Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 970/TTg-KTTH Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 25/06/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 970/TTg-KTTH
V/v thực hiện biện pháp kiềm chế lạm phát và bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô những tháng cuối năm 2008

Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2008

 

Kính gửi:

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Các bộ: Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư.

 

Xét báo cáo số 03/TTr-HĐ.m ngày 06 tháng 6 năm 2008 của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia về đánh giá tình hình thực hiện kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội 5 tháng đầu năm và giải pháp điều hành những tháng cuối năm 2008, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:

Mặc dù 8 nhóm giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 mới triển khai thực hiện trong một thời gian ngắn, nhưng đã cho thấy là đúng hướng, bước đầu đã phát huy tác dụng, nhận được sự đồng tình và chia sẻ của các tầng lớp dân cư trong xã hội và của cộng đồng quốc tế.

Để thực hiện các mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết của Quốc hội, yêu cầu các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhóm giải pháp,đặc biệt là các giải pháp ổn định tiền tệ, đẩy mạnh phát triển sản xuất, giảm nhập siêu và bảo đảm an sinh xã hội, cụ thể:

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Cùng với các Bộ, ngành liên quan, chủ động, phối hợp triển khai thực hiện các nội dung theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản số 75/TTg-KTTH ngày 15 tháng 01 năm 2008, số 319/TTg-KTTH ngày 03 tháng 3 năm 2008, số 757/TTg-KTTH ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ và Thông báo số 125/TB-VPCP ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Văn phòng Chính phủ, trong đó tập trung:

- Kịp thời cho vay tái cấp vốn, tái chiết khấu đối với các tổ chức tín dụng để tăng khả năng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, góp phần thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2008 và tạo điều kiện cho việc phát triển ổn định của nền kinh tế những năm tiếp theo.

- Trên cơ sở đánh giá cụ thể từng tổ chức tín dụng theo chất lượng và mức độ an toàn, tiếp tục có những giải pháp hỗ trợ cụ thể, phù hợp, trước hết là đối với các tổ chức tín dụng nhỏ, chưa đáp ứng đủ các quy định vay tái cấp vốn, tái chiết khấu bình thường, nhằm bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động hệ thống ngân hàng một cách an toàn và bền vững. Kiểm soát chặt việc tăng lãi suất huy động vốn của các tổ chức tín dụng này.

- Tổ chức tốt hoạt động thị trường liên ngân hàng, bảo đảm hệ thống thanh toán thông suốt, tránh sự ách tắc, ảnh hưởng đến lãi suất trên thị trường tiền tệ.

- Tiếp tục theo dõi, kịp thời điều chỉnh các loại lãi suất của Ngân hàng Nhà nước cho phù hợp với diễn biến tín hiệu thị trường; trước hết điều chỉnh tăng lãi suất tín phiếu bắt buộc (trên cơ sở sát với lãi suất cơ bản) để các tổ chức tín dụng có điều kiện giảm chi phí huy động vốn và áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý hơn.

- Thực hiện biện pháp kiểm soát lạm phát thông qua việc điều hành và kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán.

- Bảo đảm duy trì được tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, thấp hơn năm 2007; đồng thời, áp dụng các biện pháp quản lý hữu hiệu để từng bước nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất phát sinh nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

- Chủ động thực hiện điều hành tỷ giá hối đoái với biên độ và bước đi hợp lý, bảo đảm tạo được điều kiện cho thị trường ngoại tệ vận hành ổn định, ngăn ngừa hoạt động đầu cơ ngoại tệ; thường xuyên theo dõi và có những biện pháp quản lý phù hợp các giao dịch ngoại hối, các luồng vốn vào, ra, đặc biệt là các khoản vay, trả nợ nước ngoài của nền kinh tế.

- Kịp thời hỗ trợ và chỉ đạo các ngân hàng thương mại đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu những vật tư, hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng; đồng thời, giám sát việc tuân thủ các quy định về niêm yết và thực hiện tỷ giá mua, bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng theo biên độ giao dịch được phép (không được bán vượt biên độ tỷ giá giao dịch được phép); phối hợp với cơ quan công an, quản lý thị trường kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý ngoại hối đối với các tổ chức và cá nhân. Xử lý nghiêm theo thẩm quyền mọi trường hợp vi phạm quy định về quản lý ngoại hối, kể cả việc đình chỉ hoạt động, rút giấy phép hoạt động.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và công bố trong tháng 6/2008 Danh mục, giá trị của dự án đầu tư công trong kết hoạch năm 2008 phải cắt giảm, gồm các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách phân bổ, nguồn Trái phiếu Chính phủ và các nguồn do các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước tự huy động và tự quyết định đầu tư; đồng thời, tổng hợp tình hình đầu tư, khả năng hấp thụ vốn và giải ngân, tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những giải pháp cần thiết bảo đảm phát triển doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh ổn định; duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm.

3. Bộ Tài chính:

- Tiếp tục phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo thực hiện Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 17/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, xây dựng lộ trình giảm dần bội chi ngân sách nhà nước hàng năm.

- Áp dụng biện pháp kéo dài thời hạn nộp thuế; giảm thuế đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh hoạt động chế biến, xuất khẩu.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm soát chặt chẽ tình hình đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước.

- Chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước phân tích, đánh giá khả năng luồng vốn vào, ra; đồng thời, chủ động thực hiện các biện pháp cần thiết để theo dõi, giám sát được việc chuyển tiền ra, nhằm bảo đảm an toàn cho nền kinh tế.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng lộ trình quản lý giá một số mặt hàng thiết yếu, để chủ động trong điều hành bình ổn thị trường, giá cả.

- Chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, trình Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, cho vùng khó khăn, vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh... gặp khó khăn khi Nhà nước thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường, giá cả.

- Nghiên cứu, đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ các giải pháp cấp bách nhằm ổn định và phát triển thị trường chứng khoán, đi đôi với đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để tăng cường hàng hóa cho thị trường.

4. Bộ Công Thương:

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo đảm cân đối cung, cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu; phối hợp với chính quyền các cấp, các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tốt mạng lưới phân phối, lưu thông hàng hóa ở thị trường trong nước, đặc biệt là các mặt hàng xăng dầu, lương thực phân bón, sắt thép...

- Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt nam rà soát, xác định cụ thể danh mục và mặt hàng cần phải hạn chế nhập khẩu; thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, gắn với áp dụng chính sách thuế, hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu, nhằm bảo đảm mức nhập siêu năm 2008 và khoảng 30% kim ngạch nhập khẩu.

- Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp với lực lượng công an, các cơ quan và địa phương liên quan tăng cường công tác kiểm tra chống buôn lậu, đầu cơ nâng giá; đồng thời, kiểm soát và yêu cầu mọi tổ chức, cá nhân tuân thủ quy định về niêm yết giá, bán hàng ở thị trường trong nước phải bằng tiền Việt Nam. Thực hiện xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm. Khẩn trương trình Chính phủ ban hành quy định về việc chống đầu cơ, phá giá, lũng đoạn thị trường.

5. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương và cơ quan, đơn vị có liên quan, duy trì thường xuyên công tác kiểm tra việc chấp hành quy định hoạt động của các bàn đổi ngoại tệ, việc niêm yết và thực hiện tỷ giá mua, bán ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Mọi hoạt động thu, đổi, mua, bán ngoại tệ không đúng quuy định của giấy phép hoạt động, vượt biên độ giao dịch được phép và trái với quy định về quản lý ngoại hối phải được xử lý nghiêm theo đúng pháp luật.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm theo dõi, sát diễn biến tình hình, kịp thời đề xuất các biện pháp hỗ trợ đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân phù hợp với cam kết WTO, đặt biệt là việc bảo đảm sản lượng lương thực như mức dự kiến.

7. Bộ Thông tin - Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Bộ Ngoại giao, trong tháng 7/2008 xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quy chế phối hợp, kế hoạch cung cấp thông tin, trong đó cần chú ý:

- Các Bộ, ngành chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, công khai minh bạch các giải pháp điều hành để giải thích, định hướng dư luận, kể cả trong và ngoài nước, ổn định và tạo lòng tin của nhà đầu tư và của nhân dân.

- Các cơ quan báo chí đưa thông tin trung thực, đầy đủ, đúng chỉ đạo của Chính phủ và của các Bộ, ngành; không đưa những thông tin gây bất lợi, ảnh hưởng xấu đến tâm lý nhân dân.

- Trường hợp đưa tin sai sự thật gây hậu quả, nhất là thông tin có tính kích động, gây tâm lý bất an trong xã hội thì phải có hình thức xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.

- Các cơ quan nghiên cứu của Trung ương, của Chính phủ, của các Bộ, ngành cần tập trung nghiên cứu, dự báo, viết bài chống lạm phát, thông qua giới truyền thông để góp phần giải thích và ổn định tâm lý nhân dân.

- Giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan thực hiện việc thu thập, thiết lập hệ thống thông tin về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, thường xuyên trao đổi, thông tin chính thức cho các tổ chức tài chính quốc tế lớn và cộng đồng quốc tế về tình hình kinh tế Việt Nam, những thuận lợi, khó khăn, những chính sách kinh tế và giải pháp điều hành chính sách tài chính, tiền tệ... của Chính phủ,để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, tránh hiểu sai và đưa tin không chính xác về kinh tế Việt Nam.

8. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên Mặt trận kêu gọi các tầng lớp nhân dân, hội viên và đoàn viên phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, đồng tâm hiệp lực để vượt qua những khó khăn thách thức, thực hiện có kết quả mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng, các Phó TTg CP;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91;
- Ngân hàng CSXH, Ngân hàng Phát triển VN;
- Các thành viên HĐTVCSTCTTQG;
- Đài truyền hình Việt Nam;
- Đài tiếng nói Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, TTĐT, các Vụ, Cục;
- Lưu Văn thư, KTTH (5b) Sáu185

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Sinh Hùng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn số 970/TTg-KTTH về việc thực hiện biện pháp kiềm chế lạm phát và bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô những tháng cuối ngày 25/06/2008 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.780

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.2.122
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!