BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3474/TCHQ-GSQL
V/v: xác định số thuế phải nộp đối với hợp đồng
gia công, tờ khai nhập SXXK tồn đọng
|
Hà Nội, ngày 17 tháng
04 năm 2015
|
Kính
gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
Hiện nay, tại các đơn vị hải quan đang tồn đọng một số hợp đồng
gia công, tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu chưa thanh khoản, quyết toán của
doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh, doanh nghiệp giải thể, phá sản
không theo trình tự quy định của pháp luật,
doanh nghiệp chây ỳ, doanh nghiệp có liên quan đến các vụ án hình sự...dẫn đến
tình trạng nợ thuế kéo dài, gây khó khăn trong công tác quản lý hải quan.
Để xác định lại số thuế thực phải nộp
đối với hợp đồng gia công, tờ khai nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu
(NSXXK) còn tồn đọng, thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Hải
quan hướng dẫn thực hiện
1. Yêu cầu Cục trưởng Cục Hải quan
các tỉnh, thành phố chỉ đạo Chi cục Hải quan nơi có số lượng hợp đồng gia công,
tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu tồn đọng thực hiện rà soát, thống kê, phân loại
hợp đồng gia công, tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu theo hướng dẫn tại điểm 1 công văn số 4888/TCHQ-GSQL ngày 17/9/2012 của Tổng cục Hải
quan.
Trên cơ sở kết quả rà soát, thống kê,
thực hiện phân loại hợp đồng gia công, tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu:
a) Đối với các hợp đồng gia công, tờ
khai nhập sản xuất xuất khẩu còn có khả năng truy thu thuế của doanh nghiệp chây
ỳ, doanh nghiệp giải thể, phá sản không theo trình tự của pháp luật nhưng còn nợ
thuế thì tiếp tục áp dụng các biện pháp truy tìm, đôn đốc, thu hồi thuế nợ đọng
theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 65 Thông tư số
38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ
Tài chính.
b) Đối với các hợp đồng gia công, tờ
khai nhập sản xuất xuất khẩu không còn khả năng truy thu thuế của doanh nghiệp
bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh, Biện pháp xử lý sau khi đã thực hiện đôn đốc,
điều tra, xác minh, truy tìm thực hiện theo quy định tại điểm b,
khoản 1 Điều 65 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
c) Khi thực hiện điều tra, xác minh,
truy tìm, đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Chi cục trực thuộc tiến
hành lập Biên bản về kết quả xác minh. Đối với các doanh nghiệp bỏ trốn, mất
tích, không có đối tượng để thu hồi nợ thuế, các Chi cục phải lập Biên bản ghi
nhận kết quả điều tra để làm cơ sở hoàn thiện hồ sơ chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Sau khi đã áp dụng đầy đủ biện pháp
truy tìm, đôn đốc, thu hồi thuế nợ đọng nhưng không có kết quả thì thực hiện
theo hướng dẫn tại điểm 2 dưới đây.
2. Xác định số thuế phải nộp đối với
hợp đồng gia công, tờ khai nhập SXXK tồn đọng:
Căn cứ văn bản quy phạm pháp luật áp
dụng trong từng thời kỳ, việc thanh khoản, quyết toán hợp đồng gia công, tờ
khai nhập SXXK tồn đọng và xác định số thuế cuối cùng phải nộp được thực hiện
trên cơ sở cân đối lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, cung ứng đã đưa vào sản
xuất hàng xuất khẩu đã thực xuất khẩu, bảng thông báo định mức từng mã hàng (áp
dụng đối với trường hợp có thông báo định mức cho từng mã hàng), lượng nguyên
liệu, vật tư tái xuất, lượng sản phẩm xuất
khẩu; máy móc, thiết bị tạm nhập chưa tái xuất; cụ thể:
2.1. Đối với hợp đồng gia công tồn đọng
quá 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh khoản, quyết toán mà doanh nghiệp
không nộp hồ sơ thanh khoản, quyết toán, căn cứ hồ sơ hải quan lưu tại cơ quan
Hải quan và/hoặc dữ liệu trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, Chi cục Hải quan
nơi quản lý hợp đồng gia công hoặc Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận báo cáo quyết
toán nguyên liệu, vật tư gia công thực hiện:
a) Kiểm tra, đối chiếu tờ khai hải
quan xuất khẩu tại hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan và/hoặc đối chiếu dữ liệu
trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu
chưa đủ cơ sở để xác định hàng hóa đã thực xuất khẩu hoặc đã qua khu vực giám
sát hải quan thì có văn bản nêu rõ số tờ khai hải quan xuất khẩu, lượng hàng
hóa xuất khẩu ghi trên tờ khai, thời gian nhận lại kết quả đề nghị đơn vị Hải
quan cửa khẩu xuất, hải quan quản lý kho CFS xác minh hàng hóa thuộc các tờ
khai xuất khẩu đã thực xuất khẩu;
b) Qua kết quả kiểm tra, đối chiếu hồ
sơ lưu tại cơ quan hải quan hoặc kết quả kiểm tra dữ liệu trên hệ thống dữ liệu
điện tử và/hoặc kết quả xác minh tại đơn vị Hải quan cửa khẩu xuất, hải quan quản
lý kho CFS nếu có căn cứ xác định hàng hóa đã thực xuất khẩu thì xác định số lượng
và thực hiện tính thuế nhập khẩu, thuế GTGT phải nộp, số tiền chậm nộp (nếu có)
đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa chưa
xuất khẩu, máy móc, thiết bị chưa tái xuất thuộc hợp đồng gia công chưa thanh
khoản, quyết toán tính từ ngày đăng ký tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư,
máy móc, thiết bị; chỉ thực hiện tính thuế đối với toàn bộ hợp đồng gia công nếu
hợp đồng gia công này không có sản phẩm xuất khẩu.
Trường hợp khi tính thuế không xác định
được lượng nguyên liệu, vật tư thuộc tờ khai hải quan nhập khẩu nào thì tính số
tiền thuế trung bình theo hướng dẫn tại điểm 4 công văn số
2956/TCHQ-TXNK ngày 24/3/2014 của Tổng cục Hải quan.
Đối với tờ khai nhập khẩu sản xuất xuất
khẩu tồn đọng quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản, quyết
toán mà doanh nghiệp không nộp hồ sơ thanh khoản, quyết toán, căn cứ hồ sơ hải
quan lưu tại cơ quan Hải quan và/hoặc dữ liệu trên hệ thống xử lý dữ liệu điện
tử, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập khẩu Hoặc Chi cục Hải quan nơi tiếp
nhận báo cáo quyết toán nguyên liệu, vật tư thực hiện:
a)Trường hợp việc nhập khẩu nguyên liệu,
vật tư và xuất khẩu sản phẩm được đăng ký làm thủ tục hải quan tại 01 Chi cục Hải
quan hoặc nhập khẩu sản phẩm tại 01 Chi cục
Hải quan nhưng xuất khẩu sản phẩm tại 01 Chi cục Hải quan khác, thủ tục xuất khẩu
sản phẩm thực hiện theo thủ tục chuyển cửa khẩu thì thực hiện theo hướng dẫn tại
điểm 2.1.a dẫn trên;
b) Thực hiện tính thuế nhập khẩu, số
tiền chậm nộp theo hướng dẫn tại điểm 2.1.b dẫn trên. Đối chiếu với số thuế nhập
khẩu phải nộp trên hệ thống kế toán tập trung, tính thuế GTGT (nếu có);
c) Sau khi thực hiện xong việc thanh
khoản, quyết toán, kết quả được cập nhật vào hệ thống kế toán thuế tập trung.
2.3. Đối với các hợp đồng gia công, tờ khai nhập SXXK tồn đọng
liên quan đến vụ án hình sự:
a) Trường hợp nguyên liệu, vật tư,
máy móc, thiết bị thuộc hợp đồng gia công, tờ khai NSXXK có liên quan trực tiếp
đến vụ án và đã được tòa án các cấp xét xử theo đúng
quy định của pháp luật thì thực hiện theo
bản án đã được tuyên án.
b) Trường hợp nguyên liệu, vật tư,
máy móc, thiết bị chưa tái xuất nhưng không liên quan trực tiếp đến vụ án thì xử
lý theo trình tự các bước hướng dẫn tại điểm 2 dẫn trên và các văn bản hướng dẫn
khác của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan.
3. Tổ chức thực hiện:
a) Về việc báo cáo định kỳ: các đơn vị
báo cáo số thuế phải nộp đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị tạm nhập chưa tái xuất thuộc hợp đồng gia
công, tờ khai nhập SXXK sau khi đã xác định được theo mẫu báo cáo đang thực hiện
gửi về Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý).
b) Đối với hợp đồng gia công, tờ khai
nhập khẩu sản xuất hàng xuất khẩu đã thực hiện tính thuế cho toàn bộ nguyên liệu,
vật tư, máy móc, thiết bị thì thực hiện tính thuế lại theo hướng dẫn tại công
văn này theo các quy định tại từng thời kỳ.
Nhận được văn bản này, yêu cầu Cục Hải
quan các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện, trường hợp có vướng mắc
phát sinh thì kịp thời báo cáo Tổng cục Hải quan để có chỉ đạo cụ thể./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- TT Đỗ Hoàng Anh Tuấn (để b/cáo);
- Vụ PC, CST (để biết);
- Cục TXNK, Vụ PC (để p/hợp);
- Lưu: VT, GSQL (03b).
|
KT. TỔNG CỤC
TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Vũ Ngọc Anh
|