Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 6247/BNN-TY Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Vũ Văn Tám
Ngày ban hành: 06/08/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6247/BNN-TY
V/v tăng cường công tác quản lý, kiểm tra thuốc thú y TS

Hà Nội, ngày 06 tháng 8 năm 2014

 

Kính gửi:

Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển

Trong thời gian vừa qua, nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị cơ quan thẩm quyền các nước như Brazil, Nhật Bản, EU cảnh báo về việc phát hiện dư lượng kháng sinh vượt mức giới hạn cho phép; đã có thị trường dừng nhập khẩu thủy sản Việt Nam, cũng như yêu cầu Chính phủ Việt Nam có các biện pháp quản lý quyết liệt và kế hoạch khắc phục.

Ngày 30/6/2014, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành quyết định số 1479/QĐ-BNN-TY về việc thành lập tổ công tác đề xuất và triển khai các biện pháp kiểm soát sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Trong đó, giao Cục Thú y tổ chức kiểm tra việc quản lý kinh doanh, sử dụng thuốc thú y tại một số tỉnh trọng điểm về nuôi trồng thủy sản như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu.

Kết quả các đoàn kiểm tra cho thấy: (1) hiện nay có rất nhiều sản phẩm thuốc thú y, hóa chất và chế phẩm sinh học đang được dùng trong nuôi trồng thủy sản nhưng không có trong Danh mục thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hóa chất dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam. Cơ sở kinh doanh thuốc bán nguyên liệu kháng sinh trực tiếp cho người nuôi trồng thủy sản; (2) nhiều sản phẩm có nhãn mác không đúng với đăng ký, ghi thêm nhiều công dụng, thông tin không đúng với bản chất của sản phẩm; (3) hiện tượng các công ty thuốc thú y cử nhân viên tiếp thị và bán thuốc thú y, đặc biệt thuốc ngoài danh mục ngay tại cơ sở nuôi trồng thủy sản, gây khó khăn cho việc quản lý của địa phương; (4) một số người nuôi trồng tự mua các loại thuốc dùng trong y tế, các loại nguyên liệu kháng sinh (như Oxytetracyline) về sử dụng trực tiếp trong nuôi trồng thủy sản với liều lượng tùy tiện, không tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc, dẫn đến khả năng tồn dư kháng sinh trong thủy sản là rất lớn; (5) công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, bao gồm cả kinh doanh, sử dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản chưa được quan tâm đúng mức, kém hiệu quả, còn nhiều tồn tại, bất cập mặc dù các địa phương thành lập nhiều đoàn thanh kiểm tra nhưng không phát hiện sai sót chấn chỉnh kịp thời.

Để sớm khắc phục những tồn tại, bất cập nêu trên, cũng như hạn chế tối đa tình trạng sản phẩm thủy sản của nước ta có dư lượng kháng sinh vượt quá mức cho phép của nước xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, Ban, ngành liên quan thực hiện một số nội dung chính sau:

1. Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh, sử dụng các sản phẩm thuốc, hóa chất nói chung và kháng sinh (Oxytetracycline) nói riêng tại các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, cơ sở nuôi trồng thủy sản để phát hiện những tồn tại, bất cập và đề xuất các giải pháp khắc phục; trường hợp cần thiết, lấy mẫu thuốc thú y gửi về Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương I, II để kiểm tra chất lượng. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo đúng quy định hiện hành;

2. Thông báo danh sách các tổ chức, cá nhân có sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng để người nuôi trồng thủy sản được biết, tránh mua phải hàng cấm, hàng ngoài Danh mục, hàng giả, hàng kém chất lượng;

3. Chỉ đạo các cơ quan thú y, nuôi trồng thủy sản của địa phương tăng cường quản lý kinh doanh, sử dụng thuốc thú y theo đúng quy định; tổ chức thông tin tuyên truyền, hướng dẫn người nuôi trồng thủy sản tuân thủ nghiêm ngặt việc sử dụng, ngừng sử dụng kháng sinh trước khi thu hoạch, đặc biệt không sử dụng kháng sinh nguyên liệu, thuốc dùng trong y tế để phòng, trị bệnh nhằm hạn chế tối đa dư lượng kháng sinh.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, chỉ đạo các Sở, Ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c);
- Tổng Cục Thủy sản;
- Cục Thú y, cơ quan Thú y các vùng
- Sở NN&PTNT, Chi cục Thú y, Chi cục NTTS các tỉnh;
- Lưu: VT, TY.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 6247/BNN-TY ngày 06/08/2014 việc tăng cường công tác quản lý, kiểm tra thuốc thú y thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.336

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.10.48
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!