BỘ
TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------
|
Số: 1974/TCHQ-GSQL
V/v áp dụng thí điểm nội dung điểm I, phần B
Quyết định số 93/2008/QĐ-BTC ngày 29/10/2008 của Bộ Tài chính
|
Hà
Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2009
|
Kính
gửi:
|
- Cục Hải quan thành phố Hà Nội.
- Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh.
|
Thực hiện chỉ đạo
của Bộ Tài chính về việc cho phép Công ty TNT-Vietrans Express Worldwide
Vietnam tại Việt Nam được áp dụng thí điểm nội dung quy định tại điểm
I, phần B Quyết định số 93/2008/QĐ-BTC ngày 29/10/2008 của Bộ Tài chính ban
hành quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu,
quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ cho hàng hoá, vật phẩm xuất
khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không, Tổng
cục Hải quan hướng dẫn Cục Hải quan TP. Hà Nội và Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh
thống nhất thực hiện như sau:
1) Quy định về
phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và kiểm tra hải quan như sau:
1.1. Loại 1: bao gồm
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là tài liệu, chứng từ thương mại, hàng ngoại
giao, hàng không có thuế, hàng có thuế nhưng được miễn thuế theo quy định của
pháp luật.
Loại hàng này được
miễn kiểm tra thực tế hàng hoá. Trường hợp xét thấy cần thiết thì lãnh đạo Chi
cục Hải quan quyết định kiểm tra xác suất theo tỷ lệ từ 1% đến 5% của cả luồng
hàng loại 1. Thực hiện kiểm tra qua thiết bị máy soi hàng hoá.
1.2. Loại 2: bao gồm
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp thuế, có trị giá tính thuế dưới 5 (năm)
triệu đồng Việt Nam.
Loại hàng này được
miễn kiểm tra thực tế hàng hoá. Trường hợp xét thấy cần thiết thì lãnh đạo Chi
cục Hải quan quyết định kiểm tra xác suất theo tỷ lệ từ 1% đến 5% của cả luồng
hàng loại 2. Thực hiện kiểm tra qua thiết bị máy soi hàng hoá hoặc kiểm tra thủ
công.
1.3. Loại 3: bao gồm
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp thuế, có trị giá tính thuế trên 5 (năm)
triệu đồng Việt Nam, mặt hàng có thuế suất từ 10% trở xuống.
Loại hàng này kiểm
tra thực tế 100% qua thiết bị máy soi hàng. Trong trường hợp xét thấy cần thiết
thì lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra xác suất theo tỷ lệ từ 1% đến
10% của cả luồng hàng loại 3. Thực hiện kiểm tra hàng hoá thủ công.
1.4. Loại 4: bao gồm
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc danh mục quản lý chuyên ngành, hàng hoá xuất
nhập khẩu có điều kiện, mặt hàng có thuế suất trên 10%, mặt hàng thuộc diện kiểm
tra trọng điểm.
Loại hàng này kiểm
tra thực tế 100% bằng thủ công.
2) Thủ tục hải
quan đối với hàng hoá nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải
quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất:
2.1. Trước khi
chuyến hàng đến:
2.1.1. Trách nhiệm
của doanh nghiệp:
a) Tiếp nhận bản
lược khai hàng hoá từ đối tác nước ngoài; chuyển bản lược khai hàng hoá cho Chi
cục Hải quan liên quan chậm nhất 2 giờ trước khi chuyến hàng được vận chuyển tới
địa điểm làm thủ tục hải quan.
b) Tiến hành các
biện pháp nghiệp vụ, phối hợp cùng Hải quan để xác định và phân loại hàng hoá
nhanh chóng, chính xác theo quy định tại điểm 1 nêu trên.
2.1.2. Khai hải
quan:
a) Khai hải quan
được thực hiện cho từng chuyến hàng. Việc khai hải quan bao gồm cả việc phân loại
hàng hoá nhập khẩu thành các loại hàng theo quy định tại điểm 1 nêu trên.
b) Doanh nghiệp
căn cứ nội dung lược khai hàng hoá và các chứng từ kèm theo lô hàng để khai hải
quan (riêng luồng hàng loại 1 thì khai theo bản kê chi tiết hàng hoá xuất khẩu /
nhập khẩu - mẫu ban hành kèm theo công văn này) và có trách nhiệm đảm bảo tính
thống nhất, đồng bộ về nội dung khai hải quan.
c) Doanh nghiệp được
khai hải quan riêng cho từng chủ hàng khi được yêu cầu.
d) Doanh nghiệp gửi
nội dung khai hải quan cho Hải quan.
đ) Tiếp nhận thông
báo về điều chỉnh nội dung khai từ Hải quan.
2.1.3. Trách nhiệm
của Hải quan:
a) Tiếp nhận lược
khai hàng hoá và nội dung khai hải quan của doanh nghiệp; trên cơ sở phân tích
thông tin trên hệ thống quản lý rủi ro và các biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra
việc khai hải quan của doanh nghiệp.
b) Thực hiện điều
chỉnh nội dung khai và thông báo lại cho doanh nghiệp nội dung phải điều chỉnh
(nếu có) để doanh nghiệp thực hiện.
c) Nếu không có nội
dung khai hải quan phải điều chỉnh thì Hải quan thông báo lại cho doanh nghiệp
về quyết định chấp nhận của Hải quan về nội dung khai của doanh nghiệp.
2.2. Khi chuyến
hàng đến:
2.2.1. Trách nhiệm
của doanh nghiệp:
a) Căn cứ thông
báo của Hải quan đối với từng loại hàng để thực hiện phân loại thực tế hàng
hoá.
b) Giấy tờ phải nộp:
- Nộp bản kê chi tiết
hàng hoá xuất khẩu / nhập khẩu đối với luồng hàng loại 1 Bản kê này có giá trị
pháp lý như Tờ khai hải quan thông thường.
- Nộp tờ khai hải
quan và các loại giấy tờ liên quan đến từng loại hình hàng hoá nhập khẩu theo
quy định của pháp luật đối với hàng hoá thuộc luồng hàng loại 2, 3, 4.
c) Xuất trình hàng
hoá theo từng luồng hàng đã được Hải quan quyết định để tiến hành kiểm tra hải
quan theo quy định tại điểm 6, phần A nêu trên.
2.2.2. Trách nhiệm
của Hải quan:
a) Giám sát việc
doanh nghiệp phân loại thực tế hàng hoá.
b) Tiếp nhận hồ sơ
giấy từ doanh nghiệp.
c) Đối với hàng loại
1:
- Thực hiện theo
quy định tại điểm 1.1, mục 1 nêu trên.
- Xác nhận trên Bản
kê chi tiết "Hàng miễn kiểm tra thực tế, thông quan theo nội dung khai hải
quan của doanh nghiệp", ký tên, đóng dấu công chức hải quan.
- Giao cho doanh
nghiệp 01 bản kê, lưu 01 bản kê theo quy định.
d) Đối với hàng loại
2:
- Kiểm tra hồ sơ
và thực hiện theo quy định tại điểm 1.2, mục 1 nêu trên.
- Kiểm tra việc
tính thuế và thu thuế theo quy định.
- Ghi kết quả kiểm
tra thực tế hàng hoá trên tờ khai hải quan "Hàng hoá được thông quan theo
nội dung khai báo của doanh nghiệp", ký tên, đóng dấu công chức hải quan.
- Lưu hồ sơ theo
quy định.
đ) Đối với hàng loại
3:
- Tiếp nhận hồ sơ
và hàng hoá theo quy định.
- Thực hiện kiểm
tra hồ sơ và thực hiện theo quy định tại điểm 1.3, mục 1 nêu trên.
- Kiểm tra việc
tính thuế và thu thuế theo quy định.
- Ghi kết quả kiểm
tra thực tế hàng hoá trên tờ khai và quyết định thông quan hàng hoá theo quy định
hiện hành.
- Lưu hồ sơ theo
quy định.
e) Đối với hàng loại
4:
- Tiếp nhận hồ sơ
và hàng hoá theo quy định.
- Hàng hoá nhập khẩu
thuộc loại hình nào thì thực hiện thủ tục hải quan theo đúng quy định hiện hành
của loại hình đó. Kiểm tra thủ công 100% hàng hoá trước khi thông quan.
3) Các nội dung quy định khác liên quan đến hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu,
nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không tiếp tục
thực hiện theo quy định tại Thông tư số 33/2003/TT-BTC ngày 16/04/2003 của Bộ
Tài chính và các văn bản hướng dẫn liên quan.
4) Tháng 10 năm 2009, Vụ Giám sát quản lý chịu trách nhiệm tổ chức sơ kết
rút kinh nghiệm với các đơn vị liên quan nêu trên và đề xuất báo cáo Lãnh đạo
các cấp ban hành văn bản chính thức.
Quá trình thực hiện,
có vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền giải quyết đề nghị Cục trưởng Cục Hải
quan TP. Hà Nội và Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh báo cáo Tổng cục Hải quan kịp
thời để có chỉ đạo./.
|
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Vũ Ngọc Anh
|
BỘ
TÀI CHÍNH
TỔNG
CỤC HẢI QUAN
|
|
Cục HQ tỉnh, TP:
....................................
Chi cục HQ:
............................................
BẢN KÊ CHI TIẾT HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU/ NHẬP KHẨU
Hàng
loại 1
STT
|
Số
vận đơn
|
Họ
tên, địa chỉ
|
Tên
hàng
|
Mã
số hàng
|
Số
kiện
|
Trọng
lượng
|
Trị
giá
|
Mã
nguyên tệ
|
Tỷ
giá (VND)
|
Trị
giá (VND)
|
Lệ
phí
|
Ghi
chú
|
Người
gửi
|
Người
nhận
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xác nhận kết quả
kiểm tra:
.....
ngày ... tháng .... năm 2006
Công
chức hải quan
(ký,
ghi rõ họ tên, đóng dấu công chức)
|
.....
ngày ... tháng .... năm .......
Công
ty CPN
(ký,
ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
- Bản kê được
photocopy theo khổ giấy A3.
- Nếu hàng hóa xuất
khẩu thì gạch bỏ chữ nhập khẩu và ngược lại.