ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2382/UBND-KT
V/v tổ chức
chợ truyền thống hoạt động trở lại trong điều kiện đảm bảo an toàn
|
Thành phố Hồ Chí Minh,
ngày 19 tháng 7 năm 2021
|
Kính gửi:
|
- Sở Công Thương;
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- Cục Quản lý thị trường Thành phố;
- Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và quận-huyện;
- Đơn vị quản lý chợ trên địa bàn Thành phố.
|
Thực hiện đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại cuộc
họp trực tuyến ngày 18 tháng 7 năm 2021 với Sở Công Thương các tỉnh, thành để
trao đổi các giải pháp, phương án nguồn hàng, phương thức cung ứng hàng hóa thiết
yếu và hỗ trợ tiêu thụ nông sản vào vụ thu hoạch; theo đó, đề nghị tiếp tục
nghiên cứu, mở lại hoạt động các chợ truyền thống, chợ đầu mối với điều kiện đảm
bảo đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch;
Căn cứ chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy tại
cuộc họp báo ngày 16 tháng 7 năm 2021; theo đó, đối với các chợ truyền thống cần
được nghiên cứu, mở lại chợ an toàn, chuyên kinh doanh lương thực, thực phẩm
thiết yếu, nhu yếu phẩm để phục vụ người dân trên địa bàn Thành phố.
Thực hiện Phương án số 2270/PA-UBND ngày 07 tháng 7
năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về điều tiết hàng hóa thông qua việc
chuyển đổi phương thức vận chuyển, giao và nhận hàng hóa để đảm bảo hàng hóa
lưu thông thông suốt đến với người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố;
Trong bối cảnh tác động của dịch bệnh Covid-19, hiện
đã có 03 chợ đầu mối, hơn 2/3 chợ truyền thống và một số siêu thị, cửa hàng tiện
lợi tạm ngưng hoạt động để thực hiện các biện pháp an toàn phòng, chống dịch;
việc cung ứng, phân phối hàng hóa cho người dân Thành phố tập trung vào kênh
phân phối hiện đại làm gia tăng áp lực và tạo nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
Trước tình hình trên, việc nhanh chóng tổ chức lại các điểm cung ứng hàng hóa tại
địa phương với phương thức phù hợp trên cơ sở rà soát, khôi phục và đưa vào hoạt
động trở lại các điểm bán mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu tại chợ truyền
thống trong điều kiện an toàn là hết sức cần thiết.
Nhằm tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp
phòng, chống dịch Covid-19 và đảm bảo lưu thông, cung ứng đầy đủ hàng hóa,
lương thực, thực phẩm thiết yếu, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của người
dân Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các Sở - ngành, đơn vị liên
quan, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận - huyện và các đơn vị khẩn
trương, nghiêm túc thực hiện các nội dung sau:
1. Sở Công Thương:
- Nghiên cứu, hướng dẫn tổ chức hoạt động của các chợ
truyền thống; tổ chức các điểm bán thực phẩm tươi sống, hàng hóa thiết yếu tại
các chợ hiện đang tạm ngưng hoạt động với hình thức phù hợp, đảm bảo an toàn
phòng, chống dịch, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân.
- Hỗ trợ kết nối, cung cấp thông tin địa chỉ liên hệ,
đầu mối cung ứng hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu (trong đó ưu tiên trước
mắt đối với các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau, củ, quả) đến các địa phương,
đơn vị quản lý chợ, tiểu thương các chợ truyền thống có nhu cầu đặt hàng với
các phương thức phù hợp.
- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị
liên quan khẩn trương triển khai mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ
chức hoạt động của chợ truyền thống; nhanh chóng tổ chức đánh giá kết quả thực
hiện thí điểm, hiệu chỉnh (nếu cần) và triển khai nhân rộng đến các chợ truyền
thống trên địa bàn Thành phố.
- Tiếp tục phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức,
huyện Hóc Môn, các Công ty quản lý Chợ Đầu mối đẩy nhanh việc triển khai phương
án điều tiết hàng hóa tại các điểm tập kết và trung chuyển hàng hóa tạm thời (tại
Chợ đầu mối Thủ Đức, Hóc Môn); hỗ trợ kết nối thương nhân chợ đầu mối với tiểu
thương chợ truyền thống để kết nối giao dịch và tổ chức phương thức cung ứng
hàng hóa phù hợp.
- Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố kiểm
tra việc tổ chức thực hiện của các địa phương.
2. Sở Thông tin và Truyền thông:
Phối hợp Sở Công Thương triển khai mô hình ứng dụng
công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động các chợ truyền thống trên địa bàn
Thành phố.
3. Cục Quản lý thị trường Thành phố:
Thường xuyên nắm bắt, theo dõi tình hình thị trường;
đồng thời, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với
hành vi đầu cơ, găm giữ hàng hóa, vi phạm về giá bán, sản phẩm không rõ nguồn gốc,
xuất xứ, không đảm bảo chất lượng,... đối với các mặt hàng thiết yếu và các mặt
hàng có nhu cầu cao trong thời gian diễn ra dịch bệnh.
4. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức
và các quận - huyện:
- Rà soát, đánh giá hiện trạng tổ chức hoạt động, thực
hiện đầy đủ các phương án phòng, chống dịch Covid-19 của các chợ truyền thống
đang hoạt động và nhanh chóng xây dựng phương án tổ chức các điểm bán lương thực,
thực phẩm thiết yếu, các mặt hàng tươi sống tại các chợ hiện đang tạm ngưng hoạt
động; trong đó chú trọng các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác phòng, chống dịch
để đảm bảo việc cung ứng hàng hóa cho nhân dân địa phương được nhanh chóng, kịp
thời và an toàn. Phương án gửi về Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Sở Công
Thương) trước ngày 23 tháng 7 năm 2021.
Phương án tổ chức cần được tính toán, nghiên cứu các
mô hình, phương thức tổ chức hoạt động phù hợp với tình hình cụ thể từng địa
bàn, tuân thủ nghiêm các yêu cầu trong công tác phòng, chống dịch để đảm bảo an
toàn sức khỏe của người dân (bám sát theo hướng dẫn của Sở Công Thương tại
Công văn số 3481/SCT-QLTM ngày 13 tháng 7 năm 2021 về việc hướng dẫn tổ chức hoạt
động các chợ truyền thống để gia tăng các điểm cung ứng hàng hóa trên địa bàn
Thành phố).
- Đối với các chợ có mật độ mua sắm đông, các khu vực
có nguy cơ lây nhiễm cao, đơn vị quản lý chợ căn cứ tình hình thực tế, rà soát
tổng thể các khu vực bán hàng để có phương án điều tiết phù hợp đảm bảo thực hiện
giảm mật độ mua sắm, giữ khoảng cách an toàn. Bên cạnh đó, tính toán, nghiên cứu
thực hiện phương án: phát phiếu vào chợ1 để hạn chế người vào (áp dụng tùy theo
quy mô chợ); bố trí các vách ngăn giữa các hộ tiểu thương, gian bán hàng, giữa
người bán và người mua, phân luồng lối đi; tổ chức cho thương nhân kinh doanh
theo hình thức luân phiên, xen kẽ (phân chia thời điểm, vị trí bán hàng xen kẽ,
hoặc chia theo ngày chẵn, lẻ...) trong trường hợp cần thiết để giảm sự tập
trung và đảm bảo việc giãn cách khi kinh doanh, mua sắm theo đúng quy định; hướng
dẫn tiểu thương chủ động chuẩn bị nguồn hàng, phân chia sẵn, đóng gói sản phẩm
theo quy cách đồng giá để giúp việc mua bán được nhanh chóng, thuận tiện, hạn
chế tối đa việc tiếp xúc giữa người bán - người mua.
Đồng thời, nghiên cứu, khuyến khích các thương nhân tổ
chức bán hàng trực tuyến, bán hàng qua điện thoại, chuyển hàng trực tiếp đến
các đầu mối tiêu thụ và các hình thức phù hợp khác để hạn chế tình trạng tập
trung đông người tại chợ.
- Ưu tiên thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19
đối với đối tượng tiểu thương, người thường xuyên làm việc tại các chợ truyền
thống; đồng thời, chỉ đạo đơn vị y tế hỗ trợ, phối hợp với đơn vị quản lý chợ
thực hiện lấy mẫu xét nghiệm nhanh ngẫu nhiên đối với tiểu thương, người đến
mua hàng tại chợ để kịp thời sàng lọc, phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời,
xử lý các tình huống phát sinh liên quan.
- Tiếp tục tổ chức cung ứng thực phẩm cho người dân
theo các phương án của Thành phố2, bổ sung các điểm bán hàng đồng giá và
thực hiện bán hàng đăng ký trước; huy động phương tiện vận chuyển sẵn có để
cung ứng hàng hóa thiết yếu kịp thời, liên tục. Tăng cường huy động các nguồn lực,
phát huy vai trò của Mặt trận Tổ Quốc và các tổ chức chính trị xã hội tại địa
phương để tổ chức hoạt động chợ theo mô hình tự quản; hoặc triển khai các hình
thức phù hợp để tổ chức cung ứng hàng hóa (ưu tiên các mặt hàng tươi sống, rau,
củ, quả, trái cây) đến người dân trên địa bàn.
- Chủ động phối hợp với Sở Công Thương, Sở Thông tin
và Truyền thông khẩn trương triển khai mô hình ứng dụng công nghệ thông tin
trong tổ chức hoạt động các chợ truyền thống trên địa bàn với hình thức phù hợp.
Yêu cầu các Sở - ngành, đơn vị liên quan và Ủy ban
nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận - huyện khẩn trương nghiên cứu thực hiện.
Trường hợp có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị thông tin về Sở Công Thương để
xem xét, phối hợp giải quyết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thường trực Thành ủy (để b/c);
- TTUB: CT, các PCT;
- VPUB: CVP, các PCVP;
- Phòng KT, VX;
- Lưu: VT, (KT/Cg).09.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Thị Thắng
|
Công văn số 3445/SCT-QLTM
ngày 11 tháng 7 năn 2021 của Sở Công Thương về việc tổ chức chương trình bán
hành “Thực phẩm bình ổn lưu động”; Công văn số 3509/SCT-QLTM ngày 15 tháng 7
năm 2021 của Sở Công Thương về việc tăng cường các kênh bổ trợ cung ứng, phân
phối hàng hóa trên địa bàn Thành phố; Công văn số 3556/SCT-QLTM ngày 18 tháng 7
năm 2021 của Sở Công Thương về việc kết nối, hỗ trợ cung ứng hàng hóa lương thực,
thực phẩm thiết yếu trên địa bàn Thành phố.