Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 15895/BTC-CST Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Vũ Thị Mai
Ngày ban hành: 31/10/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15895/BTC-CST
V/v hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm trồng trọt

Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2014

Kính gửi:

- Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.

Trong thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được phản ánh vướng mắc về chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số sản phẩm trồng trọt và đã có công văn số 11604/BTC-CST ngày 19/8/2014 hướng dẫn chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng cám và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, gia súc, gia cầm và thủy sản. Bộ Tài chính tiếp tục nhận được công văn số 7379/CT-TTHT ngày 08/9/2014 của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh về vướng mắc thuế GTGT đối với các sản phẩm trồng trọt. Để việc thực hiện chính sách thuế GTGT được thống nhất, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:

1. Đối với sản phẩm trồng trọt đã xay, sấy khô:

Theo quy định của Luật thuế GTGT hợp nhất và văn bản hướng dẫn Luật, sản phẩm trồng trọt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất bán ra và ở khâu nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Việc xác định sản phẩm trồng trọt chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường thực hiện thống nhất theo hướng dẫn tại điểm a, c khoản 3 Điều 4 Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế GTGT theo danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt như sau:

“3. Thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm trồng trọt (các sản phẩm cây trồng, sản phẩm từ cây trồng); sản phẩm chăn nuôi (sản phẩm vật nuôi, sản phẩm từ vật nuôi, bao gồm cả nội tạng và phụ phẩm thu được sau giết mổ khác của động vật); lâm sản, thủy sản, hải sản (có nguồn gốc tự nhiên và nuôi trồng) tại các chương 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 18 của Biểu thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Thông tư này thực hiện như sau:

a) Trường hợp là các sản phẩm chưa qua chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, bao gồm các sản phẩm: mới được làm sạch, phơi, sấy khô, tách hạt, tách cọng, cắt, xay (trừ sản phẩm đã xay thuộc Chương 9, 10, 11, 12 của danh mục Biểu thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Thông tư này), băm, bóc vỏ, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, vỡ mảnh, đánh bóng hạt, hồ hạt; đóng hộp kín khí hoặc được bảo quản thông thường như bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfurơ, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, bảo quản bằng muối (ướp muối, ngâm nước muối), bảo quản ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác hoặc hình thức bảo quản thông thường khác, thực hiện theo mức thuế suất (*, 5) ghi cụ thể tại Biểu thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Thông tư này, trừ các trường hợp được nêu tại điểm b khoản này.

c) Trường hợp không phải sản phẩm sơ chế thông thường nêu tại điểm a khoản này thì xác định là loại đã qua chế biến và thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% thống nhất ở khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại”.

Căn cứ quy định nêu trên, các sản phẩm trồng trọt thuộc Chương 9, 10, 11, 12 của danh mục Biểu thuế GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 83/2014/TT-BTC đã xay được xác định là sản phẩm đã qua chế biến; các sản phẩm trồng trọt đã sấy khô được xác định là sản phẩm chưa qua chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường. Theo đó:

- Mặt hàng hạt tiêu xay, quế xay thuộc Chương 9 trong danh mục Biểu thuế GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 83/2014/TT-BTC , áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% ở khâu sản xuất bán ra, khâu nhập khẩu và kinh doanh thương mại.

- Mặt hàng nho khô là sản phẩm chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu tự sản xuất bán ra, ở khâu nhập khẩu; ở khâu kinh doanh thương mại thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 và khoản 5 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT và điểm b1 khoản 3 Điều 4 Thông tư số 83/2014/TT-BTC.

2. Đối với mặt hàng phụ phẩm, phế phẩm của sản phẩm trồng trọt:

- Khoản 5 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn “Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.

Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này”.

- Điểm b1 khoản 3 Điều 4 Thông tư số 83/2014/TT-BTC hướng dẫn “doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, thực phẩm tươi sống cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng. Trên hóa đơn giá trị gia tăng, ghi dòng giá bán là giá không có thuế giá trị gia tăng, dòng thuế suất và thuế giá trị gia tăng không ghi, gạch bỏ.

Ví dụ: ....lúa (thóc) xay xát ra gạo, gạo đã qua công đoạn đánh bóng; phế phẩm, phụ phẩm của sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản như tấm, trấu, cám, đầu tôm vỏ tôm, đầu cá, xương cá, nội tạng và phế phẩm thu được sau giết mổ khác của động vật, mỡ tươi đều là sản phẩm chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu kinh doanh thương mại”.

- Khoản 4 Điều 4 Thông tư số 83/2014/TT-BTC hướng dẫn “Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác (gọi chung thức ăn chăn nuôi) thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng”.

- Theo Biểu thuế GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 83/2014/TT-BTC , các mặt hàng cám mì, tấm mì (thuộc mã hàng 2302.30.00) và cám gạo (thuộc mã hàng 2302.40.10) có mức thuế suất thuế GTGT 5%;

Căn cứ các quy định nêu trên:

+ Các mặt hàng cám mì, tấm mì, cám gạo (thuộc các mã hàng 2302.30.00 và 2302.40.10) đã qua chế biến, dùng làm thức ăn chăn nuôi áp dụng mức thuế suất thuế GTGT là 5% theo Biểu thuế GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 83/2014/TT-BTC .

+ Các mặt hàng cám mì, tấm mì và cám gạo (được tạo ra từ quá trình xay xát thóc hoặc xay xát lúa mì) là phế phẩm, phụ phẩm của sản phẩm trồng trọt nên được xác định là sản phẩm chưa qua chế biến thành sản phẩm khác theo hướng dẫn tại điểm b1 khoản 3 Điều 4 Thông tư số 83/2014/TT-BTC. Theo đó, thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng ở khâu tự sản xuất bán ra, ở khâu nhập khẩu và không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT ở khâu kinh doanh thương mại theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 và khoản 5 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTCđiểm b1 khoản 3 Điều 4 Thông tư số 83/2014/TT-BTC.

3. Đối với mặt hàng phụ phẩm trong sản xuất đường:

Mặt hàng bã mía là phụ phẩm trong sản xuất đường, áp dụng mức thuế suất thuế GTGT là 5% theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 8 Luật thuế GTGT hợp nhất và Biểu thuế GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 83/2014/TT-BTC .

Bộ Tài chính có ý kiến để Cục Thuế, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố biết và hướng dẫn các đơn vị liên quan thực hiện thống nhất; quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để được giải quyết, hướng dẫn kịp thời./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Tổng cục Hải quan;
- Tổng cục Thuế;
- Vụ Pháp chế;
- Lưu: VT, Vụ CST (PXNK).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 15895/BTC-CST ngày 31/10/2014 hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm trồng trọt do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.771

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.46.54
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!