BỘ
TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 8859/BTC-KBNN
Hướng dẫn kế toán dự toán, lệnh chi tiền
NSTW áp dụng cho TABMIS
|
Hà
Nội, ngày 9 tháng 7 năm 2013
|
Kính
gửi:
|
- Các Vụ Tài chính chuyên ngành -
Bộ Tài chính;
- Các Bộ, ngành thuộc Ngân sách Trung ương;
- Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
|
Thực hiện Thông tư số
08/2013/TT-BTC ngày 10/1/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà
nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS),
Thông tư số 107/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung
một số điểm về quản lý, điều hành Ngân sách nhà nước và Quyết định số 3314/QĐ-BTC
ngày 28/12/2012 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế phân công trách nhiệm
các đơn vị thực hiện nhập dự toán chi Ngân sách trung ương hàng năm vào TABMIS;
Bộ Tài chính hướng dẫn quy trình nhập dự toán, lệnh chi tiền thuộc Ngân sách
trung ương trên TABMIS, như sau:
A. QUY ĐỊNH CHUNG
I. Phạm vi áp dụng và trách
nhiệm của các thành viên tham gia
1. Vụ Ngân sách Nhà nước
Vụ Ngân sách Nhà nước thực hiện
nhập dự toán đối với các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và 2 Điều
3 Quy chế phân công trách nhiệm các đơn vị thực hiện nhập dự toán chi Ngân sách
trung ương (NSTW) hàng năm vào TABMIS ban hành kèm theo Quyết định
3314/QĐ-BTC ngày 28/12/2012 của Bộ Tài chính theo các quy trình sau:
- Quy trình nhập dự toán và kế toán
dự toán cấp 0.
- Quy trình nhập dự toán và kế toán
phân bổ dự toán từ cấp 0 đến cấp 1 (kể cả đối với khoản chi từ nguồn vốn vay
nợ, viện trợ của nước ngoài thực hiện theo hình thức ghi thu, ghi chi giao cho
các đơn vị dự toán cấp 1).
- Quy trình nhập dự toán và kế toán
dự toán ứng trước cho đơn vị dự toán cấp 1.
- Quy trình nhập dự toán, kế toán
phân bổ dự toán bằng lệnh chi tiền.
- Quy trình phân bổ và đồng bộ hóa
dự toán chi chuyển giao NSTW cho Ngân sách địa phương (NSĐP).
- Quy trình nhập dự toán, phân bổ
và đồng bộ hóa dự toán trái phiếu chính phủ giao cho địa phương quản lý.
2. Các Vụ Tài chính chuyên
ngành
2.1. Các Vụ Tài chính chuyên
ngành là các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính có tham gia TABMIS bao gồm: Vụ Tài
chính hành chính sự nghiệp, Vụ Đầu tư, Vụ Tài chính ngân hàng và tổ chức tài
chính, Vụ I, Tổng cục Dự trữ quốc gia, Cục Tài chính doanh nghiệp, Cục Quản lý
nợ và Tài chính đối ngoại.
2.2. Các Vụ Tài chính chuyên
ngành có trách nhiệm như sau:
Các Vụ Tài chính chuyên ngành thực
hiện nhập dự toán đối với các nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều
3 Quy chế phân công trách nhiệm các đơn vị thực hiện nhập dự toán chi NSTW hàng
năm vào TABMIS ban hành kèm theo Quyết định 3314/QĐ-BTC ngày 28/12/2012 của
Bộ Tài chính (bao gồm dự toán chi bằng lệnh chi tiền và rút dự toán tại KBNN),
trong đó:
- Vụ Hành chính sự nghiệp tổ chức
nhập dự toán chi thường xuyên và kinh phí viện trợ cho Cuba của dự án hợp tác Việt Nam - Cuba phát triển sản xuất lúa gạo tại Cuba giai đoạn 2010-2015 của
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn do Vụ Hành chính sự nghiệp tổ chức nhập
dự toán.
- Vụ Đầu tư tổ chức nhập dự toán chi
đầu tư (bao gồm cả vốn trái phiếu Chính phủ giao các Bộ, cơ quan Trung ương).
- Cục Quản lý nợ và Tài chính đối
ngoại tổ chức nhập dự toán chi viện trợ C/K, viện trợ cho Cuba giao trong dự toán của các Bộ, cơ quan Trung ương.
- Tổng cục Dự trữ Nhà nước tổ chức
nhập dự toán chi bổ sung dự trữ quốc gia.
- Cục Tài chính doanh nghiệp tổ
chức nhập kinh phí xúc tiến đầu tư và du lịch (bao gồm cả kinh phí thường xuyên
của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam - VCCI); kinh phí hỗ trợ doanh
nghiệp công ích thủy nông; công ích dịch vụ hậu cần nghề cá; kinh phí đặt hàng
sản xuất phim; chi trợ giá giống gốc và trợ giá khác cho các Nhà xuất bản,
doanh nghiệp; kinh phí đào tạo nguồn nhân lực ngành Dệt may. Căn cứ để nhập dự
toán trên TABMIS là các Quyết định phân bổ giao dự toán của đơn vị dự toán cấp
1 (các đơn vị Bộ/ngành).
- Vụ Tài chính ngân hàng và các tổ
chức tài chính: nhập dự toán của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các đơn vị trực
thuộc NHNN, dự toán chi cho Quỹ bảo vệ môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường).
3. Các đơn vị Bộ/ngành
3.1. Các Bộ/ngành tham gia trực
tiếp TABMIS
Các Bộ/ngành tham gia trực tiếp
trên TABMIS phân bổ dự toán đến các đơn vị dự toán trung gian hoặc đơn vị trực
tiếp sử dụng ngân sách (kể cả các văn phòng đại diện, chi nhánh, phân viện,
trung tâm… trực thuộc các đơn vị Bộ/ngành có đủ các điều kiện về hồ sơ mở tài khoản
theo quy định của Thông tư số 109/2011/TT-BTC ngày 01/08/2011 về hướng dẫn mở
và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước trong điều kiện áp dụng TABMIS). Các
Vụ Tài chính chuyên ngành là đơn vị phê duyệt.
Danh sách các Bộ/ngành tham gia
trực tiếp TABMIS nêu tại Phụ lục số 01 kèm theo.
Danh sách các đơn vị Bộ Tài chính
đồng bộ dự toán đến cấp trung gian (2 hoặc 3), KBNN cấp tỉnh phân bổ tiếp đến
cấp 4 nêu tại Phụ lục số 03 kèm theo.
3.2. Các Bộ/ngành không tham gia
trực tiếp TABMIS
Việc phân bổ dự toán cho các đơn vị
sử dụng ngân sách trực thuộc các Bộ/ngành này do các các Vụ Tài chính chuyên
ngành thuộc Bộ Tài chính thực hiện nhập và phê duyệt trên TABMIS.
Danh sách các Bộ/ngành không tham
gia trực tiếp TABMIS nêu tại Phụ lục số 02 kèm theo.
4. Các đơn vị Kho bạc Nhà
nước
- Nhập dự toán tạm cấp đầu năm vào
TABMIS theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày
6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách
nhà nước.
- Kho bạc nhà nước cấp tỉnh thực
hiện phân bổ dự toán từ đơn vị dự toán cấp trung gian giao cho các đơn vị sử
dụng ngân sách.
Danh sách các đơn vị Kho bạc Nhà
nước (KBNN) cấp tỉnh phân bổ tiếp đến cấp 4 nêu tại Phụ lục số 03 kèm theo.
- Dự toán của các Bộ/ngành khác còn
lại theo danh mục mã số chương thuộc NSTW của Hệ thống mục lục ngân sách nhà
nước (MLNSNN) quy định tại Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/06/2008 của Bộ
Tài chính (không bao gồm các Bộ/ngành nêu tại các Phụ lục 01, 02) do các đơn vị
KBNN nơi đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản thực hiện.
II. Khái niệm và phân loại dự
toán
1. Phân loại dự toán theo
nguồn hình thành
1.1. Nguồn đầu tư
- Dự toán chi đầu tư xây dựng cơ
bản (ĐTXDCB) trong cân đối, gồm: Dự toán chi ĐTXDCB, dự toán chi ĐTXDCB theo chương
trình mục tiêu; Dự toán chi ĐTXDCB kết hợp với các nhiệm vụ chi: 821, 822,
823.
- Dự toán chi đầu tư phát triển
khác trong cân đối gồm: Dự toán chi đầu tư phát triển khác, dự toán chi đầu
tư phát triển khác theo chương trình mục tiêu; Dự toán chi đầu tư đầu tư
phát triển khác kết hợp với các nhiệm vụ chi: 824, 825, 826, 827, 828, 829,
831, 859.
1.2. Nguồn thường xuyên
Dự toán chi thường xuyên trong cân
đối, gồm: Dự toán chi thường xuyên, dự toán chi thường xuyên theo chương trình mục
tiêu; Dự toán chi thường xuyên kết hợp với các nhiệm vụ chi: từ 861 đến 869; từ
871 đến 877; 909; 949.
1.3. Nguồn viện trợ
Dự toán viện trợ thực hiện nhiệm vụ
chi viện trợ cho các Chính phủ và tổ chức nước ngoài, Dự toán chi viện trợ kết
hợp với nhiệm vụ chi 931.
1.4. Nguồn bổ sung cân đối và bổ
sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới
Dự toán chi chuyển giao được cấp có
thẩm quyền giao theo từng lĩnh vực, hạch toán phân bổ theo nhiệm vụ chi tương
ứng theo từng lĩnh vực, cụ thể: từ nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư, dự phòng,
cải cách tiền lương, tăng thu…; Dự toán chi chuyển giao kết hợp với các mã
nhiệm vụ chi tương ứng như: 821, 871, 932, 933…
Dự toán chi chuyển giao được cấp có
thẩm quyền giao thành 1 chỉ tiêu riêng là bổ sung cân đối hoặc bổ sung có mục
tiêu kết hợp với các nhiệm vụ chi: 951, 952.
Trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc
hội quyết định bổ sung mục tiêu tăng thêm ngoài cấp 0 đầu năm kết hợp với các
nhiệm vụ chi - 951, loại dự toán 02, theo dõi tài khoản nguồn bổ sung mục tiêu
tăng thêm.
Trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc
hội quyết định bổ sung nguồn mục tiêu tăng thêm ngoài cấp 0 đầu năm từ các
nguồn bội chi tăng thêm, nguồn tăng thu kết hợp với các nhiệm vụ chi - 951,
loại dự toán 02, theo dõi tài khoản nguồn từ các nguồn bội chi tăng thêm, nguồn
tăng thu, nguồn kết dư.
1.5. Nguồn trả nợ
Dự toán chi trả nợ kết hợp với các
nhiệm vụ chi: 911, 912.
Trên TABMIS không thực hiện phân bổ
dự toán chi tiết nhưng việc thanh toán, chi trả phải đảm bảo trong phạm vi tổng
dự toán chi trả nợ của Quốc hội quyết định hàng năm (dự toán cấp 0). Trường hợp
nhu cầu chi trả nợ vượt tổng dự toán chi trả nợ được duyệt cả năm, Bộ Tài chính
báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
1.6. Nguồn dự phòng
Dự toán chi từ nguồn dự phòng gắn
với mã nhiệm cụ chi 932, việc phân bổ từ nguồn dự phòng xuống cấp 1 phải chi tiết
theo các nhiệm vụ chi cụ thể.
1.7. Nguồn tăng thu
Dự toán tăng thu là dự toán tăng
thêm ngoài các khoản thu trong năm được phân bổ cho các lĩnh vực (chi thường
xuyên, đầu tư, bổ sung có mục tiêu,…). Việc sử dụng dự toán tăng thu do Ủy ban
thường vụ Quốc hội quyết định để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng.
Theo quy định của Luật NSNN, trong
thời kỳ ổn định ngân sách nếu có tăng thu so với dự toán được giao, được sử
dụng tăng thu để giảm bội chi ngân sách, tăng chi trả nợ, tăng chi đầu tư phát
triển, bổ sung quỹ dự trữ tài chính, tăng dự phòng ngân sách.
1.8. Nguồn kết dư
Trường hợp cấp có thẩm quyền có cơ
chế sử dụng nguồn kết dư để ghi thu NSNN năm sau, kết hợp với mã nhiệm vụ chi -
949 (không phải cấp 0 chuyển nguồn từ các nhiệm vụ còn lại trong năm).
Trường hợp cấp có thẩm quyền có cơ
chế sử dụng nguồn kết dư để chi lập quỹ dự trữ tài chính kết hợp với mã nhiệm
vụ chi - 934.
1.9. Nguồn khác
Dự toán khác chi từ các khoản chi
còn lại, chi từ nguồn thu quản lý qua ngân sách được cấp có thẩm quyền quyết
định quản lý qua ngân sách, bao gồm các nhiệm vụ chi: 949, 961, 962, 963, 964,
965, 966, 967, 998.
2. Phân loại dự toán theo yêu
cầu quản lý
Theo yêu cầu quản lý, dự toán được
phân loại và mã hóa theo các loại sau:
01- Dự toán đầu năm: Là dự
toán chính thức được Quốc hội quyết định và giao đầu năm.
02- Dự toán bổ sung: Là dự
toán bổ sung trong năm ngân sách được Quốc hội quyết định ngoài dự toán đầu năm
(từ nguồn tăng thu NSTW, nguồn viện trợ…).
03- Dự toán điều chỉnh theo
quyết định của cấp có thẩm quyền: Là dự toán điều chỉnh tăng hoặc giảm theo
quyết định của cấp có thẩm quyền; điều chỉnh từ kinh phí không thực hiện chế độ
tự chủ sang kinh phí thực hiện chế độ tự chủ, kinh phí không thường xuyên sang
kinh phí thường xuyên.
04- Dự toán chuyển sang năm tiếp
theo: Là dự toán của năm ngân sách chưa sử dụng hết được chuyển sang năm
sau cấp phát tiếp và quyết toán vào ngân sách năm sau theo chế độ quy định.
06- Dự toán năm trước chuyển
sang: Là dự toán của ngân sách năm trước còn lại chưa sử dụng hết được phép
chuyển sang năm nay cấp phát tiếp và quyết toán vào ngân sách năm nay.
08- Dự toán tạm cấp: Là dự
toán được tạm cấp trong trường hợp đầu năm ngân sách khi dự toán ngân sách và
phương án phân bổ dự toán NSNN chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định.
09- Dự toán ứng trước: Là dự
toán được ứng trước cho năm sau theo Quyết định của cấp có thẩm quyền.
10 - Dự toán hủy bỏ: Là dự
toán hủy bỏ theo chế độ quy định.
19- Dự toán điều chỉnh: Là
dự toán dùng trong các bút toán điều chỉnh dự toán sau khi đã chạy khử số dư âm
và chương trình chuyển nguồn.
91- Giảm trừ dự toán: Là dự
toán cấp có thẩm quyền thu hồi theo kiến nghị của cơ quan kiểm toán nhà nước.
Lưu ý:
Đối với dự toán cấp 0, 1, 2, 3 khi chuyển
nguồn từ năm trước mang sang sẽ được theo dõi loại dự toán 06; nhưng khi thực
hiện phân bổ sẽ được theo dõi loại dự toán 01.
3. Phân loại theo tính chất
nguồn kinh phí
Kế toán phân bổ dự toán chi
thường xuyên phải theo dõi chi tiết theo mã nguồn ngân sách nhà nước (tính chất
nguồn kinh phí), đơn vị sử dụng ngân sách phải sử dụng kinh phí theo đúng cơ
cấu nguồn kinh phí được cấp và trong phạm vi số dư còn lại của nguồn kinh phí
đó.
Mã nguồn ngân sách nhà nước (tính
chất nguồn kinh phí) được phân loại và mã hóa như sau:
12- Kinh phí không thực hiện tự
chủ: Là kinh phí của cơ quan nhà nước không thực hiện chế độ tự chủ; kinh
phí không thực hiện tự chủ của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách
nhiệm theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính
phủ; kinh phí không thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định
tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ; không bao gồm các khoản
kinh phí được chi tiết theo mã tính chất nguồn kinh phí từ 14 đến 29;
13 - Kinh phí thực hiện tự chủ:
Là kinh phí thực hiện chế độ tự chủ của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, tự
chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005
của Chính phủ; kinh phí thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy
định tại Nghị định Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ;
không bao gồm các khoản kinh phí được chi tiết theo mã tính chất nguồn kinh phí
từ 14 đến 29;
14- Kinh phí thực hiện cải cách
tiền lương: Bao gồm các nguồn kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương
được giao trong dự toán của đơn vị theo hướng dẫn tại Thông tư quy định và tổ
chức thực hiện dự toán NSNN hàng năm của Bộ Tài chính;
15- Kinh phí hỗ trợ hoạt động
sáng tạo tác phẩm: Là kinh phí hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công
trình văn hóa, nghệ thuật, báo chí (không bao gồm kinh phí hỗ trợ hoạt động
thường xuyên);
16 - Kinh phí thực hiện các chương
trình dự án, đề tài: Là kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, đề tài
nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học công nghệ theo quy định Nghị định số
115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005, Nghị định 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Thông tư liên
tịch số 93/2006/TTLT/BTC-KHCN ngày 4/10/2006 của Liên Bộ Tài chính - Khoa học
và công nghệ hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công
nghệ sử dụng ngân sách nhà nước;
19 - Kinh phí khám chữa bệnh cho
người nghèo;
20 - Kinh phí phân giới, tôn tạo
và cắm mốc biên giới;
21 - Kinh phí hỗ trợ xây dựng
văn bản pháp quy;
22 - Kinh phí giải báo chí quốc
gia;
28 - Kinh phí giữ lại: Là
kinh phí giữ lại không được chi theo quy định của cấp có thẩm quyền;
29 - Kinh phí thường xuyên khác:
Là các khoản kinh phí khác.
Lưu ý:
Các tính chất nguồn 15, 19, 20, 21,
22 (nếu có) thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư quy định và tổ chức thực hiện
dự toán NSNN hàng năm của Bộ Tài chính.
III. Một số lưu ý về quản lý và điều
hành ngân sách
Thực hiện theo quy định tại Công
văn số 13907/BTC-NSNN ngày 30/09/2009 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số
điểm về quản lý, điều hành ngân sách nhà nước, như sau:
1. Về bổ sung ngân sách cho
các cơ quan, đơn vị trực thuộc hoặc từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp
dưới
- Trong văn bản thông báo số bổ
sung ngân sách (hoặc tạm ứng, ứng trước, tạm cấp) cho các cơ quan, đơn vị trực
thuộc hoặc từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới của cấp có thẩm quyền
(Thủ tướng Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ Tài chính) phải
ghi rõ niên độ ngân sách (năm nay hoặc năm sau).
- Trường hợp văn bản thông báo số
bổ sung ngân sách (hoặc tạm ứng, ứng trước, tạm cấp) cho các cơ quan, đơn vị
trực thuộc hoặc từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới của cấp có thẩm
quyền (hoặc cơ quan tài chính) không ghi rõ niên độ ngân sách (năm nay hoặc năm
sau), thực hiện hạch toán kế toán ngân sách như sau:
+ Tạm ứng ngân sách (không kể tạm
ứng trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị để chi tiêu theo
chế độ quy định): tạm ứng ngân sách có thể được thu hồi trong năm hoặc năm sau,
thực hiện hạch toán ngân sách nhà nước niên độ năm sau; khi cấp có thẩm quyền
quyết định bố trí bổ sung dự toán ngân sách hoàn trả tạm ứng ngân sách năm nào,
thì thực hiện bổ sung dự toán ngân sách sách đồng thời thu hồi tạm ứng ngân
sách năm đó.
+ Ứng trước ngân sách (là khoản ứng
trước dự toán ngân sách năm sau, kể cả ứng trước dự toán ngân sách một số năm):
thực hiện hạch toán ngân sách nhà nước niên độ năm sau, khi cấp có thẩm quyền
quyết định bố trí dự toán ngân sách năm nào, thì thực hiện thu hồi tương ứng với
số vốn, kinh phí bố trí dự toán ngân sách năm đó. Trường hợp chưa thu hồi hết,
chuyển niên độ ngân sách năm tiếp theo để tiếp tục thu hồi.
+ Tạm cấp ngân sách (là khoản chi
ngân sách): thực hiện hạch toán ngân sách nhà nước niên độ năm nay, khi được
cấp có thẩm quyền quyết toán năm nào, thì thực hiện cấp bổ sung (nếu thiếu)
hoặc thu hồi (nếu thừa) trong năm đó.
2. Về phân bổ sử dụng dự
phòng ngân sách, tăng thu ngân sách so với dự toán được cấp có thẩm quyền quyết
định; bổ sung có mục tiêu từ cấp trên cho cấp dưới
- Trong văn bản thông báo bổ sung
từ nguồn dự phòng ngân sách, tăng thu ngân sách của cấp có thẩm quyền (hoặc ủy
quyền cho cơ quan tài chính) phải ghi rõ nhiệm vụ chi theo tính chất, nhiệm vụ
chi (đầu tư, thường xuyên hoặc chi trả nợ).
- Trong văn bản thông báo bổ sung
có mục tiêu của cấp có thẩm quyền từ cấp trên cho cấp dưới (hoặc ủy quyền cho
cơ quan tài chính) phải ghi rõ nguồn bố trí (dự phòng ngân sách, lĩnh vực
chi,..).
- Trường hợp chưa có cơ sở hạch
toán kế toán đơn vị trình phân bổ phải xác định rõ nguồn bổ sung để hạch toán.
3. Về việc thu hồi dự toán
ứng trước NSTW
Căn cứ Quyết định giao dự toán
chính thức của cấp có thẩm quyền, trong đó ghi nội dung thu hồi dự toán ứng
trước, sau khi dự toán chính thức được phân bổ trên hệ thống, trách nhiệm thu
hồi dự toán ứng trước của các đơn vị như sau:
- Đối với việc thu hồi dự toán ứng
trước cấp 4 do các đơn vị KBNN thực hiện.
- Đối với số dư dự toán ứng trước
cấp trung gian (cấp 2, 3):
+ KBNN thực hiện thu hồi dự toán
ứng trước các cấp trung gian (cấp 2, 3) đã được đồng bộ hóa về bộ sổ tỉnh.
+ Các Vụ Tài chính chuyên ngành,
Bộ/ngành thực hiện việc thu hồi dự toán ứng trước (nếu có) trên tài khoản dự
toán ứng trước các cấp trung gian (cấp 2, 3) do các Vụ Tài chính chuyên ngành,
Bộ/ngành nhập tại bộ sổ TW (trong trường hợp chưa đồng bộ hóa về bộ sổ tỉnh).
- Đối với việc thu hồi dự toán ứng
trước cấp 1:
Vụ Ngân sách Nhà nước thực hiện thu
hồi số dư dự toán ứng trước (nếu có) trên tài khoản dự toán ứng trước cấp 1 tại
bộ sổ TW (trong trường hợp chưa đồng bộ hóa về bộ sổ tỉnh) và dự toán ứng trước
cấp 1 tại bộ sổ tỉnh (đối với nguồn trái phiếu Chính phủ).
4. Về giao dự toán, cấp phát,
thanh toán và quyết toán các khoản chi kinh phí ủy quyền
- Trường hợp cơ quan quản lý nhà
nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ
thuộc chức năng của mình thì phải phân bổ nguồn kinh phí cho cấp dưới để thực
hiện nhiệm vụ đó.
- Khi thực hiện phân bổ và giao
kinh phí ủy quyền, cơ quan ủy quyền coi cơ quan cấp dưới được ủy quyền là đơn vị
dự toán đặc biệt và thực hiện phân bổ, giao dự toán như đối với các đơn vị dự
toán cấp dưới trực thuộc; đồng thời gửi Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan
được ủy quyền biết để phối hợp chỉ đạo thực hiện quản lý, sử dụng kinh phí ủy
quyền đúng mục đích, đúng chế độ quy định.
Trường hợp các Bộ đồng thời ủy
quyền cho các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và cấp huyện ở địa phương, nếu không có điều
kiện phân bổ, giao dự toán trực tiếp đến các đơn vị cấp huyện thì có thể giao
đến cơ quan cấp tỉnh và ủy quyền cho các đơn vị này phân bổ, giao dự toán tiếp
đến các đơn vị cấp huyện.
- Việc chi trả, thanh toán các khoản
kinh phí ủy quyền được thực hiện theo hình thức rút dự toán nếu là ủy quyền về
kinh phí thường xuyên; cấp phát, thanh toán vốn đầu tư nếu là ủy quyền về vốn
đầu tư. Khi cấp phát, thanh toán các khoản kinh phí ủy quyền, thực hiện hạch
toán vào chương và cấp ngân sách của đơn vị ủy quyền.
Ví dụ:
(1) Dự toán chi thực hiện chính
sách người có công với cách mạng do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB và
XH) quản lý, ủy quyền cho các Sở LĐTB và XH (cấp tỉnh) phân bổ tiếp cho đơn vị
sử dụng ngân sách (đơn vị dự toán đặc biệt). Việc chi trả, thanh toán các khoản
kinh phí ủy quyền được thực hiện theo hình thức rút dự toán nếu là ủy quyền về
kinh phí thường xuyên (sử dụng tài khoản chi thường xuyên) và cấp phát, thanh
toán vốn đầu tư nếu là ủy quyền về vốn đầu tư (sử dụng tài khoản chi đầu tư).
Khi cấp phát, thanh toán các khoản kinh phí ủy quyền, thực hiện hạch toán vào chương
Bộ LĐTB và XH (chương 024), cấp ngân sách TW (cấp 1).
(2) Dự toán chi thường xuyên duy tu
bảo dưỡng đê điều do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN và PTNT) quản
lý, ủy quyền cho các Sở NN và PTNT thực hiện (đơn vị dự toán đặc biệt). Việc
chi trả, thanh toán các khoản kinh phí ủy quyền được thực hiện theo hình thức
rút dự toán nếu là ủy quyền về kinh phí thường xuyên (sử dụng tài khoản chi
thường xuyên). Khi cấp phát, thanh toán các khoản kinh phí ủy quyền, thực hiện
hạch toán vào chương Bộ NN và PTNT (chương 012) và cấp ngân sách TW (cấp 1).
IV. Quy định về chứng từ dự toán
1. Mẫu chứng từ kế toán
Mẫu biểu chứng từ được Quy định tại
Thông tư số 08/2012/TT-BTC ngày 10/1/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)
2. Phương pháp ghi chép
Phương pháp ghi chép trên chứng từ
kế toán dự toán được nêu trong Phụ lục số 05 - Nội dung, phương pháp ghi chép
và quy trình luân chuyển chứng từ kế toán kèm theo.
V. Nguyên tắc kết hợp tổ hợp tài
khoản dự toán
Nguyên tắc kết hợp tổ hợp tài khoản
dự toán được nêu trong Phụ lục số 06 kèm theo.
VI. Nội dung quy định về thực
hiện kế toán Lệnh chi tiền
1. Nguyên tắc kết hợp tổ hợp
tài khoản Lệnh chi tiền
Tài khoản chi NSNN bằng lệnh chi
tiền phải kết hợp với đoạn mã kế toán đồ tương ứng theo quy định.
- Mã đơn vị có quan hệ với ngân
sách: Tài khoản chi NSNN bằng lệnh chi tiền được kết hợp với mã đơn
vị có quan hệ với ngân sách (ĐVQHNS) của đơn vị sử dụng ngân sách được thụ
hưởng kinh phí.
Lưu ý:
+ Trường hợp đơn vị sử dụng ngân
sách không được cấp mã ĐVQHNS thì cấp mã bổ sung hoặc sử dụng mã chung đối với
các đơn vị không được hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách. Cơ quan tài
chính thực hiện cấp mã bổ sung hoặc mã dùng chung và thông báo mã cho cơ quan
Kho bạc nhà nước cùng cấp để thực hiện việc thanh toán, cách đặt tên cho mã
dùng chung thống nhất là: "Các đơn vị khác".
+ Trường hợp cấp kinh phí bằng
lệnh chi tiền cho đơn vị an ninh, quốc phòng thì sử dụng mã chung của
an ninh, quốc phòng; tài khoản tiền gửi của đơn vị sử dụng ngân sách (kể cả an
ninh, quốc phòng) tại KBNN thì sử dụng mã ĐVQHNS với N1 = 9 do KBNN cấp.
+ Trường hợp cấp kinh phí chi
chuyển giao bằng lệnh chi tiền từ NSTW cho ngân sách tỉnh, thành phố thì
kết hợp với mã ĐVQHNS là mã tổ chức ngân sách tỉnh. Trường hợp chi
chuyển giao ngân sách tỉnh để nộp trả NSTW thì kết hợp với mã ĐVQHNS là
mã tổ chức NSTW.
+ Trường hợp chi bổ sung quỹ dự trữ
tài chính, chi cho vay, chi chuyển nguồn sử dụng mã tổ chức ngân sách trung
ương.
- Mã địa bàn hành chính trong hạch
toán chi NSTW bằng lệnh chi tiền là 1.
- Trường hợp chi ngân sách bằng
lệnh chi tiền từ nguồn chương trình mục tiêu (CTMT) thì phải kết hợp với mã
CTMT tương ứng.
- Nguyên tắc kết hợp tài khoản (TK)
chi và mục chi tương ứng: Hạch toán chi NSNN bằng lệnh chi tiền phải đảm bảo
việc kết hợp tài khoản chi và mục chi phù hợp, theo nguyên tắc sau:
+ Chi thường xuyên trong năm theo
dự toán (DT) được giao: Kết hợp tài khoản chi thường xuyên với các tiểu mục chi
thuộc nhóm 129, 130, 131 (trừ mục 7300) và mục 9000, 9050; Đối với trường hợp 1
số đơn vị được cơ quan có thẩm quyền cho phép dùng nguồn chi thường xuyên (TX)
cho các mục đích khác (XDCB, ...) như chi của An ninh Quốc phòng, cơ quan Thuế,
… thì được hạch toán kết hợp TK chi TX và mục chi tương ứng (kể cả các mục
ngoài quy định nói trên).
+ Khoản chi đầu tư phát triển
(ĐTPT) trong năm theo DT được giao: Kết hợp TK chi ĐTPT với các mục thuộc nhóm
chi ĐTPT (trừ mục 9000 và 9050, 9200-9400), mục 8050, 8100, 9700 và 7351.
+ Khoản chi XDCB trong năm theo DT
được giao: Kết hợp TK Chi XDCB với các mục từ 9100, 9200 đến 9400.
+ Khoản chi ứng trước dự toán: Nếu
xác định được MLNSNN thì hạch toán theo nguyên tắc nói trên, trường hợp chưa
xác định được MLNSNN thì hạch toán ứng trước ngoài ngân sách.
+ Trường hợp tạm ứng, ứng trước
NSNN không kiểm soát dự toán, hạch toán chi ngoài ngân sách: chương 160, 560,
760, 800; khoản 000, mục ngoài ngân sách.
+ Khoản chi viện trợ theo DT viện
trợ được giao: Kết hợp TK chi viện trợ và mục 7400: Chi viện trợ thường xuyên
hạch toán tiểu mục 7401 đến 7404 và 7449, Chi viện trợ cho đầu tư hạch toán
tiểu mục 7405, 7406.
2. Quy trình hạch toán lệnh
chi tiền trên hệ thống
- Lệnh chi tiền cấp kinh phí cho
đối tượng thụ hưởng do Vụ NSNN hạch toán trên hệ thống TABMIS. Kế toán viên Sở
Giao dịch (SGD) KBNN có trách nhiệm nhận chứng từ trên hệ thống, kiểm soát, in
Lệnh chi tiền (LCT) phục hồi từ hệ thống, đệ trình phê duyệt và thực hiện thanh
toán cho đơn vị thụ hưởng. Lệnh chi tiền gốc được lưu tại Vụ NSNN, SGD KBNN
thực hiện hạch toán trên cơ sở LCT phục hồi in từ hệ thống TABMIS.
- Lệnh chi tiền cấp bổ sung ngân
sách đồng thời thu hồi khoản đã tạm ứng cho NS cấp dưới, LCT chi chuyển nguồn,
các trường hợp điều chỉnh khoản chi đã cấp bằng LCT: Do cơ quan tài chính lập
và chuyển chứng từ giấy cho SGD KBNN, SGD KBNN nhập và hạch toán chi trên hệ
thống TABMIS.
3. Nguyên tắc hạch toán Lệnh
chi tiền trên hệ thống TABMIS
3.1. Phân hệ AP
- Các khoản cấp phát bằng LCT
cho đối tượng thụ hưởng không có tài khoản, được lĩnh bằng tiền mặt
trực tiếp tại ngân hàng.
- Các khoản cấp phát bằng LCT
cho đối tượng thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng.
3.2. Phân hệ GL
+ Các khoản cấp phát bằng LCT
cho đối tượng thụ hưởng có tài khoản tiền gửi trong hệ thống KBNN.
+ Các khoản thu hồi chi NSNN bằng
LCT.
+ Các khoản điều chỉnh chi NSNN
bằng LCT.
4. Điều chỉnh khoản chi bằng
lệnh chi tiền
- Trường hợp sai lầm phát hiện tại
cơ quan Tài chính khi hạch toán hoặc chứng từ do KBNN phát hiện sai trả lại,
chuyên viên cơ quan Tài chính thực hiện chỉnh sửa thông tin hoặc hủy chứng từ
sai lầm đã hạch toán, nhập lại thông tin đúng. Chứng từ làm căn cứ hạch
toán bút toán điều chỉnh tại cơ quan Tài chính, được lưu trữ tại cơ
quan Tài chính không chuyển sang KBNN.
- Trường hợp chứng từ đã chuyển
sang KBNN thì cơ quan Tài chính không được chỉnh sửa các thông tin đã nhập,
phối hợp với SGD KBNN để xem xét điều chỉnh phù hợp.
5. Đối với khoản chi trả nợ
của NSTW
Cơ quan tài chính lập Lệnh chi trả
nợ và chuyển chứng từ giấy cho SGD KBNN, SGD KBNN thực hiện hạch toán trên
TABMIS (kể cả trả nợ khoản vay trước đây không theo dõi gốc vay trên TABMIS).
B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. Quy trình và phương pháp kế
toán dự toán NSTW
1. Quy trình và phương pháp
kế toán dự toán do Vụ NSNN thực hiện
1.1. Quy trình nhập dự toán và
phương pháp kế toán dự toán cấp 0
1.1.1. Quy trình nhập dự toán
cấp 0
Việc nhập dự toán cấp 0 được thực
hiện tại phân hệ BA - màn hình ngân sách trên bộ sổ Trung ương, bao gồm các
bước sau:
Căn cứ vào Dự toán chi ngân sách
theo lĩnh vực của NSTW được Quốc hội quyết định hàng năm, bao gồm: dự toán chi
trong cân đối và chi từ các khoản thu quản lý qua ngân sách, theo từng loại dự
toán: dự toán giao đầu năm, dự toán giao bổ sung trong năm từ các nguồn tăng thu,
dự phòng và dự toán chi các lĩnh vực chưa phân bổ đầu năm, dự toán điều chỉnh
trong năm, thực hiện các bước như sau:
(1) Người nhập lập chứng từ nhập dự
toán cấp 0 (theo hướng dẫn tại điểm 2, mục IV, phần I), ghi tài khoản nguồn là
tài khoản nguồn dự toán giao trong năm, tài khoản đích là tài khoản dự toán cấp
0; tại phân hệ BA- màn hình ngân sách, nhập dự toán cấp 0 theo chi tiết của các
loại dự toán (dự toán chính thức, bổ sung, điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán
tương ứng).
(2) Người nhập thực hiện lưu bút
toán, kiểm tra bút toán, xem kết quả bút toán.
(3) Người nhập in Bảng liệt kê
chứng từ, kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê
duyệt, nếu đúng thực hiện bước gửi đi phê duyệt.
(4) Người phê duyệt kiểm tra bút
toán, nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho
người nhập sửa bút toán và đệ trình phê duyệt lại.
(5) Kết sổ:
a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ
được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt tự động 2
lần/ngày).
b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong
trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra
việc kết sổ hoàn thành.
(6) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo:
Việc lưu trữ chứng từ được thực
hiện sau khi việc kết sổ hoàn thành, cụ thể:
- Người nhập: in Bảng liệt kê chứng
từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA), kèm theo các tài liệu gồm: Chứng từ nhập dự toán,
Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính), kiểm tra, chấm, đối
chiếu khớp đúng, ký đầy đủ chữ ký trên Bảng liệt kê chứng từ theo mẫu quy định,
gửi vào lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Người phê duyệt kiểm tra Bảng
liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA) tổng hợp tất cả các mã của người nhập
(các chuyên viên được phân công nhập dự toán cấp 0), kiểm tra đảm bảo các yếu
tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho chuyên
viên tài chính (chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập chứng
từ ngày.
- Định kỳ tháng, năm: Người nhập
(chuyên viên được phân công làm tổng hợp) in báo cáo Tổng hợp phân bổ, giao dự
toán chi NS… niên độ (Mẫu B1-01/BC-NS/TABMIS) thực hiện kiểm tra số liệu báo
cáo khớp đúng, trình người phê duyệt ký, lưu trữ báo cáo và chứng từ theo quy
định.
1.1.2. Phương pháp kế toán
1.1.2.1. Kế toán nhập dự toán
cấp 0 nhiệm vụ chi thường xuyên
Nợ TK 9213 - Dự toán chi TX phân bổ
cấp 0
Có TK 9111, 9151 - Nguồn dự toán
giao trong năm, dự toán tăng thu
1.1.2.2. Kế toán nhập dự toán
cấp 0 nhiệm vụ chi đầu tư
Nợ TK 9216, 9219 - Dự toán chi
ĐTXDCB, ĐTPT khác phân bổ cấp 0
Có TK 9111, 9151 - Nguồn dự toán
giao trong năm, dự toán tăng thu
1.1.2.3. Kế toán nhập dự toán
cấp 0 nhiệm vụ chi trả nợ
Nợ TK 9226 - Dự toán chi trả nợ
phân bổ cấp 0
Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao
trong năm
1.1.2.4. Kế toán nhập dự toán
cấp 0 nhiệm vụ chi viện trợ
Nợ TK 9223 - Dự toán viện trợ phân
bổ cấp 0
Có TK 9111- Nguồn dự toán giao
trong năm
1.1.2.5. Kế toán nhập dự toán
cấp 0 nhiệm vụ chi chuyển giao
+ Trường hợp giao trong năm, ghi:
Nợ TK 9229 - Dự toán chi chuyển
giao phân bổ cấp 0
Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao
trong năm
+ Trường hợp giao bổ sung trong năm
từ nguồn bổ sung mục tiêu tăng thêm (951), ghi:
Nợ TK 9229 - Dự toán chi chuyển
giao phân bổ cấp 0 (loại dự toán 02)
Có TK 9161 - Nguồn bổ sung mục tiêu
tăng thêm
+ Trường hợp giao bổ sung trong năm
từ các nguồn bội chi tăng thêm, nguồn tăng thu, nguồn kết dư để bổ sung mục
tiêu tăng thêm, ghi
Nợ TK 9229 - Dự toán chi chuyển
giao phân bổ cấp 0 (loại dự toán 02)
Có TK 9141, 9151, 9171
1.1.2.6. Kế toán nhập dự toán
cấp 0 của các nhiệm vụ khác
a) Nhiệm vụ chi cải cách tiền
lương (933)
Nợ TK 9213 - Dự toán chi TX phân bổ
cấp 0
Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao
trong năm
b) Dự toán giao từ nguồn dự
phòng (932)
Nợ TK 9233 - Dự toán dự phòng phân
bổ cấp 0
Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao
trong năm
c) Dự toán giao từ nguồn bội chi
tăng thêm (949)
Nợ TK 9239 - Dự toán khác phân bổ
cấp 0 (loại dự toán 02)
Có TK 9141 - Nguồn bội chi tăng
thêm
d) Dự toán giao từ nguồn khác
(949)
Nợ TK 9239 - Dự toán khác phân bổ
cấp 0
Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao
trong năm
e) Dự toán giao từ nguồn kết dư
+ Trường hợp giao dự toán từ nguồn
kết dư để chi cho năm ngân sách (949)
Nợ TK 9239 - Dự toán khác phân bổ
cấp 0
Có TK 9171- Nguồn kết dư
+ Trường hợp giao dự toán từ nguồn
kết dư để chi lập quỹ dự trữ tài chính (934)
Nợ TK 9239 - Dự toán khác phân bổ
cấp 0
Có TK 9171- Nguồn kết dư
g) Giao dự toán từ các khoản thu
quản lý qua NSNN
+ Trường hợp giao dự toán từ các khoản
thu quản lý qua NSNN của các nhiệm vụ chi: 961, 962, 963, 964, 967, 968:
Nợ TK 9239 - Dự toán khác phân bổ
cấp 0
Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong
năm
+ Trường hợp giao dự toán từ các khoản
thu quản lý qua NSNN của các nhiệm vụ chi: 966 (chi đầu tư từ nguồn trái phiếu
Chính phủ):
Nợ TK 9216, 9219 - Dự toán ĐTXDCB,
ĐTPT khác phân bổ cấp 0
Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao
trong năm
1.2. Quy trình và phương pháp kế
toán phân bổ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1
Quy trình phân bổ dự toán từ cấp
0 tới cấp 1
Căn cứ vào Dự toán chi ngân sách
Thủ tướng Chính phủ (hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư) giao cho các Bộ, cơ quan Trung ương theo các loại dự toán: dự toán
giao đầu năm, dự toán giao bổ sung trong năm, dự toán điều chỉnh trong năm,
thực hiện các bước như sau:
(1) Người nhập (chuyên viên Vụ
NSNN) lập chứng từ phân bổ dự toán (theo hướng dẫn tại điểm 2, mục IV, phần A)
ghi tài khoản nguồn là tài khoản dự toán cấp 0 (dữ liệu tổ hợp TK cấp 0 phải
khớp đúng với số liệu đã nhập dự toán cấp 0), tài khoản đích là tài khoản dự
toán cấp 1; tại phân hệ BA- màn hình Dossier phân bổ dự toán theo chi tiết của
các loại dự toán (dự toán chính thức, bổ sung, điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự
toán tương ứng).
Lưu ý:
+ Chưa thực hiện bước dành dự toán
khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.
+ Trước khi phân bổ dự toán, người
nhập phải lựa chọn loại Dossier theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.
(2) Chuyên viên Vụ NSNN in liệt kê
chứng từ, thực hiện chấm, kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước
khi gửi đi phê duyệt. Sau khi đã kiểm tra đảm bảo số liệu đúng thực hiện dành
dự toán và gửi đi phê duyệt.
(3) Người có chức năng phê duyệt
kiểm tra nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho
người nhập sửa bút toán và phê duyệt lại.
(4) Tạo bút toán: việc tạo bút toán
được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2
lần/ngày).
(5) Sau khi phê duyệt và chạy chương
trình tạo bút toán:
a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ
được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập.
b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong
trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra
việc kết sổ hoàn thành.
(6) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo:
Việc lưu trữ chứng từ được thực
hiện sau khi việc kết sổ hoàn thành, cụ thể:
- Người nhập: in Bảng liệt kê chứng
từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA), kèm theo các tài liệu gồm: Chứng từ phân bổ dự toán,
Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính), kiểm tra, chấm, đối
chiếu khớp đúng, ký đầy đủ chữ ký trên Bảng liệt kê chứng từ theo mẫu quy định,
gửi vào lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Người phê duyệt kiểm tra Bảng
liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA) tổng hợp tất cả các mã của người nhập
(các chuyên viên được phân công phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1), kiểm tra đảm bảo
các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho
chuyên viên tài chính (chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập
chứng từ ngày.
- Định kỳ tháng, năm: Người nhập
(chuyên viên được phân công làm tổng hợp) in báo cáo Tổng hợp tình hình phân
bổ, giao dự toán của các đơn vị dự toán cấp 1 ngân sách… cấp TW (Mẫu B1-03/BC-NS/TABMIS)
kiểm tra số liệu báo cáo khớp đúng, trình người phê duyệt ký, lưu trữ vào tập
báo cáo tháng theo quy định.
1.2.2. Phương pháp kế toán
1.2.2.1. Kế toán phân bổ dự toán
từ cấp 0 tới cấp 1 chi thường xuyên
(1) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 dự
toán giao trong năm của các nhiệm vụ chi từ 861 đến 869, từ 871 đến 877 và 909,
ghi:
Nợ TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ
cho đơn vị cấp 1
Có TK 9213 - Dự toán chi TX phân bổ
cấp 0
Lưu ý:
Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ
hợp tài khoản cấp 0 và cấp 1 cùng 1 mã nhiệm vụ chi theo chi tiết nhiệm vụ chi
của Quyết định giao dự toán.
(2) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 dự
toán giao trong năm từ nhiệm vụ chi cải cách tiền lương (mã 933), ghi:
Nợ TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ
cho đơn vị cấp 1
Có TK 9213 - Dự toán chi TX phân bổ
cấp 0
Lưu ý:
Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ
hợp tài khoản cấp 0 và cấp 1 cùng mã nhiệm vụ chi ghi 933.
(3) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 dự
toán giao trong năm từ nguồn dự phòng (mã 932), ghi:
Nợ TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ
đơn vị cấp 1
Có TK 9233 - Dự toán dự phòng phân
bổ cấp 0
Lưu ý:
Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ
hợp tài khoản cấp 0 ghi mã 932, tổ hợp tài khoản cấp 1 ghi mã nhiệm vụ chi
tương ứng với nhiệm vụ chi trên Quyết định giao dự toán thuộc lĩnh vực thường
xuyên như: từ 861 đến 869, từ 871 đến 877 và 909.
(4) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 dự
toán giao trong năm từ nguồn tăng thu (mã 949), ghi:
Nợ TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ
cho đơn vị cấp 1
Có TK 9241 - Dự toán tăng thu
Lưu ý:
Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ
hợp tài khoản cấp 0 ghi mã 949, tổ hợp tài khoản cấp 1 ghi mã nhiệm vụ chi
tương ứng với nhiệm vụ chi trên Quyết định giao dự toán thuộc lĩnh vực thường
xuyên như: từ 861 đến 869, từ 871 đến 877 và 909.
(5) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 dự
toán giao trong năm từ nguồn bội chi, kết dư, nguồn khác, ghi:
Nợ TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ
cho đơn vị cấp 1
Có TK 9239 - Dự toán khác phân bổ
cấp 0
Lưu ý:
Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ
hợp tài khoản cấp 0 ghi mã 949; tổ hợp tài khoản cấp 1 ghi mã nhiệm vụ chi
tương ứng với nhiệm vụ chi trên Quyết định giao dự toán thuộc lĩnh vực thường
xuyên như: từ 861 đến 869, từ 871 đến 877 và 909.
(6) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 dự
toán giao trong năm từ nguồn các khoản thu quản lý qua NSNN, ghi:
Nợ TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ
cho đơn vị cấp 1
Có TK 9239 - Dự toán khác phân bổ
cấp 0
Lưu ý:
Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ
hợp tài khoản cấp 0 ghi mã 961, 962, 963, 964, 967, 968…; tổ hợp tài khoản
cấp 1 ghi mã nhiệm vụ chi tương ứng với nhiệm vụ chi trên Quyết định giao dự
toán thuộc lĩnh vực thường xuyên như: từ 861 đến 869, từ 871 đến 877 và 909.
1.2.2.2. Kế toán phân bổ dự toán
từ cấp 0 tới cấp 1 chi đầu tư
(1) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 dự
toán giao trong năm của các nhiệm vụ chi ĐTXDCB, ghi:
Nợ TK 9256 - Dự toán chi đầu tư
XDCB phân bổ cho đơn vị cấp 1
Có TK 9216 - Dự toán chi đầu tư
XDCB phân bổ cấp 0
(2) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 dự
toán giao trong năm của các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển khác, ghi:
Nợ TK 9259 - Dự toán chi đầu tư
phát triển khác phân bổ cho đơn vị cấp 1
Có TK 9219 - Dự toán chi ĐTPT khác
phân bổ cấp 0
Lưu ý:
Phân đoạn mã ngành kinh tế tại điểm
(1) và (2) của tổ hợp tài khoản cấp 0 và cấp 1 cùng 1 mã nhiệm vụ chi theo chi tiết
nhiệm vụ chi của Quyết định giao dự toán.
(3) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 dự
toán giao trong năm từ nguồn dự phòng:
Nợ TK 9256, 9259 - Dự toán chi
ĐTXDCB, ĐTPT khác phân bổ cấp 1
Có TK 9233 - Dự toán dự phòng phân
bổ cấp 0
Lưu ý:
Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ
hợp tài khoản cấp 0 ghi mã 932, tổ hợp tài khoản cấp 1 ghi mã nhiệm vụ chi
tương ứng với nhiệm vụ chi trên Quyết định giao dự toán thuộc lĩnh vực ĐTXDCB
821 hoặc Đầu tư phát triển khác 824, 825, 826, 827, 828, 829, 831, 859.
(4) Kế toán dự toán chi ĐTXDCB,
ĐTPT khác giao trong năm từ nguồn tăng thu, ghi:
Nợ TK 9256, 9259 - Dự toán chi ĐT
XDCB, ĐTPT khác phân bổ cấp 1
Có TK 9241 - Dự toán tăng thu phân
bổ cấp 0
Lưu ý:
Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ
hợp tài khoản cấp 0 ghi mã 949, tổ hợp tài khoản cấp 1 ghi mã nhiệm vụ chi
tương ứng với nhiệm vụ chi trên Quyết định giao dự toán thuộc lĩnh vực ĐTXDCB
821 hoặc Đầu tư phát triển khác 824, 825, 826, 827, 828, 829, 831, 859.
(5) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 dự
toán chi ĐTXDCB, ĐTPT khác từ nguồn kết dư, bội chi, nguồn khác, ghi:
Nợ TK 9256, 9259 - Dự toán chi ĐT
XDCB, ĐTPT khác phân bổ cấp 1
Có TK 9239 - Dự toán khác phân bổ
cấp 0
Lưu ý:
Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ
hợp tài khoản cấp 0 ghi mã 949, tổ hợp tài khoản cấp 1 ghi mã nhiệm vụ chi
tương ứng với nhiệm vụ chi trên Quyết định giao dự toán thuộc lĩnh vực ĐTXDCB
821 hoặc Đầu tư phát triển khác 824, 825, 826, 827, 828, 829, 831, 859.
(6) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 dự
toán từ nguồn các khoản thu quản lý qua NSNN
Nợ TK 9256, 9259 - Dự toán chi ĐT
XDCB, ĐTPT khác phân bổ cấp 1
Có TK 9239 - Dự toán khác phân bổ
cấp 0
Lưu ý:
Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ
hợp tài khoản cấp 0 ghi mã 961, 962, 963, 964, 967, 968, tổ hợp tài khoản cấp 1
ghi mã nhiệm vụ chi tương ứng với nhiệm vụ chi trên Quyết định giao dự toán
thuộc lĩnh vực ĐTXDCB 821 hoặc Đầu tư phát triển khác 824, 825, 826, 827, 828,
829, 831, 859.
1.2.2.3. Kế toán phân bổ từ dự
toán từ cấp 0 tới cấp 1 chi viện trợ
Kế toán dự toán giao trong năm của
các nhiệm vụ chi viện trợ, ghi:
Nợ TK 9263 - Dự toán chi viện trợ
phân bổ cấp 1
Có TK 9223 - Dự toán chi viện trợ
phân bổ cấp 0
Lưu ý:
Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ
hợp tài khoản cấp 0, 1 ghi cùng mã nhiệm vụ chi 931.
1.3. Quy trình nhập và phương
pháp kế toán dự toán ứng trước cấp 1
1.3.1. Quy trình nhập dự toán
ứng trước
Vụ NSNN thực hiện nhập dự toán ứng
trước cho đơn vị dự toán cấp 1, tại phân hệ BA - màn hình ngân sách trên bộ sổ
Trung ương tương tự Quy trình nhập dự toán cấp 0 quy định tại khoản 1, mục I,
phần B.
Lưu ý: Ghi loại dự toán ứng
trước - 09
1.3.2. Phương pháp kế toán
- Dự toán ứng trước thường xuyên
Nợ TK 9273 - Dự toán chi TX phân bổ
cho đơn vị cấp 1 ứng trước
Có TK 9131 - Nguồn dự toán ứng
trước
- Dự toán ứng trước đầu tư
+ Đối với dự toán chi ĐTXDCB, ghi
Nợ TK 9276 - DT chi đầu tư XDCB
phân bổ cho đơn vị cấp 1 ứng trước
Có TK 9131 - Nguồn dự toán ứng
trước
+ Đối với dự toán chi đầu tư phát
triển khác, ghi
Nợ TK 9279 - DT chi ĐTPT khác phân
bổ cho đơn vị cấp 1 ứng trước
Có TK 9131 - Nguồn dự toán ứng
trước
- Dự toán ứng trước viện trợ
Nợ TK 9283 - DT chi viện trợ phân
bổ cho đơn vị cấp 1 ứng trước
Có TK 9131 - Nguồn dự toán ứng
trước.
1.4. Quy trình phân bổ dự toán
và đồng bộ hóa dự toán chi chuyển giao NSTW cho ngân sách địa phương
1.4.1. Nguyên tắc ghi chép tổ
hợp tài khoản dự toán chi chuyển giao
- Nguyên tắc ghi chép các đoạn mã
kế toán dự toán chi chuyển giao ghi theo nguyên tắc sau:
(1) Trường hợp cấp có thẩm quyền
quyết định tạm cấp dự toán chi chuyển giao, hạch toán vào tài khoản dự toán chi
chuyển giao NSNN giao trong năm.
Việc ghi chép tổ hợp tài khoản cấp
0, cấp 4 ghi theo nguyên tắc chung, lưu ý thêm các đoạn mã tổ hợp TK cấp 4 có
các đặc điểm kết hợp sau:
+ Mã cấp ngân sách: Cấp 1
+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân
sách: Mã tổ chức ngân sách tỉnh
+ Mã chương: 160
+ Mã ngành kinh tế: 346 (bổ sung có
mục tiêu), hoặc 356 (bổ sung cân đối)
+ Mã CTMT, DA: Ghi mã CTMT (khoản
kinh phí từ CTMT); hoặc ghi mã 00000 (khoản kinh phí không phải chương trình mục
tiêu)
(2) Trường hợp tạm ứng, ứng trước,
cấp trước hạch toán vào tài khoản dự toán chi chuyển giao NS bằng dự toán ứng
trước.
Việc ghi chép tổ hợp tài khoản cấp
4 ghi theo nguyên tắc chung, lưu ý thêm các đoạn mã tổ hợp TK cấp 4 có các đặc điểm
kết hợp sau:
+ Mã cấp ngân sách: Cấp 1
+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân
sách: Mã tổ chức ngân sách tỉnh.
+ Mã chương: 160
+ Mã ngành kinh tế: 346 (bổ sung có
mục tiêu), hoặc 356 (bổ sung cân đối)
+ Mã CTMT, DA: Ghi mã CTMT (khoản
kinh phí từ CTMT); hoặc ghi mã 00000 (khoản kinh phí không phải chương trình mục
tiêu).
1.4.2. Quy trình phân bổ dự toán
chi chuyển giao
1.4.2.1. Quy trình phân bổ dự
toán chi chuyển giao NSTW trong năm
Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ và các văn bản thông báo của Bộ Tài chính giao dự toán chi
chuyển giao cho các Sở Tài chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc
giao dự toán chi bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP giao từ
dự toán giao đầu năm; giao bổ sung mục tiêu tăng thêm, thực hiện các bước như
sau:
(1) Người nhập (chuyên viên Vụ
NSNN) lập chứng từ phân bổ dự toán (theo hướng dẫn tại khoản 2, mục IV, phần A
của công văn này) ghi tài khoản nguồn là tài khoản dự toán cấp 0 (dữ liệu tổ
hợp TK cấp 0 phải khớp đúng với số liệu đã nhập dự toán cấp 0), tài khoản đích
là tài khoản dự toán chi chuyển giao cấp 4; tại phân hệ BA - Màn hình Dossier
phân bổ dự toán theo chi tiết của các loại dự toán (dự toán chính thức, bổ
sung, điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng).
Lưu ý:
+ Chưa thực hiện bước dành dự toán
khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.
+ Trước khi phân bổ dự toán, người
nhập phải lựa chọn loại Dossier theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.
(2) Chuyên viên Vụ NSNN in Bảng
liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA), thực hiện chấm, kiểm tra dữ liệu đã
nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt. Sau khi đã kiểm tra đảm
bảo số liệu đúng thực hiện dành dự toán và gửi đi phê duyệt.
(3) Người có chức năng phê duyệt
kiểm tra nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho
người nhập sửa bút toán và phê duyệt lại.
(4) Tạo bút toán: Việc tạo bút toán
được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2
lần/ngày.
(5) Sau khi phê duyệt:
a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ
được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt tự động 2
lần/ngày).
b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong
trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra
việc kết sổ hoàn thành.
(6) Thực hiện bước đồng bộ hóa:
+ Trường hợp tự động chạy chương
trình đồng bộ hóa: hệ thống tự động quét những bút toán đủ điều kiện: đã chạy chương
trình tạo bút toán và đã kết sổ; để đồng bộ hóa về bộ sổ tỉnh (hiện tại hệ
thống đặt tự động 2 lần/1 ngày, theo quyền của người phê duyệt).
+ Trường hợp thực hiện thủ công:
Lãnh đạo Phòng địa phương Vụ NSNN thực hiện bước đồng bộ hóa, bằng cách lựa
chọn chương trình TABMIS "Tự động đồng bộ hóa dự toán từ bộ sổ TW về bộ sổ
tỉnh"; lựa chọn các tham số (tài khoản đồng bộ hóa trung gian, chương,
niên độ, mã KBNN đồng bộ hóa).
(7) Chuyên viên Phòng địa phương -
Vụ NSNN truy vấn quỹ tại các bộ sổ của tỉnh, kiểm tra việc hoàn thành của quy
trình phân bổ chi chuyển giao.
Trường hợp truy vấn quỹ chưa có số
dư dự toán hoặc số dư sai, kiểm tra lại việc thực hiện quy trình phân bổ, hoặc điều
chỉnh.
(8) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo:
Sau khi việc kết sổ hoàn thành,
người nhập thực hiện việc lưu trữ chứng từ cụ thể:
- Người nhập: in Bảng liệt kê chứng
từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA), kèm theo các tài liệu gồm: Chứng từ phân bổ dự
toán, Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính), kiểm tra,
chấm, đối chiếu khớp đúng, ký đầy đủ chữ ký trên Bảng liệt kê chứng từ theo mẫu
quy định, gửi vào lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Người phê duyệt kiểm tra Bảng
liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA) tổng hợp tất cả các mã của người nhập
(các chuyên viên được phân công phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1), kiểm tra đảm bảo
các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho
chuyên viên tài chính (chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập
chứng từ ngày.
- Định kỳ quý, năm: Người nhập
(chuyên viên được phân công làm tổng hợp) nhận được báo cáo Báo cáo chi bổ sung
cho ngân sách cấp dưới của ngân sách trung ương (Mẫu B5-05/BC-NS/TABMIS) do
KBNN gửi thực hiện hiện chấm, kiểm tra số liệu với Bảng đối chiếu số liệu của
Sở Tài chính có xác nhận của KBNN đồng cấp, lưu trữ vào tập báo cáo tháng theo
quy định.
1.4.2.2. Quy trình nhập dự toán
tạm ứng, ứng trước, cấp trước chi chuyển giao
Căn cứ vào các văn bản của Thủ
tướng Chính phủ về việc giao dự toán tạm ứng, ứng trước, cấp trước chi chuyển
giao có mục tiêu từ NSTW cho các Sở Tài chính, thực hiện các bước như sau:
(1) Người nhập lập chứng từ nhập dự
toán cấp 4 (theo hướng dẫn tại khoản 2, mục IV, phần A của công văn này), ghi
tài khoản nguồn là tài khoản nguồn ứng trước, tài khoản đích là TK chi chuyển
giao cấp 4 bằng dự toán ứng trước; tại phân hệ BA- màn hình ngân sách, chi tiết
của loại dự toán ứng trước - 09.
(2) Người nhập thực hiện lưu bút
toán, kiểm tra bút toán, xem kết quả bút toán.
(3) Người nhập in Bảng liệt kê
chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA), thực hiện kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai
sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt, nếu đúng thực hiện bước gửi đi phê
duyệt.
(4) Người phê duyệt kiểm tra bút
toán, nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho
người nhập sửa bút toán và đệ trình phê duyệt lại.
(5) Sau khi phê duyệt:
a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ
được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt tự động 2
lần/ngày).
b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong
trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra
việc kết sổ hoàn thành.
(6) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo:
Việc lưu trữ chứng từ được thực
hiện sau khi việc kết sổ hoàn thành, cụ thể:
- Người nhập: in Bảng liệt kê chứng
từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA), kèm theo các tài liệu gồm: chứng từ nhập dự toán,
các Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính).
- Người phê duyệt: Kiểm tra Bảng
liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA) tổng hợp tất cả các mã của người nhập
(các chuyên viên được phân công nhập dự toán cấp 0), kiểm tra đảm bảo các yếu
tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê tổng hợp, chuyển đến chuyên
viên được phân công lưu trữ chứng từ, lưu trữ tập chứng từ ngày.
1.4.3. Phương pháp kế toán
1.4.3.1. Kế toán phân bổ dự toán
chi chuyển giao chính thức từ cấp 0 tới cấp 4
a) Trường hợp dự toán chi chuyển
giao cho ngân sách cấp dưới giao thành một chỉ tiêu riêng
Căn cứ văn bản thông báo của Bộ Tài
chính giao dự toán chi chuyển giao cho các Sở Tài chính, người nhập ghi (chi tiết
loại dự toán 01):
Nợ TK 9622 - DT chi chuyển giao
ngân sách giao trong năm bằng DT
Có TK 9229 - Dự toán chi chuyển
giao phân bổ cấp 0
Lưu ý:
- Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ
hợp tài khoản cấp 0 ghi 951 (Bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới) hoặc
mã nhiệm vụ chi - 952 (Bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới); cấp 4 ghi 346
(bổ sung có mục tiêu), hoặc 356 (bổ sung cân đối)
- Phân đoạn tính chất nguồn kinh
phí của tổ hợp tài khoản cấp 0 ghi 99 (không xác định), cấp 4 ghi 00.
b) Trường hợp giao dự toán chi
chuyển giao cho ngân sách cấp dưới giao theo từng lĩnh vực
(1) Trường hợp giao dự toán chi
chuyển giao cho ngân sách cấp dưới từ nguồn thường xuyên
- Kế toán hạch toán:
Nợ TK 9622 - Dự toán chi chuyển
giao NS giao trong năm bằng dự toán
Có TK 9213 - Dự toán chi TX phân bổ
cấp 0
Lưu ý:
+ Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ
hợp tài khoản cấp 0 ghi mã nhiệm vụ chi tương ứng chi từ thường xuyên ghi mã
873 hoặc 933…., cấp 4 ghi 346 (bổ sung có mục tiêu), hoặc 356 (bổ sung cân đối)
+ Phân đoạn tính chất nguồn kinh
phí của tổ hợp tài khoản cấp 0 (nguồn ghi 29 (nguồn TX), cấp 4 ghi 00.
(2) Trường hợp giao dự toán chi
chuyển giao cho ngân sách cấp dưới giao từ nguồn đầu tư
- Kế toán hạch toán:
Nợ TK 9622 - Dự toán chi chuyển
giao NS giao trong năm bằng dự toán
Có TK 9216, 9219 - DT chi ĐTXDCB,
ĐTPT khác phân bổ cấp 0
Lưu ý:
+ Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ
hợp tài khoản cấp 0 ghi ghi mã nhiệm vụ chi từ nguồn đầu tư ghi 821 hoặc 822,
859…, cấp 4 ghi 346 (bổ sung có mục tiêu), hoặc 356 (bổ sung cân đối).
+ Phân đoạn tính chất nguồn kinh
phí của tổ hợp tài khoản cấp 0 ghi 49 (nguồn đầu tư), cấp 4 ghi 00.
(3) Trường hợp giao dự toán chi
chuyển giao cho ngân sách cấp dưới giao từ nguồn dự phòng ghi 932, từ nguồn kết
dư, từ các nguồn chi còn lại ghi 949; cấp 4 ghi 346 (bổ sung có mục tiêu), hoặc
356 (bổ sung cân đối).
- Kế toán hạch toán:
Nợ TK 9622 - Dự toán chi chuyển
giao NS giao trong năm bằng dự toán
Có TK 9233, 9239, 9241
Lưu ý:
+ Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ
hợp tài khoản cấp 0 ghi mã nhiệm vụ chi tương ứng theo chi từ dự phòng ghi 932,
chi từ khoản chi còn lại ghi 949…, cấp 4 ghi 346 (bổ sung có mục tiêu), hoặc
356 (bổ sung cân đối).
+ Phân đoạn tính chất nguồn kinh
phí của tổ hợp tài khoản cấp 0 (nguồn ghi 29 (nguồn TX), hoặc 49 (nguồn đầu
tư), cấp 4 ghi 00.
- Thực hiện bước đồng bộ hóa:
Sau khi thực hiện bước phân bổ tới
tài khoản dự toán chi chuyển giao cấp 4, Người duyệt (lãnh đạo Phòng địa phương
Vụ NSNN) thực hiện đồng bộ hóa dự toán thủ công hoặc đặt lịch tự động, hệ thống
tự động sinh bút toán:
Nợ TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán
Có TK 9622 - Dự toán chi chuyển
giao cấp 4 (bộ sổ TW)
Đồng thời:
Nợ TK 9622 - Dự toán chi chuyển giao
cấp 4 (bộ sổ tỉnh)
Có TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán
c) Trường hợp văn bản thông báo
của Bộ Tài chính giao dự toán chi chuyển giao cho các Sở Tài chính trong thời
gian chỉnh lý quyết toán thực hiện các bước tương tự như điểm a, b nêu trên;
lưu ý thực hiện tại kỳ tháng 13 năm trước.
1.4.3.2. Kế toán và thu hồi dự
toán tạm ứng, ứng trước chi chuyển giao
a) Kế toán dự toán tạm ứng, ứng
trước, cấp trước chi chuyển giao
- Đối với các quyết định hoặc văn
bản thông báo của Bộ Tài chính về việc tạm ứng, ứng trước, cấp trước chi chuyển
giao NSTW bằng dự toán ứng trước năm sau cho các Sở Tài chính không ghi thời
hạn thu hồi, chuyên viên tài chính ghi: chi tiết loại dự toán 09 - dự toán ứng
trước
Nợ TK 9627- Dự toán chi chuyển giao
ngân sách bằng dự toán ứng trước
Có TK 9131 - Nguồn dự toán ứng
trước
- Thực hiện bước đồng bộ hóa
Sau khi thực hiện bước phân bổ liên
quan đến dự toán chi chuyển giao cấp 4, lãnh đạo Phòng địa phương - Vụ NSNN
thực hiện đồng bộ hóa dự toán chi chuyển giao thủ công, hoặc đặt lịch tự động,
hệ thống tự động sinh bút toán:
Nợ TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán
Có TK 9627 - DT chi chuyển giao NS
bằng DT ứng trước (bộ sổ TW)
Đồng thời:
Nợ TK 9627 - DT chi chuyển giao NS
bằng DT ứng trước (bộ sổ tỉnh)
Có TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán
b) Kế toán thu hồi dự toán tạm
ứng, ứng trước, cấp trước chi chuyển giao
Căn cứ Quyết định giao dự toán
chính thức chi chuyển giao, trong đó ghi nội dung thu hồi dự toán (tạm ứng, ứng
trước, cấp trước dự toán chi chuyển giao) và Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách
(Mẫu C2-10/NS) của CQTC đồng cấp, KTV KBNN lập Phiếu điều chỉnh dự toán,:
+ Truy vấn quỹ (kiểm tra có số dư
dự toán chi chuyển giao chính thức đối chiếu với Quyết định giao dự toán chính
thức chi chuyển giao)
+ Trên phân hệ quản lý sổ cái (GL):
Nợ TK 8311 - Chi chuyển giao các
cấp NS bằng dự toán
Có TK 1971 - Ứng trước chi chuyển
giao bằng dự toán
+ Thu hồi dự toán ứng trước:
Tại màn hình ngân sách (BA):
Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy (số ứng
trước)
Có TK 9627- DT ứng trước chi chuyển
giao bằng DT (loại DT 09)
1.5. Quy trình nhập dự toán,
phương pháp kế toán và đồng bộ hóa dự toán nguồn trái phiếu Chính phủ giao cho
địa phương
1.5.1. Nguyên tắc ghi chép tổ
hợp tài khoản
Việc ghi chép tổ hợp tài khoản cấp
0, cấp 1 ghi theo nguyên tắc chung, lưu ý thêm các đoạn mã tổ hợp TK cấp 1 có
các đặc điểm kết hợp sau:
Ghi chép tổ hợp tài khoản dự toán
cấp 1 theo nguyên tắc như sau:
+ Mã cấp ngân sách: cấp 1.
+ Mã chương: 160.
+ Mã nhiệm vụ chi: 821.
+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân
sách: Ghi mã đơn vị dự toán cấp 1 là Sở Tài chính.
+ Mã KBNN: Ghi mã VP KBNN tỉnh,
thành phố.
1.5.2. Quy trình phân bổ dự toán
chi đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ giao cho địa phương
Căn cứ Quyết định giao dự toán thực
hiện nhiệm vụ chi đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ của Thủ tướng Chính
phủ (hoặc Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng các Bộ Tài chính, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư) ủy quyền cho địa phương phân bổ: Bộ Tài chính (vụ NSNN) thực
hiện nhập tổng mức vốn giao cho địa phương theo quy trình nhập dự toán từ cấp 0
đến cấp 1 và đồng bộ hóa về bộ sổ tỉnh vào tài khoản dự toán cấp 1 của Sở Tài
chính (Sở Tài chính là đơn vị dự toán đặc biệt - thụ hưởng NSTW).
Việc phân bổ dự toán từ cấp 0 tới
cấp 1 được thực hiện tại phân hệ BA, màn hình Dossier, bộ sổ Trung ương, tương
tự Quy trình phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 quy định tại khoản tiết khoản 1, mục I,
Phần B.
Đồng bộ hóa dự toán trái phiếu
chính phủ từ cấp 1 về bộ sổ tỉnh với mã đơn vị dự toán cấp 1 là Sở Tài chính.
1.5.3. Phương pháp kế toán
1.5.3.1. Kế toán phân bổ dự toán
từ nguồn trái phiếu chính phủ từ cấp 0 tới cấp 1
Nợ TK 9256 - Dự toán chi ĐTXDCB
phân bổ cho đơn vị cấp 1
Có TK 9216 - Dự toán chi ĐTXDCB
phân bổ cấp 0
Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ
hợp tài khoản cấp 0 ghi mã 966; tổ hợp tài khoản cấp 1 ghi mã nhiệm vụ chi
tương ứng với nhiệm vụ chi trên Quyết định giao dự toán thuộc lĩnh vực ĐTXDCB
821 hoặc Đầu tư phát triển khác 824, 825, 826, 827, 828, 829, 831, 859.
1.5.3.2. Thực hiện bước đồng bộ
hóa
Sau khi hoàn thành bước bước phân
bổ từ cấp 0 tới cấp 1; Người duyệt thực hiện đồng bộ hóa dự toán thủ công hoặc
đặt lịch tự động, hệ thống tự động sinh bút toán:
Nợ TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán
Có TK 9256 - DT chi ĐTXDCB phân bổ
cho đơn vị cấp 1 (bộ sổ TW)
Đồng thời:
Nợ TK 9256 - DT chi ĐTXDCB phân bổ
cho ĐV cấp 1 - Sở Tài chính các tỉnh, thành phố (bộ sổ Tỉnh)
Có TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán
1.6. Quy trình nhập dự toán,
phương pháp kế toán dự toán bằng lệnh chi tiền
1.6.1. Quy trình phân bổ dự toán
chi bằng lệnh chi tiền
1.6.1.1. Quy trình phân bổ dự
toán chi bằng lệnh chi tiền theo quy trình từ cấp 0 tới cấp 1, và từ cấp 1 tới
cấp 4 (quy trình 0 - 1 - 4)
Quy trình phân bổ dự toán chi bằng
lệnh chi tiền theo quy trình 0 - 1 - 4 áp dụng đối với trường hợp cấp thẩm
quyền giao dự toán bằng lệnh chi tiền cho các đơn vị dự toán cấp 1.
Căn cứ Quyết định giao dự toán bằng
lệnh chi tiền của đơn vị dự toán cấp 1 giao cho đơn vị sử dụng ngân sách, hoặc
đối tượng thụ hưởng; Vụ NSNN lập Thông tri duyệt y dự toán và thực hiện nhập dự
toán vào TABMIS (đối với các nhiệm vụ chi ngân sách trung ương bằng lệnh chi
tiền phải thực hiện kiểm soát dự toán trong TABMIS theo quy định), thực hiện
các bước như sau:
(1) Người nhập lập chứng từ phân bổ
dự toán (theo hướng dẫn tại khoản 2, mục IV, phần A của công văn này), ghi tài khoản
nguồn là tài khoản dự toán cấp 1, tài khoản đích là tài khoản dự toán cấp 4,
tại phân hệ BA- Màn hình ngân sách, nhập dự toán cấp 0 theo chi tiết của các
loại dự toán (dự toán chính thức, bổ sung, điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán
tương ứng).
Lưu ý:
+ Chưa thực hiện bước dành dự toán
khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.
+ Trước khi phân bổ dự toán, người
nhập phải lựa chọn loại Dossier theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.
(2) Chuyên viên Vụ NSNN in liệt kê
chứng từ, thực hiện chấm, kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước
khi gửi đi phê duyệt. Sau khi đã kiểm tra đảm bảo số liệu đúng thực hiện dành
dự toán và gửi đi phê duyệt.
(3) Người có chức năng phê duyệt
kiểm tra nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho
người nhập sửa bút toán và phê duyệt lại.
(4) Tạo bút toán: việc tạo bút toán
được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2
lần/ngày).
(5) Sau khi phê duyệt:
a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ
được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt tự động 2
lần/ngày).
b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong
trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra
việc kết sổ hoàn thành.
(6) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo:
Việc lưu trữ chứng từ được thực
hiện sau khi việc kết sổ hoàn thành, cụ thể:
- Người nhập: in Bảng liệt kê chứng
từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA), kèm theo các tài liệu gồm: Chứng từ nhập dự toán,
Thông tri duyệt y dự toán bằng lệnh chi tiền của cấp có thẩm quyền (bản chính)
đã được chấm, kiểm tra đảm bảo các yếu tố hợp lệ, hợp pháp… lưu trữ tập chứng
từ ngày theo quy định.
- Người phê duyệt kiểm tra Bảng
liệt kê chứng từ tổng hợp (có đầy đủ mã của người nhập), kiểm tra đảm bảo các
yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho chuyên
viên - Vụ NSNN (chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập chứng
từ ngày.
- Định kỳ quý, năm (hoặc theo yêu
cầu): Người nhập (chuyên viên được phân công làm tổng hợp) in báo cáo Báo cáo
chi NSTW TX, đầu tư bằng lệnh chi tiền (Mẫu số B5-02/BC-NS/TABMIS,
B5-04/BC-NS/TABMIS) thực hiện hiện chấm, kiểm tra số liệu nhập dự toán, Lệnh
chi tiền có đối chiếu xác nhận của KBNN đồng cấp, lưu trữ tập báo cáo.
1.6.1.2. Quy trình phân bổ dự
toán chi bằng lệnh chi tiền theo quy trình từ cấp 0 tới cấp 4
Quy trình phân bổ dự toán chi bằng
lệnh chi tiền theo quy trình từ cấp 0 tới cấp 4 áp dụng đối với trường hợp cấp
thẩm quyền giao dự toán bằng lệnh chi tiền cho các đơn vị dự toán cấp 1 đồng
thời là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách.
Căn cứ Quyết định giao dự toán bằng
lệnh chi tiền của đơn vị dự toán cấp 1 giao cho đơn vị sử dụng ngân sách, hoặc
đối tượng thụ hưởng; Vụ NSNN, Vụ Tài chính chuyên ngành lập Thông tri duyệt y
dự toán và thực hiện nhập dự toán vào TABMIS (đối với các nhiệm vụ chi NSTW
bằng lệnh chi tiền phải thực hiện kiểm soát dự toán trong TABMIS theo quy
định). Việc phân bổ dự toán bằng lệnh chi tiền từ cấp 0 tới cấp 4 thực hiện tại
phân hệ BA - màn hình Dossier trên bộ sổ Trung ương, thực hiện các bước tương
tự tại nội dung Quy trình phân bổ dự toán chi bằng lệnh chi tiền theo quy trình
0-1- 4 tiết 1.6 khoản 1, mục I, phần B.
1.6.1.3. Quy trình nhập dự toán
ứng trước bằng lệnh chi tiền
Căn cứ Quyết định giao dự toán ứng
trước bằng lệnh chi tiền giao cho đơn vị dự toán cấp 1, hoặc đối tượng thụ
hưởng; Vụ NSNN, Vụ Tài chính chuyên ngành lập Thông tri duyệt y dự toán và thực
hiện nhập dự toán vào TABMIS (đối với các nhiệm vụ chi NSTW bằng lệnh chi tiền
phải thực hiện kiểm soát dự toán trong TABMIS theo quy định) thực hiện tại phân
hệ BA - màn hình ngân sách trên bộ sổ TW tương tự Quy trình nhập dự toán cấp 0
quy định tại khoản 1, mục I, phần B.
1.6.2. Phương pháp kế toán
1.6.2.1.dự toán bằng lệnh chi
tiền giao trong năm
- Phân bổ dự toán lệnh chi tiền từ
cấp 1 tới cấp 4:
Nợ TK 9524, 9528, 9553, 9563, 9588
Có TK 9253; 9256; 9259, 9263…
- Phân bổ dự toán lệnh chi tiền từ
cấp 0 tới cấp 4:
Nợ TK 9524, 9528, 9553, 9563, 9588
Có TK 9213, 9216, 9219, 9223, 9226,
9233, 9239,…
1.6.2.2. Dự toán tạm cấp lệnh
chi tiền
a) Kế toán nhập dự toán tạm cấp
Căn cứ vào Giấy đề nghị tạm cấp dự
toán của đơn vị đã được Bộ Tài chính phê duyệt, người nhập thực hiện: lập Phiếu
nhập dự toán theo nguyên tắc ghi chép tổ hợp tài khoản dự toán cấp 4 và tài khoản
nguồn; nhập dữ liệu dự toán vào TABMIS trên phân hệ BA - màn hình phân bổ ngân
sách), ghi (chi tiết loại dự toán 08):
Nợ TK 9514, 9518
Có TK 9121 - Nguồn dự toán tạm cấp
b)Kế toán đảo dự toán tạm cấp
Khi nhận được Quyết định giao dự
toán chính thức lệnh chi tiền cho ĐVSDNS, người nhập kiểm tra số dư dự toán
chính thức và lập Phiếu điều chỉnh dự toán (Mẫu C6-04/NS), đảo dự toán tạm cấp
trên phân hệ sổ cái (TABMIS - các chương trình chạy chương trình "đảo dự
toán tạm cấp"), nhập đầy đủ các yếu tố quy định, hệ thống tự động sinh bút
toán:
Nợ TK 9121 - Nguồn dự toán tạm cấp
Có TK 9514, 9518
1.6.2.3. Kế toán dự toán ứng
trước bằng lệnh chi tiền
- Phân bổ dự toán ứng trước lệnh
chi tiền trong trường hợp phân bổ theo quy trình từ cấp 1 ứng trước tới cấp 4
ứng trước, ghi:
Nợ TK 9534, 9538, 9558, 9568, 9563…
Có TK 9273, 9276, 9279, 9283….
- Phân bổ dự toán ứng trước lệnh
chi tiền cho đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, lập phiếu nhập dự toán và ghi:
Nợ TK 9534, 9538, 9558, 9568, 9563…
Có TK 9131 - nguồn dự toán ứng
trước
1.7. Phương pháp điều chỉnh dự
toán thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 07 kèm theo.
2. Quy trình và phương pháp
kế toán phân bổ dự toán do Bộ/ngành thực hiện
2.1. Các Bộ/ngành tham gia trực
tiếp TABMIS và áp dụng quy trình phân bổ từ cấp 1 đến cấp 4
2.1.1. Quy trình phân bổ dự toán
từ cấp 1 đến cấp 4:
(1) Căn cứ Quyết định phân bổ, giao
dự toán của các đơn vị dự toán cấp 1 cho các ĐVSDNS, các dự án đầu tư đã được
các cấp có thẩm quyền phê duyệt, thẩm tra, người nhập (chuyên viên Bộ/ngành)
thực hiện:
+ Truy vấn quỹ, kiểm tra số dư trên
tài khoản - Dự toán phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 trên hệ thống TABMIS tại
bộ sổ TW.
+ Lập chứng từ nhập dự toán (theo
hướng dẫn tại khoản 2, mục IV, phần A của công văn này) ghi tài khoản nguồn là
tài khoản dự toán cấp 1, tài khoản đích là tài khoản dự toán cấp 4; tại phân hệ
BA- màn hình Dossier trên bộ sổ Trung ương, phân bổ dự toán cấp 0 theo chi tiết
của các loại dự toán (dự toán chính thức, bổ sung, điều chỉnh - ký hiệu mã loại
dự toán tương ứng).
Lưu ý:
+ Chưa thực hiện bước dành dự toán
khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.
+ Trước khi phân bổ dự toán, người
nhập phải lựa chọn loại Dossier theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.
+ Mã KBNN tổ hợp tài khoản cấp 1
ghi mã (9999), mã KBNN tổ hợp tài khoản cấp 4 ghi mã KBNN nơi ĐVSDNS mở tài khoản.
(2) Chuyên viên Bộ/ngành in liệt kê
chứng từ, thực hiện kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi
gửi đi phê duyệt. Sau khi đã kiểm tra đảm bảo số liệu đúng thực hiện dành dự
toán và gửi đi phê duyệt.
(3) Tạo bút toán: Việc tạo bút toán
được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2
lần/ngày).
(4) Người phê duyệt (chuyên viên
các Vụ Tài chính chuyên ngành) có chức năng phê duyệt kiểm tra nếu đúng thực
hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút
toán và phê duyệt lại.
(5) Sau khi phê duyệt:
a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ
được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt tự động 2
lần/ngày).
b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong
trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra
việc kết sổ hoàn thành.
(6) Thực hiện bước đồng bộ hóa:
+ Trường hợp tự động chạy chương
trình đồng bộ hóa: hệ thống tự động quét những bút toán đủ điều kiện (đã chạy chương
trình tạo bút toán và đã kết sổ) để đồng bộ hóa về bộ sổ tỉnh (hiện tại hệ
thống đặt tự động 2 lần/ngày, theo quyền của người phê duyệt).
+ Trường hợp thực hiện thủ công:
Người phê duyệt (chuyên viên các Vụ Tài chính chuyên ngành) thực hiện bước đồng
bộ hóa bằng cách lựa chọn chương trình "Tự động đồng bộ hóa dự toán từ bộ
sổ TW về bộ sổ tỉnh" trên TABMIS; lựa chọn các tham số (tài khoản đồng bộ
hóa trung gian, chương, niên độ, mã KBNN đồng bộ hóa).
Lưu ý:
Bước 3, 4, 5, 6 nêu trên thực hiện
trong 2 ngày làm việc.
(7) Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày
đệ trình phê duyệt dự toán phân bổ trên hệ thống. Người nhập thực hiện truy vấn
quỹ tại các bộ sổ của tỉnh, đối chiếu, kiểm tra với các quyết định giao dự
toán.
- Trường hợp truy vấn kết quả số
phân bổ dự toán đúng, hoàn thành quy trình phân bổ.
- Trường hợp truy vấn chưa có số phân
bổ dự toán, phối hợp với Vụ Tài chính chuyên ngành để hoàn thiện quy trình phân
bổ, thời hạn thực hiện tối đa trong 2 ngày làm việc.
(8) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo:
Việc lưu trữ chứng từ được thực
hiện sau khi việc kết sổ hoàn thành, cụ thể:
- Người nhập: in Bảng liệt kê chứng
từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA), kèm theo các tài liệu gồm: chứng từ nhập dự toán,
Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính), kiểm tra, chấm, đối
chiếu khớp đúng, ký đầy đủ chữ ký trên Bảng liệt kê chứng từ theo mẫu quy định,
gửi vào lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Chuyên viên Bộ/ngành (lãnh đạo
phụ trách việc lập dự toán của Bộ/ngành) kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ tổng
hợp (có đầy đủ mã của người nhập) đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp,
ký trên bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho chuyên viên (được phân công lưu trữ
chứng từ) lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Cuối năm theo thời điểm khóa sổ
năm ngân sách, người nhập kết xuất Báo cáo chi thanh toán vốn đầu tư, chi
thường xuyên (Mẫu B5-01/BC-NS/TABMIS, B5-03/BC-NS/TABMIS) thực hiện kiểm tra số
liệu báo cáo, số liệu quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách, bảng đối chiếu
xác nhận số liệu của ĐVSDNS với KBNN nơi đơn vị mở tài khoản để phục vụ công
tác khóa sổ, quyết toán cuối năm.
2.1.2. Phương pháp kế toán
2.1.2.1. Dự toán giao trong năm
- Kế toán phân bổ dự toán giao
trong năm chi thường xuyên
Nợ TK 9523, 9527 - Dự toán chi TX
đơn vị cấp 4
Có TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ
cho đơn vị cấp 1
- Kế toán phân bổ dự toán giao
trong năm chi đầu tư XDCB
Nợ TK 9552 - Dự toán chi đầu tư
XDCB đơn vị cấp 4
Có TK 9256 - Dự toán chi đầu tư
XDCB phân bổ cho đơn vị cấp 1
- Kế toán phân bổ dự toán giao
trong năm chi ĐTPT khác
Nợ TK 9562 - Dự toán chi đầu tư
phát triển khác đơn vị cấp 4
Có TK 9259 - Dự toán chi ĐTPT khác
phân bổ cho đơn vị cấp 1
- Kế toán phân bổ dự toán giao
trong năm chi viện trợ
Nợ TK 9587 - Dự toán chi viện trợ
đơn vị cấp 4
Có TK 9263 - Dự toán chi viện trợ
phân bổ cho đơn vị cấp 1
Thực hiện bước đồng bộ hóa:
Nợ TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán
Có TK 9523, 9527, 9552, 9562, 9587
(bộ sổ trung ương)
Đồng thời:
Nợ TK 9523, 9527, 9552, 9562, 9587
(bộ sổ tỉnh)
Có TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán
2.1.2.2. Dự toán ứng trước
- Kế toán phân bổ dự toán chi
thường xuyên ứng trước
Nợ TK 9533, 9537 - Dự toán chi TX
ứng trước đơn vị cấp 4
Có TK 9273 - Dự toán chi TX phân bổ
cho đơn vị cấp 1 ứng trước
- Kế toán phân bổ dự toán chi đầu
tư XDCB ứng trước
Nợ TK 9557 - Dự toán chi ĐTXDCB ứng
trước đơn vị cấp 4
Có TK 9276 - DT chi ĐTXDCB phân bổ
cho đơn vị cấp 1 ứng trước
- Kế toán phân bổ dự toán chi ĐTPT
khác ứng trước
Nợ TK 9567 - Dự toán chi ĐTPT khác
ứng trước đơn vị cấp 4
Có TK 9279 - DT chi ĐTPT khác phân
bổ cho đơn vị cấp 1 ứng trước
- Kế toán phân bổ dự toán chi viện
trợ ứng trước
Nợ TK 9592 - Dự toán chi viện trợ
ứng trước đơn vị cấp 4
Có TK 9283 - DT chi viện trợ phân
bổ cho đơn vị cấp 1 ứng trước
Thực hiện bước đồng bộ hóa:
Nợ TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán
Có TK 9533, 9537, 9557, 9567, 9592
(bộ sổ trung ương)
Đồng thời:
Nợ TK 9533, 9537, 9557, 9567, 9592
(bộ sổ tỉnh)
Có TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán
2.1.2.3. Dự toán cấp trước
Đối với trường hợp nhận được văn
bản của cấp có thẩm quyền quyết định về việc cấp trước dự toán chi ngân sách
năm sau cho các đơn vị sử dụng ngân sách từ thời điểm tháng 12 năm trước (thực
hiện tương tự nội dung các Bộ/ngành tham gia trực tiếp TABMIS và áp dụng quy
trình phân bổ từ cấp 1 tới cấp 4, tiết 2.1, khoản 2, mục I, phần B).
2.1.3. Phương pháp điều chỉnh
Phương pháp điều chỉnh thực hiện
theo hướng dẫn tại Phụ lục số 07 kèm theo.
2.2. Các Bộ/ngành tham gia trực
tiếp TABMIS và áp dụng quy trình phân bổ từ cấp 1 đến đơn vị dự toán trung gian
2.2.1. Nguyên tắc
- Vụ Ngân sách Nhà nước - Bộ Tài
chính có trách nhiệm nhập dự toán cấp 0 do Quốc hội quyết định, dự toán cấp 1
được giao cho các Bộ/ngành cho các đơn vị theo đúng quy định.
- Các Vụ Tài chính chuyên ngành
thuộc Bộ Tài chính, phối hợp với các Bộ/ngành phân bổ từ cấp 1 đến cấp trung
gian và thực hiện đồng bộ hóa xuống KBNN tỉnh.
- KBNN tỉnh, thành phố: căn cứ
Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền giao cho đơn vị cấp 4, chứng từ
nhập dự toán (theo hướng dẫn tại khoản 2, mục IV, phần A của công văn này) của
đơn vị dự toán cấp trung gian giao cho đơn vị cấp 4; KBNN tỉnh, thành phố tiếp
tục thực hiện quy trình phân bổ từ tài khoản dự toán chi đơn vị cấp trung gian
đến tài khoản dự toán chi đơn vị cấp 4 (đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách).
2.2.2. Quy trình phân bổ
2.2.2.1. Quy trình phân bổ dự
toán từ cấp 1 tới cấp 2, đồng bộ hóa tại cấp 2
* Tại bộ sổ trung ương:
Căn cứ vào dự toán chi ngân sách
đơn vị dự toán cấp 1 phân bổ, giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách, các dự án
đầu tư (bao gồm cả dự toán ứng trước cho năm sau).
(1) Người nhập (chuyên viên
Bộ/ngành) thực hiện:
+ Truy vấn quỹ, kiểm tra số dư trên
tài khoản dự toán phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 trên hệ thống TABMIS tại bộ
sổ trung ương.
+ Lập chứng từ nhập dự toán (theo
hướng dẫn tại khoản 2, mục IV, phần A của công văn này) ghi tài khoản nguồn là
tài khoản dự toán cấp 1, tài khoản đích là tài khoản dự toán cấp 2; tại phân hệ
BA - màn hình Dossier trên bộ sổ Trung ương, phân bổ dự toán theo chi tiết của
các loại dự toán (dự toán chính thức, bổ sung, điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự
toán tương ứng).
Lưu ý:
+ Chưa thực hiện bước dành dự toán
khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.
+ Trước khi phân bổ dự toán, người
nhập phải lựa chọn loại Dossier theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.
+ Mã KBNN tổ hợp tài khoản cấp 1
ghi mã 9999, mã KBNN tổ hợp tài khoản cấp 2 ghi mã VP KBNN tỉnh, thành phố.
(2) Chuyên viên Bộ/ngành in liệt kê
chứng từ, thực hiện kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi
gửi đi phê duyệt. Sau khi đã kiểm tra đảm bảo số liệu đúng thực hiện dành dự
toán và gửi đi phê duyệt.
(3) Tạo bút toán: Việc tạo bút toán
được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2
lần/ngày).
(4) Người phê duyệt (chuyên viên
các Vụ Tài chính chuyên ngành) có chức năng phê duyệt kiểm tra nếu đúng thực
hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút
toán và phê duyệt lại.
(5) Sau khi phê duyệt:
a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ
được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt tự động 2
lần/ngày).
b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong
trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra
việc kết sổ hoàn thành.
(6) Thực hiện bước đồng bộ hóa:
+ Trường hợp tự động chạy chương
trình đồng bộ hóa: hệ thống tự động quét những bút toán đủ điều kiện (đã chạy chương
trình tạo bút toán và đã kết sổ) để đồng bộ hóa về bộ sổ tỉnh (hiện tại hệ
thống đặt tự động 2 lần/1 ngày, theo quyền của người phê duyệt ).
+ Trường hợp thực hiện thủ công:
Người phê duyệt (chuyên viên các Vụ Tài chính chuyên ngành) thực hiện bước đồng
bộ hóa bằng cách lựa chọn chương trình "Tự động đồng bộ hóa dự toán từ bộ
sổ TW về bộ sổ tỉnh" trên TABMIS; lựa chọn các tham số (tài khoản đồng bộ
hóa trung gian, chương, niên độ, mã KBNN đồng bộ hóa).
Lưu ý: Bước 3, 4, 5, 6 thực hiện
trong 2 ngày làm việc.
(7) Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày
đệ trình phê duyệt dự toán phân bổ trên hệ thống. Người nhập thực hiện truy vấn
quỹ tại các bộ sổ của tỉnh, đối chiếu, kiểm tra với các Quyết định giao dự
toán.
- Trường hợp truy vấn kết quả số
phân bổ dự toán đúng, hoàn thành quy trình phân bổ.
- Trường hợp truy vấn chưa có số
phân bổ dự toán, phối hợp với Vụ Tài chính chuyên ngành để hoàn thiện quy trình
phân bổ, thời hạn thực hiện tối đa trong 2 ngày làm việc.
(8) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo:
Việc lưu trữ chứng từ được thực
hiện sau khi việc kết sổ hoàn thành, cụ thể:
- Người nhập: in Bảng liệt kê chứng
từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA), kèm theo các tài liệu gồm: chứng từ nhập dự toán,
Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính), kiểm tra, chấm, đối
chiếu khớp đúng, ký đầy đủ chữ ký trên Bảng liệt kê chứng từ, gửi vào lưu trữ
tập chứng từ ngày.
- Chuyên viên Bộ/ngành (lãnh đạo
phụ trách việc lập dự toán của Bộ/ngành) kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ tổng
hợp (có đầy đủ mã của người nhập) đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp,
ký trên bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho chuyên viên Bộ/ngành (chuyên viên
được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Định kỳ (tháng, năm), người nhập
kết xuất Báo cáo - Tổng hợp tình hình phân bổ, giao dự toán của các đơn vị dự
toán cấp 1 ngân sách… cấp TW (Mẫu B1- 03/BC-NS/TABMIS) thực hiện kiểm tra số
liệu báo cáo với Quyết định giao dự toán cấp có thẩm quyền và lưu trữ vào tập
báo cáo (tháng, năm).
* Tại bộ sổ tỉnh:
(1) Kế toán viên KBNN, thực hiện:
+ Truy vấn quỹ, kiểm tra số dư trên
tài khoản - Dự toán phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 2 trên hệ thống TABMIS tại
bộ sổ tỉnh.
+ Căn cứ Quyết định giao dự toán
của cấp có thẩm quyền giao cho đơn vị cấp 4, Phiếu phân bổ dự toán của đơn vị
dự toán cấp 2 giao cho đơn vị cấp 4 do đơn vị dự toán cấp 2 lập (theo hướng dẫn
tại khoản 2, mục IV, phần A của công văn này) gửi KBNN, kế toán viên KBNN phân
bổ dự toán từ cấp 2 đến cấp 4 tại phân hệ BA - màn hình phân bổ Dossier.
Lưu ý:
+ Chưa thực hiện bước dành dự toán
khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.
+ Trước khi phân bổ dự toán, người
nhập phải lựa chọn loại Dossier theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.
(2) Kế toán viên - KBNN in liệt kê
chứng từ, kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu đúng dành dự toán và gửi đi phê duyệt.
(3) Tạo bút toán: Việc tạo bút toán
được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2
lần/ngày).
(4) Kế toán trưởng - KBNN thực hiện
kiểm tra, phê duyệt, trường hợp sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập
sửa bút toán và đệ trình phê duyệt lại.
(5) Sau khi phê duyệt:
a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ
được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt tự động 2
lần/ngày).
b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong
trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra
việc kết sổ hoàn thành.
(6) Kế toán viên - KBNN thực hiện
truy vấn quỹ số dư dự toán cấp 4 (12 đoạn mã, chi tiết ĐVSDNS, dự án đầu tư, mã
KBNN nơi đơn vị sử dụng NS mở tài khoản) đối chiếu, kiểm tra với các quyết định
giao dự toán.
- Trường hợp truy vấn kết quả số
phân bổ dự toán đúng, hoàn thành quy trình phân bổ.
- Trường hợp truy vấn chưa có số
phân bổ dự toán, tìm nguyên nhân, hoàn thiện quy trình phân bổ và thực hiện lưu
trữ chứng từ theo quy định.
- Cuối năm, theo thời điểm khóa sổ
năm ngân sách, kết xuất báo cáo mẫu B5-03/BC-NS/TABMIS (Báo cáo chi thường xuyên
bằng dự toán…) thực hiện chấm, kiểm tra số liệu báo cáo với số liệu quyết toán
của đơn vị sử dụng ngân sách với Bảng đối chiếu xác nhận số liệu của ĐVSDNS với
KBNN nơi đơn vị mở tài khoản.
2.2.2.2. Quy trình phân bổ dự
toán từ cấp 1 tới cấp 2, từ cấp 2 tới cấp 3, đồng bộ hóa dự toán từ cấp 3
* Tại bộ sổ trung ương
Phân bổ từ cấp 1 tới cấp 2:
Thực hiện tương tự như các bước
(1), (2), (3), (4) nêu tại nội dung Quy trình phân bổ dự toán từ cấp 1 tới cấp
2, đồng bộ hóa tại cấp 2, tiết 2.2, khoản 2, mục I, phần B.
Phân bổ từ cấp 2 tới cấp 3:
Căn cứ vào dự toán chi ngân sách,
đơn vị dự toán cấp 2 phân bổ, giao cho các đơn vị dự toán cấp 3 (bao gồm cả dự
toán ứng trước cho năm sau).
(1) Người nhập (chuyên viên
Bộ/ngành) thực hiện:
- Truy vấn quỹ, kiểm tra số dư trên
tài khoản - Dự toán phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 2 trên hệ thống TABMIS tại
bộ sổ TW.
- Lập chứng từ nhập dự toán (theo
hướng dẫn tại khoản 2, mục IV, phần A của công văn này) ghi tài khoản nguồn là
tài khoản dự toán cấp 2, tài khoản đích là tài khoản dự toán cấp 3; tại phân hệ
BA- màn hình Dossier trên bộ sổ Trung ương, phân bổ dự toán cấp 0 theo chi tiết
của các loại dự toán (dự toán chính thức, bổ sung, điều chỉnh - ký hiệu mã loại
dự toán tương ứng).
Lưu ý:
+ Chưa thực hiện bước dành dự toán
khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.
+ Trước khi phân bổ dự toán, người
nhập phải lựa chọn loại Dossier theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.
+ Mã KBNN tổ hợp tài khoản cấp 2
ghi mã 9999, mã KBNN tổ hợp tài khoản cấp 3 ghi mã VP KBNN tỉnh, thành phố.
- Thực hiện tương tự như các bước
(1), (2), (3), (4), (5), (6), (7) nêu tại nội dung Quy trình phân bổ dự toán từ
cấp 1 tới cấp 2, đồng bộ hóa tại cấp 2, tiết 2.2, khoản 2, mục I, phần B.
* Tại bộ sổ tỉnh:
Kế toán viên KBNN thực hiện:
- Truy vấn quỹ, kiểm tra số dư trên
tài khoản - Dự toán phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 3 trên hệ thống TABMIS tại
bộ sổ tỉnh.
+ Căn cứ Quyết định giao dự toán
của cấp có thẩm quyền giao cho đơn vị cấp 4, Phiếu phân bổ dự toán của đơn vị
dự toán cấp 3 giao cho đơn vị cấp 4 do đơn vị dự toán cấp 3 lập (theo hướng dẫn
tại điểm 2, mục IV, phần A) gửi KBNN, Kế toán viên KBNN phân bổ dự toán từ cấp
3 đến cấp 4 tại phân hệ BA - màn hình phân bổ Dossier
Lưu ý:
+ Chưa thực hiện bước dành dự toán
khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.
+ Trước khi phân bổ dự toán, người
nhập phải lựa chọn loại Dossier theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.
- Các bước (2), (3), (4), (5), (6)
tương tự hướng dẫn tại bộ sổ tỉnh nêu tại nội dung Quy trình phân bổ dự toán từ
cấp 1 tới cấp 2, đồng bộ hóa tại cấp 2, tiết 2.2, khoản 2, mục I, phần B.
2.2.3. Phương pháp hạch toán
2.2.3.1. Dự toán giao trong năm
a) Phương pháp kế toán dự toán
giao trong năm dự toán giao trong năm từ cấp 1 tới cấp 2, từ cấp 2 tới cấp 3,
đồng bộ hóa cấp 3
(1) Phân bổ từ cấp 1 tới cấp 2
Tại bộ sổ TW, phân hệ BA - màn hình
Dossier, Chuyên viên Bộ/ngành thực hiện, ghi:
- Dự toán chi thường xuyên
Nợ TK 9323, 9327 - Dự toán chi TX
đơn vị cấp 2
Có TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ
cho đơn vị cấp 1
- Dự toán chi viện trợ
Nợ TK 9382 - Dự toán chi viện trợ
đơn vị cấp 2
Có TK 9283 - Dự toán chi viện trợ
phân bổ cho đơn vị cấp 1
(2) Phân bổ dự toán giao trong năm
từ cấp 2 tới cấp 3
Tại bộ sổ trung ương phân hệ BA -
màn hình Dossier chuyên viên Bộ/ngành thực hiện, ghi:
- Dự toán chi thường xuyên
Nợ TK 9423, 9427 - Dự toán chi TX
đơn vị cấp 3
Có TK 9323, 9327 - Dự toán chi TX
đơn vị cấp 2
- Dự toán chi viện trợ
Nợ TK 9482 - Dự toán chi viện trợ
đơn vị cấp 3
Có TK 9382 - DT chi viện trợ đơn vị
cấp 2
Thực hiện bước đồng bộ hóa:
Sau khi thực hiện bước phân bổ đến
tài khoản dự toán chi đơn vị cấp 3, chuyên viên Vụ Tài chính chuyên ngành (Bộ
Tài chính) chuyển dự toán chi đơn vị cấp 3 NSTW từ bộ sổ trung ương về đơn vị
cấp 3 NSTW - bộ sổ tỉnh bằng cách lựa chọn chương trình "TABMIS - Tự động
đồng bộ hóa dự toán từ bộ sổ TW về bộ sổ tỉnh", lựa chọn các tham số (tài khoản
đồng bộ hóa trung gian, chương, niên độ, mã KBNN đồng bộ hóa), hệ thống tự động
sinh bút toán:
Nợ TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán
Có TK 9423, 9427, 9482 - Dự toán
chi đơn vị cấp 3 (bộ sổ TW)
Đồng thời:
Nợ TK 9423, 9427, 9482 - Dự toán
chi đơn vị cấp 3 (bộ sổ tỉnh)
Có TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán
(3) Phân bổ dự toán giao trong năm
từ cấp 3 tới cấp 4
Tại bộ sổ tỉnh phân hệ BA - màn
hình Dossier, kế toán viên KBNN thực hiện:
- Dự toán chi thường xuyên
Nợ TK 9523, 9527 - Dự toán chi TX
đơn vị cấp 4
Có TK 9423, 9427 - Dự toán chi TX
đơn vị cấp 3
- Dự toán chi viện trợ
Nợ TK 9587 - Dự toán chi viện trợ
đơn vị cấp 4
Có TK 9482 - Dự toán chi viện trợ
đơn vị cấp 3
b) Phương pháp kế toán dự toán
giao trong năm dự toán giao trong năm từ cấp 1 tới cấp 2, đồng bộ hóa cấp 2
(1) Phân bổ từ cấp 1 tới cấp 2
Tại bộ sổ trung ương, phân hệ
BA-màn hình Dossier, Chuyên viên Bộ/ngành thực hiện, ghi:
- Dự toán chi thường xuyên
Nợ TK 9323, 9327 - Dự toán chi TX
đơn vị cấp 2
Có TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ
cho đơn vị cấp 1
- Dự toán chi viện trợ
Nợ TK 9382 - Dự toán chi viện trợ
đơn vị cấp 2
Có TK 9263 - Dự toán chi viện trợ
phân bổ cho đơn vị cấp 1
Thực hiện bước đồng bộ hóa:
Sau khi thực hiện bước phân bổ đến
tài khoản dự toán chi đơn vị cấp 2, chuyên viên Vụ Tài chính chuyên ngành (Bộ
Tài chính) chuyển dự toán chi đơn vị cấp 2 NSTW từ bộ sổ trung ương về đơn vị
cấp 2 NSTW - bộ sổ tỉnh bằng cách lựa chọn chương trình "TABMIS - Tự động
đồng bộ hóa dự toán từ bộ sổ trung ương về bộ sổ tỉnh", lựa chọn các tham
số (tài khoản đồng bộ hóa trung gian, chương, niên độ, mã KBNN đồng bộ hóa), hệ
thống tự động sinh bút toán:
Nợ TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán
Có TK 9323, 9327, 9382, 9385 (bộ sổ
trung ương)
Đồng thời:
Nợ TK 9323, 9327, 9372, 9382, 9385
(bộ sổ tỉnh)
Có TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán
(2) Phân bổ dự toán giao trong năm
từ cấp 2 tới cấp 4
Tại bộ sổ tỉnh phân hệ BA - màn
hình Dossier, kế toán viên KBNN thực hiện:
- Dự toán chi thường xuyên
Nợ TK 9523, 9527 - Dự toán chi TX
đơn vị cấp 4
Có TK 9323, 9327 - Dự toán chi TX
đơn vị cấp 2
- Dự toán chi viện trợ
Nợ TK 9582 - Dự toán chi viện trợ
đơn vị cấp 4
Có TK 9382 - Dự toán chi viện trợ
đơn vị cấp 2
2.2.3.2. Dự toán ứng trước (chi tiết
loại dự toán 09)
Thực hiện tương tự các bước tại điểm
2.2.3.1 nêu trên, lưu ý thay bằng tài khoản dự toán ứng trước tương ứng.
Lưu ý:
Đối với trường hợp nhận được văn
bản của cấp có thẩm quyền quyết định về việc chi trước dự toán chi ngân sách
năm sau cho các đơn vị sử dụng ngân sách từ thời điểm tháng 12 năm trước; Kế
toán như dự toán ứng trước và thu hồi khi mở kỳ năm mới.
2.2.4. Phương pháp điều chỉnh
Phương pháp điều chỉnh thực hiện
theo hướng dẫn tại Phụ lục số 07 - Phương pháp điều chỉnh đính kèm.
2.3. Các Bộ/ngành không tham gia
trực tiếp TABMIS
2.3.1. Các Bộ/ngành không tham
gia trực tiếp TABMIS theo Phụ lục số 03
- Việc phân bổ dự toán do Vụ Tài
chính chuyên ngành thực hiện.
- Các đơn vị Bộ/ngành thực hiện lập
chứng từ kế toán (Mẫu C6- 03) gửi các Vụ Tài chính chuyên ngành để làm căn cứ
nhập dự toán vào hệ thống. Việc lập chứng từ thực hiện theo hướng dẫn Phụ lục
số 05 - Nội dung, phương pháp ghi chép và quy trình luân chuyển chứng từ kế
toán kèm theo.
2.3.2. Các Bộ/ngành không tham
gia trực tiếp TABMIS (không nằm trong danh sách quy định tại Phụ lục số 03)
Việc phân bổ dự toán do KBNN thực
hiện.
3. Quy trình và phương pháp
kế toán phân bổ dự toán do các Vụ Tài chính chuyên ngành thực hiện
- Thực hiện phê duyệt và đồng bộ
hóa dự toán cho các đơn vị thuộc Bộ/ngành tham gia trực tiếp TABMIS quy định
tại Phụ lục số 01 của công văn này.
- Thực hiện phân bổ, phê duyệt và
đồng bộ hóa dự toán cho các đơn vị thuộc Bộ/ngành không tham gia trực tiếp
TABMIS quy định tại Phụ lục số 02 của công văn này. Quy trình phân bổ, phương
pháp kế toán, đồng bộ hóa dự toán thực hiện tương tự tiết 2.1, khoản 2, mục I,
phần B.
- Thực hiện nhập và phê duyệt dự
toán, kế toán dự toán bằng lệnh chi tiền thực hiện tương tự tại nội dung Quy
trình phân bổ dự toán chi bằng lệnh chi tiền tiết 1.6, khoản 1, mục I, phần
B.
4. Quy trình phân bổ dự toán
do Kho bạc Nhà nước thực hiện
- Thực hiện nhập dự toán tạm cấp
đầu năm vào TABMIS theo quy trình nhập dự toán tạm cấp vào TABMIS.
- Kho bạc nhà nước cấp tỉnh thực
hiện phân bổ dự toán từ đơn vị dự toán cấp trung gian giao cho các đơn vị sử
dụng ngân sách theo quy trình phân bổ dự toán từ cấp trung gian đến cấp 4.
- Thực hiện nhập dự toán của các
Bộ/ngành khác quy định tại Phụ lục số 03 của công văn này theo quy trình nhập
trực tiếp vào tài khoản dự toán cấp 4. Trong đó lưu ý về việc nhập dự toán đối
với các đơn vị đặc thù:
(1) Đối với dự toán của các đơn
vị sử dụng ngân sách thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ công An, sử dụng chung một mã đơn
vị sử dụng ngân sách đối với chi thường xuyên và chung một mã dự án đầu tư đối
với chi đầu tư tương ứng cấp cho Bộ Quốc phòng, Bộ công An.
(2) Đối với dự toán chi Văn
phòng Trung ương Đảng, sử dụng chung một mã đơn vị sử dụng ngân sách của Văn
phòng Trung ương Đảng đối với chi thường xuyên; riêng đối với chi đầu tư sử
dụng mã dự án đầu tư của các dự án theo quy định chung.
(3) Các đơn vị Kho bạc Nhà nước
nhập dự toán đối với các đơn vị thuộc tổ chức bộ máy của các Bộ nhưng được cấp Chương
riêng khác với Chương của Bộ/ngành nêu trong Phụ lục số 01, 02 nêu trên.
5. Quy trình và phương pháp
kế toán phân bổ dự toán do Sở Tài chính thực hiện
5.1. Quy trình phân bổ dự toán
trái phiếu chính phủ từ cấp 1 đến cấp 4 - Thực hiện tại bộ sổ tỉnh
Việc phân bổ dự toán trái phiếu
Chính phủ từ cấp 1 tới cấp 4 được thực hiện tại phân hệ BA - màn hình Dossier
trên bộ sổ tỉnh, bao gồm các bước sau:
(1) Căn cứ Quyết định phân bổ của
Ủy ban nhân dân tỉnh giao chi tiết kế hoạch vốn cho từng dự án đầu tư từ nguồn
trái phiếu Chính phủ giao cho các địa phương, người nhập (cán bộ nhập dự toán
đầu tư - Sở Tài chính) thực hiện:
+ Truy vấn quỹ, kiểm tra số dư trên
tài khoản - Dự toán phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 (Sở Tài chính) trên hệ
thống TABMIS tại bộ sổ Tỉnh
+ Người nhập lập chứng từ phân bổ
dự toán (theo hướng dẫn tại điểm 2, mục IV, phần A) ghi tài khoản nguồn là tài khoản
dự toán cấp 1, tài khoản đích là tài khoản dự toán cấp 4; tại phân hệ BA- màn
hình Dossier phân bổ dự toán theo chi tiết của các loại dự toán (dự toán chính
thức, bổ sung, điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng).
Lưu ý:
+ Chưa thực hiện bước dành dự toán
khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.
+ Trước khi thực hiện phân bổ, lựa
chọn loại giao dịch Dossier (loại giao dịch Dosier được thiết lập sẵn trên bộ
sổ tỉnh) tương ứng từng loại dự toán kinh phí đầu tư XDCB.
+ Mã KBNN tổ hợp tài khoản cấp 1
ghi mã VP KBNN tỉnh, mã KBNN tổ hợp tài khoản cấp 4 ghi mã KBNN nơi đơn vị dự
toán, chủ đầu tư (dự án đầu tư) mở tài khoản.
(2) Người nhập (Chuyên viên Sở Tài
chính) in liệt kê chứng từ S2-06/KB/TABMIS-BA, thực hiện kiểm tra dữ liệu đã nhập,
nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt. Sau khi đã kiểm tra đảm bảo số
liệu đúng thực hiện dành dự toán và gửi đi phê duyệt.
(3) Tạo bút toán: Việc tạo bút toán
được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2
lần/ngày).
(4) Người phê duyệt (chuyên viên
các Vụ Tài chính chuyên ngành) có chức năng phê duyệt kiểm tra nếu đúng thực
hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút
toán và phê duyệt lại.
(5) Sau khi phê duyệt:
a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ
được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt tự động 2
lần/ngày).
b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong
trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra
việc kết sổ hoàn thành.
(6) Người nhập thực hiện truy vấn
quỹ số dư dự toán cấp 4 (12 đoạn mã, chi tiết ĐVSDNS, dự án đầu tư, mã KBNN nơi
đơn vị sử dụng NS mở tài khoản) đối chiếu, kiểm tra với các Quyết định giao dự
toán.
- Trường hợp truy vấn kết quả số
phân bổ dự toán đúng, hoàn thành quy trình phân bổ.
- Trường hợp truy vấn chưa có số
phân bổ dự toán, tìm nguyên nhân hoàn thiện quy trình phân bổ và thực hiện lưu
trữ chứng từ theo quy định.
- Cuối năm, theo thời điểm khóa sổ
năm ngân sách (hoặc theo yêu cầu) kết xuất Báo cáo mẫu B5-01 (Báo cáo chi thanh
toán vốn đầu tư bằng dự toán), thực hiện chấm, kiểm tra số liệu báo cáo với số
liệu quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách với Bảng đối chiếu xác nhận số
liệu của ĐVSDNS với KBNN nơi đơn vị mở tài khoản.
5.2. Phương pháp kế toán
Nợ TK 9552 - Dự toán chi đầu tư
XDCB đơn vị cấp 4
Có TK 9256 - Dự toán chi đầu tư
XDCB phân bổ cho đơn vị cấp 1
5.3. Phương pháp điều chỉnh
Phương pháp điều chỉnh dự toán thực
hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 07 - Phương pháp điều chỉnh của công văn
này.
6. Kế toán thu hồi dự toán ứng trước NSTW
6.1. Thu hồi dự toán ứng trước
cấp 4
Căn cứ Quyết định giao dự toán
chính thức của cấp có thẩm quyền, trong đó ghi nội dung thu hồi dự toán ứng
trước của đơn vị thụ hưởng ngân sách, kế toán KBNN thực hiện thu hồi dự toán
ứng trước sau khi:
+ Dự toán được chính thức được phân
bổ trên hệ thống.
+ Giảm chi ứng trước, dự toán ứng
trước được phục hồi.
Kế toán thực hiện tại màn hình ngân
sách (BA), ghi:
Thu hồi dự toán ứng trước:
Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy (số ứng
trước)
Có TK 95xx - Dự toán ứng trước đơn
vị cấp 4
6.2. Thu hồi số dư dự toán ứng
trước cấp trung gian (cấp 2, 3 - nếu có):
a) KBNN thực hiện thu hồi dự toán
ứng trước các cấp trung gian (cấp 2, 3) đã được đồng bộ hóa về bộ sổ tỉnh
Căn cứ Quyết định của cấp có thẩm
quyền, trong đó ghi nội dung thu hồi dự toán ứng trước của đơn vị dự toán, kế
toán KBNN căn cứ số dư dự toán ứng trước các cấp trung gian thực hiện thu hồi.
Tại bộ sổ tỉnh:
Kế toán thực hiện tại màn hình ngân
sách (BA), ghi:
Thu hồi dự toán ứng trước:
Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy (số ứng
trước)
Có TK 93xx, 94xx - Dự toán ứng
trước đơn vị cấp 2 hoặc 3
b) Các Vụ chuyên ngành, Bộ/ngành
thực hiện việc thu hồi dự toán ứng trước (nếu có) trên tài khoản dự toán ứng
trước các cấp trung gian (cấp 2, 3) do các Vụ chuyên ngành, bộ/ngành nhập tại
bộ sổ trung ương, không đồng bộ hóa xuống bộ sổ tỉnh.
Căn cứ Quyết định của cấp có thẩm
quyền, trong đó ghi nội dung thu hồi dự toán ứng trước của đơn vị dự toán,
chuyên viên Vụ chuyên ngành, bộ/ngành căn cứ số dư dự toán ứng trước các cấp
trung gian thực hiện thu hồi.
Tại bộ sổ TW:
Chuyên viên thực hiện tại màn hình
ngân sách (BA), ghi:
Thu hồi dự toán ứng trước:
Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy (số ứng
trước)
Có TK 93xx, 94xx - Dự toán ứng
trước đơn vị cấp 2 hoặc 3
6.3. Thu hồi dự toán ứng trước
cấp 1
Vụ Ngân sách Nhà nước thực hiện thu
hồi số dư dự toán ứng trước (nếu có) trên tài khoản dự toán ứng trước cấp 1
trong các trường hợp: chưa đồng bộ (tại bộ sổ TW) và đã đồng bộ hóa (tại bộ sổ
tỉnh, đối với dự toán TPCP).
Căn cứ Quyết định của cấp có thẩm
quyền, trong đó ghi nội dung thu hồi dự toán ứng trước của đơn vị dự toán, Vụ
NSNN căn cứ số dư dự toán ứng trước cấp 1 thực hiện thu hồi.
* Tại bộ sổ TW:
Chuyên viên Vụ NSNN thực hiện tại
màn hình ngân sách (BA), ghi:
Thu hồi dự toán ứng trước:
Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy (số ứng
trước)
Có TK 92xx, 94xx - Dự toán ứng
trước đơn vị cấp 1
* Tại bộ sổ Tỉnh
Chuyên viên Vụ NSNN thực hiện tại
màn hình ngân sách (BA), ghi:
Thu hồi dự toán ứng trước:
Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy (số ứng
trước)
Có TK 92xx - Dự toán ứng trước đơn
vị cấp 1
7. Kế toán chuyển nguồn dự
toán NSTW
7.1 Trách nhiệm xử lý số liệu dự
toán NSTW trên TABMIS
- Đối với các Bộ/ngành trung ương
chưa thực hiện đồng bộ hóa số liệu dự toán trên TABMIS, hết ngày 31/12 (đối với
dự toán ứng trước), trong thời gian chỉnh lý và hết ngày 31/01 (đối với dự toán
giao trong năm), KBNN xử lý số dư dự toán cấp 4 trên TABMIS theo quy định.
- Đối với các Bộ đã thực hiện đồng
bộ hóa thực hiện theo các quy trình xử lý số dư dự toán theo nguyên tắc:
(1) KBNN xử lý số dư dự toán cấp 4
(trên cơ sở số dư dự toán cấp 4 thực tế trên TABMIS).
(2) Các Vụ trực thuộc Bộ Tài chính
phối hợp với các Bộ thực hiện đối chiếu và xử lý số dư dự toán ở cấp 0, 1, 2, 3
trên hệ thống (nếu có)
7.2. Kế toán xử lý số dư dự
toán
a) Chuyển nguồn dự toán cấp 0,
cấp 1 do Vụ NSNN thực hiện
Căn cứ Quyết định của cấp có thẩm
quyền về việc chuyển nguồn dự toán cấp 0, cấp 1 theo quy định, Vụ NSNN lập
Phiếu nhập dự toán mẫu C6- 01/NS, thực hiện:
- Truy vấn quỹ, kỳ 13 - niên độ năm
trước, kiểm tra số dư.
- Chuyển dự toán sang năm sau:
+ Kỳ 13 - năm trước (màn hình ngân
sách - BA, loại dự toán 04):
Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy
Có TK 92xx - Dự toán phân bổ cấp 0,
cấp 1
+ Kỳ hiện tại: nhập dự toán được
chuyển năm nay (màn hình ngân sách - BA, loại dự toán 06):
Nợ TK 92xx - Dự toán phân bổ cấp 0,
1
Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao
trong năm
b) Chuyển nguồn dự toán cấp 2,
cấp 3 do Bộ/ngành hoặc các Vụ Tài chính chuyên ngành thực hiện
Căn cứ Quyết định của cấp có thẩm
quyền về việc chuyển nguồn dự toán cấp 2,3 theo quy định, lập Phiếu nhập dự
toán mẫu C6- 01/NS:
- Truy vấn quỹ, kỳ 13 - niên độ năm
trước, kiểm tra số dư tại các bộ sổ Tỉnh, hoặc TW.
- Chuyển dự toán sang năm sau:
+ Kỳ 13 - năm trước (màn hình ngân
sách - BA, loại dự toán 04):
Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy
Có TK 93xx, 94xx - Dự toán phân bổ
cấp 2,3
+ Kỳ hiện tại: nhập dự toán được
chuyển năm nay (màn hình ngân sách - BA, loại dự toán 06):
Nợ TK 93xx, 94xx - Dự toán phân bổ
cấp 2,3
Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao
trong năm
II. Kế toán chi NSNN bằng lệnh
chi tiền
1. Kế toán chi thường xuyên
bằng lệnh chi tiền
1.1. Kế toán cấp kinh phí bằng
lệnh chi tiền
1.1.1. Đơn vị thụ hưởng mở tài khoản
tại ngân hàng, lĩnh tiền mặt
a) Đối với các khoản chi từ dự
toán chính thức trong năm
(1) Trong năm ngân sách
- Căn cứ LCT giấy đã được phê
duyệt, chuyên viên cơ quan Tài chính hạch toán trên phân hệ quản lý chi (AP
ngày hiện tại):
+ Trường hợp tạm ứng kinh phí NSNN
trong năm:
Nợ TK 1516, 1526
Có TK 3392 - Phải trả trung gian -
AP
+ Trường hợp thực chi NSNN trong năm:
Nợ TK 8116, 8126
Có TK 3392 - Phải trả trung gian -
AP
- Kế toán viên KBNN nhận LCT, kiểm
tra các thông tin của LCT: Sự phù hợp giữa các yếu tố trên LCT như giữa tài khoản
và mục chi, giữa chương, khoản và tiểu mục,… nếu sai trả lại để CQTC chỉnh sửa
lại thông tin. Nếu chứng từ đã đảm bảo các yếu tố, kế toán viên KBNN nhận yêu
cầu thanh toán trên hệ thống, in Lệnh chi tiền phục hồi từ hệ thống, định khoản,
ký và trình ký đầy đủ các chức danh trên chứng từ theo quy định, sau đó thực
hiện thanh toán cho đơn vị thụ hưởng, hạch toán (AP, ngày hiện tại):
Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian -
AP
Có TK 1112, 1132, 3921,...
(2) Trong thời gian chỉnh lý quyết
toán
Thực hiện tương tự như trong năm
ngân sách. Lưu ý, tạo yêu cầu thanh toán thực hiện trên kỳ 12 năm trước với
ngày hiệu lực là 31/12, áp thanh toán vào ngày hiện tại.
b) Đối với các khoản chi từ dự
toán tạm cấp
Thực hiện tương tự như đối với các khoản
chi từ dự toán giao trong năm.
c) Đối với các khoản chi từ dự
toán ứng trước
- Căn cứ LCT giấy đã được phê duyệt,
chuyên viên cơ quan Tài chính hạch toán trên phân hệ quản lý chi (AP, ngày hiện
tại):
Nợ TK 1563, 1583
Có TK 3392 - Phải trả trung gian -
AP
- KTV KBNN thực hiện kiểm soát,
nhận và in chứng từ phục hồi trên hệ thống, áp thanh toán tương tự như đối với
các khoản chi từ dự toán giao trong năm (AP, ngày hiện tại):
Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian -
AP
Có TK 1112, 1132, 3921,...
d) Trường hợp không kiểm soát dự
toán
- Trong năm ngân sách
+ Căn cứ LCT giấy đã được phê
duyệt, chuyên viên cơ quan Tài chính hạch toán trên phân hệ quản lý chi (AP,
ngày hiện tại):
Nợ TK 1531, 1598, 8951
Có TK 3392 - Phải trả trung gian -
AP
+ KTV KBNN thực hiện kiểm soát,
nhận và in chứng từ phục hồi trên hệ thống, áp thanh toán tương tự như đối với
các khoản chi từ dự toán giao trong năm (AP, ngày hiện tại):
Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian -
AP
Có TK 1112, 1132, 3921,...
- Trong thời gian chỉnh lý quyết
toán
+ Căn cứ LCT giấy đã được phê
duyệt, chuyên viên cơ quan Tài chính hạch toán trên phân hệ quản lý chi (AP,
ngày 31/12 năm trước):
Nợ TK 1531, 8951
Có TK 3392 - Phải trả trung gian -
AP
+ KTV KBNN thực hiện kiểm soát,
nhận và in chứng từ phục hồi trên hệ thống, áp thanh toán tương tự như đối với
các khoản chi từ dự toán giao trong năm (AP, ngày hiện tại):
Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian -
AP
Có TK 1112, 1132, 3921,...
1.1.2. Đơn vị thụ hưởng mở tài khoản
tại Kho bạc
a) Đối với các khoản chi từ dự
toán chính thức
(1) Trong năm ngân sách
- Căn cứ LCT giấy đã được phê
duyệt, chuyên viên cơ quan Tài chính hạch toán trên phân hệ Sổ cái (GL), ngày
hiện tại:
+ Trường hợp tạm ứng chi NSNN:
Nợ TK 1516, 1526
Có TK 3853, 3863, 3711, 3712,
3741...
+ Trường hợp thực chi NSNN:
Nợ TK 8116, 8126
Có TK 3853, 3863, 3711, 3712,
3741...
- Kế toán viên KBNN nhận LCT, kiểm
tra các thông tin của LCT: Sự phù hợp giữa các yếu tố trên LCT như giữa tài khoản
và mục chi, giữa chương, khoản và tiểu mục,… nếu sai trả lại để CQTC chỉnh sửa
lại thông tin. Nếu chứng từ đã đảm bảo các yếu tố, kế toán viên KBNN nhận yêu
cầu thanh toán trên hệ thống, in Lệnh chi tiền phục hồi từ hệ thống, định khoản,
ký và trình ký đầy đủ các chức danh trên chứng từ theo quy định, sau đó thực
hiện thanh toán cho đơn vị thụ hưởng.
(2) Trong thời gian chỉnh lý quyết
toán
- Căn cứ LCT giấy đã được phê
duyệt, chuyên viên cơ quan Tài chính hạch toán trên phân hệ Sổ cái (GL, kỳ 13
năm trước, ngày hạch toán 31/12), ghi:
Nợ TK 8116, 8126
Có TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
Đồng thời ghi (GL, ngày hạch toán
hiện tại):
Nợ TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
Có TK 3853, 3863, 3711, 3712, 3741,
...
- KTV KBNN thực hiện kiểm soát,
nhận và in chứng từ phục hồi trên hệ thống, thanh toán cho đơn vị hưởng tương
tự như đối với các khoản chi thực hiện trong năm.
b) Đối với các khoản chi từ dự
toán tạm cấp
Thực hiện tương tự như đối với dự
toán giao trong năm.
c) Đối với các khoản chi từ dự
toán ứng trước
- Căn cứ LCT giấy đã được phê
duyệt, chuyên viên cơ quan Tài chính hạch toán trên phân hệ Sổ cái (GL, ngày
hiện tại):
Nợ TK 1563, 1583
Có TK 3853, 3863, 3711, 3712,
3741,…
- KTV KBNN thực hiện kiểm soát,
nhận và in chứng từ phục hồi trên hệ thống, thanh toán cho đơn vị hưởng tương
tự như đối với các khoản chi thực hiện trong năm.
d) Trường hợp không kiểm soát dự
toán
(1) Trong năm ngân sách
- Căn cứ LCT giấy đã được phê
duyệt, chuyên viên cơ quan Tài chính hạch toán trên phân hệ Sổ cái (GL, ngày
hiện tại):
Nợ TK 1531, 1598, 8951
Có TK 3853, 3863, 3711, 3712,
3741...
- KTV KBNN thực hiện kiểm soát,
nhận và in chứng từ phục hồi trên hệ thống, thanh toán cho đơn vị hưởng tương
tự như đối với các khoản chi thực hiện trong năm.
(2) Trong thời gian chỉnh lý quyết
toán
- Căn cứ LCT giấy đã được phê
duyệt, chuyên viên cơ quan Tài chính hạch toán trên phân hệ Sổ cái (GL, kỳ 13
năm trước, ngày hạch toán 31/12), ghi:
Nợ TK 1531, TK 8951
Có TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
Đồng thời ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
Có TK 3853, 3863, 3711, 3712, 3741,
...
- KTV KBNN thực hiện kiểm soát,
nhận và in chứng từ phục hồi trên hệ thống, thanh toán cho đơn vị hưởng tương tự
như đối với các khoản chi thực hiện trong năm.
1.2. Thu hồi số tạm ứng, ứng
trước lệnh chi tiền
1.2.1. Chuyển số tạm ứng thành
thực chi bằng LCT
(1) Trong năm ngân sách
Căn cứ Phiếu điều chỉnh số liệu
ngân sách do CQTC chuyển sang KBNN, KTV ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 8116, 8126
Có TK 1516, 1526
(2) Trong thời gian chỉnh lý quyết
toán
Thực hiện tương tự trong năm ngân
sách, lưu ý hạch toán kỳ 13 và ngày hiệu lực 31/12 năm trước.
1.2.2. Thu hồi số tạm ứng từ dự
toán tạm cấp khi có dự toán chính thức
Căn cứ Phiếu điều chỉnh số liệu
ngân sách do CQTC chuyển sang KBNN, KTV ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 8116, 8126
Có TK 1516, 1526
CQTC thực hiện thu hồi dự toán tạm
cấp bằng LCT
1.2.3. Thu hồi ứng trước khi có
dự toán chính thức
a) Thu hồi trong năm
Căn cứ Phiếu điều chỉnh số liệu
ngân sách do CQTC chuyển sang, KTV ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 1516, 1526, 8116, 8126.
Có TK 1563, 1583
CQTC thực hiện thu hồi dự toán ứng
trước bằng LCT
b) Thu hồi trong thời gian chỉnh
lý quyết toán
Căn cứ Phiếu điều chỉnh số liệu
ngân sách do CQTC chuyển sang, KTV thu hồi ứng trước ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
Có TK 1563, 1583
Đồng thời ghi chi NSNN năm trước
(GL, ngày 31/12 năm trước):
Nợ TK 8116, 8126
Có TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
CQTC thực hiện thu hồi dự toán ứng
trước bằng LCT
1.2.4. Thu hồi số ứng trước đối
với các trường hợp không kiểm soát dự toán
a) Trong năm ngân sách
Căn cứ Phiếu điều chỉnh số liệu
ngân sách của CQTC chuyển sang KBNN, KTV ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 8116, 8126
Có TK 1598 - Ứng trước KP chi TX
không kiểm soát dự toán
b) Trong thời gian CLQT
Căn cứ Phiếu điều chỉnh số liệu
ngân sách do CQTC chuyển sang, KTV thu hồi ứng trước ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
Có TK 1598 - Ứng trước KP chi
thường xuyên không kiểm soát DT
Đồng thời ghi chi NSNN năm trước
(GL, ngày 31/12 năm trước):
Nợ TK 8116, 8126
Có TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
1.2.5. Thu hồi tạm ứng khi có dự
toán chính thức đối với các trường hợp không kiểm soát dự toán
Căn cứ Phiếu điều chỉnh số liệu
ngân sách của CQTC chuyển sang KBNN, KTV ghi (GL ngày hiện tại nếu là chi NS
năm nay, GL ngày 31/12 năm trước nếu là chi NS năm trước):
Nợ TK 8116, 8126
Có TK 1531 - Tạm ứng KP chi thường
xuyên không kiểm soát DT
1.3. Kế toán thu hồi các khoản
chi ngân sách (nộp trả kinh phí cấp bằng LCT)
Căn cứ Giấy nộp trả kinh phí, giấy
báo có của ngân hàng, lệnh chuyển có kiêm chứng từ phục hồi kế toán KBNN ghi
(GL, ngày hiện tại):
(1) Trong năm ngân sách
Nợ TK 1112, 1132, 3856, 3866,…
Có TK 1516, 1526, 1531, 1598, 1563,
1583, 8116, 8126, 8951
(2) Trong thời gian chỉnh lý quyết
toán
Nợ TK 1112, 1132, 3856, 3866,…
Có TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
Đồng thời ghi (GL, ngày hiệu lực
31/12 năm trước), kế toán :
Nợ TK 3399 - Phải trả trung gian khác
Có TK 1516, 1526, 1531, 8116, 8126,
8951
(3) Sau thời gian chỉnh lý quyết
toán
* Trước khi quyết toán được phê
duyệt đối với NSĐP, trước ngày 15/11 đối với NSTW
- Trường hợp thu hồi khoản chi năm
trước (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 1112, 1132, 3856, 3866,…
Có TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
Đồng thời ghi (GL, ngày hiệu lực
31/12 năm trước), kế toán:
Nợ TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
Có TK 8116, 8126, 8951
Lưu ý: Đối với trường hợp
thu hồi khoản chi có kiểm soát dự toán, việc thu hồi dự toán tương ứng với khoản
chi NS bằng LCT do CQTC thực hiện và được thực hiện như sau:
+ Trường hợp chưa chạy chương trình
chuyển nguồn sang năm sau, kế toán KBNN lập Phiếu điều chỉnh dự toán, hủy bỏ dự
toán, hạch toán kỳ 13 năm trước, BA, mã loại dự toán 10:
Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy
Có TK 9524, 9528
+ Trường hợp đã chạy chương trình
chuyển nguồn cuối năm, kế toán phải phục hồi bút toán khử số dư âm trước khi
hủy dự toán, kế toán ghi (BA, kỳ 13 năm trước):
Nợ TK 9524, 9528 (Mã loại dự toán
19)
Có TK 8116, 8126
Và:
Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy
Có TK 9524, 9528 (mã loại dự toán
10)
1.4. Trường hợp thu hồi khoản
chi năm trước và chuyển sang quyết toán ngân sách năm sau:
+ Căn cứ vào văn bản của CQTC, kế
toán KBNN lập Phiếu chuyển khoản hạch toán giảm chi năm trước (GL, kỳ 13 năm
trước):
Nợ TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
Có TK 8116, 8126
+ Hủy dự toán năm trước: kế toán
KBNN lập Phiếu điều chỉnh dự toán thực hiện hủy dự toán tương ứng với số thực
chi không được quyết toán vào ngân sách năm trước, BA, kỳ 13 năm trước:
Trường hợp chưa chạy chương
trình chuyển nguồn cuối năm, kế toán ghi:
Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy
Có TK 9524, 9528 (mã loại dự toán
04)
Trường hợp đã chạy chương trình
chuyển nguồn cuối năm, kế toán ghi:
Nợ TK 9524, 9528 (Mã loại dự toán
19)
Có TK 8116, 8126
Và:
Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy
Có TK 9524, 9528 (Mã loại dự toán
04)
+ Chuyển dự toán sang năm hiện tại:
kế toán KBNN lập Phiếu nhập dự toán tương ứng với số thực chi không được quyết
toán vào năm trước, chuyển sang quyết toán năm nay, mã loại dự toán 06 (BA,
ngày hiện tại):
Nợ TK 9524, 9528
Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao
trong năm
+ Phản ánh số thực chi quyết toán
vào ngân sách năm hiện tại, kế toán lập Phiếu chuyển khoản, ghi (GL, ngày hiện
tại):
Nợ TK 8116, 8126
Có TK 3399 - Phải trả tiền gửi
khác
* Sau khi quyết toán được phê duyệt
Căn cứ giấy nộp trả kinh phí, giấy
báo có của ngân hàng hoặc lệnh chuyển có kiêm chứng từ phục hồi, kế toán KBNN
ghi (TCS-TT, ngày hiện tại):
Nợ TK 1112, 1132, 3856, 3866,…
Có TK 7111 - Thu NSNN (Mục 4902 -
Thu hồi các khoản chi năm trước)
(Bút toán trên được giao diện
sang Chương trình TABMIS - GL theo bút toán đã hạch toán tại TCS-TT).
1.5. Thu hồi các khoản chi theo
kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền
Căn cứ giấy nộp trả kinh phí, giấy
báo từ ngân hàng chuyển về ghi rõ nội dung thu hồi theo kiến nghị của Kiểm toán
nhà nước, Thanh tra tài chính, Thanh tra chính phủ hoặc cơ quan có thẩm quyền,
kế toán xử lý:
(1) Trong năm ngân sách
Kế toán ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 1112, 1132, 1133, ...
Có TK 3521, 3522, 3523, 3529
Đồng thời ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3521, 3522, 3523, 3529
Có TK 1516, 1526, 1531, 1563, 1583,
1598, 8116, 8126, 8951
(Hệ thống tự động phục hồi dự toán
cho các trường hợp thu hồi khoản chi có kiểm soát dự toán).
(2) Trong thời gian chỉnh lý quyết
toán ngân sách
Kế toán ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 1112, 1132, 1133,...
Có TK 3521, 3522, 3523, 3529
Và ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3521, 3522, 3523, 3529
Có TK 1399 - Phải thu trung gian
khác
Đồng thời ghi (GL, kỳ 13, ngày hiệu
lực 31/12 năm trước):
Nợ TK 1399 - Phải thu trung gian
khác
Có TK 1516, 1526, 1531, 8116, 8126,
8951
(Hệ thống tự động phục hồi dự toán
cho các trường hợp thu hồi khoản chi có kiểm soát dự toán).
(3) Sau thời gian chỉnh lý quyết
toán ngân sách và trước ngày 15/11:
- Kế toán ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 1112, 1132, 1133,...
Có TK 3521, 3522, 3523, 3529
Và ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3521, 3522, 3523, 3529
Có TK 1399 - Phải thu trung gian
khác
Đồng thời ghi (GL, kỳ 13, ngày hiệu
lực 31/12 năm trước):
Nợ TK 1399 - Phải thu trung gian
khác
Có TK 8116, 8126, 8951
- Trường hợp chưa chạy Chương trình
chuyển nguồn cuối năm, kế toán lập Phiếu điều chỉnh dự toán và hủy số dự toán
(BA - màn hình Ngân sách\Nhập mới, kỳ 13, ngày hiệu lực 31/12 năm trước):
Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy
Có TK 9524, 9528 (mã loại dự toán
10)
- Trường hợp đã chạy Chương trình
chuyển nguồn cuối năm: Kế toán lập Phiếu điều chỉnh dự toán và ghi (BA - màn
hình Ngân sách\Nhập mới, kỳ 13 năm trước):
Nợ TK 9524, 9528 (mã loại dự toán
19)
Có TK 8116, 8126
Đồng thời ghi:
Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy
Có TK 9524, 9528 (Mã loại dự toán
10)
(4) Khi quyết toán thu chi NSNN năm
trước đã được phê duyệt đối với NSĐP, sau ngày 15/11 đối với NSTW
Kế toán ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 1112, 1132, 1133,...
Có TK 3521, 3522, 3523, 3529
Đồng thời ghi (TCS-TT, ngày hiện
tại):
Nợ TK 3521, 3522, 3523, 3529
Có TK 7111 - Thu ngân sách nhà nước
(Bút toán trên được giao diện sang Chương
trình TABMIS - GL theo bút toán đã hạch toán tại TCS-TT).
1.6. Điều chỉnh sai lầm
1.6.1. Trường hợp cấp kinh phí
cho đối tượng thụ hưởng mở tại ngân hàng, lĩnh tiền mặt
(1) Sai lầm phát hiện khi chưa
chuyển chứng từ sang KBNN
- Nếu YCTT chưa được xác nhận:
chuyên viên CQTC tìm và hủy YCTT.
- Trường hợp đã thực hiện bước xác
nhận nhưng chưa phê duyệt, chuyên viên CQTC lập Phiếu điều chỉnh, đảo bút toán
hạch toán sai (AP, ngày hiện tại):
Đỏ Nợ TK 1516, 1526, 8116, 8126
Đỏ Có TK 3392 - Phải trả trung gian
- AP
Sau đó nhập lại YCTT với thông tin
đúng.
(2) Sai lầm phát hiện khi đã chuyển
chứng từ sang KBNN
- Trường hợp KTT KBNN chưa phê
duyệt sẽ chuyển trả lại chứng từ cho CQTC lập Phiếu điều chỉnh, thực hiện đảo
bút toán (AP, ngày hiện tại):
Đỏ Nợ TK 1516, 1526, 8116, 8126
Đỏ Có TK 3392 - Phải trả trung gian
- AP
Các trường hợp trên chứng từ điều
chỉnh lưu tại CQTC, không phải gửi sang KBNN.
- Trường hợp KTT đơn vị KBNN đã phê
duyệt nhưng chưa thanh toán: CQTC chuyển phiếu đề nghị điều chỉnh sang KBNN, kế
toán KBNN căn cứ hạch toán bút toán đảo trên hệ thống (AP, ngày hiện tại):
+ Trường hợp chưa áp thanh toán
Đỏ Nợ TK 1516, 1526, 8116, 8126
Đỏ Có TK 3392 - Phải trả trung gian
- AP
+ Trường hợp đã áp thanh toán nhưng
chưa thanh toán cho đối tượng thụ hưởng, căn cứ Phiếu điều chỉnh của CQTC, xử
lý như sau:
+ KTT KBNN hủy thanh toán (AP, ngày
hiện tại):
Đỏ Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian
- AP
Đỏ Có TK 1112, 1132…
+ KTV hủy YCTT (AP, ngày hiện tại):
Đỏ Nợ TK 1516, 1526, 8116, 8126
Đỏ Có TK 3392 - Phải trả trung gian
- AP
- Trường hợp đã thanh toán cho đối
tượng thụ hưởng:
+ Trường hợp nhập sai thông tin các
đoạn mã của tài khoản chi NSNN trên hệ thống:
Căn cứ Phiếu điều chỉnh của CQTC,
kế toán KBNN ghi (GL, ngày hiện tại):
Đỏ Nợ TK 1516, 1526, 8116, 8126
(Chi tiết đoạn mã đã hạch toán sai)
Đen Nợ TK 1516, 1526, 8116, 8126
(Chi tiết các đoạn mã đúng)
+ Trường hợp sai thông tin đơn vị
thụ hưởng (sai tên, số hiệu tài khoản, ngân hàng), trường hợp chuyển chứng từ
đi ngân hàng:
(1) Nếu thu hồi được tiền, ngân
hàng chuyển trả lại: Căn cứ giấy báo có ngân hàng trả về, kế toán ghi (GL, ngày
hiện tại):
Nợ TK 1132, 3921
Có TK 1516, 1526, 8116, 8126
KBNN trả lại CQTC 01 liên chứng từ
để có căn cứ lập lại YCTT cho đơn vị thụ hưởng.
(2) Trường hợp không thu hồi được
tiền: Cơ quan Tài chính và KBNN phối hợp thực hiện xác định trách nhiệm của các
thành viên liên quan.
+ Trường hợp sai số tiền:
Nếu số tiền đã nhập trên hệ
thống nhỏ hơn số tiền trên chứng từ giấy: Chuyên viên CQTC sẽ lập
Phiếu chuyển khoản với số tiền chênh lệch thiếu còn lại làm căn cứ
nhập bổ sung bút toán mới trên hệ thống, hạch toán AP, ngày hiện tại:
Nợ TK 1516, 1526, 8116, 8126
Có TK 3392 - Phải trả trung gian
AP
Nếu số tiền đã nhập trên hệ
thống lớn hơn số tiền trên LCT giấy: Xác định trách nhiệm của người
đã chuyển thừa tiền và CQTC có công văn đề nghị đơn vị thụ hưởng
chuyển trả phần kinh phí đã chuyển thừa, gửi KBNN đồng cấp để cùng
phối hợp thực hiện. Trong trường hợp không thu hồi được số tiền thừa, CQTC
và đơn vị KBNN xác định trách nhiệm của các thành viên liên quan.
1.4.2. Trường hợp sai lầm khi
cấp kinh phí cho đơn vị thụ hưởng mở tại Kho bạc
(1) Sai lầm phát hiện khi chứng
từ chưa chuyển sang KBNN
- Trường hợp chưa phê duyệt: Chuyên
viên CQTC sửa lại các thông tin đã nhập sai trên hệ thống, đệ trình phê
duyệt lại.
- Trường hợp đã phê duyệt: Chuyên
viên CQTC điều chỉnh bút toán đã hạch toán, ghi (GL, ngày hạch toán hiện tại):
Đỏ Nợ TK 1516, 1526, 8116, 8126
Đỏ Có TK 3853, 3863, 3711, ...
(2) Sai lầm phát hiện khi chứng
từ đã được chuyển sang KBNN (Đã được CQTC phê duyệt)
a) Trường hợp KTT KBNN chưa phê
duyệt sẽ chuyển trả lại chứng từ cho CQTC lập Phiếu điều chỉnh, thực hiện điều
chỉnh bút toán (GL, ngày hiện tại):
Đỏ Nợ TK 1516, 1526, 8116, 8126
Đỏ Có TK 3853, 3863, 3711, ...
Sau đó nhập lại bút toán đúng.
Trường hợp này chứng từ điều chỉnh lưu tại CQTC.
b) Trường hợp KTT đã phê duyệt
nhưng chưa thanh toán cho đơn vị thụ hưởng:
CQTC phải lập Phiếu điều chỉnh gửi
KBNN, kế toán KBNN căn cứ Phiếu điều chỉnh của CQTC ghi (GL, ngày hiện tại):
Đỏ Nợ TK 1516, 1526, 8116, 8126
Đỏ Có TK 3853, 3863, 3711, ...
c) Trường hợp đã thanh toán cho
khách hàng:
* Sai thông tin các đoạn mã trong
tổ hợp tài khoản: căn cứ Phiếu điều chỉnh của CQTC, kế toán ghi (GL, ngày hiện
tại):
Đỏ Nợ TK 1516, 1526, 8116, 8126
(Chi tiết các đoạn mã sai)
Đen Nợ TK 1516, 1526, 8116, 8126
(Chi tiết các đoạn mã đúng)
* Sai đơn vị thụ hưởng
- CQTC: Gửi văn đề nghị KBNN thu
hồi tiền
+ Nếu đối tượng nhận tiền nộp trả
lại khoản tiền đã chuyển sai:
Trường hợp NSNN năm nay, ghi
(GL, ngày hạch toán hiện tại):
Đỏ Nợ TK 1516, 1526, 8116, 8126
Đỏ Có TK 3711, 3712, 3741, ...
Trường hợp NSNN năm trước, ghi
(GL, kỳ 13 năm trước, ngày hạch toán 31/12):
Đỏ Nợ TK 1516, 1526, 8116, 8126
Đỏ Có TK 3399 - Phải trả trung
gian khác
Đồng thời ghi (GL, ngày hiện tại):
Đỏ Có TK 3711, 3712, 3741, ...
Đen Có TK 3399 - Phải trả trung
gian khác
Sau đó KBNN trả 01 liên Phiếu điều
chỉnh cho cơ quan tài chính.
+ Nếu không thu hồi được tiền,
CQTC phối hợp với đơn vị KBNN xác định trách nhiệm của các thành viên liên
quan.
- Chuyên viên CQTC nhập sai số
tiền trên hệ thống so với số tiền ghi trên chứng từ giấy:
+ Nếu số tiền đã nhập trên hệ
thống nhỏ hơn số tiền trên chứng từ giấy: Chuyên viên CQTC sẽ lập
Phiếu chuyển khoản với số tiền chênh lệch thiếu còn lại làm căn cứ
nhập bổ sung bút toán mới trên hệ thống, ghi (GL, ngày hạch toán hiện
tại):
Nợ TK 1516, 1526, 8116, 8126
Có TK 3853, 3863, 3711, 3712,
3741...
+ Nếu số tiền đã nhập trên hệ
thống lớn hơn số tiền trên LCT giấy:
Xác định trách nhiệm của
người đã chuyển thừa tiền và CQTC có công văn đề nghị đơn vị thụ
hưởng chuyển trả phần kinh phí đã chuyển thừa.
2. Kế toán chi XDCB cấp bằng
lệnh chi tiền
2.1. Kế toán cấp kinh phí bằng
lệnh chi tiền
2.1.1. Đơn vị thụ hưởng mở tài khoản
tại ngân hàng, lĩnh tiền mặt
a) Đối với các khoản chi từ dự
toán chính thức trong năm
(1) Trong năm ngân sách
- Căn cứ LCT giấy đã được phê
duyệt, chuyên viên cơ quan Tài chính hạch toán trên phân hệ quản lý chi (AP
ngày hiện tại):
+ Trường hợp tạm ứng kinh phí NSNN
trong năm:
Nợ TK 1716 - Tạm ứng kinh phí chi
đầu tư XDCB bằng lệnh chi tiền
Có TK 3392 - Phải trả trung gian -
AP
+ Trường hợp thực chi NSNN trong
năm:
Nợ TK 8221 - Chi đầu tư xây dựng cơ
bản bằng dự toán
Có TK 3392 - Phải trả trung gian -
AP
- Kế toán viên KBNN nhận LCT, kiểm
tra các thông tin của LCT: Sự phù hợp giữa các yếu tố trên LCT như giữa tài khoản
và mục chi, giữa chương, khoản và tiểu mục,… nếu sai trả lại để CQTC chỉnh sửa
lại thông tin. Nếu chứng từ đã đảm bảo các yếu tố, kế toán viên KBNN nhận yêu
cầu thanh toán trên hệ thống, in Lệnh chi tiền phục hồi từ hệ thống, định khoản,
ký và trình ký đầy đủ các chức danh trên chứng từ theo quy định, sau đó thực
hiện thanh toán cho đơn vị thụ hưởng, hạch toán (AP, ngày hiện tại):
Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian -
AP
Có TK 1112, 1132, 3921,...
(2) Trong thời gian chỉnh lý quyết
toán
Thực hiện tương tự như trong năm
ngân sách. Lưu ý, tạo yêu cầu thanh toán thực hiện trên kỳ 12 năm trước với
ngày hiệu lực là 31/12, áp thanh toán vào ngày hiện tại.
b) Đối với các khoản chi từ dự
toán ứng trước
- Căn cứ LCT giấy đã được phê
duyệt, chuyên viên cơ quan Tài chính/KTV KBNN hạch toán trên phân hệ quản lý
chi (AP ngày hiện tại):
Nợ TK 1733 - Ứng trước kinh phí chi
đầu tư XDCB bằng lệnh chi tiền
Có TK 3392 - Phải trả trung gian -
AP
- KTV KBNN thực hiện kiểm soát,
nhận và in chứng từ phục hồi trên hệ thống, áp thanh toán tương tự như đối với
các khoản chi từ dự toán giao trong năm (AP, ngày hiện tại):
Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian -
AP
Có TK 1112, 1132, 3921,...
d) Trường hợp không kiểm soát dự
toán
- Trong năm ngân sách
+ Căn cứ LCT giấy đã được phê
duyệt, chuyên viên cơ quan Tài chính/KTV KBNN hạch toán trên phân hệ quản lý
chi (AP, ngày hiện tại):
Nợ TK 1717, 1737, 8951
Có TK 3392 - Phải trả trung gian -
AP
+ KTV KBNN thực hiện kiểm soát,
nhận và in chứng từ phục hồi trên hệ thống, áp thanh toán tương tự như đối với
các khoản chi từ dự toán giao trong năm (AP, ngày hiện tại):
Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian -
AP
Có TK 1112, 1132, 3921,...
- Trong thời gian chỉnh lý quyết
toán
+ Căn cứ LCT giấy đã được phê
duyệt, chuyên viên cơ quan Tài chính/KTV KBNN hạch toán trên phân hệ quản lý
chi (AP, ngày 31/12 năm trước):
Nợ TK 1717, 1737, 8951
Có TK 3392 - Phải trả trung gian -
AP
+ KTV KBNN thực hiện kiểm soát,
nhận và in chứng từ phục hồi trên hệ thống, áp thanh toán tương tự như đối với
các khoản chi từ dự toán giao trong năm (AP, ngày hiện tại):
Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian -
AP
Có TK 1112, 1132, 3921,...
2.1.2. Đơn vị thụ hưởng mở tài khoản
tại Kho bạc
a) Đối với các khoản chi từ dự
toán chính thức
(1) Trong năm ngân sách
- Căn cứ LCT giấy đã được phê
duyệt, chuyên viên cơ quan Tài chính/KTV KBNN hạch toán trên phân hệ Sổ cái
(GL), ngày hiện tại:
+ Trường hợp tạm ứng chi NSNN:
Nợ TK 1716 - Tạm ứng kinh phí chi
đầu tư XDCB bằng lệnh chi tiền
Có TK 3853, 3863, 3711, 3712,
3741...
+ Trường hợp thực chi NSNN:
Nợ TK 8221 - Chi đầu tư xây dựng cơ
bản bằng lệnh chi tiền
Có TK 3853, 3863, 3711, 3712,
3741...
- Kế toán viên KBNN nhận LCT, kiểm
tra các thông tin của LCT: Sự phù hợp giữa các yếu tố trên LCT như giữa tài khoản
và mục chi, giữa chương, khoản và tiểu mục,… nếu sai trả lại để CQTC chỉnh sửa
lại thông tin. Nếu chứng từ đã đảm bảo các yếu tố, kế toán viên KBNN nhận yêu
cầu thanh toán trên hệ thống, in Lệnh chi tiền phục hồi từ hệ thống, định khoản,
ký và trình ký đầy đủ các chức danh trên chứng từ theo quy định, sau đó thực
hiện thanh toán cho đơn vị thụ hưởng.
(2) Trong thời gian chỉnh lý quyết
toán
- Căn cứ LCT giấy đã được phê duyệt,
chuyên viên cơ quan Tài chính/KTV KBNN hạch toán trên phân hệ Sổ cái (GL, kỳ 13
năm trước, ngày hạch toán 31/12), ghi:
Nợ TK 8221 - Chi đầu tư xây dựng cơ
bản bằng lệnh chi tiền
Có TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
Đồng thời ghi (GL, ngày hạch toán hiện
tại):
Nợ TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
Có TK 3853, 3863, 3711, 3712, 3741,
...
- KTV KBNN thực hiện kiểm soát,
nhận và in chứng từ phục hồi trên hệ thống, thanh toán cho đơn vị hưởng tương
tự như đối với các khoản chi thực hiện trong năm.
b) Đối với các khoản chi từ dự
toán ứng trước
- Căn cứ LCT giấy đã được phê
duyệt, chuyên viên cơ quan Tài chính/KTV KBNN hạch toán trên phân hệ Sổ cái
(GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 1733 - Ứng trước kinh phí chi
đầu tư XDCB bằng lệnh chi tiền
Có TK 3853, 3863, 3711, 3712,
3741,…
- KTV KBNN thực hiện kiểm soát,
nhận và in chứng từ phục hồi trên hệ thống, thanh toán cho đơn vị hưởng tương
tự như đối với các khoản chi thực hiện trong năm.
c) Trường hợp không kiểm soát dự
toán
(1) Trong năm ngân sách
- Căn cứ LCT giấy đã được phê
duyệt, chuyên viên cơ quan Tài chính/KTV KBNN hạch toán trên phân hệ Sổ cái
(GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 1717, 1737, 8951
Có TK 3853, 3863, 3711, 3712,
3741...
- KTV KBNN thực hiện kiểm soát,
nhận và in chứng từ phục hồi trên hệ thống, thanh toán cho đơn vị hưởng tương
tự như đối với các khoản chi thực hiện trong năm.
(2) Trong thời gian chỉnh lý quyết
toán
- Căn cứ LCT giấy đã được phê
duyệt, chuyên viên cơ quan Tài chính/KTV KBNN hạch toán trên phân hệ Sổ cái
(GL, kỳ 13 năm trước, ngày hạch toán 31/12), ghi:
Nợ TK 1717, 1737, 8951
Có TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
Đồng thời ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
Có TK 3853, 3863, 3711, 3712, 3741,
...
- KTV KBNN thực hiện kiểm soát,
nhận và in chứng từ phục hồi trên hệ thống, thanh toán cho đơn vị hưởng tương
tự như đối với các khoản chi thực hiện trong năm.
2.2. Thu hồi số tạm ứng, ứng
trước lệnh chi tiền
2.2.1. Chuyển số tạm ứng thành
thực chi bằng LCT
(1) Trong năm ngân sách
Căn cứ Phiếu điều chỉnh số liệu
ngân sách do CQTC chuyển sang KBNN, KTV ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 8221 - Chi đầu tư xây dựng cơ
bản bằng lệnh chi tiền
Có TK 1716 - Tạm ứng kinh phí chi
đầu tư XDCB bằng LCT
(2) Trong thời gian chỉnh lý quyết
toán
Thực hiện tương tự trong năm ngân
sách, lưu ý hạch toán kỳ 13 và ngày hiệu lực 31/12 năm trước.
2.2.2. Thu hồi ứng trước khi có
dự toán chính thức
a) Thu hồi trong năm
Căn cứ Phiếu điều chỉnh số liệu
ngân sách do CQTC chuyển sang, KTV ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 1716, 8221
Có TK 1733 - Ứng trước kinh phí chi
đầu tư XDCB bằng LCT
CQTC thực hiện thu hồi dự toán ứng
trước bằng LCT
b) Thu hồi trong thời gian chỉnh
lý quyết toán
Căn cứ Phiếu điều chỉnh số liệu
ngân sách do CQTC chuyển sang, KTV thu hồi ứng trước ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
Có TK 1733 - Ứng trước kinh phí chi
đầu tư XDCB bằng LCT
Đồng thời ghi chi NSNN năm trước
(GL, ngày 31/12 năm trước):
Nợ TK 8221 - Chi đầu tư xây dựng cơ
bản bằng lệnh chi tiền
Có TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
CQTC thực hiện thu hồi dự toán ứng
trước bằng LCT
2.2.3. Thu hồi số ứng trước đối
với các trường hợp không kiểm soát dự toán
a) Trong năm ngân sách
Căn cứ Phiếu điều chỉnh số liệu
ngân sách của CQTC chuyển sang KBNN, KTV ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 8221 - Chi đầu tư xây dựng cơ
bản bằng lệnh chi tiền
Có TK 1737 - Ứng trước KP chi ĐT
XDCB không kiểm soát DT
b) Trong thời gian chỉnh lý
quyết toán
Căn cứ Phiếu điều chỉnh số liệu
ngân sách do CQTC chuyển sang, KTV thu hồi ứng trước ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
Có TK 1737 - Ứng trước KP chi ĐT
XDCB không kiểm soát DT
Đồng thời ghi chi NSNN năm trước
(GL, ngày 31/12 năm trước):
Nợ TK 8221 - Chi đầu tư xây dựng cơ
bản bằng lệnh chi tiền
Có TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
2.1.2.4. Thu hồi tạm ứng khi có
dự toán chính thức đối với các trường hợp không kiểm soát dự toán
Căn cứ Phiếu điều chỉnh số liệu
ngân sách của CQTC chuyển sang KBNN, KTV ghi (GL ngày hiện tại nếu là chi NS
năm nay, GL ngày 31/12 năm trước nếu là chi NS năm trước):
Nợ TK 8221 - Chi đầu tư xây dựng cơ
bản bằng lệnh chi tiền
Có TK 1717 - Tạm ứng KP ĐTXDCB
không kiểm soát dự toán
2.3. Kế toán thu hồi các khoản
chi ngân sách (nộp trả kinh phí cấp bằng LCT)
Căn cứ Giấy nộp trả kinh phí , giấy
báo có của ngân hàng, lệnh chuyển có kiêm chứng từ phục hồi kế toán KBNN ghi
(GL, ngày hiện tại):
(1) Trong năm ngân sách
Nợ TK 1112, 1132, 3856, 3866,…
Có TK 1716, 1717, 1733, 1737, 8221,
8951
(2) Trong thời gian chỉnh lý quyết
toán
Nợ TK 1112, 1132, 3856, 3866,…
Có TK 3399 - Phải trả trung gian khác
Đồng thời ghi (GL, ngày hiệu lực
31/12 năm trước), kế toán :
Nợ TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
Có TK 1716, 1717, 8221, 8951
(3) Sau thời gian chỉnh lý quyết
toán
* Trước khi quyết toán được phê
duyệt đối với NSĐP, trước ngày 15/11 đối với NSTW
- Trường hợp thu hồi khoản chi năm
trước (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 1112, 1132, 3856, 3866,…
Có TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
Đồng thời ghi (GL, ngày hiệu lực
31/12 năm trước), kế toán:
Nợ TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
Có TK 8221, 8951
Lưu ý: Đối với trường hợp
thu hồi khoản chi có kiểm soát dự toán, việc thu hồi dự toán tương ứng với khoản
chi NS bằng LCT do CQTC thực hiện và được thực hiện như sau:
+ Trường hợp chưa chạy chương trình
chuyển nguồn sang năm sau, kế toán KBNN lập Phiếu điều chỉnh dự toán, hủy bỏ dự
toán, hạch toán kỳ 13 năm trước, BA, mã loại dự toán 10:
Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy
Có TK 9553 - Dự toán chi đầu tư
XDCB giao trong năm bằng LCT
+ Trường hợp đã chạy chương trình
chuyển nguồn cuối năm, kế toán phải phục hồi bút toán khử số dư âm trước khi
hủy dự toán, kế toán ghi (BA, kỳ 13 năm trước):
Nợ TK 9553 - DT chi ĐT XDCB giao
trong năm bằng LCT (mã loại DT 19)
Có TK 8221 - Chi đầu tư xây dựng cơ
bản bằng LCT
Và:
Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy
Có TK 9553 - Dự toán chi ĐTXDCB
giao trong năm bằng LCT (mã loại DT 10)
2.4. Trường hợp thu hồi khoản
chi năm trước và chuyển sang quyết toán ngân sách năm sau:
+ Căn cứ vào văn bản của CQTC, kế
toán KBNN lập Phiếu chuyển khoản hạch toán giảm chi năm trước (GL, kỳ 13 năm
trước):
Nợ TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
Có TK 8221 - Chi đầu tư xây dựng cơ
bản bằng lệnh chi tiền
+ Hủy dự toán năm trước: kế toán
KBNN lập Phiếu điều chỉnh dự toán thực hiện hủy dự toán tương ứng với số thực
chi không được quyết toán vào ngân sách năm trước, BA, kỳ 13 năm trước:
Trường hợp chưa chạy chương
trình chuyển nguồn cuối năm, kế toán ghi:
Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy
Có TK 9553 - Dự toán chi ĐT XDCB
giao trong năm bằng LCT (mã loại dự toán 04)
Trường hợp đã chạy chương trình
chuyển nguồn cuối năm, kế toán ghi:
Nợ TK 9553 - Dự toán chi ĐT XDCB
giao trong năm bằng LCT (mã loại dự toán 19)
Có TK 8221 - Chi đầu tư xây dựng cơ
bản bằng lệnh chi tiền
Và:
Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy
Có TK 9553 - Dự toán chi ĐT XDCB
giao trong năm bằng LCT (mã loại DT 04)
+ Chuyển dự toán sang năm hiện tại:
kế toán KBNN lập Phiếu nhập dự toán tương ứng với số thực chi không được quyết
toán vào năm trước, chuyển sang quyết toán năm nay, mã loại dự toán 06 (BA,
ngày hiện tại):
Nợ TK 9553 - Dự toán chi đầu tư
XDCB giao trong năm bằng lệnh chi tiền
Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao
trong năm
+ Phản ánh số thực chi quyết toán
vào ngân sách năm hiện tại, kế toán lập Phiếu chuyển khoản, ghi (GL, ngày hiện
tại):
Nợ TK 8221 - Chi đầu tư xây dựng
cơ bản bằng lệnh chi tiền
Có TK 3399 - Phải trả tiền gửi khác
* Sau khi quyết toán được phê duyệt
đối với NSĐP, trước ngày 15/11 đối với NSTW
Căn cứ Giấy nộp trả kinh phí, giấy
báo có của ngân hàng hoặc lệnh chuyển có kiêm chứng từ phục hồi, kế toán KBNN
ghi (TCS-TT, ngày hiện tại):
Nợ TK 1112, 1132, 3856, 3866,…
Có TK 7111 - Thu NSNN (Mục 4902 -
Thu hồi các khoản chi năm trước)
(Bút toán trên được giao diện
sang Chương trình TABMIS - GL theo bút toán đã hạch toán tại TCS-TT).
2.5. Thu hồi các khoản chi theo
kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền
Căn cứ Giấy nộp trả kinh phí, giấy
báo từ ngân hàng chuyển về ghi rõ nội dung thu hồi theo kiến nghị của kiểm toán
nhà nước, thanh tra tài chính, thanh tra chính phủ hoặc cơ quan có thẩm quyền,
kế toán xử lý:
(1) Trong năm ngân sách
Kế toán ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 1112, 1132, 1133, ...
Có TK 3521, 3522, 3523, 3529
Đồng thời ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3521, 3522, 3523, 3529
Có TK 1716, 1717, 1733, 1737, 8221,
8951
(Hệ thống tự động phục hồi dự toán
cho các trường hợp thu hồi khoản chi có kiểm soát dự toán và CQTC thực hiện hủy
dự toán LCT).
(2) Trong thời gian chỉnh lý quyết
toán ngân sách
Kế toán ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 1112, 1132, 1133,...
Có TK 3521, 3522, 3523, 3529
Và ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3521, 3522, 3523, 3529
Có TK 1399 - Phải thu trung gian
khác
Đồng thời ghi (GL, kỳ 13, ngày hiệu
lực 31/12 năm trước):
Nợ TK 1399 - Phải thu trung gian
khác
Có TK 1716, 1717, 8221, 8951
(Hệ thống tự động phục hồi dự toán
cho các trường hợp thu hồi khoản chi có kiểm soát dự toán và CQTC thực hiện hủy
dự toán LCT).
(3) Sau thời gian chỉnh lý quyết
toán ngân sách và trước khi quyết toán ngân sách được phê duyệt đối với NSĐP,
trước ngày 15/11 đối với NSTW
- Kế toán ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 1112, 1132, 1133,...
Có TK 3521, 3522, 3523, 3529
Và ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3521, 3522, 3523, 3529
Có TK 1399 - Phải thu trung gian
khác
Đồng thời ghi (GL, kỳ 13, ngày hiệu
lực 31/12 năm trước):
Nợ TK 1399 - Phải thu trung gian
khác
Có TK 8221, 8951
- Trường hợp chưa chạy Chương trình
chuyển nguồn cuối năm, kế toán lập Phiếu điều chỉnh dự toán và hủy số dự toán
(BA - màn hình Ngân sách\Nhập mới, kỳ 13, ngày hiệu lực 31/12 năm trước):
Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy
Có TK 9553 (mã loại dự toán 10)
- Trường hợp đã chạy Chương trình
chuyển nguồn cuối năm: Kế toán lập Phiếu điều chỉnh dự toán và ghi (BA - màn
hình Ngân sách\Nhập mới, kỳ 13 năm trước):
Nợ TK 9553 - DT chi ĐT XDCB giao
trong năm bằng LCT (mã loại DT 19)
Có TK 8221 - Chi đầu tư xây dựng cơ
bản bằng lệnh chi tiền
Đồng thời ghi:
Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy
Có TK 9553 - DT chi ĐT XDCB giao
trong năm bằng LCT (Mã loại DT 10)
(4) Khi quyết toán thu chi NSNN năm
trước đã được phê duyệt đối với NSĐP, sau ngày 15/11 đối với NSTW
Kế toán ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 1112, 1132, 1133,...
Có TK 3521, 3522, 3523, 3529
Đồng thời ghi (TCS-TT, ngày hiện
tại):
Nợ TK 3521, 3522, 3523, 3529
Có TK 7111 - Thu ngân sách nhà nước
(Bút toán trên được giao diện sang Chương
trình TABMIS - GL theo bút toán đã hạch toán tại TCS-TT).
2.6. Điều chỉnh sai lầm
Hạch toán tương tự như điều chỉnh
chi thường xuyên bằng LCT, lưu ý chọn mã tài khoản phù hợp.
3. Kế toán chi đầu tư phát
triển khác
Hạch toán tương tự như chi thường
xuyên, lưu ý chọn mã tài khoản cho phù hợp.
4. Kế toán kinh phí ủy quyền
Hạch toán tương tự như chi thường
xuyên, lưu ý chọn mã tài khoản cho phù hợp.
5. Kế toán chi chuyển giao
giữa các cấp ngân sách bằng lệnh chi tiền
5.1. Đối với dự toán giao trong
năm
5.1.1 Trường hợp 2 cấp ngân sách
mở tài khoản tại 2 KBNN khác nhau
a) Trong năm ngân sách
* Tại cơ quan Tài chính cấp trên:
Căn cứ Lệnh chi tiền giấy, chuyên
viên cơ quan Tài chính ghi (GL):
Nợ TK 8312 - Chi chuyển giao các
cấp ngân sách bằng lệnh chi tiền
Có TK 3853, 3863 - LKB đi - (LCC)
* Tại KBNN đồng cấp:
Kế toán KBNN kiểm tra các thông tin
của Lệnh chi tiền trên hệ thống, nếu phù hợp thì in Lệnh chi tiền phục hồi và
thực hiện thanh toán.
* Tại KBNN cấp dưới:
Căn cứ Lệnh thanh toán đến, kế toán
ghi (GL):
Nợ TK 3856, 3866 - LKB đến (LCC)
Có TK 7311 - Thu chuyển giao các
cấp NS (Cấp 2, 3, 4)
b) Trong thời gian chỉnh lý
quyết toán
* Tại cơ quan Tài chính cấp trên:
Căn cứ Lệnh chi tiền giấy, chuyên
viên cơ quan Tài chính ghi (GL, kỳ 13 năm trước, ngày hiệu lực 31/12):
Nợ TK 8312 - Chi chuyển giao các
cấp ngân sách bằng lệnh chi tiền
Có TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
Đồng thời ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
Có TK 3853, 3863 - LKB đi (LCC)
* Tại KBNN đồng cấp:
Kế toán KBNN kiểm tra các thông tin
của Lệnh chi tiền trên hệ thống, nếu phù hợp thì in Lệnh chi tiền phục hồi và
thực hiện thanh toán.
* Tại KBNN cấp dưới:
Căn cứ Lệnh thanh toán đến, kế toán
ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3856, 3866 - LKB đến (LCC)
Có TK 1399 - Phải thu trung gian
khác
Đồng thời ghi (GL, kỳ 13 năm trước,
ngày hiệu lực 31/12), ghi:
Nợ TK 1399 - Phải thu trung gian
khác
Có TK 7311 - Thu chuyển giao các
cấp NS (cấp 2, 3, 4)
5.1.2. Trường hợp 2 cấp ngân
sách mở tài khoản tại cùng 1 đơn vị KBNN
a) Trong năm ngân sách
* Tại cơ quan Tài chính:
Căn cứ Lệnh chi tiền giấy, chuyên
viên cơ quan Tài chính ghi (GL):
Nợ TK 8312 - Chi chuyển giao các
cấp ngân sách bằng lệnh chi tiền
Có TK 7311 - Thu chuyển giao các
cấp NS
* Tại KBNN đồng cấp:
Kế toán kiểm tra các thông tin của
Lệnh chi tiền trên hệ thống và in Lệnh chi tiền phục hồi.
b) Trong thời gian chính lý
quyết toán
* Tại cơ quan Tài chính:
Căn cứ Lệnh chi tiền giấy, chuyên
viên cơ quan Tài chính ghi (GL, kỳ 13 năm trước, ngày hiệu lực 31/12):
Nợ TK 8312 - Chi chuyển giao các
cấp ngân sách bằng lệnh chi tiền
Có TK 7311 - Thu chuyển giao các
cấp NS.
* Tại KBNN đồng cấp:
Kế toán KBNN kiểm tra các thông tin
của Lệnh chi tiền trên hệ thống và in Lệnh chi tiền phục hồi.
5.2. Đối với khoản ứng trước cho
năm sau
5.2.1. Trường hợp 2 cấp ngân
sách mở tài khoản tại 2 KBNN khác nhau
a) Ứng trước dự toán
* Tại cơ quan Tài chính cấp
trên:
Căn cứ Lệnh chi tiền giấy, chuyên
viên cơ quan Tài chính ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 1972 - Ứng trước chi chuyển
giao bằng LCT (chương tương ứng, khoản 000, mục 0065)
Có TK 3853, 3863 - LKB đi (LCC)
* Tại KBNN đồng cấp:
Kiểm tra các thông tin của Lệnh chi
tiền trên hệ thống, in Lệnh chi tiền phục hồi và thực hiện thanh toán.
* Tại KBNN cấp dưới:
Căn cứ lệnh thanh toán đến, kế toán
ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3856, 3866 - LKB đến (LCC)
Có TK 3551 - Phải trả về thu chuyển
giao các cấp NS năm sau
b) Khi có dự toán chính thức
được giao
* Tại cơ quan Tài chính
Cơ quan tài chính lập Phiếu điều
chỉnh số liệu ngân sách và chuyển chứng từ giấy sang KBNN.
* Trường hợp dự toán chính thức
được giao trong năm ngân sách
- Tại KBNN cấp trên:
Căn cứ Phiếu điều chỉnh số liệu
ngân sách (bản giấy) của cơ quan Tài chính đồng cấp, kế toán KBNN chuyển khoản
đã chi ứng trước thành khoản chi NS năm nay và ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 8312 - Chi chuyển giao các
cấp NS bằng LCT
Có TK 1972 - Ứng trước chi chuyển
giao bằng LCT
(Kế toán thu hồi dự toán ứng trước:
Tham chiếu Phụ lục số 03 của công văn này).
- Tại KBNN cấp dưới:
Căn cứ văn bản của cơ quan Tài
chính, kế toán lập Phiếu chuyển khoản và ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3551 - Phải trả về thu chuyển
giao các cấp NS năm sau
Có TK 7311 - Thu chuyển giao các
cấp ngân sách
* Trường hợp dự toán chính thức
được giao trong thời gian chỉnh lý quyết toán:
- Tại KBNN cấp trên:
Căn cứ Phiếu điều chỉnh số liệu
ngân sách (bản giấy) của cơ quan Tài chính, kế toán KBNN chuyển số đã ứng trước
thành số chi NSNN năm trước, ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3398 - Phải trả trung gian để
điều chỉnh số liệu
Có TK 1972 - Ứng trước chi chuyển
giao bằng LCT
(Kế toán thu hồi dự toán ứng trước:
Tham chiếu khoản 6, mục I, phần B của công văn này).
Đồng thời ghi (GL, kỳ 13 năm trước,
ngày hiệu lực 31/12):
Nợ TK 8312 - Chi chuyển giao các
cấp NS bằng LCT
Có TK 3398 - Phải trả trung gian để
điều chỉnh số liệu
- Tại KBNN cấp dưới:
Căn cứ văn bản của cơ quan Tài
chính, kế toán lập Phiếu chuyển khoản chuyển số Phải trả về thu chuyển giao các
cấp NS năm sau thành số thu NSNN năm trước và ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3551 - Phải trả về thu chuyển
giao các cấp NS năm sau
Có TK 1398 - Phải thu trung gian để
điều chỉnh số liệu
Đồng thời ghi (GL, kỳ 13 năm trước,
ngày hiệu lực 31/12), ghi:
Nợ TK 1398 - Phải thu trung gian để
điều chỉnh số liệu
Có TK 7311 - Thu chuyển giao các
cấp ngân sách
5.2.2. Trường hợp 2 cấp ngân
sách mở tài khoản tại cùng 1 đơn vị KBNN
a) Ứng trước dự toán
* Tại cơ quan Tài chính:
Căn cứ Lệnh chi tiền giấy, chuyên
viên cơ quan Tài chính ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 1972 - Ứng trước chi chuyển
giao bằng LCT (chương tương ứng, khoản 000, mục 0065)
Có TK 3551 - Phải trả về thu chuyển
giao các cấp NS năm sau
* Tại KBNN đồng cấp:
Kiểm tra các thông tin có liên quan
đảm bảo chính xác, nhận và in Lệnh chi tiền phục hồi trên hệ thống.
b) Khi có dự toán chính thức được
giao
* Tại cơ quan Tài chính:
Cơ quan tài chính lập Phiếu điều
chỉnh số liệu ngân sách, chuyển chứng từ giấy sang KBNN
* Tại KBNN đồng cấp:
- Trường hợp dự toán chính thức
được giao vào ngân sách năm nay
Căn cứ Phiếu điều chỉnh số liệu
ngân sách của cơ quan tài chính, kế toán KBNN chuyển khoản đã chi ứng trước
thành khoản chi NS năm nay, ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 8312 - Chi chuyển giao các
cấp NS bằng LCT
Có TK 1972 - Ứng trước chi chuyển
giao bằng LCT
(Kế toán thu hồi dự toán ứng trước:
Tham chiếu khoản 6, mục I, phần B của công văn này).
Đồng thời chuyển số phải trả về thu
chuyển giao NS năm sau thành khoản thu NS năm nay, ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3551 - Phải trả về thu chuyển
giao các cấp NS năm sau
Có TK 7311 - Thu chuyển giao các
cấp ngân sách
- Trường hợp dự toán chính thức
được giao vào ngân sách năm trước trong thời gian chỉnh lý quyết toán
Căn cứ Phiếu điều chỉnh số liệu
ngân sách của cơ quan Tài chính:
+ Kế toán KBNN chuyển số đã ứng
trước thành số chi NSNN năm trước, ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3398 - Phải trả trung gian để
điều chỉnh số liệu
Có TK 1972 - Ứng trước chi chuyển
giao bằng LCT
(Kế toán thu hồi dự toán ứng trước:
Tham chiếu khoản 6, mục I, phần B của công văn này).
Đồng thời ghi (GL, kỳ 13 năm trước,
ngày hiệu lực 31/12):
Nợ TK 8312 - Chi chuyển giao các
cấp NS bằng LCT
Có TK 3398 - Phải trả trung gian để
điều chỉnh số liệu
+ Chuyển số Phải trả về thu chuyển
giao các cấp NS năm sau thành số thu NSNN năm trước, ghi (GL, kỳ 13 năm trước,
ngày hiệu lực 31/12):
Nợ TK 1398 - Phải thu trung gian để
điều chỉnh số liệu
Có TK 7311 - Thu chuyển giao các
cấp ngân sách
Đồng thời ghi (GL, ngày hạch toán
hiện tại):
Nợ TK 3551 - Phải trả về thu chuyển
giao các cấp NS năm sau
Có TK 1398 - Phải thu trung gian để
điều chỉnh số liệu
5.3. Kế toán thu hồi chi chuyển
giao giữa các cấp ngân sách
Căn cứ văn bản của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền (cơ quan tài chính, thanh tra, kiểm toán, ...) về việc thu hồi số
thu, chi chuyển giao các cấp ngân sách (kế toán lập Phiếu chuyển khoản) hoặc
Giấy nộp trả kinh phí của cơ quan tài chính, kế toán KBNN xử lý như sau:
5.3.1. Khi quyết toán thu, chi
ngân sách năm trước chưa phê duyệt
a) Trong năm ngân sách
- Trường hợp 2 cấp NS mở tài khoản
tại cùng 1 đơn vị Kho bạc:
+ Kế toán ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 7311 - Thu chuyển giao các
cấp ngân sách (cấp NS 2, 3, 4)
Có TK 8312 - Chi chuyển giao các
cấp NS bằng lệnh chi tiền (cấp NS 1, 2, 3)
+ Hệ thống tự động phục hồi dự toán
chi chuyển giao các cấp NS, kế toán lập Phiếu điều chỉnh dự toán và hủy số dự
toán chi chuyển giao (BA - màn hình Ngân sách/Nhập mới, ngày hiện tại):
Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy
Có TK 9623 - DT chi chuyển giao NS
bằng LCT giao trong năm
- Trường hợp 2 cấp NS mở tài khoản
tại 2 đơn vị Kho bạc khác nhau:
+ Tại KBNN cấp dưới:
Kế toán ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 7311 - Thu chuyển giao các
cấp ngân sách (Cấp NS: 2, 3)
Có TK 3853, 3863 - LKB đi - (LCC)
+ Tại KBNN cấp trên:
Căn cứ Lệnh chuyển Có từ KBNN cấp
dưới chuyển về, kế toán ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3856, 3866 - LKB đến - (LCC)
Có TK 8312 - Chi chuyển giao các
cấp NS bằng LCT (Cấp NS: 1, 2)
Hệ thống tự động phục hồi dự toán
chi chuyển giao các cấp NS, kế toán lập Phiếu điều chỉnh dự toán và hủy số dự
toán chi chuyển giao (BA - màn hình Ngân sách/Nhập mới, ngày hiện tại):
Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy
Có TK 9623 - DT chi chuyển giao NS
bằng LCT giao trong năm
b) Trong thời gian chỉnh lý
quyết toán và khi quyết toán thu, chi NSNN năm trước chưa được phê duyệt
- Trường hợp 2 cấp NS mở tài khoản
tại cùng 1 đơn vị Kho bạc:
Kế toán ghi (GL, ngày hiệu lực
31/12 năm trước):
Nợ TK 7311 - Thu chuyển giao các
cấp ngân sách (Cấp NS: 2, 3, 4)
Có TK 8312 - Chi chuyển giao các
cấp NS bằng LCT (cấp NS 1, 2, 3)
+ Trường hợp chưa chạy Chương trình
khử số dư âm (hệ thống tự động phục hồi dự toán chi chuyển giao các cấp NS): Kế
toán lập Phiếu điều chỉnh dự toán và hủy số dự toán chi chuyển giao (BA - màn
hình Ngân sách\Nhập mới, ngày hiệu lực 31/12 năm trước):
Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy
Có TK 9623 - DT chi chuyển giao NS
bằng LCT giao trong năm
+ Trường hợp đã chạy Chương trình
khử số dư âm: Kế toán lập Phiếu điều chỉnh dự toán và ghi (BA - màn hình Ngân
sách\Nhập mới, ngày hiệu lực 31/12 năm trước):
Nợ TK 9623 - DT chi chuyển giao NS
bằng lệnh chi tiền giao trong năm
Có TK 8312 - Chi chuyển giao các
cấp NS bằng LCT (cấp NS 1, 2, 3)
Đồng thời ghi:
Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy
Có TK 9623 - DT chi chuyển giao NS
bằng LCT giao trong năm
- Trường hợp 2 cấp NS mở tài khoản
tại 2 Kho bạc khác nhau:
+ Tại KBNN cấp dưới:
Kế toán ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 1399 - Phải thu trung gian
khác
Có TK 3853, 3863 - LKB đi - (LCC)
Đồng thời ghi (GL, ngày hiệu lực
31/12 năm trước):
Nợ TK 7311 - Thu chuyển giao các
cấp ngân sách (Cấp NS: 2, 3)
Có TK 1399 - Phải thu trung gian
khác
+ Tại KBNN cấp trên:
Căn cứ Lệnh chuyển Có từ KBNN cấp
dưới chuyển về, kế toán ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3856, 3866 - LKB đến - (LCC)
Có TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
Đồng thời ghi (GL, ngày hiệu lực
31/12 năm trước):
Nợ TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
Có TK 8312 - Chi chuyển giao các
cấp NS bằng LCT (cấp NS 1, 2)
(Hệ thống phục hồi dự toán: kế toán
thực hiện điều chỉnh dự toán tương tự như hướng dẫn trên).
5.3.2. Khi quyết toán thu, chi ngân
sách năm trước được phê duyệt
a) Trường hợp 2 cấp NS mở tài khoản
tại cùng 1 Kho bạc
Kế toán ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 8313 - Chi chuyển giao các
cấp NS không kiểm soát dự toán (cấp NS 2, 3, 4; TM 7702 - Chi hoàn trả các khoản
phát sinh năm trước)
Có TK 7311 - Thu chuyển giao các
cấp NS (cấp NS 1, 2, 3; TM 4702)
b) Trường hợp 2 cấp NS mở tài khoản
tại 2 đơn vị Kho bạc khác nhau
- Tại KBNN cấp dưới:
Kế toán thực hiện báo Có về KBNN
cấp trên và ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 8313 - Chi chuyển giao các
cấp NS không kiểm soát DT (cấp NS 2, 3; TM 7702)
Có TK 3853, 3863 - Liên kho bạc đi
- (LCC)
- Tại KBNN cấp trên:
Căn cứ Lệnh chuyển Có ghi nội dung
hoàn trả khoản thu chuyển giao ngân sách năm trước từ KBNN cấp dưới chuyển về,
kế toán ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3856, 3866 - Liên kho bạc đến
- (LCC)
Có TK 7311 - Thu chuyển giao các
cấp NS (cấp NS 1, 2; TM 4702)
5.4. Kế toán thu hồi khoản ứng
trước chi chuyển giao bằng LCT
5.4.1. Trường hợp ngân sách cấp
trên trực tiếp thu hồi khoản ứng trước
- Cơ quan tài chính cấp trên nhập
dự toán chi chuyển giao ngân sách giao trong năm bằng lệnh chi tiền:
(Kế toán thu hồi dự toán ứng trước:
Tham chiếu khoản 6, mục I, phần B của công văn này).
- Căn cứ Lệnh chi tiền của cơ quan
tài chính ghi nội dung cấp trên cấp kinh phí chi chuyển giao đồng thời thu hồi khoản
ứng trước bằng lệnh chi tiền, kế toán KBNN xử lý như sau:
a) Trường hợp 2 cấp NS cùng mở
TK tại 1 KBNN
* Tại KBNN đồng cấp:
- Trong năm ngân sách:
Kế toán KBNN hạch toán chi NSNN
bằng LCT đồng thời thu hồi khoản đã ứng trước, ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 8312 - Chi chuyển giao các
cấp NS bằng LCT
Có TK 1972 - Ứng trước chi chuyển
giao bằng LCT
(Kế toán thu hồi dự toán ứng trước:
Tham chiếu khoản 6, mục I, phần B của công văn này).
Đồng thời chuyển số phải trả về thu
chuyển giao NS năm sau thành khoản thu NS năm nay, ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3551 - Phải trả về thu chuyển
giao các cấp NS năm sau
Có TK 7311 - Thu chuyển giao các
cấp ngân sách
- Trong thời gian chỉnh lý quyết
toán
+ Kế toán ghi (GL, kỳ 13 năm trước,
ngày hiệu lực 31/12):
Nợ TK 8312 - Chi chuyển giao các
cấp NS bằng LCT
Có TK 3398 - Phải trả trung gian để
điều chỉnh số liệu
Đồng thời thu hồi khoản ứng trước,
ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3398 - Phải trả trung gian để
điều chỉnh số liệu
Có TK 1972 - Ứng trước chi chuyển
giao bằng LCT
(Kế toán thu hồi dự toán ứng trước:
Tham chiếu khoản 6, mục I, phần B của công văn này).
+ Chuyển số Phải trả về thu chuyển
giao các cấp NS năm sau thành số thu chuyển giao NSNN năm trước:
Kế toán ghi (GL, kỳ 13 năm trước,
ngày hiệu lực 31/12):
Nợ TK 1398 - Phải thu trung gian để
điều chỉnh số liệu
Có TK 7311 - Thu chuyển giao các
cấp ngân sách
Đồng thời ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3551 - Phải trả về thu chuyển
giao các cấp NS năm sau
Có TK 1398 - Phải thu trung gian để
điều chỉnh số liệu
b) Trường hợp 2 cấp NS mở TK tại
2 KBNN khác nhau
- Trong năm ngân sách
+ Tại KBNN cấp trên:
Kế toán ghi chi chuyển giao các cấp
ngân sách bằng lệnh chi tiền, đồng thời thu hồi khoản đã ứng trước (GL, ngày
hiện tại):
Nợ TK 8312 - Chi chuyển giao các
cấp NS bằng LCT
Có TK 1972 - Ứng trước chi chuyển
giao bằng LCT
(Kế toán thu hồi dự toán ứng trước:
Tham chiếu khoản 6, mục I, phần B của công văn này).
Sau đó chuyển chứng từ giấy cho
KBNN cấp dưới qua đường bưu điện.
+ Tại KBNN cấp dưới
Căn cứ chứng từ nhận được về nội
dung chuyển số phải trả khoản thu chuyển giao NS năm sau thành khoản thu NS năm
nay, kế toán ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3551 - Phải trả về thu chuyển
giao các cấp NS năm sau
Có TK 7311 - Thu chuyển giao các
cấp ngân sách
- Trong thời gian chỉnh lý quyết
toán
+ Tại KBNN cấp trên
Kế toán ghi (GL, kỳ 13 năm trước,
ngày hiệu lực 31/12):
Nợ TK 8312 - Chi chuyển giao các
cấp NS bằng LCT
Có TK 3398 - Phải trả trung gian để
điều chỉnh số liệu
Đồng thời thu hồi khoản ứng trước,
ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3398 - Phải trả trung gian để
điều chỉnh số liệu
Có TK 1972 - Ứng trước chi chuyển
giao bằng LCT
(Kế toán thu hồi dự toán ứng trước:
Tham chiếu khoản 6, mục I, phần B của công văn này).
Sau đó chuyển chứng từ giấy cho
KBNN cấp dưới qua đường bưu điện.
+ Tại KBNN cấp dưới:
Căn cứ chứng từ nhận được về nội
dung chuyển số phải trả khoản thu chuyển giao NS năm sau thành khoản thu NS năm
trước, kế toán ghi (GL, kỳ 13 năm trước, ngày hiệu lực 31/12):
Nợ TK 1398 - Phải thu trung gian để
điều chỉnh số liệu
Có TK 7311 - Thu chuyển giao các
cấp ngân sách
Đồng thời ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3551 - Phải trả về thu chuyển
giao các cấp NS năm sau
Có TK 1398 - Phải thu trung gian để
điều chỉnh số liệu
5.4.2. Thu hồi theo văn bản của
cơ quan có thẩm quyền
Trường hợp cơ quan tài chính cấp
trên hoặc cơ quan tài chính đồng cấp có văn bản gửi cơ quan tài chính cấp dưới
hoặc KBNN đồng cấp ghi nội dung thu hồi khoản ứng trước bằng lệnh chi tiền
(không cấp dự toán chính thức): căn cứ văn bản của cơ quan tài chính, kế toán
KBNN lập Phiếu chuyển khoản để hạch toán thu hồi khoản ứng trước chi chuyển
giao và khoản Phải trả về thu chuyển giao các cấp NS năm sau.
(Tuỳ từng trường hợp cụ thể, kế
toán lập đủ các liên Phiếu chuyển khoản để hạch toán và cơ quan tài chính liên
quan).
a) Trường hợp 2 cấp NS cùng mở
TK tại 1 KBNN:
* Tại KBNN đồng cấp:
Kế toán (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3551 - Phải trả về thu chuyển
giao các cấp NS năm sau
Có TK 1972 - Ứng trước chi chuyển
giao bằng LCT
(Kế toán thu hồi dự toán ứng trước:
Tham chiếu khoản 6, mục I, phần B của công văn này).
b) Trường hợp 2 cấp NS mở TK tại
2 KBNN khác nhau:
- Tại KBNN cấp dưới:
Kế toán ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3551 - Phải trả về thu chuyển
giao các cấp NS năm sau
Có TK 3853, 3863 - Liên kho bạc đi
- (LCC)
- Tại KBNN cấp trên:
Căn cứ Lệnh thanh toán đến, kế toán
ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3855, 3865 - Liên kho bạc đến
- LCN
Có TK 1972 - Ứng trước chi chuyển
giao bằng LCT
6. Kế toán các khoản chi khác
6.1. Chi NSNN chuyển vào quỹ dự
trữ tài chính
6.1.1. Tại cơ quan Tài chính
a) Trường hợp có giao dự toán
đến cấp 4
- Trong năm ngân sách: hạch toán
(GL, ngày hạch toán hiện tại):
Nợ TK 1983, 8992 - Tạm ứng/chi KP
khác bằng LCT
Có TK 5611, 5612 - Quỹ dự trữ tài
chính
- Trong thời gian chỉnh lý quyết
toán:
+ Hạch toán chi NSNN (GL, kỳ 13,
ngày hạch toán 31/12 năm trước):
Nợ TK 8992 - Chi KP khác bằng LCT
Có TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
+ Đồng thời ghi (GL, ngày hạch toán
hiện tại):
Nợ TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
Có TK 5611, 5612 - Quỹ dự trữ tài
chính
b) Trường hợp không giao dự toán
đến cấp 4
- Trong năm ngân sách: hạch toán
(GL, ngày hạch toán hiện tại):
Nợ TK 1984, 8951
Có TK 5611, 5612 - Quỹ dự trữ tài
chính
- Trong thời gian chỉnh lý quyết
toán:
+ Hạch toán chi NSNN (GL, kỳ 13,
ngày hạch toán 31/12 năm trước):
Nợ TK 8951 - Chi NS theo QĐ của cấp
có thẩm quyền
Có TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
- Đồng thời ghi (GL, ngày hạch toán
hiện tại):
Nợ TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
Có TK 5611, 5612 - Quỹ dự trữ tài
chính
6.1.2. Tại KBNN đồng cấp
Kế toán viên KBNN nhận LCT, kiểm
tra các thông tin của LCT: Sự phù hợp giữa các yếu tố trên LCT như giữa TK và mục
chi, giữa chương - khoản và TM,… nếu sai thì trả lại để CQTC điều chỉnh lại
thông tin. Nếu chứng từ đã đảm bảo các yếu tố, Kế toán viên KBNN nhận yêu cầu
thanh toán, in Lệnh chi tiền phục hồi từ hệ thống, định khoản, ký và trình ký
đầy đủ các chức danh trên chứng từ theo quy định.
6.2. Chi NSTW vào quỹ hoàn thuế
GTGT
a) Tại Vụ NSNN - BTC
- Trong năm ngân sách: Chuyên viên
Vụ NSNN ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 8951 - Chi ngân sách theo
quyết định của cấp có thẩm quyền
Có TK 3761 - Tiền gửi của các quỹ
(mã quỹ hoàn thuế GTGT)
- Trong thời gian chỉnh lý quyết
toán: Chuyên viên Vụ NSNN ghi (GL, kỳ 13 năm trước, ngày hiệu lực 31/12):
Nợ TK 8951 - Chi ngân sách theo
quyết định của cấp có thẩm quyền
Có TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
Đồng thời ghi (GL, ngày hiện tại):
Nợ TK 3399 - Phải trả trung gian
khác
Có TK 3761 - Tiền gửi của các quỹ
(mã quỹ hoàn thuế GTGT)
b) Tại Sở Giao dịch - KBNN
Kế toán viên KBNN nhận LCT, kiểm
tra các thông tin của LCT: Sự phù hợp giữa các yếu tố trên LCT như giữa TK và mục
chi, giữa chương - khoản và TM,… nếu sai thì trả lại để CQTC điều chỉnh lại
thông tin. Nếu chứng từ đã đảm bảo các yếu tố, kế toán viên KBNN nhận yêu cầu
thanh toán, in Lệnh chi tiền phục hồi từ hệ thống, định khoản, ký và trình ký
đầy đủ các chức danh trên chứng từ theo quy định.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính thực
hiện nhập dự toán chi Ngân sách Nhà nước hàng năm vào Hệ thống TABMIS theo đúng
quy chế phân công trách nhiệm các đơn vị thực hiện nhập dự toán chi ngân sách
Trung ương hàng năm vào Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc
(TABMIS) theo Quyết định số 3314/QĐ-BTC ngày 28/12/2012 của Bộ Tài chính và quy
trình nghiệp vụ quy định tại công văn này.
Thủ trưởng các đơn vị Bộ/ngành tham
gia TABMIS, các đơn vị khác có liên quan trong phạm vi chức năng, quyền hạn của
mình phối hợp với Bộ Tài chính (các Vụ Tài chính chuyên ngành), Kho bạc Nhà
nước các cấp tổ chức triển khai nhập dự toán NSTW kịp thời, chính xác cho các
đơn vị sử dụng ngân sách. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị
các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Bộ (để b/c);
- BQL Dự án CCTCC;
- BTK TABMIS;
- Các Bộ/ ngành theo phụ lục 1,2;
- Các Vụ Tài chính chuyên ngành (BTC)
- KBNN các tỉnh, thành phố;
- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT, KBNN
|
TL.
BỘ TRƯỞNG
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC KHO BẠC NHÀ NƯỚC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Nguyễn Đại Trí
|
PHỤ LỤC 01
DANH
SÁCH CÁC BỘ, NGÀNH THAM GIA TABMIS TRỰC TIẾP, CÓ ĐỒNG BỘ HÓA DỰ TOÁN
(Ban hành kèm theo CV số 8859/BTC-KBNN ngày 9/7/2013 của Bộ Tài chính)
STT
|
Bộ, cơ quan TW
|
STT
|
Bộ, cơ quan TW
|
1
|
Tòa án nhân dân tối cao
|
20
|
Kiểm toán Nhà nước
|
2
|
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
|
21
|
Thanh tra Chính phủ
|
3
|
Bộ Tư pháp
|
22
|
Bộ Thông tin và truyền thông
|
4
|
Bộ Kế hoạch và đầu tư
|
23
|
TW Hội Liên hiệp phụ nữ VN
|
5
|
Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan,
Tổng cục Dự trữ, VP Bộ TC... )
|
24
|
Ủy ban TW Mặt trận tổ quốc VN
|
6
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
|
25
|
TW Liên minh các HTX VN
|
7
|
Bộ Giao thông vận tải
|
26
|
TW Hội Nông dân Việt Nam
|
8
|
Bộ Công thương
|
27
|
Hội Cựu chiến binh
|
9
|
Bộ Xây dựng
|
28
|
TW Đoàn TNCS HCM
|
10
|
Bộ Y tế
|
29
|
Ban quản lý khu công nghệ cao Hòa
Lạc
|
11
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
30
|
Đại học Quốc gia Hà Nội
|
12
|
Bộ Khoa học công nghệ
|
31
|
Thông tấn xã Việt Nam
|
13
|
Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch
|
32
|
Viện Khoa học công nghệ Việt Nam
|
14
|
Bộ Lao động - Thương binh - Xã
hội
|
33
|
Viện Khoa học xã hội Việt Nam
|
15
|
Bộ Tài nguyên Môi trường
|
34
|
Liên hiệp các hội KH&KT VN
|
16
|
Bộ Nội Vụ
|
35
|
Đài Tiếng nói Việt Nam
|
17
|
Bộ Ngoại Giao
|
36
|
Ủy ban dân tộc
|
18
|
Văn phòng Chính phủ
|
37
|
Tổng Liên đoàn LĐ VN
|
19
|
Văn phòng Quốc hội
|
|
|
PHỤ LỤC 02
DANH
SÁCH CÁC BỘ/NGÀNH KHÔNG THAM GIA TRỰC TIẾP TABMIS, BỘ TÀI CHÍNH NHẬP, CÓ ĐỒNG
BỘ HÓA DỰ TOÁN
(Ban hành kèm theo CV số 8859/BTC-KBNN ngày 9/7/2013 của Bộ Tài chính)
STT
|
Bộ,
cơ quan TW
|
STT
|
Bộ,
cơ quan TW
|
Ghi
chú
|
1
|
Liên hiệp các tổ chức HN VN
|
17
|
Hội VHNT các DT thiểu số
|
|
2
|
Hội Luật gia VN
|
18
|
Hội Nghệ sỹ múa Việt Nam
|
|
3
|
Văn phòng Chủ tịch nước
|
19
|
Hội Kiến trúc sư Việt Nam
|
|
4
|
Ban CĐ TW về PC tham nhũng
|
20
|
Ủy ban toàn quốc các Hội VHNT
|
|
5
|
Hội Cựu thanh niên xung phong VN
|
21
|
Hội Khuyến học
|
|
6
|
Hội Nhà báo Việt Nam
|
22
|
Ban quản lý Làng VH-DL các dân tộc
|
|
7
|
Hội nạn nhân chất độc màu da cam
|
23
|
Đại học quốc gia TP phố Hồ Chí
minh
|
|
8
|
Ủy ban sông Mê Kông
|
24
|
Tổng hội y học Việt Nam
|
|
9
|
Đài truyền hình Việt Nam
|
25
|
Hội Đông y Việt Nam
|
|
10
|
Hội Văn nghệ dân gian VN
|
26
|
Hội Chữ thập đỏ
|
|
11
|
Hội Nhà văn Việt Nam
|
27
|
Hội Người mù
|
|
12
|
Hội Nghệ sỹ sân khấu VN
|
28
|
Hội Bảo trợ NTT, TE mồ côi
|
|
13
|
Hội Mỹ thuật Việt Nam
|
29
|
Hội Người cao tuổi Việt Nam
|
|
14
|
Hội nhạc sỹ Việt Nam
|
30
|
Hội cứu trợ trẻ em tàn tật VN
|
|
15
|
Hội Điện ảnh Việt Nam
|
31
|
Bảo hiểm xã hội VN
|
|
16
|
Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam
|
32
|
Ngân Hàng Nhà nước
|
|
PHỤ LỤC 03
DANH
SÁCH CÁC ĐƠN VỊ BTC ĐỒNG BỘ DỰ TOÁN ĐẾN CẤP TRUNG GIAN (2 HOẶC 3), KBNN CẤP
TỈNH NHẬP PHÂN BỐ TIẾP ĐẾN CẤP 4
(Ban hành kèm theo CV số 8859/BTC-KBNN ngày 9/7/2013 của Bộ Tài chính)
STT
|
Đơn
vị/Nội dung
|
Cấp
dự toán đồng bộ từ TW xuống tỉnh
|
1
|
Dự toán chi thường xuyên giao cho
hệ thống Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố (thuộc Tòa án nhân dân tối cao)
|
Cấp
2
|
2
|
Dự toán chi thường xuyên giao cho
hệ thống Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố (thuộc Viện Kiếm sát nhân
dân tối cao)
|
Cấp
2
|
3
|
Dự toán chi thường xuyên giao
Tồng cục Thi hành án (thuộc Bộ Tư pháp)
|
Cấp
3
|
4
|
Dự toán chi thường xuyên giao
Tổng cục Thống kê (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
|
Cấp
3
|
5
|
Dự toán chi thường xuyên giao
Tổng cục Thuế (thuộc Bộ Tài chính)
|
Cấp
3
|
6
|
Dự toán chi thường xuyên giao
KBNN (thuộc Bộ Tài chính)
|
Cấp
3
|
7
|
Dự toán chi thực hiện chính sách
người có công với cách mạng giao Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý
|
Cấp
2
|
8
|
Dự toán chi thường xuyên duy tu
bảo dưỡng đê điều (thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
|
Cấp
2
|
PHỤ LỤC 05
NỘI
DUNG, PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP VÀ QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
(Ban hành kèm theo CV số 8859/BTC-KBNN ngày 9/7/2013 của Bộ Tài chính)
1. Lệnh chi tiền (Mẫu số
C2-01a/NS)
Mục đích
Lệnh chi tiền là chứng từ kế toán
do cơ quan Tài chính lập hoặc UBND xã lập để làm căn cứ thực hiện trích quỹ
NSNN để cấp kinh phí ngân sách cho các đối tượng thụ hưởng hoặc chuyển nguồn
kinh phí ngân sách; là căn cứ để CQTC, KBNN hạch toán chi NSNN.
Phương pháp và trách nhiệm ghi
chép
Cơ quan tài chính, UBND xã:
- Lệnh chi tiền phải được đánh số
liên tục trong kỳ kế toán, số, ngày, tháng năm của Thông tri duyệt y dự toán;
ghi ngày, tháng, năm lập lệnh.
- Đánh dấu "x" vào ô
tương ứng: Chọn tạm ứng hoặc thực chi; chuyển khoản hoặc tiền mặt. Không chọn
đồng thời 2 phương thức chi hoặc 2 hình thức thanh toán trên cùng một chứng từ.
”Ghi rõ các thông tin: Tên KBNN,
chi ngân sách, tài khoản chi ngân sách mã cấp ngân sách, mã TCNS, tên và mã
CTMT, dự án (nếu có), năm ngân sách.
- Phần liệt kê các khoản chi ghi
chi tiết theo nội dung chi, mã nguồn NSNN, mã chương, mã ngành kinh tế (khoản),
mã nội dung kinh tế (TM), số tiền (ghi chi tiết số tiền theo tiểu mục - mỗi
tiểu mục chi ghi trên một dòng).
- Tổng số tiền ghi bằng số và bằng
chữ.
Phần đơn vị nhận tiền:
+ Trường hợp lĩnh bằng chuyển khoản,
chuyển tiền điện tử: Ghi rõ tên đơn vị nhận tiền, mã ĐVQHNS (nếu có), số hiệu
tài khoản của đơn vị nhận tiền, tại KBNN (NH), mã KBNN (NH) nơi đơn vị nhận
tiền mở tài khoản; các yếu tố họ tên người lĩnh tiền, số CMND, cấp ngày, nơi
cấp để trống.
+ Trường hợp lĩnh tiền mặt: Ghi rõ
họ tên người lĩnh tiền, số CMND, ngày cấp, nơi cấp; các yếu tố số hiệu tài khoản
của đơn vị nhận tiền, tại KBNN (NH), mã KBNN (NH) nơi đơn vị nhận tiền mở tài khoản
để trống.
+ Ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy
định.
* Đối với Cơ quan tài chính cấp TW,
tỉnh, huyện:
Sau khi lập chứng từ, chuyên viên
CQTC thực hiện:
- Ghi mã địa bàn hành chính.
- Ghi ngày, tháng, năm hạch toán.
- Định khoản nghiệp vụ chi NSNN.
* Đối với cơ quan tài chính xã:
Sau khi lập chứng từ, cán bộ tài
chính xã chuyển LCT giấy đến KBNN nơi giao dịch để hạch toán chi cho xã.
Kho bạc Nhà nước
(1) Đối với LCT do cơ quan tài
chính nhập:
KTV KBNN nhận LCT, kiểm tra các
thông tin có liên quan nếu phù hợp, hoàn thiện các yếu tố thanh toán theo quy
định, in LCT phục hồi.
- Ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy
định.
(2) Đối với LCT NS xã
- Ghi mã địa bàn hành chính.
- Định khoản nghiệp vụ chi NSNN.
- Ghi ngày, tháng, năm hạch toán.
- Ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy
định.
Luân chuyển chứng từ:
(1) Đối với LCT do cơ quan tài
chính nhập:
Cơ quan tài chính lập 01 liên LCT
làm căn cứ hạch toán và lưu.
(2) Đối với LCT NS xã
Dùng trong trường hợp xã là 1 cấp
ngân sách
UBND xã lập Lệnh chi tiền (gồm 04
liên) gửi KBNN nơi mở tài khoản. Tại KBNN, các liên chứng từ được xử lý như
sau:
Trường hợp thanh toán bằng tiền
mặt:
+ 01 liên làm căn cứ hạch toán và
lưu;
+ 01 liên để báo nợ cho UBND xã;
+ 02 liên thừa hủy bỏ.
Trường hợp thanh toán bằng
chuyển khoản:
- Trương hợp đơn vị nhận tiền có
tài khoản tại KBNN nơi nhận Lệnh chi tiền:
+ 01 liên làm căn cứ hạch toán và
lưu;
+ 01 liên báo nợ cho xã;
+ 01 liên báo có cho đơn vị;
+ 01 liên UNC thừa hủy bỏ.
- Trường hợp đơn vị hưởng có tài khoản
tại ngân hàng:
+ 01 liên làm căn cứ hạch toán và
lưu
+ 01 liên báo nợ cho xã;
+ 02 liên chứng từ còn lại được sử
dụng làm chứng từ thanh toán nếu giao nhận chứng từ thủ công với ngân hàng hoặc
hủy bỏ nếu thanh toán điện tử với ngân hàng.
- Trường hợp đơn vị hưởng có tài khoản
tại KBNN khác:
+ 01 liên làm căn cứ hạch toán và
lưu;
+ 01 liên báo nợ cho xã;
+ 02 liên chứng từ còn lại được hủy
bỏ.
2. Phiếu nhập dự toán ngân sách
(Mẫu số C6-01/NS)
Mục đích
Phiếu nhập dự toán ngân sách là
chứng từ kế toán do các đơn vị thực hiện nhập dự toán: CQTC, các đơn vị dự toán
tham gia TABMIS, KBNN lập để hạch toán nhập dự toán của các cấp dự toán ngân
sách (cấp 0, 1, 2, 3), của đơn vị sử dụng ngân sách và cấp 0 của ngân sách xã.
Phiếu nhập dự toán được sử dụng để
nhập dự toán giao trong năm, dự toán bổ sung, dự toán điều chỉnh của cấp có
thẩm quyền.
Lưu ý thêm các trường hợp sau:
(1) Dùng để nhập dự toán của các
cấp dự toán ngân sách đối với các quyết định giao dự toán có phát sinh ít tổ
hợp tài khoản dự toán và sử dụng nhập trực tiếp tổ hợp tài khoản cấp 4.
(2) Dùng ghi chép nghiệp vụ chuyển
nguồn dự toán theo tài khoản tổng hợp (số liệu chi tiết chuyển nguồn dự toán
được kết xuất từ hệ thống theo quy định được kèm theo mẫu này)
(3) Dùng trong trường hợp thu hồi
dự toán để chuyển năm sau.
Phương pháp và trách nhiệm
ghi chép
- Ghi năm ngân sách.
- Chuyên viên CQTC, ĐVSDNS, Kế toán
viên KBNN ghi đầy đủ yếu tố số thứ tự phiếu nhập dự toán NS, số quyết định giao
dự toán, tên ĐVSDNS, năm ngân sách, loại kinh phí, mã loại dự toán; số Quyết
định giao dự toán, tên đơn vị sử dụng ngân sách, mã ĐVQHNS, mỗi dòng ghi chi tiết
theo mã TKTN, mã cấp NS, mã ĐVQHNS, mã chương, mã ngành kinh tế, mã CTMT, DA và
HTCT (nếu có), mã nguồn NSNN (Mã TCNKP). mã dự phòng, mã loại dự toán, số tiền.
- Ghi ngày tháng năm, ký và đóng
dấu theo quy định.
Luân chuyển chứng từ:
Kế toán lập 02 liên Phiếu nhập dự
toán ngân sách và xử lý:
+ 01 liên lưu cùng với hồ sơ dự
toán kinh phí;
+ 01 liên làm căn cứ hạch toán kế
toán và lưu.
3. Phiếu nhập dự toán cấp 0 (Mẫu
số C6-02/NS)
Mục đích
- Bảng tổng hợp chứng từ giao dự
toán cấp 0 là: chứng từ kế toán dùng cho CQTC các cấp ngân sách(trừ ngân sách
xã) căn cứ vào nội dung của văn bản giao dự toán cấp 0 của cấp có thẩm quyền,
chuyển tải các nội dung thành các tổ hợp tài khoản dự toán cấp 0 trước khi nhập
vào TABMIS.
- Đảm bảo hoàn chỉnh dữ liệu tổng
thể dễ tra cứu, giảm thiểu các giao dịch điều chỉnh trong quá trình nhập dữ
liệu, chuẩn hóa các thông tin đầu vào trong hoạt động quản lý điều hành ngân
sách.
Phương pháp và trách nhiệm
ghi chép
- Ghi năm ngân sách.
- Số thứ tự.
- Cột nội dung: Ghi chép các nội
dung theo thứ tự của Biểu mã nhiệm vụ chi NSNN (kèm theo QĐ số 63/2008/QĐ-BTC
ngày 01/08/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
- Phần chi tiết các cột còn lại,
mỗi dòng ghi chi tiết theo: Số và ngày quyết định giao dự toán, mã loại dự
toán, mã TKKT, mã cấp NS, mã ĐVQHNS, mã chương, mã ngành kinh tế, mã CTMT, DA
và HTCT, mã nguồn NSNN, số tiền, số lô bút toán, số ID, số giao dịch Dossier.
- Ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy
định.
- Ví dụ: Cách ghi chép theo mẫu.
Luân chuyển chứng từ
Kế toán, chuyên viên TC lập 02 liên
Bảng tổng hợp chứng từ giao dự toán cấp 0 và xử lý:
- 01 liên lưu cùng với hồ sơ dự
toán kinh phí;
- 01 liên làm căn cứ hạch toán kế
toán và lưu.
4. Phiếu phân bổ dự toán (Mẫu số
C6-03/IVS)
Mục đích
- Bảng tổng hợp chứng từ phân bổ dự
toán là chứng từ kế toán dùng cho CQTC, KBNN, các đơn vị dự toán tham gia
TABMIS, căn cứ vào nội dung của văn bản giao dự toán của cấp có thẩm quyền
chuyển tải các nội dung thành các tổ hợp tài khoản dự toán, thể hiện quy trình
phân bổ dự toán từ đơn vị dự toán cấp trên giao cho các đơn vị dự toán trực
thuộc trước khi nhập vào TABMIS.
- Đảm bảo hoàn chỉnh dữ liệu tổng
thể quy trình phân bổ ngân sách, dễ tra cứu, giảm thiểu các giao dịch điều
chỉnh trong quá trình nhập dữ liệu, chuẩn hóa các thông tin đầu vào trong hoạt
động quản lý điều hành ngân sách.
Phiếu nhập dự toán được sử dụng để
phân bổ dự toán giao trong năm, dự toán bổ sung, điều chỉnh phân bổ dự toán của
cấp có thẩm quyền.
Lưu ý: Mẫu này dùng để nhập dự
toán của các cấp dự toán ngân sách đối với các quyết định giao dự toán có phát
sinh nhiều cấp dự toán, nhiều tổ hợp tài khoản dự toán.
Phương pháp và trách nhiệm
ghi chép
- Ghi năm ngân sách
- Số thứ tự.
- Cột nội dung: Ghi chép các nội
dung theo thứ tự của Biểu mã nhiệm vụ chi NSNN (kèm theo QĐ số 63/2008/QĐ-BTC
ngày 01/08/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
- Phần chi tiết các cột còn lại,
mỗi dòng ghi chi tiết theo: số tiền, loại dự toán, mã TKKT, mã cấp NS, mã
ĐVQHNS, mã ngành kinh tế, mã CTMT, mã KB, mã nguồn NSNN, mã dự phòng; Loại
dossier phân bổ; số lô bút toán, số ID, số giao dịch Dossier.
- Ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy
định
- Ví dụ: Cách ghi chép theo mẫu.
Luân chuyển chứng từ
Kế toán, chuyên viên cơ quan tài
chính lập 02 liên Bảng tổng hợp chứng từ phân bổ dự toán:
+ 01 liên lưu cùng với hồ sơ dự
toán kinh phí;
+ 01 liên làm căn cứ hạch toán kế
toán và lưu.
5. Phiếu điều chỉnh dự toán (Mẫu
số C6-04/KB)
Mục đích
Phiếu điều chỉnh dự toán là chứng
từ kế toán dùng trong nội bộ một đơn vị thực hiện nhập dự toán: CQTC, các đơn
vị dự toán tham gia TABMIS, KBNN; được sử dụng để điều chỉnh về dự toán kinh
phí ngân sách trong quá trình hạch toán kế toán có phát sinh sai lầm, sử dụng
cho nghiệp vụ đảo dự toán tạm cấp, phục hồi bút toán khử số dư âm khi điều
chỉnh các khoản chi có kiểm soát dự toán năm trước sau khi đã chạy chương trình
chuyển nguồn, hủy dự toán trong trường hợp không được chuyển sang năm sau hoặc
bút toán hủy dự toán khi thực hiện chuyển nguồn ở kỳ 13.
Phương pháp và trách nhiệm
ghi chép
- Ghi ngày, tháng, năm lập phiếu điều
chỉnh, ngày ghi sổ bút toán điều chỉnh tên đơn vị sử dụng ngân sách ghi tóm tắt
diễn giải nội dung điều chỉnh, mỗi dòng ghi chi tiết theo mã TKTN, mã cấp NS,
mã ĐVQHNS, mã chương, mã ngành kinh tế, mã CTMT, DA và HTCT (nếu có), mã KBNN,
mã nguồn NSNN (Mã TCNKP), mã dự phòng, mã loại dự toán, số tiền.
- Ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy
định.
Luân chuyển chứng từ
Kế toán lập 03 liên Phiếu điều
chỉnh dự toán:
- 01 liên làm căn cứ hạch toán và
lưu;
- 01 liên lưu cùng với các tài liệu
yêu cầu điều chỉnh hồ sơ;
- 01 liên gửi trả đơn vị yêu cầu điều
chỉnh (nếu có).
PHỤ LỤC 06
NGUYÊN
TẮC KẾT HỢP TỔ HỢP TÀI KHOẢN DỰ TOÁN
(Ban hành kèm theo CV số 8859/BTC-KBNN ngày 9/7/2013 của Bộ Tài chính)
1. Phiên dự toán cấp 0
Căn cứ vào quyết định dự toán chi
ngân sách Trung ương theo ngành, lĩnh vực Quốc hội quyết định hàng năm, bao gồm
dự toán chi trong cân đối ngân sách Trung ương và chi từ nguồn thu quản lý qua
ngân sách (gồm cả dự toán bổ sung) để phiên dự toán cấp 0, cụ thể:
- Mã quỹ: 01
- Mã tài khoản kế toán: Theo chế độ
kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS. Chọn tài khoản tự nhiên tương ứng dự toán
cấp 0 (9213, 9216, 9219, 9233, 9229, 9239, 9241...).
- Mã nội dung kinh tế: 9999
- Mã cấp ngân sách: cấp 1
- Mã đơn vị có quan hệ với ngân
sách: 2997900
- Mã địa bàn hành chính: 99999
- Mã chương: 999
- Mã ngành kinh tế: Mã Nhiệm vụ chi
theo Quyết định số 63/2008/QĐ-BTC ngày 01/08/2008.
- Mã chương trình mục tiêu, dự án:
Ghi mã chi tiết nếu có, nếu không ghi 99999.
- Mã Kho bạc nhà nước: 9999
- Mã nguồn ngân sách nhà nước: Ghi
mã chi tiết nếu có, nếu không xác định được chính xác tính chất nguồn kinh phí
để 99.
- Mã dự phòng: 000.
2. Phiên dự toán cấp 1
Căn cứ dự toán chi ngân sách Thủ
tướng Chính phủ (hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư) giao cho các Bộ, cơ quan Trung ương (đơn vị dự toán cấp I) bao gồm: dự
toán giao đầu năm; dự toán giao bổ sung trong năm từ các nguồn: tăng thu, dự
phòng, bội chi, kết dư; và dự toán chi các lĩnh vực chưa phân bổ đầu năm; dự
toán điều chỉnh trong năm để thực hiện phiên dự toán cấp 1 (trừ dự toán chuyển
nguồn đã xác định được đơn vị dự toán cấp 4 sẽ được phiên thẳng cho đơn vị dự
toán cấp 4). Thực hiện phiên theo nguyên tắc sau:
- Mã quỹ: 01
- Mã tài khoản kế toán: Theo chế độ
kế toán áp dụng cho TABMIS. Chọn tài khoản tự nhiên tương ứng dự toán cấp 1
(như 9253, 9257, 9256...)
- Mã nội dung kinh tế: 9999
- Mã cấp ngân sách: cấp 1
- Mã đơn vị có quan hệ với ngân
sách: Mã đơn vị quan hệ ngân sách được phân bổ dự toán cấp 1.
- Mã địa bàn hành chính: 99999
- Mã chương: chương tương ứng
- Mã ngành kinh tế: Mã Nhiệm vụ chi
theo quyết định 63/2008/QĐ-BTC ngày 01/8/2008.
- Mã chương trình mục tiêu, dự án:
Ghi mã chi tiết nếu có, nếu không có để 99999.
- Mã Kho bạc nhà nước: Ghi giá trị
9999 trong trường hợp không thực hiện đồng bộ, hoặc mã VP KBNN tỉnh trong
trường hợp thực hiện đồng bộ hóa.
- Mã nguồn NSNN: mã chi tiết nếu
có, nếu không xác định được chính xác tính chất nguồn kinh phí để 99.
- Mã dự phòng: 000.
3. Phiên tài khoản dự toán cấp 2
(nếu có)
Căn cứ Quyết định phân bổ, giao dự
toán của các đơn vị dự toán cấp 1 cho các đơn vị dự toán cấp 2 đã được các cấp
có thẩm quyền phê duyệt, thẩm tra người nhập (chuyên viên Bộ/ngành) thực hiện
- Mã quỹ: 01
- Mã tài khoản kế toán: Theo chế độ
kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS. Chọn tài khoản tự nhiên tương ứng dự toán
cấp 2 (như 9323, 9324, 9327, 9328...).
- Mã nội dung kinh tế: 9999
- Mã cấp ngân sách: cấp 1
- Mã đơn vị có quan hệ với ngân
sách: mã đơn vị quan hệ ngân sách dự toán cấp 2.
- Mã địa bàn hành chính: 99999
- Mã chương: chương tương ứng
- Mã ngành kinh tế: mã chi tiết
tương ứng
- Mã chương trình mục tiêu, dự án:
mã chi tiết nếu có, nêu không có để giá trị 99999
- Mã Kho bạc nhà nước: Ghi mã 9999
trong trường hợp không thực hiện đồng bộ, hoặc mã VP KBNN tỉnh trong trường hợp
thực hiện đồng bộ hóa
- Mã nguồn NSNN: mã chi tiết nếu
có.
- Mã dự phòng: 000.
4. Phiên dự toán cấp 3 (nếu có)
Căn cứ Quyết định phân bổ, giao dự
toán của các đơn vị dự toán cấp 2 cho các đơn vị dự toán cấp 3 đã được các cấp
có thẩm quyền Phê duyệt, thẩm tra, người nhập (chuyên viên Bộ/ngành) thực hiện
- Mã quỹ: 01
- Mã tài khoản kế toán: Theo chế độ
kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS Chọn tài khoản tự nhiên tương ứng dự toán
cấp 3 (như 9423, 9424, 9427, 9428…)
- Mã nội dung kinh tế: 9999
- Mã cấp ngân sách: cấp 1
- Mã đơn vị có quan hệ với ngân
sách: mã đơn vị quan hệ ngân sách được phân bổ dự toán cấp 3.
- Mã địa bàn hành chính: 99999
- Mã chương: mã chương tương ứng
- Mã ngành kinh tế: mã ngành kinh
tế theo Mục lục ngân sách
- Mã chương trình mục tiêu, dự án:
Ghi mã chi tiết nếu có, nếu không có để giá trị 99999
- Mã Kho bạc nhà nước: mã 9999
trong trường hợp không thực hiện đồng bộ, hoặc mã VP KBNN tỉnh, trong trường
hợp thực hiện đồng bộ hóa.
- Mã nguồn ngân sách nhà nước: mã
tính chất nguồn kinh phí
- Mã dự phòng: 000.
5. Phiên dự toán cấp 4
Căn cứ Ọuyêt định phân bổ, giao dự
toán của các đơn vị dự toán cấp 1 hoặc cấp 2, hoặc cấp 3 cho các đơn vị sử dụng
ngân sách, dự án đầu tư (đơn vị dự toán cấp 4) đã được các cấp có thẩm quyền
phê duyệt, thẩm tra, người nhập (chuyên viên Bộ/ngành) thực hiện
- Mã quỹ: 01
- Mã tài khoản kế toán: Theo chế độ
kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS. Chọn tài khoản tự nhiên tương ứng dự toán
cấp 4 (9523, 9527, 9552…)
- Mã nội dung kinh tế: 0000
- Mã cấp ngân sách: cấp 1
- Mã đơn vị có quan hệ với ngân
sách: mã của đơn vị dự toán cấp 4.
- Mã địa bàn hành chính: 00000
- Mã chương: mã chương tương ứng
- Mã ngành kinh tế: mã ngành kinh
tế tương ứng (chi tiết khoản)
- Mã chương trình mục tiêu, dự án:
mã chi tiết nếu có, nếu không có để giá trị 00000
- Mã Kho bạc Nhà nước: Ghi mã KBNN
nơi đơn vị sử dụng ngân sách (đơn vị dự toán cấp 4) mở tài khoản.
- Mã nguồn ngân sách nhà nước: Mã
tính chất nguồn kinh phí, lưu ý chi tiết theo tự chủ, không tự chủ, cải cách
tiền lương,…), đầu tư, trái phiếu…
- Mã dự phòng: 000.
Lưu ý:
- Đối với TK nguồn 9100 - Nguồn dự
toán: Có các tài khoản cấp 2: 9111, 9121, 9131, 9141, 9151, 9161, 9171, các tài
khoản này kết hợp với mã quỹ 01, mã TKTN và mã KBNN
- Đối với TK 9630 - Dự toán đối chiếu
và hủy: Có 2 tài khoản cấp 2: TK 9631 - dự toán bị hủy; TK 9632 - Dự toán đối
chiếu, các đoạn mã của tài khoản dự toán đối chiếu và hủy được kết hợp với mã
quỹ 01, mã TKTN và mã KBNN (riêng phần NSTW mã KBNN là mã 9999).
- Đối với TK 9611 - các đoạn mã của
tài khoản điều chỉnh được kết hợp giống như các tổ hợp tài khoản cần điều
chỉnh, cụ thể:
+ Khi phát sinh điều chỉnh liên
quan tài khoản dự toán cấp 1: TK 9611 nguyên tắc kết hợp tương tự như tổ hợp
tài khoản dự toán cấp 1.
+ Khi phát sinh điều chỉnh liên
quan tài khoản dự toán cấp 4: TK 9611 nguyên tắc kết hợp tương tự như tổ hợp
tài khoản dự toán cấp 4.
+…
PHỤ LỤC 07
PHƯƠNG
PHÁP ĐIỀU CHỈNH DỰ TOÁN
(Ban hành kèm theo CV số 8859/BTC-KBNN ngày 9/7/2013 của Bộ Tài chính)
I. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH
DỰ TOÁN (ÁP DỤNG CHO VỤ NSNN)
1. Phương pháp điều chỉnh khi
thực hiện nhập dự toán tại phân hệ BA - màn hình ngân sách
Áp dụng điều chỉnh khi nhập dự toán
cấp 0, nhập dự toán ứng trước cho đơn vị dự toán cấp 1, dự toán ứng trước chi
chuyển giao.
1.1. Phát hiện sai sau khi thực
hiện bước kiểm tra bút toán, kiểm tra dự toán nhưng chưa đệ trình phê duyệt
Người nhập tìm lại bút toán sai của
mình trên màn hình truy vấn bút toán, mở bút toán sửa trực tiếp các yếu tố sai,
lưu và đệ trình phê duyệt.
1.2. Phát hiện sai sau khi kế
toán viên đã đệ trình phê duyệt, người phê duyệt chưa phê duyệt bút toán
Người nhập trình người phê duyệt từ
chối phê duyệt bút toán trên hệ thống; người phê duyệt từ chối phê duyệt, người
nhập tìm lại bút toán trên màn hình truy vấn bút toán, mở bút toán sửa trực
tiếp các yếu tố sai, lưu và đệ trình phê duyệt.
1.3. Phát hiện sai sau khi đã đệ
trình phê duyệt bút toán, người phê duyệt đã phê duyệt bút toán nhưng chưa kết
sổ bút toán.
Người nhập trình Người phê duyệt
cho phép gỡ phê duyệt trên hệ thống. Người nhập tìm lại bút toán trên màn hình
truy vấn bút toán, mở bút toán sửa trực tiếp các yếu tố sai, lưu và đệ trình
phê duyệt.
1.4. Phát hiện sai sau khi đã đệ
trình phê duyệt bút toán, người phê duyệt đã phê duyệt bút toán và kết sổ bút
toán (trường hợp chưa thực hiện ĐBH)
1.4.1. Điều chỉnh sai lầm do người
nhập sai
Người nhập lập Phiếu điều chỉnh dự
toán, điều chỉnh trên màn hình Ngân sách tại Bộ sổ TW, ghi:
- Trường hợp sai các đoạn mã (COA),
nếu sai 1 vế của bút toán phân bổ
+ Đối với dự toán cấp 0:
Đỏ Nợ TK 92xx - Đự toán phân bổ cấp
0 (COA sai)
Đen Nợ TK 92xx - Dự toán phân bổ
cấp 0 (COA đúng)
+ Đối với dự toán ứng trước cho đơn
vị dự toán cấp 1:
Đỏ Nợ TK 9273, 9276, 9279, 9283
(COA sai)
Đen Nợ TK 9273, 9276, 9279, 9283
(COA đúng)
- Trường hợp bút toán sai liên quan
tới số tiền:
+ Đối với dự toán cấp 0:
Đỏ Nợ TK 92xx - Dự toán phân bổ cấp
0 (số tiền sai)
Đỏ có TK 9111 - Nguồn dự toán giao
trong năm (số tiền sai)
Đồng thời:
Đen Nợ TK 92xx - Dự toán phân bổ
cấp 0 (số tiền đúng)
Đen có TK 9111- Nguồn dự toán giao
trong năm (số tiền đúng)
+ Đối với dự toán ứng trước cho đơn
vị dự toán cấp 1:
Đỏ Nợ TK 9273, 9276, 9279, 9283 (số
tiền sai)
Đỏ có TK 9131- Nguồn dự toán ứng
trước (số tiền sai)
Đồng thời:
Đen Nợ TK 9273, 9276, 9279, 9283
(số tiền đúng)
Đen có TK 9131- Nguồn dự toán ứng
trước (số tiền đúng)
1.4.2. Điều chỉnh theo quyết định
của cấp có thẩm quyền
Người nhập căn cứ Quyết định điều
chỉnh của cấp có thẩm quyền lập Phiếu điều chỉnh dự toán, thực hiện:
- Cấp có thẩm quyền quyết định điều
chỉnh tăng dự toán của đơn vị: thực hiện bổ sung dự toán cho đơn vị theo đúng
quy trình phân bổ
- Cấp có quyền quyết định điều
chỉnh giảm: thực hiện điều chỉnh bằng bút toán trên màn hình Ngân sách (hạch
toán ngược vế với quy trình phân bổ):
Nợ TK 9111 - Nguồn dự toán giao
trong năm
Có TK 92xx - Dự toán phân bổ cấp 0
Hoặc:
Nợ TK 9131 - Nguồn dự toán ứng
trước
Có TK 9273, 9276, 9279, 9283, 9627
2. Phương pháp điều chỉnh khi
thực hiện nhập dự toán tại phân hệ BA - Màn hình phân bổ ngân sách Dossier
Áp dụng điều chỉnh khi phân bổ dự
toán từ cấp 0 tới cấp 1; phân bổ dự toán chi chuyển giao từ cấp 0 tới cấp 4;
phân bổ dự toán trái phiếu chính phủ từ cấp 0 tới cấp 1; thực hiện các bước như
sau:
2.1. Điều chỉnh trong trường hợp
người sử dụng nhập sai do chọn sai loại giao dịch (Dossier type), sai loại dự
toán thông tin trường động
Người nhập xóa Dossier type, nhập
lại Dossier type đúng đã được thiết lập khi xây dựng luồng phê duyệt
2.2. Phát hiện sai lầm khi chưa
lưu bút toán
Người nhập có thể chỉnh sửa hoặc
xóa bút toán để nhập lại bút toán đúng.
2.3. Phát hiện sai sau khi thực
hiện các bước: Lưu - Kiểm tra dự toán - Dành dự toán của Dossier.
Các thông tin của Dossie này không
thể sửa, xóa. Người nhập đệ trình phê duyệt, người phê duyệt từ chối phê duyệt,
người nhập truy vấn lại bút toán Dossier sửa trực tiếp các yếu tố sai, lưu và
đệ trình phê duyệt
2.4. Phát hiện sai sau khi đã đệ
trình phê duyệt bút toán, Người phê duyệt đã phê duyệt bút toán nhưng chưa kết
sổ bút toán
Người nhập trình người phê duyệt
cho phép gỡ phê duyệt trên hệ thống. Người nhập tìm lại bút toán trên màn hình
truy vấn bút toán, mở bút toán sửa trực tiếp các yếu tố sai, lưu và đệ trình
phê duyệt.
2.5. Phát hiện sai sau khi người
phê duyệt đã phê duyệt bút toán và kết sổ bút toán
2.5.1. Trường hợp sai số tiền, sai
COA:
+ Trường hợp phân bổ tài khoản
nguồn và tài khoản đích cùng mã KB thực hiện điều chỉnh bút toán màn hình ngân
sách:
Đỏ Nợ TK đích
Đỏ Có TK nguồn
Hoặc chỉ điều chỉnh đối với 1 vế
của tổ hợp tài khoản sai:
Đỏ Nợ TK đích (sai)
Đen Nợ TK đích (đúng)
+ Trường hợp phân bổ tài khoản
nguồn và tài khoản đích khác mã KB thực hiện chọn loại Dossier type rút dự toán
về, theo nguyên tắc sai bước nào rút về bước đó:
Nợ TK nguồn
Có TK đích
Thực hiện phân bổ lại.
2.5.2. Điều chỉnh theo quyết
định của cấp có thẩm quyền:
Người nhận căn cứ Quyết định điều
chỉnh của cấp có thẩm quyền lập Phiếu điều chỉnh dự toán, thực hiện:
- Cấp có thẩm quyền quyết định điều
chỉnh tăng dự toán của đơn vị: thực hiện bổ sung dự toán cho đơn vị theo đúng
quy trình phân bổ.
- Cấp có thẩm quyền quyết định điều
chỉnh giảm:
+ Trường hợp phân bổ tài khoản
nguồn và tài khoản đích cùng mã KBNN thực hiện điều chỉnh bằng bút toán trên
màn hình Ngân sách (hạch toán ngược vế với quy trình phân bổ)
Nợ TK nguồn
Có TK đích
+ Trường hợp phân bổ tài khoản
nguồn và tài khoản đích khác mã KBNN, thực hiện rút dự toán về tài khoản nguồn:
Nợ TK nguồn
Có TK đích.
Thực hiện phân bổ lại theo đúng mã
Kho bạc Nhà nước.
2.5.3. Trường hợp sau khi thực hiện
bước đồng bộ hóa, phát hiện phân bổ sai cấp 1, thực hiện điều chỉnh như sau:
* Tại bộ sổ tỉnh:
- Người nhập (Vụ NSNN) nhập bút
toán trên màn hình ngân sách, rút dự toán từ tài khoản dự toán chi đơn vị cấp 1
về tài khoản điều chỉnh dự toán:
Nợ TK 9611 - Điều chỉnh dự toán
Có TK 9256 - Dự toán chi Đầu tư
XDCB phân bổ cho đơn vị cấp 1 (trái phiếu chính phủ).
- Người duyệt (Vụ NSNN) thực hiện
phê duyệt, kết sổ và chạy chương trình đồng bộ hóa "Tự động đồng bộ hóa dự
toán từ bộ sổ tỉnh về bộ sổ trung ương", hệ thống tự động sinh ra các bút
toán sau:
Tại bộ sổ tỉnh:
Nợ TK 9810 - Đồng bộ hóa dự toán
trung gian
Có TK 9611 - Điều chỉnh dự toán
Tại bộ sổ trung ương:
Nợ TK 9611 - Điều chỉnh dự toán
Có TK 9810 - Đồng bộ hóa dự toán
trung gian
* Tại bộ số trung ương:
(1) Người nhập (Vụ NSNN), nhập bút
toán màn hình ngân sách, rút dự toán từ tài khoản điều chỉnh dự toán về tài khoản
dự toán chi đầu tư XDCB cấp 1 (nguồn TPCP)
Nợ TK 9256 - Dự toán chi đầu tư
XDCB (nguồn TPCP)
Có TK 9611 - Điều chỉnh dự toán
Đồng thời:
Điều chỉnh từ cấp 1 sai về cấp 1
đúng, phân hệ BA - màn hình ngân sách
Đỏ Nợ TK 9256 - Dự toán chi đầu tư
XDCB cấp 1 (nguồn TPCP) (cấp 1 sai)
Đen Nợ TK 9256 - Dự toán chi ĐT
XDCB cấp 1 (nguồn TPCP) (cấp 1 đúng).
Thực hiện lại quy trình đồng bộ hóa
dự toán trái phiếu chính phủ từ tài khoản dự toán chi đầu tư XDCB cấp 1.
2.5.4. Điều chỉnh phát hiện sai số
tiền, sai COA sau khi Sở Tài chính đã thực hiện phân bổ dự toán trái phiếu
chính phủ theo chi tiết danh mục dự án theo QĐ của UBND Tỉnh, KBNN đã giải
ngân:
Căn cứ Công văn của Bộ Tài chính
(về việc thu hồi; điều chỉnh dự toán trái phiếu chính phủ), Giấy nộp trả kinh
phí của chủ đầu tư (chi tiết dự án) gửi KBNN đồng cấp, kế toán KBNN lập Phiếu điều
chỉnh, ghi:
(1) Thu hồi giảm chi
- Trong năm ngân sách, kế toán ghi
(GL, ngày hạch toán hiện tại):
Nợ TK 1112, 1132, 1133, 3856,
3866...
Có TK 1713, 8211,...
- Trong thời gian chỉnh lý
+ Ke toán ghi (GL, ngày hạch toán
hiện tại):
Nợ TK 1112, 1132, 1133, 3856,
3866...
Có TK 3398 - Phải trả trung gian để
điều chỉnh số liệu
Đồng thời, ghi (GL, ngày hiệu lực
31/12 năm trước)
Nợ TK 3398 - Phải trả trung gian để
điều chỉnh số liệu
Có TK TK 1713, 8211, ...
(2) Dự toán trái phiếu chính phủ
được phục hồi (cấp 4).
Sở Tài chính thực hiện:
* Tại bộ sổ tỉnh:
Sở Tài chính thực hiện:
- Trường hợp phân bổ tài khoản
nguồn và tài khoản đích cùng mã KBNN thực hiện điều chỉnh bằng bút toán trên
màn hình Ngân sách (hạch toán ngược về với quy trình phân bổ)
Nợ TK 9256 - Dự toán chi ĐTXDCB
phân bổ cho đơn vị cấp 1
Có TK 9552 - Dự toán chi ĐTXĐCB
phân bổ cho đơn vị cấp 4
Trường hợp phân bổ tài khoản nguồn
và tài khoản đích khác mã KBNN, thực hiện chọn loại Dossier type rút dự toán từ
cấp 4 về cấp 1:
Nợ TK 9256 - Dự toán chi ĐTXDCB
phân bổ cho đơn vị cấp 1
Có TK 9552 - Dự toán chi ĐTXDCB
phân bổ cho đơn vị cấp 4
Vụ NSNN thực hiện:
- Người nhập (chuyên viên vụ NSNN)
thực hiện truy vấn quỹ trên tổ hợp tài khoản dự toán phân bổ cho cấp 1 (STC)
+ Người nhập rút dự toán từ tài khoản
dự toán chi ĐTXDCB phân bổ cho đơn vị cấp về tài khoản điều chỉnh dự toán (phân
hệ BA- màn hình NS):
Nợ TK 9611 - Điều chỉnh dự toán
Có TK 9256 - Dự toán chi ĐTXDCB
phân bổ cho đơn vị cấp 1
+ Người duyệt (Vụ NSNN) thực hiện
phê duyệt bút toán, kết sổ và chạy chương trình đồng bộ hóa "Tự động đồng
bộ hóa dự toán từ bộ sổ tỉnh về bộ sổ trung ương", hệ thống tự động sinh
ra các bút toán sau:
Tại bộ sổ tỉnh:
Nợ TK 9810 - Đồng bộ hóa dự toán
trung gian
Có TK 9611 - Điều chỉnh dự toán
Tại bộ sổ trung ương:
Nợ TK 9611 - Điều chỉnh dự toán
Có TK 9810 - Đồng bộ hóa dự toán
trung gian
* Tại bộ sổ trung ương:
(1) Người nhập (Vụ NSNN) nhập bút toán
màn hình ngân sách, rút dự toán từ Tài khoản 9611 - Điều chỉnh dự toán về tài khoản
cấp 0 (nếu sai ở cấp 0)
Nợ TK 9216 - Dự toán XDCB phân bổ
cấp 0 (nguồn TPCP, mã nhiệm vụ chi - 966, mã nguồn - 41)
Có TK 9611 - Điều chỉnh dự toán
Điều chỉnh từ cấp 0 sai về cấp 0
đúng, phân hệ BA - màn hình ngân sách
Đỏ Nợ TK 9216 - Dự toán XDCB phân
bổ cấp 0 (nguồn TPCP) (cấp 0 sai)
Đen Nợ TK 9216 - Dự toán XDCB phân
bổ cấp 0 (nguồn TPCP) (cấp 0 đúng)
Thực hiện lại quy trình phân bổ từ
cấp 0, hoặc từ cấp 1 màn hình phân bổ Dossier, và đồng bộ hóa lại.
(2) Người nhập (Vụ NSNN) nhập bút
toán màn hình ngân sách, rút dự toán từ Tài khoản 9611 - Điều chỉnh dự toán về
tài khoản dự toán XDCB phân bổ cấp 1 (nguồn TPCP) (nếu sai ở cấp 1)
Nợ TK 9256 - Dự toán XDCB phân bổ
cấp 1 (nguồn TPCP)
Có TK 9611- Điều chỉnh dự toán
Thực hiện lại quy trình đồng bộ hóa
từ tài khoản dự toán XDCB phân bổ cấp 1.
II. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH DỰ
TOÁN ÁP DỤNG QUY TRÌNH ĐỒNG BỘ HÓA
1. Phương pháp điều chỉnh dự
toán áp dụng quy trình phân bổ từ cấp 1 đến cấp 4, đồng bộ hóa cấp 4
Thực hiện các bước 1.1; 1.2; 1.3;
1.4; 1.5 (1.5.1, 1.5.2) tương tự như các bước 2.1; 2.2; 2.3; 2.4; 2.5(2.5.1,
2.5.2) điểm 2, phần I, của Phụ lục này.
1.5.3. Trường hợp sau khi thực
hiện bước đồng bộ hóa, phát hiện phân bổ sai cấp 4, thực hiện điều chỉnh như
sau:
* Tại bộ sổ tỉnh:
+ Người nhập (chuyên viên Bộ,
ngành) nhập bút toán trên màn hình ngân sách, rút dự toán từ tài khoản dự toán
chi đơn vị cấp 4 về tài khoản điều chỉnh dự toán:
Nợ TK 9611 - Điều chỉnh dự toán
Có TK dự toán chi đơn vị cấp 4
+ Người duyệt (Vụ Tài chính chuyên
ngành) thực hiện phê duyệt bút toán này, kết sổ và chạy chương trình đồng bộ
hóa "Tự động đồng bộ hóa dự toán từ bộ sổ tỉnh về bộ sổ trung ương",
hệ thống tự động sinh ra các bút toán sau:
Nợ TK 9810 - Đồng bộ hóa dự toán
trung gian
Có TK 9611 - Điều chỉnh dự toán (bộ
sổ tỉnh)
Đồng thời
Nợ TK 9611 - Điều chỉnh dự toán (bộ
sổ trung ương)
Có TK 9810 - Đồng bộ hóa dự toán
trung gian
* Tại bộ sổ trung ương:
Người nhập (chuyên viên Bộ, ngành),
nhập bút toán màn hình ngân sách, rút dự toán từ TK điều chỉnh dự toán về tới
tài khoản sai (cấp 4 hoặc cấp 1 sai)
Nợ TK 92xx - Dự toán chi phân bổ
cho đơn vị cấp 1; hoặc dự toán chi phân bổ cho cấp 4
Có TK 9611 - Điều chỉnh dự toán
Người phê duyệt (Vụ Tài chính
chuyên ngành) phê duyệt bút toán
(1) Người nhập (chuyên viên Bộ,
ngành) điều chỉnh từ cấp 4 sai về cấp 4 đúng, phân hệ BA - màn hình ngân sách
Đỏ Nợ TK dự toán phân bổ cho đơn vị
cấp 4 (sai)
Đen Nợ TK dự toán phân bổ cho cấp 4
(đúng)
Thực hiện đồng bộ hóa lại.
(2) Nếu sai ở cấp 1, việc điều
chỉnh sai ở cấp 1 do Vụ NSNN thực hiện
Đỏ Nợ TK dự toán phân bổ cho đơn vị
cấp 1 (sai)
Đen Nợ TK dự toán phân bổ cho cấp 1
(đúng)
Sau đó thực hiện lại quy trình phân
bổ từ cấp 1 và đồng bộ lại từ cấp 4 (do Bộ, ngành thực hiện, Vụ Tài chính
chuyên ngành phê duyệt.
1. 5.4. Điều chỉnh phát hiện sai
số tiền, sai COA sau khi KBNN đã thực hiện chi trả cho đơn vị sử dụng ngân
sách, dự án đầu tư
Căn cứ Công văn của cấp có thẩm
quyền (về việc thu hồi dự toán; điều chỉnh dự toán), Giấy nộp trả kinh phí của
đơn vị sử dụng ngân sách, dự án đầu tư gửi KBNN đồng cấp, kế toán KBNN, ghi:
1) Thu hồi giảm chi
- Trong năm ngân sách, kế toán ghi
(GL, ngày hạch toán hiện tại):
Nợ TK 1112, 1132, 1133, 3856,
3866...
Có TK 15xx, 8xxx...
- Trong thời gian chỉnh lý
+ Kế toán ghi (GL, ngày hạch toán
hiện tại):
Nợ TK 1112, 1132, 1133, 3856,
3866...
Có TK 3398 - Phải trả trung gian để
điều chỉnh số liệu
Đồng thời, ghi (GL, ngày hiệu lực
31/12 năm trước)
Nợ TK 3398 - Phải trả trung gian để
điều chỉnh số liệu Có TK 15XX, 8xxx ...
(2) Dự toán chi phân bổ cho đơn vị
sử dụng ngân sách, dự án đầu tư được phục hồi
(3) Thực hiện rút dự toán từ bộ sổ
tỉnh về bộ sổ TW do Bộ, ngành thực hiện tương tự điểm 1.5.3, mục này.
2. Phương pháp điều chỉnh dự
toán áp dụng quy trình phân bổ từ cấp 1 đến cấp trung gian, đồng bộ hóa cấp
trung gian
- Quy định tài khoản đích và tài
khoản nguồn:
+ Phân bổ dự toán từ cấp 1 đến cấp
2: tài khoản đích là cấp 2, tài khoản nguồn là cấp 1
+ Phân bổ dự toán từ cấp 2 tới cấp
3: tài khoản đích là cấp 3, tài khoản nguồn là cấp 2
Thực hiện các bước 2.1; 2.2; 2.3;
2.4; 2.5 (2.5.1, 2.5.2) tương tự như các bước 2.1; 2.2; 2.3; 2.4; 2.5 (2.5.1,
2.5.2) điểm 2, phần I, của Phụ lục này.
2.5.3. Trường hợp sau khi thực
hiện bước đồng bộ hóa, phát hiện sai ở cấp 2, 3; KBNN tỉnh, thành phố hoặc Sở
Tài chính chưa thực hiện phân bổ tiếp
* Tại bộ sổ tỉnh:
+ Người nhập (chuyên viên Bộ,
ngành) nhập bút toán trên màn hình ngân sách, rút dự toán từ tài khoản dự toán
chi đơn vị cấp 3 hoặc cấp 2 về tài khoản điều chỉnh dự toán:
Nợ TK 9611 - Điều chỉnh dự toán
Có TK Dự toán chi đơn vị cấp 2, 3
+ Người duyệt (Vụ Tài chính chuyên
ngành) thực hiện phê duyệt bút toán này, kết sổ và chạy chương trình đồng bộ
hóa "Tự động đồng bộ hóa dự toán từ bộ sổ tỉnh về bộ sổ trung ương",
hệ thống tự động sinh ra các bút toán sau:
Nợ TK 9810 - Đồng bộ hóa dự toán
trung gian
Có TK 9611 - Điều chỉnh dự toán (bộ
sổ tỉnh)
Nợ TK 9611 - Điều chỉnh dự toán (bộ
sổ trung ương)
Có TK 9810 - Đồng bộ hóa dự toán
trung gian
* Tại bộ sổ trung ương:
+ Người nhập (chuyên viên Bộ,
ngành), nhập bút toán màn hình ngân sách, rút dự toán từ TK điều chỉnh dự toán
về tới tài khoản sai (cấp 3 hoặc cấp 2 sai)
Nợ TK 93xx, 94xx - Dự toán chi phân
bổ cho đơn vị cấp 2; hoặc dự toán chi phân bổ cho cấp 3
Có TK 9611 - Điều chỉnh dự toán
+ Người phê duyệt (Vụ Tài chính
chuyên ngành) phê duyệt bút toán
+ Người nhập (chuyên viên Bộ/ngành)
điều chỉnh từ cấp 2 sai về cấp 2 đúng; hoặc từ cấp 3 sai về cấp 3 đúng trên
phân hệ BA- màn hình ngân sách
Đỏ Nợ TK dự toán phân bổ cho đơn vị
cấp 3 hoặc cấp 2 (sai)
Đen Nợ TK dự toán phân bổ cho cấp 3
hoặc cấp 2 (đúng)
Thực hiện đồng bộ hóa lại
+ Nếu sai ở cấp 1, chuyển từ tài khoản
điều chuyển về thẳng tài khoản cấp 1 việc điều chỉnh sai ở cấp 1 do Vụ NSNN
thực hiện
Sau đó thực hiện lại quy trình phân
bổ từ cấp 1 và đồng bộ lại từ cấp 2, hoặc 3 (do Bộ/ ngành thực hiên, Vụ Tài
chính chuyên ngành phê duyệt)
2.5.4. Trường hợp phát hiện sai
ở cấp 2, 3 sau khi KBNN hoặc STC đã thực hiện phân bổ từ cấp 2, cấp 3 cho các
đơn vị sử dụng ngân sách, nhưng chưa thực hiện thanh toán chi trả cho đơn vị
Các Bộ, ngành gửi Thư tra soát gửi
KBNN, STC đề nghị điều chỉnh rút dự toán từ cấp 4 về cấp 2 hoặc cấp 3
- Quy định tài khoản đích và tài khoản
nguồn:
+ Phân bổ dự toán từ cấp 2 đến cấp
4: Tài khoản nguồn là tài khoản cấp 2, tài khoản đích là tài khoản cấp 4
+ Phân bổ dự toán từ cấp 3 tới cấp
4: Tài khoản nguồn là tài khoản cấp 3, tài khoản đích là tài khoản cấp 4
- Tại bộ sổ tỉnh:
+ Trường hợp phân bổ tài khoản
nguồn và tài khoản đích cùng mã KB thực hiện điều chỉnh bút toán màn hình ngân
sách
Đỏ Nợ TK đích
Đỏ Có TK nguồn
Hoặc chỉ điều chỉnh đối với 1 vế
của tổ hợp tài khoản sai:
Đỏ Nợ TK đích (sai)
Đen Nợ TK đích (đúng)
Hoặc:
Đỏ Có TK nguồn (sai)
Đen Có TK nguồn (đúng)
+ Trường hợp phân bổ tài khoản
nguồn và tài khoản đích khác mã KB thực hiện chọn loại Dossier type rút dự toán
về, theo nguyên tắc sai bước nào rút về bước đó:
Nợ TK nguồn
Có TK đích
Khi số dư dự toán được phục hồi ở
tài khoản dự toán chi đơn vị cấp 2, dự toán chi đơn vị cấp 3 tại bộ sổ tỉnh,
việc điều chỉnh do Bộ/ ngành thực hiện theo quy định tại điểm tiết 2.5.3.
2.5.5. Điều chỉnh phát hiện sai
số tiền, sai COA của bước phân bổ sai từ tài khoản dự toán chi đơn vị cấp 2, 3,
sau khi KBNN đã thực hiện chi trả cho đơn vị sử dụng ngân sách, dự án đầu tư
Căn cứ Công văn của cấp có thẩm
quyền (về việc thu hồi dự toán; điều chỉnh dự toán), Giấy nộp trả kinh phí của
đơn vị sử dụng ngân sách, dự án đầu tư gửi KBNN đồng cấp, kế toán KBNN, ghi:
(1) Thu hồi giảm chi
- Trong năm ngân sách
Nợ TK 1112, 3856, 3866, 1133,
1134,...
Có TK 15xx, 8xxx ...
Trong thời gian chỉnh lý
+ Tại kỳ tháng 01 năm 2012, trên
phân hệ quản lý sổ cái GL
NợTK 1112, 3856, 3866, 1133,
1134,...
Có TK 3398 - Phải trả trung gian đề
điều chỉnh số liệu
+ Tại kỳ tháng 13 năm trước, trên
phân hệ quản lý sổ cái GL:
Nợ TK 3398 - Phải trả trung gian để
điều chỉnh số liệu
Có TK 15xx, 8xxx...
(2) Dự toán chi phân bổ cho đơn vị
sử dụng ngân sách, dự án đầu tư được phục hồi
(3) KBNN thực hiện điều chỉnh theo
quy định tại điểm 2.5.4, mục này
(4) Rút dự toán từ bộ sổ tỉnh về bộ
sổ TW do Bộ, ngành thực hiện tương tự bước 2.5.3, mục này.
(5) Nếu sai ở cấp 1, chuyển từ tài khoản
điều chuyển về thẳng tài khoản cấp 1, việc điều chỉnh sai ở cấp 1 do Vụ NSNN
thực hiện
Sau đó thực hiện lại quy trình phân
bổ từ cấp 1 và đồng bộ lại từ cấp 2, hoặc 3 (do Bộ, ngành thực hiện, Vụ Tài
chính chuyên ngành phê duyệt).
3. Phương pháp điều chỉnh dự
toán áp dụng quy trình phân bổ trái phiếu chính phủ (áp dụng cho các Sở Tài
chính thực hiện tại Bộ số tỉnh)
- Quy định tài khoản đích và tài
khoản nguồn:
+ Phân bổ dự toán từ cấp 1 đến cấp
2: Tài khoản đích là cấp 2, tài khoản nguồn là cấp 1
+ Phân bổ dự toán từ cấp 2 tới cấp
3: Tài khoản đích là cấp 3, tài khoản nguồn là cấp 2
Thực hiện các bước 3.1; 3.2; 3.3;
3.4; 2.5 (2.5.1, 2.5.2) tương tự như các bước 2.1; 2.2; 2.3; 2.4; 2.5 (2.5.1,
2.5.2) điểm 2, phần I, của Phụ lục này.
3.5.3. Điều chỉnh phát hiện sai
số tiền, sai COA sau khi KBNN đã thực hiện chi trả:
Sở Tài chính làm công văn ghi rõ
nội dung điều chỉnh, gửi KBNN nơi chủ đầu tư mở tài khoản, kế toán KBNN lập
Phiếu điều chỉnh, ghi:
(1) Điều chỉnh số chi sai
Đỏ NợTK 1713, 8211...
Đỏ có TK 3398 - Phải trả trung gian
để điều chỉnh số liệu
(2) Dự toán chi phân bổ cho đơn vị
sử dụng ngân sách, dự án đầu tư được phục hồi, Phòng, bộ phận Kiểm soát chi
KBNN thực hiện điều chỉnh trên phân hệ quản lý BA- màn hình ngân sách, ghi:
Đỏ Nợ TK dự toán sai
Đen Nợ TK dự toán đúng
(3) Kế toán KBNN ghi (GL):
Đen NợTK 1713, 8211...
Đen Có TK 3398 - Phải trả trung
gian để điều chỉnh số liệu
Lưu ý:
- Trước khi thực hiện điều chỉnh và
sau mỗi bước thực hiện bút toán và dành dự toán người dùng nên xem truy vấn quỹ
để biết tình trạng và số dư của các TK điều chỉnh liên quan: TK dự toán, TK
chi, TK tạm ứng...
- Sau khi thực hiện điều chỉnh kiểm
tra lại truy vấn quỹ để đảm bảo đúng các bút toán đã điều chỉnh.
PHỤ LỤC 08
CẨM
NANG NHẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG
(Tài liệu kèm theo CV số 8859/BTC-KBNN ngày 9/7/2013 của Bộ Tài chính)
A. QUY TRÌNH NHẬP DỰ TOÁN BẰNG
BÚT TOÁN NGÂN SÁCH TRÊN PHÂN HỆ QUẢN LÝ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH
Bút toán ngân sách sử dụng trong
việc nhập dự toán cấp 0, dự toán ứng trước cấp 1 (đối với dự toán chi thường
xuyên, dự toán chi đầu tư), dự toán ứng trước cấp 4 (đối với dự toán chi chuyển
giao) và thực hiện các bút toán điều chỉnh.
I. QUY TRÌNH NHẬP, DUYỆT VÀ KẾT
SỔ BÚT TOÁN NGÂN SÁCH
1. Quy trình nhập bút toán ngân
sách.
a. Nhập mới ngân sách
Vào tập trách nhiệm: 00XX_YYY_Phân
bổ NS Trung ương_Bộ A-Người nhập
Trong đó: XX ứng với mã của kho bạc
YYY ứng với Chương
của Bộ ngành TW
n
Đường dẫn: Ngân sách>Nhập mới
n
Mã tổ chức dự toán: Chọn
n
Kỳ kế toán: Chọn
Tab Chế độ bút toán
n
Tài khoản: Chọn tổ hợp tài khoản vế Nợ
n
Số tiền Nợ: Nhập số tiền tương ứng với kỳ hạch toán.
n
Lưu
Tương tự nhập tài khoản vế Có đối
ứng.
n
Chọn trường tài khoản
n
Nhấp vào biểu tượng
n
Tài khoản vế Có: nhập
n
Số tiền: Nhập
n
Lưu
Lưu ý: Cả hai vế Nợ và Có phải cùng
nhập một kỳ (VD: Kỳ 10-12)
Nút Tạo bút toán: Chọn
n
Lô bút toán: Nhập theo quy tắc.
n
Loại bút toán: Chọn "Dự toán C1 nhập"
Nút Kiểm tra dự toán: Chọn
n
Chọn Đồng ý
Nút Chạy nhập bút toán: Chọn
n
Chọn Đồng ý
Nút Hoàn tất: Chọn
b. Kiểm tra dự toán và đệ trình
phê duyệt bút toán ngân sách
Đường dẫn: Các bút
toán>Nhập mới
Màn hình: Tìm bút toán
n
Lô: Nhập lô bút toán
n
Nút Tìm: Chọn
n
Kích chuột vào trường động và nhập giá trị mã loại dự toán.
n
Nhấp chuột vào "Đồng ý":
Nút Kiểm tra dự toán: Chọn
Nút Đồng ý: Chọn
Nút Phê duyệt: Chọn để đệ
trình phê duyệt bút toán.
Nút Đồng ý: Chọn
2. Phê duyệt bút toán
Vào quyền của người phê duyệt để
phê duyệt và kết sổ bút toán
Đường dẫn: Luồng công
việc>Các thông báo
n
Chọn lô bút toán cần phê duyệt
n
Các tham chiếu: Chọn Xem bút toán
n
Nút Bút toán: Chọn
n
Trở lại màn hình phê duyệt
n
Nút Phê duyệt: Chọn nếu chấp nhận phê duyệt bút toán
n
Nút Từ chối: Từ chối phê duyệt bút toán