BỘ
TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
|
Số: 7264/TCHQ-GSQL
V/v tiếp tục chấn chỉnh quản lý hàng gia
công, hàng SXXK
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2007
|
Kính
gửi: Cục Hải quan tỉnh, thành phố
Qua theo dõi hoạt động gia công
hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, nhập nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất
khẩu, Tổng cục Hải quan nhận thấy các Cục hải quan đã làm tốt công tác quản lý
của mình; tuy nhiên, vẫn còn một số Cục Hải quan chưa làm tốt công tác theo
dõi, đôn đốc doanh nghiệp thực hiện, dẫn đến tình trạng còn nhiều hợp đồng gia
công, tờ khai hàng sản xuất xuất khẩu quá hạn chưa thanh Khoản, dẫn đến tồn đọng
về thuế, mặc dù Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn xử lý tại văn bản số
433/TCHQ-GSQL ngày 31/1/2005 và văn bản số 1301/TCHQ-GSQL ngày 2/3/2007.
Để chấm dứt tình trạng tồn đọng
nêu trên và tìm các giải pháp xử lý dứt Điểm trong năm 2008, ngày 30/11/2007, Tổng
cục Hải quan đã tổ chức Hội thảo chuyên đề: “Thực trạng và giải pháp nghiệp vụ
quản lý đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài và nhập nguyên liệu
để sản xuất hàng xuất khẩu”.
Trên cơ sở ý kiến tham gia của một
số Cục Hải quan (Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Cần Thơ), Tổng cục Hải
quan yêu cầu Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
1. Tiếp tục thực hiện theo nội
dung hướng dẫn tại công văn số 433/TCHQ-GSQL ngày 31/3/2005, công văn số
1301/TCHQ-GSQL ngày 2/3/2007; ngoài ra, cần thực hiện ngay một số công việc
sau:
- Rà soát, phân tích số lượng hợp
đồng gia công, tờ khai hàng sản xuất xuất khẩu còn tồn đọng theo từng nguyên
nhân (giải thể, phá sản; tạm ngừng hoạt động; chây ỳ; mất tích, không tìm thấy
địa chỉ; đang khởi tố vụ án…) và số thuế còn tồn đọng của từng hợp đồng, từng tờ
khai để có phương án xử lý phù hợp với quy định của từng thời kỳ.
- Từ thực trạng tồn đọng tại mỗi
đơn vị, làm rõ trách nhiệm ở từng cấp, từ công chức theo dõi thanh Khoản, lãnh
đạo Chi cục; Phòng nghiệp vụ, lãnh đạo Cục; trên cơ sở đó đánh giá những việc
đã làm được, những việc chưa làm được, những bài học cần nghiêm túc rút kinh
nghiệm trong việc để tồn đọng kéo dài.
2. Cần tập trung thời gian, nhân
lực để xử lý dứt Điểm tình trạng tồn đọng trước 30/9/2008. Trong Quý I/2008,
các đơn vị cần chủ động thực hiện các nội dung:
- Rà soát tổng số hợp đồng gia
công, tờ khai hàng sản xuất xuất khẩu còn tồn đọng theo yêu cầu tại Điểm 1
trên.
- Khẳng định sẽ giải quyết dứt Điểm
được bao nhiêu trường hợp?
- Còn bao nhiêu trường hợp bất
khả kháng không thể giải quyết được, đề xuất chuyển cơ quan chức năng xử lý tiếp.
- Báo cáo kết quả về Tổng cục Hải
quan (Vụ Giám sát quản lý).
Đơn vị Hải quan nào không tính cực
thực hiện đôn đốc thanh Khoản hoặc tiếp tục để tồn đọng đối với các hợp đồng
gia công, tờ khai hàng sản xuất xuất khẩu mới thì đơn vị đó chịu trách nhiệm và
sẽ bị trừ thi đua hàng năm.
Đối với các đơn vị Hải quan quản
lý nhiều hàng gia công, hàng sản xuất xuất khẩu nhưng chưa ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác thanh Khoản thì khẩn trương áp dụng công nghệ thông
tin từ năm 2008
Thực hiện chế độ báo cáo kết quả
xử lý tồn đọng theo hướng dẫn tại Điểm II.1.6, công văn số
1301/TCHQ-GSQL ngày 2/3/2007 của Tổng cục Hải quan.
3. Biện pháp xử lý cụ thể:
a. Đối với doanh nghiệp giải thể,
phá sản theo đúng trình tự luật định nhưng còn nguyên liệu dư thừa, máy móc,
thiết bị thuê mượn gia công chưa xuất khẩu, Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng
gia công thực hiện:
- Liên hệ với Cục thuế địa
phương, cơ quan đăng ký kinh doanh, theo dõi trên báo chí và áp dụng các biện
pháp khác để cập nhật thông tin về các doanh nghiệp giải thể.
- Tính thuế đối với nguyên liệu,
vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê mượn chưa tái xuất để thực hiện việc đối
chiếu nợ thuế
- Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp
thuế trong trường hợp giải thể, phá sản thực hiện theo quy định tại Điều 54 Luật quản lý thuế, Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp,
Luật Phá sản doanh nghiệp.
b. Đối với doanh nghiệp không
tìm thấy địa chỉ, mất tích (doanh nghiệp chấm dứt hoạt động nhưng không thực hiện
thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật), còn nguyên liệu, vật tư
dư thừa, máy móc, thiết bị thuê mượn, Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia
công thực hiện:
- Tính thuế, ra quyết định truy
thu thuế đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn chưa
tái xuất; đưa số thuế phải truy thu vào danh sách nợ thuế quá hạn;
- Thực hiện truy thu thuế;
- Người chịu trách nhiệm hoàn
thành nghĩa vụ thuế trong trường hợp này thực hiện theo quy định tại Điều 54 Luật Quản lý thuế; Điểm II.2, phần K
Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính.
Trường hợp đã áp dụng các biện
pháp cần thiết nhưng người chịu trách nhiệm hoàn hành nghĩa vụ nộp thuế vẫn cố
tình không nộp thuế thì chuyển hồ sơ cho cơ quan Công an để truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội trốn thuế theo quy định.
c. Đối với doanh nghiệp chây ỳ
nhưng vẫn còn hoạt động:
Trường hợp đã áp dụng tất cả các
biện pháp xử lý theo quy định (như nhiều lần mời doanh nghiệp đến làm việc hoặc
thông báo bằng văn bản nhưng doanh nghiệp vẫn cố tình chây ỳ trong việc thanh Khoản)
thì thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 93, Điều 101 Luật
quản lý thuế; Điều 43 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày
7/6/2007 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết
định hành chính trong lĩnh vực hải quan. Nếu sau khi đã áp dụng biện pháp cưỡng
chế nhưng doanh nghiệp vẫn cố tình chây ỳ, không thanh Khoản thì chuyển hồ sơ
cho cơ quan Công an để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế theo quy định.
d. Đối với doanh nghiệp tạm ngừng
hoạt động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 156 Luật Doanh nghiệp và Điều 43 Nghị định
số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh, thì
doanh nghiệp có trách nhiệm nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán các Khoản nợ,
hoàn thành việc thực hiện các hợp đồng đã ký với khách hàng… trong thời gian tạm
ngừng hoạt động.
Trường hợp hết thời hạn tạm ngừng
hoạt động nhưng doanh nghiệp vẫn không thực hiện các nghĩa vụ nêu trên thì xử
lý như đối với các doanh nghiệp chây ỳ tại Điểm c trên.
e. Đối với doanh nghiệp đang bị
khởi tố: Chờ kết luận của cơ quan Điều tra để xử lý tiếp đối với nguyên liệu dư
thừa, máy móc, thiết bị thuê mượn;
g. Đối với những tờ khai còn tồn
đọng do vướng mắc về chứng từ thanh toán thì xử lý như sau:
- Đối chiếu kỹ với hướng dẫn tại
phụ lục hướng dẫn về chứng từ thanh toán ban hành kèm theo Thông tư số
113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 và Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của
Bộ Tài chính, nếu thuộc thẩm quyền của Cục hải quan thì nhanh chóng xử lý dứt điểm.
- Trường hợp nào chưa được quy định
tại các văn bản hiện hành hoặc vượt quá thẩm quyền xử lý của Cục Hải quan thì tập
hợp, báo cáo cụ thể về Tổng cục để được hướng dẫn xử lý.
Riêng đối với Cục hải quan TP. Hồ
Chí Minh, nơi có nhiều hợp đồng gia công còn tồn đọng cần chủ động khắc phục; nếu
cần thiết, Tổng cục Hải quan sẽ hỗ trợ về nghiệp vụ, nhân lực để giải quyết dứt
Điểm trong năm 2008.
4. Về kiểm tra định mức:
Yêu cầu Cục Hải quan tỉnh, thành
phố nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 5295/TCHQ-GSQL ngày
3/11/2004 của Tổng cục Hải quan.
5. Vụ Giám sát quản lý cần đánh
giá, kiểm Điểm trách nhiệm trong việc tham mưu giúp lãnh đạo Tổng cục nhưng ít
tổ chức kiểm tra, đôn đốc Hải quan địa phương xử lý dứt Điểm tình trạng tồn đọng,
còn để dây dưa kéo dài.
Quá trình thực hiện nếu có vướng
mắc vượt thẩm quyền, các đơn vị báo cáo kịp thời về Tổng cục Hải quan (Vụ Giám
sát quản lý) để có chỉ đạo giải quyết.
Nơi nhận:
- Như trên;
- TT Trương Chí Trung (để b/c);
- Vụ Pháp chế, Vụ CST-BTC (để phối hợp);
- Các Cục, Vụ nghiệp vụ thuộc Tổng cục;
- Trang website TCHQ;
- Lưu VP, GSQL (3b).
|
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Ngọc Túc
|