Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 6035/BNN-PCTT 2020 tăng cường phòng chống thiên tai khu vực Nam Trung Bộ

Số hiệu: 6035/BNN-PCTT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Nguyễn Xuân Cường
Ngày ban hành: 03/09/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6035/BNN-PCTT
V/v tăng cường công tác phòng, chống thiên tai khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên năm 2020

Hà Nội, ngày 03 tháng 9 năm 2020

 

Kính gửi:

- Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh, TP Nam Trung Bộ và Tây Nguyên;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân - Trưởng Ban BCH PCTT&TKCN các tỉnh, TP Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai diễn biến ngày càng cực đoan, dị thường và trái quy luật, gay gắt và nhanh hơn kịch bản do các chuyên gia quốc tế và Việt Nam công bố. Khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, địa chất phức tạp, nhiều sông, suối; trên 80% lượng mưa tập trung vào mùa mưa; chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình thiên tai, trong đó bị tác động mạnh nhất so với các khu vực khác trên cả nước là bão, mưa lũ, ngập lụt, hạn hán. Với dân số trên 15 triệu người sinh sống và làm việc tập trung tại các khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ, du lịch, ven sông, ven biển. Cơ sở hạ tầng với hệ thống đường giao thông, khu công nghiệp, hồ chứa thủy lợi, thủy điện, tàu thuyền, vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước,[1]... và nhiều khu vực có nguy cơ rủi ro thiên tai lớn.

Trong vùng đã xảy ra nhiều đợt thiên tai lớn ở mức lịch sử, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản như mưa lũ các năm 1964, 1999, 2016; bão số 6 (Xangsane) năm 2006, bão số 12 (Damrey) năm 2017[2],...

Từ đầu năm 2020 đến nay, thiên tai trong khu vực diễn biến phức tạp, bất thường, nắng nóng gay gắt gây hạn hán tại các địa phương, đã xảy 41 trận dông, lốc, sét; 05 trận động đất và 01 đợt mưa lớn gây lũ một số địa phương khu vực Tây Nguyên. Thiên tai đã làm 11 người chết, 05 người bị thương; 26 nhà sập, 1.153 nhà bị hư hại, tốc mái; 36.837 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại.

Thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị vi nỗ lực tập trung trong chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền, cùng với các công trình cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, khả năng chống chịu đã được tăng cường nên thiệt hại do thiên tai đã từng bước được giảm thiểu.

Tuy nhiên, công tác phòng chống thiên tai khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên vẫn đứng trước nhiều thách thức:

(1) Thiên tai diễn biến ngày càng cực đoan, bất thường, nhất là nguy cơ bão mạnh, siêu bão, mưa lũ lớn; theo dự báo mùa mưa bão năm 2020 đến muộn và tập trung chủ yếu ở khu vực Trung Bộ và Nam Bộ trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

(2) Công tác dự báo, cảnh báo và theo dõi, giám sát thiên tai còn hạn chế, bất cập, nhất là dự báo mưa, lũ cực đoan trong phạm vi hẹp; chưa xây dựng được hệ thống các công trình quan trắc, cảnh báo sớm, tự động, giám sát thiên tai phục vụ công tác chỉ đạo điều hành ứng phó.

(3) Hệ thống cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai tuy được cải thiện song vẫn còn tồn tại, hạn chế, nhiều công trình xuống cấp, hư hỏng, chưa được sửa chữa, công tác quản lý, vận hành hồ chứa còn nhiều bất cập; một số đoạn quốc lộ, cao tốc, đường sắt cản lũ từ Tây sang Đông làm gia tăng tình trạng ngập lụt ở nhiều khu vực.

(4) Hệ thống đê biển hiện tại được thiết kế chống bão cấp 9-10, trong thực tế thường chịu ảnh hưởng của bão mạnh hơn. Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển diễn biến phức tạp, nhiều vị trí chưa được xử lý.

(5) Công tác quản lý, vận hành các hồ chứa thủy điện còn hạn chế, thiếu các trang thiết bị theo dõi, giám sát, cảnh báo đến hạ du khi xả lũ theo quy định; việc vận hành xả lũ các hồ chứa thủy điện thuộc trách nhiệm của Chủ tịch - Trưởng Ban Chỉ huy trong khi các công cụ, trang thiết bị hỗ trợ ở mức độ rất thấp.

(6) Tình trạng tàu thuyền ra khơi không đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và tay nghề thuyền trưởng dẫn đến các tai nạn, rủi ro đáng tiếc trên biển chưa được khắc khục; các khu neo đậu tàu thuyền trú tránh bão còn thiếu, thường xuyên quá tải gây mất an toàn. Nhiều lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản chưa đảm bảo an toàn.

(7) Kinh nghiệm ứng phó, nhận thức của một bộ phận người dân, khách du lịch còn hạn chế, nhất là các khu vực ít xảy ra thiên tai.

(8) Thiếu các phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phù hợp để tiếp cận, thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển cũng như trên đất liền.

(9) Lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai chủ yếu là kiêm nhiệm; Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai còn nhiều bất cập cả về tổ chức, nhân lực và trang thiết bị dẫn đến tình trạng tham mưu chưa được kịp thời, lúng túng, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Công tác diễn tập còn hạn chế dẫn đến bị động trong ứng phó khi xảy ra thiên tai.

Thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; trên cơ sở các kết quả đạt được, nhận diện rõ những thách thức, để chủ động ứng phó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Ban Chỉ đạo TWPCTT đề nghị đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân - Trưởng Ban BCH PCTT&TKCN các tỉnh, TP Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tập trung triển khai một số nội dung sau:

1. Đối với BCH PCTT&TKCN cấp tỉnh thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ:

(1) Xây dựng kế hoạch cụ thể, ưu tiên bố trí nguồn lực tổ chức có hiệu quả Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi; Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư; tham mưu đưa nội dung PCTT vào nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp. Khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW và Quyết định 987/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

(2) Xây dựng kịch bản và sẵn sàng ứng phó đảm bảo an toàn cho người và tài sản trên bin, trên đất liền, trong tình huống xảy ra bão, lũ có cường độ bằng hoặc lớn hơn bão số 12 năm 2017; mưa lũ năm 1999, 2016 trong bối cảnh dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp kéo dài; chỉ đạo thực hiện nghiêm công tác trực ban 24/24h đến cấp xã.

(3) Kiểm tra lực lượng, vật tư, trang thiết bị theo phương án đã phê duyệt; hoàn thành lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá trên 15m; đảm bảo thông tin tới nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, khu vực người dân sinh sống, sản xuất không được phủ sóng di động.

(4) Chỉ đạo, triển khai kiện toàn tổ chức, cung cấp trang thiết bị cho lực lượng xung kích PCTT cấp xã; tổ chức kiểm tra các khu vực có nguy cơ cao, hướng dẫn người dân các biện pháp bảo đảm an toàn; bố trí kinh phí để thực hiện các hoạt động này.

(5) Triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, tổ chức cắm biển cảnh báo, tuần tra canh gác tại các khu vực nguy hiểm, dễ bị ngập lụt, chia cắt; khắc phục sự cố về điện lưới, thông tin liên lạc; đảm bảo giao thông trên các trục giao thông chính trên địa bàn.

(6) Chỉ đạo các chủ hồ thủy điện rà soát, kiểm tra phương án, vật tư trang thiết bị đảm bảo an toàn công trình; lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát, thông tin cảnh báo đảm bảo an toàn hạ du khi xả lũ. Vận hành xả lũ đúng quy trình được phê duyệt, có sự giám sát của chính quyền địa phương; xử lý nghiêm các chủ hồ không tuân thủ đầy đủ các quy định đã ban hành.

(7) Chỉ đạo việc kiểm tra an toàn hệ thống đê điều, hồ chứa thủy lợi, nhất là các vị trí trọng điểm, xung yếu, bị hư hỏng hoặc đang thi công; thường xuyên theo dõi giám sát, bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để xử kịp thời các tình huống xảy ra; tuyệt đối không cho phép tích nước đối với các hồ đang thi công hoặc không đảm bảo an toàn.

(8) Ưu tiên bố trí nguồn ngân sách địa phương, đồng thời trích quỹ PCTT và các nguồn kinh phí hợp pháp khác đảm bảo các hoạt động phòng, chống thiên tai, khắc phục sự cố đê điều, hồ đập và các hoạt động phục vụ thông tin, truyền thông, nâng cao năng lực cộng đồng, năng lực chỉ huy, chỉ đạo điều hành ứng phó thiên tai.

(9) Hoàn thành các nhiệm vụ năm 2020 theo kế hoạch công tác đã được Trưởng ban phê duyệt gắn với trách nhiệm cá nhân, đặc biệt người đứng đầu; chuẩn bị xây dựng kế hoạch năm 2021.

2. Đối với Văn phòng thường trực BCH PCTT & TKCN cấp tỉnh thực hiện 6 nhóm nhiệm vụ:

(1) Tham mưu xây dựng kế hoạch, kịch bản ứng phó thiên tai những tháng còn lại, phát huy cơ sở vật chất, các công cụ hiện có, đồng thời khai thác tài liệu từ Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai để theo dõi giám sát chặt chẽ diễn biến thiên tai trên địa bàn, tham mưu kịp thời cho Ban Chỉ huy[3].

(2) Báo cáo đề xuất việc kiện toàn Văn phòng thường trực theo hướng chuyên trách, bổ sung nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ, kết nối trực tuyến với Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo, ng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

(3) Tham mưu tchức thu và sử dụng Quỹ PCTT đảm bảo kịp thời, thiết thực, hiệu quả.

(4) Tham mưu kiện toàn tổ chức, cung cấp trang thiết bị và hướng dẫn xây dựng kế hoạch hoạt động của lực lượng xung kích cấp xã.

(5) Hướng dẫn Ban Chỉ huy cấp huyện, xã xây dựng phương án ứng phó phù hp với tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh và diễn tập theo phương án đã xây dựng, nhất là phương án đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập và tàu thuyền, nuôi trồng thủy sản trên biển, tình huống xảy ra bão mạnh, lũ lớn.

(6) Cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí tại địa phương và Trung ương để kịp thời truyền tải, nâng cao năng lực, nhận thức của người dân và các cấp chính quyền trong ứng phó thiên tai.

3. Đối với BCH PCTT&TKCN cấp huyện,xã:

(1) Ngoài việc khẩn trương triển khai các nhiệm vụ theo quy định, cần kiểm tra cụ thể lực lượng của địa phương, nhất là lực lượng xung kích cấp xã; vật tư, trang thiết bị, hậu cần tại các cơ sở và hộ dân đảm bảo sẵn sàng ng phó thiên tai trên địa bàn theo phương châm 4 tại chỗ.

(2) Ban Chỉ huy huyện chỉ đạo các xã rà soát và phát hiện nơi ở mất an toàn, khu vực thấp trũng ven biển, cửa sông, ven sông, các vị trí có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, khơi thông các vị trí tắc nghẽn dòng chảy; bố trí nguồn lực để thực hiện; trường hợp vượt quá khả năng của cấp huyện, báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT tỉnh để xử lý kịp thời.

4. Giao Văn phòng thường trực BCĐ TWPCTT - Tổng cục Phòng chống thiên tai hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện của các địa phương báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.

Đề nghị đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân - Trưởng ban BCH PCTT&TKCN các tỉnh Khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên quan tâm chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời gửi kết quả thực hiện về Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT - Bộ Nông nghiệp và PTNT (qua email [email protected]) hàng quý hoặc đột xuất theo tình hình thiên tai./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- PTTg Trịnh Đình Dũng - Trưởng ban (để b/c);
- Văn phòng Trung ương Đảng (để b/c);
- Thành viên BCĐ TWPCTT;
- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN; VPTT Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, TP Nam Trung Bộ và Tây Nguyên;
- Đài VTV5 (để đưa tin);
- Lưu: VT, PCTT (120).

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Xuân Cường

 



[1] Khu vực hiện có 1.855 hồ chứa thủy lợi; 39.439 tàu thuyền đánh bắt có chiều dài trên 6m.

[2] Trận đại hồng thủy 1964 tại miền Trung làm gần 6.000 người chết;

Mưa lũ lịch sử năm 1999 làm 818 người chết, mất tích, thiệt hại 4.150 tỷ đồng;

05 trận lũ liên tiếp cuối năm 2016 làm 129 người chết, mất tích, thiệt hại trên 10.500 tỷ đồng;

Bão Xangsane năm 2006 làm 76 người chết, mất tích, thiệt hại trên 10.000 tỷ đồng;

Bão Damrey và mưa lũ sau bão năm 2017 làm 123 người chết, mất tích, thiệt hại trên 22.000 tỷ đồng.

[3] Trang web: phongchongthientai.mard.gov.vn; Facebook: “Thông tin Phòng chống thiên tai”.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 6035/BNN-PCTT về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên ngày 03/09/2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


520

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.12.233
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!