserved for disabled persons shall be considered for tax reduction and exemption, are entitled to borrow capital at preferential interest rate under job training projects; are assigned or leased land by the locality at places convenient for the organization of job training; are assisted financially by the Government to build schools and classes and purchase equipment and means to teach and train teachers.

Article 20.-

1. Disabled persons who provide jobs for themselves or work at home are eligible to borrow capital at preferential interest rate, are assisted by the local administration in technology transfer, guided in production and technique and in marketing their products.

2. Employment service centers shall have to assist, reduce or exempt fees for disabled persons who need vocational guidance or consultancy, job training and job seeking.

Article 21.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The recruitment of disabled persons to work at enterprises of all economic sectors and all forms of ownership shall be carried out according to the prescriptions of the labor legislation.

3. When recruiting laborers who are disabled persons, the employer must conform with the prescriptions of the Labor Code and specific regulations regarding laborers who are disabled persons.

Article 22.- Production and business establishments reserved for disabled persons shall be exempted from tax and can borrow capital at low interest rate proportionally with the project of production and business development, are considered for capital loans or financial support from the Fund reserved for disabled persons, are eligible for assignment or rent of land by the locality at a place convenient for their production and business activities.

Article 23.-

1. The capital of production and business establishments reserved for disabled persons derives from the sources of capital contributed by members, from the support or lendings from the Fund for employment reserved for disabled persons according to the approved projects; shares contributed by individuals and organizations, humanitarian aid from organizations and individuals inside and outside the country.

2. The capital allocated by the State and donated as support from organizations and individuals inside and outside the country to the job training establishments and production and business establishments reserved for disabled persons must be managed and used for the common benefit of the collective of the disabled persons and must not be distributed to individuals.

Chapter V

CULTURAL, PHYSICAL TRAINING AND SPORT ACTIVITIES AND THE USE OF PUBLIC UTILITY WORKS OF THE DISABLED PERSONS

Article 24.- The State and society shall create favorable conditions for disabled persons to develop their creative potentials in literature, art, sport, science and technique; to take part in creation, performance and competitions in the country and international events and other cultural and sport activities compatible with their capabilities and health.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 26.- The investment in the construction and reconditioning of dwelling houses and public utility works and in designing and manufacturing means of living, communication and liaison means must take into account their convenient use by disabled persons, first of all those defective in movement and eyesight. At the same time it must observe the norms and criteria of construction promulgated by the competent State agencies.

Chapter VI

STATE MANAGEMENT OF THE PROTECTION AND CARE FOR DISABLED PERSONS

Article 27.- State management of the protection and care for disabled persons comprises the main following contents:

1. To promulgate, amend, complement and guide the application and organize the implementation of legal documents on disabled persons and the policies and regimes with regard to disabled persons;

2. To classify different forms of disability, defined the various degrees of disability, inventorize the number and structure of disabled persons according to the forms of disability, degree and causes of disability as basis for the elaboration of policies and measures to prevent disability and help the disabled persons;

3. To formulate and organize the execution of programs and projects on the socialization of the assistance to disabled persons;

4. International cooperation relations in the field of protecting and caring for disabled persons;

5. To organize the review and general review of the implementation of the policies and regimes with regard to disabled persons;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. To reward and handle the violations of legislation on disabled persons.

Article 28.-

1. The Government exercises unified State management of the protection and care for disabled persons in the whole country.

2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs has the responsibility to conduct State management of the protection and care for disabled persons.

3. The Ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, within their functions, tasks and powers, have the duty to coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in exercising State management of the protection and care for disabled persons.

4. The People's Committees at various levels within their functions, tasks and power shall have to conduct State management of the protection and care for disabled persons in their locality.

Article 29.- The Government shall direct the branches and levels to draw up programs for preventing disability and helping disabled persons, especially seriously disabled persons without income and support, poor disabled persons and disabled persons in the countryside, mountain areas and remote regions.

Article 30.-

1. The humanitarian aid fund for disabled persons shall be founded in diversified forms, in money or in kind, through the reception of humanitarian aid or charity actions of the people, economic organizations, political organizations, socio-political organizations, social organizations, foreign organizations and individuals to supplement the fund in order to increase the expenditures in support of disabled persons.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Government shall provide for the founding and operations of the Humanitarian Fund in support of disabled persons.

Article 31.- The 18th of April each year is taken as Day of Protection and Care for Disabled Persons.

Chapter VII

REWARDS, HANDLING OF VIOLATIONS

Article 32.- Organizations and individuals that make outstanding achievements in the protection and care for disabled persons or that have the merit of detecting and preventing acts of violation of the legislation on disabled persons, and disabled persons with meritorious achievements in study, labor and social activities shall be awarded according to the general stipulations of the State.

Article 33.- Persons who violate the stipulations of this Ordinance, who infringe upon the legitimate rights and interests of disabled persons, persons having the responsibility to care for disabled persons but renouncing on their responsibility or maltreating disabled persons; those who misuse the disability of others; disabled persons who misuse their disability to commit acts of violation of law shall, depending on the character and extent of the violation, be disciplined, put on administrative sanctions or examined for penal liability; if they cause damage they shall have to pay compensations therefor as provided for by law.

Chapter VIII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 34.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. This Ordinance takes effect from November 1st, 1998.

The earlier stipulations which are contrary to this Ordinance shall be annulled.

Article 35.- The Government shall provide details and guidance for the implementation of this Ordinance.

 

 

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY




Nong Duc Manh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Pháp lệnh người tàn tật năm 1998

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.599

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.107.159
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!