Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 207/TCDS-KHTC 2023 định hướng thực hiện công tác dân số

Số hiệu: 207/TCDS-KHTC Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Người ký: Nguyễn Doãn Tú
Ngày ban hành: 23/03/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
TỔNG CỤC DÂN SỐ-
KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 207/TCDS-KHTC
V/v định hướng thực hiện công tác dân số năm 2023

Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2023

 

Kính gửi: Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Để thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2023 về công tác dân số được giao tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ và triển khai đồng bộ, hiệu quả Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, các Chương trình, đề án, kế hoạch về công tác dân số đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) định hướng thực hiện công tác dân số năm 2023 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có hai con, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, chú trọng giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số.

2. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2023

2.1. Chỉ tiêu cơ bản

- Tuổi thọ trung bình (tính từ lúc sinh): 73,8 tuổi;

- Tỷ số giới tính khi sinh: 111,2 số bé trai/100 bé gái sinh ra sống;

- Tổng tỷ suất sinh: 2,1 con/phụ nữ.

2.2. Chỉ tiêu chuyên môn

- Giảm tỷ số giới tính khi sinh (-SRB): -0,2 điểm phần trăm so với năm 2022;

- Điều chỉnh mức sinh (+/-CBR): + 0,1 ‰ so với năm 2022;

- Tổng số người mới sử dụng BPTT hiện đại trong năm: 5.113.387 người;

- Giảm số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn: 15% so năm 2022;

- Tỷ lệ bà mẹ mang thai được tầm soát (sàng lọc trước sinh): 60%;

- Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát (sàng lọc sơ sinh): 55%;

- Tăng thêm tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn: 8% so với năm 2022;

- Tăng thêm tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm: 11% so với năm 2022.

3. Chỉ tiêu kế hoạch tại địa phương

Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch năm 2023, định hướng giao chỉ tiêu tại địa phương để phấn đấu đạt mục tiêu cả nước như sau:

3.1. Chỉ tiêu Giảm tỷ số giới tính khi sinh (-SRB)

- Đối với 21 tỉnh thuộc nhóm 1 có tỷ số giới tính khi sinh rất cao (theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT , ngày 02/08/2021 của Bộ Y tế): Giao giảm (-SRB) 0,2-0,3 điểm phần trăm tỷ số giới tính khi sinh so với năm 2022;

- Đối với 18 tỉnh thuộc nhóm 2 có tỷ số giới tính khi sinh cao: Giao giảm (- SRB) 0,1 điểm phần trăm tỷ số giới tính khi sinh so với năm 2022;

- Đối với 24 tỉnh thuộc nhóm 3 có tỷ số giới tính khi sinh tiệm cận mức cân bằng tự nhiên: Căn cứ tình hình thực tế, các tỉnh xác định chỉ tiêu giảm (-SRB) ít nhất 0,0 điểm phần trăm tỷ số giới tính khi sinh so với năm 2022 nhằm đạt mục tiêu giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.

Đối với các tỉnh thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2, đề nghị giao bằng chỉ tiêu (-SRB) theo hướng dẫn hoặc cao hơn; không giao chỉ tiêu này cho cấp huyện.

3.2. Chỉ tiêu Điều chỉnh mức sinh (+/- CBR)

- Đối với 33 tỉnh thuộc vùng mức sinh cao (theo Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 28/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ): Giao giảm sinh (-CBR) trong khoảng từ 0,1-0,4‰ tỷ suất sinh thô so với năm 2022);

- Đối với 21 tỉnh thuộc vùng mức sinh thấp: Giao tăng sinh (+CBR) ít nhất 0,2‰ tỷ suất sinh thô so với hiện tại năm 2022;

- Đối với 9 tỉnh thuộc vùng mức sinh thay thế: Căn cứ tình hình thực tế, các tỉnh xác định chỉ tiêu tăng hoặc giảm mức sinh (CBR) so với năm 2022 nhằm đạt mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế.

3.3. Chỉ tiêu Số người mới sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại trong năm

Tổng số người mới sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) hiện đại bao gồm tất cả các hình thức miễn phí, tiếp thị xã hội, xã hội hóa hoặc tự chi trả.

Trên cơ sở hướng dẫn tại Công văn số 10578/BYT-TCDS ngày 14/12/2021 của Bộ Y tế và nhu cầu thực tế, các tỉnh xây dựng chỉ tiêu tổng số người (phụ nữ từ 15-49 tuổi) mới sử dụng BPTT hiện đại trong năm 2023.

Trong đó, đề nghị giao chỉ tiêu cấp miễn phí phù hợp với vùng mức sinh như sau:

- Đối với 33 tỉnh thuộc vùng mức sinh cao: Giao bằng hoặc cao hơn chỉ tiêu miễn phí theo hướng dẫn để bảo đảm cấp miễn phí BPTT cho tất cả người dân có nhu cầu tránh thai đang cư trú trên địa bàn tỉnh, tại cả khu vực thành thị và nông thôn, bao gồm các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ; người đơn thân; vị thành niên, thanh niên; người tạm trú là cán bộ, công nhân, người lao động thuộc các cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn.

- Đối với 30 tỉnh còn lại (21 tỉnh thuộc vùng mức sinh thấp và 9 tỉnh thuộc vùng mức sinh thay thế): Giao đủ chỉ tiêu miễn phí để bảo đảm cấp miễn phí BPTT cho các đối tượng ưu tiên có nhu cầu tránh thai, bao gồm người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo (gồm cả các cặp vợ chồng, người đơn thân, vị thành niên, thanh niên); đối tượng bảo trợ xã hội; người làm việc trên biển trước khi đi biển dài ngày (từ 15 ngày trở lên) và khi cập bờ vào các âu thuyền tại các xã ven biển có từ 200 người trở lên làm việc trên biển.

3.4. Chỉ tiêu Tỷ lệ bà mẹ mang thai được tầm soát (sàng lọc trước sinh)

Tổng số ca sàng lọc trước sinh bao gồm tất cả các hình thức miễn phí, tự chi trả hoặc nguồn huy động hợp pháp khác.

Năm 2023, thực hiện sàng lọc trước sinh (4 bệnh) theo Quyết định số 3845/QĐ-BYT ngày 11/8/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục một số bệnh, tật bẩm sinh được tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh thuộc gói dịch vụ cơ bản.

Trên cơ sở xác định nhu cầu thực tế và kết quả đạt được, các tỉnh xây dựng chỉ tiêu tỷ lệ sàng lọc trước sinh, như sau:

- Đối với tỉnh đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch năm 2022: Giao chỉ tiêu sàng lọc trước sinh năm 2023 bằng kết quả đạt được năm 2022.

- Đối với tỉnh không đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2022:

+ Trường hợp tỉnh có kết quả sàng lọc trước sinh năm 2022 đạt dưới 30% số bà mẹ mang thai: Giao chỉ tiêu sàng lọc trước sinh năm 2023 bằng 30%.

+ Trường hợp tỉnh có kết quả sàng lọc trước sinh năm 2022 đạt từ 30% đến dưới 50%: Giao chỉ tiêu sàng lọc trước sinh năm 2023 bằng năm 2022.

+ Trường hợp tỉnh có kết quả sàng lọc trước sinh năm 2022 đạt từ 50% số bà mẹ mang thai trở lên: Giao chỉ tiêu sàng lọc trước sinh năm 2023 bằng 50%.

- Giao chỉ tiêu miễn phí: Đề nghị giao bằng hoặc cao hơn chỉ tiêu miễn phí theo hướng dẫn để bảo đảm các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, bảo trợ xã hội; người dân tại thôn đặc biệt khó khăn; xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, hải đảo; vùng nhiễm chất độc dioxin được thực hiện gói dịch vụ sàng lọc trước sinh cơ bản theo hướng dẫn tại công văn số 146/BYT-TCDS ngày 10/01/2022 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn đối tượng sử dụng gói dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sơ sinh miễn phí theo quy định tại Quyết định số 1999/QĐ-TTg ngày 07/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ; công văn số 5708/BYT-TCDS ngày 11/10/2022 của Bộ Y tế về việc thông báo không thu phí gói dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sơ sinh miễn phí theo quy Quyết định số 1999/QĐ-TTg ngày 07/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 877/TCDS-CCDS ngay 07/12/2022 của Tổng cục DS-KHHGĐ về việc hướng dẫn quản lý đối tượng được miễn phí thực hiện nhiệm vụ sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh theo quy định tại Quyết định số 1999/QĐ-TTg ngày 07/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

3.5. Chỉ tiêu Tỷ lệ trẻ em mới sinh được tầm soát (sàng lọc sơ sinh)

Tổng số ca sàng lọc sơ sinh bao gồm tất cả các hình thức miễn phí, tự chi trả hoặc nguồn huy động hợp pháp khác.

Năm 2023, thực hiện sàng lọc sơ sinh (5 bệnh) theo Quyết định số 3845/QĐ-BYT ngày 11/8/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục một số bệnh, tật bẩm sinh được tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh thuộc gói dịch vụ cơ bản.

Trên cơ sở xác định nhu cầu thực tế và kết quả đạt được, các tỉnh xây dựng chỉ tiêu tỷ lệ sàng lọc sơ sinh, như sau:

- Đối với tỉnh đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch năm 2022: Giao chỉ tiêu sàng lọc sơ sinh năm 2023 bằng kết quả đạt được năm 2022.

- Đối với tỉnh không đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2022:

+ Trường hợp tỉnh có kết quả sàng lọc sơ sinh năm 2022 đạt dưới 30% số trẻ sơ sinh: Giao chỉ tiêu sàng lọc sơ sinh năm 2023 là 30%.

+ Trường hợp tỉnh có kết quả sàng lọc sơ sinh năm 2022 đạt từ 30% đến dưới 50% số trẻ sơ sinh: Giao chỉ tiêu sàng lọc sơ sinh năm 2023 bằng kết quả thực hiện năm 2022.

+ Trường hợp tỉnh có kết quả sàng lọc sơ sinh năm 2022 đạt từ 50% số trẻ sơ sinh trở lên: Giao chỉ tiêu sàng lọc sơ sinh năm 2023 là 50%.

- Giao chỉ tiêu miễn phí: Đề nghị giao bằng chỉ tiêu miễn phí theo hướng dẫn để bảo đảm các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, bảo trợ xã hội; người dân tại thôn đặc biệt khó khăn; xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, hải đảo; vùng nhiễm chất độc dioxin được thực hiện gói dịch vụ sàng lọc sơ sinh cơ bản theo hướng dẫn tại Công văn số 146/BYT-TCDS ngày 10/01/2022 của Bộ Y tế về hướng dẫn đối tượng sử dụng gói dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sơ sinh miễn phí; công văn số 5708/BYT-TCDS ngày 11/10/2022 của Bộ Y tế về việc thông báo không thu phí gói dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sơ sinh miễn phí theo quy Quyết định số 1999/QĐ-TTg ngày 07/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 877/TCDS-CCDS ngày 07/12/2022 của Tổng cục DS-KHHGĐ về việc hướng dẫn quản lý đối tượng được miễn phí thực hiện nhiệm vụ sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh theo quy định tại Quyết định số 1999/QĐ-TTg ngày 07/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

3.6. Chỉ tiêu tăng thêm tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn

Trên cơ sở xác định nhu cầu thực tế và kết quả đạt được, các tỉnh xây dựng chỉ tiêu tăng thêm tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn, đề nghị giao bằng hoặc cao hơn so với chỉ tiêu Trung ương, như sau:

- Đối với 5 thành phố trực thuộc trung ương: Giao tăng thêm ít nhất 15% tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn so với năm 2022;

- Đối với 19 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm: Giao tăng thêm ít nhất 10% tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn so với năm 2022;

- Đối với 39 tỉnh còn lại: Giao tăng thêm ít nhất 5% tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn so với năm 2022.

3.7. Chỉ tiêu Tăng thêm tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm

Trên cơ sở xác định nhu cầu thực tế và kết quả đạt được, các tỉnh xây dựng chỉ tiêu tăng thêm tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ kỳ ít nhất 1 lần/năm, như sau:

- Đối với tỉnh năm 2022 có tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm đạt từ 70% trở lên: Giao tăng thêm 5% tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm so với năm 2022.

- Đối với tỉnh năm 2022 có tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm đạt từ 50% đến dưới 70%: Giao tăng thêm 10% tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm so với năm 2022.

- Đối với tỉnh năm 2022 có tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm đạt dưới 50%: Giao tăng thêm 15% tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm so với năm 2022.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU:

1. Hoàn thiện thể chế, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

1.1. Xây dựng Luật Dân số bảo đảm tiến độ và chất lượng, trình Chính phủ để trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 7 năm 2024 và thông qua vào kỳ họp thứ 8 năm 2024 Quốc hội khóa XV.

- Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư Quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục DS-KHHGĐ thuộc Sở Y tế (thay thế Thông tư số 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế về Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy DS-KHHGĐ ở địa phương).

1.2. Xây dựng Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành, các đơn vị liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền các đề án, văn bản thực hiện Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ.

1.3. Thực hiện có hiệu quả công tác pháp chế, bao gồm: Phổ biến, giáo dục pháp luật về dân số; Theo dõi thi hành pháp luật về dân số; Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật về dân số; Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật về dân số; Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật về dân số; Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về dân số; Hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp.

* Đối với các địa phương:

Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ, các sở ngành địa phương chủ động tham mưu cho tỉnh ủy, thành ủy, UBND tỉnh, thành phố ban hành chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW và Nghị quyết số 137/NQ-CP ; tổ chức triển khai có hiệu quả chương trình, kế hoạch sau khi được ban hành. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai; tổng hợp, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ Y tế để tổng hợp báo cáo Chính phủ; bố trí đủ nguồn lực từ ngân sách địa phương để thực hiện toàn diện, đồng bộ các chương trình, kế hoạch đã ban hành. Ban hành theo thẩm quyền cơ chế đầu tư, chính sách ưu đãi, khuyến khích các cơ quan, đơn vị, cá nhân cung cấp các dịch vụ dân số phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế ở địa phương.

- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân ban hành Nghị quyết quy định chế độ, chính sách về công tác dân số.

- Thực hiện tuyên truyền vận động, truyền thông, giáo dục về dân số thông qua các hình thức phong phú, đa dạng, hiện đại, dễ tiếp cận; phù hợp với tình hình dân số, điều kiện kinh tế, xã hội, đặc trưng văn hóa của từng vùng, đối tượng, bao gồm: Thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về công tác dân số, người làm công tác dân số, cộng tác viên dân số; đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các ngành; Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở, mạng Internet, ứng dụng trên thiết bị di động thông minh và các loại sản phẩm truyền thông; Thông qua chiến dịch truyền thông; sự kiện truyền thông; cuộc thi tuyên truyền, tìm hiểu; Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao và thiết chế văn hóa của cộng đồng...

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tham mưu, đề xuất Bộ Y tế xây dựng, ban hành Thông tư Quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục DS-KHHGĐ thuộc Sở Y tế để thay thế Thông tư số 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế về Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy DS-KHHGĐ ở địa phương.

2. Thực hiện các Chương trình, đề án

2.1. Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

a) Trên phạm vi toàn quốc

Các tỉnh, thành phố xây dựng và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2021-2025.

Năm 2023, tập trung triển khai hoạt động sau:

- Tiếp tục duy trì các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về kiểm soát MCBGTKS; lồng ghép nội dung kiểm soát MCBGTKS vào hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể.

- Thực hiện phổ biến, giáo dục và nâng cao hiệu lực thực thi những quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi;

- Đưa nội dung kiểm soát MCBGTKS cho học sinh trong các trường nhà trường; trong hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.

- Thực thi nghiêm các quy định của pháp luật về kiểm soát MCBGTKS.

b) Đối với các tỉnh có TSGTKS từ 109-112, tăng cường rà soát, bổ sung các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các cá nhân, tập thể thực hiện tốt công tác kiểm soát MCBGTKS.

c) Đối với các tỉnh có TSGTKS từ 112 trở lên tăng cường rà soát, bổ sung các chính sách khuyến khích, hỗ trợ; đẩy mạnh tổ chức chiến dịch, hoạt động vận động tại các địa bàn trọng điểm.

2.2. Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng

a) Trên phạm vi toàn quốc

Tập trung triển khai Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp vùng, đối tượng đến năm 2030 theo Quyết định số 588/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình 588) và kế hoạch hành động thực hiện Chương trình của Bộ Y tế và địa phương.

Đối với 04 tỉnh/TP (TP Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Kiên Giang) chưa ban hành chương trình, kế hoạch thực hiện Chương trình 588 của địa phương, trong năm 2023 đề nghị Sở Y tế khẩn trương tham mưu cấp có thẩm quyền phê duyệt chương trình, kế hoạch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có hai con. Tập trung vận động sinh ít con hơn ở nơi có mức sinh cao, sinh đủ hai con ở nơi có mức sinh thấp và duy trì kết quả ở nơi đã đạt mức sinh thay thế.

Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số theo Nghị định số 39/2015/NĐ-CP và các quy định hiện hành.

Khẩn trương rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định không còn phù hợp với mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế, các quy định xử lý vi phạm chính sách dân số; đặc biệt đối với các tỉnh mức sinh thấp; bổ sung các chính sách khuyến khích, hỗ trợ theo Thông tư số 01/2021/TT-BYT ngày 25/01/2021 của Bộ Y tế.

Bảo đảm cấp đủ phương tiện tránh thai (PTTT) cho các đối tượng miễn phí tại Chương trình Điều chỉnh mức sinh. Không để đối tượng được cấp miễn phí PTTT không được thụ hưởng chính sách.

Nguồn PTTT để cấp cho đối tượng miễn phí theo quy định gồm: nguồn PTTT hiện có của Trung ương đủ bảo đảm cung cấp dụng cụ tử cung, viên uống tránh thai và nguồn PTTT từ ngân sách địa phương.

Đối tượng, thủ tục cấp phát PTTT miễn phí và một số nội dung liên quan thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 10578/BYT-TCDS ngày 14/12/2021 của Bộ Y tế và công văn số 909/TCDS-QMDS ngày 31/12/2021 của Tổng cục DS-KHHGĐ.

Tổ chức Chiến dịch tăng cường truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số phù hợp với từng vùng mức sinh đến 2025.

Triển khai mở rộng khóa học trước khi kết hôn cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn.

Đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ y tế, dân số, công tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản, người cung cấp dịch vụ. Lồng ghép vào chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý trong trường chính trị, hành chính.

b) Tại 33 tỉnh thuộc vùng mức sinh cao

- Tuyên truyền về lợi ích của việc sinh ít con hơn. Tập trung vận động không kết hôn và sinh con quá sớm, không sinh quá dày và không sinh nhiều con. Đối tượng chủ yếu: các cặp vợ chồng đã sinh hai con và có ý định sinh thêm con. Khẩu hiệu: “Dừng ở hai con để nuôi, dạy cho tốt”.

- Tổ chức Tổ chức Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại các tỉnh thuộc vùng mức sinh cao: ít nhất 02 đợt Chiến dịch trong năm; cung cấp các gói dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/ sức khỏe sinh sản tại các địa bàn triển khai Chiến dịch, chú trọng cung cấp các biện pháp tránh thai dài hạn; đảm bảo thuốc thiết yếu, trang thiết bị, dụng cụ y tế, phương tiện tránh thai phục vụ Chiến dịch đầy đủ và kịp thời.

- Bảo đảm miễn phí BPTT hiện đại cho tất cả người dân có nhu cầu tránh thai đang cư trú trên địa bàn tỉnh, tại cả khu vực thành thị và nông thôn; bao gồm cả các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, người đơn thân, vị thành niên, thanh niên, người tạm trú là cán bộ, công nhân, người lao động thuộc các cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn.

- Triển khai các mô hình can thiệp, khuyến khích không kết hôn và sinh con quá sớm, không sinh quá dày và không sinh nhiều con.

c) Tại 30 tỉnh còn lại (21 tỉnh thuộc vùng mức sinh thấp và 9 tỉnh thuộc vùng mức sinh thay thế)

- Rà soát, bãi bỏ các quy định của địa phương liên quan đến mục tiêu giảm sinh, giảm sinh con thứ 3 trở lên.

- Tuyên truyền về lợi ích của việc sinh đủ hai con. Vận động không kết hôn muộn, không sinh con muộn và cần sinh đủ hai con. Đối tượng chủ yếu: nam, nữ thanh niên chưa kết hôn; cặp vợ chồng chưa sinh đủ hai con. Khẩu hiệu “Mỗi gia đình, cặp vợ chồng sinh đủ hai con”.

- Tổ chức Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số tại vùng mức sinh thấp và mức sinh thay thế: 02 đợt Chiến dịch trong năm; cung cấp các gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số tại địa bàn Chiến dịch; tổ chức các loại hình Chiến dịch phù hợp với người lao động tại khu công nghiệp, khu kinh tế và điều kiện thực tiễn tại địa phương.

- Bảo đảm miễn phí BPTT hiện đại cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, bao gồm cả các cặp vợ chồng, người đơn thân, vị thành niên, thanh niên; đối tượng bảo trợ xã hội; người làm việc trên biển trước khi đi biển dài ngày (từ 15 ngày trở lên) và khi cập bờ vào các âu thuyền tại các xã ven biển có từ 200 người trở lên làm việc trên biển.

- Triển khai các mô hình hỗ trợ, khuyến khích sinh đủ hai con:

+ Can thiệp giảm tình trạng kết hôn muộn: Tạo môi trường thuận lợi để nam, nữ thanh niên giao lưu, kết bạn, tìm hiểu, hẹn hò và tiến tới hôn nhân; nâng cao hiểu biết về tránh thai, tình dục an toàn, kỹ năng sống.

+ Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai, sinh con, nhất là người lao động tại khu công nghiệp, khu kinh tế: Hỗ trợ khám thai, quản lý và theo dõi thai sản, gói dịch vụ sinh đẻ, gói dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh.

+ Hỗ trợ, khuyến khích các dịch vụ thân thiện với người lao động có con nhỏ tại khu công nghiệp, khu kinh tế: Hỗ trợ đón trẻ, trông trẻ; ngân hàng sữa mẹ; tạo điều kiện trở lại nơi làm việc cho phụ nữ sau sinh; mua nhà ở xã hội, ưu tiên vào các trường công lập; hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em...

d) Một số nội dung trong xây dựng kế hoạch hoạt động của Chương trình

- Bảo đảm cung cấp dịch vụ KHHGĐ miễn phí cho người dân tại vùng mức sinh cao và các đối tượng miễn phí theo quy định

+ Đối tượng: Theo hướng dẫn tại công văn 10578/BYT-TCDS

+ Định mức PTTT: Dụng cụ tử cung 1,1 chiếc/ người mới sử dụng; thuốc cấy tránh thai: 01 liều/người mới sử dụng; thuốc tiêm tránh thai loại 03 tháng: 04 lọ/người sử dụng liên tục trong năm, đối với người mới sử dụng chỉ tính theo số tháng thực hiện trong năm; thuốc viên tránh thai: 13 vỉ/ người sử dụng liên tục trong năm, đối với người mới sử dụng chỉ tính theo số tháng thực hiện trong năm; bao cao su: 100 chiếc/ người sử dụng liên tục trong năm, đối với người mới sử dụng chỉ tính theo số tháng thực hiện trong năm.

+ Nội dung: Tư vấn KHHGĐ; PTTT và chi phí dịch vụ KHHGĐ

- Tổ chức Chiến dịch tăng cường truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số phù hợp với từng vùng mức sinh đến 2025.

+ Đối tượng:

. Đối với vùng mức sinh cao: cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, chú trọng các cặp vợ chồng đã sinh hai con và có ý định sinh thêm con; Các đối tượng đặc thù: người tạm trú là cán bộ, công nhân, người lao động thuộc các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn; đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc địa bàn khó khăn; vị thành niên, thanh niên.

. Đối với vùng mức sinh thay thế và vùng mức sinh thấp: Nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ, chú trọng các cặp vợ chồng đã sinh 01 con và chưa có ý định sinh thêm con; Các đối tượng đặc thù: công nhân, người lao động thuộc các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn; vị thành niên, thanh niên.

+ Tần suất: Ít nhất 02 đợt /năm

+ Nội dung: Số đợt chiến dịch, địa bàn triển khai do địa phương lựa chọn.

. Đối với vùng mức sinh cao, tổ chức chiến dịch theo đợt hoặc lựa chọn các ngày có liên quan đến sự kiện của đất nước, địa phương, chú trọng các sự kiện như Ngày Gia đình Việt Nam (28/6); Ngày Tránh thai thế giới (26/9) và các sự kiện liên quan đến công tác dân số.

. Đối với vùng mức sinh thay thế và vùng mức sinh thấp: tổ chức chiến dịch theo đợt hoặc lựa chọn các ngày có liên quan đến sự kiện của đất nước, địa phương, chú trọng các sự kiện như Ngày lễ tình nhân (14/2), Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) và các sự kiện liên quan đến công tác dân số.

2.3. Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

a) Trên phạm vi toàn quốc

- Tập trung triển khai đồng bộ Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 theo Quyết định số 1848/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình 1848) và kế hoạch hành động thực hiện Chương trình của Bộ Y tế và địa phương.

- Đối với 05 tỉnh/TP (Hưng Yên, Đà Nẵng, TP HCM, Sóc Trăng, Đồng Tháp) chưa ban hành chương trình, kế hoạch thực hiện Chương trình 1848, trong năm 2023 đề nghị Sở Y tế khẩn trương tham mưu cấp có thẩm quyền phê duyệt chương trình, kế hoạch theo hướng dẫn tại công văn của Bộ Y tế.

- Rà soát, xây dựng các quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn về PTTT, dịch vụ KHHGĐ; bổ sung chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân khi tham gia cung ứng dịch vụ KHHGĐ.

- Bổ sung trang thiết bị, dụng cụ y tế và nâng cấp cơ sở vật chất kho bảo quản PTTT, mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ KHHGĐ (tỉnh, huyện, xã), ưu tiên địa bàn khó khăn, vùng mức sinh cao, vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

- Phổ biến, tập huấn cập nhật hệ thông tin quản lý hậu cần PTTT miễn phí (LMIS) đã được nâng cấp tại tuyến tỉnh; tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho các tỉnh có nhu cầu.

- Đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ y tế, dân số, cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản, người cung cấp dịch vụ. Tăng cường tập huấn kỹ thuật dịch vụ KHHGĐ, nâng cao năng lực cung cấp KHHGĐ phi lâm sàng đảm bảo duy trì mạng lưới cung cấp dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ tại cơ sở;

- Tổ chức các loại hình cung cấp dịch vụ KHHGĐ thường xuyên; chiến dịch, khám lưu động tại cộng đồng, chú trọng gói khám phụ khoa, dự phòng vô sinh, đối tượng khó tiếp cận, địa bàn trọng điểm, khu công nghiệp, khu kinh tế; các loại hình cung cấp dịch vụ KHHGĐ thân thiện cho vị thành niên, thanh niên phù hợp trong tình hình mới.

- Triển khai các mô hình nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ KHHGĐ: hỗ trợ sinh sản; can thiệp, điều trị sớm một số nguyên nhân dẫn đến vô sinh tại cộng đồng; dự phòng, tầm soát vô sinh cho nhóm dân số trẻ; can thiệp giảm phá thai ở vị thành niên, thanh niên.

- Triển khai tiếp thị xã hội các PTTT và hoạt động của Đề án 818 để tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa dịch vụ KHHGĐ/SKSS theo Quyết định số 718/QĐ-BYT ngày 25/02/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ y tế, dân số, cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản, người cung cấp dịch vụ.

b) Một số nội dung trong xây dựng kế hoạch hoạt động của Chương trình

- Tư vấn kế hoạch hóa gia đình

+ Đối tượng: Nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi)

+ Tần suất: Theo nhu cầu khách hàng hoặc theo lịch hẹn của nhân viên y tế

+ Nội dung: Thực hiện theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ Y tế.

- Đặt hoặc tháo dụng cụ tử cung bằng đồng

+ Đối tượng: Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) và có nhu cầu;

+ Tần suất: 4,5 năm/lần;

+ Nội dung: Thực hiện theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016, Thông tư số 14/2019/TT-BYT của Bộ Y tế.

- Tiêm thuốc tránh thai (loại 03 tháng)

+ Đối tượng: Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) và có nhu cầu;

+ Tần suất: 3 tháng/lần;

+ Nội dung: Thực hiện theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016, Thông tư số 14/2019/TT-BYT của Bộ Y tế.

- Cấy thuốc tránh thai (loại Implanon)

+ Đối tượng: Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) và có nhu cầu

+ Tần suất: 2,5 năm/lần

+ Nội dung: Thực hiện theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016, Thông tư số 14/2019/TT-BYT của Bộ Y tế.

- Bao cao su

+ Đối tượng: Nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ và có nhu cầu

+ Tần suất: hàng tháng theo nhu cầu của khách hàng

+ Nội dung: Thực hiện theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016, Thông tư số 14/2019/TT-BYT của Bộ Y tế.

- Viên uống tránh thai

+ Đối tượng: Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) và có nhu cầu

+ Tần suất: hàng tháng theo nhu cầu của khách hàng

+ Nội dung: Thực hiện theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016, Thông tư số 14/2019/TT-BYT của Bộ Y tế. Tập trung triển khai đồng bộ Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 theo Quyết định số 1848/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình 1848) và kế hoạch hành động thực hiện Chương trình của Bộ Y tế và địa phương.

2.4. Mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh

Triển khai các hoạt động theo Chương trình 1999 theo Quyết định số 2539/QĐ-BYT ngày 24/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Kế hoạch của địa phương đã được phê duyệt. Các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023:

- Khảo sát, đánh giá các chính sách hiện hành về sử dụng miễn phí gói dịch vụ cơ bản của Chương trình cho các đối tượng ưu tiên. Xây dựng và ban hành Thông tư quy định khung giá gói dịch vụ cơ bản của Chương trình.

- Đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh bệnh, tật bệnh, tật bẩm sinh thuộc gói dịch vụ cơ bản.

- Đưa các nội dung tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn trong các hoạt động của câu lạc bộ tiền hôn nhân, trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa phổ thông tại các trường THCS, THPT.

- Đẩy mạnh tư vấn cộng đồng, vận động thanh niên thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn. Xây dựng các điểm, cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn tại các tuyến cơ sở.

- Thí điểm mô hình cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn tại khu công nghiệp, khu kinh tế và địa bàn có đối tượng khó tiếp cận.

- Đào tạo, tập huấn cho cán bộ y tế, dân số, cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản, người cung cấp dịch vụ. Giám sát chất lượng cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn.

- Nâng cấp 05 trung tâm sàng lọc khu vực để tăng tỷ lệ đối tượng được sàng lọc trước sinh và sơ sinh; tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn theo các gói dịch vụ cơ bản của chương trình. Xây dựng mới 02 Trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh khu vực tại miền núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên nhằm nâng cao tỷ lệ đối tượng thực hiện sàng lọc theo Quyết định 1999.

- Tổ chức hội thảo tham vấn xây dựng tiêu chuẩn chất lượng của Trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh, sơ sinh ngang tầm ASEAN. Xã hội hóa cung ứng dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn.

- Với các đối tượng miễn phí gói dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh cơ bản thực hiện theo Công văn số 146/BYT-TCDS ngày 10/01/2022 của Bộ Y tế:

+ Quản lý, chăm sóc trường hợp nguy cơ cao mắc bệnh nội tiết, chuyển hóa và di truyền bẩm sinh sau sàng lọc trước sinh và sơ sinh theo hướng dẫn chuyên môn tại Quyết định số 1807/QĐ-BYT , ngày 21/04/2020 của Bộ Y tế.

+ Thống kê, tổng hợp báo cáo các đối tượng đã thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh theo hướng dẫn tại công văn số 877/TCDS-CCDS ngày 07/12/2022 của Tổng cục DS-KHHGĐ.

2.5. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

- Trung ương

Triển khai các hoạt động theo Chương trình 1579 theo Quyết định số 403/QĐ-BYT ngày 20/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Kế hoạch của địa phương đã được phê duyệt. Các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023:

- Thực hiện các hoạt động vận động, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền về công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; tuyên truyền vận động thay đổi hành vi tạo môi trường xã hội ủng hộ và tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

- Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống bệnh không lây nhiễm, khám chữa bệnh cho người cao tuổi; từng bước xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe dài hạn cho người cao tuổi.

- Đào tạo, tập huấn chuyên môn cho người làm công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

- Thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

- Địa phương

Năm 2023, đối với những tỉnh, thành phố có số lượng người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên trên 250.000 người, tỷ lệ người cao tuổi cao hơn so với bình quân chung của cả nước, tập trung vào các hoạt động (1) Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ khám sàng lọc một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi (2) Bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cao năng lực cho Trạm Y tế xã thực hiện khám chữa bệnh cho người cao tuổi; khám sức khỏe định kỳ, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cho người cao tuổi (3) Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn cho người làm công tác tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe; cán bộ dân số và tình nguyện viên ở cơ sở (4) Thành lập phòng khám lão khoa, khoa lão, khu giường điều trị người bệnh là người cao tuổi thuộc các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa (trừ bệnh viện chuyên khoa nhi). Tổ chức tập huấn đào tạo; bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cao năng lực khám chữa bệnh cho các đơn vị này (5) Triển khai thực hiện một số mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: Trung tâm chăm sóc sức khỏe ban ngày; xã, phường, thị trấn thân thiện với người cao tuổi; Trung tâm dưỡng lão theo hình thức phù hợp, tiến tới xã hội hóa thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; ứng dụng công nghệ thông tin vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (mạng xã hội, internet,...).

2.6. Truyền thông dân số

- Trung ương

Tiếp tục triển khai các hoạt động của Chương trình 537 và Kế hoạch 2235 của Bộ Y tế và Kế hoạch của địa phương đã được phê duyệt.

- Xây dựng Đề án chuyển đổi số trong lĩnh vực truyền thông về Dân số và phát triển giai đoạn 2023-2025 và định hướng đến 2030.

- Xây dựng Đề án truyền thông về Dân số và phát triển giai đoạn 2023- 2025, tầm nhìn 2030.

- Các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Ngày Dân số thế giới (11/7); Các hoạt động truyền thông hưởng ứng ngày tránh thai thế giới 26/9; Các hoạt động truyền thông hưởng ứng ngày Quốc tế người cao tuổi; Các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số (tháng 12) và Ngày Dân số Việt Nam (26/12); Các hoạt động truyền thông giảm thiểu MCBGTKS hưởng ứng ngày Quốc tế trẻ em gái

- Mở rộng các hình thức truyền thông hiện đại: cung cấp thông tin, tư vấn qua internet, trang tin điện tử, mạng xã hội, điện thoại di động và các phương tiện truyền tin khác; truyền thông trên các trang tin có nhiều người truy cập, các trang tin mà vị thành niên/thanh niên, nam giới và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, người cao tuổi ưa thích và quan tâm (Zalo, Tiktok, Youtube, Facebook, Instagram, Twitter...).

- Số hóa các tài liệu và sản phẩm truyền thông về dân số và phát triển từ bản in sang bản điện tử đưa lên trang website của cơ quan dân số, trang Thông tin điện tử cpcs.vn.

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác truyền thông; huy động sự tham gia, đóng góp phương tiện, nguồn lực của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cho công tác truyền thông về dân số và phát triển.

- Phối hợp với 07 bộ/ngành triển khai các hoạt động truyền thông về dân số và phát triển

- Hoạt động phối hợp truyền thông về Dân số và phát triển trên các báo đài, tạp chí.

- Xây dựng các tài liệu và sản phẩm truyền thông mẫu cung cấp cho các Bộ/ngành/địa phương.

- Tuyên truyền trên các báo, đài tại Trung ương và Hà Nội về các vấn đề về dân số và phát triển. Hoạt động tuyên truyền của câu lạc bộ "Nhà báo với công tác Dân số"; Tổ chức cung cấp thông tin về các nội dung dân số và phát triển.

- Tổ chức chuỗi hoạt động Truyền thông hưởng ứng Dân số Việt Nam 100 triệu dân (Dự kiến Quý 2-3 năm 2023)

- Địa phương

Tiếp tục triển khai đồng bộ các hoạt động của Chương trình 537 và định hướng truyền thông hàng năm của Trung ương.

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Ngày Dân số thế giới (11/7); Các hoạt động truyền thông hưởng ứng ngày tránh thai thế giới 26/9; Các hoạt động truyền thông hưởng ứng ngày Quốc tế người cao tuổi; Các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số (tháng 12) và Ngày Dân số Việt Nam (26/12); Các hoạt động truyền thông giảm thiểu MCBGTKS hưởng ứng ngày Quốc tế trẻ em gái...

Tổ chức truyền thông tại các mô hình truyền thông tại cộng đồng, các Đề án, dự án, chương trình đã được phê duyệt.

Tuyên truyền trên các cơ quan báo đài, các Sở, ban ngành phối hợp làm công tác dân số.

Xây dựng, nhân bản, biên soạn các tài liệu và sản phẩm truyền thông cho các nhóm đối tượng đích.

Triển khai các hoạt động truyền thông sử dụng công nghệ số trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương

Tổ chức chuỗi các hoạt động hưởng ứng dân số Việt Nam đạt 100 triệu dân.

Giám sát, hỗ trợ kỹ thuật nhân các sự kiện, chiến dịch về truyền thông.

2.7. Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số

a) Đề án số 520/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp giai đoạn 2021-2030.

- Trung ương

+ Tiếp tục triển khai xây dựng chương trình, tài liệu và mở các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác dân số ở các cấp;

+ Đôn đốc, kiểm tra giám sát địa phương xây dựng kế hoạch, triển khai hiệu quả Đề án.

- Địa phương

+ Đối với những địa phương đã ban hành kế hoạch triển khai Đề án số 520 thì tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án.

+ Đối với những địa phương chưa tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành kế hoạch thì tiếp tục tham mưu để ban hành kế hoạch và triển khai thực hiện.

b) Đề án số 496/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về Nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, mạng lưới và cơ chế phối hợp liên ngành về dân số và phát triển: Tiếp tục hỗ trợ các tỉnh/thành phố trong việc ban hành kế hoạch triển khai Đề án Nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, mạng lưới và cơ chế phối hợp liên ngành về dân số và phát triển.

2.8. Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số

- Tiếp tục triển khai Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030 theo Quyết định số 2259/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình 2259) và kế hoạch thực hiện của Bộ Y tế, địa phương.

Đối với tỉnh chưa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình 2259, đề nghị Sở Y tế tham mưu cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch theo hướng dẫn tại công văn số 1544/BYT-TCDS ngày 11/3/2021 của Bộ Y tế.

- Triển khai Thông tư số 01/2022/TT-BYT của Bộ Y tế về Quy định ghi chép ban đầu và chế độ báo cáo thống kê chuyên ngành dân số.

- Tiếp tục triển khai công tác đổi sổ A0 (đối với những tỉnh chưa hoàn thành kế hoạch; Tổng kết công tác đổi sổ A0 theo các công văn hướng dẫn của Tổng cục.

- Tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ tham gia quản trị kho dữ liệu chuyên ngành dân số cho cán bộ dân số cấp huyện/xã, cộng tác viên.

- Xây dựng phần mềm của hệ thống thống thông tin quản lý chuyên ngành dân số. Cấp tỉnh xây dựng phần mềm MISĐF của địa phương phù hợp với phần mềm MIS trung ương và yêu cầu của địa phương.

- Rà soát, đề xuất xây dựng các quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan; bổ sung chính sách chế độ liên quan.

- Tiếp tục duy trì, vận hành hệ thống và hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp và gián tiếp cho: Hệ thông tin quản lý chuyên ngành dân số (MIS) các cấp; hệ thông tin quản lý hậu cần các phương tiện tránh thai (LMIS); Bản đồ điện tử dân số (MPS) và các phần mềm có liên quan.

- Phối hợp với các chuyên gia trong và ngoài nước nghiên cứu, phân tích chuẩn hóa để nâng cao chất lượng số liệu trong Hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành dân số.

- Khai thác và cung cấp, chia sẻ thông tin số liệu và dữ liệu chuyên ngành dân số. Xây dựng các báo cáo chuyên đề.

- Đào tạo tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về thống kê và ứng dụng công nghệ thông tin từ Trung ương đến địa phương.

- Xây dựng các Module khai thác thông tin số liệu chuyên ngành dân số.

- Nâng cao chất lượng số liệu thống kê chuyên ngành dân số.

3. Các nhiệm vụ khác

3.1. Hợp tác quốc tế

Tiếp tục củng cố và tăng cường hợp tác với các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia khác.

Tiếp tục hợp tác với các đối tác như UNFPA, WHO, IOM, JICA trong triển khai công tác DS-KHHGĐ.

Tiếp tục tăng cường và thiết lập quan hệ với các đối tác mới có liên quan từ cơ quan của LHQ, các tổ chức quốc tế, NGOs, lĩnh vực tư nhân.

Tiếp tục phối hợp với các Quốc gia thành viên ASEAN xây dựng kế hoạch hành động ASEAN giai đoạn 2022 đến 2025 theo mảng được phân công

Với vai trò là Phó chủ tịch ACAI, Tổng cục tiếp tục phối hợp với các nước thành viên ACAI tổ chức các cuộc họp Hội đồng ACAI tiếp theo để trao đổi, thảo luận và thống nhất các tài liệu chung của tổ chức, hoàn thiện bộ máy tuyển dụng nhân sự, chuyên gia và điều phối quốc gia cũng kế hoạch chiến lược 5 năm của ACAI.

Tiếp tục các công tác chuẩn bị thủ tục và hậu cần Đoàn công tác trao đổi kinh nghiệm trong khuôn khổ hợp tác của Tổng cục với các nước thành viên của PPD; Các cá nhân tham dự Hội nghị, Hội thảo quốc tế theo lời mời của đối tác.

3.2. Kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành

- Triển khai Kế hoạch 5745 kiện toàn hệ thống thanh tra chuyên ngành dân số và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra chuyên ngành dân số.

- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành các vi phạm pháp luật về dân số; xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân vi phạm. Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính các nội dung về dân số theo Nghị định số 122/2014/NĐ-CP ngày 25/12/2014 về tổ chức và hoạt động của thanh tra y tế; Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số và các văn bản pháp luật có liên quan.

- Kiểm tra, giám sát hỗ trợ thực hiện công tác dân số.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Ngân sách trung ương

- Vốn sự nghiệp phân bổ cho Bộ Y tế (Tổng cục DS-KHHGĐ) để thực hiện tại trung ương các Chương trình, Đề án, kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt để thực hiện Nghị quyết số 137/NQ-CP ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới.

- Vốn Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số chuyển thành chi thường xuyên để chi các chính sách, chế độ đã quy định.

- Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Giai đoạn 1 2021-2025 (Bộ Y tế đã hướng dẫn riêng).

2. Nguồn ngân sách địa phương

Căn cứ Thông tư số 78/2022/TT-BTC ngày 26/12/2022 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023; công văn số 5925/BYT-KHTC ngày 23/7/2021 của Bộ Y tế về việc rà soát, chuyển nội dung nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu Y tế-Dân số giai đoạn 2016-2020 thành nhiệm vụ thường xuyên của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và các công văn của Bộ Y tế, các Bộ có liên quan;

Ngân sách địa phương bảo đảm các nội dung chi cụ thể sau:

- Chi thực hiện các chính sách, hoạt động chuyên môn chuyển tiếp từ Chương trình mục tiêu Y tế- Dân số giai đoạn 2016-2020

- Chi đảm bảo hoạt động thường xuyên và không thường xuyên của Chi cục DS-KHHGĐ và cơ quan đầu mối làm công tác dân số cấp huyện, xã.

- Chi thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số theo Nghị định số 39/2015/NĐ-CP .

- Chi thực hiện chương trình, đề án, kế hoạch, nhiệm vụ do địa phương ban hành để thực hiện Nghị quyết số 137/NQ-CP ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW.

+ Các Kế hoạch thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.

+ Các Chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để thực hiện Nghị quyết 137/NQ-CP .

+ Các kế hoạch do địa phương ban hành để thực hiện các Chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện Nghị quyết số 137/NQ-CP .

+ Đề án 818 Tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa dịch vụ KHHGĐ/SKSS đến năm 2030 theo Quyết định số 718/QĐ-BYT ngày 25/02/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

+ Kế hoạch 5745 kiện toàn hệ thống thanh tra chuyên ngành dân số và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra chuyên ngành dân số theo Quyết định số 5745/QĐ-BYT ngày 10/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế

- Các thông tư của Bộ Y tế, Bộ Tài chính và các Bộ có liên quan:

+ Thông tư số 01/2021/TT-BYT ngày 25/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn một số nội dung để địa phương ban hành chính sách khen thưởng, hỗ trợ đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số;

+ Thông tư số 02/2021/TT-BYT ngày 25/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ của cộng tác viên dân số.

+ Thông tư số 01/2022/TT-BYT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định ghi chép ban đầu và chế độ báo cáo thống kê chuyên ngành dân số

+ Các Thông tư của Bộ Y tế, Bộ Tài chính... liên quan khác

- Triển khai thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ khác do địa phương quyết định.

3. Nguồn vốn ODA, viện trợ, nguồn vốn hợp pháp khác: Chương trình, dự án sẽ có kế hoạch phân bổ, hướng dẫn thực hiện cụ thể sau khi phê duyệt.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trên cơ sở định hướng tại công văn này, đề nghị Sở Y tế tham mưu trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể và giao Chi cục DS-KHHGĐ, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan chủ động tổ chức triển khai thực hiện.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị địa phương có văn bản gửi về Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình để hướng dẫn, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để báo cáo);
- Các Vụ, Cục: KHTC, SKBMTE, CNTT, K2ĐT;
- Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh, TP;
- Lưu: VT, KHTC.

TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Doãn Tú

 

CHỈ TIÊU CHUYÊN MÔN VỀ DÂN SỐ NĂM 2023
(Kèm theo công văn số 207/TCDS-KHTC ngày 23 tháng 03 năm 2023)

 

Đơn vị

Mức giảm tỷ số giới tính khi sinh (điểm %)

Chỉ tiêu điều chỉnh mức sinh (điểm ‰)

Số người mới thực hiện BPTT hiện đại trong năm (người)

Sàng lọc trước sinh

Sàng lọc sơ sinh

Tăng thêm tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, KSK trước khi kết hôn (%)

Tăng thêm tỉ lệ NCT được khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm (%)

Tỷ lệ sàng lọc trước sinh (%)

Trong đó: Số đối tượng được cấp miễn phí (bà mẹ mang thai)

Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh (%)

Trong đó: Số đối tượng được cấp miễn phí (trẻ sơ sinh)

 

TOÀN QUỐC

0,2

0,1

5.113.387

60

46.402

55

43.497

8

11

I

Miền núi phía Bắc

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hà Giang

0.1

-0,4

42.300

43.0

3.425

30.0

2.450

5

10

2

Tuyên Quang

0.1

-0,2

30.690

65.0

1.180

40.0

1.115

5

5

3

Cao Bằng

0.2

-0,2

28.340

32.0

1.285

50.0

1.175

5

15

4

Lạng Sơn

0.3

-0,05

52.000

75.0

1.390

55.0

915

5

15

5

Lào Cai

0.2

-0,3

41.050

41.0

1.450

56.0

1.040

5

10

6

Yên Bái

0.2

-0,4

53.000

75.0

1.040

42.0

1.040

5

5

7

Thái Nguyên

0.2

-0,05

78.200

90.0

950

40.0

675

5

15

8

Bắc Kạn

0.3

-0,05

17.200

55.0

500

40.0

365

5

5

9

Phú Thọ

0.1

-0,3

100.670

90.0

950

66.0

860

5

15

10

Bắc Giang

0.3

-0,05

92.700

55.0

1.400

30.0

1.095

5

10

11

Hòa Bình

0.2

-0,03

58.170

35.0

1.330

50.0

1.255

5

5

12

Sơn La

0.3

-0,2

37.050

30.0

2.430

30.0

2.000

5

5

13

Lai Châu

0.2

-0,4

19.970

30.0

720

34.0

750

5

5

14

Điện Biên

0,0

-0,4

27.750

36.0

1.230

46.0

1.220

5

5

II

Đồng bằng S.Hồng

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Hà Nội

0,2

0

395.030

83.0

100

85.0

90

15

5

16

Hải Phòng

0,1

-0,1

91.000

65.0

520

60.0

520

10

10

17

Quảng Ninh

0,1

-0,1

96.110

45.0

220

55.0

200

1

0

18

Hải Dương

0,2

-0,2

92.500

72.0

645

50.0

540

10

5

19

Hưng Yên

0,3

-0,4

51.810

75.0

225

50.0

235

10

5

20

Vĩnh Phúc

0,2

-0,2

67.450

88.0

290

72.0

300

10

20

21

Bắc Ninh

0,3

-0,4

43.570

88.0

265

74.0

265

10

5

22

Hà Nam

0,3

-0,3

45.971

60.0

435

40.0

360

10

10

23

Nam Định

0,2

-0,4

54.882

45.0

100

60.0

100

5

10

24

Ninh Bình

0,2

-0,2

40.000

75.0

100

60.0

100

5

10

25

Thái Bình

0,1

-0,2

85.000

93.0

715

88.0

595

5

10

III

Miền Trung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

26

Thanh Hóa

0,2

-0,2

115.300

62.0

3.470

30.0

3.100

5

12

27

Nghệ An

0.3

-0,2

138.420

30.0

1.375

36.0

2.660

5

10

28

Hà Tĩnh

0.3

-0,4

38.000

52.0

655

38.0

655

5

15

29

Quảng Bình

0.1

-0,2

43.500

46.0

530

30.0

560

5

10

30

Quảng Trị

0,1

-0,3

34.600

37.0

640

35.0

530

5

15

31

Thừa Thiên Huế

0,1

-0,3

69.000

74.0

840

60.0

685

10

1

32

Đà Nẵng

0,0

0,05

42.930

95.0

145

85.0

130

15

15

33

Quảng Nam

0,0

-0,05

70.800

70.0

375

85.0

335

10

20

34

Quảng Ngãi

0,1

0

54.934

45.0

0

55.0

0

0

5

35

Bình Định

0,1

0,05

77.800

36.0

860

30.0

800

10

10

36

Phú Yên

0.1

0,05

52.750

30.0

800

30.0

680

5

20

37

Khánh Hòa

0.1

0,2

89.700

57.0

865

40.0

835

5

15

38

Ninh Thuận

0,0

-0,1

38.030

34.0

690

54.0

740

5

20

39

Bình Thuận

0.2

0,2

67.230

30.0

690

30.0

615

5

15

IV

Tây Nguyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

40

Đắk Lắk

0,0

-0,05

105.140

35.0

100

50.0

100

5

0

41

Đắk Nông

0,0

-0,4

42.980

51.0

560

57.0

465

5

5

42

Gia Lai

0,0

-0,2

100.660

30.0

790

30.0

1.580

5

10

43

Kon Tum

0,0

-0,3

41.170

30.0

582

30.0

482

5

15

44

Lâm Đồng

0,0

-0,05

90.000

44.0

975

33.0

625

5

10

V

Đông Nam bộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

45

TP. Hồ Chí Minh

0,0

0,2

450.000

85.0

-

82.0

-

15

15

46

Đồng Nai

0,0

0,2

230.220

82.0

40

86.0

45

10

15

47

Bình Dương

0,0

0,2

60.000

78.0

-

70.0

-

0

5

48

Bình Phước

0,1

-0,05

70.850

84.0

185

63.0

185

10

15

49

Tây Ninh

0,0

0,2

49.090

60.0

105

50.0

95

10

15

50

Bà Rịa- Vũng Tàu

0,0

0,2

52.000

85.0

450

80.0

390

10

15

VI

Đ.B.S. Cửu Long

 

 

 

 

 

 

 

 

 

51

Long An

0,0

0,2

90.250

95.0

385

95.0

385

10

15

52

Tiền Giang

0,0

0,2

138.870

62.0

770

88.0

770

10

20

53

Bến Tre

0,0

0,2

64.110

67.0

650

90.0

540

5

15

54

Trà Vinh

0,2

0,2

60.590

50.0

440

50.0

710

5

10

55

Vĩnh Long

0,0

0,2

60.610

50.0

260

68.0

320

5

15

56

Cần Thơ

0,0

0,2

70.200

46.0

100

81.0

100

15

15

57

Hậu Giang

0,0

0,2

49.760

65.0

165

60.0

205

5

5

58

Sóc Trăng

0,1

0,2

63.100

30.0

1.445

30.0

1.430

5

15

59

An Giang

0,0

0,2

166.800

35.0

1.500

58.0

1.485

10

15

60

Đồng Tháp

0,0

0,2

119.190

65.0

500

77.0

300

5

5

61

Kiên Giang

0,3

0,2

120.000

50.0

1.060

50.0

1.220

10

20

62

Bạc Liêu

0,0

0,2

69.060

40.0

240

56.0

230

5

10

63

Cà Mau

0,1

0,2

73.330

62.0

270

30.0

250

10

15

 

CHỈ TIÊU SỐ NGƯỜI MỚI SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TRÁNH THAI HIỆN ĐẠI TRONG NĂM 2023
(Kèm theo công văn số 207/TCDS-KHTC ngày 23 tháng 03 năm 2023)

 

Tỉnh/Tp

Tổng số mới sử dụng BPTT hiện đại

Dụng cụ tử cung

Viên uống tránh thai

Thuốc tiêm tránh thai

Thuốc cấy tránh thai

Bao cao su

Tổng

TĐ: miễn phí

Tổng

TĐ: miễn phí

Tổng

TĐ: miễn phí

Tổng

TĐ: miễn phí

Tổng

TĐ: Miễn phí

 

TỔNG

5.113.387

703.465

358.725

2.075.892

854.694

245.065

136.405

21.193

14.773

2.067.712

680.367

I

Miền núi phía Bắc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hà Giang

42.300

11.000

11.000

16.000

16.000

10.000

10.000

300

300

5.000

5.000

2

Tuyên Quang

30.690

8.000

8.000

9.700

9.700

3.950

3.950

290

290

8.750

8.750

3

Cao Bằng

28.340

2.720

2.720

11.540

11.540

8.860

8.860

30

30

5.130

5.130

4

Lạng Sơn

52.000

2.000

2.000

28.800

28.800

3.100

3.100

50

50

18.050

18.050

5

Lào Cai

41.050

7.500

7.500

14.000

14.000

6.000

6.000

500

500

13.050

13.050

6

Yên Bái

53.000

7.000

7.000

30.000

30.000

500

500

0

0

15.500

15.500

7

Thái Nguyên

78.200

10.000

10.000

32.500

32.500

3.500

3.500

200

200

32.000

32.000

8

Bắc Kạn

17.200

1.920

1.920

8.200

8.200

2.580

2.580

460

460

4.040

4.040

9

Phú Thọ

100.670

15.000

15.000

42.500

42.500

1.240

1.240

310

310

41.620

41.620

10

Bắc Giang

92.700

21.000

21.000

40.000

40.000

2.000

2.000

200

200

29.500

29.500

11

Hòa Bình

58.170

6.000

6.000

29.000

29.000

4.300

4.300

1.230

1.230

17.640

17.640

12

Sơn La

37.050

10.000

10.000

14.100

14.100

5.000

5.000

250

250

7.700

7.700

13

Lai Châu

19.970

4.070

4.070

8.250

8.250

3.620

3.620

190

190

3.840

3.840

14

Điện Biên

27.750

5.920

5.920

11.280

11.280

2.810

2.810

200

200

7.540

7.540

II

Đồng bằng S.Hồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Hà Nội

395.030

40.000

1.000

93.240

300

950

0

210

0

260.630

0

16

Hải Phòng

91.000

18.000

100

24.100

100

300

20

100

10

48.500

150

17

Quảng Ninh

96.110

3.600

90

31.380

1.810

2.280

630

120

40

58.730

600

18

Hải Dương

92.500

15.600

15.600

34.200

34.200

2.690

2.690

370

370

39.640

39.640

19

Hưng Yên

51.810

22.710

22.710

15.280

15.280

450

450

200

200

13.170

13.170

20

Vĩnh Phúc

67.450

12.000

12.000

28.000

28.000

1.130

1.130

60

60

26.260

26.260

21

Bắc Ninh

43.570

8.000

8.000

18.000

18.000

840

840

210

210

16.520

16.520

22

Hà Nam

45.971

16.097

16.097

13.031

13.031

2.205

1.995

263

223

14.375

12.486

23

Nam Định

54.882

12.000

12.000

18.418

18.418

2.295

2.295

190

190

21.979

21.979

24

Ninh Bình

40.000

6.000

6.000

13.000

13.000

3.000

3.000

440

440

17.560

17.560

25

Thái Bình

85.000

11.470

11.470

30.550

30.550

1.720

1.720

390

390

40.870

40.870

III

Miền Trung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

26

Thanh Hóa

115.300

32.000

32.000

37.000

37.000

1.100

80

200

15

45.000

3.281

27

Nghệ An

138.420

12.000

12.000

50.000

50.000

5.000

5.000

420

420

71.000

71.000

28

Hà Tĩnh

38.000

10.000

10.000

8.100

8.100

3.800

3.800

200

200

15.900

15.900

29

Quảng Bình

43.500

9.000

9.000

16.500

16.500

300

300

200

200

17.500

17.500

30

Quảng Trị

34.600

8.000

8.000

11.300

11.300

2.200

2.200

600

600

12.500

12.500

31

Thừa Thiên Huế

69.000

8.000

8.000

19.500

19.500

4.000

4.000

500

500

37.000

37.000

32

Đà Nẵng

42.930

7.500

160

10.000

290

1.030

20

400

10

24.000

530

33

Quảng Nam

70.800

8.680

8.680

22.040

22.040

5.910

5.910

420

420

33.750

33.750

34

Quảng Ngãi

54.934

10.078

718

22.963

1.635

705

50

50

0

21.138

1.505

35

Bình Định

77.800

7.500

690

25.000

4.000

10.000

920

300

30

35.000

3.220

36

Phú Yên

52.750

6.700

710

21.000

3.610

1.950

210

100

10

23.000

2.430

37

Khánh Hòa

89.700

5.000

400

42.000

5.500

4.000

300

250

50

38.450

2.800

38

Ninh Thuận

38.030

2.100

260

16.300

2.060

3.500

440

630

80

15.500

1.950

39

Bình Thuận

67.230

7.100

400

26.720

1.520

5.500

310

0

0

27.910

1.590

IV

Tây Nguyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

40

Đắk Lắk

105.140

15.000

15.000

48.000

48.000

7.580

5.835

600

505

33.960

14.426

41

Đắk Nông

42.980

5.000

5.000

17.000

17.000

5.000

5.000

650

650

15.330

15.330

42

Gia Lai

100.660

11.000

11.000

48.000

48.000

17.000

17.000

3.500

3.500

21.160

21.160

43

Kon Tum

41.170

4.500

4.500

21.000

21.000

7.420

7.420

750

750

7.500

7.500

44

Lâm Đồng

90.000

15.000

700

32.000

6.400

6.800

320

1.400

70

34.800

1.620

V

Đông Nam bộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

45

TP. Hồ Chí Minh

450.000

20.000

0

180.000

0

1.000

0

300

0

248.700

0

46

Đồng Nai

230.220

10.000

30

96.000

320

5.000

20

150

0

119.070

390

47

Bình Dương

60.000

10.000

0

22.880

0

6.000

0

120

0

21.000

0

48

Bình Phước

70.850

10.000

300

30.000

10.250

10.500

320

350

10

20.000

610

49

Tây Ninh

49.090

7.000

50

21.090

100

2.900

20

100

0

18.000

0

50

BRVT

52.000

6.000

30

20.800

70

1.850

10

50

0

23.300

70

VI

Đ.B.S. Cửu Long

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

51

Long An

90.250

21.000

820

34.900

2.300

5.250

190

200

10

28.900

1.070

52

Tiền Giang

138.870

10.000

520

78.000

4.050

4.800

250

70

50

46.000

2.390

53

Bến Tre

64.110

10.000

700

32.000

1.400

2.100

400

10

10

20.000

500

54

Trà Vinh

60.590

11.000

830

41.500

12.500

770

60

50

0

7.270

550

55

Vĩnh Long

60.610

10.000

470

34.000

1.590

490

20

120

10

16.000

750

56

Cần Thơ

70.200

10.000

280

32.000

890

2.000

50

200

10

26.000

720

57

Hậu Giang

49.760

6.400

890

32.850

1.340

1.190

240

500

120

8.820

660

58

Sóc Trăng

63.100

11.500

2.500

26.000

6.000

5.000

2.200

100

10

20.500

1.500

59

An Giang

166.800

18.000

900

102.600

7.000

11.000

450

200

40

35.000

2.390

60

Đồng Tháp

119.190

18.000

1.430

69.500

2.500

5.200

250

300

20

26.190

1.380

61

Kiên Giang

120.000

32.000

1.960

38.000

4.000

7.500

460

130

10

42.370

2.600

62

Bạc Liêu

69.060

10.000

280

39.000

5.550

2.110

60

150

60

17.800

500

63

Cà Mau

73.330

10.800

2.320

35.280

2.820

2.290

60

160

60

24.800

700

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 207/TCDS-KHTC về định hướng thực hiện công tác dân số ngày 23/03/2023 do Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.034

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.212.95
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!