BỘ
TÀI CHÍNH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 2762/BTC-PC
V/v thực hiện một số quy định về sử dụng nguồn
thu từ xử lý các vụ BL, GLTM, HG
|
Hà
Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2011
|
Kính
gửi:
|
Các Cục Hải quan; Cục thuế và Sở
Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
|
Bộ Tài chính đã
ban hành Thông tư số 59/2008/TT-BTC ngày 4/7/2008 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng
nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận
thương mại, hàng giả (BL, GLTM, HG) và Thông tư số 51/2010/TT-BTC ngày
14/4/2010 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 59/2008/TT-BTC. Trong quá trình thực hiện
có một số vướng mắc liên quan đến phạm vi, đối tượng, thời điểm áp dụng và một
số quy định về hỗ trợ kinh phí từ nguồn thu xử lý các vụ BL, GLTM, HG quy định
tại hai Thông tư trên. Để thuận tiện và thống nhất trong việc thực hiện, Bộ Tài
chính hướng dẫn chung như sau:
1. Về phạm vi và
đối tượng được hỗ trợ kinh phí từ nguồn thu xử lý các vụ BL, GLTM, HG khi áp dụng
Thông tư số 59/2008/TT-BTC ngày 4/7/2008 (sau đây viết tắt là Thông tư số
59/2008/TT-BTC) và Thông tư số 51/2010/TT-BTC ngày 14/4/2010) sau đây viết tắt
là Thông tư số 51/2010/TT-BTC).
- Theo quy định
tại Thông tư số 59/2008/TT-BTC và Thông tư số 51/2010/TT-BTC thì đối tượng được
áp dụng việc hỗ trợ kinh phí theo quy định tại các Thông tư này là hoạt động chống
BL, GLTM, HG của các lực lượng có chức năng đấu tranh chống BL, GLTM, HG. Như vậy,
tất cả các cơ quan, đơn vị có chức năng đấu tranh chống BL, GLTM, HG (quy định
tại Thông tư số 59/2008/TT-BTC và Thông tư số 51/2010/TT-BTC) khi xử lý các vụ
vi phạm hành chính trong các lĩnh vực mà hành vi đó bị coi là BL, GLTM, HG đều
thuộc đối tượng áp dụng của hai Thông tư này. Các hành vi vi phạm hành chính
không phải là BL, GLTM, HG thì không được áp dụng mức hỗ trợ kinh phí theo các
Thông tư này.
- Việc xác định
hành vi BL, GLTM, HG trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của các Bộ quản lý
ngành, lĩnh vực, được quy định tại các Thông tư hướng dẫn của các Bộ liên quan
về vấn đề này.
Trong lĩnh vực
tài chính, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 93/2010/TT-BTC ngày 28/6/2010 để
hướng dẫn việc xác định hành vi BL, GLTM, HG trong số các hành vi vi phạm hành
chính thuộc lĩnh vực tài chính và Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định
số 3107/QĐ-BTC ngày 26/11/2010 về quy chế quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống BL, GLTM, HG.
Thông tư số
93/2010/TT-BTC đã xác định cụ thể hành vi là BL, GLTM, HG trong số các hành vi
vi phạm hành chính đã được quy định tại các Nghị định xử phạt vi phạm hành
chính thuộc lĩnh vực tài chính để được hỗ trợ kinh phí theo Thông tư số
59/2008/TT-BTC và Thông tư số 51/2010/TT-BTC. Các cơ quan, đơn vị có chức năng
chống BL, GLTM, HG (bao gồm cả các đơn vị trong lĩnh vực tài chính) có nguồn
thu từ xử lý các vụ vi phạm hành chính quy định tại các Nghị định của Chính phủ
về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực ngoài các Nghị định đã dẫn chiếu
trong Thông tư số 93/2010/TT-BTC mà được xác định là BL, GLTM, HG cũng thuộc đối
tượng áp dụng của Thông tư số 51/2010/TT-BTC và Thông tư số 59/2008/TT-BTC.
- Theo quy định
tại Thông tư số 59/2008/TT-BTC và Thông tư số 51/2010/TT-BTC, khi xử lý các vụ
vi phạm hành chính trong các lĩnh vực mà hành vi đó được xác định là BL, GLTM,
HG đều thuộc đối tượng áp dụng của hai Thông tư này. Trong quá trình thanh tra,
kiểm tra thuế đối với người nộp thuế theo kế hoạch thường xuyên hoặc chuyên đề
có phát hiện và xử lý hành vi BL, GLTM, HG thì cũng thuộc đối tượng áp dụng của
02 Thông tư này.
- Trong lĩnh vực
khác, việc xác định hành vi BL, GLTM, HG trong số các hành vi vi phạm hành
chính quy định tại các Nghị định của Chính phủ thuộc thẩm quyền của các Bộ quản
lý ngành, lĩnh vực. Việc ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung các Nghị định xử phạt
vi phạm hành chính trong các lĩnh vực (tương tự trường hợp Nghị định số
99/2009/NĐ-CP ngày 2/11/2009 thay thế Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày
30/10/2007) nếu chỉ có thay đổi về tên điều, khoản đã dẫn chiếu trong Thông tư
hướng dẫn về hành vi buôn lậu, gian lận thương mại nhưng không thay đổi nội
dung quy định về hành vi vi phạm thì vẫn được áp dụng các quy định của Thông tư
số 59/2008/ TT-BTC và Thông tư số 51/2010/TT-BTC.
2. Về việc sử dụng
khoản thu để khắc phục hậu quả.
Theo quy định,
các khoản thu đẻ khắc phục hậu quả đã có mục đích sử dụng cụ thể là khắc phục hậu
quả đã xảy ra. Vì vậy, không được sử dụng để bổ sung kinh phí cho cơ quan, đơn
vị chống BL, GLTM, HG. Việc bổ sung kinh phí cho các cơ quan, đơn vị chống BL,
GLTM, HG được thực hiện từ nguồn thu từ tiền phạt vi phạm hành chính và tiền
bán hàng hóa, tang vật, phương tiện bị tịch thu theo quy định tại Khoản 2 Mục I Thông tư số 59/2008/TT-BTC.
3. Về các khoản
tiền thu được phép sử dụng cho các nội dung theo hướng dẫn của Thông tư số
59/2008/TT-BTC và Thông tư số 51/2010/TT-BTC.
Theo quy định tại
Khoản 2 mục I Thông tư số 59/2008/TT-BTC, khoản tiền thu,
nộp ngân sách nhà nước được sử dụng một phần để bổ sung cho cơ quan, đơn vị chống
BL, GLTM, HG bao gồm tiền thu từ xử lý vi phạm hành chính theo quyết định đã có
hiệu lực pháp luật (như tiền phạt vi phạm hành chính và tiền bán hàng hóa, tang
vật, phương tiện bị tịch thu). Như vậy, đối với các khoản thu không phải là tiền
phạt vi phạm hành chính và tiền bán hàng hóa, tang vật, phương tiện bị tịch thu
(ví dụ như tiền truy thu thuế) thì không được sử dụng theo hướng dẫn của Thông
tư số 59/2008/TT-BTC.
4. Đối với việc
phân chia kinh phí hỗ trợ từ tiền thu xử lý vi phạm pháp luật trong những vụ vi
phạm có sự tham gia phối hợp của nhiều lực lượng:
Thông tư số
59/2008/TT-BTC và Thông tư số 51/2010/TT-BTC quy định việc hỗ trợ kinh phí cho
các cơ quan, đơn vị chống BL, GLTM, HG, không quy định việc các cơ quan, đơn vị
được trích lập Quỹ chống buôn lậu. Vì vậy, việc đặt vấn đề trích lập quỹ chống
buôn lậu là không đúng với quy định của pháp luật.
Về việc phân
chia kinh phí hỗ trợ giữa các lực lượng, theo quy định tại Khoản
3 Điều 1 Thông tư số 51/2010/TT-BTC, sau khi trừ chi phí hợp lý, hợp lệ
phát sinh trong quá trình xử lý các vụ BL, GLTM, HG, cơ quan, đơn vị chủ trì xử
lý vụ BL, GLTM, HG (đơn vị ra quyết định xử lý) được trích sử dụng số tiền đã
thu, nộp còn lại để đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện
hoạt động và khen thưởng cho những tổ chức, cá nhân tham gia phát hiện, bắt giữ,
xử lý các hành vi BL, GLTM, HG. Trong trường hợp một vụ việc có nhiều lực lượng
cùng tham gia, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì xử lý có trách nhiệm căn cứ
vào tính chất phức tạp của vụ việc và mức độ tham gia của từng cơ quan, đơn vị
để xem xét, chi bồi dưỡng, khen thưởng cho các cơ quan, đơn vị tham gia, phối hợp
đảm bảo công khai, dân chủ.
Đối với các vụ
BL, GLTM, HG mà việc xử lý có sự tham gia của nhiều lực lượng thì đầu mối được trích
kinh phí hỗ trợ vẫn là cơ quan, đơn vị chủ trì xử lý nhưng sau đó đơn vị này phải
căn cứ vào mức độ tham gia đóng góp của từng cơ quan, đơn vị để phân chia số
kinh phí được hỗ trợ cho phù hợp.
5. Đối với vụ
BL, GLTM, HG có tang vật, phương tiện bị tịch thu nhưng không tổ chức bán đấu
giá mà điều chuyển cho các ban, ngành sử dụng theo Quyết định của Ủy ban nhân
dân tỉnh (như xe ô tô sử dụng giấy tờ giả, xe có nguồn gốc nhập lậu…).
Đây là trường hợp
xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động chống BL, GLTM, HG không có nguồn thu.
Đối với trường hợp này, theo quy định của Thông tư số 59/2008/TT-BTC và Thông
tư số 51/2010/TT-BTC, nếu trên tài khoản tạm thu, tạm giữ theo dõi riêng cho cơ
quan, đơn vị chống BL, GLTM, HG còn số dư thì được sử dụng để hỗ trợ, thanh
toán các chi phí hợp lý, hợp lệ phát sinh trong quá trình xử lý vi phạm, nếu
thiếu thì đề nghị hỗ trợ từ ngân sách theo quy định hiện hành.
Trong trường hợp
này, Thông tư không có quy định về việc hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm
trang thiết bị, phương tiện hoạt động và khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân
tham gia phát hiện, bắt giữ, xử lý hành vi BL, GLTM, HG. Vì vậy, Sở Tài chính cần
căn cứ vào nhu cầu thực tế về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, số dư tài khoản
tạm giữ hoặc khả năng của ngân sách địa phương để trình Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, quyết định.
6. Về thời điểm
áp dụng Thông tư số 51/2010/TT-BTC.
Thông tư số
51/2010/TT-BTC quy định về việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý các vụ BL,
GLTM, HG có hiệu lực từ ngày 28/5/2010. Đối với các vụ BL, GLTM, HG có phát
sinh khoản thu theo quy định kể từ ngày Thông tư có hiệu lực thi hành thì được
áp dụng các quy định tại Thông tư này.
Trên đây là một
số nội dung hướng dẫn liên quan đến việc thực hiện các quy định về sử dụng nguồn
thu từ xử lý các vụ BL, GLTM, HG, đề nghị Cục thuế, Cục Hải quan và Sở Tài
chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu nắm vững để thực hiện
đúng quy định./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, PC.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
|