BỘ
LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 664/LĐTBXH-BĐG
V/v Xây dựng kế hoạch và thực hiện Chiến lược
quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020.
|
Hà
Nội, ngày 11 tháng 03 năm 2011
|
Kính
gửi:
|
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội.
|
Ngày 24 tháng 12
năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2351/QĐ-TTg phê duyệt Chiến
lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 (sau đây gọi tắt là Chiến
lược). Đây là Chiến lược đầu tiên được xây dựng nhằm xác định các mục tiêu quốc
gia về bình đẳng giới cần thực hiện trong giai đoạn 10 năm tới để thực hiện hiệu
quả các chủ trương, chính sách về bình đẳng giới của Đảng và Nhà nước ta.
Để triển khai thực
hiện Chiến lược theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
hướng dẫn một số nội dung chính như sau:
I. Xây dựng,
ban hành Kế hoạch hành động 5 năm (KHHĐ) và hằng năm về bình đẳng giới
1. Mục đích,
yêu cầu
- Kế hoạch được
xây dựng nhằm cụ thể hóa mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể của Chiến lược và phù
hợp với yêu cầu quản lý của Bộ, ngành, địa phương và đặc thù của lĩnh vực, địa
bàn quản lý đối với vấn đề bình đẳng giới.
- Kế hoạch được
xây dựng trên cơ sở thực trạng bình đẳng giới ở Bộ, ngành, địa phương và phải đảm
bảo tính khả thi, hiệu quả.
-Việc xây dựng kế
hoạch phải bám sát các quan điểm, mục tiêu, giải pháp, yêu cầu được đề ra trong
Chiến lược, đồng thời bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ với các chiến lược, kế hoạch
khác trong cùng thời kỳ của Bộ, ngành, địa phương mình.
- Chiến lược quốc
gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 kế thừa và phát huy đầy đủ những kết
quả đã đạt được của Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến
năm 2010. Vì vậy, Kế hoạch hành động của các Bộ, ngành và địa phương thực hiện
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 cần cụ thể hóa các mục
tiêu, chỉ tiêu và hoạt động của Chiến lược, không cần phải xây dựng Kế hoạch
hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ như giai đoạn trước.
2. Thời kỳ của
kế hoạch
Bộ, ngành, địa
phương xây dựng kế hoạch thực hiện giai đoạn 1 của Chiến lược (từ năm 2011 đến
năm 2015), trong đó có những nội dung chuẩn bị cho việc thực hiện giai đoạn tiếp
theo của Chiến lược. Để cụ thể hóa nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch hành động 5 năm,
các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hằng năm để triển khai thực hiện.
3. Bố cục và
nội dung của Kế hoạch hành động
- Bối cảnh
chung: nêu những nét đặc thù và nổi bật về thực hiện bình đẳng giới ở Bộ,
ngành, địa phương.
- Mục tiêu tổng
quát, mục tiêu cụ thể của kế hoạch hành động cụ thể hóa trên cơ sở mục tiêu
chung và mục tiêu cụ thể của Chiến lược, đồng thời phải phù hợp với thực trạng
bình đẳng giới ở Bộ, ngành, địa phương. Ngoài việc bám sát các chỉ tiêu thuộc
Chiến lược, các Bộ, ngành và địa phương có thể bổ sung thêm các chỉ tiêu nhằm
khắc phục vấn đề bất bình đẳng giới nổi cộm ở đơn vị, địa phương mình.
Khi xây dựng các
mục tiêu, chỉ tiêu cần lưu ý:
- Đối với các Bộ,
ngành có liên quan trực tiếp tới việc triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ
tiêu của Chiến lược, việc xây dựng Kế hoạch hành động giai đoạn 5 năm và hằng
năm của đơn vị cần đảm bảo đầy đủ các nhiệm vụ đã được giao tại Điều
2 của Quyết định 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ, đồng
thời phải đảm bảo đủ các chỉ tiêu cấp quốc gia thuộc chức năng quản lý nhà nước
và chỉ tiêu riêng về thực hiện bình đẳng giới trong phạm vi của ngành mình.
- Các Bộ, ngành,
địa phương có văn bản chỉ đạo việc thực hiện lồng ghép các chỉ tiêu của Chiến
lược, KHHĐ về bình đẳng giới vào Chương trình, Kế hoạch công tác, Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của đơn vị, địa phương mình.
(Đề nghị có bảng
số liệu minh chứng thực trạng bình đẳng giới ở Bộ, ngành, địa phương theo từng mục
tiêu, chỉ tiêu đề ra trong Kế hoạch để làm cơ sở giám sát việc thực hiện).
- Các giải
pháp thực hiện: bám sát các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể để xây dựng các giải
pháp phù hợp, đảm bảo tính khả thi khi triển khai KHHĐ. Các Bộ, ngành, địa
phương cần xác định rõ các hoạt động nhằm cụ thể hóa các nhóm giải pháp mà Chiến
lược đã đề ra gắn với ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình. Các Bộ, ngành
đã được Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể trong Chiến lược thì phải lồng ghép các
nhiệm vụ đó vào KHHĐ của Bộ, ngành mình.
Các dự án được
nêu trong Chiến lược là cơ sở để xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình
quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015. Trong trường hợp các Bộ,
ngành, địa phương có khả năng huy động nguồn lực để xây dựng và thực hiện các dự
án về bình đẳng giới thì có thể đưa phần nội dung này vào trong KHHĐ của đơn vị,
địa phương mình.
- Tổ chức thực
hiện:
Bộ, ngành, địa
phương phải xác định rõ cơ quan, tổ chức trực thuộc Bộ, ngành, địa phương mình
được giao làm đầu mối để tham mưu việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch;
phân công cơ quan có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, đánh giá,
tổng hợp kết quả thực hiện theo các kỳ thống kê sáu tháng, một năm và cuối mỗi
giai đoạn thực hiện.
Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội đề nghị các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng,
ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và
gửi Kế hoạch về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày
30/5/2011 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
II. Tuyên
truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Chiến lược và các chính sách, pháp luật về
bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân
dân
- Đẩy mạnh tuyên
truyền việc xây dựng và thực hiện Chiến lược, KHHĐ về bình đẳng giới dưới hình
thức trên các phương tiện truyền thông và trong phạm vi hoạt động của Bộ, ngành
và địa phương nhằm nâng cao nhận thức tiến tới thay đổi hành vi của mọi tầng lớp
nhân dân và bình đẳng giới.
- Khuyến khích
việc xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền về Chiến lược, KHHĐ bằng các tiếng dân tộc
đối với các tỉnh, thành phố có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
- Khuyến khích
việc xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình về bình đẳng giới ở các cấp,
các ngành.
III. Kiểm tra
việc thực hiện Chiến lược, KHHĐ
Hằng năm, các Bộ,
ngành, địa phương lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Chiến lược, KHHĐ về bình
đẳng giới ở các đơn vị trực thuộc, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Kết quả kiểm tra cần được phản ánh cụ thể trong Báo cáo thực hiện bình đẳng giới
và các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới định kỳ hằng năm gửi Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội.
IV. Bố trí
nguồn lực để triển khai Chiến lược, KHHĐ
- Trên cơ sở hướng
dẫn của Bộ Nội vụ về lập kế hoạch hằng năm về biên chế công chức làm công tác
bình đẳng giới, lãnh đạo các Bộ, ngành và tỉnh, thành phố có trách nhiệm bố trí
đủ nhân lực để đảm bảo việc triển khai Chiến lược và KHHĐ hiệu quả, thực tế.
- Xây dựng và
hình thành mạng lưới công tác viên, tuyên truyền viên về bình đẳng giới ở cơ sở,
đặc biệt là vai trò của hội viên Hội phụ nữ trong lĩnh vực công tác này.
- Các Bộ, ngành,
địa phương bố trí kinh phí hằng năm từ ngân sách nhà nước và huy động từ các
nguồn khác để bảo đảm triển khai thành công các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược
và KHHĐ của Bộ, ngành, địa phương mình.
V. Thu thập số
liệu và sơ kết, đánh giá giữa kỳ và định kỳ tình hình thực hiện Chiến lược
- Các Bộ, ngành,
địa phương chỉ đạo cơ quan chức năng tổ chức thu nhập số liệu thống kê về bình
đẳng giới nói chung và việc thực hiện Chiến lược, KHHĐ nói riêng trong phạm vi
quản lý của Bộ, ngành, địa phương mình nhằm phục vụ cho công tác lập kế hoạch,
tham mưu xây dựng chính sách về bình đẳng giới và báo cáo hằng năm.
- Tổ chức sơ kết,
đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Chiến lược; tổng kết tình hình thực hiện
KHHĐ vào năm 2015.
- Báo cáo kết quả
thực hiện Chiến lược, KHHĐ của Bộ, ngành và địa phương gửi về Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội trước ngày 15 tháng 11 hằng năm để tổng hợp báo cáo Chính
phủ.
Trong quá trình
xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn
2011 - 2020 và tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành, địa
phương phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Vụ Bình đẳng giới) để
nghiên cứu, hướng dẫn./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội;
- Ban VSTBPN ở các cơ quan TW;
- Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu VT, Vụ BĐG.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Hòa
|