Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 10424/TCHQ-GSQL tổng hợp giải đáp vướng mắc tại Thông tư 69/2016/TT-BTC 2016

Số hiệu: 10424/TCHQ-GSQL Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Vũ Ngọc Anh
Ngày ban hành: 03/11/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10424/TCHQ-GSQL
V/v tổng hợp, giải đáp vướng mắc tại Thông tư số 69/2016/TT-BTC

Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2016

 

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.

Ngày 06/5/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 69/2016/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu, khí; dầu thô xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục Vụ hoạt động dầu khí.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Tổng cục Hải quan đã nhận được phản ánh vướng mắc của một số Cục Hải quan địa phương như: TP.Hà Nội, TP.Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh... Theo đó, Tổng cục Hải quan đã tổng hợp hướng dẫn, giải đáp vướng mắc theo Bảng tổng hợp giải đáp vướng mắc gửi kèm.

Tổng cục Hải quan hướng dẫn để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- T/T ĐHoàng Anh Tuấn (để b/c);
- Vụ PC, Vụ CST - BTC (đ p/h);
- Lưu: VT, GSQL (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ
TỔNG
CỤC TRƯỞNG




Vũ Ngọc Anh


 

BẢNG TỔNG HỢP VƯỚNG MẮC THÔNG TƯ SỐ 69/2016/TT-BTC

(Ban hành kèm theo Công văn số 10424/TCHQ-GSQL ngày 03/11/2016)

STT

Nội dung TT số 139/2013/TT-BTC

Nội dung vướng mắc

ng dẫn của Tổng cục Hải quan

1

Điều 3. Giải thích từ ngữ

 

5. Hóa chất quy định tại Thông tư này là hóa chất ở thể khí hoặc thể lỏng.

Đề nghị hướng dẫn rõ hóa chất quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư này.

Hóa chất quy định tại Thông tư này là hóa chất ở thể khí hoặc thể lỏng, khi xuất khẩu/nhập khẩu được bơm và tồn trữ tương tự như đối với mặt hàng xăng dầu, khí xuất khẩu/nhập khẩu. Việc xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất phải thực hiện đầy đủ các quy định quản lý chuyên ngành.

2

Điều 4. Một số quy định đặc thù

2.1

2. Thương nhân chđược bơm xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu từ phương tiện vận chuyển vào bn, bvà ngược lại nếu đáp ứng các quy định:

a

a.4.2) Thương nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bơm xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu theo khai báo; giữ nguyên trạng hàng hóa chứa trong bồn, bể cho đến khi có kết luận của cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với trường hợp hàng hóa thuộc Danh Mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng và lô hàng được thông quan theo quy định.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 9 Thông tư số 69/2016/TT-BTC thì trách nhiệm của Thương nhân Đảm bảo nguyên trạng đối với xăng dầu, hóa chất, khí nhập khẩu (bao gồm cả cũ và mới - nếu có) trong thời gian chờ Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng của lô hàng theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này.

Quy định tại Điều 4 và Điều 9 nêu trên chưa thống nhất về trách nhiệm của Thương nhân (chỉ cần đảm bảo nguyên trạng hàng hóa cho đến khi có Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng - Điều 9 hay phải đảm bảo nguyên trạng hàng hóa cho đến khi thông quan - Điều 4).

Thương nhân có trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng đối với hàng hóa (cả cũ và mới) cho đến khi hàng hóa mới có kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng (trường hợp thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng) và tờ khai nhập khẩu được quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng theo quy định.

b

d) Các bồn, bể sau khi được bơm xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu chịu sự giám sát của cơ quan hải quan. Căn cứ vào loại hàng hóa, loại hình nhập khẩu và tình hình thực tế, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định việc niêm phong bồn, bể chứa trừ trường hợp bơm vào bồn, bể có hệ thống liên hoàn.

1. Trong trường hợp này để có thể quyết định việc niêm phong bồn, bể sau khi bơm và giám sát bơm vào (nhập khẩu, tạm nhập), bơm ra (xuất khẩu, tái xuất) thì cần thiết yêu cầu doanh nghiệp như sau:

Trước khi tiến hành bơm xăng dầu từ phương tiện vận chuyển lên kho, bồn bể chứa (trước khi nhập khẩu, tạm nhập) hoặc là từ kho, bồn bể xuống phương tiện vận chuyển (để xuất khẩu, tái xuất), doanh nghiệp phải thông báo cụ thể về số lượng xăng dầu đang tồn chứa trong bồn/bể để dự kiến bơm vào/bơm ra (theo hệ thống dữ liệu đo đạc của doanh nghiệp) và cung cấp cho cơ quan hải quan một số chứng từ liên quan như:

+ Bản chụp giấy chứng nhận đăng kiểm, sơ đồ vị trí của bồn bể, các van điều chỉnh vào ra và hệ thống đường ống vào ra/kết nối có liên quan của phương tiện vận chuyển;

+ Bản chụp giấy chứng nhận đăng kiểm, sơ đồ vị trí hầm hàng, các van điều chỉnh vào ra và hệ thống đường ống vào ra/kết nối có liên quan của phương tiện vận chuyển.

Ngay khi kết thúc quá trình bơm, doanh nghiệp phải thông báo cụ thể cho cơ quan hải quan: số lượng xăng dầu đang có trong bồn/bể đã bơm hàng (thuộc kho của doanh nghiệp); chỉ số đồng hồ đo lưu lượng xăng dầu trước và sau khi bơm của phương tiện vận chuyển cung cấp Biên bản giao nhận có xác nhận của các bên liên quan.

Đối với các bồn/bể chứa chưa được lắp đặt các thiết bị đo tự động, yêu cầu doanh nghiệp thông báo cho cơ quan hải quan phương pháp, cơ sở tính toán và các số liệu đo đạc thực tế (khối lượng, nhiệt độ, tỷ trọng...).

Đnghị khi ban hành quy trình hay hướng dẫn cụ thể thì cần có nội dung này.

1. Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 4, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu quyết định biện pháp, hình thức giám sát bồn bể sau khi bơm.

Khi thực hiện giám sát, trong trường hợp cần thiết cần làm rõ các nội dung liên quan để phục vụ công tác giám sát thì yêu cầu doanh nghiệp: cung cấp các chứng từ liên quan vị trí, thông số kỹ thuật, quy chế làm việc, quy chế bơm/vận hành bồn, kho trên nguyên tắc nộp lần đầu khi làm thủ tục hải quan.

2. Điểm a.4.2, khoản 2, Điều 4 quy định Thương nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bơm xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu theo khai báo; giữ nguyên trạng hàng hóa chứa trong bồn, bể cho đến khi có kết luận của cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng

Như vậy, trường hợp bồn, bể có hệ thống liên hoàn thì không phải niêm phong hải quan nhưng vẫn chịu sự giám sát hải quan gây khó khăn cho cơ quan hải quan về công tác bố trí nhân lực.

Đxuất: Giao trách nhiệm bảo quản, giữ nguyên trạng hàng hóa trong bồn, bể cho thương nhân đến khi hàng hóa thông quan theo điểm a.4.2, khoản 2, Điều 4.

2. Việc giám sát thực hiện trên nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro để tránh việc doanh nghiệp đưa hàng hóa vào lưu thông khi lô hàng chưa được thông quan hoặc giải phóng hàng, ví dụ: sau khi bơm xăng dầu lên bồn, đang chờ ý kiến giám định, đơn vị vẫn có hoạt động bán xăng dầu ra, vào bồn thì phải được xử lý vi phạm. Do vậy, đnghị thực hiện theo quy định tại điểm a.4.2 khoản 2 Điều 4 Thông tư số 69/2016/TT-BTC.

c

b. Đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất:

b.2) Có giám sát của cơ quan hải quan:

Căn cứ nội dung khai báo của Thương nhân tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hải quan (thông báo vị trí dự kiến, ký hiệu bồn, bể; ngày, giờ dự kiến bơm), tình hình thực tế tại đơn vị, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất quyết định biện pháp, hình thức giám sát phù hợp.

Hiện nay việc thực hiện quy định trên chưa có, nhưng để cho các đơn vị phối hợp thực hiện đúng theo quy định. Đề nghị Tổng cục hướng dẫn đối với trường hợp giám sát, niêm phong bồn, bể trong quá trình vận chuyển từ cửa khẩu nhập (cụ thể là xăng dầu được tạm nhập từ Hải Phòng về tái xuất qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài - Hà Nội); cụ thể;

- Từ kho Thượng Lý Hải phòng về kho của Doanh nghiệp tại sân bay được vận chuyển bằng xe bồn thuê của các đơn vị vận tải hoặc xe của doanh nghiệp;

- Từ kho sân bay của doanh nghiệp vận chuyển bằng xe tra nạp ra sân bay và tra nạp lên máy bay tại sân đỗ ở sân bay.

Doanh nghiệp đề xuất:

- Chi cục Hải quan không niêm phong xe vận chuyển hàng khi mà xe đó vừa vận chuyển hàng để bán theo hình thức tái xuất vừa bán theo hình thức kinh doanh nội địa;

- Chi cục Hải quan xem xét có biện pháp giám sát phù hợp, không niêm phong xe tra nạp tại sân đỗ và bán cho các hãng hàng không trong và ngoài nước do số lượng xe ít và phải dùng cho cả hai hình thức bán tái xuất và bán nội địa.

Công tác phối hợp giám sát giữa các đơn vị hải quan trong việc vận chuyển xăng dầu cung ứng (tái xuất) cho máy bay thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư số 69/2016/TT-BTC.

Trường hợp xe vận chuyển/xe tra nạp vừa vận chuyển hàng để bán theo hình thức tái xuất, vừa bán kinh doanh nội địa thì giao doanh nghiệp tự bảo quản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hàng hóa vận chuyển, không thực hiện niêm phong xe. Chi cục Hải quan CKSBQT thực hiện các bin pháp giám sát phù hợp khi doanh nghiệp thực hiện cung ứng xăng dầu cho máy bay.

2.2

3. Kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với xăng dầu, hóa chất, khí nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập; nguyên liệu nhập khẩu:

 

b.1) Đối với lô hàng tái chế:

 … khi tái chế, nếu xăng dầu, hóa chất, khí vẫn không đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu thì toàn bộ xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu (cả cũ và mới) buộc phải xuất khẩu, tái xuất theo quy định tại điểm b.2 dưới đây và xử lý theo quy định về xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Cần hướng dẫn rõ trường hợp này, Thương nhân vẫn bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

Trường hợp này, Thương nhân có hành vi vi phạm nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng yêu cầu chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 quy định xử phạt hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP. Sau xử lý vi phạm hành chính, thực hiện quy định tại điểm b.1 khoản 3 Điều 4 Thông tư số 69/2016/TT-BTC.

2.3

4. Xác định lượng xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế hoặc giang xuất khẩu xăng dầu, khí; du thô xuất khẩu, nhập khẩu:

a

Tỷ lệ hao hụt xăng dầu xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập - tái xuất; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế xăng dầu hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu phải phù hợp với tỷ lệ hao hụt theo quy định tại Thông tư số 43/2015/TT-BCT ngày 08/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Tại điểm b, mục 2 công văn số 5852/TCHQ-GSQL ngày 24/6/2016 hướng dẫn áp dụng tỷ lệ hao hụt theo Thông tư số 43/2015/TT-BTC đối với hàng tái xuất và thanh khoản hàng tạm nhập tái xuất. Theo đó, tỷ lệ hao hụt cho phép khi thanh khoản tờ khai tạm nhập là tỷ lệ hao hụt tối đa quy định tại Thông tư số 43/2015/TT-BCT từ khâu nhập khẩu đến khâu tái xuất.

Thực tế lượng hao hụt nhập bồn rất khó xác định do lượng hàng từ phương tiện vận tải là lượng hàng bao gồm cả lượng nhập kinh doanh và lượng tạm; nhập tái xuất và bơm lên nhiều bồn, bể.

Đxuất:

- Doanh nghiệp quyết toán, hạch toán lượng và giá trị hao hụt vào thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Không thực hiện quyết toán tại tờ khai tạm nhập theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 43/2015/TT-BCT.

- Việc ghi nhận điều chnh lượng của tờ khai tạm nhập theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 23 Quyết định 1996/QĐ-TCHQ chỉ thực hiện việc ghi nhận trên hệ thống, không thực hiện khai bổ sung theo mẫu 03/KBS/GSQL.

Nội dung này Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện tại công văn số 5852/TCHQ-GSQL ngày 24/6/2016. Đối với vướng mắc cụ thể trong quá trình thực hiện, Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi hồ sơ về Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát Quản lý) để được hướng dẫn.

 

a.1) Nếu lượng chênh lệch nằm trong dung sai của Hợp đồng...:

Trường hợp lượng xăng dầu... thể hiện trong Thông báo kết quả giám định về lượng có chênh lệch so với lượng xăng dầu... ghi trên Hóa đơn, Vận đơn, Hợp đồng nhưng phù hợp với dung sai xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu ghi trên Hợp đồng....

1. Cần hướng dẫn rõ Thương nhân được nhập khẩu và không bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định (tránh trường hợp khi nhập khẩu thừa sẽ bị xử lý vi phạm nếu trị giá hàng nhập khẩu thừa trên 10 triệu đồng hoặc vượt quá 10% tổng trị giá lô hàng).

1. Trong trường hợp này phải khai báo bổ sung theo đúng kết quả thực nhập thì không bị xử phạt.

2. Khoản 8 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định Hàng hóa nhập khẩu thực tế có sự chênh lệch về số lượng so với hóa đơn thương mại do tính chất của hàng hóa, phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn thương mại: Xác định trị giá hải quan phải căn cứ vào hóa đơn thương mại và hợp đồng mua bán (điều kiện giao hàng, tỷ lệ dung sai, đặc tính tự nhiên của hàng hóa và điều kiện thanh toán). Trị giá hải quan không được thấp hơn trị giá thực thanh toán ghi trên hóa đơn thương mại và các chứng từ có liên quan.

Căn cứ các quy định trên thì việc tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có chênh lệch về số lượng so với hóa đơn thương mại là chưa thống nhất.

2. Trường hợp lượng xăng dầu chênh lệch nằm trong dung sai của Hợp đồng, trị giá hải quan được xác định theo khoản 7 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.

c

c) Đối với xăng dầu cung ứng cho tàu biển được xác định như sau:

c.1) Xăng dầu bơm trực tiếp từ kho xuống tàu biển được xác định bằng đng hồ đo của kho chứa.

Đề xuất bổ sung nội dung vào điểm c1 khoản 4 Điều 4 quy định:

- Biên bản giao nhận nhiên liệu giữa tàu biển và kho chứa.

- Lượng xăng dầu trên biên bản giao nhận giữa kho với tàu biển là cơ sở để xác nhận thực xuất.

Điểm c khoản 4 Điều 4 Thông tư số 69/2016/TT-BTC quy định Đối với xăng dầu cung ứng cho tàu biển bơm trực tiếp từ kho xuống tàu bin thì lượng xăng dầu được xác định bằng đồng hồ đo của kho chứa và Biên bản giao nhận nhiên liệu giữa phương tiện vận tải và tàu biển và là lượng để xác nhận thông quan.

d

c.2.4) Trường hợp có chênh lệch giữa đồng hồ đo của kho chứa và Biên bản giao nhận nhiên liệu, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập căn cứ Biên bản giao nhận nhiên liệu, Hóa đơn và chứng từ thanh toán, ý kiến giải trình của thương nhân để xác định lượng xăng dầu thực xuất khẩu, tái xuất và thực hiện thanh khoản tờ khai tạm nhập.

Do tính chất hàng xăng dầu có hao hụt khi vận chuyển, bơm hàng nên sẽ có chênh lệch giữa đồng hồ đo của kho chứa và biên bản giao nhận nhiên liệu (giao nhận với tàu biển).

Mặt khác tại điểm a, khoản 11, Điều 4 thì cơ sở xác định xăng dầu cung ứng tàu biển đã thực tái xuất là tờ khai thông quan và được xác nhận “hàng đã qua khu vực giám sát” trên Hệ thống và theo đề nghị sửa đổi tại mục 4; đề nghị bỏ điểm c.2.4, khoản 4, Điều 4 này.

Nội dung quy định tại điểm c.2.4 khoản 4 Điều 4 Thông tư số 69/2016/TT-BTC để làm cơ sở cho Chi cục Hải quan xác định lượng xăng dầu tái xuất khi có sự chênh lệch giữa đồng hồ của kho chứa và Biên bản giao nhận nhiên liệu; là cơ sở để cơ quan hải quan xem xét việc giải trình của doanh nghiệp, tránh việc doanh nghiệp lợi dụng, gian lận.

2.4

6. Về lấy mẫu xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập nguyên liệu nhập khẩu: Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015.

Thông tư chưa có quy định việc lấy mẫu, thời điểm lấy mẫu đối với trường hợp chuyển tải, sang mạn.

Theo quy định tại điểm b. 1 khoản 8 Điều 4 thì chủ tàu có trách nhiệm neo đậu tại vị trí đã đăng ký cho đến khi hoàn thành các điều kiện để được bơm lên kho. Theo đó, đối với xăng dầu chuyển tải sang mạn thì việc thực hiện ly mẫu tại tàu chuyên chở xăng dầu trước khi thực hiện chuyển tải, sang mạn sang các tàu nhỏ.

3

8. Đối với xăng dầu chuyển tải, sang mạn

3.1

b) Thương nhân thực hiện khai báo với Chi cục Hải quan quản lý khu vực chuyển tải, sang mạn trước khi thực hiện việc chuyển tải, sang mạn theo quy định dưới đây:

c) Cơ quan hải quan thực hiện giám sát việc chuyển tải, sang mạn

Điểm a.4, khoản 2 quy định điều kiện để Thương nhân được bơm xăng dầu, hóa chất, khí nguyên liệu từ phương tiện vận chuyển vào bồn, bể và ngược lại a.4) Có giám sát của cơ quan hải quan.

Khoản 8 quy định xăng dầu chuyển tải sang mạn, Thương nhân thực hiện khai báo với Chi cục Hải quan quản lý khu vực chuyển tải sang mạn và cơ quan hải quan thực hiện giám sát trên nguyên tắc quản lý rủi ro.

Trên thực tế khu chuyển tải, sang mạn và các khu vực có bồn bể chứa xăng dầu không do một Chi cục Hải quan quản lý. Theo đó nếu căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại Chi cục khác Chi cục quản lý khu vực chuyển tải, sang mạn thì việc giám sát trong quá tnh chuyển tải, sang mạn và giám sát khi bơm xăng dầu vào bồn, bể sẽ bị chồng chéo.

Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, TP căn cứ quy định tại Thông tư số 69/2016/TT-BTC và thực tế tại đơn vị để tổ chức thực hiện (phải đảm bảo các quy định liên quan tại Thông tư số 69/2016/TT-BTC).

3.2

b.1) Thương nhân có trách nhiệm khai rõ vị trí được phép chuyển tải sang mạn... Chủ tàu có trách nhiệm neo đậu tại vị trí đã đăng ký cho đến khi hoàn thành các điều kiện để được bơm lên kho và hoàn thành thủ tục hải quan:

Đnghị giải thích rõ quy định hoàn thành các điều kiện để được bơm lên kho và hoàn thành thủ tục hải quan trường hợp tàu chuyển tải sang mạn thực hiện bơm hoặc chưa bơm xăng dầu lên kho.

Trường hợp xăng dầu chuyển tải, sang mạn đã được bơm lên kho thì phương tiện vận tải thực hiện việc chuyển tải, sang mạn không phải neo đậu tại vị trí đã đăng ký.

Trường hợp xăng dầu chuyển tải sang mạn chưa được bơm lên kho thì phương tiện vận tải thực hiện việc chuyển tải, sang mạn phải thực hiện neo đậu tại vị trí đã đăng ký cho đến khi thực hiện bơm xăng dầu lên kho hoặc hoàn thành thủ tục hải quan.

3.3

b.2) Đối với lô xăng dầu của cùng một doanh nghiệp trên tàu vận tải nhập cảnh, Thương nhân mở tờ khai theo từng tàu chuyển tải, sang mạn. Việc xác định lượng xăng dầu chuyển tải sang mạn căn cứ theo Thông báo kết quả giám định về lượng tại tàu chuyển tải, sang mạn.

Việc quy định mở tờ khai theo từng tàu chuyển tải, sang mạn dẫn đến phải mở rất nhiều tờ khai (ví dụ tàu 40 ngàn tấn phải sử dụng khoảng 40 lượt tàu chuyển tải, phải mở khoảng 40 tờ khai tương ứng). Hơn nữa việc xác định trị giá, tính thuế sẽ gặp nhiều khó khăn do đặc thù mặt hàng: khối lượng thực tế bao giờ cũng có sự chênh lệch so với số lượng trên chứng từ (nhưng vẫn phù hợp quy định trên hợp đồng), nếu căn cứ khối lượng giám định từng tàu để tính thuế sẽ chênh lệch so với thuế phải nộp theo giá thực thanh toán của lô hàng.

Doanh nghiệp lựa chọn thực hiện mở nhiều tờ khai theo quy định tại Thông tư số 69/2016/TT-BTC hoặc một tờ khai theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đối với lô hàng xăng dầu chuyển tải, sang mạn của cùng một doanh nghiệp.

3.4

c) Cơ quan hải quan thực hiện giám sát việc chuyển tải, sang mạn

Trường hợp giám sát hải quan trực tiếp... lập thành Biên bản giám sát và lưu tại bộ hồ sơ hải quan...

Xăng dầu là mặt hàng đặc thù, nhạy cảm, dễ bị doanh nghiệp lợi dụng để gian lận; việc giám sát chuyển tải, sang mạn thường phức tạp do địa bàn giám sát rộng, thiếu phương tiện kỹ thuật giám sát, chủ yếu do công chức hải quan thực hiện trực tiếp.

Đnghị hướng dẫn cụ thể việc áp dụng quản lý rủi ro đối với công tác giám sát xăng dầu chuyển tải, sang mạn để đảm bảo yêu cầu, hiệu quả quản lý.

Trước mt, đề nghị Cục Hải quan tỉnh, TP căn cứ quy định liên quan tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, Thông tư số 38/2015/TT-BTC và thực tế tại đơn vị để có biện pháp giám sát phù hợp theo hướng dẫn tại công văn số 3184/TCHQ-GSQL ngày 15/4/2016 của Tổng cục Hải quan về việc tăng cường công tác giám sát đối với xăng dầu xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất.

3.5

9. Thời hạn lưu giữ tại Việt Nam đối với xăng dầu, hóa chất khí kinh doanh tạm nhập tái xuất thực hiện theo qui định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.

Đề nghị nêu rõ khái niệm ngày hoàn thành thủ tục hải quan được coi là ngày thông quan hay có thể coi là ngày được chấp nhận khai báo sửa đổi bổ sung của doanh nghiệp khi nộp bổ sung hóa đơn thương mại trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Ngày hoàn thành thủ tục hải quan là ngày thông quan hàng hóa theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Thông tư số 69/2016/TT-BTC.

3.6

11. Cơ sở để xác định xăng dầu, hóa chất, khí đã xuất khẩu đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất:

a) Đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất qua cửa khẩu đường biển, cảng chuyển tải, khu chuyển tải; xăng dầu cung ứng cho tàu biển, máy bay xuất cảnh; xăng dầu, khí xuất khẩu, tái xuất đưa vào kho ngoại quan là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan và được xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát” trên Hệ thống;

Theo quy định về xăng dầu chuyển tải, sang mạn tại Thông tư này thì cơ quan hải quan thực hiện giám sát việc chuyển tải, sang mạn trên nguyên tắc quản lý rủi ro. Nếu Chi cục không tổ chức giám sát trực tiếp tại khu vực chuyển tải thì không đủ cơ sở để xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát”

Đề nghị hướng dẫn căn cứ, cơ sở để thực hiện xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát” trong trường hợp này.

Trường hợp cơ quan hải quan không thực hiện giám sát trực tiếp (việc giám sát chuyển tải, sang mạn trên nguyên tắc quản lý rủi ro) thì Chi cục Hải quan căn cứ vào tờ khai đã được thông quan và đề nghị của chủ hàng để xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát.

3.7

20. Thương nhân xuất nhập khẩu xăng dầu có trách nhiệm xây dựng phần mềm theo dõi, quản lý lượng xăng dầu vào kho, từ kho đưa vào kho nội địa, hoặc tái xuất, xuất khẩu và kết nối dữ liệu với cơ quan hải quan theo quy định.

Hiện trên toàn quốc có khoảng 24 doanh nghiệp đầu mối được kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu. Theo đó sau khi Tng cục Hải quan làm việc với các doanh nghiệp, cần sớm pháp lý hóa trách nhiệm này của các doanh nghiệp. Khi đã xem là trách nhiệm cần phải có biện pháp đảm bảo trách nhiệm được thực hiện, nhằm nâng cao tính khả thi và hiệu qu, thực chất của quy định pháp lý tại Thông tư, tăng cường công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại. Sau khi ban hành Nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan cần xây dựng chế tài để xử phạt nếu doanh nghiệp không chấp hành quy định này (chế tài phạt phù hợp, không quá nặng).

Bộ Tài chính đã có công văn số 10114/BTC-TCHQ ngày 21/7/2016 về việc triển khai phần mềm theo dõi, quản lý lượng xăng dầu vào kho, từ kho đưa vào nội địa, hoặc tái xuất, xuất khẩu. Theo đó, Tổng cục Hải quan sẽ xây dựng lộ trình thực hiện.

4

Điều 5. Thuế và lệ phí

 

2. Về tỷ lệ thuế xuất khẩu dầu thô:

Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu dầu thô căn cứ thông báo của người khai hải quan (thông báo này đồng kính gửi cơ quan thuế cùng thời hạn thông báo tỷ lệ thuế tài nguyên tạm tính đối với từng hợp đồng dầu thô) để thực hiện.

Đề nghị sửa “… thông báo của người khai hải quan (thông báo này đồng kính gửi cơ quan thuế)…” thành “… thông báo của người khai hải quan (thông báo này phải gửi đồng thời đến cơ quan thuế) …

Việc gửi Thông báo về tỷ lệ thuế xuất khẩu dầu thô thuộc trách nhiệm của người khai hải quan và được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến chính sách thuế nội địa.

5

Điều 6. Địa điểm làm thủ tục hải quan

 

1. Xăng dầu, hóa chất, khí nhập khẩu, tạm nhập thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khu nhập được phép nhập khẩu ...

Đnghị làm rõ quy định Chi cục Hải quan cửa khu nhập được phép nhập khẩu.

Quy định này đảm bảo tính linh hoạt trong trường hợp quy định của pháp luật liên quan có thay đổi. Do vậy đề nghị căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để thực hiện.

6

Điều 7. Hồ sơ hải quan

6.1

1. Chứng từ phải nộp:

b) Hóa đơn thương mại: 01 bản chụp;

Đề nghị cho phép doanh nghiệp được nộp Hóa đơn tạm tính hoặc Hóa đơn thương mại trường hợp tại thời điểm mở tờ khai chưa có giá chính thức nên chưa thể có Hóa đơn thương mại.

Đồng ý với đề xuất, theo đó cho phép doanh nghiệp được nộp Hóa đơn thương mại hoặc Hóa đơn tạm tính.

6.2

e) Trường hợp một lô hàng phải khai trên nhiều tờ khai hoặc hàng hóa nhập khẩu thuộc nhiều loại hình, có chung vận tải đơn...

Đề nghị hướng dẫn thủ tục hải quan trường hợp lô hàng có 02 vận đơn, chung tàu, hóa đơn, bảo hiểm và cùng nhà cung cấp, giao hàng 1 lần.

Thương nhân lựa chọn thực hiện mở một tờ khai hoặc nhiều tờ khai theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

7

Điều 8. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập

 

2. Căn cứ văn bản đề nghị được gia hạn thời hạn xăng dầu, hóa chất, khí tạm nhập tái xuất lưu giữ tại Việt Nam của Thương nhân, Chi cục Hải quan xem xét, chấp nhận gia hạn theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Thông tư này. Lãnh đạo Chi cục Hải quan ký tên, đóng dấu trên văn bản đề nghị của Thương nhân và lưu hồ sơ theo quy định, đồng thời thực hiện gia hạn thời hạn tạm nhập trên Hệ thống...

Chi cục Hải quan thực hiện việc gia hạn thời hạn tạm nhập tái xuất trên văn bản đề nghị của thương nhân và lưu hồ sơ theo quy định, đồng thời thực hiện gia hạn trên hệ thống.

Tuy nhiên tại khoản 3 Điều 23 Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2015 thì việc gia hạn này còn phải thực hiện khai bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL.

Đxuất: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 69/2016/TT-BTC và không thực hiện khai bsung theo mẫu 03/KBS/GSQL.

Theo quy định tại Điều 12 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2015 của Tổng cục Hải quan thì:

- Trường hợp người khai gửi thông tin bổ sung thông qua Hệ thống thì không phải khai bổ sung trên mẫu số 03/KBS-GSQL.

- Trường hợp người khai gửi thông tin bổ sung bằng văn bản thì phải thực hiện khai bổ sung trên mẫu số 03/KBS-GSQL.

Căn cứ các thông tin bổ sung của người khai hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra đối chiếu với các chứng từ liên quan (văn bản đề nghị được gia hạn, hồ sơ hải quan) để xem xét chấp nhận đề nghị được gia hạn thời hạn tạm nhập tái xuất.

8

Điều 12. Hồ sơ hải quan (đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất)

8.1

2. Hồ sơ hải quan đối với tái xuất xăng dầu, hóa chất, khí:

Điểm c.2 khoản 4 Điều 4 quy định trường hợp xăng dầu bơm từ kho xuống phương tiện vận tải để tiếp tục vận chuyển cung ứng cho tàu biển Lượng xăng dầu trên Biên bản giao nhn nhiên liu giữa phương tiện vận tải và tàu biển là cơ sở đxác nhận thông quan theo quy định.

Tuy nhiên ti khoản 2 Điều 12 không quy định phải có Biên bản giao nhận nhiên liệu như trên.

Điều 31 Thông tư số 69/2016/TT-BTC (quy định về thủ tục hải quan đối với xăng dầu xuất khẩu, tái xuất cho tàu biển), theo đó có quy định về Biên bn giao nhận nhiên liệu trong hồ sơ hải quan.

8.2

c) Khi làm thủ tục tái xuất, thương nhân phải khai báo thông tin về stờ khai tạm nhập, số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai tạm nhập tương ứng với từng dòng hàng tái xuất để Hệ thống theo dõi trừ lùi; Hệ thống tự động thực hiện trừ lùi theo số lượng trên tờ khai tạm nhập tương ứng.

1. Theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư số 38/2014/TT-BCT thì Thương nhân có thể sử dụng nguồn xăng dầu cùng chủng loại với nguồn xăng dầu tạm nhập trong hệ thống kho nội địa của mình để tái xuất. Theo đó, Thương nhân không khai được thông tin về số tờ khai tạm nhập theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư số 69/2016/TT-BTC.

1. Thương nhân phải thực hiện khai báo thông tin về số tờ khai tạm nhập trên tờ khai tái xuất để phục vụ công tác thanh khoản tờ khai và công tác quản lý của cơ quan hải quan.

2. Theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì cơ quan hải quan không thực hiện việc giám sát lô hàng tạm nhập xăng dầu sau khi tờ khai hải quan được thông quan.

Thực tế Cục Hải quan TP.Hải Phòng không thực hiện việc giám sát như trên và giao doanh nghiệp tự quản lý, vận chuyển về các địa điểm khác.

Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn để thực hiện.

2. Việc bảo quản xăng dầu sau khi thông quan thuộc trách nhiệm của Thương nhân; theo đó cơ quan hải quan không thực hiện giám sát lô hàng tạm nhập sau khi hàng hóa đã được thông quan.

9

Điều 14. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất; Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp mua xăng dầu, khí theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, khoản 3, Điều 19, khoản 2 Điều 35 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP

 

2. Đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất qua cửa khẩu đường bộ:

 

b) Trường hợp phát hiện niêm phong không còn nguyên vẹn hoặc có dấu hiệu vi phạm về sự thay đổi lượng, trọng lượng, chủng loại xăng dầu, hóa chất, khí, cơ quan hải quan lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý nhà nước hoặc Thương nhân giám định...

Việc xử phạt thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, do vậy có thể là xử phạt hoặc không xử phạt, việc xử phạt có thể lập Biên bản vi phạm hoặc không lập Biên bản vi phạm (thực hiện theo thủ tục đơn giản).

Thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và các văn bản hướng dẫn liên quan.

10

Điều 16. Nguyên tắc thực hiện

 

4. Xăng dầu, hóa chất, khí chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.

Đnghị bổ sung thêm tiền chậm nộp.

Trường hợp người nộp thuế khi chuyển tiêu thụ nội địa không tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan thì thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC; theo đó phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của cơ quan hải quan.

11

Điều 20. Trách nhiệm của Thương nhân (xăng dầu, hóa chất, khí chuyển tiêu thụ nội địa)

 

3. Kê khai, nộp đủ thuế theo quy định trên tờ khai hải quan mới và ghi rõ số tờ khai hải quan hàng hóa tạm nhập ban đầu, hình thức chuyển tiêu thụ nội địa...

Trường hợp... nếu cơ quan hải quan hoặc cơ quan chức năng khác kim tra, phát hiện thì người nộp thuế bị ấn định số tiền thuế phải nộp theo tờ khai hải quan hàng hóa tạm nhập ban đầu và bị xử phạt theo quy định hiện hành. Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế còn thiếu, tiền chậm nộp và tiền phạt (nếu có) theo quyết định của cơ quan hải quan.

Về hồ sơ hải quan:

Căn cứ Điều 18 Thông tư số 69/2016/TT-BTC, điểm c khoản 1 Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì đối với mặt hàng xăng dầu nhập khẩu là mặt hàng phải có giấy phép của Bộ Công thương (quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014) nên khi chuyển tiêu thụ nội địa phải được Bộ Công thương đồng ý bằng văn bản.

Thực tế, hàng xăng dầu không tái xuất hết được quyết toán và chuyển tiêu thụ nội địa liên tục theo từng tờ khai tạm nhập nên việc xin phép Bộ Công Thương gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp cũng như cơ quan hải quan. Do đó đề nghị đối với hàng xăng dầu chuyển tiêu thụ nội địa do không tái xuất hoặc tái xuất không hết không cần giấy phép của Bộ Công Thương.

Căn cứ quy định tại Điều 7, khoản 2 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 thì Thương nhân thực hiện kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu (mặt hàng xăng dầu không thuộc Danh mục mặt hàng phải có Giấy phép nhập khẩu của Bộ Công Thương). Do vậy, khi Thương nhân kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu chuyển tiêu thụ nội địa đối với xăng dầu tạm nhập thì không phải xin Giấy phép của Bộ Công Thương.

12

Điều 28. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí, nguyên liệu

 

1. Khi nhận được văn bản thông báo về cung cấp khí, nguyên liệu, Bản đồ đường ống ngầm cung cấp khí, nguyên liệu, Biên bản thỏa thuận giữa Thương nhân xuất khẩu và các Thương nhân nhập khẩu, Chi cục Hải quan quản lý có trách nhiệm bố trí cán bộ giám sát và ký xác nhận chỉ số đồng hồ tại thời điểm xác nhận theo Biên bản...

Đề nghị hướng dẫn rõ là Biên bản gì. Kiến nghị là sử dụng Biên bản chứng nhận do cơ quan hải quan lập hoặc Biên bản do doanh nghiệp lập

Công chức hải quan giám sát thực hiện xác nhận vào Biên bản thỏa thuận giữa Thương nhân xuất khẩu và các Thương nhân nhập khẩu.

13

Điều 32. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất; Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi có hệ thống kho nội địa chứa xăng dầu nhập khẩu, tạm nhập

 

2. Trường hợp xăng dầu cung ứng cho tàu biển tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất hoặc tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi có hệ thống kho nội địa chứa xăng dầu nhập khẩu, tạm nhập:

13.1

b) Căn cứ lượng xăng dầu trên Biên bản giao nhận nhiên liệu và việc tàu đã thực xuất cảnh (căn cứ thông báo tàu rời cảng trên Hệ thống hải quan điện tử E-Manifest hoặc Bản khai chung tàu xuất cảnh của Chi cục Hải quan nơi hoàn thành thủ tục cho tàu xuất cảnh trong trường hợp tàu biển thực hiện thủ tục xuất cảnh bằng hồ sơ thủ công), công chức hải quan xác nhn “Hàng đã qua khu vực giám sát” trên Hệ thống hoặc trên tờ khai hải quan giấy về lượng xăng dầu đã tái xuất theo quy định;

Đối với trường hợp thực hiện thủ tục xuất cảnh bằng hồ sơ thủ công thì “bản khai chung tàu xuất cảnh” chưa đủ căn cứ xác thực tàu đã xuất cảnh. Đề nghị thay đổi cụm từ “bản khai chung tàu xuất cảnh” thành “Giấy phép rời cảng”.

Theo đó, khi thực hiện hoàn thuế, không thu thuế đối với tờ khai tạm nhập quy định tại khoản 2, Điều 10 không cần yêu cầu thương nhân nộp bổ sung giấy phép rời cảng vì căn cứ vào tờ khai thông quan và được xác nhận “đã qua khu vực giám sát” (điểm a, khoản 11, Điều 4).

Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 và khoản 2 Điều 10 Thông tư số 69/2016/TT-BTC để giải quyết phát sinh vướng mc trong trường hợp khi xác nhận hàng qua khu vực giám sát nhưng doanh nghiệp chưa có Giấy phép rời cảng (trường hợp chưa thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh). Việc yêu cầu Thương nhân nộp Giấy phép rời cảng thực hiện tại khâu hoàn thuế, không thu thuế quy định tại Điều 10 Thông tư số 69/2016/TT- BTC.

13.2

c) Trường hợp xăng dầu cung ứng cho tàu biển nhưng vì lý do khách quan tàu biển không tiếp nhận được lượng xăng dầu theo đơn đặt hàng hoặc tiếp nhận ít hơn so với lượng xăng dầu đã khai báo trên tờ khai xuất khẩu, tái xuất thì công chức hải quan thực hiện nhiệm vụ giám sát có trách nhiệm xác nhận và ghi nhận trên Hệ thống hoặc trên tờ khai xuất khẩu, tái xuất về lượng xăng dầu thực tế đã xuất khẩu, tái xuất và yêu cầu Thương nhân nộp bản chính Biên bản giao nhận nhiên liệu;

Trường hợp tàu biển không tiếp nhận lượng xăng dầu theo đơn đặt hàng thì phải hủy tờ khai do thực tế hàng không xuất, vì vậy không thể ghi nhận trên hệ thống. Đề nghị bổ sung nội dung yêu cầu thương nhân phải có văn bản đề nghị hủy tờ khai theo mẫu số 04/HTK/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Trường hợp tàu biển tiếp nhận lượng hàng ít hơn (hoặc khác) so với lượng theo order (là lượng khai báo trên tờ khai), đề nghị ngoài việc công chức hải quan xác nhận và ghi nhận trên hệ thống thì thương nhân phải thực hiện khai bổ sung sau thông quan.

Đối với trường hợp tàu biển không tiếp nhận lượng xăng dầu theo Đơn đặt hàng hoặc tiếp nhận ít hơn so với lượng xăng dầu đã khai báo trên tờ khai xuất khẩu, tái xuất quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 Thông tư số 69/2016/TT-BTC thì:

- Trường hợp không tiếp nhận lượng xăng dầu theo Đơn đặt hàng thì thực hiện hủy tờ khai theo quy định;

- Trường hợp tiếp nhận ít hơn so với lượng xăng dầu đã khai báo trên tờ khai xuất khẩu, tái xuất thì ngoài việc thực hiện xác nhận và ghi nhận trên Hệ thống, Thương nhân phải thực hiện khai bổ sung sau thông quan.

13.3

5. Trên cơ sở đơn đặt hàng do Thương nhân nộp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 31 Thông tư này, thực hiện theo dõi và yêu cầu doanh nghiệp giải trình về định mức xăng dầu nếu có dấu hiệu vi phạm; phối hợp với cơ quan chức năng liên quan, cơ quan giám định để xử lý vi phạm khi Thương nhân có vi phạm về định mức.

Theo quy định này thì cơ quan hải quan phải theo dõi định mc tiêu hao nhiên liệu của tàu biển. Tuy nhiên mỗi tàu có định mức tiêu hao năng lượng khác nhau và lại chạy tuyến quốc tế xuất cảnh nên việc cơ quan hải quan theo dõi định mức tiêu hao nhiên liệu của tàu biển rất khó thực hiện.

Đnghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc theo dõi được thực hiện như thế nào?

Quy định trên trên nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan Hải quan và là cơ sở để cơ quan hải quan đánh giá và có biện pháp xử lý nếu có dấu hiệu vi phạm, gian lận, theo đố việc tổ chức theo dõi thuộc trách nhiệm của Chi cục.

14

Điều 33. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi tàu biển neo đậu

 

đ.2) Trường hợp ngày xuất cảnh của tàu biển quá thời hạn hiệu lực đối với tờ khai tái xuất gửi thông báo cho Chi cục nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất để phối hợp xử lý.

Căn cứ tờ khai thông quan, xăng dầu được bơm lên tàu biển. Do đó hàng trên tàu biển là hàng đã được thông quan (hàng được thông quan trong thời gian hiệu lực của tờ khai). Đnghị không quy định tàu biển phải xuất cảnh trong thời gian hiệu lực của tờ khai.

Quy định tại điểm đ.2 khoản 2 Điều 33 Thông tư số 69/2016/TT-BTC là cơ sở để Chi cục Hải quan nơi tàu biển neo đậu phối hợp với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tái xuất xử lý các vi phạm, gian lận nếu có.

15

Điều 36: Thủ tục hải quan

1. Thủ tục hải quan đối với xăng dầu xuất khẩu, tái xuất cho máy bay thực hiện theo quy định đối với hình thức đăng ký tờ khai một lần để xuất khu hoặc tái xuất nhiều lần (giao nhận trước, đăng ký tờ khai hải quan sau) và phải đáp ứng quy định tại khoản 8 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

Đnghị hướng dẫn rõ trường hợp này không phải đáp ứng quy định tại khoản 8 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

Đề nghị thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 93 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, theo đó không yêu cầu phải đáp ứng quy định tại khoản 8 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

16

Địa điểm làm thủ tục hải quan xăng dầu xuất khẩu, tái xuất cho máy bay

 

Xăng dầu xuất khẩu được thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khu xuất.

Xăng dầu tái xuất được thực hiện thủ tục Hải quan tại Chi cục Hải quan nơi đã làm thủ tục tạm nhập chính lô xăng dầu đó; hoặc tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi Thương nhân có hệ thống kho nội địa chứa xăng dầu nhập khẩu, tạm nhập.

Đề nghị cho phép Thương nhân được làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất xăng dầu cung ứng cho máy bay tại Chi cục Hải quan nơi quản lý hệ thống kho chứa xăng dầu nhập khẩu, tạm nhập.

Đồng ý đề xuất, theo đó Thương nhân được làm thủ tục cung ứng (xuất khẩu, tái xuất) xăng dầu cho máy bay tại Chi cục Hải quan nơi quản lý hệ thống kho chứa xăng dầu nhập khẩu, tạm nhập.

17

Điều 37. Hồ sơ hải quan (đối với xăng dầu xuất khẩu, tái xuất cho máy bay)

17.1

1. Đối với xuất khẩu/tái xuất xăng dầu:

Thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 12 Thông tư này, điểm b.2 khoản 1 Điều 93 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 69/2016/TT-BTC, hồ sơ hải quan bao gồm Hóa đơn thương mại, Hợp đồng bán hàng/Phụ lục hợp đồng. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, điểm b khoản 2 Điều 82 Thông tư số 38/2015/TT-BTC hồ sơ hải quan không yêu cầu phải có Hóa đơn thương mại, Hợp đồng.

Mặt khác, điểm b.2 khoản 1 Điều 93 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định mỗi lần giao nhận, người khai hải quan phải có chứng từ chứng nhận việc giao nhận hàng hóa (hóa đơn bán hàng, hóa đơn thương mại, Phiếu xuất kho...) và phải lập Bảng tổng hợp các chứng từ chứng nhận việc giao nhận hàng hóa theo mẫu số 27/THCT-KML/GSQL Phụ lục V ban hành theo Thông tư này nộp cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục hải quan.

Đề nghị bỏ các chứng từ dẫn trên trong hồ sơ hải quan xuất khẩu/tái xuất xăng dầu nói chung và trong hồ sơ cung ứng xăng dầu cho máy bay nói riêng.

Đối với xăng dầu cung ứng cho tàu bay xuất cảnh:

- Hợp đồng bán hàng/Phụ lục Hợp đồng: Nộp làn đầu khi làm thủ tục cung ứng xăng dầu hàng không;

- Hóa đơn bán hàng hoặc Hóa đơn thương mại hoặc Phiếu xuất kho: Thương nhân lập Bảng tng hợp theo quy định tại điểm b.2 khoản 1 Điều 93 Thông tư s38/2015/TT-BTC.

17.2

2. Đối với tái xuất xăng dầu:

a) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh xăng dầu và được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không...

Đề nghị chỉ nộp lần đu khi làm thủ tục đối với Giấy chứng nhận đăng kinh doanh

Tương tự điểm 16.1 nêu trên, nộp lần đầu khi làm thủ tục đối với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

18

Điều 38. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất; Chi cục Hải quan nơi máy bay xuất cảnh

18.1

2. Chi cục Hải quan nơi tàu bay xuất cảnh thực hiện việc giám sát từng lần giao hàng trên cơ sở chứng từ giao nhận hàng hóa (Hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho) do thương nhân xuất trình, thực hiện xác nhận “hàng hóa đã xuất khẩu” và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định đối với đăng ký tờ khai một lần quy định tại Điều 93 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

1. Quy định tại khoản 2 Điều 38 Thông tư số 69/2016/TT-BTC chưa phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 93 Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính Do đó trong trường hợp áp dụng tại điểm a.4 khoản 1 Điều 93 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (xăng dầu cung ứng cho tàu bay xuất cảnh):

Đề xuất: Công chức giám sát căn cứ vào kế hoạch dự kiến tra nạp phiên liệu hàng ngày do doanh nghiệp cung cấp, kế hoạch bay do cơ quan cảng vụ cung cấp và các thông tin khác (nếu có) và báo cáo đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất quyết định biện pháp, hình thức giám sát phù hợp như: lựa chọn đối tượng trọng điểm, đối tượng ngẫu nhiên để thực hiện giám sát việc tra nạp nhiên liệu cho tàu bay xuất cảnh.Thương nhân sẽ thực hiện việc giao hàng trước sau đó mới thực hiện khai báo và nộp hsơ theo quy định, như vậy sẽ không thể thực hiện việc giám sát theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Thông tư số 69/2016/TT-BTC.

1. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất căn cứ Kế hoạch dự kiến tra nạp nhiên liệu hàng ngày do doanh nghiệp cung cấp, Kế hoạch bay do cơ quan cảng vụ cung cấp, Hóa đơn bán hàng (hoặc Phiếu xuất kho) để thực hiện giám sát việc cung ứng xăng dầu cho máy bay xuất cảnh theo nguyên tắc quản lý rủi ro.

2. Đề nghị hướng dẫn cụ thể việc xác nhận hàng hóa đã xuất khẩu như thế nào?

2. Cơ sở để xác định “hàng hóa đã xuất khẩu” đối với xăng dầu cung ứng cho máy bay căn cứ vào lượng xăng dầu cung ứng (cộng dồn lượng trên Hóa đơn bán hàng hoặc Phiếu xuất kho) được xác nhận trên Hệ thống.

 

 

3. Đề nghị quy định rõ chứng từ giao nhận hàng hóa là Hóa đơn bán hàng hoặc Phiếu xuất kho.

3. Về các chứng từ giao nhận: Thực hiện theo quy định tại điểm b-2 khoản 1 Điều 93 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

18.2

3. Trường hợp cung ứng xăng dầu cho máy bay Việt Nam xuất cảnh nhưng có dừng tại một sân bay nội địa:

c) Tính thuế, thu thuế đối với phần xăng dầu đã làm thủ tục tái xuất cho máy bay bay chạy chặng nội địa trong hành trình chạy tuyến quốc tế.

Đề xuất bổ sung quy định: Việc làm thủ tục mở tờ khai chuyển tiêu thụ nội địa với lượng xăng dầu sử dụng nội địa được thực hiện vào ngay thời điểm làm thủ tục tái Xuất đối với lượng xăng dầu cung ứng cho máy bay xuất cảnh.

Thời điểm mở tờ khai chuyển tiêu thụ nội địa đối với lượng xăng dầu đã làm thủ tục tái xuất nhưng chạy chặng nội địa là thời điểm làm thủ tục tái xuất đối với lượng xăng dầu cung ứng cho máy bay xuất cảnh.

19

Về trình tự thủ tục hải quan và thời điểm thông quan đối với hàng tái xuất cung ứng tàu biển (trường hợp tờ khai phân luồng vàng và luồng đỏ)

Tại Khoản 18, Điều 4 Thông tư 69/2016/TT-BTC quy định: “Ngoài các quy định đặc thù nêu tại Thông tư này, hồ sơ, trình tự các bước thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyn khu, quá cảnh; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu, khí; dầu thô xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập phục vụ hoạt động dầu khí thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC”.

Để thực hiện thống nhất đề nghị trình tự thủ tục đối với xăng dầu cung ứng cho tàu biển thực hiện theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC để phù hợp với hoạt động cung ứng này, vì trình tự thủ tục hải quan tại Thông tư 69/2016/TT-BTC (bơm xong hàng mới thông quan) chưa thống nhất với Thông tư 38/2015/TT-BTC và Quyết định 1996/QĐ-TCHQ (thông quan xong mới bơm hàng).

Căn cứ quy định tại khoản 18, Điều 4 Thông tư số 69/2016/TT-BTC, hoạt động cung ứng xăng dầu đặc thù, do vậy thủ tục đối với xăng dầu cung ứng cho tàu biển thực hiện theo trình tự quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Quy trình 1966/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan.

20

Về xử lý niêm phong hải quan phương tiện vận chuyển trong trường hợp hàng không xuất

Chưa có quy định về việc xử lý niêm phong phương tiện vận chuyển: Khi bơm hàng từ kho xuống phương tiện vận chuyển cơ quan hải quan đã thực hiện niêm phong phương tiện vận chuyển theo quy định. Tuy nhiên, khi tàu biển có thông báo không tiếp nhận hàng hóa thì chưa có hướng dẫn việc xử lý niêm phong như thế nào.

Đề xuất: Doanh nghiệp có trách nhiệm bảo quản, giữ nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan và thông báo với cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan tiến hành hủy niêm phong hải quan theo quy định.

Nhất trí với nội dung đề xuất, cụ thể Doanh nghiệp có trách nhiệm bảo quản, giữ nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan và thông báo với cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan tiến hành hủy niêm phong hải quan theo quy định.

21

Công văn số 3184/TCHQ-GSQL ngày 15/4/2016 về việc tăng cường công tác giám sát đối với xăng dầu xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất

Trong khi Tổng cục Hải quan chưa có quy trình, hướng dẫn mới, kiến nghị các đơn vị tiếp tục thực hiện để đảm bảo và tăng cường công tác giám sát, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Tiếp tục thực hiện theo nội dung hướng dẫn tại công văn số 3184/TCHQ-GSQL ngày 15/4/2016 và quy định tại Thông tư số 69/2016/TT-BTC.

22

Xác nhận hàng qua khu vực giám sát

Trong Thông tư chưa hướng dẫn rõ thời điểm xác nhận hàng hóa đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống E- customs đối với xăng dầu nhập khẩu, tạm nhập bơm từ tàu lên bồn, bể nằm trong khu vực cảng hoặc ngoài khu vực cảng.

Thực tế có một số trường hợp xăng dầu nhập khẩu với số lượng lớn về các cảng chuyên dùng. Doanh nghiệp đưa hàng ra khỏi cảng bằng các đường ống chuyên dụng, các phương tiện chuyên chở theo nhiều lần khác nhau.

Đề xuất: Tờ khai hải quan sau khi được cấp phép thông quan, cơ quan hải quan thông báo cho doanh nghiệp và căn cứ nội dung khai báo của doanh nghiệp trên Hệ thống để thực hiện việc xác nhận hạng qua khu vực giám sát cho toàn bộ lô hàng một lần. Sau khi đã xác nhận hàng qua khu vực giám sát thì doanh nghiệp tự quản lý, bảo quản theo quy định.

Sau khi thông quan tờ khai hải quan, cơ quan hải quan thông báo cho doanh nghiệp và căn cứ nội dung khai báo của doanh nghiệp trên Hệ thống để thực hiện việc xác nhận hàng qua khu vực giám sát cho toàn bộ lô hàng một lần. Sau khi đã xác nhận hàng qua khu vực giám sát thì doanh nghiệp tự quản lý, bảo quản theo quy định.

23

Xuất khẩu (tái xuất) khí LPG cho doanh nghiệp chế xuất

Khi doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu có phải nộp chứng thư giám định chất lượng, chứng thư giám định khối lượng không (các giấy tờ này doanh nghiệp đã nộp khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu tại cửa khẩu nhập); Văn bản nêu rõ nguồn gốc ở Thông tư có phải công văn cam kết nguồn gốc của doanh nghiệp hay không? Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm khí LPG có phải nộp văn bản xác nhận của Bộ Công thương về đăng ký kế hoạch sản xuất, nhập khẩu nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 69/2016/TT-BTC thì Thương nhân xuất khẩu không phải nộp chứng thư giám định chất lượng. Việc xác định khối lượng khí thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 4 Thông tư 69/2016/TT-BTC.

Đối với doanh nghiệp chế xuất khi làm thủ tục nhập khẩu khi mua khí từ Thương nhân đầu mối có giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và đã có chứng thư giám định chất lượng cho mặt hàng này thì không cần xuất trình chứng thư giám định nhà nước về chất lượng khi làm thủ tục nhập khẩu.

24

Khai báo mã loại hình đối với lượng nhiên liệu xăng dầu chứa trong phương tiện chuyên dụng tự hành hoặc không tự hành tạm nhập tái xuất theo quy định tại khoản 14 Điều 4 Thông tư số 69/2016/TT-BTC

 

Đối với nhiên liệu xăng dầu chứa trong phương tiện chuyên dụng tự hành hoặc không tự hành tạm nhập tải xuất:

- Sau khi phương tiện chuyên dụng tự hành hoàn thành thủ tục nhập cảnh: doanh nghiệp khai báo mã loại hình G14 (tạm nhập khác) đối với lượng xăng dầu dự kiến tái xuất theo tàu;

- Sau khi phương tiện chuyên dụng tự hành làm thủ tục xuất cảnh: doanh nghiệp khai báo mã loại hình G24 (tái xuất khác).

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 10424/TCHQ-GSQL ngày 03/11/2016 tổng hợp, giải đáp vướng mắc tại Thông tư 69/2016/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.779

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.92.213
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!